Thursday, March 3, 2016

Lễ hội và sự xuống cấp của văn hoá Việt Nam

Ảnh minh họa: Lễ hội Cổ Loa tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ảnh minh họa: Lễ hội Cổ Loa tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc, mỗi năm có cả hàng ngàn lễ hội, nhưng những lễ hội quan trọng và thu hút đông đảo người tham dự nhất là những lễ hội được tổ chức sau Tết nguyên đán.
Đọc những bài tường thuật trên báo chí trong nước cũng như trên các diễn đàn mạng, người ta nhận thấy hai điều; Thứ nhất, lễ hội nào cũng đông người dự, thường là cả mấy ngàn người, thậm chí, cả mấy chục ngàn người; người nào cũng đầy thành tín với ước mong được nhiều may mắn trong năm mới. Thứ hai, trái ngược hẳn với sự thành tín ấy, không khí lễ hội lại rất nhếch nhác và hỗn loạn. Người ta chen lấn nhau; chửi bới nhau, thậm chí ẩu đả nhau. Người ta trèo lên cả bàn thờ để ngắt hoa, lấy đồ cúng hoặc sờ vào các bức tượng thần và Phật để lấy…lộc. Trong hội phết ở Hiền Quan, Phú Thọ, sau khi hành lễ, vị tiên chỉ tung sáu quả phết (làm bằng gỗ với đường kính khoảng 35cm) lên cao. Với niềm tin là ai cướp được quả phết ấy thì không những bản thân mình, gia đình mình mà còn cả làng mình sẽ được phước lộc cả năm, hàng ngàn thanh niên nhào đến giành giật. Người này giành được lại bị người khác giật mất. Cứ thế. Cả hàng ngàn người, trong đó có nhiều người ở trần trùng trục xông vào nhau, giẫm đạp lên nhau, đánh đấm nhau, quyết tâm giành cho được quả phết. Đó là chưa kể chung quanh lễ hội: Hầu như tất cả các hàng quán đều nâng giá lên cao vòi vọi, một hiện tượng mà người trong nước gọi là “chặt chém”.
Mô tả khung cảnh của những buổi lễ như thế, trên báo chí, người ta dùng những từ ngữ nặng nề như “náo loạn”, “hỗn loạn”, “ẩu đả”, “hỗn chiến”, “bát nháo”, “thô tục”, “bạo liệt”, “phản cảm”, “không thể tưởng tượng được”, v.v… khiến mọi người thấy “rùng mình”, “ngao ngán” và “xấu hổ”. Một số người còn lưu ý là những cảnh tượng nhếch nhác như vậy chỉ có ở miền Bắc. Trong Nam, như ngày hội Tết ở Bình Dương, cũng quy tụ cả hàng chục ngàn người, không hề có những sự chen lấn, giẫm đạp lên nhau cũng như những sự giành giật xô bồ và tồi tệ như vậy. Nhiều người đi đến kết luận: văn hoá Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng.
Thật ra, văn hoá Việt Nam đã xuống cấp từ lâu. Xuống cấp trong học đường: học sinh hành hung nhau và không tôn trọng thầy cô giáo; các thầy cô giáo thì chỉ xem việc dạy học như một sinh kế, ở đó, người ta tận dụng nhiều thủ đoạn, phổ biến nhất là trong việc dạy thêm, để có thật nhiều tiền. Xuống cấp trong gia đình: cha mẹ không làm gương hoặc chỉ làm gương xấu cho con cái; con cái cũng không còn hiếu đễ đối với cha mẹ cũng như giữa anh em với nhau. Xuống cấp trong xã hội: người ta chỉ biết chạy theo quyền lợi, bất kể đạo lý, mất cả nhân nghĩa và lòng tự trọng; cái gọi là tình hàng xóm, tình đồng bào và tình người trở thành một cái gì hết sức hiếm hoi. Xuống cấp trong phạm vi quốc gia: giới lãnh đạo chỉ chạy theo quyền lợi riêng, việc làm không đi đôi với lời nói, nạn tham nhũng tràn lan, sự dối trá lên ngôi. Tuy nhiên, tất cả những sự xuống cấp như vậy đều khá chung chung. Không có biểu hiện nào cụ thể về sự xuống cấp ấy cho bằng hình ảnh các lễ hội sau Tết.
Lễ hội nào cũng bao gồm hai khía cạnh: lễ và hội. Lễ là tế lễ, cúng kiếng, nghi thức; hội là sinh hoạt. Lễ là phần thiêng liêng, hội là phần giải trí. Lễ nối con người với thế giới tâm linh, hội gắn kết con người lại với nhau. Phần lễ làm cho phần hội gắn liền với quá khứ và truyền thống, từ đó, có ý nghĩa văn hoá. Chính vì vậy, lễ hội trở thành một phần của văn hoá, văn hoá dân gian.
Việc cả ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn người tham gia vào các lễ hội chứng tỏ người ta không những mê thích các trò tiêu khiển mà còn rất quan tâm đến thế giới tâm linh. Người ta tin vào thần thánh, tin vào số phận, tin vào những ân lộc may mắn đến được từ sự nguyện cầu. Thế nhưng, tại sao, ở chỗ linh thiêng như vậy, người ta lại hành xử một cách trần tục và thô tục như giành giật nhau, giẫm đạp lên nhau, xô xát nhau như vậy? Chẳng lẽ là người ta tin thần thánh sẽ phù hộ cho họ khi người ta trèo lên bàn thờ để giật hoa quả và đồ cúng cũng như ẩu đả nhau như vậy?
Từ lâu, người ta đã nói tín ngưỡng làm cho con người hướng thượng hơn, bao dung hơn, nghĩ về người khác nhiều hơn, thế nhưng, qua những gì người ta chứng kiến được trong các lễ hội, rõ ràng là niềm tin vào thần linh không làm cho người ta trở thành tốt đẹp hơn. Tại sao?
Lý do chính dĩ nhiên không xuất phát từ tín ngưỡng. Tín ngưỡng nào ít nhiều cũng đều có mặt tốt. Lý do chính, theo tôi, là người ta không tín ngưỡng thật. Người ta chỉ mê tín. Người ta không nghĩ đến khía cạnh đạo đức của lễ hội mà chỉ xem đó như chỗ để người ta cầu an và cầu may. Người ta chỉ xem thần thánh như những con buôn, với họ, người ta có thể mua chuộc và đút lót.
Thái độ ấy chủ yếu xuất phát từ tâm lý bất an. Người nghèo, cả ngày quần quật kiếm sống, được ngày nào hay ngày ấy, hoàn toàn bất an về tương lai: Họ cần một điểm tựa về tinh thần. Cả người giàu có và có quyền chức cũng bất an: Tất cả tiền bạc và địa vị của họ không đến từ tài năng và công sức chân chính mà chỉ đến nhờ chạy chọt và tham nhũng, bởi vậy, người ta rất sợ bị mất. Đến với thần linh, người ta hy vọng sẽ tiếp tục được may mắn.
Trong một xã hội mà cả người giàu lẫn người nghèo, cả người thống trị lẫn người bị trị, đều bất an, không có giá trị nào thực sự vững chắc cả. Nhiều người cho vấn đề trầm trọng nhất của xã hội Việt Nam hiện nay là sự loạn chuẩn, đúng hơn, sự biến mất của các chuẩn mực đạo đức. Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái nên làm và cái không nên làm đều bị xoá nhoà. Khi mất ranh giới ấy, người ta cũng mất cả ý thức hướng thiện và, quan trọng hơn, mất cả sự hổ thẹn.
Khi sự hổ thẹn không còn, đạo đức cũng sẽ không còn. Đó mới chính là điều đáng lo lắng nhất cho xã hội Việt Nam hiện nay. Chế độ độc tài một lúc nào đó sẽ sụp đổ. Nhưng những con người không biết hổ thẹn và không có ý niệm đạo đức sẽ còn mãi.
Còn, như một tai hoạ cho tương lai.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Lại chuyện khinh dân hay quý trọng dân

