Saturday, September 10, 2016

'Đề nghị các đồng chí nói nhỏ khi ăn'

Xin các nhà loa phường- xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.

Loa công cộng đã hết phận sự
Tay run run, ông cụ tháo bỏ cái chụp tai xin của đứa cháu lái máy xúc thường dùng để bịt tai khi điều khiển máy xúc. “Đau đầu lắm ông ạ, ngày nào nó cũng khoan vào óc thế này đấy, khổ lắm mà chẳng biết kêu ai. Những hôm khỏe còn cố chịu, những ngày mệt thì thật chẳng khác gì bị tra tấn. Giá như nhà mình là cái thuyền thì tôi đã chèo đi chỗ khác rồi. Tôi cứ tưởng nước mình hết chiến tranh rồi thì thôi loa công cộng”.
Cụ than vãn về cái loa phường tại một con phố của Hà Nội.
Lúc ấy hai cái loa phường vừa hết chương trình hàng ngày. Không gian bỗng trở lại yên tĩnh. “Không chỉ riêng phường của cụ, mà các phường- xã khắp cả nước đều như vậy. Cụ chỉ có “chèo” ra thả neo ở biển may mới thoát”. Tôi hài hước đùa cụ.
Đã có hàng chục bài viết, hàng trăm ý kiến, thậm chí có cả truyện ngắn và thơ kêu than về sự phiền nhiễu do hệ thống loa phường– xã gây ra. Nhưng dường như tất cả chỉ như những viên đá ném xuống ao bèo?
Khi được hỏi về sự phiền toái do loa phường- xã gây ra, cơ quan này đùn cho cơ quan kia và cuối cùng không biết ai là chủ của nó.
Thời chiến, hệ thống loa công cộng có tác dụng cánh báo người dân khi có máy bay địch. Nay gia đình nào cũng đầy ắp các phương tiện thông tin, từ radio, TV, đến Internet. Ngoài đường đầy rẫy các sạp báo. Nhà ga, bến tàu, trường học … , đều có hệ thống thông báo riêng. Như vậy, loa phường- xã nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.
Vậy tại sao hệ thống loa công cộng vẫn tồn tại? Có người bảo đây là nguồn tạo công ăn việc làm cho người thân của một số cán bộ xã phường cho nên họ không muốn bỏ?
Hà Nôi, cái chợ, Nguyễn Phương, Lào, Việt Nam, văn minh, vị trí, cơ quan, công cộng
Loa phường- xã nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó. Ảnh minh họa
Mớ âm thanh hỗn độn
Bất cứ lúc nào dạo qua phố phường ở Hà Nội người ta đều có thể chứng kiến “tận tai” mớ âm thanh huyên náo hỗn độn phát ra từ mọi nguồn.
Trên đường phố là tiếng còi xe làm thót tim người đi đường, âm thanh như xé tai của ống xả xe máy không giảm thanh; là tiếng rao vặt được ghi âm sẵn rao bán báo, cà phê dạo, mua đồng nát …
Dọc vỉa hè là hệ thống loa của các hàng quán chõ ra đường, gọi khách bằng thứ nhạc điện tử đơn điệu phát suốt ngày. Ai có dịp đến thăm các quốc gia châu Á, kể cả ở Trung Quốc nơi có hệ thống loa công cộng gần với Việt Nam, cũng không thấy cái mớ âm thanh hỗn độn như chợ vỡ này. Thành phố tỉnh lẻ của họ cũng không thế, huống hồ ở thủ đô.
Trong khi chương trình VTV, VOV… đang phát, thì loa phường- xã mang những bài báo cũ nào đó ra đọc, hoặc hò reo ca hát í ới theo lối tự biên tự diễn nghe đến chối tai.
Các chuyên gia môi trường đã lên tiếng cảnh báo rằng tiếng ồn đô thị được ví như “kẻ sát nhân” giấu mặt. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nạn ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, nhất là tại các nước đang phát triển. Tiếng ồn phát ra từ xe cộ, loa công cộng, làm tổn hại sức khỏe, thường gặp nhất là chứng ù tai, mất tập trung, stress, tim mạch …
Tiếng ồn đã bị coi là yếu tố gây ô nhiễm ở nhiều nước. Đã đến lúc Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam cần có điều khoản về ô nhiễm tiếng ồn.  Nếu đã có thì các hành vi trên dù của cá nhân hay tập thể đã vi phạm đều cần phải bị xử lý theo luật. Song, một khi có luật này, hình như người ta chỉ có thể kiện cá nhân vi phạm, còn tập thể là phường- xã dường như được “miễn trừ”?
“Đề nghị các đồng chí nói nhỏ trong khi ăn”
Không ít người Việt từ xưa đã coi “ăn to nói lớn” là một giá trị thể hiện một loại uy quyền. Ở những nơi công cộng, họ cười đùa, chuyện trò khá ồn ào. Trên xe công cộng, người quen “tâm sự” đủ cho cả xe nghe, trong khi đó thì nhà xe mở đài, mở băng video hết âm lượng. Trong quán ăn bình dân là những tiếng “dô” đinh tai nhức óc. Tật xấu này có lẽ khá phổ biến với mọi tầng lớp. Mấy tấm biển trên tường phòng ăn tại một nơi nghỉ dưỡng dành riêng cho cán bộ cao cấp lão thành viết: “Đề nghị các đồng chí nói nhỏ trong khi ăn” là một ví dụ.
Không cần phải so sánh với các thành phố văn minh xa xôi, chỉ cần bước chân sang Lào, một nước mà không ít người Việt cho là “kém” Việt Nam, thì thấy thủ đô Vientiane của họ văn minh lắm. Không inh ỏi tiếng còi xe, không oang oang rao vặt, không ầm ĩ loa công cộng, và vỉa hè không tràn lan hàng quán.
Một trong những luật vàng của loài người là đừng mang đến cho người khác điều mà mình không muốn nhận. Hãy đặt mình vào vị trí người khác. Trước khi chĩa loa vào nhà ai, xin các nhà loa phường- xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.
06/09/2015  02:00
Nguyễn Phương

TS Bùi Trinh: Lấy ngân sách xử lý nợ xấu là lấy của người nghèo chia cho người giàu!

Formosa Hà Tĩnh: Không chỉ đơn thuần là thảm họa môi trường!

Nguyễn Đăng Quang-11-09-2016

(VNTB) - Nếu Chính phủ vẫn tiếp tục ưu ái và bênh che Formosa thì hệ quả tất nhiên là quả bom nhiệt hạch trên sẽ phát nổ một ngày nào đó, và hậu quả của vụ nổ này sẽ khôn lường!       

Kết quả hình ảnh cho hinh anh trọng vào formosa
Ông Nguyễn Phú Trọng thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc Dự án Formosa 

Việc cho phép Formosa vào Việt Nam và giao cho nó 2 địa điểm tối quan trọng về an ninh-quốc phòng (Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương) ở Hà Tĩnh là một sự khờ dại rất khó hiểu của lãnh đạo nước ta - ở địa phương và cả ở Trung ương - vì nếu Trung Quốc động binh thì Vũng Áng, Sơn Dương sẽ là 2 “tử huyệt” chết người, nó sẽ ngay lập tức chia cắt và cô lập 2 miền Nam-Bắc, và quyền kiểm soát đất nước sẽ nhanh chóng rơi vào tay quân thù!  Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN, hiện là Phó Chủ tịch Quốc Hội, đã nhìn thấu vấn đề khi ông tuyên bố trước Ủy ban Thường vụ Quốc Hội hôm 11/7/2016: “ Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Quốc phòng - An ninh!”.  Bài viết này không đề cập đến chủ đề trên, và cũng không bàn về hậu quả kinh tế - xã hội, về di tác hại môi trường cũng như về đời sống khốn khó của ngư dân. Bài viết chỉ bàn đến việc làm sao tháo được ngòi nổ quả bom nhiệt hạch Formosa Hà Tĩnh (FHS) mà nó đang và trực chờ phát nổ bất cứ lúc nào!           
  
Trước hết, phải khẳng định việc cá chết hàng loạt suốt dọc 205km bờ biển 4 tỉnh miền Trung là “thảm họa môi trường”, chứ không phải là “sự cố môi trường” như FHS và Chính phủ đã dụng ý đặt tên cho nó, hơn nữa đây là việc xả thải cố ý nhằm thử nghiệm việc đầu độc con người và hủy diệt môi trường chứ không phải là sự cố vô tình do mất điện! Việc Chính phủ nhanh chóng nhận 500 triệu USD bồi thường của Formosa là chuyện đã rồi, nhưng xét cho cùng, đấy chỉ là sự dàn xếp và thỏa hiệp song phương giữa FHS Hà Tĩnh và Chính phủ, vì trong thảm họa này, chủ thể chính bị hại là hàng triệu ngư dân cùng hàng trăm doanh nghiệp của 4 tỉnh miền Trung - nạn nhân trực tiếp của thảm họa này - đều bị gạt ra ngoài, không một ai được tham vấn, tham khảo và cũng chẳng được tham dự! Do vậy cuộc khủng hoảng chưa thể nói là đã êm xuôi! Đã gần 2 tháng rưỡi sau cuộc họp báo Chính phủ (30/6/2016), tình hình có lắng xuống, song cuộc khủng hoảng chưa hề kết thúc, nó đang âm ỉ và sẽ bùng phát bất cứ lúc nào! Nếu Chính phủ KHÔNG xử lý hình sự và trừng phạt kẻ thủ ác, KHÔNG đóng cửa vĩnh viễn Formosa, KHÔNG buộc nó bồi thường thỏa đáng và trực tiếp cho ngư dân cùng các doanh nghiệp, thì quả bom nhiệt hạch FHS Hà Tĩnh chắc chắn sẽ phát nổ một ngày rất gần!  
                                        
Đây là thảm họa môi trường tồi tệ nhất chưa từng xảy ra trong lịch sử nước ta! Nếu lãnh đạo Đảng và Nhà nước cứ tư duy theo não trạng lâu nay, tức chỉ quan tâm bảo vệ lợi ích của Đảng, không trừng phạt bọn tòng phạm (số đảng viên biến chất và các nhóm lợi ích “bán nước, hại dân”), không lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của dân, không đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên và cứ định kiến cho rằng những đòi hỏi của người dân mà trái với ý muốn và chủ trương của Đảng thì chụp luôn cho cái mũ “Việt Tân và các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động!” v.v... thì tình hình sẽ không dừng lại ở đây, nó sẽ còn tồi tệ hơn! Hiện nó mới chỉ là khủng hoảng xã hội và pháp lý, nhưng nó đã có dấu hiệu của cuộc khủng hoảng xã hội - chính trị, và nếu không sớm tháo ngòi, nó sẽ trở thành cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội, lúc đó sẽ nguy hiểm bội phần! Do vậy, FHS là quả bom nhiệt hạch nổ chậm, Chính phủ phải tự mình tháo ngòi nổ và vô hiệu hóa nó, nếu không, nó sẽ phát nổ và hủy diệt cả dân tộc này!  Muốn vô hiệu và tháo ngòi nổ quả bom nhiệt hạch này chỉ bằng cách đóng cửa Formosa và tống xuất nó khỏi lãnh thổ Việt Nam, đồng thời quan tâm giải quyết quyền lợi và nguyện vọng của người dân, trước hết là của ngư dân miền Trung! Để chậm ngày nào, nguy hiểm cho xã hội và đất nước ta ngày đó!  

