Thursday, December 18, 2014

PICS:Máy bay do thám của Mỹ khiến Liên Xô bất lực?

(Baodatviet) - Dù đã có nhiều phương án bắn hạ máy bay do thám SR-71 của Mỹ nhưng lực lượng Phòng không - Không quân Liên Xô đều bất lực trước máy bay này.

 photo sr71MOAR.jpg
Theo thông tin được Mỹ tiết lộ về máy bay do thám SR-71, trong suốt 30 năm phục vụ, kể cả hoạt động trên chiến trường, không một chiếc trinh sát cơ siêu tốc SR-71 nào bị bắn hạ. Đây thực sự là thành tích cực ấn tượng mà không một dòng máy bay nào trên thế giới từng tham chiến đạt được.


Theo nguồn tin trên, mẫu thử chế thử của SR-71 cất cánh lần đầu năm 1964. Chiếc SR-71 Blackbird đã làm được những điều tưởng chừng không thể ở thời đó như bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m.


Trong suốt sự nghiệp hơn 3 thập kỷ của mình, kết thúc vào ngày 9/10/1999, không có chiếc SR-71 bị đối phương bắn hạ. Mặc dù, các lực lượng phòng không ở những nơi SR-71 xâm nhập đã rất cố gắng, nhưng không máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không nào có thể bắt kịp tốc độ của SR-71 để bắn hạ nó.


Tốc độ cao là một yếu tố quan trọng, nhưng chiếc SR-71 cũng khó phát hiện bởi radar. SR-71 là máy bay đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình. Theo đó, một lớp sơn đặc biệt được sử dụng để sơn phủ cánh, đuôi và thân máy bay SR-71. Loại sơn này có chứa ferrite sắt, hấp thụ năng lượng sóng radar thay vì phản hồi trở lại.


Với diện tích phản xạ radar chỉ tương đương với một chiếc máy bay hạng nhẹ cỡ nhỏ, SR-71 rất khó bị phát hiện, bắn hạ. Thông thường, khi radar cảnh giới phát hiện ra SR-71 thì đã là quá muộn để bắn chặn. Blackbird cũng sử dụng các biện pháp gây nhiễu và đối phó điện tử với các khí tài phòng không đối phương.


Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô – MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71. Phi công Liên Xô Viktor Belenko, người đã đào thoát sang Nhật Bản bằng một chiếc MiG-25 vào ngày 6/12/1976, khẳng định điều này trong cuốn sách của ông ta - Phi công MiG.


"Máy bay do thám Mỹ SR-71, đã rình mò ngoài khơi bờ biển, trong không phận của Liên Xô, chụp ảnh hàng trăm dặm địa hình trong nội địa", Belenko viết. "Họ (Mỹ) chế giễu và đùa giỡn với những chiếc MiG-25 được tung lên để đánh chặn. Chúng thường kéo cao đến độ cao mà các máy bay chiến đấu không thể đạt được, hoặc bay với tốc độ khó ai bì kịp”.


“Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và một ở phía dưới chiếc SR-71, và khi SR-71 băng qua họ sẽ phóng tên lửa. Nhưng do những hạn chế về máy tính, mà điều này không thể thực hiện được.


Trước hết, SR-71 bay quá cao và quá nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như là vô dụng ở độ cao trên 27.000m. Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71, chúng dễ dàng bị bỏ xa”, Belenko viết trong cuốn sách.


Hơn nữa, tên lửa trên chiếc MiG-25 sẽ không phát huy tác dụng, vì “hầu hết các tên lửa không đối không được tối ưu hóa để cơ động trong không khí dày đặc ở độ cao dưới 9.000m”, cựu phi công SR-71 Blackbird Đại tá Richard Graham giải thích trong cuốn sách của mình: Toàn cảnh Lịch sử SR-71.

“Khi tấn công chiếc SR-71 đang bay ở độ cao 22.000m, không khí là quá loãng nên khả năng vận động của tên lửa suy giảm rất nhiều”.


SR-71 là máy bay trinh sát chiến lược tầm cao, tốc độ cực nhanh được phát triển cho nhiệm vụ do thám không phận đối phương, phục vụ trong Không quân Mỹ. SR-71 dài 32,4m, sải cánh 16,94m, cao 5,64m, trọng lương cất cánh tối đa 78 tấn, tải trọng cảm biến trinh sát 1,6 tấn.


Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Pratt & Whitney J58-1 cho tốc độ tối đa tới 3.530km/h (khoảng Mach 3,2+) ở độ cao 24.000m, trần bay tối đa 27.000m, tầm bay khoảng 6.000km. (TH)

Thứ Sáu, 19/12/2014 06:02

Mặc dân phản đối, Hà Nội quyết giữ 'đường cong dát vàng'

HÀ NỘI (NV) - Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội quyết không điều chỉnh quy hoạch “đường cong dát vàng,” mặc cho người dân phản đối, gây lãng phí ngân sách thêm hàng chục triệu Mỹ kim.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, phó chủ tịch thành phố Hà Nội vừa ký quyết định giữ nguyên quy hoạch tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ với đê tả ngạn sông Hồng, tại phường Bồ Ðề, quận Long Biên, thay vì đi thẳng qua cánh đồng, thì chúng bị bẻ cong chạy vào khu dân.


Ðồ họa mô phỏng đoạn đường cong đi qua khu dân cư. (Hình: Tri Thức Trẻ)

Theo báo Tri Thức Trẻ, chính quyền thành phố Hà Nội khẳng định, việc thực hiện dự án trên là phù hợp với quy hoạch, chỉ giới đường đỏ trong quá trình đầu tư xây dựng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và giữ nguyên quy hoạch, không thực hiện điều chỉnh.

Sở Quy Hoạch-Kiến Trúc Hà Nội cho rằng, việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường trên do quận Long Biên làm chủ đầu tư là nhiệm vụ chung của toàn thành phố, nhằm góp phần cải thiện điều kiện giao thông đô thị, tạo cảnh quan môi trường hiện đại cho thủ đô, chỉ giới đường đỏ tuyến đường phải bảo đảm yêu cầu tuân thủ các quy hoạch được duyệt.

Nếu điều chỉnh hướng tuyến đường như đề xuất của các hộ dân thì sẽ không tuân thủ các quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng các dự án liên quan được cấp thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận, đã và đang triển khai.

Trước đó, một số hộ dân trong khu vực dự án cho rằng, đoạn tuyến 200 mét qua các tổ 14, 15 Lâm Du, phường Bồ Ðề bị “nắn cong” gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng tiền giải phóng mặt bằng.

Theo ông Nguyễn Văn Hoàn, tổ 15, phường Bồ Ðề, dự án này dài 1,565 m, rộng 40 m nhưng do đi vào khu dân cư để tránh khu đất nông nghiệp nên đã ảnh hưởng đến nhà cửa, vườn tược của 444 hộ dân thuộc các tổ dân phố từ 12 đến 17 của phường Bồ Ðề.

“Nếu quy hoạch con đường thẳng đi qua khu đất nông nghiệp, nhà nước sẽ tiết kiệm nhiều tỷ đồng mà đời sống người dân cũng không bị xáo trộn. Như vậy mới là ích nước lợi nhà. Nhưng tôi không hiểu vì sao chủ đầu tư nhất quyết làm đường cong vào khu dân cư,” ông Hoàn quan ngại.

Bực tức về sự lãng phí vô lý của con đường này, ông Vũ Văn Bá, tổ 14, phường Bồ Ðề tính toán: “Nhà ít nhất cũng phải bồi thường cỡ 2 tỷ và nhà nhiều lên 5 tỷ đồng. Tôi lấy bình quân khoảng 2.5 tỷ đồng một nhà thì 100 nhà là 250 tỷ đồng.” (Tr.N)
12-18-2014 3:51:57 PM

Indonesia đe dọa bắn chìm tất cả tàu cá Việt Nam 'bất hợp pháp'

JAKARTA (NV) .- Indonesia đe dọa hôm Thứ Năm 18/12/2014 là sẽ đánh chìm mọi tàu đánh cá hoạt động bất hợp pháp, gồm cả tàu của Việt Nam, trong vùng biển đặc quyền kinh tế của nước này.

 
Tàu tuần Indonesia cho nổ rồi bắn chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngày 5/12/2014. (Hình: Straits Times)

“Chúng tôi bắt đầu cuộc chiến tranh chống đánh cá bất hợp pháp. Chúng tôi sẽ truy tìm và đánh chìm tất cả các tàu đánh cá (nước ngoài) hoạt động bất hợp pháp.” Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp của Indonesia, tuyên bố như thế hôm Thứ năm với báo chí.

Mấy tuần lễ gần đây, Hải quân Indonesia đã được lệnh đánh chìm mấy chục chiếc tàu đánh cá của nước ngoài bị bắt khi hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của họ. Ngày 5/12/2014, hải quân Indonesia đặt chất nổ cho nổ 3 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam rồi bắn cho chìm ở khu vực quần đảo Anambas, khu vực nằm ở giữa Malaysia và Indonesia. Một tuần sau đó, đánh chìm 5 tàu đánh cá của Thái Lan.

