Thursday, January 15, 2015

Một công an nhận 2 tỉ đồng để che giấu tội phạm

Nguyễn Viết Hòa nhận tiền của trùm ma túy để bỏ qua hành vi che giấu tội phạm của một đối tượng khác, đến khi bị lộ còn đe dọa thủ tiêu nhân chứng.

Ngày 15/1, VKSND Tối cao đã ký cáo trạng vụ án Nguyễn Viết Hòa và đồng bọn phạm các tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Đưa và làm môi giới hối lộ”, “Che giấu tội phạm”, “Cưỡng ép người khác khai báo gian dối và vu khống”.

Một công an nhận 2 tỉ đồng để che giấu tội phạm
Đối tượng Trần Văn Hưng. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp) 

Sáu bị can, gồm: Nguyễn Viết Hòa (bị truy tố tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Vu khống”), Nguyễn Đức Chinh  (tội “Che giấu tội phạm” và “Vu khống”, cả hai đều là cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm Công an tỉnh Thái Nguyên), Hoàng Văn Luân (tội “Làm môi giới hối lộ”), Phạm Văn Chiến (tội “Cưỡng ép người khác khai báo gian dối”, cùng ngụ Hà Nội); Hà Huy Hoàng và Hồ Anh Lưu (tội “Vu khống”, cùng ngụ TP Thái Nguyên).

Việc truy tố 6 bị can này liên quan đến đối tượng buôn bán ma túy khét tiếng ở tỉnh Thái Nguyên là Trần Văn Hưng (bị truy tố về các tội “Giết người”, “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”, “Mua bán trái phép chất ma túy…).

Trong quá trình làm ăn, Hưng và Trần Đạo Thăng (ngụ tỉnh Thái Nguyên) có mâu thuẫn nên năm 2011, Thăng cùng đồng bọn hành hung Hưng. Hưng dùng súng bắn Khánh (đồng bọn của Thăng) rồi trốn truy nã, sống như vợ chồng với Đinh Thị Thanh Loan.

Hòa và Chinh được giao nhiệm vụ truy bắt Hưng. Có thông tin Hưng có thể ở Ninh Bình, Hòa và Chinh phối hợp Công an tỉnh Ninh Bình để xác minh. Do Nguyễn Huy Thắng (nguyên cán bộ Văn phòng Công an tỉnh Ninh Bình) là bạn học nên Hòa nhờ Thắng giúp đỡ. Chiều 19-3-2012, Hòa, Chinh, Thắng bắt được Hưng ở nhà Loan.

Hưng mang 2,5 tỉ đồng xin biếu để khỏi bị bắt. Hòa nói việc bắt Hưng đã báo lãnh đạo nên không tha được, chỉ có thể làm sai lệch hồ sơ là cho ra đầu thú và làm thủ tục là bắt trên cầu vượt gần nhà Loan để không ảnh hưởng đến Loan. Đổi lại, Hưng phải chi 2,5 tỉ đồng. Sau khi mặc cả, Hòa chấp thuận lấy 2 tỉ đồng. Hòa và Chinh lập biên bản bắt Hưng rồi xin chữ ký, đóng dấu tại Công an phường Thanh Bình, TP Ninh Bình.

Sau đó, nhờ tố cáo của Loan, CQĐT phát hiện việc làm của Hòa. Khi Hòa bị khởi tố, bắt giam thì Thắng và Chinh khai nhận hành vi nhưng đều khẳng định việc Hòa lấy 2 tỉ đồng cả hai không biết. Khi Hòa cho Thắng 100 triệu đồng và Chinh 150 triệu đồng, cả hai cũng cho rằng không biết đấy là tiền của Hưng.

Loan khai từ khi Hưng bị bắt, có nhiều cuộc điện thoại gọi đến với nội dung đe dọa tính mạng của Loan và con trai nếu khai ra việc Hòa chiếm đoạt tiền của Hưng. Loan lo sợ nên làm đơn tố cáo.

Khi bị bắt giam, Hòa nhiều lần gửi thư ra ngoài nhờ các đối tượng, trong đó có Chiến, tìm cách đe dọa để Loan khai lại theo hướng có lợi cho Hòa, nếu không thì thủ tiêu. Chiến nhiều lần gặp bạn gái của Hòa để bàn cách chống đối CQĐT, tìm cách đặt mìn tại nhà riêng của điều tra viên thụ lý vụ án.

Hòa cũng viết thư ra ngoài chỉ đạo Chinh, Lưu, Hoàng phải tìm mọi cách bí mật bắt cóc Loan, bắt viết đơn tố cáo bị điều tra viên bức cung, nhục hình và cho thông cung với Hưng để vu khống làm oan cho Hòa. Nếu Loan chấp nhận sẽ sao thành nhiều bản mang lên các cửa khẩu ở Lạng Sơn hoặc Quảng Ninh gửi cho các cơ quan chức năng và tung tin do điều tra viên đe dọa nên Loan đã trốn sang Trung Quốc.

Mặt khác, trong trại giam, Hòa sẽ tuyệt thực để phản đối. Nếu Loan không chấp thuận thì phải cho Loan “biến mất” mãi mãi. Do lo sợ, Loan đi khỏi địa phương. Dù vậy, các đối tượng vẫn làm theo đúng kế hoạch, giả danh Loan để làm đơn tố cáo bị CQĐT bức cung, nhục hình dẫn đến việc Hòa bị oan.

 Tìm mọi cách hối lộ

Trong thời gian trốn truy nã, Hưng tìm đến Luân để nhờ giải quyết việc Hưng đánh nhau với Trần Đạo Thăng. Luân nói muốn giúp phải đưa 700 triệu đồng. Khi bị bắt giam, Hưng tiếp tục nhờ người chuyển cho Ma Khánh Linh (điều tra viên Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Thái Nguyên) 250 triệu đồng nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án theo hướng Hưng không phạm tội trong vụ đánh nhau với Thăng.
Thứ Sáu, 16/01/2015 | 08:01
Theo NLĐ

Hà Nội: Bệnh tay chân miệng 'tấn công' 36 trẻ

(VTC News) - Trong nửa tháng 1/2015, Hà Nội đã xuất hiện 5 ổ dịch tay chân miệng tại hơn 10 quận, huyện với 36 trường hợp mắc.

Trong đó, đặc biệt lưu ý ổ dịch tay chân miệng tại quận Bắc Từ Liêm có 6 bệnh nhân mắc, cho thấy nguy cơ lây lan là rất cao.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Bệnh tay - chân - miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

Hà Nội: Bệnh tay chân miệng 'tấn công' 36 trẻ

Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Để phòng bệnh cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:

1.Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
Thứ Sáu, 16/01/2015 | 09:54

Bác sĩ lạm kê, bệnh nhân khốn đốn

THÁI HÀ-07:48 16/01/2015
Các kết quả chẩn đoán và xét nghiệm đều ghi “bình thường” nhưng sau đó bệnh nhân nhận “trát” mắc bệnh. Bệnh nhân nữ nhưng được bác sĩ “phán” bị bệnh tuyến tiền liệt chỉ có ở đàn ông. Thuốc có trong danh mục bảo hiểm y tế nhưng bác sĩ vẫn kê thêm toa để người bệnh ra ngoài mua...

Bác sĩ lạm kê, bệnh nhân khốn đốn
Một bệnh nhân kêu trời vì không có bệnh nhưng vẫn được bác sĩ kê toa 6 loại thuốc có giá gần 700 nghìn đồng. Ảnh: N.D
Lạm kê toa thuốc với người bệnh là cách mà một số bác sĩ ở Khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115 TP. HCM đang làm khiến người bệnh oằn vai.
Bệnh từ không thành... có
Trong đợt kiểm tra bệnh định kỳ tại Khoa Khám bệnh, BV Nhân dân 115 vào ngày 4/12/2014, chị Tạ Thị K. T, 36 tuổi, ở Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, TP. HCM được bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, quyền Trưởng khoa chỉ định chụp X- quang xoang mũi. Kết quả từ chụp X- quang cho thấy “không có bất thường về xoang mũi”.
Tuy nhiên, sau đó chị T. được bác sĩ Hải chẩn đoán “viêm xoang cấp” kèm “thiểu năng tuần hoàn não”.
Sau đó, chị T. được vị này kê đơn với 5 loại thuốc, trong đó có cả thuốc kháng sinh. Chị Võ Thị T.V, 40 tuổi ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cũng chung tình trạng. Ngày 11/12, chị V. thấy đau đầu nên lên đây thăm khám. Chị V. cũng được cho chụp X - quang xoang mũi.
Kết quả bình thường nhưng sau đó, chị V. được bác sĩ Hải chẩn đoán “viêm xoang cấp” và kê toa thuốc 5 loại trong đó có thuốc kháng sinh Cefonova 200mg. Chị Đỗ T.H. 41 tuổi ở Bến Tre cũng bất ngờ “bị bệnh” viêm xoang cấp dù kết quả chụp X- quang xoang đều bình thường. Ngoài kê toa có kháng sinh ra, bác sĩ Hải còn kê thêm 30 viên thuốc Pgisycap- dạng đông trùng hạ thảo.
Không chỉ ở bệnh nhân chụp X-quang xoang bình thường thành có bệnh, nhiều người khác có kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu bình thường đều bị phán “nhiễm trùng tiểu”. Chị Nguyễn Thị B.L, 42 tuổi ở quận 5, TP. HCM có kết quả bình thường nhưng sau đó, kết quả ghi trong toa thuốc là “nhiễm trùng tiểu”.
Tình trạng biến không thành có diễn ra ở bệnh nhân Phan Th.X 59 tuổi, Trần Th.B, 70 tuổi, Nguyễn Th. A, 64 tuổi hay Nguyễn Th. Tr... Tất cả những người này đều có kết quả xét nghiệm bình thường, nằm trong chỉ số cho phép nhưng khi chẩn đoán để kê toa thuốc đều được bác sĩ Hải ghi “nhiễm trùng tiểu”. Trong các đơn thuốc mà bệnh nhân này mua đều có ít nhất một loại kháng sinh và cả thuốc đông trùng hạ thảo.
Bi hài hơn là bà Võ Thị H. 60 tuổi khi đến Khoa khám bệnh để khám, ngoài được chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp cấp, còn được bác sĩ ở đây “dí” thêm bệnh: tăng sản tuyến tiền liệt dù bệnh này chỉ mắc ở nam giới.
Ngoài bà H. chị Trần Thị Thu Th. 36 tuổi khi đến khám nơi đây vào cuối năm 2014 cũng được bác sĩ Hải chẩn đoán “tăng sản tuyến tiền liệt kèm tăng lipid máu”. Hai bệnh nhân này, sau đó cũng nhận được hai toa thuốc với nhiều loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê cho.