Hiện tượng cả ngàn học sinh Tiểu học, THCS và Mẫu giáo ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh (nơi đặt nhà máy Formosa) bước vào năm học 2016 - 2017 nhất loạt không đến trường là một sự kiện hy hữu, chưa từng xảy ra trong ngành giáo dục nước ta. Cuộc bãi khóa này là một hiện tượng xã hội đáng quan ngại sau thảm họa cá chết ở miền Trung. Cùng với hiện tượng nhiều biểu ngữ và khẩu hiệu như “Formosa cút khỏi Việt Nam!”, “Chọn nhân dân hay chọn Formosa?”.v.v... được đoàn tuần hành trẻ tuổi giương cao trong cuộc biểu tình ngày 1/9/2016 của trên 2.000 ngư dân và giáo dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho thấy một hiện tượng xã hội đầy bất ổn đang hình thành! 
                                                                                               
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tuyên bố nếu FHS tái phạm sẽ đóng cửa! Vậy xin hỏi cớ sao Chính phủ không đóng cửa FHS ngay lúc này và buộc nó khắc phục mọi hậu quả đã gây ra?  Nếu đợi nó tái phạm, e rằng sẽ quá muộn và hối không kịp! Vì nếu nó tái phạm (đây là điều chắc chắn), hậu quả sẽ khôn lường, mức độ hủy diệt con người và môi trường sẽ gấp mười, gấp trăm lần, chứ không chỉ như cuộc thử nghiệm vừa qua đâu! Không được và không thể tin vào thiện chí của kẻ cướp, của kẻ luôn rắp tâm triệt hạ dân tộc ta! Lãnh đạo và bộ máy Tuyên giáo nước ta luôn nhắc đi nhắc lại câu “Ban lãnh đạo tập đoàn FHS đã phải cúi đầu xin lỗi vì đã gây ra sự cố môi trường!” như thể Formosa đã biết hối cải và hoàn lương. Nhưng đâu phải thế! Câu xin lỗi đó thốt ra chưa kịp ráo lời thì ngay sau đó chúng lại phạm tội ác kinh hoàng: Lén lút thuê và chỉ đạo bọn quan tham địa phương chôn trộm hàng ngàn tấn chất thải độc hại chưa qua xử lý ngay trên đất Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và ở nhiều nơi khác nữa! Liệu có nên tin vào bọn diệt chủng này không? Chỉ có kẻ mắc bệnh tâm thần hoang tưởng hoặc kẻ thần kinh bệnh hoạn mới đặt niềm tin vào chúng mà thôi! Do vậy, hơn lúc nào hết, đây là lúc rất cần một quyết định rứt khoát và dũng cảm của Bộ Chính trị và TBT : “Vĩnh viễn đóng cửa và tống xuất FHS khỏi đất nước Việt Nam!”Đây không chỉ là đòi hỏi của nhân dân 4 tỉnh miền Trung mà là của toàn thể nhân dân Việt Nam! Tôi tin nếu đưa vấn đề này ra “Trưng cầu Dân ý” với câu hỏi “Bạn có đồng ý đóng cửa vĩnh viễn và tống xuất Formosa khỏi lãnh thổ Việt Nam không?”, tôi dám chắc sẽ có ít nhất 99% số người tham gia “Trưng cầu Dân ý” sẽ trả lời ”Đồng ý”cho câu hỏi này!

Nhắc đến thảm họa vừa qua ở miền Trung, có 2 sự kiện liên quan logic với nhau: Đó là, ngày 22/4/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng vào thăm và kiểm tra tiến độ Dự án FHS Hà  Tĩnh giữa lúc thảm họa cá chết đang ở đỉnh điểm, nhưng ngài Tổng Bí thư lại giữ im lặng một cách khác thường và khó hiểu: Không một lời thăm hỏi, cảm thông và an ủi bà con ngư dân Hà Tĩnh đồng thời cũng không đả động một câu đến “sự cố môi trường”, coi như nó chưa hề xảy ra! Rồi cũng trên chính mảnh đất Kỳ Anh này đúng 3 ngày sau đó, sự kiện thứ hai trình làng: Như được bật đèn xanh, trong buổi gặp gỡ báo chí hôm 25/4/2016, tập đoàn Formosa gửi đi một thông điệp rất rõ rệt đến người dân và Chính phủ Việt Nam thông qua lời tuyên bố xấc xược nhưng có phần thẳng thắn của Chu Xuân Phàm, phát ngôn viên đối ngoại FHS Hà Tĩnh: “Muốn nhà máy thép hay muốn có tôm, có cá? Cứ chọn đi, nhưng chỉ có thể chọn một mà thôi! Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không thể được!”  Xâu chuỗi 2 sự kiện trên với quyết định mới đây của Chính phủ cho phép FHS Hà Tĩnh tiếp tục tồn tại và hoạt động cho đến hết thời hạn 70 năm, thì người dân có thể thấy rõ Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta hình như đã quyết định chọn FHS HàTĩnh (Formosa) thay vì chọn Nhân dân thì phải! Nếu quả như vậy thì Nhà nước này, chính quyền này có là của dân, do dân và vì dân như xưa nay Đảng vẫn khẳng định không? Ai biết rõ, xin trả lời giúp cho!  
     
FHS Hà Tĩnh chưa chính thức đi vào hoạt động, chỉ mới vận hành thử nghiệm mà đã gây tội ác kinh hoàng! Tội ác này, sau 3 tháng cùng nhau im lặng, nhưng biết không thể bưng bít, che dấu được mãi, cuối cùng buộc chúng phải thừa nhận! Nhiều nhà quan sát khẳng định việc cá chết, biển chết ở 4 tỉnh miền Trung không phải là cái đích mà Formosa muốn nhắm đến, mà đấy chỉ là khúc nhạc dạo đầu của cuộc thử nghiệm cho một tội ác lớn hơn: Đó là tội ác khổng lồ nhằm đầu độc cả dân tộc và đất nước này! Hủy hoại môi trường là tội danh rất nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự của mọi quốc gia trên thế giới. Hủy hoại môi trường đến mức hủy diệt môi sinh và không gian sống của nhiều triệu con người suốt dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung, thì đó không chỉ là tội ác thông thường mà là tội diệt chủng, là tội ác chống loài người! Vì vậy nhân dân Việt Nam có quyền yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải mang bọn tội phạm này (gồm kẻ thủ ác và bọn tòng phạm) ra xét xử và trừng phạt nghiêm khắc trước công đường! Chúng ta đã có đầy đủ chứng cớ và căn cứ pháp lý để khởi tố hình sự FHS Hà Tĩnh về tội ác này!  Nói chính xác hơn, đấy không chỉ là tội ác hủy hoại môi trường, mà là tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại! Thử đặt vấn đề, nếu không phải Formosa mà là một doanh nghiệp trong nước, nếu họ vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường và gây tác hại chỉ bằng 1/10 mức độ thảm họa mà FHS đã gây ra, chắc chắn doanh nghiệp đó đã bị Nhà nước khởi tố hình sự, chắc sẽ phải nộp phạt thật nặng và buộc phải đóng cửa vĩnh viễn rồi! Bởi vậy, đến nay Chính phủ chưa khởi tố hình sự FHS Hà Tĩnh là điều bất công và vô cùng khó hiểu?!

Thảm họa cá chết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Phần chìm của tảng băng tội ác này chính là hệ sinh thái trong lòng biển và rạng san hô dưới đáy biển mà Formosa vừa hủy diệt sẽ để lại hậu quả và di chứng trầm trọng kéo dài hàng chục năm (nhiều nhà khoa học còn nói là cả nửa thế kỷ) mới có thể hồi phục được! Cá, tôm và các hải sản khác ở vùng biển miền Trung hiện chưa rõ khi nào đạt được độ an toàn để ngư dân có thể đánh bắt trở lại! Thảm họa mà Formosa vừa gây ra thực sự là tội ác “Trời không dung, Biển không tha!” Đây chính là quả bom nhiệt hạch đang treo lơ lửng trên đầu nhân dân 4 tỉnh miền Trung. Tháo ngòi quả bom nổ chậm này chỉ có thể là Chính phủ. Nhưng nếu Chính phủ vẫn tiếp tục ưu ái và bênh che Formosa thì hệ quả tất nhiên là quả bom nhiệt hạch trên sẽ phát nổ một ngày nào đó, và hậu quả của vụ nổ này sẽ khôn lường! 

Tâng bốc lãnh đạo – ‘hành vi nịnh’ trên báo Việt

 