Khi ra lệnh cho Hải quân đánh chìm các tàu đánh cá nước ngoài, trong một bài diễn văn đọc trong tuần này, tổng thống mới nhậm chức Joko Widodo đe dọa khoảng 30 chiếc tàu cá ngoại quốc bị đánh chìm “mới chỉ là cảnh cáo đầu tiên”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN hôm 9/12/2014 chỉ cho biết một cách nhẹ nhàng rằng Hà Nội đã liên lạc với chính phủ Jakarta về việc đánh chìm tàu đánh cá của Việt Nam và kêu gọi Jakarta đối xử với ngư dân Việt “theo luật quốc tế, căn cứ vào tinh thần nhân đạo và dựa trên mối quan hệ của Indonesia với các nước khác”.

Trong cuộc phỏng vấn trên tờ Wall Street Journal, ông Widodo kêu rằng “Mỗi ngày có khoảng 5,400 tàu đánh cá ngoại quốc hoạt độ trong các vùng biển của chúng tôi. Đến 90% hoạt động bất hợp pháp. Bởi vậy, dùng liệu pháp chấn động (shock therapy) đối với họ, dĩ nhiên là phải đánh chìm chúng”.

Nội trong vòng 5 ngày loan báo chương trình “Shock therapy”, Hải quân Indonesia đã bắt giữ 155 tàu đánh cá nước ngoài. Trong một cuộc phỏng vấn khác dành cho đài VOA, ông Widodo cho biết ông đã ra lệnh cho tư lệnh quân đội từ ba bốn tuần trước rằng “Đánh chìm các tàu đánh cá bất hợp pháp”.

Theo tin tức, tàu đánh cá bị Indonesia bắt gặp khi hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của họ phần lớn là từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt nam. Tàu của ngư dân Việt Nam vốn trang bị yếu kém máy móc định vị nên có thể không biết mình đang hoạt động ở vùng biển đặc quyền của nước khác, dẫn đến bị bắt giữ.

Một lý do khác để bị nước khác bắt giữ có thể là thủy sản trên các vùng biển Việt Nam đã cạn kiệt nên ngư dân Việt Nam phải mạo hiểm đến các vùng biển xa để kiếm sống.

Theo ông Carl Thayer viết một bài về vấn đề này trên tạp chí The Diplomat hôm Thứ Năm 18/12/2014,  bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Hàng Hải và Ngư Nghiệp Indonesia tiết lộ hồi tuần trước, trước khi bắn chìm 3 tàu đánh cá Việt Nam, rằng chính phủ nước họ đã khuyến cáo chính phủ các nước Trung Quốc, Malaysia, Phi Luật Tân và Thái Lan nhưng không nói với Việt Nam.

Hành động cứng rắn cao độ và đột ngột với tàu cá nước ngoài của Indonesia đi ngược lại với các văn kiện mà Jakarta ký với Việt Nam.

Ngày 27/6/2013, Indonesia và Việt Nam loan báo hai nước nâng mối quan hệ hai nước lên thành “Đối tác chiến lược”.

Điểm 10 và 11 của Bản Tuyên Bố Chung về đối tác chiến lược giữa hai nước viết:

Điểm 10: Hai lãnh tụ (của hai nước) nhìn nhận sự tiến bộ trong sự hợp tác ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản và nhấn mạnh đến nhu cầu của hai nước thực hiện hơn nữa về Bản Nghi Nhớ về Hợp tác Hàng Hải và Ngư nghiệp (2010) để đạt những tiềm năng cao của sự hợp tác trong lãnh vực này, cũng như đối phó với các hoạt động dánh cá bất hợp pháp, gồm cả việc sắp xếp hồi hương các ngư dân bị bắt giữ vì hoạt động bất hợp pháp.

Điểm 11: Hai nhà lãnh tụ chỉ thị cho các toán kỹ thuật xúc tiến thảo luận để có kết luận sớm về bãi bỏ giới hạn vùng đặc quyền kinh tế, không thiên vị cho thỏa hiệp cuối cùng về bãi bỏ biên giới trên biển, khuyến khích hai bên tìm giải pháp tạm thời để thể hiện sự hợp tác hoạt động hàng hải và ngư nghiệp.

Theo ông Thayer, một bản ghi chú riêng rẽ giải thích về các điều vừa kể được Bộ Ngoại Giao Hà Nội viết rằng hai bên “ đồng ý hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngư dân và các tàu đánh cá hoạt động lấn vào các vùng biển của nhau dựa trên tình bằng hữu và nhân đạo”.

Những gì đang diễn ra cho thấy ông Joko Widodo tân tổng thống của Indonesia (nhậm chức từ Tháng 10 năm 2014) làm khác hẳn bản thỏa hiệp mà người tiền nhiệm của ông đã ký với phía Việt Nam.

Hàng năm, Indonesia bắt giữ nhiều tàu đánh cá của Việt Nam. Ngư dân Việt bị bắt bỏ tù cũng không ít ở nước này. Việc đánh chìm tàu đánh cá của Việt Nam cũng từng diễn ra nhiều năm trước. Ngày 23 tháng 10, 2009, tàu đánh cá của ông Võ Hồng Thạch thuộc huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định đã từng bị hải quân Indonesia đốt cháy. (TN)

12-18- 2014 4:25:50 PM

Việt Nam không có bà Feinstein



Tuần trước, bà Dianne Feinstein, một nghị sĩ Dân Chủ tiểu bang California mới công bố một bản phúc trình hàng ngàn trang tố giác Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA) đã tra tấn những người tình nghi thuộc tổ chức khủng bố al-Qaeda, trái với luật pháp nước Mỹ. Bản phúc trình cũng nói CIA không báo cáo đầy đủ cho chính phủ và Quốc Hội Mỹ về việc tra tấn; và cho rằng phương pháp tra tấn không đạt được mục đích tìm ra tin tức hữu ích trong công tác chống khủng bố. Bản phúc trình của Ủy Ban Tình Báo trong Thượng Viện Mỹ không đưa ra một khuyến nghị cụ thể nào, ngoài các quy tắc chung chung.

Cuộc tranh luận về vấn đề này đang sôi nổi, không riêng trong nước Mỹ mà còn ở khắp thế giới. Ba vị cựu giám đốc CIA và ba phó giám đốc đã viết chung một bài trả lời bản phúc trình Feinstein. Họ cho biết CIA đã báo cáo 30 lần với Quốc Hội Mỹ về các hoạt động này, mà họ gọi là “chương trình hỏi cung” với “biện pháp mạnh” (the enhanced measures).

Trước hết, “chương trình hỏi cung” của CIA có hiệu quả, đặc biệt đối với hai cán bộ al-Qaeda cao cấp được bản phúc trình nói đến nhiều lần là Abu Zubaydah và Khalid Sheikh Muhammed, gọi tắt là KSM. Các cuộc hỏi cung được bản phúc trình Feinstein mô tả rất kỹ đã giúp chính quyền Mỹ ngăn chặn được những vụ khủng bố lúc còn đang được al-Qaeda hoạch định ở Mỹ và khắp thế giới, có thể đã cứu sống hàng ngàn người Mỹ và người nước khác. Ngoài ra, vụ tìm ra và hạ sát Osma bin Laden cũng đều nhờ các tin tức lấy được trong các “chương trình hỏi cung” tương tự, nhất là việc xác định tung tích “người đưa thư” của bin Laden, nhờ thế tìm ra nơi ông ta trú ẩn. Nhờ công tác hỏi cung của CIA mà nước Mỹ không bị khủng bố tấn công trong 13 năm qua.

Kể từ năm 2002, CIA đã báo cáo với Bộ Tư Pháp Mỹ và xin ý kiến bốn lần. CIA đã hai lần ngưng các vụ hỏi cung “mạnh tay” trong thời gian Bộ Tư Pháp điều tra. Nhân viên CIA đã đưa trình Bộ Tư Pháp 20 trường hợp để xin ý kiến. Bộ Tư Pháp chỉ thấy một vụ phạm luật, không liên can đến “chương trình hỏi cung” đang bàn cãi; sau đó nhân viên vi phạm đã bị bỏ tù. Bộ trưởng Tư Pháp đương nhiệm trong chính phủ Obama sau một cuộc điều tra vào năm 2012 đã kết luận rằng công việc hỏi cung của CIA có tính chất chuyên nghiệp, rốt ráo và không vi phạm một lỗi lầm nào đáng bị truy tố. CIA cũng báo cáo với Quốc Hội Mỹ 30 lần và mỗi lần đều không đại biểu nào phản đối.

