Sunday, February 8, 2015

Chuyện gì sẽ xảy ra ở Việt Nam năm 2015?


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/2/2015. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/2/2015.
x
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/2/2015.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 2/2/2015.
Không cần có tài tiên tri, chỉ cần theo dõi sinh hoạt chính trị Việt Nam một chút, ai cũng dễ dàng nhận thấy năm 2015 này sẽ có nhiều chuyển biến phức tạp, có khi, ngoạn mục trên sân khấu chính trị Việt Nam.
Trước hết, về phương diện đối nội, trong năm nay, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ đấu đá với nhau để giành những chức vụ cao cấp nhất trong guồng máy đảng và nhà nước vào kỳ đại hội đảng dự định sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016.
Bình thường, vào những dịp như thế này, sự đấu đá lúc nào cũng gay gắt nhưng năm nay mức độ gay gắt có lẽ sẽ tăng mạnh với hai đặc điểm chính. Một là một phương tiện mới: internet; và hai là một khía cạnh mới: tham nhũng. Tiêu biểu nhất cho hai đặc điểm này là tờ báo mạng Chân Dung Quyền Lực đang gây sôi nổi trong dư luận. Chúng ta không thể biết rõ ai đứng đằng sau trang mạng Chân Dung Quyền Lực nhưng có điều hầu như chắc chắn: Đó là một mặt trận giữa các cán bộ trong giới lãnh đạo trong cuộc chạy đua vào những chiếc ghế cao nhất trong hệ thống đảng và chính quyền. Càng gần ngày đại hội đảng, nội dung của việc tố cáo trên trang Chân Dung Quyền Lực có lẽ sẽ tập trung và cũng mạnh mẽ hơn. Đó là chưa kể một số trang mạng mới có chức năng tương tự sẽ được ra đời. Cho đến nay, trên Chân Dung Quyền Lực, Nguyễn Tấn Dũng vẫn được khen ngợi nồng nhiệt, nhưng trong tương lai, nếu Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu vận động để tranh giành chiếc ghế Tổng bí thư, chắc chắn sẽ có những trang mạng khác phanh phui tài sản của ông cũng như của con cái và họ hàng của ông.
Nói đến các cuộc tranh chấp trong nội bộ đảng Cộng sản, có một điểm cần được ghi nhận:  Trước, chúng được che giấu rất kỹ; sau, qua mạng lưới internet, tin tức bị xì ra ngoài càng lúc càng nhiều. Trước, có vụ xì tin về “đồng chí X” bị Bộ Chính trị cảnh cáo; sau, gần đây hơn, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong Trung ương đảng được tiết lộ, ở đó, “đồng chí X” lại được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất. Khi các cuộc tranh chấp nội bộ càng quyết liệt, có lẽ các tin tức từ bên trong sẽ được tiết lộ càng nhiều.
Về phương diện đối ngoại, năm 2015 này sẽ có mấy vấn đề chính.
Thứ nhất, trong quan hệ với Trung Quốc, một trong những mục tiêu lớn nhất mà Trung Quốc nhắm tới chắc chắn là gây áp lực để Việt Nam phải bầu những người thân Trung Quốc lên những vị trí cao nhất trong guồng máy lãnh đạo. Đây là điều Trung Quốc vẫn thường làm trong các kỳ đại hội đảng trước kia.
Chỉ có điều là không ai có thể biết chắc Trung Quốc sẽ chọn biện pháp nào để gây áp lực lên chính quyền Việt Nam. Tôi nghĩ chỉ có một trong hai khả năng. Một là đe doạ bằng cách tăng cường các hoạt động quấy phá trên Biển Đông; hai là, nhẹ nhàng hơn, tránh các xung đột có thể làm nảy sinh tư tưởng bài Trung Quốc trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi nghĩ khả năng thứ hai sẽ được chọn lựa vì nó hợp với các mục tiêu chiến lược “một vành đai và một con đường” (one belt, one road) mà Trung Quốc đang nhắm tới với nội dung chính là phát triển một vành đai tơ lụa về kinh tế (silk road economic belt) để nối liền Trung Quốc với châu Âu qua ngả Trung và Tây Á và một con đường tơ lụa hàng hải (maritime silk road) để nối liền Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á và châu Phi. Để mở rộng con đường và vành đai này, trong năm qua, Trung Quốc đã chọn lựa các giải pháp mạnh bạo như đơn phương thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên Hoa Đông (ADIZ) cũng như mang giàn khoan HD-981 đến thăm dò dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Những hành động phô trương sức mạnh ấy chỉ gây ra các phản ứng ngược khiến một số quốc gia trong vùng, một mặt, đoàn kết với nhau hơn (như giữa Việt Nam, Philippines và Nhật Bản); mặt khác, khiến họ ủng hộ chính sách quay về với châu Á của Mỹ hơn.
Hơn nữa, riêng trong quan hệ với Việt Nam, bất cứ hành động đe doạ công khai nào cũng chỉ làm cho giới lãnh đạo Việt Nam đoàn kết với nhau sau lưng những người có chủ trương cứng rắn trong việc bảo vệ Biển Đông và đẩy họ vào cái thế không còn chọn lựa nào khác ngoài việc bắt tay với Mỹ. Bởi vậy, tôi tiên đoán trong năm 2015, áp lực chính của Trung Quốc lên Việt Nam chủ yếu ở hai lãnh vực kinh tế và ngoại giao. Trung Quốc sẽ chỉ mạnh tay với Việt Nam sau khi đại hội đảng kết thúc vào đầu năm 2016.
Thứ hai, trong quan hệ với các nước khác, Việt Nam có hai mục tiêu chính: Một, về phương diện kinh tế, cố gắng để Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership) được ký kết; và hai, về phương diện chính trị, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là Philippines, Nhật Bản và Mỹ. Cả hai mục tiêu này đều nhắm đến một mục tiêu khác, quan trọng hơn: dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trong các mục tiêu vừa nói, Việt Nam có hai trở ngại chính: Một là vấn đề nhân quyền và hai là áp lực của Trung Quốc. Trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, Mỹ lúc nào cũng xem việc cải thiện nhân quyền là một trong những điều kiện chính yếu để tăng cường sự hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, yêu sách này vẫn không gây nhiều trở ngại cho bằng những sự phản đối từ Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không ngồi yên để Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hợp tác về quân sự với Nhật Bản, Philippines và Mỹ. Có thể tiên đoán Việt Nam sẽ chọn các giải pháp liên kết một cách dè dặt và chậm rãi hơn. Điều này, một mặt, không làm Trung Quốc nổi giận, nhưng mặt khác, lại làm Việt Nam lỡ cơ hội phát triển cả về ngoại giao, chính trị lẫn quân sự để có thể đủ sức đương đầu với Trung Quốc khi Trung Quốc chọn giải pháp mạnh tay nhằm hiện thực hoá con đường lưỡi bò trên Biển Đông.
Nói cách khác Trung Quốc có rất nhiều thời gian để làm bá chủ trên Biển Đông nhưng Việt Nam chỉ có một số cơ hội để xây dựng các liên minh chiến lược nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của mình. Năm 2015 này là một trong những cơ hội hiếm hoi ấy.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thực hư Đảng viên CS không thể nhập tịch Mỹ?

