Saturday, March 28, 2020

“Việt kiều” – bẫy mị dân của Đảng cộng sản Việt Nam

« Đừng gọi chúng tôi là Việt kiều » là câu nói khảng khái của những nạn nhân của chính quyền cộng sản, bị buộc phải bỏ nước ra đi hay những người đến Mỹ theo diện khác nhưng không đồng tình với chính quyền cộng sản, họ muốn được gọi là “Người Việt tị nạn cộng sản” hay “Người Việt hải ngoại“.
khuvuc_cachly
Từ nhà số 125 đến nhà 139 phố Trúc Bạch, nơi vừa phát hiện bệnh nhân số 17
bị phong tỏa nghiêm ngặt sáng 7/3
Truyền thông trong nước thời gian gần đây liên tục cập nhật thông tin hàng ngàn Việt kiều về nước chống dịch rồi Việt kiều làm loạn sân bay, chê điều kiện cách ly tại Việt Nam… nhưng đó chỉ là một phần của sự thật và một nửa sự thật thì không phải là sự thật.
Khi dịch bệnh bùng phát, báo chí trong nước có những bài viết và thông tin như “Việt kiều đổ bộ về nước ‘trốn dịch‘” hay “Việt kiều ồ ạt về nước tránh dịch”. Chưa bàn đến nội dung bên trong nhưng ngay ở tiêu đề, từ ‘Việt kiều’ mà báo chí nhà nước Việt Nam sử dụng đã đặt ra nhiều vấn đề cần tranh luận.

Việt Nam hiện nay có khoảng 4,5 triệu người đang sinh sống và làm việc tại 110 quốc gia trên khắp thế giới, đây là lực lượng rất quan trọng để bỗ xung mỗi năm cho Việt Nam hơn 10 tỷ đô la tiền mặt.

Nếu nhà cầm quyền tại Hà Nội không có biện pháp chấm dứt dùng truyền thông nhà nước, gây chia rẽ kiều bào với quê hương, thì hậu quả sẽ rất nặng nề trong thời gian tới và cuối cùng nghị quyết 36 dành cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng trở thành mớ giấy lộn mà thôi.
Trong Từ điển định nghĩa chữ “kiều” là “ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân. Như vậy, Việt kiều vốn có nghĩa chỉ những người Việt đang có quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các nước bên ngoài Việt Nam, chứ không chỉ công dân nước khác có gốc Việt.

Tuy nhiên, ngày nay “Việt kiều” là thuật ngữ mà những người Việt sống tại Việt Nam dùng để gọi toàn bộ những người Việt sống ở nước ngoài, chứ không phải là thuật ngữ mà những người Việt sống ở nước ngoài gọi chính họ.

Nhiều người Việt định cư ở nước ngoài bày tỏ trên mạng xã hội rằng, chẳng có người nước ngoài gốc Việt nào trở về nước tránh dịch cả. Những người trở về là du học sinh, người đi xuất khẩu lao động hoặc những Việt kiều thật sự trở về vì có việc cần thiết chứ không phải về tránh dịch.

Như tin đã đưa, Facebooker Bùi Thanh Hiếu cũng đã phân tích kĩ tình huống này: Các nước châu Âu cho nghỉ học cả tháng, nhiều cửa hàng cũng buộc phải đóng cửa. Tự nhiên người Việt có một kỳ nghỉ bất đắc dĩ. Tâm lý người Việt cứ được nghỉ dài, hay buộc phải nghỉ dài là họ muốn về quê hương. Với muôn vàn lý do, gặp gỡ nguời thân, cho con cái về gặp ông bà, về xử lý giải quyết việc cá nhân, gia đình… những việc trước kia gác lại do bận rộn chưa thể về được. Đây là lúc họ tận dụng để về giải quyết.

Những du học sinh cũng vây, kỳ nghỉ dài. Bệnh dịch thì chả biết ở đâu sẽ ác liệt hơn ở đâu. Tâm lý cứ về nhà, có gì có gia đình bên cạnh. Mà nghỉ dài như thế không về nhà chơi, thăm, thì ở lại trong phòng để làm cái gì.
Có nhiều ý kiến cho rằng chính cách truyền thông của báo chí Việt Nam đang gây ra một làn sóng di cư từ châu Âu, Mỹ và các nước trở về Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài mà chủ yếu là du học sinh và lực lượng xuất khẩu lao động, những người này vẫn mang Quốc tích Việt Nam – họ là người Việt Nam
Một mặt, truyền thông Việt Nam dưới sự chỉ đạo toàn diện của Ban Tuyên giáo, ngày ngày tô hồng về thành tích chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán của chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản đồng thời liên tục ngợi ca chính phủ đã gây ấn tượng và ghi điểm tốt với người dân. Cho đến thời điểm quan trọng nhất khi dịch bệnh bùng phát nhiều người mới nhận ra rằng mình đã được nhận quá nhiều thứ từ Tổ quốc.

Một loạt các khẩu hiệu : Cuộc chiến không để ai bị bỏ lại phía sau, Tự hào quá Việt Nam ơi, Có một Việt Nam kiên cường như thế… xuất hiện tràn ngập trên truyền thông đại chúng.

Ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngạo nghễ phát biểu: “Trên thế giới không phải nước nào cũng làm được như vậy và nước ta có thể tự hào đã làm được điều đó. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân”.

Đến ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau suốt thời gian vắng bóng kể khi Việt Nam phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ngày 23/1 hay sự kiện bệnh nhân số 17 khiến dịch bệnh xâm nhập cả vào cấm cung của Đảng là Hội đồng lý luận trung ương, thì xuất hiện trở lại vào ngày 20/3 cũng không kém phần tự hào khi nhận định : « Rõ ràng, báo chí, dư luận nước ngoài khen ngợi, nếu không có hệ thống chính trị như của Việt Nam thì chưa chắc đã làm được. » ; « Chúng ta đã thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta » qua công tác phòng chống dịch bệnh…vv
boba_quyenluc
Bộ ba quyền lực của chính quyền cộng sản Việt Nam
Không chỉ bưng bít thông tin, làm đẹp thành tích phòng chống dịch bệnh với dân chúng, báo chí trong nước còn đưa thông tin không chính xác, phóng đại về các diễn biến tại nước ngoài.
Ngày 20/3, báo chí trong nước liên tục đưa tin về hóa đơn gần 35.000 USD của một bệnh nhân trong quá trị điều trị dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Mỹ. Báo điện tử Tuổi trẻ online – cơ quan ngôn luận của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh giật tít « Bệnh nhân COVID-19 ‘kinh hãi’ nhận hóa đơn điều trị gần 35.000 USD ». Báo Thanh niên, diễn đàn của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam cũng phản ánh nội dung này trong bài viết có tựa đề « Điều trị Covid-19 ở Mỹ, sốc với viện phí 35.000 USD ». Thông tin này được chia sẻ mạnh mẽ với mục đích lan truyền thông tin chi phí chữa bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Hoa Kỳ rất cao trong khi Việt Nam thì miễn phí điều trị.

Hay câu chuyện về bệnh nhân số 32 Tiên Nguyễn đang sống tại Anh đến bệnh viện khám và chỉ được kê đơn thuốc để về nhà tự cách ly chứ không được xét nghiệm, chẩn đoán như tại Việt Nam. Kết quả là gia đình Tiên phải thuê hẳn một chiếc chuyên cơ riêng với tổng chi phí gần 10 tỷ đồng để chở con gái về Việt Nam chữa trị. Câu chuyện cũng được chia sẻ rộng rãi để làm nổi bật ưu việt của chế độ, nỗ lực không phải nước nào cũng làm được của chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch. Trong bối cảnh dịch bệnh, người ta cũng quên mất rằng số tiền gần 10 tỷ thuê máy bay riêng rất có thể là một phần tài sản sở hữu toàn dân mà một số cá nhân đã biến nó thành của riêng nhờ chiến dịch cổ phần hóa thần tốc.

Truyền thông cộng sản không ngừng tuyên truyền rằng chính quyền các nước tư bản Châu Âu đang thờ ơ, bỏ mặc số phận người dân, thậm chí nghiệt ngã hơn họ chỉ chữa cho ai có khả năng sống cao vì lý do ko đủ giường bệnh, máy thở và thu viện phí với giá cắt cổ.

Cộng đồng cứ mải mê bị cuốn vào vòng xoáy mị dân của chính quyền với những thành tích chói lọi mà quên mất rằng chính quyền cộng sản độc quyền thông tin tại Việt Nam, thủ tướng đã chỉ đạo tập trung cứu chữa cho bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán, không để có người tử vong thì cũng chả ai ở Việt Nam dám tử vong vì bệnh này.
Cũng chính bởi sự khích lệ niềm tự hào dân tộc quá đà do báo chí trong nước khởi xướng cùng những thông tin một chiều định hướng bởi Ban Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, mà trong cộng đồng dấy lên việc chỉ trích, phê phán giải pháp chống dịch của các quốc gia khác.
Kiêu hãnh về thành tích chống dịch diễn ra theo đúng ‘tinh thần và nghị quyết’ của Đảng, nhiều người đã quay sang phê phán thậm chí thóa mạ giải pháp của các nước khác. Họ cho rằng do phương Tây đã lơ là chủ quan với dịch bệnh làm cho dịch bệnh không được kiểm soát, cả nước vỡ trận khiến người Việt tại đây sợ hãi, lo lắng, đổ xô về Việt Nam, một trong những nơi an toàn nhất để tránh dịch.