Một nữ bệnh nhân “bị” chẩn đoán “tăng sản tuyến tiền liệt” và được kê toa thuốc. Ảnh: N.D
“Lạm kê” tràn lan
Hầu hết bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện này đều được bác sĩ thẳng tay kê thuốc kháng sinh. Theo tìm hiểu của phóng viênchỉ trong một buổi khám cho 23 bệnh nhân, riêng bác sĩ Nguyễn Thanh Hải đã kê toa có kháng sinh cho 10 người.

Trung bình cứ hơn 2 người vào khám thì một người được kê toa có thuốc kháng sinh. Số tiền mà 10 người bệnh phải bỏ ra là hơn 4 triệu đồng cho một loại thuôc kháng sinh. Đơn cử trong 4 tiếng buổi sáng ngày 18/9, chỉ riêng tại phòng khám của bác sĩ Hải khám cho 21 người thì có 6 người phải uống kháng sinh đắt tiền, với chi phí gần 2 triệu đồng.
Hay như sáng ngày 22/8/2014 khám 23 người thì có 15 người được kê các loại kháng sinh. Điều này cho thấy bình quân cứ 3 người vào đây khám, có 2 người phải uống kháng sinh.
Không chỉ kháng sinh, trong 23 ca khám ngày 5/9/2014, bác sĩ này kê 8 toa có thuốc đông trùng hạ thảo với giá gần 2,6 triệu đồng. Và những ngày trong năm 2014, số thuốc này vẫn dày đặc trong các toa thuốc được bác sĩ kê.
Theo điều tra của chúng tôi, bình quân một ngày tại riêng phòng khám của bác sĩ này số thuốc kháng sinh và thuốc đông trùng hạ thảo được kê toa gần 20 triệu đồng. Những thuốc này, theo các trình dược viên đều được chiết khấu hoa hồng từ 10-20%.
Không chỉ kê toa lạm dụng, tại Khoa Khám bệnh hàng loạt bệnh nhân được kê 2 toa thuốc, một toa thuốc do bảo hiểm y tế cấp (bệnh nhân chỉ trả 25-30%) và kèm một toa mua ở ngoài.
Các bác sĩ nơi đây cho biết, nhiều loại thuốc diện bảo hiểm y tế trong bệnh viện đều có nhưng không hiểu sao vẫn có bác sĩ kê toa để bệnh nhân ra mua ở nhà thuốc.
Ngày 15/12/2014, bệnh nhân Nguyễn T.Tr, 57 tuổi ở Phú Yên vào đây khám diện bảo hiểm y tế vượt tuyến, được bác sĩ Hải kê cho 2 toa thuốc gồm thuốc bảo hiểm y tế với 4 loại thuốc và một toa riêng để bệnh nhân mua ngoài.
Toa thuốc bảo hiểm y tế có 4 loại thuốc gồm: Concor 2,5mg, hoạt chất bisoprolo; Donox 30mg, tên hoạt chất Isosorbid; Lipotatin 20mg, hoạt chất Atorvastatin và Dogmatail. Cả 4 loại thuốc này đều kê 17 viên và ông Tr. chỉ trả 25%.
Trong khi đó, trong một đơn thuốc khác mua ở ngoài, bác sĩ kê 5 loại thuốc thì có 4 loại trùng hoạt chất và tác dụng như thuốc bảo hiểm y tế và để bệnh nhân mua ở nhà thuốc.
Một loại thuốc không trùng là bổ gan Esliver, trong khi thuốc này ở bảo hiểm y tế vẫn có để thay thế. Điều đáng nói là đơn thuốc bệnh nhân mua mỗi loại được kê 30-60 viên, với số tiền lên đến cả triệu đồng khiến bệnh nhân oằn vai mua thuốc.
Hay như bệnh nhân Nguyễn Đ.H, Nguyễn Th.H và Tân P.H. đều đến đây khám bảo hiểm y tế. Sau khám ngoài toa thuốc được lãnh theo bảo hiểm y tế, bác sĩ Hải còn kê toa mua thêm ngoài nhiều loại thuốc đông trùng hạ thảo và Esliver với số lượng hàng trăm viên.
Một bác sĩ công tác ở một bệnh viện công lớn tại TP. HCM cho biết, là một bác sĩ khi các kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân không có bệnh mà kê thuốc là sai hoàn toàn, kê cả kháng sinh lại càng sai.
“Trong lĩnh vực y, ai cũng nắm Việt Nam là nước đầu bảng về lạm dụng kháng sinh và kháng thuốc cao. Vậy mà kê toa tràn lan, lạm dụng là không thể chấp nhận. Ở đây phải tìm hiểu xem, việc lạm kê toa như vậy là vì mục đích gì. Có vì bệnh của người bệnh không hay là vì hãng dược chi “hoa hồng”- bác sĩ này phân tích.
Một chuyên gia dược học tại TP. HCM cho rằng, theo quy định của Bộ Y tế tất cả các toa thuốc đều được đưa ra hội đồng bệnh viện để “bình toa” xem kê thuốc có lạm dụng không? Bác sĩ kê toa theo tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại như thế nào?
“Nếu lạm dụng kê toa nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ đắt tiền trong khi bệnh không cần thiết không chỉ làm bệnh nhân mất tiền mà còn góp phần gia tăng tỷ lệ kháng thuốc cho người bệnh”- dược sĩ này phân tích.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo BV Nhân dân 115 cho biết chưa nắm vụ việc và sẽ làm việc với phóng viên sau.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thừa nhận có tình trạng bác sĩ lạm dụng kê đơn thuốc tại nhiều bệnh viện. Trước tình trạng đó Bộ Y tế đã ban hành nhiều quy định để hạn chế điều này.
Với những trường hợp bị nghi ngờ lạm dụng kê đơn thuốc đã có hội đồng bình thuốc, bình bệnh án, hội đồng khoa học của bệnh viện xem xét và đánh giá, xử lý theo quy chế của Bộ đã ban hành.
Thuốc vào bảo hiểm y tế cũng có “hoa hồng”
Một trình dược viên giới thiệu kháng sinh Cetamet 500mg, loại thuốc được bác sĩ ở Khoa Khám bệnh, BV 115 kê toa tràn lan cho biết giá một viên hơn 18 nghìn đồng.
Một bác sĩ trao đổi với trình dược viên này về chiết khấu thì người giới thiệu thuốc nói thẳng: “hoa hồng” cho bác sĩ kê toa là 30%”. Khi tôi gọi điện trao đổi với một trình dược viên tên Vy, ở công ty dược Davi...có trụ sở ở tỉnh Bình Dương, hỏi về chiết khấu cho một trong số thuốc điều trị nội thần kinh, người này cho biết thuốc của công ty vào bệnh viện giá 8,9 nghìn viên.
“Thuốc này một hộp 30 viên giá 267 ngàn đồng. Bên công ty em chiết khấu 10%, cuối tháng em tổng kết ở nhà thuốc và đầu tháng em gửi phí cho bác sĩ”- Vy nói.
Theo Báo Tiền Phong

Báo Trung Quốc tố Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang câu kết chống chế độ

RFI-Anh Vũ
Ngày 15-01-2015 15:21
media
Hai cựu lãnh đạo Trung Quốc Zhou Yongkang (Chu Vĩnh Khang) (trái) et Bo Xilai (Bạc Hy Lai). Ảnh Reuters

Báo chí chính thống Trung Quốc hôm nay, 15/01/2015, nêu đích danh mối liên hệ giữa Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, gọi hai cựu lãnh đạo cao cấp bị thất sủng này là « phe nhóm » thách thức chính quyền Cộng sản.

Trong các sự kiện Bạc Hy Lai bị hạ bệ và lĩnh án tù chung thân rồi đến lượt Chu Vĩnh Khang rơi vào tầm ngắm điều tra và bị chính thức bắt giữ đầu năm nay, giới quan sát độc lập đã nói tới mối liên hệ giữa hai cựu ủy viên Bộ chính trị này của đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng đây là lần đầu tiên báo chí chính thức Trung Quốc nêu rõ mối liên kết chống lại chế độ của hai cựu lãnh đạo.

Nhật báo China-Daily dẫn lại bài viết dài đăng trên tuần báo Phoenix TV, một tập đoàn truyền thông đặt trụ sở tại Hồng Kông chịu nhiều ảnh hưởng của chính quyền trung ương, kể lại trong một cuộc gặp gỡ tại thành phố Trùng Khánh, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã thống nhất với nhau là chính sách cải cách, mở cửa của Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng cần phải được « điều chỉnh » lại, đồng thời nhất trí sẽ cùng « đóng vai trò chính » trong việc này.

Sau khi vô hiệu hóa được Bạc Hy Lai bằng bản án tù chung thân hồi tháng 9 năm 2013, đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tấn công vào Chu Vĩnh Khang. Việc xử lý cựu bộ trưởng Công An, Ủy viên thường trực Bộ chính trị, được tiến hành theo từng bước, được cho là do sự tính toán của ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Ban đầu là chặt hết vây cánh cũ bằng việc bắt giữ xét xử hàng loạt những nhân vật thân cận với ông Chu trong giới quan chức cao cấp cũng như trong giới kinh doanh. Cuối cùng, đối với Chu Vĩnh Khang là thông báo điều tra, khai trừ khỏi đảng, bắt giữ và chuẩn bị đưa ra xét xử.

Lúc này là thời điểm truyền thông chuẩn bị dư luận dọn đường cho phiên tòa sắp tới. Hồi tháng 12 năm 2014, Nhân dân Nhật báo, tờ báo đảng đã trực tiếp so sánh Chu Vĩnh Khang với "những kẻ phản bội" trong đảng. Các chuyên gia độc lập cho rằng có thể Chu Vĩnh khang sẽ phải đối mặt với bản án còn nặng hơn Bạc Hy Lai.

Cả hai vụ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đều được chính quyền Bắc Kinh đặt trong khuôn khổ cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động. Nhưng giới quan sát nhìn thấy đằng sau chiến dịch « diệt hổ » này là một cuộc thanh lọc nội bộ khốc liệt trong đảng.

Tham quan Trung Quốc ‘giao dịch’ trong đền chùa

 Ngọc Như - Thứ Năm, ngày 15/1/2015 - 12:14
(PLO)- Ngày 13-1, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã đóng cửa một câu lạc bộ nằm trong ngôi đền Songzhu và Zhizhu gần Tử Cấm Thành. Đây là những nơi gặp mặt bí mật của các tham quan Trung Quốc.
Theo thông tin của Tân Hoa Xã, các câu lạc bộ tư nhân đã bị cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng quy định cấm xây dựng câu lạc bộ tư nhân trong những địa danh lịch sử”. 
Những câu lạc bộ này đã trở thành mục tiêu trong chiến dịch chống tham nhũng của chủ tịch nước Tập Cận Bình. Theo báo giới, các tham quan giàu có và quyền lực Trung Quốc thường gặp mặt tại những đại điểm này để đảm bảo bí mật. Hãng tin Tân Hoa Xã còn mạnh mẽ chỉ trích các cơ sở này là “đáng kinh tởm”.