Mù Cang Chải
Theo VOA-09.09.2016 

Năm ngoái, độc giả trong nước và hải ngoại được một dịp cười bể bụng khi báo mạng đưa tin về một lễ bảo vệ luận án tiến sỹ với đề tài “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”. Người thì chê đề tài vớ vẩn, vu vơ, xếp cùng kiểu với đề tài “siêu hài hước” như “Sản xuất ốc vít phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Một vài trí thức qua các báo “lá cải” đã bênh vực, khẳng định “đây là một đề tài nghiêm túc, mang tính khoa học hẳn hoi”. Tôi nông dân “hai lúa” chẳng hiểu ất giáp gì nhưng trộm nghĩ đã đến lúc “hành vi nịnh” cần được giới trí thức quan tâm nghiên cứu để báo động cho xã hội bài trừ sự giả dối nịnh hót, trong đó có không ít bồi bút kiếm cơm trên báo “lề Đảng”.
‘Điểm 10 cộng’ cho Thủ tướng
Sáng ngày “Tết độc lập” 2-9, vừa truy cập trang tin tức www.baomoi.comtôi bắt gặp ngay một trang báo điện tử giật tít to đùng: Điểm 10 cho sự quyết đoán của Thủ tướng. Ngay phần mào đề, người viết đã gào lên như mấy trẻ bán báo dạo bến xe miền Đông cách đây vài chục năm: “Cực nóng! Cực quyết đoán! Cực sáng suốt! Cực tiến bộ! Thủ tướng, hẳn hoi là Thủ tướng nhé, trong phiên họp Chính phủ sáng qua đã yêu cầu bỏ điều 292 quy định tội danh “cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông”. Nếu 10 điểm là số điểm cao nhất, Thủ tướng xứng đáng được điểm 10+ cho sự quyết đoán trong việc phá bỏ mọi rào cản cản trở đổi mới”.
Có gì mà ầm ĩ thế? Té ra là đề nghị bỏ Điều 292, Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (hiện đang tạm lùi hiệu lực thi hành). Điều luật này quy định:
“Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”. Đây là điều luật bất hợp lý, nhùng nhằng, bị các doanh nhân kinh doanh dịch vụ công nghệ phản đối từ khi dự thảo, đến nay trước áp lực dư luận, ông Phúc yêu cầu bỏ thì có gì lạ, có gì quyết đoán? Ông Phúc không phải là người đầu tiên thấy nó vô lý và phản đối. Bản thân ông Phúc cũng chỉ là người đề nghị, sắp tới quốc hội sẽ thêm những kỳ họp, lại tiêu tốn không ít tiền thuế của dân để “biểu quyết” điều chỉnh vấn đề này. Thế mà một phóng viên báo Lao Động hét thất thanh, tâng bốc lãnh đạo một cách lố bịch. Đọc bài “bình loạn” này tôi thực sự sốc. Sốc không chỉ bởi 4 chữ “cực” mà còn thêm “điểm 10 +” nữa. “Điểm 10 +” ấy nên dành cho tác giả bài này, người cho điểm chính là Ban Tuyên giáo trung ương hoặc bản thân người đứng đầu chính phủ.
Mới đây chuyện ông Phúc và đoàn tùy tùng nối đuôi ô tô dài cả cây số vào phố cấm đi bộ ở Hội An bị dư luận phản đối. Sau một tuần, ông Phúc mới xin lỗi gián tiếp trong một hội nghị. Sai thì xin lỗi, là điều tối thiểu phải làm, thế mà nhiều “nịnh thần” lại tán dương sự xin lỗi của ông Phúc thật quá lời. Rất dối trá khi có “bồi bút” mượn hình ảnh “người dân” để hoan nghênh thủ tướng. Thật ngượng khi đọc những lời ca tụng trên mây mà bản chất là lời xu nịnh. Bồi bút ẩn danh T.H này trích một số ý kiến “người dân” như sau : Bạn Anh Tư chia sẻ: “Một lời xin lỗi rất chân thành của Thủ tướng làm cho người dân càng thêm thán phục!“. Bạn HungQNa bày tỏ:“Ơn Giời! Đích thị đây là vị Thủ tướng mà người dân mong đợi rồi. Hy vọng sẽ có nhiều lãnh đạo có tâm, có tầm để đất nước ngày một phát triển, văn minh”. “Hoan hô, chúng ta hiện đang có một vị Thủ tướng của dân, vì dân thực sự” - Bạn Tài chia sẻ. Bạn Võ Đức Hương kỳ vọng: “Hoan hô Thủ tướng. Tui bắt đầu đặt niềm tin nơi ông từ hành động nhỏ này”.
Lời xin lỗi để lại tiếng thơm muôn đời!
Lộ liễu hơn, trang đăng bài này chính là trang thông tin điện tử mang tênNguyễn Xuân Phúc. Độc giả thấy ngay sự ngụy tạo trong dẫn chứng, bởi vì những nhân vật “người dân” rất mơ hồ như “Bạn Anh Tư”, “Bạn HungQNa”, “Bạn Tài” ... Những “người dân” này đều không được ghi chú địa chỉ cụ thể. Một lời xin lỗi mà khiến người khác phải “càng thêm thán phục”, “đích thị đây là vị Thủ tướng mà người dân mong đợi”, “lãnh đạo có tâm, có tầm”, “vị Thủ tướng của dân, vì dân thực sự”, “đặt niềm tin” thì chỉ là sự thổi phồng thái quá. Ca tụng thế vẫn “chưa đủ liều”, tên bồi bút này còn viết: “Hành động chính là lời nói hay nhất và ý nghĩa nhất! Chúc ông có nhiều sức khoẻ để công tác. Tiếng thơm sẽ để lại muôn đời, bia vàng cũng sẽ bị lãng quên!”.
Một lời xin lỗi mà trở thành “Tiếng thơm sẽ để lại muôn đời, bia vàng cũng sẽ bị lãng quên” thì chỉ có trong “hành vi nịnh” của những bồi bút báo “lề Đảng” mà thôi. Nói đến đây tôi liên tưởng đến một truyện xưa: Có hai tên “nịnh sĩ” đang ngồi hầu chuyện quan lớn, bỗng quan “đánh rắm” một cái. Lập tức một tên lắng nghe rồi thốt lên: “Y hi, quản huyền chi âm!” (nghe như tiếng đàn, tiếng sáo). Tên kia cũng hếch mũi hít hà rồi trầm trồ: “Phảng phất chi lan chi vị!” (thoang thoảng mùi hoa lan, hoa nhài). Nhưng quan lớn tỏ ra hiểu biết, không bằng lòng: “Trung tiện mà thơm thì e tuổi thọ ta không được dài”. Nghe vậy, một tên gật gù: “Bẩm cụ, bây giờ đã có mùi rồi ạ !”. Tên kia cũng khẳng khái khẳng định: “Bẩm, bây giờ thì thối lắm ạ!”.Tương truyền vì thế dân gian mới có câu rằng: nịnh thối không ngửi được.
Xin quay lại vấn đề chính - “hành vi nịnh” trên báo chí của lũ bồi bút. Sau hơn 3 tháng, chủ yếu nói và hứa, các vấn đề bức xúc của đất nước như tham nhũng, bạo lực, ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, nợ công, biển đảo... vẫn đang nhức nhối, chính phủ khóa mới chưa có động thái nào thực sự hiệu quả, nhưng trang Dân Trí lại tán dương lấy được: “Tư duy mới mẻ, hành động quyết liệt, rất bám cơ sở, lắng nghe nhân dân, lắng nghe doanh nghiệp…. là những nhận xét của các đại biểu Quốc hội về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau hơn 3 tháng đứng đầu Chính phủ điều hành đất nước, phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cam go, thử thách”. (“Trong điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có chỗ cho việc bàn lùi”).
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, phiên họp đầu tiên kể từ khi Chính phủ mới hoạt động, ông Phúc nói sẽ chuyển “phương thức chỉ đạo, điều hành” của Chính phủ từ “phương thức mệnh lệnh hành chính” sang phương thức “kiến tạo, phục vụ”. Ông Phúc chỉ mới nói chứ chưa làm, và không biết làm được đến đâu với cái “tư duy nhiệm kỳ” 5 năm của mình. Vậy mà trang baophapluat.vn cùng nhiều báo mạng khác không ngớt lời “hoan hô thủ tướng”;
‘Tự sướng’, gán ghép cho dân
Cũng với chiêu dùng “nhân dân” nói (khách quan đấy nhé), trang thông tin điện tử www.dangcongsan.vn đã “tự sướng” với nhiều bài, trong đó có bàiNhân dân hoan nghênh sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư, để nói về việc vào cuộc làm rõ những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). Sự việc bê bối của ông Thanh đã được báo chí và nhân dân phanh phui, bàn qua tán lại gần nửa năm qua, đến bây giờ vẫn đang rối như canh hẹ, chưa biết “gỡ” thế nào và hiện ông Thanh đang nghỉ phép, du lịch xứ nào không ai rõ. Vậy nhân dân làm sao “hoan nghênh” nổi “sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư”? Đừng phỏng vấn một vài cán bộ rồi gán ghép cho “nhân dân”, không “chính ngôn” chút nào.
Có những điều bình thường, không đáng nói nhưng qua ngòi bút xu nịnh, chúng trở nên “phi thường”, đặc biệt. Chuyện “nhỏ như con thỏ” - thủ tướng ngồi ghế nhựa khi đến thăm công nhân tại phân xưởng làm việc. Chỉ vậy thôi, nhưng phóng viên báo Lao Động đã đưa ông Phúc “lên mấy tầng mây xanh”: “Chiếc ghế dành cho ông ngồi nghỉ khi kết thúc phần giao lưu cũng chỉ là chiếc ghế nhựa như của anh chị em công nhân, ngồi cùng hàng và bên cạnh công nhân, vui vẻ, thân thiện. Hình ảnh đó để lại ấn tượng sâu sắc trong công nhân, hình như đã lâu lắm rồi, công nhân không được ngồi gần một vị Thủ tướng. Công nhân Nguyễn Gia Thái nói rằng không bao giờ nghĩ rằng mình có thể được đứng gần Thủ tướng và “mong muốn được ôm Thủ tướng”, ông đã vui vẻ vòng tay ôm Nguyễn Gia Thái. Có lẽ chưa bao giờ có một hình ảnh tình cảm, gần gũi của một Thủ tướng với một người lao động như vậy”. (“Thông điệp gần dân của Thủ tướng”)
‘Gậy ông đập lưng ông’!
Người viết nếu lâm vào tình thế “không nịnh không được” thì chí ít cũng cần học “kỹ năng nịnh”, nịnh phải khéo léo, tế nhị. Nịnh thái quá, gượng ép vô hình trung “bôi xấu lãnh đạo”. Ví như chuyện ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước nói rằng sẽ “trả lại nhà cho Đảng” khi về hưu. Họ trích dẫn lời ông Sang: “Nhà tôi nhỏ thôi, 51m2, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”. Nhà có 51m2 thì trả quách cho rồi, ở cái biệt thự sang trọng không sướng hơn sao? Thế mà các ông nhà báo “lề Đảng” xúm nhau ca tụng ông Sang “liêm khiết”. Các ông có biết làm như thế thì lòi “cái đuôi” của vị lãnh đạo khác ra không? Thế chẳng lẽ các vị lãnh đạo “Đảng ta” từ trước đến nay không ai trả lại nhà cho nhà nước (chiếm luôn) à? Còn cơ ngơi bề thế như lâu đài khi về hưu của các nguyên lãnh đạo khác thì sao?
Xin kể thêm một câu chuyện “gậy ông đập lưng ông” do nịnh bừa trên báo. Trong khi Đại hội XII của Đảng đang diễn ra, trang Dân Việt “phấn khích” đưa bài: “Hoan nghênh Thủ tướng xin không ứng cử Tổng Bí thư”. Trang này “nịnh” gián tiếp khi dẫn lời ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam: “Tại Hội nghị T.Ư 14, tôi có phát biểu là rất hoan nghênh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác trong Bộ Chính trị đã tự xin thôi không ứng cử vị trí Tổng Bí thư để dồn phiếu cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trách nhiệm như vậy rất cao, đặc biệt là có sự chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay”. Thế mới lộ trần luôn, chuyện bầu báng trong Bộ chính trị không hề cạnh tranh lành mạnh, minh bạch sòng phẳng mà là sự dàn xếp trắng trợn công khai, khiến đảng viên và nhân dân không ai còn tin nữa. Sau khi nhận ra sự “nịnh không đúng chỗ”, “khen nhau như thế bằng mười hại nhau”, trang Dân Việt đã gỡ bài này xuống, nhưng đến nay trang Báo Mới còn lưu lại bài này (http://www.baomoi.com/hoan-nghenh-thu-tuong-xin-khong-ung-cu-tong-bi-thu/c/18524007.epi).
Vì đâu nên nỗi?
Trong khi ngân sách thâm hụt, nợ công ngập đầu thì nhà nước lại dùng một khoản “khủng” tiền thuế của dân để nuôi đến hàng chục nghìn nhà báo của hơn 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 105 báo điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình và nhiều cơ quan quản lý báo chí. Trong đội ngũ nhà báo ăn lương Đảng, những nhà báo chân chính, trung thực, đứng trên lập trường nhân dân ngày càng hiếm dần, vì họ hoặc bị loại ra khỏi ngành bởi chính sách đàn áp, “bịt miệng” của Đảng, hoặc họ tự bẻ cong ngòi bút, viết theo lối xu nịnh kiếm kế sinh nhai trong thời buổi đang khủng hoảng về niềm tin và giá trị.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?

