Monday, September 24, 2018

Chuyện 5 chú khỉ và nải chuối

Đỗ Đăng Liêu – Web Việt Tân

Hôm nay tình cờ gặp lại câu chuyện về 5 chú khỉ và nải chuối, thấy “hợp tình hợp cảnh” nên xin chia sẻ lại đây để cùng suy gẫm.
“Chuyện kể rằng, người ta nhốt 5 con khỉ trong một căn phòng. Giữa phòng đặt một cái thang, trên đỉnh thang để 1 nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.

Cứ thế, sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận nhừ tử.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ còn ý định trèo lên thang nữa.
Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng 1 con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới vào thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và nó thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận nhừ tử. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Con khỉ mới lại định trèo, và lại bị cả hội đánh nhừ tử. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, dù bản thân vẫn không hiểu vì lý do gì.
Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ ở trong phòng đều là khỉ mới, không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang.
Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lý do gì.”
Câu chuyện trên đây chỉ là một cuộc thí nghiệm để tìm hiểu về tâm lý con người mà mấy chú khỉ là vật thí nghiệm, và cho thấy là dưới cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” người cộng sản đã áp dụng kỹ thuật nói trên để âm thầm khống chế người dân.
Cách nay 80 năm, khi mang chủ nghiã cộng sản vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã áp dụng chiến thuật “đánh nhừ tử” bất cứ ai làm trái ý của ông ta và Đảng CSVN qua việc ám sát, thủ tiêu hoặc công khai giết tất cả những người không đồng ý theo họ.
Trong một thời gian dài, giết chóc xảy ra khốc liệt. Người dân cả nước thời đó kinh hoàng, không ai dám hó hé nữa. Phản kháng đồng nghiã với cái chết. Từ đó trong quần chúng nảy sinh một thói quen, một tình trạng mặc định, là chấp nhận không phản kháng vì đã thấy hậu quả khủng khiếp của nó, thậm chí tệ hơn nữa là “phản kháng là chuyện không thể được”.
Rồi những thế hệ sau được sinh ra trong định kiến đó, mặc dù không được chứng kiến những cái “đánh nhừ tử” bởi Đảng CSVN, người dân tiếp tục chấp nhận tình trạng “không thể phản kháng” và còn đi xa hơn nữa là “không nghĩ tới phản kháng nữa!” và “ý nghĩ phản kháng không còn hiện lên trong đầu nữa!”.
Tình trạng đó kéo dài nhiều thập niên dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa.
Nhưng con người khác với các chú khỉ, bởi vì ý chí bất khuất và tinh thần quật khởi được nuôi dưỡng và tiềm ẩn qua nhiều thế hệ cha anh, dù bị áp chế vẫn bừng dậy, và từng cá nhân can đảm đã đứng lên đấu tranh, theo thời gian đã tiến lên kết tụ thành từng nhóm để từng bước nối kết thành những tập hợp đa dạng đối đầu với bộ máy bạo lực dưới nhiều hình thức.
Cuộc biểu tình chống dự luật Đặc khu xảy ra tại 13 Tỉnh Thành vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 đã cho thấy ý chí quật khởi luôn tiềm tàng trong mọi con người và nó sẵn sàng bộc phát khi có điều kiện và cơ hội.
Phong trào phản kháng đang lớn mạnh dần trong thời gian qua. Mặc dầu một số người đi tiên phong đã phải chịu những hy sinh nhất định và nhất là ngày hôm nay còn rất nhiều người chịu những bản án nghiệt ngã 20 năm như ông Lê Đình Lượng, 16 năm như ông Trần Huỳnh Duy Thức, 15 năm như ông Nguyễn Trung Trực, hay những Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, … nhưng nhà cầm quyền CSVN đã không còn có thể tiêu diệt được phong trào phản kháng đang ngày một lớn mạnh hơn.
Chiến thắng và thành công chỉ còn là vấn đề thời gian. Chiếc đũa thần không nằm trong tay “bà tiên” nào cả mà đang nằm trong tay chính mỗi người dân Việt./.

Đợi nước lũ đến chân, nhảy sao kịp?

Fb. Đỗ Ngà|

Đại ca Mẽo là người tử tế, sức mạnh toàn điện. Đại ca Chệt là tên lưu manh chuyên nghiệp, và cũng là một tay mới nổi. Thằng nhóc Việt luôn nịnh nọt đại ca Chệt nhằm tìm kiếm chỗ dựa. Đại ca Mẽo thấy nhóc Việt nghèo khó nên ưu ái. Nhưng Việt không biết trân trọng, hắn ngu ngốc nghe lời thằng lưu manh Chệt cầm dao găm thọc sườn Mẽo. Vì có võ, Mẽo phát hiện bợp tai Việt một cái cảnh cáo và đấm thằng lưu manh Chệt một phát trời giáng. Giờ tìm đâu ra sự ưu ái của Mẽo nữa hả Việt?
Đã bao nhiêu năm, Việt Nam đã buông lỏng cho doanh nghiệp Trung Cộng vào với rất nhiều ưu ái. Với dự án gọi thầu quốc tế vốn ngân sách Tàu trúng thầu đến trên 90% gói thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư xây lắp). Điều này có nghĩa là những gói thầu công nghiệp, Trung Quốc đã trúng đến trên 90%. Như thế thì xem như nền sản xuất Việt Nam là bãi rác cho Tàu. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp vừa được xây lắp xong thì đắp chiếu chờ bán sắt vụn, bởi vì khâu lập dự án bọn họ không tính tới hiệu quả kinh tế mà chỉ tính đến phần lại quả để chia chác nên rước các cục nợ này về. Điều này làm cho ngân sách cạn kiệt, chính phủ tăng thuế dân bù vào cái hoang phí có tính phá hoại của đám làm kinh tế nhà nước. Đấy là hậu quả của vấn đề lệ thuộc kinh tế Trung Cộng theo định hướng chính trị của BCT.


