Wednesday, September 23, 2020

Thanh niên, sinh viên VN làm gì khi tuổi trẻ Thái Lan đòi cải cách dân chủ ?

 09/23/2020 - 04:05 — nguyenvandai


Vào hôm 20/09/2020, trong một cử chỉ đầy tính chất biểu tượng, phong trào thanh niên, sinh viên Thái Lan biểu tình đã gắn một tấm biển đồng hình tròn tại khu Sanam Luang - Cánh Đồng Hoàng Gia - gần Hoàng Cung ở Bangkok. 


Tấm biển với hàng chữ “Đất nước thuộc về nhân dân” chứ không phải thuộc về nhà vua. Sau đó ít lâu tấm biển này đã bị gỡ mang đi.

Nhưng riêng sự kiện tấm biển được gắn đã cho thấy thái độ bất bình hiện nay của phong trào biểu tình đối với chế độ quân chủ Thái Lan. Tấm bảng giống như tấm bia kỷ niệm việc chế độ quân chủ chuyên chế chấm dứt đặt ở trước Hoàng Cung.

Phải nói là thoạt đầu, lúc mới bùng lên vào năm ngoái, phong trào biểu tình chỉ nhắm vào chính quyền của thủ tướng Prayuth Chan-ocha, trước đây lãnh đạo chính quyền quân phiệt. Sau một thời gian tạm lắng vì Covid-19, các cuộc xuống đường đã được tái lập từ giữa tháng 7, cũng với các yêu sách như đòi ông Prayuth từ chức, soạn thảo một Hiến Pháp mới và chấm dứt sách nhiễu những người đấu tranh.

Tuy nhiên, nhiều người đã đi xa hơn, đánh vào một điều cấm kỵ tại Thái Lan là hoàng gia và đưa ra một danh sách gồm 10 điều cải tổ chế độ quân chủ.

Người biểu tình cho rằng họ không đòi chấm dứt mà chỉ muổn cải tổ chế độ quân chủ, điều mà chính quyền của thủ tướng Prayuth cho là đã đi quá xa.

Một cách cụ thể, những người biểu tình muốn bãi bỏ Hiến Pháp 2017 vốn tăng cường quyền hạn của nhà vua, được đưa ra một năm sau khi tân vương kế vị người cha Bhumibol Adulyadej rất được dân Thái kính mến.

Những nhà hoạt động dân chủ cho rằng Thái Lan đã thụt lùi kể từ khi chế độ quân chủ lập hiến ra đời, và cũng muốn xóa bỏ luật khi quân, phạt người chỉ trích nhà vua.

Về luật khi quân rất bị phản đối, điều khoản 112 trong bộ luật Hình Sự Thái xác định rằng nền quân chủ Thái Lan được bảo vệ, và bất kỳ ai vu khống, miệt thị hay đe dọa quốc vương, hoàng hậu, thái tử hay nhiếp chính sẽ bị từ 3 đến 15 năm tù.

Vào tháng Sáu vừa qua, thủ tướng Prayuth nói rằng luật này sẽ không còn áp dụng nữa do quan điểm “khoan hồng của đức vua”.

Đó là những gì mà tuổi trẻ, sinh viên của Thái Lan đã và đang làm để đòi cải tổ nền dân chủ.

Vậy tuổi trẻ, sinh viên Việt Nam cần phải làm gì để dân chủ hóa Việt Nam từ đó xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ và hùng cường?

Ngày nay, với sức mạnh đáng sợ của truyền thông mạng XH, tuổi trẻ, sinh viên Việt Nam hoàn toàn có thể làm được những điều lớn lao, kỳ diệu để đem lại tự do, dân cho đất nước.

Thứ nhất, tuổi trẻ, sinh viên Việt Nam sử dụng MXH kêu gọi đảng CSVN trả lại quyền lực về tay Nhân dân.

Các bạn có thể đưa ra các khẩu hiệu trên Facebook cá nhân, Fanpage, Youtube, Blog,… như: “Đất nước là của Nhân dân Việt Nam, không phải của Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị đảng CSVN”;

“Quyền quyết định và bầu chọn người lãnh đạo đất nước thuộc về Nhân dân, không phải là quyền của Bộ chính trị đảng CSVN”;

Thứ hai, Sử dụng MXH như Facebook, Youtube, … để bày tỏ khát khao tự do dân chủ, tự do biểu lộ quan điểm chính trị khác biệt, mong muốn được tự do thành lập và hoạt động đảng phái chính trị.

Ví dụ: Qua Facebook của mình, các bạn gửi thông điệp tới Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn cộng sản cầm quyền rằng: Chúng tôi không thích chế độ cộng sản, chúng tôi thích đa đảng;

Chúng tôi mong muốn được thành lập hoặc tham gia các đảng phái chính trị khác để đóng góp xây dựng đất nước;…

Thứ ba, thông qua MXH, các bạn có thể tìm những người cùng quan điểm, chính kiến, … để kết bạn giao lưu, hình thành lên các nhóm bạn bè,… chưa cần phải thành lập hội, đảng hay tổ chức chính trị.

Thứ tư, thông qua MXH để liên hệ với các tổ chức chính trị, XHDS ở trong và ngoài nước để tạo liên kết, hình thành liên minh.

Thứ năm, khi có đủ sức mạnh số đông lên tới hàng trăm nghìn nhóm với hàng triệu người thì phát động biểu tình đòi dân chủ theo Điều 25 Hiến pháp.

Vậy các bạn mất bao lâu đề hình thành liên minh hàng triệu người?

Nếu có 20 nghìn bạn trẻ đọc bài viết này hay xem video do tôi trình bày, sau đó tất cả cùng thực hiện bằng cách mỗi bạn bắt đầu xây dựng nhóm nhỏ 3 người cho riêng mình. Trong vòng một tháng có được 20 nghìn nhóm với 60 nghìn thành viên.

Các bạn sinh hoạt chung với nhau trong vòng 3 tháng và trong 3 tháng đó mỗi người tìm thêm 2 người bạn. Như vậy, sau 4 tháng, các bạn có 180 nghìn thành viên. Cứ như vậy thì chỉ sau 1 năm là chúng ta sẽ có liên minh hàng triệu người.

Những việc làm trên của tuổi trẻ, sinh viên Việt Nam có vị phạm Hiến pháp và pháp luật Việt Nam không?

Tôi khẳng định là không!