Nguyenhuuvinh09/10/2016 - 18:29

Sự lần khân và vội vã đáng ngờ
Sau mấy tháng dài im hơi, lặng tiếng tìm nhiều cách lấp liếm, bao che cho thủ phạm đầu độc Biển Miền Trung gây nên thảm họa môi trường đẩy hàng chục triệu người dân, vào bước đường cùng, chính phủ Việt Nam cuối cùng cũng phải tuyên bố: Thủ phạm đầu độc môi trường là Formosa.
Sự bao che, lấp liếm và đổ lỗi hết thủy triều đỏ cho đến những nguyên nhân nghe nực cười, nhất là việc bố trí cảnh sát và công an các loại canh phòng người dân, bảo vệ Formosa trước khi chịu công bố thủ phạm gây thảm họa, nhà cầm quyền Việt Nam đã cho người dân hiểu được họ đã và đang đứng về phía nào.
Điều nực cười, là trước khi công bố thủ phạm là Formosa, nhà cầm quyền Việt Nam chưa hề điều tra về thảm họa, về những thiệt hại người, của, môi trường, cuộc sống của người dân thì họ đã nhanh nhẩu nhận 500 triệu đô la "bồi thường" của Formosa. Trong khi đó, việc điều tra cứ lần khân rồi hứa hoãn đến tận 15/9 mới công bố những thiệt hại do Formosa gây ra - Hẳn nhiên là chưa biết họ sẽ công bố những gì!
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao nhà cầm quyền Việt Nam vội vàng nhận 500 triệu đola mà không cần điều tra? Thậm chí, người thiệt hại là người dân nhưng nhà cầm quyền không hề hỏi han xem họ thiệt hại ra sao, chết người như thế nào và những vấn đề liên quan thì mức độ bồi thường như thế nào? Việc làm này, chẳng khác gì việc mấy ông thầy bói mù sờ voi và phán bậy.
Trong khi, chính họ đã tuyên bố điều tra nguyên nhân cá chết có thể phải đến hàng năm. Vậy hậu quả sự cùng cực của người dân, cũng như những cái chết của họ do sự đầu độc gây ra thì họ có phép thần thông của mà vương quỷ sứ?
Xin thưa là không, họ đã vội vàng nhằm khỏa lấp tảng băng chìm đằng sau sự kiện hủy hoại môi trường biển Miền Trung. Chỉ có điều sự khỏa lấp đó chưa đủ để người dân thấy "như thật" rằng đây là một chính phủ của dân.
Đền bù hay hỗ trợ?
Chính phủ Việt Nam đã dẫn Formosa vào đất nước này, nói theo ngôn ngữ dân gian, là đã "rước voi về giày mả tổ", họ phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân, và họ đã làm gì?
Cho đến nay, chính phủ Việt Nam dù đã nhận 500 triệu đola, thì người dân vẫn chưa biết được họ sẽ được đền bù như thế nào? Trong khi đó, từ đầu thảm họa đến nay, chính phủ chỉ công bố các biện pháp hỗ trợ!
Vậy hỗ trợ là gì?
Theo đúng từ điển Tiếng Việt, "Hỗ trợ" là động từ có nghĩa là " giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào". Do vậy, việc chính quyền hỗ trợ người dân  chỉ là sự giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn và sự giúp đỡ này hoàn toàn không thể thay thế được cái cốt yếu người dân đang cần, mà chỉ là sự "thêm vào" khi khó khăn. Cần phải hiểu cho rõ nghĩa như vậy kẻo nhầm lẫn.
Thực ra, tiền của hỗ trợ người dân ở đây, cũng chính từ những đồng tiền thuế và của cải của người dân mà ra chứ chính phủ thì làm gì có xu nào cho dân, chỉ có đi vay mượn phá phách xả láng và dân è cổ ra chịu nợ mà thôi. 
Gạo mốc hỗ trợ cho ngư dân trong thảm họa Miền Trung
(Hình ảnh: Gạo mốc hỗ trợ cho ngư dân trong thảm họa Miền Trung.)
Nói rõ như vậy, để thấy rằng việc "hỗ trợ" người dân của chính quyền không phải là sự ban ơn hay một sự cho không từ trên trời rơi xuống. Và đó cũng là nhiệm vụ của chính quyền ăn lương của người dân.
 Sau khi xảy ra thảm họa biển Miền Trung, chính phủ đã có quyết định Số: 772/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 5 năm 2016 với nội dung: Hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Sau đó, ngày 25/6/2016, ít ngày trước khi công bố thủ phạm đầu độc biển là Formosa, chính phủ có Quyết định tiếp theo số 1138, tăng thời hạn hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng vụ cá chết.
Đó là những việc làm của chính phủ đối với ngư dân thời gian qua.
Vậy đền bù là gì?
Đền bù, là một động từ được định nghĩa là "trả lại đầy đủ, tương xứng với công lao, sự mất mát hoặc sự vất vả"
Cần phải hiểu rõ rằng: Formosa đã gây ra thảm họa biển Miền Trung Việt Nam, một thảm hoa môi trường ghê gớm, họ là thủ phạm phải chịu trách nhiệm đền bù những thiệt hại do hành vi của họ gây ra cho người dân Việt Nam. Họ đã thừa nhận điều đó.
Việc đền bù phải tương xứng với những thiệt hại do thảm họa này gây ra.
Những ai được đền bù?
Hẳn nhiên, khi đã nói đến đền bù, thì tất cả những người bị ảnh hưởng, thiệt hại về mọi mặt bởi hành động của Formosa đều phải được đền bù tương xứng với sự thiệt hại và ảnh hưởng đó.
Cần phải hiểu rằng, thảm họa Biển Miền Trung không chỉ rảnh hưởng tới ngư dân mà có thể nói cả dân tộc Việt Nam, cả đất nước này, hiện nay và mai sau đều bị ảnh hưởng và thiệt hại.
Hầu hết các ngành kinh doanh, sinh sống đều bị thảm họa gây thiệt hại. Ngành thủy, hải sản bị thất thu hàng triệu tấn cá từ biển, hàng vạn ngư dân mất việc làm, đời sống bị đe dọa đã đành. Những ngành khác như du lịch vắng khách tắm biển, người kinh doanh không thể bán được hàng hóa bởi ngư dân không có tiền để tiêu dùng, ngành giao thông bị ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch và vận tải hải sản không còn. Không chỉ có vậy, ngành chế biến hải sản, thủy sản, ngành nuôi trồng thủy, hải sản biển bị thất thu, ngành sản xuất muối không thể hoạt động, các ngân hàng không thể cho vay hoặc không thể thu hồi vốn khi ngư dân không còn biển để khai thác... Ngay cả những ngành tưởng như không liên quan đến biển như ngành văn hóa không thể có khách thưởng thức các tác phẩm văn hóa.
Có thể nói rằng, không có ngành nào và không có người dân Việt Nam nào đứng ngoài những thiệt hại bởi thảm họa biển Miền Trung. Cũng không chỉ có các tỉnh mà chính phủ đã liệt kê mới chịu ảnh hưởng. Bởi dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, không thể chỉ một nơi đau đớn mà nơi khác không bị ảnh hưởng cả tinh thần lẫn vật chất.
Mặt khác, thảm họa này không chỉ là một năm hoặc mươi năm, mà là hàng chục năm sau vẫn chưa thể khắc phục.
Hơn thế, sức khỏe, tính mạng người dân và giống nòi bị đe dọa hết sức nghiêm trọng hiện tại và lâu dài...
Tất cả những thiệt hại đó, thủ phạm phải đền một cách tương xứng.
Vậy, với 500 triệu đola mà chính phủ Việt Nam đã nhanh nhẩu, vội vàng nhận lấy đó có phải là số tiền đền bù tương xứng?
Xin thưa là không thể. Bởi số tiền đó, so với những thiệt hại mà Formosa gây ra chỉ là một hạt cát trên bãi biển miền Trung mà thôi.
Người dân có ủy quyền cho chính phủ nhận tiền đền bù của họ hay không? Vấn đề này là vấn đề về pháp lý, hãy để các luật gia phân tích. Ở đây, chúng ta chỉ phân biệt giữa đền bù và hỗ trợ cũng như những vấn đề liên quan trực tiếp thiệt hại của người dân.
Vậy ai sẽ đền bù?
Lẽ ra, trước thảm họa to lớn này, chính phủ phải đứng ra đòi Formosa đền bù cho những thiệt hại mà họ gây ra cho đất nước này, dân tộc này như sự đói nghèo dẫn đến tụt hậu, chậm phát triển của dất nước, thảm họa lâu dài đối với nòi giống, với xã hội... Nhưng hình như chính phủ này coi đó là những điều không quan trọng với họ?
Còn đối với người dân thì sao?
Cho đến nay, chưa hề có một nhóm, ủy ban của nhà nước hay bất cứ một tổ chức xã hội nào đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam bị thảm họa Miền Trung. Tất cả những việc kê khai, điều tra (nếu có) của nhà nước, chỉ nhằm phục vụ việc "hỗ trợ" người dân bị ảnh hưởng mà thôi.
Mà như trên đã phân tích, việc hỗ trợ  của nhà nước dù bằng bất cứ nguồn tiền nào, đều không thể thay thế việc đền bù thiệt hại cho người dân.
Hẳn nhiên, cần phải có người chịu trách nhiệm đền bù rõ ràng cho người dân bị ảnh hưởng. Vậy nơi nào sẽ đền bù cho người dân? Chính phủ Việt Nam hay Formosa?
Nếu chính phủ chính thức nhận đền bù thay Formosa vì lỡ "ăn của chùa ngọng miệng" thì chính phủ phải kiếm đủ số tiền đền bù tương xứng thiệt hại của người dân và nền kinh tế quốc dân bởi thảm họa này. Và đúng đắn, nghiêm túc hơn nữa, chính phủ không được dùng tiền thuế của người dân cho việc đền bù mà lỗi là do Formosa gây ra. Ngoài ra, chính phủ có nhiệm vụ đòi hỏi Formosa bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người dân, bởi họ được dân nuôi thì phải làm việc cho dân. Đơn giản vậy thôi.
Và khi đó, người dân cần kê khai đầy đủ những thiệt hại của mình, của ngành mình cũng như cộng đồng do thảm họa này gây ra. Chính phủ phải đền bù đầy đủ cho họ. Đó là trách nhiệm của chính phủ, nếu đã nhận lấy việc đề bù thay thủ phạm trong vụ này.
Hẳn nhiên, khi chính phủ không đáp ứng được việc đền bù cho người dân, thì người dân có quyền lên tiếng, biểu thị thái độ của mình bằng biểu tình, bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được công bằng cho mình.
Còn nếu chính phủ không nhận nhiệm vụ đền bù cho người dân, thì thủ phạm là Formosa phải đứng ra chịu trách nhiệm đền bù cho họ.
Và khi đó, người dân cần trực tiếp Formosa để đòi hỏi quyền lợi của mình. Hoặc bằng Tòa án. Điều đó không thể chối cãi.
Khi đó, chính phủ phải bảo đảm an toàn cho người dân đòi hỏi quyền lợi chính đáng, sự công bằng cho mình, chính phủ phải đứng về phía người dân chứ không thể dùng cảnh sát và các lực lượng ngăn cản.
Bởi nếu có hành vi dùng các lực lượng ngăn cản người dân đi đòi quyền lợi chính đáng cho mình, nhằm bảo vệ thủ phạm, thì chính phủ đó là chính phủ phản động, đứng về kẻ thù để chống lại nhân dân.
Và khi một chính phủ đứng lên chống lại quyền lợi người dân, thì người dân có quyền truất phế, loại bỏ chính phủ đó không cần thương tiếc.
Hà Nội, ngày 11/9/2016
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Công nhân nhà máy đường Hiệp Hòa biểu tình đòi nợ lương

