Tuesday, December 23, 2014

PICS:THẾ GIỚI ĐÓN GIÁNG SINH 2014

US-CHRISTMAS-LIGHTS

Trên toàn thế giới gồm các dân tộc khác nhau, ai ai cũng đều vui mừng hân hoan chào đón Giáng Sinh 2014. Mọi người cầu nguyện một Giáng sinh an lành và hòa bình cho toàn thế giới sau một năm có nhiều thảm họa, thiên tai và chiến tranh… ( Hình ảnh : Getty Images )

Sydney Christmas Lights 2014
Sydney – Australia
BRITAIN-LIFESTYLE-CHRISTMAS
Vương quốc Anh 

FRANCE-CHRISTMAS-FEATURE
Pháp ( France )
Zelkova trees are lit up by Christmas il
Tokyo – Japan

Shopping In Madrid Ahead Of Christmas Celebrations
Madrid - Spain

MEXICO-CHRISTMAS-LIGHTS
Mexico
VIETNAM-CHRISTMAS
Saigon – Việt Nam.
SINGAPORE-FESTIVAL-CHRISTMAS
Singapore
Shopping In Madrid Ahead Of Christmas Celebrations
Madrid - Spain
Sydney Christmas Lights 2014
Sydney – Australia
US-CHRISTMAS-LIGHTS
Maryland – USA

Theo Người Việt

Thủ tướng Nga cảnh cáo có thể xảy ra 'đại suy trầm'

MOSCOW, Nga (AP) - Thủ tướng Nga, ông Dmitry Medvedev, hôm Thứ Ba lên tiếng cảnh cáo rằng quốc gia này có thể lâm vào tình trạng “đại suy trầm” nếu chính phủ hủy bỏ các chương trình chi tiêu để thúc đẩy nền kinh tế.


Thủ Tướng Dmitry Medvedev cảnh cáo Nga có thể rơi vào tình trạng “đại suy trầm.” (Hình: Dmitry Astakhov/AFP/Getty Images)

Lên tiếng tại đại hội của đảng cầm quyền, ông Medvedev nói rằng chính quyền sẽ không từ bỏ các chi tiêu có tính cách chiến lược và xã hội.

Nếu không làm việc này, ông Medvedev cho hay nước Nga sẽ rơi vào một cuộc “đại suy trầm.”

Với giá dầu đang sút giảm mạnh mẽ, nền kinh tế lệ thuộc vào lợi nhuận bán năng lượng của Nga hiện đang bị ảnh hưởng trầm trọng và có nhiều tiên đoán là sẽ rơi vào tình trạng suy trầm năm tới.

Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất là việc đồng rúp mất giá thê thảm trong năm nay, giảm khoảng 50%.

Để ngăn chặn việc đồng rúp tuột dốc, ngân hàng trung ương Nga đã tăng mức lãi suất, lên tới 17%.

Tuy điều này có thể giúp giữ vững đồng rúp trong giai đoạn ngắn hạn, giới doanh gia cũng như dân chúng Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Ông Medvedev cũng đổ lỗi cho các quốc gia khác về tình hình kinh tế khó khăn của Nga hiện nay.

Ông nói rằng, “Một số các quốc gia khác đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển nền kinh tế của chúng ta.”

Mỹ và các đồng minh, phần lớn là các quốc gia Tây Âu, đã đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt Nga vì sự can dự của Moscow vào Ukraine và sát nhập bán đảo Crimea. (V.Giang)

12-23-2014 2:46:02 PM

PICS:Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014

Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 11:59 PM - 23/12/2014
Các hình ảnh môi trường ấn tượng trong năm nay được đánh dấu bằng sự xuất hiện của ba miệng hố bí ẩn, núi lửa phun trào, cháy rừng, bão lớn.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Núi lửa Sinabung phun trào dữ dội. Hình ảnh được nhìn từ làng Tiga Pancur, thuộc tỉnh bắc Sumatra của Indonesia, hôm 8/10.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Một nhà nghiên cứu bắt đầu thám hiểm miệng hố ở bán đảoYamal, phía bắc vùng Siberia, Nga. Ba miệng hố được phát hiện tại khu vực này từ tháng 7 đến nay vẫn còn là một bí ẩn với giới khoa học.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Người dân đi bộ hai bên rãnh nứt trên mặt đường ở thành phố cảng Iquique, ven biển phía bắc Chile, sau một trận động đất mạnh 8.0 độ Richter.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Thác Niagara đóng băng do tác động của đợt lạnh khủng khiếp tấn công nước Mỹ hồi tháng 1.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Những cơn sóng dữ có màu nước đục ngàu ở sông Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ập qua đê và tràn lên mặt đường nằm sát bờ sông. Đây là là hiện tượng thường xuất hiện vào tháng 8.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Lính cứu hỏa chiến đấu với những ngọn lửa lớn trong đợt cháy rừng ở California, Mỹ, hôm 16/9.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Nghĩa trang ở làng Moorland, tây nam nước Anh, ngập dưới nước. Ảnh chụp hôm 7/2.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Dung nham núi lửa Kilauea tràn vào nhà dân ở làng Pahoa, Haiwaii, Mỹ. Các lớp đá nóng chảy thậm chí còn đốt cháy nhà dân và khiến nhiều gia đình phải sơ tán đến khu vực an toàn.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Hệ quả của hiện tượng sạt lở đất ở thị trấn Krupanj, Serbia, hôm 19/5.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Hầm Cuncas II, nơi kết nối các con kênh dẫn nước từ sông Sao Francisco đến 4 khu vực bị hạn hán nghiêm trọng ở Brazil.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Đống đổ nát sau một cơn lốc xoáy gần Vilonia, bang Arkansas, Mỹ, hôm 28/4.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Dòng nước ô nhiễm sủi đầy bọt trên sông Yamuna, New Delhi, Ấn Độ.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Nước sông ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, bất ngờ chuyển sang màu đỏ như máu mà không rõ nguyên nhân.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Ánh trăng mờ ảo trên khu vực phủ đầy tuyết ở Concordia, nơi hợp lưu của hai con sông băng Baltoro và Godwin-Austen, gần ngọn núi cao thứ hai thế giới K2, thuộc dãy núi Karakoram, Pakistan.
Những hình ảnh môi trường đáng nhớ trong năm 2014
Một người đàn ông đẩy chiếc xe máy trong cơn gió mạnh và mưa lớn hồi tháng 7, khi bão Rammasun đổ bộ vào tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Theo Vnexpress, Reuters

