Saturday, November 21, 2015

Bài học tranh đấu dân chủ của Miến Điện

Theo Người Việt- 2015 2:23:19 PM 
Việt Nguyên

Đầu tháng 11 năm 2015, hai sự kiện lịch sử đáng kể đã xảy ra ở hai nước láng giềng lớn ở Á Châu, Trung Cộng và Miến Điện. Ngày 7 tháng 11, Tập Cận Bình đi xuống các nước miền Nam, tái xác nhận chính sách bá quyền Trung Quốc trên vùng biển Nam Thái Bình Dương, Trường Sa và Hoàng Sa là của Tàu. Đế quốc Trung Cộng không thay đổi ý kiến về Đài Loan. Nền dân chủ Tây phương không có chỗ đứng ở các quốc gia chư hầu theo mô hình Trung Quốc như Việt Nam. Ngày hôm sau 8 tháng 11, tại Miến Điện, một quốc gia với 52 triệu dân cạnh Trung Hoa và Thái lan, cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 2011 khi chính quyền bán dân sự được thành lập sau 49 năm dưới chế độ độc tài quân phiệt, đã thành công với hơn 32 triệu dân thực hiện quyền công dân. Những tiếng nói của người dân “thấp cổ bé miệng” đã được thực hiện qua lá phiếu. Người dân được làm chủ vận mệnh của chính mình. Những bộ mặt trang nghiêm, vui mừng và hạnh phúc của người dân Miến Điện đã cho thấy ánh sáng của dân chủ trong ngày bầu cử. Tổng tuyển cử Miến Điện thành công là kết quả tranh đấu của người dân Miến Điện dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi và sự cộng tác của chính quyền quân nhân qua những thập niên máu lửa của lịch sử hiện đại trong khung cảnh kinh tế chính trị toàn cầu của thế giới trong cuối thế kỷ hai mươi và đầu thế kỷ hai mươi mốt. Miến Điện trên đường đi lên chối bỏ quá khứ lạc hậu khác với Viêt Nam.
Cuộc tổng tuyển cử ngày 8 tháng 11 năm 2015 đánh dấu sự chuyển biến quan trọng với 6,000 ứng cử viên của 90 đảng chính trị tranh các ghế từ quận, tỉnh đến Quốc Hội. Miến Điện, một trong những quốc gia nổi tiếng giàu tài nguyên thiên nhiên nhiều quặng mỏ, đã bị tàn phá qua nhiều thập niên dưới sự cai trị của các chính quyền quân nhân độc tài từ năm 1962. Các chính quyền độc tài quân phiệt Miến Điện, giống như các chính quyền độc tài Cộng Sản ở các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, đã có một chính sách độc tài từ chính trị đến kinh tếđã làm thiệt hại cho quốc gia với nền kinh tế kiệt quệ không theo kinh tế thị trường. Chính quyền quân nhân đã đánh đập, nhốt đối lập trong các nhà tù nổi tiếng với những biện pháp tra tấn vàđàn áp. Tự do báo chí bị cấm đoán với chế độ kiểm duyệt khắt khe. Miến Điện tự cô lập, cắt đứt liên lạc với thế giới Tây phương.
Năm 1988 đánh dấu cao điểm của chế độ độc tài quân nhân dưới quyền lãnh đạo của Tướng U Ne Win. Biểu tình đòi dân chủ bộc phát khắp nơi. Nhà độc tài Ne Win ra lệnh tàn sát bắn vào đoàn biểu tình giết hơn sáu ngàn người. Bà Aung San Suu Kyi về nước trong cùng năm cầm đầu phong trào bất bạo động theo chính sách của thánh Gandhi. Bà là con của tướng Aung San người có công dành độc lập cho Miến Điện từ Anh, đồng sáng lập đảng Dân chủ Quốc gia (NLD) bị ám sát khi làm thủ tướng năm 1947. Trở về Miến Điện sau nhiều năm học ở Anh, bà Aung San Suu Kyi đã được dân Miến Điện xem là “tiếng nói của hy vọng” trong khi đảng quân nhân cầm quyền USDP (đoàn kết phát triển) cố dập tắt tiếng nói của lãnh tụđảng đối lập NLD. Năm 1989, bà Suu Kyi bị giam tại gia. Qua năm 1990,6 đảng Dân chủ thắng cuộc bầu cử Quốc Hội, chính quyền độc tài quân nhân hủy bỏ kết quả, quản thúc bà Suu Kyi tại gia thêm 15 năm mặc dù bà nổi tiếng sau khi được giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Hội đồng quân nhân trả đũa thế giới sau giải Nobel, cấm tất cả hoạt động đảng phái cho đến năm 2010, bà Suu Kyi được thả vào tháng 11 năm 2010 và sau đó thắng cử dân biểu Quốc Hội. Sự kiện này xảy ra là một nhượng bộ của chính quyền quân nhân để Tây phương bãi bỏ chính sách cấm vận đối với Miến Điện từ năm 1988 sau cuộc biểu tình đẫm máu. Sự thắng cử của bà Suu Kyi là một thành công lớn của đảng Dân Chủ NLD, chống đạo luật bầu cử của chính quyền không cho những tội phạm về chính trị hay những người sinh sống ở nước ngoài ra tranh cử. Sự tranh đấu của đảng NLD thành công ngoài sự cương quyết của bà Suu Kyi còn nhờ cách mạng áo cà sa (Saffron Revolution) năm 2007. Sau cuộc cách mạng này, chính quyền quân nhân đã thay đổi từ độc tài qua dân chủ có giới hạn. Cách mạng mạng lưới truyền thông Internet đã đóng góp vào cách mạng ở Miến Điện. Năm 2010, mạng lưới truyền thông lên cao trên các quốc gia chậm tiến, chính quyền quân nhân Miến Điện không đóng cửa được hết các quán café Internet. Báo chí phát hành gia tăng, bớt luật “tự kiểm duyệt” đặt ra cho ký giả.
Năm 2011, Tướng Thein Sein đắc cử tổng thống, dư luận Tây phương và bà Suu Kyi vẫn nghi ngờ thiện chí và chính sách của ông nhưng Tổng Thống Thein Sein đã chứng tỏ sự thành thật dân chủ hóa của ông. Chính quyền của ông có chính sách chống tham nhũng, cá nhân và gia đình của ông Thein Sein không bị mang tiếng tham nhũng. Tiếng nói đối lập được nghe, tù chính trị được thả vàđược tham gia hoạt động chính trị, luật cấm tội phạm chính trị ra ứng cử được bãi bỏ. Quan trọng nhất trong năm 2011 trở đi là Tổng Thống Thein Sein là người yêu nước đã thấy rõ cơn ác mộng và tham vọng “mô hình Trung Quốc” của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ông Thein Sein đã bỏ dự án đập nước ở Miến Điện của Trung Cộng xây cất cũng như không cho lập hải cảng và đường cao tốc qua Miến Điện. “Mô hình Trung Quốc” với những cám dỗ của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho các nước láng giềng vay không cần xem dự án như ngân hàng thế giới và qũy tiền tệ quốc tế cũng như 30 % tiền vào túi quan chức chính quyền không cám dỗ được Tổng Thống Thein Sein. Miến Điện nhờ vậy thân thiện lại với Tây phương và độc lập với Trung Cộng.
Bà Aung San Suu Kyi trở lại con đường chính trị cùng Tổng Thống Thein Sein đã làm một cuộc cách mạng không đổ máu ở Miến Điện. Trong lịch sử chính trị thế giới, mỗi quốc gia có một khung cảnh và chân trời chính trị riêng. Cuộc cách mạng Miến Điện không phải là cuộc cách mạng nhân dân, đấu tranh giai cấp như cách mạng Cộng Sản đổ máu để xây dựng một giai cấp chủ nhân mới như ở Việt Nam và Trung Cộng, mặc dù năm 2007 đã có cuộc “cách mạng áo cà sa” của các nhà sư. Cách mạng Miến Điện giống như cách mạng của Tổng Bí Thư Gorbachev thời Sô Viết. Cách mạng từ trên xuống dưới chứ không phải cách mạng từ dưới lên trên. Cách mạng thành công với cá tính mạnh mẽ của bà Aung San Suu Kyi và sự mong muốn chấm dứt cô lập với thế giới bên ngoài để trở về với cộng đồng văn minh thế giới của Tổng Thống Thein Sein. Cách mạng này mang màu sắc văn hóa chính trị văn minh Tây phương sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai với tinh thần tái thiết quốc gia, không giữ lòng thù hận đấu tranh giai cấp như Cộng Sản Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong cuộc cách mạng thật sự, tương lai nền dân chủ mới tùy thuộc vào thiện ý của các đảng phái chính trị để thành lập chính phủ liên hiệp. Ở Anh, nền dân chủ đã thành công vào năm 1924, đảng lao động cộng tác với đảng cấp tiến để thành lập chính phủ sau thế chiến thứ nhất. Ở Hoa Kỳ, Tổng Thống F.D. Roosevelt thành lập chính phủ với hai thành phần Nam Bắc và gần đây ở Đức sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, nước Đức thống nhất, chính phủ mới liên kết giữa hai thành phần cấp tiến và dân chủ Thiên Chúa Giáo đãđưa nước Đức đến tình trạng thịnh vượng như ngày hôm nay.
Trước ngày tổng tuyển cử 8 tháng 11 năm 2015, hầu hết các đạo luật lỗi thời đã được bãi bo, trong đó có đạo luật cấm hội họp trên năm người (đạo luật áp dụng trong 20 năm nay) và chính quyền quân nhân đã thả hàng ngàn tù chính trị nhưng dân chủ thật sự vẫn chưa được thành lập. Quân đội vẫn nắm quyền kiểm soát, giữ 25% ghế Quốc Hội và cố gắng của đảng đối lập vận động bỏ luật hiến pháp “bất cứ ai hay người trong gia đình có quốc tịch nước ngoài thì người ấy không được ứng cử tổng thống” đã thất bại, vì vậy bà Aung San Suu Kyi không thể làm tổng thống và vì được bảo đãm giữ 25% ghế Quốc Hội nên lần này chính quyền quân đội đã lên tiếng chịu thua không phá rối (Bà Suu Kyi năm nay 70 tuổi có chồng người Anh Michael Aris và hai con quốc tịch Anh).
Tháng hai năm 2016, Quốc Hội lưỡng viện sẽ bổ nhiệm tổng thống từ 3 ứng cử viên được đề cử bởi lưỡng viện và quân đội. Bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đảng thắng cử, NLD, sẽ trở thành tổng thống không ngôi! Nền dân chủ không toàn hảo sau cuộc tổng tuyển cử vì vậy được xem là nền dân chủ kỷ luật (Disciplined Democracy) trong đó người dân Miến Điện đồng ý không thách thức với chính quyền và tài sản của các tướng lãnh và viên chức chính quyền cũ không bị đụng chạm. Thời hậu Xô Viết nền dân chủ Nga được đặt tên là nền dân chủ quản trị (Managed Democracy) nay Miến Điện có nền dân chủ mới lạ với hai đảng cầm quyền USDP (đoàn kết và phát triển) và đối lập dân chủ cần nhiều thay đổi.
Đảng quân nhân cầm quyền USDP đã có công phát triển kinh tế trong kế hoạch ngũ niên, tiến bộ về tự do hội họp và phát triển, chính quyền đã biết nhận lỗi tham nhũng từ trong chính quyền ra đến các dịch vụ thương mại, xây dựng đường xá cầu cống và vệ tinh truyền thông mặc dù vẫn mang tiếng độc tài và hội Ân Xá Quốc Tế vẫn lên án chính quyền vào tháng 6 năm 2015, 10 ký giả bị tù vì vi phạm những “lằn ranh đỏ” không thể vượt qua: Những chuyện có liên quan đến quân đội, phong trào Phật Giáo quốc gia quá khích và những khốn khổ của những dân tộc thiểu số Rohingya.
Bà Aung San Suu Kyi khi trở thành lãnh tụ đảng Dân Chủ, bà đã cho thấy bà là người thực tiễn chứ không phải là người thánh thiện như  báo chí Tây phương thường viết về bà từ năm 1991. Hồi tháng 8 năm 2015, bà đã trục xuất 10 đảng viên Dân Chủ ra khỏi đảng vì họ phản đối các ứng cử viên của bà chọn ra tranh cử tháng 11. Bà cũng ngăn cấm các ứng cử viên đảng không được tiếp xúc với giới truyền thông! “Tiếng nói của hy vọng” năm 1991 nay dập tắt các tiếng nói khác? Trầm trọng nhất là hai sự kiện đã làm ký giả Tây phương chú ý đến. Thứ nhất là bà đã loại 88 cựu tù nhân chính trị ra khỏi danh sách ứng cử viên. Thứ hai là vụ dân thiểu số Hồi Giáo Rohingya, sống gần biên giới Miến Điện và Bangladesh, ở Miến Điện nhưng không được mang quốc tịch Miến Điện. Năm 2012, nổi loạn đã xảy ra khi có tin đồn nguời Hồi đã hiếp dâm một phụ nữ Phật Giáo. Những tu sĩ Phật Giáo quá khích giết hơn 100 người Hồi Giáo và chủ trương tàn sát chủng tộc kết quả là 140,000 người Hồi vào trại tập trung, 100 ngàn người vượt biển bằng thuyền qua Thái và Mã Lai với hơn ngàn người chết trên biển. Phong trào Phật Giáo Quốc Gia cực đoan 969, chủ trương giết hết Hội Giáo, cầm đầu bởi ông sư Ma Ba Tha. Hiến Pháp Miến Điện năm 2008 cấm tu sĩ làm chính trị nhưng sương Ma Ba Tha tấn công Hồi Giáo và gọi bà Suu Kyi là kẻ chống Phật Giáo. Bà Suu Kyi đã im lặng vì lý do chính trị không lên tiếng binh vực những người Hồi Giáo thế cô vì sợ bị gọi là “yêu người Hồi” trong xứ 90% Phật Giáo.
Lỗi nặng khác của bà Suu Kyi kà bà đã đứng về phe chính quyền quân nhân trong vụ tranh chấp giữa dân nghèo với chủ nhân mỏ đồng do Trung Cộng làm chủ mặc dù mỏ đồng vi phạm môi sinh và theo chính sách của Trung Cộng không mướn nhân công bản xứ, không tạo công ăn việc làm cho Miến Điện, can đảm của lãnh tụ đảng chính trị khác với can đảm của nhà tranh đấu nhân quyền Aung San Suu Kyi. Bà đã đồng ý với chính quyền không để 1 triệu 300 ngàn dân Hồi thiểu số trong đó có 500 ngàn người ở tuổi đi bầu không được ứng cử và bầu cử.
Cuộc tổng tuyển cử tự do ngày 8 tháng 11 năm 2015 ở Miến Điện thành công hy vọng sẽ đưa đến một nền dân chủ thật sự trong đó những đại biểu có can đảm phát biểu và tranh đấu cho sự thật và quyền lợi của người dân. Quốc Hội dân chủ ấy sẽ khác hẳn với Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam với những đại biểu bù nhìn “phường tuồng” vui cười vỗ tay đồng ý với Hoàng Đế Trung Hoa Tập Cận Bình du Nam Phương đọc diễn văn tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu.