Theo BBC-4 giờ trướcHangout

Nhà báo Trần Nhật Phong khẳng định có các quy định về nhập quốc tịch Mỹ với đối tượng là Đảng viên Cộng sản.

Các khách mời của Bàn tròn Cuối tuần của BBC thảo luận một số chủ đề được quan tâm trong tuần từ việc thực hư Đảng viên Cộng sản không được nhập quốc tịch ở Mỹ, tới tài liệu mới công bố trên báo Việt Nam hôm 3/2/2015 về một chuyến công cán của Tướng Lê Đức Anh gặp Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân 14 năm trước nay mới được công khai.
Tuần này, một số luật gia người Việt và nhà quan sát từ Hoa Kỳ dẫn lại một số điều luật và quy định về di trú và nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ.
Trong đó, liên quan tới những người nộp đơn xin 'vô dân' đến từ các quốc gia theo thế chế cộng sản hoặc có liên quan tới đảng cộng sản, các ý kiến quan sát này nêu ra một số điểm sư sau.
Theo Bộ An ninh Nội địa và Cơ Quan Di trú và Nhập tịch Mỹ (U.S. Immigration and Naturalization Service – Department of Homeland Security) một người nếu là đảng viên đảng cộng sản hay có liên hệ với đảng cộng sản trong vòng 10 năm trước ngày nộp đơn và cho đến ngày tuyên thệ gia nhập quốc tịch thì sẽ không được nhập quốc tịch Mỹ.
Tuy nhiên điều luật này có thể được miễn trừ nếu người xin nhập quốc tịch chứng minh được, bao gồm những điều sau đây nhưng không phải nhất thiết là tất cả:
(1) Việc họ tham gia đảng cộng sản hay mối liên hệ với nó là việc không tự nguyện, (2) khi tham gia họ không có sự nhận thức về mục đích của tổ chức của đảng cộng sản và khi có nhận thức về điều đó họ đã chấm dứt quan hệ với tổ chức, (3) họ đã chấm dứt quan hệ với đảng cộng sản trước năm 16 tuổi, (4) họ tham gia đảng cộng sản vì đó là sự bắt buộc phải chấp hành theo quy trình pháp luật, (5) họ tham gia đảng cộng sản vì những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như để có được việc làm, được phân phối thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác; và (6) họ đã không còn là đảng viên đảng cộng sản trên 10 năm."

'Thực sự có câu hỏi đó'

Bình luận về diễn biến này, nhà báo, đạo diễn Trần Nhật Phong, khách mời từ California Hoa Kỳ nói:
"Thực sự là khi quý vị nhập quốc tịch Hoa Kỳ thì ở trong cái đơn N400, thì thực sự họ có câu hỏi đó. Tức là quý vị có đang là thành viên, đảng viên của đảng cộng sản hay là những tổ chức có các thái độ thù nghịch với Hoa Kỳ hay không.
"Đây là câu hỏi chính thức nằm trong 100 câu hỏi khi quý vị đi thi quốc tịch Hoa Kỳ."
Tuy nhiên, cũng theo ông Phong, những câu hỏi này vốn thường được đặt ra vào những năm thập nhiên 1980 mà nay ít được các nhân viên sở di trú, hoặc cơ quan xét quốc tịch đặt ra, đã được khơi lại gần đây do một lý do chính.
Vietnam Net
Tư liệu mới công bố hôm 3/2/2015 nói rõ vai trò của ông Lê Đức Anh trong các thương thảo kín với Trung Quốc.
Ông nói: "Thập niên 80 khi quý vị đi thi quốc tịch, tại vì người Việt Nam đa số thời điểm đó là những người đi vượt biển, những người rời khỏi Việt Nam bằng thái độ chính trị, tức là họ có sự bất công về chính trị, bất công về cuộc sống và họ bị đàn áp ở trong Việt Nam.
"Và họ đi với hai thân phận, một là tị nạn cộng sản, còn hai là tị nạn chính trị, do đó khi họ đi thi quốc tịch ở thập niên 80 thì họ luôn bị đặt câu hỏi này...
"Bước qua thập niên 90, tức là sau khi mà đóng cửa các trại tị nạn rồi, và mở lại chương trình ODB lẫn chương trình HO, thì các sỹ quan (nhân viên) Sở di trú lại ít hỏi điều này.
"Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thì lại bị đặt vấn đề trở lại, trong thời gian gần đây đa số bên cộng đồng đặt vấn đề nhiều hơn, tức là những người nào có thái độ tiếp cận với viên chức nhà nước Việt Nam, làm ăn trong Việt Nam, hay tiếp cận với những đảng viên đảng cộng sản.
"Thì họ luôn bị đặt vấn đề là ngày xưa anh khai láo như thế nào để anh qua Mỹ, đại khái như vậy và có tiếp cận, do đó vấn đề được đặt trở lại bây giờ."

'Ca ngợi công lao'

Về sự kiện trên báo chí Việt Nam hôm 3/2 công bố tư liệu về chuyến công du đặc biệt của Tướng Lê Đức Anh, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, qua Trung Quốc, tiếp kiến các ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng vào tháng 7/1991, mà nay vừa được Vietnamnet công bố.
Ông Đặng Xương Hùng
Ông Đặng Xương Hùng nói tư liệu mới cho thấy sự nhịn nhục của lãnh đạo VN để 'đổi lấy quan hệ hai nước'.

Từ Geneva, ông 
Đặng Xương Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva, bình luận:
"Cái này tôi thấy rằng anh thư ký (Đại tá) Khuất Biên Hòa) có viết lại bài này chắc có sự đồng ý của ông Đại tướng Lê Đức Anh rồi. Tức là khi ông này cũng đã nhiều tuổi rồi và cũng có vẻ trong trào lưu hiện nay, một vài vị như ông Đỗ Mười, rồi ông Lê Đức Anh đã cao tuổi, thì hiện tượng các đồng chí thư ký viết bài để tuyên dương, để mà ca ngợi công lao của các vị đó.
"Tuy nhiên đây là những cơ hội tốt để chúng ta thấy những tài liệu mà từ lâu nó nằm trong hồ sơ của lãnh đạo Việt Nam và bây giờ nó được đưa ra và chúng ta có thể thấy rõ thêm là Hội nghị Thành Đô năm 1990 và tác giả của nó là ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và người cổ vũ mạnh mẽ nhất là ông Lê Đức Anh, lúc đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng."

'Đi xin chỉ thị?'

