Wednesday, November 9, 2016

Đôi điều thỏ thẻ với đồng chí ma dzê in Xuân Phúc về xây dựng văn hóa doanh nghiệp ma dzê in Việt Nam

Tư Nghèo (Danlambao) - Nghe một cha nội cộng sản phá giỏi - hoại hăng nói chuyện xây với dựng văn hóa thì chỉ có nước đi bán lúa giống. Đằng này lại là cha nội ma dzê in ngắt nghẻo cái đầu, đứng đầu cái băng đảng chú phỉnh phá nhiều xây ít thì nghe chả lúa cũng không có mà ăn. Thử nghe đồng chí Phúc nhà ta nói cái gì...

Mở đầu:

"Người ta thường nói để cạnh tranh thành công trên thương trường thì sự khác biệt là rất quan trọng. Hai doanh nghiệp có thể cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, có công nghệ giống hệt nhau nhưng khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm từ doanh nghiệp này mà không mua của doanh nghiệp kia." (*)

Đúng quá! Nhưng thưa mụ nội đồng chí, vậy làm sao cái đất nước khốn nạn này nó không có 2 hoặc 3, hoặc nhiều nhiều cái thương hiệu đảng phái trên cái thương trường chính trị cho hơn 90 triệu khách hàng nó nhờ, nó chọn, nó mua đứa này, nó tẩy chay đứa kia?

Rồi, ngắt nghẽo đầu niễng, đồng chí tưởng thú nói tiếp:

"...Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt bền vững của doanh nghiệp. Một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia. Mọi quốc gia đều ra sức bảo vệ những thương hiệu của mình." 

Sao mà màu mè, lung tung và tào lào cho nó hoành tráng ảo quá vậy cha nội! Tiệm phở ngon, rẻ thì người ta xếp hàng ăn. Sạch, tiếp đãi nồng nhiệt thì mỗi ngày chạy tới ăn 2 lần, lần 2 tô. Linh hồn cái giống gì! Rồi còn cái vụ "không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia". Bộ cái gì đảng cũng muốn chôm, nhà nước cũng muốn chĩa sao đây. Có cái công ty quần lót đàn bà với thương hiệu ma dzê in xúc phân rất thơm tho nè, muốn giành lấy làm tài sản "quốc gia" (hay của đảng, của nhà nước cộng sản) không?

Rồi lại tiếp:

"...Chính phủ kiến tạo ngày nay rất quan tâm đến chủ đề văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân..." 

Lại cái mửng văn hóa, đạo đức của một tập đoàn "đánh chuột sợ vỡ bình", "chống tham nhũng khó vì ta tự đánh vào ta"... Văn hóa và đạo đức đến từ cửa miệng của kẻ lãnh đạo trong một bầy đàn như thế thì chẳng khác gì nghe một tên hiếp dâm hay chơi chạy theo truyền thống Hồ Dâm Dật giảng dạy văn hóa tôn trọng đàn bà!

Và trong phần kết luận của chú Phỉnh:

"Cuối cùng tôi xin chia sẻ với các đồng chí và cộng đồng doanh nghiệp một quan điểm đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 06/NQ-TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành: “Xây dựng văn hóa trong kinh tế; khai thác hiệu quả khía cạnh kinh tế của văn hóa, nâng cao giá trị văn hóa trong các sản phẩm mang đặc trưng, đặc sắc của mỗi địa phương".

Tư nghèo tui muốn hỏi đồng chí thủ tướng chú Phỉnh rằng: mấy quần xì líp đàn bà hồng hồng tím tím của công ty tui sản xuất, làm cách gì để nâng cao giá trị văn hóa trong sản phẩm này?

Làm sao hở... cha nội!

10.11.2016



_____________________________________

Rốn lũ bội thực quà cứu trợ

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA- 2016-11-09  
Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận hàng cứu trợ.
 Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận hàng cứu trợ.  RFA
Hiện tại, đồng bào vùng lũ Phú Yên, Bình Định khó khăn, thiếu thốn bao nhiêu thì bà con ở vùng rốn lũy Hương Khê, Hà Tĩnh lại bội thực quà cứu trợ bấy nhiêu. Và chúng tôi xin khoanh vùng rốn lũ ở khu vực các xã Phương Mỹ, Phương Điền huyện Hương Khê, vì đây là cái chảo chứa lũ mỗi khi thủy điện Hố Hô xả đập và cũng là nơi ngập úng lâu và sâu nhất Hương Khê, đời sống của đồng bào nơi đây gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi mưa lũ. Nhưng, đây cũng là nơi đang trong tình trạng bội thực quà cứu trợ, có thể nói rằng hiện trạng cứu trợ bà con vùng lũ đang rơi vào trạng thái chỗ ăn không hết nơi tìm không ra.

Quá mệt vì cứu trợ

Một người dân vùng rốn lũ Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Cái lượng quà về dưới Phương Mỹ lúc nào cũng nhiều nhất Hương Khê vì đây là vùng rốn lũ. Hầu hết các đoàn cứu trợ về phát quà đều dồn hết về đây. Diễn viên Phan Anh cũng về đây cứu trợ. Nói chung là có gia đình có vài ba chục thùng mì tôm, vài tấn gạo và mươi triệu là chuyện bình thường. Vì mọi nơi đều dồn về rốn lũ…”
Lượng quà về dưới Phương Mỹ lúc nào cũng nhiều nhất Hương Khê vì đây là vùng rốn lũ. Hầu hết các đoàn cứu trợ về phát quà đều dồn hết về đây.
-Người dân vùng rốn lũ
Người đàn ông này cho biết thêm là tại số lượng mì tôm của gia đình ông đã lên đến ba mươi hai thùng mì các loại và ông cũng thú thực là tiền cứu trợ mà gia đình ông nhận được đã lên mức ngót nghét bốn chục triệu đồng, những gia đình khác trong khu vực rốn lũ cũng nhận được mức tương đương như ông. Thậm chí có gia đình đã nhận được lên đến trên 50 triệu đồng.
Ông cho biết thêm là mỗi ngày có từ hai đến ba chuyến hàng cứu trợ ghé đến đây và có ngày lên đến năm, sáu chuyến hàng cứu trợ, ngay cả những người tổ chức nhận cứu trợ hoặc các Cha Xứ ở đây cũng bắt đầu mệt mỏi vì hàng cứu trợ cứ liên tục đến. Những nhà nhận được năm chục, sáu chục triệu đồng là nhờ vào họ có bà con ở phơng xa, đi làm ăn ở miền Nam gởi về giúp đỡ, hỗ trợ sau lũ lụt.
Vấn đề người đàn ông này nói với chúng tôi hoàn toàn chính xác, bởi chúng tôi cũng đang thực hiện chuyến trao quà cứu trợ đến bà con vùng lũ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh. Ở Quảng BÌnh, chúng tôi đến huyện Ba Đồn, nơi đây khá vất vả và suất quà trị giá năm trăm năm trăm ngàn đồng mỗi gia đình bằng tiền mặt mà chúng tôi trao đối với người dân nơi đây hết sức ý nghĩa, quí giá. Điều này khác hoàn toàn với suất quà năm trăm ngàn đồng mà chúng tôi trao khi đến Giáo Xứ Thổ Hoàng ở xã Phương Mỹ huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.