Nhìn cảnh các đại biểu Quốc Hội Việt Nam hèn nhát trước mặt Hoàng Đế Trung Hoa Tập Cận Bình, người ta không thể không nhớ cảnh triều đình thời quân chủ chuyên chế ở Anh vào thế kỷ 17 khi Shakespeare viết vở kịch King Lear: “Ngay cả những người mù cũng nhìn thấy thế giới diễn ra như thế nào: đặt một con chó lên ngồi trên ngai vàng rồi sẽ thấy tất cả bọn quan trong triều sẽ đứng cúi đầu lạy nó!”
11-21-2015 2:23:19 PM 

Trung Quốc lại dọa Hoa Kỳ

BẮC KINH (NV) - Trung Quốc đã “hết sức tự chế” đối với các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ tại biển Đông và “có khả năng bảo vệ an ninh, chủ quyền.”
USS Lassen trong một cuộc tập trận với Nam Hàn. Khu trục hạm này đã tiến
sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc
bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. (Hình: US Navy)

Trang web của hải quân Trung Quốc cho biết, ông Ngô Thắng Lợi, đô đốc, tư lệnh hải quân Trung Quốc vừa tuyên bố như thế với Đô Đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, khi cả hai hội đàm tại Bắc Kinh.
Theo trang web này thì ông Lợi còn cảnh báo rằng, Trung Quốc đang theo dõi sát các hoạt động khiêu khích của Hoa Kỳ và sẵn sàng ứng phó với việc tái diễn những hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cũng thời điểm này, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc loan báo hải quân Trung Quốc vừa thực hiện một cuộc tập trận chống tàu ngầm với sự tham gia của các tàu ngầm, tàu chiến, và trực thăng ở Biển Đông. Thông báo đó được xem là một kiểu cảnh báo khác.

Trung Quốc đã tỏ ra hết sức giận dữ trước sự kiện khu trục hạm USS Lassen của Hoa Kỳ tiến sâu vào vùng biển quanh Subi và Vành Khăn - hai hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tạo ra ở quần đảo Trường Sa.
Ngoài việc chỉ trích kịch liệt, Trung Quốc còn lớn tiếng hăm dọa sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ứng phó với những đe dọa về an ninh, quốc phòng.

Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã đưa lên trang web của hải quân Trung Quốc những hình ảnh liên quan đến việc các chiến đấu cơ của Trung Quốc tập phóng hỏa tiễn đối không và đối hạm tại biển Đông.

Lúc đó, các chuyên gia an ninh, quốc phòng tin rằng, việc Trung Quốc đưa loạt ảnh vừa kể nhằm hỗ trợ cho khuyến cáo của Trung Quốc là Hoa Kỳ nên ngưng thực hiện chiến dịch “tự do hàng hải.”

Mục tiêu chính của “tự do hàng hải” là điều động các chiến hạm, chiến đấu cơ đến tuần tra tại quần đảo Trường Sa, nhằm phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, khẳng định tự do lưu thông theo luật pháp quốc tế là điều bất khả tiếm đoạt.

