Sunday, March 13, 2016

Khô hạn “đốt” hàng ngàn tỷ đồng của dân Tây Nguyên

TRÀ PHƯƠNG-07:25 14/03/2016
Thời tiết nắng nóng, không có mưa khiến tình trạng khô hạn trên địa bàn Tây Nguyên càng nghiêm trọng.

Khô hạn “đốt” hàng ngàn tỷ đồng của dân Tây Nguyên
Ảnh minh họa.
Dưới cái nắng nóng như đổ lửa, ông Trương Cúc ở thôn Nâm Xuân, xã Nâm N / Dir, huyện Krông Nô (Đắk Nông) vừa lau mồ hôi vừa chỉ tay vào những gốc cà phê khô cằn vì thiếu nước. Ông Cúc cho biết từ tháng 9/2015 đến nay chưa có trận mưa nào lớn đủ cho một thùng chứa nước khiến 2 ha cà phê của gia đình ông lâm vào cảnh “khát” nước trầm trọng. Cà phê không được tưới nước nên năng suất giảm mạnh.
Ông Cúc dẫn chứng: Cách đây ba năm, mỗi năm dân trồng cà phê ở đây trung bình thu về 4 tấn/ha trở lên nhưng hai năm nay sản lượng giảm còn 2 tấn/ha. “Người dân nơi đây không dám đầu tư cho cây cà phê bởi chi phí đầu tư quá lớn, nhất là chi phí tưới nước, cộng với giá bán xuống thấp chỉ 31.000 đồng/kg (giảm 30% so với trước đây), người trồng chỉ huề vốn”, ông Cúc nói.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện Krông Nô (Đắk Nông), Ea H’Leo (Đắk Lắk), Chư Păh (Gia Lai), hàng ngàn hecta diện tích cây trồng bị hạn hán rất nặng nề. Nhiều người dân trồng cà phê phải thuê người đào giếng sâu nhưng vẫn không có nước.
Anh Nam Hải, chủ vườn cà phê ở Chư Păh (Gia Lai), cho hay anh đã thuê thợ đào sâu hơn 100 m vẫn không có nước. Mỗi lần thuê thợ đào giếng, anh phải bỏ ra 2,2 triệu đồng/m. “Tôi bỏ ra mấy chục triệu đồng để khoan giếng mà không có giọt nước nào. Nếu tình trạng hạn hán kéo dài nữa, chắc nhà tôi phải chặt bỏ cà phê để chuyển qua trồng hoa màu thôi” - anh Hải ngậm ngùi.
Ngoài ra, hàng ngàn hộ dân cũng đang thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Bà con phải đi xa hàng chục cây số mua nước về dùng.
Ông Trương Công Hồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ hạn hán năm nay rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Theo thống kê đến cuối năm 2015, hạn hán đã gây thiệt hại cho nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk hơn 2.000 tỉ đồng. Trong đó các loại cây công nghiệp chủ lực như cà phê chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Do đó chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung phương án chuyển đổi cây trồng, thay thế cây cà phê bằng các loại cây ăn trái, hoa màu với tần suất sử dụng nguồn nước tưới ít.
Khốc liệt nhất 60 năm
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện nay tỉnh có 9.272 ha cây trồng bị khô hạn, trên 5.300 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Còn theo UBND tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có 3.026 ha cây trồng bị hạn, một số địa phương xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa khô 2016 Tây Nguyên có thể đối mặt với hạn hán khốc liệt nhất trong vòng 60 năm. Năm tháng qua, Tây Nguyên hầu như không có mưa, các trận mưa trái vụ không xuất hiện như quy luật các năm và dự báo phải đến trung tuần tháng 6 mới có mưa trở lại.
Theo Báo Pháp Luật TPHCM

Tỷ lệ người Nhật ghét Trung Quốc tăng cao kỷ lục

Hải Anh | 13/03/2016 10:00
Tỷ lệ người Nhật ghét Trung Quốc tăng cao kỷ lục
Người Nhật phản đối Trung Quốc xung quanh vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ảnh: CNN

Tỷ lệ người dân Nhật “không ưa” Trung Quốc tăng cao lên mức kỷ lục trên 80% sau hàng loạt động thái gây hấn của Bắc Kinh ở các vùng biển châu Á.