Nơi tìm không ra

cuu-tro-quang-binh-622b.jpg
Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận quần áo cũ. RFA PHOTO
Ngược với tình cảnh nơi rốn lũ Thổ Hoàng, ở các Giáo Xứ Thịnh Lạc, Giáo Họ Trại Nại, Giáo xứ Xuân Sơn, Giáo họ Kỳ Lạc, Kỳ Sơn ở Hương Khê và Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Giáo xứ Diên Trường, Giáo Họ Chay, Tân Sơn bên cạnh bờ sông Nan hay Giáo họ Yên Thuận, Quảng Hải, Ba Đồn, Quảng Bình, câu chuyện cứu trợ và nhận cứu trợ lại hoàn toàn khác, hết sức cảm động và nhiều điều để nói.
Như lời của Linh Mục Nguyễn Văn Hùng, vị Quản Xứ ở Giáo Xứ Diên Trường, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, Quang Bình chia sẻ: “Trước đây thì mỗi cơn lũ kéo đến thì người Chay thiệt hại nặng lắm. Khi tôi về là năm 2010, năm đó có lũ lớn, năm 2013 cũng bị lũ lớn, trôi sáu, bảy ngôi nhà là chuyện bình thường, mỗi lần ngập lụt thì ngập tới nóc nhà. Hiện tại tôi có kế hoạch di dời nên bà con cũng đở hơn. Nhưng mỗi khi có lũ thì Chay không có gì hết, vì các đoàn cứu trợ không về đây vì nơi đây không có điện, thông tin cũng không có mà báo chí cũng không quan tâm đúng mức nên mỗi khi có lũ, Giáo họ Chay bị đói, chuyện đói khổ xảy ra rất thường xuyên…”
Linh Mục Hùng cho biết thêm tình trạng thiếu thốn sau lũ lụt vẫn kéo dài từ Quảng Bình cho đến Hà Tĩnh bởi hầu hết các suất quà đều đổ vào các trung tâm thông tin, cụ thể là các rốn lũ. Điều mà Linh Mục Nguyễn Văn Hùng chia sẻ hoàn toàn đúng với thực tế mà chúng tôi đã đi trao quà ở Giáo Xứ Diên Trường và Giáo Họ Tân Sơn, Kỳ Sơn, Kỳ Yên ở Ba Đồn. Hầu hết bà con vùng lũ đều rất nghèo khổ, khó khăn, bị trôi mất đồ đạt, khi chúng tôi trao mỗi suất quà 500 ngàn đồng đến mỗi gia đình, nhiều người đã vui mừng rơi nước mắt và trong lời cảm ơn của họ có cả tiếng thút thít vì cảm động, vì mừng!
Mỗi khi có lũ thì Chay không có gì hết, vì các đoàn cứu trợ không về đây vì nơi đây không có điện, thông tin cũng không có mà báo chí cũng không quan tâm đúng mức nên mỗi khi có lũ, Giáo họ Chay bị đói, chuyện đói khổ xảy ra rất thường xuyên…
-LM Nguyễn Văn Hùng
Ở Giáo Xứ Thịnh Lạc, Hương Khê và Giáo Xứ Xuân Sơn, Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng vậy, khi chúng tôi đến trao quà ở đây, bà con đã vui mừng khôn tả vì đây là suất quà không hề nhỏ chút nào đối với họ. Cha Trung, vị Quản Xứ Thịnh Lạc đã vui mừng chào đón đoàn cứu trợ và hết lời cám ơn các vị ân nhân đã góp từng đồng quí giá, chất nặng tình người đến với bà con trong Giáo Xứ.
Linh Mục Gioan Cao Đình Hải, vị Quản Xứ của Giáo Xứ Xuân Sơn, Kỳ Anh, Hà Tĩnh chia sẻ, đời sống của bà con nơi đây vô cùng thiếu thốn, khó khăn, trong đó, cái khó lớn nhất là nguồn nước sạch để sinh hoạt. Nước để ăn uống là một bài toán nan giải vì từ tháng Hai đến tháng Tám âm lịch, hầu như mọi sông, hồ và giếng nơi đây đều bị khô cạn, trơ đáy, người dân phải dùng nước dự trữ trong các giếng tự đào giữa các đám ruộng thấp. Dây cũng là nơi mà phân trâu, phân bò, đủ các loại rác rến chảy về.
Rất tiếc là khi chúng tôi đến Kỳ Sơn, số lượng tiền cứu trợ đã cạn đi rất nhiều, chỉ còn lại 74 triệu đồng chia đều cho gần 250 gia đình. Cuối cùng chúng tôi phải ngồi lại với Cha Hải để chia làm ba hạng quà, hạng 1 ưu tiên cho các gia đình đặc biệt khó khăn với mỗi suất quà là một triệu đồng, hạng hai cho gia đình nghèo khó là 500 ngàn đồng, hạng ba cho gia đình bị ảnh hưởng lụt là 200 ngàn đồng. Điều làm chúng tôi càm động nhất là khi nhận quà xong, những gia đình nhận suất 200 ngàn đồng tìm đến chúng tôi để cám ơn và nói rằng đây là suất quà lớn nhất, tương đương với hai chục ký gạo mà họ đã nhận được từ nguồn cứu trợ.
Qua bài tường trình này, chúng tôi thành khẩn kêu gọi các đoàn cứu trợ hãy nghiên cứu thật kĩ vùng cứu trợ của mình. Bởi các rốn lũ đang bị bội thực cứu trợ trong khi một số nơi vẫn đang khó khăn, đói lạnh và mòn mỏi chờ hơi ấm cứu trợ từ các ân nhân!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Ân xá Quốc tế lên tiếng cho những người bị bắt vì Formosa