8 luật sư bất chấp nguy hiểm bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Bởi: Luo Ya, Epoch Times 23 Tháng Mười Hai , 2014
Một nhóm các luật sư Trung Quốc tuyệt thực trước Trại giam Kiến Tam Giang vào tháng 3 năm 2014, nhằm hối thúc chính quyền thả 4 luật sư nhân quyền đã bị bắt giam bất hợp pháp vì bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh chụp màn hình/Weibo.com)
9 tháng sau khi 4 luật sư nhân quyền Trung Quốc bị cảnh sát bắt giữ và đánh đập dã man do tìm cách bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại Kiến Tam Giang thuộc tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc Trung Quốc, vào hôm 17 tháng 12, 8 luật sư khác đã vượt qua hàng rào phong tỏa của cảnh sát xung quanh trụ sở tòa án để bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công.
Trước đó, ngày 20 tháng 3, các luật sư Tang Jitian, Jiang Tianyong, Wang Cheng, và Zhang Junjie đã bị cảnh sát Kiến Tam Giang bắt giữ sau khi họ cố gắng trợ giúp pháp lý cho ba học viên Pháp Luân Công địa phương, những người đã bị bắt giữ để tẩy não. Sau khi bị bắt giữ, các luật sư đã bị tra tấn, khiến họ bị gẫy tổng cộng 24 xương sườn và nhiều chấn thương khác.
Cùng lúc đó, 7 học viên Pháp Luân Công khác cũng đã bị bắt giữ khi họ ở bên ngoài đồn cảnh sát Kiến Tam Giang yêu cầu một cách ôn hòa chính quyền phải thả tự do cho các học viên bị giam giữ. 4 trong số họ đã bị kết án theo Điều 300 của Bộ luật Hình sự của Trung Quốc, một biện pháp thường được sử dụng từ năm 1999 để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công vì niềm tin của họ.
Vào tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi đó, đã phát động một chiến dịch nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công. Sự gia tăng nhanh chóng về con số người tham gia môn tu luyện tinh thần đã khiến Giang lo sợ, cho rằng môn tập này là một mối đe dọa cho sự cai trị của ĐCSTQ.
Ngày 17 tháng 12, an ninh đã được thắt chặt bên ngoài Tòa án Quận Tiền Tiến của Kiến Tam Giang. Một trong các luật sư, Lin Qilei, cho biết, chiếc xe chở 5 luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã bị cảnh sát chặn lại sau khi xem giấy phép của các luật sư. Cảnh sát đã giữ xe và các luật sư vì lý do “hoạt động bất hợp pháp”.
“[Sau đó] chúng tôi đã cố gắng để đi xe buýt, nhưng cảnh sát bảo tài xế xe buýt không cho chúng tôi lên xe”, luật sư Lin trao đổi với Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) qua điện thoại.
Đường dẫn đến Tòa án Quận Tiền Tiến tại Kiến Tam Giang thuộc tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc Trung Quốc, ngày 17 tháng 12 năm 2014. 8 luật sư bảo vệ 3 học viên Pháp Luân Công bị xét xử tại Tòa án Quận Tiền Tiến vào ngày 17 tháng 12 đã phải né tránh hàng rào phong tỏa của cảnh sát. (Ảnh chụp màn hình/Weibo.com)
Các luật sư cho biết, sau khi bị giữ lại gần một giờ đồng hồ giữa thời tiết âm 50C, 5 luật sư đã bắt được hai xe taxi và đến được tòa án.
Sau tiến trình trước phiên sơ thẩm vào buổi sáng, phiên tòa bắt đầu lúc 1 giờ chiều và diễn ra chậm chạp do nhiều lần bị trì hoãn do các luật sư bào chữa phản đối các vấn đề về thủ tục xét xử.
Luật sư Wang Quanzhang cho Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) hay, một trong các đương sự, Shi Mengwen, chỉ mặc một áo mỏng và đi dép trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt do trại giam không cho phép anh mặc áo khoác dày. “Thật khó tin! … Chúng tôi [các luật sư] thậm chí còn cảm thấy lạnh khi mặc những chiếc áo bông dày cộp. Trại giam Kiến Tam Giang không có một chút nhân tính!”
Luật sư Wang cho biết sau nhiều lần phản đối lên chủ tọa, cuối cùng Shi cũng được cho mặc một chiếc áo khoác.
Tòa án quyết định tiếp tục xét xử vào ngày 18 tháng 12.
Những hành động của các luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công tại Kiến Tam Giang đã thu hút được sự tôn trọng và ủng hộ rộng rãi từ các luật sư và xã hội Trung Quốc. Luật sư Li Fangping nhận xét trên phương tiện truyền thông xã hội Weibo: “Các luật sư này đã rất kiên cường”.
Một luật sư Trung Quốc khác tên là Liu Jinxiang nhận xét: “Dù có tối tăm và lạnh lẽo thế nào, cuộc chiến này sẽ không bao giờ chấm dứt! Phiên tòa tại Kiến Tam Giang hôm nay chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử!”
Luật sư Tang Jitian, một trong bốn luật sư bị tra tấn tại đồn cảnh sát Kiến Tam Giang vào tháng 3, đã kêu gọi sự chú ý của quốc tế đối với vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Trao đổi với Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times), luật sư Tang cho  hay: “Nếu những vấn đề như vậy không được chấm dứt, tôi tin rằng các tiêu chuẩn nhân quyền trên toàn thế giới sẽ bị kéo tụt xuống”.

