Tuesday, January 23, 2018

Càng xây càng vỡ

Phạm Trần (Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam đang tìm cách không tự đào hố chôn mình trong công tác thanh lọc hàng ngũ trước Hội nghị Trung ương 7 diễn ra vào tháng 05/2018. Đây là kế họach "Xây Dựng Đảng" không có lối thoát được gọi là "chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", từng quy định tại kỳ họp Trung ương lần thứ ba của khóa đảng VIII, ngày 18/06/1997, thời Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Nhưng sau 21 năm thi hành, qua 4 đời Tổng Bí thư (Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng), công tác cán bộ vẫn là khúc xương khó nuốt của đảng CSVN. Trong nội bộ, các tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, chạy chức chạy quyền, lợi ích nhóm, suy thoái đạo đức, tư tưởng lệch lạc, công khai chỉ trích Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, xa dân, lánh đảng, trên bảo dưới không nghe, "tự diễn biến" và “tự chuyển hóa” ra ngoài chủ trương, đường lối đảng v.v… đã bộc lộ công khai và lan rộng trên khắp lĩnh vực, kể cả trong Quân đội và Cộng an.

Công tác cải tổ hành chính, thực hiện từ mấy chục năm, để cho bộ máy nhà nước tinh gọn, nhẹ bớt gành nặng phải chi tiền nhiều cửa cho dân, thực tế chỉ để “hành dân”. Trong khi chủ trương giảm bớt cán bộ, viên chức trong guồng máy cai trị từ Trung ương xuống cơ sở chỉ giúp phình to ra năm sau cao hơn năm trước. Thậm chí có tới 30% cán bộ, viên chức ăn lương mà không có việc gì để làm, ngoài việc hẹn nhau đi nhậu để chạy áp-phe, môi giới dự án kiếm tiền bỏ túi.

Nhiều viên chức lãnh đạo đảng và Đại biểu Quốc hội đã than phiền từ năm này qua năm khác mà tình hình vẫn như vịt nghe sấm, không Tổng Bí thư nào có khả năng thay đổi.

Ngang tầm - dưới tầm

Vậy Nghị quyết 03-NQ/HNTW ngày 18/06/1997 của đảng khóa VIII đã nói gì, hãy nghe: "Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa."

Nhưng “ngang tầm” với ai, theo tiêu chuẩn nào mà từ đó đền nay (2018), sau 21 năm, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn còn than trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 6 rằng: "Đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo.” (Hội nghị Trung 6/Khóa XII đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc ngày 11/10/2017)

Đến ngày 19/01/2018 tại Hà Nội, ông Trọng lại than tại “Hội nghị toàn quốc Ngành tổ chức xây dựng Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018": "Tình hình vi phạm kỷ luật của cán bộ, đảng viên còn diễn biến phức tạp, đáng báo động."

Ông nói: "Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp giữa các bộ, ngành. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn; dẫn đến chi thường xuyên ngày càng tăng, chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi ngân sách nhà nước."

Ngoài ra, Tổng Bí thư Trọng còn nhìn nhận: "Công tác cán bộ còn nhiều khe hở, lỗ hổng, tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém; chưa có cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền một cách hiệu quả. Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc nhiều người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai?... Vậy vai trò, trách nhiệm và sự đóng góp của ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong việc này thế nào?"

Ông Trọng là Tổng Bí thư, người có quyền hành cao nhất nước, nắm trong tay mọi chỉ tiêu, nhất cử nhất động phải được ông đồng ý mà hỏi cán bộ dưới quyền như thế thì nhân dân biết hỏi ai bây giờ?

Nên biết chuyên gia kinh tế Bà Phạm Chi Lan từng báo động: "Hiện nay số người hưởng lương và mang tính chất lương đã lên tới 11 triệu. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy…. Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. 