RFA 2016-09-10  
2904_p1.jpg
Nông dân giăng băng rôn đòi nợ nhà máy đường Hiệp Hòa vào ngày 1/8/2016.  Courtesy of baolongan.vn
Hàng chục công nhân nhà máy đường Hiệp Hòa, Long An biểu tình đòi nhà máy trả mấy tháng lương nợ chưa trả cho công nhân.
Mạng báo Dân Trí loan tin hôm qua (10/9) cho biết vào ngày thứ sáu 9 tháng 9 số công nhân bị Công ty Cổ Phần Nhà máy Đường Hiệp Hòa ở Đức Hòa, Long An vây nhà máy để đòi tiền lương.
Biện pháp vừa nêu được thực hiện sau nhiều lần thỏa hiệp không thành công. Tin cho biết do bảo vệ nhà máy can thiệp nên giữa hai phía có xô xát.
Công nhân biểu tình nói với phóng viên Dân Trí là nhà máy nợ lương các tháng 2, 3 và tháng 6 năm nay với tổng số tiền lên đến gần hai tỷ đồng Việt Nam. Họ cho biết hoàn cảnh gia đình khó khăn cần tiền lương để thanh toán các khoản chi phí hằng ngày; trong khi đó công ty cũng nói gặp khó khăn khi nào có điều kiện thì trả tiền nợ lương cho công nhân.
Vào đầu tháng 8 vừa qua, một số nông dân trồng mía cung cấp cho nhà máy đường Hiệp Hòa cũng biểu tình đòi tiền nợ mua mía gần 2 tỷ rưỡi đồng.

Thử thách quyết tâm chống tham nhũng

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-09-10  
000_Hkg10250059.jpg
Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội.  AFP photo
Chống tham nhũng là khẩu hiệu đầu môi chót lưỡi ở Việt Nam, tuy vậy cuộc chiến đấu này của Đảng Cộng sản đầy trắc trở, kết quả đạt được không đáng kể và tham nhũng như con quái vật nghìn tay, chặt tay này lại mọc cánh tay khác.

Chiến dịch trong sạch Đảng

Trước thực trạng nhân dân mất niềm tin vào Đảng Cộng sản, tổ chức độc tôn lãnh đạo toàn diện ở Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 ban hành đầu năm 2012 đã nhận thức tình trạng cấp bách và đặt ưu tiên về công tác xây dựng Đảng, thực chất là làm trong sạch đội ngũ Đảng.
Đòi hỏi của xã hội, của nhân dân kể cả trong nội bộ Đảng cũng mong muốn là những vụ án gần đây cần phải làm tới nơi tới chốn.
- LS Trần Quốc Thuận
Từ hơn 4 năm trước Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức tình trạng báo động của mình với lời lẽ bi thiết trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11. Xin trích nguyên văn đoạn này: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Nhìn từ bên ngoài, Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi đầu năm nay đã công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) năm 2015, theo đó điểm số của Việt Nam tiếp tục là 31/100 điểm, xếp hạng 112/168 trên bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu. Trên thực tế trong 4 năm liên tiếp từ 2012 tới 2015 Việt Nam giữ nguyên điểm số CPI 31/100 tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia mà khu vực công được đánh giá là tham nhũng nghiêm trọng.
Như vậy hết một nhiệm kỳ khóa 11 của Trung ương Đảng và Nhà nước, công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn không có bước đột phá nào đáng kể. Tuy rằng, Tổ chức Minh bạch Quốc tế ghi nhận Việt Nam có một số nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng và tăng cường thực thi pháp luật, xét xử một số vụ án tham nhũng lớn mà Việt Nam gọi là các vụ án trọng điểm.
Trên báo chí và mạng xã hội, nhiều đảng viên trung kiên mong muốn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện quyết tâm chống tham nhũng một cách toàn diện, chứ không phải vì lấn cấn chỗ này chỗ kia mà chỉ làm một vài vụ để tuyên truyền.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện hoạt động như một luật sư nhân quyền ở TP.HCM nhận định:
ong_Thanh_1_1.jpg
Ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
“Đòi hỏi của xã hội, của nhân dân kể cả trong nội bộ Đảng cũng mong muốn là những vụ án gần đây cần phải làm tới nơi tới chốn. Như vụ AGV Mobiphone, vụ Núi Pháo, vụ Formosa rồi vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Vinaconex... Nếu không làm tới nơi tới chốn thì có lẽ uy tín của Đảng sẽ thiệt hại vô cùng lớn… và nguy cơ nội bộ Đảng chưa chắc gì họ thống nhất cao trước việc làm, yêu cầu không đến nơi đến chốn của trên... Cho nên trong phát biểu nhân ngày 2/9 của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nói rằng, nếu ở nơi nào có ai đó nếu làm việc mà làm không đuợc thì nên nghỉ, hoặc là lãnh đạo phải cách chức ông đó đi… Đó cũng là một lời kêu gọi rất mạnh mẽ, đó cũng là ý nguyện, ý kiến của toàn Đảng toàn dân Việt Nam hiện nay.”

Sự cấu kết trong nội bộ Đảng

Lồng trong thời sự hiện nay là vụ ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang xin ra khỏi Đảng vài ngày trước khi Ban Bí thư Trung ương nhất trí khai trừ Đảng ông này. Ông Trịnh Xuân Thanh trở thành tâm điểm dư luận giữa cơn bão thời sự thảm họa môi trường Formosa. Bởi vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo các ban đảng và cơ quan chính phủ, phải điều tra làm rõ nghi án ông này chạy chức. Vụ việc dính líu tới ông Vũ Huy Hoàng nguyên Bộ trưởng Công thương thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số người khác.
Ngày 9/9/2016, báo điện tử Dân Trí dẫn lời ông Ngô Văn Minh đại biểu Quốc hội nói rằng, ông Trịnh Xuân Thanh không thể tự chọn chỗ cho mình. Ông Minh đã phát biểu bên lề phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị cơ quan chức năng phải làm tới nơi tới chốn vụ Trịnh Xuân Thanh và sự dính líu của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác. Vẫn theo lời đại biểu Ngô Văn Minh, phải làm rõ trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh trong vai trò quản lý nhà nước vào giai đoạn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí để xảy ra thua lỗ 3.300 tỷ đồng.
Nếu mà đả hổ diệt ruồi hết cả Việt Nam thì là họ tự dẹp họ, nói chung là không khả thi.
- TS Nguyễn Quang A
Theo lời đại biểu Ngô Văn Minh, Sau khi trở về làm việc ở Bộ Công thương, ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong danh sách 44 cán bộ luân chuyển mà vẫn vào được Hậu Giang làm Phó Chủ tịch tỉnh thì trách nhiệm của những ai phải làm cho rõ, bởi vì ông Trịnh Xuân Thanh không thể tự chọn chỗ cho mình.
Trong cương vị cao nhất Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cho là có hành động bất thường khi đưa ra một loạt chỉ đạo cho các cơ quan Đảng và Chính phủ để làm rõ vụ Trịnh Xuân Thanh, mà ban đầu chỉ là thông tin báo chí dọn đường dư luận, phát giác ông Phó Chủ tịch Hậu Giang đi xe tư đắt tiền nhưng gắn biển số xe công. Khi có hành động như thế tất nhiên ông Tổng Bí thư phải biết con ruồi Trịnh Xuân Thanh ở Hậu Giang phải dẫn tới các con hổ ở trên núi cao Trung ương.
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ quyết tâm đến mức nào trong chiến dịch làm trong sạch Đảng thường được ví von là “Đả hổ diệt ruồi” phiên bản Việt Nam.
Trong dịp trả lời chúng tôi, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động xã hội dân sự, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội đã nhận định:
Ông Nguyễn Phú Trọng muốn học ông Tập Cận Bình để đả hổ diệt ruồi, nhưng tình hình ở Việt Nam khác với Tàu. Ông Nguyễn Phú Trọng khó có thể tập trung quyền lực một cách thô bạo như Tập Cận Bình để mà làm được những việc của một nhà độc tài khủng khiếp như ông Tập Cận Bình. Nhiều khả năng, đây cũng lại là những việc làm cho xì bớt những bức xúc của người dân, rồi đâu cũng vào đấy… vì nếu mà đả hổ diệt ruồi hết cả Việt Nam thì là họ tự dẹp họ, nói chung là không khả thi.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và giới lãnh đạo ủng hộ ông đang đứng trước phép thử quyết tâm chống tham nhũng làm trong sạch Đảng. Hiện nay vụ Formosa, vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Núi Pháo, AGV Mobiphone hay Vinaconex tất cả đều cho thấy sự cấu kết nghiêm trọng của các nhóm quyền lực cùng quyền lợi của họ.
Giới phản biện thường gắn kết câu chuyện chống tham nhũng với thanh trừng nội bộ để thâu tóm quyền lợi cho nhóm của mình. Tuy vậy, trên một ý nghĩa nào đó diệt những con sâu mọt trong hàng ngũ đảng Cộng sản Việt Nam cũng là một nhu cầu bức thiết cho Đảng và người dân của chế độ toàn trị.

ĐCSVN hám lợi đã để các vị trí chiến lược bị khống chế bởi Tàu cộng

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - ...Tàu cộng sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và vẫn còn nhiều Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những tên lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương này vì hám lợi, họ sẽ khá dễ dãi và nhìn sự việc quá đơn giản, trong khi Tàu cộng thì quá thâm độc!”...

*

I. Trên biển:

1. Đảo Gạc Ma:

Bắc Kinh xây dựng nhiều cơ sở quân sự, đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ đẩy sự ổn định của các nước Đông Nam Á rơi vào tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là Việt Nam. Những căn cứ dự trù xây dựng bao gồm cả bến tàu để có thể tiếp tế và hổ trợ cho tàu hải quân khu trục. Ngoài ra, chúng ta còn thấy đường băng với chiều dài 1,6km làm căn cứ cho chiến đấu cơ J-11 của TC.

