Thursday, November 27, 2014

Nhật “tố” tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế

(Dân trí) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản nghi ngờ một tàu nghiên cứu biển của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Tàu Trung Quốc bị tố hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Tàu Trung Quốc bị tố hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
 
Giới chức Nhật cho hay vào khoảng 11h ngày 27/11 giờ địa phương, đội tuần tra của họ đã phát hiện một tàu Trung Quốc quăng thứ gì đó xuống biển ngoài khơi đảo Taisho, thuộc chuỗi đảo Senkaku tại tỉnh Okinawa.
Theo quan sát của Nhật, tàu Trung Quốc đã vớt vật thể khoảng 20 phút sau đó.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật đã yêu cầu tàu Trung Quốc chấm dứt hành vi trên, nói rằng hành động như vậy trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật mà Tokyo không biết trước là không thể chấp nhận được.
Tàu Trung Quốc đã tiến hành các hành động tương tự thêm 4 lần vào buổi chiều tại cùng khu vực.
Đến 6 giờ chiều qua, tàu Trung Quốc đã di chuyển tại vùng biển cách đảo Taisho khoảng 83 km về phía tây bắc, vẫn trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật. Giới chức Nhật vẫn tiếp tục giám sát tàu này.
Vào ngày 24/10, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc cũng bị phát hiện tại vùng đặc quyền kinh tế của Nhật gần Okinawa.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông hiện là tâm điểm cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
 
Các tàu và máy bay của Trung Quốc thường xuyên tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9/2012.
Thứ Sáu, 28/11/2014 - 11:18

Cảnh báo thủy điện Trung Quốc "ăn lan" nhanh trong khu vực

Dự án thủy điện lớn nhất từ trước đến nay của Tây Tạng - Trạm Thủy điện Zangmu - bắt đầu hoạt động vào ngày 23-11, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng những tác động của việc xây đập ảnh hưởng rất lớn đến hàng trăm triệu người ở Nam và Đông Nam Á.

Tuy nhiên Trung Quốc cho rằng bốn công ty điện lớn của Bắc Kinh đã đặt ra kế hoạch cho Tây Tạng một thời gian dài trước đây, theo báo cáo của tờ Dự báo Kinh doanh Quảng Châu thế kỷ 21.

Nhà máy phát điện đầu tiên của trạm, được thiết kế với công suất lắp đặt 85.000 KW, nằm trên sông Yarlung Zanbo-còn gọi là sông Brahmaputra ở Ấn Độ, ở đó nó là trục đường thủy chính.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, trạm thủy điện sẽ không ảnh hưởng đến sự kiểm soát lũ và hệ sinh thái của khu vực hạ lưu. Trong khi đó, Ấn Độ đã bày tỏ mối quan tâm về việc xây đập sông Brahmaputra, một trong những con sông lớn nhất trên dãy Himalaya và là huyết mạch dẫn tới một vùng đất xa xôi, các tiểu bang phụ thuộc nông nghiệp phía đông bắc của Ấn Độ.

Nhà máy thủy điện Xiluodu trên sông Kim Sa
Nhà máy thủy điện Xiluodu trên sông Kim Sa

Công suất lắp đặt của Trung Quốc phải đạt 380 triệu kW vào năm 2020, một chặng đường dài để đi từ năng lực hiện tại của họ, báo cáo cho biết nhưng không đưa ra so sánh.

Để Tây Tạng có công suất điện năng là 100 triệu kW, bốn công ty điện lớn của Trung Quốc đã đặt ra các dự án cho khu vực này cách đây 10 năm, và các dự án này sẽ sớm bắt đầu xây dựng trong tương lai gần.

Tập đoàn China Huaneng Group chịu trách nhiệm cho sự phát triển của sông Lancang, nửa trên của sông Mekong, con sông có hạ lưu chảy qua nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tập đoàn Huadian Trung Quốc đang phát triển thượng nguồn của sông Kim Sa, cũng như thượng nguồn của sông Dương Tử.

Tập đoàn Datang Trung Quốc đang thám hiểm các lưu vực sông Nujiang, còn được gọi là sông Salween, chảy từ Trung Quốc qua Myanmar và Thái Lan cuối cùng đổ vào Biển Andamen.

Cuối cùng, Tổng công ty Guodian Trung Quốc lập kế hoạch cho lưu vực Palongzangbu, một con sông băng ăn ở Tây Tạng.

Trong số bốn công ty, Huaneng có công suất lớn nhất. Ngoài trạm Zangmu, Huaneng đã đầu tư 9,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.54 tỷ đôla Mỹ) trong việc xây dựng nhà máy thủy điện Jiexu, và thêm bảy tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.14 tỷ đôla Mỹ) trong việc xây dựng nhà máy thủy điện Jiacha.

Việc hoàn thành các dự án thủy điện của Tây Tạng được dự báo là rất quan trọng đối với Tổng công ty Lưới điện Nhà nước của Trung Quốc, khẳng định rằng việc làm đó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế của Tây Tạng và cải thiện sinh kế của người dân.
Doanh số bán điện hiện tại của Tây Tạng đạt 2,5 tỷ kilowatt giờ (kWh), trong khi toàn quốc đạt vài nghìn tỷ kWh, cho thấy lưới điện của Tây Tạng rất yếu và sử dụng năng lượng hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của họ.

Để phát triển nền kinh tế Tây Tạng có thể tuyên bố rằng việc phát triển các dự án thủy điện là sự lựa chọn tốt nhất bởi không có nguồn tài nguyên than và phát triển các dự án nhiệt điện thì quá đắt. Phát triển các dự án năng lượng quang điện hoặc gió cũng có khả năng nhưng không hoàn toàn phù hợp với lưới điện nhà nước.
 Thứ Sáu, 28/11/2014 - 10:29
Theo Quỳnh Phương
Pháp luật TPHCM

Nghịch cảnh quanh 'dinh thự tiền tỷ' của ông Trần Văn Truyền

Theo Người Đưa Tin- 28.11.2014 | 06:14 AM
Ngay khi những thông tin thu hồi nhà đất của ông Trần Văn Truyền được ủy ban Kiểm tra Trung ương phản ánh công khai, dư luận không khỏi hoài nghi về tư cách của nguyên cán bộ cấp cao này.

Bức xúc trước những sai phạm của ông Truyền, nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao vụ việc sau nhiều năm mới được đưa ra ánh sáng? Người ta càng ngỡ ngàng hơn khi bên cạnh căn "dinh thự" được mệnh danh là "hoa hậu" xứ Dừa của ông Truyền lại tồn tại căn nhà lụp xụp, rách nát của một người dân nghèo.

Tâm sự của chủ nhân ngôi nhà rách nát cạnh biệt thự bạc tỉ

Những ngày qua, dư luận cả nước, đặc biệt là người dân tại tỉnh Bến Tre không khỏi ngỡ ngàng về những căn biệt thự tiền tỉ của ông Trần Văn Truyền, nguyên là ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư cán sự Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Theo thông cáo báochí ngày 21/11 của ủy ban Kiểm tra Trung ương: "Trong giai đoạn đương chức và nghỉ hưu, ông Truyền có một số khuyết điểm vi phạm thực hiện chính sách nhà đất". Ngay khi những sai phạm của ông Truyền được phản ánh, không ít người đặt ra câu hỏi về tư cách, đạo đức của một người cán bộ như ông Truyền.

Nghịch cảnh quanh 'dinh thự tiền tỷ' của ông Trần Văn Truyền - Ảnh 1
Căn "dinh thự" của ông Truyền được mệnh danh là "hoa hậu" xứ Dừa. Ảnh Thanh Lâm.
Để làm rõ thêm thông tin, ngày 24/11, PV báo Người đưa tin đã có cuộc tìm hiểu thực tế tại căn "dinh thự" (tọa lạc tại ấp 3, xã Sơn Đông, TP. Bến Tre), nơi ông Truyền thường xuyên lui tới. Tại đây, khi PV chỉ vừa cất tiếng hỏi thăm đường vào nhà ông Truyền thì hàng chục người dân lắc đầu và nói: "Vào nhà ông Truyền ấy hả, gian nan lắm".

Chưa hết băn khoăn về những câu nói nửa thật nửa đùa nói trên, PV lại tiếp tục ngỡ ngàng khi đặt chân đến trước cửa "dinh thự" của ông Truyền. Không ít người tỏ ra bức xúc và đặt ra câu hỏi vì sao ngay bên cạnh căn biệt thự tiền tỉ, bề thế của ông Truyền lại tồn tại một căn nhà lá lụp xụp, rách nát của một người dân nghèo. Hình ảnh này đã gây phản cảm và bức xúc nhiều năm nay.

