Monday, August 15, 2016

EVN ‘dừng mua điện Trung cộng’ sau hàng chục năm mua gấp 3 lần giá trong nước

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết “do bắt đầu vào mua mưa, thuỷ điện dồi dào nên đã tạm ngừng mua điện từ Trung Quốc trên đường dây 220kV trong tháng 7”. EVN cũng cho biết, năm 2016 sẽ mua của Trung cộng khoảng 950 triệu kWh. Mức nhập khẩu này đã giảm 733 triệu kWh so với năm 2015 – như một “thành tích” của EVN.
Nhưng thực tế là sao? 
Suốt gần một chục năm qua, EVN đã nhập khẩu điện từ Trung cộng với giá cao gấp 3 lần giá bình quân trong nước, nhưng lại từ chối mua hoặc gây khó khăn, kèm theo các điều kiện rất khắt khe khi mua điện của các doanh nghiệp trong nước. Một biểu hiện mà cách nào đó, cho thấy EVN là một doanh nghiệp của… Trung cộng! Từ năm 2005, EVN bắt đầu mua điện từ Trung Quốc và tính đến hết 2015, sản lượng điện mua từ Trung cộng là 24.128 tỷ kWh. 
Thậm chí, EVN mua điện của Trung cộng với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung cộng được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh doanh vô trách nhiệm này đã bất chấp một thực tế là chỉ cách đây vài năm, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung cộng bán cho Việt Nam. Vậy mà EVBN vẫn rắp tâm duy trì hợp đồng mua điện từ Trung cộng.
Một trong những “đồng chí tốt” của EVN là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Vân Nam (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lưới điện Phương Nam - Trung cộng).
Trong khi rắp tâm mua điện từ Trung cộng, đáng lên án là năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của EVN tăng đến 18.5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm đáng kể số lỗ lên đến 30,000 tỷ đồng trước đó do đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm.
2016 cũng là năm thứ 8 nền kinh tế Việt Nam tiếp diễn suy thoái, còn tình cảnh người dân Việt Nam khổ trăm bề với hơn 400 loại phí và lệ phí đè đầu.
Cơ chế độc quyền vong bản đã phát triển đến mức trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện, khi suốt từ năm 2011 khi báo chí Việt Nam dồn dập phẫn nộ trực chỉ vào trách nhiệm của EVN về quan điểm “người Việt dùng hàng Trung”, doanh nghiệp thuộc loại độc trị theo cung cách thời chủ nghĩa tư bản dã man này vẫn quay mặt làm ngơ.
Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung cộng đã khiến dư luận đặt nghi ngờ rất lớn về sự hiện diện quá sâu của Trung cộng trong ngành điện Việt Nam.
Bất chấp oán thán dân tình, EVN đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào, kể cả thành tích nối giáo ngoại xâm kinh tế. Cựu phó thủ tướng và hiện thời là Bí thư thành ủy Hà Nội - ông Hoàng Trung Hải - là nhân vật mà cùng với cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng phải chịu trách nhiệm về “cõng rắn cắn gà nhà”, để EVN mua điện Trung cộng cao gấp 3 lần giá điện sản xuất trong nước.
Nhiều chuyên gia  phản biện đã dứt khoát quan điểm: Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay, và sự thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi. Tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện- mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN- trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam. Mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng một tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ…
08/15/2016 - 19:29
Lê Dung / SBTN

Ai trả 500 triệu USD bồi thường của Formosa?