Các vị cựu lãnh đạo CIA cũng nhấn mạnh đến thời gian tính của việc dùng các “biện pháp mạnh” kể từ năm 2002, khi mới bắt được Abu Zubaydah. CIA đã phúc trình với các đại biểu Quốc Hội trong các ủy ban tình báo như các nghị sĩ Bob Graham, Richard Shelby, và các dân biểu Nancy Pelosi, Porter Goss. Lúc đó cả nước Mỹ đang lên cơn sốt sau vụ tàn sát 9/11 cho nên không ai phản đối khi CIA trình bày chi tiết về các mánh khóe lảng tránh của Zubaydah cũng như các kỹ thuật hỏi cung được áp dụng để lấy thêm tin tức. Họ kết luận rằng bây giờ Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện đã thay đổi thái độ vì gió đã đổi chiều, mối lo sợ của dân Mỹ không còn căng thẳng như những năm trước nữa. Tóm lại, việc công bố bản phúc trình Feinstein là do động cơ chính trị. Một hậu quả là nhân viên CIA từ này sẽ lo lắng hơn trong khi thừa hành nhiệm vụ, và cơ quan tình báo của các nước đồng minh với Mỹ sẽ bớt tin tưởng vào việc hợp tác với CIA. Theo bản phúc trình năm 2013 của một tổ chức quốc tế, Cơ Quan Xã Hội Mở (Open Society Foundations), thì có 54 quốc gia đã cộng tác với CIA trong chương trình đặc biệt tìm bắt khủng bố, trong đó có 11 nước quanh vùng Trung Ðông (Algeria, Egypt, Iran, Iraq, Jordan, Morocco, Saudi Arabia, Syria, Turkey, United Arab Emirates và Yemen).

Người dân Mỹ sẽ phán xét ai có lý, ai hành động vì công ích, trong việc công bố bản phúc trình này. Nhiều người Mỹ có thể hổ thẹn nhưng họ cũng nên hãnh diện khi cuộc tranh luận về CIA diễn ra và phơi bày trước công luận toàn thế giới.

Trước hết, hiện tượng này cho thấy quyền giám sát của người dân đối với chính phủ, áp dụng trên tất cả các cơ quan công quyền. Bà Feinstein có thể hành động vì lý do chính trị. Bà ngồi trên nội dung bản phúc trình này bấy nhiêu năm, nay đem ra công bố vì từ Tháng Giêng năm 2015 bà sẽ không còn giữ địa vị quan trọng trong Ủy Ban Tình Báo của Thượng Viện nữa, khi các nghị sĩ đảng Cộng Hòa chiếm đa số nhậm chức. Ðây là một cơ hội để bà “lấy điểm” trước các cử tri vẫn ủng hộ mình. Nhưng bà cũng làm một công tác hiến định; nước Mỹ phải có những đại biểu Quốc Hội dám chỉ trích việc làm của các cơ quan trong nhà nước. Hành động của bà thể hiện một quyền thiêng liêng của các công dân Hợp Chúng Quốc: Quyền được biết các cơ quan nhà nước làm việc như thế nào; quyền giám sát và phê phán guồng máy nhà nước được họ ủy nhiệm làm công việc cai trị. Quyền giám sát đó cho phép các công dân, khi bầu chọn một chính quyền lên trị nhậm trong hai năm, sáu năm hoặc bốn năm, bắt những người nắm quyền phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của guồng máy cai trị. Hệ thống chính trị này dựa trên các định chế dân chủ, trong đó có tinh thần tôn trọng luật pháp, tự do ngôn luận, tư pháp độc lập, quyền phản kháng không bạo động, và vai trò giám sát của Quốc Hội. Ðó là những định chế giúp thể hiện nguyên tắc chính quyền chỉ “cai trị với sự đồng ý của người bị cai trị.” Những vị cựu giám đốc CIA có thể phản đối những nhận xét sai lầm của bản phúc trình nhưng không ai khước từ những quyền căn bản của các công dân nước Mỹ.

Trong quá khứ, các công dân Mỹ đã thể hiện một quyền căn bản là tìm hiểu và phơi bày trước công luận những điều họ coi là vi phạm Hiến Pháp, luật pháp, và những nguyên tắc lớn của chế độ dân chủ; với hậu quả là “bêu xấu” chính quyền Mỹ trước công luận thế giới. Một công dân đã cho phép báo chí Mỹ in những hình ảnh cuộc thảm sát Mỹ Lai. Các nhà báo đã phơi bày những vi phạm pháp luật của Tổng Thống Nixon trong vụ Watergate. Các công dân Mỹ đã phản đối chương trình nghe lén điện thoại của chính phủ, gây bối rối cho cả việc bang giao với đồng minh. Hiện nay dân Mỹ đang phản đối hành vi của các cảnh sát viên giết lầm những người da đen bị tình nghi vì phản ứng vội vã - hoặc vì thành kiến chủng tộc như có người tố cáo. Tất cả những hành động tố giác và những cuộc bàn cãi công khai tiếp theo có thể nói là “vạch áo cho người xem lưng.” Nhưng chính dân Mỹ làm công việc “vạch áo” này mà không cần phải hổ thẹn. Ngược lại, họ có thể hãnh diện vì vẫn sống đúng truyền thống dân chủ tự do đã được nêu ra trong Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, trong Hiến Pháp nước Mỹ từ hơn 200 năm nay. Bản phúc trình Feinstein cho thấy hệ thống chính trị nước Mỹ vẫn đầy sinh lực giúp cho quốc gia này luôn luôn có khả năng tự cải thiện.

Người Việt Nam chứng kiến cuộc tranh cãi về bản phúc trình Feinstein phải đặt câu hỏi: Bao giờ nước ta mới có những bà Feinstein? Quốc Hội bù nhìn không bao giờ làm công việc chất vấn về những vụ công an tra tấn. Bao nhiêu người đã chết trong tay công an? Bao nhiêu người bị gán cho là “tự tử” trong đồn công an sau các cơn tra tấn?

Công an dùng nhục hình, tra tấn là nguyên nhân gây ra bao nhiêu vụ xử oan ở nước ta. Trong một bài trước, mục này đã nêu trường hợp ông Hàn Ðức Long bị tử hình năm 2005 về tội hiếp dâm và giết một bé gái năm tuổi. Qua nhiều lần kháng cáo, với 5 phiên tòa, năm 2011, tòa án tỉnh Bắc Giang tiếp tục tuyên án tử hình. Luật sư của ông Long cho biết khi bị điều tra ông Long đã “nhận tội” vì tra tấn, đánh đập. Trong tất cả 5 phiên tòa ông một mực phản cung, kêu oan, và tố cáo bị công an truy bức bằng nhục hình, buộc phải nhận tội. Cho đến nay, sau gần 10 năm bị bắt, tử tù Long và gia đình vẫn không ngừng kêu oan.

Guồng máy công an trong các xã hội độc tài đảng trị đều dùng tra tấn; gây nên bao cảnh bất công. Ở nước ta bao nhiêu người đã là nạn nhân của chế độ côn đồ này. Các mạng lưới bên Trung Quốc đang sôi nổi về một vụ án được xử lại. Năm 1996, một thanh niên 18 tuổi người Nội Mông là Huugjilt (tên Hán Việt là Hao Các Cát Lặc Ðồ) bị tử hình về tội hiếp dâm và giết người, bị hành quyết ngay hai tháng sau. Năm nay, tòa án đem xử lại và tuyên bố Huugjilt vô tội. Vì năm 2005, một tử tội khác, một người đã phạm tội hiếp dâm và giết người nhiều lần là Zhao Zhihong (Triệu Chí Hồng) thú nhận rằng chính anh ta là hung thủ trong vụ án 1996.

Khi ra tòa, công tố viên hỏi Huugjilt tại sao anh ta đã thú tội trong đồn công an là chính mình hiếp và giết người. Huugjilt trả lời, lời khai còn giữ trong biên bản, nói rằng trong đồn công an họ không cho anh uống nước, cũng không cho ăn, không cho dùng nhà vệ sinh. Họ nói (dối) với anh rằng cô gái vẫn còn sống và chính cô ta tố cáo anh là thủ phạm. Họ còn hứa hẹn nếu anh thú tội thì sẽ được thả. Phải đợi 9 năm kể từ khi hung thủ thật thú tội, 18 năm sau khi Huugjilt chết, sau khi dư luận trên các mạng phản kháng ồn ào, Huugjilt mới được đem xử lại và được trắng án. Quan tòa an ủi cha mẹ anh ta bằng số tiền bồi thường 30,000 đồng nguyên, khoảng 5,000 đô la Mỹ.

Nhân vụ trên các mạng xã hội bên Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối một vụ hành quyết khác. Năm 1994, anh Nie Shubin (Nhiếp Thọ Bân) bị kết tội giống như Huugjilt, chết lúc mới 21 tuổi. Ðến năm 2005, hung thủ thật bị bắt vì chuyện khác cũng thú mình mới là thủ phạm. Nhưng cho tới nay guồng máy tư pháp của Trung Cộng vẫn chưa minh oan cho Nie Shubin.

