Saturday, February 8, 2014

Đừng 'xui dại' Việt Nam

Trong một bài viết mới đây trên BBC của ông Lý Thái Hùng, phần "Ba việc cần làm" có đưa ra ý kiến Việt Nam cần "chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958" khiến dư luận đặc biệt quan tâm, thậm chí nhiều người cảm thấy hoang mang không biết thực hư, sai đúng như thế nào.


                   Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'

Chúng tôi đã trao đổi và đều nhận định, ý kiến này của ông Lý Thái Hùng là một kiểu "xui dại" Việt Nam tự chui đầu vào rọ cần phải được nói rõ, phân tích mổ xẻ trước dư luận.

Đầu tiên, theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế.


Thứ hai, hiểu như ông Lý Thái Hùng là đã làm sai lệch bản chất pháp lý của Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc. Bản Công hàm này chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.

Mặt khác, theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương mà chính Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc khi đó cũng tham dự với tư cách một bên hội nghị thì mọi người đều biết Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận .Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam do chính phủ Pháp bàn giao lại, chờ đến ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Do đó, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa công nhận tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc; bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền.

Cách lý giải Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký như ông Lý Thái Hùng chính là chiêu bài Bắc Kinh đang cố tình lập lờ đánh lận con đen để ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ và bẫy dụ chúng ta vào tròng. Một khi nghe theo lời xúi dại này, Việt Nam sẽ không bao giờ thoát ra khỏi thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn.

Thủ tục pháp lý

Nhân đây, chúng tôi cũng xin đề cập đến thủ tục pháp lý ký và phê chuẩn các Hiệp ước, Công ước có liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia. Trong thực tiễn quốc tế, các nội dung giải quyết về biên giới, lãnh thổ phải được các đại diện có thẩm quyền của các quốc gia liên quan đàm phán thỏa thuận và nội dung thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong các Hiệp ước, Hiệp định…và phải được cac đại diện có thẩm quyền này ký kết chính thức.




Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ, bởi tranh chấp chủ quyền nếu các bên không thống nhất bằng văn bản thỏa thuận mà đơn phương nhờ cơ quan tài phán giải quyết thì không ai dám thụ lý."
Tuy nhiên các Hiệp định, Hiệp ước…dù đã được ký kết này vẫn chưa có hiệu lực thi hành ngay. Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành. Như vậy, có thể thấy rằng các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, cũng trong phần nội dung "Ba việc cần làm" của bài viết ông Lý Thái Hùng gửi BBC đã có một sự nhầm lẫn nguy hiểm về bản chất pháp lý vụ Philippines kiện Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.

Ông Hùng cho rằng, "Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm". Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ, bởi tranh chấp chủ quyền nếu các bên không thống nhất bằng văn bản thỏa thuận mà đơn phương nhờ cơ quan tài phán giải quyết thì không ai dám thụ lý.

Philippines kiện Trung Quốc "áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, vì vậy đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Philippines, mặt khác Trung Quốc lại là thành viên của UNCLOS nên Philippines hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Và trên thực tế Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã thụ lý theo đúng thủ tục, trình tự pháp định.

Do đó, dù xác định đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhưng chúng ta cũng phải học Philippines nghiên cứu thật kỹ các quy định pháp lý và thông lệ quốc tế để đưa ra quyết định và chuẩn bị phương án khởi kiện, việc này không dễ dàng để cứ nói thích kiện là kiện được ngay.

Tác giả nguyên là Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam từ năm 1995 -2004.

Tiến sĩ Trần Công Trục
Theo BBC

Lawrence W. Reed - Tự do và sức mạnh của tư tưởng

Có một niềm tin mà tôi thường nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là chúng ta đang có chiến tranh-không phải là một cuộc chiến dùng súng đạn và sức người, nhưng dù sao vẫn là một cuộc chiến có đầy đủ khả năng để trở thành một cuộc chiến cũng khốc liệt, hủy diệt và phí tổn tương tự.



Cuộc chiến để bảo tồn và phát huy tự do là một cuộc chiến không nhằm vào chống lại cá tính [khác nhau] nhưng để chống lại những tư tưởng đối nghịch. Victor Hugo, một nhà văn người Pháp, đã tuyên bố rằng "Ta chống lại sự xâm lăng của những đạo quân; nhưng ta không chống lại nổi sự xâm lấn của những tư tưởng". Điều này thường được nhắc lại như sau: "Không có gì mạnh mẽ hơn những đạo quân cho bằng một ý tưởng hợp thời đến đúng lúc."

Trong quá khứ đã từng có những tư tưởng mà hệ quả làm chấn động cả trái đất. Những tư tưởng này xác định hướng đi của lịch sử.

Hệ thống phong kiến đã hiện hữu cả hàng ngàn năm một phần lớn vì những học giả, giáo sư, trí thức, giới tăng lữ, nhà giáo dục và chính trị gia đã phổ biến những tư tưởng phong kiến. Câu nói "Con sãi ở chùa lại quét lá đa" đã khiến cho hàng triệu người không dám nghĩ đến việc đặt lại vấn đề này.
Dưới hệ thống [kinh tế] trọng thương, một khái niệm được nhiều người chấp nhận là của cải của thế giới chỉ có giới hạn, đã khiến người ta chiếm đoạt lấy từ những người khác những gì họ muốn trong không biết bao là cuộc chiến đẫm máu.