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-11-09  
Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố Bản Báo Cáo về tình trạng hành hạ, ngược đãi của các Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam trong buổi họp báo trước đây ở trụ sở của Amesty International tại Paris. Ảnh minh họa.
Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố Bản Báo Cáo về tình trạng hành hạ, ngược đãi của các Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam trong buổi họp báo trước đây ở trụ sở của Amesty International tại Paris. Ảnh minh họa. RFA 
Vi phạm trắng trợn nhân quyền
Vào ngày 8 tháng 11 Tổ chức Ân xá Quốc tế ra một thông báo cáo buộc nhà cầm quyền Việt Nam đã có động thái càn quét các nhà hoạt động khi họ lên tiếng về vấn đề Formosa. Việc bắt giữ, sách nhiễu cũng như áp lực lên từng người một được Tổ chức Ân Xá Quốc tế cho rằng đây là sự vi phạm trắng trợn nhân quyền vốn là mối quan tâm hàng đầu của thế giới đối với Việt Nam.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra một danh sách khá đầy đủ những người bị bắt cũng như đang trong tầm nhắm của chính quyền qua các đe dọa trực tiếp hay gián tiếp bởi có hoạt động chống lại Formosa. Bản thông báo dẫn ra hình ảnh của một miền Trung đang sống trong tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng khiến hơn 270 ngàn người thất nghiệp cùng hàng ngàn hộ dân khác đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường do nhà máy Formosa tạo ra.
Họ thu hết điện thoại trên bàn ăn họ cầm đi luôn. Họ bắt họ khống chế họ lôi anh Vịnh đi và lôi cả anh bạn của anh Vịnh. Sau khi họ lôi đi thì những người mặc sắc phục và thường phục lại kéo đến đông lắm.
-Bà Lê Thị Thập
Vụ bắt bớ mới nhất được Ân xá Quốc tế đưa ra vào ngày 6 tháng 11 năm 2016, ông Lưu Văn Vịnh, một nhà hoạt động dân chủ đã bị bắt cùng với một người bạn tại nhà và bị buộc tội “nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ luật hình sự với án phạt có thể từ 5 năm tù giam cho tới chung thân hoặc tử hình.
Ông Vịnh quê ở Hải Dương chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm ngoái. Ông tham gia vào sinh hoạt chính trị với mục đích thành lập  “Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết” mục tiêu đòi Đảng Cộng sản Việt Nam trao trả quyền lực cho nhân dân và phải trưng cầu dân ý đối với các vấn đề hệ trọng quốc gia.
Ông Vịnh từng biểu tình chống đối Formosa và hình ảnh của ông cầm biểu ngữ chống Formosa lưu lại trên trang Facebook riêng của ông cũng là bằng chứng mà an ninh buộc ông vào tội chống phá nhà nước.
Bà Lê Thị Thập, vợ của ông Vịnh cho chúng tôi biết chi tiết vụ an ninh vào nhà bắt giữ chồng bà:
“Cả nhà em đang ngồi ăn cơm với một anh bạn nữa anh ấy đến nhờ chồng em vẽ thiết kế cho nhà anh ấy chuẩn bị xây, tiện bữa nên em mời anh ấy ở lại dùng cơm với gia đình em. Khi cả nhà đang ngồi ăn như thế này thì tầm 12 giờ 30 đột nhiên có 4-5 người mặc thường phục xông vào khống chế và đánh, bắt anh Vịnh Lưu trước mặt mẹ con gia đình nhà em luôn và lôi anh ấy đi chứ lúc ấy chưa hề có một giấy thông báo nào cả.

luu-van-vinh-622.jpg
Ông Lưu Văn Vịnh, một nhà hoạt động dân chủ đã bị bắt cùng với một người bạn tại nhà và bị buộc tội “nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ luật hình sự. Courtesy photo
Họ thu hết điện thoại trên bàn ăn họ cầm đi luôn. Họ bắt họ khống chế họ lôi anh Vịnh đi và lôi cả anh bạn của anh Vịnh. Sau khi họ lôi đi thì những người mặc sắc phục và thường phục lại kéo đến đông lắm. Lúc ấy họ mới điện đi nơi khác họ giục đem lệnh bắt khẩn cấp và khám nhà đến. Gần hai tiếng sau họ mới có cái lệnh bắt và khám nhà. Khi ấy họ lại đưa anh Vịnh về khám nhà và đọc lệnh bắt.”
Người mà bà Thập nói mời cơm với gia đình là anh Nguyễn Văn Đức Độ hiện bị giam chung với ông Lưu Văn Vịnh tại số 4 Phan Đăng Lưu Phú Nhuận.
Hai người khác chung vụ với ông Vịnh được Ân xá Quốc tế đưa ra là Đỗ Phi Trường và Đoàn Tuấn. Hai người này bị bắt trước ông Vịnh một ngày.
Một nhân vật quen thuộc và rất nổi tiếng trên mạng xã hội là Bác sĩ Hồ Hải đã bị công an thành phố phối hợp với công an Quận Thủ Đức bắt giam vào ngày 2 tháng 11 với tội danh vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự. Ông Hải có những bài viết chống lại Formosa cũng như hô hào phong trào bất tuân dân sự nhằm phản đối chính quyền trước các vụ đàn áp và không có trách nhiệm đối với thảm họa do Formosa gây ra.

Ngăn cản nỗ lực lên tiếng vì môi trường

Trước đó một tháng, vào ngày 10 tháng 10 năm 2016, blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị công an Khánh Hòa giam giữ cùng với tội danh vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự. Cho tới hôm nay, sau 1 tháng bị giam giữ gia đình của người blogger nổi tiếng này vẫn không được phép gặp mặt con gái. Bà Tuyết Lan, mẹ ruột của Như Quỳnh cho chúng tôi biết:
Anh Vịnh lo việc Formosa với cả những người dân oan. Nói chung là anh ấy nhiệt tình kêu gọi giúp đỡ mọi người. Anh ấy cũng thường tham gia kết hợp với mọi người hô hào để nói lên tiếng nói của mình yêu cầu quyền tự do cho mọi người.
-Bà Lê Thị Thập
“Cho tới hôm nay con tôi bị bắt vào ngày 10 thì ngày mai là đúng một tháng. Tôi không biết tin tức gì của con tôi hết họ chỉ trả lời rằng con tôi vẫn ổn và họ nói miệng với tôi là không được mướn luật sư theo điều 58. Văn phòng của luật sư Nguyễn Thành Luân yêu cầu được có mặt theo điều 46 thì họ không thèm trả lời luôn. Luật sư Luân hồi giờ họ đều như thế mặc dù luật sư Luân đã thông báo cụ thể rằng họ đã vi phạm điều 46 vì từ chối luật sư nhưng mà họ không trả lời. Họ không nghe không thấy không biết. Bây giờ luật ở trong tay của họ chúng tôi biết làm sao bây giờ?
Cái điều làm cho chúng tôi đau khổ nhất là con tôi bị bắt để lại một đứa con 4 tuổi và một đứa 10 tuổi. Tôi nghĩ đó là một sự khủng bố tinh thần anh ạ.”
Tất cả các vụ bắt giữ này đều liên quan đến hành động chống lại Formosa, khi dân chúng tại các tỉnh Miền Trung liên tiếp có các cuộc biểu tình đòi Formosa phải rời khỏi Việt Nam.
Bà Lê Thị Thập nói về mối quan tâm của chồng bà trước khi bị bắt như sau:
“Anh Vịnh lo việc Formosa với cả những người dân oan. Nói chung là anh ấy nhiệt tình kêu gọi giúp đỡ mọi người. Anh ấy cũng thường tham gia kết hợp với mọi người hô hào để nói lên tiếng nói của mình yêu cầu quyền tự do cho mọi người.”