Tư liệu được tờ VietnamNet hômm 03/2 công bố từ tài liệu của Đại tá Khuất Biên Hòa có đoạn ghi lại chi tiết lời nói của ông Lê Đức Anh khi tiếp kiến ông Giang Trạch Dân hôm 31/7/1991:
Tư liệu trên Việt Nam Net
Tư liệu do ông Khuất Biên Hòa cung cấp được nói là từ kho 'lưu trữ của Phòng Lưu trữ Văn phòng Chủ tịch Nước'.
"Hôm qua chúng tôi được đồng chí Lý Bằng tiếp và cho phương hướng giải quyết những vấn đề thuộc Nhà nước. Chúng tôi rất phấn khởi. Hôm nay gặp đồng chí Tổng bí thư, xin đề nghị đồng chí Tổng bí thư cho ý kiến về những mong muốn của Đảng chúng tôi, về việc Đoàn cấp cao Đảng và Nhà nước chúng tôi do đồng chí Đỗ Mười dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc mở đầu trang sử mới trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước sau hơn mười năm trắc trở," Tướng Anh được tài liệu dẫn lời nói.
"Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, Bộ Chính trị và ba đồng chí Cố vấn mong rằng sự kiện đó sẽ được thực hiện trong năm 1991 này. Được như thế thì rất đáng phấn khởi không chỉ đối với lãnh đạo mà cả đối với toàn Đảng, toàn dân chúng tôi."
Trước câu hỏi liệu các đặt vấn đề 'xin cho ý kiến' và 'xin cho phương hướng' của đại diện Đảng, nhà nước Việt Nam như vậy trước lãnh đạo quốc gia khác có 'phù hợp' không, có phải là 'xin chỉ thị' của lãnh đạo nước ngoài hay không, ông Đặng Xương Hùng bình luận tiếp:
"Như vậy nó thể hiện sự nhịn nhục của lãnh đạo Việt Nam trong giai đoạn đó để mà đổi lấy quan hệ hai nước."
Các khách mời của Bàn tròn Cuối tuần của BBC cũng chia sẻ không khí chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Mùi hiện nay ra sao từ tiểu bang California, Hoa Kỳ hay ở Geneva, Thụy Sỹ.
Mời quý vị theo dõi toàn văn nội dung cuộc Tọa đàm hôm 08/2/2015 tại đâyhttp://bit.ly/1AKkZeL và tại đây http://bit.ly/1A6OLsX.

Những chiến đấu cơ khủng trong chiến dịch tiêu diệt IS

Theo zing.vn-05:26 NGÀY 08/02/2015
Chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) của liên quân quốc tế hiện chỉ tập trung không kích các mục tiêu kẻ thù ở Syria, Iraq và do các máy bay chiến đấu hiện đại đảm nhiệm.