Sau gần ba tháng loay hoay tìm cách đưa ra câu trả lời chính thức về nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ nhiễm độc, hải sản chết trong khu vực vùng biển miền Trung kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, vào chiều ngày 30/6/2016, Hà nội đã công bố nguyên nhân cá chết bất thường và hoạt cảnh xin lỗi của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh kèm theo hứa hẹn bồi thường 500 triệu Mỹ kim.
Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh đưa ra lời xin lỗi vào ngày 30/6/2016
Thắc mắc được công luận đưa ra là: đảng Cộng sản Việt Nam dựa vào đâu để tính ra con số 500 triệu. Cho đến nay, không có một công bố diễn tiến của bất kỳ cuộc điều tra nào hay thẩm định, nghiên cứu khoa học về hậu quả tác hại trên môi trường, con người và thiệt hại kinh tế. Đương nhiên, khi không có điều tra thì cũng không có luôn thủ tục truy tố cũng như một phiên tòa minh bạch để đưa ra phán quyết theo đúng luật pháp. Công chúng chỉ thấy nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội vội vã chấp nhận và trưng ra con số 500 triệu bí hiểm. 500 triệu Mỹ kim này chỉ là một con số phản khoa học, phản mọi lý luận luật pháp. Con số 500 triệu này chỉ nêu lên nghi vấn về một sự đồng lõa, đổi chác của những người đưa ra và diễn một màn kịch trước dân tộc Việt cũng như lương tri nhân loại.
Con số 500 triệu Mỹ kim chỉ có một diễn giải thực tế gần sự thật nhất đó là tương đương với 11,500 tỉ đồng tiền Việt hiện hành.
Con số 11,500 tỉ này không thể hiện ở tiền bồi thường cho những ngư dân ở những vùng bị thiệt hại hay không thể hiện được sự tương đương ở vài ký lô gạo mốc được phát chẩn.
Con số 11,500 tỉ này không thấy trong túi, trong cuộc sống của người dân Việt.
Nhưng con số 500 triệu Mỹ kim được gọi là bồi thường lại được thấy rõ ràng nhất với sự kiện được nhà nước Cộng sản công bố mới đây:  Formosa đã và sẽ được Tổng Cục Thuế của nhà nước Cộng sản dự kiến miễn thuế, hoàn thuế và không truy thu số thuế lên đến hơn 10,450 tỷ đồng, do bị thiệt hại từ sự kiện cuộc biểu tình trong ngày 13/5/2014! Một cuộc biểu tình có bạo động, do có tổ chức, đã gây nên vụ Nạn Kiều giả tạo sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Tóm lại Formosa đã và sẽ nhận khoảng 10,500 tỷ đồng do miễn thuế, bồi hoàn thuế. Tổng số nầy so với 11 ngàn tỷ mà Formosa hứa hẹn bồi thường sau thảm hoạ môi trường đã chỉ ra rõ ràng rằng: Formosa không mất mát gì cả! Trong 500 triệu đô­la được gọi là hứa bồi thường có đến 448,5 triệu thật ra không đến từ Formosa, mà đến từ chính tiền thuế của người dân Việt. ­ Nạn nhân của Formosa.
Như vậy, có nghĩa là chính dân tộc Việt phải nuốt trọn độc dược thải ra từ Formosa dưới sự đồng lõa tiếp tay của những người Cộng sản Việt nam.
Làm sao có thể nghĩ khác hơn, khi giữa cơn thảm họa biển Vũng Áng đang diễn ra, tổng bí thư của đảng, Nguyễn Phú Trọng, đã đến thăm nơi này và đưa lời khen ngợi khu công nghiệp Formosa Vũng Áng  là một điển hình tiên tiến xã hội chủ nghĩa, đúng chủ trương lớn của đảng và nhà nước.  Rồi sau đó ông và những đồng chí của mình hoàn toàn im lặng và thậm chí đã ra lệnh đàn áp, đánh đập những người dân yêu cầu nhà nước cộng sản phải bạch hóa sự thật.
Làm sao có thể kết luận khác hơn chính người Cộng sản Việt nam là thủ phạm tiếp tay với Formosa đầu độc đất nước cho dù họ cố đẩy lỗi lầm cho nguyên bí thư Hà Tĩnh, là ông Võ Kim Cự, đã trực tiếp ký hợp đồng cho Formosa thuê  đất tới 70 năm sái luật.  Nhưng ông Cự tuyên bố đã việc ký giấy chứng nhận đầu tư cho Formosa là đúng luật, đúng theo Nghị Định 108 và Quyết Định 72 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cho dù, ông Dũng đã bước ra khỏi trật tự quyền lực.  Nhưng, tất cả, những người có liên quan vừa kể, từ các ông Trọng, Dũng, Cự, Phúc đều là đồng chí trong đảng Cộng sản với nhau. Tất cả, đều là những nhân vật nắm quyền lực trước và sau khi xảy ra vụ cá chết liên quan đến Formosa.
Chỉ với một tập đoàn tư bản tư nhân Đài Loan mà đảng, nhà nước cộng sản Hà Nội còn dễ dàng  bị quy phục để bán đứng môi trường sống của dân tộc Việt với giá rẻ mạt như vậy.  Thử hỏi: khi đối diện với tập đoàn cầm quyền thống trị đầy quyền lực Bắc Kinh về những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, thì giá bán sẽ rẻ hơn hay được cho không?
08/15/2016 - 16:14
Phan Nhật Nam & Mai Phi-Long/ SBTN