Bài báo trước đã nêu rõ tệ vô ân bạc nghĩa của ban lãnh đạo Cộng sản (CS) đối với một số nhân sỹ, trí thức, nhà kinh doanh yêu nước, người dân miền Nam, người dân không là đảng viên CS...và tình trạng họ bị đố kỵ, phân biệt đối xử ra sao. Không có họ đố mà đảng CS làm nên chuyện gì ra trò trong cuộc gọi là Cách mạng tháng Tám và cuộc Kháng chiến chống Pháp, với hàng triệu liệt sỹ ngoài đảng đã nằm xuống ngoài mặt trận, mang theo niềm tin hão huyền rằng đảng CS sẽ đem lại độc lập tự do hoàn toàn và phồn vinh hạnh phúc cho toàn dân.
Suốt 70 năm niềm tin đó đã dần dần xa vời, đã thế đảng còn nhận vơ rằng 70 năm nay ‘’mọi chiến công và thành tựu đều là công đầu của đảng CS’’!, và đảng CS tự phong cho mình cái quyền ‘’là lực lượng lãnh đạo duy nhất, không chia sẻ cho ai khác’’. Tình hình hiện nay tệ đến mức nhà thơ Bùi Minh Quốc phải thốt lên:
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.
Xin kể dưới đây vài câu chuyện sống động về đảng CS cư xử với người dân để các bạn, nhất là các đảng viên CS còn thật lòng yêu nước thương dân, suy nghĩ đánh giá về cái đảng CS đang suy thoái không sao kìm hãm nổi, trở thành cản trở nguy hiểm nhất cho đất nước phát triển, hội nhập, dân chủ và phồn vinh.
Câu chuyện này dân thủ đô Hà Nội đều biết. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô, lúc ấy 31 tuổi, đã hết lòng ủng hộ chính quyền mới. Vợ ông là bà Hoàng Thị Minh Hồ cũng tham gia phong trào phụ nữ cứu quốc. Gia đình chuyên buôn bán tơ lụa, có quan hệ quốc tế rộng rãi với Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ... với những cửa hàng lớn phố Hàng Ngang như Phúc Đồng, Lợi Quyền, Lợi Hòa, Phát Đạt, Cự Hưng. Cửa hàng lớn nhất là Phúc Lợi ở số nhà 48 hàng Ngang. Ông Hồ Chí Minh khi từ Việt Bắc về Hà Nội cuối tháng 8/1945 đã ở đây, viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại đây, nay đã thành di tích lịch sử loại 1. Bà Minh Hồ đã kể cho tôi nghe là bộ áo quần ông Hồ mặc trong ngày lịch sử ấy là do bà đo và may gấp từ vải của nhà, áo vét ông Phạm Văn Đồng và ông Võ Nguyên Giáp mặc hồi ấy là áo của ông Trịnh Văn Bô còn mới. Bà đã tham gia Tuần lễ Vàng với 117 cây vàng, đứng đầu sổ. Trước đó, hai vợ chồng đã góp cho Quỹ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, bằng 212 cây vàng và ngay sau đó là Quỹ Độc lập 20 vạn đồng Đông Dương, bằng 500 cây vàng. Ủy ban Nhân dân Hà Nội cho biết đóng góp của ông bà Trịnh Văn Bô cộng lại là 5.147 cây vàng, giá trị hơn gấp đôi ngân khố do Pháp để lại là 1,2 triệu đồng.
Cần nói sơ thêm về ông Trịnh Văn Bính, anh ông Bô. Ông là người VN đầu tiên tốt nghiệp Cao đẳng Thương nghiệp HEC (Hautes Études Commerciales, Pháp) và Đại Học Oxford (Anh), về nước là công chức cao cấp ngành thuế của Đông Dương, dân Hà Nội gọi ông là Ông Phó Đoan. Sau 19/8/1945 ông Phạm Văn Đồng cử ông là thứ trưởng Tài chính kiêm Tổng giám đốc ngành thuế vụ kiêm luôn Tổng giám dốc quốc gia Ngân hàng. Ông đã xây dựng ngành thuế trong chiến tranh, kiểm soát chặt các cửa khẩu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, mang lại ngân sách đáng kể cho trung ương và các địa phương, một trong những điều kiện quyết định của phong trào tự túc, cho kháng chiến thắng lợi. Ông về hưu năm 1975 và mất năm 1985 trong cảnh nghèo nàn, đảng CS không hề nhắc đên công ơn của 2 anh em ông đã cống hiến to lớn ra sao.
Sau chiến thắng 30/4/1975, gia đình ông bà Bô gặp khó khăn về nhà ở vì con cái, dâu rể cháu chắt tăng lên, cả 60 người chỉ có 2 ngôi nhà cũ xuống cấp, không có nơi đặt bàn thờ đàng hoàng. Trước đó, cuối năm 1954, do sức ép ghê gớm của phong trào cải tạo tư sản do ông Đỗ Mười chỉ đạo, ông bà Bô đành cho ông Thiếu tướng Hoàng Văn Thái ‘’mượn tạm ngôi biệt thự, 34 Hoàng Diệu’’, với thời hạn là 2 năm ghi rõ trên giấy tờ. Năm 1983, tình cảnh gia đình quá gay go, ông bà tỏ ý ‘’xin lại’’ ngôi nhà trên, khi thời hạn đã quá hẹn 8 năm, gấp 4 lần hẹn. Ông chủ tịch thành phố Trần Duy Hưng rất thông cảm, hết lòng ủng hộ yêu cầu chính đáng này. Nhưng vô hiệu. Ông bà liền yêu cầu Bộ Quốc phòng và Tổng Cục Chính trị QĐND can thiệp, nghĩ rằng quân đội tử tế khi mang tên nhân dân, cũng vô hiệu, vì ông Thái đã là Thượng tướng lại thông gia với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không thể còn tin ở những tướng lĩnh của QĐND, hai ông bà gửi một loạt đơn cho lãnh đạo đảng, từ Tổng Bí thư đến Chủ tịch nước và Thủ tướng, nhưng suốt 5 năm đều công cốc, không một ai hồi âm, một sự im lặng đáng sợ. Ông Võ Văn Kiệt ghi vào đơn tán thành trả lại sớm, nhưng không ăn thua vì vấp Đỗ Mười và Lê Đức Anh. Cho đến khi ông Võ Chí Công lên làm Chủ tịch Nước, ông Công mới can thiệp khá mạnh. Ông Công là dân Quảng Nam, nói toạc rằng, ‘’Định cướp không nhà người ta à?‘’. Phải có thêm công văn của ông Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ngôi nhà mới được trả cho chủ năm 1993. Bà Bô than rằng bà mừng khi được tin vui, chỉ tiếc cụ Bô mất năm 1988 cũng như cụ Bính mất năm 1985, không biết đến niềm vui quá trễ này!
Tôi cũng xin kể một chuyện khác gây ấn tượng ghê gớm trong suy tư của tôi suốt gần 40 năm ròng, không liên quan đến vài gia đình mà liên quan đến gần 1.600 con người. Tôi không thể không nhắc lại chuyện này khi trong cuộc bầu cử năm nay lãnh đạo đảng vẫn kỳ thị phân biệt đối xử giữa đảng viên và dân ngoài đảng một cách có hệ thống.
Đó là vụ Tàu Việt Nam Thương Tín tháng 5/1975 chở 600 bà con thuyền nhân di tản sang đảo Guam của Hoa Kỳ. Bà con chờ để vào Mỹ thì có một số người có ý muốn trở về nước. Động cơ chính là lo bố mẹ vợ chồng con cháu ở lại không biết ra sao. Đây là nét đẹp rất Việt Nam, không ai muốn hưởng an bình một mình, không lo cho người thân. Thêm nữa họ mở to đài Hà Nội nghe ngóng, thấy không có tắm máu, cuộc sống miền Nam vẫn dễ thở, đảng CS vẫn ba hoa về ‘’hòa giải và hòa hợp dân tộc’’. Người ghi tên trở về ngày càng đông, đến tháng 10 lên đến gần 1.600 người, già trẻ lớn bé. Họ đều có lo ngại, nhưng tin vào luận điệu tuyên truyền trên đài Hà Nội, bảo nhau rằng dân Việt ta rất nhân hậu, ‘’ đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại ‘’. Trung tá hải quân VNCH Trần Đình Trụ tình nguyện lái tàu trở về. Đến Vũng Tàu, tàu được lệnh ra Tuy Hòa/ Nha Trang. Tại đây chưa hỏi han gì, tất cả đều phải vào trại giam là Trung tâm Thẩm vấn cũ của Quân Đoàn II, quần áo cũ bị lột sạch, mang quần áo tù nhất loạt. Bộ Công an cử cả một đoàn lớn cán bộ vào do ông Sáu Hoàng (Cao Đăng Chiếm), Thứ trưởng lãnh đạo. Tôi gặp ông Hoàng, góp ý sao Bộ Công an lại ‘’đối xử phi lý, bất công, dại dột như thế, đẩy tất cả và gia đình họ vào thế chống đối thù hận không đáng có’’. Ông ta lạnh lùng nói: “Đây là nghiêm lệnh từ Bộ Chính trị, nhất là của các đồng chí Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, sáng suốt đề phòng bọn Mỹ cấy người của chúng vào nước ta ‘’.
Từ đó tôi hiểu dần rằng Bộ Chính trị đảng CS là loại người không giống ai, tình cảm khô cạn, tư duy bệnh hoạn, nhìn đâu cũng e sợ là kẻ thù của đảng, không có khả năng phân biệt, đánh giá vô tư khoa học từng con người. Trung tá Trụ bị tù đến 13 năm, dân thường bị tù từ 3 năm trở lên, bị ghi hồ sơ cá nhân ‘’phạm pháp, từng bỏ nước, hợp tác đầu hàng đế quốc Mỹ ‘’, sẽ mãi mãi không ngóc đầu lên được.
Đó là hồ sơ thành tích trọng dân, quý dân, gần dân của lãnh đạo CS là như thế. Tôi mong tất cả các đảng viên CS còn có tư duy lành mạnh, có tâm huyết với đất nước , yêu nước thương dân thật lòng, hãy chào từ biệt đảng CS, chung sức lập ra đảng cách mạng mới theo Luật lập hội. Đảng CS nào cũng chung bản chất tư duy, lẫn lộn bạn thù ta, ngồi trên đầu nhân dân, coi quyền lực là trên hết theo nguyên lý chuyên chính vô sản là chân lý vĩnh cửu.
Hãy nhìn cho sâu, cho rõ, đảng CSVN nay đã trở thành vật cản nguy hiểm độc nhất cho đất nước ta trên con đường hội nhập, phát triển, dân chủ, đoàn kết thống nhất, bình đẳng, đi tới phồn vinh và hạnh phúc. Hàng trăm đảng CS hùng mạnh một thời ở Liên Xô, Đức, Ba Lan, Anh, Pháp, Ý, Nhật, Indonesia, Malaysia đã tan rã triệt để, số ít thoi thóp, đổi tên, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê, từ bỏ chuyên chính vô sản, không còn thế đứng nào trên toàn thế giới. Lý do chính là họ đã mất gốc dân tộc, mất gốc nhân dân, coi nhân dân như con số không, chỉ có đảng CS của họ là trên hết, trước hết.

* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Dân kỳ vọng nhiều hơn cả ‘ba chữ an’

Bí thư Tp. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng.
Bí thư Tp. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng.
Mấy hôm nay đọc báo Việt Nam thấy tân Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh đi thị sát và đốc thúc khối việc thấy mà phát sướng. Nhưng giữa cái sự vui mừng ấy vẫn còn quá nhiều điều phải suy nghĩ trong thời gian tới.
Ông Đinh La Thăng đã mạnh mẽ yêu cầu minh bạch thông tin và hỗ trợ báo chí. Ông chỉ đạo gắn các biển cấm đỗ xe để thuận tiện cho dân. Khi đến thăm một bà mẹ Việt Nam anh hùng, thấy nhà xập xệ và khó khăn thiếu thốn, ông ra lệnh sửa nhà lại gấp cho bà nghỉ ngơi. Ngó sang thấy con đường dẫn vô nhà một bà mẹ khác lồi lõm, trắc trở, ông chỉ thị xã ngày mai lo sửa đường. Ngồi nói chuyện với dân, nghe báo cáo than phiền sữa bò làm ra không ai mua, ông yêu cầu cho ông nói chuyện với tổng giám đốc công ty sữa Vinamilk. Chủ tịch huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh báo lại không có số, ông hỏi không có số làm sao bán sữa? Ngay chiều đó lãnh đạo huyện liên hệ với Vinamilk bàn chuyện mua sữa cho dân.
Nắm bắt được cái trớn này, nhiều người dân dường như vừa phấn khởi, vừa tranh thủ gửi gắm không ít điều đến ông tân bí thư. Có người tự xưng là “người quan sát” bày tỏ trên báo chí làm tôi tâm đắc lắm. Vị này bảo rằng người dân Sài Gòn chỉ quan tâm đến “ba chữ An” - An ninh trật tự. An toàn giao thông. An toàn thực phẩm, nếu “Ngài làm được những việc này, người dân chúng tôi không quên ơn Ngài”.
Chữ ‘an’ thứ nhất
Chỉ quan sát qua báo chí, truyền thông cũng thấy đúng là an ninh trật tự những năm gần đây tại Sài Gòn xuống cấp trầm trọng. Một số tội phạm được dung túng, thông qua các đại ca giang hồ từng vùng đã lộng hành nhiều nơi tại Sài Gòn. Nhiều người dân làm ngơ và không dám tố giác tội phạm vì sợ bị trả thù.
Có người nước ngoài bạn tôi đến Sài Gòn về mếu máo vì đeo cái máy chụp ảnh cũng bị giật, nghe điện thoại cũng bị cướp, đeo trang sức cũng bị tấn công, ma chẳng biết, quỷ chẳng hay, không ai dám nói năng gì cả. Dân cũng rất mong mỏi rằng nhà nước trích từ quỹ An ninh quốc phòng hay huy động đóng góp của người dân để gắn camera an ninh cho từng khu phố, để người dân được ngủ yên giấc sau những giờ làm việc mệt mỏi và nhọc nhằn.
Nạn vé số, ăn xin, thậm chí là lừa đảo trá hình vẫn cứ diễn ra hằng ngày tại Sài Gòn. Tại sao một số tỉnh thành khác dẹp được mà Sài Gòn thì mãi không xong? Nếu đúng phong cách ông Thăng, tuyên bố thẳng “ăn xin mà còn thì có người sẽ mất chức”, tôi tin rằng mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều. Hay như việc quản trị đường phố vẫn còn xô bồ, có nạn bảo kê thì “có người ra đi”, tôi tin các quan chức thuộc cấp sẽ đích thân thị sát và giải quyết rốt ráo. Ngoài ra phải ưu tiên thượng tôn pháp luật, khu vực nào mất an ninh đề nghị phạt thật nặng và cách chức người đầu ngành để làm gương. Lúc đó các cấp lãnh đạo mới phải lên kế hoạch đốc thúc cấp dưới làm việc tích cực để giữ lấy vị trí của mình.
Chữ ‘an’ thứ hai
Điều thứ hai mà dân thiết tha cải thiện là tình hình an toàn giao thông. Tôi hoàn toàn đồng tình với “người quan sát” rằng an toàn giao thông thì ai cũng biết: ngay cả khi không có việc, có thời gian rảnh muốn đi chơi cho khuây khỏa thì người dân Sài Gòn dường như không dám ra đường. Không phải quy chụp, nhưng sự thật là phản ánh qua báo chí và tình trạng giao thông những năm qua cho thấy cán bộ duy trì trật tự giao thông đã không làm hết trách nhiệm, trong khi lại “đẻ” ra rất nhiều lực lượng dù số người làm việc vì nước vì dân thì không biết có bao nhiêu. Thậm chí mới đây, cảnh sát giao thông còn được tăng quyền một cách đầy tranh cãi, có người còn cho rằng điều đó là “quá sức của cảnh sát”, lo cảnh sát lạm quyền, có khi còn vi hiến.
Sài Gòn từng có cái danh “hòn ngọc viễn Đông” mà ngay cả trong bài hát người Việt ưa chuộng cũng còn nhắc đến. Nhưng rồi hung thần xe ben, xe container, thậm chí là xe buýt cũng khiến người dân cứ ra đường là hãi hùng ghê gớm. Có lần tôi dạo quanh một con phố Sài Gòn, quả thật choáng với những kiểu moto chạy xe nẹt pô ầm ầm. Ai đời xe chuyên chạy đường dài, đường cao tốc lại xách vào đường Sài Gòn nhỏ hẹp để thể hiện ta đây có xe ngon, xe xịn. Có ông chạy moto phân khối lớn bóp còi inh ỏi khi đèn đỏ chưa xong, bị người xung quanh phàn nàn thì quay sang dọa “cho ăn đòn”, dường như gã này chẳng biết sợ bất kỳ ai.
Chữ an ‘cuối cùng’
Chữ an này chính là “an toàn thực phẩm”. Vấn đề này đúng như “người quan sát” nhận định, nó đã được báo động từ lâu rồi nhưng đâu vẫn vào đấy. Mấy bà nội trợ than thở với nhau rằng bây giờ đi chợ không biết mua cái gì, bởi vì ăn cái gì cũng có chất độc, không thuốc tăng trưởng cũng thuốc kích phì, thuốc tạo nạc, thuốc tạo màu, thuốc trừ sâu… nhưng không ăn thì không biết ăn cái gì. Cứ nhìn vào năng suất xuất khẩu thực phẩm, như tôm cá, thịt, sữa, trứng của Việt Nam sẽ biết cái chuẩn an toàn thực phẩm của nước mình tới đâu. Có đứa bạn kể ra chợ mua mấy trái táo về cúng ngày tết, để quên chẳng thấy héo hay hư. Lấy đồ test nitrat mới thấy nồng độ chất độc vượt mức cho phép hàng vài chục lần, hỏi sao ăn vào không mắc bệnh này bệnh nọ.
Có người bảo sao không vào những cửa hàng rau sạch, siêu thị mà mua, than vãn làm chi cho phiền. Nhưng thực tế là các siêu thị lại bán giá cao hơn ngoài chợ bởi cầu vượt cung do dân tin hàng sạch nên kéo nhau đi mua. Nhưng không phải ai cũng vào đó để mua được. Những người lao động nghèo không có khả năng đi siêu thị, tan ca về là tấp vô chợ ven đường mua về nấu ăn, làm công không được bao nhiêu mà phải ôm bệnh bất cứ lúc nào. Thật sự Việt Nam đã có những đội liên ngành kiểm tra định kỳ an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, nhưng làm việc hiệu quả hay không thì ai cũng thấy rồi. Người ta hoài nghi có nạn “bảo kê”, thế nên gửi gắm ông Thăng không cần thành lập thêm cái gì cho rắc rối, chỉ cần dẹp cái nạn “bảo kê” là ổn.
Ông Thăng chỉ vào Sài Gòn chưa đầy một tháng, nhưng những gì ông làm tạo cho dân sự hồ hởi vô cùng. Tuy nhiên “ngựa giỏi phải chạy đường dài”, người giỏi hay không phải xem ông sẽ có những đóng góp gì, trước mắt là vi mô như “3 chữ an”, và lâu dài là “vĩ mô” như phát triển kinh tế, tiêu dùng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài… Rất mừng vì những biểu hiện đầu tiên, nhưng dân kỳ vọng nhiều hơn những gì ông ấy vừa ghi dấu ấn.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ông Joseph Cao quyết đưa tiếng nói người Việt vào quốc hội Mỹ

