Thursday, November 6, 2014

Cháy quán karaoke, 4 người tử vong

Ngày 6/11, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại quán karaoke Nonstop tại khối 9, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn làm 4 người tử vong.

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 16h ngày 6/11, đã làm 4 người tử vong do bị ngạt là anh Hầu Văn Giang (sinh năm 1981, ở đường Trần Quang Khải, Phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn) và vợ là chị Trần Phương Anh, con là Hầu Hà Anh (4 tháng tuổi); cháu Lý Ngọc Dũng (sinh năm 1994, đường Văn Miếu, phường Chi Lăng).

Cháy quán karaoke, 4 người tử vong - Ảnh 1

Lực lượng cứu hoả đưa những người bị hôn mê đi cấp cứu. (Ảnh: Báo Lạng Sơn).

Theo điều tra ban đầu, đám cháy bùng phát từ tầng hai, cháy lên tầng ba.

Theo tin tức từ báo VietnamPlus/TTXVN, thượng tá Đoàn Văn Tôn, Phó Trưởng Công an thành phố Lạng Sơn cho biết, ngay sau khi được tin báo của người dân và được sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn, các lực lượng chức năng đã điều năm xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sỹ kịp thời đến hiện trường ứng cứu và đã cứu được 9 người.

Cháy quán karaoke, 4 người tử vong - Ảnh 2
Vụ hỏa hoạn đã khiến 4 người bị tử vong. (Ảnh: Báo Dân trí).

Đến khoảng 17h, đám cháy đã được lực lượng chức năng khống chế, nhiều đồ đạc bên trong quán karaoke bị thiêu rụi.

Được biết, địa điểm xảy ra cháy - quán karaoke NonStop thuộc Công ty TNHH một thành viên đầu tư Bảo Minh do ông Đàm Đước Hải (30 tuổi), ở Thị trấn Neo, Yên Dũng (Bắc Giang) là Giám đốc; Trần Thị Bình (44 tuổi, ở phường Tam Thanh, TP. Lạng Sơn) quản lý.

Cháy quán karaoke, 4 người tử vong - Ảnh 3
Đám cháy đã được khống chế tại quán karaoke. (Ảnh: Báo Lạng Sơn).

Hiện cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn.

07.11.2014 | 06:52 AM
Linh San (Tổng hợp)
Theo NĐT

Trung Quốc “thả con tép, bắt con tôm”

Bắc Kinh muốn tận dụng Hội nghị APEC để thúc đẩy một ngân hàng và khu vực thương mại tự do trong khu vực

Trung Quốc đang tìm cách gạt sang một bên một số thách thức đối ngoại lớn nhất, từ tranh chấp lãnh thổ đến cuộc đối đầu với Mỹ, để ngăn chặn sự bất đồng nảy sinh tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Bắc Kinh vào đầu tuần tới.

Những điểm nóng tiềm tàng

“Trung Quốc sẽ nỗ lực để trở thành chủ nhà thân thiện. Họ xem sự kiện này không khác gì kỳ thế vận hội mùa hè diễn ra ở Bắc Kinh năm 2008” - một nhà ngoại giao nước ngoài đóng tại Bắc Kinh nói với Reuters hôm 6-11.

Chính Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tuần rồi cũng khẳng định Bắc Kinh muốn tổ chức một hội nghị APEC “suôn sẻ và hòa thuận”, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử tổ chức gồm 21 nền kinh tế này. Ông Vương còn cam kết Trung Quốc sẽ hiếu khách với cả Nhật Bản dù 2 nước đang có tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ và lịch sử.

Vấn đề là chưa rõ các khách mời có chịu “hòa thuận” hay không. Những điểm nóng tiềm tàng tại APEC là cuộc xung đột Ukraine và vụ máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia bị bắn hạ. Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm 5-11 cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin không thể né tránh một cuộc nói chuyện về những công dân Úc thiệt mạng trong bi kịch MH17.

Ngoài ra, theo các quan chức Mỹ, Tổng thống Barack Obama sẽ phản đối mạnh mẽ hoạt động do thám mạng bị cáo buộc liên quan đến chính phủ và quân đội Trung Quốc tại cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình.

An ninh được siết chặt tại Bắc Kinh trước thềm Hội nghị Cấp cao APECẢnh: Reuters
An ninh được siết chặt tại Bắc Kinh trước thềm Hội nghị Cấp cao APEC-Ảnh: Reuters

Bắt tay chống tham nhũng

Bất đồng cũng có thể đến từ kế hoạch lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) có vốn hoạt động ban đầu 50 tỉ USD của Trung Quốc. Trong nỗ lực trấn an những nước hoài nghi về động cơ thật sự của Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định nước này muốn học hỏi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á - 2 ngân hàng đang nhận được hậu thuẫn tài chính lớn nhất từ Washington và các đồng minh.

Chưa hết, theo AP, nước chủ nhà còn có ý định sử dụng Hội nghị APEC để thúc đẩy sáng kiến thành lập Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) trong bối cảnh quá trình thương thảo về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đứng đầu chưa đạt nhiều tiến triển.

Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho hay các nhà lãnh đạo APEC có thể nhất trí tiến tới thành lập FTAAP. Tuy nhiên, các thành viên APEC cho đến giờ vẫn chưa ủng hộ những mục tiêu đầy tham vọng liên quan đến sáng kiến này, bao gồm thời điểm hiệp định có hiệu lực vào năm 2025.

Bên cạnh thương mại, hội nghị còn tập trung vào hợp tác bảo vệ môi trường, vấn đề hiệu quả năng lượng và đô thị hóa. Ngoài ra, theo báo The Wall Street Journal, các thành viên APEC dự kiến ủng hộ lập một mạng chia sẻ thông tin đặt tại Trung Quốc để chống tham nhũng, gọi tắt là Act-Net.

Mạng sẽ sử dụng các biện pháp như dẫn độ, tương trợ tư pháp, thu hồi tiền tham nhũng… để đối phó nạn tham nhũng xuyên biên giới. Những người thạo tin cho biết Act-Net sẽ giúp các cơ quan thực thi pháp luật trao đổi thông tin dễ dàng hơn nhưng sẽ không trở thành phiên bản của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) tại khu vực.

Act-Net là nội dung quan trọng của Tuyên bố Bắc Kinh về chống tham nhũng đang chờ chữ ký của các nhà lãnh đạo APEC. Văn kiện này được xem là nỗ lực mới nhất của ông Tập Cận Bình trong việc mở rộng chiến dịch chống tham nhũng bằng cách truy bắt những nghi can đem tiền bất chính trốn ra nước ngoài.

Sử dụng vũ khí laser
Trung Quốc sẽ triển khai vũ khí laser có khả năng bắn hạ vật thể bay với vận tốc chưa đến 50 m/giây và ở độ cao tối đa 500 m để tăng cường an ninh cho Hội nghị APEC. Theo báo Want Daily (Đài Loan), vũ khí này có phạm vi hoạt động 12 km và bắn hạ được “máy bay nhỏ” trong bán kính 2 km trong vòng 5 giây sau khi phát hiện.
Viện Thiết kế vật lý Trung Quốc khoe hệ thống vũ khí laser mới bắn hạ hơn 30 máy bay không người lái với tỉ lệ thành công 100% trong các cuộc thử nghiệm gần đây.

Thứ Năm, 21:34  06/11/2014
Hoàng Phương
Theo NLĐO

Tin tặc tiết lộ số điện thoại của 250 cảnh sát Hồng Kông

 Joshua Philipp, Epoch Times 6 Tháng Mười Một , 2014
Logo của nhóm hacker “Anonymous” trong một hình ảnh quảng cáo. Gần đây, Anonymous đã tiết lộ thông tin cá nhân của các sĩ quan cảnh sát Hồng Kông để ủng hộ những người biểu tình dân chủ tại khu vực tự trị này (Anonymous)
Logo của nhóm hacker “Anonymous” trong một hình ảnh quảng cáo. Gần đây, Anonymous đã tiết lộ thông tin cá nhân của các sĩ quan cảnh sát Hồng Kông để ủng hộ những người biểu tình dân chủ tại khu vực tự trị này (Anonymous)

Theo tin mới nhận được, nhóm hacker Anonymous (Nặc Danh) đã tiết lộ danh tính, số điện thoại, số fax, và địa chỉ email của hơn 250 cảnh sát Hồng Kông.
Tin tức rò rỉ vào ngày 25 tháng Mười là một phần trong đại chiến dịch của Anonymous nhằm chống lại Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ủng hộ các cuộc biểu tình dân chủ tại Hồng Kông.
Bên cạnh đó, nhóm hacker cũng tiết lộ cơ sở dữ liệu của 47 website của chính phủ Trung Quốc. Người dùng internet có thể tải toàn bộ cơ sở dữ liệu với dung lượng 72,64 MB này. Được biết, dữ liệu nói trên chứa các thông tin cốt lõi của website, cũng như tên đăng nhập và mật khẩu vào website.
Nhóm Anonymous cũng hứa hẹn sẽ thực hiện nhiều cuộc tấn công tương tự vào các thứ Bảy hàng tuần cho đến khi phong trào dân chủ giành thắng lợi.
“Hãy chờ đón chúng tôi vào thứ Bảy tới, và tất cả thứ Bảy hàng tuần cho tới khi công dân Hồng Kông được tự do”, trích dẫn từ một thông cáo của Anonymous.
Trong ba tuần vừa qua, nhóm Anonymous đã thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng có quy mô lớn vào các trang web của chính phủ Trung Quốc. Những chiến dịch này thường bao gồm: rò rỉ thông tin website, phối hợp tấn công mạng để gỡ bỏ các trang web, và chiến dịch Twitter để thúc đẩy dân chủ cho Hồng Kông.
Nhóm hacker cho biết, cho đến nay họ đã gỡ bỏ 50 website của chính phủ Trung Quốc, rò rỉ hơn 100 dữ liệu website, và xóa sổ một số trang web khác.
Theo vietdaikynguyen