Bao giờ ở nước ta mới có những đại biểu Quốc Hội lên tiếng việc dùng tra tấn, nhục hình? Chỉ khi nào những người như Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng, Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Thị Kim Chi, vân vân, được quyền tranh cử và được dân bỏ phiếu bầu, lúc đó mới có những bà Feinstein trong Quốc Hội Việt Nam. Theo Tiến Sĩ Vannarith Chheang ở Phnom Penh, giám đốc Viện Nghiên Cứu Hợp Tác và Hòa Bình thì kể từ năm 1993 đến nay chế độ chính trị tại Việt Nam còn thua cả Campuchia về tính chất dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Chiến tranh kinh tế với Mỹ: Nga có gì để vào trận?

(Baodatviet) - Tổng thống Mỹ cho rằng ông đang chịu sức ép về việc trừng phạt Nga, tuy nhiên, sẽ không có trừng phạt nếu Nga chịu... hợp tác và thay đổi

Trong ngày 16/12/2014, Tổng thống Obama đã tuyên bố những thông tin vô cùng quan trọng về vấn đề cuộc khủng hoảng ở Ukraine và mối quan hệ của nước này với Nga.

Tổng thống Mỹ Obama cho biết ông đã chịu nhiều sức ép từ Quốc hội của Mỹ, vốn do Đảng đối lập nắm quyền kiểm soát về vấn đề thông qua Đạo luật về Hỗ trợ tự do cho Ukraine. Theo đó, Mỹ sẽ viện trợ vũ khí sát thương, huấn luyện quân đội Ukraine chống lại những người ly khai ở miền Đông, và tiếp tục gia tăng hơn nữa các biện pháp trừng phạt vào kinh tế Nga.

Người phát ngôn của Nhà Trắng Josh Earnest cho hay: "Có thể trong tuần này, Tổng thống sẽ hoàn tất những bước chuẩn bị cuối cùng và thông qua Đạo luật." Người phát ngôn Earnest cũng cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng và sẽ để lại cho kinh tế Nga những "dấu ấn sâu đậm".

Như vậy, thời gian cho Đạo luật gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga chỉ còn một ngày, cụ thể đến thứ 7 ngày 20/12/2014.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng John Kerry đã bổ sung ý tứ cho Tổng thống khi tuyên bố: "Các biện pháp trừng phạt có thể được gỡ bỏ trong một tuần, thậm chí vài ngày, tùy thuộc vào sự lựa chọn của Tổng thống Putin." Những tuyên bố này của Ngoại trưởng Mỹ được phát đi khi ông này đang có chuyến làm việc tại London.

Tổng thống Mỹ Obama sẽ thông qua việc trừng phạt Nga vào cuối tuần này
Tổng thống Mỹ Obama sẽ thông qua việc trừng phạt Nga vào cuối tuần này
Và điều kiện để các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, theo ông Kerry là: "Yêu cầu duy nhất đối với Nga là khôi phục lại các chuẩn mực quốc tế đối với hành vi giữa các quốc gia, cụ thể là việc tôn trọng biên giới, chủ quyền..."

Những gì mà ông Kerry đưa ra đồng nghĩa với việc, nếu Nga muốn tránh những sự trừng phạt về kinh tế, thì tốt nhất họ nên chấm dứt những sự hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine, và trên hết là trả lại bán đảo Crimea - đã bị sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014 cho quốc gia Đông Âu này.

Sở dĩ Mỹ tự tin vào các hành động trừng phạt gia tăng của họ sẽ mang lại kết quả bởi từ tháng 6/2014, phương Tây đã áp dụng một số biện pháp trừng phạt vào kinh tế Nga. Nó khiến cho đồng rúp của Nga mất giá 11% so với đồng USD (tỉ giá hôm 16/12/2014). Đây là sự sụt giảm lớn nhất của Nga kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998.

Tiếp đến, giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh, và các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc OPEC cũng tuyên bố không giảm sản lượng của mình, cho dù giá dầu có xuống đến 40 USD/thùng. Hiện tại giá dầu đang ở mức 60 USD/thùng, và nền kinh tế Nga đã thiệt hại hàng chục tỉ USD. Giá dầu tiếp tục giảm, Nga sẽ phải chấp nhận sự thật rằng nền kinh tế của họ bắt đầu suy thoái.

Cùng với những hành động ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Mỹ với các nền kinh tế đầu tàu của EU, Washington đang hứa hẹn EU - đối tác thương mại lớn nhất của Nga sẽ chung lưng đấu cật với Mỹ trong những biện pháp trừng phạt gia tăng.

"Có nhiều yếu tố xảy ra cùng lúc khiến kinh tế Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng các biện pháp trừng phạt là nguyên nhân chủ yếu. Đã đến lúc Tổng thống Putin phải đưa ra lựa chọn cho mình, và thời gian cho quyết định đó không còn nhiều."

Tỉ giá đồng rúp đang phản ánh những tác động mà trừng phạt của phương Tây áp đặt lên nước Nga
Tỉ giá đồng rúp đang phản ánh những tác động mà trừng phạt của phương Tây áp đặt lên nước Nga

Putin có gì khi lâm trận?

Những yêu sách mà Mỹ đưa ra với nước Nga quả thực đã vượt quá giới hạn, khi họ không mảy may chú ý tới tâm tư của Moscow. Bán đảo Crimea là yếu tố mang tính "lợi ích cốt lõi" của Nga. Cuộc đảo chính ở Ukraine còn đang lộn xộn, Nga đã nhanh chóng cất nhanh viên ngọc Crimea này vào túi mình.

Và những chiến lược của Nga, tâm huyết của Nga nhằm biến miền Đông Ukraine thành một vùng đệm chắc chắn sẽ không thể giũ bỏ một sớm một chiều. Chẳng cần phải tối hậu thư của nước Mỹ, chẳng cần phải mất thời gian chờ đợi, chắc chắn Tổng thống Putin đã có câu trả lời cho họ: Nga sẽ không bao giờ nhượng bộ.

Như vậy, chiến tranh kinh tế sẽ phải nổ ra. Và khi "lâm trận", Tổng thống Putin đang có những gì trong tay?

Tại cuộc họp của Thủ tướng Dmitry Medvedev với các cơ quan phụ trách kinh tế của chính phủ, Ngân hàng trung ương, lãnh đạo các tập đoàn ngày 17/12, Nga đã tuyên bố họ có đầy đủ công cụ để ổn định nền kinh tế.

Thủ tướng Medvedev khẳng định Nga đang có đủ số lượng dự trữ ngoại tệ để cân bằng tỉ giá đồng rúp, đồng thời có sẵn những phương án đối phó với các hành động gia tăng trừng phạt kinh tế.

Thủ tướng Medvedev khẳng định Nga đã sẵn sàng đối phó
Thủ tướng Medvedev khẳng định Nga đã sẵn sàng đối phó

Những gì ông Medvedev phát biểu, tính đúng sai chưa được kiểm chứng, nhưng trước mắt, Moscow đang bắt đầu úy lạo tinh thần binh sỹ - là những cơ quan tài chính, doanh nghiệp, tập đoàn, ngân hàng - những mục tiêu sẽ bị nhắm đến trong đợt trừng phạt mới. Tinh thần đương đầu và đồng lòng, sát cánh với chính phủ vào thời điểm này sẽ là một chỗ dựa tốt để Tổng thống Putin bước vào trận đánh.

Tuy nhiên, nước cờ cao hơn của ông Putin không phải ở nội tại, mà chính là ngoại giao. Còn nhớ cách đây vài ngày, Tổng thống Hollande của Pháp đã có cuộc gặp chớp nhoáng với Tổng thống Putin ở Moscow. Chưa từng có tiền lệ những cuộc gặp kiểu như vậy trong nhiều năm nay trong mối quan hệ Nga - phương Tây.

Không biết họ đã bàn những gì với nhau, nhưng sau cuộc điện đàm ngày 17/12/2014, Nga đã tuyên bố rút thủy thủ trên tàu Mistral về nước để... đón năm mới theo thông tin từ Đài tiếng nói nước Nga. Dường như đã có những đàm phán, thỏa thuận giữa hai bên, và Nga bắt đầu thực hiện những giao kèo của họ. Một khi Nga không gia tăng sức ép với Pháp về thương vụ Mistral, thì để có đi có lại, Pháp sẽ phải chấp thuận Nga một số điều kiện.

Tiếp đến, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã điện đàm với Tổng thống Nga Putin. Ngay sau đó, cuộc điện đàm các bên Nga - Pháp - Đức - Ukraine được nối và thêm nhiều vấn đề được thống nhất, trong đó có việc thực thi hiệu quả các thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.

Mỹ muốn Nga trả lại những gì đã lấy của Ukraine
Mỹ muốn Nga trả lại những gì đã lấy của Ukraine

Có thể thấy, Nga đang tích cực đẩy cuộc xung đột Ukraine theo một chiều hướng tốt. Với chiều hướng này, EU không có lý do để gia tăng trừng phạt với Nga. Nhìn vào những quốc gia mà ông Putin điện đàm, gồm nước Đức - đầu tàu kinh tế của EU, và có mối quan hệ khá thân thiện với Nga. Còn nước thứ hai là Pháp, vốn đang vướng mắc về những điều khoản hợp đồng Mistral trị giá vài tỉ USD.