Tổng thống Obama nói chuyện với dân biểu Joseph Cao (Cao Quang Ánh). Ảnh chụp ngày 25/6/2009.
Tổng thống Obama nói chuyện với dân biểu Joseph Cao (Cao Quang Ánh). Ảnh chụp ngày 25/6/2009.
Cựu dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên cho biết ông sẽ tiếp tục nêu lên các vấn đề sát sườn với người gốc Việt tại cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ, nếu thắng cử trong cuộc chạy đua vào thượng viện Mỹ.
Ông Joseph Cao (tức Cao Quang Ánh) hôm 1/3 đã thông báo tranh cử vào Thượng viện Mỹ.
Cựu dân biểu này mới nói với VOA Việt Ngữ rằng sau nhiều năm vắng bóng đại diện của người gốc Việt trong quốc hội Mỹ, đây là cơ hội để người Mỹ gốc Việt lại có được tiếng nói ở cơ quan lập pháp này. Ông nói thêm:
“Nước Mỹ phải cần có sự đại diện và hiện diện của một người Mỹ gốc Việt ở trong Thượng viện Hoa Kỳ. Và nói chung, đây là một cơ hội lớn lao cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhất là cho cộng đồng ở Louisiana. Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên cộng đồng của chúng ta có một cơ hội thật là quan trọng để thắng được trong cuộc tranh cử vào thượng viện Hoa Kỳ. Đây là một cơ hội rất là lớn lao cho cộng đồng của chúng ta, và cho nên như vậy tôi mới quyết định tham gia cuộc tranh cử này.”
Trong thông cáo công bố quyết định của mình, ông Cao nói rằng ông tham gia cuộc đua cùng với ít nhất 4 ứng cử viên khác vì ông “tin rằng Louisiana xứng đáng có một thượng nghị sĩ đặt tiểu bang này lên hàng đầu, trước cả các lợi ích chính trị của mình”.
Nước Mỹ phải cần có sự đại diện và hiện diện của một người Mỹ gốc Việt ở trong Thượng viện Hoa Kỳ. Và nói chung, đây là một cơ hội lớn lao cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nhất là cho cộng đồng ở Louisiana...Đây là một cơ hội rất là lớn lao cho cộng đồng của chúng ta, và cho nên như vậy tôi mới quyết định tham gia cuộc tranh cử này.Cựu dân biểu người Mỹ gốc Việt Joseph Cao nói.
Trong khi còn làm dân biểu, ông Ánh từng nhiều lần nêu các vấn đề ở Việt Nam mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt quan tâm, và chính vì điều đó, một số nhà quan sát cho rằng ông đã làm Hà Nội “phật lòng”.
Giữa năm 2010, ông từng khước từ đề nghị đối thoại “cởi mở và thẳng thắn” từ chính phủ Việt Nam, và đã nêu ra một số yêu cầu và bước đi cụ thể để Hà Nội “chứng tỏ thiện chí”, trước khi đồng ý tiếp xúc.
Luật sư này cho biết sẽ tiếp tục nêu các vấn đề bị coi là nhạy cảm ở Việt Nam nếu đắc cử. Ông nói:   
“Chắc chắn nó liên hệ tới không phải chỉ người Mỹ gốc Việt không mà liên hệ tới cho tất cả các nước nào mà hiện nay vẫn còn vi phạm vấn đề tự do tôn giáo và về vấn đề dân chủ. Nói chung cho sự tranh đấu về nhân quyền, về tự do của đất nước, nhất là đất nước Việt Nam. Đó là vấn đề quan trọng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt chúng ta. Đây là những vấn đề mà tôi bao nhiêu năm nay đã cùng với cộng đồng để tiến hành những sự vận động cho quốc hội thông qua những dự luật liên hệ tới dân chủ, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Hy vọng nếu mà tôi được thắng cử, chắc chắn là tôi sẽ tiếp tục tranh đấu và vận động cho nước Việt Nam.”
Hồi cuối năm 2008, ông Ánh trở thành đại biểu quốc hội gốc Việt đầu tiên tại Hạ viện Mỹ sau khi đánh bại một ứng viên phe Dân chủ.
Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010, ông cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông “rất buồn vì người Việt mất tiếng nói ở Quốc hội Mỹ”.
Theo tiểu sử chính thức trên trang web của ông Cao Quang Ánh, ông là con trai của một sĩ quan thuộc Quân đội Việt Nam Cộng hòa, và di cư sang Hoa Kỳ lúc tám tuổi.

Bầu cử Mỹ tạo cảm hứng cho người Việt ‘mơ’

Cử tri Mỹ xếp hàng đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Siêu thứ Ba tại trường Wilson ở Arlington, tiểu bang Virginia, ngày 1/3/2016.
Cử tri Mỹ xếp hàng đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Siêu thứ Ba tại trường Wilson ở Arlington, tiểu bang Virginia, ngày 1/3/2016.
Nhiều người Việt “mơ được cầm lá phiếu thực sự”, “trực tiếp lựa chọn người lên tiếng cho mình”, sau khi dõi theo cuộc bầu cử “Siêu thứ Ba” cách Việt Nam nửa vòng trái đất.
Trong cuộc chạy đua “nóng bỏng” hôm 1/3, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng viên thuộc Đảng Cộng hòa Donald Trump đã củng cố vị trí dẫn đầu, sau khi giành được một loạt thắng lợi tại các tiểu bang quan trọng trên toàn Hoa Kỳ.
Một bạn đọc tên Nguyễn Thanh Bình viết trên trang Facebook của VOA tiếng Việt: “Tôi mơ tới ngày tôi được cầm lá phiếu bầu trực tiếp. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi sẽ chọn (tự tôi chọn, không nhờ hay ủy quyền cho ai cả) một trong hai, ba hay nhiều vị mà tôi cho là người tốt nhất theo kỳ vọng của tôi”.
Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 2/3 khi đang trên đường tới Philippines để tham dự một hội thảo về biển Đông, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức có tên gọi Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ, nhận định rằng nhiều người Việt trong nước theo dõi cuộc bầu cử ở Mỹ bởi lẽ Hoa Kỳ “là một trong những nền dân chủ lâu đời nhất trên thế giới”.
Nó đã giúp cho người ta mấy trăm năm nay để thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất của cường quốc số một trên thế giới mà không cần phải đổ máu. Thì đó là điều rất đáng ngưỡng mộ.Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về bầu cử Mỹ.
“Nó đã giúp cho người ta mấy trăm năm nay để thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất của cường quốc số một trên thế giới mà không cần phải đổ máu. Thì đó là điều rất đáng ngưỡng mộ,” ông Bích nói. Nhà hoạt động này nói thêm:
“Ai cũng thấy rằng chế độ hiện tại ở trong nước đã tồn tại quá lâu và có nhiều điều bất cập. Cho nên giải pháp dân chủ là điều người dân Việt Nam trông tới, cũng như nó đã xảy ra ở Đông Âu, thậm chí cả ở Liên Xô và các quốc gia Cộng sản cũ đấy. Người dân bây giờ đã ý thức được rằng có thể có một con đường khác, chứ không chỉ độc nhất một con đường như Đảng Cộng sản định nghĩa.”
Tôi mơ tới ngày tôi được cầm lá phiếu bầu trực tiếp. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi sẽ chọn (tự tôi chọn, không nhờ hay ủy quyền cho ai cả) một trong hai, ba hay nhiều vị mà tôi cho là người tốt nhất theo kỳ vọng của tôi-Bạn đọc VOA Nguyễn Thanh Bình viết.
Việt Nam kết thúc Đại hội Đảng đầu năm nay, và tại sự kiện được tổ chức 5 năm một lần này, ban chấp hành trung ương đã lựa chọn tổng bí thư và 19 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam, quyết định các chức danh chủ chốt của đất nước.
Trên Facebook của VOA Việt Ngữ, bạn đọc Hoang Thai viết một cách đầy châm biếm: “Bầu cử của Mỹ quá… tốn kém và mất công sức của...dân! Tại sao họ không bắt chước cách bầu cử của "Đảng CSVN ưu việt"?! "Phe ta tự bầu cho phe mình" cho... chắc ăn, "ứng cử 1 thằng, bầu đúng 1 thằng", coi như thắng tuyệt đối! và nhờ không có Đảng đối lập cho nên không cần dân chọn lựa, có thẻ cử tri cũng như không, dân không cần quan tâm kết quả (vì đã biết.... hậu quả!), tiết kiệm được ngân sách và thời gian, vì dân thừa biết rằng, dân ưa người nào là người đó.... chết sớm, bất đắc kỳ tử, không rõ lý do, nói chung là bị Đảng loại từ trong trứng nước......! Hy vọng Mỹ sẽ cử chuyên gia qua Việt Nam tập huấn cách thức bầu cử này của Đảng "ta" cho lần sau...!”
Một tấm biển nhiều thứ tiếng chỉ dẫn tới phòng phiếu trong ngày bầu cử Siêu thứ Ba tại Houston, Texas, ngày 1/3/2016.
Một tấm biển nhiều thứ tiếng chỉ dẫn tới phòng phiếu trong ngày bầu cử Siêu thứ Ba tại Houston, Texas, ngày 1/3/2016.
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng việc so sánh cuộc bầu cử giữa Hoa Kỳ với Việt Nam là điều “khập khiễng”.

Tuy nhiên, giáo sư Bích cho rằng việc người dân Việt để ý tới tiến trình dân chủ của Mỹ là “việc rất đáng mừng”.