Trao đổi với PV, bà Huỳnh Thị D. (SN 1964, hiện cư ngụ tại căn nhà lá rách nát và cũng là hàng xóm của ông Truyền) cho hay: "Tôi vô cùng ngạc nhiên bởi từ trước giờ không hề biết ông Truyền là cán bộ cấp cao như thế. Và càng không dám tin ông Truyền lại có khối tài sản khổng lồ đến thế. Bấy lâu nay, tôi chỉ nghĩ rằng ông ấy là một đại gia nào đó về đây sinh sống. Cho đến khi nghe thông tin báo đài phản ánh thì người dân địa phương mới bàng hoàng về vị cán bộ cấp cao này. Tôi sống ở đây hơn một năm nay nhưng chỉ gặp vợ chồng ông ấy duy nhất một lần. Thậm chí, nhiều người còn không biết được ông ấy là ai, ở đâu đến và tên tuổi là gì".

Theo sự quan sát hàng giờ của PV tại căn "dinh thự", hàng trăm người dân đi lại qua đây đều ngó nhìn căn biệt thự của ông Truyền với vẻ tò mò, khó chịu. Một số người bán hàng rong quanh khu vực căn biệt thự này cho hay: "Nơi đây toàn là dân nghèo. Vậy mà, một cán bộ cấp cao như ông Truyền lại xây dựng một căn nhà lộng lẫy, bề thế. Trong khi, một người dân nghèo như chúng tôi thì có lao động vất vả cả đời cũng không mua nổi một cánh cửa trong căn nhà của ông ấy".

Nhiều người dân ngụ tại xã Sơn Đông bất ngờ chia sẻ: "Nhà ông Truyền được lắp đặt tổng cộng 170 cánh cửa gỗ. Thợ điêu khắc được thuê từ Đà Nẵng vào để trang trí nội thất "dinh thự". Đa phần, việc trang trí đều được làm bằng tay".

Làm ngược lại với sự mong mỏi của người dân?

Khác với sự ngỡ ngàng của một người dân nói trên, anh T.N. (ngụ tại xã Sơn Đông) chia sẻ: "Nhiều năm nay, chúng tôi rất tự hào bởi có một cán bộ cấp cao sống tại địa phương xứ Dừa. Bởi mọi người nghĩ rằng, ở đâu có cán bộ cấp cao thì cuộc sống người dân ở đó sẽ ngày càng khấm khá hơn. Tuy nhiên, ông Truyền đã làm những điều ngược lại với chủ trương của Đảng, Nhà nước, cũng như sự mong mỏi của người dân".

Nghịch cảnh quanh 'dinh thự tiền tỷ' của ông Trần Văn Truyền - Ảnh 2
Căn nhà lụp xụp, rách nát của một người dân nghèo ngay bên cạnh "dinh thự" của ông Truyền.

Nói về căn "dinh thự" tại xã Sơn Đông của ông Truyền, anh N.V.H. (ngụ xã Sơn Đông) bất ngờ cho biết: "Điều khiến không ít người thắc mắc là với đồng lương cán bộ nhà nước thì làm cách nào ông Truyền có thể xây dựng được một căn biệt thư nguy nga như thế. Không những thế, người ta còn đặt ra câu hỏi tại sao hàng loạt sai phạm của ông Truyền đến bây giờ mới được phanh phui. Và liệu, nếu không có "sức mạnh" thì ông Truyền có thể làm được những điều đó hay không? Từ đó, người dân rất mong Đảng và Nhà nước tiếp tục làm việc kiên quyết, mạnh mẽ hơn nữa để thanh lọc bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch hơn".

Cũng tại tỉnh Bến Tre, ông Truyền còn có một căn nhà tại số 6 Lê Quý Đôn (phường 1, TP. Bến Tre) có diện tích gồm: nhà chính 118,22m2; nhà phụ 24,48m2; khuôn viên đất 117,69m2. Tại TP.HCM, ông Truyền còn sở hữu hai căn nhà khiến dư luận không khỏi xôn xao. Căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển (phường 15, quận Phú Nhuận) được ông Truyền làm đơn mua của UBND TP.HCM vào năm 2011, thực chất không được ông thường xuyên sử dụng.

Đối với căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu (phường Long Phước, quận 9, TP.HCM) lại là một mối quan hệ khác của ông Truyền. Theo đó, bà Trần Thị L. (SN 1930) là chủ sở hữu của khu đất có căn nhà trên và cũng là mẹ đỡ đầu của ông Truyền. Thời điểm trước khi mất, bà L. có làm di chúc cho người con gái là bà Phạm Thị Kim A. (SN 1967) sở hữu khu đất trên. Vốn là người giàu có, năm 2008, bà A. đã mở di chúc và chia lại tài sản cho một số anh em, con cháu trong đó có người con nuôi là ông Truyền. Căn nhà này có diện tích 211,8m2 và được xây cất ba tầng hoành tráng.

Trước hàng loạt thông tin gây bức xúc nói trên, PV đã cố gắng liên hệ trực tiếp với ông Truyền tại nhà riêng để xác thực những thông tin mà người dân phản ánh. Thế nhưng, sau nhiều giờ bấm chuông cửa căn "dinh thự" của ông Truyền tại xã Sơn Đông, PV đành thất vọng ra về bởi không một ai mở cửa. Tại đây, PV tiếp tục di chuyển đến UBND xã Sơn Đông để liên hệ công tác. Tuy nhiên, PV không gặp được ông Nguyễn Văn Bé Chính, Chủ tịch UBND xã Sơn Đông. Trò chuyện qua điện thoại, ông Chính cho biết: "Chúng tôi sẽ trao đổi sự việc với báo chí sau, hiện tôi đang đi công tác".

Chiều 24/11, PV liên hệ với UBND TP.HCM, Thành ủy TP.HCM làm rõ các thông tin liên quan đến nhà đất của ông Trần Văn Truyền tại TP.HCM. Đại diện UBND TP.HCM cho biết: "UBND TP.HCM sẽ kiên quyết thực hiện kết luận của cấp trên về việc thu hồi nhà đất của ông Truyền tại TP.HCM. Đồng thời, UBND TP.HCM xem xét trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan".

Ông Nguyễn Tấn Đạt, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre: "Trong vài ngày tới sẽ có kết luận sau cùng về vụ việc"
Trao đổi với PV về vụ việc của ông Truyền, ông Huỳnh Văn Cuộn, Chánh văn phòng cơ quan UBKT Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre cho hay: "Hiện chúng tôi vẫn chưa nhận được kết luận cuối cùng của UBKT Trung ương. Nhưng trước đó, Tỉnh ủy đã cử đồng chí Nguyễn Tấn Đạt, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy phối hợp với ủy ban Kiểm tra Trung ương tham gia làm rõ những sai phạm mà dư luận xôn xao". Ngay sau đó, PV tiếp tục có cuộc trò chuyện ngắn ngủi qua điện thoại với ông Đạt. ông Đạt cho hay: "Trong vài ngày tới sẽ có kết luận sau cùng về vụ việc. Khi đó, chúng tôi mới có cơ sở thông tin với báo chí".
Ông Đoàn Công Dũng- Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bến Tre: "Việc làm này rất phù hợp với lòng dân"
Cùng ngày, PV đã liên hệ với ông Đoàn Công Dũng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bến Tre để nắm thêm thông tin về việc thu hồi nhà đất của ông Truyền. ông Dũng cho biết: "Vào ngày 19/11, UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi thửa đất số 43 (bản đồ số 31, tọa lạc tại 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP. Bến Tre). Lý do thu hồi là quyết định quyền sử dụng đất không đúng theo quy định pháp luật. Trong vụ việc này, tôi cho rằng Đảng và Nhà nước đã rất minh bạch, hết sức công khai trong việc chỉ ra những sai phạm của cán bộ. Việc làm này rất phù hợp với lòng dân, một lần nữa lấy lại niềm tin cho người dân về sự trong sạch của Đảng, Nhà nước".