Máy bay chiến đấu Tornado G-4: Chính phủ Anh ban đầu dự định triển khai 6 chiếc Tornado tham gia chiến dịch tiêu diệt IS. Ngày 3/10, Thủ tướng David Cameron tuyên bố tăng thêm 2 máy bay. Tornado là một trong những máy bay chủ lực của không quân Hoàng gia Anh kể từ thập niên 1980. Ngoài khả năng ném bom, Tornado còn có thể đảm nhận hoạt động tuần tra và theo dõi các mục tiêu IS ở Iraq.
 Máy bay chiến đấu Tornado G-4: Chính phủ Anh ban đầu dự định triển khai 6 chiếc Tornado tham gia chiến dịch tiêu diệt IS. Ngày 3/10, Thủ tướng David Cameron tuyên bố tăng thêm 2 máy bay. Tornado là một trong những phi cơ chủ lực của không quân Hoàng gia Anh kể từ thập niên 1980. Ngoài khả năng ném bom, Tornado còn có thể đảm nhận hoạt động tuần tra và theo dõi các mục tiêu IS ở Iraq. Ảnh: AP
Máy bay giám sát Rivet Joint: Anh triển khai các máy bay giám sát Rivet Joint tham gia chiến dịch ở Iraq cùng với những chiến đấu cơ Tornado. Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết thông tin mà Rivet Joint thu thập
Máy bay giám sát Rivet Joint: Anh triển khai các máy bay giám sát Rivet Joint tham gia chiến dịch ở Iraq cùng với những chiến đấu cơ Tornado. Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết thông tin mà Rivet Joint thu thập "giúp chúng ta hiểu hơn về hoàn cảnh của người dân miền bắc Iraq khi phải sống trong mối đe dọa từ IS". Ảnh: BBC
Máy bay vận tải Lockheed C-130: Máy bay C-130 sử dụng trong nhiệm vụ thả hàng viện trợ khẩn cấp, gồm nước uống, thực phẩm và la bàn định hướng, cho những người dân bị mắt kẹt giữa vùng chiến sự tại Iraq. Một trong những tộc người hưởng lợi nhiều nhất từ chiến dịch này là bộ tộc Yazidi, một tộc người thiểu số ở Iraq mà phiến quân IS muốn tận diệt. Họ phải rời bỏ làng quê và đi sơ tán để tránh sự truy sát của IS.
Máy bay vận tải Lockheed C-130: Máy bay C-130 sử dụng trong nhiệm vụ thả hàng viện trợ khẩn cấp, gồm nước uống, thực phẩm và la bàn định hướng, cho những người dân bị mắc kẹt giữa vùng chiến sự tại Iraq. Một trong những tộc người hưởng lợi nhiều nhất từ chiến dịch này là bộ tộc Yazidi, tộc người thiểu số ở Iraq mà phiến quân IS muốn tận diệt. Họ phải rời bỏ làng quê và đi sơ tán để tránh sự truy sát của IS. Ảnh: AFP
Trực thăng Chinook: Bên cạnh những máy bay chiến đấu trực tiếp, Anh cũng điều động 4 trực thăng Chinook trong tình trạng sẵn sàng để vận chuyển người tị nạn rời khỏi vùng bạo lực nếu cần thiết. Mỗi chiếc Chinook có thể chở khoảng 75 người. Tuy nhiên, đến nay, lực lượng đặc nhiệm Mỹ cho biết người tị nạn ở vùng núi Sinjar (bắc Iraq) tương đối ít so với những thông tin ban đầu.
Trực thăng Chinook: Bên cạnh những máy bay chiến đấu trực tiếp, Anh cũng điều động 4 trực thăng Chinook trong tình trạng sẵn sàng để vận chuyển người tị nạn rời khỏi vùng chiến sự nếu cần thiết. Mỗi chiếc Chinook có thể chở khoảng 75 người.
Tuy nhiên, đến nay, lực lượng đặc nhiệm Mỹ cho biết người tị nạn ở vùng núi Sinjar (bắc Iraq) tương đối ít so với những thông tin ban đầu. Ảnh: BBC
Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ: Máy bay chiến đấu tàng hình này của Mỹ tham gia chiến dịch không kích tiêu diệt IS đầu tiên trên trận địa ở Syria. F-22 trang bị tên lửa không đối đất và bom dẫn đường, khả năng tấn công mục tiêu chính xác cao.
Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ: Máy bay chiến đấu tàng hình này của Mỹ tham gia chiến dịch không kích tiêu diệt IS đầu tiên trên trận địa ở Syria. F-22 trang bị tên lửa không đối đất và bom dẫn đường, khả năng tấn công mục tiêu chính xác cao. Ảnh: Reuters
Máy bay F-18 Hornet: F-18 là máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ, có thể vừa thực hiện nhiệm vụ giám sát, vừa không kích tiêu diệt các mục tiêu kẻ thù. Nhà sản xuất trang bị cho những chiếc F-18 một hệ thống radar tinh vi để có thể theo dõi mục tiêu từ khoảng cách rất xa trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài Mỹ, không quân Australia cũng phái những máy bay F-18 Super Hornet đến Trung Đông để tham gia chiến dịch tiêu diệt IS, cùng với các máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp nhiên liệu.
Máy bay F-18 Hornet: F-18 là máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ, có thể vừa thực hiện nhiệm vụ giám sát, vừa không kích tiêu diệt các mục tiêu kẻ thù. Nhà sản xuất trang bị cho những chiếc F-18 một hệ thống radar tinh vi để có thể theo dõi mục tiêu từ khoảng cách rất xa trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài Mỹ, không quân Australia cũng phái những máy bay F-18 Super Hornet đến Trung Đông để tham gia chiến dịch tiêu diệt IS, cùng với các máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp nhiên liệu. Ảnh: AFP
Máy bay EA-18G Growler: Growler là máy bay phiên bản công nghệ cao của F-18 Super Hornet. Nó có thể phá hoại hệ thống phòng không của kẻ thù bằng công nghệ gây nhiễu loạn, đồng thời là một trong những máy bay hộ tống các chiến đấu cơ khác. Growler có thể xuất kích từ mặt đất hoặc từ tàu sân bay.
Máy bay EA-18G Growler: Growler là máy bay phiên bản công nghệ cao của F-18 Super Hornet. Nó có thể phá hoại hệ thống phòng không của kẻ thù bằng công nghệ gây nhiễu loạn, đồng thời là một trong những máy bay hộ tống các chiến đấu cơ khác. Growler có thể xuất kích từ mặt đất hoặc từ tàu sân bay. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Máy bay F-15E Strike Eagle: F-15E Strike Eagle có thể thực hiện cả các chiến dịch không tấn công trên không và tấn công các mục tiêu dưới mặt đất. Mỹ triển khai máy bay này tiêu diệt IS vì khả năng bay ở độ cao vừa phải, bất kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Máy bay F-15E Strike Eagle: F-15E Strike Eagle có thể thực hiện cả các chiến dịch tấn công trên không và tấn công các mục tiêu dưới mặt đất. Mỹ triển khai máy bay này tiêu diệt IS vì khả năng bay ở độ cao vừa phải, bất kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: USAF
Máy bay B-1B Lancer: B-1B Lancer là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ, tham gia chiến dịch tiêu diệt các mục tiêu IS ở bắc Iraq và Syria, theo dõi và tấn công các mục tiêu là xe quân sự của phiến quân đang di chuyển.
Máy bay B-1B Lancer: B-1B Lancer là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ, tham gia chiến dịch tiêu diệt các mục tiêu IS ở bắc Iraq và Syria, theo dõi và tấn công các mục tiêu là xe quân sự của phiến quân đang di chuyển. Ảnh: AFP
Máy bay Dassault Rafale của Pháp: Pháp là quốc gia thứ hai tham gia chiến dịch tiêu diệt IS do Mỹ khởi xướng. Dassault Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ trên không, tấn công các mục tiêu mặt đất, và do thám. Máy bay trang bị công nghệ phát hiện và theo dõi đến 8 mục tiêu, tái tạo bản đồ 3D để định hướng. Sứ mệnh không kích đầu tiên của máy bay Pháp diễn ra ngày 19/9, tiêu diệt một cơ sở chứa vũ khí, nhiên liệu và xe của IS ở miền đông bắc Iraq.
Máy bay Dassault Rafale của Pháp: Pháp là quốc gia thứ hai tham gia chiến dịch tiêu diệt IS do Mỹ khởi xướng. Dassault Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ trên không, tấn công các mục tiêu mặt đất, và do thám. Máy bay trang bị công nghệ phát hiện và theo dõi đến 8 mục tiêu, tái tạo bản đồ 3D để định hướng. Sứ mệnh không kích đầu tiên của máy bay Pháp diễn ra ngày 19/9, tiêu diệt một cơ sở chứa vũ khí, nhiên liệu và xe của IS ở miền đông bắc Iraq. Ảnh: Reuters
F-16 Fighting Falcon: Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng mà nhiều nước tham gia chiến dịch tiêu diệt IS đã sử dụng, như Jordan, Bahrain, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ. Khác với những nước phương Tây chủ yếu không kích IS ở Iraq, máy bay của các đồng minh Ả rập tấn công căn cứ IS tại Syria. Ngoài khả năng phóng tên lửa không đối không Sidewinders và không đối đất Maverick, máy bay F-16 còn có thể thực hiện những vụ dội bom và gây nhiễu loạn tín hiệu radar.
F-16 Fighting Falcon: Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng mà nhiều nước tham gia chiến dịch tiêu diệt IS đã sử dụng, như Jordan, Bahrain, các Tiểu vương quốc Aran thống nhất (UAE), Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ. Nếu những nước phương Tây chủ yếu không kích IS ở Iraq, máy bay của các đồng minh Arab tấn công căn cứ IS tại Syria. Ngoài khả năng phóng tên lửa không đối không Sidewinders và không đối đất Maverick, máy bay F-16 còn có thể thực hiện những vụ dội bom và gây nhiễu loạn tín hiệu radar. Ảnh: BBC

Minh Anh

Vì sao Mỹ muốn kinh tế Nga thoi thóp?

(Baodatviet) - Làm suy yếu hay thậm chí sụp đổ nền kinh tế Nga không phải là mục tiêu của Mỹ, Phó Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố tại hội nghị an ninh Munich.

