Wednesday, October 10, 2018

Nhà hát Thủ Thiêm chỉ là khúc giao hưởng đổi chác giữa các đồng chí heo và lợn

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Tại sao một dự án 1508 tỷ vừa mới đưa ra là cả nước lên tiếng phản đối nhưng lại được 100% đại biểu HĐND thông qua? Tại sao "phía" HĐND thành phố phải "họp bất thường" để tung ra nhà hát giao hưởng nhưng "phía" Bí thư thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân lại tuyệt đối im lặng giữa cơn sóng phẫn nộ của dư luận xã hội? Câu trả lời là: đây là một cuộc đổi chác giữa những kẻ đã ăn nhưng rời ghế như Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân... và thế lực chính trị đang ngồi tại ghế nhưng chưa muốn được chia phần.

Nhìn lại sự việc: 

Vào ngày 4 tháng 9, Phó Tổng thanh tra chính phủ là Đặng Công Huẩn ký thông báo kiểm tra Thủ Thiêm dài 10 trang (1) và kết luận đây là những vi phạm rất nghiêm trọng. Nhưng hoàn toàn không có tên bất kỳ lãnh đạo nào của thành Hồ. Không có tên Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân... là những kẻ từng đứng đầu cơ quan quyền lực thành Hồ, là thủ phạm chính đứng đằng sau ra lệnh, điều khiển những phi vụ biến đất dân thành tiền chùa bỏ túi tại Thủ Thiêm nói riêng và thành Hồ nói chung trong nhiều năm qua. 

Trước tình trạng vi phạm không... người lái đó, ngày 20/09/2018, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân thuộc phía Thành ủy dùng "Hội nghị sơ kết việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM và Thanh tra thành phố về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng" để khai pháo tấn công vào những thủ phạm quá khứ: 

"Không có ai, lĩnh vực nào được coi là 'bất khả xâm phạm" và "các cơ quan kiểm tra của thành phố cũng quyết liệt, nghiêm khắc trong kỷ luật cả cán bộ đương chức và người đã nghỉ hưu, làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có ai, lĩnh vực nào được coi là “vùng cấm”, là “bất khả xâm phạm”." (2) 

Ngay sáng hôm sau, 21/09/2018, phía "Ủy ban Nhân dân" đứng đầu là Nguyễn Thành Phong ra lệnh cho đàn em phó chủ tịch UBND và cũng là tay chân của Lê Thanh Hải là Trần Vĩnh Tuyến, tổ chức họp báo và tuyên bố: “UBND TP.HCM cam kết sẽ thực hiện giải quyết những sai sót mà kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu, còn đối tượng ngoài kết luận thì không xem xét.” (3) 

Từ một vài dữ kiện này, chúng ta có thể thấy được phần nào bức tranh đấu đá nội bộ thành Hồ liên quan đến cục mỡ Thủ Thiêm mà các quan này đã nuốt và các quan khác đòi móc họng lấy ra. Giữa những tranh chấp đó là viễn cảnh vào lò của những quan "nguyên" thành Hồ tay đã nhúng chàm, miệng đã đầy mỡ trong vụ ăn tạp Thủ Thiêm. 

Do đó, cuộc họp bất thường và khẩn cấp vào sáng ngày 08/10/2018 đã được tiến hành để nhanh chóng để thông qua kết quả của cuộc thương lượng đổi chác. 

Trong phiên họp này, toàn bộ các "đại biểu" chỉ cần ngồi nghe đọc "tờ trình" cho một dự án tốn đến 1.508 tỷ, nghe xong là giơ tay 100% nhất trí đồng ý theo... đúng quy trình. 

100% nhất trí đồng ý cho một dự án ngàn tỷ mà bất kỳ người dân nào cũng phản đối!?

100% sung sướng cười giơ tay. 
Lê Trương Hải Hiếu, con trai Lê Thanh Hải cũng giơ 
Do đó, chỉ có thể giải thích rằng: vấn đề không nằm ở chỗ có lợi cho người dân, ở chỗ những "đại biểu của dân" này có đọc, có nghiên cứu, có tìm hiểu, có thảo luận rốt ráo trong một thời gian nhiều ngày, qua nhiều buổi họp về lợi ích của dự án so với những nhu cầu xã hội khác của thành phố. Nhà hát 1.508 tỷ chỉ được sử dụng như là một cơ hội rút ruột công trình để nhét vào mồm 100% các quan chức đang ngồi ở ghế mà chưa có cơ hội được ăn nhiều, ăn lớn như các quan chức đã rời ghế. 

Mọi lý luận nên hay không nên, lợi ích hay tai hại của dự án nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở Thủ Thiêm đối với tập đoàn ăn tạp này đều vô ích. Vì mục tiêu chính của chúng là để giao, để hưởng, để đóng kịch và để múa may và đồng ca nhạc khúc cùng nhau ăn tạp. 

*

Chú thích:




10.10.2018

Chừng 1100 tỷ hồ tệ lọt vào túi các quan trong phi vụ "xây" và "cất" nhà hát để các quan giao và hưởng với nhau

Kế toán viên Tư nghèo (Danlambao) - Trong cuộc họp "bất thường" kiểu gấp rút chạy tang, cấp tốc chạy tiền, quan chức thành hồ quyết định lấy 1508 tỷ đồng hốt được từ sự nghiệp kắt mạng cướp đất để tính chuyện rút ruột công trình Nhà hát giao hưởng. Thử xem cái nhà hát này giao bao nhiêu và các quan hưởng bao nhiêu?

Trước hết, tiền cướp được là từ công cuộc giải phóng 3000m2 mặt bằng 23 Lê Duẩn, Quận 1 để đem bán đấu giá vào tháng 6 năm 2015. 

Công ty thắng cuộc đấu giá là Tân Hoàng Minh với giá của bên thắng cuộc là 1430 tỷ đồng. 

Tân Hoàng Minh phải chi trả tiền thắng thầu 1430 tỷ theo 2 đợt. Vào giữa năm 2015, Tân Hoàng Minh đã chuyển hơn 83,7 tỷ đồng đặt cọc trước phiên đấu giá. Sau đó, nộp tiếp 1.346 tỷ đồng cho phần còn lại. 

Tuy nhiên, Tân Hoàng Minh đã nộp trễ hạn và theo quy định, quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày trúng đấu giá mà đơn vị trúng đấu giá không nộp đủ tiền mua tài sản thì phải nộp phạt. Do đó, công ty này đã nộp phạt 264 tỷ đồng. 