Thơ Trịnh - Chí Thanh - Hoàng Minh - Thanh Lam

Góc thư giãn: Đọc Tam Quốc

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Sáng nay, ở nhà thờ Thái Hà (HN) có đại sự. Nhà tôi lại bị công an đến rình như cũ, thế nhưng... một nhà thơ (vẫn còn là hội viên hội nhà văn Hữu Thỉnh - Theo cách gọi của bác Phạm Đình Trọng) dám vượt rào mang đến cho tôi đọc một bài thơ sáng tác đã gần năm nay. Anh than phiền rằng chẳng báo, tạp chí nào chịu in cho mà có mấy chục ngàn còm tiền nhuận bút, hầu mời bạn bè một bữa cà phê, nhận lại một vài góp ý... Anh đang say sưa thì một người bạn nữa của tôi lại xuất hiện. Đọc xong bài thơ của nhà thơ, anh bạn không phải nhà thơ tá hỏa, mồ hôi ướt đầm đìa....

“Anh viết thế này khiến người ta cho rằng anh ám chỉ Đ/C Nông Đức Mạnh và con trai là Đ/c Nông Đức Tuấn. Chuyện Đ/c Nông Đức Mạnh lấy “bồ” của con trai thì dân mạng ai cũng biết, từ mạng lan ra dư luận xã hội vài ba năm nay rồi. Rõ là anh dùng chuyện xưa để nói chuyện nay, mà nhà văn, nhà thơ các anh là “khen” người ta khéo lắm. Đố ai bắt bẻ các anh được... Nói ai thì còn được chứ nói đến một Đ/c đã từng là chủ tịch Quốc hội, tổng bí thư Đảng CSVN... nổi tiếng thanh liêm, trong sạch, thuần phong mỹ tục, không có chuyện loạn luân... là hình mẫu của Đảng CSVN, Quốc hội VN, dù đúng cũng phạm tội “Tuyên truyền chống nhà nước” nặng hơn là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, nhẹ hơn là "lợi dụng quyền tự do, dân chủ..." 

Anh bạn nhà thơ của tôi giật mình “Tôi chỉ vịnh cái tích Lữ Bố hý Điêu Thuyền trong Tam Quốc diễn nghĩa, không có ông “Nông”, ông “Sâu” gì hết. Anh bảo tôi nói ông Nông Đức Mạnh hả? Đó là lời của anh nói ra đấy nhé”. Anh bạn kia cự lại "Đó là tôi nói hộ anh cái cái ý anh muốn nói, không phải của tôi. “Tôi không…”, “Tôi cũng không..." Họ cự cãi, đùn đẩy tội trạng cho nhau một thôi, một hồi rồi bắt tay nhau tủm tỉm chào tôi ra về…

Thế thì bài thơ ra sao mà hai người bạn của tôi có hành xử lạ lùng như vậy? Mời quý vị cùng đọc.

ĐỌC TAM QUỐC

Ngồi rồi Tam Quốc đọc chơi
Cha con Đổng Trác dối đời mỵ dân
Chỉ vì ba lạng “phù vân”
Ngàn năm vết nhục vừa gần vừa xa
Điếm của con- vợ của cha
Bố con úp mặt vào hoa “thập thành”
Ngồi buồn ngẫm quẩn nghĩ quanh
Công hầu khanh tướng bỗng thành tiện dân 
Thực hư sai đúng xa gần
Ngồi rồi Tam Quốc ghép gần thành thơ”

Tác giả…"

Thưa quý vị độc giả của DLB. Chúng ta bàn luận chuyện quốc gia đại sự, đồng ý! Nhưng chúng ta cũng nên dành ít thì giờ phiêu du trong thơ- văn- nhạc- họa... Tôi đề nghị, nhân đây ta luận xem hai người bạn của tôi ai đúng, ai sai. Như là ủng hộ cho hai anh kia một cuộc thăm dò dư luận. Tất nhiên tôi sẽ báo kết quả phán xử của quý vị cho họ biết!

Kính!

Sưu tầm, giới thiệu và dẫn nhập.


Trại tù K3 - Xuyên Mộc có ý đồ gì?

Kim Liên Thị Nguyễn - (Kêu cứu! Kêu cứu! Con tôi đang bị quấy rối và bức hại trong nhà tù.)

Trong lần thăm nuôi trước (24-10), Cháu Kha có báo với mình rằng cháu bị bịnh trĩ và đau khớp gối, mình lập tức gởi thuốc vào trại tù cho cháu liền.

Vậy mà hôm 24-11 mình đi thăm cháu, thấy cháu ra gặp gia đình mà mình không khỏi xót xa.

Trời thì nóng như thiêu đốt, mà cháu mặc 2 áo, bên ngoài thì khoác áo tù, mắt lờ đờ, mặt thì đỏ, rờ trán cháu thì nóng hâm hấp, chân tay run rẩy.

Mình hết hồn, hỏi con bịnh hả? Cháu nói: Con đang bị lạnh mẹ à, 15 ngày nay con bị bịnh, bị viêm mũi hành hạ, bị không ngủ được nên nhức đầu muốn ói, đầu óc con không ổn định, con mệt lắm mẹ ơi!

Trời ơi! Nghe con nói mình muốn khóc liền, nhưng ráng kiềm chế, sợ 4 thằng cai tù nó thấy, tụi nó sẽ hả hê.

Mình bèn hỏi cớ sự tại sao con bị như vậy, tụi nó có hành hạ tra tấn gì con không?

Kha nói: không mẹ à, bởi vì nửa tháng nay, trại tù bố trí thêm một người mới vào ở chung với con, Chú nầy con không rõ danh tánh, cứ mở quạt 24/24 và vì nằm dưới gạch nên con bị bịnh.

Chú ấy luôn quấy rối con đủ mọi cách, con không ăn, không ngủ được, con có góp ý với chú hoài, nhưng chú rất cực đoan, rất hung hăng, khiêu khích con hoài.

Chú nầy có dấu hiệu tâm thần nhẹ, con nói thế nào chú vẫn bỏ ngoài tai.

Con có làm đơn gởi giám thị trại tù, yêu cầu giải quyết cho con khẩn cấp về bịnh tình của con và chuyển con đi phòng khác, nhưng họ không giải quyết mẹ à.

Con hiện đang mệt mỏi lắm, đầu óc không kiểm soát được, con sợ sẽ xảy ra chuyện xấu quá mẹ ơi!

Quá đau xót bà con FB à! Con của mình mỗi tháng mỗi đi thăm, thấy chuyện gì bất công sai trái trong trại tù mình lên tiếng phản đối quyết liệt, mà nó còn bị như vậy


Mình nghĩ đến những ACE Tù Nhân Lương Tâm khác, thân cô thế cô thì sẽ bị bức hại đến cỡ nào.

Mình chỉ biết trấn an cháu, Và mình nói, Mẹ sẽ làm đơn khiếu nại việc nầy lên giám đốc trại giam K3 Xuyên Mộc, và những cơ quan cấp cao hơn nữa nếu cần thiết.

Về thông tin bạn tù cùng phòng với Đinh Nguyên Kha, mình cũng không biết rõ anh ta là ai? Vào ở chung với Kha có mục đích gì?

Mình rất lo lắng cho tình trạng của Kha trong những ngày sắp tới.

Là một người mẹ, mình không thể nào cầm nước mắt khi biết con mình phải chịu cảnh bức hại như vậy, mình rất mong cháu có đủ nghị lực để vượt qua.

Bà con trên FB và những người bạn của mình, những Luật Sư, những Luật Gia, am hiểu pháp luật chxhcn VN, xin hãy tư vấn cho mình, mình phải làm gì trong hoàn cảnh nầy đây?

Mình xin cảm ơn bà con FB đã xem và lắng nghe lời tâm sự của 2 mẹ con mình.



Việt Nam: Độc nhất vô nhị, hiện tượng chưa từng có trên thế giới!

Người Dân Việt (Danlambao) - Lần này thì VN đúng là đã được “đưa lên tầm cao mới”, bởi một “hiện tượng chưa từng có trên thế giới!”, như ông bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng tuyên bố nhân sự kiện MẤT ĐIỆN HÀNG GIỜ TẠI PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT HÔM 20/11/2014! Có lẽ đây cũng là lần đầu chúng ta nên “nhất trí, đồng ý” với ông Đinh bộ trưởng! VN xứng đáng là “độc nhất vô nhị”, “đỉnh cao chí… TỆ” thì mới dám để xảy ra như vậy, mà cứ tỉnh bơ như “điếc không sợ súng”! Đúng là duy nhất chỉ VN mới dám “ngưng điều hành không lưu” hàng giờ, để hàng mấy chục máy bay lớn nhỏ thoải mái “lêu lổng” trên bầu trời, muốn đi đâu tùy ý, miễn đừng… đáp xuống sân bay TSN. Do đó đã có những máy bay phản lực được tự do ngao du thêm hàng ngàn cây số trên không trung (theo phân tích và tính toán của các chuyên gia), gây thót tim cho hành khách và phi đoàn, may mà chưa có cái nào hết nhiên liệu rơi bừa trên đầu dân! Sự việc vô cùng kinh khủng này được người có trách nhiệm trả lời là “do chuyên viên kỹ thuật thực hiện sai thao tác, UPS bị lỗi!”.

