Sunday, October 2, 2016

Dìm đời trong hơi men

Theo NLĐO-02/10/2016 22:58

Bao nhiêu gia đình kiệt quệ, bao nhiêu người bị bệnh tật hành hạ, trật tự - an ninh xã hội bị thách thức... là những gì bia, rượu mang đến cho hàng triệu người Việt Nam hiện nay

Phố Tạ Hiện, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ lâu được xem là phố Tây với hoạt động vô cùng sôi động khoảng 21 giờ tới quá nửa đêm. Hầu như tất cả dân du lịch đến với Hà Nội, lưu trú lại đều phải ghé qua con phố này để uống bia, rượu và tận hưởng không khí ăn nhậu của thủ đô.
Em ơi, Hà Nội nhậu!
Phố Tạ Hiện là hình ảnh thu nhỏ, “đại diện” cho việc ăn nhậu ở thủ đô. Bước chân đến đây là lạc vào vùng đất của bia, rượu: mịt mù khói shisha, nồng nặc mùi thuốc lá, bia rượu tràn trề, tiếng nhạc ầm ĩ... Hàng ngàn người nghiêng ngả trong hơi men, đắm mình trong cơn say ngà ngật. Không thể thống kê nhưng có thể hình dung lượng bia, rượu từ con phố này và các con phố lân cận như Mã Mây, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến… thuộc loại hàng đầu trong khu vực 36 phố cổ Hà Nội.

Phố Tạ Hiện nức tiếng thủ đô Hà Nội về việc ăn nhậu Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Phố Tạ Hiện nức tiếng thủ đô Hà Nội về việc ăn nhậu Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Quán nhậu ở Hà Nội nhiều không kể xiết. Từ quán hạng sang tới quán bia cỏ, lúc nào cũng đông nghịt người. Chỉ riêng hệ thống bia hơi Hải Xồm, Lan Chín..., mỗi thương hiệu có hàng chục cơ sở lúc nào cũng đông nghịt khách. Ngày cũng như đêm, lúc nào cũng nghe tiếng cụng ly, kèm theo tiếng “dzô, dzô” tràn cả con phố. Những cung đường ăn nhậu nơi này đã quá quen thuộc với các “đệ tử của Lưu Linh” bao năm qua. Điển hình là Đường Thành - Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm), quanh sân vận động quốc gia Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), Xã Đàn (quận Đống Đa), đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), phố Ngọc Khánh (quận Ba Đình)… Rượu vào lời ra, bia vào… nước tiểu ra. Những con phố tập trung nhiều quán bia thì luôn có mùi đặc trưng của “toa-lét gốc cây”.
Đối với sinh viên, một trong những con đường ghi dấu về việc ăn nhậu có hạng chính là đường Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân). Trên đường này có gần 100 quán nhậu, phục vụ cho sinh viên nhiều trường ĐH quanh đây như: Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn… Mỗi tối, hàng ngàn sinh viên ra đây ngồi ở vỉa hè, trải chiếu say sưa cho tới khuya. Nhiều khi xe của công an phường đến nhắc nhở, các “bợm nhậu” nấp tạm vào khu vực nào đó, thấy lực lượng chức năng đi thì lại ra uống tiếp.
Còn dân ăn chơi cao cấp hơn thì đến các bar. Những bar nổi tiếng của Hà thành có thể kể đến Luxury Bar, New Square, The Bank, Taboo Lounge & Bar, Hair of the Dog... Ngoài các bar nhỏ trong phố cổ, một trong những nơi tập trung khá đông bar là ở khu vực đường ven hồ Tây, phố Nguyễn Đình Thi nối với đường Thanh Niên. Ở đây tập trung hàng chục bar, quán rượu là tụ điểm của giới trẻ và nghệ sĩ hằng đêm. Từ 22 giờ trở đi, khu phố này ngập trong ánh đèn, tiếng nhạc chát chúa, khói shisha nồng nặc. Những bar nổi trên hồ Tây cũng vậy, luôn có sức hút đặc biệt với giới trẻ. Từ con phố này, có nhiều vụ va chạm đã xảy ra, thậm chí là thanh toán nhau giữa các nhóm.
Bia bọt thâu đêm
Không kém thủ đô, TP HCM từ bao năm qua cũng nổi tiếng là “trung tâm ăn nhậu” của cả nước. Từ đại lộ cho đến hang cùng ngõ hẻm, bước ra đường là thấy quán nhậu. Quán nhỏ bày vài cái bàn, quán lớn thì rộng như sân bóng, xây nhiều lầu, có thể chứa đến cả ngàn người cùng lúc.
Quán xá xập xình, dân nhậu chen chúc là cảnh tượng quá đỗi quen thuộc đối với người dân sống ở đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc theo kênh Nhiêu Lộc thuộc các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình... Từ khi kênh Nhiêu Lộc được cải tạo, trồng cây xanh và đường sá thông thoáng thì dọc con kênh này mọc lên hàng trăm quán nhậu. Cứ chiều đến, thanh niên, công chức, người lao động... lại tụ tập uống bia, rượu ở các quán khu vực này. Các quán nhậu từ sang trọng đến bình dân, từ vỉa hè đến phòng lạnh... lúc nào cũng tấp nập khách ăn uống đến thâu đêm.
Đường Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh) cũng là một trong những điểm ăn nhậu mới thu hút đông đảo “bợm” tề tựu. Khi đường Phạm Văn Đồng chính thức thông xe thì quán nhậu, quán nướng mọc lên như nấm.
Chị Hương Phượng (ngụ quận Thủ Đức) nghe bạn bè rủ rê cũng bàn với gia đình sang lại mặt bằng quán nhậu hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, chỉ mở được 5 tháng, chị phải dán thông báo sang quán vì chịu không thấu với các ma men. Chị Phượng kể: “Nhiều khi để không làm mất lòng khách, phải ngồi chờ họ uống đến ly cuối cùng. Có những đêm mưa tầm tã nhưng khách cứ ngồi lê la đến 2 giờ sáng. Mặc dù mở quán nhậu cũng kiếm được bộn tiền nhưng tôi đành từ bỏ”.
Từ một con đường khá vắng vẻ, vài năm qua, đường Vĩnh Khánh (quận 4) đã trở thành phố nhậu khá nổi tiếng của thành phố. Hàng trăm quán nhậu mọc lên với đủ loại: sò, ốc chế biến các kiểu; thịt bò, thịt trâu, thịt dê làm lẩu; hải sản tươi sống phục vụ tại bàn; các món shushi của Nhật, lẩu cay của Thái, đồ khô của Lào... đều có đủ. Từ chiều, con đường này đã tấp nập, xe hơi chen với xe máy, dân uống rượu ngồi khề khà với dân uống bia, đến 2 giờ sáng vẫn còn người ngà ngà bên trong quán. Nào phải chỉ cánh đàn ông, chị em phụ nữ cũng “lên bờ xuống ruộng” với những quán nhậu sẵn sàng chiều khách đến khi nào đứng dậy không nổi mới thôi.
Kỳ tới: Đủ kiểu ăn nhậu
Tiền nhậu đủ nuôi 21 triệu người/năm
Tại hội thảo về việc uống bia, rượu do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tổ chức ngày 26-9 vừa qua, báo cáo cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 về tỉ lệ uống rượu, bia ở Đông Nam Á; đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. Chỉ một năm qua, người Việt uống 3,4 tỉ lít bia, 270 triệu lít rượu. Theo các chuyên gia kinh tế, số tiền mà người dân Việt Nam dành để uống bia hằng năm có thể mua hơn 1,7 triệu tấn gạo, đủ để nuôi sống 21 triệu người/năm.
Nhóm Phóng viên