Theo vietdaikynguyen

Chính quyền Hồng Kông tự ý thay đổi Bản Tóm lược của Luật Cơ bản

 Larry Ong 22 Tháng Mười Hai , 2014

“Thôi chết! Có phải chúng ta vừa châm ngòi cho một phong trào chiếm đóng khác?” (Ảnh intrernet)
Chính quyền Hồng Kông gần đây đã gây ra một động thái bất hảo mới.
Một trang web chuyên đăng tải các tin tức, ý kiến và phân tích về các vấn đề Hồng Kông mang tên Webb-site Reports đã tiết lộ thông tin rằng chính quyền Hồng Kông mới đây đã thực hiện một số thay đổi nhỏ nhưng rất quan trọng đối với bản tóm lược của Luật Cơ bản của Hồng Kông.
Bản Tóm lược (fact sheet) 2014 giải thích Luật Cơ bản – tức bản hiến pháp mini của Hồng Kông, một sản phẩm của Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984, đã liệt kê ba “khái niệm quan trọng” bao gồm “một quốc gia, hai chế độ”, “một mức độ tự trị cao” và “người Hồng Kông quản lý Hồng Kông”.
Khái niệm cuối cùng được nêu trên khác với Bản Tóm lược năm 2013 trong đó khẳng định “người Hồng Kông trị vì Hồng Kông.”
Webb-site Reports cho rằng sự thay đổi tinh tế này là một “sự khác biệt lớn” bởi lẽ cụm từ “trị vì” ngụ ý rằng chính quyền Hồng Kông phải được quyền hoạch định chính sách chứ không chỉ là “quản lý” các quyết định do Bắc Kinh áp đặt, trong bối cảnh mà chính quyền Hồng Kông lẽ ra phải có quyền tự trị không phụ thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh cho đến năm 2047.
Bản Tóm lược Luật Cơ bản năm 2014 này cũng thay đổi vị trí của ba “khái niệm quan trọng”, cụ thể, chuyển cụm từ “một mức độ tự trị cao” về vị trí cuối cùng, và bỏ các dấu ngoặc kép.
Động thái trên đã cho thấy một bức thông điệp khá rõ ràng, trong bối cảnh mà vào tháng 6 năm 2014, chính quyền Trung Quốc công bố cuốn Sách trắng trong đó khẳng định “quyền tài phán toàn diện” đối với Hồng Kông (đây là một quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về việc Bắc Kinh tiếp tục lựa chọn và đưa ra phán quyết cuối cùng đối với vị trí lãnh đạo hàng đầu của Hồng Kông), cũng như những tuyên bố gần đây của một đại sứ Trung Quốc và một nhà lập pháp Hồng Kông cho rằng Tuyên bố chung Trung-Anh vẫn còn “khiếm khuyết” và “đã được bổ sung”.
Webb-site Reports cho rằng: “Bắc Kinh cai trị, chính quyền Hồng Kông quản lý, còn điều khoản về “mức độ tự chủ cao” nếu có được đề cập thì cũng đứng cuối cùng”.
Những thay đổi trong Bản Tóm lược có thể là nhỏ, nhưng rất có thể người Hồng Kông sẽ phản ứng dữ dội. Trước đó, phong trào Ô đã được châm ngòi khi những người ủng hộ dân chủ nhận ra rằng Bắc Kinh không sẵn lòng cho phép một cuộc cải cách dân chủ cũng như chính quyền Trung Quốc đi ngược lại các hiệp định của Tuyên bố chung Trung – Anh.
Theo vietdaikynguyen

Thắp lại bình nhang


Theo Người Việt-12-23-2014 6:35:44 PM



Chúng ta đang nhận được nhiều lời chúc bình an, hạnh phúc vào dịp Lễ Giáng Sinh. Dù người bên lương hay bên giáo, ai cũng có thể chia sẻ những giờ phút bình an khi nghe câu hát “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” đang vang vang chung quanh mình nhắc nhở sự tích Chúa xuống làm người. 

Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyết Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.

Một nhân vật của Ngô Ngọc Bội trong tiểu thuyết Ác Mộng là Lê Đôn. Ông thầy giáo yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp, đã lập công, nhưng đến thời “cải cách ruộng đất” thì bị truy là địa chủ. Vợ ông phải đấu tố chồng. Học trò ông đứng ra tố cáo thầy. Hai đứa con 11 tuổi và 16 tuổi bỏ trốn lên miền núi, sống nhờ người Mán.

Nhà thầy giáo Lê Đôn đã bị đám cốt cán chiếm, họ chia nhau các món đồ đạc, hành động được các cố vấn Trung Quốc dạy là “chia quả thực.” Họ gỡ cả cánh cửa, cả bàn thờ đem bán. Có cái “bát nhang” cổ là của gia bảo, được tổ tiên truyền lại từ năm sáu trăm năm, các bần cố nông cũng đem đổi lấy gạo chia nhau. Mấy năm sau, Đảng Cộng Sản “sửa sai,” ông Lê Đôn được “đổi nhãn hiệu;” từ “địa chủ cường hào ác bá” đổi thành “địa chủ kháng chiến.” Khi nhà được trả lại, tất cả đã tan hoang. Con rể ông, từng là một cán bộ cải cách ruộng đất, đi lên miền núi tìm em vợ. Hai cậu con trai không nhận gia đình nữa, bỏ hết cả họ hàng, nhất định không về. “Bố mẹ chết rồi. Anh em ly tán. Máu mủ họ hàng chẳng biết thương nhau... Cái đất nước này chỉ cần ba lần làm, ba lần sửa sai như thế thôi, nó sẽ trở thành một vùng hoang mạc.”

Trong chương cuối cuốn Ác Mộng, gia đình thầy giáo Lê Đôn đã xin được phép cải táng mộ. Hai xương cánh tay của ông bị trói bằng dây dù gỡ mãi không ra. Anh con rể ghé răng cắn, dây không đứt. “Khốn nạn quá, chả nhẽ lại không tháo dây trói cho thầy!” Ngô Ngọc Bội kể, “Đã có nơi người ta lấy đoạn dây thép [trói địa chủ trước khi hạ sát] đem về thờ; [chính quyền] địa phương phải cho người lẩn vào nhà ăn cắp để thủ tiêu... Có anh cán bộ đã nhặt ba cái đầu đạn [bắn chết cha mẹ mình] cất đi. Chi bộ phải dỗ mãi anh mới đem ra trả, rồi mang vứt xuống sông.”