Rõ ràng, Bắc Kinh muốn thay đổi thế cân bằng quyền lực địa chính trị tại Đông Nam Á qua kế hoạch xây dựng các cơ sở quân sự bất hợp pháp này. Bắc Kinh muốn củng cố quyền lực trên Biển Đông và biến nơi này thành ao nhà và khẳng định chủ quyền trong đường lưỡi bò do họ tự vẽ ra. Bắc Kinh đang thách thức vị trí này với thế giới.

Theo ông Richard Heydarian - Đại học Ateneo, Philippines - cho rằng, Bắc Kinh muốn tạo sự đã rồi bằng cách khai hoang cải tạo và chiếm các vùng biển tranh chấp. TC tận dụng biện pháp nầy để chứng minh khi phải đối diện với phán quyết quốc tế về tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với VN và các nước láng giềng trong khu vực. Nếu TC có thể xây dựng các cơ sở tại đây, biến nó thành các hòn đảo nhân tạo và nằm trong vùng kinh tế 200 hải lý thì Bắc Kinh có thể dựa vào đó để biện hộ với phán quyết quốc tế.

Tờ South China Morning Post số ra ngày 8/6 dẫn lời của Li Jie - Viện Nghiên cứu Hải Quân TC - cho rằng, Bắc Kinh đang tìm cách biến các căn cứ tại bãi đá ngầm Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa thành một đảo nhân tạo toàn diện, bao gồm đường băng và cảng biển với ý đồ triển khai hiệu quả hơn sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Đảo nhân tạo này có diện tích gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ ở Diego Garcia ở giữa Ấn Độ Dương.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) TC đã bồi lấp diện tích hơn 100.000 m2 trên đảo Gạc Ma. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy cảnh máy ủi, máy xúc, máy hút và nạo vét bơm, hút lượng cát khổng lồ để bồi lấp ở Gạc Ma. Từ bãi đá ngầm, TC đã biến Gạc Ma trở thành một đảo nhân tạo với ý đồ sử dụng nơi đây như một cảng nước sâu. Song song với việc bồi lấp trái phép, TC đã xây dựng nhiều cơ sở, đưa nhiều trang thiết bị ra Gạc Ma với ý đồ biến nơi đây thành một căn cứ hỗn hợp với các chức năng quân sự, thông tin, hậu cần...

Với vị trí nằm giữa quân đảo Trường Sa, đá Gạc Ma là địa điểm chiến lược lý tưởng để kiểm soát phần lớn tuyến đường liên lạc trên biển cũng như các hoạt động hàng hải, hải quân ở Biển Đông.

Từ năm 2014 đến 2015, TC liên tục bồi lấp và xây đảo trái phép ở 7 bãi đá nước này kiểm soát bất hợp pháp trên Biển Đông, sau đó thiết lập các cơ sở quân sự tại đây. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy 3 đường băng dài tới 3.000 thước tại đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn. Các đường băng này đủ khả năng tiếp nhận mọi máy bay quân sự của TC.

Nhà Nghiên Cứu Bill Hayton thuộc Viện Chatham (Anh) nhận định ý đồ của TC là“mở rộng hoạt động quân sự đến cực nam Biển Đông, đe dọa Việt Nam, Philippines, Malaysia hoặc thậm chí là Hải quân Mỹ”. Báo cáo của Bộ Quốc Phòng Nhật cũng cảnh báo với các cơ sở và khí tài ở 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa, TC đang tăng cường năng lực “chống xâm nhập/ tiếp cực” (A2/AD) để đối phó với lực lượng Mỹ, bất chấp Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế La Haye ngày 12/7/2016.

2. Hoàng Sa:

Tờ Tân Hoa Xã, TC đưa tin ngày 7/10/2014, Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng sân bay băng qua đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN. Chính quyền Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc khẳng định “chủ quyền bất hợp pháp” của mình trên Biển Đông, khẳng định quyền kiểm soát mới nhất của Bắc Kinh đối với vùng lãnh hải rộng lớn ở Biển Đông sau 2 năm tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm của VN, còn TC gọi là đảo Vĩnh Hưng bất chấp sự phản ứng của VN và cộng đồng quốc tế.

Quần đảo Hoàng Sa có ảnh hưởng rất to lớn đến đường vận chuyển quan trọng chạy xuyên Biển Đông, những mỏ dầu, khí đốt lớn của khu vực. Tân Hoa Xã cho biết sân bay dài 2 km sẽ phục vụ cho mục đích quân sự. Sân bay trên đảo Phú Lâm được hoàn chỉnh không ngừng, chiến đấu cơ TC có thể hạ cánh ở khu vực Hoàng Sa để tăng cường khả năng phòng thủ ở Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) của VN. Bắc Kinh còn đơn phương và đặt trái phép giàn khoan ở khu vực tranh chấp.

Các quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới.

Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của Châu Á có 2 điểm trọng yếu:

- Thứ nhất là Eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia và Malaysia). Vị trí này vô cùng quan trọng vì tất cả hàng hóa của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua. Ba eo biển thuộc chủ quyền của Indonesia là Sunda, Blombok và Makascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo biển Malacca ngừng hoạt động vì lý do gì đó. Tuy nhiên, nếu phải vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hóa giữa Ấn Độ Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng đường dài hơn. 

- Thứ hai là vùng Biển Đông nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á. Xuất khẩu hàng hóa của Nhật phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và TC 22% (trị giá khoảng 31 tỷ USD). 

Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm radar, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè. Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.

II. Trên Đất Liền:

1. Tây Nguyên:

Khi nghiên cứu về Việt Nam, các chiến lược gia Pháp, Mỹ và VNCH trước đây thường đánh giá Tây Nguyên là địa bàn chiến lược tối quan trọng, có giá trị rất lớn về mặt quân sự, kinh tế, chiến lược. Vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức độ, nếu nước nào chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được VN & Đông Dương. Trước đó, người Pháp và Hoa Kỳ và thế giới cũng đánh giá được vị trí chiến lược yết hầu của khu vực nầy: “Đây là nóc nhà của Đông Dương” nằm liền kề ngã ba Đông Dương; vì vậy, khi chiếm lĩnh được Tây Nguyên thì cũng sẽ dễ dàng chiếm lĩnh được toàn bộ Đông Dương.

Riêng đối với chiến trường VN thì Tây Nguyên có tầm quan trọng chiến lược, bởi vì từ Tây Nguyên tiến quân xuống Nha Trang sẽ chia cắt lãnh thổ VN ra làm đôi, miền Bắc và miền Nam không tiếp ứng được nhau. Nếu như Vịnh Hạ Long và sông Bạch Đằng là tuyến phòng thủ chiến lược đường biển của nước ta thì Tây Nguyên chính là tuyến phòng thủ chiến lược trên bộ.

Ngay từ thời xưa, tổ tiên chúng ta mỗi lần đánh đuổi kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc đều nhờ voi trận và ngựa trận cung cấp cho quân kháng chiến chống quân Tàu. Tới thời Quang Trung thì Tây Nguyên lại càng có vị trí quan trọng hơn, ông đã lấy đây làm hậu cứ chống quân nhà Thanh và tấn công đè bẹp quân Chiêm Thành bẻ gãy thế gọng kềm giúp quân Thanh tấn công nước ta.

Tây Nguyên là xương sống của VN và là cái thế phòng ngự vững chắc để tái xây dựng lực lượng và dưỡng quân. Nếu để Tây Nguyên lọt vào tay quân thù thì “VN sẽ mất nước”, nếu giữ vững được Tây Nguyên thì không kẻ thù nào có thể đánh bại chúng ta.

Nói theo phong thủy, thì Trường Sa là con rồng chạy dài từ Bắc vào Nam, miệng của nó là Hàm Rồng, Thanh Hóa, còn cái đuôi của nó duỗi thẳng tới vùng Bình Thuận, còn cái lưng rồng là vùng đất Tây Nguyên. Cho nên việc đào bới Tây Nguyên thì giống như dùng dao cắt lưng rồng là điều tối kỵ của thuật phong thủy. Xưa tổ tiên chúng ta đã phải xây chùa Trấn Quốc ở Hà Nội để bảo vệ thế Rồng chầu ở Thăng Long mà nhiều nhà địa lý Tàu sang VN đã không được phép đến viếng nơi nầy. Việc bảo vệ Tây Nguyên có ý nghĩa sống còn cho thế hệ hôm nay và những thế hệ con cháu mai sau của chúng ta...

Nguyễn Tấn Dũng dâng Tây Nguyên làm quà Bắc Kinh:

Sau hàng loạt bài trên các báo chí về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên gây nhiều tai hại ở VN. Tờ Financial Times của Anh nói huỵch tẹt rằng, đây là chính “món quà của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng cho Bắc Kinh”. Bài báo của David Pilling ngày 06/5/2009, tác giả nói vụ khai thác bauxite là vấn đề nổi bật, cho thấy thực chất mối quan hệ với TC. Lần đầu tiên, một tờ báo lớn ở phương Tây dùng chữ “Quốc gia phụ thuộc” (client states) để nói về cách mối quan hệ của VN với TC.

Nhưng, điểm quan trọng là theo bài báo thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mang theo các món quà bauxite của VN, thứ tài nguyên tạo ra nhôm (He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for alumium). Tác giả David Pilling gọi đây là cách “Triều kiến Trung Cộng” (pay tribute to China).Chính tên Thủ tướng Y tá Nguyễn Tấn Dũng rước voi Tàu về giày xéo mả tổ ở Tây Nguyên, cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Lợi dụng sự ươn hèn, khiếp nhược và ngu ngốc của Thủ tướng y tá Nguyễn Tấn Dũng và bọn lãnh đạo ĐCSVN, Bắc Kinh đưa ra những yêu sách thật phi lý như:

Được quyền đưa công nhân vào Tây Nguyên bao nhiêu cũng được và tự quản lý người của họ theo quy chế ngoại giao. Có nghĩa là họ có thể đưa hàng vạn binh lính PLA, ngụy trang thành công nhân để xây dựng thành hình một chuỗi “căn cứ quân sự” được trang bị đủ loại vũ khí, đạn dược chờ cơ hội sẵn sàng đánh chiếm VN mà chánh quyền CSVN không được quyền kiểm soát. 

Công trường bauxite được khai thác theo cách làm của họ, được tự do phá hoại môi trường sinh thái, tàn phá rừng nguyên sinh vô tội vạ, thải các hóa chất xuống các dòng sông chảy qua Tây Nguyên diệt chủng các sắc dân Thượng tại Tây Nguyên và tận diệt môi trường sống của người dân Nam Bộ sống hai bên dòng sông Đồng Nai. 

Ước tính quân số QĐNDTQ (PLA) đội lốt công nhân có tới từ 3 tới 4 sư đoàn được trang bị với đầy đủ vũ khí. 