Quốc tế điều tra hội nghị ghép tạng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Ngày 29/ 10 tổ chức Quốc tế điều tra về bức hại Pháp Luân Công (gọi tắt là tổ điều tra quốc tế) cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ hội nghị cấy ghép tạng được tổ chức ở Hàng Châu lần này, một nhóm người tham gia hội nghị bị tình nghi nằm trong danh sách hàng đầu tại Đại Lục có dính líu đến các tổ chức bệnh viện và nhân viên y tế đã tham gia vào việc mổ cắp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh từ internet)
Ngày 29/ 10 tổ chức Quốc tế điều tra về bức hại Pháp Luân Công (gọi tắt là tổ điều tra quốc tế) cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ hội nghị cấy ghép tạng được tổ chức ở Hàng Châu lần này, một nhóm người tham gia hội nghị bị tình nghi nằm trong danh sách hàng đầu tại Đại Lục có dính líu đến các tổ chức bệnh viện và nhân viên y tế đã tham gia vào việc mổ cắp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh từ internet)
 Lý Minh, Dajiyuan 6 Tháng Mười Một , 2014
Hội nghị cấy ghép tạng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2014 tổ chức tại Hàng Châu diễn ra từ ngày 29-31/10, đã gặp phải sự ngăn cản của giới y học Quốc tế. Tổ chức điều tra về bức hại Pháp Luân Công cho biết, một nhóm người tham gia tổ chức này bị tình nghi nằm trong danh sách đầu tiên tại Đại Lục có dính líu đến các tổ chức bệnh viện và nhân viên y tế đã tham gia vào việc mổ cắp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, hiện họ đang theo dõi chặt chẽ hội nghị cấy ghép tạng được tổ chức ở Hàng Châu lần này.
Tháng 7 năm nay, hội nghị cấy ghép tạng năm 2014 được tổ chức ở San Francisco – Mỹ, đã từ chối 35 bác sỹ Trung Quốc với nguyên do đạo đức ngành y.

Nguồn nội tạng cung cấp cho việc cấy ghép ở Trung Quốc không minh bạch

8 ngày trước khi diễn ra hội nghị cấy ghép tạng ở Trung Quốc, tổ chức các bác sỹ phản đối việc mổ cướp nội tạng (DAFOH) phát biểu rằng, bởi vì Trung Quốc cưỡng chế mổ lấy nội tạng của các phạm nhân tử hình, tù nhân lương tâm và các học viên Pháp Luân Công, lấy làm nguồn cấy ghép mang tính thường xuyên, nên đã vi phạm các chuẩn tắc đạo đức và luân lý. Do đó, DAFOH đề xướng việc giới y học quốc tế không tham dự và không ủng hộ hội nghị cấy ghép tạng tại Trung Quốc hoặc các hoạt động liên quan.
Giáo sư Jonna Matuszkiewicz-Rowinska tại viện y học Warszawa ở Ba Lan (Medical University of Warsaw) cho biết, trong quá trình xét duyệt một bài luận văn bác sỹ về cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, bà phát hiện một thông tin quan trọng về nghiên cứu sử dụng các nguồn lấy nội tạng, vì thế bà đã từ chối luận văn này. Sau khi bà và các bác sỹ thẩm duyệt nói chuyện đã phát hiện những bác sỹ này cũng có nhiều vấn đề tương tự, trong các luận văn liên quan đến Trung Quốc được thẩm duyệt, nguồn cung nội tạng được sử dụng cho việc nghiên cứu không rõ ràng.
Ngày 27/10, Hiệp hội quan tâm đến cấy ghép nội tạng quốc tế tại Đài Loan kêu gọi toàn thể xã hội, chống lại việc lạm dụng cấy ghép nội tạng của chế độ ĐCSTQ.
Phó Hội Trưởng Hiệp hội quan tâm đến cấy ghép nội tạng quốc tế tại Đài Loan Hoàng Sỹ Duy nói: “(ĐCSTQ) phải cam kết không tiếp tục sử dụng nội tạng của bất kỳ người bị cầm tù nào; cần phải xây dựng một hệ thống cấy ghép nội tạng hoàn toàn trong sạch, mỗi một bộ phận nội tạng đều có thể tìm ra nguồn gốc. Về vấn đề cơ bản này, vẫn cần phải điều tra về việc 14 năm qua, các nội tạng mà hơn 600 bệnh viện phẫu thuật sử dụng, nguồn gốc mỗi một nội tạng của họ và các tình hình liên quan.”
Ông Hoàng Sỹ Duy nói: “Cho đến hiện nay, toàn bộ ngành cấy ghép tạng ở Trung Quốc Đại Lục hoàn toàn là công việc mờ ám không rõ ràng, thậm chí còn liên quan đến tội ác phản nhân loại, cho nên vô hình chung, việc cấy ghép này rất dễ lôi kéo nhiều người vào.”

Bác sỹ tham gia diễn giảng tại hội nghị bị điều tra

Người phụ trách tổ chức điều tra quốc tế Uông Chí Viễn nói, họ chú ý sát sao đến những người phát biểu trong hội nghị, danh sách điều tra những người Trung Quốc Đại Lục nghi có liên quan đến các đơn vị chữa bệnh và nhân viên trong ngành y mổ sống lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công được công bố hôm 26/9. Trong đó bao gồm:
Bệnh viện nhân dân thứ nhất thành phố Thượng – Phàn Quân Vệ
Bệnh viện Tương Nhã Tam thuộc Đại học Trung Nam– Minh Anh Tư
Bệnh viện Tương Nhã Nhị thuộc Đại học Trung Nam – Bành Long Khai
Đại học y Trung Quốc thuộc y viện số một Trương Giai Lâm
Bệnh viện thứ ba thuộc Đại học Trung Sơn – Dịch Thuật Hồng
Bệnh viện thứ ba thuộc Đại học Trung Sơn –  Trương Kỳ
Bệnh viện Nhân Dân Đại học Bắc Kinh – Hoàng Lỗi
Bệnh viện thứ ba Đại học Bắc Kinh – Hầu Tiểu Phi
Bệnh viện Đồng Tề thuộc viện y học Đồng Tề của Đại học khoa học kỹ thuật Hoa Trung – Trần Trung Hoa
Bệnh viện Đồng Tề thuộc viện y học Đồng Tề của Đại học khoa học kỹ thuật Hoa Trung – Cung Niệm Tiều.
Bệnh viện Chúc Cổ Lâu thuộc viện y học Đại học Nam Kinh – Thi Hiểu Lôi.
Bệnh viện trung tâm thứ nhất thành phố Thiên Tân – Trầm Trung Dương.
Bệnh viện trung tâm thứ nhất thành phố Thiên Tân – Viện Cao Vĩ.
Bệnh viện trung tâm thứ nhất thành phố Thiên Tân – Thái Kim Trinh.
Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Trung Nam – Vương Ngạn Phong.
Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Trung Nam – Phạm Hiểu Lễ.
Bệnh viện thứ nhất thuộc bệnh viện Đại học Triết Giang – Ngô Kiện.
Bệnh viện thứ nhất thuộc bệnh viện Đại học Triết Giang – Trịnh Thụ Sâm.
Bệnh viện thứ nhất thuộc bệnh viện Đại học Triết Giang – Thọ Trương Phi.
Bệnh viện thứ nhất thuộc bệnh viện Đại học Triết Giang – Trương Trưng.
Bệnh viện thứ nhất thuộc viện y học Đại học giao thông Tây An – Tiết Vũ Quân.
Bệnh viện giải phóng quân 309 – Tống Kế Dũng.
Bệnh viện giải phóng quân 309 – Thạch Bỉnh Nghị.
Bệnh viện nhân dân Trịnh Châu – Trần Quốc Dũng.
Bệnh viện nhân dân Trịnh Châu – Khúc Thanh Sơn.
Bệnh viện thứ nhất thuộc Đại học y khoa Trùng Khánh – Ngô Trung Quân.
Danh sách điều tra những người Trung Quốc Đại Lục nghi có liên quan đến các đơn vị chữa bệnh và nhân viên trong ngành y mổ sống lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công có tại:

Điều tra quốc tế: mổ sống lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công giống như việc giết người

Người phụ trách tổ chức điều tra quốc tế, tiến sĩ Uông Chí Viễn nói, căn cứ vào hàng loạt những điều tra của tổ chức điều tra quốc tế, từ năm 2000 đến nay, lượng lớn các cơ thể sống khỏe mạnh (tức người sống cung cấp nguồn nội tạng) trong quá trình bị mổ lấy nội tạng đã bị giết chết, những thứ được gọi là “nguồn cung” này chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bắt giữ phi pháp. Hơn nữa việc mổ lấy nội tạng và cấy ghép nội tạng thật sự là giết người.
Ông Uông Chí Viễn nói, những nhân viên y tế tham gia vào mổ lấy nội tạng hoặc cấy ghép nội tạng, không chỉ giới hạn ở các bác sĩ mổ, bác sĩ cấy ghép, hộ lý, người gây mê. Những người công tác trong ngành y tại Đại Lục nghi có liên quan đến việc mổ sống lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công đã phạm phải tội diệt chủng, tội mưu sát hoặc tội đồng mưu.
Ông nói: “Những người cưỡng ép mổ lấy nội tạng chính là hung thủ ở tuyến đầu trực tiếp giết người để lấy nội tạng.”
Theo Vietdaikynguyen

"Thoát Trung": Việt Nam có dám loại bỏ...'rác'?