Động thái Đức bày tỏ muốn Nga tái xây dựng dòng chảy phương Nam thay vì qua Thổ Nhĩ Kỳ thì qua lãnh thổ Bulgaria, đến Italia như ban đầu, cho thấy Đức bắt đầu ngã giá. Hiện Nga chưa có thông tin hồi đáp điều này, nhưng phần nào hé lộ những thỏa thuận giữa các bên.

Một khi Nga chịu hợp tác với EU, xuống nước trong một vài thỏa thuận kinh tế, sẽ khó lòng để EU theo Mỹ trừng phạt nước Nga. Cần phải nhớ rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ chỉ có hiệu quả nếu có sự tham gia của châu Âu, bởi đây mới là đối tác chính của kinh tế Nga chứ không phải Mỹ.

Nếu Mỹ trừng phạt đơn phương chắc chắn sẽ không hiệu quả. Vài ngày tới vừa là thời gian để Nga suy nghĩ (theo quan điểm của Mỹ) nhưng cũng là thời gian để Washington tăng cường các hành động ngoại giao thuyết phục EU.

Đến thời điểm này, chính EU đang là lá bài mà cả Nga và Mỹ cùng giành giật. Mỹ là một đồng minh truyền thống, nhưng Nga sẽ là một bạn hàng mang lại nhiều lợi ích sát xườn hơn với EU.

Đỗ Minh Tú

Chính quyền Trung Quốc thuê 500.000 dư luận viên trên Internet

 Joshua Philipp, Epoch Times 18 Tháng Mười Hai , 2014
Một người phụ nữ đang sử dụng máy tính xách tay tại Bắc Kinh. Các email bị rò rỉ cho thấy chính quyền Trung Quốc hiện sử dụng ít nhất 500.000 người bình luận ăn tiền trong đội quân “50 Xu” của chính quyền. (Ảnh internet)
Giới truyền thông tiếng Trung đang rầm rộ đưa tin về các email bị rò rỉ phơi bày hoạt động bí mật của đội quân “50 Xu” của chính quyền Trung Quốc. Dựa trên nội dung của các email này, giới truyền thông tiếng Trung ước tính chính quyền hiện sử dụng ít nhất 500.000 dư luận viên (hay còn gọi là những người bình luận giả mạo trên Internet được trả tiền).
Một hacker giấu tên đã xâm nhập hệ thống của Văn phòng Thông tin Internet Trung Quốc tại quận Chương Cống, thành phố Cám Châu, thuộc tỉnh Giang Tây ở phía Đông Nam Trung Quốc, và công bố nội dung các email của văn phòng này trên Internet. Tin tức về vụ xâm nhập mạng được đăng tải trên hầu hết các hãng tin lớn ở Đài Loan vào ngày 08/12. Hầu hết các hãng tin trích dẫn một bản tin từ Đài Quốc Tế Pháp (Radio France International).
Đội quân 50 Xu của Trung Quốc là một nhóm người bình luận trên Internet được trả tiền cho việc đăng các bình luận giả vào các bài báo và các phương tiện truyền thông xã hội. Họ được trả 50 xu đồng nhân dân tệ cho mỗi bình luận.
Các chỉ lệnh nội bộ cho đội quân 50 Xu bị rò rỉ vào năm 2011. Theo Business Insider, các chỉ lệnh này yêu cầu các thành viên của đội quân phải khiến nước Mỹ trở thành “mục tiêu của sự chỉ trích” và  phải lèo lái những lời chỉ trích chống lại chính phủ Mỹ nhằm tạo cảm tình của công chúng về chính quyền Trung Quốc.
Cụm từ “50 Xu” là từ khóa bị chặn bởi các nhân viên kiểm duyệt Internet của chính quyền Đại lục nhằm ngăn cản các cư dân mạng thảo luận về đội quân này.
Các email từ Văn phòng quận Chương Cống đã cho thấy cách thức Văn phòng Tuyên truyền Internet đưa ra các chỉ lệnh nhằm công kích những người đòi dân chủ và ca ngợi tư tưởng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các email này cũng nêu chi tiết cách thức Văn phòng Tuyên truyền Internet quản lý đội quân 50 Xu. Văn phòng này yêu cầu những người bình luận phải đăng các ý kiến trên Internet như thể họ là các cư dân mạng bình thường. Để đánh giá công việc, mỗi người trong đội quân 50 Xu phải gửi email đến Văn phòng Tuyên truyền Internet cho thấy bài viết của họ trên Internet, cùng với đường dẫn của trang web.
Văn phòng Tuyên truyền Internet cũng gửi email cho các thành viên của đội quân 50 Xu các mẫu bình luận.
Bà Hà Thanh Liên, một nhà bình luận trực tuyến nổi bật, đã phát biểu với đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America) vào tháng 10 năm 2013 rằng: “Hoạt động này khác biệt với các ngành nghề khác trong xã hội ở chỗ, mục đích của nó là nhằm tăng cường kiểm soát chính trị. Điểm đặc biệt của hoạt động này là nó tiêu tốn của cải xã hội, nhưng lại không tạo ra bất kỳ giá trị nào”.
Bà cũng cho biết: “Ở Trung Quốc, công việc này được trả công bằng thuế, nhưng cái mà nó làm lại chống lại những người nộp thuế”.

Suy đoán khiêm tốn

Số liệu ước tính bởi giới truyền thông Trung Quốc cho rằng có 500.000 người trong đội quân 50 Xu của chính quyền có thể là một suy đoán khiêm tốn.
Vào ngày 18/1/2013, tờ Mạng Nhân dân đăng tải một vài con số khác được tuyên bố bởi Lộ Vĩ, Phó Chủ tịch thành phố Bắc Kinh, đồng thời là giám đốc tuyên truyền tại Bắc Kinh và thành viên của Ủy ban Thường vụ của Bắc Kinh.
Lộ Vĩ cho biết có 60.000 người làm việc trong hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh và 2 triệu người khác làm việc bên ngoài hệ thống này.
Bài báo khẳng định: “Mỗi tuyên truyền viên cần sử dụng tốt các phương tiện truyền thông. Hãy đọc tin trên mạng xã hội Weibo. Hãy sử dụng Weibo. Hãy đăng bài trên Weibo. Và hãy nghiên cứu Weibo. Phải cố gắng làm tăng thảo luận về các chủ đề quan trọng”.
Bài báo cũng viết: “Bắc Kinh đòi hỏi hơn 2 triệu tuyên truyền viên phải làm tốt công việc của mình, Riêng Bắc Kinh đã có 2 triệu tuyên truyền viên”.
Weibo là một trong những mạng xã hội hàng đầu của Trung Quốc. Nó là một mạng tiểu blog, là nơi các công dân Trung Quốc tập trung thảo luận về các tin tức và chính trị.
Trong một báo cáo năm 2011, Freedom House đã trích dẫn lời của David Bandurski thuộc Đại học Hồng Kông phát biểu hồi tháng 7 năm 2008, rằng Trung Quốc có ước tính 280.000 người trong đội quân 50 Xu. Bài báo cũng viết, tính tới tháng 10 năm 2011, có tin cho rằng Trung Quốc đã mở rộng con số đó lên 560.000 người.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Harvard đã viết trong Báo cáo Khoa học Chính trị Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 2013 rằng chính quyền Trung Quốc có khoảng 250.000 – 300.000 nhân viên bình luận có trả công trên Internet. Tuy nhiên, theo Business Insider, một số trang web của Trung Quốc và các nhà cung cấp Internet cũng thuê người bình luận cho họ.
Theo Freedom House, “Bất kể quy mô chính xác của đội quân này là bao nhiêu, hiện tượng được mô tả ở đây chiếm một lực lượng đáng kinh ngạc cho hoạt động tuyên truyền”.
Báo trên viết: “Hoạt động này không phải nhằm thúc đẩy việc đối thoại cởi mở với các công dân Trung Quốc, mà nhằm mục đích lừa dối người dân vào suy nghĩ rằng công chúng ủng hộ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và các chính sách của nó, và rằng các vụ vi phạm như tham nhũng và tra tấn là ít phổ biến, nhưng trên thực tế không hề như vậy. “
Thông tin bổ sung của Đài Truyền hình NTD
Dịch bởi Frank Fang.

Biển Đông : Tòa án Trọng tài chấp nhận xem xét đề nghị của Việt Nam

RFI-Trọng Nghĩa
18-12-2014 13:27

media
Trụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực, La Haye, Hà Lan-(wikipedia.org)

Hai ngày sau khi hết thời hạn dành cho Trung Quốc để trả lời Philippines trong đơn kiện đường lưỡi bò tại Biển Đông, vào hôm qua, 17/12/2014, Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) đã chính thức yêu cầu Manila cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án đồng thời cho biết đang xem xét đề nghị của Hà Nội yêu cầu bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam trong vụ việc.