Tuy nhiên, ông Biden cảnh báo Nga trước những hậu quả kinh tế ngày càng gia tăn liên quan chính sách của nước này với Ukraine.
"Tổng thống Putin phải dưa ra một quyết định đơn giản, đó là hoặc rút (lực lượng) khỏi Ukraine hoặc phải tính tới những tổn hại về kinh tế ngày càng lớn của nước này".
Trong phát biểu của mình, Phó Tổng thống Biden cũng chỉ trích Nga ngày càng "rời xa cộng đồng các nước dân chủ," mặc dù Mỹ và châu Âu vài năm trước đã đề xuất tái khởi động mối quan hệ cũng như liên kết về kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn với Moscow, song rất tiếc Tổng thống Putin đã "lựa chọn một con đường khác". 
 một cửa hiệu thời trang ở St.Petersburg. Nền kinh tế Nga đang khủng hoảng do giá dầu và cấm vận phương Tây
Nền kinh tế Nga đang khủng hoảng do giá dầu và cấm vận phương Tây. Trong ảnh là một cửa hiệu thời trang ở St.Petersburg. 
Ông cũng cho rằng phương Tây cũng sẽ không chấp nhận nước nào thiết lập phạm vi ảnh hưởng của mình, khẳng định Mỹ và châu Âu phải quyết tâm và luôn thống nhất việc hỗ trợ cho Ukraine. 
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nói rằng chính sách của Tổng thống Putin đã khiến thế giới ngày nay khác hoàn toàn những năm trước.
CNN từng nhận định sẽ chẳng ai đắc lợi nếu kinh tế Nga sụp đổ. Đồng Rúp rơi tự do, khủng hoảng kinh tế tại Nga do giá dầu giảm và lệnh cấm vận quốc tế  tác động tiêu cực tới lợi nhuận của các quốc gia và doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với Nga. Vậy nhưng, chấp nhận "đau thương" để trừng phạt kinh tế Nga, Mỹ đang nhắm tới mục đích chính trị như ông Biden tuyên bố, đó là buộc Tổng thống Putin phải rút quân khỏi Ukraine.
Điều này cũng từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận hồi tháng 12 năm ngoái khi cho rằng, Tổng thống Putin sẽ thay đổi đường lối chính trị một khi kinh tế Nga, vốn "đã bị cắn một vết đau" bởi các vòng trừng phạt của phương Tây, suy yếu thêm.
Vào thời điểm đó, ông Obama cho rằng: "Thách thức ở đây là việc đó lại đang phát huy hiệu quả về mặt chính trị cho ông ấy ở trong nước Nga, dù nó cô lập Nga hoàn toàn với quốc tế", ông Obama nói. "Nếu các anh hỏi tôi có lạc quan rằng Putin sẽ đột ngột thay đổi suy nghĩ của ông ấy không, tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra cho đến khi chính trị Nga bắt kịp với những diễn biến của nền kinh tế Nga, đó là một phần lý do tại sao chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì áp lực" về kinh tế.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng, cuộc khủng hoảng này không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự, đồng thời cảnh báo Mỹ về kế hoạch hỗ trợ thiết bị quân sự cho Kiev, hành động có thể tạo ra những "hậu quả khôn lường," phá hoại những nỗ lực hiện nay để giải quyết khủng hoảng. 
Ông Lavrov cũng nêu rõ trong các diễn biến khủng hoảng Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) luôn có những động thái khiến căng thẳng leo thang, trong đó có việc mời chào Ukraine "Thỏa thuận liên kết" trong khi chưa thảo luận với Nga. 
Tại cuộc gặp riêng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Munich, Ngoại trưởng Lavrov cũng khẳng định Nga sẽ không "hy sinh lợi ích quốc gia, song sẵn sàng can dự một cách xây dựng" với Mỹ. 
Ông cũng cho rằng việc tìm cách gây sức ép với Nga bằng các biện pháp trừng phạt sẽ là vô ích và sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.
An Nhiên (Tổng hợp)

Mỹ giúp Ấn Độ đóng tàu sân bay, đương cự Trung Quốc

Tàu sân bay INS Vishal của Ấn Độ sẽ được sản xuất mô phỏng như trong ảnh

Ấn Độ đã lên kế hoạch đóng mới một tàu sân bay có tên gọi INS Vishal với sự trợ giúp từ Mỹ - theo trang báo mạng Maronama Online đặt trụ sở tại New Dehli loan tin hôm 4.2.

Bản tin này cho biết tàu sân bay sắp được đóng sẽ có những tính năng vượt trội gấp nhiều lần so với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - vốn được mua sắt vụn từ Ukraine và được quân đội Trung Quốc cải chế lại.

Không giống chiếc tàu sân bay gần đây của hải quân Ấn Độ, boong tàu INS Vishal và phi đạo sẽ không theo thiết kế mô típ của Nga mà sẽ được thiết kế theo lớp tàu sân bay Nimitz của hải quân Mỹ.

Chiếc tàu sân bay mới này cũng được trang bị một hệ thống điện tử hỗ trợ việc cất cánh cho các chiến đấu cơ. Với trang bị này, hải quân Ấn Độ có thể giảm đáng kể thời gian đưa máy bay từ boong tàu để cất cánh tham chiến.

Nếu hệ thống cất cánh điện tử này tương hợp với lớp tàu sân bay mới nhất Gerard R.Ford, bài báo nhận định INS Vishal sẽ có hệ thống cất cánh hiện đại nhất thế giới.
Trung Quốc hiện cũng đang đau đầu trong việc phát triển hệ thống cất cánh điện tử này cho tàu sân bay của mình, song đến giờ vẫn chưa thành công.

Tham vọng của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương đã trở thành mối quan ngại lớn cho an ninh Ấn Độ.

Đối đối đầu với những tham vọng trên biển của Bắc Kinh, trong đó có cả tham vọng xây dựng một căn cứ hải quân ở Sri Lanka, bài báo nhận định sẽ có thêm những hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa Ấn Độ và Mỹ trong trường hợp cần thiết.

Nhiều nguồn tin cũng cho hay Ấn Độ hiện đã đặt mua các chiến đấu cơ chuyên dụng cho tàu sân bay từ Washington.

L.H.L - theo Một thế giới

Không thề trung thành với thủ lĩnh IS, 16 người bị thiêu sống

TTO - 16 người ở TP Mosul, Iraq đã bị thiêu sống sau khi không chịu thề trung thành với thủ lĩnh của nhóm phiến quân tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS).


Con tin người Jordan Moaz al-Kassasbeh trong đoạn video bị IS thiêu sống - Ảnh: AP

Theo quan chức địa phương Mowaffaq Hamid al-Azawi, vụ hành quyết diễn ra hôm 6-2 tại khu vực al-Islah, phía tây TP Mosul (nằm cách thủ đô Baghdad khoảng 400 km về phía bắc).

Hãng tin tiếng Arab Karbala nói các nạn nhân bị thiêu sống do không chịu thề trung thành với thủ lĩnh IS là Ibrahim al-Samarrai aka Abu Bakr al-Baghdadi.

Cùng ngày, các tay súng IS đã thiêu sống 3 dân thường tại thị trấn Hit, nằm cách Baghdad khoảng 140 km về phía tây, sau khi cáo buộc họ cộng tác với các lực lượng an ninh Iraq.

Trước đó, IS cũng đã thiêu sống con tin người Jordan Moaz al-Kassasbeh và tung video vụ hành quyết man rợ này lên mạng, dẫn đến việc Jordan sau đó tử hình 2 tù binh để trả đũa, đồng thời cho máy bay chiến đấu không kích dồn dập các mục tiêu IS tại Syria.

Liên quan đến IS, hôm qua 7-2, một quan chức Iraq cho Press TV biết họ vừa phát hiện một hố chôn tập thể chứa thi hài của 23 người là thành viên cộng động Izadi bị IS hành quyết.

Hố chôn được tìm thấy gần làng Bardiyan, miền bắc Iraq, theo chỉ dẫn của người dân.

Trước đó hôm 2-2, các chiến binh người Kurd cũng tìm thấy gần thị trấn Sinune một hố chôn tập thể chứa thi thể của 25 người Izadi, trong đó có cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em.

Vào đầu tháng 1, năm hố chôn tập thể chứa khoảng 320 thi thể nạn nhân bị IS giết hại cũng được tìm thấy ở miền bắc Iraq.

Chiến binh IS ra hàng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7-2 cho biết một đối tượng khủng bố thuộc IS đã ra đầu hàng quân đội nước này ở khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Người này cũng giao nộp khẩu AK-47, 7 ổ đạn và 180 viên đạn.