Tuy nhiên ngay sau đó, một viên chức quốc phòng của Hoa Kỳ tiết lộ, mỗi quý, Hoa Kỳ sẽ tuần tra tại Biển Đông tối thiểu hai lần để nhắc nhở cả Trung Quốc lẫn các quốc gia khác về quan điểm của Hoa Kỳ.
Trợ lý cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, loan báo, quân đội Hoa Kỳ sẽ có những hành động thích hợp để chứng tỏ Hoa Kỳ sẽ thực thi các cam kết liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do lưu thông tại Biển Đông.

Đến giữa tháng này, ông Ashton Carter, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ tái khẳng định, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra tại Biển Đông như đã từng thực hiện trên toàn thế giới.

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ lập lại sự lo ngại của Hoa Kỳ về các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông có thể dẫn đến xung đột. Theo ông Carter, cách Trung Quốc hành xử tại Biển Đông sẽ cho thấy những cam kết gìn giữ an ninh, hòa bình của Trung Quốc có khả tín hay không.

Sau đó, cả chủ tịch nhà nước Trung Quốc lẫn truyền thông Trung Quốc, tiếp tục lập lại quan điểm “Biển Đông là của Trung Quốc.” Sở dĩ tại Biển Đông có những hòn đảo mà Trung Quốc chưa thể kiểm soát là vì bị các quốc gia khác “chiếm đóng.” Tuy chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là bất khả tranh biện nhưng Trung Quốc sẽ “thương lượng” với các quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông. Những quốc gia bên ngoài Châu Á nên hiểu và tôn trọng điều đó và nên có những đóng góp tích cực hơn.

Dù cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều tỏ ra rất cứng rắn trong vấn đề Biển Đông nhưng nhiều chuyên gia về an ninh, quốc phòng tin rằng, rất khó có thể xảy ra xung đột giữa hai bên tại Biển Đông. Một phần vì Hoa Kỳ không chủ trương đối đầu bằng vũ lực, phần khác là vì năng lực của hải quân Trung Quốc thua xa hải quân Hoa Kỳ nên Trung Quốc sẽ không dám mạo hiểm. (G.Đ)
11-20- 2015 6:28:00 PM 

Cần có biện pháp mạnh ngăn Việt Nam đàn áp đối lập

WASHINGTON (NV) - Đó là nội dung chính trong một thông cáo mà tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) vừa phát hành. Theo HRW, Việt Nam đã không thực thi cam kết cải thiện tình trạng nhân quyền để tham gia TPP.


Ảnh chụp ông Nguyễn Chí Tuyến, một nhân vật đối lập bị “côn đồ”
hành hung hồi tháng 5 năm nay. (Hình: Facebook)

TPP là ba ký tự viết tắt, thay thế cho “Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement” (Hiệp Định Đối Tác Thương Mại xuyên Thái Bình Dương). TPP thiết lập mặt bằng thương mại tự do trong 12 quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Chile, Peru, Úc, New Zealand, Nhật, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam).

TPP không đơn thuần chỉ là những thỏa thuận thuần túy về thương mại mà còn buộc các thành viên phải sửa đổi chính sách, luật pháp, tuân thủ các chuẩn mực chung (minh bạch, công bằng, môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ,...). Sau năm năm thượng lượng, hồi tháng 10 vừa qua, đại diện 12 quốc gia tham gia TPP đã cùng ký vào hiệp định này.

Tuy nhiên TPP còn phải chờ Quốc Hội của các quốc gia thành viên phê chuẩn. Đại diện một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ từng liên tục nhấn mạnh với chính quyền Việt Nam rằng, nếu Việt Nam không đạt được những tiến bộ cụ thể về dân chủ, nhân quyền thì Quốc Hội Hoa Kỳ khó mà chấp thuận thương mại tự do với Việt Nam. Đó cũng là lý do Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực thay đổi.

HRW vừa cảnh báo, không những không thực thi các cam kết cải thiện tình trạng nhân quyền để tham gia TPP, Việt Nam còn gia tăng đàn áp nhân quyền.

Hồi giữa tuần này, báo cáo trước Quốc Hội Việt Nam về hoạt động của công an Việt Nam trong ba năm vừa qua, một viên tướng tên Trần Đại Quang, hiện là bộ trưởng Công An Việt Nam, cho biết, suốt ba năm qua, tại Việt Nam chỉ có chừng 60 hội, nhóm, với khoảng 350 người cư trú ở 50 tỉnh, thành phố “chống đối đảng, nhà nước,” cố tình “kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình” và công an Việt Nam đã “tập trung lực lượng, ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch.”

Viên tướng vừa kể tỏ ra rất hãnh diện khi công an Việt Nam đã bao vây, vô hiệu hóa 60 hội, nhóm và 350 người vừa kể. Suốt ba năm qua, công an Việt Nam đã “tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1,410 vụ và 2,680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.” Đáng chú ý là viên tướng này không hề đề cập và Quốc Hội Việt Nam cũng không hề chất vấn về trách nhiệm của công an Việt Nam đối với tình hình an ninh - trật tự càng ngày càng tồi tệ (tham nhũng càng ngày càng nghiêm trọng, ma túy tràn lan, du đãng lộng hành, các tội ác man rợ càng ngày càng nhiều).
HRW đã dùng sự kiện vừa kể để chứng minh, chính quyền Việt Nam thách thức cộng đồng quốc tế khi công khai tuyên bố đã sử dụng các cơ quan công lực để ngăn chặn hoạt động của những hội, nhóm vận động cho dân chủ, nhân quyền. Lạm dụng luật pháp để đàn áp thẳng tay những cá nhân vận động cho dân chủ, nhân quyền.dù hành động của họ hoàn toàn ôn hòa.

HRW lưu ý, tuy Việt Nam cam kết sửa đổi luật hình sự như một cách bày tỏ thiện ý cải thiện tình trạng nhân quyền song trong dự luật hình sự mới, chính quyền Việt Nam chỉ thay đổi “số thứ tự” của các “tội danh” bị chỉ trích là xâm hại nhân quyền. Điều 79 trong Luật Hình Sự Hiện Hành (tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”) nay là điều 109 trong dự luật hình sự mới. Tương tự điều 88 trong Luật Hình Sự Hiện Hành (tội “tuyên truyền chống nhà nước”) nay là điều 117. Điều 89 (tội “phá rối an ninh”) nay là điều 118 trong dự luật hình sự mới. Đáng chú là dự luật hình sự mới còn thêm vào rằng chỉ “chuẩn bị” phạm những tội như vừa kể “sẽ bị phạt từ một đến năm năm tù.”

Đó là lý do HRW kêu gọi Hoa Kỳ và các thành viên khác của TPP gia tăng sức ép đối với Việt Nam, buộc Việt Nam phải thực hiện các cam kết trước đây. HRW cũng yêu cầu làm rõ 2,680 trường hợp mà Việt Nam đã bắt giữ và xử lý với cáo buộc “xâm phạm an ninh quốc gia.” (G.Đ)
11-20-2015 6:34:30 PM 

Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển ‘lạc điệu’

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với phần còn lại của thế giới vì mô hình phát triển “lạc điệu.”
Nền kỹ nghệ của Việt Nam phần lớn chỉ là gia công. Nhập cảng vải sợi và
phụ tùng, may rồi xuất cảng được coi là một trong những ngành “mũi nhọn”
của Việt Nam. (Hình: AFP/Getty Images)

Đây là ý kiến của những người từng đóng góp vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam trước đây, nay không còn ở trong guồng máy của chế độ mới đưa ra những lời thú nhận muộn màng về đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đầu ngô mình sở đã và đang làm hại nước Việt Nam.
Ngày Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tường thuật cuộc hội thảo có nội dung “tổng kết 30 năm đổi mới giai đoạn 1986 - 2015” được tổ chức cùng ngày tại Hà Nội. Tham dự và phát biểu là những người như ông Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, Tiến Sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến Lược Phát Triển, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, ông Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Chiến Lược, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư v.v...

Thanh minh trước với hy vọng tránh bị trù dập vì “trống đánh xuôi kèm thổi ngược,” ông Trần Đình Thiên đã phải “rào trước” rằng diễn đàn nhằm hưởng ứng tinh thần nghị quyết 62 của chính phủ trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 8, 2015 nhằm tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam so sánh với phần còn lại của thế giới.
Trong tinh thần đó, ông Nguyễn Quang Thái nói thẳng ra rằng: “Chúng ta đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới, chứ không còn nguy cơ gì cả. Tình trạng tụt hậu của đất nước là do tư duy cũ kỹ. Chúng ta đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới,” ông nói.

“Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi lạc điệu so với xu hướng chung của thế giới,” ông nói tiếp, theo TBKTSG dẫn lại.