(Baodatviet) - Việt Nam đang bước vào giai đoạn phụ thuộc vào một thị trường sâu hơn nữa bởi nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển rất mạnh.

Không có gì để dựa lưng!
Theo Tổng cục Thống kê, trong suốt 10 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 35,6 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2013, nhập siêu từ Trung Quốc ước tính đạt 23,1 tỷ USD, tăng 17,6%.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 18,3 tỷ USD, tăng 20,4%; vải đạt 7,7 tỷ USD, tăng 13,4%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 3,9 tỷ USD, tăng 24,8%; ô tô đạt 2,8 tỷ USD, tăng 48%, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1,1 tỷ USD, tăng 93%.
Theo ThS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, chỉ nhìn các con số nhập khẩu nói trên cũng cho thấy Việt Nam khó thoát khỏi sự lệ thuộc vào một thị trường, thậm chí còn lệ thuộc sâu hơn, nhất là khi Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế mạnh và chuyển sang giai đoạn phát triển công nghệ cao, đào thải những công nghệ cũ, lạc hậu.
Doanh nghiệp trong nước yếu thế mảng công nghiệp hỗ trợ
Doanh nghiệp trong nước yếu thế mảng công nghiệp hỗ trợ
"Trung Quốc luôn đi trước Việt Nam về công nghệ, họ thải công nghệ cũ ra sau đó đem bán và bán sang Việt Nam với giá rất rẻ. Cứ nhìn những con số nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu của Việt Nam thì đủ thấy kể cả trong trung hạn, Việt Nam vẫn cứ lệ thuộc vào thị trường này. Làm sao có thể chuyển hướng con tàu khi cứ thấy rẻ lại chạy theo?!
Đấy là chưa kể trong cấu trúc của kinh tế Việt Nam còn có doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả dứt khoát phải đi nhập máy rẻ, đặc biệt nếu có chút tiền lót tay, mà Trung Quốc thì sẵn sàng chi khoản này để bán được hàng, nên càng dễ ký.
Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì sẽ khác. Họ bỏ đồng tiền của mình ra phải tính toán chi tiết xem kết quả thu lại thế nào, lời lãi bao nhiêu nên phải cân nhắc rất cẩn thận", ThS Bùi Ngọc Sơn nói.
Nhìn vào nội lực nền kinh tế Việt Nam, ông Sơn không giấu được cái nhìn bi quan bởi "chẳng có gì để mà dựa lưng!".
"Cứ cho rằng Việt Nam có mấy đồng bạc kiếm được từ GDP nhưng những thứ kiếm được nhiều nhất lại là của mấy doanh nghiệp thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chủ yếu dựa trên hàng hóa gia công lắp ráp từ nguyên liệu nhập khẩu, nghĩa là nó không hề bền vững. Doanh nghiệp trong nước thì cứ ráo mồ hôi là hết tiền, sau đó lại đi làm thuê, đào của trong nhà đem đi bán, trong tay không có công nghệ, thị trường tiêu thụ, kể cả tiêu thụ ở cấp tiêu dùng hay lĩnh vực sản xuất đều không có gì", ông Sơn thẳng thắn nhận xét.
Bởi vậy, Ths Bùi Ngọc Sơn cho rằng dẫu vấn đề giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường, cụ thể là Trung Quốc đã được thống nhất từ ý chí tới quyết tâm hành động nhưng nguyện vọng, ước mong, hô hào là một chuyện, còn thực tế có làm hay không lại là một chuyện khác.
"Việt Nam gần đây mới hô hào, cho dù muốn thay đổi đi chăng nữa thì đó vẫn phải là một chương trình kéo dài trong trung hạn, chứ một tháng, một quý hay một năm chốc lát đã quay ngoắt được một con tàu lớn. Về mặt kỹ thuật không bao giờ có chuyện đó. Hô thì rất dễ nhưng vướng mắc lớn nhất của Việt Nam là hô hào mà không làm gì cả, còn nền kinh tế thì vẫn phải vận hành theo lợi ích trên thực tế của nó, các nhà sản xuất vẫn phải chạy theo lợi nhuận và cái đó không thể trách họ được. Việc chuyển hướng con tàu kinh tế thế nào thuộc về vai trò của nhà nước", ông Sơn chỉ rõ.
Việt Nam có dám loại bỏ?
Ths Bùi Ngọc Sơn cho rằng, phải có một chương trình nghị sự lớn để bàn bạc từ đó đưa ra chương trình làm việc thay đổi công thức của nền kinh tế nhằm đa dạng hóa thị trường, giảm bớt sự lệ thuộc vào một nền kinh tế.
"Phải có chiến lược tái cấu trúc nền kinh tế, cái gì không hiệu quả phải dám loại bỏ. Thí dụ, doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả thì phải rút bớt, loại bỏ, chuyển sang cho doanh nghiệp tư nhân làm. Cái gì ách tắc, như bất động sản chẳng hạn, hãy cho "chết" hẳn, bán ra bằng hết hàng thừa, rẻ đến đâu cũng phải bán. Ngân hàng nào kém phải thanh lọc lại để hệ thống nhanh chóng khỏe trở lại, tiếp ứng vào nền kinh tế, sau đó có hệ thống chính sách khuyến khích đi vào các loại công nghệ mà trong tương lai bền vững.
Ngoài ra, phải thay đổi lại cả nền giáo dục để đào tạo ra lực lượng lao động chất lượng, có hiệu quả. Chứ không thể như hiện nay sơn ô tô cũng không làm được, ốc vít cũng chẳng xong thì không thể dựa vào cái gì.
Phải có chương trình khuyến khích thị trường. Thứ nữa, như tôi đã nói nhiều lần, phải thay đổi chính sách tỷ giá. Với chính sách tỷ giá như hiện nay và với việc Trung Quốc đi trước, đang thanh lọc công nghệ thì Việt Nam không thể nào phát triển công nghiệp hỗ trợ, điểm cốt tử để Việt Nam chuyển hướng, không lệ thuộc vào Trung Quốc.
Phát triển được ngành công nghiệp đó, Việt Nam sẽ có được công nghệ ở cấp độ trung bình từ đó mới tiếp tục phát triển lên được. Còn không, chúng ta chỉ suốt đời đi "ăn bám", người ta bán cái gì thì mua và mua cái gì thì bán!".
Biết con tàu kinh tế đi mãi theo hướng ấy là dở và chuyển hướng chắc chắn sẽ tốn kém, không tránh khỏi có một vài va đập, nhưng thoát được thì mới tiến lên được, xác định được như thế thì Việt Nam mới dám làm", ông Sơn kết luận.
  • Thành Luân

Dân biểu Hồng Kông đòi điều tra đặc khu trưởng

HỒNG KÔNG (AFP) - Các nhà dân biểu có khuynh hướng dân chủ ở Hồng Kông hôm Thứ Tư đòi mở cuộc điều tra chính thức nhắm vào người lãnh đạo đặc khu này, nói rằng ông ta “không có sự liêm khiết chính trị” sau khi nhận số tiền lớn do một công ty Úc trả mà không khai báo.


 Ðặc Khu Trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh. (Hình: Getty Images)

Ðòi hỏi này được đưa ra chỉ ít giờ sau khi cựu thống đốc Hồng Kông, ông Chris Patten, chỉ trích tình trạng thiếu lãnh đạo nơi đây trước các cuộc biểu tình phản kháng rầm rộ đòi dân chủ, kéo dài hơn một tháng nay.

Sự ủng hộ của dân chúng dành cho Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) hiện ở mức thấp nhất từ trước tới nay, trong lúc người biểu tình tiếp tục chiếm đóng các địa điểm quan trọng trong thành phố.

Ông Leung đã bác bỏ các tố giác đưa ra hồi tháng qua của một tờ báo Úc, theo đó cho rằng ông không công bố số tiền 50 triệu đô la Hồng Kông (khoảng $6.5 triệu) do công ty kỹ thuật Úc UGL trả cho ông, trong lúc đang là đặc khu trưởng.

Số tiền này được trả theo thỏa thuận có từ Tháng Mười Hai năm 2011, mấy tháng trước khi ông Leung lên nhậm chức, nhưng vào khoảng một tuần sau khi ông loan báo ý định tranh cử, vào thời điểm ông Leung còn là người đứng đầu chi nhánh vùng của một công ty được UGL mua lại.

Văn phòng ông Leung nói rằng thỏa thuận này “có tính cách bí mật thương mại và là công việc làm ăn bình thường” nên không cần phải công bố.

Tại cuộc họp của Hội Ðồng Lập Pháp của Hồng Kông, Dân Biểu Claudia Mo nói rằng ông Leung “không có sự liêm khiết chính trị và không cho biết rõ ràng tại sao ông không khai báo.” Bà Mo đưa ra một đề nghị có sự hậu thuẫn của hơn 20 dân biểu khác, đòi lập ủy ban điều tra ông Leung.

“Rõ ràng là có điều gì đó khiến ông ta không thể tiết lộ. Phải chăng có những chi tiết gì đó khiến ông ta không dám công khai loan báo?” bà Mo nói thêm. (V.Giang)
11-05-2014 5:25:55 PM 
Theo Người Việt

ASEAN nôn nóng giải quyết tranh chấp Biển Đông

NAYPYITAW, Myanmar  (NV) .- Các nước thành viên tổ chức ASEAN có vẻ nôn nóng muốn giải quyết tranh chấp biển đảo Biển Đông với Trung Quốc, kêu gọi thi hành những điều từng cam kết.

 
Các tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị tàu hải giám của Trung Quốc chận đường, không cho tiến về phía giàn khoan HD981 trong cuộc đối đầu hồi giữa Tháng 5-2014. (Hình: AFP/Getty Images)

Một bản dự thảo tuyên bố chung dự trù sẽ được đưa ra vào cuối cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vào tuần tới, vào các ngày từ 9 đến 13-11-2014, thúc hối các thành viên giải quyết tranh chấp biển đảo một cách hòa bình với Trung Quốc.

Bản dự thảo mà đài VOA có được từ một viên chức cấp cao thành viên ASEAN có lời lẽ như vẻ các thỏa thuận về quan điểm đã đạt được từ các bên tham dự.

“Chúng tôi bầy tỏ sự quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, từng làm tăng căng thẳng ở khu vực. Chúng tôi tái khẳng định sự quan trọng của sự hợp tác khu vực để duy trì ổn định và hòa bình, cổ võ an ninh hải hành và an ninh, và tự do lưu thông, kể cả trong và bay bên trên Biển Đông”.

Tài liệu dự thảo viết như thế và viết tiếp rằng “Chúng tôi tái khẳng định cam kết tập thể của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc về hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải cũng như sự thi hành đầy đủ và hiệu quả bản Tuyên Bố Ứng Xử của các bên trên Biển Đông (DOC) trong sự toàn diện (của văn bản DOC). Chúng tôi ghi nhận sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trên Biển Đông (COC) và nhấn mạnh sự quan trọng của việc duy trì đà đàm phán và thảo luận thăm dò cho một sự kết luận sớm cho bộ COC.

Bản DOC đã được các nước ASEAN ký với Trung Quốc từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn dậm chân tại chỗ vì Bắc Kinh đòi hỏi chỉ đàm phán với từng nước một chứ không chịu đàm phán với các nước tranh chấp như một tập thể để dễ lấy thế nước lớn chèn ép.

Tình hình Biển Đông có vẻ lắng xuống khi Bắc Kinh rút giàn khoan Hải Dương HD981 ra khỏi khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa trước các phản ứng từ phía Việt Nam. Nhưng những dấu hiệu khác cho thấy các bên liên quan tranh chấp đều ngấm ngầm tăng cường vị thế và phòng thủ.

Một số hình ảnh vệ tinh chứng tỏ Bắc Kinh ở đầu này thì hút cát đá lòng biển mở rộng đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa cướp của Việt Nam từ đầu năm 1974. Đồng thời kéo dài phi đạo của phi trường ở đây để các loại máy bay cỡ lớn có thể lên xuống. Ở đầu kia thì Bắc Kinh cho hút cát đá lòng biển biến một số bãi đá ngầm, cướp của Việt Nam năm 1988, thành các đảo nhân tạo cỡ lớn có đủ cả cầu càng và phi trường.

Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN xác nhận bên lề một phiên họp quốc hội gần đây mà ông cũng là một 'đại biểu' rằng Việt Nam cũng có thực hiện một số việc ở Trường Sa mà ông gọi là “tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho lực lượng đóng quân trên đảo để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo...” theo tường thuật của tờ Thanh Niên ngày 23/10/2014.

Đài Loan thì hô hoán rằng Việt Nam đang làm một đảo nhân tạo ở Trường Sa rộng bằng 11 sân đá banh. Không thấy phía Hà Nội bình luận gì vệ chuyện này.

Sok Touch, một nhà phân tích chính trị và là Viện trưởng viện đại học Khemarak ở Cam Bốt nói với Đài VOA  rằng các nước ASEAN không thể giải quyết được các vụ tranh chấp chủ quyền biển Đông vì các nước thành viên ASEAN có hệ thống chính trị khác nhau và có những ưu tiên khác nhau về ngoại giao. Đó chính là các rào cản để họ không thể thống nhất quan điểm, có cùng một mục đích để giải quyết tranh chấp Biển Đông. (TN)
11-05-2014 6:26:23 PM 
Theo Người Việt

Giết người như phim hành động ở Nghệ An

NGHỆ AN (NV) - Chỉ trong một ngày, hai người phụ nữ đã bị giết chết bởi những kẻ sát nhân đã ra tay như phim hành động, gây hoang mang cho dân lành.

Theo truyền thông Việt Nam, chỉ trong ngày 4 tháng 11, 2014 đã xảy ra hai vụ án mạng làm chết 2 người và nhiều người bị thương.

Chị Hằng được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. (Hình: Thanh Niên)

Tối ngày 4 tháng 11, 2014, khoa cấp cứu bệnh viện Hữu Nghị Ða Khoa Nghệ An tiếp nhận một bệnh nhân phụ nữ bị bắn vào bụng. Qua thăm khám, chẩn đoán khi nhập viện, tim nạn nhân đã ngừng đập. Các bác sĩ đã dùng mọi biện pháp cấp cứu nhưng không thể cứu sống.

Danh tính người xấu số được xác định là chị Nguyễn Thị Thu Hằng (32 tuổi) quê ở phường Hưng Bình, thành phố Vinh. Tạm trú ở đường Trần Hưng Ðạo, phường Ðội Cung, thành phố Vinh.

Ông Trần Văn Bình, nhà 50, đường Trần Hưng Ðạo, một nhân chứng nhớ lại: Vụ việc xảy ra khoảng 20 giờ 45 cùng ngày, người dân sống gần nhà bà Hằng nghe thấy 2 tiếng nổ lớn kèm nhiều tiếng ồn ào ngoài đường, liên tiếp sau đó là tiếng súng nổ giữa hai bên, một số người đang rượt đuổi nhau, trên tay cầm súng và kiếm.

Gây án xong, nhóm thanh niên lên xe hơi tẩu thoát khỏi hiện trường. Khi người dân mở cửa ra ngoài, cùng lực lượng công an khu vực đến thì thấy 3 người bị thương liền đưa đi cấp cứu. Ngoài bà Hằng bị bắn chết, còn có hai người khác đều tên Chung (một nam, một nữ) là công nhân môi trường của công ty môi trường Nghệ An bị thương do trúng đạn lạc.

Nam công nhân tên Chung bị trúng đạn ở tay đã được phẫu thuật và xuất viện. Riêng nữ công nhân tên Ðinh Thị Chung (24 tuổi) bị nhiều vết đạn găm vào người, hiện đang được phẫu thuật. Nhận được tin báo, công an tỉnh Nghệ An đến hiện trường, thu được một đầu đạn từ súng quân dụng bắn ra.

Cũng trong ngày 4 tháng 11, 2014, cơ quan chức năng ở tỉnh Lâm Ðồng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi bà Trương Thị Sáu (60 tuổi), ở thôn 2, xã Madagui, huyện Ðạ Huoai.

Khuya ngày 2 tháng 11, trong lúc bà Sáu và con trai là ông Thạch Văn Hải (23 tuổi) đang ngon giấc, thì bất ngờ bị một thanh niên đột nhập vào nhà, dùng dây thừng siết cổ bà Sáu cho đến chết và đâm vào ngực con trai bà.

Ðến 5 giờ 30 khi người dân phát hiện, đưa anh Thạch Hải đến bệnh viện đa khoa 2 Lâm Ðồng cấp cứu. Qua chẩn đoán, ông Hải Bị dao đâm thấu ngực gây thủng tâm thất trái, rách phổi, mất nhiều máu nhưng nhờ cấp cứu kịp thời nên nạn nhân đã qua cơn nguy kịch. (Tr.N)

11-05- 2014 1:31:35 PM
Theo Người Việt

Họa phước vì giá dầu

Ai được ai thua khi dầu thô sụt giá?

Hôm Thứ Hai, mùng 3, khi Saudi Arabia quyết định hạ giá dầu bán cho Mỹ, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ tuột giá nặng vì các doanh nghiệp dầu khí sợ mất lời và còn bị lỗ. Nhưng vì sao khi giá dầu đã sụt mất 25% từ mấy tháng nay thì vương quốc Saudi, một đại gia trong tổ chức OPEC của 12 xứ bán dầu, lại không giảm lượng xuất cảng để giữ giá mà còn giảm giá bán cho Mỹ?

Thế giới đang chứng kiến chiến lược tinh vi của Hoàng Gia Saudi nhưng đấy là chuyện nhỏ lồng trong một chuyển động lớn hơn, là giá dầu thô đang sụt và còn sụt trong vài năm tới. Khi dầu mất giá thì xứ nào có lợi, xứ nào gặp họa, và các nước sẽ tính toán ra sao về một sản phẩm thuộc loại chiến lược nhất là dầu thô?

“Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu chuyện này, có khi là qua nhiều bài liên tiếp...

Cung và cầu

Giá dầu bắt đầu chuyển từ bốn tháng nay, nguyên do gồm có hai phần đối diện là cung và cầu.

Về lượng dầu được các nước sản xuất cung cấp trên thị trường, ta chú ý đến sản lượng gia tăng từ các nước như Libya, Iraq, Saudi Arabia và Nigeria. Nói chung, sản lượng của OPEC đều lên tới mức cao nhất kể từ hai năm nay.

Ngoài ra, từ Tháng Bảy, Hoa Kỳ bơm thêm dầu với nhật lượng (sản lượng một ngày) tăng gần nửa triệu thùng. Chiều hướng tăng cung tại Mỹ bắt đầu từ năm 2012, mỗi năm nhật lượng lại thêm triệu thùng và đà này còn tiếp tục trong nhiều năm tới. Một yếu tố đóng góp cho sức bật đó là cuộc cách mạng về kỹ thuật khai thác năng lượng ghìm trong đá phiến nằm sâu dưới lòng đất (fracking), dù đắt hơn phương pháp cổ điển thì vẫn còn có lời nếu giá dầu còn cao.

Khi muốn bán dầu cho Mỹ với giá rẻ hơn giá bán cho Á Châu, Saudi Arabia có thể nhắm vào khía cạnh phí tổn sản xuất ấy: nếu dầu giảm giá thì các doanh nghiệp Mỹ hết muốn đầu tư vào loại kỹ thuật hiện đại mà đắt hơn. Cho đến nay, khi giá dầu giảm từ 115 đồng xuống tới 80 đồng một thùng, các doanh nghiệp Mỹ chưa có chiều hướng thay đổi và tiếp tục tìm thêm nhiều giếng để khai thác cho những năm tới.

Một khía cạnh then chốt khác về phần cung là vị trí của các nước trong nhóm OPEC, nơi bán ra một phần tư lượng dầu cho thế giới.

Trong OPEC, chỉ có Saudi Arabia, Kuweit và United Arab Emirates (UAE) là có thể tự ý giảm bớt số cung để làm giá; các nước kia như Algeria, Iran, Iraq, Libya, Nigeria và Venezuela đều cần tiền và cố sản xuất để bán. Vì thế, số cung từ nhóm này khó giảm trong thời gian tới.

Nhìn trên tổng thể thì người ta phải chú ý đến một sự thể khác. Chìm trong khói lửa và biến động từ hơn 10 năm nay, khu vực Trung Ðông có nhiều quốc gia như Iraq, Iran và Libya đang hồi phục lại khả năng sản xuất để kiếm tiền nhưng số cung của họ cũng có hạn. Chính là các nước Bắc Mỹ, như Hoa Kỳ, Canada và cả Mexico mới thật là nhà sản xuất thể chi phối số cung.

Nhìn qua vế cầu thì từ 15 năm nay, Bắc Mỹ lặng lẽ thay đổi hiệu năng tiêu thụ, là dùng ít dầu khí hơn để đạt cùng một sản lượng kinh tế. Âu Châu và Nhật Bản cũng vậy, có cải tiến hiệu năng dù chậm hơn. Tức là khối công nghiệp hóa đang thoát dần khỏi sự ép buộc về xăng dầu nhờ phương pháp sản xuất thuộc loại “hậu công nghiệp.” Hiện tượng đó làm giảm số cầu trong dài hạn.

Trong tương lai trung hạn thì các nước Âu Châu và Nhật còn chật vật về kinh tế, và rủi ro của khối Euro cùng nạn suy trầm tại Pháp, Ý, Ðức càng khiến số cầu về năng lượng sẽ phải giảm.

Ðã vậy, một quốc gia vẫn ngốn dầu như rồng cuốn là Trung Quốc ngày nay gặp khó khăn sau khi lên tới đỉnh vào năm 2008. Xứ này bị nguy cơ khủng hoảng hoặc hạ cánh tan tành, và nếu khéo lách thì cũng phải giảm đà tăng trưởng để cải cách. Trong mọi trường hợp thì số cầu về dầu khí cũng sẽ giảm ít ra trong một hai năm tới.

Khi cung vẫn tăng mà cầu giảm thì giá dầu phải sụt và sụt mạnh hơn đà tiết giảm của số cầu. Ðấy là hiện tượng bắt đầu xảy ra từ Tháng Sáu vừa qua - và sẽ còn tiếp tục.

Kẻ thua vì giá sụt...

Từ khi nhân loại biết khai thác dầu khí cho công nghiệp thì khu vực Trung Ðông giữ một vị trí chiến lược vì sản xuất ra loại thương phẩm này. Nhưng dù là xứ nào ở đây cũng cần dầu thô để công nghiệp hóa, chẳng phải xứ Trung Ðông nào cũng có dầu!

Khi giá dầu sụt thì nhiều nước bán dầu bị thiệt mà các nước cần dầu, ngoài vùng Vịnh Ba Tư, lại bị chấn động vì sự trồi sụt thăng giáng bất ngờ của thị trường. Kinh tế các quốc gia đó sẽ lao đao với hậu quả lan qua chính trị, tôn giáo và chiến tranh lẫn khủng bố.

Trong các nước bán dầu, vài đại gia có thế lực nhất đã tích được một lượng dự trữ ngoại tệ rất cao nên còn có thể xoay trở khi dầu sụt giá, điển hình là Saudi Arabia hay Kuweit, UAE. Các nước kia, như Iran, Iraq và Libya, thì chẳng vậy mà còn sợ bị thất thâu khi giá dầu hạ vì ngân sách quốc gia quá lệ thuộc vào nguồn thu này.

Nói chung thì Trung Ðông và cả nhóm OPEC đều hết khả năng làm mưa làm gió nhờ võ khí dầu thô, là trường hợp bi đát của Venezuela, một xứ bao cấp cực tả đòi cải tạo kinh tế vì có dầu thô.

Trường hợp điêu đứng kia là Liên Bang Nga.

Nếu Saudi Arabia gom được một lượng dự trữ ngoại tệ trị giá hơn 740 tỷ đô la để đối phó với đời thì Liên Bang Nga của Tổng Thống Vladimir Putin chỉ có ngoại tệ dự trữ gần 440 tỷ đô la. Và kể thêm loại quỹ dự phòng khác thì chỉ có gần 600 tỷ dằn lưng khi ngân sách lại quá lệ thuộc vào dầu khí, với hy vọng hòa vốn nếu dầu thô ở mức trăm đồng.

Trong ngắn hạn thì nếu giá dầu tuột dưới mức 90 đồng một thùng là Putin xanh mặt, như đã xảy ra năm 2009 sau khi thế giới bị Tổng suy trầm năm 2008. Năm đó, kinh tế Nga bị khủng hoảng sau khi suy trầm. Năm nay, Nga đang bị suy trầm và lại còn quần thảo với Hoa Kỳ và Âu Châu về đòn cấm vận sau khi tấn công Ukraine. Ðấy là khi các đại tổ hợp quốc doanh về năng lượng cầu cứu, và ban tham mưu của Putin thì phân vân với kế hoạch đầu tư gần 80 tỷ đô la để gia tăng khả năng quân sự vào năm tới.

Khi dầu thô sụt tới 80 đồng và còn thấp hơn nữa, ban tham mưu chung quanh Putin sẽ xét lại cái thế bách chiến bách thắng của lãnh tụ! Nhiều người bắt đầu nói đến kỷ nguyên “hậu Putin”...

Người được nhờ giá sụt

Khi hàng được giá thì nhà sản xuất có lời và khi xuống giá thì người tiêu thụ thấy đời dễ thở. Sự thể cũng tương tự trên bình diện chiến lược của các nước, dù bên trong từng quốc gia lại có nhà sản xuất và giới tiêu thụ phản ứng khác nhau.

Vốn thiếu năng lượng tự túc, lại mới bị thiên tai đánh vào hệ thống sản xuất nguyên tử năng, Nhật phải thường xuyên lo về hóa đơn mua dầu, nhất là khi kinh tế trải hơn 20 năm bị suy sụp sáu đợt. Ngày nay, Chính quyền của Thủ Tướng Shinzo Abe vất vả tiến hành cải tổ cơ chế kinh tế xã hội đồng thời kích thích sản xuất để vượt thoát. Một trong các biện pháp táo bạo là tăng thuế tiêu thụ lần thứ nhì với kết quả sẽ chứng kiến lập tức, và chi phối tư thế chính trị của thủ tướng.

Ðấy là lúc dầu thô sụt giá.

Kết quả là hai mặt. Doanh nghiệp sản xuất bớt phí tổn năng lượng. Giới tiêu thụ mua hàng rẻ hơn và nhiều hơn sẽ kích thích sản xuất, như ông Abe kêu gọi. Nhưng hậu quả bất ngờ là nhờ dầu giảm giá mà kinh tế khó đạt tiêu chí lạm phát 2%.

Lý do rắc rối là chính quyền muốn bơm tiền kích thích và khuyến khích tiêu thụ khi nói trước là nên mua hàng mau mau vì giá sẽ tăng. Nếu lạm phát không lên tới 2% mà thế giới còn nguy cơ giảm phát, disinflation, thì chánh sách kinh tế của ông Abe, được gọi là “Abenomics” sẽ trở ngại.

Tại Ðông Á, dầu thô giảm giá là tin mừng cho một nước tiêu thụ là Trung Quốc, phản diện của nước láng giềng bán dầu là Nga. Kinh tế Tầu bị nhiều khó khăn cùng cực vì giá nhà và đầu tư về địa ốc hay xây cất đều sụt nên bám lấy hy vọng xuất cảng để bù vào khoảng trống. Nhờ dầu thô sụt giá, sản phẩm xuất cảng có thể rẻ và dễ bán hơn - nếu có người mua trên thị trường Âu-Mỹ, là điều chưa chắc! Cũng nhờ giá dầu giảm mà loại hàng bền như xe hơi, đồ điện gia dụng v.v... sẽ rẻ hơn trong tương lai sau 12 tháng và góp phần nâng sức tiêu thụ nội địa như chủ trương của chính quyền Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.

Nhưng sự thể bên trong lại rắc rối hơn. Ba đại gia dầu khí là PetroChina, Sinopec và CNOOC đều đầu tư vào năng lượng tại xứ khác và thành... nhà sản xuất nên sẽ mất lời khi dầu thô sụt giá. Ngược lại, nhờ sẵn vốn trong tay, họ tung tiền mua dầu với giá hạ trên thị trường để thêm tiếng nói và ảnh hưởng trên thị trường năng lượng. Những xoay chuyển ấy sẽ gây tranh cãi trong nội bộ chính trường và được phản ảnh ra ngoài như những luồng tin trái ngược...

Sau cùng, dù bài viết có hạn thì cũng nên nhắc đến lợi thế của Ðông Nam Á. Khu vực này đang lo vì Hoa Kỳ hết bơm tiền theo phương pháp Quantitative Easing và kinh tế Trung Quốc khó tăng quá 5-6% trong vài năm tới. Giữa cơn tuyệt vọng thì dầu giảm giá lại là tin vui. Nhiều chính quyền như Thái Lan hay Mã Lai Á bớt tiền trợ giá xăng và khỏi bị dân chửi trong khi ngân sách cứ bội chi...

Kết luận ở đây là gì?

Nhiều chính quyền đều nói phét về những thành tích không có. Bây giờ, dầu thô giảm giá, xứ nào cũng phải tính lại và nói lại. Tính sai thì chết, còn nói sai thì chẳng sao, nếu dân không biết!

11-05-2014 3:37:44 PM
Hùng Tâm

Từ bỏ đảng Cộng sản là yêu nước

Đại Nghĩa (Danlambao) - Trước tiên chúng ta nên tìm nguồn gốc của đảng CSVN để biết từ đó cái đảng này sẽ phục vụ cho quyền lợi của ai và sẽ đưa đất nước đi về đâu?

Theo Triết gia Trần Đức Thảo qua sự “trải nghiệm” với đảng CSVN ông cho biết rằng chính ông Hồ Chí Minh là đảng viên của đảng CS Tàu được lệnh Chủ tịchMao Trạch Đông thành lập đảng CSVN, thì như vậy đảng CSVN chỉ là con đẻ của đảng CS Tàu. Trong suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người kế vị chỉ biết nhận lệnh và phục vụ cho quyền lợi của đảng CS Tàu mà việc rõ nhất là ông Hồ đã theo lệnh của Mao Trạch Đông thi hành Cải cách ruộng đất sắc máu trên miền Bắc suốt 3 năm liền và đã giết trên 172.000 người dân Việt Nam vô tội.

“Cái mảng tối nên tìm hiểu là lúc được bố trí vào làm việc trong ‘Bát Lộ Quân’ của đảng cộng sản Tàu, với quân hàm thiếu tá thì ‘ông cụ’ đã tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc vào lúc nào, do ai đỡ đầu? Tuyên thệ như thế thì có phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam hay không?...

Chính Mao chủ tịch đã thu xếp, đề bạt để ‘bác’ gia nhập đảng CSTQ và đưa vào làm việc trong Bát Lộ Quân… rồi chỉ đạo ‘bác’ đứng ra thành lập đảng CSVN để kết nghĩa anh em với đảng CSTQ”. (Trần Đức Thảo Những lời trăng trối - trang 254)

Người nối ngôi Chủ tịch Hồ Chí Minh là Tổng Bí Thư Lê Duẩn tiếp theo sự nghiệp của người tiền nhiệm và có phần hăng hái hơn, ông ta đã không ngần ngại nghe theo lời Mao Trạch Đông gây chiến tranh cốt nhục tương tàn, tàn phá đất nước với chiêu bài chống Mỹ, giải phóng Miền Nam nhưng thực chất nhằm phục vụ cho cho ý đồ bành trướng của Trung cộng, chính Lê Duẩn đã từng tuyên bố:

Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch… (RFA online ngày 29-4-2011)

Nhằm phục vụ cho quyền lợi của đảng CS Tàu mà đảng CSVN đã phạm một lỗi lầm lớn là gây cuộc chiến tranh chống Mỹ khiến dân Việt hai miền đổ không biết bao xương máu, rốt cuộc rồi như vòng xoay của “đèn cù”, CSVN lại trải thảm đỏ rước Mỹ trở lại Việt Nam và thay VNCH giữ vai trò “đồng minh” với Mỹ để chống lại quân bành trướng Bắc kinh. Những đảng viên lão thành trí thức đã thức tỉnh, đã nhận thấy sự sai lầm vì đã tham gia cái đảng tay sai bán nước, tội lỗi gây chiến tranh phục vụ cho quyền lợi của ngoại bang nên họ đã từ bỏ đảng để quay về với dân tộc cùng sát cánh với lớp trẻ đấu tranh chống lại “tàu khựa” và những tên thái thú ở Hà Nội còn đang mải mê cúc cung tận tụy kẻ đô hộ nước mình.

Nhà văn Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng vào ngày 20-11-2009 đã làm đơn thông báo rút ra khỏi đảng CSVN sau trên 40 năm phục vụ, ông thấy không còn lý do gì tiếp tục ở lại trong đảng, một đảng đang là tội đồ của dân tộc. Trong “Thông điệp tháng Tám” ông đã nhận định:

Nguy cơ chính trị đưa đất nước trở về thời ngàn năm Bắc thuộc, đẩy dân tộc Việt Nam vào thân phận tủi nhục. Chính trị đồng hóa dân tộc Việt Nam về ý thức hệ Đại Hán, mở đường cho Đại Hán thực hiện tham vọng thôn tính Việt Nam. Nguy cơ mất nước đến từ bên ngoài, nạn ngoại xâm…

Đặt giai cấp lên trên dân tộc, coi lợi ích của đảng Cộng sản, đảng của giai cấp vô sản lớn hơn lợi ích dân tộc, coi sự sống còn của đảng Cộng sản cần thiết hơn sự sống còn của dân tộc Việt Nam, dịp này hai mươi năm trước, lãnh đạo CSVN đã bẽ bàng sang Thành Đô, Đại Hán cầu xin sự nhìn nhận của Đại Hán,cầu xin làm thân phận chư hầu để được liên kết thực chất là núp bóng Cộng sản Đại Hán…” (ĐanChimViet online ngày 6-9-2012)

Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch MTTQ TP Sài Gòn có cái may là ông ấy được mãn nguyện vì đã kịp nói lời “Từ nay tôi là người tự do” trước ngày nhắm mắt vì ông cho rằng:

“Đảng CSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lợi ích dân tộc, nhân dân”. (BBC online ngày 5-12-2014)

Triết gia Trần Đức Thảo, người từ bỏ danh vọng ở đất Paris để trở về Việt Nam mong đem trí tài phụng sự đất nước, nhưng tài năng của ông không được trọng dụng mà ngược lại còn bị bạc đãi. Suốt 40 năm nằm trong guồng máy của đảng CSVN luôn bị trù dập, ông không thực hiện được hoài bảo của mình. Ông Thảo chưa kịp nói lời “ly khai để tuyên bố tự do” vì đảng CSVN đã “ra tay” trước. Lời tâm sự của Triết gia Trần Đức Thảo chỉ còn ghi lại trong “Trần Đức Thảo Những lời trăn trối”, lược trích:

“Tội ác cứ tiếp tục phát triển, xã hội cứ tiếp tục suy đồi vì giả dối, vì tội lỗi. Tất cả là do đám trí thức hèn như tôi. Buồn lắm! Hèn lắm! Nhục lắm! Đau lòng lắm!” (trang 392)

“Chuẩn bị đi nghe bác Thảo họp báo chính thức ly khai, để tuyên bố tự do!(trang 394)

“Đến khoảng năm giờ rưỡi sáng ngày 24 tháng Tư, năm 1993, bác sĩ trực phòng hồi sinh ghi nhận bác Thảo đã trút hơi thở cuối cùng”. (Trang 400)

Mục đích của những người đảng viên cộng sản ngày nay còn ở lại trong đảng là chỉ bám theo quyền lợi và quyền lực, đã mất hết lý tưởng của người thanh niên lúc ban đầu.

Người cộng sản thường rêu rao: “Yêu XHCN là yêu nước” nhưng theo Đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng thì đảng CSVN “Bảo vệ XHCN là bảo vệ sổ hưu”. Ông Thanh nói:

“Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đo có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây”. (Boxitvn online ngày 19-12-2012)

Không như ông Đại tá Trần Đăng Thanh hoặc những vị lão thành khác khư khư “bảo vệ sở hưu”, thầy giáo Phùng Hoài Ngọc, một giảng viên nghĩ hưu ở An Giang thông báo nghỉ sinh hoạt đảng vì cho rằng:

Đảng đã không đi theo đúng tôn chỉ, mục đích của mình. Nói rõ là không còn đi theo tôn chỉ đem lại độc lập, tự chủ, hạnh phúc, dân chủ. Tất cả những khẩu hiệu đó không thực hiện được…

Không có lý do gì mình đứng dưới ngọn cờ đó được, mình không thể cho họ mượn tên mình để họ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích của họ nữa. Nói cách khác, họ đã từ bỏ đảng, từ bỏ mục tiêu, lý tưởng của đảng, thì không có lý do gì mà mình đi theo họ nữa”. (RFA online ngày 28-8-2014)

Và Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên ở Sài Gòn cũng đã công khai từ bỏ đảng CSVN, ông nói rõ như sau:

“Khi tôi vào đảng từng thề rằng tuyệt đối trung thành với đảng. Nay tôi thà phản bội lại lời thề trung thành với đảng còn hơn phải đi theo đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ ra dân tộc tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước”. (RFA online ngày 28-8-2014)

Xu thế bỏ đảng ngày càng tăng, vậy quý vị đảng viên đảng CSVN còn chần chờ gì nữa mà không từ bỏ đảng, không rút lại viên gạch mà quí vị đã từng đóng góp xây đắp cho đảng. Chỉ cần mỗi người trong quý vị lấy viên gạch của mình ra là đảng tự tan rã, là đã cứu được nước, chấm dứt việc lệ thuộc Bắc kinh, chấm dứt được mọi tội lỗi với dân tộc. Quý vị còn ở lại trong đảng, có nghĩa là quý vị còn tiếp tục bảo trợ cho những đảng viên chóp bu đầy quyền lực đè đầu cỡi cổ, đầy tham nhũng sống trên mồ hôi nước mắt của quý vị và của nhân dân Việt Nam. Quý vị không nên tiếp tục ở lại trong đảng với kỳ vọng sẽ tu sửa, sẽ chỉnh đốn đảng, một cái đảng đã “quá cũ”, đã bất chấp, bỏ ngoài tai mọi kiến nghị, mọi đóng góp kể cả của tướng Võ Nguyên Giáp hay Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng như Nhóm 61… Theo sự nhận định của TT Liên xô Gorbachev, TT Nga Boris Yelsin thì “Các đảng cộng sản quá cũ không còn khả năng tự đổi mới, chỉ có xóa bỏ, giải thể”.

Chính nhà bào Tống Văn Công, trên 50 tuổi đảng, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động đã can đảm từ bỏ đảng vì ông đã nhận định:

“Đúng là chế độ cộng sản, bao gồm cơ chế đảng và bộ máy nhà nước của chế độ cộng sản là không thể cải sửa mà chỉ bị hủy diệt hay thay thế”. (VOA online ngày 24-2-2014)

Do đó, muốn cứu nước khỏi thảm họa ngày nay và tránh hậu quả lệ thuộc ngày mai phải giải tán đảng Cộng sản một cách nhẹ nhàng và nhanh gọn nhất là quý vị tự rút ra khỏi đảng:

Muốn có độc lập, tự do phải lo bỏ đảng.
Bỏ đảng là con đường duy nhất để cứu nước.


25 tổ chức dân sự Việt Nam đồng loạt phản đối công an bạo hành

Ảnh: Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, linh mục Phan Văn Lợi, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy - cụ Lê Quang Liêm, hòa thượng Thích Không Tánh, mục sư Nguyễn Hồng Quang.
Bản lên tiếng về các vụ bạo hành tra tấn gần đây của công an Việt Nam
(Các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam)
            
Kính gởi

- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
- Quốc hội và Bộ Công an Việt Nam.
- Các Chính phủ dân chủ và các Cơ quan Nhân quyền quốc tế
            
Ngày 7-11-2013, phái đoàn thường trực của VN tại Liên Hiệp quốc ra thông cáo báo chí cho biết VN đã trở thành thành viên mới nhất của Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, hạ nhục phẩm giá con người. Mới đây, ngày 23-10-2014, Chủ tịch nước Việt Nam đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước quốc tế ấy. Thế nhưng, kể từ hôm đó tới nay, đột nhiên bùng phát nhiều hành vi đối xử tàn ác, nhiều hành động tra tấn dã man, hạ nhục nhân phẩm giáng xuống những công dân vô tội do chính lực lượng an ninh thực hiện.
            
1- Ngày 29-10, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải và tín đồ Hòa Hảo Lê Văn Sóc lên Đà Lạt để thăm một cựu tù nhân chính trị Dương Âu. Cuộc viếng thăm đó đã bị an ninh vào tận nhà can thiệp, sau đó lực lượng này (mặc thường phục) bám theo hai ông rồi đột nhiên xông vào hành hung họ cách dã man tại một ngõ vắng dẫn vào nhà trọ. Kết thúc là màn kịch công an đến giải cứu.
            
Hôm sau, 30-10, hai ông ra Vinh để viếng thăm ủy lạo một số cá nhân và gia đình tù nhân lương tâm khác, trong đó có anh Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, gia đình Đặng Xuân Diệu... Tuy nhiên, ngay khi vừa xuống sân bay, họ đã bị an ninh vây bắt với lý do (vu cáo) là đã hành hung và cướp giật tài sản một người dân tại Đà Lạt. Ông sĩ quan chỉ huy lực nượng an ninh, đã nhục hình tra tấn anh Phạm Bá Hải qua việc móc mũi giật ngược đầu, dí thuốc cháy đỏ vào cánh tay và lăng nhục anh như tội đồ thực thụ.
            
Trong khi đó, anh Chu Mạnh Sơn chưa kịp đón hai người bạn thì đã bị bắt đưa về đồn công an xã Nghi Ân và trụ sở huyện Yên Thành. Tại hai nơi đó, anh đã bị các tay an ninh nhục mạ (gọi là đồ chó), đánh đập (với lời hăm dọa đánh cho chết, đánh cho ngu đần). Cuối cùng là bắt anh nộp phạt 2.500.000 đồng (nếu không thì chẳng trả lại xe máy và đồ đạc) vì “tội” vi phạm lệnh quản chế tại địa phương.
            
2- Ngày 01 và 02-11-2014, hàng trăm côn đồ được công an thuê mướn và chỉ đạo tại chỗ đã ngăn chặn các lối vào nhà nguyện của Hội thánh Tin lành Mennonite tại Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, mục đích là cản trở các tín đồ sinh viên sắc tộc H’Mong và công nhân thuộc khu công nghiệp Mỹ Phước đến thờ phượng thứ bảy và chúa nhật. Cùng lúc, lực lượng phối hợp ấy đã ném gạch đá vào nhà nguyện, xông vào bên trong đánh đập tín đồ, khiến nhiều người trọng thương (nhưng không dám đi bệnh viện cấp cứu) và còn lùng bắt những ai vì hoảng sợ mà bỏ trốn vào các khu rừng lân cận. Các nạn nhân và người dân sở tại đã gọi điện cho công an khu vực và chính quyền địa phương các cấp nhưng họ chẳng hề đến hiện trường để giải quyết và cứu nguy.
            
Từ lâu, nhà cầm quyền Bình Dương đã muốn xóa sổ cộng đoàn Tin lành (vốn nằm ngoài hệ thống quốc doanh) này và đã nhiều phen sách nhiễu chính vị đứng đầu là Mục sư Nguyễn Hồng Quang, hành hung lẫn cướp bóc nhiều chức sắc chức việc của họ và tàn phá trụ sở của họ (như vụ 76 mục sư nhân sự Tin lành Mennonite bị  sỉ nhục, vu cáo, đánh đập ngày 9/6-12/6/2014 bởi cảnh sát cơ động và cảnh sát 113 tỉnh Bình Dương). Biến cố hôm 01 và 02 là cao điểm (nhưng chưa phải là tận điểm) cho chiến dịch triệt hạ tôn giáo ấy.
            
3- Tối ngày 2-11-2014, cựu tù nhân lương tâm kiêm nhà báo tự do Trương Minh Đức đã bị một nhóm công an mặc thường phục chặn đường, đuổi bắt rồi đánh đập hết sức tàn nhẫn tại khu vực ngã 3 Suối Giữa (quốc lộ 13, Bình Dương). Ít nhất 8 tay đã tham gia vào cuộc truy sát này trong đó có một trung tá từng bắt giữ trái phép và đánh đập ông Đức trước đó tại nhà riêng ở Bến Cát, Bình Dương. Một số dùng mũ bảo hiểm liên tục đập mạnh vào mặt và đầu nhà báo. Những tên khác tiếp tục đấm đá vào mạn vào sườn. Sau khi đánh cho nạn nhân bất tỉnh, đám công an côn đồ còn cướp sạch những gì ông mang theo, gồm 1 máy tính xách tay, 1 máy tính bảng, 04 thẻ ATM và 600 USD.
            
Được biết đây là lần thứ ba trong vòng hai tháng, nhà báo Trương Minh Đức bị hành hung bởi những công an côn đồ mà trong cả ba lần đều có sĩ quan hiện diện. Lần nhất vào chiều ngày 08-09-2014 tại khu vực số 63 Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội. Lần hai vào nửa đêm ngày 11-9-2014, tại trụ sở công an thị trấn Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương.
            
Từ 3 sự việc tiêu biểu trên đây, các Tổ chức Xã hội dân sự ký tên dưới đây đồng nhận định:
            
1- Khi phát biểu trước Quốc hội hôm 23-10, ông Trương Tấn Sang nói việc áp dụng Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc phải phù hợp với pháp luật và hiến pháp của Việt Nam (BBC 24-10-2014). Vậy phải chăng những sự kiện trên đây chính là các phương cách phù hợp hóa mà ông đề cập? Ngoài ra, ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, nói việc phê chuẩn Công ước chống Tra tấn là "cơ sở pháp lý quan trọng" để "đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân..." của "các thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam". Vậy những hành vi nghênh ngang tàn nhẫn vừa thấy phải chăng là dàn dựng của các thế lực địch thù?
            
2- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa mới sang Italia (18-10) gặp Giáo hoàng Phanxicô để cho biết Nhà nước VN hoàn toàn tôn trọng tự do tôn giáo. Ông cũng vừa đến Ấn Độ (27-10) và tới thăm nơi Đức Phật thành đạo để tỏ ra mình cũng là một kẻ có tín ngưỡng. Vậy những gì ông vừa cho thuộc hạ làm tại giáo xứ Thái Hà (cướp hồ Ba Giang của họ cuối tháng 10 vừa qua), tại nhà và tại nhà nguyện cộng đoàn Tin lành Mennonite Bến Cát như vừa nói phải chăng là cách ông tôn trọng và cổ vũ quyền tự do tôn giáo của dân ông?
            
3- Toàn dân Việt Nam ngày càng khốn đốn vì đồng tiền mất giá, nợ công oằn lưng (20 triệu/đầu người), môi trường ô nhiễm, y tế tồi tệ, học phí cắt cổ, cán bộ tham nhũng vòi tiền… Nay lại còn phải nơm nớp vì nạn công an ngày càng hành xử như côn đồ và cướp giật: hành hung, trấn lột từ thường dân đến các chiến sĩ dân chủ, tra tấn tới chết vô số người bị bắt vào đồn nhiều khi chỉ vì những chuyện không đâu. Và rồi chẳng có mấy công an thủ phạm bị nghiêm trị đúng pháp luật.
            
4- Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi tạo nên những công cụ mù quáng và tàn bạo, chỉ biết “còn đảng còn mình”, những kẻ hoàn toàn mất hẳn lương tâm, bất chấp luật pháp, chỉ biết làm theo lệnh, để mong chúng giúp giữ vững chế độ. Chủ trương thâm độc này chỉ làm dày hồ sơ tội ác và làm dài bản cáo trạng mà một ngày nào đó, nhân dân sẽ đưa ra vừa cho những kẻ chỉ thị vừa cho những kẻ thừa hành mà mặt mũi và tên tuổi đều đang được ghi nhớ.
            
Làm tại Việt Nam ngày 6 tháng 11 năm 2014
            
Các tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên:

1)    Bach Dang Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải
2)    Bauxite Việt Nam: GS Nguyễn Huệ Chi, GS Phạm Xuân Yêm
3)    Cao Trào Nhân Bản: Bs. Nguyễn Đan Quế
4)    Con Đường Việt Nam: Ông Trần Văn Huỳnh
5)    Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts. Nguyễn Quang A
6)    Giáo Hội Cao Đài: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Bạch Phụng
7)    Giáo Hội Liên Hữu Lutheran VN-HK: MS Nguyễn Hoàng Hoa.
8)    Giáo hội Tin Lành Mennonite: MS Nguyễn Hồng Quang, MS Phạm Ngọc Thạch
9)    Hiệp hội Đoàn kết Công nông: Ông Nguyễn Mai
10)  Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo: Ông Nguyễn Bắc Truyển
11)  Hội Anh Em Dân Chủ: Ls. Nguyễn Văn Đài
12)  Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo: Cô Hà Thị Vân
13)  Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng
14)  Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
15)  Hội Nhà Báo Độc Lập: Ts. Phạm Chí Dũng
16)  Hội Phụ nữ Nhân quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, Bà Trần Thị Hài, Cô Trần Thúy Nga
17)  Hội Thánh Tin Lành Chuồng Bò: MS Nguyễn Mạnh Hùng, MS Lê Quang Du
18)  Khối Tự do Dân chủ 8406: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
19)  Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh
20)  Mạng Lưới Blogger: Cô Nguyễn Hoàng Vi
21)  Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Linh mục Nguyễn Hữu Giải
22)  Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm, Phan Tấn Hòa, Tống Văn Chính, Lê Văn Sóc.
23)  Phong trào Dân oan Liên kết đấu tranh: Bà Trần Ngọc Anh.
24)  Tăng Đoàn GH Phật Giáo VNTN: HT. Thích Không Tánh, TT. Thích Viên Hỷ.
25)  Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT: Lm Đinh Hữu Thoại. 

VIDEO:Phát hiện thêm một đại biểu tâm thần lọt vào quốc hội



ĐBQH Bùi Việt Phương kiến nghị phong hàm thiếu tướng cho trưởng khoa Mác - Lê nin để các 'thế lực xấu' không thể xuyên tạc. Video: Báo Lao Động

Bạn đọc Danlambao - Tại phiên thảo luận về luật quân đội sửa đổi sáng ngày 6/11/2014, phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Bình, ông Bùi Việt Phương đã đăng đàn kiến nghị phải phong hàm thiếu tướng cho trưởng khoa Mác - Lê nin.    

Trước đó, xuất hiện nhiều kiến nghị yêu cầu các ứng cử viên cần kiểm tra mức độ tâm thần trước khi lọt vào quốc hội CSVN. 

Sau đúng một đêm, ĐBQH Bùi Việt Phương qua phát ngôn của mình đã chứng minh rằng tình trạng tình trạng bệnh tình của quốc hội CSVN ngày càng trầm trọng, vô phương cứu chữa.

Khi thảo luận về việc phong tướng quân đội, vị phó trưởng đoàn ĐBQH này kiến nghị: phải nâng hàm thiếu tướng cho trưởng khoa môn học Mác - Lê nin ở học viện quốc phòng, nếu không sẽ bị các ‘thế lực xấu’ xuyên tạc.  

“Nếu khoa Mác - Lê nin mà không được coi trọng như các khoa khác, nhất là trong bối cảnh hiện nay, thì chúng ta cũng suy nghĩ được, các thế lực xấu có xuyên tạc chúng ta phai nhạt tư tưởng Mác- Lê Nin?”

“Do đó, tôi đề nghị trần quân hàm đối với trưởng khoa Mác - Lê nin ở học viện quốc phòng lên trần quân hàm thiếu tướng”, ĐBQH Bùi Việt Phương lập luận.
Trước việc xuất hiện ngày càng nhiều các đại biểu có những phát ngôn ngớ ngẩn đến mức bất phường, bà con thôn Danlambao kiến nghị quốc hội CSVN nên thành lập ủy ban mới có tên: "Ủy ban tâm thần của quốc hội" do nghị 'khùng' Hoàng Hữu Phước làm trưởng ban.
Đồng tình cùng ĐBQH Bùi Việt Phương, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng có dấu hiệu tâm thần không kém khi kêu gọi quốc hội chấp thuận việc phong tướng cho trưởng khoa Mác - Lê nin. 

Đại tướng Phùng Quang Thanh lý giải: 

“Nếu Quốc hội cho phép để lại là Thiếu tướng tôi cho là rất mừng. Ban soạn thảo rất tâm tư, tôi trình mà Quốc hội không bấm nút hai khoa này không Thiếu tướng thì tôi về thuyết phục anh em rất khó. Người ta sẽ hỏi là thế bây giờ Khoa Mác-Lê Nin không quan trọng à? Khoa khác quan trọng thế khoa này thì sao, hay là anh có vấn đề gì, rất là khó các đồng chí ạ", theo báo Giáo Dục

Như vậy, sau các ông nghị như Hoàng Hữu Phước, Đỗ Văn Đương, ‘thượng tọa’ Thích Hành Quyết, Nguyễn Bắc Việt… ‘Ủy ban tâm thần của quốc hội’ đã chính thức có thêm một ủy viên mới là ĐBQH Bùi Việt Phương. 

Ông Bùi Việt Phương sinh năm 1961, là tỉnh ủy viên tỉnh Ninh Bình, có trình độ cử nhân chính trị và thạc sỹ chuyên ngành xây dựng đảng. Ông này cũng là ủy viên Uỷ ban Kinh tế của quốc hội

Riêng trường hợp ĐBQH Phùng Quang Thanh vẫn đang được chuẩn đoán, hiện vẫn là ủy viên dự khuyết của Ủy ban Tâm thần của Quốc hội.