Tổ chức Ân Xá Quốc tế cũng cho biết nhiều người khác tuy chưa bị bắt nhưng chính quyền Việt Nam theo chính sách hù dọa, sách nhiễu họ nhằm ngăn cản nỗ lực lên tiếng chống lại nhà máy Formosa cũng là mối lo ngại hàng đầu hiện nay đối với các tổ chức nhân quyển quốc tế.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/amnesty-international-vn-crackdown-on-hr-amidst-formosa-related-activism-11092016122817.html/vml110916.mp3

200 người nghiện đập phá, trốn trại ở Bà Rịa – Vũng Tàu

- Cơ quan chức năng Bà Rịa – Vũng Tàu huy động lực lượng truy bắt khoảng 200 học viên trốn trại cai nghiện.

Lúc 7h ngày 9/11, khoảng 200 học viên tại Trung tâm giáo dục lao động và dạy nghề (thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đóng tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành đã bỏ trốn.
người nghiện, Bà Rịa - Vũng Tàu, trốn trại,
người nghiện, Bà Rịa - Vũng Tàu, trốn trại,
Các học viên đục tường rào bỏ trốn
Các học viên đã cùng nhau đập phá tường rào rồi nhanh chóng bỏ chạy ra ngoài.
Ngay sau khi sự cố xảy ra lãnh đạo trung tâm đã thông báo với các cơ quan chức năng huyện, tỉnh nhờ phối hợp, hỗ trợ truy bắt các học viên bỏ trốn.
Ông Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch UBND huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho hay, công an huyện, xã đang tích cực truy tìm số học viên.

người nghiện, Bà Rịa - Vũng Tàu, trốn trại,
người nghiện, Bà Rịa - Vũng Tàu, trốn trại,
Đến trưa 9/11, có khoảng 30 học viên được đưa trở lại trung tâm 
người nghiện, Bà Rịa - Vũng Tàu, trốn trại,
Công an lấy lời khai các học viên, làm rõ sự việc
người nghiện, Bà Rịa - Vũng Tàu, trốn trại,
Theo một số học viên, họ bức xúc vì không được giảm thời gian cai nghiện bắt buộc và giữa các học viên có sự so bì chuyện được giảm thời gian cai nghiện.
Sau khi xảy ra sự việc, bà Lê Thị Trang Đài – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay, trong 200 học viên trốn trại, hiện đã bắt lại được khoảng 30 người.
người nghiện, Bà Rịa - Vũng Tàu, trốn trại,
Giám đốc Sở LĐ&BTXH Lê Thị Trang Đài có mặt tại trung tâm để giải quyết sự việc. 
Bà Đài cũng đã tiếp xúc, nói chuyện với các học viên về chuyện giảm thời gian cai nghiện bắt buộc là quyết định của tòa án.
Tới 12h cùng ngày, tình hình tại trung tâm đã ổn định trở lại. Lực lượng chức năng bổ sung thêm người tới trung tâm để đảm bảo trật tự.
Trước đó, vào giữa tháng 4, cũng tại Trung tâm giáo dục lao động và dạy nghề ở xã Tóc Tiên, có hơn 400 học viên kích động đánh nhau rồi khống chế bảo vệ, phá trại tràn ra ngoài trong đêm.
Thạch Quý

Sở Ngoại vụ HN họp khẩn vụ cán bộ đánh tiến sĩ

- Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội khẳng định việc ông Hoàng hành hung TS Nguyễn Kh là không thể chấp nhận được. Sở đã họp khẩn.


Người hành hung TS Nguyễn Kh, từng giảng dạy tại ĐH Bách khoa Hà Nội, hôm 5/11 khi ông đi tập thể dục, tên là Hoàng, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ đối ngoại.
tiến sĩ bị đánh, Sở nội vụ, họp khẩn, vụ tiến sĩ bị đánh, Hà Nội
Trụ sở Sở Ngoại vụ Hà Nội
Trả lời VietNamNet sáng nay, ông Phạm Vinh Quang - Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội cho hay Ban Giám đốc Sở đã họp khẩn, xác định đây là sự việc hết sức nghiêm trọng.
Lãnh đạo Sở yêu cầu liên hệ ngay với ông Hoàng để nắm tình hình, yêu cầu ông này báo cáo, giải trình về sự việc một cách rõ ràng trong thời gian sớm nhất.
Cũng theo ông Quang, tối qua, Sở đã báo cáo lãnh đạo TP Hà Nội về vụ việc. Phía Công an Hà Nội cũng đã liên lạc với Sở để nắm thông tin.
“Đây là sự việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tới uy tín về mặt hình ảnh cán bộ của thành phố. Đây là hành vi không thể chấp nhận được", ông Quang khẳng định.
Được biết, ông Hoàng là Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ đối ngoại - đơn vị sự nghiệp của Sở Ngoại vụ. Tuy nhiên, từ tháng 9/2016, UBND TP Hà Nội đã có quyết định bỏ tên trung tâm này, trung tâm không còn trực thuộc Sở Ngoại vụ mà sáp nhập vào Trung tâm Xúc tiến đầu tư du lịch TP.
Tuy nhiên, về mặt nhân sự, ông Hoàng vẫn thuộc sự quản lý của Sở Ngoại vụ.
Hoàng Sang  

Giám đốc CA trả lời ‘Ai cho phép anh tấn công vào dân?’

- Trước QH, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An trả lời câu hỏi: “Ai cho phép anh dùng quả nổ, quả khói tấn công vào dân?”.

Phát biểu tại hội trường chiều nay về dự thảo luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, ĐB Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An chia sẻ nhiều băn khoăn với quy định nổ súng.
Từ thực tế khi tấn công một số người chống người thi hành công vụ, ông cho biết báo chí và một số cán bộ trong tỉnh ủy chất vấn rằng: “Ai cho phép anh dùng quả nổ, quả khói để tấn công vào dân?”.
Nguyễn Hữu Cầu, nổ súng, bắn chỉ thiên, luật Quản lý, sử dụng vũ khí
ĐB Nguyễn Hữu Cầu. Ảnh: VPQH
“Tôi giải thích rằng ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm rất mong manh nhưng cũng rất rõ ràng. Bình thường anh là người tốt nhưng do quá khích dùng giáo, mác làm người công vụ bị thương thì lập tức anh ta trở thành người phạm tội”, ông Cầu giải thích.
Theo Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, trong những trường hợp này, việc tấn công là thực hiện quyền phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật, ngăn chặn và bắt giữ người phạm tội chứ không phải nhân dân.
Đề nghị nổ súng không cần bắn chỉ thiên
Cho rằng đây quy định nổ súng một điều khoản quan trọng, tuy nhiên ĐB Nguyễn Hữu Cầu cho rằng khái niệm nổ súng trong dự thảo luật còn gây nhiều cách hiểu khác nhau.
“Dự thảo nói trước khi nổ súng phải bắn chỉ thiên để cánh báo. Vậy bắn chỉ thiên có phải nổ súng không?”, ông Cầu đặt vấn đề.
Theo ông, nên tuỳ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội cần thiết phải cho người thi hành công vụ tiến hành phòng vệ sớm, nếu muộn sẽ gây hậu quả khôn lường.
"Các hành vi như sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để tấn công đối tượng cảnh vệ, để củng cố cướp chính quyền, để cướp phá trại giam, bắt cóc con tin, tội phạm ma túy có vũ trang thì cần thiết phải phòng vệ sớm để tiêu diệt đối tượng", ĐB Cầu nêu. 
Nguyễn Hữu Cầu, nổ súng, bắn chỉ thiên, luật Quản lý, sử dụng vũ khí
Bộ trưởng Công an Tô Lâm giải trình, tiếp thu ý kiến các ĐBQH. Ảnh: VPQH
Đồng quan điểm, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng đề nghị, đối với các đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để tấn công, chống trả hay đe dọa tính mạng sức khỏe người thi hành công vụ hay người khác thì cần cho phép nổ súng ngay chứ không cần phải sau khi đã cảnh báo.
"Bởi đây là hành vi hết sức nguy hiểm và manh động, nếu không nổ súng kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho người thi hành công vụ", ĐB Tám nói.
Bấm nút tranh luận, ĐB Bùi Mậu Quân (Hải Dương), Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an cho rằng nên cho phép nổ súng vào đối tượng.
ĐB Quân chỉ ra điểm bất cập khi có quy định trường hợp phương tiện vi phạm bỏ chạy thì lực lượng chức năng được bắn thẳng vào phương tiện nhưng con người vi phạm pháp luật lại chưa có chế tài.
"Trong thực tiễn xảy ra rất nhiều trường hợp. Nhiều khi cán bộ, chiến sĩ phải xin ý kiến của cấp trên, thậm chí rất nhiều lãnh đạo, chỉ huy lúng túng trong việc này. Do đó cần phải quy định rất rõ để tạo cơ sở hành lang pháp lý", ĐB Quân kiến nghị.
Trước ý kiến của các ĐB, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng, quy định về nổ súng là một nội dung đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
“Trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, tu chỉnh các quy định về nổ súng nhằm đảm bảo chặt chẽ, tạo điều kiện cho lực lượng chức năng khi thực thi nhiệm vụ, phù hợp với các quy định pháp luật khác có liên quan, nhất là quy định của bộ luật Hình sự”, Bộ trưởng nói.
Thúy Hạnh - Thu Hằng

Sếp đường sắt kháng cáo kêu oan

(BĐT) - Ngày 7/11/2016, Tòa cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm đối với vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban Quản lý các dự án đường sắt Việt Nam (RPMU) thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. 
Bị cáo Trần Quốc Đông, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tháng 10/2015. Ảnh: Doãn Tấn
Bị cáo Trần Quốc Đông, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tháng 10/2015. Ảnh: Doãn Tấn
Theo bản án sơ thẩm, các bị cáo đã có hành vi vòi vĩnh, sách nhiễm, yêu cầu nhà thầu nhiều lần đưa tiền trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Sử dụng bừa bãi 11 tỷ đồng hỗ trợ
Trước đó, vào tháng 10/2015, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Theo bản án sơ thẩm, ngày 31/10/2008, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn 1. Ngày 26/11/2008, Tổng công ty Đường sắt có quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư quản lý Dự án cho RPMU. Tháng 1/2009, RPMU thành lập Tổ dự án Tuyến đường sắt số 01 gồm 21 thành viên, trong đó Phạm Hải Bằng - Phó Giám đốc RPMU làm Chủ nhiệm Dự án; Phạm Quang Duy - Trưởng phòng Dự án 3 làm Điều phối viên; Nguyễn Nam Thái - Phó Trưởng phòng Dự án là chuyên viên kỹ thuật dự án.
Ngày 9/9//2009, RPMU ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật Dự án với Liên danh do Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đứng đầu. Liên danh này còn gồm một số doanh nghiệp Nhật Bản như Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS), Công ty Tư vấn đường sắt miền Đông Nhật Bản (JRC)… Hợp đồng trị giá hơn 2,9 tỷ Yên Nhật và hơn 320 tỷ đồng Việt Nam (tương đương hơn 4,6 tỷ Yên Nhật).
Sau khi hợp đồng được ký kết, ngay khi Liên danh các nhà tư vấn của Nhật (gọi tắt là JKT) bắt đầu triển khai công việc thì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án và các tổ thẩm định chuyên ngành kỹ thuật cho Dự án. Do tăng khối lượng công việc thiết kế cơ bản và thiết kế kỹ thuật, Liên danh nhà thầu JKT đã nghiên cứu đề xuất thay đổi một số thông số và nội dung của Dự án để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, có thêm và bớt một số thông số. Căn cứ vào phê duyệt của JICA, Bộ GTVT và ủy quyền của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, RPMU và JKT tiến hành thương thảo và ký Hợp đồng điều chỉnh. Hợp đồng này cũng đã được JICA và Bộ Tài chính thẩm định. Sau khi điều chỉnh, giá trị hợp đồng đã tăng thêm 7,68% (tương ứng hơn 700 nghìn Yên và hơn 84 tỷ đồng) thành hơn 3,6 tỷ Yên và hơn 236 tỷ đồng.
Quá trình thực hiện hợp đồng, từ tháng 10/2009 đến 11/2013, RPMU đã thanh toán khối lượng hoàn thành theo 19 hóa đơn của nhà thầu với tổng giá trị là hơn 2,8 tỷ Yên và 163 tỷ đồng bằng vốn ODA và thanh toán hơn 85 tỷ đồng bằng vốn đối ứng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bị can Phạm Hải Bằng, Giám đốc RPMU nêu khó khăn về chi phí thực hiện triển khai Dự án nên được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ. Thực tế JTC đã hỗ trợ khoảng 11 tỷ đồng. Số tiền này các bị can sử dụng vào các hoạt động như chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đối ngoại, chi phí chung cho Tổ dự án và Ban Quản lý như chi nghỉ mát, thưởng ngày lễ, Tết cho cán bộ nhân viên, hỗ trợ công đoàn, thanh niên…
Trong số 11 tỷ đồng nhận được, Phạm Hải Bằng quản lý và sử dụng 4,8 tỷ đồng. Phần còn lại do Duy và Thái quản lý, sử dụng. Việc nhận và sử dụng tiền của JTC các bị cáo không mở sổ sách, không ghi chép theo dõi tại RPMU hay Tổ Dự án và không báo cáo ai tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, qua các thời kỳ Phạm Hải Bằng có báo cáo Giám đốc RPMU gồm Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu, nhưng 3 vị giám đốc này đều không có chỉ đạo gì để chấm dứt việc tiếp nhận, sử dụng trái phép các khoản tiền từ JTC, mà để mặc cho Bằng nhận tiền trong thời gian dài. 
Vi phạm nghiêm trọng
Bản án nhận định hành vi của các bị cáo xâm hại đến tài sản người khác, làm chậm tiến độ Dự án, làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay và sử dụng vốn ODA.
Theo bản án sơ thẩm, hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng bởi lẽ cả 6 bị cáo đều là những người có chức vụ, quyền hạn, vì động cơ vụ lợi cá nhân và lợi ích nhóm trong PRMU, các bị cáo đã có hành vi vòi vĩnh, sách nhiễm trong quá trình thực hiện hợp đồng, yêu cầu nhà thầu nhiều lần đưa tiền.
Quá trình thực hiện thanh toán, các bị cáo không thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã ký kết, chưa kiểm soát chặt chẽ về số lượng, chất lượng, tiến độ sản phẩm, chưa có đầy đủ chứng từ theo yêu cầu giải ngân. Mặc dù tiến độ thực hiện chậm, mới đạt 47% theo hợp đồng, sản phẩm báo cáo chưa hoàn thành chiếm 45% hợp đồng, nhưng các bị cáo vẫn tiến hành giải ngân cho nhà thầu lên tới hơn 80% giá trị ngoại tệ và 69% giá trị nội tệ... Tất cả hành vi này được thực hiện sau khi phía nhà thầu Nhật Bản đã chi tiền ngoài (lại quả) cho RPMU.
Bản án nhận định hành vi của các bị cáo xâm hại đến tài sản người khác, làm chậm tiến độ Dự án, làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay và sử dụng vốn ODA. Tại phiên tòa sơ thẩm, Bằng nhận án 12 năm tù, Thái 11 năm tù, Duy 8 năm 6 tháng tù, Lục 5 năm 6 tháng tù, Đông và Hiếu cùng nhận 7 năm 6 tháng tù.
Sau phiên tòa, các bị cáo Trần Văn Lục (57 tuổi, nguyên Giám đốc RPMU), Trần Quốc Đông (nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (53 tuổi, nguyên Giám đốc RPMU) kháng cáo kêu oan. Bị cáo Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên Trưởng phòng Thực hiện Dự án 3 thuộc RPMU) kháng án xin giảm nhẹ hình phạt.
Thúy Nguyễn

Bí thư Đinh La Thăng có bao che cho chính quyền Quận Bình Thạnh cướp đất của dân?

(VNTB) - nhà nước sẽ là gì nếu không phải là một băng cướp có tổ chức?”. Trời đất như tối đen, cánh cửa công lý đóng sập lại, niềm tin đã mất hoàn toàn khi những lá đơn kêu cứu gửi đến Bí thư Đinh La Thăng vẫn không có hồi đáp.

Bí thư Đinh La Thăng có bao che cho chính quyền Quận Bình Thạnh cướp đất của dân?