Sau lễ cải táng thầy giáo Lê Đôn, buổi chiều gia đình đang ngồi ăn cơm thì có một ông khách lạ lớn tuổi không biết từ đâu tới thản nhiên bước vào nhà. Ông mở cái túi sách, lấy ra một bát nhang, đặt lên bàn thờ.

“Tôi người xã bên, quen thân với ông Lê Đôn từ nhỏ. Có người bên làng ta đem bán cho tôi cái bát hương này. Chẳng đáng bao nhiêu đâu, chỉ hai đấu gạo thôi. Tôi là người Công Giáo, bên chúng tôi không thờ bát hương. Nhưng biết gia đình ông Lê Đôn, [biết cái bát hương này là] của gia bảo, nên tôi đã trả hai đấu gạo [mua] và giữ lại. Hôm nay gia đình làm việc ‘thay nhà’ cho ông Lê Đôn,” ông nghẹn ngào bật khóc. “Tôi trả lại cho gia đình để thờ phụng tổ tiên, ‘uống nước nhớ nguồn!’ Thứ này nếu tôi tham lam đem bán cũng có thể kiếm cho cháu chiếc xe đạp sang. Nhưng tôi là người ‘có đạo’ không bao giờ làm thế... Ở vùng ta những người như ông Lê Đôn rất hiếm hoi... Tôi xin phép cắm một tuần nhang... tưởng niệm ông...”

Nhưng giữa cơn ác mộng mênh mang, oán mờ trời đất, Ngô Ngọc Bội đã kết thúc với một niềm hy vọng. Chúng ta biết người Việt là một dân tộc “có đạo,” dù theo đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Khổng, đạo Lão. Đảng Cộng Sản đã tàn phá, hủy hoại những nền móng đạo lý, nhưng không giết được tính thiện trong con người. Không giết được trí nhớ tập thể của dân tộc, trong đó người ta đều biết ăn ở với nhau có nghĩa, có tình. Nền đạo lý cổ truyền như những đóm lửa vẫn cháy leo lét suốt những đêm dài, chỉ chờ ngày cùng bùng lên soi sáng tương lai. Mọi người sẽ thắp lại bình nhang trên bàn thờ, xin nhận lỗi với tổ tiên, xin hứa chính mình sẽ giữ gìn đạo lý cho con cháu bắt chước, theo nền nếp cha ông. Cái đất nước này sẽ không trở thành một vùng hoang mạc. Ngày hồi sinh sắp tới. Trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay chúng ta hãy cùng thắp lại bình nhang trong lòng mình, chia sẻ với nhau niềm tin tưởng ngày phục sinh sắp tới.

Ngô Nhân Dụng

18 triệu người Việt Nam dùng nguồn nước bị ô nhiễm nặng

SÀI GÒN (NV) - Hơn chục triệu người Việt đang phải dùng nước sinh hoạt, ăn uống được cung cấp từ nguồn nước ô nhiễm nặng của con sông đang chết dần, trong khi nhà cầm quyền vẫn thờ ơ, xem nhẹ. 


Nước sông Đồng Nai bị ô nhiễm ngày càng nặng hơn. (Hình: Tiền Phong)

Theo Tiền Phong, đó là cảnh báo của một số chuyên gia tại phiên họp thứ 8 Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường Lưu Vực Hệ Thống Sông Đồng Nai ở thành phố Sài Gòn vào ngày 22 tháng 12, 2014.

Ông Lê Văn Tuấn, tổng giám đốc công ty cổ phần Nước và Môi trường, Bộ Xây Dựng, cho biết, hệ thống sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Hệ thống sông này cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 18 triệu người dân thuộc 11 tỉnh, thành như: Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Thế nhưng mỗi ngày, con sông này tiếp nhận trên 500,000 m3 nước thải công nghiệp từ hơn 60 khu công nghiệp và gần 2 triệu m3 nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, trong đó trên 60% nước thải công nghiệp và 85% nước thải sinh hoạt chưa được lọc hay tẩy độc.

Ông Tuấn cho rằng, nếu các tỉnh thành trong lưu vực không có biện pháp giải quyết hóa chất độc hại trong nước thải, bảo vệ nguồn nước thì hệ thống sông Đồng Nai sẽ càng ngày càng ô nhiễm nặng nề và có nguy cơ trở thành dòng sông “chết.”

Ước tính đến năm 2020, tổng lượng nước thải đô thị, nước thải công nghiệp thải ra sông mỗi ngày có thể lên đến gần 4.5 triệu m3 và tổng kinh phí cần để đầu tư xây dựng các hệ thống lọc nước thải cho lưu vực sông Đồng Nai là khoảng 100,000 tỷ đồng. (Tr.N)
12-23- 2014 4:00:26 PM

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam dè dặt tín dụng

HÀ NỘI 23-12 (NV) .- Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam dự tính đẩy tăng trưởng tín dụng vào năm tới “cao hơn một chút” so với năm 2014 nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn với 6.2% trong năm 2015. 


Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng. (Hình: Kinhdoanh.net)

Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam tường thuật cuộc họp báo của  bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hôm Thứ Ba 23/12/2014 trình bày trong cuộc họp báo “tổng kết kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2014 và định hướng năm 2015” của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN.

Theo những gì được trình bày trong cuộc họp báo thì “tính đến ngày 19/12/2014, tín dụng đã tăng 11,8% so với cuối năm 2013; dự kiến đến hết năm nay (2014) sẽ tăng trưởng trên 12%.” Bà Hồng nói rằng “năm tới dự kiến mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ ở khoảng 13% - 15%”.

Lời loan báo chính sách tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đưa ra chỉ ít ngày sau cuộc khảo sát do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam thực hiện, báo động thực trạng các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang chết dần.

Vừa phải cạnh tranh khốc liệt không những với hàng Trung Quốc, nay họ đang phải cạnh tranh cũng khốc liệt không kém với hàng hóa do các nước ASEAN khác sản xuất, đặc biệt là từ Thái Lan xâm nhập, và ngay cả các hãng sản xuất ngoại quốc đầu tư tại Việt Nam. Vay tiền kinh doanh sản xuất thì bị đám ngân hàng lắc đầu. Phần lớn nguồn tín dụng trong nước chỉ dành cho đám quốc doanh “Lời giả lỗ thật”.

Khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam rất khó khăn không phải là chuyện mới mẻ gì. Cơ quan Phát triển LHQ, Ngân Hàng Thế Giới đã nhiều lần khuyến cáo chế độ Hà Nội đẩy mạnh hậu thuẫn cho họ để cứu nguy cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng không mấy tác dụng.

Trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, chủ một số doanh nghiệp tư nhân ở Sài Gòn bảo rằng, so với năm trước, quy mô sản xuất của họ đã giảm thêm 20% và giá bán sản phẩm giảm khoảng 10%.

Ông Lê Minh Đức, chủ doanh nghiệp tư nhân Quang Minh, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, khẳng định, năng lực và kinh nghiệm của doanh nghiệp tư nhân Quang Minh không thua các công ty nhà nước nhưng họ chỉ có thể làm thầu phụ cho nhà thầu là doanh nghiệp quốc doanh hay doanh nghiệp ngoại quốc.

Ba trong năm doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ nhựa ở Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Chánh, Sài Gòn đã ngưng hoạt động. Ông Lê Hữu Đào, chủ Công ty Vĩnh Lộc Phát, nhận định, cuộc chơi càng ngày càng nghiệt ngã.

Tuy năng lực sản xuất không hơn những doanh nghiệp tư nhân Việt Nam song những doanh nghiệp Đài Loan sản xuất đồ nhựa ở Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Chánh, Sài Gòn được chính phủ Đài Loan hỗ trợ mạnh mẽ còn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thì không. Ông Đào khẳng định, từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp của ông chưa bao giờ nhận được sự ưu đãi hay hỗ trợ nào từ nhà nước Việt Nam.

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa  tại Việt Nam chiếm tới 91% và tạo ra hàng triệu việc làm; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, “hầu hết vẫn gặp phải một số giới hạn cố hữu như khó khăn trong tiếp cận chính sách, ưu đãi, cơ sở sản xuất và đặc biệt, tiếp cận vốn vay.” Thông tin này được đưa ra ngày 19/11/2014 vừa qua trong một cuộc hội thảo về nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho giới doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, theo tờ Kinh Doanh và Pháp Luật đưa tin.

Nguồn tin lập lại các con số từng được thống kê nói chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí vốn rất cao.

Với các khó khăn chồng chất và với chính sách tín dụng của nhà cầm quyền như vậy, hàng chục ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nhau chết được thống kê trên các báo cáo.

Chỉ trong Tháng 8-2014, Tổng Cục Thống Kê của Bộ Công Thương cho hay “Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký của cả nước là 6,681 doanh nghiệp, tăng 35.5% so với tháng trước”. (TN)

12-23-2014 4:26:07 PM

Ăn xin là nghề?