Theo báo South China Morning Post, hôm qua 12-3 Văn phòng Nội các Nhật thông báo cuộc khảo sát dư luận từ ngày 7 đến 17/1 trên 3.000 người cho thấy có tới 83,2% không có thiện cảm với Trung Quốc.
Đây là tỷ lệ cao kỷ lục kể từ khi chính phủ Nhật tiến hành khảo sát ý dân về mối quan hệ với các nước từ năm 1978.
Trong cuộc điều tra trước đó năm 2014, tỷ lệ công dân Nhật không ưa quốc gia láng giềng khổng lồ là 83,1%. Chỉ khoảng 14,8% người dân nước này cảm thấy thân thiện với Trung Quốc, tỷ lệ không thay đổi từ năm 2014.
Trong khi đó, tình cảm của dân Nhật dành cho Hàn Quốc được cải thiện, tăng 1,5% lên 33%. Dù vậy vẫn còn khoảng 64,7 % người nói rằng họ không cảm thấy thân thiện đối với xứ sở kim chi.
Ước tính 84,4 % những người được hỏi cho biết họ quý trọng nước Mỹ, đồng minh an ninh chủ chốt của Nhật, tăng 1,8% so với các cuộc khảo sát trước đó.
Thiện cảm của người dân Nhật dành cho Mỹ tăng cao kể từ khi quân đội Mỹ tiến hành "Chiến dịch Tomodachi" cứu trợ các nạn nhân thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011.
Cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc là một trong những thách thức lớn đối với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Căng thẳng giữa hai nước vẫn không suy giảm do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện do Tokyo hiểm soát.
Ngoài ra, các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông như xây đảo nhân tạo, triển khai tên lửa...cũng khiến các quốc gia khu vực và thế giới quan ngại. Nhật đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành vi khiêu khích của Trung Quốc trên biển Đông.
Theo Zing

Hẹn nén nhang ngày mai.

Lưu Trọng Văn-



Sáng qua gã uống trà, nhấm mứt gừng  với gs Tương Lai và gs Đào Công Tiến. Gã độp hỏi theo gs Tương Lai thì sáng 14.3 này Lễ Tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma có bị ai đó cản trở không? Gs hỏi ngược lại gã, theo cậu thì sao?

Gã vòng vo một đẫn, nào là sau Đại hội 12 rõ ràng báo chí của Đảng có mạnh mẽ hơn khi lên án Trung Quốc quấy phá ở Biển Đông.Nào là lần đầu tiên gã nghe ông Nguyễn Phú Trọng và ông Vương Đình Huệ khi tiếp Tống Đào đặc phái viên của Tập Cận Bình đã yêu cầu Trung Quốc phải nói đi đối với làm.Nào là chú Đinh La Thăng chắc chắn nhận ra có kẻ nào chơi xỏ mình làm mất mặt mình ngay những ngày mình vừa nhận chức bí thư thành ủy đã xua quân đàn áp và trơ tráo đến tàn nhẫn, đến mất liêm sỉ phá nát những vòng hoa của nhân dân Sài Gòn  tưởng niệm ngày 17.2 ngày Trung Quốc đem 600.000 quân xâm chiếm nước ta.

Tóm lại, theo gã là các bố lãnh đạo Sài Gòn  sẽ để yên như Hà Nội đã từng để yên.

Thế rồi chiều nay, tức thì gã được tiếp một đoàn cán bộ Phường tới...thăm.

Gã quá biết lí do rồi. Gã cười, chuyện ngày mai 14.3, Gạc Ma phải không? Mấy chú cán bộ Phường hê hê cười. Gã nói một lèo về ba quả bom khổng lồ anh bạn Trung cộng đang cài giờ cho nổ và đã cho nổ ở VN.

1.Biển Đông.

2.Kinh tế bẩn với hàng triệu tấn thực phẩm, hóa chất giết người độc hại.

3.Những con đập khổng lồ chặn nguồn nước ngọt trên thượng nguồn sông Mê Công.

Mấy chú cán bộ Phường đều có gốc dân miền Tây ào ào tố quê mình đang bị quá trời hạn. Gã bảo : Nước sông là của Trời cho dân ta bao đời nay. Một chú cán bộ Phường nổi đóa: Đâu phải của tụi nó mà tụi nó chặn? Chết! Lúa chết! Quê mình là vựa lúa mà lúa chết thì dân mình sống sao hở Trời?

Gã chuyển kênh, chốt hạ: Mai 9 g anh sẽ đi thắp nhang ở Tượng đài Trần Hưng Đạo cho các anh hùng  chống bọn Trung cộng xâm lược đã hy sinh bảo vệ Trường Sa. Có chú nào muốn  thắp nhang thì đi theo anh nhá!