Trong một bản thông cáo báo chí về « Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa », Tòa án Trọng tài Thường trực, trụ sở tại La Haye (Hà Lan), đã kỳ hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/03/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản liên quan đến một số vấn đề cụ thể.

Dù bị Trung Quốc nhiều lần phủ nhận vai trò trong việc phán xử về tranh chấp ở Biển Đông, Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/06/2015.

Liên quan đến Việt Nam, Tòa án Trọng tài Thường trực xác nhận là đã nhận được bản tuyên bố lập trường của Việt Nam đối với vụ kiện do Philippines khởi xướng nhắm vào Trung Quốc, cùng với yêu cầu quan tâm đến quyền lợi của Việt Nam. Văn kiện này đã được Tòa án chính thức nhận được ngày 05/12 vừa qua.

Trong bản thông cáo báo chí, Tòa án Trọng tài Thường trực cho biết : « Tòa án trọng tài hiện nay đang tham khảo ý kiến các bên tham gia vụ kiện về một bản "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam lưu ý Tòa án trong Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" được phòng Đăng bạ nhận được ngày 05/12/2014. »

Lời lẽ trên đây có nghĩa là Tòa án Trọng tài Thường trực đã chính thức yêu cầu Philippines và Trung Quốc trả lời các yêu cầu của Việt Nam liên quan đến vụ kiện.

Bản tuyên bố lập trường của Việt Nam về vụ kiện Trọng tài Biển Đông đã được Việt Nam gởi đến Tòa án Thường Trực La Haye ngày mồng 5/12, nhưng chỉ được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo công khai hôm 11/12.

Theo giới phân tích bản tuyên bố của Việt Nam gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực về vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc đã phản ánh rõ rệt lập trường của Việt Nam : Đó là công nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài trong việc xem xét vấn đề Biển Đông, đối lập hẳn với quan điểm của Trung Quốc, từ trước đến nay vẫn luôn luôn phủ nhận thẩm quyền của Tòa.

Bản tuyên bố của Việt Nam gởi đến Tòa án La Haye cũng thể hiện lập trường ủng hộ Philippines một cách rõ rệt và công khai nhất từ ngày Manila khởi xướng vụ kiện.

Mặt khác, Việt Nam cũng phản bác lập luận về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, được Bắc Kinh nhắc lại trong bản Tuyên bố Lập trường về vụ kiện ngày 07/12. Việt Nam nhấn mạnh trở lại rằng các yêu sách phản ánh qua bản đồ "đường đứt đoạn" hoàn toàn phi pháp.

Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra cao tốc

RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 18-12-2014 16:41

media
Tàu tuần dương lớp Sukanya của Ấn Độ (ảnh: wikipedia.org)

Ấn Độ từng cam kết trang bị tầu tuần tra cho Việt Nam, thậm chí còn sẵn sàng cấp một khoản tín dụng ưu đãi 100 triệu đô la để Việt Nam có thể mua trang thiết bị quân sự của Ấn Độ. Vào hôm nay, 18/12/2014, theo báo chí Ấn, lãnh đạo một tập đoàn đóng tàu Nhà nước của nước này đã cho biết khái quát về loại tàu mà New Delhi sắp bán cho Việt Nam.

Theo trang mạng Tribune News Service, các chiếc tàu sắp bán cho Việt Nam thuộc loại tàu tuần tra cao tốc, có vỏ bằng nhôm đặc biệt.

Theo cựu Chuẩn Đô đốc AK Verma, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn Nhà nước Ấn Độ Garden Reach Ship Engineering tại Kolkatta, chuyên đóng các loại tàu buôn và tàu quân sự, công ty của ông đã chuyển cho phía Việt Nam bản đặc trưng kỹ thuật của các chiếc tàu này.

Phát biểu tại New Delhi vào hôm nay, ông AK Verma cho biết đó là những chiến hạm có chiều dài 37 mét, ngắn hơn 13 mét so với các chiến hạm cùng lớp của Hải quân Ấn Độ. Việt Nam, theo ông Verma, muốn mua từ 7 đến 8 chiếc tàu loại này.

Trong khuôn khổ chính sách mở rộng ảnh hưởng về phía Đông (Act East), Ấn Độ mới đây đã mở rộng một khoản tín dụng 100 triệu đô la cho Việt Nam để mua thiết bị quốc phòng, và các chiếc tàu tuần tra nói trên sẽ nằm trong khuôn khổ khoản tín dụng đó.

Theo đài truyền hình Ấn Độ NDTV, tập đoàn đóng tàu Garden Reach Ship Builders đã mở thương thuyết với Việt Nam về việc cung cấp loại tàu tấn công cao tốc, có lượng giãn nước 140 tấn. Tập đoàn này cũng ở trong quá trình đấu thầu cung cấp hai hộ tống hạm hạng nhẹ cho Philippines.

Báo chí Ấn Độ nhắc lại răng Việt Nam cùng với năm quốc gia khác đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông. New Delhi chủ trương bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực vì trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và vùng Đông Bắc và Đông Nam Á đều đi ngang qua vùng biển này.

"TQ đang chế tàu sân bay hạt nhân tương đương kích cỡ TSB của Mỹ"

 BÌNH NGUYÊN 18/12/14 15:01
(GDVN) - Andrew S Erickson cho rằng CV-18 và CV -19 mang nhiều đặc điểm giống các tàu sân bay lớp Nimitz và lớp Ford.
Andrew S Erickson - một chuyên gia quân sự, giáo sư liên kết của Khoa nghiên cứu chiến lược, Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí Lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng Trung Quốc đang tiến hành chế tạo một tàu sân bay hạt nhân cỡ lớn có kích thước tương đương với các tàu sân bay lớp Nimitz và lớp Ford của quân đội Mỹ.
Tấm cản phản lực trên tàu sân bay Mỹ (ảnh minh họa)
Ông Andrew S Erickson cho biết Trung Quốc đã từng cho trưng bày 3 mẫu tàu sân bay tại một triển lãm mô hình ở tỉnh Quảng Đông và nhiều khả năng tàu sân bay đang được chế tạo của nước này cũng không nằm ngoài những hình mẫu đã được công bố.

Sở dĩ Andrew S Erickson đưa ra nhận định này bởi đã có những thông tin tình báo được đề cập, hơn nữa, nơi trưng bày các mô hình này nằm gần Tổng hành dinh của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Andrew S Erickson viết, điều quan trọng đáng chú ý đầu tiên đó chính là hình ảnh các các tàu sân bay mô hình đã tiết lộ rằng 3 tàu sân bay đầu tiên của TQ sẽ được đánh số lần lượt là 17, 18 và 19.

Tiếp nữa là các tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng sẽ có hình dáng khác với tàu sân bau Liêu Ninh được Trung Quốc mua với giá đồng nát từ Ucraine sau đó đại tu lại thành tàu sân bay phục vụ nhu cầu huấn luyện.

Hiện tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang được đánh ký hiệu là CV-16.

Mô hình tàu sân bay thứ nhất được Trung Quốc từng trưng bày đánh ký hiệu là CV-17 vẫn mang một số đặc điểm hơi giống cấu trúc của tàu sân bay Liêu Ninh, đặc biệt là phần sàn cất cánh kiểu nhảy, trong khi đó hai mẫu khác CV-18 và CV -19 đã thay đổi hoàn toàn khác.
Mẫu tàu sân bay CV-18 của TQ
Andrew S Erickson cho rằng CV-18 và CV -19 mang nhiều đặc điểm giống các tàu sân bay lớp Nimitz và lớp Ford của quân đội Mỹ. Đây là những tàu sân bay sử dụng năng lượng nguyên tử hiện đại và lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ.

Chuyên gia này bình luận rằng, chắc chắn đây là hai tàu sân bay nội địa đầu tiên của quân đội Trung Quốc, hiện nay 1 chiếc đang được xây dựng và chúng đều là những tàu chiến kiểu Mỹ nhưng mang các đặc tính kỹ chiến thuật kiểu Trung Quốc.

Tuy nhiên, giáo sư Andrew S Erickson cũng nói rằng trên các mô hình tàu sân bay của TQ đều có những đặc điểm lạ, ví dụ như thiếu thông tin về nhà phát triển, ngoài ra có các lỗi thiết kế khác như hệ thống các tấm cản phản lực, máy phóng đặt không đúng chỗ.
Trên mỗi mô hình tàu sân bay của Trung Quốc có đặt đến 70 máy bay hải quân các loại, cùng với đó là hệ thống 6 ụ pháo ống 30 mm, 4 hệ thống phòng thủ tên lửa HHQ-10 và 4 hệ thống chống tên lửa bằng công nghệ laser.

Theo nhận định của ông  Andrew S Erickson, Trung Quốc có thể đã sử dụng đảo Changxing làm nơi chế tạo các tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của mình.

Du Wenlong - một chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho biết nước này cần ít nhất 3 tàu sân bay để biên chế và luân phiên thay thế, trong đó, TQ muốn có 1 chiếc thường xuyên hoạt động, 1 chiếc khác làm nhiệm vụ huấn luyện còn 1 chiếc trong trạng thái sửa chữa, duy tu.