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy." (theo tin gốc của ViệtTimes được VietNamNet đăng lại ngày 09/06/2016)

Ngoài ra, Bà còn tố cáo đảng đã lấy tiền của dân để chi tiêu cho các Tổ chức chính trị của đảng, thay vì các dự án kinh tế ích quốc lội dân. Bà nói: "Theo Dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2016 được Bộ Tài chính công khai trên website của bộ này thì, tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị - xã hội tới 1.503,740 tỉ đồng, gồm Ủy ban Trung ương MTTQ (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) Việt Nam (92,435 tỉ đồng); Trung ương Đoàn TNCS (Thanh niên Cộng sản) Hồ Chí Minh (551,505 tỉ đồng); Trung ương Hội LHPN (Liên hiệp Phụ nữ) Việt Nam (158,685 tỉ đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỉ đồng); Hội CCB (Cựu chiến binh) Việt Nam (80,830 tỉ đồng); Tổng LĐLĐ (Tổng liên đoàn Lao động) Việt Nam (273,770 tỉ đồng). Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỉ đồng." (theo tin gốc của ViệtTimes được VietNamNet đăng lại ngày 09/06/2016)

Như vậy thì có phải chính đảng đã đẻ ra rồi nuôi ăn đám cán bộ mà đảng hô hào phải biên chế, tinh giảm để bớt gánh nặng cho ngân sách?

Cấp chiến lược

Sau Hội nghị 6, công tác cán bộ chưa ra ngô khoai gì cả thì đảng lại bày ra đề án"Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ".

Theo lời ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, phát biểu tại Hội nghị xin ý kiến Hội đồng Lý luận Trung ương và một số cấp lãnh đạo các cơ quan đảng ngày 12/1/2018 tại Hà Nội, thì Đề án quan trọng này sẽ trình Bộ Chính trị (cuối tháng 3-2018) và trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (đầu tháng 5-2018).

(Theo Tạp chí Xây dựng Đảng, ngày 11-01-018)

Tầm quan trọng của Hội nghị 7 còn được ông Trọng diễn giải: "Đề án này phải kế thừa, bổ sung, đổi mới và phát triển trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về Chiến lược cán bộ; thể chế hoá, cụ thể hoá Cương lĩnh 2011, Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng. Tinh thần là chuẩn hoá và siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và tình hình mới đặt ra, giải phóng được nguồn lực, phát huy tiềm năng, trí tuệ và sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ ở mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực." (Trích phát biểu ngày 19/01/2018)

Nghị quyết 3/VIII

Tham vọng nhiều như thế, nhưng những “chứng hư tật xấu” của cán bộ, đảng viên, không những đã tồn tại mà còn nghiêm trọng hơn theo lời than của Lãnh đạo đảng. Vậy ta nên xem lại những yếu kém nêu trong Nghị quyết 3/khóa đảng VIII để xem đảng CSVN đã tiến được bước nào trong 21 năm.

Hồi ấy, đảng khóa VIII báo cáo:

"- Một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng; có người do bất mãn cá nhân đi đến phản bội Đảng và lợi ích của nhân dân.

- Một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán; có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tùy tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.

Đáng chú ý là những biểu hiện tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ.

- Nhiều cán bộ lãnh đạo không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém. Có tình trạng nể nang, né tránh, không nói thẳng, nói thật với nhau, bằng mặt mà không bằng lòng.

- Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng "vừa thừa vừa thiếu". Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là về quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội, luật pháp... Nhiều cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt chỉ cốt để lấy được bằng cấp.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.”

Ngoài ra, Nghị quyết 3/VIII còn “hứa Tiều hứa Quảng” rằng: "Bảo đảm có đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới khoảng 30%-40% số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp, cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang. Phấn đấu đến năm 2020 số người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên bằng khoảng 4% dân số cả nước.”

Thực tế đã không xẩy ra như đảng muốn, ngoài con số có nhiều cán bộ, đảng viên mang bằng giả, hay mua được bằng thật.

Nghị quyết 4/XII nói gì?

Đến Hội nghị Trung ương 4/khóa đảng XII năm 2016, tức 19 năm sau, đảng vẫn ngổn ngang trăm mối tơ vò với cái tổ ong cán bộ biến chất và suy thoái tiếp tục nghiêm trọng.