 HOÀNG TUYẾT thực hiện - Thứ Tư, ngày 24/12/2014 - 02:55
(PL)- Không thể để cảnh ăn xin nhếch nhác làm mất mỹ quan đô thị. Với kiểu ăn xin giả dạng đối phó, sẽ chụp ảnh và mời người dân làm chứng.
Xung quanh việc thực hiện Quyết định số 49 của UBND TP.HCM về việc tập trung người xin ăn vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội để xác minh địa chỉ cư trú rồi cho hồi gia, ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM khẳng định: Những người giả dạng bán báo, bán vé số, bán nhang… để ăn xin, chúng tôi sẽ tiến hành tập trung.
Có ăn xin là có chăn dắt
Phóng viên: Thưa ông, ông có thể khái quát bức tranh người lang thang xin ăn ở TP.HCM?
+ Ông Lê Chu GiangTrong quá trình tập trung người xin ăn, chúng tôi đã phát hiện nhiều trường hợp có tổ chức chăn dắt đưa người già, trẻ em từ các tỉnh vào TP.HCM đi ăn xin nhưng rất khó xử lý đối tượng chăn dắt vì thiếu chứng cứ.
Tuy nhiên, trong thời gian tới nếu phát hiện các đối tượng chăn dắt tổ chức xin ăn thu lợi bất chính, Sở sẽ đề nghị chính quyền địa phương các quận, huyện phối hợp cơ quan chức năng điều tra và sẽ phải xử lý, khởi tố cho được vài trường hợp chăn dắt để hạn chế những tổ chức ăn xin này.
Người phụ nữ này bế con bán vé số trên đường Nguyễn Thái Học, đứa bé ngủ li bì cả ngày. Ảnh: XUÂN HUY
. Thường thì người xin ăn thường giả dạng lận theo vài tờ vé số lẻ, vài bịch tăm bông. Họ chỉ đi xin ăn nhưng khi cơ quan chức năng tới thì họ chìa vé số, tăm bông ra để nói rằng họ đang bán hàng. Làm sao nhận dạng, phân biệt để tập trung đưa họ vào trung tâm hỗ trợ xã hội?
+ Để xác định chính xác là người ăn xin, chúng tôi sẽ tiến hành chụp ảnh để làm căn cứ xác định, nhờ những người dân ở xung quanh làm nhân chứng…
Đối với những người bị bệnh, băng bó chân tay nằm ngoài đường… để tạo cảnh thương tâm nhằm xin tiền thì chính quyền địa phương các quận, huyện cũng sẽ có nhiều cách để xác định có đúng bị bệnh hay không, nếu bị bệnh thật sẽ tạo điều kiện cho họ chữa bệnh, còn nếu giả dạng sẽ xử lý theo quy định.
Không lo bỏ rơi người cơ nhỡ
. Thưa ông, cần có những giải pháp gì để hạn chế người ăn xin tại TP.HCM?
+ Theo tôi, nếu tiến hành những giải pháp đồng bộ sẽ hạn chế được rất lớn người lang thang xin ăn ở địa bàn TP.HCM. Khi phát hiện người lang thang xin ăn, chúng tôi sẽ làm công tác tuyên truyền, đấu tranh tư tưởng để họ hiểu được chủ trương của TP.HCM. Nếu người lang thang xin ăn thuộc tỉnh, thành nào thì sẽ trao đổi với gia đình để yêu cầu làm cam kết hoặc phối hợp Sở LĐ-TB&XH, chính quyền địa phương đó tạo điều kiện cho họ làm ăn phát triển kinh tế để họ có đời sống ổn định thì sẽ không quay lại TP.HCM ăn xin nữa. Tôi nghĩ người Việt Nam ai cũng có lòng tự trọng, do đó vấn đề người lang thang ăn xin nếu làm quyết liệt cũng sẽ cơ bản được giải quyết.
. Nếu không cho tiền người ăn xin, người dân lo có thể họ đã bỏ rơi những người thật sự cơ nhỡ…?
+ Đối với những người không may, người cơ nhỡ vào TP.HCM nếu mất tiền, mất giấy tờ… hay vì lý do nào đó thì cũng được tạo điều kiện ăn ở tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội (463 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh) vài ngày trong thời gian chờ xác minh và hỗ trợ tiền đi đường để cho về quê.
. Xin cám ơn ông.
Ông LÊ HOÀNG VÂNPhó Trưởng ban Tôn giáo TP.HCM:
Giáo dân, Phật tử nên cho tiền đúng địa chỉ cần giúp
Ban Tôn giáo TP được yêu cầu làm việc và đề nghị các tổ chức tôn giáo (Thành hội Phật giáo, Tòa Tổng giám mục TP…) phối hợp thực hiện chủ trương giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng; phổ biến đến giáo dân, Phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của TP là “không cho tiền người xin ăn”. Chúng tôi rất ủng hộ chủ trương này của UBND TP và sẽ phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam để cùng phổ biến xuống các chùa, nhà thờ, các cơ sở tôn giáo để vận động người dân làm theo.
Đại đa số Phật tử, giáo dân quan niệm có cho đi để làm được phước. Hiện nay Phật tử đã chuyển hướng dần cách cho tiền trực tiếp người ăn xin, thay vào đó là nấu cơm từ thiện phát trực tiếp cho người nghèo, người thật sự cần miếng ăn; xây nhà tình thương, hỗ trợ các điều kiện sống, trao quà tặng, học bổng cho những nhà thật sự nghèo.
TM ghi
Có thể thấy ăn xin ở TP.HCM đã là cái nghề và nghề này lại luôn sống được với nhiều biến tướng. Những đối tượng đi ăn xin có nhiều cách để người dân phải tự động cho tiền. Tôi lấy ví dụ ở một quán ăn, người thứ nhất đến xin tiền rồi thứ hai, thứ ba, thực khách cũng không cho nhưng đến người thứ tư thì bực quá nên phải cho tiền để không bị làm phiền nữa, như vậy là bị “dính” kế. Nhiều kẻ chăn dắt lợi dụng lòng trắc ẩn của người dân nên thường bắt những cụ già, ốm yếu đi ăn xin hoặc cho trẻ em uống thuốc ngủ để bồng bế lê lết ngoài đường, có như thế mới được càng nhiều tiền. Đáng nói, đồng tiền do ăn xin mang lại còn khiến cả cha mẹ nhẫn tâm cho cả con ruột uống thuốc ngủ để đưa đi ăn xin…
Ông VÕ TRUNG TÂM, Chánh văn phòng
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM

HOÀNG TUYẾT thực hiện

CSGT hóa trang tại quán nhậu: Bao Công thật, Bao Công giả?

(Baodatviet) - Nhiều người cho rằng việc CSGT hóa trang gần các quán nhậu không hợp lý, người dân làm sao có thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

Mới đây CSGT Hà Nội cho biết sẽ hóa trang, mật phục tại những quán nhậu, quán bia hơi… có mang theo bộ đàm để kịp thời thông báo tới chốt của tổ công tác ở gần đó những trường hợp trực tiếp điều khiển phương tiện, sau khi sử dụng rượu, bia.
Liên quan đến vấn đề trên, nhiều người cho rằng việc đó vừa gây khó dễ cho người nhậu cũng như người kinh doanh.
Anh Nguyễn Lương (SN 1971, trú Hà Đông, Hà Nội) cho rằng việc CSGT hóa trang, mật phục tại các quán nhậu là không hợp lý, khiến cho người nhậu không còn vui vẻ khi nhậu.
"Thi thoảng mới vui bạn vui bè, uống hết cỡ với nhau mà lúc nào cũng đau đáu nghĩ mà say tý nữa bị công an túm cổ thì mất thêm tiền nữa. Tuy biết thế nhưng mà bạn bè gặp gỡ mà không hết mình thì không được. Từ nay anh em thích nhậu nhẹt cứ phải cẩn thẩn. Kiểu này làm về là ngoan ngoãn về nhà ăn cơm với vợ luôn", anh Lương chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo anh Lương tâm lý của người có hơi men trong người thường bốc đồng hơn, đã có men trong người thì nguy cơ bị phạt ở ngoài cũng kệ. Uống bia rượu vào rồi thì còn ai sợ hãi gì nữa, thấy một người mặc quần áo bình thường ra bảo là CSGT chẳng ai tin.
Người điều khiển phương tiện giao thông có biểu hiện sử dụng rượu bia bị CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn
Người điều khiển phương tiện giao thông có biểu hiện sử dụng rượu bia bị CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn
Cũng đồng quan điểm với ý kiến trên, anh Thanh (SN 1983, trú Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ việc công an mặc thường phục để bắt phạt dân nhậu sợ không thực hiện được.
Theo anh Thanh, khi say rượu thường không nhận thức được, CSGT mặc bộ quần áo màu vàng chưa chắc đã nhận ra huống gì là CSGT mặc thường phục. Lúc say, CSGT hóa trang đi ra bắt người say chẳng khác như bắt cóc bỏ đĩa. Người trong trạng thái bình thường còn không phân biệt được đâu là công an thật, công an giả thì làm sao người say nhận ra.
“Ví dụ lúc dân nhậu đã say mèm ra về bị CSGT hóa trang bắt được mà người say lại chống cự bằng cách anh lấy cái gì để chứng minh anh là CSGT, lúc đấy CSGT xuất trình thẻ ngành ra với một người đã say thì liệu người này còn đủ tỉnh táo để đọc được không”, anh Thanh chia sẻ thêm.
Quán nhậu sẽ có tuyệt chiêu?
Trong khi đó, anh Hữu Thắng (SN 1971, trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ “Công an mật phục nói thế thôi chứ làm sao mà làm hết được, chỗ người ta làm ăn bao nhiêu lâu, tự dưng đến mật phục bắt người nào có dấu hiệu nhậu say như thế thì còn làm ăn được gì. Nếu mà mật phục, hóa trang kiểu đấy chắc quán nhậu chẳng còn mấy khách".
Anh Thắng cũng cho rằng để bảo vệ việc làm ăn của mình chắc chắn các quán sẽ có biện pháp để cho dân nhậu tránh khỏi rắc rối.
Anh Quang (SN 1969, trú tại Thái Thịnh, Đống Đa) nghĩ rằng việc CSGT tăng cường xử phạt những người sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông là đúng. Tuy nhiên, có nhiều cách để xử phạt không nhất thiết cần phải hóa trang, mật phục tại quán nhậu để bắt dân nhậu như thế.
Theo anh Quang, việc công bố thông tin CSGT sẽ mật phục không chỉ các nhà hàng mà kể cả dân nhậu cũng có sẽ nghĩ ra cách đối phó. Bên cạnh đó, anh Quang cho rằng cứ làm việc đàng hoàng thì ai cũng chấp hành nghiêm chỉnh.
"Vừa qua, đọc báo thấy nhiều trường trường hợp giả danh công an để lừa người dân, bây giờ CSGT hóa trang liệu có làm cho người dân tin được không, nhất là người đã có hơi men trong người. Hơn nữa, việc CSGT hóa trang liệu có xảy ra tình trạng thỏa thuận với người vi phạm hay không. Đây cũng là điểm đáng lưu ý", anh Quang chia sẻ.