Đã vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc còn mượn đường Việt Nam để đi đường vòng xuất khẩu sang Mỹ tìm kiếm ưu đãi thuế. Nhưng Mỹ là Mỹ, một cường quốc kinh tế số 1 thế giới sao để nhóc con Việt Nam qua mặt? Thế là Mỹ áp thuế cao cho tất cả các mặt hàng mà họ nghi Trung Quốc mượn đường Việt Nam vào Mỹ. Điều này thể hiện một đường lối dại dột của thằng láu cá Việt Cộng. Một sự yếu kém trong quản lý vĩ mô của chính phủ ông Phúc. Kết quả, tất cả các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất mặt hàng cùng loại đều bị hoạ lây. Thế đường vào Mỹ ngày một khó khăn. Như vậy kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ tóp lại làm giảm nguồn ngoại tệ chảy về Việt Nam. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy khác mà chính phủ bắt dân phải gánh.
Còn làm ăn với Trung Quốc được lợi gì? Có thể người Việt được hưởng hàng hóa rẻ bèo. Nhưng trong cái rẻ bèo ấy không có lợi. Vì sao?
Như ta biết, hàng công nghiệp của Tàu đã được chứng minh là xài không kinh tế. Chiếc xe Tàu mua thì rẻ, nhưng đi không an toàn, và tổng chi phí sửa chữa hết vòng đời sản phẩm có khi cao hơn xe Nhật cùng loại. Còn máy móc công nghiệp Tàu thì khỏi nói, Việt Nam nhận quả đắng rất nhiều. Cái rẻ bèo là cái nhìn thấy trước mắt, hậu quả về sau rất nặng nề. Như vậy, sự làm ăn với Trung Quốc cứ mở toang cho họ vào mà không dùng rào cản thuế hoặc các tiêu chuẩn khắt khe, sự quản lý chặt chẽ để chặn phần rác rến lại thì Việt Nam chẳng có lợi gì cả. Hãy buộc hàng Trung Cộng đúng tiêu chuẩn thì mới cho nhập vào và không được thả nổi. Nhưng nếu làm vậy thì sẽ không khả thi, bởi vì BCT đã chỉ đạo mở toang thì chính phủ cũng bó tay thôi.
Nói về hàng nông sản thì ngoài giá rẻ bèo, người Việt được gì? Chẳng được gì cả. Nông nghiệp nước nhà bị khốn khổ, kéo theo ngày càng phụ thuộc hàng Tàu. Khi nông nghiệp Việt không sống nổi trên đất Việt thì điều gì xảy ra? Việt Nam lại thành bãi rác tiêu thụ nông sản kém chất lượng và độc hại của Tàu mà thôi.
Chơi với Trung Cộng, không tự khắt khe thì hậu quả sẽ khó lường. Cho Tàu mượn đường xuất sang Mỹ thì bị Mỹ phạt, mở toang cửa cho Tàu thì Việt Nam cũng chết, nó giết cả công nghiệp và nông nghiệp Việt. Vậy nên, đứng giữa cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ mấy ông phải làm gì? Đã quá muộn rồi. Lẽ ra mấy ông nên chơi sòng phẳng với Tàu từ lâu thì nay không bị kẹt như vậy. Còn bây giờ không khéo, thằng Mỹ nó bợp tai thêm mấy cái vì dại dột làm tay sai cho Tàu thì hết đường gỡ. Giờ này mới nói đã muộn rồi anh Niểng./.

Chim không đậu ở mảnh đất đầy rẫy cạm bẫy



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Việt Nam không đặt tham vọng là người giỏi nhất, nhưng muốn là bạn của những người giỏi nhất trong nền kinh tế toàn cầu".

Tâm Don (VNTB) -Những người đứng đầu nhà nước Việt Nam là những người giàu mơ ước. Họ mơ ước Sài Gòn trở thành Paris, Hà Nội trở thành Singapore, Nha Trang trở thành Hawaii, Cần Thơ trở thành Venise… Và mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mơ ước Việt Nam là bạn “của những người giỏi nhất”. Liệu ước mơ này có trở thành sự thật?

“Việt Nam không đặt tham vọng là người giỏi nhất, nhưng muốn là bạn của những người giỏi nhất trong nền kinh tế toàn cầu.”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu như vậy tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 ngày 13/9( https://vnexpress.net/tin-tuc/wef-asean/phat-bieu/thu-tuong-viet-nam-muon-lam-ban-voi-nhung-nguoi-gioi-nhat-3808776.html). Thủ tướng Phúc đã không đưa ra tiêu chí thế nào là người giỏi nhất khi mà người giỏi trộm cắp, người giỏi lừa đảo, người giỏi cờ bạc, người giỏi đâm chém, người giỏi chém gió….đều được hiểu là người tài giỏi. Nếu xác định “người giỏi nhất” theo tiêu chí là người có tài kinh doanh, người có nhiều ý tưởng, nhà quản trị và điều hành giỏi, chuyên gia giỏi, người có khả năng sáng tạo và phát minh…., liệu nhà nước Việt Nam có trở thành người bạn tốt của “những người giỏi nhất”, hay nói cách khác, có thu hút được nhân tài của thế giới? Hãy ngược dòng lịch sử!

Ngay sau khi cướp được chính quyền vào năm 1945, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã dùng nhiều giải pháp để lôi kéo đội ngũ trí thức đứng vào hàng ngũ của mình. Nhiều trí thức người Việt sống ở nước ngoài vốn không hiểu chủ nghĩa cộng sản đã nhanh chóng gia nhập, trong đó có những trí thức lừng danh như Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo. Ngoại trừ kỹ sư chế tạo vũ khí Trần Đại Nghĩa có phần nào phát huy được phẩm chất kỹ thuật, đa phần các trí thức khác đều bị thui chột tài năng, và sống một cuộc sống đầy u uẩn. Triết gia Trần Đức Thảo là một thí dụ điển hình. Nhiều trí thức tài hoa đi theo Việt Minh cũng nhanh chóng bỏ ngũ, mà sự “dinh tê”( về thành phố- về vùng Pháp đóng) của nhạc sĩ Phạm Duy là một ví dụ sinh động. Có thể nói trong giai đoạn 1946-1953, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không thất bại nhưng cũng chẳng thành công trong việc thu hút nhân tài.

Mọi chuyện bắt đầu khác đi, hay nói cách khác, chính quyền Hà Nội kể từ ngày trở thành ông chủ của Hà Nội vào năm 1954 đã nhận thất bại trong việc chiêu dụ và giữ chân nhân tài.

Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, đã có khoảng 01 triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam, trong đó có gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi Hải quân Hoa Kỳ, và 500.000 dân được đưa đến miền Nam bởi quân đội Pháp. Trong khi đó 14.000–45.000 cư dân và 100.000 binh sĩ chính quy của Việt Minh từ miền Nam tập kết ra miền Bắc. Sự chênh lệnh về số lượng người lựa chọn di cư chắc chắn phản ánh một điều rằng, có sự chênh lệch về sự lựa chọn di cư của tầng lớp tinh hoa. Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, vào cuối năm 1954, cả miền Bắc có 1800 sinh viên nhưng đã có 1200 sinh viên lựa chọn di cư vào miền Nam. Đa phần các trí thức miền Bắc vốn yêu thích văn hóa Pháp cũng chọn con đường Nam tiến để tìm đến bến bờ mới. Có thể nói, kể từ năm 1955, miền Bắc chỉ có tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa có đặc tính tuân theo, thụ động, không phản biện và không có tư duy sáng tạo.

Cũng từ năm 1955 trở đi, trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã có hàng trăm trí thức và văn nghệ sĩ đã bị cầm tù, cải tạo không giam giữ do có những tiếng nói khác với tiếng nói của chính quyền. Trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền, giới trí thức và văn nghệ sĩ đành phải chôn mình vào sự cô đơn như những con ốc mượn hồn.

Không có tầng lớp trí thức đúng nghĩa, không có tầng lớp doanh nhân tinh hoa đúng nghĩa, trong suốt hàng chục năm trời miền Bắc đã không cho ra đời một sản phẩm có uy tín.

Còn ở miền Nam Việt Nam thì sao? Có thể nói đó là nơi hội tụ tinh hoa Việt để làm nên những giá trị và thành tựu khá rực rỡ. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là minh chứng rõ nét. Vị giáo sư không gian này sinh ra ở Yên Bái nhưng đã lựa chọn miền Nam tự do làm quê hương chính. Ông được cả thế giới khoa học không gian biết đến và ngưỡng mộ khi thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền Apollo của NASA. Những lý thuyết của GS Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công đồng thời được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền Con thoi trở về trái đất an toàn.