2. Cho ngoại nhân thuê và tàn phá rừng đầu nguồn:

Mặc dù Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo hiểm họa của việc lãnh đạo ĐCSVN cho người nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn trồng rừng nguyên liệu dài hạn. Nhưng, theo chỉ thị của Thủ tướng Y tá Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã cử đoàn cán bộ liên ngành trực tiếp kiểm tra hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng thời tổng hợp báo cáo 7 tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Kết quả cho thấy 10 tỉnh đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353 ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan và TC chiếm với 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.

Đây là hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh quốc gia nhiều mặt. Vì hám lợi nhất thời, ĐCSVN đã di họa cho các thế hệ về sau. Nếu mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan và Trung Cộng khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn một hiểm họa không lường. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thủy lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thủy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Những năm qua, nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu nhiều trận lũ lụt kinh hoàng, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao?

Các tỉnh bán rừng cho người nước ngoài là “tự sát” và làm hại đất nước. Còn các nước thuê rừng của nước ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Họ có thể đưa thân nhân của họ vào khai phá, trồng trọt, xây cất nhà cửa rồi sinh con đẻ cái, sẽ thành lập từng làng như: “làng Đài Loan”“làng Hồng Kông”“làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và nguy hiểm cho quốc phòng. VN hiện nay đã trở thành “lãnh thổ da beo”.

Hậu quả rừng đầu nguồn Thái Nguyên bị tàn phá vô cùng nghiêm trọng, khu vực rừng Ngàn Me thuộc xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã bị tàn phá nghiêm trọng, không những mất tài nguyên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, khả năng giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, kéo theo nhiều bất ổn về an ninh trật tự địa phương. Theo nhiều người dân địa phương, việc chặt phá rừng Ngàn Me diễn ra từ nhiều năm nay. Từ khoảng tháng 2/2013 tới nay, nhiều người nước ngoài tiến hành chặt phá rừng ồ ạt, công khai và triệt để với mục đích tàn phá môi trường sống, diện tích rừng bị tàn phá đã lên tới hàng trăm hécta.

3. Formosa Hà Tĩnh đòi thành lập Đặc khu Vũng Áng:

Đây là đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng và trong đặc khu thành lập Ban Quản Lý, trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Trong công văn số 1406022/CV-FHS ngày 10/6/2014 gởi Phó Thủ tướng Tàu khựa Hoàng Trung Hải, Formosa đưa ra đề xuất thành lập “Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện... một mình tên Việt gian Tàu khựa Hoàng Trung Hải đã toàn quyền giải quyết từ chủ trương đầu tư cho đến những ưu đãi “vô tiền khoáng hậu” dành cho dự án đầy mờ ám như chính nguồn gốc Tàu khựa của tên Việt gian vô cùng nguy hiểm này.

Do công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013: Đồng ý chủ trương cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đều do tên Tàu khựa Hoàng Trung Hải ký.

Sau khi Formosa đã tiến hành lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (tháng 12/2012) - một dự án thành phần quan trọng trong khu liên hợp có diện tích 3.300 ha. Từ đó tới nay, khu vực nầy được cho là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Người dân bình thường không thể vào trong khu vực dự án vì chủ đầu tư thuê bảo vệ canh gác tứ phía. Rõ ràng, Formosa Hà Tĩnh không chỉ là một đặc khu “bất khả xâm phạm” mà còn đang trên đường trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất nước Việt Nam.

Cũng theo báo Hải Quan, một trong những đề xuất mang tính ưu đãi như thế là “đề nghị được cắt đất để bán lâu dài cho nhân viên” mà Formosa dự kiến số lượng nhân viên cao nhất đạt 15.000 người, nếu tính cả thân nhân của họ khoảng 60.000 người như một thị trấn gần như đặc khu. Formosa cũng đề nghị được xây căn hộ để cho thuê hoặc bán lại cho nhân viên và thành lập các cơ sở hậu cần, trường học trong đặc khu với ý đồ bám trụ thời gian vô hạn định ở đây.

Giới chuyên gia cho rằng, VN sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nếu phê chuẩn dự thảo Đặc khu kinh tế ở Vũng Áng của Tập đoàn Formosa, vì nó liên quan đến an ninh quốc phòng quan trọng. Vì khu công nghiệp Vũng Áng dù là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn Đài Loan, nhưng lại sử dụng một số lượng lớn lao động người Tàu Hoa Lục. Hiện nay, số công nhân làm việc là 19.000 người, nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Tàu Hoa Lục trá hình vào làm việc. Với đợt tăng cường nầy, số lượng công nhân Tàu ở Vũng Áng đủ để thành lập 2 sư đoàn.

Vũng Áng vị trí chiến lược “cắt đôi Việt Nam”:

Vũng Áng hay Quãng Trị là những vùng lãnh thổ hẹp nhất trên đất liền của VN. Từ Vũng Áng ngó qua đảo Hải Nam không bao xa. Nếu như Bắc Kinh điều động một hạm đội cùng với lực lượng vũ trang PLA từ Hải Nam sang xâm lăng VN. Họ đã có sẵn bãi đáp lý tưởng cho việc đổ quân vì Bắc Kinh đã thuê được hàng chục cây số dọc theo bờ biển Hà Tĩnh và vùng cửa khẩu Vũng Áng.

Với 5 sư đoàn đã có sẵn làm thế “nội công ngoại kích” với 2 sư đoàn tại Vũng Áng và 3 sư đoàn từ Tây Nguyên đánh tràn xuống, chiến đấu cơ của họ ở đảo Gạc Ma và Hoàng Sa bay trên bầu trời Quãng Trị để yểm trợ quân TC. Vạch một đường chim bay từ sân bay ở Hoàng Sa đến Quãng Trị, khoảng cách rất gần cho những phi vụ không yểm cho lính bộ binh TC sẽ dễ dàng chia cắt Việt Nam ra làm đôi thì Vịnh Bắc Bộ không giao thông được với nước ngoài và không giao thông được với miền Nam Việt Nam cả đường biển và đường bộ.

4. Âm mưu của Bắc Kinh tại Hà Tĩnh - Quảng Trị và Đà Nẵng:

Tháng 10/2013, đài RFA có đăng một bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người TQ” với quy mô lớn như vậy, giống Tàu khựa có thể bám trụ khu vực này từ 25 tới 30 năm vừa để đầu tư xây dựng công trình, vừa khai thác nhà máy với mức tổng đầu tư 15 tỷ USD, nằm trên diện tích rộng tới 3.300ha, trong đó diện tích trên đất liền hơn 2.000ha và diện tích trên biển là 1.300ha. Với chừng ấy thời gian đủ để người Tàu này lấy vợ Việt, lập thành phố Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt VN thành 2 miền...

Rõ ràng, Bắc Kinh đang thực hiện cuộc di dân âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào đất nước VN một cách hợp pháp với sự tiếp tay bán nước của bọn lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN thông qua chính sách đầu tư xây dựng. Vũng Áng là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế VN về mọi mặt. Đây là một nguy cơ nghiêm trọng không thể không được báo động cho toàn dân cả nước biết. 

Từ căn cứ Du Lâm của Tàu khựa là căn cứ tàu ngầm ở thành phố Tam Á cực Nam trên đảo Hải Nam, thừ Du Lâm đến Vũng Áng và cửa Việt của VN có đường chim bay khoảng 300 tới 400 km tạo thành một “Tam giác chiến lược” và với lực lượng hải quân hùng mạnh gồm tàu tàu ngầm và tàu chiến trên mặt nước, hải quân TC rất dễ dàng khống chế và chia cắt hai miền Nam-Bắc cả đường bộ và đường biển. Vì vậy, Bắc Kinh đã thành công trong việc xây dựng hai vị trí chiến lược Vũng Áng và Cửa Việt thành những căn cứ quân sự bí mật để phục vụ cho ý đồ cực kỳ thâm độc của Bắc Kinh. 

Đất Quảng Trị tràn ngập giống Tàu khựa đến từ Hoa Lục ẩn chứa một mối hiểm họa khó lường cho dân tộc. Họ đóng vai nhà đầu tư với hành tung bí ẩn, khó hiểu và cực kỳ ngạo mạn đối với dân địa phương. Nhân dân ta rất bức xúc vì người Hoa tràn ngập ở cả vùng miền núi trọng yếu, vùng chiến lược quân sự của VN như Tây Nguyên Trung Phần, các nông trường dọc theo dãi Trường Sơn, các cửa khẩu phía Bắc và những tỉnh lỵ ở phía Nam như Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang cho đến tận cùng tỉnh Cà Mau cũng có sự hiện diện của chúng nó. 

Hiện tại mức độ xâm nhập của lũ Tàu khựa trên đất VN không thể kiểm soát được nữa, khiến nhân dân cả nước càng cảm thấy bất ổn về sự có mặt của giống Tàu khựa đi ngang dọc khắp cả mọi miền đất nước, ngay cả miền duyên hải, các cửa khẩu có mặt của Tàu khựa.

Các dự án của Bắc Kinh ở Đà nẵng tạo thành thế liên hoàn tại miền Trung Việt Nam: Có dự án trấn ở tầm cao như Tây Nguyên, tầm xa... mưu đồ của Bắc Kinh là chẹt lấy yết hầu đất nước, khống chế luôn cả khu vực Đà Nẵng đã trở thành thành phố của Bắc Kinh bên bờ Biển Đông. Nó thu hút sự chú ý của dư luận bởi sự vô tâm của Đảng & Nhà nước CSVN mà cả chính quyền địa phương đã để họ có mặt tràn ngập khắp cả đất nước, kể cả các vị trí chiến lược cũng cho bọn TC thuê vì mục đích kinh tế??? Một người Đà Nẵng chua chát nói: “Tối tối ra dường, tụi Tàu khựa đi đầy đường. Tất cả các quán dọc đường đều có treo bảng hiệu bằng tiếng Tàu, thực đơn cũng dùng chữ Tàu hết mà!!! Mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Chệt chính hiệu được thu nhỏ”. 

Những điểm trọng yếu dọc bờ biển Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới “China Beach”. Không một người địa phương nào được bén mảng đến gần khu vực xây dựng của họ: “Phóng tài khóa, thu nhân tâm” vẫn là tuyệt chiêu của bọn Chệt Bắc Kinh hay áp dụng, họ khôn khéo bỏ tiền mua chuộc các giới chức địa phương để chiếm trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến nó thành biệt khu Chệt của họ. 

5. Bắc Kinh muốn trấn đèo Hải Vân:

Dư luận quần chúng phản ứng gay gắt về việc giới cầm quyền Thừa Thiên-Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng rộng 200ha cho công ty TC Thế Diệu ở đèo Hải Vân, đây là vị trí tối quan trọng vì từ đó khống chế cả vùng trời, vùng núi và vùng biển Đà Nẵng và có thể chia cắt VN ở vĩ tuyến 16.