Theo người phát ngôn của nhà nước và các chuyên gia cho biết, thì phi trường TSN có tới 4 nguồn cung cấp điện: 2 nguồn từ mạng lưới điện quốc gia, hư bên này sẽ có bên kia tự động thay thế, một nguồn do máy phát riêng cũng tự động, nếu 2 nguồn kia hư hỏng, và cuối cùng là hệ thống UPS tức máy lưu tích điện. Thường xuyên cứ mỗi tuần sẽ có 2 lần cúp các nguồn chính để chạy bằng UPS, để bảo đảm không trục trặc. Ấy thế mà các chuyên viên kỹ thuật nắm toàn quyền sinh tử của hàng triệu hành khách này lại “thao tác sai”, rồi “sau nhiều lần đấu nối không thành công, mới quyết định đấu trực tiếp điện từ máy phát vào hệ thống thiết bị không lưu, dẫn tới THỜI GIAN SẬP MÁY KÉO DÀI 1g30 PHÚT!” (nguyên văn của lời giải thích của người phát ngôn, qua tường thuật của báo Thanh Niên Online ngày 24/11/2014). Nhận định về vụ này, ông Nguyễn Ngọc Lắm, phó giám đốc điều hành mạng công ty cổ phần FPT nói: chỉ cần 5 phút để điều chỉnh là xong! Nếu không điều hành không lưu thì giống như tình trạng máy bay không người lái! Bởi thế ông bộ trưởng họ LA mới “la hoảng” lên là “hiện tượng này chưa từng có trên thế giới, và vô cùng nguy hiểm, không thể chấp nhận được!”. Ấy thế mà nhà nước đã có cách xử trí vụ việc vô cùng “độc đáo”, cũng thuộc loại “độc nhất vô nhị”, là xử 2 ông Lê Trí Tình chức vụ kíp trưởng, chịu trách nhiệm chính trong ca làm việc thời gian đó, và một nhân viên kỹ thuật là Phạm văn Dũng bản án: ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC 15 NGÀY để… điều tra! Tội gây nguy cơ giết hại hàng triệu người, và tiêu tan hàng tỷ đô la (nếu xảy ra đụng chạm trên không, hay rớt máy bay), mà chỉ “tạm nghỉ ngơi” 15 ngày, rồi sau đó chắc là sẽ “nhận khuyết điểm” và làm lại? Hay! Tuyệt hay! Cứ sử dụng những nhân sự như thế, vì là con ông cháu cha, theo kiểu “nó LÚ nhưng CHÚ nó… to”, và “xử lý tình huống” như kiểu này, thì chắc chắn “cái tòa nhà CS của đảng ta” đã dày công xây dựng hàng bảy tám chục năm, nó sẽ tự sập rất nhanh, khỏi cần dân chống đối, khỏi cần các “thế lực thù địch” phải ra tay, đỡ hao tài tốn sức, đỡ đổ máu, và hình ảnh VN trên trường quốc tế thật là “sáng chói, sáng lòe, sáng lóa, sáng lóe” khiến mọi người phải… nhắm mắt không ai dám nhìn! Cũng cần nhắc lại là trước đó ít ngày, cũng tại TSN, đã có vụ một máy bay dân sự và một máy bay quân sự suýt đâm nhau trên bầu trời! Cứ tình trạng này thì ngành hàng không VN sẽ trở thành con ngáo ộp gây mất hồn cho khách quốc tế cũng như quốc nội, vì leo lên máy bay XHCN VN là phải “ăn năn tội cách trọn”, và ra đi khó hẹn ngày về! Không những hành khách lo âu, mà những thân nhân của họ ở nhà cũng khó mà bình an khi có người nhà đi xa bằng máy bay, nhất là máy bay VN XHCN! Chính ngày xảy ra sự cố này, tại phi trường TSN “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong cả giờ, đã khiến tất cả hành khách và thân nhân có mặt để đưa, đón người thân đều không còn hồn vía! Phen này VN AiRLiNE phải chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận cái hậu quả của sự việc, chắc không phải chuyện nhỏ, vì hành khách tòan thế giới có thể sẽ rất e ngại đến phi trường của VN! 

Cứ nhìn cái án tử hình mà Hàn Quốc phán quyết cho một người chủ phà bị đắm, do tội “vô trách nhiệm” của anh ta, với vụ TSN này thì sẽ thấy “nhân quyền” và “nhân mạng” ở VNCS nó rẻ mạt như thế nào! Ấy thế mà hàng không VN đang quảng cáo rầm rộ, sẽ mua sắm những loại máy bay hiện đại nhất nhì thế giới, với những khoản tiền đầu tư “vượt trội”, chắc mấy anh hàng không chóp bu, và nhất là anh Đinh bộ trưởng lại có dịp đầy túi, còn ngân sách QG thì nhẵn trụi, tha hồ nợ công cứ thế mà chắp cánh bay cao, cao mãi! Còn sinh mạng hành khách sẽ như “chỉ mành treo chuông”, vì máy bay càng siêu thì với việc “tự do bay lượn” mà không có điều hành không lưu, nó sẽ càng có khả năng “gây họa” lớn vì hành khách đông! Ôi! Đất Việt lại sắp đến hồi… mạt rệp thêm nữa! 

Trong kỳ họp “cuốc hội” lần này, chàng giao thông vận tải họ Đinh La đã bị quá nhiều chất vấn về việc nâng giá quá cao các đường cao tốc, mà chất lượng lại quá thấp, không biết vụ đầu tư sắm máy bay hiện đại này thì Đinh La còn đội giá lên tới đâu? Tham ăn lắm sẽ có ngày hóc nghẹn mà “Thăng” luôn đó ngài bộ trưởng ạ!

“Cháy nhà mới ra mặt chuột”, từ “sự cố” này, nhà nước mới có dịp “rà soát lại” hệ thống nhân sự điều hành sân bay, và “hé lộ” cho báo chí biết là “hơn 40% nhân sự chuyên viên của sân bay TSN là thiếu năng lực!”, mà chắc chắn thực tế phải nhiều hơn. Lại cũng cái bài “nó lú nhưng chú nó to”, chứ dân thường ai lọt vào được chỗ ấy? Càng nói càng lòi gian, chẳng ai còn tin CS, mà chỉ khiến cho mọi người khinh ghét cái thứ vừa ngu vừa lì, vừa gian vừa tham, loài sâu bọ đục khoét! Vụ việc này cũng giống như vụ nổ kho vũ khí ở miền Bắc cách đây ít tháng, nhà nước càng giải thích thì càng rộ lên một luồng phản kháng dữ dội từ báo chí và người dân, và khuôn mặt nhà nước CS VN càng hiện ra bẩn thỉu lấm lem, niềm bất tín của toàn dân càng to lớn! Đúng là CS đã hết thời, nên “họa vô đơn chí”, hết vụ “cuốc hội điên” lại đến vụ các “nghị gật” ăn no (ăn tiền, ăn đất) rồi vào cuốc hội ngủ gật, đến nỗi có bài báo viết: “các nghị cần ngủ nhiều, gật ít”, hay nhiều bài báo so sánh “cái cầu tiêu và quốc hội” để phỉ báng cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm” lố bịch của quốc hội CS VN! Liên tiếp tới vụ thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền ăn gian, hối lộ, nhà như dinh thự, có ở khắp nơi, lại đến vụ “sự cố mất điều hành không lưu nguy hiểm không thể chấp nhận được!”, toàn là những sự dị kỳ có một không hai của CHXHCN VN!