Trước đó, họ cho biết đã bắt giữ một người đàn ông bị cáo buộc là thành viên IS. Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ nói đây là công dân Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên bị bắt vì có liên quan đến IS.

Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần bị cáo buộc ủng hộ IS tại Syria. Nước này cũng bị chỉ trích vì không có biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn bước tiến của IS cũng như đã để cho các chiến binh nước ngoài sử dụng lãnh thổ của mình để đi vào Syria chiến đấu cho IS.

08/02/2015 10:49
T.VY

Cảnh sát Hong Kong bắt nhiều người phản đối du khách Trung Quốc

TTO - Ngày 8-2, cảnh sát Hong Kong đã xịt hơi cay và bắt giữ nhiều người biểu tình phản đối làn sóng khách du lịch từ Trung Quốc.

Một cuộc biểu tình của người dân Hong Kong đòi bầu cử tự do. Đây là lần đầu tiên cảnh sát Hong Kong dùng hơi cay đối  phó với người biểu tình kể từ năm ngoái - Ảnh: Reuters
Một cuộc biểu tình của người dân Hong Kong đòi bầu cử tự do. Đây là lần đầu tiên cảnh sát Hong Kong dùng hơi cay đối phó với người biểu tình kể từ năm ngoái - Ảnh: Reuters

Theo AFP, hơn 100 người dân Hong Kong đã biểu tình ở khu Tuen Mun, gần một cửa khẩu giữa Hong Kong và Trung Quốc. Ban đầu cuộc biểu tình diễn ra êm ả, nhưng sau đó một nhóm người xông vào các khu trung tâm mua sắm tại đây.

Họ hô vang thông điệp phản đối cảnh sát và khách du lịch đến từ Trung Quốc. Cảnh sát đã xịt hơi cay vào người biểu tình trong một khu mua sắm. Ít nhất 10 người đã bị bắt giữ.

Vụ bạo lực khiến một số cửa hàng tại khu Tuen Mun phải đóng cửa.

Trang mạng xã hội Facebook, các nhà tổ chức cuộc biểu tình khẳng định cảnh sát đã dùng dùi cui đánh bị thương một số người biểu tình. Đây là lần đầu tiên an ninh Hong Kong phải dùng hơi cay và dùi cui để đối phó với người dân kể từ cuộc biểu tình đòi bầu cử tự do năm ngoái.

Trong thời gian qua, người dân Hong Kong đã nhiều lần bày tỏ sự khó chịu đối với làn sóng khách du lịch từ Trung Quốc. Họ thường đến Hong Kong bằng tàu hỏa, thu mua ồ ạt nhiều loại hàng hóa, từ iPad cho đến sữa bột vì giá hàng hóa ở Hong Kong rẻ hơn ở Trung Quốc.

Người mua sắm ở Hong Kong cũng không sợ nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái. Cư dân Hong Kong cho rằng người Trung Quốc đến đây gây ồn ào, tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thành phố.

Năm 2013, chính quyền Hong Kong đã ra lệnh cấm người Trung Quốc mang theo quá nhiều sữa bột đi qua cửa khẩu ra khỏi Hong Kong.

08/02/2015 20:43
NGUYỆT PHƯƠNG

200 nữ sinh bị bắt cóc, Malala kêu gọi toàn cầu giải cứu

TTO - Ngày 8-2, cô gái đoạt giải hòa bình năm 2014 Malala Yousafzai lên tiếng kêu gọi toàn cầu hỗ trợ giải cứu hơn 200 nữ sinh bị tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan Boko Haram bắt cóc.

Học sinh diễu hành ủng hộ Cameroon tham gia cuộc chiến chung chống Boko Haram - Ảnh: AFP
Học sinh diễu hành ủng hộ Cameroon tham gia cuộc chiến chung chống Boko Haram - Ảnh: AFP

AFP cho biết nhân 300 ngày kể từ khi các nữ sinh tại làng Chibok thuộc đông bắc Nigeria bị bắt cóc, Malala lên tiếng kêu gọi các quốc gia khẩn cấp hành động nhằm "giải cứu những nữ sinh anh hùng này".

Trước đó, 5 quốc gia thuộc liên minh châu Phi là Nigeria, Cameroon, Niger, Benin tuyên bố sẽ triển khai lực lượng gồm 8.700 binh lính, cảnh sát và dân quân trong cuộc chiến chống Boko Haram.

Theo AFP, chiến dịch sẽ được triển khai sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua bản kế hoạch do các chuyên gia phương Tây và châu Phi phát thảo.

Các quốc gia tham gia chiến dịch hy vọng sẽ tạo ra một "môi trường an toàn và an ninh trong khu vực" và tiêu diệt tổ chức khủng bố đang ngày hung bạo hơn tại đông bắc Nigeria.

Theo ước tính có khoảng 13.000 người thiệt mạng và hơn 1 triệu người mất nhà cửa vì các cuộc tấn công và thảm sát của tổ chức cực đoan này.
08/02/2015 14:20
ANH THƯ

Sức mạnh cường kích ‘Thần sấm’ của Mỹ

Với đặc điểm thiết kế nhằm yểm trợ mặt đất, máy bay cường kích "Thần sấm" A-10 Thunderbolt của Không quân Mỹ thể hiện tính cơ động cao và khả năng vượt trội trên các chiến trường.

A-10 Thunderbolt (Thần sấm) hay còn gọi là Warthog (Lợn lòi) vì hình dáng đặc biệt của nó. A-10 không sở hữu tốc độ nhanh như máy bay phản lực chiến thuật, nhưng nó rất cơ động do hai cánh rộng.
A-10 Thunderbolt (Thần sấm) hay còn gọi là Warthog (Lợn lòi) vì hình dáng đặc biệt của nó. A-10 không sở hữu tốc độ nhanh như máy bay phản lực chiến thuật, nhưng nó rất cơ động do hai cánh rộng.

Ra mắt tháng 3/1977, A-10 Thunderbolt II nhanh chóng thể hiện khả năng vượt trội trên các chiến trường. Warthog hoạt động hiệu quả nhờ được trang bị súng chống tăng GAU-8 Avenger, có tải trọng lớn và khả năng bay thấp, chậm trong thời gian dài.

Warthog trở thành con át chủ bài trong loạt máy bay hỗ trợ các đơn vị mặt đất nhờ hệ thống vũ khí gắn trên máy bay cùng khả năng di chuyển trong nhiều giờ.

Buồng lái và hệ thống kiểm soát được bảo vệ toàn bộ bằng lớp giáp titan với tổng trọng lượng lên tới hơn 500 kg.

"Thần sấm" sử dụng loại súng chống tăng mạnh nhất của quân đội Mỹ GAU-8 Avenger, với 7 nòng quay 30 mm, tốc độ bắn 3.900 viên đạn mỗi phút.

A-10 còn được trang bị các vũ khí khác như các tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick hay hỏa tiễn tầm nhiệt Sidewinder.

