Friday, July 21, 2017

Bộ trưởng Tài-Môi Trần Hồng Hà gian trá trong vụ đổ thải xuống biển

Trần Hồng Hà và đàn em đã nhận được bao nhiêu phong bì bôi trơn từ Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân?

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong vụ đổ 1 triệu m3 chất thải độc hại của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xuống biển, Trần Hồng Hà đã gian manh đánh tráo khái niệm bằng cách chuyển trọng tâm vào "nơi đổ" thay vì "chất được đổ".

Theo Trần Hồng Hà thì:

"Bộ TN-MT đang chờ kết quả quan trắc, thu thập thông tin, số liệu môi trường nền tại khu vực biển... để làm cơ sở thực tế, xem xét có giao khu vực biển cho doanh nghiệp được thực hiện nhận chìm hay không?"

- "Nếu kết quả, đánh giá của Viện Hải dương học cho thấy, san hô, hệ sinh thái ở vùng biển nhận chìm là phong phú thì không ai cho phép tiến hành đổ thải ở khu vực đó." (1)

Điều này cho thấy rằng không cần biết 1 triệu m3 thải do Vĩnh Tân 1 đổ xuống là gì, tác hại môi trường biển ra sao, chỉ cần vùng biển cấp phép đổ thải không có san hô, hệ sinh thái là thoải mái đổ. Chất thải độc hại lan truyền khắp đại dương ra sao thì mặc kệ.

Để tiếp sức cho màn "nhìn ngón tay chứ đừng nhìn mặt trăng", lưu ý đến nơi nhấn chìm thải chứ không phải chất thải, Lê Hồng Hà lấp liếm rằng:

“Việc nhận chìm ở biển trên thực tế cũng đã diễn ra ở nước ta như: nạo vét để tạo đường cho tàu biển ra vào khi xây dựng cảng Cái Lân... vật, chất từ hoạt động nạo vét được nhận chìm ở gần đảo Long Châu, Hải Phòng. Gần đây nhất là việc nạo vét cảng trung chuyển Lạch Huyện, Hải Phòng với tổng khối lượng vật, chất nhận chìm gần 40 triệu tấn. Ở Nhật Bản, họ đã làm đảm bảo an toàn. Tiếp thu những kinh nghiệm của Nhật Bản, trong quá trình thẩm định, cấp phép, Bộ đã dự liệu những vấn đề có thể xảy ra và yêu cầu chủ dự án có giải pháp khả thi.”.

Rõ ràng là ông ta đang tìm cách kéo dư luận theo hướng nhìn xử lý bùn/cát nạo vét từ biển và trả về biển thay vì chất thải công nghệ đến từ hệ thống nhiệt điện của công ty Vĩnh Tân.

Tiếp sức cho Trần Hồng Hà lừa đảo người dân là Phạm Ngọc Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục biển hải đảo Việt Nam của Bộ Tài Môi. Ông này đã "khẳng định vật chất nhận chìm không phải là chất thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 cũng không phải là chất thải của quá trình nạo vét của công trình."

Theo quan tham Phạm Ngọc Sơn thì 1 triệu m3 mà Cty Vĩnh Tân cấu kết với Bộ Tài Môi để tống khứ đi chỉ là: "20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1đã được phân tích các chất phóng xạ, chất độc đều không vượt quá quy chuẩn cho phép, nằm trong danh mục được Chính phủ ban hành." (2)

Trong 1 câu này của Phạm Ngọc Sơn thôi đã thấy sự láo khoét và phản khoa học của những kẻ mang trách nhiệm bảo vệ môi trường cho quốc gia: Nếu chỉ là những thứ bùn / cát... từ việc nạo vét vũng, khu nước, vùng biển thì toàn bộ 1 triệu m3 là vật thể thiên nhiên, đến từ biển, không phải từ công nghệ nhân tạo. Vậy thì tại sao lại phải tốn tiền, công sức để "phân tích các chất phóng xạ, chất độc" từ những vật thể thiên nhiên này!?

Với một số lượng 1 triệu m3 mà nếu chỉ là "20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa" và "không có chất phóng xạ, chất độc"(!!!) thì tội tình gì phải xin phép, bỏ công mạo danh chuyên gia để lập hồ sơ dự án, Bộ Tài Môi phải điều tra, khảo sát vùng biển đổ... cát mà không khai thác, hay ít ra là liên lạc với tập đoàn "cát tặc" để bán cát. 80% cát tức là 800 ngàn m3 cát chứ ít ỏi gì!!!

Nhìn lại tiến trình lừa đảo chúng ta thấy: Vĩnh Tân thì cấu kết với đơn vị tư vấn lập dự án hồ sơ mạo danh các chuyên gia môi trường trong danh sách tham gia viết dự án (3). Bộ Tài Môi thì vào ngày 28-6 đã cấp giấy phép cho dự án mạo danh, ký bởi Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho phép nhấn chìm thải xuống vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận - gần với Khu bảo tồn biển Hòn Cau, một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước.

Nếu dư luận và nhất là truyền thông mạng không lên tiếng phản đối rầm rộ thì chắc chắn bây giờ 1 triệu m3 chất thải độc hại đã được các quan chức cấu kết với các đại gia tống xuống biển. Sau khi dư luận dậy sóng thì Bộ Tài Môi đã tìm cách đánh tráo khái niệm, dẫn dắt dư luận đi theo hướng "Bộ sẽ khảo sát môi trường nơi nhận chìm chất thải" và đánh lừa người dân là chất thải chỉ có cát và bùn.

Âm mưu của tập đoàn phá hoại đất nước là bằng mọi cách phải nhấn chìm 1 triệu m3 thải gồm có tro, xỉ và thạch cao xuống biển. Cả Bộ Tài môi lẫn công ty Vĩnh Tân sẽ dùng những bùn cát nạo vét làm bình phong; sẽ có hình ảnh những chiếc xe tải đến chở bùn cát ven biển đem đi, nhưng khi máy quay được dẹp đi thì sẽ là những "phi vụ" nhấn chìm xuống biển chất thải độc hại từ quá trình sản xuất nhiệt điện vốn đòi hỏi nhiều chi phí để giải quyết an toàn.