Khi được hỏi viễn cảnh người dân thực sự được cầm lá phiếu và được quyền bầu chọn một cách minh bạch người đại diện cho quyền lợi của mình có xa vời hay không, Chủ tịch tổ chức Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ nói:

Nếu chế độ họ có thiện tâm, có ý chí, muốn thực sự đổi nước Việt Nam sang một thể chế, mà ít nhất, nếu chưa nói là dân chủ như các quốc gia Tây phương, thì cũng có thể làm được như chúng ta thấy trường hợp Miến Điện mới đây. Không thể một sớm một chiều tự nhiên các tự do được tái lập. Nhưng mà nó cứ cởi gỡ dần dần, bắt đầu từ những việc như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo thì rồi xã hội sẽ ổn định thật sự...Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ, nhận xét
“Nếu mà cứ chế độ như thế này và họ cứ giữ độc quyền thì nó rất xa vời. Còn nếu chế độ họ có thiện tâm, có ý chí, muốn thực sự đổi nước Việt Nam sang một thể chế, mà ít nhất, nếu chưa nói là dân chủ như các quốc gia Tây phương, thì cũng có thể làm được như chúng ta thấy trường hợp Miến Điện mới đây. Không thể một sớm một chiều tự nhiên các tự do được tái lập. Nhưng mà nó cứ cởi gỡ dần dần, bắt đầu từ những việc như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo thì rồi xã hội sẽ ổn định thật sự, chứ nó không phải ổn định bằng bạo lực hay công an.”
Những ngày qua, vấn đề bầu cử ở Việt Nam cũng “nóng” lên sau khi nhiều người tuyên bố tự ứng cử vào vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14, theo chân Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Hiện nay đã có gần 2.000 người ký tên ủng hộ nhà hoạt động xã hội từng là sáng lập viên của IDS, một viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên ở Việt Nam.
Trên trang Facebook cá nhân, ông A viết: “Hãy ứng cử để biến quyền hão dần dần thành quyền thực và giúp ông Trọng chứng minh “dân chủ đến thế là cùng”.
Phát biểu tại Đại hội 12, Tổng bí thư hơn 70 tuổi của Việt Nam từng nói rằng mặc dù là độc đảng, nhưng Việt Nam dân chủ hơn hẳn một số quốc gia “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất”.

Việt Nam ‘khẩn trương sắp xếp’ cho chuyến thăm của TT Obama

Tổng thống Obama đã nhận lời mời thăm Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ, hồi trung tuần tháng 2.
Tổng thống Obama đã nhận lời mời thăm Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ, hồi trung tuần tháng 2
VOA-04.03.2016
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Tư cho biết Việt Nam đang cùng với Mỹ khẩn trương chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama vào tháng 5 tới.
Tổng thống Obama đã nhận lời mời thăm Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ, hồi trung tuần tháng 2.
Thông tin từ Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama sẽ ghé thăm Việt Nam trong chuyến đi dự hội nghị thượng đỉnh G7 thường niên diễn ra tại Nhật Bản vào cuối tháng 5/2016.
Mục đích chuyến thăm được cho biết là để ‘góp phần thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và phát triển trong quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, đóng góp vào việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực’.
Ngoài những vấn đề quan trọng về hợp tác thương mại như TPP, giáo dục, an ninh, quốc phòng, môi trường…, Vietnamnet hôm 1/3 trích lời Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đề cập đến vấn đề nhân quyền, mà nhiều nhà hoạt động kêu gọi Tổng thống Obama đưa vào trong nghị trình chuyến thăm sắp tới của ông. Ông Osius nói:
“Là một người bạn của Việt Nam, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận ra những khả năng được-mất trong tình hình hiện nay. Tuy TPP chủ yếu là một hiệp định thương mại, một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ cho biết họ sẽ cân nhắc những thông tin ghi nhận về tình hình nhân quyền của Việt Nam khi họ bỏ phiếu, và kết quả bỏ phiếu có thể là sít sao.Những tiến bộ có ý nghĩa về nhân quyền ở Việt Nam sẽ giúp tạo điều kiện để TPP được phê chuẩn nhanh chóng hơn”.
Tổng thống Obama ban đầu dự định đến Việt Nam vào năm ngoái nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng dự định này đã bị hủy vào giờ chót.
Ông Obama là tổng thống Mỹ thứ 3 đến thăm Việt Nam, sau ông Bill Clinton vào năm 2000 và ông George W. Bush và năm 2006.
Theo The Diplomat, Vietnamnet, Dân Trí.

Âm thầm giúp đời bằng việc mọn có thể

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-03-03 
unnamed[1].jpg
Buổi cơm trưa đầu năm cho những cô bác bán vé số và buôn ve chai ở Đà Nẵng.  RFA PHOTO
Tại Việt Nam ngày nay, khi những tổ chức từ thiện mọc lên như nấm sau mưa với những công việc giúp người ý nghĩa và thiết thực, thì cũng có những người lặng lẽ, âm thầm và quyết tâm gắn bó với người nghèo bằng chính tiền bạc và công sức của mình chứ không kêu gọi sự tương trợ từ bất cứ nhóm nào khác.
Những việc họ đang làm chỉ đơn  giản là đến với bà con nghèo thôi chứ không có gì gọi là to tát hết.
Lê Ngọc Hoàng Lan: Tất cả đều là do tiền của tụi em  tự đóng góp vô chứ không  phải từi một tổ chức nào hết.
Đọc báo thấy nhiều hoàn cảnh ngoài đời cần nhiều sự giúp đỡ quá, tụi em mới họp lại và một tháng đóng góp bao nhiêu đó để làm cơm trưa cho mấy chú bác trong quê ra Đà Nẵng bán vé số, bán ve chai, làm thợ hồ.
- Lê Ngọc Hoàng Lan
Nguyễn Hữu Phước: Tụi em bây giờ đang ở trong tình trạng quá đầy đủ rồi, xe hơi nhà lầu cái gì cũng có hết trơn rồi. Trời Phật cho mình ngày hôm nay nên mình cũng gieo duyên giúp đỡ người ta. Tuổi trẻ mà, tụi em vẫn đi chơi, shopping, ăn uống nhậu nhẹt nhưng mà nó chừng mực thôi chứ không quá nhiều sa đọa như các thông tin đại chúng về những người trẻ bây giờ. Tụi em đang thông qua Facebook và thông qua bạn bè, truyền  đạt ý tưởng đó cho  bạn trẻ nào thấy hay thì làm theo.
Lê Đăng Khoa: Bọn em làm từ tiền của mình hết, đương nhiên mình cũng có nguồn thu. Nói chung cuộc đời mình thì cái mình có được là cái may mắn cộng với sự cố gắng của mình. Khi so với quá nhiều người ngoài kia mà mình có cái may mắn lớn như vậy thì mình nên chia sẻ. Em chỉ nghĩ đơn giản như vậy thôi.
Đó là 3 bạn trẻ, Lê Ngọc Hoàng Lan ở Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Phước ở Đà Nẵng, Lê Đăng Khoa ở Sài Gòn.
Ba năm qua, khởi sự từ năm 2012, bạn trẻ Lê Ngọc Hoàng Lan thuộc một nhóm không tên ở Đà Nẵng, bắt đầu một tháng 2 lần dọn cơm trưa cho những người từ quê ra Đà Nẵng bán vé số, buôn ve chai hoặc làm thợ nề, thợ hồ...
“Đọc báo thấy nhiều hoàn cảnh ngoài đời cần nhiều sự giúp đỡ quá, tụi em mới họp lại và một tháng đóng góp bao nhiêu đó để làm cơm trưa cho mấy chú bác trong quê ra Đà Nẵng bán vé số, bán ve chai, làm thợ hồ. Phần cơm tuy là nhỏ nhưng mấy chú bác tiết kiệm được mấy chục ngàn họ cũng vui.”
Công việc đòi hỏi sự gọn gàng, nhanh chóng, thân thiện, bảo đảm người dùng buổi trưa được no bụng và cảm thấy vui:
“Tụi em đa số đi làm rồi nhưng mà những em sinh viên rảnh thì ngày đó qua giúp  tụi em nấu cơm. Không có một địa điểm nào chính xác hết,  chỉ mượn cái chỗ gần khu chợ, mượn bàn ghế của mấy cô bán hàng ăn  mà buổi trưa người ta nghỉ, nấu cũng ở ngoài đường luôn chứ không có bếp núc hay cái gì cố định hết.
Nếu đầy đủ nhân lực thì tụi em nấu cơm, còn ngày nào bận thì làm những món đơn giản hơn như là mì quảng hay là bún chay. Ngày 15 với ngày mùng Một thường là ngày chay của người dân ở Đà Nẵng mình, một buổi khoảng gần 100 suất. Chỉ có buổi trưa thôi, tụi em muốn làm nhiều hơn nhưng chắc chuyện đó ngoài tầm tay. Thời gian đầu thì tụi em đi phát phiếu ăn, gặp ở ngoài đường thì mình phát, rồi lần sau người ta tự biết người ta tới. Mọi người tới đông đủ cũng vui lắm, dọn ra 11 giờ thì khoảng 12 giờ đã xong rồi, ai cũng bận đi làm, mọi người họ tranh thủ ăn cho lẹ để mà đi thôi.”
Nếu một tháng chỉ hai lần dọn cơm cho người lao động như thế thì cũng chẳng có gì đáng nói bởi ở Việt Nam giờ không thiếu những quán cơm 2000 cho người nghèo khó. Xin hãy nghe cô Hoàng Lan kể tiếp:
“Ngoài chuyện nấu cơm thiện nguyện cố định hàng tháng, ngày Tết hay Trung Thu tụi em còn vô mấy trung tâm hay mấy chùa nhận nuôi trẻ mồ côi ở Đà Nẵng, tiêu biểu như chùa Quang Châu, rồi những nhà trẻ mà nhiều người không biết thì tụi em quan tâm nhiều hơn một chút.
Ngoài những buổi đó ra thì tụi em nấu cháo, đưa vô mấy bệnh viện cho bệnh nhân ăn miễn phí. Rồi đi bệnh viện ung thư, những người khó khăn người ta mới ở lâu dài trong đó thôi. Có những trường hợp bị phỏng hay bệnh nặng rất thương tâm thì có bao nhiêu đóng góp vô phong bì cho người ta. Có nhiều lúc tụi em đi vô miền quê phát gạo, vô chùa cũng làm những chương trình như vậy. Bà con chỗ nào khó khăn quá thì tụi em để ý tới nhiều hơn.”
000_Hkg10199306.jpg
Những người từ quê ra Đà Nẵng buôn ve chai. (minh họa)

Chia sẻ cho người nghèo khó là một trong những tâm nguyện của bạn trẻ Nguyễn Hữu Phước, cư dân Đà Nẵng, mạnh thường quân của nhóm không tên do Hoàng Lan phụ trách. Khi Thanh Trúc hỏi thăm mới hay Nguyễn Hữu Phước cụng là người đã và đang giúp trang trải những ca giải phẫu miễn phí cho trẻ bệnh tim bẩm sinh, xây mái ấm cho người không nhà, giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ được cơ hội đi học. Anh bắt đầu làm những việc này ngày sau khi lời cầu nguyện cho mẹ khỏi bệnh đạt kết quả tốt đẹp.
Năm 2010, Nguyễn Hữu Phước lập Quỹ Từ Thiện PK với phần lớn chi phí do anh trang trải:
“Em làm tới ngày hôm nay là hơn 5 năm rồi, xây hơn 50 căn nhà tình thương ở Long An, Quảng Nam, Đà Nẵng, mổ tim thì tài trợ được 8 trẻ em.
Những ca mổ tim thì cũng tùy, ở miền Trung là em, còn ở miền Nam là bạn em. Vì tụi em hay đi bệnh viện thì người ta có xin số mình lại, khi thấy những trường hợp gia đình khó khăn hoặc thiếu kinh phí, đặc biệt mấy anh em dân tộc không có kinh phí để mổ ca tim đó thì người ta cho mình biết. Thường mổ tim là gần 60 triệu, bảo hiểm trả hết 15 triệu, còn thiếu gần 45 triệu thì mình trực tiếp đưa cho bệnh viện, trực tiếp nộp vào viện phí rồi bệnh viện mổ tim cho bé thôi.
Năm vừa qua em làm được 8 ca rồi, 8 ca thì cũng có 2 ca không thành công, em không qua khỏi vì quá nhỏ, sinh ra cỡ ba bốn tháng mà bị hở van tim hoặc tâm thất tâm nhĩ máu không bơm lên được. Thành công cũng có mà không thành công cũng có.”
Ba chục triệu, tương đương 1.400 đô la xây một căn nhà cấp 4, 45 triệu đồng cho một ca mổ tim tại bệnh viện là phí tổn do Quỹ Từ Thiện PK tài trợ từ đầu đến cuối mà không hề xin xỏ hay kêu gọi sự đóng góp của bất cứ người nào hay tổ chức nào khác.
Tự bỏ tiền kinh doanh để làm thiện nguyện, tự đi tiền trạm để tiếp xúc, tìm hiểu trước khi quyết định giúp đỡ cũng là tôn chỉ làm việc của Lê Đăng Khoa, thành viên chủ chốt thứ nhì trong Quỹ Từ Thiện PK, chuyên trách khu vực miền Nam mà Nguyễn Hữu Phước đã nhắc tới.
Theo như Lê Đăng Khoa cho biết, lý do xây được nhiều nhà tình thương cho người nghèo ở Long An là nhờ sự kết hợp giữa Quỹ Từ Thiện PK với chương trình Mái Ấm Ước Mơ của đài truyền hình Long An, thế nhưng nhiệm vụ tiền trạm và lựa chọn vẫn do nhóm của anh Khoa phụ trách:
“Em kết hợp với đài truyền hình Long An để thành lập chương trình Mái Ấm Ước Mơ, một tháng mình giao 2 căn nhà, em là người trực tiếp đi khảo sát và trực tiếp đi trao, đội ngũ xây dựng do mình giám sát luôn. Đối với người nghèo, để có một căn nhà như vậy là cả một ước mơ trong đời của họ, một niềm vui rất lớn. Bọn em tự dùng tiền của mình để xây nhà, đăng lên Facebook để cho mọi người thấy được có những cảnh đời khó khăn như thế nào và được giúp như thế nào vậy thôi.
Đầu tiên là cứu mạng người, thứ hai là đi xây chùa, thứ ba là đi phát sách, đó là việc mà tụi em đang làm.
- Nguyễn Hữu Phước
Lâu lâu cũng có một vài bạn muốn quyên góp ví dụ bàn ghế hay gì đấy thì em hỗ trợ cho họ, cho địa chỉ để họ tới đó họ tự tặng.”
Làm những việc thiện nguyện đối với một doanh gia trẻ tương đối thành công như Lê Đăng Khoa là một trách nhiệm mà cũng là một hạnh phúc lớn lao. Anh chia sẻ:
“Cũng như mình vay của đời những cái mình đang có thì mình trả lại cho đời mà trả trong lúc mình còn có thể làm được. Tụi em quan niệm là khi mình đi kêu gọi thì rất nhạy cảm, nói chung tụi em tự dùng tiền của mình để làm và hạn chế tối đa những vấn đề nhạy cảm.”
Vậy bạn có mong đợi gì không từ những việc đã làm được cho người khác, Lê Đăng Khoa quả quyết:
“Thực ra thì không mong đợi gì cả, chỉ cảm thấy đó là niềm vui rất lớn trong đời mình, nó làm mình cảm thấy đang sống cuộc đời rất ý nghĩa.”
Nguyễn Hữu Phước nói với Thanh Trúc là anh ước mơ được làm những việc tốt đẹp như thế này mãi mãi:
“Đầu tiên là cứu mạng người, thứ hai là đi xây chùa, thứ ba là đi phát sách, đó là việc mà tụi em đang làm.”
Với Lê Ngọc Hoàng Lan, món quà quý giá cô nhận được chính là sự thông cảm, thân thiện và chia sẻ từ những cô những chị bán hàng khi cô đi chợ mua sắm vật liệu về nấu buổi cơm trưa cho những người lao động vào thành phố hoặc những suất cháo buổi sáng đến cho những bệnh nhân và người thăm nuôi trong bệnh viện:
“Khi em mua rau quả thường là mấy cô mấy chị bớt giá cho em hoặc có khi cho không, rồi lại còn hỏi han về những chuyện tụi em đang làm. Điều đó làm chúng em cảm thấy thật ấm lòng.”
Các bạn trẻ này luôn nhắc đi nhắc lại là họ chỉ làm những việc nhỏ mọn và khiêm tốn mà thôi, nhưng thiết tưởng với nhiều người có lòng thì đó là những công việc xuất phát từ trái tim nhân hậu và tấm lòng mẫn cảm mà không phải ai cũng có được và làm được.

Luật hóa mạng xã hội: Thừa nhận báo chí tư nhân?