Chia tay. Những cái tay bắt chặt ra phết.

(FB Lưu Trọng Văn)

Trung Quốc đưa trái phép tàu du lịch 10.000 tấn tới Hoàng Sa

Theo vnexpress-13/3/2016 | 22:57
Trung Quốc hôm nay đưa một chiếc tàu mới nặng 10.000 tấn vào vận hành tuyến du lịch trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

trung-quoc-dua-trai-phep-tau-du-lich-10000-tan-toi-hoang-sa
Tàu du lịch "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" mà Trung Quốc đưa trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: hinews.cn
Con tàu mang tên "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" khởi hành từ Tam Á để đưa khách du lịch trái phép tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, theo Sohu.com.
Người phụ trách cơ quan phòng hải Tam Á cho hay con tàu trên sau này sẽ thay thế tàu "Công chúa Gia Hương" thực hiện tuyến du lịch trái phép tới Hoàng Sa với tần suất khoảng 4 -5 lần/tháng. Tàu "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" sẽ đi trên tuyến từ Tam Á tới đảo Ốc Hoa thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa.
So với tàu "Công chúa Gia Hương", tàu "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" sở hữu các trang thiết bị hoàn thiện hơn, chở được nhiều du khách hơn, với khoảng 300 người. Tàu có lượng giãn nước gần 10.000 tấn.
Trung Quốc hồi tháng 4/2013 tiến hành chuyến du lịch trái phép đầu tiên tới quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh từ đó tới nay hàng tháng đều tổ chức khoảng 5 chuyến tương tự.
Các quan chức Mỹ và Đài Loan tháng trước xác nhận Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm theo đuổi chiến lược quân sự hóa Biển Đông.
Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối nước này đưa tên lửa đến đảo Phú Lâm, cho rằng đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Sản xuất TQ 'chậm lại' ảnh hưởng thế giới

Theo BBC-7 giờ trước 

Image copyrightAP
Image captionSản xuất của các ngành công nghiệp Trung Quốc đang ở mức tăng trưởng thấp nhất từ nhiều năm qua.
Sản xuất của các ngành công nghiệp Trung Quốc đang ở mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, làm dấy lên lo ngại cho hồi phục kinh tế toàn cầu.
Sản lượng chỉ tăng 4,5% vào tháng Một và tháng Hai là những kết quả tệ nhất kể từ 2008 trở lại.
Trung Quốc đang tìm cách tái tập trung vào kinh tế từ đầu tư cho đến xuất khẩu nhằm tăng tiêu dùng.
Bộ trưởng Tài chính của Anh George Osborne nói sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc là một trong những “yếu tố rủi ro” làm cản trở hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Thống kê gần đây cho thấy xuất khẩu Trung Quốc giảm 25,4% trong tháng Hai, so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là giảm sút lớn nhất kể từ 2009, cao hơn hẳn tỉ lệ 11,2% ghi nhận được trong tháng 01/2016.

Vẫn khá ảm đạm

Các hoạt động bán lẻ trong hai tháng đầu năm 2016 tăng 10,2%, thấp hơn dự đoán của các chuyên gia là 10,9%.
Một nhà kinh tế học của ngân hàng Commerzbank, ông Zhou Hao, nói với Bloomberg sản xuất chậm lại cộng với tiêu dùng hạ thấp “cho thấy mối quan ngại”.
Image copyrightAP
Image captionTình hình chung về tăng trưởng sản xuất và kinh tế ở Trung Quốc vẫn khá ảm đạm, theo một kinh tế gia từ ngân hàng Commerzbank.
Kinh tế gia này nói: “Tình hình chung về tăng trưởng vẫn khá ảm đạm”.
Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết Chính phủ vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong vòng 5 năm tới mà không cần áp dụng các biện pháp thúc đẩy kinh tế.
“Các chính sách kích thích tiền tệ quá mức là không cần thiết cho việc đạt mục tiêu,” Thống đốc Chu nói.
“Nếu không có các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế và tài chính, chúng tôi sẽ vẫn giữ những chính sách tiền tệ thận trọng”
Viết trên tờ báo Anh, The Sun, số Chủ Nhật, Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Osborne nói giá dầu giảm, tỉ giá hối đoái thay đổi và tình hình chính trị Trung Đông bất ổn đồng nghĩa với “hy vọng cho sự hồi phục của kinh tế toàn cầu đã biến mất”