Cuối tháng 8, 2015, tờ Người Lao Động dẫn lại một báo cáo tổng hợp của tổng Cục Thống Kê cho hay
“GDP (lợi tức) bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam bằng 3/5 của Indonesia; 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/14 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore. Xét trên giác độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm; sau Malaysia 25 năm; Thái Lan 20 năm; sau Indonesia và Philippines 5-7 năm.”
Trong khi đó, bản báo cáo vừa kể cho biết, về cân đối tài khóa, tình trạng bội chi ngân sách và nợ công của Việt Nam “đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Tỉ lệ nợ chính phủ so với GDP xếp thứ 9 trong khu vực ASEAN (năm 2001) đã tăng lên thứ 5 (năm 2013). Thị trường tài chính của Việt Nam phát triển tương đối thấp và còn nhiều bất ổn so với một số nước trong khu vực.”

Góp ý kiến trong cuộc hội thảo, ông Vũ Khoan than rằng cho đến nay, vẫn còn tranh cãi thế nào là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” rồi “doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo” của nền kinh tế cũng cãi nhau suốt 30 năm qua.

Còn ông Lưu Bích Hồ thì cũng không giấu giếm rằng: “Những khái niệm như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước là chủ đạo,... như ‘vòng kim cô’ ghì chặt sự phát triển của đất nước.”

Chứng minh cho thấy kinh tế Việt Nam ngày càng tụt hậu, ông Trần Đình Thiên chỉ ra rằng, “đến năm 2035, mức độ thịnh vượng trung bình của người Việt Nam vẫn còn thua xa Đài Loan, Hàn Quốc ở thời điểm 2011, và chỉ bằng gần một nửa của Nhật Bản và 1/3 so với Singapore. Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011.”

Nói cách khác, theo ông Thiên, sau 30 năm đổi mới, “dù nhìn ở khía cạnh nào thì Việt Nam vẫn đang cách rất xa so với các nước đi trước” trong khi các nước người ta vẫn cứ tiến nhanh về phía trước.

Những lời than thở của các chuyên gia kinh tế của chế độ rõ ràng “lạc điệu” khi chế độ Hà Nội chuẩn bị phe đảng đấu đá và cài cắm nhân sự cho kỳ đại hội đảng vào đầu năm tới. Bản dự thảo báo cáo chính trị - xã hội dự trù sẽ được đọ ở kỳ đại hội đảng đó vẫn “kiên trì tiến lên xã hội chủ nghĩa” và chủ trương chính sách kinh tế thì cũng vẫn “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Từ đầu năm 2015 đến nay nay, nhiều bài viết có nội dung ca ngợi “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” xuất hiện trên cả nhật báo cũng như báo tuyên truyền của quân đội, báo lý luận chính trị của đảng CSVN.

Ttrong khi đó, tháng 9 năm ngoái, người dân ở Việt Nam rất ngỡ ngàng khi thấy báo chí loan tin hãng điện tử Samsung (đầu tư sản xuất tại Việt Nam) cần mua hàng trăm linh kiện hoặc phụ tùng từ các công ty của Việt Nam nhưng không có công ty nào cung cấp nổi dù một cái đinh ốc.

Trong một báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam 2014 mà Ngân Hàng Thế Giới (WB) phát hành năm ngoái. WB cho rằng, số lượng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động vẫn tiếp tục gia tăng vì thiếu vốn, mãi lực yếu và môi trường cạnh tranh không bình đẳng.

Nhờ không phải chịu quá nhiều áp lực của hệ thống quản lý nhà nước, các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam nay trở thành nguồn tăng trưởng quan trọng của kinh tế Việt Nam, đóng góp gần 20% GDP, 22% tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất cảng và tạo ra 1/4 việc làm.

“Vị thế của Việt Nam chỉ có thể do chính Việt Nam tạo dựng và duy trì,” ông Trần Đình Thiên biết vậy, nói như vậy trong cuộc hội thảo ngày 19 tháng 11, 2015 nhưng chế độ Hà Nội vẫn “kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa” mà ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhìn nhận “Đến hết thế kỷ này không biết đã có XHCN hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (TN)
11-20- 2015 6:43:29 PM

Dân Sài Gòn còn chơi "mút mùa Lệ Thủy"?

CHUNG HAI-21/11/2015 19:10
TTO - Có bạn cho rằng "mút mùa Lệ Thủy" (na ná "chơi tới" hiện nay) do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài, ca một câu dài "mút chỉ đường tàu", "mút chỉ cà tha" (ý nghĩa tương đương). 
Đường Hàm Nghi, Sài Gòn khoảng cuối thập niên 60 thế kỷ trước. Trong ảnh vẫn còn đường rầy xe lửa và đa số khách bộ hành đi trong đường đinh khi qua đường - Ảnh tư liệu
Đường Hàm Nghi, Sài Gòn khoảng cuối thập niên 60 thế kỷ trước. Trong ảnh vẫn còn đường rầy xe lửa và đa số khách bộ hành đi trong đường đinh khi qua đường - Ảnh tư liệu
"Hết sẩy" (rất tuyệt vời) - nhiều bạn đọc thốt lên khi đọc bài "Người Sài Gòn giờ không thấy xài mấy tiếng lóng này nữa". Và thú vị hơn khi nhiều bạn kể ra hàng loạt tiếng lóng Sài Gòn xưa chưa "đi vùng 5" (chết).
Theo bạn đọc, Dominic On, trước năm 1975, chính quyền VN cộng hòa ở miền Nam chia các khu hành chính quân sự thành 4 vùng chiến thuật, không có vùng 5 nên "đi vùng 5" ám chỉ "đi về miền cực lạc" (chết).
Tiếng lóng này, cũng theo Dominic On, tương đương với từ "ngủm củ tỏi", "đi bán muối" cũng nói một người đã chết, như cá bị ướp muối (!). 
"Hôm kia, ông nhạc gia của người bạn tới Mỹ. Khi hàn huyên, tôi nghe ông nói mấy từ "Tây hạ thành", thực tình không hiểu nhưng không dám hỏi. Hôm nay, đang đi tìm nghĩa của mấy từ này thì lại gặp ở đây. Xin cảm ơn. Những bài báo như vầy rất quý đối với tôi".                           
TTruong
Tuy nhiên, bạn Thanh Minh giải thích do làm muối là diêm dân, đồng âm với "Diêm vương" (người quản lý cõi âm) nên bán muối là đi gặp Diêm vương.
Bạn hongan60 lại cho rằng: Trước năm 1945, thực dân Pháp độc quyền buôn bán muối nên nếu ai vi phạm luật cấm đó sẽ bị xử tử, là "đi bán muối". Bạn suongmai lại bảo do nhiều người đi bán muối xa không về... 
Ai đúng ai sai chưa rõ nhưng chắc chắn tiếng lóng này giờ vẫn còn không ít bạn trẻ Sài Gòn "vẫn xài tốt". 
Thế là một loạt tiếng lóng Sài Gòn xưa nửa thế kỷ đã được kể ra, như có bạn giải thích "mút mùa Lệ Thủy" như "chơi tới" hiện nay do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài (mà soạn giả Viễn Châu bảo "được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân"), ca một câu dài "mút chỉ đường tàu" (ý nghĩa tương đương) nên mới nói "mút mùa Lệ Thủy" ám chỉ quãng thời gian, quãng đường...  mút cuộn chỉ (ví dụ: "chơi... mút mùa Lệ Thủy" để chỉ những chuyện diễn ra rất dài, dài tới tới...).
Nghệ sĩ Lệ Thủy thời son trẻ - Ảnh tư liệu
Nghệ sĩ Lệ Thủy thời son trẻ - Ảnh tư liệu
Riêng "mút chỉ cà tha" thì hơi phức tạp vì cà tha vốn là từ katha (bùa) của bà con Khmer. Bà con Khmer Nam bộ đeo Cà Tha bằng là những sợi chỉ ngũ sắc do các vị sư sãi chùa Khmer se sẵn thành từng cuộn dài "mút chỉ" tặng vào dịp lễ tết.
Cũng còn không ít người Sài Gòn xài từ "kênh xì po" chỉ thái độ muốn... gây chuyện, do theo bạn Ngốc, vốn xuất phát từ kênh kiệu kiểu dân thể thao (sport - xì po). 
...Và thế là hàng loạt từ Sài Gòn xưa mà theo bạn Ben Pham, không chỉ Sài Gòn mà về miền Tây, nhất là Cà Mau, Bạc Liêu... vẫn nhiều người biết và nói như về xe có xế nổ (xế là xe + nổ = xe máy), xế điếc (xe không nổ =  xe đạp), xế hộp (xe coi như cái hộp = xe hơi).
Các loại xe ở một đường phố trung tâm Sài Gòn năm 1961 (có lẽ hiện nay là khu vực bến xe buýt trước chợ Bến Thành) - Ảnh LIFE
Các loại xe ở một đường phố trung tâm Sài Gòn năm 1961 (có lẽ hiện nay là khu vực bến xe buýt trước chợ Bến Thành) - Ảnh LIFE
Đại lộ Lê Lợi năm 1961 - Ảnh: LIFE
Đại lộ Lê Lợi năm 1961 - Ảnh: LIFE
Đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) năm 1961 - Ảnh: LIFE
Đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) năm 1961 - Ảnh: LIFE
Giao lộ Nguyễn Cư Trinh - Cống Quỳnh năm 1967 - Ảnh: R Mahoney
Giao lộ Nguyễn Cư Trinh - Cống Quỳnh năm 1967 - Ảnh: R Mahoney
 Ngã tư Hàng Xanh năm 1968 rất vắng xe cộ, nhà cửa thưa thớt. Các nữ học sinh đi học mặc áo dài đội nón lá - Ảnh tư liệu
Ngã tư Hàng Xanh năm 1968 rất vắng xe cộ, nhà cửa thưa thớt. Các nữ học sinh đi học mặc áo dài đội nón lá - Ảnh tư liệu
Về trang sức có "đổng" (đồng hồ); giảng (dây chuyền, ví dụ: "đua giảng" là giựt dây chuyền)...
Về ứng xử có quê xệ (quê quá mức), xí xọn (nhiều chuyện), xảnh xẹ (tương đương "chảnh" hiện nay), quá cỡ thợ mộc (quá mức độ bình thường - ví dụ: "chơi quá cỡ thợ mộc")...
Rồi một từ lóng mà xưa ai nghe cũng xanh mặt: chó lửa (súng ngắn, súng lục - na ná với "hàng nóng" hiện nay). Na ná thôi vì "hàng nóng" hiện nay chỉ súng các loại.
Thật sự thú vị khi có tiếng lóng giờ nói vẫn có người hiểu như bạn Hai Nhách nêu: "ghệ" (con gái, bạn gái), xi cà que (người què, hàng kém chất lượng), xôi (vòng 1 phụ nữ - phải chăng do hình dáng tròn trịa như dĩa xôi)... 
Những tiếng lóng gợi lại cả một thời Sài Gòn chưa xa
Bạn Văn Nhân kể ra một từ lóng có lẽ hiện nay hiếm người trẻ biết: "thím Thang Thang" mà theo bạn, ám chỉ bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu, đệ nhất phu nhân thời "đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm" mà theo bạn vì bà Lệ Xuân hay bốc, lên thang trong ăn nói, hành xử.
"Dân chơi cầu Ba Cẳng" cũng vậy, dù cầu Ba Cẳng (quận 6, cây cầu đi bộ bắc qua kênh Hàng Bàng) bây giờ không còn nhưng hình ảnh dân chơi bạt mạng ở một vùng đất lao động nghèo xưa đất Chợ Lớn, "bất cần thân thể" mà ai nghe tới cũng nể mặt - bạn Thành Vị nhắc lại tiếng lóng xưa này như nhắc tới một kỷ niệm một thời mình sống và lớn lên ở khu lao động nghèo này.
Cầu Ba Cẳng trên bưu thiếp thời Pháp thuộc - Ảnh tư liệu
Cầu Ba Cẳng trên bưu thiếp thời Pháp thuộc - Ảnh tư liệu
Cầu Ba Cẳng những năm 1960 - Ảnh tư liệu
Cầu Ba Cẳng những năm 1960 - Ảnh tư liệu
Đó là một trong những khu lao động, sống vật vưởng đầu đường xó chợ, vỉa hè với nhiều người lang thang thất nghiệp mà người dân gọi đó là dân "ma cà bông" (thật ra tiếng lóng này vốn là phiên âm của một từ nước ngoài: vagabond - người lang thang, thất nghiệp, vô gia cư).
Có một comment trong bài viết Người Sài Gòn giờ không thấy xài mấy tiếng lóng này nữa của bạn Anh Du được nhiều bạn đọc bấm nút thích (like) nhất là bình luận một tiếng lóng giờ hầu như không ai biết, đó là "con cháu nhà Hán": "Cái chữ "con cháu nhà Hán" không chỉ bởi họ Lưu mà còn bởi tính lật lọng, lưu manh. Cứ nhìn Tập Cận Bình (Hán) mới hôm qua tuyên bố tốt đẹp, hôm nay qua Singapore nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại (!?)".
Chắc chắn tiếng lóng Sài Gòn còn vô số những từ còn xài hoặc đã thất truyền, kể khó mà xuể - nói như bạn Nguyễn Anh: "Nói tới tết Công Gô - ám chỉ chuyện không bao giờ xảy ra - mới hết".
Quan trọng hơn, những từ lóng không chỉ nói cho vui mà còn ẩn sâu nhiều điều về cuộc sống, quan điểm, thời cuộc... mà khi lần mở lại, chúng ta sẽ hiểu hơn, thấm hơn rất nhiều bất ngờ.