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-03-03 
000_8E2CT-620
Biểu tượng khổng lồ được tạo ra với hình ảnh của người dùng Facebook trên toàn thế giới đặt tại Trung tâm dữ liệu Thụy Điển hôm 7/11/2013. AFP photo
Bất đồng quan điểm với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam hôm 2/3/2016 xin ý kiến các đại biểu để đưa các trang thông tin điện tử tổng hợp và thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội vào Dự thảo Luật báo chí. Đây là vấn đề từng gây nhiều tranh cãi vì luật hóa các loại hình thông tin vừa nêu là bước vào ranh giới mỏng manh của sự thừa nhận báo chí tư nhân.
Dự luật Báo chí đã được Chính phủ chuyển qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, theo nghị trình thì vào kỳ họp thứ 11 từ ngày 21/3/2016 sắp tới Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua. Tuy vậy Dự luật này được cho là có quá nhiều thiếu sót, mặc dù đây là lần soạn thảo thứ 19. Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến, chỉnh lý Dự thảo Luật báo chí theo hướng tôn trọng quyền cơ bản của công dân và theo tinh thần Hiến pháp 2013 việc hạn chế quyền công dân phải được qui định bằng Luật chứ không phải theo Nghị định.
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ ngày 18/2 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phê phán việc Dự luật Báo chí không có nội dung nào liên quan tới các trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Theo báo mạng VnEconomy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đó đã  nói rằng, Hiến pháp qui định quyền dân chủ trong đó có quyền tự do ngôn luận của nhân dân và không thể quan niệm truyền thông xã hội không phải là báo chí. Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son lúc ấy đã lập đi lập lại chỉ thị của Bộ Chính trị, là Việt Nam không thừa nhận báo chí tư nhân, do vậy Luật Báo chí chỉ quản lý các loại hình báo chí còn các loại hình khác thì theo Nghị định 72. Ông Son nhấn mạnh, nếu đưa trang thông tin điện tử vào Luật Báo chí thì vô hình chung thừa nhận truyền thông xã hội là báo chí.
Phải thừa nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí là hai vế của một vấn đề. Thực ra khái niệm báo chí thời mới đã khác xa thời cũ.
- Luật sư Trần Vũ Hải
Trả lời chúng tôi vào tối 2/3/2016, Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội nói rằng cần rõ về hơn Dự luật Báo chí và các nội dung chỉnh lý thì mới có thể bình luận sâu. Tuy vậy ông phát biểu:
“Phải thừa nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí là hai vế của một vấn đề. Thực ra khái niệm báo chí thời mới đã khác xa thời cũ. Báo chí thời cũ thường là báo giấy, báo in, báo hình, báo tiếng. Nhưng hiện nay báo trên mạng xã hội, mỗi một cá nhân có thể tạo được một tờ báo cho chính mình. Cho nên họ lo ngại gì bên trong thì tôi chưa rõ được, nhưng thực sự họ phải thừa nhận là có báo chí tư nhân nhân. Nếu mà mạng xã hội được đưa vào luật thì thừa nhận báo chí tư nhân và báo chí tư nhân cần phải được thể hiện không chỉ qua báo mạng xã hội mà còn ở những lĩnh vực khác.”
Khi chỉnh lý Dự Thảo Luật báo chí do Chính phủ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện quan niệm khá cởi mở. Theo đó, bên cạnh sản phẩm thông tin do cơ quan báo chí thực hiện, còn có nhiều sản phẩm thông tin có tính chất báo chí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện như đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội.
Theo báo mạng VnEconomy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan niệm những hình thức thông tin vừa nêu hiện đang được sử dụng phổ biến, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và là kênh quan trọng để người dân thể hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của mình.
Nhận định về việc Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Nguyễn Bắc Son nhất mực dẫn chỉ thị Bộ Chính trị là Việt Nam không thừa nhận báo tư nhân và vì thế không đưa các loại hình truyền thông mạng xã hội vào Luật Báo chí, Nhà báo tự do Phạm Thành từ Hà Nội phát biểu:
Hiện nay báo chí tư nhân mặc dù nhà nước không cho thành lập, nhưng báo chí tư nhân tràn ngập. …trên thực tế bây giờ mấy triệu facebook, hàng chục trang blog cá nhân, nhà nước muốn dẹp cũng không dẹp được…
- Nhà báo tự do Phạm Thành 
“Hiện nay báo chí tư nhân mặc dù nhà nước không cho thành lập, nhưng báo chí tư nhân tràn ngập. Thí dụ mỗi một ông chủ facebook, một chủ blog là một tờ báo tư nhân. Trên thực tế những tờ báo đó vẫn hoạt động công khai, cũng tác động dư luận hướng dẫn dư luận, cũng làm vai trò thực như báo chí như của bên lề phải quản lý. Thế thì ông Bắc Son không nhìn thấy thực tế đó mà ông ấy cứ tưởng rằng chỉ có báo chí nhà nước mới làm chức năng thông tin, hướng dẫn dư luận, tổ chức quần chúng…trên thực tế bây giờ mấy triệu facebook, hàng chục trang blog cá nhân, nhà nước muốn dẹp cũng không dẹp được…”
Trong báo cáo chỉnh lý Dự luật Báo chí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ràng buộc truyền thông xã hội theo Luật Báo chí và các qui định khác của pháp luật có liên quan của Việt Nam. Theo đó, các trang thông tin điện tử tổng hợp phải trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí, ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan báo chí, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. Ngoài ra người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam khi đăng thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội do các tổ chức, các doanh nghiệp nước ngoài hay các cá nhân nước ngoài cung cấp, phải tuân thủ các qui định của Luật Báo chí và các qui định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam…
Nếu như Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành công trong việc chỉnh lý Dự luật Báo chí, thêm vào các nội dung liên quan đến truyền thông xã hội, để cuối cùng được Quốc hội khóa 13 thông qua và thành luật, thì đây sẽ là cải cách lớn lao trong công tác lập pháp ở Việt Nam.

Hoãn Dự luật Biểu tình: Sợ dân chủ hay dân oan

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-03-03  
000_Hkg10255403
Người dân giăng biểu ngữ tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía bắc ngày 17/2/1979. Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 17/2/2016. AFP photo
Quốc hội Việt Nam sẽ không thảo luận Dự luật Biểu tình vào kỳ họp thứ 11 khai mạc vào 21/3/2016 sắp tới như dự kiến. Lý do vì Chính phủ chưa thể hoàn chỉnh Dự luật và chuyển sang Quốc hội. Như vậy một quyền hiến định của người dân tiếp tục bị trì hoãn từ 70 năm qua.
Nhận định về việc người dân Việt Nam không biết đến bao giờ mới có thể thực hiện quyền phản đối một cách hợp pháp qua Luật Biều tình, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon trình bày quan điểm:
“Ý kiến cá nhân, tôi đã nhiều lần đề nghị là những quyền hiến định không nên để bị treo đến 70 năm mà không có luật và cứ chung chung... Cho nên tôi cho rằng còn có những luật cần phải ra đời trong đó có Luật Biểu tình, Luật Lập hội và quyền được cung cấp thông tin ..v..v.. Đó là một số luật cần phải có để thực hiện quyền dân chủ đầy đủ mà Hiến pháp 2013 cũng đã qui định tiến bộ hơn nhiều so với trước. Việt Nam đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc việc cần phải ra những luật như vậy hết sức cấp thiết…”
Quyền biểu tình cũng như nhiều quyền cơ bản của công dân được qui định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, kể từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho tới Hiến pháp gần đây nhất 2013. Điều 25 của Hiến pháp 2013 khẳng định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật qui định.
Dự luật Biểu tình đã nhiều lần bị trì hoãn, mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay từ năm 2011 từng xác định Việt Nam cần có Luật Biểu tình để quản lý hoạt động này. Nhu cầu luật hóa một quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp là tối cần thiết, nhất là trong vài năm qua hàng trăm cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã xảy ra ở Việt Nam theo lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, hoặc tự phát hoặc bị giật dây không rõ nguồn gốc. Điển hình là các cuộc biểu tình hồi  tháng 5/2014 để phản đối hành động của Trung Quốc, đưa giàn khoan Hải dương 981 vào thăm dò khai thác bên trong thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi Quảng Ngãi.
Ý kiến cá nhân, tôi đã nhiều lần đề nghị là những quyền hiến định không nên để bị treo đến 70 năm mà không có luật và cứ chung chung...
- Luật sư Trần Quốc Thuận
Nếu như có Luật, thì cuộc biểu tình của hàng chục ngàn công nhân vào trung tuần tháng 5/2014 có thể đã diễn ra một cách ôn hòa hơn, không theo cách bị kích động bạo lực, đốt phá hàng trăm công ty của người Hoa ở Đồng Nai, Bình Dương và nghiêm trọng nhất là ở Khu Kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh gây thương vong cho 150 công nhân Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam đã phải bồi thường thiệt hại cho các công ty nước ngoài mà phần lớn là Trung Quốc và Đài Loan cả trăm tỷ đồng.
Bên cạnh những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, còn là những cuộc biểu tình của dân oan mất đất, người bị oan sai và đình công biểu tình của người lao động đòi quyền lợi. Người dân bức bách thì cứ rủ nhau biểu tình vì là quyền hiến định, chuyện không có luật là chuyện của Quốc hội.
Đường đi gập ghềnh của Dự luật Biểu tình và sự hoãn đi hoãn lại, đầu năm 2016 cử tri Việt Nam những tưởng Quốc hội khóa 13 trước khi mãn nhiệm sẽ thông qua Luật Biểu tình. Nhưng cuối cùng mọi việc vẫn như cũ, Chính phủ một lần nữa xin hoãn mà không nói rõ khi nào sẽ trình Dự luật qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong phiên họp ngày 17/2/2016 vừa qua  Ủy ban Thường vụ Quốc hội không chấp thuận đề xuất này và yêu cầu trình Dự luật đúng lịch trình. Cá nhân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phê phán Chính phủ là làm việc thiếu nghiêm túc.
Dầu vậy trong cuộc họp báo, sau phiên họp thường kỳ ngày 29/2/2016 tại Hà Nội của Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ông Nguyễn Khắc Định đã cho biết là, sau khi được tin Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý cho hoãn trình Dự luật Biều tình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xác định với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là chưa hoàn tất Dự luật Biều tình để trình ra kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 13 dự kiến khai mạc ngày 21/3/2016 sắp tới. Như vậy việc xem xét Dự luật Biểu tình sẽ thuộc thẩm quyền Quốc hội Khóa 14 sắp tới và bao giờ có Luật là điều chưa rõ.
Bất chấp việc chưa có Luật Biểu tình thực ra từ mấy năm qua đã diễn ra làn sóng biểu tình liên tục ở Trung Nam Bắc.
- TS Phạm Chí Dũng
Thông tin nghị trường cho biết, Ủy ban soạn thảo Dự luật Biểu tình do Bộ Công an chủ trì đã hoàn tất công việc. Tuy nhiên trong nội bộ Chính phủ không có sự thống nhất quan điểm và còn nhiều ý kiến tranh cãi như thẩm quyền cấp phép và chế tài. Bộ Quốc phòng có ý kiến phản đối mạnh mẽ nhất việc ra Luật Biểu tình, vì cho là không nên có sự đổi mới chính trị quá mức. Ngoài ra Bộ Quốc phòng viện dẫn các vấn đề an ninh quốc gia và yêu cầu tiếp tục quản lý việc tụ họp đông người qua Nghị định thay vì Luật. Những chi tiết này được ông Nguyễn Kim Khoa Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội tiết lộ trong phiên họp ngày 17/2/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và báo mạng Một Thế Giới tường thuật lại. Đại biểu Khoa cũng phản bác quan điểm của Bộ Quốc phòng, theo lời ông luật hóa quyền biểu tình là thực thi Hiến pháp chứ không phải là đổi mới chính trị.
TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập một tổ chức xã hội dân sự tự phát, từ Saigon nói với chúng tôi về điều gọi là nguyên nhân chủ yếu của việc trì hoãn Dự luật biểu tình, cho dù Chính phủ có thể soạn thảo nó với thật nhiều thủ tục để hạn chế quyền biểu tình.
“Thực ra vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau chỉ là một lý do rất là bề mặt. Lý do sâu xa thực chất ở Việt Nam có hàng triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân về môi trường. Tất cả những thành phần như vậy họ đều muốn phản ứng đối với nhà nước về những chính sách bất cập và gây hậu quả nghiêm trọng đối với vấn đề sinh kế, mưu sinh và môi trường của họ. Thành thử không có gì ngạc nhiên việc nhà nước rất sợ những thành phần dân oan, nạn nhân môi trường hay gần đây là tiểu thương biểu tình. Bất chấp việc chưa có Luật Biểu tình thực ra từ mấy năm qua đã diễn ra làn sóng biểu tình liên tục ở Trung Nam Bắc. Năm 2015 vừa rồi đã chính thức hình thành phong trào cứu lấy dân oan ba miền, những người này thường xuyên kéo tới trụ sở văn phòng tiếp dân ở Ngô Thời Nhiệm Hà Nội…”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số đại biểu đã có nhiều phát biểu mạnh mẽ và được cho là hợp lòng dân trong thời gian gần đây, đặc biệt có ý kiến đòi chế tài những người có trách nhiệm trong việc chậm trễ trình dự Luật Biểu tình.
Nhìn từ bên ngoài có thể thấy sinh hoạt nghị trường bớt nhàm chán hơn, nhưng sự nâng cao vai trò Quốc hội trong sự cân bằng ba nhánh quyền lực Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp để tiến tới thịnh vượng và dân chủ lại là một câu chuyện khác. Vấn đề mà các nhà quan sát coi là một đề xuất hấp dẫn nằm trên vạch xuất phát của con đường thiên lý.