Các quan chức Tài Môi sẽ múa môi tài tình rằng vùng biển đã cấp giấy phép là giàu sinh thái, sẽ tạm ngưng ý định nhấn chìm thải như là 1 bước nhượng bộ trước những phản đối của dư luận. Sau đó Bộ Tài Môi sẽ tỏ ra biết điều và sẽ cấp giấy phép cho nhấn chìm thải ở 1 vùng biển khác không có hệ sinh thái (!!!). Và người dân sẽ được vỗ về, tuyên truyền rằng việc này rất an toàn vì 1 triệu m3 chỉ gồm 800 ngàn m3 là cát, còn lại chỉ là bùn, tất cả đều là sản phẩm thiên nhiên - từ biển thì cho trở lại biển - như tuyên bố của Phạm Ngọc Sơn. Nhân dân hãy yên tâm - cũng giống như chuyện tảo nở hoa gây ra thảm họa cá chết hàng loạt ngày nào trước khi Formosa nhận tội. Có gì mà ầm ỉ!?

Tóm lại, trong vụ phá hoại môi trường biển này, chúng ta thấy từ công ty Vĩnh Tân đến Bộ Tài Môi đều cố tình gian trá, cấu kết nhau, lập kế hoạch để tống khứ của nợ chất thải ra môi trường, phá hoại biển một cách vô trách nhiệm. Chính xác hơn, đây không phải là hành động vô trách nhiệm mà là hành vi phạm tội. Trong hành vi phạm tội hủy hoại môi trường này, Trần Hồng Hà và đàn em đã nhận được bao nhiêu phong bì bôi trơn từ Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân?

21.07.2017



___________________________________

Chú thích:




Các biến chuyển chính trị thế giới 2016-2017 và yếu tố pháp trị

Luật Sư Đào Tăng Dực (Danlambao) - Các năm 2016 và 2017 hàm chứa một số biến chuyển chính trị tuy bề mặt khác nhau nhưng cùng một bản chất. 

Tại Anh Quốc Brexit (tháng 6 năm 2016) diễn ra như một sự chuyển hướng đột phát của lòng dân, trong một cuộc trưng cầu dân ý ngoạn mục, buộc Vương Quốc Thống Nhất Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu. Định chế này là một định chế chính trị khổng lồ, được các chính trị gia chuyên nghiệp và các thế lực tài phiệt Âu Châu khai sáng, như một siêu cường của tương lai hầu cạnh tranh với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga Sô.

Tiếp theo sau đó, tại Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2016, nhân dân lại vùng lên và bầu vào chức tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, một doanh nhân rất ít kinh nghiệm về chính trị, trước cặp mắt ngỡ ngàng của các chính trị gia chuyên nghiệp từ 2 chính đảng gạo cội là Dân Chủ và Cộng Hòa.

Gần đây, tháng 5 năm 2017, nhân dân Pháp cũng đã làm một cuộc cách mạng tương tự. Họ đã cùng nhau lên tiếng nói, không những bầu vào chức vụ tổng thống một chính trị gia thuộc thế hệ vô cùng trẻ, Emmanuel Macron 39 tuổi, không dây mơ rễ má với các chính đảng lâu đời, mà còn dồn phiếu cho Phong Trào En Marche của ông vừa khai sáng, chiếm luôn đa số trong quốc hội nữa.

Hoa Kỳ theo tổng thống chế. Anh Quốc theo Đại Nghị Chế (còn gọi là Quốc Hội Chế) còn Pháp theo mô hình dung hòa (combined system) giữa 2 thể chế. Như thế sự biến chuyển đột ngột rung chuyển các định chế chính trị truyền thống này đã xảy ra đồng bộ trên mọi hệ thống chính trị dân chủ.

Chỉ có tại Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn, những chế độ độc tài đảng trị theo truyền thống đệ Tam Quốc Tế là không có biến chuyển đáng kể. Bề mặt thì CSVN còn kết án Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, CSTQ còn giam giữ Khôi Nguyên Nhân Quyền Lưu Hiểu Ba đến chết và Bắc Hàn còn thử nghiêm hỏa tiễn liên lục địa thành công, đe dọa Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, các điều trên liệu có nghĩa là các nền dân chủ sẽ suy sụp và các chế độ độc tài sẽ bền vững hay không?

Xin thưa là không những là không mà còn ngược lại.

Sự vắng bóng của các chấn động trong các chế độ độc tài có thể ví với sự im lặng rợn người trong thiên nhiên trước khi những cơn sóng thần hủy diệt, hoặc các trận địa chấn long trời tàn phá xảy ra. Các nhà độc tài cộng sản ý thức sâu sắc điều này và đang vô cùng sợ hãi vì chế độ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, tại các quốc gia dân chủ, sự hiện hữu của nền tảng pháp trị bảo đảm cho sự ổn định xã hội lâu dài. Tuy các biến cố chính trị đột biến xảy ra thường xuyên, nhưng luôn nằm trong khuôn khổ pháp trị và lịch sử chuyển biến, đổi mới và thích ứng với lòng dân nhưng luôn trong tinh thần ôn hòa và tiến bộ.

Trong khi đó, các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, trong bản chất là đảng trị. Một khi không còn kiểm soát được lòng yêu mến tự do của dân chúng bằng bạo lực thì xác suất đột biến chính trị và sau đó đổ máu rất cao.

Có như thế chúng ta mới ý thức được tầm mức quan trọng, duy trì ổn định, hòa bình và bất bạo động của yếu tố pháp trị, trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính.

22.07.2017

Sự thật và kiếp nạn

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Dưới khẩu hiệu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" là sự thật được minh chứng qua lịch sử. Dưới sự thật ấy có lẽ là một trường kiếp nạn cho dân tộc Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam từ hậu bán thế kỷ hai mươi đến nay là vô vàn những cơn sóng máu vỗ qua đất nước hình chữ S này. Hồ Chí Minh dùng mồi "Độc lập" để nhử biết bao nhiêu người yêu nước nặng lòng với quê hương nhưng nhẹ về lý trí. Họ Hồ không thể làm được gì nếu sau lưng ông không có hàng vạn người yêu nước lỡ trao duyên lầm tướng cướp. Từ đấy sóng máu sau lớn hơn sóng máu trước tạo thành số phận người Việt.