Sự ấn hành tác phẩm Quốc Phú của Adam Smith năm 1776 là một dấu ấn trong lịch sử về sức mạnh của tư tưởng. Khi thông điệp của Smith về tự do mậu dịch được phổ biến, những hàng rào chính trị ngăn cản sự hợp tác hòa bình bị sụp đổ, và hầu như cả thế giới đã quyết định thử nghiệm tư tưởng tự do.

Marx và những người theo Marx muốn cho ta tin rằng chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu, là một chủ nghĩa chắc chắn sẽ bao trùm cả thế giới như mặt trời mọc lên từ hướng đông. Tuy nhiên, khi người ta có ý chí tự do (có đủ sức mạnh để chọn lựa giữa cái phải và trái), thì không có điều gì liên quan đến cái ý chí này có thể được xem là tất yếu! Nếu chủ nghĩa xã hội có xảy ra, đó là vì người ta chọn và chấp nhận nó.

Chủ nghĩa xã hội là một sự thất bại từ lâu đời rồi, tuy thế, tư tưởng xã hội tiếp tục là một mối đe dọa chính cho tự do ngày hôm nay. Theo thiển ý, chủ nghĩa xã hội có thể được phân tích thành năm ý tưởng.

1. Hội chứng dùng Đạo luật

Thông qua những đạo luật đã trở thành một thú tiêu khiển toàn quốc. Một thương nghiệp bị trở ngại ư? Hãy thông qua một đạo luật để trợ cấp cho công chúng hay giới hạn sự tự do hoạt động của thương nghiệp đó. Nạn nghèo đói ư? Thông qua một đạo luật để hủy bỏ nạn nghèo đói. Có lẽ nước Mỹ cần một đạo luật cấm không cho thông qua thêm nhiều đạo luật như vậy.

Hầu như bao giờ cũng vậy một đạo luật mới có nghĩa là: (1) tăng thuế để trả cho bộ máy điều hành; (b) thuê thêm viên chức chính quyền để điều hành cái khía cạnh của đời sống mà trước nay không bị hạn chế; và (c) những hình phạt mới khi vi phạm đạo luật mới. Nói tóm lại, càng nhiều đạo luật có nghĩa là càng có thêm nhiều sự phân biệt, nhiều sự cưỡng bách. Ta nên hiểu rõ từ cưỡng bức có những ý nghĩa như sau: sức mạnh, cưỡng đoạt, ép buộc, hạn chế. Những chữ đồng nghĩa của động từ cưỡng bách có lẽ dễ cho ta hình dung hơn là: ép buộc, đòi hỏi, bắt phục tùng, bắt lính, tống tiền, tịch thu, đàn áp bằng khủng bố, đàn áp bằng gậy gộc, và đòi tiền hối lộ.

Khi chính quyền bắt đầu xen vào nền kinh tế tự do, quan lại và chính trị gia tiêu tốn hầu như toàn bộ thì giờ của họ để "sửa sai" những công trình mà họ đã làm ra. Để sửa những thiệt hại của Đạo luật A, họ thông qua Đạo luật B. khi thấy B cần phải được sửa đổi, họ thông qua Đạo luật C, và để sửa C, họ cần D, và cứ thế tiếp tục cho hết bảng chữ cái và sự tự do của ta cũng cạn kiệt.

Hội chứng dùng Đạo luật là thí dụ điển hình cho sự tin tưởng bị đặt sai chỗ trong tiến trình chính trị, một biện pháp dựa trên sức mạnh, tức là một phản đề đáng nguyền rủa của xã hội tự do.

2. Ảo tưởng Nhận được trợ cấp Chính quyền

Chính quyền, theo định nghĩa không có gì để phân phối ngoại trừ những gì nó thu được từ nhân dân lúc ban đầu. [Phải nhớ là] Tiền thuế không phải là tiền quyên góp của dân.

Trong một nhà nước phúc lợi[1], điều cơ bản này thường bị quên lãng vì những sự ưu đãi đặc biệt hay tặng phẩm của nhà nước. Người ta thường nói đến "tiền nhà nước" như thể đó là "tiền chùa".
Kẻ nào mà nghĩ rằng mình đang nhận được điều gì đó từ chính quyền, những điều mà họ không thể tự mình kiếm được nên tự đặt câu hỏi, "Cái này lấy từ túi của ai đây? Có phải tôi đang bị cướp để trả cho món trợ cấp này hay chính quyền đang cướp của ai để trả cho tôi?" Thông thường câu trả lời là cả hai.

Những kết quả chung cục của "ảo tưởng" này là mọi người trong xã hội đều thọc tay vào túi của người khác.

Vấn đề của Người khác

3. Chứng rối loạn thần kinh - Đổ Lỗi

Gần đây một người nhận trợ cấp xã hội viết thơ cho nhân viên xã hội và đòi hỏi: "Đây là đứa con thứ sáu của tôi. Ông có làm cái gì không đi chứ?"