UBND Quận Bình Thạnh vừa gửi quyết định cưỡng chế thêm 12 hộ dân nữa, trong tổng số 138 hộ ở khu đất cạnh Sài Gòn Pearl để giao cho Công ty Vinh Phát xây nhà cao tầng kinh doanh siêu lợi nhuận, mặc cho các hộ dân đã gửi đơn khiếu kiện và kêu cứu khắp nơi.
Điều đáng nói là chính quyền Bình Thạnh vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP của chính phủ. Các hộ hộ đã sử dụng đất ổn định, không tranh chấp từ trước 1990. Vì vậy, chiếu theo pháp luật, các hộ dân phải được bồi thường theo giá thị trường, nhưng thực tế phần thổ cư chỉ bồi thường 60% giá đất 2009 còn phần đất nông nghiệp thì không bồi thường. Kết quả, tiền bồi thường chỉ bằng 17 – 20% giá thị trường, không đủ cho các hộ dân di dời ổn định chỗ ở mới.
Thủ đoạn “chia nhỏ để cướp”
Nếu làm đúng theo pháp luật thì nhà đầu tư sẽ gặp gỡ tất cả 138 hộ dân để thông báo kế hoạch và thương lượng giá bồi thường. Nhưng vì chủ đích cướp đoạt, nên chủ đầu tư đã giấu mặt, thay vào đó chính quyền ra mặt dùng thủ đoạn tinh vi để cướp đất giao cho nhà đầu tư kinh doanh.
Câu hỏi được đặt ra là 29 nhà liền kề có đến 25 hộ không đồng ý, tại sao đợt này chỉ cưỡng chế 12 hộ?
Đó chính là vì chính quyền làm sai luật nên bị đa số hộ dân phản kháng, vì vậy phải chia nhỏ các hộ dân và dùng lực lượng hùng hậu để trấn áp, cưỡng chế từng phần.
Tổng thể dự án kinh doanh nhà ở cao tầng có 138 hộ bị thu hồi đất. Thủ đoạn của chính quyền là chia nhỏ 138 hộ ra nhiều phần để vận động và cưỡng chế riêng lẻ, cướp từng phần một. Lần gần nhất là tháng 12/2015, chính quyền tổ chức đoàn cưỡng chế cả trăm người đập nát dãy nhà 30 căn, đẩy dân ra đường trong đó có nhiều hộ không đồng ý giá bồi thường, chưa nhận bồi thường và chưa có nhà ở mới, họ bỗng chốc trở thành những kẻ vô gia cư vì bị chính quyền cấu kết với trọc phú cướp nhà đất.
Hiện còn dãy nhà liền kề 29 hộ chưa bị cưỡng chế, trong đó có 3/29 hộ đồng ý giao mặt bằng, 1/29 hộ đồng ý giao kèm điều kiện tái định cư, 25/29 hộ không đồng ý. Vẫn mưu kế cũ, chính quyền “chia nhỏ” 29 hộ ra để cưỡng chế từng phần. Theo quyết định của UBND Quận Bình Thạnh mà 12/29 hộ vừa nhận được, thời gian cưỡng chế thu hồi đất từ ngày 12 tháng 11 năm 2016 đến ngày 30 tháng 11 năm 2016.
Lập bầy đàn đối phó sự phản kháng của người dân
1
Hơn 10 hộ dân bị thu hồi đất đã phản kháng mạnh mẽ, họ trương biểu ngữ trước cổng khu phố để kêu cứu và tố cáo ông Hoàng Song Hà-Chủ tịch UBND Quận Bình Thạnh.
Để đối phó với sự phản kháng của người dân, ngày 3.11.2016 UBND Phường 22 ra một thư mời đại diện của 16 hội đoàn để họp bàn cách “vận động” các hộ dân giao mặt bằng.
Các hộ dân cho biết họ sẵn sàng giao mặt bằng để di dời nếu được bồi thường thỏa đáng, nhưng thực tế giá đền bù chỉ bằng 17-20%, thiệt thòi cho dân quá lớn.
Những năm qua, “ban vận động” không tuân thủ pháp luật, nhiều lần ép người dân nhận bồi thường giá rẻ mạt để lấy đất giao cho công ty Vinh Phát kinh doanh. Người dân yêu cầu được gặp Công ty Vinh Phát (chủ đầu tư) nhưng đều bị chính quyền phớt lờ. Ông Trương Văn Chẳng cho biết ông bị chính quyền đe dọa, ép nhận tiền bồi thường và di dời.
Phải chăng dưới chế độ một đảng cai trị, các lãnh đạo chính quyền đều là đồng đảng nên dính líu quyền lợi, bao che nhau, những hội đoàn đều răm rắp theo lệnh trên mà không cần biết luật qui định như thế nào? Đại diện 16 hội đoàn hùa vào phối hợp với chính quyền ép dân mà không cần biết làm như thế có vi phạm pháp luật hay không?
Hành động răm rắp theo lệnh từ trên xuống một cách vô cảm đã hình thành nên tính bầy đàn của các hội đoàn do nhà nước quản lý.
Công lý bị giẫm đạp
Bị chính quyền Bình Thạnh cấu kết với trọc phú cướp đất, người dân gửi đơn kêu cứu lên Bí thư Đinh La Thăng. Nhiều lá đơn gửi đi nhưng vẫn bặt tăm, không thấy hồi đáp. Phải chăng Bí thư Thăng đang đồng lõa với tội ác?
Ở Tp.HCM rất nhiều vụ cưỡng chế đất oan nghiệt, kết quả là nhiều người dân thấp cổ bé họng bị hất khỏi thành phố phồn hoa do nhà đất bị trọc phú bắt tay quan chức cướp mất. Cụ thể, nóng lên mấy ngày qua là vụ cưỡng chế ở Chung cư Cô Giang và vụ người dân Thủ Thiêm lê thân đi khiếu kiện lên trung ương vì bị thu hồi nhà đất.
“Quan luôn thắng dân và không ít cán bộ thù lâu, nhớ dai” là thực trạng xã hội hiện nay, được Đại biểu quốc hội Chu Sơn Hà nói ra ngày 27.10.2016.
Ở khắp nơi trên cả nước, dân oan mất đất ngày một đông. Những lá đơn khởi kiện ra tòa án đều bị tòa xử kiểu “quan thắng, dân thua”. Và những lá đơn gửi đến thanh tra nhà nước đều bị hứa hẹn, giải thích vòng vo rồi ngâm giấm. Còn những nơi khác thì đều chuyển về bộ phận tiếp dân của nơi gây ra oan ức.
Dân oan mất đất là nạn nhân của chế độ tự xưng “của dân, do dân, vì dân”, thực tế thì ngược lại hoàn toàn. Hàng nghìn người kêu khóc rồi sải bước đi tìm công lý từ năm này qua năm khác, nhưng chỉ thấy oan nghiệt.
Câu nói nổi tiếng của triết gia St. Augustine: “Nếu không có công lý, nhà nước sẽ là gì nếu không phải là một băng cướp có tổ chức?”
Vâng, chính là băng cướp có tổ chức, phải gọi thẳng thừng như thế!
Theo VNTB

Lũ kéo về Phong Nha: Khách Tây lội nước, nô đùa đầy hào hứng

Mưa lớn khiến nước sông Son dâng lên gây ngập lụt cho Phong Nha (xã Sơn Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) – trung tâm lưu trú và du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhiều người dân hoảng hốt dọn đồ nhưng khách Tây du lịch thì ung dung nô đùa.

Lũ kéo về Phong Nha: Khách Tây lội nước, nô đùa đầy hào hứng

Du khách ngồi uống bia trên nước lũ ở Phong NhaẢNH: NGUYỄN LAM
Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của rìa tây nam lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên từ 19 giờ ngày 7.11 đến 10 giờ ngày 8.11 ở Quảng Bình đã có mưa vừa đến mưa to, tổng lượng mưa phổ biến đạt từ 20 – 80 mm.
Có nơi mưa rất to như: Troóc 271 mm (X.Phúc Trạch, H.Bố Trạch), Trường Sơn 187 mm (H.Quảng Ninh). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1. Dự báo chiều và đêm nay (8.11), Quảng Bình tiếp tục có mưa, mưa vừa; rải rác mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa từ chiều đến đêm nay phổ biến từ 50 – 100 mm, có nơi trên 150 mm.
Lũ kéo về Phong Nha: Khách Tây lội nước, nô đùa đầy hào hứng - ảnh 2
Đường ở Phong Nha ngập nước lũ lần 3 trong vòng chưa đầy 1 thángẢNH: NGUYỄN LAM
Người dân tại Phong Nha cho hay, nước lũ bắt đầu lên từ khoảng 5 giờ sáng ngày 8.11. Vì vừa đối mặt với 2 trận lũ lớn vào giữa tháng 10 và đầu tháng 11 nên người dân bản địa và những người làm kinh doanh du lịch dịch vụ vô cùng hoảng hốt dọn đồ tránh lũ.
Trong khi đó, khách du lịch nước ngoài đang lưu trú tại đó thì tỏ ra khá thích thú. Các cảnh báo đã được các cơ sở lưu trú đưa ra. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh phải sống chung với lũ nên đa số khách đều vui vẻ với nước lũ ở mức thấp.
Lũ kéo về Phong Nha: Khách Tây lội nước, nô đùa đầy hào hứng - ảnh 3
Du khách sinh hoạt trong nước lũẢNH: NGUYỄN LAM
Trò chuyện với chúng tôi, du khách Adam đến từ xứ sở sương mù nói: “Tôi đến Phong Nha đã 3 ngày, không khí và cảnh quan ở đây vô cùng trong lành, thích thú. Sáng nay, ngủ dậy chúng tôi khá bất ngờ vì nước ngập các tuyến đường xung quanh. Mưa và lũ nên chúng tôi không đi tham quan được và ở nhà chơi với nước. Thú vị đấy chứ”.
Lũ kéo về Phong Nha: Khách Tây lội nước, nô đùa đầy hào hứng - ảnh 5
Lũ kéo về Phong Nha: Khách Tây lội nước, nô đùa đầy hào hứng - ảnh 6
Lũ kéo về Phong Nha: Khách Tây lội nước, nô đùa đầy hào hứng - ảnh 7
Hào hứng với nước lũẢNH: NGUYỄN LAM
Lũ kéo về Phong Nha: Khách Tây lội nước, nô đùa đầy hào hứng - ảnh 8
Nước sông Son đang dâng caoẢNH: NGUYỄN LAM
Theo dự báo, mực nước trên các sông dao động ở mức BĐ1 – BĐ2, có nơi trên BĐ2; đề phòng xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vùng núi và ngập úng ở vùng trũng thấp (cần đặc biệt chú ý lưu vực sông Son).
Thế nên, các cơ sở lưu trú ở Phong Nha cần hết sức cẩn thận và khuyến cáo đến du khách.
Theo Thanh niên

VN, căn nhà trẻ

Một Người Việt xa xứ (Danlambao) - Có ai có những cảm nghĩ như tôi không?

1. Mỗi lần VN có tai biến: như Tàu cộng đặt giàn khoan vào vùng biển VN, ngư dân VN bị tấn công trong vùng biển VN, nhân họa, thiên tai,... tôi có cảm tưởng VN như một quốc gia không có "chính quyền", không có "quân đội", không có người với trách nhiệm để đối phó với tai biến..., bảo vệ quốc gia, dân Việt.

VN như một căn nhà chỉ có những đứa trẻ nhỏ hoang mang, cô giáo giữ trẻ đâu mất rồi? Những đứa trẻ không biết làm gì, rồi thì mỗi đứa trẻ làm như mình có thể làm bằng tấm lòng, bằng suy nghĩ trong giới hạn của mình.

Khi tai biến giảm đi, hay qua đi trong mất mát, thiệt hại không cứu giảm được, (đất, biển, đảo mất; dân và tài sản bị tiêu tan theo nhân họa, thiên tai)... thì tôi lại thấy rầm rộ những tai to mặt lớn chui ở nơi nào xuất hiện rình rang, với những đoàn xe công diễu hành, những đại hội làm "rung chuyển không khí"(1), với những ồn ào "xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực" (2)... Tôi buồn quá đi, VN sao không "xây dựng cơ chế để có người gánh lấy trách nhiệm"? Ai gánh trách nhiệm cho môi trường sống? khi môi trường ô nhiễm, khi thiên tai, nhân họa giáng xuống, "những đứa trẻ nhỏ" của ngôi nhà VN nhốn nháo, đau khổ đói khát, chới với, không một người nào trách nhiệm lắng lo. Sống chết thế nào "mặc đám trẻ nhỏ". "Đứa trẻ nào" dám gào thét thì bị đánh đập, tù đày.

2. Những "đứa trẻ nhỏ" trong căn nhà của VN tôi ơi, đến bao giờ thì mới lớn? Để hiểu rằng chính mình phải cán đáng, gánh lấy cái trách nhiệm những khốn đốn, khổ đau của từng người Việt mình, hay tạo sự an vui cho từng người Việt trên đất Việt? "Đám trẻ nhỏ" không còn trông mong vào "cái cơ chế" đang giành quyền cai trị trên đất Việt, cái cơ chế chỉ có mỗi một việc to lớn vĩ đại để theo đuổi là "củng cố đảng để đảng có dàn siêu xe diễu hành, có chiếc áo thời trang, có những căn nhà lát vàng bọc gươm đao...", để đảng nắm quyền lực, "lợi quyền ắt về tay đảng", chứ không phải để đảng gánh cái trách nhiệm mà "đám trẻ nhỏ VN" cần.

3. Những "đứa trẻ nhỏ" trong căn nhà của VN tôi ơi, đến bao giờ thì mới lớn? Để có thể cùng nhau, mỗi đứa gánh lấy một trách nhiệm, những trách nhiệm mà không có ai hiện tại đang gánh? Đừng chờ mong ngoại bang gánh dùm mình những cái trách nhiệm bảo vệ dân Việt, bảo vệ di sản ông cha Việt nam để lại, và hơn nữa để người Việt nam không phải cúi gầm mặt trước người nước ngoài.

4. 4000 năm văn hiến, ông cha VN đã có công tạo dựng, đã có "những trẻ nhỏ" giờ lớn mạnh hơn, đau đớn cái đau của những trẻ khác, hy sinh chính mình, nhưng đến bao giờ "tất cả trẻ" đều lớn đủ để mỗi trẻ nhận lấy một trách nhiệm trong muôn nghìn trách nhiệm mà "tất cả các trẻ Việt-nam" đang cần? Có phải trẻ đang hay sẽ mua chức? rồi vơ vào cái lợi để ăn ngon mặc đẹp, tung tăng xây lâu đài của riêng mình trên cát trắng. Mỗi trẻ bằng mọi cách vun quén cho riêng mình và ngủ say trong men nồng, mặc lửa cháy chung quanh mình (môi trường sống bị đe dọa, con người chân chính Việt Nam bị tiêu diệt), mặc lũ lụt đang dần dần quét tới, cuốn đi tất cả những gì trẻ tưởng rằng đã được "dựng xây" trên đất Việt.

5. Là một người VN, "đám trẻ nhỏ" đã thấy sự khác biệt của những gì một con người Việt chân chính cần theo đuổi là gì không? 

Tổ quốc-danh dự-trách nhiệm hay đảng cs-xảo trá-lợi quyền (vào đảng cs: mua quan bán chức, rồi thì xảo trá: định hướng thông tin-để có lợi quyền - không hề biết trách nhiệm là gì).

Cảm nghĩ nhân thấy "không khí rung chuyển" vì những thông điệp "xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực-chỉnh đốn Đảng" của CSVN.

09.11.2016



_________________________________

Chú thích:

(1) Từ này được bắt chước từ bài báo đăng trên trang:

(2) Tổng Bí thư: Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực để chặn suy thoái cán bộ