Chưa kể trong lúc thị trường bất động sản bị đóng băng, ngân sách trống rỗng, kẻ chuyên ăn đất cũng bị đất lấp đầy mặt mà không chuyển được thành tiền, ngân sách trống rỗng không còn tiền cho chính phủ trả nợ công, trong khi hạn vay đã hết. Các bộ óc giam tham đã nghĩ ra cái luật mở cửa cho người ngoại quốc được quyền đầu tư đất đai, được mua nhà ở…, không biết chính quyền CS có mở rộng cửa rước thêm bọn giặc Tàu vào nhà không, vì chúng đang dư tiền, và cần di dân qua làm chủ VN? Phen này nhà nước và cán bộ lại thu được bộn tiền vào túi riêng nhờ bán đất nước một cách công khai hợp lệ!

Ôi! Cả cái đảng cướp này đã bị lột mặt nạ hết rồi, chẳng tên nào còn mặt mũi gì cả! Nếu mai mốt mà bị xua về vườn, thì chẳng ma nào thèm thuê mướn những kẻ này dù để đi chăn bò hay dọn vệ sinh, vì tính quá gian tham, hở gì sẽ mất nấy! Âu cũng bởi cái “nghiệp chướng” của CS, việc họ tạo oán đã quá lớn, họ trồng cây ác nay đã đến ngày gặt quả! Không biết những kẻ trong cuộc từng là kẻ thù của dân có thấy lo âu sợ hãi, chứ người đứng ngoài nhìn vô thì thấy đã thập phần nguy hiểm!

Mong sao ngày tàn của bọn tàn dư CS vô thần mau đến, để giải thoát dân tộc VN khỏi cái nhà tù vĩ đại mà HCM, tên CS Tàu đã thiết lập để nhốt dân Việt hàng hơn 2 phần 3 thế kỷ nay, đừng để kẻ ngu cỡi đầu dân và gây đe dọa cho nhân loại, chỉ vì cái ngu vượt bực kèm với lòng tham vô đáy của họ! 

Người ta nói rằng: “CS là cái xác chết chưa được chôn, nên nó mới gây ô nhiễm và nguy hiểm như vậy!”. Không biết ai sẽ đem chôn dùm cái xác thối này, và dọn sạch lại ngôi nhà VN cho dân Việt được hít thở không khí trong lành? Mọi người dân hãy tự nghĩ xem, hình như có nhiều người đã “ngửi quen” cái mùi xú uế này rồi nên vẫn ngồi yên vô cảm, chỉ chăm lo kiếm tiền, kiếm sống, trong khi những người còn giác quan tinh nhạy thì không thể chịu được nữa! “Ngửi” thì có cái mũi quen hơi và mũi không quen, nhưng CS còn thì đất nước sẽ mất, và toàn dân cùng bị chết ngộp hết cả, chứ không có vụ “ngu si hưởng thái bình” đâu bà con ạ! Dạy mà đi hỡi đồng bào ơi! 


Cùng lên tiếng cho Đinh Nguyên Kha

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha đang thụ án 4 năm tù giam tại trại giam K3 Xuyên Mộc - vừa thông báo nỗi lo lắng tột độ đến sức khỏe đang bị công an trại giam phớt lờ và an toàn tính mạng của con trai, vì phía trại giam cho tù nhân có dấu hiệu tâm thần vào giam chung với anh Kha nhằm khủng bố tinh thần, chèn ép và quấy nhiễu trong lúc anh bị bệnh trĩ nặng và sốt cao cũng như bị viêm khớp gối.

Bà Liêng viết [*]: "...Mình nghĩ đến những ACE Tù Nhân Lương Tâm khác, thân cô thế cô thì sẽ bị bức hại đến cỡ nào[...] Là một người mẹ, mình không thể nào cầm nước mắt khi biết con mình phải chịu cảnh bức hại như vậy, mình rất mong cháu có đủ nghị lực để vượt qua. Bà con trên FB và những người bạn của mình, những Luật Sư, những Luật Gia, am hiểu pháp luật chxhcn VN, xin hãy tư vấn cho mình, mình phải làm gì trong hoàn cảnh nầy đây?..."

Theo đề nghị của bà, tôi xin phép nêu ra một số ý kiến để bà cùng gia đình tham khảo:

- Cả ông và bà cùng cháu Uy & Quỳnh đọc kỹ (phần có liên quan đến tình trạng Kha hiện nay) các văn bản: Luật thi hành án hình sự [1], nghị định 117, Thông tư 46, Thông tư 02, tôi dẫn ra dưới đây [2].

- Sau khi đọc xong, mỗi người lấy bút dạ quang gạch đậm lên những chỗ mà gia đình nghi ngờ trại giam vi phạm pháp luật, dựa theo lời kể của Kha trong những lần thăm nuôi để so sánh đối chiếu. Gia đình cùng nhau bàn bạc và thống nhất những điểm đó.

- Làm một đơn khiếu nại (có thể tra trên google Luật khiếu nại) theo quy định và gởi đi càng sớm càng tốt. Đồng thời phổ biến trên facebook và blog khắp nơi.

- Theo "Luật luật sư" quy định tại Điều 8 "Khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí". Vậy, gia đình Đinh Nguyên Kha có quyền tới bất kỳ văn phòng LS nào để đề nghị tư vấn pháp lý cho trường hợp của anh. Tuy nhiên, theo ý kiến tôi, gia đình Kha nên liên hệ với vị LS nào đã từng theo dõi và tranh tụng, bảo vệ Kha trước đây (nếu tôi nhớ không lầm là LS. Nguyễn Văn Miếng?) để đề nghị tư vấn đường đi nước bước cho chặt chẽ và thuận lợi hơn.

- Hãy liên hệ với Nguyễn Phương Uyên để thông báo tình hình cho cô ấy. Rất mong cô Uyên dành thời gian viết bài lên tiếng cho anh Kha hay có thể viết về kỷ niệm khi hai người cùng nhau hoạt động cho đến khi bị bắt hoặc những kỷ niệm khác (nếu có).

- Hãy liên hệ với truyền thông quốc tế như VOA, RFA, BBC, RFI để thông báo tình hình diễn biến của quá trình gia đình thực hiện.

- Hãy liên hệ với Hội NBĐL (có anh Thụy là bố đỡ đầu của cô Nguyễn Phương Uyên) để đề nghị anh Thụy lên tiếng trong tư cách Phó chủ tịch Hội NBĐLVN.

- Hãy liên hệ với Truyền Thông Chúa Cứu Thế, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền để trao đổi, tâm sự và tư vấn thêm về tâm lý.

- Hãy liên hệ với các anh chị: Nguyễn Hồ Nhật Thành, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v... cùng các anh chị đang hoạt động về nhân quyền với tư cách mẹ của Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha, nhờ tư vấn thêm về việc trại giam đã vi phạm nhân quyền đối với anh Kha. Với tình trạng anh Kha bị ngược đãi và hành hạ như vậy, có đáp ứng và có đủ tiêu chuẩn đề báo cáo vi phạm nhân quyền của Nhà nước CHXHCNVN ra trước quốc tế không và nếu có nhờ các anh chị đó hướng dẫn thủ tục.

- Liên hệ với Nguyễn Trí Dũng (con trai anh Điếu Cày) thông báo tình trạng Kha đang bị hành hạ. Chỉ cần anh Điếu Cày biết tin này là đủ.

Tất cả bạn hữu của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hãy đồng thanh lên tiếng hoặc viết về những kỷ niệm đối với Kha mà các bạn biết, để ít nhất gia đình Đinh Nguyên Kha ấm lòng giữa vòng tay Việt Nam Nhân Ái.

Xin hãy đồng thanh lên tiếng!!!



__________________________________________________

P/S: Bài viết này được gởi đến: Dân Làm Báo, 12 Bến Nước, Dân Luận, Tin Tức Hàng Ngày, Hội NBĐL.

Chú thích:

Quốc tế lo ngại Bắc Kinh lập vùng phòng không ở Biển Đông

Trọng Nghĩa
RFI- Ngày 27-11-2014 15:21
media
Bản đồ biển Hoa Đông với vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc lập ra-REUTERS

Cách nay một năm, chính xác là ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông. Ngay từ lúc ấy, diều hâu Trung Quốc đã lớn tiếng cho rằng Bắc Kinh sẽ thừa thắng xông lên và thiết lập một vùng tương tự trên Biển Đông, gây nên nhiều mối quan ngại. Một năm sau, thái độ lo lắng vừa tăng lên một bực, sau khi có tin Trung Quốc đã hoàn tất nhiều công trình tại Biển Đông cho phép họ quản lý vùng phòng không đó.