Đã nghe đã thấy: Ngập cống hay ngập lòng?

Đã nghe đã thấy: Ngập cống hay ngập lòng?
(PL)- Giải thích cho việc thiếu hiệu quả của công tác chống ngập tại TP.HCM, người ta lại đưa ra các nguyên nhân như do quá trình đô thị hóa, bê tông hóa thiếu kiểm soát, do biến đổi khí hậu, do thiếu vốn…
Nguyên nhân là gì, mùa mưa nào, trận mưa nào người dân cũng được nghe giải thích. Giải thích riết người dân thuộc lòng luôn giọng phát biểu của nhà quản lý, của chuyên gia. Một nhà báo còn nói đùa: Thôi, về nguyên nhân ngập đừng có hỏi chuyên gia nữa, ra đường hỏi ông xe ôm, ông ấy nói vanh vách cho mà nghe.
Quả thật, nghe giải thích, phân bua nhiều đến mức lòng người cũng cảm thấy bị ngập trong thất vọng. Người ta sợ hãi đến mức cứ chiều chiều ra đường không dám đi giày, không dám mặc quần tây nữa.
Lòng người đã bị ngập trong khi chứng kiến môi trường sống qua quá trình đô thị hóa ngày càng bị hủy hoại. “Các vùng sình lầy ở quận 7, Nhà Bè vốn là những lá phổi, nơi thoát nước cho toàn TP nhưng đã bị san lấp hết để xây dựng công trình nhà cửa. TP ngập nặng là do chúng ta đã làm chết những lá phổi này” - TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn KHCN và Quản lý TP.HCM.
Lòng người đã bị ngập từ dạo nghe công bố mức lương khủng của các lãnh đạo ngành cấp thoát nước. Lương cao ngất trời nhưng họ cứ than thiếu tiền, rằng để xây mới cũng như cải tạo hệ thống thoát nước và nạo vét cống cần số tiền lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng nhưng thực tế TP mới đầu tư được 25.000 tỉ đồng, tiến độ công việc rất chậm.
Khi phải chới với giữa biển nước mưa lẫn nước cống và sau đó còn phải đối phó với các mầm bệnh do biển nước bẩn này mang lại, lòng dân ca thán, nghĩ đến bao khoản thuế mà chiếc xe họ đang gánh. Có khi nào mai đây chiếc xe máy cọc cạch của người lao động lại phải gánh thêm khoản phí chống ngập không nhỉ!
Chỉ là chuyện cái cống, con kênh, chỉ là chuyện nắng mưa của trời nhưng sao nó can hệ đến lòng người nặng nề đến thế!
 2/10/2016 - 06:30
PHƯƠNG NGHI