Để giảm thiệt hại cho hệ thống nhiên liệu của A-10, tất cả 4 thùng nhiên liệu được đặt gần trung tâm của máy bay và nằm cách biệt phần thân.
"Thần sấm" là loại chiến đấu cơ bền bỉ. Ngày 7/4/2003, chiếc A-10 Thunderbolt do nữ đại úy Kim Campbell điều khiển đã trúng pháo phòng không khi bay qua Baghdad, Iraq trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 2003.

Dù một động cơ và hệ thống thủy lực của máy bay bị tê liệt, đại úy Campbell vẫn điều khiển nó trong gần một tiếng và sau đó hạ cánh an toàn.

Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1087773#ixzz3RBUczFL8
doc tin tuc www.xaluan.com

Xuân Mai: Sinh viên, công chức sốt sình sịch vì cây ATM

 Thành Công | 08/02/2015 14:10

Sáng nay, gần như tất cả các cây ATM ở Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội) đều ở trong tình trạng hết tiền hoặc ngừng hoạt động.


Ở trong dòng người chạy đôn đáo khắp thị trấn sầm uất này để đi rút tiền, Nguyễn Minh Tuyết (sinh viên năm thứ 2 trường Cao đẳng Sư phạm) không giấu nổi sự bức xúc: "Em muốn mua cái quạt sưởi về tặng bố mẹ mà không thể rút được tiền, dù đã đi gần chục cây ATM".

Theo phản ánh của người dân, dù các cây ATM thuộc rất nhiều ngân hàng khác nhau, nhưng đều chung một tình trạng không thể rút tiền. Nhiều công chức vào cây để rút tiền cũng ngậm ngùi quay ra.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại:





Theo Trí Thức Trẻ

Mua trúng 'con ruồi trong chai nước', phải làm gì?

08.02.2015 | 09:58 AM
Chai trà xanh không độ có gián, 50 triệu và 3 năm tù

Nếu phát hiện 'con ruồi trong chai nước' thì theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng trước hết phải liên hệ với đơn vị sản xuất hoặc đơn vị phân phối để phản ảnh và đề nghị giải quyết bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, đó là giai đoạn gọi là "thương lượng".

Tin tức trên báo Tuổi trẻ, ngày 5/6/2012, anh Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mua chai trà xanh không độ của Công ty Tân Hiệp Phát, chai nước còn nguyên nhãn mác, nắp chưa khui nhưng bên trong có con gián.

Anh Tuấn đã gặp phía doanh nghiệp sản xuất, thỏa thuận với phía doanh nghiệp bằng biên bản có nội dung: “Phía công ty yêu cầu xem sản phẩm, anh Tuấn cung cấp sản phẩm (sản xuất ngày: 14/11/2011, hạn sử dụng: 14/11/2012). Công ty cảm ơn anh Tuấn, đề nghị anh Tuấn cho đổi sản phẩm, tặng 2-4 thùng trà cảm ơn. Anh Tuấn không chấp nhận đề nghị và giữ nguyên yêu cầu công ty trả 50 triệu đồng, nếu không sẽ công bố thông tin cho nhiều người biết...”.

Theo đại diện của doanh nghiệp, biên bản giao nhận tiền có nội dung: anh Tuấn nhận 50 triệu đồng, trả lại cho công ty chai nước có con gián. Anh Tuấn cam kết không công bố chuyện này cho người khác biết, công ty cũng không làm khó dễ anh Tuấn. Sau cuộc giao nhận, ghi biên bản, ký tên thì công an bắt anh Tuấn, thu giữ luôn biên bản này.

Ngày 17/7/2013, Tòa án nhân dân Q.Bình Thạnh xét xử sơ thẩm vụ án, tuyên phạt Nguyễn Quốc Tuấn 3 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.

Hay như trường hợp anh Võ Văn Minh,ngày 27/1/ 2015, Cơ quan CSĐT Công an Tỉnh Tiền Giang tạm giữ hình sự Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang) để điều tra và xử lý về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.

Trước đó, trong lúc lấy chai nước ngọt Number 1 để bán cho khách, người này đã phát hiện một con ruồi bên trong. Minh liền liên hệ với công ty Tân Hiệp Phát thông báo sự việc.

Minh ra giá cho sự im lặng là 1 tỷ đồng, nếu không sẽ cung cấp thông tin cho báo chí và in tờ rơi phát tán.

Sau 3 lần thỏa thuận, phía công ty Tân Hiệp Phát đồng ý trả cho Minh 500 triệu đồng. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát cũng đồng thời báo công an.

Khi đến thỏa thuận và nhận tiền, Minh đã bị bắt quả tang với tội danh Tống tiền, Cưỡng đoạt tài sản.

Từ những vụ phát hiện 'con ruồi trong chai nước' trên, người tiêu dùng đều bị bắt vì tội Cưỡng đoạt tài sản. Vậy người tiêu dùng nên làm thế nào để không bị đi tù khi phát hiện dị vật trong sản phẩm?

Mua trúng 'con ruồi trong chai nước', phải làm gì? - Ảnh 1
Nếu phát hiện 'con ruồi trong chai nước' thì theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng trước hết phải liên hệ với đơn vị sản xuất hoặc đơn vị phân phối để phản ảnh và đề nghị giải quyết bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, đó là giai đoạn gọi là "thương lượng". (Ảnh minh họa).

Làm gì để không bị đi tù nếu phát hiện 'con ruồi trong chai nước'?

Trên báo Tuổi Trẻ, bà Phan Thị Việt Thu - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM cho biết:

Nếu phát hiện sản phẩm có vấn đề thì theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng trước hết phải liên hệ với đơn vị sản xuất hoặc đơn vị phân phối để phản ảnh và đề nghị giải quyết bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, đó là giai đoạn gọi là "thương lượng".

Nhà sản xuất có trách nhiệm phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Nếu không thương lượng được, người tiêu dùng tiếp bước thứ 2 là liên hệ với tổ chức xã hội có chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nhờ can thiệp.

Tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ tổ chức phiên hòa giải giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp trên cơ sở luật pháp để tìm giải pháp giải quyết hợp lý.

Trong trường hợp không hòa giải được thì người tiêu dùng có quyền khởi kiện tại tòa án.

Ông Đỗ Ngọc Chính (Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng - Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN) cũng nêu quan điểm:

"Khi gặp những trường hợp như mua phải thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh... người tiêu dùng có quyền khiếu nại để đòi bồi thường thiệt hại đối với nhà sản xuất, phân phối.

Việc thương lượng, đền bù vật chất, tiền bạc bao nhiêu thuộc về cách giải quyết của hai bên. Trong đó, người tiêu dùng có quyền đưa ra giá trị bồi thường đối với nhà sản xuất, phân phối, còn chuyện đồng ý hay không là do hai bên quyết định.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Xe cấp cứu đối đầu xe tải, 7 người bị thương

TTO - Khoảng 4g30 sáng 8-2, trên Quốc lộ 1A, đoạn qua thôn Duyên Trường (xã Phổ Khánh, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ôtô cấp cứu và xe ôtô tải làm 7 người bị thương


Đầu xe cấp cứu bẹp dúm sau vụ tai nạn - Ảnh: Trần Mai

Tại thời điểm trên, xe cấp cứu BKS 43M 00026 do tài xế Nguyễn Văn Thanh (29 tuổi, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) điều khiển chạy hướng nam bắc.