Còn đảng, còn tiền

Theo SBTN-08/15/2016 - 16:37


Trong cuộc tranh tài thế vận hội 2016 tại Rio de Jainero, cộng sản Việt Nam cử một phái đoàn đi tham dự gồm có 50 thành viên. Trong đó có 23 vận động viên, 3 bác sĩ và số còn lại là các viên chức cán bộ. Các huấn luyện viên bị cho ở nhà để dành chỗ cho các cán bộ ăn theo đi du lịch trên tiền thuế của người dân. Sự kiện ăn theo là một hiện tượng xảy ra hàng ngày trong các đoàn được cử ra nước ngoài làm việc. 
 Năm ngoái, Nhật Bản tổ chức khóa hướng dẫn ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ngừ, và cách bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế, để Nhật có thể mua lại cá ngừ từ ngư dân Việt Nam. Khóa hướng dẫn chỉ có vài ngư dân lái tàu được tham dự, phần còn lại là cán bộ sắp về hưu ăn theo để đi du lịch Nhật Bản! Kết quả là cá ngừ của ngư dân Việt Nam bán ra không đạt tiêu chuản và bị Nhật trả lại. Tiền xóa đói giảm nghèo được quốc tế viện trợ cho người nghèo thì chạy vào túi của quan chức địa phương bằng các hình thức như gà, bò, dê đi lạc vào nhà của cán bộ!
Năm 1991 Liên Xô sụp đổ, lòng tin cán bộ cộng sản Việt Nam bị khủng hoảng và nhiều cán bộ còn đặt câu hỏi: “chẳng nhẽ con đường bác đi đã sai mà con đường Nguyễn Thái Học đi là đúng”.  
Để củng cố niềm tin và đổi lấy lòng trung thành của đảng viên, cộng sản Việt Nam làm ngơ cho đảng viên vơ vét miễn sao đừng bỏ đảng. Đảng trở thành phương tiện bóc lột xương máu người dân bằng kinh tế và nuôi béo 3 triệu đảng viên.   
Ngày xưa đảng CSVN còn đem mầu sắc dân tộc phết lên trên lá cờ xã hội chủ nghĩa, nhưng ngày nay định hướng hành động của đảng chỉ là “còn đảng còn mình”.  Không có dân tộc, cũng chẳng có tổ quốc, chỉ duy nhất sự sống còn của một tập đoàn thống trị hành xử theo chủ nghĩa Mafia!

Từ người già nằm liệt giường đến trẻ sơ sinh đều phải nộp 20 loại ‘phí’

Không có tiền nộp phí, quỹ, gia đình bà Toàn bị tịch thu cái giường, tài sản giá trị nhất trong nhà. (Hình: Trí Thức Trẻ)
Không có tiền nộp phí, quỹ, gia đình bà Toàn bị tịch thu cái giường, tài sản giá trị nhất trong nhà. (Hình: Trí Thức Trẻ)
THANH HÓA (NV) – Dù là người già nằm liệt giường chờ chết đến đứa trẻ sơ sinh, tất cả đều bị buộc “tự nguyện” nộp đủ loại thuế, phí, quỹ cho nhà cầm quyền.
Theo một loạt ký sự trên tờ báo điện tử Trí Thức Trẻ, một số làng xã ở huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa tiêu biểu cho chính sách bóp cổ dân lấy đủ loại thuế, phí, quỹ bất kể già trẻ lớn bé cỡ nào và người ta có khả năng đóng hay không.
Theo loạt ký sự vừa kể, tại xã Hưng Lộc, nhà cầm quyền thôn Thái Hòa dùng thủ thuật chia ra thu mỗi năm 2 lần. “Mức thu ở thôn này cũng vô cùng khủng khiếp và đối tượng thu thì cũng chẳng chừa một ai,” Trí Thức Trẻ nói.
Ngày trước, “thu vụ 5” năm 2007, người dân phải “đóng 9 khoản thu cho thôn, 4 khoản cho hợp tác xã, 12 khoản thu cho xã.” Đến “Vụ 5” năm 2013, xã cũng tiến hành thu của dân “17 khoản thu các loại. Nhà có 4 khẩu, phải nộp hơn 1 triệu đồng. Rồi đến vụ đóng góp vừa rồi, “vụ 5 năm 2016,” gia đình 4 người của một ông vốn là đảng viên tên Chanh được nêu trong ký sự “phải đóng 1.8 triệu đồng.”
Theo ký sự của tờ Trí Thức Trẻ, số loại thuế, phí, quỹ mà người dân phải nộp cho nhà cầm quyền mỗi năm đều gia tăng cả số loại cũng như số tiền phải nộp. Chỉ có một thứ không di dịch là “cách thu… rắn như đinh.”
Một phụ nữ sợ bị nhà cầm quyền trả thù nên yêu cầu giấu tên nói gia đình bà “có 6 khẩu, lần thu này bà phải nộp hơn 2.8 triệu đồng.”
Bà kể về hoàn cảnh của mình rằng “Nhà tôi có 2 sào ruộng, mỗi mùa thu giỏi thì được 1.5 triệu đồng, trừ công sức, giống má phân do có khi còn lỗ. Ấy thế mà phải đóng ngần ấy tiền một vụ thì lấy đâu ra!”
Trong số 20 khoản thu bà liệt kê ra thì “có nhiều loại phí, quỹ na ná nhau, có chung một mục đích hoạt động như quỹ hoạt động xã hội, quỹ hoạt động thiếu niên, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ đền ơn đáp nghĩa…”
Đặc biệt lại còn có cả quỹ đóng góp “nghĩa địa” mà cả trẻ sơ sinh cũng không thoát nộp tiền.
Tuy siết cổ người dân khủng khiếp như vậy, tờ Trí Thức Trẻ phỏng vấn ông Mai Sỹ Diến, phó đoàn đại biểu quốc hội khóa 14 tỉnh Thanh Hóa, về sưu cao thuế nặng đang diễn ra ở địa phương, ông này đã chống chế rằng “chế độ ta làm gì có ‘cường hào, sưu cao, thuế nặng’ như thời phong kiến.”

Tờ Trí Thức Trẻ cũng đã gặp một phụ nữ khác tên Nguyễn Thị Toàn người làng Thành Liên của xã Trường Sơn thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Bà này kể chuyện cũ xảy ra 6 năm trước khi chồng bà còn sống, nhà cầm quyền thôn đã tháo gỡ cả chiếc giường nằm duy nhất, tài sản có giá trị nhất trong nhà, của gia đình bà mang đi chỉ vì gia đình bà không có tiền đóng thuế phí. (TN)
15-08-2016

Chi $2.5 triệu một năm để cắt cỏ 24 km đường

Đại lộ Thăng Long mỗi năm ngốn 53 tỷ đồng để cắt cỏ, tỉa cây. (Hình: Báo điện tử VnExpress)
Đại lộ Thăng Long mỗi năm ngốn 53 tỷ đồng để cắt cỏ, tỉa cây. (Hình: Báo điện tử VnExpress)
HÀ NỘI (NV) – Chính quyền Hà Nội quyết định dừng việc cắt cỏ cho các quận của thành phố do tiêu tốn khoảng 700 tỷ đồng/năm. Trong đó, riêng 24 cây số đường Thăng Long đã ngốn 53 tỷ đồng (khoảng $2.5 triệu)/năm.
Đó là thông tin được ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội phúc trình sáng ngày 15 tháng 8, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm.
Truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Chung:“Từ đầu năm 2016 đến nay, thành phố đã trồng cây xanh với chi phí gần 40 tỷ đồng. Trong đó, chi phí để cắt cỏ rất lớn và lãng phí. Thành phố đã nhận thức được vấn đề này và yêu cầu tất cả các quận dừng việc cắt cỏ từ 1 tháng 7, tiết kiệm cho ngân sách mỗi năm khoảng 700 tỷ đồng.”
“Nói ra nhiều người sẽ giật mình, đó là chi phí cắt cỏ cho 24 cây số đường Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng. Chi phí như trên là không thể chấp nhận được,” ông Chung nói thêm.
Báo điện tử VnExpress loan tin, khoảng 3 năm trở lại đây, thành phố Hà Nội đã thực hiện chính sách xã hội hóa trồng việc trồng cây xanh. Song, bản chất của việc “xã hội hóa” không phải là tiền của tư nhân bỏ ra, mà vẫn lấy tiền từ ngân sách thành phố để đặt hàng các doanh nghiệp trồng cây xanh.
Số tiền Hà Nội chi ra để cắt cỏ, tỉa cây ở đường Thăng Long, khiến dư luận nhớ đến số tiền Hà Nội đã chi ra để đánh mã số cây khi chặt hạ hàng loạt cây xanh hồi tháng 3 năm 2015.
Theo Sở Xây dựng, qua khảo sát 45,738 cây trên 470 tuyến phố tại 10 quận, sẽ thay thế 6,708 cây/190 tuyến phố với đơn giá 10 triệu đồng/cây, tổng dự toán hơn 73 tỷ đồng lấy từ ngân sách. Trong đó, chi phí khảo sát hết 1 tỷ đồng, chặt hạ, thay thế cây mới, hoàn trả vỉa hè hết hơn 67 tỷ đồng, đánh mã số cây hết 4.5 tỷ đồng, tức đánh mã số mỗi cây hết khoảng 670,000 đồng; chặt hạ một cây xà cừ có đường kính trên 120 cm, ngân sách thành phố sẽ chi 25 triệu đồng tiền chặt, 10 triệu đồng tiền đào gốc…

Sau thời 1 tháng 7, việc cắt tỉa cây hoa cảnh, cỏ tại các vườn hoa nay chỉ được thực hiện ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và một số vị trí quan trọng khác. (Tr.N)
15-08-2016

Công an giả điếc và mù để du đãng đập phá, đốt nhà dân

Ông Tám tại nơi đã từng là mái ấm của mình. (Hình: Pháp Luật Việt Nam)
Ông Tám tại nơi đã từng là mái ấm của mình. (Hình: Pháp Luật Việt Nam)
ĐẮK LẮK (NV) – Được “giao” một khoảnh đất 12 héc ta, ông Đào Văn Dũng tổ chức phá nhà, đốt nhà đuổi ba gia đình đang cư trú trên khoảnh đất này ra khỏi đó cả thảy 3 lần, thế nhưng công an “án binh bất động.”
Năm 2006, các ông: Đặng Văn Thuyết, Nguyễn Văn Dự, Nguyễn Đình Tám chia nhau mua 12 héc ta đất ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông. Họ làm nhà, lập rẫy mà không hề biết người bán đất cho họ là “lâm tặc.” Đất họ đã mua thuộc Lâm Trường Thuận Tân.
Cả ba gia đình cư trú, trồng trọt trên 12 héc ta đó suốt chín năm và Lâm Trường Thuận Tân không làm gì cả. Đến tháng 4 năm ngoái, Ban Giám Đốc Lâm Trường Thuận Tân quyết định “giao” 12 héc ta đất của ba gia đình vừa kể cho ông Đào Văn Dũng trồng rừng. Ông Dũng ra lệnh cho ba gia đình phải rời khỏi khoảnh đất ông mới được “giao.” Tất nhiên là họ không chịu.
Ông Dũng bỏ 700 triệu để mướn Đinh Văn Đức, một trùm du đãng thay ông đuổi người, phá nhà. Từ đầu tháng 5 năm 2015, những kẻ lạ mặt bắt đầu hăm dọa ba gia đình của các ông: Đặng Văn Thuyết, Nguyễn Văn Dự, Nguyễn Đình Tám. Rồi xe hai bánh gắn máy của ông Tám, bồn chứa nước của nhà ông bị đập nát… Cả ba gia đình báo cho công an xã nhưng công an xã chỉ ghi nhận rồi để đó.
Bất lực trước du đãng, công an thì làm ngơ, sau một ngày làm rẫy, các ông Thuyết, Dự, Tám chỉ tạt về nhà thăm vợ con rồi tới nhà người khác ngủ nhờ. Họ hy vọng khi nhà chỉ còn phụ nữ và trẻ con, du đãng sẽ nhẹ tay…
Tuy nhiên, tối 19 tháng 5 năm 2015, khoảng 40 du đãng đổ đến rẫy của ông Tám, phá sạch các nọc tiêu. Nạn nhân cấp báo với cả công an xã lẫn công an huyện nhưng cả hai cấp cũng chỉ tiếp nhận rồi làm ngơ. Chiều 20 tháng 5, du đãng quay trở lại nhà ông Tám, lôi mẹ và vợ ông ra đánh thị uy và dọa sẽ đốt sạch.
Đến rạng sáng 21 tháng 5 năm 2015, du đãng quay lại nhà ông Tám, đuổi mẹ, vợ và các con ông Tám ra ngoài, bắt hai người phụ nữ đếm xem trên xe vận tải đi theo có bao nhiêu can xăng, rồi sau đó đổ xăng đốt nhà rồi bỏ đi. Mẹ và vợ ông Tám lao vào dập lửa. Khoảng 30 phút sau không thấy đám cháy. Du đãng quay lại đổ xăng đốt nhà thêm một lần nữa và đứng giám sát cho tới khi lửa đã lan rộng mới bỏ đi.
Vợ ông Tám kể với báo giới rằng, bà xin du đãng cho vào nhà để lấy một ít quần áo ấm cho đám trẻ nhưng bị từ chối, một trong những du đãng tham gia đốt nhà vứt cho mấy đứa trẻ một tấm chăn mỏng.
Ông Tám không chỉ mất nhà mà còn mất toàn bộ tài sản vì tất cả đã bị đốt thành tro. Hai ngày sau khi đốt nhà ông Tám mà ông Thuyết, ông Dự vẫn chưa dọn nhà, bỏ rẫy. Tối 23 tháng 5 năm 2015, du đãng đổ tới đập bỏ đồ gia dụng, dùng cưa cắt bỏ các cột cho mái sụp xuống rồi đổ xăng đốt nhà ông Thuyết và ông Dự. Lần này công an tỉnh Đắk Nông phải nhập cuộc, truy đuổi tìm bắt 22 du đãng vì các vụ đốt nhà này đã trở thành một thứ “nam châm” hút báo giới đến…
Có 22 du đãng và ông Đào Văn Dũng – người thuê du đãng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cuộc điều tra vụ án “hủy hoại tài sản công dân” đã kết thúc. Kết luận điều tra vụ án này không đề cập đến chuyện tại sao Lâm Trường Thuận Tân không giao đất cho ba gia đình mua lầm đất của lâm tặc để trồng rừng mà lại giao cho ông Dũng.

Kết luận điều tra cũng không xác định trách nhiệm của bất kỳ ai trong công an xã Thuận Hà và công an huyện Đắk Song đã để du đãng hành xử như vua. (G.Đ)
18-08-2016

Hàng chục tấn cá chết bất thường trên sông Mã

Lê Hoàng-15/8/2016 | 12:17
Cá lồng nuôi chết bất thường hàng tấn ở các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Sự việc diễn biến chỉ trong vài giờ đêm 14/8 khiến nhiều hộ dân chài trắng tay.

Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã


 Cư dân làng chài thôn Kìm (xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) thức trắng đêm 14/8 vì cá chết bất thường. “Tiếng người khóc than vang cả một khúc sông”, cụ ông Nguyễn Văn Kính (87 tuổi) nói. 
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 2
Số cá chết chủ yếu là trắm cỏ và cá ké (loại cá đặc sản cho giá trị kinh tế cao). Người dân đã dùng vòi bơm nước và sục khí nhưng không cứu vãn được tình hình. Ở làng Kìm có 15 hộ dân nuôi cá lồng đều bị thiệt hại nặng. 
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 3
Cá chết vào ban đêm nên khi dân chài đem bán thì chỉ tiêu thụ được một lượng nhỏ với giá vài chục nghìn đồng mỗi kg. 
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 4
Toàn bộ cá trong 4 lồng nuôi của ông Nguyễn Văn Tài (làng Kìm) đã chết.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 5
Một người phụ nữ ở làng Kìm xẻ cá phơi khô làm thực phẩm ăn dần.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 6
Cụ ông Nguyễn Văn Kính ướp muối cá vào các thùng nhựa.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 7
Số cá không ướp muối được, ông Nguyễn Văn Kính vớt lên để vứt bỏ vì xác cá chết bắt đầu phân hủy, bốc mùi.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 8
Ông Nguyễn Văn Tài cho rằng nguyên nhân cá chết có thể do thiếu oxy, sặc bùn vì nước sông đục ngầu bất thường vào đêm 14/8. Ngoài ra, một số người dân nêu nghi vấn cá bị nhiễm độc từ nguồn nước thải chảy ra từ các nhà máy đặt ở thượng nguồn.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 9
Ông Nguyễn Trung Thông, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Ngọc cho biết số cá chết tập trung ở 65 lồng cá của 15 hộ dân làng Kìm. Ước tính khoảng 8,5 tấn, tương đương 1,7 tỷ đồng. Ngoài xã Cẩm Ngọc, tình trạng cá chết còn được ghi nhận ở xã Cẩm Phong, thị trấn Cẩm Thủy… 
Theo VnExpress

Hàng chục tấn cá chết bất thường trên sông Mã

Cá lồng nuôi chết bất thường hàng tấn ở các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Sự việc diễn biến chỉ trong vài giờ đêm 14/8 khiến nhiều hộ dân chài trắng tay.

Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã


 Cư dân làng chài thôn Kìm (xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) thức trắng đêm 14/8 vì cá chết bất thường. “Tiếng người khóc than vang cả một khúc sông”, cụ ông Nguyễn Văn Kính (87 tuổi) nói. 
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 2
Số cá chết chủ yếu là trắm cỏ và cá ké (loại cá đặc sản cho giá trị kinh tế cao). Người dân đã dùng vòi bơm nước và sục khí nhưng không cứu vãn được tình hình. Ở làng Kìm có 15 hộ dân nuôi cá lồng đều bị thiệt hại nặng. 
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 3
Cá chết vào ban đêm nên khi dân chài đem bán thì chỉ tiêu thụ được một lượng nhỏ với giá vài chục nghìn đồng mỗi kg. 
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 4
Toàn bộ cá trong 4 lồng nuôi của ông Nguyễn Văn Tài (làng Kìm) đã chết.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 5
Một người phụ nữ ở làng Kìm xẻ cá phơi khô làm thực phẩm ăn dần.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 6
Cụ ông Nguyễn Văn Kính ướp muối cá vào các thùng nhựa.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 7
Số cá không ướp muối được, ông Nguyễn Văn Kính vớt lên để vứt bỏ vì xác cá chết bắt đầu phân hủy, bốc mùi.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 8
Ông Nguyễn Văn Tài cho rằng nguyên nhân cá chết có thể do thiếu oxy, sặc bùn vì nước sông đục ngầu bất thường vào đêm 14/8. Ngoài ra, một số người dân nêu nghi vấn cá bị nhiễm độc từ nguồn nước thải chảy ra từ các nhà máy đặt ở thượng nguồn.
Hàng tấn cá chết bất thường trong đêm trên sông Mã - ảnh 9
Ông Nguyễn Trung Thông, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Ngọc cho biết số cá chết tập trung ở 65 lồng cá của 15 hộ dân làng Kìm. Ước tính khoảng 8,5 tấn, tương đương 1,7 tỷ đồng. Ngoài xã Cẩm Ngọc, tình trạng cá chết còn được ghi nhận ở xã Cẩm Phong, thị trấn Cẩm Thủy… 
Thứ hai, 15/8/2016 | 12:17
Theo VnExpress

Ba thanh niên ở Cà Mau bị bắt oan

(NLĐO)- Xét thấy những tài liệu thu thập có trong hồ sơ vụ án chưa đủ cơ sở để truy tố tội “Cướp Tài sản” nên VKSND huyện Cái Nước đã ra quyết định đình chỉ vụ án.

Ngày 15- 8, VKSND huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với 3 thanh niên bị truy tố về tội “Cướp tài sản” mà Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin.
Nội dung quyết định này cho thấy, lúc 23 giờ 50 phút ngày 2-6-2015, anh Lâm Chí Nhẫn đến trình báo với Công an xã Lương Thế Trân (huyện Cái Nước) rằng khi anh đang đậu xe trên cầu Lương Thế Trân để nghe điện thoại di động thì 3 thanh niên, gồm: Lê Minh Nhựt, Nguyễn Hoàng Khang và Nguyễn Vũ Ca chạy 2 xe mô tô đâm vào xe mô tô của anh Nhẫn làm xe bị ngã, đè lên anh Nhẫn. Sau đó, 3 thanh niên này dùng cây và nón bảo hiểm đánh, dùng kéo đâm vào vai anh Nhẫn cướp một điện thoại di động.

Từ phải sang: Khang, Nhựt và Ca tại phiên tòa sơ thẩm lần 3 vừa qua. Ảnh: CÔNG TUẤN
Từ phải sang: Khang, Nhựt và Ca tại phiên tòa sơ thẩm lần 3 vừa qua. Ảnh: CÔNG TUẤN
Mười ngày sau, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cái Nước khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 thanh niên trên về tội “Cướp tài sản”. Quá trình điều tra, 3 thanh niên trên thừa nhận có đánh và cướp điện thoại của anh Nhẫn. Tuy nhiên, tới giai đoạn xét xử, cả 3 đã thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội.
Ba thanh niên ở Cà Mau bị bắt oan

Kết luận điều tra bổ sung lần 4 vào ngày 8-8, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cái Nước vẫn khẳng định có đủ căn cứ buộc tội 3 thanh niên. Ảnh: CÔNG TUẤN
Kết luận điều tra bổ sung lần 4 vào ngày 8-8, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cái Nước vẫn khẳng định có đủ căn cứ buộc tội 3 thanh niên. Ảnh: CÔNG TUẤN
Xét thấy, những tài liệu thu thập có trong hồ sơ vụ án chưa đủ cơ sở để truy tố tội “Cướp Tài sản” đối với Nhựt, Khang và Ca. Vì thế, căn cứ vào khoản 2 điều 107 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, VKSND huyện Cái Nước đã ra quyết định đình chỉ vụ án nói trên và yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cái Nước xử lý vậy chứng, tài sản mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cái Nước đã thu giữ trong vụ án. Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối vụ án này kể từ ngày 15-8.
Ba thanh niên ở Cà Mau bị bắt oan

Tuy nhiên, xét thấy những tài liệu thu thập có trong hồ sơ vụ án chưa đủ để truy tố 3 thanh niên nên VKSND huyện Cái Nước đã đình chỉ vụ án. Ảnh: CÔNG TUẤN
Tuy nhiên, xét thấy những tài liệu thu thập có trong hồ sơ vụ án chưa đủ để truy tố 3 thanh niên nên VKSND huyện Cái Nước đã đình chỉ vụ án. Ảnh: CÔNG TUẤN
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trong cả 3 phiên tòa sơ thẩm, bị hại Nhẫn liên tục có những lời khai mâu thuẫn với kết quả điều tra trước đó khiến HĐXX đặt những câu hỏi nghi vấn về tính xác thực của vụ án. Trong khi đó, cả 3 bị cáo Nhựt, Khang và Ca đều kêu oan và khai rằng đã bị một phó công an xã Lương Thế Trân tên Tý đánh và ép phải thừa nhận tham gia cướp tài sản của anh Nhẫn. Thậm chí, bị cáo Ca còn khai đã bị ông Tý chở ra đoạn đường vắng vào ban đêm để đánh và ép nhận tội, sau đó chở vào trụ sở công an xã lập biên bản. Sau khi TAND huyện Cái Nước trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 3, ngày 1-7, VKSND huyện Cái Nước đã ra quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cho gia đình bảo lĩnh đối với Nhựt, Khang và Ca. Nghĩa là, 3 thanh niên này được trả tự do sau hơn một năm bị tạm giam.
Ngày 8-8 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cái Nước có kết luận điều tra bổ sung lần 4 và khẳng định: Căn cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án, xét thấy đã có đủ căn cứ buộc tội Khang, Ca và Nhựt về tội “Cướp tài sản”. Tuy nhiên, kết luận này đã không được VKSND huyện Cái Nước áp dụng.
Công Tuấn

Tổng bí thư Trọng gặp lại cựu Thủ tướng Dũng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và ông Nguyễn Tấn Dũng trong lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII, 21/1/2016.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và ông Nguyễn Tấn Dũng trong lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII, 21/1/2016.

VOA Tiếng Việt
15.08.2016 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 14/8 đã gặp lại ông Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được coi là cạnh tranh chức người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam với ông hồi đầu năm.
Cuộc diện kiến, theo báo chí trong nước, diễn ra nhân dịp ông Trọng tham dự Hội nghị gặp mặt cán bộ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nghỉ hưu ở khu vực phía nam.
Ngoài cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu đảng còn gặp gỡ với các cựu quan chức khác như nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Tại buổi gặp này, theo báo chí trong nước, Tổng bí thư Việt Nam đã “thông báo tình hình trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong thời gian qua”.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, người theo dõi sát tình hình xã hội ở Việt Nam, nhận định với VOA Việt Ngữ về diễn biến này:
“Cuộc gặp quan trọng này do ông Tổng bí thư và ông thường trực ban bí thư thực hiện là để đáp ứng yêu cầu của nguyên lãnh đạo của đảng và nhà nước quan tâm tới các vấn đề thời sự của kinh tế và xã hội trong nước. Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có giải thích, và có nói lời kết. Chắc chắn đây là một sự kiện quan trọng và nó cũng không diễn ra theo một lịch trình thường lệ nào. Đây có lẽ là một diễn biến đặc biệt để làm rõ tình hình và các ý kiến đối với các đồng chí nguyên lãnh đạo”.
Chuyên gia từng là thành viên của ban tư vấn kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói thêm rằng hành động của ông Trọng “là một trong các nỗ lực để tạo ra sự thống nhất về ý kiến trong đảng và trong xã hội về những vấn đề có tính chất cấp bách mà công luận đang quan tâm”.
‘Ráng làm người tử tế’
Truyền thông trong nước đưa tin, hai vấn đề nổi cộm trong thời gian qua là biển Đông, nhất là phán quyết mới đây của Tòa Trọng tài Quốc tế, và vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung do Formosa gây ra, đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo.
Trước đó một ngày, tại miền Bắc, Tổng bí thư Trọng cũng đã tham dự một cuộc họp mặt tương tự với sự tham gia của các cựu quan chức như nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.
Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức nghỉ hưu hồi tháng Tư, sau khi người kế nhiệm Nguyễn Xuân Phúc được quốc hội thông qua và tuyên thệ nhậm chức.
Trong kỳ Đại hội Đảng 12 hồi tháng Một, ông Dũng “xin rút” để “về nghỉ chính sách”, sau khi có nhiều đồn đoán rằng ông sẽ chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam với ông Nguyễn Phú Trọng.
Lời khuyên “ráng làm người tử tế, sống tử tế” của ông Dũng trong phiên họp cuối cùng trên cương vị người đứng đầu chính phủ Việt Nam hồi tháng Ba đã thu hút nhiều quan tâm của dư luận.
Sau khi đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng trước tuyên bố “không để tái diễn” vụ Formosa, nhiều nhà quan sát cho rằng ông đang phải “xử lý di sản” của người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng để lại.