Hố tử thần sâu 7 mét xuất hiện ngay giao lộ TP.HCM

Hố tử thần sâu 7 mét xuất hiện ngay giao lộ TP.HCMHố tử thần xuất hiện ngay giao lộ ở quận 12, TP.HCM khiến người đi đường hốt hoảng.
(PLO)- Một hố tử thần sâu khoảng bảy mét, rộng hơn 50 cm bỗng nhiên xuất hiện tại giao lộ Tô Kí – Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12, TP.HCM.

Khuya ngày 2-10, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục khắc phục hiện trường một hố sâu xuất hiện tại giao lộ Tô Ký – Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12, TP.HCM.

Thông tin ban đầu, vào khoảng 18 giờ chiều cùng ngày, nhiều người đi đường và người dân khu vực hốt hoảng phát hiện hố nói trên đột ngột xuất hiện giữa đường nên hô hoán, cảnh báo cho các phương tiện.
Lực lượng chức năng tiến hành khắc phục sự cố ngay trong đêm.
Lực lượng chức năng tiến hành khắc phục sự cố ngay trong đêm.

Theo quan sát, hố có độ sâu khoảng bảy mét, khoét hàm ếch rộng khoảng ba mét, phần đất bên trong hố có dấu hiệu bị sụt, giao thông qua khu vực gặp không ít khó khăn. 
Nhận được thông tin, lực chức năng đã nhanh chóng có mặt tiến hành khắc phục sự cố.
Xe múc cùng các công nhân đã được huy động khắc phục sự cố trong đêm.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do cống nước bên cạnh bị bể khiến đất bị trôi, giảm kết cấu.
3/10/2016 - 08:38
NGUYỄN TÂN

Việt Nam có hơn một triệu vụ phá thai mỗi năm

Một khu phố dày đặc những tấm quảng cáo dịch vụ phá thai tại Hà Nội. (Hình: Internet)
HÀ NỘI (NV) – Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về nạo phá thai và “mỗi phụ nữ Việt Nam trung bình trải qua 2.5 lần phá thai trong độ tuổi sinh đẻ.”
Đây là điều được Bác Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, phó chủ tịch Hội Phụ Sản Việt Nam, nói về tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam tại buổi hội thảo “giúp phụ nữ tiếp cận phương pháp ngừa thai hiện đại” nhân ngày Ngừa Thai Thế Giới.
Theo tường thuật của tờ Dân Trí về buổi hội thảo nói trên, bà Bác Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, căn cứ theo tài liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nói Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất Châu Á và là một trong năm nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.
Một trong những điều “Đáng báo động là có đến 20% người nạo phá thai ở Việt Nam nằm trong độ tuổi vị thành niên. Hậu quả của việc phá thai, cứ bốn ca phá thai thì có một ca không an toàn gây tàn tật tạm thời hoặc lâu dài do các biến chứng và gây ra 13% tử vong ở mẹ,” tờ Dân Trí tường thuật.
Hồi Tháng Bảy trước đó, một buổi hội thảo với chủ đề: “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên – Đầu tư cho chất lượng dân số tương lai,” được tổ chức tại “Trung tâm Bồi Dưỡng Chính Trị quận Thanh Xuân, ngày 11 Tháng Bảy, 2016 được báo Người Đưa Tin kể lại cho biết “Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 300,000 ca nạo phá thai ở tuổi từ 15-19. Tại Hà Nội, tỉ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên, thanh niên chiếm 22% trên tổng số các ca nạo phá thai” tức là cao hơn tỉ lệ trung bình cả nước.
Theo tờ báo Gia Đình, tại Việt Nam, thống kê của Tổng Cục Dân Số Kế Hoạch Hóa Gia Đinh cho thấy, hiện nay số lượng trẻ em gái Việt Nam từ 0 đến 19 tuổi là 14.22 triệu người. Trong đó tỉ lệ trẻ em gái từ 15 tuổi đến 19 tuổi có chồng là 9.6%, cao gấp 3 lần tỉ lệ nam giới trẻ có vợ. Điều đáng nói là trong 5 năm gần đây, tỉ lệ trẻ em gái kết hôn ở nhóm tuổi 15-19 tuổi luôn tăng.
Vẫn theo các dữ kiện được tờ Gia Đình nêu ra, khoảng 1/5 phụ nữ trẻ có chồng và sinh con trước tuổi 19, phổ biến ở vùng nông thôn. Ngoài ra, cứ 100 bé gái thì có gần 3 bé mang thai ở tuổi vị thành niên gây mất an toàn sức khỏe cho bé gái cũng như thiệt thòi cho đứa trẻ sinh ra.
Để chận đà gia tăng quá nhanh dân số, Hà Nội đã đặt ra chỉ tiêu một phường khóm, làng xã, phải có bao nhiêu người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải đặt vòng xoắn tránh thai. Thậm chí, cả chỉ tiêu số thanh niên phải đi giải phẫu “triệt sản.” Bây giờ, vấn đề nạo phá thai vẫn được nhà cầm quyền khắp nơi thả lỏng, chi phí cho một vụ phá thai rất thấp.
Vấn đề nạo phá thai, triệt sản từng được nhà cầm quyền CSVN coi như quốc sách suốt nhiều chục năm trời. Trên một bản tin của Vietnamnet ngày 26 Tháng Ba, 2014, thống kê của Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình, ở Việt Nam cho thấy “cứ một trẻ em ra đời thì có một bào thai bị phá bỏ. Mỗi năm có 1.2 – 1.6 triệu trẻ em được sinh ra tương ứng với đó con số bào thai bị phá bỏ.”
Nạo phá thai không còn là chuyện riêng của mỗi người mà nó được coi là hành động phi đạo đức, thậm chí cao hơn là tội ác giết người. Rất nhiều quốc gia đã ban hành luật chống nạo phá thai. Nhưng tại Việt Nam người ta vẫn thấy nhà cầm quyền quay mặt đi trước vấn nạn này.
Theo thống kê dân số thế giới, năm 2015, Việt Nam có 93,447,601 người. Đến ngày 28 Tháng Hai năm nay, dân số Việt Nam là 94,104,871 người, tăng 1.13%, tức là có thêm 1,017,965 người. (TN)