Nga ồ ạt ném bom những mục tiêu IS ở Syria

Trong bức ảnh cắt từ video được phát hành bởi trang web chính thức Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 20 tháng 11 năm 2015, dòng chữ "Đối với Paris" được viết trên một quả bom gắn vào máy bay chiến đấu Nga để chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu ở Syria.
Trong bức ảnh cắt từ video được phát hành bởi trang web chính thức Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 20 tháng 11 năm 2015, dòng chữ "Đối với Paris" được viết trên một quả bom gắn vào máy bay chiến đấu Nga để chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu ở Syria.

VOA-21.11.2015

Nga cho biết đã thực hiện một chiến dịch ném bom ồ ạt nhắm vào những mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu hôm thứ Sáu báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin rằng những máy bay chiến đấu của Nga đã phá hủy 15 cơ sở dầu và hơn 500 xe tải chở nhiên liệu trong những vụ ném bom tuần này, trong một nỗ lực làm tê liệt những cơ sở kinh tế và tài chính của Nhà nước Hồi giáo.

Ông Shoigu cũng cho biết hải quân Nga hôm thứ Sáu đã bắn 18 phi đạn hành trình từ tàu chiến ở Biển Caspi nhắm vào những mục tiêu tại các tỉnh Raqqa, Idlib và Aleppo. Ông cho biết bảy mục tiêu đã bị đánh trúng.

Ông nói những cuộc không kích đã gây thương vong lớn, trong đó hơn 600 kẻ chủ chiến bị hạ sát trong một cuộc không kích ở tỉnh Deir ez-Zour ở miền đông Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng cũng cho biết Nga đã tăng gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu của mình ở Syria lên 69 chiếc trong những ngày gần đây.

Đầu tuần này, Nga kết luận rằng một quả bom đã làm rơi máy bay chở khách của Nga tại bán đảo Sinai hồi tháng trước, không lâu sau khi nó cất cánh từ thành phố du lịch Sharm el-Sheikh của Ai Cập bay đến thành phố St. Petersburg. Tất cả 224 người trên máy bay đều thiệt mạng.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm làm rơi chiếc máy bay, cũng như tuyên bố nhận trách nhiệm về những vụ tấn công khủng bố chết người hồi tuần trước ở Paris.

Trong vòng vài tiếng sau khi Nga kết luận rằng những kẻ khủng bố làm rơi chiếc máy bay, ông Putin đã phát động những cuộc không kích ồ ạt nhắm vào thành phố Raqqa, được xem là thủ đô của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở miền bắc Syria.

Luật quốc tế có giải quyết được tranh chấp Biển Đông?

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario chỉ vào một bản đồ cổ trên màn hình bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại trường đại học Công giáo ở Manila. (Ảnh tư liệu chụp ngày 11/9/2014)
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario chỉ vào một bản đồ cổ trên màn hình bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại trường đại học Công giáo ở Manila. (Ảnh tư liệu chụp ngày 11/9/2014)

Tòa trọng tài Liên hiệp quốc tuyên bố có thẩm quyền phân xử trong vụ kiện của Philippines chống lại bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là một đòn giáng thêm nữa cho Bắc Kinh sau khi bị tàu chiến và máy bay ném bom của Mỹ thách thức các tuyên bố chủ quyền ở các hòn đảo vừa xây ở Trường Sa.
Kết quả vụ kiện của Philippines sẽ có ý nghĩa pháp lý, ngoại giao, và thực tiễn như thế nào? Hiệu ứng và tác động của vụ kiện này đối với Việt Nam ra sao?
Trà Mi ghi nhận qua cuộc hội luận với 4 chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề Biển Đông và luật pháp quốc tế: luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từ Việt Nam và luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada.  
VOA: Về luận cứ giữa Bắc Kinh và Manila:  một bên dựa vào lịch sử, một bên dựa vào Công ước quy định vùng đặc quyền kinh tế. Làm thế nào có thể giải tỏa tranh chấp khi nó không dựa trên cùng một cơ sở đo lường?