Nghị quyết số 04-NQ/TW được ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10/2016 viết như sau:

- “Công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu.

- Nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đảng viên còn yếu kém.

- Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái.

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, một số việc chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao.

Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng.

- Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

- Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

- Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”

Cuối cùng đảng cảnh cáo: "Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. 

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ."

Tiền đâu?

Như vậy thì cái đảng lúc nào cũng oang oang cái mồm "không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân" bây giờ như thế nào?

Hãy đọc vài đoạn phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) với ông Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Báo ĐĐK: "Vào dịp cuối năm, các nơi đều tổ chức tổng kết, kiểm điểm, gắn với đánh giá công việc của từng thành viên trong đơn vị. Tuy nhiên trong tự phê bình và phê bình nhiều nơi còn mang tính hình thức, nể nang, né tránh, ngại va chạm

Trao đổi với ĐĐK về vấn đề này, ông Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, ở nhiều nơi, tự phê bình và phê bình trở thành hình thức, là dịp để khen nhau. Vì vậy phải thay đổi cách tổ chức sinh hoạt tự phê bình và phê bình làm sao cho thực chất.

Phóng Viên: Nhận định tình hình về công tác xây dựng Đảng những năm qua, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ rõ: “Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao”. Vậy theo ông tình trạng này tới nay đã được cải thiện?

Ông Nguyễn Túc: Tự phê bình và phê bình trong bối cảnh hiện nay khác nhiều so với trước đây. Hiện tự phê bình thường ít nói về khuyết điểm, thích nói nhiều đến ưu điểm. Đối với người phê bình thường hay khen hơn là chê. Trước đây, người ta coi được giao chức vụ, quyền hạn là một trách nhiệm nhưng nay được thăng chức là quyền lợi. 

Phục vụ là mục đích tối cao của người đảng viên, làm sao suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân nhưng hiện giờ lấy mục tiêu đầu tiên của một số người là “tiền đâu”? lên chức là “lên tiền” nên có tình trạng chạy chức chạy quyền. Điều đó dẫn đến chuẩn mực của tự phê bình và phê bình của hai giai đoạn rất khác nhau. Cho nên một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất đưa lợi ích vật chất lên trên. Điều đó khiến nhiều nơi không khí đấu tranh nội bộ trong Đảng không sôi động như trước đây.

Phóng viên: Thưa ông, khi bắt đầu quá trình đổi mới Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng đặt ra nhiều vấn đề trong tự phê bình và phê bình nhưng đến nay sau 30 năm đổi mới nhiều chi bộ vẫn chưa đạt được điều này?

Ông Nguyễn Túc: "Bước vào đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu từ những việc cần làm ngay, trong đó nêu rõ mỗi người phải xem mặt mạnh, mặt yếu của mình, không ai “xem mình trung thực hơn bằng bản thân mình xem mình”. Nếu chúng ta làm đúng theo những vấn đề trước đó được đặt ra thì tự phê bình và phê bình sẽ khác đi. Qua 30 năm đổi mới những ý kiến đó hình như nhiều cấp ủy đã quên mất, chỉ “tâng bốc” nhau làm cho bệnh thành tích ngày càng trầm trọng thêm. Vì bệnh thành tích dẫn đến che giấu khuyết điểm, cấp dưới che dấu khuyết điểm đối với cấp trên. Điều đó làm cho chỉ đạo của cấp trên với cấp dưới không sát với thực tế. Một loạt vụ việc xảy ra vừa qua đã cho thấy điều đó. Nếu không thực tâm với bản thân, nhận ra thiếu sót khuyết điểm hạn chế thì trước hết cơ quan không tiến được, và cả đất nước không tiến nhanh được. Đó là một trong những khía cạnh trong xây dựng chỉnh đốn Đảng không thể không lưu tâm." (Theo ĐĐK, ngày 16/12/2018)

Như vậy, nếu so sánh 2 Nghị quyết 3/VIII và 4/XII, cộng thêm với nhận xét của ông Nguyễn Túc thì ta sẽ thấy khi có nhiều lãnh đạo đảng đề cao và hô hào xây dựng đảng thì số cán bộ, đảng viên tụt hậu và suy thoái càng lên cao. 