Đinh La Thăng khuôn mặt hình nốt nhạc

Trần Văn Huy (Danlambao) - Hai năm nay, một bộ trưởng có khuôn mặt mang hình nốt nhạc đang nổi lên như một hotgirls Việt, xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, trong các showbit hay báo chí của đảng, hay các báo lá cải chuyên đăng các tin scandal của các chân dài. 

Thật vậy, sự xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, những tuyên bố ngày càng hùng hồn, với những cái tít độc đáo, giật gân của cánh báo nô... đã làm cho hình ảnh Đinh La Thăng - hình nốt nhạc đang được một số người dân thơ ngây ngầm ủng hộ. Một phong cách mới? Một tư tưởng mới? nhưng mọi nhất cữ nhất động của ông được báo lề đảng viết thành văn, phục vụ cho nghề nghiệp hay mục đích chính trị thì có lẽ mọi người đã xét đoán được. 

Việc ông ta luôn theo sát các thông tin nóng hổi đang xảy ra trên toàn quốc, về kinh tế lẫn xã hội gần đây là một ví dụ cụ thể, tạo nên một "phong cách" mới của vị bộ trưởng mang hình nốt nhạc này. Ví dụ: "Bộ trưởng Thăng phát bực trước tin báo hành lý bị rạch ở sân... " nghe thật kêu. Báo chí lề đảng thường dùng những cái "tít" kiểu đó để chạy tin như 12 giây điêu đứng ngắm Ngọc Trinh trong bồn tắm" vân vân. Tức là luôn đáp ứng cái tò mò, tự sướng của lớp trẻ, và thái độ "bức xúc" của dư luận để tạo tên tuổi cho mình. Tuy nhiên, giống như hầu hết các lãnh đạo cộng sản, Đinh Nốt Nhạc chưa ra khỏi cái ngoại lệ đó, tức là trong lúc người dân muốn có biện pháp xứ lý cụ thể, tiến hành ra sao... thì ông ta cho ngay câu tỏ thái độ như: rất bực, sẽ từ chức sau 4 năm nếu không được việc... Nghe xong muốn bực... cái... mình.
 
Đinh La Thăng lên ghế bộ trưởng từ ngày 3 tháng 8 năm 2011 với nhiệm kỳ 5 năm. Ông ta xuất thân từ huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định, tốt nghiệp đại học tài chính, khởi nghiệp là kế toán viên cty Sông Đà. Đinh La Thăng có tham vọng chính trị từ lúc còn nhỏ, là một đoàn viên, ban chấp hành trung ương đoàn, đảng viên, chủ tịch hội đồng tập đoàn dầu khí... Ông được người dân biết đến nhiều qua các chuyến vi hành có thông báo trước. Kiểm tra, giám sát đột ngột, đầy tính bất ngờ nhưng ông luôn có chuẩn bị, tháp tùng bởi một binh đoàn các thê thiếp tùy tùng và đoàn nghiệp báo nâng bi hộ tống. Nói chung việc vi hành của ông ta chỉ để quảng cáo tên tuổi, củng cố địa vị, nhưng lại được lăng xê theo kiểu các chân dài và đầy tính hài hước. Tôi xin trích dẫn vài đoạn khác của các bài báo rải rác trên mạng như sau: 
 
1. Bộ trưởng Đinh La Thăng bám dây thừng xuống vực tiếp cận... 
Bộ trưởng Đinh La Thăng đi trước, rất thận trọng nhưng quả quyết. Vụ tai nạn xe ở Lào Cai. 
Hậu quả sau đó còn tệ hại hơn vì cấm xe khách gường nằm... Người dân coi vụ này " xứ lý" quá tệ, nên đặt cho cái tên là Đinh La Giáng, qua việc tĩnh chí đạo mắc cáp, khi biết tin ông đột ngột kiểm ta, một kiểu đột ngột được quãng bá rầm rộ. 