Trên thực tế, đứng trước một đại dịch, mỗi nước sẽ có những giải pháp khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tình hình kinh tế – xã hội, thể chế chính trị của mình. Châu Âu không thể phòng dịch như Việt Nam khi mà chỉ vì nghi tiếp xúc với bệnh nhân là mang nguyên cả F1, F2, F3, F4 đi cách ly hay phong tỏa cả một vùng, việc tôn trọng chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây cũng khiến người dân không canh xem hàng xóm có người nhà đi nước ngoài về hay không để mà báo lên phường. Phương Tây luôn dựa vào ý thức tự giác của người dân.

Ngược lại Việt Nam cũng chắc chắn không thể làm được như châu Âu khi bước vào giai đoạn dịch bùng phát nghiêm trọng, nhà nước thực hiện lệnh giới nghiêm, chính phủ hỗ trợ không để bất cứ doanh nghiệp nào phá sản, toàn bộ dân lao động phải nghỉ làm sẽ được nhà nước trả lương… trong khi tại Việt Nam 74% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết, có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

Blogger Anh Vũ Ngô phân tích : Khi có khủng hoảng, người ta có xu hướng so sánh phản ứng của các quốc gia mà quên mất rằng sự chuẩn bị trước khủng hoảng đóng vai trò then chốt. Để có được sự chuẩn bị này thì cần một thời gian dài tích luỹ nguồn lực phát triển trong đó thể chế tự do hơn hẳn thể chế tập quyền nhờ kích thích được tiềm lực của nhiều tầng lớp xã hội. Không những thế, ngay cả khi bị buộc phải áp dụng những biện pháp cứng rắn tương đương thì xã hội dân chủ cũng tỏ ra bền vững hơn nhiều xã hội của một nhà nước độc tài.
Trong khi việc bảo vệ công dân của mình tại nước ngoài là nghĩa vụ và trách nhiệm của một quốc gia thì chính quyền cộng sản coi việc hỗ trợ người Việt ở nước ngoài về nước như một sự ban ơn, bố thí và buông lời miệt thị
Trong luật quốc tế, trách nhiệm bảo hộ công dân có bao gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới công dân của nước này.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tại khoản 3 Điều 17 quy định: “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”.

Cùng với đó, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã chỉ rõ, việc bảo hộ những quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài là hết sức cần thiết, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của Nhà nước Việt Nam đối với thế giới cũng như trong con mắt người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần khuyến khích, động viên ngày càng nhiều hơn sự đóng góp của bà con Việt kiều vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xin được nhấn mạnh : nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước là bảo vệ công dân của mình dù ở bất kì đâu trên thế giới. Cho nên đây không phải bố thí, ban ơn mà các dư luận viên ngày ngày loan báo : Tổ quốc ‘dang tay’ đón đồng bào trở về hay Chỉ có “đất mẹ” bao dung, luôn dang tay đón “con cái” trở về dẫu “con cái” đó đã từng “lầm lỡ”.

Không biết ‘lầm lỡ’ ở đây là do đã lựa chọn một môi trường giáo dục tốt hơn để tích lũy kiến thức cho bản thân hay là lầm lỡ do phải đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền gửi về nước nuôi gia đình khi công việc trong nước không đủ trang trải cuộc sống?
Nhà nước cộng sản khi cần thì họ sẵn sàng chỉ đạo truyền thông trong nước kích động chia rẽ người dân trong nước với người Việt sinh sống ở nước ngoài, khi quá khó khăn, họ lại kêu gọi Việt kiều đóng góp, hỗ trợ chống dịch bệnh.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam cho biết, vào ngày 8/2 Bộ Tài chính đề nghị Bộ Ngoại giao khuyến khích các tổ chức quốc tế và kiều bào hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết thái độ của chính quyền từ hồi xảy ra vụ này từ ngày 23/1 cho đến bây giờ thì quả thật Chính phủ Việt Nam không có những chính sách cụ thể để tiếp cận vấn đề bệnh dịch, đã gây ra sự phản cảm nhất là đối với cộng đồng người Việt ở tại hải ngoại. Vì việc phòng, chống dịch của Chính phủ Việt Nam đối với dân chúng trong nước vẫn còn nhiều bất cập và phải kêu gọi sự hỗ trợ các thiết bị y tế từ quốc tế và kiều bào trong khi lại sốt sắng hỗ trợ cho Trung Quốc trang thiết bị và vật tư y tế trị giá nửa triệu đô la Mỹ để chống dịch virus corona, mà theo như Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng được báo giới dẫn lời nói là “Việt Nam trao tặng số tốt nhất mà Việt Nam có, trong bối cảnh chúng tôi cũng có nhu cầu rất lớn với các vật tư này”.

Facebooker Đặng Phước thì cho rằng việc dùng từ ‘khuyến khích’ của Bộ Tài chính là không chuẩn xác : « Chính phủ chỉ làm được việc kêu gọi Việt kiều đầu tư về VN thì chính phủ phải có điều kiện để họ có lợi mới khả thi, “khuyến khích” mà họ không có lợi thì phỏng VN được gì? Nếu muốn cầu cạnh Việt kiều giúp đỡ thì nói “xin hỗ trợ” hoặc “kêu gọi” cho nó phải phép chứ! »

« Đừng gọi chúng tôi là Việt kiều » là câu nói khảng khái của những nạn nhân của chính quyền cộng sản, bị buộc phải bỏ nước ra đi hay những người đến Mỹ theo diện khác nhưng không đồng tình với chính quyền cộng sản, họ muốn được gọi là “Người Việt tị nạn cộng sản” hay “Người Việt hải ngoại“. Họ cũng khác hoàn toàn các «Việt kiều đỏ» được các quan chức đầu tư sang du học, định cư tại các nước tư bản, chuẩn bị cho một kịch bản sụp đổ chế độ độc tài tại Hà Nội, khi đó « bãi đáp » cùng cơ sở vật chất đã sẵn sàng cho một làm sóng di tản mới.
Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

Dân không có quyền mà hót nhân quyền

‘…Nhà nước độc đảng hạn chế gắt gao mọi quyền chính trị và dân sự cơ bản, và cấm mọi hoạt động bị đảng Cộng Sản cầm quyền coi là mối nguy đối với độc quyền lãnh đạo của họ. Đặc biệt là các nhà hoạt động và blogger vẫn bị theo dõi, cấm đi lại, hành hung, thẩm vấn và bắt giữ, bị các tòa án kết tội và tuyên án bản án tù nhiều năm…’
danquyen_bi_chadap
Nói chuyện quyền dân hay nhân quyền với Cộng sản Việt Nam như nước đổ đầu vịt hay nước đổ lá khoai, thế mà nhà nước và báo đài đảng thì cứ oang oang cái mồm “Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam”.
Người phóng ra câu nói nhạt như nước lã ao bèo này hôm  23-3 (2020), là phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Ngoài ra, báo Quân đội Nhân dân (QĐND)—cái loa của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng—cũng tát nước theo mưa bằng giọng điệu lãng nhách rằng: ”Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là những vấn đề trọng tâm trong triển khai Hiến pháp năm 2013, trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội cũng như trong thực tiễn đời sống ở Việt Nam.” (báo QĐND, ngày 23/03/2020)

Những tuyên bố không đúng sự thật này của Việt nam được đưa ra nhằm phản bác Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 11/03/2020, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2019.

Báo cáo Mỹ không thay đổi nhiều với các vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN trong các năm trước, nhưng vẫn lập lại những vi phạm cũ với cường độ đàn áp mạnh hơn và có phối hợp chặt chẽ hơn giữa Bộ Cộng an và Quân đội.

Báo cáo Mỹ nói gì?
Nhìntổng quát, các vi phạm nhân quyền (được tạm dịch) bao gồm: “Tiếp tục tình trạng giết người bất hợp pháp và bừa bãi; cưỡng chế đưa đi mất tích ; tra tấn bởi nhân viên công lực; bắt bớ và giam giữ tùy tiện bởi nhà nước; các tù nhân chính trị; thiếu độc lập của hệ thống pháp lý;xâm phạm bừa bãi và phi pháp đối với quyền riêng tư…”

Tồi tệ hơn là ngăn cấm quyền phát biểu tự do, báo chí, internet, kể cả việc bắt bớ bừa bãi và truy tố những người chỉ trích chính phủ, kiểm duyệt, ngăn chặn các cổng thông tin điện tử và tội trạng hóa các hành động này; tăng cường can thiệp vào các cuộc hội họp ôn hòa và tự do tập hợp; hạn chế quyền tự do đi lại của những người hoạt động nhân quyền; ngăn chặn các hoạt động chính trị; hành động tham nhũng gia tăng đáng kể; phi pháp hóa  các nghiệp đoàn thương mại độc lập; buôn bán con người và sử dụng lao động trẻ em.”
Nhưng trong trường hợp Việt Nam, đã và đang có rất nhiều trẻ em phải lao động dưới tuổi tối thiểu 15, nữ chiếm đa số, đặc biệt  ở thôn quê, vùng cao và hải đảo nghèo.

Theo tin của Tổ chức Lao động Quốc tế-Văn phòng Việt Nam (ILO, International Labor Organization-Vietnam) thì một thống kê điều ra năm 2012 của Bộ Lao động Việt Nam, được phổ biến năm 2014, cho thấy: ”Trong tổng số trên 18,3 triệu trẻ em, có khoảng 1/6 trong số này (2,83 triệu em) đang tham gia hoạt động kinh tế (HĐKT), trong đó 42,6% là trẻ em gái. Gần 86% trẻ em HĐKT sinh sống ở nông thôn và gần 2/3 số này thuộc nhóm 15 - 17 tuổi. Do đặc thù của nền kinh tế còn phát triển ở giai đoạn thấp, tuổi bắt đầu tham gia HĐKT khá sớm, phổ biến từ 12 tuổi trở lên. Việc tham gia hoạt động kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình học tập của trẻ, với khoảng 41,6% trẻ em tham gia HĐKT không đi học (trên 2% chưa từng đi học). Thời gian làm việc của trẻ em khá dài, với khoảng 27,4% trẻ em làm việc trên 42 giờ/tuần.
Nghiên cứu cũng cho biết: ”Có khoảng 278.884 lao động trẻ em trong ngành trồng lúa. Khoảng 32,9 phần trăm, hay 91.753 em trong số này dưới 15 tuổi, là độ tuổi lao động tối thiểu ở Việt Nam. Trong số ước tính 278.884 lao động trẻ em trồng lúa, có 13,6 phần trăm từ 5-11 tuổi, 19,3 phần trăm từ 12-14 tuổi, và 67,1 phần trăm từ 15-17 tuổi. Cuộc điều tra này xem một trẻ em là lao động trẻ em nếu em đó làm việc quá số giờ mỗi tuần cho độ tuổi của mình, hoặc nếu em đó tham gia những công việc mà luật pháp quốc gia cấm làm nếu chưa đủ tuổi.” (Theo tin của Prav-TV)

Nguyên văn phần Anh ngữ trong Báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2019: ”Significant human rights issues included: unlawful or arbitrary killings by the government; forced disappearance; torture by government agents; arbitrary arrests and detentions by the government; political prisoners; significant problems with the independence of the judiciary; arbitrary or unlawful interference with privacy; the worst forms of restrictions on free expression, the press, and the internet, including arbitrary arrest and prosecution of government critics, censorship, site blocking, and criminal libel laws; substantial interference with the rights of peaceful assembly and freedom of association; significant restrictions on freedom of movement including exit bans on activists; restrictions on political participation; significant acts of corruption; outlawing of independent trade unions; trafficking in persons; and use of compulsory child labor.”

Ngoài ra thân nhân của những người bị chết ở đồng Công an bị khủng bố và hành hạ bời chính quyền địa phương.
(Family members of individuals who died in police custody reported harassment and abuse by local authorities.)

Nói có mà không

Phần mở đầu trong Báo cáo của Hoa Kỳ tuy tóm lược, nhưng rất đầy đủ, đã nói hết những vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN về các quyền của công dân đã được công nhận trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013.

Tiêu biểu như trong Điều 25 ghi rằng: ”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Nhưng trong thực tế, người dân chưa bao giờ được thực thi các quyền này. Nhà nước có Luật Báo chí, nhưng chi áp dụng cho báo chí của đảng, của các tổ chức do đảng thành lập hay yểm trợ và của nhà nước từ trung ương xuống cơ sở.

Những người làm báo, hoặc là đảng viên hay nhân viên phải phục tùng lệnh phục vụ và tuyên truyền cho Đảng. Tuy mỗi báo, Đài phát thanh, đài Truyền hình có một Tổng Biên Tập, nhưng quyền cao nhất và kiểm soát tất cả các Tổng Biên tập lại nằm trong tay Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, bây giờ là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị.

Tư nhân không có quyền ra báo và những nhà báo độc lập, tự do -- đa số là các Bloggers, Facebookers – hoàn toàn không được tự do truyền tải thông tin theo ý muốn. Họ bị khống chế, đe dọa và đàn áp, kể cả bị bắt giam, truy tố, phạt tù.

Bên cạnh đó là các cuộc hội họp của dân, nếu không có phép, bị dẹp tan, những người chủ xướng bị bắt điều tra, phạt tù (trong trường hợp bị khép tội có âm mưu lật đổ chính quyền, chống lại nhà nước, chống lại nhân dân v.v..)

Hai Dự luật Lập hội và Biểu tình, sau nhiều năm sửa đổi, vẫn chưa được thảo luận tại Quốc hội, trong khi Công an lại được lệnh đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lấn chiềm biển đảo của Việt Nam do các nhóm Tổ chức Dân sử chủ động.

Người dân cũng rất công phẫn khi bị đàn áp trong các lần tổ chức truy điệu và ghi công các chiến sỹ, của cả 2 Chế độ Việt Nam Cộng hòa và của CSVN, đã hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ chống quân Tầu xâm lược ở Hoàng Sa tháng 01 năm 1974, cuộc chiến Gạc Ma, Trường Sa ngày 14/03/1988  và 10 năm chiến tranh biên giới, 1979-1989.

Trong lĩnh vực Tôn giáo, chả cần phải nói nhiều thì ai cũng biết, chủ trương “xin-cho”, kiểm soát và tìm mọi cách để ngăn cản các hoạt động Tôn giáo, nhất là đối với các Tôn giáo không chịu khép mình cho nhà nước chi phối, kiểm soát, là ưu tiên hàng đầu của Đảng.
Bằng chứng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (tên quen thuộc là Phật giáo Ấn Quang) đã bị phá hoại làm tan rã vì không chịu chui vào tổ chức Giáo hội Phật giáo “quốc doanh” Việt Nam.

Giáo hội Công giáo, tuy có hậu thuẫn quốc tế của Vatican và Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn phải đương đầu với muôn vàn trở ngại trong việc tu hành, bổ nhiệm và thuyên chuyển các Linh mục và Giám mục. Những linh mục, tiêu biểu như các Cha Đòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, hoạt động xã hội, nhân đạo và bảo vệ quyền làm người để tuyên dương đức tin Thiên Chúa, đã bị trù dập, bị cưỡng bách phân tán đến các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Ấy thế mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, khi được báo chí hỏi phản ứng về Báo cáo nhân quyền của Mỹ, đã nói: ”Báo cáo vẫn còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam.” (Tin Bộ Ngoại giao, ngày 23/03/2020)

Nhưng tin nào “chưa được kiểm chứng thực tế” mà nói bừa như thế. Tình trạng bịt miệng dân, đàn áp các Bloggers, Facekookers và các nạn nhân tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền đã bị đàn áp và đang bị khống chế còn sống  khắp nơi ở Việt Nam thì có cần phải kiểm chứng không ?
 
Về phần mình, báo QĐND cũng gọi Báo cáo Mỹ là: ”Phi lý và kỳ cục. Phi lý là bởi nội dung của bản báo cáo này rõ ràng đi ngược với thực tế. Kỳ cục vì cuối cùng đây vẫn chỉ là tập hợp của những nhận xét thiếu thiện cảm mang tính cố hữu, để rồi kết luận với điệp khúc cũ: Việt Nam vi phạm nhân quyền.”
Báo này còn cường điệu: ”Chỉ trích vô căn cứ về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. …. hạn chế các quyền tự do, bao gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet và tự do tôn giáo…Đây là những luận điệu không mới, trước hết bởi nó vẫn sa lầy trong cách nhìn nhận “không trúng và không đúng” sự thật.”

Cuối cùng báo của Bộ Quốc phòng kết luận: ”Dù đã “xuống tông” so với những báo cáo trước đây và thừa nhận những thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam, song báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chứa đựng những nhận định thiếu khách quan, được chắp vá bằng những thông tin không chính xác, phản ánh sai lệch về tình hình thực tế.”(báo QĐND, ngày 23/03/2020)

HRW – Việt Nam
Nhưng đâu chỉ có Bộ Ngoại giao Mỹ đã phơi ra sự thật những vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Cả Human Rights Watch cũng đã vào cuộc từ rất sớm.

Trong báo cáo ngày 14/01/2020, theo tường thuật của Phóng viên Thanh Phương, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI, Radio France International) thì: “Bản Báo cáo Thế giới, dày 652 trang, của Human Rights Watch trình bày tình hình nhân quyền tại 100 quốc gia trong năm 2019.

Trong phần nói về Việt Nam, ông Brad Adams, giám đốc Ban Á châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, nói: « 2019 là một năm tàn khốc đối với các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam khẳng định rằng người dân Việt Nam được hưởng quyền tự do ngôn luận, nhưng “quyền tự do” này biến mất khi được sử dụng để kêu gọi dân chủ hay chỉ trích đảng Cộng Sản cầm quyền».
Báo cáo của Human Rights Watch ghi nhận: « Nhà nước độc đảng hạn chế gắt gao mọi quyền chính trị và dân sự cơ bản, và cấm mọi hoạt động bị đảng Cộng Sản cầm quyền coi là mối nguy đối với độc quyền lãnh đạo của họ. Đặc biệt là các nhà hoạt động và blogger vẫn bị theo dõi, cấm đi lại, hành hung, thẩm vấn và bắt giữ, bị các tòa án kết tội và tuyên án bản án tù nhiều năm ».
Cũng theo Human Rights Watch, chính quyền Việt Nam vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị họ tùy tiện cho là gây phương hại cho « lợi ích quốc gia »« trật tự công cộng », hay « khối đoàn kết dân tộc ». Những người theo các tổ chức tôn giáo không được chính quyền công nhận thì bị kiểm điểm, buộc từ bỏ tín ngưỡng, bị câu lưu, thẩm vấn, đánh đập và bỏ tù.” (RFI)
Sự thật trước mắt

Vậy từ “không được kiểm chứng” cho đến “phi lý, kỳ cục” hay “sai lệch” đã diễn ra trước mắt Giáo sư, Tiến sĩ, cựu đảng viên Nguyễn Đình Cống như thế nào ?

Ông viết: ”Mọi người có Nhân quyền và Dân quyền. Nhân quyền do Thượng đế ban cho, Dân quyền do Hiến pháp quy định. Trong Dân quyền thì quyền ứng cử, bầu cử người đại diện là  thiêng liêng. Thực hiện việc đó một cách thật sự tự do dân chủ là mở đầu việc Lập Quyền Dân. Thế mà việc bầu cử đang bị ĐCS lợi dụng bằng trò dân chủ giả hiệu.
Ở các nước dân chủ, khi  bầu cử mà có trên 70% cử tri tham dự, người ta cho rằng đó là con số khá lớn. Ở VN, mỗi lần bầu Quốc hội (QH) người ta thúc ép để có gần 100% cử tri tham gia, nhưng tiếc rằng phần lớn trong số cử tri đã bị lợi dụng, bị lừa dối mà không biết hoặc có biết nhưng phải cúi đầu tuân theo. Cử tri không thích thú gì với dân chủ giả hiệu trong bầu cử. Họ giữ lại tên người này, gạch tên người nọ trong lá phiếu mà bản thân không biết những người đó có năng lực và phẩm chất như thế nào. Phải chăng họ chỉ là con rối trong tay ban bầu cử do ĐCS thao túng?! “  (trích“Lòng yêu nước, Đảng Cộng sản và Lập Quyền Dân”, Tác giả Nguyễn Đình Cống, ngày20/03/2020)
Khi nói về chủ mưu chiếm quyền dân của đảng CSVN từ rất sớm, Nhà giáo Ưu Tú tại Đại học Xây dựng, Nguyễn Đình Cống, người nổi tiếng về nghiên cứu Bê tông và các lĩnh vực khác trong Xây dựng viết: ”ĐCSVN, ban đầu là đảng cách mạng dựa vào lòng yêu nước của dân để phát triển, khi giành được chính quyền rồi thì trở thành đảng thống trị. Họ tự tuyên bố là đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền, nhưng thực chất là đảng độc tài toàn trị. Họ tuyên truyền là giành chính quyền về tay nhân dân, nhưng thực ra là dùng sức dân để giành chính quyền cho họ. Thực chất ĐCS đã cướp quyền của dân. Họ lợi dụng và làm hoen ố Lòng yêu nước bằng cách bắt gắn nó với yêu CNXH, tức là yêu ĐCS. Họ dựa vào Lòng yêu nước của các đảng viên và của toàn dân để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, nhưng khi họ thực hành cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản thì phạm phải nhiều thất bại như cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, kinh tế quốc doanh, đàn áp tự do tư tưởng, độc quyền đảng trị , lệ thuộc Trung cộng, v.v.”
Giáo sư Nguyễn Đình Cống sinh ngày 12/12/1937 tại Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình, đã chính thức tuyên bố ra khỏi đảng 3.2.2016.

Ông khẳng khái nói thẳng: ”Nhân dân VN đã để cho ĐCS lợi dụng lòng yêu nước quá nhiều, đã làm ngu dân bằng cách nhồi sọ chủ nghĩa Mác Lê, không cho ai tự do tư tưởng, ngăn cấm làm phản biện, chủ trương nhấn chìm dân tộc vào vòng tăm tối.”
Như vậy thì đã rõ chưa, hay cần nhân dân cả nước, với trên 90 triệu người, đứng lên móc mắt, chỉ mặt thì đảng, chính phủ và báo, đài nhà nước mới “sáng mắt sáng lòng” trước những lời lẽ phản động về quyền dân?
(03/020)
Phạm Trần

Dịch cúm và những chỉ đạo, phát ngôn trái ngược nhau

…Nói thủ tướng cấm thế là hại nông dân cũng không phải, mà nói bộ trưởng công thương xuất khẩu gạo thế hại dân cũng không phải…”
xuatcang_gao01
Theo số liệu công bố, thì Việt Nam có số lượng người nhiễm cúm Vũ Hán thuộc loại thấp so với các nước, phải nói là rất thấp đằng khác. Số người nhiễm cúm Vũ Hán ở Việt Nam đến nay chỉ hơn 100 người.

Thế nhưng những chính sách phòng dịch ở Việt Nam được chú ý từ rất sớm, khi chỉ có vài người bị. Có thể con số người nhiễm ở Việt Nam không chính xác như thống kê, nhưng việc nhà nước Việt Nam chú trọng tới phòng dịch cúm Vũ Han là điều có thật, cho dù cách mà họ phòng chống có những hạn chế, ví dụ như việc đối xử với công dân Trung Quốc và biên giới với nước này.

Đến nay trong hàng ngũ quan chức Việt Nam, có anh Chung Con chủ tịch Hà Nội là người thể hiện tinh thần cảnh giác cao với việc phòng dịch. Phát ngôn và hành động của anh luôn trước sau như một,  là phải cảnh giác, phải tập trung, không coi thường. Sau vụ anh Thuấn, một cán bộ cao cấp của đảng đi nước ngoài về dính cúm, thông tin về anh Thuấn đi đến đâu, gặp ai được Hà Nội làm rõ ràng, không né tránh vùng nhạy cảm nào hết.Thông tin về anh Thuấn lý luận làm người dân thấy những mặt trái trong lối sống xa hoa của cán bộ đảng cao cấp. Rồi đến việc anh Chung trả lời báo chí về việc con mình đang du học ở Mỹ, anh khuyên con ở lại đó đừng về. Mặc dù báo chí đang ca ngợi nhà nước Việt Nam dang rộng vòng tay đón người Việt từ nước ngoài về, chữa chạy miễn phí nọ kia. Anh Chung con bất chấp những công sức ca ngợi ấy, anh thẳng toẹt bảo con anh đừng về.

Việc của làm của anh Chung con ảnh hưởng đến uy tín cán bộ đảng, như cán bộ ăn chơi xa hoa, cán bộ có con du học tại tư bản thù địch. Ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ khác và của chính anh luôn.

Thế nhưng nó nhất quán với những gì anh nói về phòng dịch.

Nói đến đây thì nhiều bạn bất đồng chính kiến sẽ nghĩ tôi bênh vực quan chức cộng sản. Không, tôi chỉ nói trong khuôn khổ việc phòng dịch này, không phải khen việc kiên quyết phòng dịch của cán bộ Việt Nam để biện minh cho cái xấu xa khác của chế độ CSVN. Bản thân tôi ngay từ đầu khi dịch cúm Vũ Hán xuất hiện, tôi không theo phong cách mọi khi là nhăm nhăm chỉ trích những chỉ đạo của cán bộ CSVN trong việc này. Có chăng là việc phàn nàn vụ không vận động bà con nước ngoài mua khẩu trang gửi về nước, nhưng chỉ hai hôm sau,  thì thủ tướng chính phủ đã kêu gọi kiều bào gửi khẩu trang, nước sát khuẩn về nước để góp sức phòng dịch.

Tất nhiên chẳng phải vì tôi phàn nàn việc kêu gọi kiều bào gửi khẩu trang, sát trùng mà thủ tướng kêu gọi theo. Cũng chẳng phải do tôi chỉ trích sự vắng mặt của tổng bí thư, chủ tịch nước trong thời gian chống dịch mà ông Trọng xuất hiện chỉ đạo. Đó chỉ là những điều tự nhiên phải đến, như người ta dù bận mấy thì đến bữa vẫn phải ăn cơm. Đến 7 giờ tối chưa thấy cơm nước gì, kêu đói thì chậm hơn chút 8 giờ có cơm ăn mà thôi.

Chính phủ kêu gọi kiều bào gửi khẩu trang về nước, tôi gửi 20 ngàn cái về phát từ thiện. Quản lý thị trường, công an kéo đến nhà tôi. Tôi có chửi không? Không, tôi cũng chẳng chửi. Tôi biết mục đích của họ là kiểm tra xem, tôi có nhân việc phát khẩu trang chống dịch mà làm gì đó khác. Khi họ xác định rõ tôi chỉ đơn thuần phát khẩu trang từ thiên, chẳng mục đích gì hơn, họ bỏ đi.

Thực chất là tôi làm từ thiện theo bản năng của một con buôn đánh hơi thị trường tốt. Tôi biết chắc chắn giá khẩu trang sẽ lên cao trong thời gian ngắn, tôi mua vào lúc giá bình thường, lại được người bán và người vận chuyển giảm cho nửa giá để tôi làm từ thiện. Tôi bán những thứ người ta dùng cả đời đã kiếm lời, chẳng việc gì nhân lúc dịch bệnh bán khẩu trang kiếm lời, nói thật nếu khẩu trang là mặt hàng dùng cả đời như xoong nồi, bếp từ thì tôi điên mà đi bán hoà vốn hay làm từ thiện.

Mua 1 và lúc tặng đi, giá trị của nó tăng gấp 5, gấp 7 lần. Thế là lời còn gì, kể cả là tặng không thu về đồng nào, vẫn lời. Người ta buôn bán phải làm quảng cáo cho khách hàng biết đến mình, chắc gì tiền quảng cáo bỏ ra thu được lợi ích như thế.

Nói thế để mọi người thấy, việc chỉ đạo chống dịch của bọn quan chức CSVN không phải cái gì cũng là đáng phê phán cả. Ngay cả khi chúng làm hại đến mình, tôi cũng không hận chúng. Tôi chỉ chỉ trích những chính sách để mang lại lợi ích nhóm, phe phái, ý đồ chính trị. Chứ việc thiên tai, phòng dịch thì nước nào bọn quan chức cũng muốn làm tốt, kể cả bọn độc tài chúng cũng mong dân khoẻ (khoẻ thôi, chứ chứ đừng khôn) để chúng còn vặt. Nếu mà vì trái ngược với chúng, mà mình cũng mong dân yếu đi, bệnh tật, nghèo đói để chúng không vặt được thì cũng chẳng là cách hay ho gì.

Việc chống dịch rất phức tạp, đối với thể chế dân chủ người ta cũng có những cái khó, chẳng hạn như việc hạn chế đi lại, cấm hoạt động tại nơi công cộng, nhà hàng, tụ điểm vui chơi, trường học... ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại, kinh doanh , học tập của con người trong hiến pháp quy định.

Chế độ độc tài có những cái thuận lợi hơn, ví dụ cần là ra lệnh cấm. Nhưng nó cũng có những cái khó của nó, như những chỉ đạo đến tầm nào đó cần phải có những sự đồng ý của đảng. Hoạt động của quan chức phải phù hợp với quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên chú ý thấy, thì trong cơn dịch vừa qua, đảng CSVN đã để cho các quan chức được quyền khá rộng trong việc xử lý chống dịch. Chẳng hạn vụ anh Chung Con lôi tuốt hành tung bí ẩn của anh Thuấn lý luận ra để mục đích ngăn dịch là một ví dụ. Hay việc anh công bố con anh học ở nước tư bản, anh bảo đừng về, chẳng có lợi gì cho bản thân và việc chống dịch ở Việt Nam.

Từ đó chúng ta có thể thấy, việc chống dịch có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, gây nên sự mâu thuẫn, xung đột, trái ngược nhau.

Ví dụ việc rầm rộ xử lý người nước ngoài về nước trong mùa dịch. Ông Nguyễn Quốc Duyệt  tư lệnh bộ tư lệnh thủ đô hôm trước nói - có một số du học sinh nhà có điều kiện đòi hỏi phải ở khách sạn.

-"Một số du học sinh ở khu vực châu Âu là con cháu gia đình có điều kiện, nên khi về đến sân bay Nội Bài có biểu hiện thiếu hợp tác với cơ quan chức năng. Công an, an ninh hàng không gần như phải cưỡng chế lên xe mới đưa được những thanh niên này về khu cách ly", tướng Duyệt nói và cho biết, nhiều trường hợp đã đề nghị cho cách ly tại khách sạn.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tư lệnh thủ đô cho rằng cấp có thầm quyền cần thống nhất không cách ly người Việt Nam về nước tại các khách sạn. "Chúng ta không đủ nhân lực y bác sĩ để hàng ngày đến các khách sạn kiểm tra sức khoẻ, kiểm soát người bị cách ly và đề phòng lây nhiễm", ông Duyệt nói và cho rằng, chỉ trường hợp bất khả kháng, khi các đơn vị quân đội, bệnh viện dã chiến, khu lưu trú, ký túc xá... không còn thì mới sử dụng đến khách sạn xa khu dân cư để cách ly.
* Với thành phố Hà Nội, ông Duyệt cho hay "kiên quyết không để công dân vào cách ly tại khách sạn, vì sẽ sinh ra so sánh giữa người có tiền và không có tiền, gây bất ổn trong xã hội".
Đọc những gì ông tướng cộng sản này nói có đúng không?
Rất đúng, đúng cả tình lẫn lý. Lúc đau thương này mà để người ở khách sạn, người ở khu cách ly sinh ra so sánh tâm lý, mà những người có tiền thường là con cháu quan chức như con anh Chung, hoặc các gia đình khá giả. Làm thế đúng là gây bất ổn trong xã hội.
Nhưng chỉ vài tiếng sau, ông thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bảo ai có nhu cầu ở khách sạn thì bỏ tiền ra, xã hội hoá việc phòng dịch.
Phúc Nghẹo nói đúng không?
Gọi là Phúc Nghẹo thì tất các bạn hiểu tôi không thiện cảm gì với ông ta. Nhưng hỏi việc này ông ta phát biểu trái ngược với quan điểm có tình lý của ông tướng kia có đúng không? Tôi cũng phải trả lời là ông ta, Phúc Nghẹo cũng chẳng sai.
Bây giờ người bị cách ly là Việt Kiều, tiền họ kiếm được do làm ăn ở nước ngoài. Họ có tiền, họ về nước bị cách ly, họ chấp nhận việc cách ly. Nhưng họ muốn bỏ tiền ra để được chỗ tốt hơn thì có gì sai. Trong khi khách sạn thì chả có khách, nhân viên không có việc làm. Thu tiền của họ, kể cả tiền công người trông coi vào đó cộng cả tiền chi phí quản lý, trông coi. Như thế còn hơn khách sạn bỏ không, nhân viên khách sạn không có việc làm. 
Chỉ có những người không muốn bỏ tiền mà đòi ở khách sạn mới đáng trách, còn người có đồng tiền chính đáng như VK họ muốn bỏ ra để ở khách sạn thì chả có gì sai, sao phải cấm họ. Vừa thoả mãn nhu cầu của họ, vừa có nguồn thu chính đáng, làm chứ sao không?
Rồi hôm qua lại đến vụ gạo, vụ an ninh lương thực.
Anh Phúc Nghẹo ngay lập tức chỉ đạo dừng xuất khẩu gạo để bảo đảm an ninh lương thực cho người dân. Anh được quần chúng hoan hô, kể cả phản động cũng đồng tình với anh.
Anh Nghẹo làm đúng không? 
Tinh thần và trách nhiệm anh làm đều đúng. Về tinh thần là giữ gạo cho dân anh, về trách nhiệm anh mà không giữ đủ gạo cho dân ăn, dân nó đào mả tổ nhà anh lên.
Thế mà anh Tuấn Anh bộ trưởng bộ công thương đâm luôn cái công văn xin xem xét lại việc dừng này ở một số điểm.
Ngay lập tức dư luận tổng xỉ vả anh Tuấn Anh tới tấp.
Có người hỏi tôi, anh Gió cho bài về vụ thằng Tuấn Anh đòi bán gạo đi. Ý họ là tôi phang cho thằng này một bài đi cho dư luận hả dạ.
Thật liều lĩnh, chả lẽ làm đến bộ trưởng rồi mà Trần Tuấn Anh ngu đến mức chống lại lệnh thủ tướng công khai trước bàn dân thiên hạ, nhất là cái lệnh dừng bán gạo đang được toàn dân ủng hộ bất kể phe phái nào. Anh đòi bán gạo như thế, mai kia hết gạo trong nước cho dân ăn, bây giờ còn gạo mà người ta chửi anh thế, lúc hết gạo thật thì thôi chỉ còn nước dẫn vợ con té sang nước ngoài. Chứ tội chống lệnh thủ tướng, đi ngược lòng dân thì đừng mơ ngồi yên đấy.
Các bạn đang chửi Trần Tuấn Anh, nếu bỏ công một chút nghiên cứu nghị định 12/2006 của thủ tướng chính phủ về điều hành lúa gạo và bài nghiên cứu của tiến sĩ Trần Tiến Khai thì sẽ hiểu thêm nhiều vấn đề. Những đặc điểm về lúa gạo ở Việt Nam
1- Ví dụ Việt Nam là nước đứng thư ba trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Có hơn hai triệu hộ nông nghiệp nuôi trồng lúa gạo.
2- Chu kỳ thu hoạch ngắn, nghĩa là chỉ vài tháng lại thu hoạch tiếp.
3- Các nước nhập khẩu gạo nỗ lực đẩy mạnh chính sách giảm giá xăng dầu, phân bón cho người trồng lúa của họ, đồng thời tăng thuế nhập gạo để khuyến khích dân họ trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực cho nước mình.
4- Bộ nông nghiệp và phát triền nông thôn Việt Nam có trách nhiệm quản lý con số gạo xuất khẩu sau khi trừ đi nhu cầu tiêu dùng trong nước và dự trữ an ninh lương thực.
5- Hầu hết hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu gạo, bao gồm cả tư nhân ở Việt Nam đều không có năng lực về kho bãi, bảo quản. Họ mua đứt và bán đoạn càng nhanh thì càng có lợi cho họ và nông dân.
6- Nhà nước bảo đảm can thiệp sao cho nông dân phải được lợi nhuận 30% trên giá bán ra.
7- 50% lượng gạo xuất khẩu nằm trong hợp đồng ký kết trước.
Điểm qua các thống kê trên, dễ hiểu ngay rằng việc xuất khẩu gạo khó có thể dừng hoàn toàn được. Vì nếu dừng thì ai sẽ là người tiêu thụ gạo cho nông dân?  Nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp hơn nhiều so với sản lượng mà hơn hai triệu hộ nông dân sản xuất ra hàng năm.
Nếu mà trữ lại thì trữ ở đâu? Những doanh nghiệp xuất khẩu gạo trữ lại, thì như điểm 5 họ làm gì có năng lực bảo quản, kho bãi. Còn nói về nhà nước trữ thì dự định làm kho chứa hiện đại của chính phủ với mức trữ 4 triệu tấn,  đến 10 năm nay chưa làm được vì không xác định ai là chủ đầu tư, ai vận hành, ai khai thác và hơn nữa là tiền đâu ra.
Dừng xuất khẩu gạo, nông dân ôm gạo để trong nhà chăng? 
Còn những hợp đồng đã ký thì sao? Ai sẽ chịu bồi thường vì không thực hiện được hợp đồng.
Ngoại trừ miền Tây Nam Bộ đang hạn hán, nhưng nơi này từ trước đến nay sản lượng lúa gạo chỉ chu cấp trong vùng. Miền Đông Nam Bộ mới là vựa lúa lớn nhất nước. Tình hình giá xăng dầu thế giới giảm, nếu chính phủ giảm giá xăng dầu theo đúng tương ứng hẳn những người nông dân Đông Nam Bộ sẽ thuận lợi rất nhiều về sản xuất lúa gạo. Nếu điều hành kiểu bắt dừng cấm xuất khẩu gạo thì hẳn không phải là một cách hay, nó chỉ thực tế trong thoả mãn tâm lý chứ không thực tế trong kinh doanh, sản xuất.
Có lẽ lệnh dừng xuất khẩu gạo của thủ tướng là trong tình hình dịch bệnh khó lường, cần có biện pháp quyết liệt và dứt khoát, nhưng dừng là để đánh giá sản lượng, nhu cầu. Chứ không phải dừng là dừng tất để ôm mà ngắm nhìn từng vụ thu hoạch này đến vụ thu hoạch khác lúa cứ chất đầy trong những nơi chẳng đủ yêu cầu bảo quản.
Có lẽ lệnh xin gỡ một hai điểm nào đó của bộ trưởng công thương là những hợp đồng đã ký, giải phóng một phần tồn kho, tránh áp lực vụ mùa tới gạo ứ đầy không biết giải quyết thế nào.
Trung Cộng không phải đối tác nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Tình hình dịch bệnh khiến Trung Quốc tăng mua thêm gạo. Năm ngoái hầu như Trung Cộng mua không đáng kể, khoảng gần 10 nghìn tấn gạo của Việt Nam. Năm nay họ mua nhiều hơn khiến con số gạo xuất sang Trung Cộng tăng. Nhưng dù tăng thế nào nó cũng chỉ nằm trong số gạo dự định đã xuấ khẩu. Như dự định xuất khẩu có 50 % trong hợp đồng, thì họ chỉ mua tăng được trong 50% số ngoài hợp đồng. Tính đơn giản là VN xuất khẩu 10 tấn gạo, trong đó có 5 tấn trong hợp đồng, 5 tấn còn lại thì tự đi tìm thị trường mà bán. Trung Cộng chỉ mua tăng trong số 5 tấn ấy.
Các bạn hân hoan khi nghe lệnh ngừng xuất khẩu gạo, các bạn buồn khi nghe Trung Cộng không nhập nông sản như dưa hấu, thanh long. Tất nhiên thì dưa hấu không phải lương thực, nhưng nó cũng là nông sản người nông dân phải bỏ công sức như trồng lúa mà thôi. Giờ nếu không xuất khẩu gạo thì chỉ vụ mùa sau, các bạn sẵn lòng ''giải cứu'' gạo không ? Các bạn có thể ăn thêm dưa hấu, thanh long. Nhưng cơm thì chắc khó mà ăn thêm được, vì hàng ngày bạn ăn thế nào nó sẽ như thế. Dưa hấu có thể một tuần ăn thêm hai quả, chứ gạo không thể đang ăn ba bát một bữa rồi giải cứu ăn thành 6 bát một bữa được.
Thế nên tình hình dịch bệnh này, chỉ đạo bất nhất cũng không hẳn là ai sai, ai đúng.
Nói thủ tướng cấm thế là hại nông dân cũng không phải, mà nói bộ trưởng công thương xuất khẩu gạo thế hại dân cũng không phải.
Có điều là xem việc cấm mức độ nào, xuất đi mức độ nào cho hợp với hoàn cảnh, cái này chắc vài hôm nữa phải xem xét sao cho hợp lý.
Người Buôn Gió

Virus corona – Trung Quốc: Dân Hồ Bắc xô xát với cảnh sát tỉnh Giang Tây

RFI-Thanh Hà-28-03-2020
Một nhà ga tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào ngày đầu tiên khi giao thông đường sắt được nối lại sau 2 tháng bị phong tỏa vì là nơi phát tán của virus coronavirus ra toàn thế giới. Ảnh chụp ngày 28/03/2020.
Một nhà ga tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào ngày đầu tiên khi giao thông đường sắt được nối lại sau 2 tháng bị phong tỏa vì là nơi phát tán của virus coronavirus ra toàn thế giới. Ảnh chụp ngày 28/03/2020. REUTERS - ALY SONG
Trung Quốc dỡ bỏ lệnh phong tỏa Hồ Bắc tâm dịch Covid-19, từ hôm 25/03/2020 nhưng hàng chục triệu dân tỉnh Hồ Bắc vẫn bị hất hủi và kỳ thị. Tỉnh Giang Tây sát cạnh với Hồ Bắc ngày 27/03/2020 điều cảnh sát chống bạo động đến biên giới hai tỉnh để ngăn chận dân Hồ Bắc tràn vào. Xô xát đã xảy ra trong nhiều tiếng đồng hồ trước khi tình hình lắng dịu trở lại.
Theo giới quan sát, sự kiện nói trên cho thấy công luận Trung Quốc không mấy tin tưởng là tỉnh Hồ Bắc đã làm chủ được tình hình và đã kiểm soát được dịch viêm phổi cấp tính chủng mới gây nên.
Thông tín viên đài RFI Zhifan Liu từ Trịnh Châu giải thích:
"Xô xát đã xảy ra hôm Thứ Sáu 27/03/2020 giữa cư dân tỉnh Hồ Bắc và cảnh sát tỉnh Giang Tây lân cận. Vụ việc diễn ra trên một cây cầu trên sông Dương Tử nối liền hai tỉnh. Nhiều đoạn video đã nhanh chóng được phát tán trên mạng,
Hàng ngàn người dân Hồ Bắc đã tìm cách đi qua cây cầu này và bị cảnh sát chống bạo động của tỉnh Giang Tây chận lại. Căng thẳng nhanh chóng gia tăng. Cảnh sát Hồ Bắc cũng đã va chạm với các đồng nghiệp ở Giang Tây trước khi tình hình lắng dịu trở lại.
Các cuộc xung đột này cho thấy, dân cư Hồ Bắc, tâm điểm của dịch Covid-19, đã trở thành những thành phần bất hảo ngay tại Trung Quốc, cho dù từ hôm Thứ Tư 25/03/2020, Hồ Bắc không còn bị phong tỏa. Sau hai tháng bị cách ly, họ lại được quyền đi lại trên toàn quốc, với điều kiện là có giấy chứng nhận sức khỏe.
Chính quyền Trung Quốc khẳng định đã làm chủ được tình hình nhưng lo ngại dịch sẽ bùng phát trở lại. Kể từ hôm qua, Thứ Sáu 27/03/2020 Trung Quốc đóng cửa biên giới với tất cả người nước ngoài. Các rạp xi nê, sau vài giờ hoạt động trở lại, cũng đã phải đóng cửa".
Ngày 28/03/2020 các giới chức y tế Trung Quốc thông báo có thêm 54 ca nhiễm virus corona, tất cả đều là người từ ngoại quốc đem bệnh vào Hoa Lục. Không một trường hợp nào được ghi nhận tại tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán.

Covid-19: Tử vong kỷ lục ở Ý, Tây Ban Nha hoãn dùng bộ xét nghiệm Trung Quốc

Dân chúng Tây Ban Nha vỗ tay để bày tỏ lòng biết ơn các nhân viên y tế ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh chụp tối 27/03/2020 tại Madrid (Tây Ban Nha),
Dân chúng Tây Ban Nha vỗ tay để bày tỏ lòng biết ơn các nhân viên y tế ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh chụp tối 27/03/2020 tại Madrid (Tây Ban Nha), REUTERS - SERGIO PEREZ
Tại châu Âu, hai nước Ý và Tây Ban Nha vẫn phải tiếp tục trả giá cao về nhân mạng cho dịch Covid-19, với số ca tử vong hàng ngày cao ngất ngưởng tính đến hết ngày hôm qua, 27/03/2020. Trong bối cảnh các nước này phải nhập vật tư y tế từ Trung Quốc để chống dịch, một vụ tai tiếng vừa bùng lên: một bộ xét nghiệm mà Tây Ban Nha nhập từ Trung Quốc thiếu chính xác đến mức Madrid phải quyết định tạm ngưng sử dụng
Hôm qua là một ngày rất đau buồn tại Ý. Theo số liệu chính thức, nước này đã bị thêm 919 ca tử vong trong 24 tiếng đồng hồ, một con số kỷ lục từ khi dịch bệnh bùng lên ngày 21/02 vừa qua.
Tổng cộng, Ý bị đến 9.134 người thiệt mạng vì virus corona, đứng đầu thế giới về ca tử vong, hơn xa Tây Ban Nha đứng thứ hai (5.138 ca) và Trung Quốc thứ ba (3.292 ca).
Về số ca nhiễm, Ý đứng thứ hai thế giới với tổng cộng 86.498 trường hợp, chỉ thua Mỹ với số ca vượt mức 100.000. Tuy nhiên, một nhân tố hy vọng đã xuất hiện: đà lây nhiễm đang tiếp tục chậm lại, chỉ là 7,4% vào hôm qua.
Tây Ban Nha hoãn sử dụng kít xét nghiệm nhập từ Trung Quốc
Diễn biến dịch bệnh tại Tây Ban Nha đáng ngại hơn cho dù về số lượng còn thấp hơn Ý. Theo tổng kết hôm nay, trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha ghi nhận thêm 832 người chết, số cao nhất tại nước này từ ngày dịch bùng phát, nâng tổng số ca tử vong lên thành 5.690. Số người bị nhiễm đã lên đến 72.248 ca.
Một sự kiện đáng chú ý được báo chí nêu bật vào hôm qua là vụ 640.000 bộ xét nghiệm nhanh mà Tây Ban Nha mua của một công ty Trung Quốc đã bị phát hiện là thiếu chính xác và không phát hiện được đầy đủ những trường hợp nhiễm virus corona.
Chính quyền Tây Ban Nha thừa nhận là đã mua hàng từ một nhà cung cấp Trung Quốc, nhưng không được giao đúng hàng. Kết quả là Madrid phải lập tức đặt hàng lại các xét nghiệm mới vì tình hình rất khẩn cấp.
Từ Madrid, thông tín viên RFI François Musseau tường thuật:
Công ty liên quan mang tên quốc tế là Shenzen Easy Biotechnology trụ sở ở Thâm Quyến. Đây là công ty Trung Quốc đã được chính quyền của thủ tướng Pedro Sanchez chọn để cung cấp 640.000 bộ xét nghiệm nhanh hầu phát hiện việc một người có mang virus corona hay không.
Thế nhưng sau khi đã phân phối 8000 kit thử nghiệm này, giới y tế ở thủ đô Madrid phát hiện ra việc các bộ xét nghiệm này không hữu hiệu, có nghĩa là có thể cho kết quả hoàn toàn âm tính đối với một người đã bị nhiễm Covid-19.
Đối với chính quyền Tây Ban Nha đây quả là một cái tát tai vì chính đại sứ quán Trung Quốc tại Madrid còn nói rõ là công ty đó không có giấy phép và đáng lý ra không được lựa chọn.
Phe đối lập bảo thủ đã rất tức giận. Một lãnh đạo của đảng Bảo Thủ còn đòi thủ tướng thuộc đảng Xã Hội Pedro Sanchez từ chức. Thủ tướng Tây Ban Nha đã công nhận sai lầm và đã đặt mua ngay 640.000 bộ xét nghiệm khác của một công ty Trung Quốc khác.
Sự chậm trễ này rất đáng ngại vì thử nghiệm phải được tiến hành khẩn cấp đối với các nhân viên y tế đang đặc biệt bị lây nhiễm trong đại dịch ở Tây Ban Nha.

Mang con bỏ chợ

Thanh Thản Nhiên (Danlambao) - ...Hồ sơ lý lịch của em Cồrôna là ở TQ tỉnh Hồ Bắc gần chợ Vũ Hán nên xin mọi người hãy "gọi đúng tên em" là virus Trung Quốc hay virus Vũ Hán tuy hai mà một, không sai mảy may. Dù em trôi dạt qua tận Mỹ muốn nhập quốc tịch Mỹ, sở Di trú cũng nói em là Mỹ gốc Tàu như thường. Muốn ở Tây hay Đức cũng giống thế thôi. Tuyên truyền, tuyên truyền, chúng ta phải liên tục vạch trần mặt nạ gian manh là nghề chuyên môn của Tàu...

*

Thời xưa và bây giờ, có những gia đình nghèo hoặc sợ tai tiếng, sanh con không muốn dưỡng, đem con bỏ xó chợ để phủi tay. Nếu còn chút lương tâm họ bồng tới cổng chùa hầu trút của nợ. Chú tiểu quét lá đa thấy sẽ ẵm vào trình sư trụ trì. Đương nhiên nhà chùa lãnh nhiệm vụ cứu nhân độ thế. 

Những hình ảnh xót xa nầy tạo dấu ấn đau lòng cho đứa trẻ luôn mặc cảm mình là con rơi, con rớt. Hiện tại có con vật tuy đội lớp người nhưng thua xa loài thú. Chúng sanh con ra, giữ con rất kín đáo (có chủ mưu) nhưng đứa con nầy làm "bể kế hoạch" gian manh của dòng họ nhà hắn. Tiếng đời đang nguyền rủa tánh ác độc khủng khiếp của "trẻ sơ sinh: thành ra nó bị "vô thừa nhận". Đứa con không tai, không mắt cũng không miệng nhưng lại có sức mạnh khủng khiếp, mạnh hơn khủng long, hơn sóng thần. Những cái đó chỉ tàn phá một vùng nào thôi. Đàng nầy con hắn đi tới đâu dân yếu bóng vía sẽ bị nó quật ngả liền. Không chết thì nhuốm bệnh, bị cảnh cáo sống cách ly ngừa nọc độc nó truyền sang dân lành khác.

Nó là ai?

Nó là con virus bị cha đổi khai sanh hai, ba lượt: hết Corona lại sửa tên Covid-19. 

"Cô" chẳng muốn khoe lông, sắc cho ai thấy nhưng sức tàn phá của cô thật khốc liệt. Corona vẫn bị lộ, bị đăng hình lên mạng lên đài cùng đủ phương tiện thông tin từ rỉ tai đến phát loa ầm ỉ hầu mọi người đề phòng. Cả thế giới đang hoảng hồn mất vía, tìm cách ngăn chận kẻ không mời cứ tới nhưng trễ rồi. 
Cái nôi sanh ra em là ở Tàu, thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc đàng hoàng. Còn non ngày tháng em được cha ấp ủ trong phòng kín, đợi em trưởng thành sẽ bắt em đi tiêu diệt kẻ thù nào cha em không ưa. Y tá canh nuôi ham vui bận nguyên bộ đồ săn sóc "bé" ra chợ Vũ Hán. Tay chạm tay, áo chạm áo, chợ quốc tế đủ khách tứ xứ tụ hội về. Lớn như thổi nàng phát tán hơi độc, bệnh bị rải rác lây lan. Bà con họ nhà xẩm đi khắp năm châu bốn bể bằng nhiều phương tiện để hưởng thụ Giáng Sinh, Tết tây, Tết ta kề bên.

Bị lộ tung tích bà con xẩm cùng chú chệt khăn gói trốn bệnh sợ bị giam lỏng trong nhà, hấp tấp tràn qua những nước gần vì cha nó đang áp dụng cách ly chận cửa. Có nước vừa kết tình hữu nghị với nhà Cô là nước Ý, mở rộng cửa trước khi đóng cửa biên giới thành ra bệnh tăng theo cấp số nhân.

Các nước Âu Châu cùng chung số phận, dân chúng đang mùa du lịch bị bà con nhà Tàu chạy tứ tung và giao lưu chặt chẽ ở bên Ý. Họ chạy cùng khắp để tránh dịch, tại Ý có một làng toàn là người Tàu y hệt ChinaTown hay Chợ Lớn của ta vậy. Thật là một cảnh hoảng loạn chưa từng thấy ở khắp Châu Âu.

Nhà nước đã và đang vật lộn chống người đẹp Vũ Hán. Cha nó bị mọi người điểm danh khinh bỉ nhưng vẫn mang bộ mặt lỳ chối tội nói là virus nầy phát xuất từ Mỹ, Nhật, Hàn. Giờ còn nhấn mạnh "Quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang virus Corona tới Vũ Hán". TQ biết láo nhưng vẫn phải tiếp tục láo. Nếu người chân chính quân tử không khi nào nói hai ba lời khác nhau, tiền hậu bất nhất không ai tin. Phi tang, tung hỏa mù là dân chúng thích ăn hải sản và động vật hoang dã mang nhiều mầm bệnh v.v... bị lây lan ra.

Chính phủ Hoa Kỳ đã đề nghị các đội y tế và nhà khoa học đến TQ để hỗ trợ họ phục hồi và tìm hiểu chính xác những gì đã xảy ra. Bắc Kinh đã nói không, không và không. Thử hỏi giờ họ có nhớ những lời nói "không" lúc đó chăng? Chúng không nhớ chắc Mỹ quên lời khước từ này của chúng? Mỹ còn biết vì sao chúng khước từ cố trì hoãn không cho ai tới điều tra nữa kìa. Giờ phải lấp liếm sợ nhấn mạnh điều nầy sẽ lộ bệnh từ Vũ Hán nên đổi địa danh. Nếu không là thủ phạm sao giờ mới xóa tội cho bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán đã nhiều lần lên tiếng cảnh giác virus Corona đang ló dạng từ tháng 12. Đau đớn ông lại là nạn nhân chết vì nó. Ông bị cha chú TQ kết tội khi còn sống. Giờ ông chết rồi thì xin lỗi tỏ ra ăn năn. Có ngàn lời xin lỗi cũng muộn rồi. Bị hay (nhờ) trận đại dịch hay đại nạn này bùng lên mà cả thế giới bắt đầu mở toang con mắt ra nhìn nhà nó bằng cặp mắt khinh bỉ tột cùng. Sự kỳ thị cũng theo lòng căm phẫn mà phát sinh. Gần nhà tôi có tiệm bán bánh mì, bánh ngọt, lúc tình thế chưa khẩn trương có tên Tàu chệt vô danh nào vào tiệm mua thức ăn, nó đưa ngón tay co ra ngoắc vô như người ta gọi chó thay vì chào morning hay hello chứng tỏ mình xứ văn minh đi. Cô bạn đồng nghiệp của con tôi vội mắng tiếng Anh "đây không phải xứ TQ của các anh nhé"! 
Một nhà hàng bán cháo TQ tên Mother Yang Porridge Shop tại Shenyang Liaoning treo băng-rôn "Xin chúc mừng nồng nhiệt dịch bệnh tại Hoa Kỳ. Chúc mừng dịch bệnh tại Nhật sẽ kéo dài và thuận buồm xuôi gió" (1) Vay trả trả vay! Không lâu đâu vì “ngày xưa quả báo thì lâu, ngày nay qủa báo một giây nhãn tiền". Dòng họ con Vũ Hán đang hả hê tưởng bản thân mình hết ô nhiễm cố phát loa tuyên truyền hầu che lấp tâm địa độc ác ngậm máu phun người. Sao chúng ta không làm giống nó. Giặc khẩu chiến phải cần ngang ngữa kẻo dân tình dễ tưởng thật thì chết!

Lúc bà con của nàng Cô nhiễm bệnh lan tràn, dân chết nằm ngoài đường không ai dám mang đi sợ lây hay sao đó, nước Nhật bèn gởi nhiều thùng hàng viện trợ đến tỉnh Hồ Bắc đều có dòng chữ "Sơn xuyên di vực, phong nguyệt đồng thiên" (sông núi khác vực nhưng trăng gió cùng trời) thật thắm đượm tình đoàn kết, an ủi biết bao. Nay dân chúng TQ đành quên rồi chăng?

Người đề xuất ý kiến in 8 chữ này lên các thùng hàng là bác sĩ Sơn Trung Thân Di. Chính ông cũng là đồng tác giả của hai chữ "Lệnh Hoà" mà Nhật Hoàng Đức Nhân đã chọn làm niên hiệu.

Giai đoạn nầy là các nước vừa lo chống dịch vừa lo điều chế vaccine để cứu bệnh nhân. South China Morning Post đưa tin Quân Đội TQ được lệnh tham gia cuộc đua phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới cho Covid-19 và không chỉ tham gia, họ còn được lệnh phải chiến thắng cuộc đua nầy. Ghê gớm chưa? (2)

Nói tóm lại hồ sơ lý lịch của em Cồrôna là ở TQ tỉnh Hồ Bắc gần chợ Vũ Hán nên xin mọi người hãy "gọi đúng tên em" là virus Trung Quốc hay virus Vũ Hán tuy hai mà một, không sai mảy may. Dù em trôi dạt qua tận Mỹ muốn nhập quốc tịch Mỹ, sở Di trú cũng nói em là Mỹ gốc Tàu như thường. Muốn ở Tây hay Đức cũng giống thế thôi. Tuyên truyền, tuyên truyền, chúng ta phải liên tục vạch trần mặt nạ gian manh là nghề chuyên môn của Tàu. Hiện tại có nhiều người tin như chị bạn Tàu cứ đổ tội cho Mỹ. Đúng là ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng sản chính là chị.

Chú thích: 

(1) Theo RFA Á Châu T Do
(2) BBC.com

Từ Wuhan Covid-19 đến “nCov ngoại nhập”

Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - Đúng như mình dự đoán. Bản chất duy ý chí chính trị hiểm độc của China và phên giậu khi kêu gọi công dân nước mình đang lao động (theo dạng xuất khẩu), du sinh, học tập ở hải ngoại hồi hương “tị nạn” dịch Wuhan Covid-19 đã bị lộ: Hai tuần qua, báo chí lề đảng ở VN đồng loạt loan tin, thổi phồng những ca bệnh nhân Wuhan Covid-19 ở EU, ở Mỹ, nhưng lại im re về những trường hợp bên China - vốn là nguồn cơn không thể chối cãi của thảm hoạ toàn cầu lần này.

1/ CHINA: Mấy tuần qua, số người bị nhiễm Wuhan Covid-19 giảm nhiều (so với những ngày trước), số người tử vong cũng vậy. Có tăng nhưng nhỏ giọt. Hoa kiều trở về nước ồ ạt, nhất là từ Âu-Mỹ. Nay con số người nhiễm Wuhan Covid-19 tăng vọt, và China gọi những bệnh nhân mới là do “NCOV NGOẠI NHẬP”. NCOV là tên được thay đổi lần thứ 2 (không có chữ Wuhan), sau tên đầu tiên và chính thức do WHO đặt là Wuhan Coronavirus. “Ngoại nhập” nghĩa là không phải do tâm dịch Vũ Hán (Wuhan) bên Tàu trực tiếp lây lan. Ngay bây giờ (9g sáng, 24/03/2020, giờ EU), số người nhiễm Wuhan Covid-19 vọt lên 81 553 người (so với 81 102, ngày 18/03/2020), chết 3 281người.

2/ VIỆT NAM: Khi Wuhan Covid-19 bùng phát, VN không dám đóng cửa biên giới với China, người China tràn qua VN như lũ cuốn, mặc dầu vậy, theo báo chí chính thống (tức báo đảng) con số bệnh nhân bị nhiễm Wuhan Covid-19 trụ ở số 16 người rất lâu. Thế rồi, kể từ bệnh nhân thứ 17 tên Nguyễn Hồng Nhung, rồi bệnh nhân thứ 21 Nguyễn Quang Thuấn từ Anh quốc về VN cả 2 bị phát hiện dính Wuhan Covid-19 (06/03/2020), vậy là từ đó ở VN con vi rút Wuhan Covid khốn nạn cũng duy ý chí theo hiểm ý của đứa khốn nạn nào đó phát triển gần như Thánh Gióng luôn, hiện nay (9g sáng, 24/03/2020, giờ EU), số người dính Wuhan Covid-19 là 123 người, vẫn không có người chết. 123 - 16 = 107 bệnh nhân mới này đều bị nhiễm “NCOV NGOẠI NHẬP”, đều về từ các nước Tư bản, đặc biệt Âu Mỹ!

3/ Số người có Passport China và số người có Passport Việt Nam hồi hương 2 tuần qua, theo tôi, đã vô tình góp tay góp chân vào một âm mưu chuyển hướng thủ phạm gây ra đại hoạ toàn cầu lần này: từ chính gốc Wuhan-China đẩy sang Âu Mỹ. Suy cho cùng, các bạn cũng chỉ là nạn nhân của cùng một kịch bản trong trò chơi táng tận lương tâm made in China và phên giậu thôi.
4/ LƯU Ý: Số người bị nhiễm Wuhan Covid-19 ở chính gốc China hiện nay là 81 553 người, NHƯNG xin hỏi: Tại sao 21 triệu người thuê bao điện thoại di động và Internet của 5 công ty lớn chuyên cung cấp dịch vụ này ở China lại biến mất, hay đã đi đâu?

The best name is COVID-19!


(Tự cách ly do Cúm Tàu tuần thứ 1, 15-22/03/2020 * Nguồn tranh & ý tưởng: Internet)

Lille, 24/03/2020