Có đội ngũ trí thức giỏi, Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm công nghệ cao dù ngập tràn binh lửa. Vào năm 1972, Sài Gòn chế tạo thành công máy bay huấn luyện quân sự hai chỗ ngồi mang tên Tiền Phong 001. Vào năm 1974, Sài Gòn cho xuất xưởng mẫu xe hơi La Dalat. Trước năm 1975, miền Nam có những thương hiệu và nhãn hàng nổi tiếng Châu Á như xà bông Cô Ba, kem đánh răng Hynos( sau đó đổi tên thành P/S và đã bán lại cho một hãng Mỹ), dầu gió Nhị Thiên Đường, sơn Đông Á, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, dầu gội Lan Hảo, kem đánh răng Dạ Lan….

Sau biến cố 30-4-1975, Việt Nam được thống nhất. Nhưng các chính sách tàn bạo và sai lầm của Hà Nội như chính sách cải tạo( thực chất là tù không án) đối với quân nhân và viên chức Việt Nam cộng hòa, chính sách cải tạo công thương nghiệp( thực chất là quốc hữu hóa), thay thế các chuyên gia giỏi bằng những người tầm thường trưởng thành từ rừng rú….đã nhanh chóng biến miền Nam thịnh vượng thành một miền Nam tan hoang. Từ năm 1976 đến năm 1989, có khoảng 1,5 triệu người Việt Nam, trong đó có tầng lớp tinh hoa nhất, đã bỏ nước ra đi để tìm đến bến bờ mới dù biết có thể phải bỏ mạng trên biển cả. Cuộc di cư đau đớn nhất trong lịch sử nhân loại đã làm nảy sinh một từ vựng mới đau lòng: thuyền nhân. Trong thời gian đó, ở Việt Nam xuất hiện hai câu thơ khuyết danh tác giả nhói lòng: “Người tài thì đã vượt biên- ở lại một lũ vừa điên vừa khùng”.

Sau khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế vào năm 1986, Việt Nam cũng thất bại trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài và giữ chân người giỏi trong nước. Cho dù được ưu đãi về các loại thuế và giá thuê đất, không có một hãng công nghệ nào đặt đại bản doanh hoặc cơ sở nghiên cứu tại Việt Nam. Khu công nghệ cao Hòa Lạc hay khu công nghệ cao quận 9- Sài Gòn vẫn chỉ là sân chơi của các doanh nghiệp trong nước, và những tay chơi nước ngoài có vị thế làng nhàng. Không có trường đại học danh tiếng nào của thế giới mở cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam, và dĩ nhiên là không có một đội ngũ giáo sư người nước ngoài ở sống, nghiên cứu và giảng dạy chuyên nghiệp ở Việt Nam. Các trí thức Việt kiều cũng không chọn Việt Nam là điểm đến để sống, lao động, sáng tạo và cống hiến.

Những giáo sư lừng danh như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn….cũng chọn con đường định cư ở nước ngoài để có điều kiện cống hiến cho khoa học và cho sự tiến bộ của nhân loại. Hiện tại, mỗi năm có hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam vẫn chọn con đường ở lại nước ngoài để có cơ hội tốt hơn. 100% người chiến thắng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học ở Úc đã ở lại Úc để làm việc. Họ hiểu, họ chỉ phát huy được năng lực và trí tuệ của mình ở một môi trường khác hẳn Việt Nam.

Việt Nam chưa bao giờ thu hút được người giỏi- người tài trong tất cả mọi lĩnh vực. Tại sao lại thế? Có thể người giỏi của thế giới sợ hãi một Việt Nam có giao thông lộn xộn? Có thể họ sợ Việt Nam có môi trường ô nhiễm, thực phẩm độc hại? Có thể là thế, nhưng chưa đủ.

Điều quan trọng nhất, những người giỏi- người tài cần có tự do tuyệt đối để thể hiện, để khẳng định mình và để sáng tạo. Nhưng ở Việt Nam, tự do là một món hàng xa xỉ. Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sáng tạo, tự do học thuật, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do xuất bản, tự do biểu diễn….những tiền đề- nền móng cho sáng tạo. Không có sáng tạo, người giỏi- người tài không thể hiện được mình, và họ cùn mòn đi. Và dĩ nhiên, khi không có sáng tạo, đất nước sẽ không theo kịp bước tiến thần tốc của kỷ nguyên số, đất nước mãi mãi rơi vào bế tắc và đói nghèo.

Người tài giỏi bao giờ cũng tìm đến những xứ sở tự do, hay nói cách khác, môi trường tự do luôn có sức hấp dẫn với những người tài giỏi. Không phải ngẫu nhiên mà các cường quốc như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Úc, New Zealand….luôn luôn là những đích đến của những người thông minh và tài giỏi.

Nếu “muốn làm bạn với những người giỏi nhất”, Việt Nam phải xây dựng bằng được một thiết chế xã hội thật sự tự do và các khung pháp lý để bảo vệ tự do. Chim bao giờ cũng đến đậu ở những mảnh đất hiền lành, không bao giờ đậu ở những mảnh đất đầy rẫy cạm bẫy và cấm đoán.

Chết chưa phải là đã hết…-P.2.

Khu đất đang khai quang dành xây mộ cho Trần Đại Quang
Khi còn sống
Ông Trần Đại Quang chết đã 3 ngày, nhưng trên mạng xã hội dân vẫn tiếp tục diễu cợt hoặc phẫn nộ chửi. Trước hết vì những gì ông đã làm khi còn sống, trong đó có những “thành tích” thời ông còn trong ngành công an, chức vụ cao nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016. “Thành tích” nhiều người nhắc nhất là vụ dẹp loạn ở Tây Nguyên năm 2004. Lúc đó ông Trần Đại Quang là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.
Vụ dẹp loạn ở Tây Nguyên nhắc đến ở đây là vụ biểu tình xảy ra vào tháng 4.2004 của đồng bào dân tộc thiểu số, với quy mô lớn gần 10 000 người tham gia, đồng loạt ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông, Tây Nguyên nhằm đòi lập Nhà nước Đề Ga tự trị, đòi đất, đòi tự do tôn giáo do Quỹ người Thượng của Ksor Kok đứng đầu. Cuộc biểu tình đã bị nhà cầm quyền đàn áp dữ dội. Do bị ém nhẹm, không ai có thể biết chính xác bao nhiêu người đã bị bắt, bị giết…nhưng con số thương vong chắc chắn là rất lớn, hàng trăm, hàng ngàn người, và rất nhiều đồng bào Tây Nguyên đã phải tháo chạy qua Campuchia, qua Thái Lan xin tỵ nạn chính trị.
Điều thứ hai mà nhiều người hay nói nữa là những “thành tích” chà đạp về nhận quyền, đàn áp người yêu nước của giới công an dưới trướng Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, cũng như khi ông Quang lên làm Chủ tịch nước. Chỉ riêng người thường bị bạo hành đến chết khi đang trong lúc điều tra, tạm giữ đã là hàng trăm người. “Ba năm có tới 226 người chết trong trại tạm giam, tạm giữ” (Thanh Niên). 226 người chết từ tháng 10.2011 - 9.2014 (3 năm), chủ yếu vì bệnh lý và tự sát, là báo cáo của Bộ Công An, con số thật chắc chắn phải cao hơn và cũng không thể chỉ vì bệnh lý hay tự sát. Có bao nhiêu trường hợp người thân của nạn nhân kể lại, ngày hôm trước chồng, cha, anh…của họ còn khỏe mạnh, bình thường, tâm lý, hoàn cảnh gia đìnhh bình thường không có điều gì phải uất ức, tự nhiên bị bắt lên đồn, ngày hôm sau đã nghe công an báo là chết do bệnh tật hoặc tự sát!
Từ khi lên làm Chủ tịch nước, với xuất thân và kinh nghiệm của ông Trần Đại Quang, Việt Nam ngày càng trở thành một quốc gia “công an trị”, hành xử với dân một cách hà khắc, sắt máu. Cuối cùng, chính ông Trần Đại Quang là người đã ký thông qua và ban hành Dự Luật An Ninh Mạng, copy từ Trung Công, để bị miệng người dân.
Còn vô số “thành tích” nữa nhưng chỉ sơ sơ như thế này đã cho thấy ông Trần Đại Quang đã gây bao tội ác cho dân cho nước.
Và sau khi đã chết
Nhưng điều khiến người dân càng có cớ để cười cợt hoặc phẫn nộ là những gì đang diễn ra sau khi ông Trần Đại Quang qua đời. Thứ nhất là lễ cầu siêu “khủng” với đầy đủ chức sắc cao nhất của Giáo hội Phật giáo VN TP. HCM, Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị Sự, tăng ni phật tự các tu viện TP.HCM, tăng ni sinh Học viện phật giáo VN tại TP,HCM v.v…Có đến cả trăm sư, tăng!
Dân chửi vì các quan chức cộng sản VN từ trên xuống dưới, mở miệng ra thì ca ngợi chủ nghĩa Mác Lê vô thần nhưng trong đời sống thì mê tín dị đoan kinh khủng. Càng quyền cao chức trọng, càng lắm tiền thì càng mê tín, càng siêng đi chùa khấn vái, bỏ cả đống tiền vào cầu an, cúng chùa… Có vẻ như chính họ, dù ngồi trên đống tiền và nắm bao nhiêu quyền lực trong tay nhưng trong tâm vẫn không bình an, thanh thản nổi nên mới siêng đi chùa, cúng vái đến thế. Đến khi chết lại cầu siêu linh đình! Nhiều người độc miệng bảo ác thế kia, hại dân hại nước thế kia Phật nào chứng cho, cầu thế nào cho siêu thoát nổi.
Thứ hai là chuyện xây mộ. Báo chí nhà nước đưa tin ông Trần Đại Quang sẽ được an tang tại quê nhà ở Ninh Bình.
Báo VNEXpress viết: "Khu đất xây lăng mộ được chọn rộng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng ở xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), phía trước là ngôi làng gắn với tuổi thơ của Chủ tịch nước. Vị trí này cũng nằm sát quốc lộ 10, tuyến tránh thị trấn Phát Diệm, giao thông khá thuận tiện.
Khu đất trước đây là cánh đồng lúa của người dân nhưng đã được hợp thửa sau đó san ủi, đổ đất đá làm nền và trồng cây xanh từ mấy năm trước. Giáp với khu nghĩa trang này có một dòng sông nông giang nhỏ, nước trong xanh. Hai bờ sông (dài khoảng hơn 500 m) đã được kè đá hộc và làm ba cây cầu đá kiên cố bắc qua. Các tuyến đường gom bao quanh khu đất đều trải nhựa, lát vỉa hè bằng đá xanh." (“Khu an táng cố Chủ tịch nước được gấp rút hoàn thiện”)
Chi tiết rộng khoảng 2-3 ha này sau đó đã bị bỏ đi nhưng nhiều người đã kịp chụp hình lại đưa lên facebook. Cứ thử nghĩ, ở một xứ sở đất chật người đông, ngành nông nghiệp, trong đó trồng lúa xuất khẩu gạo vẫn là ngành đem lại bao nhiêu ngoại tệ hàng năm cho một ngân sách ít ỏi, cứ một người chết mà chiếm bao nhiêu đất nông nghiệp thế này, thì bao nhiêu quan chức to mà chết thì lấy mất bao nhiêu đất? Chưa kể, dân mạng cũng đã kịp chụp hình khu đất và chỗ dự định an tang rất hoành tráng, chả khác nào một vị vua của ông Trần Đại Quang. Trong khi bao nhiêu Tổng thống, Thủ tướng các nước Âu-Mỹ. giàu có hơn VN gấp nhiều lần mà ngôi mộ lại vô cùng giản dị!
Cũng trong bài báo nói trên cho biết: “Ba ngày nay, trên công trường - nơi được chọn an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn có hàng trăm công nhân làm việc hối hả. "Các tốp thợ làm không kể ngày đêm suốt từ chiều 21/9", một người dân địa phương nói”…Trên Dân Việt, còn có bức ảnh người dân đang lao động, với tiền cảnh là một bà cụ già đang còng lưng quét rác và câu chú thích: "Dưới thời tiết nắng gắt, nhiều người dân tiến hành quét dọn vệ sinh những khu vực đã hoàn thành thi công" ("Gấp rút chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Chủ tịch nước ở quê nhà Ninh Bình"). Thật đúng là một người chết làm khổ bao nhiêu người, khi sống tội đã nặng, nay chết gia đình người thân càng làm cho người chết tội nặng hơn!
Nếu ông Trần Đại Quang trước khi chết mà với chức vụ, quyền hạn của mình, làm được một việc tốt cuối cùng như ký giấy thả một số tù nhân lương tâm đang phải chịu những bản án phi lý, phi nhân, bị đày đọa trong lao tù cộng sản, thả luôn một số tù bị kết án oan sai, ví dụ như vụ Hồ Duy Hải, thì khi chết dân đã không chửi nhiều, mà có khi còn hy vọng siêu thoát được!
Nỗi niềm xa gần…
Làm quan chức, chính khách của một chế độ độc tài, khi sống đã ăn cướp của dân ngập họng mà khi chết lại còn làm đám ma đình đám, xây lăng mộ hoành tráng là dại. Chẳng có chế độ nào tồn tại mãi với thời gian, nhất là một chế độ đã có quá nhiều sai lầm, gây quá nhiều tội ác cho đất nước, dân tộc như chế độ này, biết sợ đường xa thì hỏa táng rải tro ngoài biển, xây lăng mộ làm gì để sau này dân họ thù họ đào mả lên. Lại còn cái trò đặt tên đường, dựng tượng đài, càng dại. Xem tượng Lenin, Stalin...bây giờ bao nhiêu nước người ta giựt đổ kia. Tính ra Fidel Castro còn khôn, biết nghĩ đến cái ngày chế độ cộng sản sụp đổ ở Cuba nên không cho đặt tên đường, dựng tượng gì cả!
Đối với một người bình thường, khi chết đi di sản để lại cho con cháu quý nhất không phải là tiền của mà là tấm gương về cả cuộc đời mình đã sống như thế nào, và cái tiếng tốt để lại cho con cháu. Đối với xã hội thì mình đã đóng góp được gì. Còn đối với một chính khách, quan chức thuộc hàng lãnh đạo, khi chết đi quan trọng nhất là họ đã làm được gì cho dân cho nước, di sản họ để lại cho đất nước, dân tộc là gì. Và cuộc đời của họ đã luôn luôn tận hiến cho dân cho nước, luôn luôn đặt quyền lợi của dân của nước lên trên hết. Nếu làm được như vậy con cháu họ sẽ vô cùng sung sướng, tự hào, nhân dân sẽ mãi mãi tôn thờ, lịch sử vinh danh đời đời.
Tiếc thay kể từ khi đảng cộng sản ra đời cho đến nay, trải qua bao nhiêu thế hệ lãnh đạo, rồi quan chức cao cấp, chả có một ai đáng để dân thờ, ngược lại, lịch sử rồi sẽ điểm danh từng người đã có những việc làm, những quyết định sai lầm, hại dân phản quốc ra sao. Và cái di sản mà đảng cộng sản nói chung và các thế hệ lãnh đạo đảng nói riêng để lại sau hơn 7 thập niên là một cái di sản kinh hoàng: Đất nước lạc hậu, thua xa lắc các nước trong khu vực chứ khoan nói đến thế giới, tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt, rừng bị tàn phá, lãnh thổ lãnh hải bị co hẹp lại, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, một xã hội bị hủy hoại đến tận gốc rễ về mặt đạo đức lương tri, người dân thì vẫn chưa được hưởng Tự Do, Độc Lập, Hạnh Phúc, quyền con người vẫn bị hạn chế, chà đạp…Chưa kể một đống nợ khổng lồ và nằm trong vòng kiềm tỏa, khống chế quá sâu, quá chặt của Trung Cộng!
Dân gian đã từng nói:
Thương dân dân lập đền thờ
Hại dân dân đái ngập mồ thối xương…
Đúng là một đời người chết rồi cũng chưa hết chuyện, với một quan chức, chính khách lại càng chưa…50, 100 năm sau xét lại vẫn chưa là muộn!

CSVN đang giam cầm 228 người vận động nhân quyền

Ông Nguyễn Hồng Nguyên tại phiên tòa ở Cần Thơ ngày 22 Tháng Chín, 2018. (Hình: VietNamNet)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ít nhất có 228 người vận động cho nhân quyền, sử dụng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm cá nhân đang bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù với các bản án nặng nề.
Tổ chức Bảo Vệ Người Bảo Vệ Nhân Quyền (Defense the Defenders) hôm Thứ Bảy dẫn thuật tố cáo của tổ chức “Now!Campain.org,” liên minh 14 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, nói rằng nhà cầm quyền CSVN đang cầm tù số người nói trên tại nhiều nhà tù trên cả nước.
Chỉ nội trong tuần lễ vừa qua từ 17 đến 22 Tháng Chín, 2018, nhà cầm quyền đã liên tiếp kết án tù đối với 6 người.
Theo tổ chức Defense the Defenders, ngày 17 Tháng Chín, tòa án thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã kết án 4 năm tù giam đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương, người tích cực chống tham nhũng tại địa phương, vì ông bị vu cho tội “Gây rối trật tự công cộng.”
Hai ngày sau, tức ngày 19 Tháng Chín, tòa án tỉnh Hòa Bình đã kết án 14 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với ông Đào Quang Thực, một nhà giáo mới về hưu. Ông bị vu cho tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong khi ông chỉ dùng Internet viết những lời đả kích chế độ độc tài đảng trị.
Luật Sư Lê Văn Luân, người bào chữa cho ông Đào Quang Thực tại phiên tòa, cho rằng theo những hồ sơ chứng cứ đã có, thì ông Thực không tham gia lật đổ chính quyền và mức án của ông là quá nặng.
Ông Thực bị bắt giam sau khi phát biểu trên Facebook về các vấn đề môi trường và tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc ở Biển Đông.
Cùng một ngày với phiên tòa ở tỉnh Hòa Bình, tòa án tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã kết án hai công dân Nguyễn Văn Ý, 32 tuổi và Tạ Thành Duy, 47 tuổi vì đã tham gia biểu tình ôn hòa phản đối hai dự luật Đặc Khu Kinh Tế và An Ninh Mạng trong trung tuần Tháng Sáu. Cả hai bị vu cho tội “Gây rối an ninh trật tự, kích động hoang mang trong quần chúng” và đã bị kết án 15 tháng tù.
Ngày 22 Tháng Chín, tòa án huyện Cái Răng, thành phố Cần Thơ, đã kết án hai công dân địa phương là Nguyễn Hồng Nguyên và Trương Đình Khang với án tù 2 năm và 1 năm tương ứng khi bị vu cho tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì đã viết và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung gây hại cho đảng cầm quyền trên Facebook.
Trong phiên tòa, ông Nguyễn Hồng Nguyên không có luật sư bảo vệ. Còn Trương Đình Khang, một phụ nữ chuyển giới 26 tuổi, bị cho là đã đăng tải 31 bài viết có nội dung độc hại. Báo chí của chế độ gọi là “nói xấu và bôi nhọ nhà nước.”
Theo tổ chức Defense the Defenders: “Việc bỏ tù hai Facebooker trên thuộc chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến và bloggers của chính quyền Việt Nam.”
Tổ chức bảo vệ nhân quyền này cho hay, từ đầu năm tới nay, chế độ Hà Nội đã bắt giữ 19 nhà hoạt động và blogger, và kết án tù 36 người. Nhiều người bị mức án nặng, như ông Lê Đình Lượng với 20 năm tù, ông Nguyễn Văn Túc với 13 năm tù và trong tuần này ông Đào Quang Thực bị kết án 14 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Hiện người ta vẫn chưa có tin tức chính thức về tung tích của ba người bị bắt từ đầu Tháng Chín ở Sài Gòn là Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng và Ngô Văn Hóa. Tin không chính thức từ gia đình của ông Dũng và gia đình của bà Hồng là họ đang bị giam giữ tại trại tạm giam số 4 đường Phan Đăng Lưu. (TN)

Con đường nào cho ĐCS ?


Fb. Đỗ Ngà|


Lòng dân là yếu tố quyết định tính bền lâu của một thể chế. Xã hội đang chuyển hướng từ tin tưởng ĐCS sang tin tưởng lực lượng dân chủ, đó là điều không thể phủ nhận. Điều đó cho thấy sự kết thúc một triều đại sẽ tới, không sớm hay muộn. Triều đại mà được đặt nền tảng trên sự ngu muội của dân tộc thì triều đại đó phải đổ. Bởi vì sự ngu muội không thể ở mãi với dân tộc được, dân phải vứt nó vào lúc nào đó.
CS có thấy được điều này không? Họ thấy và đang điên cuồng chống lại sự chuyển hướng đó. Nhưng khổ nỗi, tầm của họ không tới và giờ họ đang bế tắc trong vấn đề lôi kéo lòng tin nhân dân về phía mình. Dùng công an đe doạ làm dân sợ không được phép nói sự thật chỉ là giải pháp tình thế để ngăn chặn sự chuyển biến tư tưởng thành bùng phát sức mạnh mà thôi. Bức tường sợ hãi là một bức tường không bền vững, rồi cũng tới lúc dân xô đổ nó và kết liễu độc tài CS, chắc chắn là vậy.
Bản chất của sự chuyển biến trong dân là sự khai thông nhận thức. Khi con người đã hiểu biết, níu kéo họ lại con đường ngu muội bằng tuyên truyền giả dối là điều không thể. Anh nông dân thất học khi đã được học hành thành trí thức thực thụ thì không ai có thể biến anh ta thành kẻ ngu dốt như trước đó được nữa. Tương tự vậy, khi dân đã biết sự thật, biết suy xét đúng sai thì ĐCS dùng tuyên truyền dối trá để kéo họ về với ngu muội là không thể. Nếu Hồ Chí Minh mà chết trong thời này thì dân cũng ăn mừng chứ chẳng riêng gì cái chết của Trần Đại Quang. Thời 1969 dân miền Bắc ngu muội, nhưng nay không phải thế. Đấy là điều tất yếu, ĐCS nên thẳng thắn nhìn nhận. Nhưng khổ nỗi, Ban Tuyên Giáo ĐCS chỉ toàn là những bộ óc ngu muội nên không thấy được xu hướng tất yếu này mà kiên trì nhồi sọ bằng giả dối nên đã thất bại và nhờ đến công an và nhà tù để hỗ trợ.
Thế thì ĐCS phải làm gì là thích hợp trong trường hợp này? Chỉ có thể lượn theo nó mà tồn tại. Nghĩa là ĐCS sẽ phải thay đổi mình cho cuộc chơi chung toàn cầu và cuộc chơi chung bình đẳng trong nước. Hãy làm như Liên Xô thì đó là con đường vẹn toàn cho ĐCS và nó cũng đảm bảo quyền lợi cho cựu đảng viên ĐCS. Như ta biết, Boris Yelsin hay Vladimir Putin đều là cựu quan chức CS. Nếu cố chấp đi ngược dòng lịch sử thì cái kết sẽ là Nicolae Ceaucescu của Romani mà thôi. Cái hậu thế nào đó là do CS lựa chọn hôm nay./.

Cầu siêu

Mặc dầu trong lý lịch, Chủ tịch nước khai là “vô tôn giáo”, như tất cả các đồng chí khác, bởi vì Marx dạy “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, nhưng khi băng hà, vua quan CS nào cũng vẫn cầu cứu Phật cho chắc ăn.
Sống vô tôn giáo cho đúng quy trình, nhưng khi chết, chột dạ : lỡ nơi chín suối, Tổng bí thư quả thực là Phật thì cũng rắc rối. Vì vậy, bao giờ cũng có cầu siêu. Và phải cầu siêu cho thật linh đình, cũng như khi làm ăn, muốn hữu hiệu, phải có tiền lại quả hấp dẫn.
Sư càng đông càng hay, để trấn áp đối phương, cũng như khi đàn áp biểu tình, tương quan lực lượng phải ngả về phía Đảng. Chiến thuật cả vú lấp miệng em.
Vấn đề là các tu sĩ thiệt đều nằm tù, bị quản thúc, hay cởi áo cà sa lánh nạn. Những anh sư tự do ê a gõ mõ, đa số là sư quốc doanh. Nhất là những sư được Đảng tin cẩn, lựa chọn.
Gởi sư giả đi mặc cả, thương lượng với Đức Phật để có chỗ tốt, có nhà mặt tiền nơi chín suối, kết quả không có gì bảo đảm.
Không lẽ mắt Phật không thấy anh nào tu thật, anh nào giả vờ , anh nào là đệ tử ruột, anh nào mặc áo cà sa nhưng đi dép râu ?
Vấn đề của các anh CS là đã thành công nhờ lường gạt, cứ tiếp tục trò cũ, trong khi thế giới đã thay đổi, dân đã bớt ngu. Phật cũng vậy, thời đại Internet,thông tin mau lẹ, chắc Phật cũng đâu dễ gì để bị gạt.
Cách cầu siêu hay nhất là khi còn sống, bớt làm chuyện thất đức, bớt cướp của giết người, bớt bỏ tù oan những người vô tội, bớt sống phè phỡn giữa một biển nghèo đói…Sau đó, chỉ cần một vị chân tu đọc kinh, như gọi iPhone, gởi e- mail, một SMS báo tin cho Phật là ”con đang trên đường về.”. Khỏi cần hối lộ, khỏi cần làm lobby…

Những di sản – thành tích của Bộ trưởng CA, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang

1.Đầu tiên phải nói đến câu chuyện Tây Nguyên giai đoạn 2000 – 2004.
Thời kỳ này, (tháng 10 năm 2000 – tháng 4 năm 2006, ông Quang là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an).
– Chưa có con số thống kê nào được công bố rộng rãi về việc đàn áp, “dẹp loạn” Tây Nguyên giai đoạn này. Tuy nhiên, con số người chết lên đến hàng nghìn, số người sắc tộc thiểu số bị tù đày cũng không dưới vài trăm.
– Các giai thoại về xe tăng lăn bánh ra đường quốc lộ sau gần 30 năm, chuyện phải dùng xe máy cày để gom xác đồng bào chết, chuyện về xả cả băng đạn AK vào các “phần tử quá khích”, cầm đầu, leo lên xe công an, CSCĐ, quân đội… được truyền tụng rất nhiều.
– Sau khi được lệnh đàn áp, tàn sát thẳng tay, cũng nhiều chuyện rợn người về các cuộc vây bắt người thiểu số ở Tây Nguyên như một cuộc đi săn thú vật cũng được truyền tụng trong ngành công an.
– Vô vàn các câu chuyện rùng rợn và mang hơi hướng khủng bố kiểu IS được lan truyền một cách bí mật.
– Chưa hết, những người may mắn chạy thoát qua Campuchia, sau này cũng bị đuổi cùng giết tận. Trong giai đoạn ông Quang làm BT công an, đã có rất nhiều đợt Cam Bốt phải đẩy người Thượng ở Tây Nguyên về Việt Nam, dưới áp lực của nhà cầm quyền và đặc biệt là vai trò của ông Quang và BCA.
– Những người ”may mắn” chạy được sang tới Thái Lan, thì đến tận hôm nay vẫn đang vạ vật trong trại tị nạn.
Image result for montagnard vietnam
Người Thượng từ Tây Nguyên vượt rừng bỏ sang xin tỵ nạn ở Campuchia những năm 2004-2005
– Năm 2003, với những “thành tích” ở Tây Nguyên, ông Quang được phong hàm Thiếu tướng khi mới 47 tuổi.
2. Trong giai đoạn ông Quang làm Bộ trưởng BCA
– Tháng 8/2011 ông Quang được cơ cấu nắm BCA và lên làm bộ trưởng ngày 30/8/2011.
– Giai đoạn 2011-2012 là thời kỳ biểu tình chống Trung Quốc đạt quy mô lớn nhất. Tuy nhiên, các cuộc đàn áp, khủng bố của công an đã làm cho các cuộc biểu tình chống Tàu dần bị triệt tiêu.
– Với các thành tích chống người biểu tình phản đối Trung Quốc như vậy, ngày 5 tháng 12 năm 2011 ông Quang được ông Trương Tấn Sang phong hàm Thượng tướng.
– Với kết quả mỹ mãn của việc đàn áp bằng vũ lực người dân chống Trung Quốc xâm chiếm bờ cõi. Với việc ông Quang “phát minh” ra trò an ninh, công an mặc thường phục, trà trộn vào đoàn biểu tình để đánh đập, gây rối và phá hoại tài sản cũng như phá hoại các cuộc biểu tình, lấy cớ cho công an dùng bạo lực một cách chính danh…
Ông Quang được phong hàm đại tướng vào ngày 29 tháng 12 năm 2012. Với các chiêu trò dùng trong đàn áp Tây Nguyên, ông Quang đã vận dụng sáng tạo trong thời kỳ mới, và rất thành công trong việc triệt hạ lòng yêu nước, làn sóng chống Tàu xâm lược giai đoạn 2011-2012.
– Giai đoạn ông Quang làm bộ trưởng BCA cũng là thời kỳ mở đầu các cuộc đàn áp, bắt bớ, tống giam, kết án nặng nề những người đấu tranh dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến. Hàng loạt các án chính trị được thực thi trong giai đoạn này. Sau khi ông Quang thôi giữ chức BT BCA, những di sản và các chiêu trò của ông Quang vẫn được các đàn em ở bộ này áp dụng rất triệt để. Chuyện đàn áp bất đồng chính kiến, bắt giam, bỏ tù với những bản án nặng nề dành cho người đấu tranh dân chủ đã diễn ra khốc hại hơn trước.
– Các chiêu trò của ông Quang nghĩ ra như: an ninh công an mặc thường phục, kết hợp với côn đồ hoặc giả côn đồ để cướp bóc tài sản, hành hung, đánh đập tàn tệ người yêu nước, người đấu tranh… vẫn được đám đàn em của ông Quang áp dụng triệt để và thu được thành công mỹ mãn. (Chị Thúy Nga bị đánh gãy chân, tàn phế; nhà báo Phạm Đoan Trang bị đánh vỡ đầu gối, đứt dây chằng giờ vẫn chưa khỏi, anh Nguyễn Chí Tuyến bị đánh bầm dập, toác đầu, máu chảy lênh láng, anh Lã Việt Dũng bị đánh.
Đặc biệt, trong giai đoạn bầu cử QH năm 2016, để đối phó với làn sóng người dân tự ứng cử, nằm ngoài dự tính của đảng, các lực lượng công an đã có sáng kiến là: Cho “quần chúng tự phát” là công an hoặc tay chân của công an vào các phòng lấy ý kiến nơi cư trú để phá, những người ủng hộ các ứng cử viên độc lập sẽ bị công an, an ninh chìm nổi chặn bên ngoài, thậm chí có cả đánh đập hắt mắm tôm từ lực lượng công an, an ninh…)
– Thời kỳ ông Quang làm BT BCA cũng là thời kỳ mà công an là lực lượng “xung kích đi đầu” trong công cuộc cướp đất của dân cho các doanh nghiệp tư bản thân hữu, sân sau của quan chức. (Nổi bật là các vụ cướp đất ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, cướp đất của dân Dương Nội, cướp đất ở Văn Giang Hưng Yên…). Và hàng nghìn vụ cưỡng chế, cướp đất khác trên khắp cả nước đều luôn có công an đông nhung nhúc với xe cộ, với khiên giáp, súng đạn, dùi cui để đánh lui mọi sự van xin, phản kháng của dân oan.
Image result for trịnh kim tiến con ông trịnh xuân tùng bên phải nguyễn thị thanh tuyền vợ nguyễn công nhựt giữa và mẹ nạn nhân nguyễn công nhựt trên đường đến trước trụ sở
– Ông Quang cũng có thành tích nhiều nhất trong việc: 3 năm có 260 người chết trong đồn công an, khi tạm giam tạm giữ. Đó là chưa kể hàng trăm cái chết do công an truy đuổi gây tai nạn, do va tay trúng má, đưa chân cao, hay tự va đầu vào dùi cui… Đó là chưa kể những người bị đánh đập đến tàn phế trong đồn công an. Ông Quang cũng là người phát minh ra các ngôn ngữ riêng của ngành công an như: Tự tử bằng dây sạc điện thoại, treo cổ bằng giây giầy , tự cầm dao rọc giấy cứu cổ tự tử, hay treo cổ tự tử trong tư thế ngồi.
Các con số nạn nhân chết trong đồn công an, dưới thời ông Trần Đại Quang cao hơn con số được công bố nhiều lần.– BCA dưới bàn tay của ông Trần Đại Quang đã thể hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” với nhiều đám tang của những người đấu tranh hoặc người thân của họ. (Điển hình là đám tang mẹ TNLT Phạm Thanh Nghiên; đám công an côn đồ giật băng tang trong đám tang mẹ anh Ba Sàm- Nguyễn Hữu Vinh; trong đám tang ông Lê Hiếu Đằng, công an, an ninh cũng lột và cướp giật các băng tang của các hội nhóm cá nhân đấu tranh; đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn cũng bị giật; trong đám tang thầy giáo chống Boxit Tây Nguyên Đinh Đăng Định, công an côn đồ cũng cản trở người đến viếng, giặt băng tang, vứt vòng hoa).
Xa hơn nữa trong quá khứ, công an, nhà cầm quyền cũng thể hiện cái nhân nghĩa đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” trong đám tang tướng Trần Độ, hay đám tang cụ Hoàng Minh Chính, khi đọc điếu văn là các bản hoạch tội người đã mất dù họ hoàn toàn vô tội.– Chưa hết, thời kỳ ông Quang làm BT BCA, ông còn định đưa ra luật cấm dân quay phim chụp ảnh các lực lượng công an, nhằm giúp tay chân cấp dưới có thể ăn cướp dễ dàng hơn. Cũng thời kỳ này, ông Quang và bộ sậu công an còn đưa ra dự thảo luật cho phép công an mọi lúc mọi nơi có thể “trưng dụng” tài sản của dân như xe, điện thoại, máy quay phim.
3. Thời kỳ ông Quang đã leo lên ghế Chủ tịch nước:
– Các chuyện về khai man tuổi, bằng giả, bằng tại chức không cần nói đến.– Các cuộc đấu đá, tranh giành trong nội bộ chóp bu đảng cộng sản cũng không có gì phải chửi ông Quang, dù dư luận cho rằng ông Quang phản chủ và quay lại cắn ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là đấu đá nội bộ, và nên khuyến khích những vụ quay lại phản thùng cắn nhau như thế.
– Tuy nhiên câu chuyện thành tích, di sản của ông Quang chưa dừng lại ở đó. Dư luận xôn xao về vụ anh em ông Quang- Tỏ (trước là tướng công an, sau chuyển về bí thư Thái Nguyên) định ép doanh nghiệp để cuỗm mỏ Titan Núi Pháo, Thái Nguyên. Nhưng chuyện bất thành.– Các doanh nghiệp ở Ninh Bình cũng được hưởng lợi rất lớn từ ơn mưa móc (dĩ nhiên có ăn chia) của ông Quang.
Các tập đoàn lớn ở Ninh Bình tự dưng vụt sáng rực trong thời kỳ ông Quang ở đỉnh cao quyền lực, và rồi xụi lơ theo tiền đồ chính trị của ông Quang, cũng đặt ra rất nhiều dấu hỏi cho cộng đồng.– Thành tích nổi bật nhất của ông Quang thời kỳ này có lẽ là các đàn em, tướng tá ở Bộ công an. Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh, Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân, Bùi Xuân Sơn… Và nổi bật hơn cả là “con nuôi” Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ nhôm. Vẫn biết, ông Quang bị đối thủ chặt chém tay chân, vây cánh nên mới lộ ra lô tướng tá công an toàn trùm tội phạm, rặt một lũ tướng cướp.
Tuy nhiên, dù sao đó cũng là di sản- thành tích của ông Quang để lại.– Cũng không thể không nói đến Luật An ninh mạng, thứ mà ông Quang đã ấp ủ hoài bão, xây dựng ý tưởng từ khi còn là BT BCA và sau này khi lên làm CTN, ông đã thúc ép đàn em, tay chân nhanh chóng cóp py của luật của Trung Quốc để đem về bịt miệng dân.
Chính ông Quang đã ký thông qua và ban hành luật này. Di sản luật ANM sẽ còn đeo bám dai dẳng dân Việt, mặc dù ông Quang đã xuống địa ngục.Một bài viết ngắn, không thể nói đầy đủ và chi tiết về các chiến công, di sản, thành tích của ông Quang để lại cho dân, cho nước. Tôi cũng chỉ là người ngoại đạo với nghề viết, chỉ là thống kê những gì nhớ được, sưu tầm được về ông Quang. Mong cộng đồng lượng thứ về chất lượng bài này.
Dù các nhà đạo đức, các cây viết định hướng, bưng bô có lên án, miệt thị cỡ nào, tôi vẫn thấy vui vì cái chết của ông Quang. Dẫu biết niềm vui này chẳng thấm vào đâu so với những đau khổ, hệ lụy mà ông ta đã gây ra. Dẫu biết, ông ta chết sẽ có kẻ khác lên thế chỗ, nối ngôi và cũng đi theo guồng máy- con đường của ông ta. Dẫu biết, bộ máy độc tài đảng trị sẽ không suy chuyển gì sau vài cái chết của tầng lớp chóp bu.
Tuy nhiên, xin đừng tước đi niềm vui của tôi, của những người thấy vui, niềm vui của những người đã khóc thấu tận trời xanh vì những thành tích – di sản mà ông Quang trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Tôi cần vui để tạm quên đi tiếng khóc và tiếng nghiến răng kèn kẹt của những người tù oan, những người chết oan, những người bị đánh đập đàn áp tàn tệ, những người dân bị cướp đất dưới bàn tay bạo lực của công an.Cuối cùng mặc kệ các nhà báo nhân văn, mặc kệ các nhà đạo đức học, mặc kệ các trí thức lưu manh, mặc kệ các cá nhân có đạo đức và tính nhân văn sáng ngời.
Tôi vui và thoải mái vì có quốc tang nguyên thủ Quang. Cũng hơi buồn là ông ta chết quá nhẹ nhàng, chết khi chưa bị một tòa án thực thụ nào đó kết tội. Ông ta chết và được giải thoát quá dễ dàng. Tuy nhiên, tiếng nghiến răng của những cái chết oan sẽ theo ông Quang suốt đời. Chúc quý vị có những ngày nghỉ cuối tuần trong lễ quốc tang vui vẻ./.

Động lòng

Gió bên Ðông động bên Tây
Ðấy nói bên ấy bên đây động lòng.
Ðầu Tháng Sáu, một người đàn ông gánh hai thùng nước đến một nơi đông người qua lại tại công viên Tao Ðàn, và đặt gánh nước xuống mời mọi người dùng nước. Giữa cơn nóng nực, những ly nước của ông đã được chiếu cố tận tình. Nhưng chi tiết đáng nói nhất về những ly nước của ông là ông không nhận tiền của khách. Ông mời mọi người dùng nước miễn phí.
Ông nhất định từ chối không lấy một đồng tiền nào của những người nhận những ly nước của ông. Khách uống nước lúc đầu không biết nguyên do vì đâu lại có người tử tế như thế giữa cái xã hội đã bị những người cộng sản làm bẩn đi không ít từ mấy chục năm qua, nhưng sau khi nhìn thấy hai tấm bảng người chủ gánh nước treo bên hai thùng nước thì mọi người liền hiểu ngay. Hai tấm bảng có những hàng chữ nguyên văn: “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết”.
Thì ra là như thế. Chuyện nước mới là chuyện chính. Ông chỉ mời mọi người uống nước. Ông không bán nước.
Ai hiểu mấy câu ông viết như thế nào cũng được. Nhưng chính vì hiểu thế nào cũng được mà những người uống nước của ông lại hiểu rất đúng điều ông muốn nhắn nhủ.
Ông đã khéo léo lợi dụng cái lắt léo, uyển chuyển của ngôn ngữ Việt để nói ra điều ông muốn nói mà không cần phải huỵch toẹt ra. Ông bình tĩnh, không nói gì. Chỉ mời mọi người uống nước giữa cơn nóng bức, rồi nhẹ nhàng nói với những người đang mang cơn quốc bệnh trong người cái nguy của căn bệnh. Mất nước (dehydration) là chết.
Ông không làm như người phụ nữ mất con gà đứng trong sân chửi vọng ra bên ngoài, đứa nào ăn cắp con gà của bà nghe chửi rồi thấy động mồ động mả tổ tiên phải trả lại con gà.
Ông không nói gì vậy mà có khối đứa giật mình. Giật mình vì có tật. Khi không tại sao lại mang nước ra mời người qua đường uống miễn phí? Khi không tại sao lại khuyên mọi người phải lo chuyện nước nôi?
Việc làm của ông liền có nhiều người làm theo. Ở Hà Nội, nhiều người trẻ cũng mang nước ra đường mời người qua đường miễn phí. Cũng những ly nước bên lề đường không lấy tiền, chỉ mời không mọi người. Và cũng kèm theo những tấm bảng có những dòng chữ nói rõ nước của họ chỉ để mời không phải trả tiền.
Không phải trả tiền vì nước không để bán.
Nước nhà không bán. Mất nước là chết. Muốn hiểu thế nào cũng được.
Nghĩa đen cũng được mà nghĩa bóng lại càng hay hơn.
Ðến đây thì có ngu nhất, có mặt dầy nhất, có vô liêm sỉ nhất thì cũng phải hiểu.
Câu chửi ngầm của ông đã được nghe thấy và ý nghĩa đã khá rõ. Lập tức ông bị bắt giữ nhưng sau đó ông đã được thả. Lý do có thể là nếu giam ông, đưa ông ra tòa, đem ông đi mất tích thì lại là một sự tự thú là có… bán nước hay sao?
Thôi thì đành câm cái mồm lại và tiếp tục độc quyền bán nước vậy. Ai không bán nước thì cứ việc mang nước ra đường mời mọi người uống miễn phí.
Bùi Bảo Trúc

Mộ phần



Trương Duy Nhất – RFA

Mộ phần, 2m vuông là đủ. Xã hội văn minh, còn khuyến khích hoả táng. Sao cứ phải lăng mộ nguy nga đồ sộ thế? Người chiếm nguyên quả núi. Người san hết quãng đồng rộng hàng hec ta.
Có lẽ, đã đến lúc cần phải ban hành luật mai táng để kiểm soát các cụ. Không thể cứ mỗi ông chết là chiếm trọn một quả núi, một cánh đồng, giành tranh hết đất đai và ruộng vườn của dân để xây lăng mộ thế.

Phải xem, đó cũng là tội ác. Cho dù họ đã nằm yên dưới mồ.