2. "Bộ trưởng Thăng nhận tin báo tài xế vụ tai nạn Sa Pa nghiện... " 

3. Bộ trưởng Thăng yêu cầu “cấm cửa” nhà thầu thi công ẩu. 

4. Bộ trưởng Đinh La Thăng "đe" cách chức một Phó tổng giám đốc... 

5. Khiến trách rồi đe dọa như: “Ghế của ông đang lung lay rồi đấy ông Vân! Nếu ông không khắc phục tốt và đem lại hiệu quả công việc cao thì ông khó giữ được vị trí Tổng Giám đốc!”. Kiểm tra đoạn đường Võ Nguyên Giáp. 

Quá nhiều những ngôn từ đẹp, mạnh, khỏe, cứng rắn, kiên quyết để nêu ra ở đây. Nhưng trên thực tế người dân không phải chưa từng nghe các ông lãnh đạo cộng sản nói thế, người dân vùng lũ lụt miền Trung đã từng trông chờ thủ tướng đến để cứu trợ; ông này đến, tuyên bố cùng nhân dân chống lũ... Để rồi chỉ thấy mì hết hạn, gạo mốc và trứng thối...
 
Nhưng dù nói gì thì Đinh La Thăng cũng đã tạo được cho mình một gương mặt, một phong cách mới đầy tính năng động, nhiệt huyết... Với những bước đi được tính toán kỹ lưỡng của một người có học, như thoát ra những tiền lệ trước đó của dép râu và nón cối, tạo nên một bộ mặt mang hình nốt nhạc. 

Ông bộ trưởng này có thể làm được gì cho tương lai của đất nước? Liệu rằng ông, một đại diện của con người thời mở cửa, của thời đại thông tin thì dù ít hay nhiều cũng có suy nghĩ khác. Cái suy nghĩ mà có lần ông Trần Khuê đến Mỹ, nói chuyện với một người của đảng Tân Đại Việt, theo ông Khuê thì Nguyễn Tấn Dũng là người có tư tưởng mới, thân Mỹ, có thể là một Boris Yetsin... Nhưng, tôi nhận thấy, Nguyễn Tấn Dũng khó mà đối chiều, việc xuất thân từ một y sĩ trong bưng, từng bước tàng tích kinh tế song song với tội ác, tham nhũng, tập đoàn trị... Điều đó nói lên một sự thật, quyền lực không thể san chia, hãy nhìn Vinasin, đồng polime... Có thể xếp vào loại ôm bình thả chuột... 

Nói về chính sách kinh tế, thì Nguyễn Tấn Dũng không có sự táo bạo như Nguyễn Văn Linh, dù rằng ông Linh dù sao cũng thuộc tuýp người cũ, loại bình cũ rượu mới

Tuy nhiên, với địa vị của Đinh La Thăng hiện nay, không thể có được những thuận lợi của một vị thủ tướng, chiếc ghế cho mọi sự thuận lợi để có thể đối chiều... thì việc ông Bộ trưởng đạt được còn xa vời lắm. Một người như ông Thăng tồn tại bên cạnh một băng đảng già nua, bệnh hoạn nhưng đầy thế lực, ông có dám đập bình diệt chuột hay dám mang một phong thái mới trong cách quản lý nhà nước của ông, kiểu bình mới với rượu mới... Làm được điều đó, tiếng vang sẽ rất cao và rất xa... Ông có dám? 

Nếu không, việc đi theo lối mòn của các quan chức cộng sản tiền nhiệm, thì toàn thế giới và nhân dân Việt Nam chẳng lạ gì câu đài nói láo, báo nói leo, quân cướp đất... như những người đi trước ông, thì những lời ông nói cũng giống như cái bô, cái xô, cái loa phường hàng ngày vẫn phát những âm thanh rê rê rè rè... mà thôi...


Trung Quốc dùng quân đội ‘đổi hòa bình lấy dầu khí’

 Lê Loan - Thứ Ba, ngày 23/12/2014 - 15:39
(PLO) - Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ triển khai tiểu đoàn bộ binh với hơn 700 lính tới Nam Sudan vào đầu năm 2015. Đổi lại, quốc gia hoang tàn vì nội chiến này đã đồng ý tăng sản lượng dầu khai thác cho tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNPC).
Trung Quốc gửi binh đoàn bộ binh với hơn 700 binh sĩ tới Nam Sudan (Reuters)
Đây là lần đầu tiên bộ binh Trung Quốc tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Trước đó chủ yếu chỉ là các kỹ sư, nhân viên y tế, giao thông vận tải, và nhân viên an ninh. 
Đầu tháng 1-2015, 180 binh sĩ đầu tiên sẽ bay đến Nam Sudan. Số binh lính còn lại sẽ tới vào tháng 3-2015 để thực hiện nhiệm vụ “tuần tra an ninh” ở thủ đô Juba.
Quốc gia non trẻ Nam Sudan còn đang chìm trong nội chiến (Reuters) 
Theo Tân Hoa Xã, tiểu đoàn sẽ được trang bị máy bay, tàu bọc thép chở bộ binh, tên lửa chống tăng, súng cối, áo giáp và mũ chống đạn cùng với các loại vũ khí khác "hoàn toàn vì mục đích tự vệ”. Cùng lúc đó, CNPC đã ký kết thành công thỏa thuận "ổn định và tăng sản lượng dầu thô" với Nam Sudan trong ba vùng khai thác dầu ở nước này. CNPC sẽ cung cấp sự đào tạo kỹ thuật cho Nam Sudan.
Sản xuất dầu ở Nam Sudan đã giảm 1/3 từ khi cuộc nội chiến nổ ra cuối tháng 12 năm ngoái, sau khi Tổng thống Salva Kiir cáo buộc cựu Thủ tướng Riek Machar âm mưu lật đổ ông.

 Nam sudan đang đứng trước nguy cơ xảy ra nạn đói (Reuters)
Bạo lực đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng. Nội chiến liên tục cùng với việc giá dầu “tuột dốc không phanh” dẫn đến nguy cơ xảy ra nạn đói cho hơn 4 triệu người ở Nam Sudan.
Phái đoàn với sứ mệnh hòa bình của LHQ tại Nam Sudan (UNMISS) được thành lập vào tháng 7/2011. Đến tháng 10, sứ mệnh này thu hút hơn 10.000 binh sĩ từ khắp nơi trên thế giới.
Lê Loan