Hồi chuông cảnh báo cho chính quyền cộng sản

Quảng Tín (Danlambao) - Chưa đầy một tuần sau sự kiện hơn 500 lá đơn khởi kiện “nhà máy tội ác” Formosa gửi lên Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh của bà con ngư dân. Đơn kiện vẫn còn chưa ráo mực, Tòa án vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho các nguyên đơn về việc có thụ lý vụ án hay không. Chính quyền Hà Tĩnh hình như vẫn còn chưa tỉnh đòn thì phải hứng chịu tiếp một cú đấm bồi có sức nặng và độ sát thương có lẽ là lớn hơn gấp nhiều lần cú ra đòn trước đó.

Sáng ngày 2 tháng 10, một đám đông được cho là khoản hơn 10 ngàn người đã tuần hành vào Công ty Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh với các khẩu hiệu có nội dung yêu cầu công ty này đóng cửa và kêu gọi chính quyền cộng sản đừng vì Formosa mà phản bội người dân Việt Nam. 

Cũng như những lần tuần hành ôn hòa kể từ ngày thảm họa môi trường biển Việt Nam từ đầu tháng 4 đến nay trên khắp dải đất hình chữ S. Chính quyền cộng sản với bản chất dung túng và tiếp tay cho nhà máy Formosa đã bố ráp một lực lượng hùng hậu gồm quân đội, an ninh chìm, nổi đủ thành phần với ý đồ đàn áp không nương tay những người dân dám đứng lên đấu tranh để yêu cầu “nhà máy tội ác” cút khỏi Việt Nam. Nhưng có điều, lần này họ đã không thể lườn trước được sự phản kháng quá mạnh mẽ của hàng vạn người dân. Lực lượng trấn áp tuần hành đã tháo chạy trước sự phản kháng dữ dội của người dân. Hình ảnh lực lượng an ninh tháo bỏ quân phục để bỏ chạy trước sự phản kháng của người dân, có lẽ là ngay cả những người có trí tưởng tượng đến mức hoang tưởng cũng không dám nghĩ đến trong cái thời đại được gọi là “công an trị” này.