Vấn đề bây giờ là liệu ông Nguyễn Phú Trọng có đủ bản lĩnh để thanh lọc hàng ngũ tại Hội nghị Trung ương 7 vào tháng 5/2018, hay ông lại sợ vỡ bình mà không dám đập chuột,hoặc chỉ biết đút củi vào lò đốt cho đẹp mắt? -/-

(01/018)

Chuyện bóng đá

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Cúp U23 Á Châu 2018 đang diễn ra tại bốn thành phố lớn thuộc tỉnh Giang Tô (Jiangsu). Giang Tô ở phía bắc Thượng Hải, thủ đô là Nam king (Nanjing), có GDP trên mỗi đầu người cao hàng thứ hai sau Quảng Đông. Giải U23 không lớn bằng giải vô địch Á Châu vì chỉ dành cho các cầu thủ trẻ dưới 23 tuổi.

Ở các nước như Nhật, Nam Hàn, Úc... các cầu thủ xuất sắc ít khi chịu tham gia đội U23 vì các câu lạc bộ thường chỉ nhân nhượng cho cầu thủ của mình tham gia đội tuyển quốc gia mà thôi. Khó lòng để ông Huấn luyện viên chịu “nhả ra” một cầu thủ ông đang cần trong thời gian tranh cúp trong nước hay các cúp câu lạc bộ. Tuy nhiên giải cũng có ý nghĩa với các cầu thủ trẻ được dịp học hỏi, đóng góp cho tương lai của đội tuyển quốc gia. 

Cúp U23 có nhiều kết quả rất bất ngờ. Đội đương kim vô địch giải Japan bị loại bởi đội dưới cơ Uzbekistan. Bất ngờ lớn nhất đội U23 Việt nam vào đến bán kết đấu với đội U23 Qatar. Sau khi VN thắng được các đội U23 được đánh giá mạnh hơn như Úc, Iraq, cầm hoà Syria. 

Kết quả hi hữu này khiến bao nhiêu người Việt Nam ở nhiều tỉnh thành trên cả nước oà khóc nức nở, đổ xô ra đường ăn mừng. Có cô cởi đồ lót, khoe vú, có cô tuột áo cờ đỏ sao vàng xuống đến rốn để khoe phần quan trọng hơn ở phía trên... Họ quên khuấy đi mất vụ án ĐLT, TXT…, quên cái lò của Tổng Trọng, quên BOT, quên cá chết, quên Biển Đông, quên Tàu... để thưởng thức: "Không khí chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam đã nóng nay còn nóng hơn với hình ảnh gái xinh cởi phăng quần áo ăn mừng giữa phố”. Đương nhiên khác hẳn các kỳ biểu tình chống cá chết, chống Tàu bành trướng ở Biển Đông... các công an “bạn dân” cũng vô cùng hồ hởi giữ gìn "an toàn trật tự", giữ không khí tụ họp được tự do thoải mái: "cái gì chứ cái gái xinh thì tụt càng nhiều càng hấp dẫn, càng đông người “ăn mừng””. Một kiểu ăn mừng vượt xa các nước trong vùng nhờ Đảng phát huy tinh thần đạo đức XHCN cao độ. 

Không cần phân tích của chuyên gia bóng đá, mọi người đều thấy thành tích đội bóng tùy thuộc chính vào huấn luyện viên trưởng. Khác với nhiều nước, đội U23 Việt Nam tập hợp các cầu thủ xuất sắc nhất nước và được xem như là đội tuyển quốc gia. Nhưng đội tuyển này đạt kết quả rất đáng thất vọng trong các lần tranh tài ở Á châu, gần nhất trong Seagame bị Thái Lan loại với tỉ số 3-0. Liên Đoàn Bóng Đá VN cuối cùng đã chọn HLV người Hàn Quốc Park Hang-seo, 59 tuổi, dẫn dắt đội tuyển quốc gia và đội U23 VN với mức lương rất cao, cao thứ hai trong các HLV nước ngoài ký hợp đồng với VN. 