Một người trở thành nạn nhân của bệnh thần kinh Đổ Lỗi khi người đó từ bỏ trách nhiệm là chính mình phải giải quyết vấn nạn của mình. Người đó có thể nói: "Những vấn nạn của tôi thực ra không phải là của tôi, mà là những vấn nạn của xã hội, và nếu xã hội không giải quyết thật lẹ, thì sẽ có chuyện với tôi!"

Chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh nhờ vào sự trốn tránh trách nhiệm [của người dân]. Khi người ta mất đi tinh thần độc lập, sáng tạo, và tự tin nơi chính họ, họ trở thành hòn đất sét để cho bạo chúa và độc tài muốn nhồi nắn như thế nào thì làm.

4. Bệnh Thông Thái

Leonard Read, trong cuốn sách Thị trường Tự do và Kẻ thù của nó, đã nhận dạng ra "sự thông thái" (cái gì cũng biết) là điểm đặc trưng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Kẻ thông thái là người xía vào công việc của người khác. Y tỏ thái độ với người khác như thế này: "Tôi biết điều gì là tốt nhất cho anh, nhưng tôi không chỉ hài lòng với việc thuyết phục anh về sự đúng đắn của tôi; tôi muốn bắt anh phải chấp nhận phương cách của tôi." Kẻ thông thái kiểu này tỏ lộ thái độ kiêu ngạo và không dung thứ cho những sự khác biệt lớn lao giữa người với người với nhau.

Trong chính quyền kẻ thông thái vẫn thường có cái điệp khúc này: "Nếu tôi không nghĩ đến chuyện đó, thì chuyện đó không thể làm được, và vì nó không thể thực hiện được, chúng ta phải ngăn cản những kẻ nào đang muốn tìm cách thử." Có một nhóm thương gia ở Bờ biển Phía Tây nước Mỹ gặp phải vấn nạn khi yêu cầu-được điều hành dịch vụ chở hàng bằng phà từ những tiểu bang phía Tây bắc Thái-bình-dương xuống miền Nam California-của họ bị từ chối bởi cái Ủy ban Thương mại Liên tiểu bang (ủy ban này nay đã bị dẹp tiệm) vì cơ quan này cảm thấy rằng nhóm thương gia này không thể điều hành một dịch vụ như vậy mà có lời.

Sự mầu nhiệm của thị trường là khi người ta được tự do để thử nghiệm, họ có thể và thực hiện được nhiều điều vĩ đại. Sự cảnh báo mạnh mẽ mà ai cũng biết của Read: "không có ai được chế biến ra những điều gì làm ngăn trở sự giải phóng năng lực sáng tạo" là sự phản bác mạnh mẽ đối với căn Bệnh Thông Thái

5. Nỗi Ám ảnh Ganh tị

Thèm muốn tài sản và lợi tức của người khác đã khiến cho xã hội ngày nay có cả đống những luật lệ theo xã hội chủ nghĩa. Sự ganh tị là nhiên liệu thúc đẩy bộ máy tái phân phối. Ta thấy rõ ràng là những mưu chước lấy của nhà giàu xuất phát từ sự ganh tị và thèm muốn.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi người ta bị sự ganh tị ám ảnh? Họ tìm cách đổ lỗi về những điều khó khăn trong đời họ cho những người khá hơn. Xã hội bị nứt rạn thành những giai cấp và nhóm này coi những nhóm khác là những con mồi cần bị thanh toán. Những nền văn minh mà ta biết đã sụp đổ dưới gánh nặng của ganh tị và thái độ xem thường tài sản của người khác mà sự ganh tị này mang theo.

Có một sợi chỉ chung xuyên suốt năm tư tưởng xã hội chủ nghĩa này. Đó là, tất cả đều khơi dậy phần đen tối hơn của con người-sơ khai, không có sự sáng tạo, lười biếng, lệ thuộc, phi đạo đức, phi sản xuất, và phần phá hoại của bản năng con người. Không một xã hội nào có thể tồn tại lâu dài được nếu người dân của xã hội đó thực hành những ý tưởng tự hủy diệt như vậy.

Hãy xem xét triết lý tự do. Đó là một triết lý hướng thượng, tái tạo, khích lệ, sáng tạo, đấy phấn khích. Triết lý này khơi dậy và dựa vào những phẩm chất cao hơn của bản năng con người như tự túc, trách nhiệm cá nhân, sáng kiến cá nhân, tôn trọng tài sản của kẻ khác, và tự nguyện hợp tác với nhau.
Kết quả của cuộc tranh đấu giữa tự do và tôi đòi hoàn toàn tùy thuộc vào những điều đã ngấm vào tâm trí và tình cảm của con người. Cho đến nay, bồi thẩm đoàn vẫn còn đang cân nhắc xem xã hội sẽ nghiêng về hướng nào.

Lawrence W. Reed
© Theo Học Viện Công Dân 

[1] Nhà nước phúc lợi (welfare state) là một khái niệm về chính quyền trong đó nhà nước "chăm lo" mọi sự cho người dân về phương diện xã hội, y tế, và chính trị. Khái niệm này đặt trên căn bản ‘bình đẳng về cơ hội," "phân phối tài sản đồng đều cho toàn dân."