Thái độ quan ngại cụ thể nhất đã được bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington công khai bày tỏ ngay tại Trung Quốc.

Phát biểu nhân một cuộc hội thảo do Quân đội Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 21-22/11/2014 vừa qua, bà Glaser đã nêu bật sự kiện được tạp chí quốc phòng IHS Jane’s tiết lộ, theo đó Trung Quốc đã cho xây trên Đá Chữ Thập tại Trường Sa một phi đạo dài cũng như một hải cảng đủ sức cho chiến hạm cập bến, và cho rằng mục tiêu của các công trình đó là để Bắc Kinh có thể quản lý hữu hiệu vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc muốn thiết lập tại Biển Đông.

Nhật báo Mỹ The New York Times ngày 23/11 đã trích nhận định của chuyên gia Glaser, theo đó phi đạo trên Đá Chữ Thập có thể được phi cơ quân sự Trung Quốc sử dụng để tuần tra vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh được cho là sẽ thiết lập trên Biển Đông.

« Tôi nghĩ rằng điều đó là nhằm cho phép Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ». Theo bà Glaser, để có một vùng nhận dạng phòng không đúng nghĩa, Trung Quốc « phải có năng lực giám sát không phận, (và) thậm chí họ cần đến nhiều phi đạo hơn ».

Trước đó, trong một cuộc hội thảo tại Đà Nẵng trong hai ngày 17-18/11/2014, Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, cũng bày tỏ quan ngại trước khả năng Trung Quốc thiiết lập vùng nhận dạng phòng không Biển Đông. Đối với chuyên gia Beckman, đây là một điều hoàn toàn có thể xẩy ra vào lúc tình hình căng thẳng vẫn tồn tại giữa Trung Quốc và hai nước Việt Nam, Philippines, cũng như căn cứ vào các tuyên bố gần đây của nhiều quan chức và nhà bình luận Trung Quốc.

Ngay từ năm ngoái, sau khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền, Trung Quốc đã không loại trừ khả năng thiết lập một vùng tương tự tại Biển Đông.

Vào khi ấy, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, trước mắt, Bắc Kinh chưa thể xúc tiến kế hoạch đó vì lẽ không quân Trung Quốc chưa đủ năng lực giám sát vùng phòng không rộng lớn và cách xa lục địa Trung Quốc như vùng Biển Đông.

Đó là chưa kể đến việc Biển Đông dính líu đến rất nhiều quốc gia, trong lúc tranh chấp ở Biển Hoa Đông chỉ liên can trực tiếp đến Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó, Hàn Quốc mà thôi. Với phương tiện chưa đủ, việc áp đặt một vùng phòng không sẽ trở thành vô nghĩa nếu các nước bao quanh hay sử dụng Biển Đông không tuân thủ.

Việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp, cải tạo và mở rộng các thực thể mà họ chiếm đóng trên Biển Đông trong thời gian qua là nhằm lót đường cho quyết định tuyên bố vùng phòng không khi thời cơ đến, một điều mà nhiều chuyên gia cho là Trung Quốc tất yếu sẽ làm, cho dù trước mắt Bắc Kinh còn dè dặt.

Trong khi chờ đợi, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, các cơ sở mới được củng cố của Trung Quốc tại vùng Biển Đông hoàn toàn có thể cho phép Bắc Kinh « bức ép các láng giềng từ bỏ các đòi hỏi chủ quyền cũng như các thực thể đang trấn giữ trên Biển Đông… Hay ít ra là giúp Trung Quốc có thế mạnh trong các cuộc thương thuyết, giả sử rằng đàm phán được mở ra ».

Hệ lụy của việc ông Hagel ra đi

BBC-8 giờ trước

Ai sẽ được Obama chọn để thay thế Hagel?
Ba ngày sau khi có thông báo từ Tổng thống Obama, giới quan sát tiếp tục bình luận về việc Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel từ chức.
Nước Mỹ hiện đang nghỉ nhân Lễ Tạ ơn, và bất cứ quyết định gì cũng phải đợi tới tuần sau.
Một trong những điều khiến các chuyên gia tốn thời gian suy luận là ai sẽ thay chân ông Hagel trong vai trò bộ trưởng quốc phòng thứ 25 của Hoa Kỳ, vị trí bị cho là khó khăn thứ hai trong chính quyền chỉ sau chức tổng thống.
Một trong các 'ứng viên' sáng giá nhất, bà Michèle Flournoy, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng chuyên trách chính sách từ năm 2009-2012, dường như đã nhanh chóng rút khỏi cuôc đua.
Bà Flournoy nói với website Politico rằng bà sẽ không tham gia cuộc đua vào Lầu Năm Góc.
Hiện hai người được cho có tiềm năng ngấp nghé vị trí của ông Hagel là cựu thứ trưởng "Ash" Carter và thứ trưởng Robert Work.
Cho dù là ai, họ sẽ phải làm việc chặt chẽ với đội ngũ an ninh của ông Obama và đây không phải công việc dễ dàng gì.

Ảnh hưởng tới Việt Nam

BBC đã mang câu hỏi về việc ông Chuck Hagel từ nhiệm đặt cho ông Ernest Z. Bower, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington DC.
Theo ông Bower, ông Hagel ra đi làm dấy lên câu hỏi ở châu Á về sự gắn kết trong đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Obama.
Không ai lạ gì chuyện ông Hagel xung khắc với Cố vấn an ninh Quốc gia Susan Rice, và sự thân cận của bà Rice với ông tổng thống đã cản trở ảnh hưởng của các thành viên khác trong Ủy ban An ninh Quốc gia.
Hồi đầu tháng vừa qua, ông Barack Obama đã có chuyến đi được xem là tích cực tới Á châu, nơi ông có các phát biểu gây chú ý. Bởi vậy khi ông quay về nước và làm công việc đầu tiên là giải quyết vấn đề nhập cư, các lãnh đạo Á châu tỏ ra ngỡ ngàng. Điều này cho thấy thông điệp của ông gửi đi là trong hai năm cuối ông Obama sẽ tấp trung vào các vấn đề quốc nội.
Ông Bower cho rằng đây là điều gây thất vọng lớn với châu Á.
"Việc ông Hagel ra đi cũng là bước thụt lùi trong quan hệ an ninh Mỹ-Việt. Nó đã ảnh hưởng tới quan hệ vì chuyến thăm Việt Nam và Myanmar của ông Hagel dự định vào tháng 11 đã bị hủy bỏ, trong lúc Nhà Trắng và đội ngũ an ninh quốc gia quyết định số phận của ông."
Theo ông Bower, ông Hagel là cựu chiến binh, lại nhiều kinh nghiệm về Việt Nam nên có thiện cảm với đất nước này. Ông cũng hiểu được tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ an ninh và quốc phòng giữa hai bên.
"Trong khi chưa rõ ai sẽ nối bước Chuck Hagel và những người có hiểu biết về Á châu như Jack Reed và Michèle Flournoy không muốn tham gia, con số ứng viên chất lượng xem ra rất ít ỏi."
"Đây có thể cũng là chỉ dấu rằng Obama muốn có ai đó có thể dẫn dắt cuộc chiến chống lại IS ở Trung Đông một cách mạnh mẽ hơn, và điều này sẽ khiến cho nghị trình cũng như nguồn lực dành cho Á châu một lần nữa lại bị Trung Đông soán mất."
"Tôi lo rằng không có nhiều ứng viên với chỉ số Á châu cao cho chức vụ bộ trưởng quốc phòng."

Dự án đèo Hải Vân: 'lỗi của quân đội'?

 BBC-7 giờ trước

Vị trí dự án hiện đang có tranh chấp giữa Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế giải thích quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài xây dựng khu nghỉ dưỡng ở vị trí hiểm yếu trên đèo Hải Vân là do ‘lỗi của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh’.
Lãnh đạo tỉnh này đã ra quyết định dừng dự án gây tranh cãi vốn được cho là do nhà đầu tư Trung Quốc đứng ra xây dựng.
Đáng lưu ý là tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa ra quyết định khi vẫn chưa có kết luận của thủ tướng chính phủ.
Trước đó, trước dư luận không đồng tình, các lãnh đạo tỉnh này nói cứng là việc cấp phép dự án này ‘hoàn toàn đúng quy trình và đúng pháp luật’ và rằng họ ‘chờ thủ tướng phân xử’.

‘Chưa hỏi ý Quân khu’

Vụ việc gây ầm ĩ trên báo chí trong nước sau khi thành phố Đà Nẵng, vốn đang có tranh chấp khu đất có dự án với Thừa Thiên-Huế, kiện lên thủ tướng và lên tiếng chỉ trích tỉnh Thừa Thiên-Huế công khai.
Dự án khu nghỉ dưỡng năm sao trị giá 250 triệu Mỹ kim được Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép tại Cửa Khẻm – mũi xa nhất của đèo Hải Vân trên Biển Đông và được các chuyên gia quân sự cho rằng có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự.
Trong thông báo đăng trên cổng thông tin điện tử của tỉnh hôm thứ Tư ngày 26/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng ‘Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chưa chủ động đề xuất xin ý kiến của Bộ Tư lệnh Quân khu IV về vấn đề an ninh quốc phòng đối với khu vực nghiên cứu dự án’.
Về mặt quân sự, tỉnh Thừa Thiên-Huế trực thuộc Quân khu IV trong khi khu vực Cửa Khẻm nằm ở nơi tiếp giáp của hai Quân khu IV và Quân khu V.
Theo quy định, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch tỉnh vừa nằm dưới sự quản lý của Quân khu.
Ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, hôm 18/11 được báo mạng VnExpress dẫn lời nói rằng đối với dự án này ‘Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thẩm định nên chúng tôi cho triển khai.’
“Đất quốc phòng thì trách nhiệm của quân sự tỉnh phải báo cáo với Quân khu IV,” ông Cao được dẫn lời nói.
Tuy nhiên, cũng trên VnExpress, Đại tá Trần Đình Phòng, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Quân sự Thừa Thiên-Huế, bác bỏ trách nhiệm thẩm định dự án của cơ quan này và cho rằng ‘quyết định là của thủ tướng, Bộ Quốc phòng’.

Trách nhiệm lãnh đạo tỉnh?

Ngoài ra, thông báo của tỉnh cũng cho rằng Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đã có lỗi trong việc ‘phối hợp chưa thường xuyên với các cơ quan quản lý chuyên ngành’ trong quá trình thẩm tra dự án và giấy phép đầu tư ‘chưa chặt chẽ’ nhưng không nói rõ chi tiết như thế nào.
Phía nhà đầu tư đã mở đường xuống vị trí thực hiện dự án
Do đó, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh ‘kiểm điểm trách nhiệm của mình’ và ‘nghiêm túc rút kinh nghiệm’.
Ngoài ra, thông cáo này không hề đề cập gì đến trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc bật đèn xanh thông qua dự án.
Tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn cho rằng quy trình cấp giấy phép đầu tư cho khu nghỉ dưỡng này là ‘phù hợp trình tự, quy trình và quy hoạch’ của Khu kinh tế này mà tỉnh cho là ‘Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt’.
Những kết luận này được đưa ra sau cuộc họp hôm thứ Hai ngày 24/11 dưới sự chủ trì của Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Cao.
Trong cuộc họp này, lãnh đạo Thừa Thiên Huế đã quyết định dừng dự án gây tranh cãi này và giao cho Ban quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô làm việc với nhà đầu tư về việc dừng dự án và ‘xử lý các tồn tại có liên quan’.
Hiện chưa rõ liệu phía nhà đầu tư có đòi bồi thường hay không và nếu có số tiền bồi thường mà tỉnh Thừa Thiên-Huế phải trả là bao nhiêu và có được lấy từ ngân sách Nhà nước hay không.
Tờ Tuổi Trẻ đưa tin Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã làm việc với chủ đầu tư vào ngày 26-11 để bàn về việc dừng dự án và phía chủ đầu tư ‘đã đồng ý dừng dự án’ nhưng ‘chưa đưa ra yêu cầu bồi thường’.

Quan tham Trung Quốc liên tiếp tự tử, làm khó chiến dịch "đả hổ diệt ruồi"

Ngày 13/11, Phó Chính ủy Hải quân Trung Quốc – Phó đô đốc Mã Phát Tường đã tự tử bằng cách nhảy lầu từ trụ sở Hải quân ở Bắc Kinh. Trong cùng tháng, ít nhất 2 quan chức cấp cao khác cũng quyết định vứt bỏ mạng sống của mình. 

Họ là 3 trong số hơn 40 quan chức tự sát tính từ tháng 1/2014 đến nay – gấp đôi lượng quan chức tự tử trong năm 2011.
 
Hàng loạt tướng Trung Quốc tự sát vì bị điều tra tham nhũng (ảnh minh họa)
Hàng loạt tướng Trung Quốc tự sát vì bị điều tra tham nhũng (ảnh minh họa)
Nếu so sánh con số này với số quan chức tự sát trong giai đoạn Đại Cách mạng văn hóa (ước tính 100.000-200.000 người) hay tổng số người chết hàng năm tại Trung Quốc, quả thực chúng rất nhỏ bé. Tuy nhiên, điều làm mọi người ngạc nhiên là trong lúc tỷ lệ người tự tử ở Trung Quốc đang giảm đáng kể thì số quan chức muốn tự kết liễu đời mình lại tăng lên một cách chóng mặt.
Vậy điều gì đã dẫn đến cái chết của những vị quan chức trên? Thật khó có thể tìm ra nguyên nhân cụ thể khi chính quyền Trung Quốc không muốn tiết lộ quá nhiều thông tin về các sự vụ đó. Phần lớn các cuộc tử tự được thông báo chính thức đều xác định nguyên do là bị trầm cảm hoặc phải chịu quá nhiều áp lực. Tuy nhiên, những lí do này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của dư luận cũng như những nhà học giả Trung Quốc – những người cho rằng cái chết gần đây của những vị quan chức cấp cao dính líu đến bê bối tham nhũng.
Trầm cảm hay chịu sức ép lớn có thể là một trong những nguyên nhân đứng đằng sau việc tự sát của nhiều quan chức Trung Quốc, nhưng chúng không thể là toàn bộ nguồn gốc lí giải việc ngày càng có nhiều quan chức muốn kết liễu đời mình, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm hiện nay. Năm 2005, một cuộc điều tra 200 vị quan chức trong độ tuổi trung niên, có đến một nửa trong số đó “bị mắc các chứng bệnh về tinh thần”. Thực tế, trong số 13 vị quan chức tự sát được công bố chính thức trong năm 2014, chỉ có 5 người bị mắc chứng trầm cảm, và ít nhất 6 người trong số đó có dính líu đến những vụ điều tra tham nhũng.
Việc gia tăng con số quan chức Trung Quốc tự tử là dấu hiệu cho thấy chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng đang khiến giới quan chức lo sợ cũng như phải đối mặt với nhiều áp lực, đặc biệt những người đang bị điều tra. Tuy vậy, tại sao những người đó lại có thể dễ dàng vứt bỏ mạng sống của mình như vậy? Một lí giải cho việc này chính là chiến dịch đã tạo nên sức ép quá lớn lên các quan tham, buộc họ cảm thấy ngoài chết ra họ không còn con đường nào khác. Ngoài ra, việc đẩy mạnh chiến dịch tham nhũng cũng làm nghiêm trọng thêm căn bệnh trầm cảm của một số quan chức, góp phần khiến nhiều người tìm đến cái chết.
Bên cạnh đó, một lí giải khác được đưa ra đầy tính thuyết phục hơn. Nhiều người cho rằng những vụ tự tử đó là một cách để “thoát tội”. Một mặt, chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay báo hiệu cho những quan chức “ăn hối lộ” một sự thật họ không thể thoát khỏi việc điều tra cũng như kết cục chịu sự trừng phạt của công lý. Một khi đã bị bắt và nhận án tù giam (hoặc thậm chí bị xử tử hình) vì tội tham nhũng, việc đó không chỉ đồng nghĩa bị bẽ mặt trước dư luận mà còn bị tước hết danh hiệu cũng như tài sản phạm pháp. Tuy nhiên, trong hệ thống luật hiện hành tại Trung Quốc, một khi nghi phạm chết, lệnh truy tố sẽ được hủy và mọi trách nhiệm pháp lý cũng được bãi bỏ. Nếu một quan chức tự sát, họ không những giữ nguyên chức vụ của mình mà tài sản cũng không bị tịch thu. Quan trọng hơn, bằng cách kết liễu đời mình, họ có thể trở thành “vật hi sinh” để che đậy cho những thành viên khác trong đường dây tham nhũng, và thường đó là những người có chức vụ cao hơn. Chính vì vậy, “tự tử vị tha” cũng là một trong những yếu tố lớn có khả năng cản trở nỗ lực chống tham nhũng, còn được biết đến là chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Trung Quốc hiện nay.
Thứ Năm, 27/11/2014 - 15:33
Theo Hồng Hạnh/ N.I

'Những vết thương không thể lành' của xã hội Việt Nam

WESTMINSTER, CALIFORNIA (NV) - Thoạt nghe “Những vết thương không thể lành” có vẻ như người đọc sắp bước vào những trang tiểu thuyết với câu chuyện bi thương về cuộc đời của nhân vật trong đó. Thế nhưng không! Không phải một cuốn tiểu thuyết; cũng không phải một cuốn hồi ký; càng không phải là một tập truyện ngắn. Mà đó là những mảnh ghép đủ màu sắc trung thực nhất, tạo thành một bức tranh toàn cảnh về hiện thực của xã hội Việt Nam.