Khi đến đoạn đường trên thì bị mất lái, va cham xe tải  89K 6239 chạy hướng bắc nam do tài xế Đặng Văn Hùng (34 tuổi, ở TP. Hà Nội) điều khiển.

Vụ tai nạn làm 7 người trên xe cấp cứu bị thương. Người dân sống bên đường đã đập cửa đưa 7 người bị nạn đi cấp cứu.

Sau đó, ba bệnh nhận Phạm Văn Chánh (xã Bình Phú, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), Lê Trường Một (33 tuổi, H.Duy Xuyên, Quảng Nam), Nguyễn Văn Thanh (Q. Sơn Trà, Đà Nẵng) bị thương nặng, có biểu hiện chấn thương sợ não phải chuyển ra Bệnh viện Đa Khoa Quảng Ngãi tiếp tục điều trị.
Theo lời kể của ông Chánh, ông bắt xe về quê ở Khu du lịch Suối Tiên, TP.HCM thì gặp xe cấp cứu trên và ngã giá về Quảng Ngãi với giá 300.000 đồng.

Khi đến đoạn xã Phổ Khánh tài xế xe cấp cứu lách ổ gà, mất lái tông thẳng vào xe khách.

Các nạn nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi - Ảnh: Trần Mai.
Các nạn nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi - Ảnh: Trần Mai
Ông Chánh bàng hoàng kể lại vụ việc - Ảnh: Trần Mai.
Ông Chánh bàng hoàng kể lại vụ việc - Ảnh: Trần Mai

08/02/2015 14:14
TRẦN MAI

Vụ cháy lớn tại Hải Dương: Hơn 7 giờ vẫn chưa dập được lửa

Cháy lớn tại thị trấn Nam Sách, Hải Dương - Ảnh 2

Theo ghi nhận của PV Tuổi Trẻ, đến 22g ngày 7-2 lửa vẫn cháy dữ dội thiêu trụi toàn bộ kho nhà xưởng của Công ty TNHH Hồng Ngọc và Liên Hưng Phát ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Sở Cảnh sát PCCC tỉnh Hải Dương huy động hơn 10 xe chữa cháy cùng khoảng 50 chiến sĩ đến hiện trường nhưng sau hơn bảy giờ lửa bùng phát, đám cháy vẫn chưa được dập tắt.
Lửa vẫn cháy dữ dội, lan rộng toàn bộ khuôn viên kho xưởng rộng gần 10.000m2. Toàn bộ phần mái tôn của nhà kho bị đổ sập.
Thông tin từ Công an huyện Nam Sách cho biết khi xảy ra cháy có vài chục công nhân đang làm việc tại kho xưởng. Công ty đã kịp thời sơ tán các công nhân ra ngoài.
Theo thông tin ban đầu, lửa bùng phát từ khoảng 15g cùng ngày tại kho, xưởng sản xuất của Công ty TNHH Hồng Ngọc và Liên Hưng Phát.
Trong kho xưởng chứa nhiều vải và vật liệu dễ cháy nên chỉ sau vài chục phút lửa đã bùng lên dữ dội.
 08/02/2015 15:24
Thân Hoàng - theo Tuổi trẻ

​Nằm viện điều trị sau khi làm việc với công an xã

Ảnh minh họa (Nguồn: Zing)

Bước đầu, công an xã cho biết chưa đủ căn cứ xác định anh Trình và anh Hải giật sợi dây chuyền.


Ngày 7-2, anh Nguyễn Văn Hải (22 tuổi) và anh Nguyễn Công Trình (24 tuổi, cùng quê tỉnh Ninh Thuận, tạm trú tại P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) kể: khoảng 7g30 sáng 4-2, anh Trình chở anh Hải bằng xe máy đi làm tại một công trình xây dựng ở Khu công nghiệp Nhị Xuân (H.Hóc Môn)

Khi đến đường Phan Văn Hớn (đoạn Ngã Ba Giồng, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn, TP.HCM), bất chợt có một phụ nữ chạy xe máy song song ngoắt tay, anh Hải nghĩ người phụ nữ muốn nhờ chuyện gì nên dừng xe.
Khi đó người phụ nữ khẳng định anh Hải và Trình đã giật dây chuyền của chị, dù cho hai anh cố gắng giải thích nhưng chị này đã gọi công an. Khoảng 15 phút sau có hai người mặc thường phục tự xưng là công an xã Xuân Thới Thượng đến làm việc.
“Chúng tôi đã bị hai người mặc thường phục lục soát bóp, túi quần... nhưng không thấy gì. Sau đó họ dùng còng số 8 còng tay tôi, còn anh Trình bị họ dùng dây ràng cột hai tay và đưa về trụ sở Công an xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn” - anh Hải nói.
“Về đến trụ sở công an xã, hai chúng tôi được tách ra hai phòng, một người mặc thường phục hỏi tôi giật dây chuyền để ở đâu? Vừa hỏi người này vừa đá vô vai trái tôi. Nhưng tôi nói không giật dây chuyền...” - anh Hải kể tiếp.
Anh Trình cho biết: “Tôi bị một người mặc thường phục hỏi ai chủ mưu? Có giật dây chuyền không? Rồi người này dùng gậy ba trắc đánh tôi”.
Sau nhiều giờ làm việc, anh Hải và anh Trình đều phủ nhận đã giật dây chuyền. Công an xã đã yêu cầu hai anh này viết bản tự khai, nói rõ về quá trình xảy ra sự việc như trên...
Đến 11g40, Công an xã Xuân Thới Thượng cho anh Hải và anh Trình ra về.
Anh Hải cho biết: “Đến khoảng 16g cùng ngày, tôi bị mệt và buồn nôn... còn Trình thì bị mệt trong người. Sau đó chúng tôi đến Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn và được chẩn đoán bị đa chấn thương phần mềm”.
Đến sáng 7-2, anh Trình và anh Hải được bệnh viện cho xuất viện.
Trưa 7-2, anh Trình và anh Hải đã được Công an H.Hóc Môn mời đến trụ sở làm việc.
Đại tá Nguyễn Văn Đạt, trưởng Công an H.Hóc Môn, cho biết chiều 6-2 Công an xã Xuân Thới Thượng đã gửi báo cáo vụ việc liên quan đến vụ anh Hải và anh Trình cho công an huyện thụ lý.
Bước đầu, công an xã cho biết chưa đủ căn cứ xác định anh Trình và anh Hải giật sợi dây chuyền.
“Việc anh Trình và anh Hải tố cáo bị đánh khi làm việc tại Công an xã Xuân Thới Thượng, hiện chúng tôi đang xác minh, làm rõ và sẽ có trả lời chính thức cho gia đình và cả hai người này, đồng thời sẽ thông tin cho báo chí.
Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện cán bộ công an xã làm sai, tôi sẽ xử lý nghiêm khắc, không bao che” - ông Đạt nói.
08/02/2015 12:47ĐỨC THANH - theo Tuổi trẻ