KS Mường Thanh sai phạm khủng: không chỉ Quảng Ninh... sai phạm khắp VN

(Kiến Thức) - Có mặt ở tỉnh thành nào trên khắp Việt Nam, khách sạn Mường Thanh sai phạm khủng luôn và khiến người dân địa phương bức xúc cao độ.

Ông Lê Thanh Thản là một trong những đại gia hàng đầu trong kinh doanh bất động sản, nổi tiếng với hàng loạt các dự án nhà giá siêu rẻ kết hợp với hệ thống khách sạn Mường Thanh vô cùng đồ sộ.
Tuy nhiên, làm nên sự “nổi tiếng” còn có sự góp sức của hàng loạt khách sạn Mường Thanh sai phạm khủng, vi phạm luật pháp tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

KS Mường Thanh Quảng Ninh vi phạm khủng
Vụ sai phạm đình đám, nổi cộm gần đây nhất phải kể đến khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh. Đây là khách sạn có tiêu chuẩn 5 sao, có địa chỉ tại tổ 1, khu 2, phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh), bên bờ Kỳ quan – Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Theo điều tra của báo điện tử Kiến Thức công trình khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh do Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Thanh Niên Quảng Ninh làm chủ đầu tư được khởi công năm 2011, dù không có giấy phép xây dựng, xây dựng sai so với tổng mặt bằng quy hoạch đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt về chỉ giới, diện tích và mật độ xây dựng.


 Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh. 

Trước những sai phạm trên, Xây dựng Quảng Ninh đã có thông báo số 1340/SXD-TT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND TP Hạ Long nếu chủ đầu tư không thực hiện thì tổ chức cưỡng chế.
Ấy vậy mà suốt từ 8/2012 khi quyết định 2004/QĐ-UBND có hiệu lực đến tháng 1/2014, bất chấp Sở Xây dựng Quảng Ninh đã có nhiều văn bản đôn đốc chủ đầu tư, UBND TP Hạ Long song chủ đầu tư không chấp hành.
Chính vì sự buông lỏng trong quản lý nên khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh đã được khánh thành ngày 30/12/2013, thế nhưng giấy phép xây dựng lại được cấp ngày 4/2/2015. Điều này cho thấy, việc coi thường pháp luật, sai phạm của công trình khách sạn của đại gia Lê Thanh Thản đã được các Sở, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh chạy theo hợp thức hóa.
Không chỉ có khách sạn ở Quảng Ninh, mà hệ thống khách sạn Mường Thanh của vị đại gia điếu cày này ở khắp các tỉnh thành trên cả nước cũng mắc hàng loạt sai phạm lớn.
KS Mường Thanh Khánh Hòa không đúng hồ sơ bản vẽ
Ngày 11/6/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo ngừng thi công công trình Mường Thanh – Khánh Hòa cao 48 tầng ở TP Nha Trang.
Nguyên nhân dự án bị ngừng thi công là do diện tích xây dựng, tổng mặt bằng và định vị hệ thống trụ thi công của dự án thực tế thay đổi so với hồ sơ bản vẽ thiết kế kèm theo Giấy phép xây dựng được cấp.
Do vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu dừng thi công đối với một số hạng mục công trình thi công không đúng với nội dung so với hồ sơ bản vẽ từ ngày 3/6/2015, cho đến khi cấp lại giấy phép xây dựng điều chỉnh bổ sung; thực hiện việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục bổ sung theo hướng dẫn của Sở Xây dựng.
KS Mường Thanh Sài Gòn tiếp tục thi công khi hết phép xây dựng
Cuối năm 2014, dự án Mường Thanh Sài Gòn tại địa chỉ 8A, Mạc Đĩnh Chi, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM cũng đã bị đình chỉ thi công. Theo thông tin UBND P.Bến Nghé cung cấp cho báo chí, ngày 2/1/2013 UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 1.282 m2 đất cho DNTN Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Công trình này đã được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng khu văn phòng cao khoảng 20 tầng đến ngày 31/3/2014. Tuy nhiên, khi hết phép xây dựng, chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công.

 Khách sạn Mường Thanh Sài Gòn.
KS Mường Thanh Thanh Hóa không có giấy phép xây dựng
Ngày 20/12/2013, UBND phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa đã lập biên bản đình chỉ thi công với Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1- tỉnh Điện Biên vì xây dựng công trình khách sạn không có giấy phép xây dựng.
Biên bản nêu rõ: Tại thời điểm kiểm tra, doanh nghiệp đang triển khai xây dựng công trình khách sạn Mường Thanh (tại lô C1, D6, MBQH 530, diện tích xây dựng tầng 1 là 768m2; công trình đang ghép sàn tầng 2). Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao một công trình lớn như vậy được xây dựng ngay trên địa bàn TP.Thanh Hóa lại không giấy phép, không giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… mà vẫn đàng hoàng thi công?
Trao đổi với phóng viên NTNN, một lãnh đạo Sở Xây dựng Thanh Hóa cho hay, trường hợp của DN mới được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận địa điểm cho DN thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà hàng KS Mường Thanh. Sở Xây dựng Thanh Hóa chưa cấp giấy phép cho công trình xây dựng KS Mường Thanh Thanh Hóa. Việc DN tự ý xây dựng là hoàn toàn sai; việc xử lý sai phạm này trách nhiệm thuộc về chính quyền TP. Thanh Hóa.
KS Mường Thanh Mũi Né xây lố gấp 3 lần diện tích được cấp phép
Một dự án khác của đại gia Lê Thanh Thản cũng bị đình chỉ thi công là dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Coco Mũi Né (P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, Bình Thuận). Tại dự án này, chủ đầu tư bị phát hiện xây lố gấp 3 lần diện tích được cấp phép. Được biết, dự án được cấp giấy phép xây dựng là 4 tầng (15,5 m) nhưng Tập đoàn Mường Thanh đã xây cao tới 7 tầng (21,5 m).
Đáng chú ý là dù đã được Thanh tra xây dựng thuộc Sở Xây dựng Bình Thuận và UBND P.Hàm Tiến yêu cầu ngưng thi công nhiều lần nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình xây dựng. Chỉ đến khi Sở Xây dựng cho đoàn kiểm tra ra hiện trường lập biên bản tại chỗ thì việc thi công mới dừng lại. Sở Xây dựng đã xử phạt đơn vị nhà thầu thi công 35 triệu đồng và chủ đầu tư là Tập đoàn Mường Thanh 50 triệu đồng.
Trước hàng loạt sai phạm ở chuỗi Khách sạn Mường Thanh mà tập đoàn này đang xây dựng, ông Trương Xuân Danh – Phó Tổng giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (chủ đầu tư hệ thống khách sạn Mường Thanh) từng trả lời trên báo Tuổi Trẻ ngày 9/9/2014 rằng: “Nói Mường Thanh xây không phép thì chúng tôi khẳng định không dám làm thế, chỉ là một số khâu chưa kịp làm đầy đủ, dẫn đến không đáp ứng kịp thủ tục….”.
Theo ông Danh, thực tế có những công trình của Mường Thanh làm theo kiểu “vừa xếp hàng vừa hành quân”, tức là khởi công, xây dựng song song với quá trình xin giấy phép”.
06:00 03/03/2016

Hồng Liên (Tổng hợp)