Nguồn: Liberty and the Power of Ideas - Lawrence W. Reed, The Freeman

Lawrence W. ("Larry") Reed làm chủ tịch của Tổ chức Giáo dục Kinh tế (Foundation for Economic Education­-FEE) năm 2008. Trước đó Larry là người sáng lập và chủ tịch-trong 20 năm-của Trung tâm Mackinac về Chính sách Công tại Midland, bang Michigan. Ông cùng từng dạy toàn thời gian môn Kinh tế học và là Chủ nhiệm Phân khoa Kinh tế tại Viện Đại học Northwood ở Michigan từ 1977 đến 1984.

Một nhà nước “tê liệt” thần kinh “xấu hổ” !

image002
                                                              Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát – Universal Periodic Review
Vì sao nhà nước CSVN lo sợ đến nỗi phải công khai vi phạm nhân quyền, hèn mọn thiếu liêm sĩ, ngăn chặn, cấm đoán những công dân quốc gia mình có mặt tại UPR ?
Câu trả lời thật đơn giản, chân phương và mộc mạc mà ngay cả trẻ thơ củng có thể hiểu được :“vàng thật đâu sợ gì lửacây ngay đâu sợ chết đứng” Nếu trong sạch và quang minh chính đại thì nhà nước CSVN không cần phải có những hành vi cấm cản ai cả, rất khác biệt với tư duy, quan điểm trong sáng của hầu hết Chính Phủ các quốc gia tự do dân chủ văn minh trong LHQ Đại diện nhà nước CSVN đến Geneve (Thụy Sĩ)  trong tư thế như kẻ “bịp bợm” xảo trá bị nhận diện tại UPR.Vì sao nhà nước CSVN lo sợ đến nỗi phải công khai vi phạm nhân quyền, hèn mọn thiếu liêm sĩ, ngăn chặn, cấm đoán những công dân quốc gia mình có mặt tại UPR ?
UPR là gì ? Là Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu (The Universal Periodic Review – UPR) một tiến trình bắt buộc và duy nhất, trong đó tất cả 193 thành viên Liên Hợp Quốc sẽ công khai kiểm điểm định kỳ (4 năm một lần) về các thành tích nhân quyền tại quốc gia mình  . UPR là một sáng kiến rất tích cực đáng ghi nhận của Hội đồng Nhân quyền LHQ dựa trên việc đối xử bình đẳng với tất cả quốc gia . Cơ chế này cũng tạo cơ hội để tất cả các nước đã chuẩn thuận thực thi Hiến Chương nhân quyền LHQ, tuyên bố cam kết chính phủ họ đã và sẽ hành động như thế nào để cải thiện tình hình nhân quyền ở nước mình và khắc phục những thách thức đối với việc thụ hưởng quyền con người của tất cả mọi công dân . UPR cũng bao gồm việc chia sẻ những kinh nghiệm thực hành phổ quát tốt nhất về nhân quyền trên toàn cầu. Hiện nay, đây là cơ chế độc nhất mà không có cơ quan nào tương tự trong LHQ thay thế được .
Việc kiểm điểm dựa trên cơ sở nào ? 
Cáctài liệu làm cơ sở cho kiểm điểm được chấp nhận là:
1) Thông tin do Nhà nước đến phiên kiểm điểm cung cấp, có thể dưới dạng một “báo cáo quốc gia” .
2) Thông tin từ các báo cáo của các cá nhân, chuyên gia độc lập và các nhóm làm việc về nhân quyền, tức là các thủ tục đặc biệt được mời tham dự từ các Uỷ Ban công ước nhân quyền và các thiết chế khác của LHQ.
3) Thông tin từ các bên liên quan khác, bao gồm các cơ quan nhân quyền quốc gia và các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ vì mục tiêu nhân quyền trên khắp thế giới .
Điều gì sẽ xảy ra nếu một Nhà nước không hợp tác trong cơ chế UPR ?
Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ quyết định các biện pháp thích nghi cần thiết trong trường hợp một nhà nước thành viên không hợp tác với UPR.
Từ suy luận nội dung chi tiết công ước nói trên thì hành vi ngăn chặn, cấm đoán, những công dân quốc gia mình có mặt tại UPR từ nhà nước CSVN tự nó nói lên rất nhiều điều khác biệt rất đáng “xấu hổ” so với đa số các quốc gia văn minh khác, đó là sự hèn mọn, thiếu liêm sĩ không đủ “khả kính” về uy tín và phẩm giá của một nhà nước đại diện cho toàn dân tại quốc gia mình và trong hệ thống bang giao quốc tế .
Bởi, trừ 4 chế độ thiểu số độc tài CS còn sót lại (Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên ) thì hiếm có chính phủ quốc gia tự do dân chủ nào trên thế giới có tiền lệ phải thể hiện bản chất hạ cấp “tiểu nhân, hèn mọn”  đối phó bằng cách hạn chế quyền công dân, những người đóng góp mồ hôi nước mắt nuôi dưỡng mình như vậy !
Đến nỗi mới đây CP Hoa Kỳ đã tỏ ra thất vọng gay gắt lên án khi CS Việt Nam vi phạm nhân quyền ngăn cản các cá nhân và tổ chức dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình liên quan đến UPR lần này . (BBC)
Vì sao họ – nhà nước CSVN – Công khai kịch liệt, cấm cản không muốn sự có mặt và tiếng nói của công dân nước mình song hành với họ tại UPR .
Từ bản chất đặc thù tuyên truyền dối trá trong hệ thống XHCNN mà cả thế giới đều biết , chế độ độc tài CSVN biết rằng không thể nào biện minh cho thoả đáng với công luận quốc tế những hành vi vi phạm nhân quyền có tổ chức, chuyên chế độc tài của chính họ, bằng cách ngăn chặn mọi tiếng nói đối lập phản biện trực tiếp từ người dân, đối tượng đe doạ sự tồn vong của chính họ  – Dẫn chứng một số điển hình công khai chà đạp nhân quyền cụ thể tại CS/XHCN Việt Nam mà họ không thể biện minh được theo chuẩn mực công ước liên quan mà họ thay mặt nhân dân Việt Nam đã ký kết, như :