TS Hoàng Việt: Trung Quốc có vấn đề rất lớn là muốn diễn giải luật quốc tế theo cách của họ, có lợi cho họ. Điều này rất khó giải quyết. Chúng ta phải chờ sau khi tòa ra phán quyết thì có lẽ sẽ có những vấn đề ràng buộc Trung Quốc nhiều hơn.
VOA: Quý vị dự đoán thế nào về kết cục vụ kiện này?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Philippines sẽ thắng. Khi có phán quyết của tòa trọng tài, Trung Quốc cũng sẽ phản bác lại và sẽ tìm cách chia rẽ các nước có quyền lợi trên Biển Đông.
VOA: Trong trường hợp Manila thắng kiện sẽ ảnh hưởng thế nào đến những nước chung quanh, đặc biệt là Việt Nam?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Nếu Philippines thắng, lý luận của Trung Quốc sẽ bị bẻ gãy trước cộng đồng quốc tế. Việc này cũng có ý nghĩa tích cực với Việt Nam. Dựa vào phán quyết của tòa, Việt Nam sẽ củng cố hệ thống lý luận và dữ kiện của mình trong một phiên xử tương lai nếu khởi kiện Trung Quốc.
TS Hoàng Việt: Thứ nhất, Philippines yêu cầu tòa phán quyết yêu sách lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông có phù hợp Công ước Luật biển hay không. Theo tôi, tòa sẽ bác bỏ đường lưỡi bò này. Trong trường hợp đó, không chỉ Philippines mà cả Việt Nam cũng có lợi. Thứ hai, Philippines yêu cầu tòa phán quyết một số cấu trúc địa lý ở Trường Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước nào. Như vậy điều này cũng ảnh hưởng tới quyền lợi của Việt Nam vì có một số cấu trúc địa lý dù đang trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng Việt Nam đang kiểm soát.  Cho nên cũng có những vấn đề tồn đọng.
VOA: Vậy Việt Nam có thể làm gì để hạn chế một phán quyết bất lợi cho mình?
LS Công Định: Việt Nam ngay từ lúc này phải chuẩn bị xem xét đường đi, cách lập của Philippines và nghiên cứu lập luận của tòa để khi mình đưa ra đơn kiện thì được tòa chấp nhận cả về nội dung lẫn thẩm quyền. Có như vậy, ta mới có được cơ hội thắng tốt hơn cả Philippines.
LS Khanh: Việt Nam đã có tham vấn với một số công ty luật của Mỹ về vấn đề này từ 2010. Khi Philippines đưa vụ án ra tòa năm 2013, cuối năm 2014 Bộ Ngoại giao đã có văn kiện gửi tới tòa thừa nhận quyền tài phán của tòa và bảo lưu tất cả quyền lợi chính đáng của Việt Nam trong vụ kiện này. Cần phải có một ủy ban cấp nhà nước về vấn đề Biển Đông, mời tất cả những chuyên gia trong và ngoài nước cố vấn cho chính phủ. Trong vụ kiện này, Việt Nam có lợi rất nhiều vì là cơ sở cho các cuộc đàm phán, nếu có. Phán quyết của tòa sẽ là thắng lợi lớn cho công pháp quốc tế và các nước liên quan. Tuy nhiên, cần xem kỹ lý do Trung Quốc và Đài Loan phản bác thẩm quyền của tòa.
VOA: Các nhà nghiên cứu trong nước có ý kiến thế nào?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Trước nay Việt Nam tuyên bố ủng hộ giải pháp ‘giữ nguyên trạng’ nhưng theo tôi, ngoài ra Việt Nam cũng nên bắt đầu bàn với Philippines, Malaysia, Brunei để đưa vụ việc ra Tòa Công lý quốc tế phân xử vấn đề chủ quyền của từng nước trên Trường Sa. Theo tôi, nếu tất cả các nước cùng Việt Nam đưa ra tòa công lý quốc tế phân xử chủ quyền thì phán quyết của tòa cũng đi tới yêu cầu giữ nguyên trạng như hiện nay, đạt được mục đích chung cuộc của các nước Đông Nam Á, chúng ta sẽ loại được tham vọng bá quyền của Trung Quốc.   
VOA: Giữ nguyên trạng của thời điểm nào mới là xác đáng nhất?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Theo tôi, nên giữ nguyên trạng Biển Đông tính tới thời điểm trước năm 1975.
LS Công Định: Liên quan đến vấn đề chủ quyền, khái niệm nguyên trạng rất mơ hồ. Do đó,các nước có thế mạnh bao giờ cũng tìm cách xác lập nguyên trạng cho tương lai để khi có phân xử của một cơ quan tài phán quốc tế thì nguyên trạng đó là những gì họ đã đạt được bằng sức mạnh quân sự. Trung Quốc tránh né các cơ quan tài phán quốc tế nhằm thiết lập một nguyên trạng họ muốn. Đài Loan cũng bác bỏ thẩm quyền của tòa vì họ đang chiếm giữ đảo Ba Bình có diện tích to nhất ở Trường Sa, họ muốn giữ nguyên trạng đó.
VOA: Trong khi bác bỏ thẩm quyền của tòa, Trung Quốc vẫn tiếp tục các biện pháp thay đổi nguyên trạng để đặt mọi chuyện đã rồi. Có biện pháp nào để khống chế hoặc chế tài để nguyên trạng được tôn trọng và các bên có thể chờ nhau giải quyết tranh chấp trong ôn hòa?
TS Hoàng Việt:  Trung Quốc, bên mạnh nhất trong tranh chấp Biển Đông, không sẵn sàng cho giải pháp ôn hòa thì có muốn tìm giải pháp ôn hòa cũng rất khó khăn. Có lẽ giải pháp bây giờ giúp giảm căng thẳng và nguy cơ xung đột là các bên ngồi ký Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông. Thế nhưng, cho tới giờ vướng mắc lớn nhất cho Bộ quy tắc này vẫn là Trung Quốc. Vì vậy, biện pháp giải quyết ôn hòa vụ này vẫn còn rất khó khăn.
VOA: Bộ Quy tắc chưa đạt được, Tuyên bố ứng xử không được tuân thủ, Trung Quốc đứng ngoài tất cả, không chấp nhận thẩm quyền của tòa và cũng không tuân thủ phán quyết của tòa. Một phán quyết không có tính cưỡng hành pháp lý có tác dụng thế nào?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Cho dù Trung Quốc không đồng ý, đó cũng là một thắng lợi về mặt chính trị để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Trung Quốc không bao giờ tuân thủ luật pháp quốc tế dù miệng vẫn nói như thế.
VOA: Có thể làm gì nếu Trung Quốc không thực thi phán quyết của tòa?
Nhà nghiên cứu Kim Phúc: Lúc đó, các nước trong Đông Nam Á cần phải xem lại thực lực của mình và tính một biện pháp khác: toàn bộ khu vực cần phải làm gì để không mất biển đảo, đó là thời kỳ mới của quan hệ ở Đông Nam Á.
TS Hoàng Việt: Sức mạnh của luật pháp quốc tế không phải lúc nào cũng là sự cưỡng chế. Dư luận quốc tế có một sức ép. Nhìn vụ Nicaragua kiện Mỹ năm 1986. Lúc đó tòa phán Hoa Kỳ thua, phải bồi thường 300 triệu đô cho Nicaragua. Mỹ ban đầu khước từ, nhưng sau đó cũng phải xuống nước trước áp lực của quốc tế và công bố gói viện trợ 500 triệu đô.
VOA: Ví dụ đưa ra từ những nước tuân thủ luật lệ, nhưng đối với Trung Quốc, một trường hợp cá biệt trước nay chưa thấy tuân thủ, chỉ thấy bất chấp, thì làm thế nào?
TS Hoàng Việt: Tôi tin nếu tòa ra phán quyết rõ ràng, hoàn toàn bác bỏ yêu sách lưỡi bò thì áp lực quốc tế cũng sẽ khiến Trung Quốc phải chấp nhận một phần nào đó, chứ không phải phớt lờ là được đâu.
LS Đức Khanh: Không lý gì một nước muốn đóng một vai trò càng lớn mạnh trong cộng đồng quốc tế lại đi từ bỏ vị trí của mình trong khuôn khổ xây dựng nền tảng công pháp quốc tế. Tôi nghĩ, giai đoạn này Trung Quốc đang thử phản ứng quốc tế để có chiến lược sau đó. Tôi tin rằng Trung Quốc từ lâu đã có chuẩn bị hồ sơ gồm các cơ sở pháp lý vững chắc để ra trước Tòa Công lý quốc tế về vấn đề chủ quyền. Cho nên, dù lúc này và trong tương lai họ vẫn tiếp tục phủ nhận, nhưng họ sẽ phải đưa ra những luận cứ. Mặt khác, thời gian gần đây, Mỹ đã tăng áp lực lên Trung Quốc và sẽ càng ngày càng tăng áp lực này, buộc Trung Quốc phải bước vào bàn đàm phán. Những quyết định về pháp lý sẽ là cơ sở cho những quyết định về đàm phán. Vấn đề nguyên trạng sẽ được giải quyết bằng con đường đàm phán chính trị và ngoại giao.
VOA: Vai trò của Việt Nam trong vụ kiện này thế nào? Việt Nam nên tận dụng tình thế hiện nay để đệ đơn kiện cho riêng mình hay chờ đến sau vụ kiện của Philippines ngả ngũ dự kiến được đưa ra vào giữa năm sau? Mời quý vị đón theo dõi phần 2 cuộc hội luận trong chương trình phát thanh tiếp theo.
Luật quốc tế có giải quyết được tranh chấp Biển Đông?

Nhà cầm quyền tiếp tục cướp đất đan viện Thiên An, Huế

Phóng viên FNA (Free News Agency) - ...Tất cả mọi diễn biến xa gần trong hơn 15 năm cho thấy nhà cầm quyền CSVN từ trung ương tới địa phương quyết tâm chiếm cho bằng được toàn bộ tài sản của đan viện Thiên An... Trong toàn bộ vụ việc này, ngoài việc cướp đất của một cộng đoàn tôn giáo - nhân danh nguyên tắc luật pháp bất công ngang ngược - “mọi tài nguyên đất đai tại VN đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước” - để kinh doanh lấy tiền, chia nhau bỏ túi, nhà cầm quyền còn hy vọng rằng với việc xây dựng “khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời”, tất cả vây chặt đan viện ở giữa, các đan sĩ sẽ không còn bầu khí tĩnh lặng lẫn trong sạch để sống đời tu trì và sẽ phải bỏ đi xa hơn, vào trong rừng sâu chẳng hạn. Lúc ấy thì “toàn bộ sẽ về ta!”...