Cánh Cò - Những vết thương không lành. (Hình: Kalynh/Người Việt)

Vậy thì cái hiện thực đó như thế nào mà gọi là “vết thương”?

Và vết thương đó là gì mà “không thể lành”?

Nhà báo Mặc Lâm, cũng là người chủ biên của “Những vết thương không lành,” cho rằng: “Tựa sách đã phần nào nói được những gì mà tác giả muốn chuyển tới cho người đọc. Mỗi câu chuyện là một vết thương và khi đọc xong cảm nhận của tôi là khó thể lành lặn. Khó lành không phải vết thương nằm nơi chí tử nhưng bởi vì xã hội, đất nước hôm nay không có cách nào điều trị cho chúng liền da.”

Cánh Cò, tác giả của cuốn sách, dùng “đôi cánh” của mình để làm cọ, dùng những chuỗi sự kiện diễn ra hàng ngày trên khắp tỉnh thành, phố phường để làm nền, dùng những nhân vật có thực làm màu sắc. Tất cả những chất liệu ấy kết nối thành một bức chân dung sinh động của con người và xã hội mang tên Việt Nam.

91 “mảnh ghép” trong hơn 500 trang sách là 91 câu chuyện thực, mỗi câu chuyện cô đọng trên dưới 3,000 chữ. Có thể đó là những sự kiện, những vấn đề xã hội mà người đọc trong và ngoài nước đều đã được nghe nói đến. Thế nhưng, chỉ khi đọc qua những trang sách của Cánh Cò, người ta mới vỡ òa trong niềm nhức nhối.

Từ dự án bauxite của Bộ Công Thương cho đến cái dịch sởi làm chết nhiều trẻ em trong nước. Từ cuộc biểu tình bất bạo động ở Hồng Kông ngày nay cho đến sự kiện Thiên An Môn ngày trước. Từ câu chuyện của anh Vươn tội nghiệp bị phá nhà chiếm đất cho đến những cái nhà hàng chục tỉ của Tổng Thanh Tra Chính Phủ Trần Văn Truyền...

Nhiều lắm! Rất nhiều những sự việc, nhân vật, mà trong đó, sang có, hèn có, quan hay dân đều có, "cao" hay "thấp" cũng có. Cứ như thể Cánh Cò trên những vùng trời sải cánh của mình, đã ghé lại, ghi nhận và góp nhặt từng vết thương của con người trong xã hội. Bất lực khi không phải là bác sĩ nên tác giả không thể tự tay chữa lành những vết thương đó. Cánh Cò chỉ có thể dùng đôi cánh của mình và biến nó thành ngòi bút để ghi lại, lột tả đến tận xương da của một xã hội mà nơi đó “nhân dân, những con người không được nói...”  

Chúng ta sẽ không tìm thấy những câu, từ nặng nề, mang hơi hướm của đao gươm, cho dù ngay trang bìa là hai chữ “vết thương.” Ngược lại, lời văn, câu chữ diễn đạt quan điểm nhẹ nhàng đến...cay nghiệt.

“Hôn trong im lặng để khuyến khích bọn Do Thái giết người có khác gì  sự im lặng của ông bộ trưởng trước hành vi bất nhân hàng loạt? Sự im lặng này không còn khó hiểu, nó đã có một định nghĩa mới: Sự im lặng bất nhân.” (Trang 28, trích “Những im lặng đáng khinh”)

“Mỗi ngày sự tha hóa đạo đức như chiếc xe không phanh, cứ chạy tuột khỏi trí nhớ người dân mà không thấy một cơ quan nào lên tiếng...Tất cả đều im lặng như những việc này không xảy ra tại Việt Nam. Những câu chuyện sát nhân được người dân theo dõi như xem một cuốn phim kinh dị.” (Trang 86, trích “Người Việt độc ác”)

Cái thâm thúy của tác giả là thế. Cánh Cò thấy được cái mà xã hội ai cũng thấy, cả phần không lành lặn của nó. Nhưng để chạm vào nó, miêu tả được cái đau của vết thương không lành đó thì chỉ là Cánh Cò.
“...đọc tin này như một vết cắt nhức nhối trong lòng nhưng khó có thể lên tiếng. Cái đau của người không đủ tiền để mua ly trà đá sau một cuốc xích lô cho khách...Họ là những công nhân miệt mài trong các nhà máy nước ngoài để lãnh những đồng tiền nội tệ ít ỏi. Họ là những nông dân mất ruộng, rổ rá ra đồng mót từng hạt lúa ép để sống còn...” (Trang 67, trích “Chiếc giường và tấm bảng”)

Có đôi khi người đọc cũng sẽ bắt gặp những câu văn rất mạnh mẽ, dùng những danh từ đanh thép để bình phẩm về một “mảnh ghép” nào đó trong bức tranh của mình.

“Có những loại côn đồ chỉ cầm đá khi được thuê. Khác với côn đồ mang mặt nạ tri thức không ai thuê nhưng tự nguyện làm gia nô. Cầm đá có khi đáng tha thứ hơn loại côn đồ cầm bút.” (Trang 295 – Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm bút.)

Một sự so sánh không hề khập khiễng!

Đôi khi, ở một vài “mảnh ghép,” người đọc vẫn thấy đâu đó lời văn hài hước, duyên dáng, nhưng đâu đó, cái đau nhức vẫn còn vương lại.

Viết mà như không viết. Kể mà như không kể. Tất cả là những vạt màu tuôn chảy rất tự nhiên. Nhà báo Mặc Lâm nói rằng: “Cánh Cò hình như vắt ruột ra mà viết. Dịch vị tràn qua ngòi bút, thấm xuống màu giấy ố vàng và lan vào tim những ai yếu lòng. Mỗi câu chuyện trong sách bật tung một vấn đề. Có chuyện về người, có chuyện về thú hay cả người lẫn thú đan kết vào nhau trong một tư thế giằng xé đau lòng. Cánh Cò thu âm thanh tiếng kẽo kẹt từ chiếc giường bạc tỉ của một đại gia đặt kế bên tiếng ruột sôi èo ọt mỗi lần đói lả của trẻ con đường phố. Tổng bí thư hay thủ tướng gì cũng đầy ắp ruồi bậu trong từng hơi thở. Lợm giọng và khinh bỉ nhưng dân chỉ biết cúi đầu còn trí thức thì quay lưng làm ra vẻ cao sang không cần cố chấp.”

“Những vết thương không lành” thật sự len lỏi vào từng ngóc ngách của xã hội, từng ông tổng bí thư quyền cao chức trọng cho đến một ông du khách từ Đài Loan xa xôi đau xót khóc đứa con 3 tuổi trong vụ chìm tàu Dìn Ký. Không phải ngẫu nhiên mà Cánh Cò dẫn giải những câu chuyện đó. Mỗi câu chuyện của tác giả là một “mảnh ghép” có sắc thái riêng, có tiếng kêu khóc riêng. Để tựu trung lại, người ta có thể thấy xa xa kia, không phải là những cánh đồng lúa xanh bạt ngàn, hay “rừng vàng biển bạc,” mà đó là: “Những màn kịch thay nhau diễn qua từng trang sách. Thay nhau cắn xé người đọc và nhất là thay nhau làm cho chúng ta mất ngủ.” (Mặc Lâm)

Buổi ra mắt tác phẩm Những Vết Thương Không Thể Lành của tác giả Cánh Cò được tổ chức lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, 5 Tháng Mười Hai, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683.

Liên lạc: Đinh Quang Anh Thái (714) 719-3033.

11-26- 2014 5:04:13 PM
Kalynh Ngô/Người Việt