Quyền “Biểu Tình” của mọi công dân khắp thế giới diễn ra phổ biến như đi chợ, thì tại Việt Nam dù nó có mặt được qui định trong Hiến Pháp đầu tiên năm 1946 và trong suốt 70 năm sau đó qua 4 lần sửa đổi 1959, 1980, 1992 gần đây nhất 28-11-2013, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khoá XIII, đã thông qua Hiến pháp sửa đổi của nước CHXHCN Việt Nam, nhưng tuyệt nhiên họ – CSVN và Quốc Hội tay sai – Sẵn sàng tiếp tục “quên” đi, không triển khai thông tư nghị định hướng dẫn thực hiện quyền Biểu Tình cho người dân theo Hiến Pháp, nhưng trước đó nhà nước CSVN lại rất “nhớ” để ban hành một nghị định Vi Hiến số 38/2005/NĐ-CP về cấm tập trung đông người ở nơi công cộng !??
Tiếp theo là điều 54 HP qui định :
Mọi công dân, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân  các cấp (nhưng) theo quy định của pháp luật, cũng có nghĩa theo qui định “luật là ta,ta là luật” của đảng CS, chỉ những đảng viên trung thành với đảng mới được ứng cử  !? Còn người dân thì không thể,  như thực tế nó đã diễn ra .
Và quyền công dân được “tự do ngôn luận,tự do báo chí” lại củng có nghĩa là quyền này thuộc về nhà nước đảng ôm trọn, độc tôn quản lý và xuất bản 100% báo chí, mà người dân không được phép léo hánh vào lãnh vực này !?
Nhưng quan trọng hơn hết là nhà nước CSVN luôn tru tréo rằng tại Việt Nam không có tù nhân chính trị, nhưng chưa  bao giờ họ cho phép các phái đoàn trong LHQ và các tổ chức nhân quyền trên thế giới đến Việt Nam thăm hỏi các tù nhân lương tâm bất đồng chính kiến với chế độ đang bị CSVN giam giữ trong các nhà tù để xác tín những lời rêu rao ấy !? .
Chúng ta nghiệm suy xem có nhà nước,chính phủ nào thực thi nhân quyền theo công ước LHQ cho người dân nước mình như thế đó không ?? .
Củng vì vậy mà tại hội trường UPR diễn ra lần này khi trả lời, thay vì đối đáp với câu hỏi từ đại diện các quốc gia đã chất vấn, rất “xấu hổ” các thành viên trong phái đoàn Việt Nam lại giết thời gian hơn 3 giờ đồng hồ bằng cách đọc rất nhiều bản báo cáo soạn sẵn (khoảng 20 trang giấy A4) mà nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến các câu hỏi chất vấn của các quốc gia tham dự, thậm chí rất khôi hài, phái đoàn CSVN đã phải chạy trốn khi được phóng viên truyền hình quốc tế yêu cầu cho phỏng vấn sau phiên chất vấn ?? (BBC) .
Vây mà đến hôm nay sau phiên kiểm điểm định kỳ nhân quyền của “nhà nước CSVN” hệ thống tuyên truyền “đảng ta” như tê liệt thần kinh “xấu hổ” không biết ngượng mồm là gì lại lải nhải như cái băng cassette nhão nhoẹt trên cổng thông tin điện tử, đài tiếng nói Việt Nam (VOV) rằng, thì là : “Báo cáo UPR được thông qua cho thấy tinh thần đối thoại thẳng thắn cởi mở, chân thành và nghiêm túc của Việt Nam.” Thật là hài hước tới độ lố bịch vô liêm sỉ  !? (đối thoại thẳng thắn cởi mở, chân thành ) Mà lại chạy trốn ( bằng chân đúng nghĩa) khi truyền thông quốc tế xin phỏng vấn ??
Cuối cùng thì VOV nhắm mắt, khu môi múa mõ như cái thùng rỗng như thế này : “Việc thông qua Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát chu kỳ 2 của Việt Nam một lần nữa minh chứng cho sự minh bạch, tinh thần đối thoại thẳng thắn cởi mở, chân thành và nghiêm túc của Việt Nam. cho thấy sự tin tưởng, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, của Hội đồng Nhân quyền LHQ đối với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền.”
Sự trơ tráo vô liêm sỉ, nghe mà thật sự thấy xấu hổ giùm cho họ, khi mà VOV và nhà nước CSVN quên béng đi rằng quá khứ chưa xa, CH/XHCN/VN Trong phiên kiểm điểm UPR lần trước vào năm 2009, chỉ có 60 nước tham gia phát biểu và các nước này đưa ra 123 khuyến nghị yêu cầu nhà nước Việt Nam thực thi nhân quyền .
Thì lần này sau 4 năm, trong phiên kiểm điểm UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ngày 05/02 vừa qua, đã có tổng cộng 107 quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn phái đoàn Việt Nam và đưa ra tổng cộng tới 227 khuyến nghị ( gần gấp đôi năm 2009) để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền cho công dân mình và Công Lý ,Pháp Luật trong nước !?
Đẹp mặt chưa ? VOV và nhà nước “đảng ta” ? – Kết quả đó mà báo chí chính thức “đảng ta” ở Việt Nam mô tả là thông qua “với sự nhất trí cao” Từ UPR đấy ! và :
“ Đó là một thực tế” -  câu chữ cuối cùng trong bài viết mà VOV đã khẳng định để chấm hết bài ca bịp bợm ! Thật thú vị, trơ tráo như bị “liệt” thần kinh “xấu hổ” !? khi đúng …. “đó là một thực tế” ! . (http://vov.vn/Binh-luan/Viet-Nam-doi-thoai-thang-than-coi-mo-ve-nhan-quyen/309460.vov)
Hoàng Thanh Trúc