Nhân viên bảo vệ của câu lạc bộ bên trong đền Shongzhu (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Vào 18-12-2014, một cư dân sống ở vùng lân cận gần 2 ngôi đền cho biết đã nhiều năm qua ông đã thấy những chiếc xe hơi mang biển số quân sự đi ra từ cổng SFC, mà hiếm khi những người bình thường được vào.
Tân Hoa Xã nói rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ xử lý nghiêm những cá nhân và các cơ quan quản lý đã cho phép các doanh nghiệp bất hợp pháp hoạt động trong đền chùa.
Mặc dù báo cáo không nêu danh tính của câu lạc bộ tư nhân đó, người dân đặt biệt danh cho nó là “khoảng sân nổi tiếng” Shongzhu (SFC). Câu lạc bộ này đã chiếm dụng ngôi đền Shongzhu cũng như khu vực phía bắc của đền Zhizhu. 
Trong khi đó, nhà hàng Temple Restaurant Beijing (TRB) cũng đã chiếm dụng nhiều diện tích của đền Zhizhu để hoạt động. Đáng chú ý hơn, nhà hàng có công ty mẹ tại Hong Kong này còn được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp bởi chính quyền địa phương.
Theo Tân Hoa Xã, chính quyền Bắc Kinh mới đây đã gửi một nhóm thanh tra gồm nhiều ban ngành để điều tra và “thu thập chứng cứ” ngay tại hiện trường, phát hiện ra nhiều sai sót nghiêm trọng của cơ quan quản lý thành phố Bắc Kinh.
Ngọc Như

Khoảng đời không thể quên

 Nguyễn Nguyệt, Houston TX 2015-01-14
000_APH2002010775969.jpgNgười dân trên mảnh đất khô cằn-AFP photo
Làm sao quên được trong đời mình với những nỗi niềm hạnh phúc hay nỗi đau mà chúng ta đã gặp.
Tuổi trẻ của mỗi con người sống trong hoàn cảnh đất nước thanh bình hay khói lửa chiến tranh, những dấu ấn còn lưu mãi trong tâm không bao giờ phai nhạt.
Tôi người con gái trung du miền trung tổ quốc. Lớn lên giữa núi đồi chập chùng, ruộng lúa bậc thang, cây trái bốn mùa. Mùa hè nóng oi nồng, hắt vào mặt nóng bưng theo cơn gió Lào lùa về liên miên sạm cháy da người, mùa thu lá vẫn xanh, trái cây đủ loại, chim chóc líu lo, mùa xuân hoa nở tưng bừng, nhà nào cũng trồng vài ba cây mai trước sân nhà, hoa nở vàng sánh, những đàn bướm đủ sắc màu bay la đà trên những cánh hoa khoe sắc, những giàn mướp đưa hương thơm ngát, khói bếp toả trắng trên những nóc nhà tranh yên bình chi lạ.
Còn mùa đông ảm đạm thê lương, mưa tầm tã cả nửa tháng trời không dứt. Ngoài đồng ruộng ếch nhái ca vang, đêm đêm tiếng nỉ non của các chú dế gọi bạn tình không ngớt, trời lạnh thê lương chăn chiếu thiếu hụt, nếu được nằm với mẹ cùng em trên cái chõng tre thì ấm biết mấy, ở dưới chõng là nồi than hồng hực đỏ
Ấm mê tơi, tuổi thơ sống trong thanh bình của thập niên sáu mươi, biết bao nhiêu điều kỳ thú chung quanh.
Như trèo bắt chim trên ngọn cây hay các lổ hóc của các cây to chim tu hú làm tổ đẻ trứng , nở ra con, đi sông theo cha theo anh để tắm , bắt cá thả lưới giăng câu…, bắt ốc. Đến mùa đông khi ruộng đã rục hết rạ là đi nhủi cá, cua, cắm phỏ, đi câu cá tràu ở ruộng thật thú vị hết biết. Còn mùa thu thì trái cây đầy vườn, mít chín chỉ cần có gió mạnh lên một tý là nghe thơm cả khu vườn mùi mít ướt chín rụng.
Ôi đủ thứ để mà thích thú với cái tuổi thiếu niên nơi miền quê sơn cước. Thiên nhiên hấp dẫn cực kỳ. Tôi nhớ những đêm trăng sáng đạp lúa ngoài sân, bầy trâu hì hục đi vòng quanh, tiếng cười đùa của các chú thiếm đi gặt , gánh lúa bó về , chờ cho mau tan để lấy lúa đổ từng đống sau khi quạt xong bỏ những lúa lép.Tôi chờ mẹ cho ăn cháo đường đến khuya không thể tưởng, mẹ bảo con đi ngủ đi mẹ để dành cho 1 chén, nhưng tôi không muốn mà ngồi đợi , để nhìn ngoài sân rôm rả reo hò theo nhịp đi của bầy trâu,có khi mấy chú la ó lên bảo mấy cô đem cái gàu bằng mo cau chằm có cái cán dài đưa vào đít con trâu để hứng nứơc đái.Mấy chú chọc các cô cười đến nổi tay không cầm nổi mo đài làm đổ nước đái trâu ra đống rơm còn đang lúa. thế là trận cười bể tung, tý tý mấy cô cười vang vì mấy chú kể chuyện tiếu lâm dân gian không ai mà không cười, đến cả cha tôi cũng cười vì ông là người nghiêm trang đứng đắn (Cái chức lý trưởng… còn ở trong ông chưa phai nhoà)…Còn mẹ tôi lui cui trong bếp chụm lửa cũng cười phì …Có những lúc đêm không trăng  đạp lúa , các chú làm những cái đuốc cắm bốn góc sân sáng toả.Chúng tôi thích nhất là đi bắt rầy ăn lá dâu cơm, lá quế lá lật mấc…Những con rầy được rang với chút dầu phụng bỏ vài hột muối sống là ngon thơm lừng.
Còn muà xuân thì chúng tôi đi đào dế ở các khu đất sắp đánh vồng trồng khoai lang…, dế ngon tuyệt , có khi để đá với nhau quyết liệt…Còn sắp sang thu gió lộng chúng tôi theo các anh thả dều , những cánh diều bay cao vút trên không trung còn tý xíu…
Thế mà chiến tranh bùng nổ lan tràn trên mảnh đất thân yêu . Vào năm 1964 tiếng súng xa xa vọng về từng tiếng một rời rạc, rồi gần dần những tháng sau . đầu muà xuân năm tỵ 1965 bên kia là cổng ấp được bà con trong thôn chặt  nhành gai tre nẹp lại từng miếng rào thành luỹ riêng từng thôn , ban ngày có thể mở cổng để bà con ra sinh hoạt trồng trọt cấy cày.Một hôm ngoài đường cái vang lên tiếng xung phong của mấy chú lính điạ phương quân, nhân dân tự vệ… chạy thật nhanh về phiá cổng ấp , có nhiều tiếng súng nổ. Tôi cùng các bạn hàng xóm chạy theo lên đến dốc bà Khương có mấy chú lính đang bắn trả lại tiếng súng bên kia đồi Động Sinh. Chúng tôi chẳng biết chi hơn tưởng như mấy lần theo các chú đi bắn chim bằng khẩu súng calipdu , cabin ,những vỏ đạn có màu xanh biếc to như ống ngoáy trầu của bà ngoại, cái đít vỏ đạn bằng đồng sáng vàng ánh. Chúng tôi lượm về như cái của quý  để chơi bán hàng.
Các chú lính thấy bọn trẻ chúng tôi chạy theo để lượm vỏ đạn, mà hôm nay vỏ đạn bằng đồng to bằng ngón tay, giống như cái độc bình cắm hoa thật dễ thương sáng rực, nóng hổi vì các chú vừa bắn ra là tụi nhỏ chúng tôi lượm, các chú la  bảo các cháu về đi , nguy hiểm , bên kia cọng sản bắn qua là chết đó… chúng tôi  ôm vỏ đạn trong áo chạy về nhà, giấu kỷ không dám đem ra sợ cha mẹ biết được sẽ bị đòn chứ chẳng chơi.
Thế là cha với anh tôi đào hầm đất ngay giữa cái nhà ngang , hầm sâu hoắm, có ngách 2 bên hình chữ T, bên trên cha lót ván, cây đà rồi đổ đất cho dày để tránh đạn pháo kích…
Đêm đêm khi nghe tiếng pháo, chó sủa … là mẹ tôi lôi chúng tôi dậy để xuống hầm núp. Lúc đó tôi chừng mười tuổi, còn cha anh chị cả đều đã đi xuống quận để ngủ, không dám ở nhà, sợ mấy ông VC bắt. Chỉ còn mẹ và chị kế tôi với đứa em út . Đang ngủ ngon giấc bị lôi dậy thì bực mình làm sao, nhưng mẹ bảo là phải nghe theo. Tội cho mẹ tôi bà sợ run cầm cập, ánh hoả châu sáng rực chiếu vào khuôn mặt mẹ sợ hãi, mẹ mét xanh tay run run bồng em,tay kia dắt tôi xuống hầm.Mùi đất sét hôi ngột ngạt làm tôi ho ., mẹ bảo con đừng ho, nín đi con ,chó sủa đó ho CS họ biết xuống bắt (Trong thâm tâm mẹ tôi sợ VC nghi có lính ở dưới hầm rồi tông lưụ đạn), nhưng nín ho thì càng ho hơn.Tôi không chiụ nổi cái mùi của đất ẩm ướt cọng với mùi mốc thiếu ánh nắng mặt trời, bốn mẹ con ngồi im không đèn tối mịt, chờ cho hết tiếng chó sủa hết tiếng súng hay hết tiếng chân đi ngoài sau hè rồi mẹ mới cho lên mà ngủ.Thế đó cứ lập đi lập lại hoài trong mấy năm.
Càng ngày chiến tranh càng tăng , tiếng pháo kích cả ban ngày, trường học găm đầy mãnh, Quận chỉ còn có bốn xã mà thôi, dân tản cư về ở đầy trong thôn an ninh , được Mỹ viện trợ lương thực và nhà ở theo khu định cư.
Máy bay C123 chở lương thực quân đội và viện trợ cho dân, ngày nào cũng bay và hạ cánh xuống huyện lỵ, cái sân bay dài ngoằn dọc theo cái thị trấn ,lính Mỹ tràn về bảo vệ. Lâu lâu có đoàn xe thiếc giáp mở đường từ Tam Kỳ lên Tiên Phước. Chúng tôi chạy ra ngỏ nhìn đoàn xe tăng hì hục bò ,con đường cái quan sỏi đá tung lên trong buị mờ ngút khói…
Nhà nào cũng ăn gạo hột dài cả bao 50ký, ôi cái hột gạo trắng tinh, nấu ăn thơm lừng , dẽo như xôi , bọn nhỏ chúng tôi ăn cơm gạo viện trợ rất thích , chan nước mắm trộn với dầu xà lách thì ăn quên thôi. Nhưng cha mẹ chúng tôi lo lắng vô cùng vì chiến tranh sẽ khốc liệt hơn,mất mát không tránh khỏi…
Tết mậu thân năm 1968. Anh T tôi bị CS bắt đi, khi anh ngủ ở nhà người bạn học hàng xóm.CS chỉ bắt anh tôi còn anh bạn họ không bắt, họ nói anh tôi là học sinh Việt Quốc, lúc đó anh mới 16 tuổi.Đúng là đêm mồng ba tết, gia đình tôi đau khổ tột cùng, cha mẹ tôi không ăn uống chi cả, Cha là đàn ông nổi lo ở trong lòng tột độ nhưng bên ngoài tỏ vẽ vững tâm , còn mẹ tôi nước mắt đầm đià.Hình như đêm nào bà cũng khóc. Nhớ thương con và nhất là sợ tính mạng anh tôi trong vòng lao lý ở rừng sâu nước độc…
Cha tôi biết là anh tôi đã chết vì không chiụ nổi cực hình trong tù CS , thiếu ăn , đói lạnh , sốt rét và hành hạ. Anh chiụ đựng được sáu tháng tù cay nghiệt. Theo lời kể của người tù ở cùng chổ với anh mà họ đã chiụ đựng hơn 2 năm trở về. Cha nói với ông ấy đừng cho mẹ tôi biết.Mà hãy nói anh tôi mạnh khoẻ , chừng ít tháng nữa họ sẽ trả về.Xin bà đừng lo lắng mà sinh bệnh. Mẹ tôi cứ thế mà trông chờ hình bóng người con trai yêu quý của bà sẽ về .
Còn tôi , tôi nhớ anh tôi da diết , tôi cứ mơ thấy anh về trong những giấc chiêm bao. Anh T tôi có tài sáng tác nhạc, anh nhờ tôi lấy bút chì kẻ năm dòng kẻ trên vở để anh sáng tác, anh hướng dẫn thanh niên trong thôn tập văn nghệ, kịch thơ do anh tự biên, kể cả múa sạp… Thanh niên trong thôn phục anh tôi sát đất. Anh nghiêm khắc khi tập văn nghệ ,có anh chị nào cười là anh la . Những lần tập xong là được huyện tổ chức thi , đội văn nghệ của anh tôi được giải nhất. Tôi nhớ như in là các anh thồ về bốn bao gạo , và 1000 đồng tiền thưởng. Thế là các anh chị chia nhau vui vẻ.
Có lần anh nhờ tôi thêu ở túi áo đen trên ngực chữ July bằng chỉ đỏ, có lẻ đó là tên tài tử nào nước ngoài. Tôi nhớ chiều chiều trước khi anh đi xuống huyện ngủ, anh ôm cây đàn ngồi ở cục đá đầu sân vừa đàn vừa hát, hay anh thổi sáo nghe sầu não nuột. Lúc đó anh mới học lớp đệ tứ (Lớp9). Cũng có khi anh ôm cái radio hiệu sony mà nghe giọng ngâm thơ của NS Trần Thị Tuyết ngoài Bắc . anh gắn cái dây nghe vào lổ tai để một mình thưởng thức vì anh sợ cha tôi la là nghe đài bắc việt.
Tôi ân hận suốt đời là có lần anh tôi bắt con cá tràu trong hủ của tôi nuôi để nướng, tôi không cho khóc om sòm anh đành thả lại vào cái chum đầy cá tràu nhốn nháo, Sao tôi ích kỷ  , với anh tôi thế ? vì hồi đó tôi bắt cá để xem hơn là thích ăn. Bao năm trời mất anh là bao năm thương nhớ ngút ngàn, tôi nhớ năm lụt 1964 anh cõng tôi băng qua những đám ruộng ngập nước như biển , không thấy bờ để đến cánh rừng trên đồi động sinh trú lụt.nhớ anh dẫn tôi đi giăng câu nơi sông vực tròn, bày cho tôi biết bơi… những con cá lấu mắc câu nhún nhảy ngoằn ngèo trên đoạn dài dây cước…kể cả đi bắt cá xáng lưụ đạn ở sông vực dài, mấy chú lính địa phương, hễ nghe cái đùng là anh em tôi chạy bay tóc trán cho kịp bơi ra xa bợ mấy con cá niên cá gáy đang ngoi ngóp nổi lên mặt nước. Có khi tôi chỉ lặn gần bờ lượm những con cá mương trắng tinh nằm sắp lớp trên mặt cát.Còn anh bơi ra xa ôm từng con cá bự quăng vào bờ cho tôi chạy lên bià sông bẻ cây xỏ vào mang chúng thành từng xâu đem về lấy thành tích với mẹ…Tôi rất nhiều kỷ niệm với anh T tôi cả cuộc đời đem theo cho đến lúc chết.Chiến tranh lấy đi con người và của cải . Tan thương tràn ngập,  bạn học của anh T tôi năm Mậu Thân Việt cọng không bắt nhưng đến năm sau anh đi xe đạp xuống Tam Kỳ để học Đệ tam thì bị CS bắt, rồi anh ấy cũng chết ở trại tù như anh tôi, anh ấy chiụ đựng có hai tháng mà thôi. Còn trong thôn xóm tôi nhiều người bị bắt đi kể cả thầy giáo dạy tiểu học của tôi không bao giờ trở về. Các chú lính chết và bị thương rất nhiều , để lại người vợ hiền ôm đàn con thơ lãnh tiền tử tuất.
Năm 1972 cả quận Tiên Phước chúng tôi bị Việt cọng chiếm đóng sau khi quân đội HK rút về nước, gia đình chúng tôi chạy xuống tỉnh để lánh nạn. Gần nửa năm thì quân đội quốc gia đánh lấy lại quê hương, khi trở về thì nhà tan cửa nát, vườn tượt trụi lá những hố bom hố pháo sâu hoắm, con chó Ky không chạy theo được ở lại. Khi cha mẹ cùng chúng tôi vừa về , nó ở phiá sau vườn chạy nhào tới nhảy chồm lên cha tôi mà ủn oẳng hít hít như rơm rớm nước mắt, Nó không ốm mà mập to lên, lông ngã màu sậm chứ không óng vàng như xưa, mình nó hôi mùi xác chết ám. Chắc có lẻ nó ăn xác người chết nên chi như thế.
Dù nó hôi thúi nhưng tôi cũng ôm nó vì cảm động vô biên. Còn mẹ tôi ngồi một mình trên đống gạch đổ nát, bà khóc rấm rức, khóc nhiều hơn bao giờ hết, khóc thương về anh T tôi nữa sao không thấy về.Sao đời cha mẹ tôi cực khổ nhiều đến thế nhỉ. Thời pháp thuộc bị Pháp thả bom xăng nhà thiêu rụi may mà chạy ra hầm trốn kịp, thời quốc gia thanh bình chưa được bao nhiêu thì hai miền đánh nhau, nồi da xáo thịt.
Các con nhìn cha mẹ trong cảnh nầy lòng đau như cắt.
Thế đó mà cha mẹ vẫn kiên cường để nuôi bầy con ăn học, mẹ lúc nào cũng hy vọng một ngày anh tôi trở về, bà cứ chiêm bao thấy anh mãi, còn cha tôi mổi ngày một gầy đi. Ông hút thuốc nhiều hơn và uống rượu cũng nhiều hơn để quên đi nổi đau thời cuộc và quên đi hình bóng đứa con trai vô tội mà bị bắt vô lý. Tôi năm ấy học lớp 10 ở Tam Kỳ, cơm đùm gạo gói đi xe đạp cả 24 km xuống ở trọ để học. Cha thương con chở luá cả chục bao để phòng khi chiến tranh không tiếp tế được cho tôi có mà ăn học, còn củi thì cha chở xuống ba bốn chục bó, chất đầy trong hẻm nhà thuê. Tuổi mười sáu mười bảy đẹp nhất một thời , nhiều anh SV , Sĩ quan tới tán, nhưng tôi sợ cha với anh bốn tôi biết được thì bị la, nên chi tôi không dám tiếp .
Anh bốn tôi lúc bấy giờ đang nhập ngủ mới ra trường, gắn lon thiếu uý, phơi phới với bộ đô quân phục oai phong lẩm liệt nhiều nữ sinh thích. Nhưng anh tôi thì luôn cấm tôi không đươc quen với bất cứ ai, để tâm mà học.Cha với anh tôi bắt tôi học ban A vì mong tôi sau nầy sẽ là bác sĩ nhưng trong lòng tôi luôn khao khát trở thành cô giáo dạy văn cho các em học sinh , hay sau nầy trở thành nhà văn hơn là bác sĩ ở cạnh bệnh nhân…
Năm 1975 đất nước thuộc về Bắc Việt thắng trận, khi quốc gia đơn phương chống cự được gần bốn năm trời không có được hậu thuẩn tiếp viện của đồng minh phương tây. Còn quân đội bắc việt nhờ Liên sô và Trung cọng viện trợ. Cái thua cuộc hình như đã báo trước được vận mệnh quốc gia.
Chúng tôi đang học ở nhà trường , giấc mơ đang đẹp bỗng tan thành mây khói. Tức tưởi vì hoài bảo đã không thành , giấc mơ ngưỡng cửa đời sinh viên không còn nữa. Chúng tôi phải trở về quê đi lao động, để xây đựng chủ nghĩa xã hội, sống với tem phiếu, với lao động công điểm. ruộng đất vào hợp tác xã, Ruộng cha mẹ tôi cấy luá hai mùa, ruộng sâu bùn tốt nhiều đám liên canh nay bị phân chia có vài đám ruộng cạn chó iả. cấy một mùa, gặp nắng thì nứt nẻ như bàn cờ cây lúa khô vàng héo hắt. còn chị em chúng tôi lo mà tập cấy tập nhổ mộng cuốc đất trồng khoai , đi gặt .Lúc nào cũng bị điểm thấp nhất trong đội. Tôi sợ nhất là đi cấy, ruộng lúc bấy giờ điã ơi là điã , nó bu như đeo kiềng ở hai ống chân, nó cắn chảy máu loang trên mặt nước, hễ có vết lủng là cả đống con bu lại mà hút máu. Tôi sợ đến xiủ ngay tại ruộng đang cấy, mấy thiếm diù tôi lên bờ quạt cho tôi tỉnh lại…
Vì lý lịch ba đời xấu hoắc(Đen thui) nên chi chúng tôi chỉ có lao động mà thôi, không xin vào làm việc như các bạn tôi có lý lịch trong sạch.
Cha mẹ tôi đau đớn hơn bao giờ hết, gánh nặng đổ trên đầu như mang cục lửa.Anh bốn H tôi không biết đi cải tạo nơi đâu, trại tù nào nghe nói cha với chị Ả cũng đến tìm, Nhưng chẳng thấy. Hồi đó thư từ chưa có liên lạc , mà anh thì đầu hàng ở Quảng Ngãi. Thời gian sau nhiều tháng mới tìm anh được ở tuốt trong rừng sâu huyện Sơn Nham Quãng Ngãi, anh ốm còn xương với da. Cha tôi mừng đã gặp được anh sau gần cả năm đi tìm, cha chạy như bay trên những hòn đá ở dòng sông sơn Nham giữa trưa hè nóng hực, khi về chân cha tôi bị bỏng , lột da rướm máu. Mẹ tôi nấu nước rửa vết bỏng cho cha, nước mắt bà lăn dài trên đôi gò má gầy guộc.
Còn anh T tôi chẳng bao giờ về nữa. Mẹ tôi khóc than từng đêm. nổi đau mất con kéo dài cho đến cuối đời.
Nói về đi thăm nuôi của nhà tôi thì chỉ có tôi mới gánh nổi, vì cha mẹ đã gần bảy mươi tuổi, chị Ả ở nhà làm công điểm, đi chích thuốc  cho dân bệnh kiếm tiền mua đồ thăm anh, em thì nhỏ.  Tháng nào cũng ra thôn rồi xã xin giấy thăm nuôi. Xe cộ  ít ỏi mà người đi thì nhiều, đôi khi đông quá phải đứng một chân như cò, trong thùng xe chen lấn cả ba chục người không còn chổ ngồi,mà xe thường chỉ chở 24 người , nay khoảng 55 người, đường ổ gà, xe lắc lư nghiêng ngã bên ni qua bên tê thấy mà kiếp. Đôi khi bác tài còn cho lên cả trần xe ngồi ôm cái thành khung xe mà nghe tim mình đập tình thịch theo bánh xe lăn.
Thế rồi tôi cũng được xã cho đi học kế toán nông nghiệp cho hợp tác xã.
Tôi làm lớp phó lo đời sống cho học viên , khoá học chỉ có bốn tháng ở Trường Tài Chánh tỉnh ở Tam Kỳ, chúng tôi sống tập thể , ăn  khoai sắn khô cỏng cơm, Hồi đó nhà bếp có những bốn cô nhưng bếp trưởng là cô Mạnh , cô lớn tuổi độ chừng 45, cô thương tôi hay để cơm cháy cho tôi, cũng như những cái mang con cá tráo , cô luột bỏ vài hạt muối để phần khi tôi đi ngang qua cô kêu vào cho ăn, mút mút những chút thịt bu quanh cái xương còn sót lại.
Ăn cơm thì tôi đi từng bàn để chia cơm đựng trong cái thau nhôm, mổi người hơn một chén cơm, nói cơm chứ toàn là khoai  bu vào miếng khoai sắn khô mà cô Mạnh luột cả đêm mới mềm rồi trộn vào nồi cơm xới đều, bọn con trai nó vừa đi vừa lấy đũa gỏ vào cái chén cheng cheng , đến bàn cơm không đầy năm phút là bạn chúng chạy ra giếng rửa chén
Vì có chi đâu mà ngồi ăn lâu nhỉ, chỉ có nước mắm gương, rau muống lụộc , cuối tuần mới có vài con cá tráo  hay cá chuồng,cho 6 đứa.
Tụi học viên con trai cứ lấy cục khoai sắn mà xáng qua lại với nhau ì xèo, làm lớp phó phải la chứ , nên chi các cậu le lưỡi nheo mắt mà dòm vào mắt tôi cười ti hí.Tôi bực cho con bạn Ánh nó hay mượn bàn chải đánh răng của tôi mà chải. Không lẻ không cho nhỉ, nễ quá phải cho chứ thiệt tình khi dùng đánh răng mình phải rửa một chặp mới dám đưa vào miệng. Hồi ấy tôi còn cái bót đánh răng của USA mà chị tôi đem ở trung tâm BĐQ về, tôi giữ để dùng, nó êm ru , mịn màng khi lướt trên những cái răng dễ ghét. Còn kem đánh răng khỏi nói, là anh lực sĩ ngồi lên toát mồ hôi mới ra được một tý cứng ngắt. Kem đánh răng công nghệ cao hết biết, dùng buá đập mới ra một chút khô quánh.Bột giặt không có, dùng bằng xà bông bánh mang màu xóm, hôi mỡ bò chi lạ.Tôi sợ nhất mổi khi đi cầu, cái hố xí lộ thiên ,cả dãy 4 cái, giữa cánh đồng sau trường, mổi khi đi vào là bịt mủi ngậm miệng, khi ra đứng một hồi cho gió bay đi bớt mùi thúi bám trên áo quần, muốn ói mữa, cứ tưởng tượng những con dòi ngoe nguẩy, những con lằn xanh bu … mùi hôi thúi nồng nặc, phân đầy ắp, sau một thời gian là lấy ra trồng rau xanh , vãi ruộngluá nổi bồng bềnh cái thứ thãi ra không dám dòm (Khổ ơi là khổ ) …
Đến hẹn lại lên , tôi về cuối tuần để sắm đồ thăm nuôi, tất cả được chị mua một số như đường bánh, bột bích chi, đậu rang đã được mẹ xay chung với nếp…. cá nướng rồi chiên, gà rô ti. Coi như anh H cải tạo được hưởng thực phẩm cao hơn ở nhà. Ảnh mà có bề gì chắc cha mẹ không sống nổi, vì chỉ còn ảnh là con trai độc nhất. Khi đi tác chiến ở QN về , cha mẹ tôi nhìn ảnh không ra, nên chi cha tôi tuy đã già , ở nông thôn mà ông lặn lội vào bộ tổng tham mưu xin cho anh tôi về dạy học trường quân đội vì cha tôi chỉ còn anh tôi là con trai một
Huống chi bây giờ anh mà có hệ lụy chi thì ông bà chết mất. Hôm ấy đi thăm anh đường quá xa , anh đổi qua cả 9 trại tù , nay là trại Gia Trung , Gia Lai, đường xá xa xôi mà xe cộ không thông suốt như bây giờ, lâu lâu mới có chuyến xe khách, vì thời đó bao cấp, ngăn sông cấm chợ nên chi cái gì cũnghợp tác xã,xe không có xăng để chạy mà chạy bằng than củi, còn xăng để dành cho xe quân đội mà thôi. Đi vào Quảng ngãi, đón xe đi Bình Định , Tối ngủ ngoài bến xe, đầu gối lên ba lô, chân để lên 2 cái xách tổ bố, sợ có ăn trộm thì có nước khóc. Nói ngủ chứ có ngủ được đâu, muỗi vo ve, người nằm la liệt , nói chuyện , hút thút …mùi hôi ở bến xe xông lên mũi nồng nặc, ôi thôi là chán
Đợi 5giờ sáng sắp hàng để mua vé, cũng đứng cẳng cò mà chiụ cho qua cái thời gian trôi đi quá chậm chạp. Xe qua đèo Mang Dang rồi An Khê gió rừng vi vui trong buổi chiều tà, sương khói bay lơ đãng ngang đèo , cảnh vật thơ mộng như một bức tranh , nhưng trong bụng cồn cào đói khát, đến chiều mới tới cây số 19 , tôi với mấy cô Bình Định xuống xe, Mấy cô chắc đi thăm chồng , ai cũng khoẻ mà đồ thăm thì it hơn họ chỉ xách trên tay mà thôi, chắc ở Bình Định đi gần hơn nên mấy cô thuận tiện gởi đồ ăn cho tù.Họ đi nhanh bỏ lại mình tôi. Tôi ì ạch với cả đống hàng, nhất là cả mười mấy hủ bột Bích chi, bột đậu mẹ rang, đường, … nặng ơi là nặng.Mới đội lên đầu cái bao đựng bột  ba lô mang sau lưng, cái cánh tay bên phải ôm xách , đi chừng 100mét thì mồ hôi toát ta nườm nượp, tôi bỏ cái bao trên đầu xuống đất, cả cái xách nữa , để nơi bờ đường chỉ cõng cái ba lô nặng như đá vừa đi vừa ngoảnh lại dòm 2 đống đồ , đi mộtkhoảng chừng 300 mét là tôi để balô xuống, đi ngược lại đội bao hàng và xách bao kia , cứ thế mà làm rồi cũng đến cái nhà cho thân nhân tù ở. Ôi xa tít tắp chừng ba kilômét mà như vạn dặm, con đường phải đi hai lần mệt làm sao mà bụng thì đói meo như con mèo ướt, bị nhà cháy chuột chạy tiêu tan…
Thế là đêm đó nằm nghe chim gỏ kiến gỏ vào cây mồn một , chim cú bay xào xạc, suối reo róc rách và gió rừng vi vu bay vào khung cửa lạnh. Bên kia suối là những dãy nhà dài lợp lá , tiếng kẻng báo đi họp. những ngọn đèn le lói chập chờn ảo nảo trong nhà tù hắt ra ngoài , trong đêm sương mù dày đặc. Tối hôm đó cán bộ thu giấy thăm nuôi và dặn dò vài điều nội quy . Ngày mai đoàn tù đi làm sớm , họ đi thành hàng dài có cán bộ mang súng đi theo , các anh các chú tù nhìn mãi vào trong nhà thăm nuôi có chúng tôi đứng nhìn ra trông buồn làm sao…họ ốm yếu trong bộ đồ tù cũ kỷ, chân mang đôi dép su nặng nề.
Ngày được thăm nuôi là thứ 7 và chủ nhật , ai được thăm thì nguyên ngày đó nghỉ đi lao động, đúng 8 giờ chừng 10 người trong đó có anh H tôi đi sau cùng, tôi nhìn trông bên tê con suối , anh đội cái nón cời nho nhỏ. Hôm thăm nuôi đó anh đưa cho tôi I cái móc len bằng nhôm anh tự mài và cái lượt anh làm thật đẹp , chẳng biết anh lượm cái kim loại ấy ở đâu mà mài thành vật dụng cho em gái để kỷ niệm.
Khi anh vào trại anh đưa bớt đồ cho mấy anh tê xách bớt. Con đường ra về thênh thang phiá trước, nắng mai hoà trong sương mù miền cao nguyên mờ mờ ảo ảo.Gió lành lạnh  hai bên đường hoa lau trắng , uốn lượn theo làn gió xoay chiều , con đường Tù binh làm thật rộng thênh thang , nhiều người đi thăm nói có dấu chân cọp vừa đi tối qua , làm ai nấy nổi da gà. Tôi chạy theo mấy cô cho kịp để ra đón xe về lại quê nhà.
Đứng bên đường trên con dốc dài đổ xuống xa lắc , nhìn lên con dốc ngút ngàn sương mờ , chẳng có chiếc xe đò nào trường tới, lâu lâu có chiếc xe nhà binh hiệu Liên sô chạy qua, chở hàng bịt bùng. Chúng tôi đợi mãi đến hai giờ chiều , bụng đói cồn cào, khi sáng ăn đở cục xôi đi một hồi cục xôi trong bụng bay mất, các cô cũng lo không kém, một tý nghe tiếng ù từ xa vọng về.Chiếc xe ba loa trờ tới, mấy cô đã xông ra đường khi nảy để đón xe, làm như ăn vạ, nên chi chiếc baloa từ từ ngừng ngay bên đường . Anh tài xế hỏi : Mấy cô thiếm về đâu?
Cô nào cũng nói cùng một lúc : Cho tôi về Bình Định, Người Quảng Ngãi , người thì  im lặng mà lo nhảy phóch lên thùng xe, Tôi cũng nhảy lên nhanh như sóc. Ai nấy đều mừng vì đón xe lâuquá không có xe khách mà xe nhà binh thì đâu xin được, may mà có chiếc baloa chạy về không có hàng hoá, chỉ xe không.
Cả chúng tôi mừng rỡ dù ai nấy trong bụng đói meo. Đứng đợi xe giữa con dốc không nhà hiu quạnh thì lấy đâu cũ sắn xin ăn.
Dọc đường các cô thiếm xuống từ từ, chỉ còn tôi với 1 cô , đến Quảng Ngãi thì đã hơn 1 giờ khuya, vì đường xá hư , ổ gà liên tục nên xe chạy chậm , Khỏi thị xã Quảng ngãi cô ấy đập vào hông cabin xin tài xế dừng cho xuống. chỉ còn mình tôi ngồi co ro , nghe cái bụng sôi từng hồi. Dù chúng tôi đã được nhà xe cho xuống để đi vệ sinh , nhưng chẳng có quán xá nào ăn uống như bây giờ, vì nền kinh tế hợp tác xã, chủ yếu nông nghiệp không tự do buôn bán.Tôi nằm thiu  thiu ngủ , nghe tiếng mở cửa hông chổ cabin buồng lái lên thùng xe, ánh trăng chiếu mờ mờ, tôi nhìn thấy người đàn ông lái xe khi chiều , mắt cứ chằm chằm nhìn vào tôi. Ông ta bước lại gần chổ tôi nhanh nhẩu, tôi vội tránh ra , Ông ta nói cho Anh ngủ với, lái xe cả ngày mệt và buồn ngủ quá, Thùng xe có tấm chiếu đã cũ. Tôi sợ quá chạy lại ngồi bên góc thùng xe , chiếc xe lắc lư như muốn trút xuống đường, ông ta vội chạy lại chổ tôi liền ôm tôi mà vật xuống , tôi van xin ông ta đừng đụng tới người tôi, tôi sợ run bắn người, tôi khóc  càng vùng vẫy thì càng bị đôi tay lực lưỡng của ông ta khoá chặc, một khối thân hình lực lưỡng của ông ta đè lên người tôi nặng trịch, tôi cố vùng vẫy để thoát, nhưng không thể nào thoát, càng vùng vẫy chừng nào thì ông ta như con hổ đói vày xéo con người tôi như vở vụn, tôi khóc tức tưởi, khi  những ngón tay xé toạt cái đáy quần tôi môt cách dã man,ngón tay ông ta đưa vào trong cửa mình tôi đau như dao cắt, tôi phản ứng một cách như phản xạ bẩm sinh của con người hay một con thú bị dồn vào đường cùng, tôi cắn vào ngực trần ông ta một phát, liền tức khắc cánh tay tôi tê buốt đau kinh hồn tôi ré lên, ông ta cắn lại tôi một cái kinh thiên động địa , thế là ông ta thả tôi ra như con thú bại trận, tôi như con thỏ hoang bị thương co ro chạy lại phía cửa hông xe mà đập thình thịch
Chiếc xe chạy chậm dần , cánh cửa cabin mở ra tôi nhào vào , ngồi bên  tài xế trẻ hơn khoảng  trên ba chục tuổi, tôi run như con thằn lằn đứt đuôi , vừa run vừa khóc rấm rức, cha tài xế đang cho xe chạy từ từ . Hỏi tôi : Em có bị sao không mà run thế ? Tôi không trả lời , ông ta nói một hơi: Anh nói với chả là đừng ra thùng xe , để con bé nó ngủ, con bé đó còn trẻ hình như nó đi thăm cha nó chứ nó chưa có chồng, đừng làm cái trò đó mà tội nghiệp , nhưng nó không nghe lời anh nói mà trèo ra thùng xe ngủ, anh biết chuyện chẳng lành nhưng biết làm sao vì xe nầy do ông ta đứng làm chủ. Nhưng em đã bị gì chưa mà run quá thế?
Anh ta nhìn tôi với cặp mắt đầy thương cảm.Tôi  đưa cánh tay phải cho anh ta thấy  dưới ánh đèn cabin hắt qua mờ nhạt , những giọt máu đỏ đã đóng lại như huyết bồ câu, dấu những chiếc răng cắm phập vào thịt phơi ra từng míếng, tôi tê dại run từng hồi không ngớt, tôi không trả lời chỉ có khóc mà thôi. Anh lái xe có phần cảm động, cứ hỏi tôi mãi em có bị gì chưa ? tôi chỉ lắc đầu, anh ta tặc lưỡi… Anh ta còn nói nhà anh ở đường Bạch Đằng Đà Nẳng, số nhà…. Nhưng có trời mới để ý nghe lúc đó, tâm hồn tôi bấn loạn khiếp đảm. Tôi đã van xin thằng mắc dịch đó là đừng đụng đến tôi, tôi sợ quá vì tôi chưa biết cái chuyện ấy nhưng càng van xin thì lòng ham muốn tột độ bùng lên như lửa. Cũng may là tôi cắn vào ngực nó một phát , dù cánh tay tôi bị thương còn hơn nó làm hại đời con gái của tôi trong sợ hãi.
Xe chạy về gần đến Tam Kỳ thì cái tên ôn dịch đó trèo vào cabin lái xe , nó thả tôi xuống ngay chổ rạp Xinê Phượng Hoàng cũ, đối diện với Khách Sạn Tam Duyên , nay là Khách sạn Tam Kỳ , lúc đó khỏang 4 giờ sáng.Tôi rụng rời chưa kịp hoàn hồn thì bên tê đường từ góc hẽm con phố một bóng đàn ông ở trần mặc quần đùi chạy qua đường cái vèo, tôi điếng chết trân tại chổ , một tý mới tỉnh lại thì chẳng thấy người đàn ông đó nữa. Chẳng biết tên đó làm gì , cũng có thể đi ăn trộm….Tôi đi bộ về trường Tài Chính  xa khoảng hơn hai kilômét, cả giờ  mới về đến cổng trường, tôi lắc cánh cửa bên phòng hiệu trưởng để thầy ra mở cửa, vì cửa chính của trường xa không ai mở được. Thầy Thiện ( Hiệu Trưởng )  đi ra thấy tôi trong tờ mờ sớm mai , sương xuống mờ cả không gian tỉnh lặng, Thầy hỏi chứ em đi đâu mà về lúc này? Tôi khóc , thầy nhìn tôi kinh ngạc khi thầy dẫn tôi vào phòng , ánh đèn chiếu vào tôi , thê lương quá đổi, thầy lặng người, nhìn tôi không chớp mắt . Tôi kể sơ cho Thầy nghe và đưa cánh tay cho thầy băng , xức thuốc . Thầy bảo tôi nằm vào giường ngủ đi cho đở mệt nhưng tôi có ngủ được gì đâu, lâu lâu lại run lên, rùng mình tê dại. ..Thầy ngồi dậy đi ra đi vào trong lòng như bâng khuâng khó tả. Cũng có thể thầy thương cảm cho tôi nữa…
Thời gian trôi đi , anh tôi trở về hơn sáu năm dài cải tạo..
Giờ đây tôi đã già , nhớ lại quảng đời mình khi ấy làm sao quên được , nước mắt rơi dài khi nhớ về anh T của tôi, cha mẹ tôi.Tất cả đã ra đi bỏ lại cõi đời đầy gian khổ ,  bỏ chúng tôi tiếc nuối khôn nguôi.

Hơn 34,000 người chết vì tai nạn giao thông là 'thành công lớn'?

HÀ NỘI ( NV) - Chỉ trong năm 2014, Việt Nam đã xảy ra hơn 25,300 vụ tai nạn giao thông, làm thương vong hơn 34,000 người. Dù vậy, Phó thủ tướng CSVN cho là “thành công rất lớn.”
Cảnh tai nạn giao thông chết người diễn ra hàng ngày tại Việt Nam. (Hình: Người Lao Động)




Theo Người Lao Động, ngày 13 tháng 1, 2015, Phó Thủ Tướng CSVN, kiêm Chủ Tịch Ủy Ban An Toàn Giao Thông (ATGT) Quốc Gia Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Tại hội nghị, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông-Vận Tải Đinh La Thăng - phó chủ tịch Thường Trực Ủy Ban ATGT Quốc Gia - cho biết năm 2014 mặc dù đã siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải; quy định rõ trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ phương tiện, song Việt Nam đã xảy ra 25,322 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 8,996 người và 24,417 người bị thương.

Trong đó, chỉ riêng trong tháng 12, 2014, đã có đến 2,065 vụ, làm chết 724 người và 1,983 người bị thương. Chín địa phương có số người chết vì TNGT tăng, đặc biệt có năm tỉnh tăng trên 10%, gồm: Quảng Trị, Kon Tum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre.

Bên cạnh đó, TNGT vẫn “diễn biến phức tạp,” các vụ đụng xe, lật xe... nghiêm trọng vẫn xảy ra khá nhiều. Giao thông nông thôn cũng phức tạp, uy hiếp an toàn cho người dân; đặc biệt, năm nay các vụ uy hiếp “an toàn hàng không” tăng mạnh.

So với cùng kỳ năm 2013, giảm hơn 4,000 vụ, 373 người chết và hơn 5,000 người bị thương. Tuy có giảm so với năm trước, song vấn nạn này cũng đã làm cho hơn 34,000 người thương vong, tổn hại tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến những gia đình gặp nạn.

Thế nhưng, phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Phúc cho rằng, sau nhiều năm, lần đầu tiên Việt Nam giảm số người chết dưới 9,000 là “thành công rất lớn.” Việt Nam là một trong những nước có số lượng tai nạn giao thông rất cao trên thế giới. (Tr.N)
01-14- 2015 1:59:15 PM 

Việt - Trung đấu khẩu về dự án metro

HÀ NỘI (NV) - Tờ Giao Thông-Vận Tải của Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam vừa lên án tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cố tình “chính trị hóa” và “thổi phồng” chuyện nhà thầu Trung Quốc bị cảnh cáo.


Hiện trường vụ sập giàn giáo tại công trường xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, đoạn gần bến xe Hà Đông. (Hình: Tuổi Trẻ)


Trước đó, vào ngày 10 tháng 1, 2015, Hoàn Cầu Thời Báo đăng một bài viết, lên án ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đã “khơi gợi tư tưởng bài Trung ở Việt Nam” thông qua việc cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án metro Cát Linh-Hà Đông.

Hoàn Cầu Thời báo dẫn lời ông Tề Kiến Quốc, từng là đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, khuyến cáo, lẽ ra, ông Thăng không nên làm như thế đối với nhà thầu Trung Quốc, không nên làm sự việc trở thành rùm beng vì tai nạn ở các công trường tại Việt Nam là bình thường.

Tuần trước, ông Thăng đã “cảnh cáo” Tập Đoàn Hữu Hạn của Cục 6 Ngành Đường Sắt Trung Quốc-doanh nghiệp giữ vai trò tổng thầu tuyến metro Cát Linh-Hà Đông.

Tuyến metro Cát Linh-Hà Đông chỉ có 13 cây số, lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay vẫn còn dở dang. Tuy nhà thầu Trung Quốc cam kết sẽ hoàn tất công trình vào tháng 6 năm 2015 nhưng chưa chắc công trình này có thể khánh thành vào thời điểm vừa kể.

Hồi hạ tuần tháng 11, 2014, tại điểm xây dựng một nhà ga trong tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, ở đoạn chạy qua quận Thanh Xuân, do cẩu bị đứt cáp, ba thanh dầm bằng thép đã rớt xuống đường, đè chết một người và làm hai người trọng thương. Lúc đó, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đã ra lệnh cho nhà thầu Trung Quốc tạm ngưng thi công để kiểm tra toàn bộ quy trình giám sát - bảo đảm an toàn. Nửa tháng sau, nhà thầu Trung Quốc được phép tiếp tục thi công và chỉ trong hai tuần lại gây thêm tai nạn khác.

Rạng sáng 28 tháng 12, 2014, giàn giáo trong công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, ở đoạn sát Bến xe Hà Đông đột nhiên sụp xuống lúc đang đổ bê tông. May mắn là tai nạn xảy ra vào lúc rạng sáng, đường chưa đông người qua lại nên không có tổn thất nhân mạng. Sắt thép, bê tông chỉ đè nát phần đầu của một chiếc taxi vừa trờ tới. Tài xế taxi và ba hành khách trong xe không bị thương. Theo một số chuyên gia, giàn giáo sập do bị dịch chuyển lúc đang đổ bê tông.

Công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông không chỉ thiếu an toàn, kém chất lượng mà còn nổi tiếng vì sự tráo trở của nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu Trung Quốc đã đòi nâng vốn đầu tư dự án từ 553 triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim. Tuy yêu sách này phi lý song không hiểu tại sao chế độ Hà Nội vẫn bất chấp sự can gián của chuyên gia nhiều giới, vay thêm của Trung Quốc 339 triệu Mỹ kim để đáp ứng đòi hỏi của... nhà thầu Trung Quốc!

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, tại cuộc họp với ông Chu Hằng Vũ, phó tổng giám đốc Tập Đoàn Hữu Hạn của Cục 6 ngành đường sắt Trung Quốc, Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Việt Nam, nhận định, tuyến metro Cát Linh-Hà Đông là công trình giao thông tồi tệ nhất ở Việt Nam. Công trình này khiến dân chúng Việt Nam lo ngại về mức độ an toàn, chất lượng và phẫn nộ vì nhà thầu Trung Quốc không thèm đếm xỉa đến những yêu cầu của Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam.

Ông Thăng yêu cầu nhà thầu Trung Quốc phải tìm một người “có trình độ và lương tâm” để thay thế tổng chỉ huy công trường, đổi ngay công ty Trung Quốc đang giữ vai trò giám sát (công ty Giám Sát Xây Dựng thuộc Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Công Trình Đường Sắt Bắc Kinh). Đến lúc này, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam mới đòi nhà thầu Trung Quốc phải sử dụng công ty giám sát do bộ này chỉ định và loại toàn bộ các nhà thầu phụ để trực tiếp ký hợp đồng với các tổng công ty xây dựng công trình giao thông của phía Việt Nam.

Viên bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam khẳng định, nếu nhà thầu Trung Quốc không chấp nhận những yêu cầu đó thì ông ta sẽ đề nghị chính phủ Việt Nam loại họ để kiếm một nhà thầu khác. Cũng đến lúc đó, đại diện nhà thầu Trung Quốc mới nhượng bộ, mới xin lỗi hứa sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu của viên bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam.

Nay thì chuyện “cảnh cáo” nhà thầu Trung Quốc của ông Thăng bị cả báo giới lẫn cựu viên chức ngoại giao của Trung Quốc cho là kích động “bài Trung.”

Không chỉ có Hoàn Cầu Thời báo và ông Tề Kiến Quốc ở Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về chuyện “bài Trung” tại Việt Nam. Hôm 29 tháng 12, 2014, tại cuộc họp thường kỳ giữa chính phủ Việt Nam với lãnh đạo các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh-Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng... cảnh báo như vậy. Ông Thanh, bảo rằng, “Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc!”

Lúc đó, ông Thanh “tâm sự” rằng, “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào mà từ trẻ con đến người già đều có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”

Ông Thăng lại nói khác. Ông ta bảo rằng, tuy vốn thực hiện dự án metro Cát Linh-Hà Đông là vay của Trung Quốc nhưng không thể vì thế mà chấp nhận đánh đổi quyền lợi và tính mạng của dân chúng Việt Nam.

Tại Hà Nội, đang có tin đồn ông Thanh sẽ trở thành chủ tịch Nhà Nước CSVN. (G.Đ)
01-14- 2015 2:22:59 PM

Thủ tướng hết muốn 'xử' Dân Làm Báo?

Bạn đọc Danlambao - Phát biểu tại hội nghị của văn phòng chính phủ hôm 15/1/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây bất ngờ khi đưa ra tuyên bố không thể ngăn cấm các thông tin trên mạng xã hội, đồng thời chỉ đạo phải đưa thông tin 'chính xác, kịp thời' để định hướng dư luận như là nhiệm vụ quan trọng trong năm 2015.

Điều đáng chú ý là cách đây 2 năm, ngày 12/9/2012, chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn số 7169/VPCP-NC ra lệnh cho bộ CA và các cơ quan chức năng phải "điều tra" và "xử lý nghiêm" Dân Làm Báo. Đồng thời, nội dung công văn này cũng ra lệnh cấm đối với cán bộ nhà nước, yêu cầu 'không đọc' và 'không phổ biến' các thông tin trên Dân Làm Báo. 


Phải chăng, sau một thời gian dài ra sức ngăn chặn và đánh phá nhưng không đạt kết quả, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đổi chiêu? Hay đây lại là một vở diễn mị dân mới của ông thủ tướng?

Xem ra, thay vì lảm nhảm kêu gào đấu tranh với các 'thế lực thù địch' như trước, năm 2015 sắp tới, vấn đề triệt hạ và tranh giành quyền lực sẽ là một trong những trọng tâm của phe nhóm ông Dũng.

Theo cổng thông tin điện tử chính phủ, phát biểu trong hội nghị, ông Dũng chỉ thị cho văn phòng chính phủ “thông tin phải nhanh lẹ, chính xác, kịp thời” nhằm định hướng dư luận. Trên thực tế ai cũng biết, đã muốn định hướng dư luận thì không thể có thông tin 'chính xác' được.

“ “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin. Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí. Phải đưa thông tin chính  xác, kịp thời để định hướng. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt trong năm nay””, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị của văn phòng chính phủ, tổng kết công tác năm 2014, triển khai công tác năm 2015 vào sáng 15/1/2015. 

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh trang mạng đình đám có tên 'Chân Dung Quyền Lực' liên tục tung ra những loạt bài tấn công vào đối thủ chính trị của ông Dũng một cách bài bản như: phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh...

'Chân Dung Quyền Lực' không dấu diếm ý đồ ủng hộ quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhiều thông tin do trang mạng này đăng tải tiếp tục thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, và được dự đoán là có nguồn từ trong nội bộ cấp cao.

Sau màn thắng lớn tại hội nghị trung ương 10 với kết quả đạt phiếu tín nhiệm cao nhất, phe thủ tướng đã lần lượt tung ra những đòn hiểm độc hơn nhằm hướng đến chiếc ghế tổng bí thư cho nhiệm kỳ sau.

Nói một cách thẳng thừng, phát biểu 'không thể ngăn cấm các thông tin trên mạng xã hội' như trên còn mang hàm ý khác, tức là không được ngăn cấm các thông tin đấu đá do phe thủ tướng công bố.

Ăn mày, ăn bẩn và ăn cướp

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - “Mục tiêu đến năm 2010 giải quyết cơ bản không còn người lang thang xin ăn ở TP” - Nguyễn Văn Xê - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH.

Ngày 22 tháng 12 năm 2014, báo Tuổi Trẻ hân hoan đăng lời “kêu gọi người dân không cho tiền người ăn xin,” cùng với một kế hoạch rất hoành tráng và (xem chừng) quyết liệt của UBND TP.HCM:

“Kể từ ngày 28-12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội... 

Trung tâm hỗ trợ xã hội được giao nhiệm vụ tăng cường khảo sát, phối hợp với các lực lượng công an, thanh niên xung phong, các đoàn thể... tập trung người lang thang về các cơ sở xã hội.

Đường dây nóng của trung tâm sẽ trực 24/24g để tiếp nhận thông tin về người lang thang trên địa bàn TP...

Người nào bị đưa vào Trung tâm hỗ trợ xã hội từ lần thứ hai trở lên thì trung tâm tiếp nhận nuôi dưỡng. Tại đây, các đối tượng được học văn hóa, học nghề và giới thiệu việc làm. Người nước ngoài lang thang xin ăn sẽ được đưa về nước theo quy định...

Việc giải quyết tình trạng người xin ăn lang thang phải được giải quyết theo hướng căn bản, thiết thực và bền vững.”

Mấy bữa sau, cũng báo Tuổi Trẻ buồn rầu cho biết: “Người ăn xin vẫn đầy đường Sài Gòn ngày đầu năm.”

Hình chụp tại góc đường 3-2 và đường Lý Thường Kiệt lúc 10g trưa 1-1-2015, bà cụ ngồi ngay giữa trời nắng nóng - Ảnh và chú thích: T.T.N.Đ

Đây không phải là lần đầu tiên “đám ăn mày” hay “tụi ăn xin” đã “làm phiền” công luận. Nhiều năm trước, chính xác là vào ngày 7 tháng 7 năm 2009, báo Pháp Luật cũng đã có lời kêu gọi (thiết tha) tương tự, cùng với nhiều kế hoạch quyết liệt không kém:

“Dự kiến từ tháng 7-2009, các quận, huyện phải đưa nội dung phát động không cho tiền người ăn xin sống lang thang nơi công cộng vào buổi họp tổ dân phố, khu phố. 

Ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho rằng để giải quyết tình trạng lang thang xin ăn cần rà soát khu vực, tuyến đường trọng điểm, phân rõ trách nhiệm của quận, huyện, không để trách nhiệm chung chung như hiện nay. Có như thế mới mong thực hiện được mục tiêu đến năm 2010 giải quyết cơ bản không còn người lang thang xin ăn ở TP.”

Về “mục tiêu cơ bản” này (hồi đó) ở trong nước, đã có vị độc giả nhận xét như sau:

“Thôi nói thẳng ra là thế này. Mới đây, UBND TPHCM đã chỉ đạo tăng cường vận động nhân dân không cho tiền trực tiếp các 'đối tượng' lang thang, ăn xin trên đường phố. Mà cái chỉ đạo này thì thật ra có từ năm 2003 rồi. Nay thì quyết liệt làm lại...”

Không phải từ năm 2003 đâu mà trước nữa lâu lắm lận, theo lời của nhà báo Văn Lang:

"40 năm qua, biết bao nhiêu lần họ mở chiến dịch “thu gom” mà đâu vẫn hoàn đấy, là vì nước nghèo thì ăn mày - ăn xin vẫn cứ tiếp tục sản sinh ra, đem “giấu” đi đâu cho hết?!

Những người vô gia cư ngủ ở trạm xe buýt ở Sài Gòn. Ảnh: Văn Lang/Người Việt

Sở dĩ cứ phải mở “chiến dịch thu gom” rồi “quyết liệt làm lại” hoài hoài chỉ vì cách “làm sạch” đường phố, theo kiểu “quét” hết ăn xin, của UBND TPHCM đã đi ngược... qui trình: đó là cách quét rác cầu thang bắt đầu từ bậc thấp nhất.

Tại sao cứ chăm chăm lo hốt đám ăn mày mà lại dung túng và bao che cho bọn ăn bẩn. Bọn này ăn tất tần tật. "Ăn của dân không từ một cái gì" nên mới đẩy không ít nạn nhân của chúng vào cảnh phải ăn mày.

Xin đan cử một thí dụ (ngay) trong địa bàn thành phố:

Ngày 8 tháng 8 năm 2010, luật sư Cù Huy Hà Vũ đã nộp đơn “tố cáo và yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra vành móng ngựa tên Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và đồng bọn do đã đập nhà, cướp đất ở của bà Dương Thị Kính, thân nhân của Ba Liệt sĩ, tại 255/6/27 Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.”

Đây là một lời tố cáo vô cùng nghiêm trọng nhưng người bị đưa ra trước vành móng ngựa lại không phải là ông UVBCT Lê Thanh Hải (và đồng bọn) mà lại là chính L.S. Cù Huy Hà Vũ với “tội tuyên truyền chống nhà nước,” cùng bản án bảy năm tù giam và ba năm quản chế. 

Vụ Án Hai Bao Cao Xu Đã Qua Sử Dụng (theo như cách gọi của dân gian) chung cuộc đã trở thành một màn hài kịch vô duyên và lố bịch. Nó đã không cứu vãn được “thanh danh” cho ông Lê Thanh Hải (đã đành) mà còn khiến cho đương sự trông càng bẩn thỉu hơn. 

Câu hỏi đặt ra là đã có bao nhiêu vụ cướp đất tương tự đã xẩy ra ở Sài Gòn, và có bao nhiêu người dân đã trở nên trắng tay rồi buộc phải ngửa tay ăn xin (hay ăn mày) sau những chuyện ăn bẩn như vậy của đám quan chức ở thành phố này?

Trên phạm vi toàn quốc thì có vô số những quan chức cũng đã ăn bẩn hay ăn cướp y như (hay hơn) thế. Chỉ xin nhắc đến hai vị đang được công luận quan tâm (ông Trần Văn Truyền và ông Nguyễn Xuân Phúc) theo như thông tin đọc được trên trang Dân Luận:

“Ông Trần Văn Truyền sở hữu căn biệt thự cùng 4 căn nhà gỗ đặc biệt ở xứ tỉnh Bến Tre, rộng trên 16.000m2 ước tính 24 tỷ riêng tiền đất; 1 căn nhà 300m2 được cấp hồi làm bí thư tỉnh ủy; 1 nhà 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân; 3 cơ ngơi ở khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh, do người thân quản lí.

Nhà đất có liên quan đến ông Trần Văn Truyền ước tính trị giá chưa tới 100 tỷ... Còn khối bất động sản của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì lại ở đẳng cấp quốc tế ước tính nhiều nghìn tỷ mà ông Truyền khó có thể so sánh:

Tài sản (tính theo bất động sản) của ông Trần Văn Truyền xem ra vẫn còn khiêm tốn lắm lắm so với khối bất động sản nhiều nghìn tỷ của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc.

Dù sao thì ông Trần Văn Truyền cũng đã nghỉ hưu, mối họa ông để lại cho nhân dân cũng không lớn lắm nhưng còn ông Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì vẫn còn đang đương chức và có khả năng tiến xa hơn nữa... Đây mới là thực sự là nhân tố hút cạn máu Nhân dân...”

Cán bộ Đảng thi nhau “hút cạn máu” thiên hạ thì nhân dân, những kẻ sống trong “thiên đàng của bọn tham nhũng,” tránh sao được cảnh ăn mày?

Đó mới là chuyện ở bình diện cá nhân của một “bộ phận không nhỏ những cán bộ biến chất,” hay còn gọi (theo ngôn ngữ đương đại) là những “bầy sâu,” đang ngày đêm (ngoem ngoém) đục khoét tài ngân khố quốc gia. 

Ở bình diện thể chế thì những đường lối và chính sách cướp ngày của Đảng và Nhà Nước (CCRĐ, Hợp Tác Hoá Nông Nghiệp, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Kiểm Kê Tài Sản, Đổi Tiền, Thu Hồi Đất Đai...) đã “sản xuất” ra vô số ăn xin. Đó là chưa kể không ít những chủ trương lớn (Kinh Tế Quốc Doanh Chủ Đạo, Vinashin, Bauxite…) không ngừng đưa cả đất nước và dân tộc đến mức bần cùng.

Hãy đọc qua vài tiêu đề trên cùng một tờ báo, báo Pháp Luật:


Bên dưới những bài viết thương tâm này thường có đôi dòng viết phụ:

Mọi sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm xin gửi về địa chỉ:

- Cụ Nguyễn Văn Thân

Xóm 2, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Báo Đời sống & Pháp luật tại Miền Trung

Số 03, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh - Nghệ An; ĐT/Fax: 038.8601010;

Số tài khoản: 0191012468008, Ngân hàng Bảo Việt Nghệ An, chủ tài khoản: BáoĐời sống & Pháp luật tại Miền Trung.

Mỗi tuần tôi nhận được qua bưu điện bốn tờ tuần báo: Sống (phát hành từ Westminster, California) Thời Báo (Cheektowaga, New York) Trẻ (Dallas, Texas) và Việt Tribune (San Jose, California). Trừ tờ cuối cùng, ba tờ còn lại đều có mục “Những Tấm Lòng Vàng” hay “Trang Tương Trợ” với tên tuổi, địa chỉ, và hình ảnh những đồng bào đang lâm trọng bệnh hay rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát – ở quê nhà – cùng với lời kêu gọi xin độc giả hảo tâm giúp đỡ.

Sống trong một đất nước không có mạng lưới an sinh xã hội để nâng đỡ những người neo đơn, thất thế, già yếu, bệnh tật .. thì người dân còn biết trông chờ và đâu – ngoài lòng hảo tâm của tha nhân. Chớ không ngửa tay xin thì biết làm sao khác. 

Sự giúp đỡ không chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân. Thử “google” vài cụm từ, như “giúp đỡ xây cầu” (chả hạn) trong vòng năm mươi giây sẽ thấy hơn chục ngàn “kết quả” – đại loại như:


Cầu treo ở Khánh Hòa. Ảnh Nguyễn Thành Chung. Nguồn: Dân Trí

Một cá nhân, một gia đình, hoặc ngay cả một tập thể người (đôi lúc) cũng cần đến sự trợ giúp khi hoạn nạn nhưng một quốc gia thì không thể theo đuổi chính sách sống nhờ vào lòng từ thiện, vào kiều hối, hay vay vốn ODA nước ngoài – mãi mãi – như vậy được.

Vậy mà đây lại là một trong những chủ trương và chính sách (lớn) của Đảng và Nhà Nước, theo như nhận định của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn:

“VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói ‘Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày’. Thật là nhục. Xin người ta thì nhiều mà khi người ta gặp nạn thì VN chẳng đóng góp bao nhiêu.

Nếu không xin thì cũng đi vay. VN bây giờ là một con nợ quốc tế. Nợ ngân hàng thế giới, nợ ngân hàng ADP, nợ đủ thứ ngân hàng và nợ đủ các nước. Chính phủ thì nói nợ công của VN là 54%, nhưng các chuyên gia độc lập thì nói con số cao hơn nhiều và ở mức báo động đỏ (tức là sắp vỡ nợ?). Con số có lẽ quá lớn để cảm nhận, các nhà kinh tế học ước tính dùm cho chúng ta: mỗi một đứa trẻ mới ra đời ở VN hiện nay phải gánh một món nợ công 1000 USD.”

Vừa mở mắt chào đời đã mang một đống nợ nần, rồi lớn lên trong một xứ sở “chuyên xin xỏ” thì thế hệ tương lai e (lại) cũng sẽ lâm vào cảnh ăn mày thôi – nếu chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại.