Friday, March 28, 2014

Hy hữu chuyện người chồng phạt vạ Phó Công an xã vì dám cạo gió cứu vợ mình

Giống y chang như bác Hồ nhà mình. Hết..cạo gió cho vợ của đồng chí Lê Hồng Phong, rồi lại ..cạo gió..cho vợ đồng chí Phạm Văn Đồng.
Đến bây giờ..đồng chí phó công an xã này..lại đòi ..cạo gió cho vợ người ta.
Anh công an này đã thấm nhuần tư tưởng & đạo đức hcm rồi đó.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cho rằng trong lúc mình vắng nhà, vợ bị Phó Công an xã lợi dụng việc cạo gió để “ngồi lên người” và có ý đồ bất chính, người chồng đã nổi cơn ghen và buộc tội anh này. Kết cục là vị Phó Công an xã phải bồi thường danh dự cho người phụ nữ bằng 4 con bò.

Vụ việc này một lần nữa báo động về sự tồn tại của những luật tục trong đồng bào dân tộc thiểu số trên đại ngàn Tây Nguyên.
Ma Kiệt và câu chuyện phạt vạ Phó Công an xã
Ma Kiệt và câu chuyện phạt vạ Phó Công an xã
“Ngồi lên người” là có ý đồ xấu
Kể chuyện với chúng tôi, một trong ba nhân vật của vụ việc trên là anh Ma Kiệt (36 tuổi, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã không ngại ngần tường thuật đầy đủ mọi chi tiết. Anh Ma Kiệt cho biết vợ chồng anh sống bằng nghề buôn bán tạp hóa và sửa chữa xe máy. Anh vốn yêu thể thao nên anh đi đánh bóng chuyền trong huyện 3 ngày liên tiếp khiến chị Mí Kiệt (30 tuổi) buồn giận.
Khuyên chồng nhiều lần nhưng không được nên chị cũng chán nản bỏ bê công việc ở cửa hàng tạp hóa. Ma Kiệt chơi thể thao xong lại tham gia liên hoan nhậu nhẹt khiến vợ càng bực tức. Để hả cơn giận trong bụng, chiều ngày 10-11-2013, chị Mí Kiệt rủ hai người họ hàng đi… nhậu. Vừa nhậu chị vừa bảo đứa con trai 10 tuổi đi gọi chồng về xem.
Nghe con trai kể lại chuyện, Ma Kiệt thấy việc lạ lùng nên chạy về nhà. Về đến nơi thì chị Mí Kiệt đã say nên dìu vợ vào giường nằm nghỉ. Chẳng may chị Mí Kiệt lúc này bị trúng gió nên người chồng lấy dầu xoa và để vợ nghỉ ngơi. Khoảng 30 phút sau thì nhóm cán bộ xã Ia Rmok kéo đến quán gọi bia ra nhậu lai rai.
Cùng tham gia có Phó Công an xã là Ksor Dơr (35 tuổi, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Trong cái lạnh giữa cơn mưa đêm lất phất, sau khi uống hết hai thùng bia, đoàn cán bộ ngà ngà say nhưng vẫn gọi thêm thùng bia nữa ra uống.
Lúc này đứa con trai của anh Ma Kiệt bỗng dưng bị đau bụng, nôn mửa. Không biết con bị bệnh gì, Ma Kiệt hốt hoảng đưa con trai xuống huyện nhập viện đến mãi khuya mới về nhà. Khi cha về, đứa con trai 10 tuổi kể lại sự việc xảy ra lúc cha vắng nhà.
Theo lời cậu bé thì đám người cán bộ xã nhậu đến 21 giờ tối thì bỗng dưng mẹ vật vã lăn đùng xuống đất. Cậu bé lúc này đang ở trong nhà thấy vậy nên hốt hoảng chạy ra gọi các cán bộ vào giúp đỡ. Khi mọi người vào phòng thì thấy chị Mí Kiệt nằm trên nền nhà, miệng sùi bọt mép, mặt mày tím tái.
Xem kĩ lại thì mới biết nguyên nhân là Mí Kiệt đã bị trúng gió. Rủi thay, lúc vợ hoạn nạn, chồng chị lại không có ở nhà, đứa con trai mới 10 tuổi chỉ biết ú ớ. Nếu không “bắt gió” kịp thời thì Mí Kiệt sẽ gặp nguy hiểm.
Tệ hại hơn nữa trong đám người có mặt tại nhà chị Mí Kiệt lúc đó chẳng có ai biết cách cạo gió. Lo cho tính mạng người phụ nữ gặp nguy hiểm, lúc này anh Ksor Dơr tình nguyện vào để “bắt gió” cho Mí Kiệt. Lúc “bắt cái gió”, chẳng biết cố ý hay vô tình mà vị Phó Công an xã này đã ngồi lên bụng của người phụ nữ.
Khi Ksor Dơr “bắt gió” cho chị Mí Kiệt xong thì trời mưa to, điện bị cắt, nhà tối om. Ksor Dơr loay hoay tìm đôi dép để về nhưng lại vô tình đá dép văng vào gầm giường. Mò mẫm lúc lâu không tìm được dép, Ksor Dơr đành đi chân đất ra về.
Nghe con trai kể lại chuyện Ma Kiệt vẫn không tin được. Hỏi vợ thì chị Mí Kiệt vì lúc đó mê man nên chẳng biết trời trăng mây gió. Thấy cha mẹ không tin chuyện mình kể, cậu bé dắt cha vào phòng và chỉ tay xuống đôi dép cao su dưới gầm giường bố mẹ. Thấy quả là đôi dép của Phó Công an xã Ksor Dơ đã đi khi đến nhà mình nhậu ngày hôm trước, Ma Kiệt mới tin đó là sự thật.
Cho rằng trong lúc vắng nhà, Ksor Dơ đã dám ngồi lên người vợ mình anh chồng nổi cơn ghen. Ma Kiệt giận dữ kéo cả họ hàng đến nhà ông phó công an xã để “hỏi tội”. Sau một lúc hốt hoảng, Ksor Dơr mới biết mình bị nhà Ma Kiệt buộc tội “ngồi lên người” Mí Kiệt.
Ngôi nhà rông nơi phân xử vụ việc
Ngôi nhà rông nơi phân xử vụ việc
Phạt vạ ân nhân cứu vợ
Trong ngày hôm sau đó, Phó Công an xã bị đám người nhà Mí Kiệt kéo ra giữa làng xử tội. Buổi phân xử Ksor Dơr và nhà Mí Kiệt được diễn ra trước sự chủ trì của già làng cùng người dân trong buôn. Ma Kiệt tố cáo rằng Ksor Dơr dám leo lên bụng vợ mình và có hành vi làm nhục Mí Kiệt.
Già làng hỏi Ksor Dơ có ngồi lên bụng Mí Kiệt không, Ksor Dơ đã thừa nhận mình có leo lên bụng bà Mí Kiệt. Vị Phó Công an xã cũng giải thích mình làm như vậy là để tiện việc “cạo gió”, ngoài ra không có làm gì gây đau đớn hay làm nhục chị này cả. Nghe vậy, Ma Kiệt buộc tội Ksor Dơ rằng “ngồi lên bụng cũng là làm nhục rồi”.
Trước tất cả lập luận, ông Phó Công an xã chỉ biết cãi rằng mình “bắt cái gió” là để cứu người mà cũng có tội à? Nghe vậy Mí Kiệt lại cãi cự: “Tao kêu mày cứu tao à?”. Đắng họng với gia đình nhà Mí Kiệt, Ksor Dơr đành chịu thua, đã chịu thua tức là có tội. Theo luật tục, việc Ksor Dơr ngồi lên người Mí Kiệt là phạm tội xúc phạm đến người phụ nữ và gia đình.
Để bồi thường danh dự cho gia đình Mí Kiệt, Ksor Dơ phải nộp cho họ 40 con bò. Vị Phó Công an xã nghe hình phạt mà rùng mình, bởi 40 con bò với giá ít nhất 10 triệu đồng một con thì anh làm cả đời cũng không kiếm đủ để nộp. Van xin, trả treo mãi Ksor Dơr mới xin Ma Kiệt giảm hình phạt xuống còn 4 con bò.
Kể lại buổi phân xử, ông Ma Chuông (Chủ tịch xã Ia Rmok) cho biết: “Chiều hôm đó, cán bộ xã trực để phòng chống cơn bão đang chuẩn bị vào. Trực từ sáng đến chiều chẳng có gió bão gì nhóm cán bộ xã rủ nhau đi đến tiệm tạp hóa của chị Mí Kiệt nhậu thì xảy ra chuyện.
Việc Ksor Dơr ngồi lên bụng Mí Kiệt để cạo gió là có thật, nhưng chỉ là để cứu người thôi. Gia đình Ma Kiệt lại dắt nhau đi kiện, buộc Ksor Dơr phải bồi thường đến 4 con bò. Hình phạt dành cho Ksor Dơr chẳng căn cứ luật pháp nào cả, tất cả cũng từ cái luật tục mà ra. Mà luật tục thì xưa nay đã có vậy rồi, chẳng có văn bản giấy tờ gì cả nhưng ai cũng phải tuân theo”.
Phó công an xã “vay” bò của mẹ vợ để nộp phạt
Sau hơn 3 tháng xảy ra câu chuyện bi hài nhưng mỗi lần nhắc lại người dân xã Ia Rmok đều tiếc nuối cho một cán bộ trong xã có hiểu biết pháp luật nhưng vẫn không thể cãi lại luật tục. Nhà nghèo, Ksor Dơr phải về nhà mẹ vợ xin bò về nộp phạt.
Gặp vị Phó Công an xã mới thấy được nỗi buồn hiện ra rõ trên nét mặt chân chất của anh. Anh cho biết, cuộc sống gia đình anh bình thường vốn đã khó khăn khi với lương cán bộ chưa lo đủ cái ăn cái mặc cho gia đình. Vợ chồng cưới nhau từ 10 năm mới tằn tiện được ít tiền dựng căn nhà nhỏ. Thế nhưng từ ngày bị phạt vạ, cuộc sống của gia đình vị Phó Công an xã này chìm trong nỗi buồn u uất.
Kể lại chuyện về nhà mẹ vợ để xin bò đi nộp phạt, Ksor Dơ buồn rầu không nói nên lời. Gia đình bên anh vốn nghèo nên chẳng có trâu bò cũng chẳng có tiền cho anh. Đền 4 con bò cũng phải mất đến 40 triệu đồng, số tiền này anh không dám mơ chứ đừng nói là có hay không. Vậy nên vác mặt về nhà mẹ vợ với anh là bất dắc dĩ. May mắn cho anh khi nghe câu chuyện của anh kể lại, gia đình mẹ vợ cũng thấu hiểu. Hơn thế nữa gia đình cũng không muốn con gái mình phải khổ nên đành buộc bụng bán rẻ bò cho con rể.
Nộp phạt xong để có tiền trả cho mẹ vợ, anh phải tranh thủ làm thuê làm mướn vào hai ngày nghỉ mỗi tuần. Ngày nghỉ, vị Phó Công an xã đi nhổ sắn thuê đến tối mịt mới về nhà trong bộ dạng lem luốc. Kiếm được hơn 100.000 đồng mỗi ngày nhưng phải làm lụng vất vả vô cùng. Chẳng những khổ vì nợ nần, Ksor Dơr lại khổ tâm vì nỗi oan khó xóa mà với người dân nơi đây thì luật tục còn mạnh hơn cả luật pháp, bởi “phép vua thua lệ làng”. Vụ việc bi hài này khiến người trong cuộc người thì xấu hổ, bẽ bàng, người thì còng lưng làm trả nợ, mà không biết đến bao giờ mới hết. 
Theo Minh Ngọc
An ninh thủ đô

4/5 công an dùng nhục hình được đề nghị án treo

Trích từ lời LS Lê Công Định:
Trích: "Tranh luận lại, kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh thừa nhận ông Hoàn (chú thích: thượng tá Lê Đức Hoàn, phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án 312T) có dấu hiệu vi phạm đối với hai tội danh mà luật sư Đôn đã nêu. Tuy nhiên, xét nhân thân ông Hoàn tốt, quá trình cống hiến trong công tác có nhiều thành tích, sai phạm do mong muốn nhanh chóng đấu tranh với tội phạm để sớm kết thúc chuyên án, nên xét thấy không cần thiết phải khởi tố hình sự với ông Hoàn. Bà Minh cho biết Công an tỉnh Phú Yên đã xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Hoàn là đủ để ông thấy các sai phạm của mình."
Lập luận rất hay, vì muốn nhanh chóng kết thúc điều tra nên có quyền chỉ đạo đánh người đến chết, và đó chỉ là "sai phạm" chứ không phải tội phạm. Án lệ này tuyệt vời. Ôi, tôi yêu và tự hào về nền công lý nước tôi quá đỗi! Luật pháp của bọn phương Tây mọi rợ và ngu xuẩn làm sao đạt đến mức này?
----------------------------------------------------------------------------
TTO - Trong phiên tòa chiều 28-3 xử vụ 5 công an “dùng nhục hình” xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên), VKS đề nghị tòa xử án treo cho 4 bị cáo, chỉ riêng Nguyễn Thân Thảo Thành từ 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù.

Tại phiên tòa, công tố viên VKSNd TP Tuy Hòa trình bày luận tội khẳng định: bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (30 tuổi, nguyên thiếu úy Đội CSĐT tội phạm về trật tự Công an TP Tuy Hòa) trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử đều ngoan cố, không chịu nhận tội. Trong khi đó, lời khai của các bị cáo, nhân chứng khác đều phù hợp với hồ sơ vụ án cho thấy chính Thành là người đã sử dụng dùi cui cao su đánh vào phần đầu của Ngô Thanh Kiều, khiến nạn nhân chết vì chấn thương sọ não.
Do vậy, Thành bị truy tố theo khoản 3 Điều 298 Bộ luật hình sự (khung hình phạt từ năm đến 12 năm tù) là không oan sai.
Các bị cáo Nguyễn Minh Quyền (42 tuổi, nguyên thiếu tá, đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Phú Yên), Nguyễn Tấn Quang (39 tuổi, nguyên thiếu tá, đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa) và hai cán bộ điều tra của Công an TP Tuy Hòa gồm Phạm Ngọc Mẫn (34 tuổi, nguyên thượng úy), Đỗ Như Huy (29 tuổi, nguyên trung úy) dù lời khai còn có mâu thuẫn, song đều đã thừa nhận hành vi phạm tội dùng nhục hình đối với Ngô Thanh Kiều.
VKSND TP Tuy Hòa truy tố 4 bị cáo này theo khoản 1 Điều 298 (khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù) là chính xác.
Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, đại diện VKSND TP Tuy Hòa đề nghị hội đồng xét xử TAND TP Tuy Hòa tuyên phạt bị cáo Thành từ 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù.
Đối với 3 bị cáo Quang, Quyền, Mẫn, VKS đề nghị tòa xử phạt mỗi bị cáo 18-24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36-48 tháng. Bị cáo Huy cũng được đề nghị từ 12-18 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24-36 tháng.
VKS đề nghị áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo. Cụ thể: cấm giao nhiệm vụ làm trinh sát viên 4-5 năm đối với Thành; 2-3 năm đối với Quyền, Mẫn, Huy và không giao nhiệm vụ làm điều tra viên 2-3 năm đối với Quang sau khi các bị cáo thụ án xong.
VKS cũng cho rằng yêu cầu bồi thường của gia đình người bị hại Ngô Thanh Kiều là chính đáng, đề nghị tòa xem xét tuyên các bị cáo và đơn vị liên đới bồi thường theo quy định pháp luật.
Luật sư đề nghị khởi tố phó trưởng Công an TP Tuy Hòa
Trong phần tranh luận chiều 28-3, luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại Ngô Thanh Kiều đã đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét khởi tố thượng tá Lê Đức Hoàn (phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án 312T) về 2 tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “bắt người trái quy định pháp luật”.
Theo luật sư Đôn, ông Hoàn chỉ đạo thuộc cấp đi bắt Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) nhưng không thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật; chỉ đạo cán bộ, sĩ quan xét hỏi Kiều nhưng thiếu trách nhiệm trong kiểm tra để thuộc cấp dùng nhục hình đánh chết anh Kiều.
Tranh luận lại, kiểm sát viên Ngô Thị Hồng Minh thừa nhận ông Hoàn có dấu hiệu vi phạm đối với hai tội danh mà luật sư Đôn đã nêu. Tuy nhiên, xét nhân thân ông Hoàn tốt, quá trình cống hiến trong công tác có nhiều thành tích, sai phạm do mong muốn nhanh chóng đấu tranh với tội phạm để sớm kết thúc chuyên án nên xét thấy không cần thiết phải khởi tố hình sự với ông Hoàn. Bà Minh cho biết Công an tỉnh Phú Yên đã xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Hoàn là đủ để ông thấy các sai phạm của mình.
Khi tranh luận với VKS, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cho rằng việc truy tố tội “dùng nhục hình” là chưa đúng với quy định pháp luật vì các bị cáo phạm tội khi chưa bước vào quy trình điều tra vụ án. Riêng bị cáo Thành bị truy tố tội này là oan vì không được phân công tham gia chuyên án hay xét hỏi, mà chỉ là canh giữ nghi phạm; đồng thời không có cơ sở vững chắc để kết tội Thành, do vậy đề nghị tòa tuyên bị cáo này không phạm tội và trả tự do tại tòa.
Tuy nhiên, công tố viên đã phản bác các đề nghị nêu trên của các luật sư. Ngày mai tòa tiếp tục phần tranh luận.
DUY THANH

PIC: Bàn tay em có 10 ngón, bị chặt đứt 2 ngón, hỏi còn mấy ngón?

Em có 16 con khi già, 6 con nằm trong lồng, 3 con nằm trong lỗ cống, hỏi còn bao nhiêu con bị bán sang Trung Quốc?

3

Tư tưởng và đạo đức HCM từ bộ giáo dục CSVN


Ảnh từ FB của chị Lê Nguyễn Hương Trà
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10201193722079835&set=a.2357983443714.88157.1674099665&type=1&theater


Cháy lớn ở công ty gỗ ván ép

Đến 20 giờ ngày 27.3, lực lượng PCCC tỉnh Bình Dương vẫn đang nỗ lực khống chế đám cháy ở Công ty TNHH Khánh Đạt (chuyên sản xuất bột gỗ nguyên liệu dùng làm ván ép, đóng tại KP.Khánh Lợi, thị trấn Tân Phước Khánh, H.Tân Uyên, Bình Dương).
Cháy lớn ở công ty gỗ ván ép
Lực lượng chữa cháy nỗ lực dập lửa
Người dân cho biết đám cháy khởi phát lúc khoảng 16 giờ cùng ngày. Lúc đó các công nhân đang đưa gỗ vào hệ thống máy xay bột thì bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn. Rất may nhóm công nhân này đã kịp chạy thoát thân, không ai bị thương. Ngọn lửa nhanh chóng bùng phát, cháy lan sang khu vực bãi đất trống xung quanh nhà xưởng. Sở Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương đã huy động 10 xe chữa cháy, xe tiếp nước cùng hơn 50 cán bộ, chiến sĩ để chữa cháy, nhưng hơn 900 m2 nhà xưởng đã bị thiêu rụi.
Tin, ảnh: Đỗ Trường

Sư tử là động vật ăn thịt, lấy đâu ra "sư tử hòa bình"?

HỒNG THỦY - 29/03/14 07:17

(GDVN) - Đã bao giờ bạn nhìn thấy 1 con sư tử hòa bình, văn minh và không tích cực chưa? Sư tử là loài động vật lớn ăn thịt, giống như Trung Quốc trong quan hệ với các nước khác 


Ông Tập Cận Bình ví Trung Quốc như một con "sư tử hòa bình".
Bưu điện Hoa Nam ngày 29/3 đưa tin, Tập Cận Bình đã so sánh Trung Quốc đang  trỗi dậy với sư tử thức giấc là dấu hiệu cho thấy ông có ý định theo đuổi một chính sách đối ngoại cơ bắp hơn.
Tập Cận Bình ví von Trung Quốc với sư tử trong một bài phát biểu tại Paris nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp. Ông nhắc lại một tuyên bố của Napoleon Bonaparte hơn 2 thế kỷ trước: "Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ. Hãy để nó ngủ, khi nó thức dậy nó sẽ rung chuyển thế giới".
Ông Bình nói với các khán giả, trong đó có Tổng thống Pháp Francois Hollande: "Hôm nay con sư tử đã thức dậy. Nhưng đó là con sư tử hòa bình, dễ chịu, văn minh." Nhận xét này có thể báo hiệu một sự thay đổi tinh tế nhưng đáng kể trong cách Trung Quốc muốn nhìn nhận bởi phần còn lại của thế giới, các nhà phân tích cho biết.
Những năm gần đây giới lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách tránh bất kỳ phát biểu nào có thể dẫn đến nhận thức rằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc là đáng bao động hay đe dọa, uy hiếp họ.
Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã sử dụng thuật ngữ "trỗi dậy hòa bình" để gọi sự mở rộng của Trung Quốc  can thiệp vào các vấn đề quốc tế trong chuyến thăm Mỹ năm 2003. Ông Hồ Cẩm Đào thì bắt đầu sử dụng khái niệm vô thưởng vô phạt hơn, "phát triển hòa bình" 1 năm sau đó.
Sư tử là một loại động vật lớn ăn thịt, ở đâu ra sư tử hòa bình?


Kim Lạn Vinh, giáo sư nghiên cứu quốc tế đại học Nhân Dân cho biết, phát biểu của Tập Cận Bình ít khuấy động tranh cãi hơn người tiền nhiện. Ông Bình cơ bản thừa nhận rằng Trung Quốc mạnh mẽ và nhận thức được rằng một số quốc gia sẽ lo lắng về điều đó, nhưng họ phải quen với trạng thái mới của Trung Quốc.
Tập Cận Bình đã cứng rắn hơn kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, đặc biệt trong các khu vực lãnh thổ (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp với láng giềng và tuyên bố mô hình quan hệ mới với Mỹ.
Jean Pierre Cabestan từ đại học Baptist, Hồng Kông nhận xét: "Đã bao giờ bạn nhìn thấy 1 con sư tử hòa bình, văn minh và không tích cực chưa? Sư tử là loài động vật lớn ăn thịt, giống như Trung Quốc trong quan hệ với các nước khác."
Kerry Brown, một giáo sư nghiên cứu Trung Quốc từ đại học Sydney cho rằng Tập Cận Bình cũng như các lãnh đạo khác của Trung Quốc thực sự muốn được xem như họ là nhà lãnh đạo quan trọng của 1 nước lớn.
Tân Hoa Xã không bình luận đến so sánh với sư tử trong phát biểu của Tập Cận Bình, nhưng hãng tin này đăng đầy đủ những lời phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc. Tờ Nhân Dân nhật báo có bài bình luận gọi Trung Quốc là nước lớn nhưng có trách nhiệm.

Cơ sở sản xuất 'sườn bò thơm cay' bốc mùi hôi thối

29/03/2014 07:06
(VTC News) - Người dân địa phương phản ánh, có mùi hôi nồng nặc phát ra từ khu vực sản xuất của công ty TNHH Sa Sa Hà Nội - nơi sản xuất sản phẩm 'sườn bò thơm cay' nghi gây độc cho trẻ em.
Liên quan đến việc nhiều bậc phụ huynh hoang mang trước tình trạng học sinh vô tư ăn sản phẩm "Sườn bò thơm cay" được bày bán trước các cổng trường, PV đã tới trụ sở của Công ty TNHH Sa Sa theo địa chỉ ghi trên bao bì để tìm hiểu thêm thông tin về cơ sở sản xuất này.

Cơ sở sản xuất 'sườn bò thơm cay' bốc mùi hôi thối
 Sản phẩm "Sườn bò thơm cay"

Địa chỉ in trên bao bì mới của sản phẩm "Hương bò thơm cay" ghi rõ tại thôn An Hạ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tới đầu xã, mới nhắc tới công ty TNHH SaSa Hà Nội thì một người dân cho biết “ Công ty chuyên sản xuất bim bim ấy hả? Ở đầu dốc kia kìa, đi qua có mùi kinh lắm!”.

Phải rất vất vả chúng tôi mới tìm được cơ sở này vì nó không hề có biển hiệu mà lại nằm trong Chi nhánh công ty in và văn hoá phẩm tại Hà Tây, tại đây cửa đóng kín và cũng không có nhân viên bảo vệ nào.

Theo một số người dân địa phương, khu sản xuất của công ty TNHH Sa Sa Hà Nội thường xuyên bốc mùi rất khó chịu, đặc biệt vào những ngày trời nắng. "Thời điểm bốc mùi hôi là khi họ trộn gia vị và các nguyên liệu" một người dân cho biết.

Họ cũng nói rằng, ở địa phương này không ai ăn các sản phẩm nói trên. Đặc biệt là họ không cho trẻ con ăn. Khi được hỏi nguyên nhân vì sao, thì người dân trả lời rằng họ không thích mùi cũng như khẩu vị của các sản phẩm này.

Một người dân tên H. là công nhân làm thuê cho công ty này cho hay, bà được nhận vào làm tại vị trí đóng gói sản phẩm và có hàng trăm công nhân tham gia làm việc tại đây. Công đoạn chế biến sản phẩm do các thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm. "Chúng tôi nhận làm khoán tại công ty này, như tôi thì thu nhập bình quân mỗi ngày khoảng 140.000 đồng" bà H. nói.

Bà H. cho biết thêm, chủ công ty là người Trung Quốc, có khoảng 20 người Trung Quốc tham gia vào quá trình sản xuất ở đây. Những ngày gần đây, bà đang nghỉ việc ở công ty với lý do hàng chưa bán được nên các công nhân được nghỉ.

"Những ngày hàng bán chạy, công nhân làm việc đến 10h đêm mới nghỉ. Những thời điểm hàng bán chạy, còn được nhập nhiều ra các tỉnh thành lân cận Hà Nội. Tôi nghe nói họ chuyển ra khu vực bến xe Giáp Bát để đưa về các tỉnh" bà H. nói thêm.
Cơ sở sản xuất 'sườn bò thơm cay' bốc mùi hôi thối
 Học sinh ăn sản phẩm "Sườn bò thơm cay" trước cổng trường
Vừa qua, ngoài sản phẩm có tên "Sườn bò thơm cay" được bán trôi nổi tại các cổng trường học trên địa bàn Hà Nội, công ty TNHH Sa Sa vừa tung ra thị trường một sản phẩm mới mang tên "Hương bò thơm cay" với hình thức, nguyên liệu in trên bao bì và sản phẩm ruột bên trong hoàn toàn giống với sản phẩm "Sườn bò thơm cay" trước đó.

Sản phẩm "Sườn bò thơm cay" từng bị Cục Quản lý nông lâm thuỷ sản (Bộ NN&PTNN) xử lý về việc in sai nhãn mác. Cụ thể, Cục Quản lý nông lâm thuỷ sản kết luận việc ghi tên sản phẩm có chữ “sườn bò” trong khi thành phần lại không có thịt bò là vi phạm quy định ghi nhãn, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Thành phần chính cũng được ghi trên nhãn gồm bột mỳ, nước, dầu thực vật, đường, muối, ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.

Qua quá trình thanh kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện Công ty TNHH Sa Sa chưa được công nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng công ty này vẫn quảng cáo trên bao bì là “sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” , “sản phẩm mới nhất tại Việt Nam”.
Cơ sở sản xuất 'sườn bò thơm cay' bốc mùi hôi thối
 Địa điểm sản xuất mới của công ty TNHH SaSa nằm trong khuôn viên của Chi nhánh công ty in và văn hóa phẩm tại Hà Tây
Trao đổi với PV VTC News sáng 27/3, ông Nguyễn Văn Thắng - Phó chủ tịch xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, Công ty TNHH Sa Sa Hà Nội vừa chuyển về sản xuất kinh doanh tại địa bàn xã này được vài tháng nay. Công ty thuê lại địa điểm của chi nhánh công ty in và văn hoá phẩm tại Hà Tây.

"Thời điểm công ty chuyển về sản xuất kinh doanh tai xã, đã có làm việc với chính quyền xã. Theo chính quyền được biết, công ty có giấy phép kinh doanh 45 mặt hàng. Việc sản xuất của công ty gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi khó chịu, chúng tôi đã nghe phản ánh "bằng miệng" của người dân, chứ chưa có các phản ánh bằng đơn thư cụ thể" ông Thắng nói. 

Liên quan đến thông tin có người Trung Quốc tham gia sản xuất tại công ty TNHH Sa Sa Hà Nội, ông Thắng cho hay, theo thông tin chính quyền xã An Thượng nắm được, có 2 người Trung Quốc phụ trách kĩ thuật tại Công ty SaSa Hà Nội.

Chấp hành viên huyện Thường Tín hành xử như xã hội đen!

Thứ sáu, 28/3/2014 9:47 GMT+7
TN-Mặc dù Quyết định của Tòa án cũng như của CCTHA huyện Thường Tín đều nêu rõ tài sản được mang đi thế chấp là thửa đất số 93. Thế nhưng, khi thi hành cưỡng chế, HĐ cưỡng chế lại thực hiện ngược lại, cưỡng chế đối với mảnh đất khác (93A). Không những vậy, khi thực hiện cưỡng chế, kê biên, Chấp hành viên còn hành động như kiểu xã hội đen.
                  Ngôi nhà của anh Khải trên thửa đất 93A
Khoảng 8h30p, sáng (25/3/2014), tại ngôi nhà của anh Nguyễn Văn Khải (SN 1976, trú tại thửa đất số 93A tờ bản đồ số 08, thôn Nội Thôn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, TP. HN), CCTHA dân sự huyện Thường Tín đã tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản.

Trước đó, căn cứ vào QĐ số 17/QĐST-DS ngày 03/12/2013 của TAND huyện Thường Tín, Hà Nội, CCTHA dân sự huyện Thường Tín đã ban hành QĐ cưỡng chế thi hành án số 07/QĐ-CCTHA ngày 17/03/2014 và Thông báo QĐ cưỡng chế thi hành án số 66/TB - CCTHA ngày 17/03/2014. 

Theo như tất cả các văn bản trên (Bản án, Quyết định, Thông báo) nội dung đều thể hiện, tài sản bị cưỡng chế, kê biên là thửa đất số 93 – là mảnh đất liền kề với thửa đất số 93A. 

Trao đổi với PV, anh Khải cho biết, vào khoảng 8h (25/3), khi gia đình đang ngồi làm việc tại ngôi nhà trên, thì có một đoàn người xưng là Hội đồng cưỡng chế thi hành án xông thẳng vào nhà. Lúc này ông Đặng Thanh Ca đang cầm điện thoại để giám sát thì có một anh mặc đồng phục của CCTHA quát to “Quay cái gì, thích quay không?”, sau đó tiếp tục lớn tiếng đuổi những người được họ cho là không liên quan ra khỏi nhà.

Tại thời điểm này, không chỉ có anh em nhà anh Khải mà còn có mặt của Luật sư Hoa Hoàng Nhật – người được gia đình mời tham gia tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho gia đình, cũng bị Chấp hành viên hò hét, đuổi ra khỏi ngôi nhà.

    Luật sư Nhật đang trao đổi với PV Tamnhin.net
Tiếp xúc với PV, Luật sư Nhật bức xúc: “Tôi chỉ định giải thích cho Hội đồng biết về mảnh đất mà CCTHA cần cưỡng chế là thửa đất số 93 chứ không phải là thửa 93A. Tuy nhiên, khi vừa nói “Tôi xin có ý kiến” thì, ngay lập tức bị Chấp hành viên Bùi Anh Tuấn lao thẳng vào, mắt trợn ngược, nghiến răng nghiến lợi, đầu và người cúi gập xuống tận thắng lưng, túm áo giằng giật, đẩy ra ngoài, bỏ ngoài tai sự ngăn cản của những người có mặt xung quanh, trong đó có cả dại diện VKSND huyện này”.

Không những vậy, ông Tuấn còn ra tận cổng nhà thửa đất 93A, tay chống nạnh tuyên bố “Hôm nay cứ cưỡng chế, thích thì sau này đi mà kiện”, khiến gia đình cùng người dân hết sức bức xúc với thái độ hống hách, coi thường người dân của vị này, Luật sư Nhật cho biết thêm.

Nói xong, Chấp hành viên Tuấn quay vào trong nhà, đọc loa thông báo mời HĐ cưỡng chế vào làm việc, nhưng thật oái oăm thông báo vẫn là cưỡng chế đối với quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên thửa đất số 93, mặc cho gia đình yêu cầu phải sửa lại bản án và quyết định THA vì bị nhầm chính tả.

Duy Thưởng

"Kính thưa các đồng chí bị lộ và chưa lộ”

Thứ năm, 27/3/2014 23:03 GMT+7
GS Nguyễn Mại - nguyên thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT
TN-Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, hơn 16 tỷ đồng mà vị lãnh đạo ngành đường sắt nhận hối lộ của DN Nhật Bản, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. 

Là người quan sát nhiều về đầu tư nước ngoài, ông nhìn nhận sự việc Nghi án nhận hối lộ 80 triệu Yên từ nhà thầu Nhật như thế nào, thưa giáo sư?

Tôi không ngạc nhiên, chỉ buồn thôi. Còn về lo ngại việc Nhật Bản liệu có động thái tạm dừng ODA như năm 2008 hay không, tôi nghĩ là không. Ít nhất là thời điểm này. 

Bởi vì về quan hệ đối ngoại, chúng ta chưa bao giờ có được một đối tác kinh tế tốt như Nhật Bản. 

Năm 2007, chúng ta chỉ mới là đối tác chiến lược. Đến năm 2014, quan hệ hai bên đã nâng lên mức đối tác chiến lược mở rộng. Có thể nói hiện nay Nhật Bản đang là đối tác chiến lược tốt đẹp nhất của Việt Nam, ngay cả giới quốc tế họ cũng đánh giá cao mối quan hệ này. 

Tôi nghĩ chuyện 16,4 tỷ đồng nó cũng nặng nề, nhưng sẽ không làm xấu đi mối quan hệ này nhiều đâu. Họ sẽ xử lí sự việc này trên tinh thần chung của mối quan hệ hai nước, chứ tôi không nghĩ sẽ có chuyện cắt ODA thời gian tới vì cái này đâu. 

Thế còn chuyện thanh danh, chuyện thể diện quốc gia thưa ông? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế ?

Tôi nói thật là nó cũng chẳng làm mình xấu đi hơn nhiều đâu! Vì bây giờ nói về tham nhũng thì nước mình có tên tuổi thứ hạng lắm rồi, có xấu nữa cũng chả xấu hơn mấy. PCI 2013 vừa rồi, DN FDI họ còn đánh giá bệnh của mình nặng hơn Lào và Campuchia mà. Riêng tham nhũng ODA ở các nước châu Á, trừ Singapore ra thì nước nào cũng mắc phải, nhưng bệnh của mình có lẽ là nặng nhất. 

Nói chung vụ 16 tỷ đang điều tra này nó đã ăn thua gì. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chứ còn nói thật ra, thì đúng là phải nói “kính thưa các đồng chí đã bị lộ và các đồng chí chưa bị lộ”. Trước đây 1 tháng chúng ta vừa mới xử cái ụ nổi đấy. Rồi chúng ta đang có cái cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nữa. Đấy bạn cứ thử để rồi mà xem.

Có biện pháp nào để hạn chế tình trạng này thưa ông?

Tôi kỳ vọng nhiều ở dự thảo luật đầu tư công. Trong đó dự thảo đề cập một việc theo tôi rất cần, mà muốn công khai minh bạch thì phải có.

Đó là việc dự thảo luật có nêu đến việc tăng vai trò của Ủy ban mặt trận tổ quốc  trong giám sát đầu tư công. Cụ thể, mặt trận sẽ thu hút các chuyên gia giỏi để  trở thành một lực lượng giám sát độc lập, theo dõi các dự án từ khi còn là chủ trương đầu tư, chọn thầu, thuyết trình dự án hay thực hiện dự án. 

Cứ thử đến xem nông thôn họ làm đường liên thôn sao rẻ thế. Là vì họ có các ông cụ già, người ta đến người ta xem, người ta giám sát từng cân sắt từng cân xi măng, nên người ta biết được bao nhiêu là đủ, thừa cân nào thiếu cân nào rõ ràng hết. Chứ cứ để mấy ông lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện với tỉnh thì tốn kém thất thoát, dễ phạm sai lầm từ chủ trương đầu tư cho đến chọn thầu rồi ăn gian chi phí…

Nếu Dự luật đầu tư công được thông qua mà có những cơ chế thay đổi rồi sau đó thực hiện nghiêm chỉnh thì may ra chúng ta hạn chế được tham nhũng.

Ở Braxin họ có những quy định hay để chống tham nhũng đầu tư công, mà tôi đã góp ý với Hà Nội nhiều lần nhưng họ không tiếp nhận.

Đó là ví dụ như HĐND TP Hà Nội mà thông qua một dự án đầu tư công, thì họ lập ra một nhóm chuyên gia độc lập, các chuyên gia độc lập này sẽ trình lên HĐND một bản thẩm định cái dự án đấy, song song với cái thẩm định của cơ quan nhà nước.

Xưa tới nay cứ nhét nhiều phong bì vào túi bên quản lý dự án thì chuyện thẩm định sẽ rất nhanh, nhưng nếu có một cơ quan độc lập thẩm định như thế thì sẽ hạn chế được tiêu cực.

Hồng Anh (Theo ttvn.vn)

Hai ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-03-28
Buổi vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 27/3.
Buổi vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 27/3.RFA
Chiến dịch hai ngày, nhằm vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ, kết thúc chiều thứ Năm 27 trong dư âm một tiếng nói chung của gần 600 người Mỹ gốc Việt từ các tiểu bang khắp nước Mỹ bên cạnh người về từ Đức, Canada và Châu Âu.
Thanh Trúc có dịp gặp gỡ rất nhiều đồng hương khắp nơi và được nghe mọi người giải thích lý do vì sao họ đổ về thủ đô Wahington để tham dự sự kiện đặc biệt này:
Người Việt khắp nơi trên nước Mỹ tham gia vận động nhân quyền cho VN
Bước sang ngày thứ hai của Vietnam Advocacy Day, ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ, gần 600 người gặp nhau từ sáng sớm thứ Năm 27 tại thính phòng rộng lớn của điện Capitol, trụ sở cơ quan lập pháp Mỹ để nghe các đại biểu quốc hội Mỹ phát biểu liên quan đến quyền con người và sự thiếu tự do mọi mặt ở Việt nam. .
Trong không khí còn giá rét của đầu xuân vùng thủ đô, ai nấy y phục chỉnh tề, thấp thoáng những tà áo dài tha thướt, tay bắt mặt mừng dù như mới gặp nhau lần đầu.
Có người đi một mình nhưng không hề cảm thấy lẻ loi vì tin tưởng vào mô thức vận động quốc hội như thế này. Đó là bà Đỗ Ngọc Hà, cư dân thành phố Chicago, tiểu bang Illinois:
Vì mình đi tranh đấu rồi mình về phải họp lại với nhau xong lại cử người tiếp tục vẫn cứ đến mấy văn phòng ở quốc hội.Tại vì mình gặp người ta xong rồi về mình đi luôn thì không bao giờ và không ai ngó ngàng đến mình nữa. Thành ra cái này rất là tốt.
Hay anh Hàng Tấn Phát, vừa chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ:
Tôi là một cựu tù nhân lương tâm...sang Mỹ được hơn 20 ngày. Nhân ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam ở bên Mỹ này thì tôi cũng muốn đến quốc hội để vận động, nhất là có thể làm nhân chứng sống để chứng minh và cung cấp cho các vị dân biểu cũng như thượng nghị sĩ những thông tin về Việt Nam
anh Hàng Tấn Phát
Tôi là một cựu tù nhân lương tâm tị nạn bên Thái Lan, sang Mỹ được hơn 20 ngày . Nhân ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam ở bên Mỹ này thì tôi cũng muốn đến quốc hội để vận động, nhất là có thể làm nhân chứng sống để chứng minh và cung cấp cho các vị dân biểu cũng như thượng nghị sĩ những thông tin về Việt Nam để họ tiếp tực giúp đỡ Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền.
Đến tham dự cũng có thể chỉ là một cặp vợ chồng cùng đi với nhau như trường hợp anh chị Nguyễn Quốc Tuấn từ Florida:
Có hai vợ chồng chúng tôi đi thôi, để vận động cho nhân quyền Việt Nam . Năm vừa qua sau khi Việt Nam được vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhưng đã không giữ lời cam kết mà vẫn tiếp tục đàn áp mạnh tay hơn những tiếng nói dân chủ trong nước.Vì vậy, chúng tôi nghĩ những công dân Mỹ gốc Việt nên tiếp tay để giúp đồng bào trong nước có tiếng nói và đòi hỏi dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.
Nhiều phái đoàn đại diện tôn giáo cũng đến tham dự buổi vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 27/3.
Nhiều phái đoàn đại diện tôn giáo cũng đến tham dự buổi vận động nhân quyền cho Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 27/3.

Đại diện một nhóm 5 người đến từ New Jersey, không ngoài mục đích góp tiếng cùng vận động:
Tôi là Trần Văn Chính, đại diện cộng đồng Nam New Jersey và Hội Cựu Tù Nhân chính trị miền Nam New Jersey. Coi như qua cuộc họp ngày hôm nay, tiếng nói của các dân biểu Hoa Kỳ là tiếng nói của nhân quyền, dân quyền , quyền tự do hội họp, quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận …đầy đủ tự do của một con người trên trái đất này như tất cả mọi công dân tự do trên thế giới.
Từ nhóm 5 người của New Jersey đến một phái đoàn 36 người của Georgia, một bạn trẻ trong đoàn tự giới thiệu:
Điều rất phấn khởi là thanh niên tuổi trẻ Việt Nam vẫn tiếp nối con đường theo một hình thức mới vận động cho nhân quyền Việt Nam
Bình Trương, New Jersey
Em tên Bình Trương, cho ngày nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam năm nay chúng tôi thấy một tinh thần háo hức bởi vì người Việt của chúng ta đã đi vào một mô hình mới để vận động cho nhân quyền Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ. Điều rất phấn khởi là thanh niên tuổi trẻ Việt Nam vẫn tiếp nối con đường theo một hình thức mới vận động cho nhân quyền Việt Nam.
Dưới mắt một người sắc tộc Tây Nguyên đi trong phái đoàn hơn 60 đồng bào Thượng đến từ North Carolina, không khí hôm nay rộn rã quá khiến anh phải gọi là ngày hội nhân quyền cho Việt Nam:
Tôi tên là Chăn Y Nuôn, tiểu bang North Carolina, người dân tộc chúng tôi đến đây là hơn 60 người một xe buýt. Tại mình biết chế độ cộng sản không hay, người Thượng trong nước không có nhân quyền , nó đàn áp người dân tộc, nhất là với những người đao Tin Lành nó đàn áp nó bắt bớ, tù đày gian khổ. Chúng tôi từ North Carolina đến đây biểu quyết nói về nhân quyền của đồng bào chúng ta trong nước.
Ông Hoàng Văn Huấn, một thành viên trong phái đoàn Texas, nói rằng tham gia chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam tức là tìm kiếm và gầy dựng tương lai cho thế hệ tiếp nối trong cũng như ngoài nước:
Phái đoàn Texas hơn 130 người, đi hai xe buýt, ngang qua Atlanta chúng tôi còn phải đón một số anh em bên Atlanta để đi chung với Texas đến quốc hội Hoa Kỳ để tranh đấu. Có nhân quyền thì đất nước Việt Nam mới có thể tiến lên được, tuổi trẻ mới có cơ hội để thăng tiến và làm cho đất nước phát triển ngang hàng với các nước trên thế giới.
Tôi tên là Chăn Y Nuôn, tiểu bang North Carolina, người dân tộc chúng tôi đến đây là hơn 60 người một xe buýt. Tại mình biết chế độ cộng sản không hay, người Thượng trong nước không có nhân quyền, nó đàn áp người dân tộc
Chăn Y Nuôn, North Carolina
Đến từ California, bác sĩ Đào Kiều Liên đại diện nhóm gồm nhiều người trẻ ở San Jose miền Bắc, phát biểu rằng cuộc vận động hiện tại này sẽ là hành động tương lai của giới trẻ Mỹ gốc Việt hướng về đất nước:
Phái đoàn gồm có 16 người, người lớn nhất 81 tuổi và 2 em trẻ nhất đang học Lớp 12 . Phái đoàn California bao giờ cũng chú ý đến việc vận động dân chủ cho người dân Việt Nam. Nhiều em được nuôi nấng trong những gia đình rất chú trọng đến Việt Nam nên chúng tôi đã vận động giới trẻ đến để cùng tranh đấu với chúng tôi. Một ngày nào đó khi mà chúng tôi già quá không tiếp tục được thì các em sẽ đứng lên tiếp tục công việc của chúng ta.
Con tên Anthony Phan, con là ủy viên thư viện thành phố San Jose, con nghĩ rất quan trọng để những người trong cộng đồng tới Washington DC để đi nói chuyện và lobby những nghị sĩ những dân biểu vì thực sự hạ viện và thượng viện không hiểu cái vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, họ không có cộng đồng Việt Nam trong khu vực của họ. Mình rất cần ngồi xuống với họ và kể những câu chuyện mà cộng sản Việt Nam đã làm sai.
Điều khiến cho em chú ý nhất, Anthony Phan nói tiếp, là việc vận động đẫy lùi tiến trình TPP Hiệp Ước Đối Tác Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương của Việt Nam, được nhắc đi nhắc lại trong những cuộc tiếp xúc giữa các phái đoàn Mỹ gốc Việt khi gắp gỡ tiếp xúc với các vị dân biểu thuộc địa phương hay khu vực của họ. TPP chính là lý do khiến Anthony Phan theo đoàn đến Washington để tham gia vận động:
Theo con nghĩ là mình nên chống cái TPP, mình không nên đợi họ cải thiện điều kiện gì hết, mình chống TPP luôn. Lý do là nếu mình cho Việt Nam ký vào TPP thì rất khó để mình rút lại cái quyền đó, rất là khó để mình lấy cái đó ra. Họ ký TPP thì họ có thể nói là họ sẽ tôn trọng nhân quyền , tự do nhưng họ không làm thì cũng đâu ai làm gì được. Thành ra mình nên chống TPP, mình nên kêu gọi những nghị sĩ dân biểu chống TPP.
Sau cùng, dù rất bận rộn vì sau cuộc tập họp buổi sáng thì đến giờ họp báo, kế đó là chuẩn bị thức ăn trưa cho từng mấy trăm người, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giám đốc điều hành BPSOS Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, cũng là tổ chức khởi xướng và đảm trách hai ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam hôm thứ Tư 26 và hôm thứ Năm 27, phát biểu:
Con nghĩ rất quan trọng để những người trong cộng đồng tới Washington DC để đi nói chuyện và lobby những nghị sĩ những dân biểu vì thực sự hạ viện và thượng viện không hiểu cái vấn đề nhân quyền ở Việt Nam...Mình rất cần ngồi xuống với họ và kể những câu chuyện mà cộng sản Việt Nam đã làm sai
Anthony Phan, San Jose
Chúng tôi biết chắc chắn là trên 600 người, có thể là đến 700, bởi vì hội trường lớn nhất ở quốc hội có thể chứa được trên 500 và có rất nhiều người phải đứng. Chúng tôi nghĩ đây là sự hy sinh , sự dấn thân, sự tận tụy của rất nhiều đồng bào ở khắp nơi trên nước Mỹ đổ dồn về với cùng một mục đích tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền và sự trường tồn của đất nước Việt Nam, hạnh phúc của dân tộc chúng ta.
Rất nhiều người chưa bao giờ gặp nhau, rất nhiều người chưa bao giờ nói chuyện với nhau, nhưng rất nhiều người đồng lòng với nhau. Chưa hết, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng kể tiếp:
Là có rất nhiều anh chị em trẻ ở các nơi lo phần kỹ thuật, rất nhiều người tình nguyện đến trước hoặc từ những nơi của họ đã làm việc từ nhiều tháng nay. Đó là tinh thần tuyệt vời mà đã đánh động sự cảm mến của rất nhiều vị dân biểu và thương nghị sĩ và họ đến với chúng ta rất đông ngày hôm nay.
Tưởng cần nhắc là hôm thứ Tư 26, ngày đầu của chiến dịch vận động nhân quyền cho Việt Nam, bắt đầu bằng buổi thuyết trình về tình trạng tôn giáo trong nước do linh mục Phan Văn Lợi và chánh trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng thuyết trình qua video.
Đến chiều, một phái đoàn đến văn phòng đại diện mậu dịch Mỹ để vận động ngăn cản Việt Nam bước vào TPP cho đến khi nào có nhân quyền thực sự.
Thứ Năm 27 là ngày tập trung đông nhất với khoảng 600 người, nhóm tại hội trường thính phòng của điện Capitol để nghe giới dân cử Mỹ phát biểu.
Chiều 27 là cuộc hội thảo về Xã Hội Dân Sự bên trong Việt Nam kèm các workshop liên quan. Hai ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam kết thúc vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Năm 27.

Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy sẽ 'tuyệt thực tập thể'

27/03/ 2014 5:58:30 PM 
SÀI GÒN (NV) .- Vì thường xuyên bị đàn áp suốt từ nhiều chục năm qua, Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy tuyệt thực tập thể như biện pháp đáp trả chủ trương đàn áp tôn giáo của chế độ Hà Nội.

 
Đồng đạo PGHH dự lễ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản ám hại . (Hình: Giáo hội PGHH Thuần Túy)

“Trước áp lực rừng rú của đảng CSVN đối với PGHH như hiện nay, chúng tôi nhất loạt TUYỆT THỰC bắt đầu từ ngày 24-3-2014 để mong đánh động đến lương tâm thế giới văn minh ... đánh động đến lương tâm của Đại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vì tôn trọng NHÂN QUYỀN, vì yêu chuộng Tự Do, Công Lý và Hòa Bình xin mở lòng cứu vớt 7 triệu sanh linh vô tội đang lặn hụp trong bể máu tanh hôi của đảng CSVN”.

Bản tuyên bố lý do dẫn đến tuyệt thực tập thể của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy được cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng trung ương của giáo hội nêu ra như trên trong bản tuyên cáo phổ biến trên internet.

Năm nay cũng như mọi năm, Giáo hội PGHH Thuần Túy tổ chức đại lễ 25/2 âl tức là ngày lễ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản ám hại ngày 16/4/1947 ở  Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, nhà cầm quyền CSVN tại các địa phương luôn luôn dùng bạo lực ngăn chặn mọi cuộc tụ tập, kỷ niệm của tín đồ PGHH.

Ngày 21/3/2014 vừa qua, hơn 30 tín đồ PGHH tại xã Long Giang huyện Chợ Mới, An Giang, họp chuẩn bị cho đại lễ, đã bị một lực lượng của nhà cầm quyền đông hàng trăm người thẳng tay đánh đập, cướp bóc tại nhà một tín đồ tên Nguyễn Văn Vinh.


Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Ban Trị Sự Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy. (Hình: Internet)

Theo tin tức được phổ biến trên trang mạng chuacuuthe.com thì “Vào ngày 21.03.2014, lúc 5 giờ chiều, trên 300 người gồm công an, cơ động, xã hội đen, có cả xe cứu hỏa tràn vào nhà ông Nguyễn Văn Vinh (địa điểm sẽ cử hành lễ) dùng vòi rồng xịt nước ngập tràn trề …, rồi bắt hết mọi người đang ở trong nhà này khoảng 30 tín đồ, bảo phải quỳ xuống rồi đánh đập một cách tàn nhẫn … Ai không quỳ thì chúng dùng gậy đập ngay chân phải té xuống. Trước hành động man rợ này, bà Trần Thị Xinh 80 tuổi, một nữ tín đồ già liền chụp lấy can xăng khoảng 10 lít tính tự thiêu để phản đối, thì toán côn đồ tràn đến đánh bà té xuống rồi lột cả quần áo và trói bà lại bỏ nằm chèo queo trong lúc bà đã bất tỉnh.”

Theo nguồn tin vừa kể, nhà ông Vinh đã bị phá tan hoang. Các vật dụng phục vụ cho buổi họp chuẩn bị lễ tại nhà ông gồm nhiều biểu ngữ, 2 máy quay phim, 3 máy ảnh, micro, ampli, điện thoại di động đã bị đám Công an cướp đi. Một nữ tín đồ, vợ ông Hà Hải (đã qua đời trong tù năm 2000) bị thương nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Hiện đang có nhiều tín đồ PGHH bị án tù trong các trại giam chỉ vì họ đòi quyền tự do tôn giáo. Một số tín đồ PGHH từng tự thiêu để bày tỏ quyết tâm chống lại chủ trương tiêu diệt tôn giáo này của nhà cầm quyền Việt Nam. (TN)

Dân đánh trả 6 công an giải tán biểu tình

Friday, March 28, 2014 2:32:06 PM
NINH THUẬN (NV) .- Chiều 28 tháng 3-2014, quốc lộ 1, đoạn chạy qua ngã năm Phú Hà bị nghẽn vì biểu tình. Hai thiếu úy của lực lượng Cảnh sát Cơ động Ninh Thuận bị trọng thương khi đàn áp biểu tình. 

 
Hai viên thiếu úy công an tham gia giải tán biểu tình bị dân chúng đánh trả nên “chấn thương đầu”, đang được cấp cứu tai Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận. (Hình: Tuổi Trẻ)

Báo chí ở Việt Nam tường thuật rằng, hai viên thiếu úy này thuộc lực lượng Cảnh sát Cơ động được điều động đến ngã năm Phú Hà, giải tán biểu tình, vãn hồi trật tự giao thông và bị dân chúng “chống trả nên chấn thương ở đầu”, hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận.

Như vậy là chỉ trong vòng hai ngày, có đến sáu sĩ quan công an bị dân đánh trọng thương. Hai ngày trước tức hôm 26 tháng 3-2014, khi giải tán biểu tình, đã từng có bốn sĩ quan công an khác bị dân đánh trả và bị trọng thương. Vụ biểu tình tại Ninh Thuận bùng phát ở xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, sau khi nhà cầm quyền xã Phước Dinh loan báo, tỉnh Ninh Thuận đã cho phép Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận hoạt động trở lại.

Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận được phép khai thác titan tại xã Phước Dinh từ năm 2012. Việc khai thác titan của công ty này khiến mực nước ngầm trong vùng tụt giảm tới mức dân chúng thiếu nước sinh hoạt, trồng trọt. Chưa kể việc khai thác titan còn gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường và xâm phạm mồ mả. Giữa năm ngoái, do dân chúng xã Phước Dinh phản đối kịch liệt, nhà cầm quyền tỉnh Ninh Thuận phải yêu cầu Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận tạm ngưng khai thác titan.

Chưa rõ vì sao, nhà cầm quyền tỉnh Ninh Thuận cho phép Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận khai thác titan trở lại. Theo dân chúng tố cáo, chủ thực sự của Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận là một người Trung Quốc và một số viên chức lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận có cổ phần trong công ty này.

Điều khiến nhà cầm quyền tỉnh Ninh Thuận không ngờ là quyết định cho phép Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận khai thác titan trở lại đã khiến dân chúng xã Sơn Hải nổi giận. Từ 20 tháng 3-2014, hàng ngàn người đã kéo đến trụ sở xã Sơn Hải phản đối nhưng hệ thống chính quyền các cấp phớt lờ.

Cũng vì vậy, từ 26 tháng 3-2014, khoảng 700 người đổ về trụ sở tỉnh Ninh Thuận, đòi chấm dứt khai thác titan. Báo chí Việt Nam tường thuật, trong ngày này, còn có một nhóm trong đoàn biểu tình đổ đến trụ sở Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận ở thành phố Phan Rang “đập phá, đốt tài sản”, đánh trả lực lượng công an đàn áp họ. Người biểu tình cũng được cho là đã vây xưởng khai thác titan ở xã Phước Dinh rồi “đập phá, đốt thiết bị khai thác titan”.

Đáp lại, Công an huyện Thuận Nam khởi tố sáu người trong số những người biểu tình với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Hai trong số sáu người này bị tạm giam ngay lập tức, bốn người còn lại được tại ngoại trong quá trình điều tra nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ngày 27 tháng 3, dân xã Phước Dinh tiếp tục đổ về trụ sở tỉnh Ninh Thuận biểu tình. Lần này, ngoài yêu cầu chấm dứt khai thác titan, người biểu tình còn đòi thả hai người bị công an bắt và hủy các quyết định khởi tố mà họ cho là vô lý. Đến lúc này, Tỉnh ủy Ninh Thuận mới chỉ đạo cho nhà cầm quyền tỉnh Ninh Thuận xem xét yêu cầu của dân chúng. Cuối ngày 27 tháng 3-2014, nhà cầm quyền tỉnh phát hành một thông báo, ra lệnh đình chỉ việc khai thác titan của Công ty Quang Thuận -Ninh Thuận.

Quyết định vừa kể vẫn không thể giảm sự phẫn nộ của dân chúng. Bất kể các động thái dọa dẫm và đàn áp, ngày 28 tháng 3, dân xã Phước Dinh vẫn đổ về trụ sở tỉnh Ninh Thuận, lặp lậi yêu cầu trả tự do cho hai người bị bắt và hủy các quyết định khởi tố mà họ cho là vô lý. (G.Đ)

Chiến dịch toàn cầu kêu gọi phóng thích 3 nhà hoạt động Việt Nam

Ông Andrea Giorgetta, Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH
Ông Andrea Giorgetta, Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH

Trà Mi-VOA-28.03.2014
Liên đoàn quốc tế nhân quyền FIDH mở chiến dịch toàn cầu kêu gọi phóng thích 16 nhà bảo vệ nhân quyền trên thế giới, trong số này có 3 phụ nữ Việt Nam.

Chiến dịch mang tên ‘Vì Tự do’ được Liên đoàn FIDH phát động trên mạng ngày 27/3 nhằm mục đích huy động tiếng nói và sự ủng hộ của mọi người khắp nơi đối với những nhà hoạt động đang bị giam cầm chỉ vì thực thi các nhân quyền căn bản.
Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, tranh đấu vì quyền lợi công nhân
Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, tranh đấu vì quyền lợi công nhân

Ba nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam có tên trong danh sách vận động của FIDH bao gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Hồ Thị Bích Khương, và Tạ Phong Tần.

Ông Andrea Giorgetta, Giám đốc khu vực Châu Á của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, cho VOA Việt ngữ biết:

“Ba phụ nữ này là những trường hợp đặc biệt quan trọng vì họ bị tuyên án tù nhiều năm chỉ vì các hoạt động cổ xúy nhân quyền căn bản. Đặc biệt nghiêm trọng là hai người trong số này là nạn nhân của tệ tra tấn, ngược đãi trong trại giam. Chúng tôi dùng trường hợp của họ để nêu bật thực trạng đáng bạo động trong các trại nhà lao Việt Nam.” 

FIDH kêu gọi những người sử dụng internet trên toàn cầu dùng tài khoản Twitter liên lạc với những người có thẩm quyền để thúc đẩy trả tự do cho những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam cầm tùy tiện vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.

Nhà hoạt động vì quyền đất đai Hồ Thị Bích Khương bị bắt lần thứ ba vào đầu năm 2011 và bị kết án 5 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì đăng tải lên mạng những bài viết bị Hà Nội cho là phê phán chính phủ, chống nhà nước.

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh bị kêu án 7 năm tù hồi năm 2010 với cáo buộc “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” sau khi rải truyền đơn và tổ chức cho công nhân đình công đòi tăng lương.
 Blogger Tạ Phong Tần bị tuyên án 10 năm tù cuối năm 2012 về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” về các bài viết phản ánh tham nhũng và bất công xã hội. Bà Tần từng được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Giải Phụ nữ Can đảm 2013 vì “sự dũng cảm đặc biệt và khả năng lãnh đạo để vận động cho quyền và sức mạnh phụ nữ, bất chấp rủi ro cá nhân”.
 Nhà hoạt động Tạ Phong Tần
Nhà hoạt động Tạ Phong Tần
Giải thưởng này bị Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối, cho rằng “Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước.”

Liên đoàn FIDH gồm 178 tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền tại hơn 100 quốc gia trên thế giới nói một nhà bảo vệ nhân quyền là người có các hoạt động ôn hòa nhằm cổ xúy hoặc bảo vệ các quyền con người được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

FIDH kêu gọi cộng đồng quốc tế đòi hỏi Hà Nội phải chấm dứt đàn áp giới bất đồng chính kiến ôn hòa và phóng thích tất cả tù nhân chính trị.

Tại kỳ Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR trước Liên hiệp quốc hôm 5/2 vừa qua, Việt Nam khẳng định “chính sách cơ bản” của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, và thăng tiến nhân quyền.

Cướp tài sản… của chính mình?

Cướp tài sản… của chính mình?

28/03/2014 20:42 (GMT + 7)

TTO - Bị cáo Vũ Xuân Sơn kêu oan, nói không cầm dao tấn công cán bộ thuế mà chỉ muốn đòi lại tiền bị "thu thuế lụi" thì tòa quyết định hoàn hồ sơ đề nghị điều tra hướng buộc bị cáo tội “cướp tài sản”.
Bị cáo Vũ Xuân Sơn kêu oan tại phiên tòa ngày 28-3 - Ảnh: Bùi Liêm
Biên lai thuế không có dấu mộc theo quy định nên ông Sơn nghi là bị thu thuế lụi - Ảnh: Bùi Liêm
Ngày 28-3, TAND Thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Vũ Xuân Sơn (57 tuổi, ngụ xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài) về tội cố ý gây thương tích. Cũng giống như tại phiên tòa trước đó (mở ngày 26-2, đã phải tạm hoãn vì thiếu các nhân chứng quan trọng), ông Sơn luôn kêu oan.
Ông Sơn cho rằng không cầm dao tấn công cán bộ thu thuế mà chỉ dùng tay, đấm ông Đỗ Đức Cảnh (đội phó đội thuế số 2 Chi cục thuế Thị xã Đồng Xoài) một cái nhưng bị hụt.
Tuy nhiên, sau khi thẩm vấn, chủ tọa phiên tòa (thẩm phán Bùi Văn Bình, Chánh án TAND Thị xã Đồng Xoài) đã tuyên bố hoàn trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung vì cho rằng có dấu hiệu cho thấy ông Vũ Xuân Sơn phạm tội cướp tài sản (?!)
Theo cáo trạng của VKSND thị xã Đồng Xoài được công bố tại phiên tòa, ông Sơn bị cáo buộc đã cầm dao gây thương tích cho ông Cảnh 3%.
Nội dung cáo trạng cho rằng: khoảng 9g ngày 14-10-2013, ông Cảnh cùng một cán bộ thuế khác là Phùng Cường (43 tuổi) đến tiệm sửa điện thoại Đại Vương của con trai ông Nguyễn Minh Vương để thu thuế môn bài. Ông Vương nộp 300.000 đồng và được ông Cảnh, ông Vương giao cho tờ biên lai thu thuế.
Khi ông Sơn đi chợ về, thấy tờ biên lai không có dấu mộc treo của cơ quan thuế nên chạy xe máy cầm theo con dao (dài khoảng 50cm) đuổi theo và dùng sống dao đánh một cái từ trên xuống dưới, từ phải qua trái trúng vào cánh tay trái của ông Cảnh.
Bị đánh, ông Cảnh lấy 300.000 đồng đã thu trả lại cho ông Vương, sau đó ông Cảnh và ông Cường đến Công an trình báo. Kết luận giám định thương tích của ông Cảnh là 3% nên VKS truy tố ông Cảnh về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự. Ông Sơn bị bắt tạm giam từ ngày 6-11-2003 đến nay đã hơn 4 tháng.
Bị cáo chỉ đánh bằng tay, nạn nhân khai bị đâm bằng dao
Do thương tích ông Cảnh chỉ là 3% nên mấu chốt của vụ án để xác định ông Sơn có phạm tội “cố ý gây thương tích” hay không là phải làm rõ ông Sơn có dùng dao (hung khí nguy hiểm) để tấn công ông Cảnh hay không? Theo cáo trạng thì tang vật hung khí được thu giữ là con dao bầu dài 41cm, rộng 5cm, mũi nhọn.
Theo luật sư Đinh Văn Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM (người bào chữa cho ông Sơn trong vụ án này), từ đầu vụ án đến nay, ông Sơn luôn khẳng định mình không cầm dao tấn công ông Cảnh. Cơ quan điều tra, VKS căn cứ vào lời khai của nạn nhân là ông Cảnh, lời khai một số nhân chứng như ông Cường để kết luận ông Sơn dùng dao.
Tuy nhiên, những lời khai các nhân chứng và nạn nhân lại rất mâu thuẫn với nhau. Có người khai con dao dài 30cm nhưng có người lại khai dài tới 70cm. Cáo trạng kết luận con dao ông Sơn dùng để gây án dài khoảng 50cm trong khi tang vật thu giữ là con dao dài 41cm. “Kết luận con dao có bề rộng 5cm thì hoàn toàn không thể nào gây ra vết thương của ông Cảnh như trong kết luận giám định”, luật sư Thảo nói.
Theo luật sư Thảo, do lời khai của nạn nhân, các nhân chứng mâu thuẫn, cần phải được làm rõ tại phiên tòa nhưng các nhân chứng quan trọng lại vắng mặt. Luật sư Thảo cho rằng vụ án phải được đánh giá dựa trên các chứng cứ có thật chứ không phải là những lời khai mơ hồ, thiếu thống nhất, thiếu căn cứ của người bị hại, nhân chứng. Việc truy tố ông Sơn phạm tội cố ý gây thương tích là thiếu căn cứ, gây oan sai cho ông.
Đuổi theo đòi lại tiền mình, không thể là cướp tài sản
Theo lời khai của ông Sơn, sở dĩ có việc ông chạy đuổi theo nhóm cán bộ thuế vì nghĩ rằng đây là việc lừa đảo, “thu thuế lụi” do biên lai không hề có dấu mộc của cơ quan thuế.
Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư là việc đi thu thuế mà trên biên lai thu không đóng dấu mộc treo là đúng hay sai? Nạn nhân Đỗ Đức Cảnh (cán bộ thuế) thừa nhận là sai, là sơ suất của mình nhưng cho rằng hóa đơn thu tiền là ‘hợp pháp” không phải giả bởi hóa đơn do cơ quan chức năng in ấn, ông chỉ là người thực thi nhiệm vụ.
Về việc ông Sơn chạy đuổi theo đòi lại tiền, ông Cảnh đề nghị tòa làm rõ và cho rằng ông Sơn có dấu hiệu cướp tài sản vì sau khi bị ông Sơn tấn công, ông Cảnh đã phải trả lại cho ông Sơn 300.000 đồng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thẩm phán Vương Văn Nghĩa, Tòa hình sự TAND TP.HCM cho biết: qua theo dõi vụ án này, thấy có nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Thứ nhất là nguyên nhân dẫn đến việc ông Sơn tấn công hai cán bộ thuế chính là việc các cán bộ này đã có sai phạm trong khi thu thuế, dẫn đến việc bị người dân hiểu lầm là nhóm người đi lừa đảo.
Theo quy định thì hầu hết khoản thuế đều phải được nộp tại kho bạc, nên việc cán bộ thu thuế tận nơi lại không đưa hóa đơn thuế đúng quy định là tình tiết khiến người dân - ông Sơn hiểu lầm, chạy đuổi theo đòi lại tiền của mình. “Theo ý chí chủ quan của ông Sơn thì việc ông Sơn chạy theo để đòi lại tiền của chính gia đình ông mà ông cho rằng bị những người “lừa đảo” chiếm đoạt không thể nào xem là dấu hiệu của tội cướp tài sản được”, thẩm phán Nghĩa nói.
Cũng theo thẩm phán Nghĩa, cáo trạng của VKSND Thị xã Đồng Xoài còn truy tố ông Sơn thêm tình tiết tăng nặng là “để cản trở công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” cũng là điều không đúng.
BÙI LIÊM - CHI MAI