Như vậy thì tổng số tiền mà các quan chức thành Hồ thu được là 1.430 tỷ + 264 tỷ = 1694 tỷ

Số tiền mà các quan lấy ra xây nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm là 1508 tỷ. Như vậy các quan đã hô biến vào túi 1694 tỷ - 1508 tỷ = 186 tỷ

Lọt vào túi ai thì phải hỏi các ông vua và chúa băng đảng thành Hồ gồm có Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua... 

Bây giờ, tới phiên 1508 tỷ bỏ ra để xây nhà hát thì các quan sẽ cất bao nhiêu? 

Xài hết 1508 tỷ vào việc xây mà không cất thì có mà điên! Xây mà không cất không là cộng (tài) sản!

Điều ghi nhận thứ nhất là trong khi người dân khắp nơi trên mạng dưới đường phản đối việc xây nhà hát này vì những lý do rất chính đáng thì 100% đại biểu HĐND đã bỏ phiếu thông qua. Không một ai chống! 

Thứ hai, chủ đầu tư cho dự án là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM. Người đứng đầu Sở VHTT thành Hồ là Huỳnh Thanh Nhân. Do đó, phần xây đã nằm trong tay các quan. 

Thứ ba, ngoài 1508 tỷ vốn bỏ ra, quan Huỳnh Thanh Nhân còn muốn bỏ thêm 47 tỷ đồng để mua sắm thiết bị, phương tiện phục vụ biểu diễn ca nhạc nghệ thuật cho nhà hát chưa xây này. 

Đi vào phần "xây" và "cất": 

Nắm trong tay dự án 1508 tỷ, các quan sẽ: 

- Lập dự toán khống: đưa ra mức giá cao, kê khai đủ thứ việc, tiêu chuẩn an toàn số một trên hành tinh nào cũng xài nhưng khi đi vào giai đoạn thi công thì mọi thứ kê khai tối đa sẽ trở thành tối thiểu. Tức là khai thì nhiều, xây thì ít và cất phần khác biệt. 

- Bên cạnh khai nhiều, xây ít là mánh khoé ăn bớt chất lượng kiểu 1/2 bao xi măng trộn 1/2 bao cát thành 1 bao... xi măng. 

- Ăn bớt chất lượng còn được đi kèm với chuyện ăn bớt khối lượng. 2 thanh sắt rút xuống còn 1 thanh và 1 khúc... tre. An toàn tối đa kê khai ban đầu trở thành... ăntoàn hết cỡ. 

Với 3 mánh khoé khai nhiều xây ít cất tối đa trên, theo các "chiên da" rút ruột công trình mấy chục năm kinh nghiệm thì trung bình chủ đầu tư sẽ bỏ túi 50% tiền dự án. Trong trường hợp này là: 1508/2 = 754 tỷ

Tiền dự án để thi công bây giờ chỉ còn 1 nửa là 754 tỷ. 

Ông chủ đầu tư "Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao" chỉ là những tên chỉ tay năm ngón. Muốn đổ bê tông, lập nền nhà, dựng tường, xây vách thì phải có các "đơn vị thi công". Không phải ai muốn thi muốn công cũng được. Muốn thi thì phải thi nhậu trước với các quan và đứa nào công dưới gầm bàn nhiều cho các quan sẽ thắng cuộc thi công. Giá trung bình cho tiền chạy dưới bàn là 20%. 

20% của 754 tỷ là 151 tỷ

Như vậy tổng cộng tiền vào túi các quan là 186 tỷ tiền nộp phạt mà không khai + 754 tỷ rút ruột công trình + 151 tỷ chung chi từ đơn vị thi công = 1091 tỷ. 

Cộng với 9 tỉ rút ra từ 47 tỷ đồng để cho vụ mua sắm thiết bị, phương tiện phục vụ thì tổng cộng là con số tròn dzo 1100 tỷ.

Thử hỏi vậy thì làm sao mà không có tới 110% nhất trí và đồng ý từ các quan Hồ Chí Minh!?

10.10.2018

Bán thân & bán miệng


Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn (Nguyễn Duy)
Về chiều, tôi mới để ý đến một hiện tượng khá lạ lùng về trí nhớ của chúng ta vào lúc cuối đời. Tôi quên ngay danh tính của một người vừa được giới thiệu, và không thể nhớ được tên cái khách sạn mà mình vừa rời khỏi chỉ vài hôm trước. Ấy thế mà những chuyện cũ mèm – nghe bên bàn nhậu, hổng biết tự năm nào – tôi lại vẫn nhớ như in:

Khi còn tại chức, bà Phan Thúy Thanh - Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN - có nuôi một con két nói năng rất sõi. Một hôm, chả may, nó xổ lồng bay mất. Bà Thanh nhờ báo đăng để tìm lại con thú cưng nhưng báo chưa ra mà đã có người đến gõ cửa. 

Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi.

Đáp: Nó chối leo lẻo suốt ngày nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.

Sau đó, bà Phan Thúy Thanh phải bán con két để lấy tiền bù đắp vào số lương hưu ít ỏi. Mua xong, chủ nhân mới hí hửng mang về giao ngay cho vợ rồi tiếp tục đến sở làm. Chiều về, đương sự hấp tấp hỏi ngay:

- Con vẹt đâu rồi?

- Ở trong lò chứ đâu.

- Ối Giời, vẹt mua cả ngàn đô la mà đem nướng à!

- Vẹt gì mà giá cả ngàn Mỹ Kim?

- Chứ bộ tôi nói đùa chắc. Nó nói được 29 thứ tiếng cơ đấy.

- Thế mà ban nẫy gạn hỏi mãi nó vẫn cứ chối đây đẩy nên ai mà biết! 

Người kế nhiệm bà Phan Thúy Thanh là ông Lê Dũng. Khi bị chất vấn về con số thương vong của người Thượng tại Tây Nguyên – sau cuộc nổi dậy, vào hôm Lễ Phục Sinh 10 tháng 4 năm 2004 - Tân Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN chối liền:

“Hoàn toàn không có ai bị đánh chết ở Buôn Ma Thuột như tin của Human Rights Watch. Chúng tôi cực lực bác bỏ tin này.” 

