Saturday, March 16, 2019

Từ bán buôn chính sách đến buôn dân bán nước


[28/01/2016 09:43:27] Sáng 28/1/2016, L? b? m?c Ð?i h?i d?i bi?u toàn qu?c l?n th? XII Ð?ng C?ng s?n Vi?t Nam du?c t? ch?c tr?ng th? t?i Trung tâm H?i ngh? qu?c gia (Hà N?i). Ð?i h?i di?n ra t? ngày 20 d?n 28/1/2016 v?i s? tham d? c?a 1.510 d?i bi?u, d?i di?n cho hon 4,5 tri?u d?ng viên trên c? nu?c. Ð?ng chí Nguy?n Phú Tr?ng du?c b?u làm T?ng Bí thu Ban Ch?p hành Trung uong Ð?ng C?ng s?n Vi?t Nam khóa XII. Trong ?nh: Các d?i bi?u bi?u quy?t thông qua Ngh? quy?t Ð?i h?i XII Ð?ng C?ng s?n Vi?t Nam. ?nh: TTXVN

Đỗ Văn Ngà|

àm chính sách là gì? Nói nôm na là chính phủ dùng những sắc lệnh dưới luật để diễn giải mệnh lệnh của cơ quan hành pháp, nhằm đạt được mục đích đề ra. Lấy ví dụ như chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô trong 20 năm, thì chính phủ cần làm gì? Thứ nhất, gộp những doanh nghiệp trong ngành lại để đưa ra những vướng mắc, đó là dữ liệu đầu vào. Thứ nhì là xử lý dữ kiện đầu vào bằng cách, chính phủ sẽ họp bàn với bộ công thương, bộ tài chính, và ngân hàng nhà nước vv.. để đưa ra chiến lược cụ thể hỗ trợ họ. Trong chiến lược đó, chính phủ phải yêu cầu bộ tư pháp, có trách nhiệm xây dựng hành lan pháp lý bằng ra các sắc lệnh, và chính phủ ký ban hành. Thứ 3, khi hoạch định chính sách xong thì chính phủ cũng đảm nhận vai trò điều hành sự phát triển ngành dựa trên chính sách đã ban.
Một chính sách đúng không tạo ưu tiên cho riêng một doanh nghiệp nào cả mà phải đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Trong môi trường cạnh tranh công bằng mà doanh nghiệp nào rớt đài thì ráng chịu, đó là do yếu kém của doanh nghiệp chứ không do sự sai lầm của chính sách. Chính sách như thế mới là chính sách đúng. Một chính sách sai lầm nó thể hiện ở chỗ, hoặc không một doanh nghiệp nào lớn nổi, hoặc chỉ hỗ trợ cho một vài doanh nghiệp và giết chết những doanh nghiệp khác. Đó là những chính sách đưa đến thất bại nền kinh tế của đất nước.
Khi tất cả mọi doanh nghiệp đều đón nhận cùng một cơ hội như nhau, thì rất nhiều doanh nghiệp sẽ lớn mạnh, và tất nhiên đất nước được hưởng lợi. Khi giết chết hàng vạn doanh nghiệp khác và dồn cơ hội cho một doanh nghiệp duy nhất thì đất nước đó lẽ lụn bại. Vì sao? Bởi vì giết chết vạn doanh nghiệp nghĩa là móc túi vạn doanh nghiệp đó dồn cho doanh nghiệp được ưu tiên. Tự trong bản chất, đất nước không được gì mà còn mất thêm, mất nội lực đất nước.
Trong vụ việc này chúng ta thấy một thực tế rằng, chính phủ của chính quyền cộng sản đang làm ăn kinh tế, không phải họ làm kinh tế cho đất nước mà họ đang làm kinh tế cho riêng họ. Chính phủ chuyên làm những chính sách bẩn thỉu bán cho bọn doanh nghiệp bất nhân để kiếm tiền bỏ túi. Trong vụ làm chính sách cho Masan rõ ràng đây là một hình thức bán chính sách, nhưng ta không biết cái giá mà Masan phải trả cho chính phủ là bao nhiêu mà thôi. Nhìn cách làm, ta biết chắc chắn bọn họ đang mua bán chính sách.Sự độc tôn trong cai trị và năng lực quản trị cực kỳ yếu kém của ĐCS đã làm cho chính phủ đất nước này ngày một biến tướng. Chính Phủ của Nguyễn Tấn Dũng hay chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc đều như nhau cả. Bọn họ là một nhóm ô tạp, chuyên làm chính sách theo đơn đặt hàng để giết chết những doanh nghiệp chân chính của đất nước. Vụ việc Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) soạn thảo tiêu chuẩn nước mắm là cách làm chính sách theo đơn đặt hàng của Masan. Nếu không có sự phản ứng dữ dội của nhân dân thì bước tiếp theo là chính phủ chỉ định 2 bộ này xây dựng hành lanh pháp lý để diệt nước mắm truyền thống hỗ trợ Masan thì xem như những doanh nghiệp chân chính sẽ bị chết sạch. Đất nước này như một đồi trọc, trọc hết những doanh nghiệp chân chính trong ngành nước mắm, cũng như đất nước này đã từng trọc hết những doanh nghiệp nước tương cách đây 12 năm.
Có người nói, đó là tham nhũng chính sách, nhưng tôi lại không thích dùng từ này, tôi thích dùng từ mua bán chính sách hơn vì nó mô tả dã tâm của chính phủ CS. Một khi anh đã dám đem tiềm năng đất nước ra bán cho bọn bất nhân để kiếm tiền bỏ túi, thì không lý gì anh không dám bán giang sơn đất nước nếu anh thấy bán được. Và thực tế là họ dám bán tất cả, hiện giờ họ đang tính bài toán khống chế toàn dân sao cho nằm trong vòng kiểm soát. Khi kiểm soát được nhân dân, họ sẽ bán công khai. Thế thôi. Nên toàn dân hãy nhìn cho rõ, chính quyền muốn kiểm soát chặt chẽ mọi động tĩnh của người dân để làm gì? Để có thể bán nước công khai mà mà dân không thể bùng nổ phản ứng được. Chỉ có vậy!

Duy trì điều luật này có thể mất nước !



Hoàng Hải Vân|

Đó là việc cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho các doanh nghiệp làm các dự án kinh tế quy định tại Điều 62 Luật Đất đai. Tôi đã viết nhiều bài về điều luật này, cả trên báo chí chính thống và trên facebook và sẽ tiếp tục viết nữa.
Điều luật trên không những vi hiến (vì xâm phạm quyền tài sản của dân), tiếp tay cho các nhóm lợi ích thâu tóm đất đai để tích lũy tư bản thông qua cướp bóc (thu hồi đất vơi giá đền bù rẻ mạt so với giá thị trường, không phải cướp bóc thì là cái gì ?), là nguyên nhân chủ yếu của hơn 80% trong tổng số các vụ khiếu kiện, mà người dân còn có nguy cơ bị trục xuất ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiện nay nhiều người đang phải tha hương trên chính quê cha đất tổ.
Khi các bản quy hoạch sử dụng đất bị các nhóm lợi ích lũng đoạn ban hành tùy tiện, khi mảnh đất của người dân không chắc là của họ vì họ không biết có bị thu hồi hay không và bao giờ thì bị thu hồi, người dân không còn gắn bó với đất đai nữa. Hàng ngàn năm nay, dân ta yêu nước trước hết là yêu bà con họ hàng quê hương bản quán, là yêu chính mảnh đất của mình, dân ta đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc trước hết là để bảo vệ mảnh đất mà từng người, từng gia đình sinh sống. Tước đoạt đất đai của dân chính là tước đoạt luôn lòng yêu nước, tước đoạt luôn tinh thần chống ngoại xâm. Sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm là do gắn bó với đất đai mà tạo thành, sức mạnh đó nay bị chính các nhà làm luật âm mưu xóa bỏ.
- Quảng Cáo -
Ngay cả trong thời kỳ bao cấp, từng người dân tuy không có quyền sử dụng đất nhưng họ vẫn được “sở hữu tập thể” thông qua hợp tác xã, về nguyên tắc đất đai vẫn là của họ, họ vẫn có quyền rút khỏi hợp tác xã để lấy lại đất của mình. Dù đó chỉ là nguyên tắc hình thức không có thực chất, dù kinh tế hợp tác xã chỉ triệt tiêu sức sản xuất và dẫn đến nghèo đói, nhưng người dân vẫn hy vọng mình có thể được chia đất trở lại, vì đất hợp tác xã vẫn nằm đó chứ không mất đi đâu. Còn với Điều 62 Luật Đất đai, bất kỳ mảnh đất nào cũng có thể bị thu hồi, tương lai là mờ mịt, không đoán trước được điều gì sẽ xảy ra.
Chưa hết, dọc ven biển, nơi lẽ ra là tuyến phòng thủ quốc gia, đất đai đã bị thu hồi vô tội vạ để giao cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp của Trung Quốc và nhiều doanh nghiệp có thể bị các doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm trong tương lai. Trong khi Trung Quốc đang âm mưu thôn tính Biển Đông và đe dọa chủ quyền biển đảo nước ta, nếu như chiến tranh xảy ra thì lấy chỗ nào mà phòng thủ ? Lấy đất của dân để giao cho doanh nghiệp, Trung Quốc có thể thâu tóm lại đất đai của doanh nghiệp thông qua các thể lệ mua bán cổ phần. Khi chiến tranh xảy ra, đất ấy đâu còn có dân nữa mà bảo vệ.
Nếu như nhà nước tôn trọng quyền tài sản của dân về đất đai, người dân có thể mua bán đất đai theo quan hệ thị trường, nhưng dân ta vô cùng nhạy cảm, nên chắc chăn không thể có chuyện dân ào ạt bán đất cho doanh nghiệp Trung Quốc hay bán đất cho các doanh nghiệp có khả năng bị Trung Quốc thâu tóm. Và cũng không có chuyện dọc tuyến phòng thủ biển không còn dân ở.
Thế trận của dân là thế trận vững chắc nhất, thế trận đó đang bị các nhà làm luật câu kết với các nhóm lơi ích xóa bỏ.
Nếu không nhanh chóng xóa bỏ quy định cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm dự án kinh tế thì việc mất nước chỉ còn là thời gan mà thôi. Nói chống chế độ thì chính điều luật này kích hoạt chống chế độ hơn bất cứ thế lực thù địch nào./.

Công lý là một người mù

Luân Lê|

uy định tuyển sinh của trường Học Viện Toà Án buộc nữ phải cao từ 1m55 nặng từ 48kg đến 60kg, nam cao từ 1m60, nặng từ 48kg đến 80kg, là một sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người và phân biệt đối xử trong giáo dục, nhất là về mặt “công bằng theo pháp luật” với chính lĩnh vực cần sự công bằng nhất.
Học Viện Toà án, rõ ràng cần một lực lượng trí tuệ và với một trái tim mẫn cảm với con người, với công lý và với lẽ phải, chứ không phải là vấn đề thể trọng (cân nặng, thứ có thể tăng giảm thường xuyên) và chiều dài cơ thể. Con người không công bằng về mọi thứ, ngoại trừ pháp luật. Toà án, nơi cần những con người đại diện cho một lẽ công bình phổ quát của con người, và những giá trị đó không phụ thuộc hay được đại diện bởi những kích cỡ sinh học của cá nhân nào đó.
Chúng ta nên nhớ, biểu tượng của công lý là một phụ nữ bị mù, với hàm nghĩa rằng, công lý không phải được quan sât và định hình bằng mắt nhìn, mà bằng tâm hồn và trí tuệ. Nơi nó cần phải được chứng minh bằng những vấn đề của khoa học về chứng cứ. Mà những điều này lại không xuất phát hay được quyết định bởi những cá nhân có một ngoại hình có tiêu chuẩn nào đó.
- Q
Chúng ta đang quá chú trọng vào những câu chuyện đi ngược lại quyền con người và giá trị cốt lõi của con người. Toà án, nơi phụng sự công lý thì lại đặt ra những quy chế xâm phạm và tước đoạt công lý, tạo nên bất công đầu tiên cho những thể nhân chuẩn bị bước vào đời sống công dân trưởng thành đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo Hiến pháp và pháp luật ấn định và bảo hộ.
Chúng ta chẳng lẽ quan trọng và đặt nặng những vấn đề ngoài thân nhiều tới mức sẵn sàng tạo nên sự bất công và phân biệt đối xử ngay tại nơi mà nó cần phải được hiện diện nhất về quyền con người cũng như lẽ công bằng và nền tảng công lý?

Nguyenphutrong.org, tolam.org… thuộc phe cánh nào?


Phạm Chí Dũng – VOA


Nối tiếp nhiệm vụ ‘phản bác các luận điệu phản động’ mà rất có thể được một bàn tay ngầm trong đảng chỉ đạo và một ngân sách đính kèm, vào đầu năm 2019 các trang mạng nguyenphutrong.org, nguyenxuanphuc.org, tolam.org, nguyentandung.org… lại hùng hổ mở một đợt tấn công mới vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, với quan điểm, luận điệu và bài viết rập khuôn mục ‘phòng chống diễn biến hòa bình’ trên các báo đảng Quân Đội Nhân dân, Nhân Dân, Công An Nhân Dân…
Một bằng chứng vi phạm nhân quyền
Các trang mạng trên (tạm gọi là trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chứ không phải là ‘mạo danh lãnh đạo’ như cách hiểu của một số người) rất thường công kích, mạt sát không thương tiếc đối với những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Nhiều bài viết đăng trên các trang mạng này trong những năm qua để lại dấu ấn rất rõ rệt của giới dư luận viên – bao gồm dư luận viên của cơ quan công an và dư luận viên của cơ quan tuyên giáo đảng.
- Quảng Cáo -
Những chiến dịch công kích nhân quyền của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã cung cấp một bằng chứng không thể chối cãi về việc chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam vẫn khư khư ôm ấp chính sách đàn áp nhân quyền và dân chủ mà chưa có bất kỳ cải thiện nào theo yêu cầu của Hoa Kỳ và khối Liên minh châu Âu, liên quan đến việc triển khai CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương) và đang trong giai đoạn thu xếp ký kết EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam).
Không chỉ trở thành công cụ chuyên chính, hung hăng và cực đoan khi công kích dân chủ nhân quyền, càng về sau này cách viết bài và đăng tải tin tức của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ còn mang hơi hướng làm thuê cho một hoặc một số nhóm lợi ích và kim tiền ở Việt Nam – liên quan đến những vấn đề xã hội nóng bỏng như BOT, môi trường…, lồng lộn tìm cách dập tắt những tiếng nói phản biện và phản kháng của người dân.
‘Bảo kê’ bởi… Bộ Chính trị?
Đặc điểm chung của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ là có được nguồn tin tức nhanh hơn và sâu hơn so với khối báo chí nhà nước nói chung, thỉnh thoảng còn đăng cả những tin tức nội bộ trong ngành công an mà báo chí ngoài ngành này khó mà có được.
Trong những năm qua đã xuất hiện nhiều dư luận về việc các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ có nguồn gốc và sự tham gia của cơ quan an ninh Việt Nam, được tài trợ bởi một nhóm lợi ích nào đó trong đảng. Còn có tin trên mạng xã hội cho biết các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đều có cùng một bàn tay đạo diễn, và bàn tay này thường họp với ‘ban biên tập’ tại một nhà hàng ở Hà Nội định kỳ hàng tháng.

Việc hệ thống các bài viết của những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ cho thấy tỷ lệ bài tuyên truyền, trong đó rất nhiều bài tuyên truyền một chiều, cho ngành công an là cao, không khác gì báo Công An Nhân Dân.
Nhưng cho tới nay, bất chấp việc những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã tồn tại trong một thời gian dài, không hề công khai ban biên tập nhưng lại thản nhiên mang danh nghĩa những quan chức chóp bu như ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng công an Tô Lâm, quan chức một thời là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan chức từng là chủ tịch nước nhưng đã chết là Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân…, và còn công khai cả khung nhuận bút, những trang mạng này vẫn không bị bất cứ chế tài hay xử phạt nào từ phía các cơ quan an ninh của bộ Công an và Bộ Thông tin Truyền thông, kể cả thời Trương Minh Tuấn còn làm bộ trưởng bộ này với biệt danh ‘sát thủ báo chí’.
Từ sau khi Luật An ninh mạng được triển khai chính thức vào đầu năm 2019, người ta chỉ thấy luật này gia tăng siết bức đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến và phản kháng xã hội trên mạng, nhưng không hề đả động đến các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’.
Với thực tế nền chính trị Việt Nam mà bị nhiều người xem là đầy rẫy chất liệu mafia, nguồn cơn thật dễ hiểu là các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chỉ có thể tồn tại được với điều kiện được một cấp rất cao – thậm chí cấp Bộ Chính trị – bảo đảm cho các hoạt động của chúng.
Công cuộc ‘đấu tranh tư tưởng có vùng cấm’ như thế đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng liệu có thật Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân… không biết gì về những trang mạng vừa nặc danh vừa mạo danh này, hay biết nhưng vẫn ngầm che chắn và toa rập. Thậm chí có dư luận còn cho rằng chính những chóp bu đó của Việt Nam đứng đằng sau và ‘bảo kê’ cho những trang mạng này.
Có móc ngoặc với Chân Dung Quyền Lực?
Không chỉ đánh phá nhân quyền, chủ đề mang tính đấu đá nội bộ cũng đã trở thành một nội dung chính của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’.
Không thiếu dấu hiệu và biểu hiện cho thấy những trang mạng này nhiệt tình ủng hộ vài ba ủy viên bộ chính trị, trong khi lại tìm cách nói xấu vài ba ủy viên bộ chính trị khác. Khoảng thời gian cuối năm 2015 và trước đại hội 12 của đảng cầm quyền là một thời đoạn xung khắc và múa lưỡi nổi bật như thế.
Vào những năm 2014 và 2015, những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã tung hô không tiếc lời Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc chạy đua giành chức tổng bí thư tại đại hội 12, thậm chí còn cho rằng Dũng là ‘Putin Việt Nam’, trong khi đăng tải một số bài ‘dìm hàng’ Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh và Nguyễn Xuân Phúc.
Đó cũng là thời gian xuất hiện một quả bom tấn về đấu đá nội bộ: trang mạng Chân Dung Quyền Lực. Tuy không đến mức như Chân Dung Quyền Lực khi đăng tải rất nhiều chi tiết về tài sản cá nhân và nhóm lợi ích của một số quan chức chóp bu như Nguyễn Xuân Phúc, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ tỏ ra không thích và tìm cách đánh lén những quan chức bên đảng như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và nhóm ‘thân đảng’ như Nguyễn Xuân Phúc.
Một dấu hỏi rất lớn: liệu có mối tương tác hữu cơ nào giữa các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ với Chân Dung Quyền Lực?
Dấu hỏi trên có thể còn có giá trị cho đến ngày nay và cả trong tương lai không quá xa.
Phe cánh chính trị nào?
Sau khi Nguyễn Tấn Dũng ‘không còn nữa’, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ lại có một ‘chủ soái’ mới: Trần Đại Quang – từ một viên tướng bộ trưởng công an dời ghế về văn phòng chủ tịch nước. Trong suốt một thời gian khá dài, Trần Đại Quang đã được các trang mạng này tung hô và PR gần như Nguyễn Tấn Dũng, tuy giọng điệu có vẻ ‘hàng hai’ hơn khi bắt đầu ‘nâng hàng’ đối với những nhân vật mới nổi là Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng và cả Nguyễn Xuân Phúc.
Còn giờ đây, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ vẫn ung dung tồn tại. Chỉ có sự khác biệt duy nhất là sau cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào tháng 9 năm 2018, trang trandaiquang.org cũng ‘chết’ theo.
Nhưng những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ còn lại đã chẳng mấy tiếc thương kẻ đã quá cố mà có vẻ đã tìm ra những chủ mới sau Dũng và Quang: Lâm và có thể cả Trọng.
Tuy nhiên, chính trị chẳng có gì là vĩnh viễn, hay thói trở cờ quay ngoắt vẫn là một đặc tính muôn thuở của chủ nghĩa cơ hội cộng sản. ‘Phe cánh chính trị’ – một khái niệm đã trở nên đậm đặc và nổi bật trong nội bộ đảng kể từ năm 2012 khi bắt đầu diễn ra cuộc xung đột không khoan nhượng giữa Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang với Nguyễn Tấn Dũng, đã và đang luôn đặt dấu hỏi với động cơ và hành xử của những nhóm quyền lực – lợi ích mới nổi lên sau đại hội 12: đó là những phe cánh chính trị nào?
Theo đó, những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ cũng rất có thể nằm trong quỹ đạo phe cánh chính trị, quay quắt và sẵn sàng ‘đâm dao sau lưng’ khi có cơ hội.
Cơ hội đó sẽ đến một khi nổ ra ‘đảo chính cung đình’. Cơ hội đó sẽ thuộc về các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’, dẫn dắt và hướng lái dư luận để phục vụ cho những nhân vật chính trị bất ngờ chiếm ghế khi đó. Cũng khi đó, những trang mạng này sẽ hiện nguyên hình với tên riêng chứ chẳng cần mượn danh lãnh đạo nào nữa.
Nếu trandaiquang.org mà còn phải ‘chết’ thì đến khi đó, chẳng có gì bảo đảm là nguyenphutrong.org và cả nguyenxuanphuc.org sẽ không chết theo. Chết theo đúng nghĩa đen.