Trong quá khứ, VN trong quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam thì đèo Hải Vân là một trong những chướng ngại thiên nhiên, chia cắt đất nước VN. Ở đỉnh cao chiến lược hiểm trở như vậy mà để cho TC thuê để làm khu nghỉ dưỡng thì điều đó hết sức ngu xuẩn không thể chấp được, đã khiến cho quần chúng sửng sốt và phẫn nộ về chuyện nầy.

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế World Shine - Huế do doanh nghiệp TC làm chủ đầu tư với tổng số vốn 250 triệu USD, bọn Bắc Kinh được phép sử dụng diện tích 200ha tại khu vực “Cửa Khẻm”, nơi núi Hải Vân đâm ra biển. Tại đây, nhà đầu tư TC sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm Hội nghị Quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng 5 tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án nầy được triển khai theo 3 giai đoạn từ 2013 đến 2023, trên thực tế đã bắt đầu xây dựng một số hạng mục và cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, UBND thành phố Đà Nẵng đã kiến nghị Chính phủ rút giấy phép đầu tư mà Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cấp cho Công ty Thế Diệu của TC. Lý do chính quyền Đà Nẵng đưa ra dự án ở vị trí chiến lược trọng yếu về an ninh quốc phòng. Hơn nữa, trên nguyên tắc dự án nầy có một vùng chồng lấn trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chánh giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.

Vị trí chiến lược đèo Hải Vân:

Đèo Hải Vân trong đó có núi Bạch Mã với độ cao hơn 1.000 thước là khu vực mang tính chất quân sự, một vị trí chiến lược hiểm yếu trong hệ thống phòng thủ đất nước. Vì vậy, xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Lăng Cô nằm trong khu vực Cửa Khẻm không chỉ đơn giản chỉ là dự án về kinh tế, nó che giấu mục tiêu xa hơn là vấn đề quân sự của Bắc Kinh muốn thực hiện từng bước kế hoạch thôn tính nước ta đang có những tranh chấp về biển đảo.

Nếu Bắc Kinh khống chế được vị trí chiến lược đèo Hải Vân là kiểm soát được cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực Đà Nẵng, nó có tầm ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ lãnh thổ cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Một khi xảy ra chiến tranh Việt-Trung thì lực lượng vũ trang Tàu cộng sẽ dễ dàng chia cắt đất nước VN làm đôi.

Hơn nữa, nếu tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép cho phía TC xây khu du lịch nằm ngay mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà cách đó không xa. Toàn cảnh khu vực này chính là yết hầu của Vịnh Đà Nẵng với đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tạo thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc mà Vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực cực kỳ trọng yếu trên dọc tuyến biển VN. Nếu hải quân TC khống chế được vị trí nầy thì tất cả tàu chiến của Hải quân VN muốn ra vào khu vực cảng Vùng 3 Hải quân, họ sẽ hay biết hết trong bối cảnh Hải quân VN đang tăng cường năng lực bảo vệ vùng biển sẵn sàng đối phó với diễn biến ngày càng phức tạp trên Biển Đông sau khi sự kiện Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế của VN.

Việt Nam cần phải đề cao cảnh giác nhiều doanh nghiệp TC bề ngoài là làm kinh tế để che đậy âm mưu gián điệp, điều nghiên địa hình, địa vật và những khu vực trọng điểm để nắm vững tình hình mọi sinh hoạt tại địa điểm để phục vụ cho chiến tranh xâm lược nước ta khi cần thiết. Nếu không, bỗng dưng họ đi thả bè nuôi cá ngay trong khu vực cảng Cam Ranh và cả ở Đà Nẵng. Hiện có đông đảo lũ Tàu Khựa nuôi cá bè ngoài bán đảo Sơn Trà và những nhóm người nầy đều là thành viên trực thuộc của tập đoàn công ty CP Thế Diệu chứ không phải ngoài ai khác.

Bán đảo Sơn Trà với khu du lịch trên đèo Hải Vân đều nằm ở vị trí “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng. Nếu bọn Tàu Khựa này không có mưu đồ đen tối thì làm gì chúng bỏ ra hàng trăm triệu USD để kinh doanh một khu vực hẻo lánh trên đèo Hải Vân? Có phải vì đèo Hải Vân là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng bao trùm cả vịnh Đà Nẵng, chiếm được vị trí này sẽ khống chế được cả vịnh Đà Nẵng?

Theo tên Chủ tịch “đầu tôm” tỉnh Thừa Thiên Nguyễn Văn Cao, hắn cũng giống như nguyên Thủ tướng Y tá Nguyễn Tấn Dũng có biết gì vị trí chiến lược đèo Hải Vân và Tây Nguyên đâu? Chúng nó chỉ biết có đô la và địa vị mà thôi. Tên Nguyễn Văn Cao khẳng định rằng: “Khi làm họ đã xin ý kiến các ngành quân đội (gồm cả bộ đội biên phòng). Các ngành nầy đều khẳng định thực hiện được dự án”. Đúng là đồ bố láo!

Tháng 8/2016 năm nay, dự án Khu nghĩ dưỡng Quốc tế World Shine - Huế đã được chuyển sang triển khai tại khu vực ven biển xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, Huế). Vị trí mới cách vị trí cũ khoảng 15km và tên dự án được đổi thành Khu nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn - Lăng Cô. Dự án này được xây dựng trên diện tích 110ha đất với tổng mức đầu tư 368 triệu USD, thực hiện từ nay đến năm 2022.

6. Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Tàu cộng:

Cảng Chân Mây là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhờ được mũi Chân Mây Đông của dãy Hòn Dòn che chắn, nên vùng nước xung quanh cảng biển với độ sâu tới 14m vốn kín gió và lặng sóng này đã trở thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền tránh gió bão.

Khu vực Chân Mây - Lăng Cô là một vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng, bởi nó là dãi đất hẹp nằm dưới chân đèo Hải Vân chưa kể trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn này còn có hai đèo núi hiểm trở là đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng. Do tầm quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của Chân Mây - Lăng Cô đối với VN như thế nên thật dễ hiểu khi TC, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc luôn tìm mọi cách để đặt được đặt chân vào vùng đất này.

Ngày 8/10/2015, VOA đã đăng bài “Người TQ lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô - Thừa Thiên Huế?” trong đó chúng tôi đã vạch trần âm mưu của tập đoàn Trung Nam Hải khi lập một công ty ma ở Singapore rồi lấy pháp nhân của doanh nghiệp ma này để đầu tư xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng rộng hàng trăm ha ở đây.

Đặc biệt mới đây chúng tôi còn phát hiện ra một công ty có bóng dáng của Bắc Kinh đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến số 3 cảng Chân Mây. Dự án có diện tích 12 ha, tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng, chiều dài cầu cảng trong giấy phép là 270m (nhưng chúng tôi tìm hiểu tại thực địa lại lên đến 400m), do Công ty TNHH Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ ngày 26/9/2015, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 9/2018. Đây là hải cảng tổng hợp, cung cấp dịch vụ hậu cần, cảng đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 DWT ra vào bốc dở hàng.

Đừng quên rằng, Hào Hưng Huế là công ty con của Công ty TNHH Hào Hưng, một doanh nghiệp có trụ sở ở Quận 11, Tp Sài Gòn. Điều đáng nói là mặc dù đã lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất VN, với hơn 20 chi nhánh trên khắp cả nước, nhưng thông tin về Hào Hưng lại rất bí ẩn. Người ta chỉ biết đó là một công ty của người Hoa, do một người Hoa là Thang Văn Hóa làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc với khách hàng chủ yếu là từ Hoa Lục.

Tháng 7/2015, một công ty con khác của Hào Hưng là Hào Hưng Quảng Ngãi đã mua một lúc 141 xe đầu kéo và xe tải do TC sản xuất. Còn báo Nông Nghiệp VN ngày 21/10/2015 thì viết rõ Hào Hưng là doanh nghiệp của Tàu Cộng không chỉ ở Chân Mây. Từ năm 2012, thông qua Công ty TNHH Hào Hưng Quảng Ngãi, Hào Hưng còn đầu tư xây dựng một bến cảng chuyên dùng khác tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Dự án với diện tích đất sử dụng khoảng 23ha và tổng vốn đầu tư trên 711,6 tỷ VNĐ này sắp sửa hoàn thành và đi vào hoạt động.

Một hoạt động không kém phần nguy hiểm nữa của Hào Hưng là họ đang thuê đất trồng rừng nguyên liệu ở nhiều địa bàn trên cả nước, đặc biệt là tại những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Chẳng hạn, theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 12/10/2015, UBND tỉnh Cà Mau đã cho Hào Hưng thuê hơn 63ha đất tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần văn Thời, tức ngay bên bờ cực Nam của Tổ quốc trong thời gian 49 năm. Kiểm soát được vị trí đó, TC có thể giám sát được mọi động tĩnh của quân đội VN cả trên đất liền, lẫn trên biển ở xung quanh khu vực, đồng thời phối hợp với các dự án kinh tế trá hình khác mà họ đã và đang tìm cách thực hiện tại những vị trí xung yếu như Vĩnh Tân (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu), Duyên Hải (Trà Vinh), Nhiệt điện Sông Hậu và nhà máy Lee & Man VN (Hậu Giang)... để tạo thành một chuỗi căn cứ quân sự liên hoàn hòng bao vây và chia cắt Nam Bộ khi hữu sự.

Kết luận:

Trước khi tạm chấm dứt chủ đề bài viết này, tôi xin mượn lời của một người Nhật đã sinh sống và làm khá lâu tại VN đã lên tiếng cảnh báo chúng ta. Tôi xin phép được tóm lược:

“...Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt Nam, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người TC nhắm đến, tuy nhiên dân tộc VN không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược (Ngoại trừ tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN quá khiếp nhược, ươn hèn với giặc, ác với dân). Âm mưu của giống Tàu khựa sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không ngừng cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn”từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn.

Từ thời xưa, giống Tàu khựa đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều nầy vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người TQ được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận và sau đó độc chiếm trọn vẹn toàn bộ lãnh thổ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông - từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền TC trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam.

Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của TC gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty VN thành công ty Tàu khựa, tăng cường sự hiện diện của người Tàu khựa tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế - nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40 km). Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân, nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của VN.

Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để giống Tàu khựa đồng hóa, cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Hoa nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì căn cứ Du Lâm của TC tên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320-350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam-Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển.

Các bạn VN nên nhớ rằng, TC sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những tên lãnh đạo từ Trung Ương tới địa phương này vì hám lợi, họ sẽ khá dễ dãi và nhìn sự việc quá đơn giản, trong khi người TQ thì quá thâm độc!

“Mất đất là mất nước”! Ngày nào những tên lãnh đạo thiến heo, thiến bò ĐCSVN còn thống trị quê hương chúng ta thì sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ trở thành khu tự trị như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và chúng ta sẽ thành dân tộc thiểu số ngay trên quê hương của chúng ta. Ngày mất nước về tay Tàu Cộng chắc chắn sẽ không còn xa, chậm nhất là đến năm 2020...

11.09.2016

Tổng hợp & nhận định