Ba ngày sau khi kết thúc UPR

 

upr-geneva
                                            Một buổi họp UPR tại Genève
                                            Courtesy of hrbrief.org
Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ bài vở để đọc trước Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đặc biệt trong lần điều trần này Việt Nam đã là một thành viên của Ủy ban Nhân quyền sau khi vận động hết sức để được cái ghế đầy khó khăn ấy.
Rất nhiều nước dè dặt ủng hộ và chúc mừng Việt Nam điều mà họ cho là Việt Nam đã có các tiến bộ trong việc thực hiện nhân quyền như Trung Quốc, Cuba, Campuchia cùng vài nước Phi Châu và Nam Mỹ. Tuy nhiên hầu như các nước Âu Châu và Hoa kỳ đã có những đề nghị gay gắt buộc Việt Nam phải có những hành động cụ thể hơn nữa trước bản thuyết trình, đặc biệt là phải thả các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Luật sư Lê Quốc Quân và Cù Huy Hà Vũ những tù nhân mà cả thế giới biết là họ bị bắt, bị kết án chỉ vì bất đồng chính kiến và thực hiện việc phát biểu công khai các suy nghĩ của họ.
hmong
Người dân tộc H’Mong
Ba ngày sau khi UPR diễn ra, một vài sự kiện có thể được xem là thước đo những báo cáo đầy phấn khởi của Việt Nam. Việc thứ nhất thuộc lĩnh vực tự do tôn giáo và chăm sóc người có nhu cầu chữa bệnh thuộc sắc dân thiểu số. Trước UPR người đại diện cho sắc tộc thiểu số đã phát biểu:
-Hệ thống bệnh viện tỉnh huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm dầu tư. Hơn 99% xã có trạm y tế, người dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh miễn phí và các chính sách an sinh xã hội.
Trong khi đó, bệnh nhân Dương Văn Mình người dân tộc H’mong đã không được các bệnh viện Việt Nam chạy chữa theo yêu cầu. Cháu của ông là Lý Văn Dũng nói với chúng tôi vào trưa ngày hôm nay 8 tháng 2 năm 2014:
-Vâng em tên là Lý Văn Dũng em là người dân tộc H’mong và Dương Văn Mình là chú ruột của em. Chú em đang chữa bệnh tại bệnh viện 198 nhưng mà không biết lý do gì họ không tiếp tục điều trị mà tới bây giờ bọn em đi tìm khắp nơi mà không có bệnh viện nào nhận hết chú ơi. Bọn em đi đến đâu thì bọn họ đều bám theo và si nhan (signal) các bệnh viện không nhận chữa cho chú em. Đầu tiên thì điều trị ở bệnh viện Khánh Dương rồi công an tới áp giải đưa về bệnh viện 198 điều trị từ ngày mùng 7 tháng 6 năm 2013.
Ông Dương Văn Mình không phải bị từ chối chữa trị vì bệnh viện thiếu điều kiện nhưng bởi công an đã tới các bệnh viện răn đe họ không cho ông nhập viện do ông đang bị công an giám sát một cách đặc biệt vì đã vận động đồng bào H’mong thờ phụng thượng đế theo cách mà người văn minh đang làm, đó là bỏ những hủ tục tang ma mất vệ sinh cũng như mang hình ảnh cây thánh giá vào đời sống tín ngưỡng của họ.
Việc làm của ông Dương Văn Mình đã cuốn hút mãnh liệt đồng bào H’mong và chính quyền đã mạnh tay đàn áp, đập bỏ nhà nguyện của họ khiến hàng trăm người về Hà Nội hôm trước tết để biểu tình và bị đàn áp mạnh mẽ.
Tuy vậy phát biểu trước Liên Hiệp Quốc, người đại diện cho ban tôn giáo chính phủ vẫn khẳng định:
-Đối với tín đồ là người dân tộc thiểu số nhà nước đã cho nhập và in sách bằng chữ dân tộc hoặc bàng chữ song ngữ, chữ Việt và chữ dân tộc như chữ Khmer chữ Bana chữ Eđê chữ J’rai chữ H’mong.
dieu-cay
Blogger Điếu Cày, bị giam giữ bằng luật pháp tuỳ tiện
Về quyền tự do phát biểu của người dân, đặc biệt trên mạng Internet, người đại diện cho thông tin và truyền thông của Việt Nam nói:
- Chúng tôi xin cảm ơn đại biểu của các nước Na Uy, Ba  Lan, Hungary, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Hoa Kỳ đã có những bình luận và phát biểu quan tâm đến vấn đề tự do bày tỏ biểu đạt tại Việt Nam. Về những vấn đề này tôi xin trình bày và cung cấp thêm thông tin như sau:
Quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua đã có bước cải thiện nhờ sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng và mạng Internet. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam ghi rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin. Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, không có kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet. Trong một năm qua việc thực hiện tự do ngôn luận của người dân Việt Nam đã có bước tiến bộ. Các cuộc tranh luận, chất vấn, phản biện chủ trương chính sách của nhà nước đã diễn ra sôi nổi và thực chất tại Quốc hội cũng như tại các diễn đàn khác.
Để trả lời cho lời lẽ chắc nịch này, hai ngày sau khi UPR bế mạc tờ USA Today loan danh sách 10 nước có nền kiểm duyệt tồi tệ nhất hành tinh cho thấy Việt Nam không hề chịu thua trong thành tích này, Hà Nội xếp thứ 9. Tệ hơn nữa USA Today còn nêu lên bằng chứng rằng Việt Nam đã yêu cầu Yahoo, Google cùng Microsoft phải cung cấp mọi thông tin cá nhân của những bloggers sử dụng dịch vụ của họ. Việt Nam đã khóa các trang blog nào chỉ trích chính phủ cũng như hô hào, vận động cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo trên trang blog của họ.
Người đại diện Bộ công an sau khi cho UPR biết những điều tốt đẹp đã nói thêm về chế độ trại giam của Việt Nam như sau:
-Việt Nam có luật quy định về hoạt động giám sát thực hiện chế độ trại giam để đảm bảo thực hiện quyền con người của những người bị giam giữ, các cơ quan có quyền giám sát bao gồm quốc hội, đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân Mặt trận tổ quốc vá các thành viên liên quan. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm sức khỏe danh dự nhân phẩm của người bị giam giữ và họ được hưởng thụ đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước và chính phủ Việt Nam.
Ba ngày, sau lời khẳng định của đại diện Bộ công an, em trai của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân là Lê Quốc Quyết kể lại câu chuyện của người tù nhân này, ông Quân đang tuyệt thực phản đối bản án dành cho ông và đòi nhà tù có thái độ đối xử tử tế đúng với luật pháp quốc tế đối với ông và những tù nhân khác:
l-q-quan
LS Lê Quốc Quân, mới tuyệt thực trong trại giam
-Hôm qua nhận được cái điện người bạn trong tù họ gọi ra thông báo rằng anh Quân tuyệt thực họ không nói ngày nào nhưng hôm qua gia đình vào thì họ trả lời là anh Quân bị kỷ luật không được thăm nuôi. Nhưng mà đêm hôm qua họ lại gọi điện họ bảo sáng nay gặp anh Quân. Gia đình vào gặp thì anh ấy báo là đã tuyệt thực từ ngày mùng 2. Nếu họ không đáp ứng các yêu sách của ảnh thì anh ấy sẽ tuyệt thực cho đến phiên xử phúc thẩm sắp tới và nếu phiên phúc thẩm vẫn chỉ là kịch bản để hợp thức hóa bản án sai phạm ở phiên sơ thẩm thì anh ấy lại tiếp tục tuyệt thực nữa.
Người dân Việt Nam hôm nay hình như đã chú ý nhiều hơn tới những gì diễn ra tại Geneve. Qua Internet, hình ảnh và những phát ngôn của phái đoàn Việt Nam đã thể hiện đầy đủ vì vậy khi tờ báo VietnamNet cho đăng bài tường trình UPR và cho phép độc giả tỏ thái độ qua nút nhấn thích hay không thích, chỉ sau 30 tiếng đồng hồ số người thích là 212 và số không thích 6.942.
Con số này nói lên mặt trái của buổi thuyết trình, nó cũng là con dấu do nhân dân đóng trên hồ sơ Nhân Quyền của Việt Nam sau khi UPR kết thúc.

PICS:Người dân xếp hàng dài mua vàng ngày Vía Thần Tài


Hàng trăm người xếp hàng từ sáng sớm tại các tiệm vàng để mua cầu may trong ngày 10 âm lịch (còn gọi là ngày Vía Thần Tài).
8h30 sáng, cửa hàng Bảo Tín Minh Châu trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) mới mở cửa nhưng một hàng người dài đã xếp hàng từ 8h.
Dòng người tới xếp hàng kéo dài ra tận ngoài vỉa hè, tràn xuống lòng đường.
Hôm nay là 10/1 âm lịch còn gọi là ngày Vía Thần Tài, mọi người thường cúng để cầu xin may mắn.
Nhiều người dân thích đi mua vàng vào ngày này để mong phúc lộc cho cả năm.
Để hỗ trợ cho người mua vàng cầu may trong khi chờ đợi, cửa hàng có nhân viên mặc áo "Thần Tài" phục vụ nước uống.
Mặc dù phải chờ đợi lâu nhưng tâm lý khách hàng khá thoải mái...
...vì đây là dịp mua vàng lấy may đầu năm.
Khách hàng chen chân tại quầy thanh toán.
Theo nhân viên cửa hàng, khách mua chỉ mua 1-2 chỉ lấy may đầu năm, rất ít người mua số lượng lớn.
Dòng khách xếp hàng chờ tới lượt mua vàng cầu may.
Hôm nay, vàng có cơn sốt nhẹ và nhân viên cửa hàng sẽ có một ngày làm việc vất vả.

Mua rượu bia, thuốc lá phải trả thêm tiền vì thuế tăng

09.02.2014 | 10:05 AM

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia và thuốc lá... Theo đó, từ ngày 1/7/2015, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu bia, thuốc lá sẽ được nâng lên 15-30% so với mức đang áp dụng.
Thuế rượu bia sẽ nâng từ 50% lên 65%
Mục đích tăng thuế TTĐB là để hạn chế sử dụng của người tiêu dùng trong nước. Bởi trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Tài chính lý giải việc tăng thuế hai mặt hàng này là nhằm hạn chế sử dụng. Thực tế theo thống kê, năm 2013 lượng rượu bia tiêu thụ trên cả nước là 3 tỉ lít và tính bình quân đầu người là 32 lít/người, khiến VN trở thành “quán quân uống bia” ở khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản) và đứng thứ 28 trên thế giới về lượng tiêu thụ rượu bia.
Việc sử dụng quá nhiều rượu bia gây nên tác hại đến sức khỏe, ngoài ra còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như bạo lực cá nhân, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm và tai nạn giao thông vào các dịp lễ tết...
Việc tăng thuế này nhằm hạn chế người Việt sử dụng bia. Bởi hiện này chúng ta đang là “quán quân uống bia” ở khu vực ASEAN, đứng thứ ba châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản) và đứng thứ 28 trên thế giới về lượng tiêu thụ rượu bia.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính còn đề nghị đưa mặt hàng nước ngọt có gas không cồn vào danh mục mặt hàng chịu thuế TTĐB với thuế suất 10%. Phân tích trong tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính nhấn mạnh trong nước ngọt có gas không cồn, ngoài một phần nước tinh khiết hoặc một số loại có thêm nguyên liệu tự nhiên, phần còn lại đều là chất công nghiệp như hương vị, chất màu, chất bảo quản. Mặc dù những chất công nghiệp này có hàm lượng tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép nhưng nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo một số tác hại đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng hằng ngày hoặc quá mức, như gây béo phì, mỡ máu, tiểu đường, bệnh gút và tăng nguy cơ bị ung thư... Do vậy, việc định hướng tiêu dùng đối với nước ngọt có gas không cồn này là cần thiết, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thực tế, tại các nước đang áp dụng thuế suất tương đối kết hợp với thuế suất tuyệt đối với sản phẩm này như Thái Lan: 20% và 0,45 baht/440cc, Campuchia: 10%, Lào: 20%...
Bộ Tài chính cho hay theo số liệu báo cáo của các cục thuế, tổng sản lượng tiêu thụ cả nước năm 2013 là 925 triệu lít nước ngọt có gas, với giá bán trung bình của nhà sản xuất là 11.987 đồng/lít. Vì vậy, việc thu thuế suất 10%, tương ứng hơn 1.200 đồng/lít, sẽ không ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Dự kiến số thu ngân sách nhà nước tăng khoảng 1.500 tỉ đồng vào năm 2016 và đến năm 2018 vào khoảng 1.900 tỉ đồng.
Tăng thuế thuốc lên 15%
Theo dự án sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB, thuế TTĐB đối với thuốc lá sẽ nâng từ 65% lên 75% từ ngày 1-7-2015 tới hết năm 2017, và sẽ nâng thêm 10% nữa từ ngày 1-1-2018. Bộ Tài chính ước tính số thu từ sắc thuế này đối với mặt hàng thuốc lá sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 2016 khoảng 2.930 tỉ đồng, năm 2017: 3.300 tỉ đồng, năm 2018: 7.700 tỉ đồng.
Bộ Tài chính cho hay tỉ lệ những người hút thuốc hiện tại ở nước ta là khá cao với khoảng 15 triệu người. Đặc biệt là hàng triệu phụ nữ và trẻ em không hút thuốc bị hút khói thuốc thụ động ở những nơi làm việc, trong nhà. Thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp gây ra 40.000 ca tử vong trong năm 2008, dự báo con số này sẽ lên tới 50.000 người năm 2023. Đây là một trong những nguyên nhân để Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế đối với thuốc lá.
PV