*

Ngày 05-11-2014, tức cách đây hơn một năm, người ta đọc thấy trên trang Thừa Thiên Huế online (1) mẩu tin như sau: 

“Phê duyệt chi tiết xây dựng Khu du lịch hồ Thủy Tiên. 05/11/2014 

(TTH) - UBND tỉnh vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch hồ Thủy Tiên tại xã Thủy Bằng (Hương Thủy) với quy mô diện tích đất trên 63 ha.

Đây sẽ là khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời. Cơ cấu sử dụng đất cho khu du lịch này được bố trí 30% xây dựng các công trình kiến trúc và 70% là cây xanh, mặt nước, giao thông. Công ty TNHH HACO Huế và các cơ quan liên quan thực hiện những nhiệm vụ đúng chuyên trách theo quy hoạch được phê duyệt”.

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên, tại hồ Thủy Tiên thuộc xã Thủy Bằng, người ta xây dựng khu du lịch sinh thái. Giở lại báo mạng cũ (2), ngay từ năm 2004, người ta đã đọc thấy: 

“Khánh thành khu giải trí Thiên An - Thủy Tiên. 07/06/2004

TS (Thừa Thiên-Huế) - Hôm qua (6-6), tại Huế đã tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi giải trí Thiên An - Thủy Tiên giai đoạn 1. Công trình này tọa lạc tại hồ Thủy Tiên, giữa đồi Thiên An - một rừng thông rộng lớn, nằm cách trung tâm TP Huế chừng 4km - do Công ty du lịch Cố Đô làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí khoảng 38 tỉ đồng.

Bắt đầu thi công từ tháng 3-2001, giai đoạn 1 này bao gồm các hạng mục chính như: nhà thủy cung, hệ thống cầu đường, cổng chào, đường dạo, dải cây xanh, quảng trường, sân khấu ngoài trời, hệ thống phục vụ các trò chơi trên nước... Khu vui chơi này sẽ trở thành điểm giải trí quan trọng phục vụ du khách trong dịp Festival Huế 2004”.

Cổng vào Khu vui chơi giải trí. Hình chụp tháng 01-2008

Nhà rồng, công trình chính trong Khu vui chơi giải trí, 
nằm giữa hồ Thủy Tiên. Chụp 01-2008

Khu giải trí tọa lạc tại hồ Thủy Tiên giữa đồi Thiên An này, như tên gọi cho thấy và dân Thừa Thiên-Huế đều biết, là công trình xây dựng trên phần lớn đất cướp đoạt của đan viện Thiên An (xin xem bản đồ bên dưới). 

Toàn bộ đất đai của đan viện là 108ha, được mua và cấp hợp pháp từ năm 1940. Thế nhưng ngày 27-4-2000, chủ tịch huyện Hương Thuỷ dẫn đầu phái đoàn chính quyền đến đan viện và đọc cho các tu sĩ nghe Quyết định 1230/QĐ-TTg ngày 24-12-1999 của Thủ tướng Chính phủ, thu hồi 495.929m2 (50 ha) đất giao cho Công ty Du lịch Cố Đô-Huế xây dựng trung tâm vui chơi giải trí. Sau khi tìm hiểu, đan viện biết được Quyết định thu hồi đó căn cứ theo Đề nghị ngày 22-11-1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (với Hồ Xuân Mãn bí thư cùng Nguyễn Xuân Lý chủ tịch lúc ấy) và Tờ trình của Tổng cục Địa chính ngày 10-12-1999. Trong cả hai văn bản này, đối tượng bị thu hồi không có chủ sở hữu là đan viện Thiên An, và hiện trạng sử dụng đất bị thu hồi không có đất tôn giáo.

Ngày 26-03-2001 Công ty Du lịch Cố Đô khởi công xây dựng khu vui chơi giải trí. Theo quan sát của các đan sĩ, hôm đó có 5 xe U-oát (UAZ) chất đầy công an hình sự và rất nhiều CA chìm đi xe mô-tô dàn ra bảo vệ cho lễ động thổ.

Ngày 29-04-2001, trong tinh thần hiệp thông, 37 linh mục Tổng giáo phận Huế đã gởi đến Linh mục Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, Bề trên Ðan viện Thiên An bức thư:

“Kính thưa Cha. Sau khi đọc văn thư của Ðan viện Thiên An đề ngày 30-03-2001 gởi Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi, anh em linh mục Tổng Giáo phận Huế, nhận thấy: 1). Vùng đất mà Công ty Du lịch Cố Ðô chiếm đoạt để khởi công xây dựng Trung tâm Vui chơi Giải trí, là vùng đất thuộc quyền tư hữu của Ðan viện Thiên An. 2). Ðan viện Thiên An đã nhiều lần viết nhiều văn thư gởi đến Chính quyền các cấp, trong tinh thần kiên nhẫn và tôn trọng pháp luật. Nhưng hiện giờ, Công ty Du lịch vẫn được tiếp tục sử dụng vùng đất của Ðan viện Thiên An, như thế là Chính quyền xâm phạm quyền tư hữu và làm sai luật pháp. Vậy chúng tôi viết thư nầy để hiệp thông với Ðan viện Thiên An và chúng tôi nhất trí với những kiến nghị của Ðan viện Thiên An gởi lên Thủ tướng như trong văn thư đề ngày 30-03-2001”. 


Ngày 06-06-2002, chính quyền trung ương ban hành Quyết định 577/QĐ-XKT của Tổng Thanh tra Nhà nước, để lấy sạch đất đai của dòng Thiên An, chỉ chừa lại cho đan viện 54.862m² đất (5 ha rưỡi) gồm: nguyện đường, tu viện và vườn cam (xem bản đồ trên). Nguồn gốc của Quyết định đó chính là Báo cáo mật mang số 24/BC-UB có nội dung xuyên tạc, chụp mũ, vu khống với ý đồ cướp bóc đất đai tài sản của đan viện cách trắng trợn, được UBND tỉnh TT-Huế gởi cho chính quyền trung ương hơn một năm trước, vào ngày 20-02-2001.

Thấy không được lắng nghe, bị áp bức quá đáng và bị tước đoạt oan ức, ngày 29-6-2002, đan viện phụ dẫn đầu đoàn gồm 8 đan sĩ ra Hà Nội, đến Phủ Thủ tướng đệ đơn Khiếu nại Khẩn cấp lần 2, yêu cầu huỷ bỏ Quyết định 577/QĐ-XKT và xem xét lại vụ việc khiếu kiện của đan viện. 

Dĩ nhiên trung ương toa rập với địa phương như trong hầu hết các vụ cướp đất toàn cõi nước Việt. Trung tâm vui chơi giải trí tiếp tục được xây dựng, song hành với sự gia tăng quấy rối phá hoại từ đội ngũ thi công của Công ty trên cơ sở vật chất của đan viện.

Như để xoa dịu, UBND tỉnh đưa ra kế hoạch giao 11ha rừng thông cho Đan viện, nhưng với hình thức nhận khoán lại của lâm trường Tiền Phong (là một đơn vị nhà nước vốn đã ngang nhiên chiếm dụng toàn bộ rừng thông của đan viện ngay từ năm 1975), nghĩa là làm công nhân cho họ, trong khi từ trước đến nay Đan viện không thừa nhận tính hợp pháp của việc lâm trường này quản lý rừng thông Thiên An. Và các tu sĩ vẫn tiếp tục phản kháng.

Chưa hết. Ngày 24-5-2005, Đan viện gởi văn thư thông báo cho UBND xã Thuỷ Bằng sẽ sửa chữa con đường nhựa dài 700m (đường nội bộ) đã bị hư hại nhiều do xe tải hạng nặng của Công ty Du lịch Cố Đô gây nên khi xây dựng khu vui chơi giải trí. Tuy nhiên nhà cầm quyền đã ngang ngược ra điều kiện là muốn sửa chữa thì phải chấp nhận con đường đó như đường liên thôn, thuộc quyền quản lý của nhà nước theo Công văn số 168/UBND ngày 20-7-2005 của Chủ tịch UBND huyện Hương Thuỷ.

Thế nhưng, thiên bất dung gian, Trung tâm vui chơi giải trí Thiên An-Thủy Tiên, sau khi hoạt động được vài năm, đã lâm vào tình trạng ế ẩm và lỗ lã. Vé vào cổng chính và vào nhà Rồng mỗi nơi đã từ 50.000 đồng giảm xuống còn 15.000 đồng nhưng chẳng mấy ai thèm đến. Người dân ở Thừa Thiên-Huế biết rằng đến vui chơi giải trí ở đó là đồng lõa với tội ác: tội cướp giật đất đai của những người tu hành và tội phá tan bầu khí thiêng liêng thanh thoát của một tu viện. Thành thử công ty Du lịch Cố Đô đã phải bán nó cho công ty HACO Huế (có giấy phép kinh doanh từ 2009, Địa chỉ: thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, Huế).