Vì ai mà nước Nga khốn đốn?

Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc
18 tháng 12 2014

 Nhận về Crimea nay không còn là niềm vui cho dân Nga

Sau khi cho sáp nhập Crimea, ông Vladimir Putin nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân Nga. Mới cách đây chỉ khoảng hai tháng, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada ở Moscow, có đến 88% người Nga được hỏi tín nhiệm ông.
Nhưng nay mọi chuyện đã khác. Crimea không còn là điều để người dân Nga vui mừng. Mối bận tâm của họ lúc này là làm sao đối phó với những khốn đốn vì giá cả tăng vọt, đồng rúp mất giá.
Đối diện với những khó khăn ấy – như Lev Gudkov, người đứng đầu Trung tâm Levada nhận định, được tạp chí Time trích dẫn hôm 16/12/2004 – họ không còn mặn mà với những hành động của ông tại Crimea và Ukraine và sẽ quay lưng lại với ông.
Có thể chính ông Putin cũng nhận ra rằng ông đang phải trả giá cho những hành động kiêu căng, toan tính sai lầm của mình ở Crimea và Ukraine. Chiếm được Crimea, nhưng ông và nước Nga lại mất nhiều thứ khác.

Kinh tế trượt dốc

Là một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu dầu khí (chiếm đến 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga năm 2013), giá dầu quốc tế sụt giảm kỷ lục trong những tháng qua đã tác động xấu lên nền kinh tế Nga.
Nhưng có thể nói việc ông bất chấp luật pháp quốc tế sáp nhập Crimea và gây bất ổn tại miền Đông Ukraine là yếu tố quan trọng đưa đẩy nền kinh tế Nga đến tình trạng điêu đứng ngày hôm nay.
Nghĩ rằng mình có nhiều dầu khí, các nước châu Âu lại cần đến nguồn năng lượng từ Nga và vì vậy không dám có các biện pháp cứng rắn với Moscow, ông Putin đã phớt lờ những kêu gọi, chỉ trích, đe dọa từ các nước châu Âu và Mỹ. Ông đã cho quân vào Crimea và thôn tính vùng tự trị này của Ukraine.
Không chỉ truyền thông và người dân Nga mà một vài tờ báo ở Việt Nam như Tiền Phong cũng khen ngợi hành động đó của ông, cho rằng ông đã thắng các nước phương Tây ‘trong trận chiến Crimea, rộng hơn là Ukraine’.
Báo Việt Nam từng khen 'trận pháp' của ông Putin có thể làm Phương Tây 'mẻ trán'

Bài viết có tựa đề ‘Trận pháp Putin’ của Tiền Phong còn cho rằng trừng phạt kinh tế nếu làm Nga “vỡ đầu” thì nó cũng làm phương Tây “mẻ trán”.
Nhưng ông và những người ủng hộ ông đã toan tính sai. Các nước châu Âu – đặc biệt Đức, một nước thường được coi là đồng minh của Nga trong Liên hiệp châu Âu (EU) – đã quyết định tiến hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Và đến giờ, chưa rõ các nước EU có ‘mẻ trán’ hay không, lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây tiến hành đối với những người thân cận của ông Putin và nhiều lĩnh vực kinh tế khác của Nga – như tài chính, ngân hàng, năng lượng – đã và đang làm họ và nền kinh tế Nga nói chung ‘vỡ đầu’.
Hơn nữa, sự trừng phạt đó của các nước phương Tây cũng trói buộc ông Putin và giới lãnh đạo Nga, khiến họ khó tìm được một giải pháp, liều thuốc linh nghiệm nào để chữa lành vết thương càng ngày càng nghiêm trọng của kinh tế Nga.
Chẳng hạn, dù đã tìm mọi cách – trong đó có việc Ngân hàng Trung ương Nga tăng mạnh lãi suất – để nhằm bảo vệ đồng rúp, ngăn chặn lạm phát, đồng tiên Nga cứ tiếp tục mất giá, làm phạt cứ leo thang.
Như tựa đề của bài viết ‘Putin Can’t Bully or Bomb a Recession’ trên tờ Daily Beast hôm 16/12, ông Putin có thể dùng sức mạnh quân sự ngạo mạn thách thức phương Tây, đe dọa, lấn chiếm các nước láng giêng, ông không thể dùng ‘bom’ chấm dứt sự khốn đốn kinh tế – thậm chí nguy cơ suy thoái, khủng hoảng kinh tế – mà nước Nga đang phải đối diện.
Không chỉ nền kinh tế Nga mà ngay cả bản thân ông Putin cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn.
Minh họa cho bài viết có tựa đề ‘Russia: A wounded economy’ trên The Economist hôm 22/11/2014, là một con gấu nâu đang lủi thủi, nặng nề lê bước trên tuyết và càng đi, nó càng để lại sau đó nhiều dấu chân thấm máu.
Hình ảnh đó mô tả khá rõ không chỉ sự khốn đốn của kinh tế Nga hiện tại mà còn cả sự đơn độc, thất bại và nhiều vết thương khác mà ông Putin đang phải chịu đựng.

Mất nhiều thứ khác

Trong những năm qua, ông Putin nhận được sự ủng hộ của người giới tài phiệt và người dân Nga chỉ vì kinh tế Nga phát triển, họ kiếm được nhiều tiền, đời sống của họ được cải thiện.
Nhưng với việc đồng rúp mất giá kỷ lục (thấp nhất kể từ năm 1998 – khi Nga khủng hoảng tài chính), giờ mọi chuyện trở nên khốn đốn với giới kinh doanh và người dân Nga.
Một bài viết của Ivana Kottasova đăng trên CNN Money hôm 16/12/2014 cho rằng trong năm 2014, giới thân hữu tài phiệt của ông Putin đã mất hơn 50 tỷ USD.
Khi kinh doanh thua lỗ, cuộc sống bấp bênh, người Nga sẽ không còn tín nhiệm ông Putin và quay lưng lại với ông.
Trong bài ‘Putin watches Russian economy collapse along with his stature’ trên tạp chí Time hôm 16/12/2014, Simon Shuster cho rằng không chỉ kinh tế Nga đang suy sụp mà hình tượng của ông Putin cũng đang dần dần sụp đổ.
Tương tự một bài viết Timothy Heritage của Reuters hôm 17/12/2014 cũng cho rằng cuộc khủng hoảng đồng rúp hiện tại có thể làm lung lay quyền lực của ông Putin.
Trên phương diện quốc tế, ông Putin bị cô lập, coi thường. Không lâu sau khi can thiệp vào Crimea, Nga đã bị loại khỏi nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu. Vào những cuộc gặp quan trọng – như tại Thượng đỉnh G20, Brisbane, Úc mới đây – ông Putin bị các lãnh đạo phương Tây né tránh hay công khai chỉ trích.
Là một người độc đoán và tham quyền, nhưng luôn tỏ vẻ dân chủ và luôn tìm mọi cách để đánh bóng tên tuổi, củng cố vị thế, tính chính danh của mình, chắc chắn ông Putin cảm thấy khó chịu, mất mặt khi bị coi thường, khinh rẻ như vậy.
Sự chao đảo về kinh tế hiện tại của Nga cũng có thể đe dọa sự tồn tại của Liên minh kinh tế Âu-Á (Eurasian Economic Union, EEU) non trẻ mà Nga mới ký kết với Belarus và Kazakhstan vào tháng Năm năm nay.
Là người coi sự sụp đổ của Đế chế Nga và chuyện Liên Xô tan rã là hai thảm họa của thế kỷ 20, ông Putin luôn có tham vọng thiết lập một khối các quốc gia Á-Âu chịu sự kiểm soát của Moscow giống như Liên Xô trước đây.
EEU – một dự án mà ông theo đuổi từ nhiều năm nay – được coi là bước đầu để ông thực hiện tham vọng ấy. Trước đây Ukraine được coi là nền tảng để Nga thiết lập EEU. Sau khi Nga thôn tính Crimea và gây bất ổn ở miền Đông Ukraine, việc Kiev quay trở lại quỹ đạo của Nga giờ càng xa vời.
Thực ra ngay từ khi thành lập, giới nghiên cứu đều cho rằng EEU sẽ rất khó – nếu không muốn nói là không thể thành công – vì EEC được xây trên nền tảng không bền vững.
Ngoài việc tìm cách thiết lập, mở rộng EEU, từ năm 2013 Nga còn muốn xúc tiến các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh thuế quan (CU) và Ấn Độ, Mông Cổ, New Zealand, Israel và Việt Nam.
Nhưng theo Stanislav Secrieru, các cuộc thương thảo FTA giữa CU và các nước này chẳng có tiến bộ gì nhiều. New Zealand đã ngừng đàm phán với CU sau khi Nga thôn tính Crimea.
Được biết hôm 15/12/2014, Việt Nam đã kết thúc đàm phán FTA với Liên minh thuế quan (CU) và dự kiến sẽ tiến hành ký kết FTA với EEC (Eurasian Economic Commission) do Nga đứng đầu vào đầu năm tới.
Nhưng trong bối cảnh CU and EEC còn non yếu, có nguy cơ thất bại và Nga phải đối diện với khủng hoảng kinh tế, không biết hiệp định này có được áp dụng và mang lợi gì cho Việt Nam hay không?
Riêng đối với ông Putin, trước sự khốn đốn của kinh tế Nga và trong tình cảnh ông bị Mỹ và các nước phương Tây khác cô lập, trừng phạt, có thể nói từ khi lên nắm quyền vào năm 2000, chưa bao giờ ông phải đối diện nhiều nhiều khó khăn như ngày hôm nay.