Cứ theo truyền thống “tác nghiệp của người phát ngôn bộ ngoại giao ta” thì cứ chối (bà nó đi) là xong chuyện, và hết chuyện. Khỏi phải nói nhiều. 

Truyền thống này, tiếc thay, khó mà giữ mãi. Vào Thời Đại Thông Tin, thế giới mỗi lúc một thêm bằng phẳng (và sòng phẳng) nên cứ cực lực bác bỏ - chối ngay, chối bay, chối biến, chối phăng, chối phắt, chối nằng nặc, chối bai bải, chối đây đẩy, chối quầy quậy, chối tuốt luốt – không còn là chuyện dễ nuốt như trước nữa. 

Bởi vậy, mấy bữa sau, trong một cuộc phỏng vấn dành cho vietnamnet.vn - vào ngày 17 tháng 4 năm 2004 ông Phạm Thế Duyệt (Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc)– đành phải nhận rằng:

“Chỉ có hai người trong số những người cố ý gây rối trật tự công cộng bị chết do chính họ ném đá vào nhau. Ngoài ra, còn có vài chục người bị thương trong các cuộc ẩu đả lẫn nhau thôi!”

Yàng ơi, coi kìa: Sao khi khổng khi không cái hàng chục ngàn người Thượng, bỏ buôn làng, lũ lượt kéo vô thành phố, chia làm hai phe, dàn hàng ngang, rồi “ném đá vào nhau” và ” ẩu đả lẫn nhau” cho... tới chết luôn - vậy cà? Nói (đại) như vậy mà nói được sao? Thằng chả, rõ ràng, nói láo!

Con két của bà Thanh đã lìa đời. Bà ấy đã hết thời. Ông Phạm Thế Duyệt và ông Lê Dũng cũng thế. Kẻ kế nhiệm, bà Nguyễn Phương Nga, làm ăn ra sao tôi không rảnh lắm nên không để ý nhưng chỉ nghe qua dư luận thì cũng có (dăm/ba) lời tiếng eo sèo: 

Trịnh Hội: “Tôi đã từng có lần gặp bà Phương Nga... Bà là người vẫn còn khá trẻ, có những cử chỉ nhẹ nhàng, từ tốn và dĩ nhiên tôi đoán là một người có học thức cao, nói tiếng Anh lưu loát. Nhưng kể từ khi tôi nghe chính lời bà tuyên bố những câu quá trơ trẽn thì tất cả những tình cảm thiện chí của tôi dành cho bà lúc ban đầu bỗng nhiên biến mất.”

Tạ Phong Tần: “Bà là một kẻ dối trá, dối trá một cách trơ trẽn, mặt dạn mày dày không biết ngượng. Tôi thật xấu hổ thay cho bà, nếu bà còn biết xấu hổ và còn có lương tâm con người, thì bà đã không quanh năm suốt tháng lặp đi lặp lại cái câu ‘Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền.”

Nguyễn Hưng Quốc: “Ở Việt Nam, người ta hay nói đến chữ ‘nhà nước pháp quyền’. Người sử dùng chữ này nhiều nhất không chừng là bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao. Hình như bất cứ khi nào bị phóng viên ngoại quốc hạch hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam là bà lại xào lại món ăn cũ: ‘Việt Nam là một nhà nước pháp quyền!’ Tôi đã có dịp chuyện trò với một số phóng viên ngoại quốc từng làm việc ở Việt Nam. Hỏi cảm tưởng của họ khi nghe những câu trả lời như thế, ai cũng cười. Và người Việt Nam chúng ta cũng cười …”

Có lẽ sợ thiên hạ cười quá rồi lỡ có kẻ bị bể bụng chết lại gây ra chuyện kiện tụng (lôi thôi) nên nhà đương cuộc Hà Nội đã “điều” bà Nga đi làm công tác khác. Bà ấy làm công tác gì (khác) ở đâu – thưa thiệt - là tôi hoàn toàn không biết, và cũng không muốn biết làm chi. Loại quan chức vớ vẩn ở ta, cỡ như bà Nga, đông lắm nên tôi (mém) quên luôn y thị cho mãi tới tháng rồi.

Tháng rồi, vào ngày 27 tháng 9, phóng viên của AFP chớp được hình của một thành viên trong phái đoàn Việt Nam đang ngủ giữa phiên họp tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (Khóa 73) ở New York. Chuyện nhỏ (như con thỏ) thôi nhưng bức ảnh này được lan truyền rộng rãi, với không ít lời châm chọc hay chỉ trích. Blogger Hiếu Bá Linh cho biết thêm: “Nhân vật ‘gây bão’ trên mạng đang phụ tá cho Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Nga.”


Oh, cố nhân! Mừng là bà Nga đã tiến khá xa trong sự nghiệp ngoại giao. Báo Tiền Phong - số ra ngày 29 tháng 9 năm 2018 – liền có ngay một cuộc phỏng vấn dành cho Trưởng Phái Đoàn Thường Trực Việt Nam tại LHQ. Thứ Trưởng Nguyễn Phương Nga khẳng định: “Chuyến công tác của Thủ Tướng tại LHQ đã thành công tốt đẹp, cả trên bình diện song phương và đa phương.”

Ai cũng có thể thấy là ông Nguyễn Xuân Phúc đã cắm cúi đọc một bài diễn văn viết sẵn (huyênh hoang, khoác lác, dốt nát, dối trá, và chắn ngắt) giữa một hội trường trống lốc – chả có ma nào nghe ráo. Ngay cả thành viên Việt Nam cũng phải lăn ra ngủ mà bà Phương Nga vẫn nói (lấy được) là “chuyến công tác đã thành công tốt đẹp, cả trên bình diện song phương và đa phương.”



Cứ với cái kiểu nói không ngượng miệng này thì bà Nga, chắc chắn, sẽ còn có nhiều cơ hội tiến thân xa hơn nữa trong cái hệ thống ngoại giao (mặt dầy mày dạn) của nước CHXHCNVN. Dù chức vụ có mỗi lúc một cao nhưng trách nhiệm của bà Nga (chắc) vẫn giản đơn y như cũ thôi: chối hay nói dối, hoặc cả hai. Công việc này rất đơn giản, chả cần đến đầu óc và suy nghĩ gì cả, chỉ cần mấp máy mỗi có cái mồm. 

Ấy thế những người chỉ chuyên dùng mồm như Phan Thúy Thanh, Nguyễn Phương Nga, Lê Thị Thu Hằng... đều được Wikipedia (tiếng Việt) mệnh danh là chính khách hết trơn. Bằng vào tinh thần cởi mở này thì giới quan chức xứ Việt còn do dự gì nữa mà chưa hợp pháp hoá cái nghề mãi dâm đi cho xong. Dùng mồm, hay dùng l... (để mưu sinh) thì có khác gì nhau đâu, đúng không?

Thấy gì qua vụ Bộ Quốc phòng kỷ luật 14 tên lính của đảng

CTV Danlambao - Trước hết là... không thấy gì! Vào ngày 9/10, các quan chức tướng tá bỏ súng cầm tiền trong Bộ quốc phòng đã họp hành và "kỷ luật" 14 tên lính đảng viên, trong đó có: tước danh hiệu quân nhân 6, giáng cấp bậc quân hàm 1, cảnh cáo 5 và khiển trách 2. Tên tuổi, cấp bậc, chức vụ, tội gì của những tên này là... bí mật quốc gia. 

Tuy nhiên, bên cạnh những gì "không không thấy" thì chúng ta cũng thấy được một số điều: 

- Đây là một hình thức thanh trừng nội bộ của Nguyễn Phú Trọng trong hàng ngũ quân đội nhưng muốn giữ bí mật vì sợ các "bị can" mất mặt, làm loạn. Hay sợ làm cho bộ mặt dơ bẩn của quân đội đảng đã bẩn lại càng thêm bẩn. 

- Việc đóng cửa kỷ luật nhau mà không cho người dân biết tội gì, không cần biết người đó có vi phạm luật hay không là một hành động xem thường dư luận và đứng trên luật pháp. Việc này không mới, chỉ "khẳng định" thêm bản chất rừng rú của tập đoàn cai trị. 

- Trong số 30 tên đảng viên vi phạm, các quan quân đội đã bỏ phiếu và đề nghị không xem xét, thi hành kỷ luật 16 tên. Điều này cho thấy sự đấu đá phe nhóm trong nội bộ quân đội vẫn còn găng. 16 tên này chắc hẳn nằm trong danh sách muốn đốt của Nguyễn Phú Trọng nhưng xem như chưa đốt được. 

Với sự thống lĩnh quyền lực của Nguyễn Phú Trọng, chắc hẳn sẽ có thêm nhiều pha đấu đá ngoạn mục trong cánh quân đội. Biết đâu chừng sẽ có một "tiếng súng Yên Bái" bắn về phía Nguyễn Phú Trọng và rục rịch một cuộc đảo chánh truất phế ông Tổng Bí thư và cũng là Bí thư Quân uỷ TƯ, Chủ tịch Nước và cũng là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. 

10.10.2018

Sự vĩ đại của ‘nguyện vọng’

Theo VOA-Trân Văn/10/10/2018
Khu đất ở Thủ Thiêm dự kiến dành cho việc xây nhà hát 1.500 tỷ đồng.
 Khu đất ở Thủ Thiêm dự kiến dành cho việc xây nhà hát 1.500 tỷ đồng.
Tuy Quốc hội Việt Nam chưa bỏ phiếu nhưng chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ chính thức trở thành Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tháng này.
Chưa rõ tỉ lệ đại biểu Quốc hội tham gia Kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 14, tán thành việc ông Trọng kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Nhà nước là bao nhiêu, song có thể mạnh dạn khẳng định, tỉ lệ đó sẽ rất cao, thậm chí có thể là 100% như Hội nghị Trung ương lần thứ tám của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 (1).
Về lý thuyết, BCH TƯ Đảng CSVN không dính dáng gì tới Quốc hội Việt Nam, song trên thực tế, 176 Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN quyết định tất cả các vấn đề liên quan tới vận mệnh quốc gia, số phận của dân tộc.
Đó cũng là lý do phải tới 22 tháng này, các đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14 mới đổ về Hà Nội tham dự Kỳ họp thứ sáu và ai là Chủ tịch Nhà nước sẽ do 485 cá nhân đại diện cho nguyện vọng, ý chí của 96 triệu người Việt quyết định nhưng tuần trước, sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ tám của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 bế mạc, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Chính phủ Việt Nam đã long trọng tuyên bố, chuyện ông Trọng kiêm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước là “nguyện vọng của cử tri và nhân dân” (2).
Hai từ “nguyện vọng” thật là… vĩ đại. “Nguyện vọng” cho phép lăng mạ Hiến pháp, lăng mạ Quốc hội và nghiêm trọng hơn, lăng mạ 96 triệu người Việt – vẫn được xem là có đầy đủ các quyền căn bản của con người. Dù muốn hay không, hoan hỉ hay bất bình thì cũng chẳng khác gì nhau.
Đó là chuyện của tuần trước…
***
Tuần này, thêm một lần nữa, hai từ “nguyện vọng” lại chứng minh sự vĩ đại của nó…
Tại phiên họp bất thường diễn ra vào sáng 8 tháng 10, toàn bộ đại biểu của Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín (105 người) – đại diện cho ý chí, nguyện vọng của khoảng chín triệu dân ở thành phố này - đã bỏ phiếu tán thành việc chi 1.508 tỉ đồng để xây “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” tại Thủ Thiêm, quận 2 (3).
Theo Tờ trình mà chính quyền TP.HCM trình cho Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín, thành phố này hiện có ba Nhà hát nhưng cả ba (Nhà hát Lớn – 406 ghế, Nhà hát Hòa Bình – 2.500 ghế, Nhà hát Bến Thành – 1041 ghế) đều đã xây từ lâu, quy mô nhỏ, không đủ để tổ chức những chương trình tầm cỡ, chưa kể còn xuống cấp trầm trọng. Cũng vì vậy, cần phải xây “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” với hai khán phòng: Lớn (1.200 ghế), Nhỏ (500 ghế), sảnh có thể dùng làm sân khấu ngoài trời để biểu diễn các chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng. Cũng theo Tờ trình vừa kể, chi phí xây dựng “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” là tiền bán đấu giá khu đất số 23 Lê Duẩn, quận 1 nên không ngại thiếu.
Lần này, Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín họp bất thường không phải để bàn bạc – lựa chọn giải pháp hỗ trợ ngay lập tức hàng chục ngàn gia đình ở Thủ Thiêm sớm có cuộc sống ổn định sau hai thập niên sống vất vưởng không ra hồn người vì việc tổ chức – thực hiện quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm, mới được xác định là sai.
Lần này, Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín họp bất thường cũng không phải để bàn bạc – lựa chọn giải pháp sử dụng khoản tiền khổng lồ thu được từ việc bán đấu giá công thổ, công thự để thực hiện các công trình dân sinh (trường học, bệnh viện,…) vốn thiếu nhiều chỗ và xuống cấp trầm trọng hơn cả hệ thống nhà hát.
Lần này, Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa chín họp bất thường chỉ nhằm khẳng định… ý chí, nguyện vọng của dân chúng TP.HCM là phải có… “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch”. Về nguyên tắc, quyết định của Hội đồng nhân dân TP.HCM vừa hợp hiến, vừa hợp pháp. Quyết định ấy chỉ không bình thường ở chỗ các đại biểu được triệu tập để họp bát thường vì việc khởi công đã quá trễ so với… kế hoạch!
***
Cho đến giờ vẫn còn rất nhiều người Việt khẳng định họ không màng tới chính trị và thường xuyên diễu cợt hoạt động bầu cử ở Việt Nam rồi… thôi. Dẫu Đảng CSVN đã sắp đặt mọi chuyện để duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của họ tại Việt Nam, cho dù bầu cử diễn ra như tấu hài nhưng vì thế mà làm ngơ thì sự vĩ đại của hai từ “nguyện vọng” còn… lâu. Không phải tự nhiên Đảng CSVN dụng nhiều công đến thế trong việc sắp mâm, bày bát. Bàng quan với tiếm danh cxhẳng khác gì hỗ trợ biến mạo danh thành chính danh.
Chú thích

Tham nhũng: Vòng tròn bất tử*

Theo VOA-Mặc Lâm/10/10/2018 
Nhà nước có thể thất thoát 400 tỷ ĐVN để mua một công ty đang trên đà phá sản.
Nhà nước có thể thất thoát 400 tỷ ĐVN để mua một công ty đang trên đà phá sản.
Tham nhũng từ xưa tới nay là vấn nạn khó giải quyết nhất đối với mọi chính phủ của các nước đang phát triển. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu nằm trong thể chế dân chủ của chính quyền ấy. Càng dân chủ thì vấn nạn tham nhũng càng ít đi.
Nhiều người so sánh các nước khu vực Đông Nam Á với Việt Nam và cho rằng dù sao thì tham nhũng tại Việt Nam vẫn nhỏ hơn các nước khác khi lãnh đạo của họ công khai xài tiền ngân sách do tham nhũng với con số kinh khủng không thể tưởng tượng chỉ sau khi họ bị lật đổ thì số tiến ấy mới bị phát hiện ra con số chính xác.
Tổng thống Suharto của Indonesia sau khi bị lật đổ bị phát hiện có tài sản gần bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia. Cựu Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines thì biển thủ 100 tỷ dollar, Ông Najib Razak cựu Thủ tướng Malaysia đang đối diện cáo buộc lạm dụng chức vụ và tham ô, đã tự tiện chuyển vào tài khoản riêng số tiến 628 triệu dollar lấy từ quỹ 1Malaysia Development Berhad.
Tổng thống những nước này có tình trạng tham nhũng giống nhau, trước tiên họ xây dựng nền móng sức mạnh cho riêng mình, sau đó cung cấp nguồn lợi từ các chính sách của chính phủ cho gia đình hay thân hữu. Trong tất cả các chế độ vừa nêu con số người thừa hành, tiếp tay với kẻ chủ mưu có nguồn thu từ tham nhũng rất ít, điều này nói lên sức mạnh tuyệt đối của riêng mình họ trong bộ mày chính quyền do họ tạo ra.
Nhưng ở Việt Nam thì khác. Cấu trúc chính trị của Việt Nam không cho phép gia đình trị, cũng không cho phép một người tham nhũng còn những kẻ khác đứng nhìn. Tham nhũng tại Việt Nam có tính hệ thống và vì vậy muốn chống lại nó không phải là chuyện dễ dàng. Tham nhũng tại Việt Nam là một vòng tròn khép kín, từ lúc bắt đầu vẽ ra một dự án cho tới lúc hoàn thành có hàng trăm con người chúi đầu vào. Xem ra có vẻ suy tư tới sự thành bại của dự án ấy nhưng thật ra họ chúi vào để tìm cách chia xẻ ngân sách nhà nước với những kỹ thuật lòn lách học được từ những ngày đầu tiên khi đất nước bắt tay vào hai chữ “đổi mới”.
Tham nhũng lừng lững như sóng thần ngày càng cao, càng vào gần bờ thì sức công phá càng mạnh. Gần mười năm trước người dân khi nghe nhắc tới vụ tham nhũng PMU 18 đã cho là dữ dội vì cấp độ tham nhũng của nó vào lúc ấy, nhưng thật ra PMU 18 chỉ là hạt vừng so với các vụ án sau này của các quan chức trong chính phủ. Nếu PMU 18 có sai phạm và thất thoát chưa tới 2 triệu dollar thì vụ án Dương Chí Dũng của Vinaline có mức độ thiệt hại ngân sách nhà nước gấp 10 lần vụ PMU 18. Thời gian càng trôi thì những đại án tham nhũng càng lớn, vụ Huỳnh Ngọc Sĩ với dự án Đại lộ Đông Tây chỉ là muỗi so với vụ tham nhũng Thủ Thiêm mà người ta ước đoán số tiền tham nhũng có thể lên tới con số bạc tỷ dollar. Vũ Nhôm với những tờ giấy có thể gây sợ hãi cho nhiều bí thư của Đà Nẵng và tp HCM vẫn đang nằm trong vòng điều tra vì số người “tham gia” quá đông và quá “nguy hiểm”, đó là chưa nói tới MobiFone và AVG nếu không phát hiện kịp thời vụ án có thể gây thất thoát cho nhà nước ít nhất là 400 tỷ vì tiền ngân sách phải bỏ ra mua một công ty đang trên đà phá sản.
Những tên tuổi như Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh sẽ nhanh chóng đi vào quá khứ vì báo chí còn dành đất để khai thác những vụ tham nhũng khác. Vụ sau lớn hơn vụ trước về mức độ lẫn tài sản quốc gia. Tham nhũng gần như chiếc xe không phanh, cứ lầm lũi chạy trên con đường không ai kiểm soát.
Lớn tham nhũng kiểu lớn, nhỏ tham nhũng kiểu nhỏ. Cả một guồng máy như đang cố gằng hết sức mình gậm nhấm chiếc bánh ngân sách lẫn tài sản của dân chúng.
Những vụ án đất đai khắp nước xuất phát từ tham nhũng và cũng từ đó các nhóm lợi ích đua nhau ra đời. Tài sản người dân teo tóp và họ phấn đầu ngày này sang ngày khác để giữ lại phần nào hay phần nấy miễn sao đừng rơi vào hố sâu nghèo đói bần hàn.
Viên chức chính phủ với đồng lương không thể sống vẫn ngày ngày ghé quán bia ăn nhậu phủ phê với bạn cánh hẩu. Vợ con họ vẫn ung dung đếm những đồng tiền “không dấu vân tay” tuy không nhiều nhưng vẫn đủ cho một cuộc sống trung lưu trong thời buổi xã hội lẫn lộn vàng thau. Đồng tiền của những viên chức ấy đến từ các con dấu đóng vào đơn của doanh nghiệp hay vài trăm ngàn lót tay của người dân cùng khổ. Họ sáng tạo ra những quy định, những rào cản hành chánh cho các cuộc truy hoan mà một chai rượu có thể lên đến chục ngàn dollar, số tiền này được chung chi cho họ cũng trong vòng tròn móc túi lẫn nhau mà sống.
Nhà nước không cần phát lương, họ tự lập nguồn chi thu cho cơ quan và cho bản thân. Họ chính là nhà nước.
Những cảnh sát giao thông ra đứng ngoài đường chỉ làm một công việc duy nhất là thu tiền mãi lộ. Cả nước biết hành động của họ là sai trái, chính phủ biết hành vi này làm cho xã hội bất bình, căm phẫn. Nhưng cả nước cũng biết rằng thu tiền trên đường là sự sống còn của bộ phận gìn giữ an toàn cho người dân, thiếu nó sẽ không ai vào công an vì lương quá ít.
Khi chính phủ một nước không chấp nhận tăng lương cho nhân viên mà ngầm khuyến khích họ tự bươn chải kiếm ăn chính là hành vi giả lơ cho họ tham nhũng. Mỗi người một chiếc chìa khóa trong cơ quan, kẻ mở ngăn giấy phép kinh doanh, người phụ trách sổ đỏ, kẻ chăm sóc luật môi trường doanh nghiệp, hay chí ít cũng là an toàn thực phẩm. Không tham nhũng được thì ăn cắp giờ làm việc của riêng mình. Mọi người trong tập thể ấy vừa làm việc vừa tự tính lương “căn bản” cho mình trên những hồ sơ gửi vào cơ quan xin đóng dấu. Vòng tròn tham nhũng ấy sống vững vàng từ bao năm nay và xem ra nó còn vững vàng nhiều hơn nữa trong những ngày tháng tới.
Tham nhũng là vòng tròn bất tử, nó ký sinh trên thân xác của chủ nghĩa Cộng sản, nơi mà thể chế chính trị không chấp nhận sửa sai một cách quyết liệt ngoại trừ bị phát hiện.
Liều thuốc khai tử duy nhất cho nó là thể chế dân chủ thật sự, nhưng bộ máy hiện nay tuy đã rệu rã nhưng nó phản ứng cật lực trước mọi ý tưởng trùng tu vì nó đã quen với những con ốc vít được chế tạo từ Cách mạng Tháng tám.

* Lấy cảm hứng từ tác phẩm “Gạc Ma-vòng tròn bất tử” của nhà xuất bản Trí Việt do Thiếu tướng Lê Mã Lương chủ biên.

Ừ, nhất thể hóa! Rồi bao giờ tiến hóa?

Theo VOA-Trân Văn/10/10/2018 
Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm cả vị trí Chủ Tịch Nước.
Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm cả vị trí Chủ Tịch Nước.
“Nhất thể hóa” (Giao cho một số cá nhân đảm nhận cùng lúc hai vai trò: Vừa lãnh đạo cơ quan của Đảng CSVN – nơi đề ra chủ trương, vừa lãnh đạo cơ quan công quyền, hoặc lãnh đạo các đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, đồng cấp – nơi thực thi chính sách) giờ đã trở thành thuật ngữ thời thượng.
Sau khi được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 hồi đầu năm 2016, “nhất thể hóa” được xem như giải pháp nhằm “tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị” và là một trong những “mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong giai đoạn 2016 - 2020”.
***
Tính đến cuối năm ngoái, Việt Nam đang nợ 3,1 triệu tỉ đồng. Trong “Báo cáo về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công năm 2017 và kế hoạch năm 2018” vừa gửi Quốc hội Việt Nam hồi đầu tháng này, chính phủ Việt Nam ước đoán, đến hết năm nay, nợ nần của Việt Nam sẽ vào khoảng 3,5 triệu tỉ đồng.
Nếu đem khối nợ vừa kể chia cho tổng số công dân của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi người sẽ mang khoản nợ khoảng 35 triệu đồng. So với năm ngoái, khoản nợ này đã tăng thêm chừng bốn triệu đồng/người. Các loại thuế, phí đã, đang và sẽ còn tăng khiến vật giá leo thang chủ yếu là để trả một số khoản nợ cũ để vay thêm những khoản mới.
Nợ nần của Việt Nam tăng không ngừng là vì thu liên tục giảm trong khi chi tiêu của hệ thống công quyền không ngừng tăng, nợ nần gia tăng không phải do đầu tư hay trả nợ mà vì không kềm giữ được chi thường xuyên (chi để duy trì hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền).
Năm 2009, chi thường xuyên tương đương 54,4% tổng chi ngân sách, sáu năm sau (2014), chi thường xuyên vọt lên tới 65,5% tổng chi ngân sách. Năm nay, Bộ Tài chính Việt Nam cho biết, tính đến hết quý 1/2018, chi thường xuyên chiếm khoảng 76% tổng chi ngân sách.
Trong vòng bốn thập niên, từ 1975 đến nay, tại Việt Nam, số cán bộ, viên chức nhận lương hoặc trợ cấp như lương đã tăng khoảng 6,5 lần. Đáng nói là sau bốn lần thực hiện cải tổ bộ máy, “tinh giản biên chế”, bộ máy lại phình ra, to hơn trước khi cải tổ. Cách nay hai năm, Bộ Tài chính Việt Nam từng thú nhận, chỉ trong mười năm vừa qua, cán bộ, viên chức của hệ thống công quyền tại Việt Nam không những không giảm mà còn tăng thêm 1,4 triệu người! Còn cán bộ, viên chức của Đảng CSVN và các tổ chức chính trị - xã hội khác thì tăng hơn ba lần.
Tháng 4 năm nay, Kiểm toán Nhà nước loan báo, tính đến hết 2017, riêng hệ thống công quyền (chính quyền các cấp) thừa 57.000 người. Cho dù nhân lực của hệ thống chính trị ra sao không được công bố song theo kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện cách nay hai năm thì mỗi năm các tổ chức chính trị - xã hội tại Việt Nam (Đoàn TNCS HCM, Tổng Liên đoàn Lao Động, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ,…) ngốn của ngân sách khoảng 14.000 tỉ đồng để trả lương, gấp đôi ngân sách dành cho hai Bộ Y tế và Giáo dục. Nếu tính cả chi phí kinh tế - xã hội (bao gồm: đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác) thì theo VERP, các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập nhằm hỗ trợ Đảng CSVN duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam, ngốn của ngân sách từ 45.600 - 68.100 tỷ đồng/năm.
Đó là chưa kể chi phí dành riêng cho việc trả lương cán bộ Đảng CSVN ở đủ mọi cấp và chi phí kinh tế - xã hội (bao gồm: đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác) mà Đảng CSVN đang hưởng dụng, chắc chắn phải gấp vài lần tổng chi dành cho các tổ chức chính trị - xã hội.
***
Trong bối cảnh kinh tế liên tục suy thoái, thu không đủ chi, dân chúng lầm than, rên xiết vì các loại thuế, phí tăng không ngừng khiến vật giá leo thang, “nhất thể hóa” được giới thiệu như một giải pháp để tinh giản số cán bộ, viên chức của hệ thống chính trị mà dân chúng đang phải trả cả lương lẫn đủ loại phụ cấp, giảm chi thường xuyên.
Chuyện Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng CSVN “nhất trí 100%” trong việc giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN để cuối tháng này, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu bầu ông Trọng làm Chủ tịch Nhà nước được xem như một bước đáng kể của tiến trình “nhất thể hóa”, đến giờ vẫn còn đang trong giai đoạn “thử nghiệm”.
Thế nhưng đó là tưởng vậy mà không phải vậy. Ông Trọng đã đính chính chuyện ông được các đại biểu Hội nghị lần thứ tám của BCH TƯ Đảng CSVN khóa 12 chọn – giới thiệu với Quốc hội để làm Chủ tịch Nhà nước là “giải pháp tình thế” không liên quan tới “nhất thể hóa” (1).
Ông Lê Quang Vĩnh, Phó Văn phòng BCH TƯ Đảng CSVN cũng đã đăng đàn “nói lại cho rõ”, dù ông Trọng trở thành Chủ tịch Nhà nước thì Văn phòng Chủ tịch Nhà nước và Văn phòng BCH TƯ Đảng CSVN vẫn là hai cơ quan qui mô, tầm vóc ngang bộ hoàn toàn riêng biệt, không có chuyện sáp nhập. Hai văn phòng vừa kể sẽ phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ để “phục vụ công tác Đảng, Nhà nước” (2).
Nói cách khác “nhất thể hóa” sẽ tiếp tục được “thử nghiệm” và “nghiên cứu”. An sinh xã hội có thể chẳng đâu vào đâu, no ấm, thịnh vượng có thể càng ngày càng mờ nhạt, dân có thể mạt, quốc gia có thể lao đao vì nợ nần nhưng hệ thống công quyền, hệ thống chính trị chưa thể thay đổi.
Giới lãnh đạo Đảng CSVN chỉ mới… nghĩ tới “nhất thể hóa”. Tiến hóa như phần còn lại của thiên hạ - buộc tất cả các tổ chức chính trị, xã hội, kể cả Đảng CSVN phải tự chủ, tự tìm các nguồn tài chính để duy trì hoạt động và tất nhiên chỉ có thể tồn tại nếu sự hiện hữu là một thứ nhu cầu của cộng đồng – sẽ còn lâu. Từ giờ đến đó, hệ thống chính trị, hệ thống công quyèn Việt Nam vẫn cần được nuôi ở mức hơn 2/3 tổng chi tiêu quốc gia và do vậy, sẽ tiếp tục nuốt trộng mọi thứ phúc lợi giáo dục, y tế, môi trường sống trong lành,… kể cả sữa cho trẻ con, sự an nhàn cho người gìa, mà lẽ ra ai cũng có quyền được hưởng.
Chú thích

Chỉ có loài cộng sản mới vui trên nỗi đau của dân mình



Tui đã từng phản biện lại câu nói của Kark Mark đó là “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm lo riêng cho bộ da của mình”, bởi câu nói này đã sai khi chỉ vào hành động thường ngày của loài “súc vật”, Mark chỉ nói đúng nếu thay đổi đối tượng “súc vật” bằng đối tượng “cộng sản”.
Thật vậy, mỗi khi phải chứng kiến loài cộng sản hoan hỷ vào những ngày đại tang của dân tộc như 30/4, thảm sát Mậu Thân năm 1968,… thì cái câu của Mark nó lại sai nghiêm trọng về “đối tượng”. Bởi rõ ràng con gà mẹ sẵn sàng xả thân để bảo vệ đàn gà con, con chim mẹ sẵn sàng đám trả lại những loài khác muốn tấn công vào tổ của nó,… chứ nó nào có “quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm lo riêng cho bộ da của nó” đâu ? Nhưng loài cộng sản thì đúng thật là “nó quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm lo riêng cho bộ da của nó” như Mark đã nói.
Thử nghĩ mà xem, trong lúc cư dân các tỉnh miền Trung đang tang thương vì tội đồ Formosa thì Nguyễn Phú Trọng vội vàng có mặt tại cái động quỷ này, những tưởng hắn sẽ chỉ đạo về thảm họa đã xảy ra hoặc chí ít hắn cũng xuống các làng mạc đang dáo dác vì thảm họa để an ủi, xẻ buồn, sớt đau với nạn dân. Nhưng không, sự có mặt hắn tại Formosa giống như loài sói hoang “đái” để đánh dấu lãnh địa, hắn vờ vịt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vận hành của nhà máy rồi dự sinh nhật của ông ngoại mụ bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là Hà Huy Tập để rồi thảm họa Formosa phải chìm xuống bởi hắn đã “đái” đánh dấu theo lịnh của thiên triều Trung cộng và nghe đâu có thêm tượng vàng nặng 50 kg buộc vào chân.
Gần đây nhứt, khi đồng chí của y là Trần Đại Quang chết vừa tròn 2 thất (14 ngày) thì hắn hấp tấp triệu hồi lũ tiểu yêu để tôn xưng hắn, đưa hắn ngồi vào cái ngai vàng còn ấm đít của hung thần Trần Đại Quang. Một sự sỉ nhục không nhỏ diễn ra ngay trong động quỷ Ba Đình.
Và trong khi lũ yêu tinh cộng sản dồn dập tang chế, ngay trong cái hôm chúng tiễn vong tên thiến heo Đỗ Mười ra nghĩa địa nhập thổ để về chầu Diêm vương, thì ở thành phố mang tên gã tội đồ là Hán tặc hồ chí minh, lũ tiểu yêu nơi đây lại nhảy múa hoan ca trên tiếng kêu gào, oán thán, rên rỉ của nhân dân bán đảo Thủ Thiêm, một hình tượng “hát trên những xác người” của nhạc sỹ “yêu cộng sản” là Trịnh Công Sơn lại tái hiện ngay tại Sài gòn sau 43 năm “bỏng bi”. Chúng hoan hỷ bấm nút thông qua việc xây dựng rạp hát một ngàn năm trăm tỷ có lẻ ngay trên diện tích mà chúng đã cướp đoạt trắng trợn nhưng nuốt không trôi vì bị lộ và bị dân kêu la, oán thán. Cũng như việc chúng đã “xây bảo tàng – dựng tượng đài ngàn tỷ” để che lại việc “thiếu cầu – thiếu trường – thiếu giường bịnh nhân” thì nay ngay tại Thủ Thiêm, chúng lại lấy niềm hoan ca, lấy “tiếng hát át tiếng rên la” của dân bằng việc xây rạp hát này.
Câu nói của Mark phải được sửa lại thế này mới đúng “Chỉ có loài cộng sản mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm lo riêng cho bộ da của mình”. Nhân đây cũng nói luôn, nếu nhân dân Việt nam vẫn tiếp tục thờ ơ, vô cảm, khiếp nhược trước cộng sản mà không dám cất lên tiếng nói và hành động thì họ sẽ xứng đáng đón nhận những gì mà loài cộng sản đã, đang và sẽ mang đến cho họ, kể cả việc bị ép rút máu, dâng hiến nội tạng cho mẫu quốc của cộng sản Việt Nam là Trung cộng cũng có thể sẽ diễn ra. /.

Lo hơi xa về đồng Đô La

FB. Nguyễn Việt Nam|

Tình hình nợ nần của chính phủ ngày càng nguy cấp. Nhất là trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất với đồng USD khiến tình hình nợ Việt Nam tăng lên và trở lên bi đát hơn và việc đi vay nước ngoài của Việt Nam ngày xàng khó khăn hơn. Nợ gốc, lãi, đáo hạn đang khiến chính phủ rất đau đầu và đã đưa ra nhiều trò văn vở để nhắm vào đồng USD và ngoại tệ mạnh cũng như vàng trong túi dân. Nam lo sợ cuối năm nay hoặc sang năm tới sẽ có một số luật “vô lý” được đưa ra để cướp tiền của dân.
Sau khi anh Trọng kiêm hai chức Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước và luật giới nghiêm, thiết quân luật được đưa ra sẽ dọn đường cho một thời đại hà khắc và độc tài hơn rất nhiều. Nó sẽ là vũ khí để chính phủ mang đi cướp bóc, đánh đập khi nhân dân dám phản kháng lại các đạo luật độc tài, vô lý. Có thể sẽ có những lý do được bên tuyên giáo hoặc dạng nghị định được đưa ra như:
+) Vì chống Đô La hóa nền kinh tế, nâng cao vị thế đồng nội tệ nên chúng tôi cấm hoặc hạn chế giao dịch thanh, thanh toán bằng đồng USD.
+) Nghiêm cấm buôn bán đồng USD hoặc giới hạn số lượng mua xuống mức cực thấp và phải kê khai nhiều thủ tục lằng nhằng mới mua được.
Việc này cũng đang xảy ra nhưng chưa thắt chặt. Việc giao dịch, mua bán USD vẫn còn gọi là dễ thở ở thị trường chợ đen. Nhưng ra ngân hàng mua USD bây giờ là mệt lắm. Và còn mệt hơn nữa trong tương lai. Việc cấm đoán hà khắc trong tương lai sẽ khiến cho dân cảm thấy lo và mất niềm tin vào đồng USD và có thể bán nó ra vì tâm lý” không dùng được thì giữ làm gì”. Nhưng không phải như vậy. USD sẽ càng ngày càng tăng giá so với tiền đồng vì cứ cái đà lạm phát và lao dốc kinh tế này thì tiền đồng còn mất giá nữa. Cái việc chúng ta giữ USD gọi là tiền nhàn rỗi. Ta để đó ta vẫn cứ có lãi, kể cả đổi tiền ta vẫn cứ có lãi, siêu lạm phát ta vẫn chẳng phải lo. Vì có tiền nhàn rỗi ta mới tích USD chứ. Nên cứ để đó. Chính phủ cần tiền của ta để trả nợ thì ta không giao. Ta có vay đâu mà phải trả nợ cho chính phủ. Chính phủ càng tăng thuế thì càng lạm phát, càng chết. Và nợ lãi thì có hạn trả. Chính phủ lo chứ ta để USD trong tủ thì có gì mà phải lo. Xem thằng nào chết trước.
Vậy nha mọi người. Có bao nhiều tiền nhàn rỗi không dùng đến cứ USD mà mua vào, đắt hơn giá niêm yết ngân hàng vài phẩy vẫn cứ mua. Kể cả giá USD xuống cũng đừng có bán ra, không xuống được bao nhiêu đâu rồi lại tăng ấy mà. Bằng mọi giá không được bán USD và phải giữ thật chặt. Nam phỏng đoán vậy thôi vì thấy tình hình có vẻ vậy. Lo xa xa tí không sau này luật an ninh mạng nó ra hay luật rừng nó áp lên đồng USD thì viết lại không kịp.