Cơn sóng máu đầu tiên cuốn chìm những người quốc gia yêu nước chân chính, nhiều người trong họ thuộc giới tinh hoa trong xã hội. Kế tiếp, cơn sóng máu của những bộ đội bỏ mình trong cuộc chiến chín năm chống Pháp. Họ khép lại lần cuối cùng đôi mắt thanh xuân mà tưởng mình hiến thân cho giấc mơ độc lập nhưng hóa ra mở màn cho các cơn sóng máu ác mộng khác vỗ lên cuộc đời con cháu họ. Hàng trăm ngàn người dân chết trong cải cách ruộng đất, vùi thây trong các trại tù, hay chết vật vờ về tâm hồn bên lề xã hội mới dưới bóng cờ đỏ ở miền Bắc.

Sóng máu của hàng triệu thanh niên mới thuộc thế hệ sinh Bắc tử Nam gây ra vô vàn sóng máu khác cho vô vàn đồng bào họ ở bên kia vĩ tuyến - từ sóng máu Mậu Thân đến sóng máu khủng bố từ trường học đến các đại lộ kinh hoàng. Chiến tranh kết thúc liền kích hoạt những làn sóng máu khác ở các trại cải tạo và trên biển Đông nơi hàng ngàn người bỏ mình trên đường vượt biển.

Rồi hôm nay ta đang chứng kiến cơn sóng máu lớn nhất cuối cùng đang từ từ bổ xuống Việt Nam. Cơn sóng môi trường chung cuộc mà đỉnh sóng là Formosa sẽ thực hiện cuộc tàn sát thầm lặng dân tộc Việt Nam. Cuộc đại thảm sát không một giọt máu này sẽ kết liễu giống nòi người Việt. Trung Cộng hiện nay hầu như kiểm soát cả Biển Đông và nếu muốn họ có thể làm cho Cửu Long khô cạn mau chóng, còn bàn tay họ gián tiếp gây ra bao sự ô nhiêm môi trường từ Nam chí Bắc qua kế hoạch xuất khẩu các dự án đầu tư gây ô nhiễm và lạc hậu từ các nhà máy thép đến các nhà máy nhiệt điện. Tất cả điều này là hiện thân của cơn sóng thần máu do Trung Cộng tạo ra và được tiếp sức và tăng tốc bởi lòng tham vô cùng tận của tập đoàn băng đảng cầm quyền coi đất nước như lãnh địa riêng để cùng nhau thay phiên chia chác làm ăn.

Thế hệ sau trách thế hệ trước đã gieo "sinh tử phù" cho mình. Nhưng thế hệ đáng trách nhất là thế hệ đương thời không hành động của chúng ta.

Dưới khẩu hiệu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" chính là sự thật rằng cộng sản từ đời đầu đến đời nay đều theo đuổi cùng mục tiêu: Đuổi sói cửa trước - Giết nai cửa giữa - Rước hổ cửa sau. Sói là thực dân Pháp, nai là người Việt, hổ là Trung cộng.

Chúng ta phải hành động chứ không phải là những con nai bị tê liệt vì sợ hãi, ngơ ngác nhìn sóng thần máu cuối cùng đang ập đến.

Mỗi người có lẽ chân bước đi mà lòng kéo lại. Nhưng dù sao vì cuộc sinh tồn chung tất cả mọi người hãy hy sinh mà lên đường đấu tranh để hóa giải kiếp nạn đang mở ra cho quê hương và đồng bào hiện nay và trong tương lai của chúng ta.

22.07.2017

Côn quan - trôn trẻ

Năm Xích Lô (Danlambao) - Sau vụ Formosa hủy hoại môi trường biển miền Trung và bị công luận lật tẩy, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về môi trường vào ngày 24.08.2016 Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố "không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng người dân". Đúng là miệng lưỡi cộng sản (CS) vì chỉ gần một năm sau, lời nói của người nhất nhì của chế độ đã chẳng khác gì phát trung tiện khi cho Bộ Tài Môi đổ thải xuống biển, tiếp tục hủy hoại môi trường sống trên cả hai nghĩa đen và bóng.

Nguyên tắc nhà đầu tư

Một số công ty đổ xô vào những quốc gia như Việt Nam, có giá nhân công rẻ, quyền lợi công nhân chẳng mấy được chú trọng và tôn trọng, dễ hối lộ nhà cầm quyền. Sản xuất/kinh doanh là đi kiếm lợi nhuận trực tiếp cho công ty và gián tiếp là cho chủ nhân và ban lãnh đạo. Sản xuất/kinh doanh được cân nhắc, áp dụng vào thực tiễn: Đầu tư thấp nhất có thể để đạt tối đa lợi nhuận, khai thác triệt để những ưu thế sẵn có để hoạt động trong phạm vi luật pháp nước sở tại cho phép. Tuy nhiên đối với những công ty mẹ ở những nước dân chủ phát triển thì hành vi hối lộ với nước họ đầu tư vẫn sẽ bị truy tố trước pháp luật tại quốc gia có trụ sở chính khi bị phát hiện.

Tại Việt Nam, nếu phải tốn kém đầu tư cho vấn đề chất thải theo tiêu chuẩn "bảo vệ môi trường" cho từng nhà máy khi nhà cầm quyền CSVN không có điều kiện xử lý chung như những nước phát triển, cộng với chi phí vận chuyển (logistics) cao, hạ tầng cơ sở (infrastructure) yếu kém, nhân sự chuyên môn khó tuyển, thủ tục hành chính rườm rà phiền nhiễu... thì có bị thần kinh mới chui vào đầu tư. Từ đó cho thấy nhà đầu tư và nhà cầm quyền cộng sản đã có những thỏa thuận bán chính thức mới khiến những công ty ngoại quốc đầu tư vào VN.

Tại sao đa số nhà đầu tư và các công ty có yếu tố "nhạy cảm với môi trường" thường đặt nơi gần sông biển? Chúng ta đã từng chứng kiến Vedan giết sông Thị Vải, Formosa giết biển miền Trung và sẽ còn dài nữa nếu chế độ CSVN còn tồn tại. 

Tạo ra của cải cho xã hội như lý thuyết CS nhưng làm ăn thua lỗ triền miên thì chẳng kẻ nào điên dại có suy nghĩ này - dù là chính cán bộ của nhà cầm quyền CS. Thực chất của lý thuyết cộng sản ngày nay là đặt trọng tâm làm sao cho của cải chui vào túi của những kẻ cầm quyền chớ "chủ nhân" của xã hội có nằm mơ tháng này qua năm nọ và "hết thế kỷ này" vẫn chỉ là mơ thôi.

Nhà cầm quyền

Đầu tiên phải dựa vào thực tế để so sánh 3 quốc gia từng bị chia cách là Việt Nam, Đức và Đại Hàn. Phía tự do thì lúc nào đời sống người dân và kinh tế xã hội luôn phát triển hơn rất xa so với phía độc tài CS. Dĩ nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu là chủ nghĩa và chế độ. Trong thể chế độc tài, trên lý thuyết là dân làm chủ nhưng thực tế là dân phải xin thì may ra "đầy tớ" sẽ suy nghĩ rất lâu sau nhiều chầu nhậu và "bôi trơn", may ra mới cho. "Đầy tớ" với đồng lương chưa đủ sống nhưng có biệt phủ, con cháu du học nước tư bản, chạy xe sang, mua nhà bên các xứ tư bản, tiền gởi ngân hàng Thụy Sĩ, Lục Xâm Bảo, Lichtenstein... Cán bộ giàu là vì... đêm đêm chạy xe ôm, nuôi heo gà hoặc trồng rau củ quả! Công nhận việc nước trăm bề mà các "đầy tớ" vẫn "tranh thủ" kiếm bạc cắc trong khi đó "chủ nhân" làm ngày không đủ, tranh thủ làm thêm, làm thêm giờ nghỉ, ngày nghỉ "cải tiến" vẫn lo không biết ngày mai lấy gì nuôi bao tử thì phải công nhận lãnh đạo giỏi-thấy-ghê, sao không chỉ dạy cho dân cách làm giàu? Chuyện hai đứa trẻ vị thành niên vì bụng đói giựt ổ bánh mì bị phạt tù trong khi cán bộ CS chiếm đoạt tiền tỉ là chuyện nhỏ. Người lén cưa một cây bị phạt tiền-tù, nhà cầm quyền cưa cả rừng cây chẳng sao? Kẻ hủy hoại môi trường biển (Formosa) sống nhởn nhơ, người bị hại (Mẹ Nấm) mới lên tiếng bị phạt 10 năm tù?

Một yếu tố quan trọng là người dân trốn thuế loại nào sẽ bị phạt rất nặng và có thể ngồi tù. Dân là vậy nhưng cán bộ là công dân ngoại hạng nên chẳng sao cả vì "đầy tớ" thích lãnh đạo nên trình độ và ý thức pháp luật còn kém sẽ rút kinh nghiệm tiếp diễn.

Công ty quốc doanh càng làm càng lỗ nên kiến nghị nhà nước "hỗ trợ" trong khi tư doanh bị hành như tỏi. Dự án nghe rất "hoành tráng/thánh" với những "quả đấm thép", đầu tư thấp - lợi nhuận cao nghe sướng lỗ huyệt và thông qua rất lẹ với những tham vấn từ hành tinh nào đó nhưng được "thông qua" rất nhanh và luôn đúng "quy trình". Cuối cùng là "tình vẫn chết" nhưng dự án càng thua chừng nào thì túi lãnh đạo càng phình chừng nấy theo tỷ lệ nghịch.

Cán bộ lãnh đạo nếu có bị "thanh tra" và đi đến kết luận là có sai trái thì cùi lắm là kiểm điểm, khiển trách vì đi đúng quy trình nhưng thiếu trách nhiệm. Thường là "bị" trở thành "nguyên" như quân "Nguyên", cán bộ đương chức thì xin miễn "thanh tra" và sau đó từ từ "hạ cánh an toàn". Cán bộ/nhà nước ngu hay cố tình ngu khi trên lý thuyết là phải có bằng-được-cấp do tại chức chuyên nhậu thịt chó.

Giải quyết

Cuộc đời cần có tiền để sống nhưng phải mưu sinh với khả năng trong sạch mới đáng sống. Buôn bán heroin, đâm thuê chém mướn như xã hội đen hoặc cao hơn là gia nhập đảng CSVN thì xã hội không ly loạn mới lạ.

Một chế độ không đối phó nổi hoặc dung dưỡng/thông đồng với thực phẩm độc hại đang giết dần dân tộc, nay còn tiếp tay hủy hoại môi trường thiên nhiên của đất nước, giết lần mòn dân tộc để tư lợi thì có xứng đáng đòi độc quyền lãnh đạo đất nước?

Họ không đến nỗi giành hết cái ngu của thiên hạ. Nguyễn Xuân Phúc và thuộc quyền đều có tài sản bên xã hội tư bản. điều đó nói lên là chế độ này đang hấp hối và sẽ triệt tiêu trong tương lai. Chính họ nhận thức ra nên chuẩn bị cho tương lai. Còn lại chỉ là hành động của mỗi người dân Việt Nam phải đứng lên để giải quyết số phận của mình và số phận của đất nước.

22.07.2017


Người Việt lọt vào top 10 trong danh sách quốc gia nước ngoài mua nhà tại Mỹ

Căn nhà số 636 South Halliday Street, Anaheim, CA 92804 
được Nguyễn Xuân Phúc mua khi còn là phó Thủ tướng

Bạn đọc Danlambao - Theo một báo cáo của ban nghiên cứu thuộc Hiệp hội Địa ốc Quốc Gia Hoa Kỳ thì Việt Nam lọt vào hàng thứ 9 trong số những quốc gia mua nhà nhiều nhất tại Mỹ.

Kể từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người dân nước ngoài đã bỏ ra tổng cộng 153 tỉ để mua 284,45 căn nhà tại Mỹ - giá trung bình của một căn nhà được mua là $536,852 

Trong danh sách top 10 này đứng đầu là Trung cộng, chiếm 14% với tổng số tiền bỏ ra mua nhà là 31,7 tỉ USD. Tiếp theo là Canada, Mexico, India, Britain, Brazil, Venezula, Germany, Vietnam và Japan. 



Khách hàng đến từ Việt Nam bỏ ra khoản 3,06 tỉ đô để mua nhà Mỹ, chiếm 2% số lượng đến từ các quốc gia. 

Chỉ trong vòng 1 năm, số lượng nhà tại Hoa Kỳ được mua bởi người từ Việt Nam đã gia tăng gấp đôi.

Trong số những quốc gia này thì người mua đến từ Trung Quốc thường luôn trả tiền mặt. Trong khi đó thì người dân Ấn mượn ngân hàng để trả góp. Không có thống kê về người mua từ Việt Nam. 

Nguồn tham khảo


Dũng ăn sò, Phúc đổ vỏ

Nguyên Thạch (Danlambao) - Là dân dã, hầu hết người Việt chúng tôi, gia đình tôi và chính bản thân tôi phải đầu tắt mặt tối chạy đôn chạy đáo lo toan cho cuộc sống, chúng tôi không có nhiều thì giờ, không nhiều kiến thức và ngay cả cái máy vi tính cũng còn chưa có đủ thì làm sao chúng tôi có thể nắm biết được nhiều chuyện đang xảy ra trên đất nước khi mà hầu hết những chuyện đang xảy ra đều bị bóp méo một cách có chủ ý với lối giải thích gian trá, lừa dối để mụ mị… khiến chúng tôi nghi ngờ muốn tìm ra đâu là sự thật. Nhưng khi người dân muốn tìm ra sự thật thì lại bị nhà nước bưng bít theo ý muốn của đảng mà ông Tổng biên tập Trưởng ban Tuyên giáo là người thừa lệnh đảng với đầy đủ quyền hành chỉ đạo cho toàn bộ hệ thống báo đài TV… trên bình diện cả nước phải hiểu theo ý đảng muốn, mà đảng muốn gì thì trên 70 năm cho miền Bắc và hơn 42 năm cho toàn dân cả nước, người dân phần nào đã thấy được những sự thật và từ đó luôn nghi ngờ.

Đảng cộng sản hãy thôi xem chúng tôi như những đàn cừu ngu ngơ khờ dại và cũng đừng cho rằng chúng tôi là đám người bị trị mà đảng là đám chủ cai quản, muốn dắt đi đâu thì dắt, muốn cướp, muốn giựt, muốn đánh, muốn đập, muốn bỏ tù thì cứ dưới cái gọi lừa mị là “Tòa án công khai” nhưng những bản án đã đề sẵn, không cần qua biện minh, tranh luận và cấm cả dân xem. ĐCS hãy thôi giở trò đểu cáng, lừa dụ chúng tôi bằng những mỹ từ “Nhân dân làm chủ, nhà nước chỉ là đầy tớ”.

Từ Bắc chí Nam, giờ đây người dân chúng tôi không ai là không biết đảng, quan chức còn đồng nghĩa với sự giàu có, nhà lầu, xe sang, biệt thự, tài sản nước trong nước ngoài, chăn ấm nệm êm, thức ăn, rượu quí vung vãi, con cháu đi du hý nước ngoài, tiền xài miễn suy nghĩ... Trong khi đám dân đen, người thì cày sâu cuốc bẩm dãi nắng dầm mưa, bán lưng cho trời, làm tăng ca, tăng giờ đến kiệt sức để chỉ mong đắp đủ trong thiếu thốn nghèo nàn. Học sinh, sinh viên ra trường chỉ mong có được một việc làm lương thiện nhưng cũng phải chung chi để mua việc và phải làm không lương đến cả năm dài. Doanh nghiệp phải trả lãi nợ nóng, nợ nguội nhằm đủ tiền để chung chi cho quí quan côn an kinh tế mỗi dịp lễ lộc hay phải chịu trách nhiệm trả tiền cho những cuộc nhậu cử 1, cữ 2 cữ 3 với em út gái gú…

Những nỗi bực bội, khó khăn cùng khối nghịch lý mà hàng ngày người dân chúng tôi phải nhìn thấy, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm và cảm nhận của mình qua các trang báo chí nhưng các trang báo đài dưới sự kiểm duyệt, chỉ đạo của nhà nước đã không cho đăng, nên chúng tôi không còn lựa chọn nào khác hơn là phải gởi tiếng nói đến Dân Làm Báo hoặc các trang mạng “Lề Dân” nơi mà chúng tôi tin tưởng.

Nhìn tài sản và lối sống của giới quan chức, cán bộ, côn an, CSGT, tướng tá bên quân đội, người dân chúng tôi cứ lắc đầu! Giám đốc, Phó giám đốc, Chánh thanh tra các sở với biệt thự, tiền bạc phủ phê. Chỉ một Chánh thanh tra Sở y tế thôi mà nhà cửa cũng mấy căn, con cái đi “du học” ở Mỹ, Úc, Canada… hàng 30-50.000 đô mỗi năm mà chúng nói “chỉ là chuyện nhỏ”. Chỉ là Giám đốc côn an tỉnh thành thôi mà nhà cửa nước ngoài nước trong hàng tá.

Khu dinh thự của gia đình ông Quý chiếm hơn 13.000m2.

Biệt thự ông Truyền và vườn triệu đô của con trai bí thư tỉnh Hải Dương 

Hà Nam: Biệt phủ 'song sinh' của anh em nhà Bí thư

Nhà thờ họ tộc của Nguyễn Tấn Dũng

Khu biệt thự triệu đô trên đất kim cương của quan chức Lào Cai. Ảnh: Đ.H

Nếu liệt kê tất cả những quan chức của các Bộ ngành ở trung ương, tất cả các Thủ tướng, Phó thủ tướng thì thử hỏi ai là không có khối tài sản khổng lồ? Mức phá hoại đất nước của các tham quan thuộc đảng và nhà nước nó kinh khủng như thế nào thưa quí vị? Người dân chúng tôi không nắm biết được khối tài sản của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bao nhiêu nhưng nghe nói đến tiền tỉ đô la Mỹ mà chúng tôi rùng mình ớn lạnh. Ai dám nói bạc tỉ đô là không lớn? Dân nghèo chúng tôi mơ ước được 1 tỉ tiền Hồ, dẫu giá trị chỉ tương đương với giấy chùi đít mà còn chưa có đây này.

Câu “Dũng ăn sò, Phúc đổ vỏ” chỉ mang tính cách mà mắt để chạy tội chứ thật ra Phúc niễng cũng chẳng tốt lành gì, cũng cá mè một lứa, bởi tên “Phắc” này cũng có vàng kho bạc khối, cũng mánh khóe đủ điều.

Bất luận Dũng hay Phúc, Trọng hay Thăng… tất cả đều là những tên khốn nạn, những tên cướp vĩ đại. Chúng luôn mệnh danh đoàn quân giải phóng nhưng cuối cùng cũng hiện nguyên hình là đoàn quân ăn cướp không hơn không kém.

Dân tôi có nghe câu thành ngữ thời sản: “Không phải 100% đảng viên đều tham nhũng nhưng 100% tên tham nhũng đều là đảng viên”, vậy ĐCS được dịch là Đảng Cướp Sạch là oan ức hay sao? Hỏi Đảng Cướp Sạch cùng 80.000 Dư luận viên như vậy không phải là đảng cướp thì là gì? Không phải là giặc nội thù mà cứ gọi là anh hùng là sao?!

Dân tôi có nghe nhà toán học Ngô bảo Châu đã bực dọc phê phán cho việc các tỉnh thi đua nhau xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh để kiếm chác phần trăm, đại khái rằng: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”


Đã từ lâu, người dân chúng tôi dư biết đảng cộng sản được dẫn dắt bởi những đám người hung tàn bạo ngược, đẩy đất nước ngày càng lạc hậu so với các nước láng giềng. Tệ lậu hơn nữa là đa phần các quan chức đều tham nhũng, gian lận đục khoét ngân quỹ quốc gia do tiền thuế và tài nguyên của đất nước nhưng chúng tôi vẫn giữ thái độ ôn hòa bất bạo động, cúi đầu nhịn nhục với những mong số đông tha hóa này sẽ thức tỉnh mà quay về với bổn phận và trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, nhưng sự nhẫn nhục ấy chẳng những không được đáp trả mà Đảng Cướp Sạch ngày càng cướp sạch, càng phá cho đất nước tàn hoang tanh banh.

Nếu nói rằng chúng tôi thù hận thì e rằng hơi quá đáng bởi lý do cũng là người Việt với nhau trên cùng một đất nước có cùng chung lịch sử giống nòi, nhưng chúng tôi rất căm giận khi biết rằng đảng là một lũ Vẹm Nô hung tàn, bạo ngược, vô tâm, ích kỷ… đã làm ngơ trước vô vàn nỗi đau của đồng chủng. Đến một ngày nào đó khi chúng tôi không còn chịu đựng được nữa thì dao găm, mã tấu, bom xăng… và chúng tôi sẽ liều chết, vì đàng nào chúng tôi cũng sẽ chết dưới gọng kềm của Tàu cộng bắt đầu từ năm 2020, năm thực thi những điều khoản trong “Hội Nghị Thành Đô 1990” mà Đảng Cướp Sạch Việt Nô đã ngầm ký kết trong cung cách hèn hạ cùng thái độ phản quốc và bán nước.

22.07.2017

Xin đừng vơ cả chúng em

Nguyễn Duy Nghĩa - “Chúng em” ở đây là những chiến sỹ, hạ sỹ quan, đúng ra có thể xưng là “chúng tôi” theo đúng lễ tiết tác phong chính quy, song thường là lính mới, ít tuổi, lại là lính quèn, nên xưng hô vậy để tỏ rằng mình biết điều. Lâu nay chúng em thấy dư luận ồn ào việc quân đội làm kinh tế, rằng là thế này, thế kia, người bênh, người chê, chưa thấy ông to, bà lớn nào làm trọng tài huýt còi cho trận đấu dừng hay tiếp tục, thành thử cứ nhức cả đầu.

Song là người trong quân ngũ chúng em xin giãi bày để đừng bị vơ vào cái sự thể này. Từ ngày khai sinh đến nay lúc nào quân đội ngoài chức năng đánh giặc cũng làm ra của cải nói chữ là “làm kinh tế”. Vốn đại đa số người lính xuất thân từ dân cày, nên việc là trồng rau, nuôi lợn, chăn bò, thả cá… là chuyện nhỏ, đụng chân tay cho đỡ ngứa tay chân. Đất nước càng đổi mới thì việc quân đội làm kinh tế cũng đổi mới, thế mới có lính thợ, nhiều loại lính thợ. Nhưng cái bất biến của việc quân đội làm kinh tế vẫn đặc hiệu là “nước sông công lính”.

Công bằng mà nói, từ việc ỏ ê về đất quốc phòng lèo sang việc quân đội làm kinh tế là hồ đồ hòng lấp liếm, dằn dỗi do ngộ nhận của Nhóm kiêu binh. Chẳng những không một ai có nửa lời ta thán mà còn hoan nghênh việc quân đội làm kinh tế. Thời chiến đã vậy thời bình càng phải có. Xưởng may quân đội tận dụng công xuất may cả quần áo sơvin, đóng giày dân sự. Các nhà máy quốc phòng tận dụng năng lực kỹ nghệ cao làm hàng dân dụng được ưa chuộng. Thời thiếu thốn trăm bề, vớ được hàng quốc phòng là sướng âm ỉ vì là đồ “nồi đồng, cối đá”. Hơn nữa thế những mong ta có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại chế ra vũ khí, đạn dược tối tân thậm chí cả nguyên tử để phòng vệ quốc gia, quyết không như một thời phải ngửa ta xin, biến người Việt là “lính đánh nhau gia công cho nước ngoài”, còn đất nước ta thành bãi thử nghiệm vũ khí mới, tiêu hủy thứ thải loại, đổ hóa chất hủy diệt. Còn thời nay tất nhiên nhiều trang thiết bị quân sự phải nhập khẩu, nghe nói rất tốn kém khi ngân khố thâm thủng mà còn bị không ít kẻ dòm ngó, tranh thủ bòn rút.

Vậy thực sự việc này thế nào. Để làm kinh tế mọi động tác cơ bắp đều đến tay chúng em. Còn từ sĩ quan (gọi tắt là quan) trở lên là nhàn, chỉ tay là chính, dĩ nhiên các quan không nhàn cái đầu. Các quan đêm nằm nghĩ việc cho chúng em làm. Quan lớn hơn thì xin được dự án, chạy được công trình thạm chi nhận làm B phẩy, rốt cuộc cũng lại đến chúng em vôi vữa, cát sỏi, tay búa, dàu mỡ, lấm lem. Và cũng dĩ nhiên đến bữa, xuất ăn của chúng em là đại táo, còn của các quan là trung táo, tiểu táo, đặc táo. Siêu đặc táo vừa ăn vừa có vui vẻ [1]. Có sản phẩm là có tiền, vượt tiến độ là có thưởng. Chúng em nguyên xi phụ cấp, hậu hĩ được vại bia cỏ là sướng ra mặt, thế là hơn thời cơm vắt, ngủ rừng nhiều lắm. Các quan ngoài lương hệ số cao còn có thưởng. Quan chủ trò nhận siêu thưởng. Tiền đút kềnh túi phải cho vào tài khoản. Tài khoản đầy thì chuyển khoản ra ngoài. Còn nhớ thời chiến tranh đã lưu truyền: “Cuốc xẻng chia từ dưới lên, nhu yếu phẩm chia từ trên xuống[2]. Đã là thân phận người lính thì thời nào cũng vậy. Liên tưởng thời “phong kiến thối nát”, người lính “Ngày thời canh điếm, tối dồn việc quan/Chém tre đẵn gỗ trên ngàn/Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai/Miệng ăn măng trúc, măng mai…”[3]. Thì ra cái khẩu hiệu “đồng chí chung câu quân hành” thời nay chỉ là bánh vẽ. Càng chính quy, lính càng ra lính, quan phải thật là quan, thế người ta mới máu làm quan, có gan chạy thăng quan, tiến chức.

Những tình tiết trên càng rộ lên từ ngày ngả vào lòng định hướng thị trường. Khi còn là Trạm giao liên, đương nhiên chúng em phải bếp núc, xoong nồi, bát đĩa, song thấy ấm lòng bởi đã tiếp sức cho đồng đội ra trận. Còn từ ngày nó hóa phép thành khách sạn “không sao”, cho thuê tổ chức sự kiện, tiệc cưới, phòng ngủ đủ tiện nghi, thì lính tráng nay vẫn nghiêm trang như điều lệnh, đứng chờ các quan say mèm, để mặc chúng em dọn mâm.

Đất quốc phòng làm sân gôn. Sân nào cũng do chúng em san lấp, trồng cỏ, khoét lỗ…, nhưng chơi thì đừng bén mảng. May phúc được sai nhặt bóng, chăm cỏ là tốt số rồi. Đánh gôn phải là quan. Quan sao vạch, quan dân sự cùng đánh, đánh xong cùng vui, mặn nồng như tình cá nước. Hết trận, các quan xe lên hơi về nhà lầu, chúng em lại sắp hàng đi về trại, ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân.

Lại vạch chuyện đất quốc phòng do quân đội tự chia cho nhau làm nhà ở. Khốn nạn nào đến có lượt chúng em. Nhưng khốn khổ thì có. Quan làm nhà lính chúng em được điều động đến thực thi nhiệm vụ. Người xây, kẻ trát, người chở vật liệu, kẻ trang trí nội thất… Công trình của quan tân gia, chúng em ra khỏi nhà, balô lên đường nhận “nhiệm vụ mới”.

Ngày làm, đêm thay phiên canh gác. Từ mùa xuân 1795, nước ta đã hoàn toàn độc lập tự do và vĩnh viễn độc lập tự do; rồi nguyện xin làm bạn với bốn phương; kẻ thù truyền kiếp nay tay bắt mặt mừng; có chăng chỉ là giặc nội xâm thì đã có Ban Chống tham nhũng trừ diệt; dân ở ngoài, chỉ lo bọn trộm chó, thành thử “việc súng ống” nhàn nhã hẳn. Ngày lại ngày các quan chỉ riêng việc “vui là chính” đã mệt nhoài, nên canh gác là để các quan ngon giấc năm canh ở phòng lạnh trong khuôn viên kín cổng cao tường, là đúng thân phận người lính. Còn nhiều chuyện nữa, nhưng dường như thế là đủ, đừng vơ cả quân đội vào chuyện lình xình này tức là vơ cả chúng em và đổ vấy lên cả những nhiều sỹ quan cả đời biền biệt xa nhà, ngày lại ngày chỉ biết làm việc… quân.

Trước những lời ra tiếng vào việc quân đội làm kinh tế, chúng em mừng với tuyên bố hùng hồn của vị tướng lớn hậu duệ của một vị tướng thật to. Ngài nói “Mục tiêu là không để cho những sai phạm xảy ra ở một nơi sạch nhất, đó là quân đội”. Quân đội sạch thật chứ còn gì nữa. Nào ai dám lấy cái kim sợi chỉ của dân, nhờ thế mà đi dân nhớ, ở dân thương. Có cậu lính nào đang tại ngũ lại lù lù xây cái nhà to đùng như biệt phủ. Có đứa nào lại nghênh ngang lên xe hộp, xuống xế khủng. Lại có đứa nào dám nhậu nhẹt ríu rít em út. Mong hết hạn quân ngũ giữ được “gáo” về quê như bao lớp dàn anh từng như thế là mừng, không dính da cam, da quýt không tuyệt tự càng quý. Lớp lớp lính chúng em tự hào vì có các bà mẹ là siêu anh hùng, là anh hùng của các bà mẹ anh hùng nhất quả đất. Các bà đều hân hoan tiễn những đứa con dứt ruột đẻ ra ra trận để đến ngày chân chậm, mắt mờ, da mồi, tóc bạc, mơ mơ, tỉnh tỉnh, các anh vẫn không về, mình mẹ giành danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.

Xin dư luận hãy công bằng, đừng nói chung chung quân đội làm kinh tế dễ bị lợi dụng nhập nhèm, đánh lận con đen. Phải chỉ đích thị, lôi ra ánh sáng các hành vi lợi dụng danh nghĩa quân đội, sự nghiệp quốc phòng để phè phỡn trên xương máu đồng bào, đồng đội. Nghe phong thanh ở sân bay Tân Sơn Nhất nghi có mộ tập thể cả trăm chiến sỹ hy sinh khi đánh vào sân bay này hồi Mậu Thân sáu tám (1968). Vì thế khi bung bét ra vụ việc nào đừng nghĩ chúng em là đồng phạm. Có kiểm tra, song chắc sai sót sẽ ít, rất ít, phải giữ bí mật… quốc phòng.


__________

[1] Tiêu chuẩn suất ăn cho quân đội theo cách của Trung Quốc lấy gốc là chữ “táo” nghĩa là bếp. Đại táo là bếp to – nhiều người ăn. Trung táo là bếp vừa, Tiểu táo là bếp nhỏ cho quan to và trên nữa là đặc táo cho quan thật to.

[2] Thời chiến, các chiến sỹ được cấp vật phẩm tiêu dùng cá nhân thiết yếu, cũng là gọi theo chữ của Trung Quốc là “nhu yếu phẩm”

[3] Ca dao: “Thương anh ra trấn ải quan – Ba năm trấn thủ lưu đồn”.

Tiền/vàng & nước mắt


"Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác." - Margaret Thatcher

Chừng mười năm trước, tôi tình cờ đọc được một bài báo ngắn (“Tuần Lễ Vàng 1945”) của Trà Phương - trên trang Vnexpress, số ra ngày 13 tháng 10 năm 2010 - mà cứ cảm động và bâng khuâng mãi. Xin ghi lại nguyên văn, cùng hình ảnh, để chia sẻ với mọi người:

“Sau khi giành độc lập, đất nước gặp nhiều khó khăn về tài chính, 4/9/1945 Bác Hồ đã phát động Tuần lễ Vàng kêu gọi mọi người ủng hộ ngân sách quốc gia. Trong tuần lễ này, giới công thương có đóng góp nhiều nhất.

Một số bức ảnh về Tuần lễ Vàng đã được Nhà sử học Dương Trung Quốc sưu tầm trong một chuyến công tác tại Pháp mới đây. Theo ông Dương Trung Quốc, ngay sau khi từ chiến khu lần đầu tiên về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn nơi ở và làm việc tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Đây là nơi ở của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, một người thuộc vào hạng giàu nhất Việt Nam lúc bấy giờ.

Bác chọn nhà một tư sản giàu có vì tin vào nhân dân của mình. Không chỉ người nghèo mà cả người giàu cũng khao khát độc lập, tự do. Và cách mạng cần đến sự ủng hộ và tham gia của cả người giàu lẫn người nghèo.”

Một cụ già tám mươi tuổi mang tới một gói lụa điều, 
bên trong là nén vàng gia bảo nặng mười bảy lạng. 
Ảnh & chú thích: Vnexpress

Chỉ có điều đáng tiếc (nho nhỏ) là nhà báo Trà Phương cho biết quá ít về gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Đang lúc rảnh nên tôi xin phép được chép lại (đôi trang) của một nhà báo khác, để rộng đường dư luận: 

Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.

Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập.

Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.

Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể dục xong, bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ, có lần Hồ Chí Minh đã giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được gia tài lớn thế này?”. Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn còn xinh đẹp. Hồ Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi nhà, Hồ Chí Minh thường xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas. Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng vải Phúc Lợi.

Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con. Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.

Bà quả phụ Trịnh Văn Bô: Ảnh: giadinh.net

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.

Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều. Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào thứ hạng chót. Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”. 

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Câu chuyện thượng dẫn tuy hơi cay đắng nhưng kết cục (không ngờ) lại vô cùng có hậu, theo như bản tin của Vnexpress (“Bộ Tài chính đôn đốc trả nợ tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến”) số ra ngày 19 tháng 7 năm 2017:

“Đây là những khoản nợ từ công phiếu kháng chiến, phát hành trong các năm 1948, 1949, 1950, 1951, 1952; công trái quốc gia, phát hành năm 1951; công trái Nam-Bộ, phát hành năm 1947, 1958; công phiếu nuôi quân phát hành năm 1964 và những khoản vay khác (tiền hoặc lương thực) do các cơ quan chính quyền từ cấp huyện trở lên vay theo lệnh của cấp trên để mua sắm vũ khí, nuôi quân.”

Nguồn ảnh: taichinhdientu.vn

Thiệt là tử tế và qúi hóa quá xá Trời. Tôi rất tâm đắc với hai chữ “đôn đốc” trong tiêu đề của bản tin thượng dẫn: Bộ Tài Chính Đôn Đốc Trả Nợ Tiền Vay Dân Trong Hai Cuộc Kháng Chiến.” Nghe sao có tình, có nghĩa hết biết luôn.

Nhà nước sòng phẳng, đàng hoàng, và tử tế đến như thế nên khi quốc khố trống rỗng và nợ công ngập đầu - như hiện nay - thì chuyện huy động vàng trong dân chắc... cũng dễ (ợt) thôi. Good bye and good luck! 

21.07.2017