Tại ông mọi đàng?

Trong bài diễn văn trước Quốc hội Nga hôm 04/12/2014 và trong cuộc gặp báo chí quốc tế hôm nay (18/12/2014), ông Putin cho rằng Mỹ và các nước phương Tây luôn tìm cách kìm kẹp, muốn tiêu diệt Nga, và việc Nga can thiệp vào Ukraine chỉ là cái cớ để họ làm điều đó.
Nhưng như bài ‘Putin’s people’ trên The Economist hôm 13/12/2014, cách nói đó của ông Putin không còn thuyết phục người dân Nga và họ cũng cảm thấy chán khi nghe mãi những điều đó.
Khi loan báo có thêm những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga hôm 16/12/2014, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh rằng sự rối loạn kinh tế hiện tại của Nga hoàn toàn do ông Putin gây nên.
Và có thể, hơn ai hết, ông cũng hiểu rằng chính ông – hay chính những hành động của ông đã đẩy nước Nga vào tình cảnh cô lập, bế tắc và khốn đốn hôm nay.
Bài ‘A Wounded Economy’ trên trang The Economist viết ông Putin cùng phải hiểu rằng ông phải trả giá cho những hành động của mình. Xâm chiếm một quốc gia khác, thế giới sẽ có hành động chống lại ông.
Bài viết ấy cũng cho rằng nếu ông biết dành thời gian củng cố nền kinh tế Nga, thay vì chỉ đi lo làm giàu cho người thân, bạn bè của mình, ông Puttin không yếu thế như vậy ngày hôm nay.
Bài tổng hợp gửi về Diễn đàn BBC thể hiện cách nhìn của tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc từ Anh.

Tiền Việt kiều gửi về ‘là phao cứu sinh’

BBC-7 giờ trước
Một kinh tế gia ở Việt Nam nói kiều hối có tác động rất tích cực đến vĩ mô ở Việt Nam.
Bình luận được tiến sĩ Võ Trí Thành từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra nhân sự kiện hãng dịch vụ chuyển tiền Western Union kỷ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam vào tuần này.
Western Union hiện có hơn 9000 điểm giao dịch và đại lý ở 63 tỉnh thành tại Việt Nam.
“Trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là 80,4 tỉ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng 11-12 tỉ đô la Mỹ.
“Trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn FDI), và lớn hơn cả vốn ODA đã giải ngân”, ông Thành được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lời.
'Rất quan trọng'
Một khảo sát của CIEM tiến hành với hàng trăm người ở bảy tỉnh, thành phố ở Việt Nam cho thấy "khoảng 16% người tham gia khảo sát cho biết dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất;
"Khoảng 17% số người tham gia cho biết tiền kiều hối chiếm đến 80% tổng thu nhập gia đình họ. Có đến 40% số người tham gia khảo sát cho biết, tiền kiều hối đóng vai trò “quan trọng” và “rất quan trọng” đối với đời sống gia đình họ.
“Kiều hối đóng vai trò phao cứu sinh cho các nhà đầu tư không thể vay vốn ngân hàng do các quy định nghiêm ngặt về vay vốn,” ông Thành được báo này dẫn lời.
Vào năm ngoái Việt Nam nằm trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới với tổng giá trị kiều hối là 11 tỉ đô la Mỹ năm 2013, chiếm đến hơn 8% GDP.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết có khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, và học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngày 25/11 vừa qua, Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua Luật Nhà ở với đa số phiếu cho phép các tổ chức và công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng như cá nhân “được phép nhập cảnh vào Việt Nam” được mua nhà và căn hộ.
Tuy nhiên luật này phải tới tháng 7 năm 2015 mới có hiệu lực và giới quan sát tỏ ra lạc quan ở mức dè dặt đối với cái gọi là "các văn bản hướng dẫn" hiện chưa có.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC vào cuối tháng trước, ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Việt kiều Mỹ định cư và làm việc ở Việt Nam lâu năm, nhận định “khối người nước ngoài mở công ty, kinh doanh ở Việt Nam có xu hướng thuê nhà nhiều hơn mua” và “nhu cầu có một căn nhà để về ở khoảng sáu tháng cho tới một năm của một số Việt kiều là có”.
“Những Việt Kiều chúng tôi nói chuyện và khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác vẫn chờ đợi một văn bản cởi mở hơn, rõ ràng hơn được đi vào thực tiễn”, ông Thịnh nói thêm.
Ngay cả khi mua nhà cho người nước ngoài trong đó có Việt Kiều được đơn giản, ông Thịnh nói cần có một thủ tục rõ ràng để bán lại bất động sản đã mua nhằm “tránh rủi ro”.

‘Chỉ còn hy vọng vào đào đường ngách’

BBC-18 tháng 12 2014

Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương chạy đua với thời gian

Hiện mọi hy vọng cứu hộ 12 công nhân bị kẹt trong một đoạn hầm thủy điện bị kẹt ở tỉnh Lâm Đồng trông chờ vào việc ‘đào đường ngách’, một quan chức tham gia điều khiển cứu hộ nói với BBC từ hiện trường.
Như vậy đã hơn hai ngày kể từ khi xảy ra vụ tai nạn sập hầm tại công trình thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng vào sáng ngày 16/12, đến nay các công nhân vẫn chưa được cứu ra ngoài.
Hiện giờ đang có lo ngại về tình hình sức khỏe của các công nhân bị mắc kẹt trong điều kiện khí hậu ẩm ướt giá lạnh của vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Trong khi đó, sau các vị Bộ trưởng Công thương và Xây dựng, trong ngày 18/12, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã đến hiện trường trực tiếp chỉ huy công tác cứu hộ, báo chí trong nước đưa tin.
Vụ việc đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và chính quyền cũng đang triển khai nhiều lực lượng từ dân sự, quân sự đến cứu hỏa để tham gia cứu hộ.

Đào hai đường ngách

Trao đổi với BBC khi vừa ra khỏi đường hầm nơi ông giám sát công tác cứu hộ, ông Đặng Quang Đạt, giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 505, đơn vị thi công nhà máy thủy điện, nói rằng ‘chỉ còn mỗi lối đào đường ngách’ là có thể cứu được các công nhân.

Nước trong hầm vẫn đang liên tục được tháo ra


Tuy nhiên, ông Đạt giải thích rằng các hướng đào này đều xa và phức tạp trong khi hướng đào từ trên đỉnh đồi thì ‘khó đưa máy móc lên được’.
“Chỉ có đường ngách nhỏ là gần nhất,” ông nói, “Các phương án không còn cách tốt hơn.”
“Về mặt kỹ thuật thì (đường ngách) đất đá đồng nhất hơn nên phù hợp với công nghệ có sẵn hơn.”
Ông cho biết hiện giờ các lực lượng cứu hộ đang đào ‘hai đường ngách’ từ hai bên để đề phòng ‘một bên có rủi ro thì có phương án dự phòng’.
“Công binh đang đào một bên, lực lượng cứu hộ của TKV (Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam) một bên,” ông nói thêm và cho biết tốc độ dự tính của TKV là 6 mét một ngày.
“Tính từ 4h sáng đến giờ (15h ngày 18/12) đã đào được 4,5 mét,” ông nói thêm.


Tình hình các công nhân mắc kẹt đang nguy kịch

Theo ông Đạt thì đường ngách bên phía TKV ước lượng sẽ phải đào ‘tổng cộng 32 mét’. Đây là ước tính dựa trên chiều dài ống khoan đưa ô-xy và thức ăn vào tiếp tế cho các công nhân mắc kẹt.
“Chúng tôi vẫn đang đưa thức ăn, nước uống và bơm ô-xy vào,” ông nói.
Tuy nhiên, về áo ấm thì vẫn chưa đưa vào được, ông Đạt nói thêm.
Theo ông Đạt thì sức khỏe của các công nhân ‘vẫn duy trì’ vì ‘vẫn còn có người ra tiếp nhận thông tin (liên lạc với bên ngoài).
“Trước gọi thì họ ra nhanh hơn, nhưng bây giờ thì trễ hơn,” ông thừa nhận.
Về mực nước trong hầm, ông Đạt cho biết ‘vẫn duy trì ở mức ổn định’ vì ‘lưu lượng nước vào được tháo ra cân bằng’.