Bởi vì các bạn chỉ thể hiện quan điểm, chính kiến, nỗi khát khao, mơ ước chính đáng và hợp hiến của mình.

Các bạn không chống lại chính quyền cộng sản mà các bạn chỉ đòi hỏi quyền con người về chính trị của chính các bạn.

Luật pháp của nhà nước cộng sản Việt Nam không có điều nào xử phạt hay bắt cầm tù những người chỉ bày tỏ việc thích hay không thích chế độ cộng sản. Hay việc chỉ bày tỏ ước mơ tự do, dân chủ của mình.

Thảo nào….



09/22/2020 - 13:53 — canhco

Trong bài phát biểu tại Đại hội “Thành lập Hội triết học Việt Nam” Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Thạc sĩ triết, đã có những lời lẽ làm cộng đồng mạng che miệng trong vài ngày qua. Không ít người ngạc nhiên khi thấy chế độ mà ông Thưởng đang góp phần cai trị không những đã đi ngược lại với những gì phổ cập mà nền giáo dục cả thế giới đang theo đuổi mà còn cổ vũ lấy được một thực tế đầy khôi hài: Triết học tại Việt Nam.

Đi ngược, bởi bản thân triết học là một ngành khoa học tự nhiên, giáo dục con người tư duy hết khả năng, phản biện không ngừng nghỉ qua các nhà hiền triết mà sự nghiệp của họ đã được xác định bởi tư tưởng vượt qua thời đại mà họ đang sống.

Khôi hài, vì bản thân là một thạc sĩ triết do nhà trường Xã hội Chủ nghĩa đào tạo ông Thưởng không hề có tư duy rộng mở để ý thức được rằng triết học trước hết làm cho con người học nó khả năng phản biện, phản biện tới cùng trước bất cứ vẩn đề gì mà người học triết được khai minh. Ông Thưởng cũng như bao nhiêu người học triết khác ở Việt Nam chỉ khoanh vùng trong ba cái vòng tròn: chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh vốn tự cho rằng học thuyết của họ là vô địch, là chân lý.

Ông Thưởng mạnh miệng cho rằng cái hội mà ông ta đang cổ vũ là “muốn sánh ngang với triết học Hy Lạp - La Mã” và tự ca ngợi rằng “…trước hết là đổi mới tư duy, đã đem lại cho chúng ta nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về chủ nghĩa tư bản, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa…”

Thói quen lắp ráp những lời hoa mỹ cộng sản đã góp phần làm ông Thưởng vô tình thọc gậy bánh xe và góp phần phê bình ông Nguyễn Phú Trọng, Tiến sĩ xây dựng đảng, từng công khai nhìn nhận rằng không ai biết cái chân diện mục của chủ nghĩa xã hội là như thế nào, ít nhất tới hết thế kỷ này…

Nói về cương lĩnh hoạt động ông Thưởng nhấn mạnh “Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước.”

Đọc tới phần này người dân Việt Nam ngay cả những người chưa bao giờ biết triết học là gì đã “ngộ” ngay lập tức: Thì ra là vậy!

Thảo nào trên trang tuyển sinh các trường đại học đều ghi “chương trình đào tạo ngành triết học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về Triết học, giúp nắm vững lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Thảo nào Triết gia Trần Đức Thảo, người Việt Nam được công nhận là bậc thầy triết học đã bị chế độ triệt hạ, trù dập cả đời vì dám phản biện một cách triệt để trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Bởi cái gốc của triết học Việt Nam là tiêu diệt tư tưởng phản biện.

Thảo nào một triết gia lớn của Pháp là Jean Paul Sartre đã lập tức từ bỏ tư tưởng ủng hộ cộng sản khi nhận ra tính cách hủy diệt và côn đồ của nó khi Liên xô tiến hành cuộc xâm lược Hungary. Ông tuyên bố “đối với tôi, tội ác không chỉ là việc xe tăng của quân đội xâm lăng Budapest, mà là sự thật rằng điều này đã trở nên khả dĩ bởi mười hai năm khủng bố và hành động ngu xuẩn … Hiện tại hay tương lai tôi đều không thể thiết lập lại bất cứ hình thức liên lạc nào với những người hiện đang đứng đầu Đảng Cộng sản Pháp. Mỗi câu họ nói, mỗi hành động mà họ thực hiện đều là đỉnh điểm của 30 năm gian dối và bảo thủ.”

Thảo nào hàng trăm tù nhân lương tâm đang nằm trong nhà giam đề nghiền ngẫm “sai lầm” của họ vì không chịu học chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vốn nghiêm cấm bất cứ tư tưởng phản biện nào có hại cho đảng cầm quyền.

Thảo nào chỉ có những nước theo chế độ cộng sản mới nuôi một lực lượng dư luận viên đông đảo để sẵn sàng chống lại bất cứ ai có tư tưởng khác với tư tưởng Marx-Lenin.

Thảo nào, khi nhận thấy lực lượng này ngày một tụt hậu vì thiếu kiến thức ngụy biện, ông Thưởng trong vai trò Trưởng ban Tuyên giáo lập tức thành lập Hội triết học để thay thế cái lực lượng què quặt này bất kể cái tên “Hội triết học” ngay bản chất đã sai be bét ngữ pháp Việt Nam.

Và thảo nào một cái hội tầm cỡ quốc gia như thế lại bị người dân bóc mẻ một cách hả hê và nhanh chóng làm vậy.

Sau cái chết của một cảnh sát cơ động, liệu có hết cảnh công an, cảnh sát đu, bám xe ô tô?

 

Hiện trường vụ ông Nguyễn Văn Mạnh thiệt mạng. (Hình: N.Chương/Lao Động)

Ngày 14/9 vừa qua, tại cao tốc Bắc Giang - Hà Nội đã xảy ra một vụ tai nạn thương tâm. Một cảnh sát cơ động đu, bám lên đầu xe ô tô 16 chỗ ngồi chở hàng lậu, đi được một quãng đường ngắn thì anh này rơi xuống, và xe ô tô chèn lên dẫn tới tử vong. Thông tin trên báo chí nói rằng, chiếc xe 16 chỗ không tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát, đã nhấn ga tông thẳng vào nhóm cảnh sát cơ động đứng lề đường, một cảnh sát trong nhóm đã bám vào cần gạt nước và đu lên xe ô tô. Tuy nhiên, theo logic thông thường, khi đang đứng mà bị xe ô tô tông thẳng, phản xạ bình thường là nhảy dạt ra, chứ không có ai nhảy lên và đu vào cần gạt nước được. Như vậy, nhiều khả năng, người cảnh sát cơ động đứng ở một bên xe đã chủ động nhảy lên bám lấy cần gạt nước để ngăn cản chiếc xe bỏ chạy. Dù là bị tông nhảy lên bám vào xe, hoặc chủ động từ cạnh xe nhảy lên bám vào, thì việc đu lên xe bám vào cần gạt nước ngăn xe bỏ chạy là việc làm quá nguy hiểm tới tính mạng của mình.  

     Nhưng ở Việt Nam, chúng ta lại thấy hiện tượng công an, cảnh sát bám vào xe ô tô đủ các loại: taxi, xe tải, xe khách, xe 16 chỗ… rất phổ biến và thường xuyên. Có phải những người thực thi nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông không ý thức được mức độ nguy hiểm khi đu, bám vào các ô tô bỏ chạy trốn hay không? Và tại sao họ biết nguy hiểm nhưng vẫn làm việc đó? Liệu sau vụ người cảnh sát cơ động chết trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, tình trạng đu, bám ô tô của công an, cảnh sát có hết hay không?

     Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, những chiếc xe vi phạm luật giao thông khi cảnh sát, công an giao thông tuýt còi dừng bắt lỗi, thì công an có thể ghi, chụp hình ngay được biển số xe. Thậm chí xe bỏ chạy thì ở phía sau cũng đọc và sau đó ghi được biển số. Như vậy, việc phạt nguội bằng thông báo sau đó tới chủ phương tiện vẫn có thể đạt được mục đích phạt xe vi phạm. Trường hợp chủ phương tiện chây ỳ không nộp phạt nguội thì khi xe đi đăng kiểm cũng không thể thoát được phải trả cả tiền lãi nộp phạt. Nhưng tại sao hầu như tất cả cảnh sát giao thông đều không làm như vậy? mà họ bằng mọi cách giữ được chiếc xe để phạt vi phạm thậm chí bằng cách đu, bám vào xe như mọi người đều biết? Có hai lý do cho việc này.

     Thứ nhất, khi xe vi phạm bị phạt trực tiếp, có nhiều khả năng chủ xe sẽ hối lộ, làm luật cho cảnh sát giao thông để giảm bớt số tiền nộp phạt, không mất thêm thời gian đi nộp tiền ở kho bạc, không bị thu giữ giấy tờ xe.

     Thứ hai, công an, cảnh sát giao thông thường nghĩ rằng, các chủ xe thấy người đu bám nguy hiểm dễ rơi chết sẽ không dám chạy nhanh và có thể dừng lại, hoặc các đồng đội sẽ đuổi theo bắt kịp chiếc xe chạy trốn. Như vậy khi đó, ngoài việc chủ xe phải nộp phạt hoặc làm luật lỗi vi phạm ban đầu, sẽ cộng thêm lỗi rất nặng là bỏ chạy, tương đương với tội chống người thi hành công vụ nếu công an đưa vụ việc thành tội hình sự. Điều đó đồng nghĩa với việc chủ xe sẽ phải làm luật, xin xỏ rất nặng. Mạo hiểm một chút nếu không bị rơi ngã, không sao thì sẽ trúng đậm. Đó là logic của các đồng chí công an, cảnh sát khi làm việc đu, bám ô tô nguy hiểm như vậy.

     Phân tích sâu hơn, tại sao các đồng chí công an, cảnh sát giao thông lại phải mạo hiểm như vậy? lý do cũng không khó hiểu lắm. Đó là do sức ép phải kiếm được nhiều tiền để ngoài việc cống nộp cho cấp trên (rất nặng) thì bản thân và gia đình có thêm thu nhập. Hơn nữa, nếu tất cả không đu, bám ô tô, nếu có luật cấm đu, bám ô tô thì các chủ phương tiện sẽ bảo nhau bỏ chạy, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ thất thu một lượng lớn trực tiếp từ các chủ phương tiện vi phạm giao thông. Đó là điều các đồng chỉ trong ngành từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên không ai muốn như vậy.

     Tóm lại, do đặc trưng nghề nghiệp, do nhu cầu cuộc sống thúc đẩy, những công việc mạo hiểm các chiến sỹ đôi khi vẫn phải thực hiện. Chính vì vậy, tình trạng đu, bám xe ô tô vi phạm luật giao thông sẽ vẫn tồn tại, không thể chấm dứt kể cả sau cái chết của chiến sỹ cảnh sát cơ động vừa qua./.

Hà Nội, ngày 22/9/2020

N.V.B

nguyenvubinh's blog

Vòng lẩn quẩn đói nghèo, lao động trẻ em và buôn người ở Việt Nam

 Hình minh hoạ. Trẻ em đánh giầy trên phố ở Hà Nội hôm 15/11/2006

Hình minh hoạ. Trẻ em đánh giầy trên phố ở Hà Nội hôm 15/11/2006-AFP

Theo RFA- Thanh Trúc- 23-09-2020

Nghèo, lao động trẻ em, buôn bán người ở Việt Nam là tựa bài báo tiếng Anh trên  tờ ASEAN Post hôm 21/9 vừa qua.

Bài báo khiến người ta liên tưởng đến cái mắt xích, cái vòng luẩn quẩn giữa nghèo với lao động thiếu nhi và tệ nạn buôn bán người, không riêng ở Việt Nam mà cả những nước Đông Nam Á khác, là nhận định của bà Diệp Vương, Chủ tịch tổ chức Pacific Links - Vòng Tay Thái Bình, hoạt động tại Việt Nam hơn 2 thập niên qua:

“Mình phải thấy chuyện chênh lệch giàu nghèo là  vấn đề. Việc trẻ em nghèo phải bỏ học sớm để đi làm là cái khổ tâm vì chúng tôi có những chương trình học bổng và chúng tôi biết năm nay là năm các em bỏ học nhiều hơn những năm vừa qua. Tại vì gia đình nào mà mất việc thì cũng nghĩ con ở nhà phải đi kiếm việc mà không biết rằng trong toàn cảnh dịch COVID bây giờ việc làm không có. Thành ra có bỏ học đi kiếm việc cũng không ra. Đây là lúc phải tăng cường hỗ trợ đối với người nghèo để bảo vệ cho họ thoát chuyện trở thành nô lệ, trở thành nạn nhân bị mua bán”.

Bài báo trên ASEAN Post hôm thứ Hai 21/9 đã nhắc lại sự kiện kinh hoàng hồi tháng 10/2019, gọi là “Cái chết trong xe tải ở Essex”, với 39 thi thể đông cứng mà nhà chức trách sở tại  khẳng định là 39 người Việt trên đường đi chui vào nước Anh để kiếm việc làm.

Theo bà Diệp Vương, cả thảy 39 người xấu số đều có điểm xuất phát chung từ vùng nghèo Nghệ An miền Trung, được một đường dây buôn người đưa ra khỏi nước với điểm đến sau cùng là Anh quốc:

Số tiền họ phải trả là 11.000 Đô La/người  để có một  ghế trong cuộc đánh cược với từ thần. Mười một ngàn Đô La này là giá từ quảng  đường qua Anh thôi, chứ còn tổng số tiền đi từ Việt Nam qua Anh  khoảng chừng 30.000 Bảng Anh tức 40.000 Đô La”.

Báo ASEAN Post cũng nêu tên một bản phúc trình hồi tháng 3/2019, có  tên Precarious Journey, Hành Trình Gian Khổ, do ECPAT UK – tổ chức chuyên hỗ trợ làm việc với nạn nhân buôn người, cùng với  Anti Slavery International - Quốc Tế Phòng Chống Nô Lệ và Pacific Links - Vòng Tay Thái Bình phối hợp thực hiện.

Hình minh họa. Hình chụp hôm 20/10/2018: những người ở trên một căn nhà nổi ở kênh Xuyên Tâm ở thành phố Hồ Chí Minh
Hình minh họa. Hình chụp hôm 20/10/2018: những người ở trên một căn nhà nổi ở kênh Xuyên Tâm ở thành phố Hồ Chí Minh AFP

Kết quả điều tra từ phúc trình này cho thấy chỉ tính trong vòng một năm rưỡi trở lại, trên 3.100 người lớn và trẻ vị thành niên Việt Nam đã bị bán qua Anh, Pháp, Hà Lan, Cộng Hòa Czech, Ba Lan để lao động chui tức không có giấy tở hợp pháp.

Đó là chuyện năm ngoái, còn năm nay, theo bà Diệp Vương, vì đại dịch kéo dài nên có vẻ những đường dây đưa người ra khỏi nước bằng máy bay đang tạm dừng lại:

Tuy nhiên việc mua bán người bằng đường bộ thực sự đang trên đà tăng lên. Vấn nạn xảy ra  ngày 11/9 vừa qua là bộ đội biên phòng Lào Cai chận bắt hai mươi mấy người bị đưa bán qua biên giới. Đồng thời, chính những chủ Trung Quốc sử dụng lao động Việt Nam trái phép, khi mà không có việc làm nữa thì lại đi kêu công an Trung Quốc tới xúc mấy người này thảy trở về Việt Nam. Trong số bị đẩy trở về như vậy cũng có rất nhiều cô gái đã bị lạm dụng đã bị bán qua Trung Quốc, coi như bị những gia đình mua những cô này thảy các cô trở về. Hậu quả của Covid đối với người nghèo càng nặng nể hơn”.

Nói chung nghèo là lý do, nhưng có người không nghèo, nghĩa là có nhà, có đất mà muốn đi để có nhiều tiền hơn. Tôi thấy phụ nữ nghèo mới là nạn nhân, con của người ta còn nguy cơ hơn nữa. Đối với tôi là có trường hợp bị mua bán và trường hợp tự đi - George Blanchard

Vì nghèo mà trở thành nạn nhân của buôn người thì có nhưng không hoàn toàn đúng, là nhận định của ông Georges Blanchard, giám đốc ATT Liên Minh Chống Buôn Người hoạt động tại Việt Nam từ năm 1992:

Nói chung nghèo là lý do, nhưng có người không nghèo, nghĩa là có nhà, có đất mà muốn đi để có nhiều tiền hơn. Tôi thấy phụ nữ nghèo mới là nạn nhân, con của người ta còn nguy cơ hơn nữa. Đối với tôi là có trường hợp bị mua bán và trường hợp tự đi”.

Cô Tăng Thị Duyên Hồng, tổ chức phi lợi nhuận  Coins4Change do cô sáng lập để hoạt động trong lãnh vực bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em,  cho rằng nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam là có, báo chí và chính quyền cũng thừa nhận và cũng có nhiều vụ việc được tiếp cận một cách công khai như câu chuyện “Cái Chết Trong Xe Tải Ở Essex” mà báo ASEAN Post nói đến:

Hầu hết đều nói rằng  nguyên nhân là đói nghèo, nhưng theo tôi nguyên nhân không phải là đói nghèo mà chính xác hơn là nỗi ám ảnh về sự đói nghèo. Cụ thể như vụ 39 người chết chẳng hạn, họ có nhà có cửa, thậm chí nhà rất to chứ không phải túp lều tranh của người nhất định phải ra khỏi sự đòi nghèo”.

Vậy thì cái ám ảnh về sự đói nghèo là vấn nạn chung của hầu hết người Việt Nam, đặc biệt những người  vùng Thanh-Nghệ Tĩnh lcó truyền thống, có câu chuyện và có những bài vè về đói nghèo nó ám vào tâm trí rằng họ là nghèo đói và phải vượt qua bằng mọi giá”.

“Có thể thấy  rõ ở những làng quê của tỉnh Nghệ An, nạn buôn người hay đúng hơn là những người chủ động trở thành nạn nhân của nạn buôn người, chủ động để bị bán đi sang Anh. Còn ở miền Tây là hôn nhân sắp đặt, gả con gái cho người Trung Quốc, người Đài Loan, người Hàn Quốc, chủ động cho con  trở thành nạn nhân buôn người, nghĩa là chủ động bị bán đi. Mỗi lần gả bán đó thì phụ huynh kiếm được một khoản tiền”.

Cùng với buôn người thì lao động trẻ em, theo ASEAN Post, cũng phải được nêu lên như một vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam.

Kết quả từ chương trình Khả Sát Quốc Gia Về Lao Động Trẻ Em mà Hà Nội khởi đông hồi 2012 cho thấy Việt Nam có hơn 1,7 triệu trẻ lao động với 85% là trẻ ở nông thôn, và trên 1/3 phải làm việc trên 42 giờ/tuần.

Đây là cuộc khảo sát do Tổng Cục Thống Kê phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO.

Trong một lần trao đổi với RFA, bà Võ Kim Hiền, chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Lao động - Việc làm, Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội từng nhận định rằng :

Đối với các trẻ em sống trong gia đình nghèo thì việc đi kiếm sống là một hiện tượng xã hội đã có từ rất lâu. Ở Việt Nam có hiện tượng trẻ đi  kiếm sống sớm thì các em đã bị bóc lột sức lao động, hoặc phải lao động nặng nhọc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại và thủ đoạn bóc lột ngày càng tinh vi hơn. Vấn đề là không thể để trẻ em phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm”.

Còn theo bà Võ Thị Cẩm Nhung, cựu cán bộ Ủy ban Dân số Kế hoạch hóa gia đình và Bảo vệ bà mẹ, trong một đất nước phát triển , gia đình có khả năng nuôi con thì 18 là độ tuổi hợp pháp để có thể làm việc:

Thực tế ở Việt Nam là con còn nhỏ vẫn phải đồng ý cho nó đi làm để kiếm tiền, thậm chí còn bắt con đi làm. Nhưng bây giờ bảo họ phải chấp hành theo quy định của luật thì gia đình họ lấy gì sống? Mình có can thiệp nuôi được gia đình họ không? Có những cái mà luật phải tùy tình hình thực tế nên phải có những áp dụng cho phù hợp để người dân có thể thực thi mà không vi phạm quy định pháp luật”.

Tuy nhiên theo ASEAN Post, công bằng mà nói thì Việt Nam đã thực hiện nhiều bước tích cực nhằm giảm thiểu số lượng trẻ dưới tuổi vị thành niên.

Bài báo dẫn số liệu của Tổ Chức Bảo Vệ Trẻ Em Save The Children, cho thấy số trẻ lao động ở Việt Nam từ 67% năm 2000 đã giảm dần xuống còn 28% 2 thập niên qua và nay  đang ở mức 9%.

Ngoài việc phê chuẩn các công ước của tổ chức Lao Động Quốc Tế ILO. Việt Nam còn là quốc gia đầu tiên tại Châu Á và thứ hai trên thế giới đã ký tên vào Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ Em của Liên Hợp Quốc năm 1990.

Tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam phê duyệt Công Ước số 182 liên quan các hình thức lao động thiếu nhi tồi tệ nhất (năm 1999).

Đến 2003, Việt Nam phê duyệt Công Ước 138, qui định tuổi làm việc tối thiểu (năm 1973).

Năm 2015, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, để tới 2020 sẽ không còn nạn trẻ lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm.

Việt Nam cũng thành công nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, tăng cường ý thức về nạn buôn người, đầu tư mạnh vào giáo dục và giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trong vài năm trở lại đây, là đánh giá của ASEAN Post.

Chủ tịch Vòng Tay Thái Bình, bà Diệp Vương, đồng ý với nhận xét của ASEAN Post:

Thực sự trong thời gian qua chính phủ Việt Nam đã làm rất nhiều và cũng có rất nhiều cố gắng. Tuy nhiên trong đại dịch này thì sự quan tâm về kinh tế sẽ đưa tới chuyện không quan tâm đúng mức đối với nguy cơ buôn người.  Hiện thời chuyện quan trọng nhất là nâng cao ý thức vì nếu không họ sẽ liều mạng, sẽ dấn thân hơn là biết có nguy cơ này”.

Đối với ông George Blanchard của Liên Minh Phòng Chống Buôn Người, Việt Nam hoàn toàn có khả năng chống nạn buôn người, vấn đề là :

Tôi làm ở Việt Nam từ 1992 nên là tôi có được kinh nghiệm gần 30 năm. So với nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á phải nói Việt Nam là phát triển tốt, chắc chắn phải có thay đổi, phải có thành công. Nói chung là có tiến bộ nhưng vẫn chưa ổn, quan trọng là giáo dục phòng ngừa về nguy cơ xâm hại tình dục, về nguy cơ buôn bán người”

“Luật pháp Việt Nam không có vấn đề, cán bộ và công an không thiếu, người ta biết tất cả, biết rất rõ, vấn đề là có người không muốn làm. Người ta đã tập huấn vấn đề buôn bán người với Thái Lan 30 năm rồi, làm hay không muốn làm là chuyện khác”.

Theo kết luận của ASEAN Post, muốn xóa sạch nạn buôn người mà nhất là buôn bán trẻ em, Việt Nam phải kiên trì xóa nghèo, phải làm sao cho người dân nhập tâm và nhận thức rằng trường học là nơi trẻ được bảo vệ, học tập và vui chơi chứ không phải môi trường làm việc bên ngoài học đường.

Luật Phòng Chống Mua Bán Người của Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 29/03/2011, tiếp đó được sửa đổi  bổ sung và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2012.

Kế tiếp là Luật Trẻ Em, được Quốc Hội thông qua ngày 5/4/2016, có hiệu lực ngày 1/6/2017. Đến năm 2018 luật được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản để chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Cảnh báo về tình trạng giả mạo công an dọa bắt để lừa tiền

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.AFP
RFA 2020-09-23

Bộ Công an Việt Nam vừa ra cảnh báo với người dân về thủ đoạn lừa đảo bằng cách mạo danh công an, kiểm sát viên… đe dọa bắt giam để lừa tiền. Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 23 tháng 9 năm 2020.

Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận gần 800 vụ như vậy với số tiền lừa đảo lên đến hàng nghìn tỉ đồng, chiếm tỉ lệ trên 65% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Theo Bộ Công an, nghi phạm thường ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan công an, viện kiểm sát để gọi điện cho nạn nhân thông báo họ đang bị kiện hoặc có liên quan đến một vụ án nào đó mà công an đang điều tra và đã có lệnh bắt.

Tiếp đó, đe dọa và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của mình với vỏ bọc để xác minh, điều tra. OTP là từ viết tắt của One Time Password, có nghĩa là mật khẩu sử dụng một lần. Thời gian tồn tại của mã OTP thường trong vòng 30 giây, sau thời gian này mã sẽ không còn hiệu lực.

Nhiều nạn nhân không có làm gì sai phạm nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục chuyển tiền để điều tra theo yêu cầu của công an hay viện kiểm sát thì nạn nhân lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.

Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số căn cước công dân, địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Đồng thời thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội.

Hàng trăm cột điện gãy đổ: không thể đổ lỗi thiên tai!

 Trụ điện bị đổ ở Đà Nẵng không thấy lõi sắt bên trong.

Trụ điện bị đổ ở Đà Nẵng không thấy lõi sắt bên trong.Photo: baophapluat.vn
Diễm Thi, RFA 2020-09-22

Thống kê của Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế sáng 18 tháng 9 năm 2020 cho thấy sau khi cơn bão số 5 đi qua, có 408 cột điện bị gãy đổ, ảnh hưởng hơn 280 ngàn khách hàng và 2.050 trạm biến áp trên tổng số 2.371 trạm biến áp toàn công ty bị mất điện.

Đến ngày 22 tháng 9, Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế đưa ra con số 272 cột điện bị gãy, và giải thích con số 408 đưa ra trước đó là do sai sót trong quá trình thống kê. Tại Đà Nẵng cũng có trụ điện gãy ngang trong bão.

Theo những hình ảnh được truyền thông, truyền hình Nhà nước loan đi, người ta thấy bên trong những cột điện gãy đổ hoàn toàn rỗng chứ không đặc ruột đan xen các lõi sắt như người ta thường thấy trước đây. Nhiều người cho rằng, trụ điện đúc không có lõi sắt thép bên trong.

Trước những thông tin như thế, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng giải thích đây là cột dự ứng lực. Với loại cột này, các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy. Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột. Vì vậy, khi cột điện bị đứt gãy, nhìn bằng mắt thường sẽ không thấy được lõi sắt thép.

Còn tại Huế, ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc công ty điện lực tỉnh này khẳng định các cột điện này là loại cột ly tâm dự ứng lực nên ruột rỗng. Sản phẩm đã qua kiểm nghiệm chịu được sức gió của một cơn bão cấp 12. Ông Phúc khẳng định, không có chuyện hệ thống cột điện của công ty bị gãy đổ là do chất lượng kém.

Với hiểu biết cá nhân tôi trong lĩnh vực xây dựng thì dù có bê tông dự ứng lực thì vẫn phải có lõi thép bên trong. - KSXD. Nguyễn Kế Quang

Ông Hà Thanh Long, cấp trên của ông Phúc thì cho rằng, cột điện đổ nhiều là do khi sản xuất đã không lường trước khả năng chống chịu cây xanh đổ ngã vào hệ thống cột điện.

Là một kỹ sư quản lý xây dựng, ông Nguyễn Kế Quang cho cách giải thích của các vị lãnh đạo là không thuyết phục vì hai ký do: Thứ nhất là cơn bão số 5 với sức gió từ cấp 6 đến cấp 8, giật tối đa cấp 11, chưa vượt cấp 12. Thứ hai là cột xi măng chứ đâu phải cao su hay nhựa mà có hiện tượng các sợi thép tụt vào bên trong thân cột khi cột gãy. Ông giải thích thêm về cột ly tâm dự ứng lực:

“Với hiểu biết cá nhân tôi trong lĩnh vực xây dựng thì dù có bê tông dự ứng lực thì vẫn phải có lõi thép bên trong. Khi người ta đúc bê tông dự ứng lực thì họ dùng công nghệ ly tâm, tức có lực hướng tâm ra bên ngoài để ép bê tông cho chắc chắn hơn. Công nghệ này tiết kiệm được vật liệu bởi bên trong có thể rỗng nhưng cốt thép vẫn phải có chứ không thể không.

Cách giải thích của mấy ông điện lực Thừa Thiên Huế hay Đà Nẵng giống như nói với mấy đứa học sinh tiểu học chưa biết gì. Nói vậy là họ xem trí tuệ của người dân không ra cái gì hết! Người dân tay ngang bình thường còn không tin nổi nói gì đến những người có chuyên môn hiểu biết về lãnh vực công nghệ vật liệu xây dựng.”

Ông Quang nhắc lại, cách đây vài năm đã có trường hợp những cơn bão ở miền Trung làm đổ những trụ bê tông bên trong không có lõi thép.

Một kỹ sư xây dựng khác là ông Trần Bang thì nhận định:

“Là dân trong nghề tôi biết thứ nhất là những cái cột điện, thứ hai là những cái cọc bê tông không phải khi trồng lên nó mới hỏng, mà hư hỏng thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển. Nó có thể gãy hoặc nứt khi cẩu lên hoặc thả xuống. Nó nứt thì lại tiếc, sợ mất tiền cái cột nên cứ thế nghiệm thu. Đến lúc gió bão nó mới lộ ra.

Đây không chỉ là gẫy đổ cột điện mà là gẫy đổ hệ thống truyền tải điện tỉnh Thừa Thiên Huế. Gần 300 cột điện gẫy đổ gây mất điện cho 280 ngàn hộ dân. Cả trạm biến áp cũng đổ. Tại sao lại có chuyện gẫy đổ hệ thống truyền tải điện như thế?”

Ông Trần Bang nói thêm rằng, nếu không có bão, thì chất lượng hệ thống truyền tải điện không lộ ra. Chất lượng hệ thống truyền tải gồm: Thiết kế (gồm cả tư vấn thăm dò, khảo sát...); Thi công; Vận hành, bảo dưỡng, duy tu. Chỉ cần một trong những bước trên không đạt yêu cầu, nghĩa là không đúng với hồ sơ thì chất lượng sẽ bị ảnh hưởng ngay. Ông kết luận:

Là dân trong nghề tôi biết thứ nhất là những cái cột điện, thứ hai là những cái cọc bê tông không phải khi trồng lên nó mới hỏng, mà hư hỏng thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển. - KSXD. Trần Bang 

“Cách nói của ông Phúc là lấp liếm, che đậy. Đây là sai sót hệ thống chứ không chỉ một cái cột điện. Hoặc sai sót này là rất nhiều khâu chứ không không phải chỉ có mỗi khâu sản xuất tại nhà máy sản xuất cột điện ly tâm. Ông phải nhận khuyết điểm chứ không thể đổ lỗi tại gió bão. Mới bão cấp 8 đã thế, cấp 12 thì sẽ thiệt hại cỡ nào?

Công ty điện lực là công ty của Nhà nước. Công ty độc quyền. Dân mua điện chứ không mua hệ thống truyền tải điện. Chỉ có Nhà nước mới là người có thể kiểm tra, kiểm soát được công ty điện lực.”

Trên nguyên tắc, một công trình hay một hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng phải qua quá trình nghiệm thu. Đây là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Hay còn có thể hiểu là quy trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng. Quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó đưa ra đánh giá công trình có đạt chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.

Một kỹ sư từng tu nghiệp ở Nhật chia sẻ thêm với RFA rằng, có rất nhiều công trình mà chất lượng không đạt yêu cầu những vẫn qua được cửa nghiệm thu bằng nhiều cách. Có những công trình mà bên thi công bắt tay với bên giám sát để rút ruột hay tráo đổi vật tư chất lượng kém hơn để ăn chênh lệch. Đó là lý do vì sao có những con đường mới khánh thành đã lún, sụt; có những chung cư mới xây xong đã nứt, thấm nước…

Học sinh ở Quảng Nam liều mình đến trường trên những cây cầu gãy

 QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Trận lũ quét lịch sử ở các huyện miền núi Tây Giang, Đông Giang đã làm sạt lở nhiều tuyến đường và hàng loạt cây cầu, khiến nhiều nơi bị cô lập.

Chiều 23 Tháng Chín, xác nhận với báo Lao Động, ông Hồ Quang Minh, phó chủ tịch huyện Đông Giang, cho biết khoảng 3 giờ chiều ngày 22 Tháng Chín, sau khi thăm rẫy, bà Arất Thị L.(65 tuổi, ở xã Jơ Ngây) lội qua sông R’lang, đoạn chảy qua thôn Ra Lang để về nhà đã không may bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi mất tích.

Một học sinh liều mình đi trên cây cầu nối thôn Tà Làng, xã Bhalee, huyện Tây Giang đã “rệu rã” để đi học. (Hình:Thanh Chung/Lao Động)

Sau khi nhận được tin báo, chính quyền xã Jơ Ngây đã tổ chức tìm kiếm nạn nhân. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, thi thể bà L. đã được tìm thấy.

Trong khi đó trận lũ quét diễn ra hôm 18 Tháng Chín, đã làm hàng chục cây cầu ở huyện Tây Giang bị nước lũ cuốn trôi hay phá hỏng không đi lại được, khiến người dân và học sinh phải băng qua dòng nước chảy xiết nếu muốn ra khỏi làng.

Cụ thể, mặc dù được làm bằng bêtông kiên cố nhưng cây cầu nối ở xã Anông với bên ngoài cũng bị dòng nước lũ phá hủy.

Tương tự, nhiều cây cầu treo cũng bị cuốn trôi khiến việc vận chuyển hàng hóa lương thực, thực phẩm của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Xuân Hồng ở xã Azứt, huyện Tây Giang, cho biết cây cầu treo của xã bị nước lũ cuốn trôi đã khiến người dân bị cô lập nhiều ngày qua. Hiện, dòng nước lũ đã rút nên người dân tạm thời lội suối ra trung tâm để mua lương thực.

“Thế nhưng việc phục hồi sản xuất xem ra rất khó, bởi tôi có một gia trại, muốn vận chuyển thức ăn về cho gia súc nhưng không được,” ông Hồng lo lắng nói.

Ở xã Bhalee, cây cầu nối thôn Tà Làng với bên ngoài bị hư hỏng nặng, buộc học sinh và người dân phải liều mạng đi qua, bởi đây là con đường duy nhất để ra trung tâm xã. Một số học sinh sợ nguy hiểm đã phải băng qua dòng nước chảy xiết để đến trường trong những ngày đi học.

Nhiều học sinh tại thôn Tà Làng băng qua dòng nước chảy xiết đến trường. (Hình: Thanh Chung/Lao Động)

Nói với báo Lao Động, ông Arất Blúi, phó chủ tịch huyện Tây Giang, cho biết theo thống kê ban đầu có hơn 30 cây cầu bị hư hỏng và bị cuốn trôi. Do người dân đa phần sống gần sông nước, nên khi lũ về, cầu bị cuốn trôi, hư hại khiến khu dân cư bị cô lập. Trước mắt, huyện chỉ còn cách bố trí người túc trực hỗ trợ người dân qua lại những nơi có dòng nước nguy hiểm.

Kể với báo Tuổi Trẻ, anh Plong A Trạch (ở thôn Tà Vàng), nhớ lại lũ quét đổ về gây ngập nhà dân từ đêm 17 Tháng Chín, đến sáng hôm sau vẫn chưa rút. Nước lũ cao từ 1-2 mét làm nhiều nhà sàn của dân bị ngập. Một số trâu, bò nuôi thả tại khu vực thôn này cũng chết do nước lũ. (Tr.N)

Chưa doanh nghiệp Việt nào vay được gói hỗ trợ COVID-19 của CSVN

 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Theo ngân hàng Nhà Nước, hiện chỉ có một doanh nghiệp của Việt Nam “đủ điều kiện” vay gói tín dụng hỗ trợ COVID-19 được công bố hơn $689 triệu, nhưng rồi cũng không vay vì ngại “thủ tục phức tạp.”

Tại buổi họp báo về “Hoạt động ngân hàng chín tháng đầu năm 2020,” ông Nguyễn Tuấn Anh, vụ trưởng Vụ Tín Dụng Các Ngành Kinh Tế Ngân Hàng Nhà Nước, cho biết tính đến thời điểm hiện tại chỉ có một doanh nghiệp của Việt Nam được phê duyệt “đủ điều kiện” vay gói 16,000 tỷ đồng ($689.10 triệu) từ chính phủ CSVN.

Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam ngưng hoặc tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng dịch COVID-19. (Hình: Duyên Phan/Tuổi Trẻ)

Theo báo Đầu Tư, đây là gói hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động ngừng việc do dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp này quyết định không vay nữa với lý do “đã tự cân đối được nguồn trả lương cho người lao động,” nhưng thực chất là ngại thủ tục rắc rối. Như vậy, hiện vẫn chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam vay được gói hỗ trợ này.

Giải thích với các báo nhà nước, ông Nguyễn Tuấn Anh biện minh ngay từ khi có quyết định, ngân hàng Nhà Nước “đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện và đã sẵn sàng nguồn vốn 16,000 tỷ đồng để hỗ trợ cho vay. Song, lý do doanh nghiệp ‘ngại’ nộp hồ sơ vay vì còn e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.”

Bên cạnh đó, còn do doanh nghiệp không đủ điều kiện vay. Bởi theo quy định “doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ khi có từ 20-30% người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên; doanh nghiệp phải trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 1 Tháng Tư đến 30 Tháng Sáu; đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng…

Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều cho công nhân nghỉ việc luân phiên để duy trì và giữ chân người lao động, không có người lao động ngừng việc liên tục một tháng trở lên nên không đủ điều kiện vay vốn.”

Báo Hải Quan dẫn lời ông Nguyễn Quang Huân, phó chủ tịch Hội Doanh Nhân Tư Nhân Việt Nam, cho rằng với tiêu chí đặt ra như trên chính là những rào cản lớn, bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô dưới 100 lao động ở Việt Nam là rất nhiều. Đồng thời, nếu công nhân nghỉ từ 30 người trở lên là doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động.

Chưa có doanh nghiệp nào được vay gói hỗ trợ COVID-19 “ảo” để trả lương cho người lao động. (Hình: Thanh Hoa/Phụ Nữ TP.HCM)

“Theo tôi, muốn triển khai gói cứu trợ tốt cho doanh nghiệp, chính phủ nên có sự tiếp cận từ thực tế thị trường từ trước, khảo sát xem nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp…,” ông Huân nói.

Tin cho biết, gói hỗ trợ COVID-19 này được triển khai từ đầu Tháng Tư vừa qua. Thế nhưng, công luận cho rằng do tiêu chí đưa ra quá xa rời thực tế, chưa thật sự phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam, từ đó dẫn đến việc mất thời gian điều chỉnh, làm giảm đi mục đích cấp bách ban đầu và trở thành gói hỗ trợ “ảo” không có thật. Phải chăng đây cũng là ý đồ của CSVN? (Tr.N)

320,000 bao cao su ‘qua sử dụng’ được ‘tái chế’ chờ ra thị trường

 BÌNH DƯƠNG, Việt Nam (NV) – Hàng trăm ngàn bao cao su “đã qua sử dụng” được một phụ nữ ở tỉnh Bình Dương “tái chế” chuẩn bị tung ra bán trên thị trường.

Theo báo VNExpress hôm Thứ Ba, 22 Tháng Chín, Cục Quản Lý Thị Trường Bình Dương phối hợp với Công An thị xã Tân Uyên đến kiểm tra nhà trọ do phụ nữ tên Phạm Thị Thanh Ngọc (32 tuổi, quê Nghệ An) thuê ở phường Tân Vĩnh Hiệp hôm 19 Tháng Chín vừa qua. Tại đây “cơ quan chức năng thu giữ hơn 320,000 bao cao su (360 kg) đã qua sử dụng, hàng nghìn sản phẩm đã được tái chế không có nhãn mác.”

Bao cao su được tái chế để bán ra thị trường. (Hình: Cục Quản Lý Thị Trường Bình Dương/VNExpress)

Bà Phạm Thị Thanh Ngọc được thuật lời khai: “Cứ khoảng 30 ngày, có người không rõ địa chỉ đến đưa số bao cao su này. Cô ở phòng trọ súc rửa, phơi khô và phân loại rồi vuốt lại, tạo hình như mới, giao hàng ra thị trường.”

Trước số hàng “tái chế” bị thu giữ, đã có bao nhiêu bao cao su đã được tung ra thị trường, không thấy bản tin VNExpress đề cập, cũng như bà ta giao hàng tiêu thụ ở những đâu, trong thời gian đã bao lâu để ước lượng số “tái chế.” Kẻ cung cấp bao cao su “đã qua sử dụng” cho bà Ngọc thu gom từ bãi rác hay ở đâu để có số lượng nhiều như vậy?

Đọc bản tin nói trên, ít nhất 62 độc giả của VNExpress chia sẻ bình luận đầy những hãi hùng, kinh ngạc dẫn theo hàng chục người chia sẻ, bình luận riêng với các người bình luận dưới các bí danh.

Độc giả tên Bác Sơn viết: “Bẩn thỉu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng!”

Độc giả tên Hung Nguyen viết: “Ôi trời ơi, không còn gì tệ hơn…”

Độc giả Tiên Tran viết: “Quá khủng khiếp. Quá dơ. Quá sức vô tri. Quá sức tưởng tượng.”

Độc giả Chơi Hai viết: “Ôi trời ơi trời ơi! Nếu mà lọt ra thị trường thì có thể em cũng trở thành nạn nhân!!!”

Độc giả Rio Hà viết: “Thu gom ở đâu mà tái chế?”

Độc giả do cao thuan viết: “Hết việc rồi hay sao mà làm việc này vậy trời!”

Độc giả Tuheoit viết: “Cạn lời ! Mất hết nhân phẩm.”

Độc giả DykNguyen viết: “Không thể tin được. Quá nguy hiểm cho xã hội.”

Bao cao su giả bị tịch thu. (Hình: VNExpress)

Đây là lần đầu tiên người ta thấy bắt được bao cao su “đã qua sử dụng” được “tái chế” rồi tung ra bán trên thị trường. Hai năm trước, người ta thấy VNExpress cho hay người Việt mỗi năm dùng 500 triệu đến 600 triệu bao cao su, trong khi 85% hàng trên thị trường là giả, kém phẩm chất, dễ gây dị ứng, lây bệnh tình dục.

Tại Việt Nam, lâu lâu lại có tin bắt được hàng tạ hay hàng tấn nầm heo, lòng heo, chân gà… đã bốc mùi được vận chuyển đi tiêu thụ. Người ta sẽ dùng hóa chất tẩy rửa để biến những thứ đó thành hàng sạch, tươi tốt.

Báo chí tại Việt Nam từng rất nhiều lần đưa tin thịt cá cá tẩm ướp với phân bón hóa học để giữ cho tươi lâu, hóa chất độc hại tẩy rửa, biến thịt thối rữa thành đặc sản, phóc môn (formoldehyde được dùng để ướp xác) trộn bánh phở giữ cho tươi lâu, thuốc nhuộm vải để giữ màu ớt bột, cà phê là bột bắp rang cháy, xay nhuyễn trộn hóa chất, và còn nhiều thứ nữa độc hại không giết người ta ngay nhưng sẽ dẫn đến ung thư một thời gian sau. (TN) [qd]