Nhà máy lọc dầu Dung Quất lỗ hơn 1 tỉ mỹ kim nếu không được ưu đãi

Nếu không nhờ cơ chế giữ lại một phần thuế nhập cảng, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã lỗ tổng cộng 27,600 tỉ đồng, tương đương 1.2 tỉ Mỹ kim, kể từ khi được đưa vào vận hành thương mại năm 2010.
Truyền thông trong nước trích dẫn những báo cáo tài chính của nhà máy lọc dầu Dung Quất cho hay như vậy, giữa lúc ban quản trị nhà máy đang đe dọa sẽ đóng cửa nếu không nhận được những biện pháp ưu đãi hơn nữa. Được xây dựng từ năm 2005 với kinh phí hơn 3 tỉ Mỹ kim, và được cấp kinh phí hơn 1.8 tỉ Mỹ kim để nâng cấp và mở rộng từ giữa năm 2015, tổng kinh phí cho nhà máy lọc dầu Dung Quất lên tới gần 5 tỉ Mỹ kim.
Có kinh phí lớn đồng thời nhận được hàng loạt ưu đãi, nhưng Dung Quất vẫn khiến dư luận hoài nghi khi thua lỗ triền miên. Trong một báo cáo gửi lên chính phủ giữa năm 2015, PetroVietnam đã tiết lộ mức lỗ của nhà máy này từ khi đi vào vận hành. Năm 2010, công ty lỗ gần 3.2 ngàn tỉ đồng, năm 2011 lỗ gần 4.8 ngàn tỉ đồng. Năm 2012 và 2013 lần lượt lỗ trên 6.4 ngàn và 6 ngàn tỉ đồng. Năm 2014, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn lỗ hơn 7.1 ngàn tỉ đồng. Kể từ khi đi vào vận hành thương mại, Dung Quất lỗ khoảng 1.2 tỉ Mỹ kim.
Việc được giữ lại thuế nhập cảng đã giúp Dung Quất khai bớt lỗ. Năm 2015 vừa qua, công ty thông báo lãi 6 ngàn tỉ đồng, song con số này cũng phần nhiều đến từ ưu đãi thuế.
 03/13/2016 - 12:26
Huy Lam / SBTN

Ngành dệt may Việt Nam lệ thuộc Trung cộng

Nhiều doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam có nguy cơ đứng bên lề khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, nếu họ không giải được bài toán nguyên liệu.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan ở Sài Gòn, các doanh nghiệp trong nước đa phần làm gia công, và phải nhập 60% tới 70% nguyên liệu và phụ liệu từ nước ngoài, mà chủ yếu là từ Trung Cộng. Theo ông Hồng, nếu cứ nhập nguyên liệu, phụ liệu và làm gia công, thì ngành dệt may trong nước sẽ khó tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với nhiều đối tác.
Số lượng doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tư khép kín mọi khâu từ kéo sợi, dệt, nhuộm đến may rất ít. Phần lớn doanh nghiệp vẫn còn có hoạt động chính là may gia công, trong khi muốn được hưởng thuế suất 0% từ Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, họ phải đáp ứng yêu cầu về xuất xứ nguyên liệu từ sợi trở đi.
Số liệu của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam Vitas cho thấy, trong tổng số hơn 6,000 công ty dệt may, số công ty may chiếm tới 70%, còn dệt chỉ chiếm 17%, kéo sợi 6%, nhuộm 4% và phụ trợ chỉ 3%. Chưa kể, khoảng 70% hàng xuất cảng dệt may của Việt Nam được thực hiện theo phương thức cắt, ráp và gia công. Điều này cho thấy Việt Nam đang tập trung vào  trong khâu cuối là cắt may, còn lĩnh vực kéo sợi, dệt và nhuộm thì lại chưa có sự đầu tư tương xứng. 
03/13/2016 - 09:13
Huy Lam / SBTN