Công ty mới này - được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (với Lê Trường Lưu bí thư và Nguyễn Văn Cao chủ tịch) hỗ trợ và phê duyệt- dự định biến khu vui chơi giải trí thành khu du lịch hồ Thủy Tiên với quy mô diện tích đất lớn hơn, trên 63 ha, gồm nhiều hạng mục như đã nói trên kia, với vốn đầu tư ban đầu hơn 70 tỷ đồng. 

Riêng lâm trường Tiền Phong, hiện đổi thành Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong, thì ngoài chuyện chiếm dụng rừng thông Thiên An và ngôi trường Thánh Mẫu 14 gian của đan viện từ 40 năm qua, với nhiều lần để xảy ra những vụ xâm lấn đất đai lẫn cháy rừng, nay lại muốn chiếm luôn đồi Thánh Giá và đồi Đức Mẹ vốn nằm trong rừng thông Thiên An nhưng khá gần khuôn viên đan viện. 

Đồi Thánh Giá có tên như thế là vì hàng chục năm trước, các đan sĩ đã dựng một tượng đài Thánh giá lớn, bằng xi-măng cốt sắt tại đây. Nhưng hiện nay, ngay dưới chân Thánh giá, nhà cầm quyền đã chiếm một khu đất để xây dựng cơ quan nhà nước với lý do chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc Huế được nâng lên hàng Thành phố trực thuộc Trung ương. (Theo trang mạng GNsP - “Tin Mừng Cho Người Nghèo” ngày 04-06-2015), 

Cũng theo trang mạng này, nhiều động thái gần đây của nhà cầm quyền Tp. Huế cho thấy họ đang có dự tính bán Đồi Đức Mẹ, diện tích khoảng 30 hécta, cho một công ty du lịch Đài Loan để xây dựng khu biệt thự nghỉ mát. Như tên gọi, đây là nơi có tượng đài Đức Mẹ Maria mà vài chục năm trước, nhà dòng đã xây dựng. Mới đây, trước âm mưu của nhà cầm quyền, các đan sĩ phải dựng tạm một mái tôn lên tượng đài với lý do che mưa nắng, nhưng thật ra là muốn gióng lên những tiếng kêu yếu ớt của mình để bảo vệ di sản từ bao thế hệ. Mỗi Chúa nhật, một linh mục từ đan viện đến cử hành thánh lễ tại đây cho giáo dân quanh vùng. Thế là nhà cầm quyền đến phá rối với lập luận đây không phải là nơi thờ tự đã được cấp giấy phép. Bất chấp những lời đe dọa, có khoảng 30 giáo hữu vẫn đến tham dự Thánh lễ Chúa nhật tại nơi này. Chưa hết, nhà cầm quyền còn dựng nên những căn lều tạm chung quanh đó với lý do phòng cháy chữa cháy nhưng thực chất là lấn chiếm dần dần Đồi Đức Mẹ. 


Đó là chưa kể vào các năm 2010-2011, địa phương còn dung túng cho một số cư dân đến dựng tại rừng thông Thiên An (không xa Đồi Đức Mẹ và Tu viện) những “lều sung sướng” cho thanh niên nam nữ từ thành phố Huế lên thuê để làm chuyện hành lạc tội lỗi, khiến ô nhiễm trầm trọng bầu khí tu viện. Sau nhờ các tu sĩ phản đối kịch liệt, nhà cầm quyền mới ra tay dẹp bỏ. 


Gần đây, vào sáng ngày 08-10-2015, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế lại huy động khoảng 100 công an mặc thường phục lẫn sắc phục cùng quần chúng tự phát đến ‘bảo kê’ cho công ty lâm nghiệp Tiền Phong và công ty TNHH Haco Huế dứt khoát lấy khu đất đồi Đức Mẹ.

Nghe tin dữ, các đan sĩ từ tu viện tràn xuống. Phía chính quyền yêu cầu đan viện dẹp bỏ mái tôn che mưa nắng cho tượng Đức Mẹ và di dời tượng, lấy cớ đó là làm sai pháp luật. Họ còn xúi nhiều phụ nữ thuộc Hội phụ nữ mắng mỏ rủa sả các vị tu hành. Nhưng các vị này cương quyết giữ vững lập trường, không tháo gỡ cũng chẳng di dời. Thấy chẳng làm gì được, nhà cầm quyền chơi trò dựng thêm lều chung quanh, gọi là để “phòng cháy chữa cháy trong trong mùa này là mùa dễ cháy rừng” (đang khi thực ra tại Thừa Thiên-Huế bắt đầu mùa dông bão). Mục đích cũng chỉ để theo dõi, hăm dọa, lấn dần. (Theo GNsP 8-10-2015). 


Mới đây, hôm 06-11-2015, đan viện Thiên An nhận được một “Thông báo về việc hợp đồng bảo vệ rừng giữa công ty lâm nghiệp Tiền Phong và công ty dịch vụ Vân Hải” cùng với văn bản “Hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo vệ” vốn đã ký kết vào ngày 25-10-2015.


Theo hợp đồng này, bên A (Tiền Phong) yêu cầu bên B (Vân Hải) cung cấp 15 nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp, để làm các việc như sau: (1) bảo vệ tài sản gồm rừng, đất rừng tại khoảnh 3, khoảnh 4 Tiểu khu 153, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế; (2) ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm trong phạm vi được giao bảo vệ; (3) tháo dỡ, di dời các vật dụng, công trình xây dựng trái phép trên đất được hợp đồng bảo vệ; (4) tham gia xử lý các vụ việc có liên quan trong phạm vi được hợp đồng bảo vệ khi có yêu cầu của bên A, thời gian 24/24h. 

Hiển nhiên, hợp đồng này nhắm đến đất đai lẫn nhân sự của đan viện Thiên An. Lập tức các đan sĩ đã gởi “Thư báo” đến công ty dịch vụ Vân Hải (xem dưới), một đàng vừa khen ngợi nghề nghiệp lẫn công việc của 15 nhân viên bảo vệ, đàng khác vừa soi sáng lương tri và nhắc nhở lương tâm của những con người thuộc công ty dịch vụ này, cho họ thấy là họ đang tham gia vào hành động sai trái, vi phạm pháp luật, chà đạp đạo đức của công ty Tiền Phong. Đây lại thêm một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền muốn ném đá giấu tay, bao che lũ ăn cướp và hợp pháp hóa việc dùng vũ lực đối với các tu sĩ chân yếu tay mềm. 


Kết luận 

Tất cả mọi diễn biến xa gần (hơn 15 năm nay) như vừa trình bày cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản VN từ trung ương tới địa phương quyết tâm chiếm cho bằng được toàn bộ tài sản của đan viện Thiên An, bất chấp bài học từ trời cao (có thể nói như vậy) là sự thất bại thê thảm của khu vui chơi giải trí Thiên An-Thủy Tiên. Thật ra, trong toàn bộ vụ việc này, ngoài việc cướp đất của dân lành (trường hợp này là một cộng đoàn tôn giáo) nhân danh nguyên tắc luật pháp bất công ngang ngược (“Mọi tài nguyên đất đai tại VN đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước”) để kinh doanh lấy tiền, chia nhau bỏ túi, nhà cầm quyền còn hy vọng rằng với việc xây dựng “khu du lịch sinh thái tổng hợp cao cấp, bao gồm trung tâm hội nghị, khu du lịch spa, nhà hàng, nghỉ dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, công viên vui chơi giải trí và cắm trại ngoài trời”, tất cả vây chặt đan viện ở giữa, các đan sĩ sẽ không còn bầu khí tĩnh lặng lẫn trong sạch để sống đời tu trì và sẽ phải bỏ đi xa hơn, vào trong rừng sâu chẳng hạn. Lúc ấy thì “toàn bộ sẽ về ta!”. 

Nhưng liệu ý đồ xóa sạch một tụ điểm tinh thần rạng ngời không chỉ đối với người Công giáo mà còn đối với cả lương dân Thừa Thiên-Huế, phá tan một nơi chốn còn lưu lại dấu vết, công lao, xương cốt của bao thế hệ đan sĩ vốn đã vừa xây dựng một môi trường tâm linh, vừa kiến tạo một môi trường sinh thái (thậm chí với cả máu như hai linh mục đan sĩ người Pháp là David Urbain và Guy de Compiègne vốn đã bị Việt cộng giết năm Mậu Thân 1968), ý đồ thâm hiểm đó có thành tựu được chăng? 

Dẫu sao, trong lúc này, đan viện Thiên An cần sự hỗ trợ của tất cả mọi tín đồ Công giáo cũng như của bất cứ ai yêu chuộng công lý và sự thật. Xin hãy cùng nhau lên tiếng tố cáo bàn tay tội ác, đúng hơn bàn tay quỷ dữ đang muốn tiêu diệt giá trị tinh thần và niềm tin tôn giáo! 

Phóng viên FNA (Free News Agency) tường trình từ Huế ngày 21-11-2015

Chú thích: