Friday, April 3, 2015

Mượn tiền ngoại quốc, đừng ăn mặn để con cháu khát nước!

XUÂN DƯƠNG 04/04/15 07:30
(GDVN) - Chúng ta, thế hệ người Việt ngày hôm nay không thể ăn mặn để con cháu sau này khát nước, không hiểu điều đó chỉ có thể là những kẻ thù của tương lai.
Cho đến bây giờ vẫn có người ngây thơ khi nhắc đến từ “viện trợ”, vẫn có người hỏi “viện trợ” ấy có phải trả không?


Cầu Nhật Tân (Hà Nội) một trong những công trình vay ODA để làm. Ảnh từ Báo cáo tiến độ cầu Nhật Tân.

Người viết đã từng đề xuất ý kiến không dùng từ “viện trợ” mà dùng cụm từ “vay ưu đãi” hoặc “vay lãi suất thấp”. Đã gọi là vay thì đương nhiên phải trả, làm ăn kinh tế thì ngoài trả gốc còn phải trả lãi, người dân phương tây luôn tâm niệm câu nói “không có bữa trưa nào là miễn phí”.

Tâm lý “viện trợ” đã hằn sâu vào nhiều tầng lớp người Việt, thiếu cái gì, không có cái gì cũng “đề nghị cấp trên”, “đề nghị trung ương”… Hễ bão lũ, thiên tai là kêu thiếu, kêu đói là Chính phủ phải cấp gạo, cấp tiền, là “lá rách ít đùm lá rách nhiều”...

Vốn ngân sách trung ương cấp đương nhiên là miễn phí, xin được càng nhiều càng ít, chưa bao giờ có chuyện Chính phủ cho địa phương vay sau này phải hoàn trả. Không ít nơi đã xảy ra chuyện xin được nhiều thì chia được nhiều phần, người nghèo được và người chia cũng được. Tâm lý trông chờ viện trợ lâu ngày hình thành nên một phong cách làm việc khá phổ biến ở một số cán bộ gọi nôm na là “văn hóa đi xin”.

Xã xin huyện, huyện xin tỉnh, tỉnh xin trung ương, vậy trung ương “xin” ai? Trong điều kiện khó khăn hiện tại Nhà nước không thể đi xin nên chỉ còn cách vay nước ngoài mà hình thức ODA (Official Development Assistance - vốn hỗ trợ phát triển chính thức) được xem là tốt nhất. Với thời gian cho vay dài, có khi tới 30 năm, có thể thấy ngay ngày hôm nay chúng ta đi vay thì con cháu sau này phải trả.

Nếu không ăn nên làm ra mà ăn lẹm vào tiền vay thì sự phá sản mà thế hệ tương lai phải chịu là điều hiển nhiên. Hy Lạp là một bài học cay đắng cho cách thức vay và tiêu tiền của các chính phủ nước này trước đây.

Vậy ODA có phải là phương thuốc thần kỳ giúp mọi quốc gia phát triển?

Ngày 2/9/2008, bbc.co.uk  có bài viết liên quan đến việc Phát xít Nhật gây ra cái chết của hàng triệu người Việt Nam năm 1945. Trả lời câu hỏi “vì sao Việt Nam hiện chưa yêu cầu Nhật Bản xin lỗi chính thức?”,

GS Đinh Xuân Lâm nói “Việt Nam chưa đặt vấn đề đó bao giờ và chúng tôi thấy rằng cũng không cần thiết. Chúng tôi thấy Nhật Bản hiện nay vẫn quan hệ tốt với Việt Nam thông qua đầu tư và bằng những công việc trao đổi khoa học, kỹ thuật, trao đổi sinh viên, văn hoá. Chúng tôi thấy đó là thể hiện thiện ý của Nhật Bản. Qua đó, thấy rằng Nhật Bản đã nhận thức được lịch sử trong thời gian vừa qua”.

Khi phóng viên người Việt hỏi một quan chức Nhật Bản về trách nhiệm của Nhật trong nạn đói 1945 ở Việt Nam, vị quan chức này tránh trả lời trực tiếp câu hỏi mà nói đại ý “Nhật là nước viện trợ phát triển ODA lớn nhất cho Việt Nam hiện nay”.

Nhật trở thành nước đứng  đầu trong việc cấp vốn ODA cho Việt Nam bởi vì “Nhật Bản đã nhận thức được lịch sử”. Hàng nghìn hecta rừng bị trụi lá vì chất độc da cam, hàng vạn trẻ em mang dị tật vì di chứng chất độc hóa  học mà quân đội Mỹ sử dụng khiến chính phủ Mỹ phải cấp những khoản viện trợ nhỏ giọt cho chương trình tẩy rửa chất độc ở Việt Nam.

Thế hệ cha ông đã phải trả giá bằng mạng sống để ngày nay chúng ta có được những khoản ODA tái thiết đất nước. Vậy thế hệ ngày nay có thể hy sinh cuộc sống để cho con cháu mai sau không phải trông chờ vào ODA mà là cho nước khác vay ODA?

Nếu căn cứ vào ý kiến của ông Mutsuya Mori, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam thì câu trả lời là không.

Hãy nghe phát biểu của ông Mutsuya Mori: “Tôi tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng xảy ra với các dự án ODA của Nhật Bản. Nếu có vụ thứ ba tôi nghĩ là nhân dân Nhật Bản sẽ lên tiếng buộc Chính phủ Nhật Bản dừng ODA cho Việt Nam. Nếu có vụ thứ ba sẽ không có lối thoát”. [1]

Câu nói của một người Nhật “Tôi tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng” đã động đến lòng tự trọng của mọi người dân Việt, còn những người làm giàu từ tham nhũng liên quan đến ODA, liệu họ có còn chút tự trọng nào để mà xấu hổ với con cháu, dòng tộc, với thế hệ mai sau?

Hỏi chuyện một lãnh đạo phòng cấp huyện về ODA, câu trả lời là “em không làm về mảng kinh tế nên không rành về ODA”. Phải chăng ODA không phải là việc của người dân, kể cả cán bộ cấp huyện mà chỉ liên quan đến một số ít người có trách nhiệm ở những cấp cao hơn như cấp tỉnh, cấp bộ?

Tại sao đất nước cứ phải phụ thuộc vào ODA khi mà lượng vàng dự trữ trong dân khoảng 1.000 tấn, tương đương 45 tỷ USD. [2]  Nên nhớ đây là số liệu do Hội đồng vàng thế giới thống kê và được một số nhà chuyên môn đánh giá là khá sát với thực tế.

Theo Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia năm 2011, khoảng 17% vốn đầu tư được dùng để mua vàng dự trữ. [2] Một số vốn khổng lồ nằm im lìm không sinh lãi trong khi chúng ta cứ háo hức ODA, tại sao lại như vậy?

Trả lời câu hỏi này không khó, có hai nguyên nhân dễ nhận thấy:

Thứ nhất, người dân không mặn mà với các kênh huy động vốn của nhà nước, Vietnamnet.vn  ngày 22/3/2015 chạy tít: “Đầu tư căn hộ, thu về mớ rau: Thua đau một đời”. Không phải chỉ là tiền tiết kiệm mà trái phiếu, công trái cũng có tình trạng mất giá trị tương tự, vậy nên tâm lý người dân là cất vàng trong nhà, tội gì đầu tư vào kênh nhà nước!

Người dân túng thì đi vay, vay mà không trả được thì nói khó với người ta là xin, người độ lượng không ai chấp nhặt, nhưng nói theo dân gian “ngậm miệng ăn tiền” thì không được.

Nếu Nhà nước vay và trả một cách sòng phẳng cho dân thì đâu đến nỗi người dân phải bị “thua đau một đời”! Điều cần nói là trước thực tế đó, cả Ngân hàng lẫn Bộ Tài chính có bao giờ có câu trả lời thỏa đáng cho dân.

Thứ hai, ODA giống như chùm khế ngọt cho một số người “trèo hái cả ngày”. Riêng với ODA từ Nhật Bản, đã có ba dự án xuất hiện tham nhũng từ phía quan chức Việt Nam bị phanh phui (dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Đại lộ Đông - Tây TP Hồ Chí Minh và vụ bê bối tại PMU 18). Câu hỏi tất yếu mà dẫu có ngây thơ mấy cũng phải đặt ra “liệu đó đã phải là tất cả”?

Sự cảnh báo của người Nhật về vấn nạn tham nhũng ODA trong hàng ngũ quan chức Việt Nam, mới chỉ là giọt nước tràn ly, mà giọt nước thì làm sao có thể làm ướt những “lá khoai, đầu vịt”! Nói thế bởi vì mức án mà Huỳnh Ngọc Sĩ (đại lộ Đông-Tây), phải nhận là 20 năm tù, còn Bùi Tiến Dũng (PMU18) chỉ bị 7 năm tù (cho tội tham nhũng)!

Quốc hội đang bàn thảo về sửa đổi Luật hình sự, một số ý kiến đề nghị bỏ án tử hình với 07 tội danh gồm: Cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh. Như vậy các tội danh  “tham ô tài sản” và “nhận hối lộ” không đề xuất bỏ án tử hình.

Một bài báo nước ngoài viết: “Một lãnh đạo của JTC từng khai với cơ quan công tố Tokyo rằng đã hối lộ một quan chức Việt Nam 66 triệu Yên (tương đương 16 tỷ đồng) để giành dự án có sử dụng vốn ODA trị giá 4,2 tỷ Yên ở Việt Nam”. [3]

Một người Nhật công nhận “đã hối lộ một quan chức Việt Nam” nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam không nghĩ như người Nhật. Bằng chứng là các bị can trong vụ JTC đã bị khởi tố với các tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” chứ không có “một quan chức”  nào bị khởi tố với tội “nhận hối lộ”?

Thay đổi tội danh tức là thay đổi khung hình phạt, khoản 4 điều 279 Luật Hình sự quy định khung hình phạt cao nhất với tội “nhận hối lộ” là tử hình trong khi hai tộ danh nêu trên, điều 285 tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù còn điều  281 tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” hình phạt cao nhất là 30 năm tù.

Phải chăng chính vì cách hiểu của cơ quan tố tụng Việt Nam khác với Nhật Bản nên người đứng đầu Jica mới phải “Tôi tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng”?

Để bảo vệ quốc thể, sứ thần Giang Văn Minh đã hy sinh mạng sống của mình, còn những kẻ khiến cho người đứng đầu JICA Nhật Bản phải “thiết tha mong …” có phải đang bán rẻ quốc thể? Đã có kẻ nào trong số đó bị trả giá bằng mạng sống của mình?

Việc đề xuất bỏ án tử hình với 07 tội danh cho thấy bản chất nhân đạo của Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Những người hiểu biết, không có bất cứ ai muốn người khác phải bị án tử hình, nhưng bất kỳ người dân nào cũng đòi hỏi pháp luật phải được thực thi một cách công bằng, đúng người, đúng tội.

Pháp luật phải vì 90 triệu người dân chứ không thể vì một người hay một thiểu số. Pháp luật cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế chứ không thể trái với những chuẩn mực mà thế giới thừa nhận.

Điều tha thiết mong mỏi của ông Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản phải chăng không chỉ là lời cảnh tỉnh với những ai đó đang coi ODA như là một “chùm khế ngọt” mà còn là lời nhắn với các cơ quan tố tụng Việt Nam, rằng người Nhật đã xác định có “một quan chức” người Việt nhận hối lộ tới 16 tỷ, gấp hơn 50 lần mức 300 triệu được quy định trong khoản 4 điều 279 Luật Hình sự.

Chúng ta, thế hệ người Việt ngày hôm nay không thể ăn mặn để con cháu sau này khát nước, không hiểu điều đó chỉ có thể là những kẻ thù của tương lai./.

Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.thesaigontimes.vn/128510/Neu-co-vu-tham-nhung-nua-Nhat-se-ngung-vien-tro-ODA-cho-VN.html

[2] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/26203/nguoi-viet-giau-su--tru-vang-ngan-tan.html

[3] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2015/04/150402_jica_comment_vietnam_medi

Loạn chiêu trò ‘kê’ giá trong thị trường nhà đất Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Chỉ sau 1 đến 2 ngày khai trương và bán hàng trăm căn nhà chung cư, với chiêu tạo cơn sốt và “kê” thêm tiền chênh lệch, có khi lên đến cả chục tỷ đồng, giới “cò đất” chia nhau sống khỏe.


Phần lớn khách hàng bất đắc dĩ phải mua nhà với giá cao. (Hình: Tiền Phong)

Theo truyền thông Việt Nam, “kê” giá bán là “bệnh nan y” của thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội và ngày càng có xu hướng lan rộng.

Tờ Tiền Phong cho hay, nghe thông tin mở bán dự án chung cư tòa C của Vinaconex 2 tại khu đô thị Golden Silk, quận Hoàng Mai, có mức giá quảng cáo chỉ từ 18 triệu đồng/m2, ông Ngô Thanh Tùng, 42 tuổi, hăm hở đến xem. Tuy nhiên, khi đến xem nhân viên môi giới đưa ra mức cao hơn từ 1.5 đến 2 triệu đồng/m2 so với giá gốc của chủ đầu tư.

Ông Tùng nhẩm tính, với một căn chung khoảng 60m2, số tiền người mua phải trả thêm khoảng 120 triệu đồng. “Nói là giá nhà giảm, mua giá gốc nhưng thực tình người mua nhà chẳng bao giờ được mua với giá gốc từ chủ đầu tư đưa ra,” ông Tùng thất vọng.

Tương tự như vậy, hiện tượng giá chênh lệch đã xuất hiện ở hàng loạt dự án từ bình dân tới trung cấp, thậm chí cả cao cấp. Một số chủ đầu tư kỳ vọng lợi nhuận cao hết mức có thể, nên đã giao cho các nhà môi giới tự do đẩy giá cao.

Chẳng hạn, dự án chung cư Linh Đàm vừa mở bán mức chênh khoảng 40-50 triệu đồng/căn, thậm chí có căn đẹp hướng mặt hồ chênh lệch lên tới 300 triệu đồng/căn.

Thực tế, việc “kê” thêm giá bán hay “bán nhỏ giọt” là chiêu trò của không ít chủ đầu tư BĐS tại Việt Nam. Mỗi đợt tung hàng ra thị trường, họ chỉ bán với số lượng nhất định để các đơn vị thứ cấp và nhà đầu tư gom lại. Tới khi bán cho người muốn mua thì mức giá đã bị đẩy lên.

Về phía người mua nhà, tuy có quyền từ chối, song với thị trường thì hầu hết đều phải “cắn răng” để mua được nhà.

Giải thích về hiện tượng “kê” giá đang diễn ra tại nhiều dự án BĐS ở Việt Nam, ông Phạm Đức Toản, đại diện EZ Việt Nam, cho rằng, “Đây là hệ quả từ bản chất chi phí ngầm trong BĐS tại Việt Nam. Bởi để xin và thực hiện một dự án, các doanh nghiệp phải chi rất nhiều chi phí ngầm không thể kể tên, không có hóa đơn chứng từ. Vì vậy, việc họ ‘kê’ thêm giá là để lấy lại nguồn thu bù lấp các chi phí ngầm đó.”

Trả lời báo Tiền Phong, ông Trần Ngọc Quang, tổng thư ký Hiệp Hội BĐS Việt Nam cho rằng, đây là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, “Trên thực tế thị trường không thể tránh khỏi những nơi môi giới không chuyên nghiệp, do đó như các hàng hóa khác, người mua cũng cần có sự thông thái khi lựa chọn,” ông Quang biện minh.

Để loại bỏ hoàn toàn việc “kê” giá BĐS, theo ông Quang cần phải có sự xử phạt nghiêm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như sự tẩy chay của người mua với các tổ chức, cá nhân làm việc này. (Tr.N)

04-03-2015 2:20:13 PM

Công nhân đình công lan tới Tiền Giang, Long An, Tây Ninh

SÀI GÒN (NV) .- Trong khi báo nhà nước đưa tin công nhân hãng Pou Yuen ở Sài Gòn đi làm lại,  một số trang mạng xã hội nói cuộc đình công chống chính sách bảo hiểm xã hội lan tới một số tỉnh.

 
Công nhân đình công tại khu công nghiệp Tân Hương, ngày 2-4. (Hình: FB Nguyễn Thiện Nhân)

Theo hãng tin Bloomberg, một chi nhánh của công ty sản xuất da giày Pou Chen đặt tại tỉnh Tiền Giang đã tham gia cuộc đình công chống lại sự thanh đổi chính sách bảo hiểm xã hội của nhà cầm quyền Việt Nam. Đồng thời, theo một số mạng xã hội, các cuộc đình công tương tự cũng diễn ra tại Long An và Tây Ninh.

Có thể vì sợ cuộc đình công chống thay đổi chính sách bảo hiểm xã hội lan ra cả nước sẽ làm tê liệt guồng máy sản xuất kinh tế và dẫn tới sự sụp đổ của chế độ, chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng  đã vội vàng loan báo sẽ “kiến nghị quốc hội xem xét, sửa đổi Điều 60” của Luật Bảo Hiểm Xã Hội.

Đạo luật vừa kể ban hành năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2016 sẽ chỉ trả tiền “bảo hiểm xã hội” mà công nhân và tất cả mọi người khác có lãnh lương (gồm cả công chức, cán bộ, quân lính) phải đóng vào, chỉ được lãnh hàng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu. Theo quy định hiện hành, tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 55 là của đàn ông là 60.

Giới công nhân đình công vì chỉ muốn theo luật cũ, khi người ta nghỉ làm là được lãnh trọn gói số tiền đã đóng vào quỹ Bảo Hiểm Xã Hội. Khi sửa lại luật, tất cả mọi người bị ảnh hưởng không hề được biết. Nay khi thấy loan báo chỉ được lãnh dần dần khi nghỉ hưu, đã làm bùng nổ cuộc đình công chống lại chính sách nhà nước của trên dưới 90,000 công nhân tại công ty Pou Yuen vốn đầu tư 100% của tư bản Đài Loan.

Theo tin của Bloomberg, hàng ngàn công nhân tại tỉnh Tiền Giang đã không chịu làm việc và ngăn trở giao thông con đường dẫn tới trụ sở công ty, tương tự như công nhân ở Sài Gòn đã cản trở giao thông trên quốc lộ 1 ở quận Bình Tân.

Trên các tờ báo Người Lao Động và Tuổi Trẻ, người ta thấy loan tin công nhân tại các phân xưởng của hãng Pou Yuen đã đi làm trở lại sau khi nghe tin nhà cầm quyền trung ương tại Hà Nội “nhất trí với kiến nghị của các bộ, cơ quan, địa phương và sẽ kiến nghị Quốc hội sửa đổi điều 60 theo hướng nếu người lao động (NLĐ) không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần”.

Theo tờ Người Lao Động, ngoài công nhân của công ty Pou Yuen, “toàn bộ 800 công nhân Công ty TNHH Q.M.I Indsstrial Việt Nam (100% vốn nước ngoài, KCN Tân Tạo, Sài Gòn) cũng đã trở lại làm việc sau khi được thông tin đầy đủ...”


Công nhân Công ty Pou Yuen đã trở làm việc sáng 2-4-2015 (Hình: Người Lao Động)

Trên trang mạng facebook của Nguyễn Thiện Nhân, trong ngày 2/4/2015 “toàn bộ khu công nghiệp Tân Hưng (Tiền Giang) – nơi có gần 50 ngàn công nhân đã đồng loạt bỏ ra về và không làm việc.”

Theo facebooker Nguyễn Thiện Nhân cho biết “Công nhân bỏ về hết, vắng tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng bị ép ở lại. Các công ty lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt... công nhân đều bỏ về”.

Theo ông Nhân viết trên trang facebook thì cuộc đấu tranh phản đối luật bảo hiểm xã hội cũng đã bắt đầu diễn ra tại Long An, Tây Ninh… (TN)

04-02- 2015 6:17:55 PM

Vội vã đổi chủ cho 9 con bò ‘đi lạc’ vào nhà cán bộ

KHÁNH HÒA (NV) - Sau hàng loạt vụ các con vật từ gà, dê, nhím “chính sách” bị dân tố đi “lạc” vào nhà cán bộ, chính quyền xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa, đã “chia lại” 9 con bò “lạc” vào nhà người thân của quan xã cho dân nghèo.


Bò cho người nghèo “lạc” vào nhà cán bộ. (Hình: báo Lao Động)

Tờ Lao Động dẫn tin, ngày 3 tháng 4, ông Nguyễn Tiến, phó trưởng phòng Kinh Tế thị xã Ninh Hòa, cho biết, chính quyền thị xã đã tổ chức họp dân ở thôn Xóm Mới, xã miền núi Ninh Tây để “chia lại” bò hỗ trợ theo “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.”

Theo đó, năm 2014, xã Ninh Tây được ngân sách tỉnh chi 150 triệu đồng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho 15 hộ gồm 10 gia đình ở thôn Xóm Mới; 3 gia đình ở thôn Buôn Dung và thôn Suối Mít có 2 gia đình được hỗ trợ bò.

Thế nhưng sau khi chia bò, thì người dân rất bất bình và phản ứng quyết liệt vì cho rằng, phần lớn bò được chia cho cán bộ và người thân cán bộ xã, thôn như: Cậu chủ tịch xã, em gái chủ tịch xã, chủ tịch mặt trận xã, vợ trưởng thôn, anh trai trưởng thôn, chi hội trưởng hội phụ nữ, chủ tịch hội chữ thập đỏ...


Văn bản trả lại bò cho người nghèo. (Hình: báo Lao Động)

Tin cho hay, sau khi dân “tố,” huyện đã kiểm tra và phát hiện thôn Xóm Mới tổ chức họp dân để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất với thành phần họp không đủ như trong hồ sơ.

Sau buổi đối thoại với dân để chia lại bò, chỉ có gia đình bà Phạm Thị Thắng được giữ lại bò để nuôi, 9 con bò “lạc” còn lại được đổi chủ cho các hộ nghèo theo “bầu chọn” của người dân. (Tr.N)


03-04- 2015 2:25:58 PM

Trung Quốc tham vọng đưa tàu sân bay vào Biển Đông

(VTC News) - Phó Đô đốc hải quân Trung Quốc thừa nhận về tham vọng của Bắc Kinh với tàu sân bay của mình ở các vùng biển xa bờ.

Theo tờ Want China Times, phó Đô đốc Zhang Zhaozhong của Hải quân Trung Quốc thừa nhận Bắc Kinh có tham vọng đưa tàu sân bay của mình hoạt động ở biển Hoa Đông, Biển Đông trong tương lai khi trả lời phỏng vấn truyền hình ngày 30/3 vừa qua.

Trung Quốc tham vọng đưa tàu sân bay vào Biển Đông
Tàu sân bay Liêu Ninh, sản phẩm được tu sửa quy mô lớn trước khi được đưa vào sử dụng 

Zhang cho rằng, Nhật Bản và Ấn Độ đang phát triển những tàu sân bay của mình dưới sự hỗ trợ từ Mỹ và Trung Quốc sẽ không để Liêu Ninh và các tàu sân bay sau này chỉ hoạt động trong vùng biển nội địa.

Vị phó đô đốc này cho rằng Bắc Kinh phải chuẩn bị cho sự đụng độ hải quân giữa các tàu sân bay ở vùng biển bên ngoài Trung Quốc, trong khi hải quân Mỹ có thể kiểm soát tất cả các tuyến hàng hải lớn trên thế giới.

"Thay vì triển khai tàu của mình để chống lại Trung Quốc, Mỹ có nhiều khả năng giúp đỡ Ấn Độ và Nhật Bản phát triển tàu sân bay của mình cho một cuộc chiến tiềm ẩn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Zhang nói.

Theo Zhang, đó là lý do vì sao Mỹ lại giúp đỡ Ấn Độ xây dựng tàu INS Vishal, chiếc thứ 2 trong lớp tàu sân bay Vikrant của quốc gia này.

Ngoài ra, phó đô đốc này cho rằng Mỹ không chia sẻ công nghệ về hệ thống động cơ điện trên tàu sân bay của mình mà thay vào đó là tìm sự giúp đỡ của Anh để cung cấp cho Ấn Độ hệ thống động cơ hơi nước.

Thứ Sáu, 03/04/2015 | 12:15
Tùng Đinh (theo Want China Times)

Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng hòa


Chân Như, phóng viên RFA
2015-04-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang Biên Hòa bị giật sập
Tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang Biên Hòa bị giật sập
RFA files
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch sử đau thương này và suy nghĩ của họ về sự hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai ? Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền tải đến các bạn cho đến hết ngày 30/4/ 2015.
Và trong kỳ này, mời quý vị cùng đến với những suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng Hòa. Cùng với ba bạn khách mời Phương Dung, Lê Đông và Minh Phúc.
Chân Như: Khi còn đi học, các bạn được dạy những gì về Việt Nam Cộng hòa ? Cho đến nay, các bạn có suy nghĩ gì về những thứ được dạy đó ?
Phương Dung: Khi còn đi học thì ở trường họ dạy em chế độ VNCH là bán nước theo Mỹ Ngụy. Họ bảo chế độ ông Ngô Đình Diệm là dã man man rợ là lê máy chém đi khắp miền Nam, chém giết rất nhiều người Việt. Cho đến khi em lên mạng đọc thông tin biết được sự thật thì cảm thấy thất vọng và không hiểu tại sao họ lại có thể lừa dối lịch sử như vậy. Sau quá trình tìm hiểu thì em thấy chế độ VNCH không như những gì mà em đã từng học trong sách vở, có nhiều điều em không được học trong sách em thấy hơi bị thất vọng.
Minh Phúc: Hồi xưa em rất thích học môn lịch sử vì bản thân mình là người yêu nước nên rất yêu những gì đất nước đã từng làm được.  Theo những gì em nhớ trong đầu, hồi xưa, phần lịch sử họ dạy tất cả những ngày lễ trong năm như 30-4 hay 2-9.... Họ cho học sinh nghe lại vấn đề như: chính quyền miền Nam ngày xưa là chính quyền Mỹ ngụy, làm tay sai bán nước cho Mỹ, là chính quyền bù nhìn. Sau khi tìm hiểu từ internet và những người xung quanh cũng như bạn bè thì em biết VNCH thực sự là một đất nước chủ thể; Một đất nước còn dân chủ hơn cả ngoài Bắc Việt Nam nữa.
Họ cho học sinh nghe lại vấn đề như: chính quyền miền Nam ngày xưa là chính quyền Mỹ ngụy, làm tay sai bán nước cho Mỹ...Sau khi tìm hiểu từ internet và những người xung quanh cũng như bạn bè thì em biết VNCH thực sự là một đất nước chủ thể; Một đất nước còn dân chủ hơn cả ngoài Bắc VN
Minh Phúc
Lê Đông: Cho đến ngày hôm nay, dù em sinh sau 1975 hoàn toàn không biết gì về VNCH nhưng em đủ lớn để nhận thức được những gì xảy ra với xã hội VN mình đang sống dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.  Đặc biệt với hệ thống giáo dục, truyền thông và báo chí khiến em suy nghĩ và cảm thấy thật kinh khủng khi đảng CSVN đã vận dụng triệt để lối tuyên truyền là tất cả người dân Việt Nam hãy yêu, hãy sống cống hiến cho đảng, cho lý tưởng Hồ Chí Minh từ mọi cấp bậc kể cả mẫu giáo.  Và song song với nó là những gì đi ngược lại với những tuyên truyền đó là phản động là kẻ thù.  Có thể nói mọi sách báo truyền thông hay những kiến thức  mà em được nghe, đọc, và học thì chế độ VNCH là một chế độ tay sai của Mỹ, là chế độ phản động của mọi thời đại, là chế độ của những con người tàn bạo độc ác như giết dân, ăn thịt dân, giống như những con quỷ khát máu.  Và dân tộc Việt Nam nhờ chính nghĩa là ĐCSVN với ánh sáng HCM soi rọi đã tiêu diệt những con quỷ VNCH để bắt thế hệ sau phải nhớ công lao to lớn mà ra sức phục vụ cho chế độ ĐCSVN này. Chính vì cái lối tuyên truyền giáo dục đó đã hằn sâu vào rất nhiều thế hệ về sự độc ác của chế độ VNCH. Có những sự kiện không đúng và không thật.
Chân Như: Cho đến nay, quan điểm, suy nghĩ của bạn về Việt Nam Cộng hòa có thay đổi gì hay không ? Nếu có thay đổi, thì do đâu ?
Minh Phúc: Ngày xưa ở trường hoặc trên TV hoặc trên báo người ta cũng miệt thị về VNCH. Em nghe vậy thôi cũng không phản ứng nhiều.  Khi em học cấp 1, cấp 2 mỗi năm được trường  dẫn đi thăm những viện bảo tàng chiến tranh rồi bảo tàng HCM cũng đều nêu những tội ác của Mỹ ngụy hồi xưa.  Nói chung mình cảm thấy hơi kỳ kỳ tại vì sao chỉ đưa có 1 bên mình- phải nghe hết 2 bên. Hồi xưa suy luận của em là vậy. Cũng nhờ tìm hiểu trên internet cái suy nghĩ nó thay đổi hơn.  Nói chung em không miệt thị bên CS nhưng thật sự khi biết được sự thật mình cảm thấy bị shock tại vì bất cứ ai cũng vậy đều ghét cái sự dối trá, mình rất là tức, nhiều lúc xem lại tin tức ngày xưa mình hơi bị tức cực đỉnh luôn.
Phương Dung: Lúc nhỏ khi em đọc những thông tin về VNCH về chế độ ngày xưa, khi nghe tuyên truyền như vậy thật sự lúc đó còn nhỏ chưa hiểu biết được nhiều, khi nghe như thế cũng hơi bức xúc- Tại sao người Việt với người việt mà chế độ VNCH họ lại ác như vậy, họ lại hành xử với nhau như vậy.  Sau khi em tìm hiểu trên internet thì em biết được sự thật thì em cũng cảm thấy rất tức, vì mình bị dối trá.  Bản thân em, em cũng rất ghét những điều dối trá và em đều mong muốn là những gì mình học trong lịch sử đều là sự thật.  Đến nay suy nghĩ của em về VNCH đã thay đổi rất nhiều. Đối với em VNCH cũng là 1 quốc gia cũng là người Việt, những người lính VNCH xưa, những người yêu nước. Họ sống theo lý tưởng của riêng họ cũng giống như những người cộng sản sống theo lý tưởng riêng của người cộng sản. Chỉ có khác là mỗi chế độ và lý tưởng ở 2 miền khác nhau dẫn đến nội chiến 2 miền, mà người ta thường hay gọi là cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Đối với em cuộc chiến giữa VNCH và phe cộng sản Bắc việt là 1 cuộc chiến giữa 2 lý tưởng khác nhau chứ ko phải chiến tranh cứu nước như họ tuyên truyền gì cả. Em có những thay đổi nhận thức này là do sự tìm hiểu trên internet.
Sau khi em tìm hiểu trên internet thì em biết được sự thật thì em cũng cảm thấy rất tức, vì mình bị dối trá. Bản thân em, em cũng rất ghét những điều dối trá và em đều mong muốn là những gì mình học trong lịch sử đều là sự thật
Phương Dung
Lê Đông: Cũng như hai bạn thôi em cũng có những thay đổi khá nhiều. Dĩ nhiên, sự thay đổi này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như nhờ internet, nhờ tiếp xúc với những con người VNCH hiện tại trong nước. Và đặc biệt nữa là hiện tình đất nước của VN ngày hôm nay dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN có sự nhiễu nhương, có gì đó bất ổn nên đã khiến em suy nghĩ rất nhiều về những chính sách và đường lối của ĐCS.  Dưới con mắt em thì VNCH không như ĐCSVN tuyên truyền ngày trước. Họ cũng là một chính thể được công nhận rõ ràng.  Và họ cũng không phải là độc ác ăn thịt dân như những gì sách báo hay những bịa đặt mà em học trước kia.  Trong chính thể hiện tại thì họ là kẻ thất bại nên bị những kẻ chiến thắng đã vẽ đen. Do vậy, họ là nạn nhân và họ đáng cần được cái nhìn khách quan, trung thực hơn trong thời đại công nghệ internet ngày nay.
Chân Như: Các bạn đã bao giờ thử so sánh Việt Nam Cộng hòa với Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngoài Bắc trước 1975 và CHXHCN Việt Nam ngày nay hay chưa ?Nếu rồi thì các bạn thấy sự khác nhau thế nào ?
Lê Đông: Nếu đặt thời điểm hiện tại của chính quyền DCCH thì nó khác rất nhiều. Đơn cử như miền Nam trước năm 75 dưới chế độ của VNCH có một nền kinh tế, khoa học, giáo dục rất phát triển.  Và em thấy mơ ước của chính quyền hiện tại đang muốn có đó là giáo dục được miễn phí, y tế được miễn phí; Những thành quả, những tài năng của mình được phục vụ một cách xứng đáng.  Ngay từ thời điểm đó thì VNCH đã xây dựng lên một miền Nam đáng tự hào, thì đến ngày hôm nay phải nói rằng rất đáng khen và rất tự hào hơn những gì mà CHXHCN ngày nay làm và đang vẽ xấu họ (VNCH).
Minh Phúc: Nhiều lần em cũng có thử so sánh giữa chính quyền VNDCCH ngoài Bắc trước 1975 với CNXHVN ngày nay với VNCH cũng như lúc nãy bạn Đông có nói. Ngày xưa chính bà nội em, ông nội, ông ngoại cũng đã từng nói ngày xưa học sinh đi học không bị đóng tiền, nhiều khi được phát sữa uống mỗi sáng.  Nhiều khi nhà một người đi làm là đủ nuôi cả nhà.  Bây giờ thật sự (mà nói em mà có nói gian nữa lời thì xách súng bắn em cũng được. Em thề vậy luôn) cả gia đình 3 người đi làm hết mà có nhiều người không đủ ăn.  Rồi xã hội ngày nay không chú ý đến đạo đức của con người, đạo đức đi xuống rất trầm trọng. Đơn giản thôi, cái gì cũng tiền hết.  Mình vô bệnh viện khám bệnh hoặc là mình cấp cứu mà không có tiền, lạng quạng chết như chơi.  Cách đây vài năm em bị tai nạn giao thông vô bệnh viện gia đình chưa đóng tiền kịp mình nằm đau đớn đợi cũng lâu, khi đóng tiền xong phải đút túi luồng tay này nọ.  Bây giờ đi mua bán xe hay mua bán nhà đất cái giống gì cũng tiền với tiền. Họ không chú trọng cái tình người hay đạo đức như hồi xưa. Em bây giờ chỉ ước muốn cái đạo đức con người VN nó đỡ hơn bây giờ là em cũng cảm thấy mừng. Cũng như ông Lý Quang Diệu, thủ tướng Singapore hồi trước cũng chỉ mong là biết bao giờ Singapore mới bằng được VNCH của mình ngày xưa vậy thôi.
Phương Dung: Em chỉ có thể so sánh chiến tranh giữa VNCH và chính quyền VNDCCH ngày xưa cũng giống như chiến tranh giữa Bắc Hàn và Nam Hàn ngày xưa thôi. Một bên là theo chế độ chủ nghĩa tư bản có đồng minh là Mỹ và các quốc gia phương Tây. Một bên là theo chủ nghĩa cộng sản.  Một bên thì giàu có, phát triển dân chủ tự do. Một bên là chịu sự tuyên truyền của nhà nước nghèo đói và lạc hậu.
Chân Như: Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt được 40 năm, các bạn có suy nghĩ gì về những người lính quân lực Việt Nam Cộng hòa khi xưa, đặc biệt là những người lính đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 ?
Phương Dung: Em nghĩ những người  lính VNCH xưa cũng là những người yêu nước. Họ chiến đấu hết mình để bảo vệ lãnh thổ và lý tưởng của họ. Em thấy thật bất công khi người ta lại nói lính VNCH là ngụy, là bán nước trong khi họ cũng là những anh hùng thật sự trong cuộc chiến bảo vệ  đất nước giống như cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 chẳng hạn.
Bất cứ người lính bên nào cũng vậy cần được nhớ, cần được tri ân. Cũng như một câu hát ngày xưa của nhạc sĩ Trịnh Nam Ngân “rồi anh sẽ dìu em tìm thăm mộ bia kín trong nghĩa địa buồn, bạn anh đó đang say ngủ yên, xin cám ơn, xin cám ơn người nằm xuống
Minh Phúc
Lê Đông: Đối với em không riêng những người lính đã ngã xuống vì Hoàng Sa hay bất cứ ngã xuống vì một công cụôc bảo vệ tố quốc.  Những con người đó phải được tri ân và ghi danh.  Nhưng thực tế chế độ hiện tại đã không công bằng với những người lính VNCH.  Ngay cả buổi tưởng niệm về họ nằm xuống vì Hoàng Sa năm 1974 hầu như ở trong nước đều cho là nhạy cảm và không được phép vinh danh.  May mắn là sau những mâu thuẫn căng thẳng trên biển đông giữa VN và TQ và sự phát triển của internet, trong nước đã có những con người cổ vũ cho một nền dân chủ trong nước hơn thì họ đã phần nào đã tri ân những con người VNCH này và chế độ hiện tại cũng nới lỏng một phần nào để công bằng với họ hơn.
Minh Phúc: em cũng xin tóm tắt lại ý của em.  Những người lính VNCH khi xưa đơn giản họ cũng chỉ là con người VN bình thường. Họ ra đi vì lý tưởng thiêng liêng cao cả của tổ quốc lúc đó.  Em cũng xin nói thêm ở Bình An, Bình Dương có một nghĩa trang gọi là nghĩa trang nhân dân xã Bình An khi xưa là nghĩa trang quân đội Biên Hòa.  Em cũng biết cách đây khoảng trừng 1-2 năm gì đó đại sứ quán Mỹ có xuống họ cũng có chỉnh sửa này nọ. Thật sự đừng nhìn những gì họ làm hào nhoáng bên ngoài, họ sửa chữa bên ngoài thôi còn phía bên  trong có nhiều ngôi mộ phải nói là đã mất bia, rồi khi mưa xuống phần mộ của người lính VNCH muốn trôi đi hết. Thỉnh thoảng, em cũng một năm vô  1-2 lần để em thăm viếng đốt nhang cho họ.  Bất cứ người lính bên nào cũng vậy cần được nhớ, cần được tri ân. Cũng như một câu hát ngày xưa của nhạc sĩ Trịnh Nam Ngân “rồi anh sẽ dìu em tìm thăm mộ bia kín trong nghĩa địa buồn, bạn anh đó đang say ngủ yên, xin cám ơn, xin cám ơn người nằm xuống.
Xin cám ơn ba bạn Phương Dung, Lê Đông và Minh Phúc đã tham gia chia sẻ.

Oxfam lên án chi nhánh IFC của Ngân hàng Thế giới cho vay mờ ám

Theo RFI-Trọng Thành
Ngày 03-04-2015 15:14
media
Một cảnh khai thác trên đất của Hoàng Anh Gia Lai tại Ratanakkiri, Cam Bốt. Ảnh năm 2013.GLOBAL WITNESS

Hôm qua 02/04/2015, theo AFP, nhiều tổ chức phi chính phủ trong đó có tổ chức quốc tế chống bất công và nghèo đói Oxfam, công bố một báo cáo lên án các hoạt động cho vay mờ ám của IFC, định chế quan trọng nhất thế giới về trợ giúp phát triển. Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam – công ty nhận được tín dụng của IFC - bị chỉ trích đích danh về các hoạt động thâu tóm đất đai và gây ô nhiễm tại Cam Bốt. IFC đứng trước áp lực buộc phải đầu tư vào các dự án đáp ứng « những tiêu chuẩn về xã hội và môi trường ».

Một tuần trước hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới tại Washington, Oxfam và nhiều tổ chức NGO (như Inclusive Development International, Global Witness, Bretton Woods Project…) ra báo cáo mang tên « Những nỗi đau khổ của người khác », tố cáo việc IFC (International Finance Corportation) cấp tín dụng cho nhiều dự án xâm phạm nghiêm trọng các quyền con người, như : tước đoạt đất đai của dân cư địa phương, cưỡng bức di cư, tước đoạt các phương tiện sống căn bản. Các bạo lực thậm chí gây chết người, tại các nước như Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Honduras, Guatemala hay Ấn Độ.

Những hành động này nói trên của IFC trên thực tế khác xa với những mục tiêu mà Ngân hàng Thế giới đề ra là « chấm dứt nạn nghèo khổ cùng cực trong một thế hệ » và cổ vũ cho một « xã hội thịnh vượng được chia sẻ ».

Từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2013, IFC cho vay tổng cộng 36 tỷ đô la, thông qua các cơ sở tài chính trung gian tại các nước đang phát triển. Khoản tiền này tương đương với hơn 50% đầu tư trực tiếp của Ngân hàng Thế giới vào y tế và gấp ba lần tín dụng cho giáo dục.

Theo Oxfam và các tổ chức NGO tham gia báo cáo, IFC cho vay mà không tiến hành các thẩm định đầy đủ, cũng không đánh giá đúng các nguy cơ, thậm chí đánh giá thấp. Giám đốc văn phòng Oxfam tại Washington nhận xét : « Với cách cho vay phát triển mới, IFC thậm chí không biết được phần lớn các khoản tín dụng sẽ đến tay ai, cũng không biết nó làm tốt hay làm hại ». Đối tượng của 62% đầu tư của IFC là các nước đang phát triển.

Trong báo cáo nói trên, có nêu trường hợp công ty Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai

Hoàng Anh Gia Lai, thâu tóm đất của nông dân thuộc tỉnh Ratanakkiri, Cam Bốt, và làm ô nhiễm các nguồn nước địa phương. Hoàng Anh Gia Lai nhận được 27 triệu đô la đầu tư từ IFC, qua trung gian của quỹ đầu tư Dragon Capital Group, có trụ sở tại Việt Nam.

Theo bà Natalie Bugalski, giám đốc tư pháp của Inclusive Development International, đồng tác giả báo cáo, công chúng không có bất cứ thông tin nào liên quan đến nơi nhận được tín dụng của « 94% các khoảng đầu tư mạo hiểm của ISF qua các trung gian ».

Theo Le Monde hôm qua, các tổ chức phi chính phủ yêu cầu Ngân hàng Thế giới đầu tư « ít hơn, nhưng với chất lượng cao hơn, phù hợp với các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường của mình », và không nên đầu tư vào các dự án mạo hiểm cao, chừng nào chưa cải thiện được khả năng quản trị các rủi ro. Các NGO cũng đề nghị IFC công bố danh tính của các khách hàng và các dự án được thực hiện thông qua môi giới, và IFC cần chấp nhận các thẩm định độc lập. Các yêu cầu cải cách này rất cần thiết, Le Monde nhấn mạnh, khi định chế tài chính quan trọng này dự dịnh « tăng 50% tín dụng tại các quốc gia đang trong xung đột và ở trong tình trạng bấp bênh ».

Quảng Bình mùa giáp hạt

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA-2015-04-03
quang-binh-622.jpgPhơi lương thực ở Bố Trạch, Quảng Bình.RFA PHOTO
Trong thời gian kể từ lễ hội Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010 đến nay, Quảng Bình là tỉnh gặp nhiều thiên tai nhất khu vực miền Trung, bão lũ liên tục kéo qua đây. Đến năm 2013, sau khi đón di hài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quê, Quảng Bình lại tiếp tục rơi vào nạn đói khó. Không riêng gì ở các huyện nghèo như Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch… mà ngay cả thành phố Đồng Hới cũng không tránh khỏi nạn đói.

Thiên tai liên tục dày vò

Ông Thạnh, cư dân huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, chia sẻ: “Ra Giêng, Hai này là mùa thiếu gạo, mùa giáp hạt, những hộ quá nghèo thì có gạo cứu tế, chứ những hộ không thuộc diện quá nghèo thì làm chi có gạo. Tháng Ba thì ai cũng thiếu gạo, các huyện đều vậy... Hụt mức độ nào đó…”.
Ra Giêng, Hai này là mùa thiếu gạo, mùa giáp hạt, những hộ quá nghèo thì có gạo cứu tế, chứ những hộ không thuộc diện quá nghèo thì làm chi có gạo. Tháng Ba thì ai cũng thiếu gạo, các huyện đều vậy... Hụt mức độ nào đó…
-Ông Thạnh
Theo ông Thạnh, năm năm trở lại đây, Quảng Bình luôn bị thiên tai, thời tiết khắc nghiệt lạ thường. Người nông dân khó bề ổn định làm ăn, ngoài yếu tố tự nhiên, thủy điện Hố Hô cũng góp tay một phần không nhỏ đến sự mất ổn định của người dân vùng hạ lưu.
Mùa nắng thì nguồn nước bị thiếu trầm trọng bởi các con sống cạn nguồn, khô khốc, một phần nước không nhỏ đã bị thủy điện tích vào hồ để phát điện. Gió Lào thổi bạt từ Quảng Trị đến Quảng Bình, đất đai khô khốc, thời tiết nóng như lửa đốt, trâu bò, gà lợn há hốc vì thiếu nước, có nhiều con chịu không nổi phải lăn ra chết. Những đồng ruộng bị bỏ hoang ngày càng nhiều bởi sự khô cằn của nó không những không mang lại lợi tức cho người nông dân mà còn giết quá nhiều ngày công lao động vào đó.
Chính bởi thời tiết khắc nghiệt như vậy nên phần đông người trong độ tuổi lao động di tản vào các tỉnh miền Nam để làm thuê, ở nhà chỉ còn lại người già và trẻ em. Mà một khi ruộng đồng không được chăm sóc, bỏ hoang thì cả một cánh đồng trở thành bãi nhiệt bởi không có nước, lại góp phần làm cái nóng ở đây tăng cao.
quang-binh-400.jpg
Ảnh minh họa chụp tại bến Kiến Giang, Lệ Thủy, Quảng Bình. RFA PHOTO.
Đến mùa mưa thì giông bão, lụt lội triền miên, ba tháng mùa mưa, hết gần hai tháng người dân gánh chịu thiên tai. Nhiều nông dân sắm ghe nan, lưới cá để kiếm sống trong mùa mưa, họ đánh bắt ngay trên đồng ruộng của gia đình. Một số người bơi ghe ra sông vớt củi, mang về tập kết ở bãi đất cao đợi đến xong lụt mang đi bán để mua gạo. Đời sống ở Quảng Bình, theo như ông Thạnh nhận xét thì hiện tại quá nửa nạc nửa mỡ. Nghĩa là công nghiệp cũng chưa hẳn công nghiệp mà nông nghiệp thì đói kém. Chính vì kiểu làm kinh tế chưa định hình như vậy nên phần đông người dân đi làm thuê ở các tỉnh xa hoặc bám trụ với mảnh vườn khô khốc, với mấy luống rau muống, mấy vạt cải còi cọc và những đám ruộng lúa thất bát.
Hiện tại, đã đến mùa giáp hạt, đa phần bà con nông dân rơi vào tình trạng rỗng bồ, không có lúa gạo để ăn từ hôm đầu Xuân cho đến nay. Nguy cơ người ta phải dắt díu nhau đi làm thuê cuốc mướn hoặc ăn xin đang rất cao. Mặc dù nhà nước có hỗ trợ gạo về cho dân nhưng phần gạo đó cũng chỉ đắp đổi dăm bữa nửa tháng chứ không thể kéo dài nhiều hơn.
Bởi mỗi phần gạo cứu trợ của người dân gánh quá nhiều thứ chi phí mờ ám mà theo ông Thạnh là nếu như loại chi phí này còn kéo dài thì dân Quảng Bình sẽ còn ngửa tay xin cứu trợ dài dài, khó mà thoát khỏi cảnh nghèo đói. Những thứ chi phí này không có trong luật định cũng như không có trong chương trình tài trợ, cứu đói của nhà nước.

Những chi phí mờ ám và đất đai bị thu hẹp

Một nông dân tên Nhất, chia sẻ thêm với chúng tôi: “Thường thì sau lụt sau bão thì có đôi hột, đôi bữa thì có mấy cái áo quần thôi, áo quần cũ đó. Thường thì trước đây có chứ bây chừ thì không có. Thỉnh thoảng có đoàn tài trợ về cho mình, mỗi suất một trăm, hai trăm, có suất lên 500 ngàn đồng. Nhưng hiếm lắm, mấy ông ủy ban dẫn đi cho một số gia đình… Nói chung là khó lắm, hạn hán cũng do thủy điện mà lũ lụt cũng do thủy điện”.
Thỉnh thoảng có đoàn tài trợ về cho mình, mỗi suất một trăm, hai trăm, có suất lên 500 ngàn đồng. Nhưng hiếm lắm, mấy ông ủy ban dẫn đi cho một số gia đình… Nói chung là khó lắm, hạn hán cũng do thủy điện mà lũ lụt cũng do thủy điện.
-Ông Nhất
Theo ông Nhất, kể từ năm 2010, sau trận lụt kinh hoàng ngay trong dịp lễ Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, việc cứu trợ tại Quảng Bình có quá nhiều vấn đề mờ ám. Các phương tiện thông tin nhà nước đưa tin về các phần quà dành cho nông dân gặp thiên tai khá cao, mỗi suất có thể lên đến vài trăm ngàn đồng, nhiều nơi lên đến nửa triệu đồng và những phần tiền cứu trợ để tái xây dựng nhà cũng khá lớn, nhiều gia đình nhận được trên 10 triệu đồng.
Nhưng trên thực tế, khoản tiền về đến tay người dân chưa bao giờ quá ba triệu đồng và những suất quà nếu chịu khó ngồi tính nhẩm thì không có suất quà nào vượt quá hai trăm ngàn đồng. Trừ những phần quà của các nhà từ thiện từ miền Nam ra gặp trực tiếp người dân để tặng thì giá trị mỗi suất có thể lên đến năm trăm ngàn đồng. Nhưng chuyện này cũng hiếm hoi vì nhà từ thiện muốn tặng quà cho dân phải thông qua chính quyền địa phương, không thể tự động đến gặp dân để cho.
Ông Nhất là một trong những người nhận phải phần quà áo quần toàn dính dầu nhớt vào mùa mưa lụt năm 2010. Cũng theo ông, những phần quà áo quần thực sự của nhà từ thiện rất đẹp, nó lọt vào nhà các quan chức địa phương và người thân của họ. Những phần quà của dân nghèo đã bị đánh tráo.
Và chuyện này không phải diễn ra một vài lần mà hầu hết năm nào có tài trợ, cứu tế, từ thiện đều có xảy ra tiêu cực. Những cũng theo ông, những phần quà áo quần thực sự của nhà từ thiện rất đẹp, nó lọt vào nhà các quan chức địa phương và người thân của họ. Những phần quà của dân nghèo đã bị đánh tráo.
Và chuyện này không phải diễn ra một vài lần mà hầu hết năm nào có tài trợ, cứu tế, từ thiện đều có xảy ra tiêu cực. Những phần quà có giá trị bị đánh tráo hoặc tùng xẻo theo nhiều cách. Trong đó đáng sợ nhất là sung vào công quĩ sau đó chia đều trên đầu người.
Nghĩa là nhà cầm quyền địa phương sẽ chia số quà cho số người có trong xã, trong huyện để cho ra một con số bình quân đầu người. Sau đó họ lấy con số bình quân đầu người này để tặng cho những gia đình bị thiên tai. Ví dụ như gạo cứu tế trong đợt này, xã của ông Nhất được hai chục tấn dành cho những người thật sự nghèo chẳng hạn, nhà cầm quyền xã sẽ chia con số hai chục tấn này cho hai ngàn người dân trong xã và mỗi người được 10kg gạo. Chia xong, họ sẽ lấy con số 10kg này làm mốc để phát gạo cho chừng 300 người nghèo. Con số còn lại mười bảy tấn gạo không được nhắc đến. Con số báo cáo với cấp trên hoàn toàn hợp lệ sau khi chia đều trên đầu dân.
Người dân thì hoàn toàn không biết gì về những con số này. Hơn nữa, đất đai phì nhiêu đều đã có chủ, những gia đình có tiền, có quyền đã mua những mảnh đất này để xây dựng biệt thự hoặc trang trại, hoặc kinh doanh nuôi tôm. Họ có đủ phương cách để làm giàu. Trong khi đó, đất đai ngày càng trở nên khô cằn và eo hẹp đối với nông dân nghèo chỉ biết hy vọng vào tương lai. Mà tương lai thì mơ hồ và dễ bốc hơi như nước trong đám ruộng khô.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Chủ tịch xã tự duyệt đơn xin đất... cho mình

01/04/2015 22:33

Sau hơn 20 năm bị chính quyền địa phương lấy đất giao cho chủ tịch xã, mới đây, 12 hộ dân thôn Lộc Giang, xã Ân Tường Ðông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng

Theo trình bày của 12 hộ dân, năm 1983, người dân cùng nhau khai hoang khoảng 4 ha đất ở Gò Trọc (thôn Lộc Giang, nay thuộc khoảnh 1, Tiểu khu 139B, thôn Lộc Giang) để trồng trọt, sản xuất nhằm cải thiện đời sống.
Đến năm 1991, ông Nguyễn Văn Sửu, Chủ tịch UBND xã Ân Tường lúc bấy giờ, trực tiếp đến 12 hộ dân yêu cầu thu dọn cây, hoa màu để huyện và xã thu hồi, thực hiện chủ trương sử dụng đất trống, đồi trọc theo quy định của nhà nước.
Cuối năm 2014, sau khi biết đất mình đang canh tác bị UBND huyện Hoài Ân lấy giao cho ông Nguyễn Văn Sửu từ tháng 8-1994 với thời hạn 50 năm để trồng rừng nhưng không bồi thường theo quy định, 12 hộ dân gửi đơn khiếu nại lên huyện đòi lại đất. Ngày 15-1-2015, UBND huyện Hoài Ân ban hành quyết định không công nhận nội dung đơn khiếu nại của 12 hộ dân. Lý do: 4 ha đất tại Gò Trọc đã được UBND huyện giao cho ông Sửu sản xuất lâm nghiệp; tại thời điểm được giao đất không có người dân nào phản đối. Ngoài ra, thời gian qua ông Sửu đã sử dụng đất ổn định, đúng mục đích.
 Đất của người dân khai hoang đã bị giao cho chủ tịch xãĐất của người dân khai hoang đã bị giao cho chủ tịch xã
 Không đồng tình với quyết định này, vừa qua, các hộ dân tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định khiếu nại. “Thời điểm huyện giao đất cho ông Sửu, chúng tôi biết gì đâu mà bảo sao không phản đối. Bây giờ biết sự thật, chúng tôi đi khiếu nại, huyện phải xử lý sao cho ổn thỏa, làm vậy coi sao được?” - ông Liễu Xuân Ninh, 1 trong 12 hộ dân, bức xúc.
Giải thích về vụ việc trên, ông Nguyễn Văn Sửu cho biết sau khi nhận đất, ông vẫn để lại một phần cho các hộ dân canh tác trên đất họ khai hoang. Đến năm 2004, ông sang nhượng lại diện tích đất rừng đó cho người khác nên không còn liên can nữa.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, người mà ông Sửu sang nhượng là ông Nguyễn Văn Ái, em ruột ông Sửu, hiện giữ chức phó chủ tịch UBND xã Ân Tường Đông. Trước đó, ngày 16-6-1994, đích thân ông Sửu viết đơn gửi UBND huyện xin giao đất và cũng chính ông là người đại diện chính quyền địa phương với chức danh chủ tịch xã ký xác nhận đơn xin đất của ông.
Ông Huỳnh Văn Việt, Phó chánh Văn phòng UBND huyện Hoài Ân, cho biết việc ông Sửu trực tiếp viết đơn xin đất rồi tự ký, đóng dấu xác nhận với chức danh chủ tịch xã là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Ông Việt cũng thừa nhận diện tích đất UBND huyện giao cho ông Sửu trồng rừng có nguồn gốc từ việc người dân địa phương khai hoang, canh tác.
Hiện vụ việc đã được chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, báo cáo đề xuất hướng giải quyết.
Bài và ảnh: Anh Tú

Thanh Hóa: Phó Chánh án bị tố "vòi tiền" đương sự ngay tại nơi làm việc

 ĐỨC THIỆN - QUỐC TOẢN 02/04/15 08:03
(GDVN)- Đoạn ghi âm ghi lại lời ông Nguyễn Văn Nghi (hiện là Phó Chánh án Tòa án Nhân dân thị xã Sầm Sơn) “vòi tiền” đương sự trong một vụ án và nay bị tố cáo.
Từ vụ tranh chấp đất đai
Trong đơn gửi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Hiệp (Hoằng Kim, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) tố cáo ông Nguyễn Văn Nghi (nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Hoằng Hóa, hiện giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án Nhân dân thị xã Sầm Sơn) “vòi tiền”.
Nội dung tố cáo trên xuất phát từ vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Nguyễn Ngọc Hiệp với ông Nguyễn Ngọc Trung (anh trai), Nguyễn Ngọc Huân (em trai).
Theo đó, năm 1990 ông Hiệp được UBND xã Hoằng Kim cấp đất với diện tích 188m2, vị trí số thửa 04, tờ bản đồ số 12. Ông Hiệp sau khi xây dựng các công trình ở diện tích hơn 80m2, đã chuyển diện tích còn lại cho ông Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Ngọc Huân mượn để kinh doanh buôn bán.
Năm 2000, ông Hiệp có nhu cầu sử dụng diện tích đất còn lai, nên đòi lại thửa đất đã cho ông Trung và ông Huân mượn, nhưng bị từ chối.
Bức xúc trước sự việc nói trên, ông Hiệp đã làm đơn cầu cứu cơ quan chức năng.
Ngày 25/03/2014, UBND xã Hoằng Kim mời các bên có liên quan để tiến hành hòa giải nhưng bất thành. 
Ông Nguyễn Ngọc Hiệp trao đổi sự việc với phóng viên (ảnh: Đức Thiện)
Ngày 20/5/2014 ông Hiệp chuyển đơn lên Tòa án Nhân dân huyện Hoằng Hóa, đề nghị xử lý tranh chấp đất đai với các bên có liên quan.
Ngày 12/02/2015 tòa án nhân dân huyện Hoằng Hóa đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về việc tranh chấp đất đai với lý do: Xét thấy nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc Hiệp khởi kiện yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Trung trả lại diện tích đất 109m2 hiện nay ông Nguyễn Ngọc Trung đang sử dụng (từ 1997 đến nay) nhưng ông Hiệp không xuất trình được tài liệu và chứng cứ để chứng minh quyền sử dụng đất của mình đối với diện tích đất này.

Phó Chánh án bị tố nhận tiền “bồi dưỡng”
Không đồng tình với quyết định của Tòa án Nhân dân huyện Hoằng Hóa, ông Hiệp đã viết đơn kháng cáo với lý do quyết định đình chỉ vụ án của tòa án nhân dân huyện Hoằng Hóa không khách quan, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông.

Nghệ An: Trưởng xóm "biến hóa" tiền hỗ trợ thiên tai của dân

 XUÂN HÒA 03/04/15 07:23
(GDVN) - Theo người dân xóm 6, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An thì đã có nhiều mờ ám trong việc lập danh sách hỗ trợ thiên tai xảy ra tại xóm này.
Một gia đình có 2 người có trong cùng một danh sách hỗ trợ
Ngày 31/3, làm việc với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, nhiều người dân sống tại xóm 6, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An cho biết, trong năm 2013 và năm 2014 việc lập danh sách của ông Lê Xuân Năm – xóm trưởng xóm 6 về việc hỗ trợ thiệt hại do thiên tai làm hư hỏng lúa, hoa màu tại xóm này có nhiều biểu hiện không minh bạch.
Theo đó, trong năm 2013 và 2014, do ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán nên xóm 6, xã Trung Sơn được nhà nước hỗ trợ 3 lần thiệt hại do thiên tai gây ra với tổng số tiền là 69.000.000 đồng. 
Cụ thể, tiễn hỗ trợ rau màu vụ đông năm 2013 thiệt hại do mưa lụt 18 triệu đồng, 15 triệu đồng tiền hỗ trợ thiệt hại lúa bị thiệt hại do cơn bão số 8 năm 2013 và 36 triệu đồng hỗ trợ thiệt hại ngô không trổ bông do hạn hán năm 2013.
Người dân xóm 6, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bày tỏ nỗi bức xúc trước những việc làm mập mờ trong việc lập danh sách hỗ trợ thiệt hại thiên tai của trưởng xóm này (ảnh Xuân Hòa)
Tuy nhiên, nhiều người dân cho biết đến nay họ chỉ nhận được tiền hỗ trợ thiệt hại ngô không trổ bông năm 2013, còn các đợt hỗ trợ khác họ có diện tích bị thiệt hại nhưng không thấy được hỗ trợ. 
Trong khi đó, có nhiều gia đình thì có đến cả tên vợ và chồng đều có trong cùng một danh sách được hỗ trợ. Điển hình là gia đình ông Lê Xuân Năm – Xóm trưởng kiêm Bí thư xóm 6. Chỉ riêng trong danh sách hỗ trợ diện tích lúa bị thiệt hại do cơn bão số 8 năm 2013, thì cả 2 vợ chồng ông Lê Xuân Năm đều có tên trong danh sách nhận hỗ trợ.
Sau khi thấy các gia đình khác có diện tích trên cùng một cánh đồng và có thiệt hại như gia đình mình được hỗ trợ thiệt hại nhưng gia đình mình thì không, nhiều gia đình đã đến hỏi ông Lê Xuân Năm. 
Tuy nhiên, ông Năm cho biết, các hộ bị thiệt hại nhưng không được hỗ trợ là do không thông báo để kê khai. Nhưng theo người dân cho biết việc danh sách hỗ trợ là do ông Năm tự lập không thông qua dân, cũng không thông báo cho dân nên dân không hề biết mà kê khai diện tích mình bị thiệt hại.
Trong danh sách hỗ trợ thiệt hại hoa màu do cơn bão số 8 năm 2013 cả hai vợ chồng ông trưởng thôn xóm 6, Lê Xuân Năm đều có trong danh sách được hỗ trợ thiệt hại (ảnh Xuân Hòa)
“Ông Năm lập danh sách hỗ trợ thiệt hại có họp dân và cũng có thông báo cho dân đâu. Ông ấy tự lập rồi gửi lên xã chứ chúng tôi cũng chẳng biết ông ấy lập lúc nào. 
Đến khi thấy diện tích mình bị thiệt hại nhưng không được hỗ trợ chúng tôi qua hỏi thì ông ấy nói do không báo để kê khai. Chúng tôi là dân, cán bộ không thông báo chính sách hỗ trợ thì làm sao chúng tôi biết đến mà báo diện tích mình bị thiệt hại”, chị Dương Thị Hòa bức xúc cho biết.
Theo chị Nguyễn Thị Hồng, cán bộ mặt trận, Đảng viên chi bộ xóm 6 thì việc lập danh sách hỗ trợ không chỉ mình người dân không biết mà ngay đến trong các cuộc họp mặt trận, chi bộ xóm ông Lê Xuân Năm cũng không thông báo cho các thành viên. 
“Việc lập danh sách các hộ dân có diện tích thiệt hại do thiên tai ông Năm cũng không thông báo và thông qua chi bộ, cán bộ mặt trận xóm. Cái này chỉ do một mình ông Năm tự lập rồi gửi lên cho xã chứ chính chúng tôi là cán bộ trong xóm mà cũng không hay biết”, chị Hồng bày tỏ nỗi bất bình.
Không làm vụ đông vẫn có tiền hỗ trợ thiệt hại hoa màu vụ đông
Theo người dân việc tự ý lập danh sách diện tích lúa, hoa màu thiệt hại do thiên tai của ông Năm có nhiều điều mập mờ. Đó là, nhiều hộ gia đình có tên danh sách nhận 2 đến 3 lần nhưng khi nhận tiền chỉ được một lần. 
Trong khi đó, nhiều hộ có diện tích thiệt hại thật sự lại không nhận được đồng tiền hỗ trợ nào. Điển hình như việc hỗ trợ tiền hoa màu vụ đông năm 2013 thiệt hại do mưa bão có nhiều gia đình không làm ngô nhưng vẫn được nhận tiền hỗ trợ. 
Nhiều người khi thấy có tiền hỗ trợ cũng tỏ ra bất ngờ vì gia đình mình không có diện tích trồng hoa màu vẫn có tiền hỗ trợ thiệt hại.
Đơn khiếu nại của người dân xóm 6, xã Trung Sơn trong việc lập danh sách hỗ trợ lúa và hoa màu thiệt hại do thời tiết (ảnh Xuân Hòa)
“Khi được gọi đến nhận 120.000 đồng tiền hỗ trợ hoa màu vụ đông năm 2013 bị thiệt hại do mưa bão tôi hết sức bất ngờ. Năm 2013, thực hiện việc dồn điền đổi thửa cả xóm chỉ khoảng 20 gia đình làm nhưng số người nhận tiền hỗ trợ tận hơn 90 người. 
Gia đình tôi năm đó cũng không hề làm diện tích nào vẫn được hỗ trợ 120.000 đồng. Sau đó, ông Năm lại nói số tiền đó tôi được hỗ trợ tiền lúa bị thiệt hại nhưng năm đó diện tích lúa nhà tôi cũng không bị thiệt hại do thiên tai. 
120.000 đồng nó không hẳn là quá nhiều trong khi đó mình không có diện tích làm thực, lại là cán bộ trong ban mặt trận xóm nên tôi không nhận”, chị Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Trong khi đó như gia đình ông Phạm Văn Sửu có hơn 2 sào lúa bị thiệt hại do mưa bão năm 2013 lại không được nhận số tiền hỗ trợ nào. 
Chính vì những mập mờ này nên người dân xóm 6, xã Trung Sơn đã làm đơn khiếu nại gửi lên UBND huyện Đô Lương. Sau khi, tiếp nhận đơn ngày 16/3/2015, UBND huyện Đô Lương cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND xã Trung Sơn sớm làm rõ vấn đề trả lời người dân trước ngày 15/4/2015.  
Công văn của UBND huyện Đô Lương yêu cầu UBND xã Trung Sơn kiểm tra, xác minh thông tin người dân xóm 6 phản ánh báo cáo cấp trên và trả lời người dân trước ngày 15/4/2015 (ảnh Xuân Hòa)
Để tìm hiểu rõ hơn sự việc ngày 31/3, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc làm việc với ông Đoàn Văn Linh – Phó Chủ tịch xã Trung Sơn, huyện Đô Lương. 
Tại cuộc làm việc, ông Linh cho biết, hiện xã này cũng đã lập đoàn thanh tra và yêu cầu ông Năm làm báo cáo giải trình vấn đề trên. Sau khi có kết quả chính xác UBND xã sẽ có văn bản báo cáo UBND huyện Đô Lương và trả lời người dân.
Tại buổi làm việc ông Linh cũng thừa nhận, trong danh sách lập hỗ trợ thiệt hại về thiên tai do cán bộ xóm 6 gửi lên có trường hợp một gia đình cả vợ và chồng đều có tên. 
Việc lập danh sách này là do xóm trưởng hoặc xóm phó lập rồi gửi lên xã. Dựa theo danh sách này xã sẽ trực tiếp phát tiền hỗ trợ cho người dân chứ không chuyển cho cán bộ xóm mang về phát cho người dân.
Như vậy, việc có hay không lập hồ sơ khống để nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do thiên tai của xóm trưởng xóm 6 như người dân phản ánh vẫn đang phải chờ kết quả của đoàn thanh tra UBND xã Trung Sơn. 

Mối quan ngại của Mỹ về "trường thành trên biển Đông"

Hải Ninh- RFA
2015-04-03
site2-of-wall-in-schina-sea
Tào nạo vét và hai tàu kéo của Trung Quốc đang đắp bồi Đá Vành Khăn ở Trường Sa-Courtesy of CSIS

Những căn cứ mới "chưa từng thấy"

Tại một hội nghị hàng hải ở Australia hôm 31/3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc Harry Harris, lên tiếng tố cáo Trung Quốc đang “bơm cát lên các rạn san hô, một số ngập nước, và lát bê tông. Trung Quốc đã tạo ra một khu vực nhân tạo rộng hơn 4 km vuông”. Đây là một trong những chỉ trích mạnh mẽ nhất và ở cấp cao nhất từ phía Mỹ về dự án cải tạo đất biển đảo, theo tướng Harry Harris là “chưa từng thấy" của Trung Quốc.
Bà Phương Nguyễn, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, D.C., nhận định:
Phương Nguyễn: Nó là một lời cảnh báo cho cuộc gặp gỡ giữa các quan chức hàng hải. Nó cũng cho thấy Mỹ đã thức tỉnh và nhận ra một thực tế rằng Trung Quốc sẽ không dừng các hoạt động mà họ đang làm, mặc cho Mỹ có điều tiết hay cố gắng hợp tác với họ
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy một loạt các hoạt động xây dựng đang diễn ra nhanh chóng tại các rạn san hô và đảo đá do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa. Trong số đó có việc xây các cảng, bến cảng, sân bay, toà nhà và ít nhất một đường băng. Tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tỏ ra lo ngại rằng chương trình này là một nỗ lực nhằm “quân sự hoá” những vị trí tiền đồn tại khu vực có tranh chấp.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch Trung tâm Chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế CSSD, tại Việt Nam cho biết sự nguy  hiểm của việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông như sau:
T.S. Nguyễn Ngọc Trường: Cái này trước mắt là sẽ tạo ra những căn cứ mới ở biển Đông. Sau khi hoàn thành, Trung Quốc chắc chắn sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Vùng nhận dạng phòng không này sẽ nối các điểm mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa với Hoàng Sa và các căn cứ ở Hải Nam thành một tứ giác chiến lược. Kiểu gì đó thì tuỳ thuộc vào vị trí, như ở đảo Hải Nam lại khác và ở đất liền lại khác. Trên các vùng nhận dạng phòng không đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ triển khai tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo ở vùng sâu nhất ở biển Đông. Như vậy là Trung Quốc sẽ khống chế khu vực Biển Đông.
a-site-built-by-chinese
Trung Quốc đắp bồi đá đảo ở Trường Sa, không ảnh của Cơ quan không thám Philippines
Khả năng Trung Quốc xây dựng vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông vốn là điều mà các chuyên gia dự báo và lo ngại. Hồi đầu năm ngoái, một tờ báo của Nhật đưa ra thông tin rằng không quân Trung Quốc đã có kế hoạch lập một vùng nhận dạng phòng không mới ở Biển Đông, bao trùm quần đảo Hoàng Sa và lan ra một vùng rộng xung quanh. Thông tin này bị phía Trung Quốc bác bỏ.
Trên thế giới có khoảng 20 nước đã có vùng nhận dạng phòng không. Thường thì các vùng này chỉ bao trùm những vùng lãnh thổ không tranh chấp và không áp dụng với máy bay nước ngoài không có ý định bay vào không phận, và các vùng này cũng thường không chồng lấn lên nhau. Hồi năm 2013, Trung Quốc đã khiến Mỹ phgẫn nộ khi tuyên bố xây dựng một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông nơi có tranh chấp với Nhật.

Hy vọng nào cho Biển Đông

Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, chồng lấn với một số quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Malaysia, Philippines. Bắc Kinh luôn cho rằng tuyên bố về đường 9 đoạn của họ là có căn cứ lịch sử và Mỹ không nên can thiệp.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ có Mỹ mới có khả năng hoá giải tình thế ở Biển Đông, tuy nhiên, chính Washington cũng đang bối rối về những bước đi tiếp theo. Bà Phương Nguyễn thuộc trung tâm CSIS ở Washington cho biết:
Phương Nguyễn: Gần đây, nhiều nhà lập pháp tên tuổi của Mỹ đã lên tiếng về vấn đề này và kêu gọi chính quyền của Tổng thống Barack Obama đưa ra một chính sách về việc Mỹ làm thế nào đảm bảo tự do hàng hải và hạn chế việc Trung Quốc gây áp lực đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Đó là những dấu hiệu tốt song chúng ta vẫn còn phải xem mọi việc sẽ biến chuyển như thế nào.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường cho rằng Bắc Kinh và Washington có nhiều cơ hội có thể trao đổi với nhau về vấn đề này. Ông nói:
Ts. Nguyễn Ngọc Trường: Tôi nghĩ Mỹ với Trung Quốc vẫn còn rất nhiều cửa để thương lượng với nhau bởi vì hai bên còn có nhiều lợi ích chồng chéo đan xen, vừa đấu tranh, vừa hợp tác, vừa là đối tác vừa là đối thủ. Hai nước vẫn có khoảng 90 cơ chế để giải quyết vấn đề này trong đó có những cơ chế cấp cao. Tháng 9 này ông Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đi thăm Washington, đó là cái cơ chế cấp cao nhất.
Hiện chính phủ Mỹ vẫn đang thực hiện chiến dịch chuyển 60% lực lượng sang Thái Bình Dương nhằm tái cân bằng với Trung Quốc. Trong một phát biểu được tờ Wall Street Journal dẫn lại mới đây, chuẩn đô đốc Christopher Paul, Tư lệnh phó Hạm đội Thái Bình Dương, cho biết Mỹ sẽ triển khai thêm một số tàu chiến tới khu vực này, bao gồm tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt. Đây là loại tàu hiện đại bậc nhất của hải quân Mỹ, có trực thăng cơ hữu, có hình thể chống radar, dàn radar chống hỏa tiễn tối tân nhất, được trang bị hằng trăm tên lửa tấn công tàu, tàu ngầm và mục tiêu trên mặt đất.
Gần đây, Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam một số tàu tuần tra tốc độ cao, cho thấy những dấu hiệu về mối quan tâm của Mỹ tới việc Việt Nam đảm bảo an ninh hàng hải. Ông Nguyễn Ngọc Trường nói:
Nguyễn Ngọc Trường: Mỹ không thể vì Việt Nam mà gây sự hoặc gây chiến với Trung Quốc nhưng việc tăng cường sức mạnh và khả năng bảo vệ vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế cũng như lãnh hải của Việt Nam là điều Mỹ rất quan tâm. Cái này nó liên quan trực tiếp tới việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải. Bởi vì Trung Quốc và Việt Nam đều cam kết về an ninh và tự do hàng hải nhưng mà việc Trung Quốc làm ở Hoàng Sa và Trường Sa không hề tỏ ra Trung Quốc muốn thực hiện điều này.
Về vấn đề xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc khẳng định việc này không nhằm tới bất cứ nước nào và cũng không ảnh hưởng tới bất kỳ ai. Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của các bên và rằng việc xây dựng trên lãnh thổ là hoàn toàn hợp pháp vì được thực hiện trên lãnh thổ của họ.