41 năm sau ngày tàn lửa khói, cái ngày mà Đảng cộng sản nắm toàn quyền cai trị lên mảnh đất hình chữ S này. Với tất cả các chiêu trò học được từ cộng sản Liên Xô: một lực lượng quân đội và công an hùng hậu như những thanh gươm dùng để bảo vệ cho chế độ độc tài, một bộ máy tuyên truyền khổng lồ sẵn sàng dối trá và bẻ cong mọi sự thật. Họ gieo rắc nỗi sợ hãi lên người dân bằng tất cả những công cụ mà họ có trong tay. Người dân sống trong nỗi sợ hãi và mọi tiếng nói bất đồng đều bị đàn áp không thương tiếc. Gần một thế kỷ ở miền Bắc và gần nữa thế kỷ trên toàn Việt Nam, người dân ngoan ngoãn tuân theo những luật lệ hà khắc mà họ đặt ra giống như những con cừu và mọi phản kháng yếu ớt đều bị đàn áp một cách triệt để và tàn bạo nhất.

Nhắc lại những điều trên để thấy rằng, những gì diễn ra sáng ngày 2 tháng 10 tại Hà Tĩnh như một hồi chuông báo động cho chính quyền cộng sản. Những việc làm đi ngược lại lợi ích của dân tộc, cho dù trong tay cộng sản có đầy đủ những phương tiện hùng hậu và tàn bạo nhất để trấn áp đi nữa thì cũng không thể nào thắng được sự đoàn kết của người dân, một khi sự phẫn nộ đã lên tới đỉnh điểm. 

Có lẽ là quá sớm để nhận định được ai sẽ thắng trong cuộc chiến này: cuộc chiến giữa “ý đảng” và “lòng dân”. “Ý đảng” là bảo vệ bằng được sự tồn tại của “nhà máy tội ác” Formosa bằng tất cả các công cụ trấn áp hùng hậu và tất cả các chiêu trò bẩn thỉu nhất mà họ có trong tay. Và “lòng dân” là muốn đóng cửa “nhà máy tội ác” Formosa vĩnh viễn tại Việt Nam. 

Cuộc chiến của bà con ngư dân miền Trung và chính quyền cộng sản sẽ còn nhiều cam go và thử thách, vì lịch sử đã cho thấy: những người cộng sản chưa bao giờ đặt lợi ích của quốc gia và người dân lên trên lợi ích giai cấp của họ.

Nhưng có lẽ sự phản kháng của người dân sáng ngày 2 tháng 10 tại Hà Tĩnh như một hồi chuông cảnh báo thực sự đối với chính quyền cộng sản. Và họ phải nhìn nhận lại cục diện của trận chiến giữa “lợi ích giai cấp” và “lợi ích dân tộc” một cách nghiêm túc nhất. Hơi thở nóng bỏng của người dân đang phả gấp gáp sau gáy những người cộng sản.

3.10.2016

Đoàn người mãnh dũng chiến đấu để đổi thay Đất Nước

Paulus Lê Sơn - Cả một ngày Chúa Nhật 02.10.2016, bản thân dù mệt dứ dừ nhưng có lẽ cái mệt này chả thấm thoát gì với anh chị em Nghệ Tĩnh đang căng sức chiến đấu chống lại thảm họa Formosa. Họ là những người bình thường, những nông dân, ngư dân nơi khô cằn sỏi đá đang làm nên những chiến công vĩ đại.

Tôi đã may mắn có nhiều dịp nói chuyện với người dân miền Trung, đặc biệt là người dân Nghệ An, Hà Tĩnh từ nhiều năm trước khi chưa bị bỏ tù nên cảm nhận rõ những căn tính cương trực. Họ sẵn sàng sống và cống hiến cho quê hương và cũng sẵn sàng để bảo vệ quê hương mình khi tổ quốc lâm nguy.

Hôm nay tôi hỏi họ vài câu chuyện xoay quanh việc họ xuống đường biểu tình đòi buộc Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn tại Việt Nam. Họ trả lời tôi với một khẩu khí trầm hùng mà trải lòng chân chất.

Họ kể về những đau khổ và khó khăn từ khi Formosa  gây ra thảm họa cho ngư dân Miền Trung và cho biển Việt Nam. Chị Xoan, một người dân tại Đông Yên trần tình: “Cuộc sống của chúng tôi khổ cực, nghề nghiệp đi biển bị chấm dứt, con cái đói khổ, học hành bị gián đoạn, tiền bồi thường thì chẳng đủ để cơm ăn qua ngày”.

“Mà chúng tôi không chả cần gì cái tiền bồi thường của Formosa, chúng tôi chỉ muốn một điều là Formosa phải rời khỏi Việt Nam vĩnh viễn” – chị nói tiếp.

Tôi hỏi các anh các chị có e ngại, lo sợ bị đàn áp thậm chí bị nhà cầm quyền cộng sản bỏ tù hay không?

Mười người như một đều trả lời dứt khoát và đanh thép: “ Chúng tôi không sợ ”.

Không sợ đi tù là vì sao? Họ nói rằng “chúng tôi đang chiến đấu, một cuộc chiến thực sự để bảo vệ cho quê hương, cho tổ quốc và cho đời con cháu chúng ta, vậy thì phải hi sinh đời mình vì quê hương và tương lai của dân tộc thì âu cũng là sự hãnh diện và vinh quang của một đời người”.

Nghe những con người quanh năm bám biển hay là bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nói vậy mà tôi tự cảm thấy tự hổ thẹn với lòng mình và với những người anh chị em này.

Tôi hỏi họ việc xuống đường biểu tình chống Formosa có chính đáng có phải đạo, có phù hợp với luân lý?

Họ không ngần ngại mà trả lời rằng “Thứ nhất, chúng tôi xuống đường biểu tình một cách hòa bình, rất trật tự, chặt chẽ và nhân văn, chúng tôi không làm gì trái pháp luật, không gây ra bất cứ điều gì sai quấy, chúng tôi giữ căn tính của đạo Công Giáo là  yêu thương và chia sẻ”.

“Thứ hai, tất cả việc làm của chúng tôi là mưu cầu hạnh phúc và mưu cầu cuộc sống chính đáng cho chúng tôi và con cháu chúng tôi, và cho đất nước Việt Nam, vì thế chúng tôi thấy việc làm của chúng tôi là hết sức chính đáng và phải đạo”.

Tại sao một nhà nước lúc nào cũng rêu rao là “của dân, do dân và vì dân” lại đẩy người dân vào những cảnh khốn cùng như vậy? Tại sao họ đang rên siết quằn quại trong đau khổ mà nhà nước đó lại làm ngơ? Tại sao cái nhà nước lại tìm mọi thủ đoạn để tuyên truyền vu khống những việc làm yêu nước thương nòi của người dân, tại sao lại ra sức đàn áp, đánh đập và thậm chí bắt bớ, bỏ tù người dân đang bị đẩy vào đường cùng?

Đến đây, tôi chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng “Yêu nước là phẩm chất của đức hạnh” nhưng có lẽ cái phẩm chất đó không tồn tại trong tiềm thức, tư duy và trái tim của kẻ rước Formosa vào giày xéo đất nước.

Với sức mạnh đoàn kết của một khối người có thể chặn đứng con sóng dữ Formosa của người Nghệ Tĩnh, với sự anh dũng của đoàn đoàn lớp lớp hiên ngang tiến ra sa trường chiến đấu từng ngày từng giờ với Formosa thì những kẻ ra sức bảo vệ cho Formosa chỉ nhận cái kết đắng nếu họ không đứng về phía đoàn người mãnh dũng đó.

Người dân Hà Tĩnh nói với tôi rằng “còn Formosa thì họ còn chiến đấu”. Tôi nghĩ rằng, cả dân tộc Việt Nam cũng đang ngày đêm chiến đấu cùng với anh chị em miền Trung ruột thịt của mình.

02.10.2019

Xã hội thối nát

Muốn thay đổi một xãhội, một đất nước văn minh, tươi đẹp, phải tự cá nhân mỗi người thay đổi, từ tư tưởng, lời nói, hành động... Vì xã hội bắt đầu từ một cả thể, gia đình.... Được như vậy thì tương lai đất nước, dân tộc, mới thay đổi tốt đẹp...


Việt Nam đất nước giàu đẹp, với những thành phố tráng lệ ...(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


Con người ở nơi đây rất hoà nhã, vui vẻ, lạc quan yêu đời ... Họ vô tư ăn uống ... Uống bia nhiều nhất Đông Nam Á.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)




Họ không hề hay biết họ đang ăn thứ gì ? Họ cũng chẳng hiểu tại sao họ mắc ung thư ?(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Họ ham vui và xả láng cùng bạn bè ... vô tư đi , chơi hết mình .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Họ quan tâm đến Minh Béo và những ùm xùm xung quanh giới Show bết .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Hoặc mê sao Hàn đến độ quá mức.. Họ quên đi những vấn đề khác liên quan đến nhân dân.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


Họ thấy văn hoá khiêu dâm, Sex ở mọi nơi ... và không thể quản lý ... Và họ :"Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép ???" Trước khi nhà trường dạy họ đeo bao cao su.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Hậu quả thì : "cứ sai đi rồi đời mày ăn cứt ???" Nạo phá thai thành vấn nạn quốc gia, trở thành nước có nạo phá thai cao nhất khu vực .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)

 
Bạn đang tận hưởng thế giới ... tại sao bạn không cho chúng quyền làm người ???(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)
 


... Và họ trở thành những kẻ giết người ... Đó là tội lỗi của các nam thanh nữ tú "Cứ sai đi rồi đời mày ăn cứt" .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


Chúng ta tham gia 8000 lễ hội / 1 năm, tiêu tốn hàng nghìn tỷ ( google sẽ rõ).(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Đang dần dần bị biến tướng lễ hội thành những nơi kinh hoàng như thế này ! Kẻ nào quăng xương xem...cắn nhau ?(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Và đây nữa ...(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)

 
Leo trèo bất cứ nơi đâu ...(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Phá tất cả các rào cản ...(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Giành nhau, tranh cướp lấy những giá trị ảo nhưng hậu quả là thật.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)

Và rồi ai ngất cứ việc ngất .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)

Đến khi "Đền Hùng Thất Thủ" họ mới nhận ra ...(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet) — cùng với Thành Luân.


Những văn hoá ấy vô tình ăn sâu vào tiềm thức từ người già đến người trẻ . Những mầm non tương lai của đất nước .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


Và họ bắt đầu dạy nhau cách chặt chém khách thập phương ...
http://
www.phapluatplus.vn/nam-dinh-ubnd-xa-ban-ve-gui-xe-ao-trang-tron-thu-tien-du-khach-d6291.html



Những tờ xin, cầu tài lộc(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Và đây nữa, những lời cầu xin vào thần thánh(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Họ đốt 400 tỷ VNĐ cho vàng mã mỗi năm ... Để hối lộ thần linh ban cho họ bổng lộc .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)
http://www.phapluatso.com/
dot-nhieu-do-ma-de-gay-hoa-nguoi-am-cung-chang-chung-cho.html



Họ nhét tiền vào tay Phật giống như dạy con người ta phải biết đút lót người trần. "Đồng tiền đi trước đồng tiền khôn ".(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)

 
Họ tranh giành, chen chúc để mua hàng giảm giá(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


Họ đem văn hoá lộn xộn của 8000 lễ hội ra áp dụng cho cuộc sống hàng ngày .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


 
Những lễ hội cúng cô hồn, thả tiền vô tình dạy người ta cướp giật .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



"Sự biến tướng văn hoá" đang làm xấu cả một thế hệ.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Văn hoá lộn xộn các lễ hội lễ hội được áp dụng vào văn hoá giao thông sẽ tạo ra hỗn loạn . Một năm có 7400 người chết do tai nạn và bị tương tàn tật gấp 3 lần con số đó .

Không có văn hoá nhường đường , mọi thứ bị xáo trộn . Ai cũng phải chen lên phía trước , không chen thì không thể đi được . Vô hình chung gây tắc nghẽn giao thông.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Một sự hỗn loạn về văn hoá đám đông trong buổi mở cửa miễn phí .
Hồn ai nấy giữ, mạnh ai nấy chèo .
Một hệ luỵ từ cái gọi là "Lễ Hội"
Sai đâu sửa đó . hãy bắt đàu từ việc nâng cao ý thức cá nhân, bắt buộc phải có văn hoá xếp hàng.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Người ở đâu - Rác ở đó !
Giáo dục xã hội không nằm ở phạm vi học sinh mà là toàn bộ xã hội .
Chúng ta làm tốt điều này chưa ?
Tại sao không có bài tập về nhà : Gia đình em bảo vệ môi trường xung quanh như thế nào ?
Tại sao học không để lớp lớn kèm cặp lớp bé đi làm công tác xã hội ngay từ nhỏ ?(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Và thế giới nhìn người Việt Nam là những người ý thức rất kém ... đừng tự hào nhé bạn !(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)
https://www.google.com/
search?q=Biển+cấm+người+Việt+Nam+ở+nước+Ngoài&espv=2&biw=1276&bih=610&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwijhc_ItKrMAhUJEpQKHWkfDGwQ_AUIBigB#imgrc=_



Tham nhũng tràn lan . Những quan tham thì tìm cách để đục khoét ngân sách - tiền thuế của dân . Những quan thanh liêm thì bị cô lập .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Hàng loạt những công trình "Nghìn Tỷ" bị bỏ hoang. Trong khi đất nông nghiệp của người dân ngày càng thu hẹp .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Trong khi nhiều bệnh viện, trường học quá tải ... tại sao lại không xây dựng ?(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Không biết họ đã phù phép như thế nào để cho đất nước này mỗi người dân đều mang nợ ???(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Người trả nợ là đây ...(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Tức nước thì vỡ bờ .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Họ nghèo đói khốn khổ - đó là vấn đề của họ.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Người dân thất nghiệp , bất chấp pháp luật.Dẫn đến những sự va chạm không mong muốn.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


Thất nghiệp, không có việc làm , đạo đức biến tướng . dẫ tới con người ta sẵn sàng phạm pháp .
Vậy nên có ăn cướp cũng chẳng có gì lạ .
Người dân không vô cảm - Nhưng họ mất niềm tin không biết đâu là thật , đâu là giả !
Chúng ta cần quan tâm đến những người thất nghiệp nhiều hơn nữa.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)
 — cùng với Nguyen Duc Khanh.



Không ăn cướp được thì lừa lọc mọi chiêu trò, mánh khoé . Cũng chỉ vì lòng tham. Vô tình truyền bá văn hoá hàng giả đi khắp nơi, rốt cuộc toàn lừa nhau .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Người này lừa người kia ... Bán cua hay bán dây buộc ??? Có như vậy mới giàu có, vàng đeo đầy tay như bà chị đây .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


 
Và họ bất chấp thủ đoạn để có lời ... Sẵn sàng cho người ta ăn thực phẩm độc hai, nhiễm bẩn ... Tất cả cũng chỉ vì lòng tham mà bán rẻ lương tâm. Ở Việt Nam cái gì có thể bản được là họ bán hết . Còn cái gì không thể bán ?

Tham - Sân -Si . lấy đạo phật làm gốc mà không học được gì . Chỉ khi đã phạm phải nhều sai lầm người ta mới "Đi tu ". Nghĩa là ăn năn hối hận ... nhưng trễ rồi con . Nhà tù không còn chỗ chứa !(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


Bằng cấp và những lò đào tạo tiến sĩ ra đời !
Mục đích là mua danh, giữ vững cái ghế trong khi năng lực thì có hạn .
Hơn nữa khi nắm chức vụ cũng chỉ làm quan thanh liêm được thời gian đầu, hô hào được thời gian đầu, thời gian sau cũng thấy im, rồi dần dần bị đồng loã với đám tham quan, bị đồng tiền mê hoặc.
Bởi đám mua bằng ắt là đám tham lam , tiểu nhân bất chấp . Sớm hay muộn cũng tìm cách vơ vét bù lại những gì đã bỏ ra ...
Đó chính là điểm yếu kém làm chậm tiến nền kinh tế đất nước.
Cần xoá bỏ tư duy bằng cấp, cần trọng dụng nhân tài có năng lực.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



"Bánh Chưng to nhất thế giới"
Hoặc không thì cũng là bánh Dầy to nhất thế giới "
Vĩ đại chưa ?
Nếu nó là một 1000 chiếc bánh chưng, sau khi lễ xong đem phát cho nhân dân hành hương thì ... họ sẽ tranh nhau nhốn nháo và ăn xong xả rác tại chỗ chứ chẳng hơn gì đâu .
Chung quy lại là ăn giỏi nhất thế giới .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Những tiến sĩ dởm ... sẽ cho ra những sản phẩm hợm hĩnh .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)

 
Và những cái tư duy giáo dục rất chi là "Bổ ích" cho các em .
Trong khi kỹ năng sống cho trẻ thì không dạy.
Để trẻ chết đuối nước vô tội vạ .
Chúng ta cần đào tạo dư duy con người tự thân học tập và cố gắng sẽ tốt hơn đào tạo ra những con mọt sách .



Và hệ luỵ của việc mua bằng, chạy chức là như thế này đây ...
Một em gái phải cưa chân chỉ vì "Bác Sĩ có bằng Tiến Sĩ".
Tôi nói vui thế này :
"Không có nghiệp vụ bác sĩ thì đừng có đi sửa điện ai ngờ nó vẫn cố tình lái xe"(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)




Vấn đề không của riêng ai :
Nước chảy chỗ trũng ... Nhưng thượng nguồn ngăn lại bằng hệ thống 6 đập khổng lồ ... thì hạ nguồn hạn hán liên miên .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)




Trò chơi mới chỉ bắt đầu thôi ... Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán và xâm mặn, lúa chết, người dân điêu đứng.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)



Hậu quả nhãn tiền đã thấy : Vụ xả nước thải làm chết cá ở khu công nghiệp Formosa Vũng Áng, huỷ hoại môi trường . Chắc chắn vụ này to hơn vụ "Quán Phở ở Bình Chánh" nhưng chỉ có nhà báo vào cuộc còn chính quyền "im ru". Bởi vì ...hồi sau sẽ rõ.(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)




Dân than khóc ... Biển đầu độc, thế hệ sau bị huỷ hoại . Mội trường sinh thái biển bị huỷ hoại .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)




Lãnh đạo cũng đau đầu khi đứng trước thế trận sự nổi giận bên trong và giặc bên ngoài .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)




Nhìn bản đồ xem ... chúng ta đang bị bao vây bốn phía. Ngay cả phái Lào và Campuchia cũng có mặt của thế lực thù định . Chúng ta chạy đâu ?(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)


Trách sao Việt Nam suốt ngày "Quan Ngại". Trong thế bị kẹp cổ này có kêu la cũng chẳng thành tiếng .(hình ảnh minh hoạ - nguồn internet)





Cuối cùng : Ai gọi tên Công Lý thì người đó sẽ gặp rắc rối .
Tôi cũng vậy, nhưng sẽ không hối hận .


Hãy suy gẫm và thay đổi tư tưởng của mỗi người, thì xã hội đất nước sẽ thay đổi...

Hoàng Nguyễn gởi.

Theo chuakimquang.