Bộ công an bị chỉ trích vì thiên vị quan chức trong tai nạn giao thông

Bộ Công An Cộng Sản Việt Nam vừa gặp phải hàng loạt ý kiến chỉ trích trong nước, sau khi đưa ra dự thảo Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
Trong thông tư này có các điều khoản không chỉ ưu tiên cho các quan chức cao cấp, mà còn ưu tiên cho cả phương tiện chuyên chở họ. Theo đó, trong trường hợp xe chở quan chức cao cấp đi đường gây ra tai nạn, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản các chi tiết về vụ tai nạn nhưng sẽ phải cho xe đi chứ không được bắt giữ. Trong trường hợp chiếc xe bị hỏng không đi được, cảnh sát giao thông lại phải bảo đảm quan chức trên xe tìm được cách khác để đi tiếp.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Đại biểu Quốc Hội Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, quy định quan chức được ưu tiên hơn dân thường không đúng với tinh thần của Hiến Pháp, là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Báo Tuổi Trẻ cũng dẫn lời Luật sư Phạm Thanh Bình​ thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, cho rằng sự phân biệt giữa quan chức và dân thường sẽ gây khó khăn cho những người thi hành công vụ, tạo ra tâm lý chủ quan, coi thường pháp luật ở các viên chức cấp cao và ở ngay cả những người tài xế của họ.
Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS cũng được dẫn lời nói rằng, dự thảo quy định do Bộ Công An Cộng Sản Việt Nam đưa ra, là dấu hiệu của sự lạm quyền bởi nhà nước. 
03/13/2016 - 11:02
Huy Lam / SBTN

Chùm ảnh: Kinh hoàng rác thải tràn ngập Khu kinh tế Vũng Áng

(PL+) - Công khai có, đổ trộm có và cứ thế, mỗi giờ mỗi ngày trôi qua khu vực dân cư giáp ranh với Khu công nghiệp Vũng Áng đang bị rác thải đủ loại vây bủa. Việc một số công ty lén lút, đổ trộm rác thải công nghiệp từ dự án Formosa ra môi trường đang là thực trạng đáng báo động tại Khu kinh tế Vũng Áng (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Trên QL1A, đoạn qua Khu kinh tế Vũng Áng, phóng viên Phapluatplus.vn ghi nhận thực trạng rác thải ở đây tràn ngập khắp nơi.
Rác thải công nghiệp và sinh hoạt không chỉ chất đầy dọc hai bên quốc lộ mà còn được đổ cả lòng đường, ngay trước trụ sở một số công ty, quán ăn, nhà hàng trông rất phản cảm, mất vệ sinh.
Để hạn chế việc đổ trộm rác thải ra khu vực sinh sống, một số hộ dân dọc QL1A đã dựng bảng “cấm đổ rác” “đổ rác trái quy định sẽ bị phạt tiền từ…” nhưng xem ra vẫn không hiệu quả. tại những điểm này, rác thải vẫn chất hàng đống, bốc mùi hôi thối, các “khổ chủ” vẫn phải nín thở chịu đựng, sống chung với rác.
Người dân bên cạnh hàng tấn rác thải được chất đầy khắp nơi trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng.
Người dân bên cạnh hàng tấn rác thải được chất đầy khắp nơi trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng.
Đặc biệt, theo quan sát, nhiều khu vực đồi núi tại các phường Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Trinh (cùng thuộc Thị xã Kỳ Anh) đã trở thành bãi bãi tập kết rác công nghiệp, rác sinh hoạt khổng lồ, trông rất kinh hãi.
Cụ thể, từ đường tránh QL1A (qua thị xã Kỳ Anh) đi vào khu vực đồi, núi, nằm dưới hai mỏ đá Khe Rò, Ngọ Su (thuộc phường Kỳ Long) có nhiều điểm rác thải rộng hàng trăm m2, bốc mùi thối nồng nặc, nhiều ruồi xanh, nhặng bâu đặc.
Rác ở đây muôn hình vạn trạng, có vô số ván gỗ, nhiều bao tải không rõ nguồn gốc, chai nhựa, vỏ bìa carton, bao ni lông, thùng hóa chất ghi chữ Trung Quốc… nằm ngổn ngang, chất cao thành núi.
Bên cạnh đó, dọc đường tránh QL1A qua địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng cũng có hàng chục điểm đổ rác thải công nghiệp, thậm chí rác còn chất đống trong vườn nhà dân.
Theo tìm hiểu, nhiều hộ dân tại đây đã cho các nhà thầu đổ rác thải công nghiệp từ dự án Formosa vào vườn để mục đích lượm lặt, mót lại sắt thép, phế phẩm lẫn lộn từ rác để bán ve chai kiếm lời.
Cơ quan chức năng bắt quả tang một số xe tải lén lút đổ trộm rác thải công nghiệp ra môi trường.
Cơ quan chức năng bắt quả tang một số xe tải lén lút đổ trộm rác thải công nghiệp ra môi trường.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Duy Vĩnh - Phó chủ tịch UBND Thị xã Kỳ Anh cho biết, hiện trên địa bàn có 2 nhà máy xử lý rác thải, mỗi ngày tiếp nhận, xử lý khoảng 40 tấn rác thải sinh hoạt và 10 tấn rác thải công nghiệp từ dự án Formosa.
Tuy nhiên, theo ông Hà, mỗi ngày vẫn còn một lượng lớn một lượng lớn thải công nghiệp từ dự án Formosa, rác thải dân sinh (chưa thể thống kê) vẫn được một số nhà thầu của của dự án, người dân địa phương lén lút, đổ trộm ra môi trường.
Ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tĩnh cho biết, sắp tới đơn vị này và các cơ quan chức năng sẽ tiến hành nhiều giải pháp để giải quyết thực trạng rác thải đang đổ tràn lan tại địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng.
Một số hình ảnh gây “sốc” mà phóng viên Phapluatplus.vn ghi lại cảnh rác thải đổ tràn lan tại Khu kinh tế Vũng Áng:
Gỗ thải, cùng đủ thứ rác khác chất cao ngập đầu người
Gỗ thải, cùng đủ thứ rác khác chất cao ngập đầu người
Cảnh nhếch nhác, bẩn thỉu do rác thải được đổ tràn lan không kiểm soát.
Cảnh nhếch nhác, bẩn thỉu do rác thải được đổ tràn lan không kiểm soát.
Chưa biết đến khi nào các cơ quan chức năng mới có giải pháp để xử lý đống rác
Chưa biết đến khi nào các cơ quan chức năng mới có giải pháp để xử lý đống rác "khủng" này
 Rác thải các loại vây quanh dân cư, hậu quả lâu dài thì chưa có cơ quan chuyên môi nào đánh giá nhưng người dân nơi đây thì vẫn phải chịu cực hình khi sống chung với rác.
 Rác thải các loại vây quanh dân cư, hậu quả lâu dài thì chưa có cơ quan chuyên môi nào đánh giá nhưng người dân nơi đây thì vẫn phải chịu cực hình khi sống chung với rác.
Là rác thải từ Khu công nghiệp, ai có thể lường hết được những hậu quả?
Là rác thải từ Khu công nghiệp, ai có thể lường hết được những hậu quả?
Rác được chất đống khắp nơi, người dân tranh thủ lượm lặt những gì có thể bán được từ đống phế thải, sau đó tiêu hủy bằng cách đốt thô sơ như thế này.
Rác được chất đống khắp nơi, người dân tranh thủ lượm lặt những gì có thể bán được từ đống phế thải, sau đó tiêu hủy bằng cách đốt thô sơ như thế này.
Ai cắm biển cấm cứ cắm, ai đổ rác vẫn vô tư... đổ rác!
Ai cắm biển cấm cứ cắm, ai đổ rác vẫn vô tư... đổ rác!
 Rác thải và bụi bẩn xâm lấn hành lang an toàn giao thôi, tấn công người đi đường.
 Rác thải và bụi bẩn xâm lấn hành lang an toàn giao thôi, tấn công người đi đường.
Không chỉ rác thải công nghiệp, rác sinh hoạt cũng chất đầy ngay bên quốc lộ, bất chấp biển báo
Không chỉ rác thải công nghiệp, rác sinh hoạt cũng chất đầy ngay bên quốc lộ, bất chấp biển báo "Cấm đổ rác".
Những bao tải chứa rác xuất xứ từ Trung Quốc chứa những loại phế thải bên trong mà chưa hề có cá nhân hay tổ chức nào đánh giá  được tác hại?
Những bao tải chứa rác xuất xứ từ Trung Quốc chứa những loại phế thải bên trong mà chưa hề có cá nhân hay tổ chức nào đánh giá  được tác hại?
Chùm ảnh: Kinh hoàng rác thải tràn ngập Khu kinh tế Vũng Áng
Chùm ảnh: Kinh hoàng rác thải tràn ngập Khu kinh tế Vũng Áng
Hàng loạt các xe tải đổ trộm rác thải bị cơ quan chức năng tạm giữ và xử phạt, tuy nhiên dường như chế tài chưa đủ sức răn đe khiến mức dộ vi phạm không thuyên giảm.
Hàng loạt các xe tải đổ trộm rác thải bị cơ quan chức năng tạm giữ và xử phạt, tuy nhiên dường như chế tài chưa đủ sức răn đe khiến mức dộ vi phạm không thuyên giảm.
17:40 - 13/03/2016
Trần Hoàng