Hàn Quốc, tên cũ Cao Ly, Nam Triều Tiên. Miền Nam trước 1975 thường được gọi là Đại Hàn, Nam Hàn. Nam Hàn có lẽ đúng nhất, South Korea. Đây là quốc gia rất gần gũi với miền Nam tự do VNCH, cùng lúc như cộng sản Bắc Hàn và miền Bắc cộng sản VNDCCH. Trong cuộc chiến chống cộng tại miền Nam VN, Nam Hàn đã gửi sư đoàn Mãnh Hổ sang đóng tại Qui Nhơn. Thời gian có sư đoàn Mãnh Hổ, Qui Nhơn được an toàn ít bị quấy rối so với các nơi khác như các cán binh VC vẫn thường kháo nhau: "Bọn lính đánh thuê này có kỷ luật, tẩm bổ sâm, võ nghệ cao, nó đá một cái vào mặt, may lắm cũng trẹo hàm". Phải, cán binh Cộng sản sợ nhất là “trẹo hàm”, hơn cả “teo chim”. Trẹo hàm đương nhiên nói năng lắp bắp, ngọng nghẹo, thí dụ "Bác Hồ" lại đọc ra là "Ác... ác... ỒỒỒn", hiểu ngay ra là “Ác Ôn” thì làm sao được kết nạp Đảng, được thăng tiến. Chỉ nói ngọng đúng qui trình như "lý luận", thành “ní nuận” thì Đảng chấp nhận được. 

Thời những năm 1960, kinh tế Nam Hàn cũng tương tự như miền Nam VN, không giàu có hơn. Mặc dù đến cả một sư đoàn trai tráng, không ít các anh lính Nam Hàn muốn kết hôn với phụ nữ địa phương. Nhưng phụ nữ miền Nam mấy ai chịu lấy chồng Hàn Quốc. Khác hẳn thời XHCN ngày nay, ông nông dân Hàn quốc ế vợ, không còn khả năng lấy vợ người Hàn, qua VN, hơn cả tiểu đội phụ nữ VN xếp hàng để được chọn làm vợ. Mong có một ông chồng Hàn Quốc dù tuổi tác chênh lệch, không tình yêu, bất đồng ngôn ngữ, và bao nhiêu chuyện cô dâu Việt bị bạc đãi, bị hành hạ bởi gia đình chồng. 

Sau ngày mở cửa, quan hệ VN, Nam Hàn trở nên nồng ấm và với "nguyên đồng chí", trở nên lạnh nhạt. Và đương nhiên tên gọi quốc gia cũng phản ảnh sự kiện. Nam Hàn được gọi trân trọng là Hàn quốc "Tiền nó đầu tư thế kia, ngu mà không kính trọng nó?". Bắc Hàn được cho vai vế thấp hơn với tên cũ Triều Tiên hay Bắc Triều Tiên!

Trở lại chuyện thể thao. Mặc dù chỉ nắm quyền 40 ngày trong hợp đồng hai năm, HLV Park Hang-seo đã tạo cho đội U23 VN có một chiến tích lịch sử trong thể thao mà các HLV trước không làm được. Lý do?

Với dân số trên 90 triệu và bóng đá được xem như môn thể thao quốc gia số một, đương nhiên nhân tài bóng đá trong nước không thiếu. Chỉ thiếu người lãnh đạo biết cách xử dụng đúng chỗ nhân tài ấy. Park Hang-seo được giáo dục từ một quốc gia tư bản, khi nhận một phong thư, ông ta thường hiểu là thiệp chúc, thiệp mời đám cưới... Đâu phải là người Cộng sản để hiểu đấy là bao thư có tiền để nhờ vả, gửi gấm? Đương nhiên ông không phải là đảng viên Cộng sản, không hiểu chủ nghĩa “Mác Lê vô địch” là gì? Ông chả biết "phê và tự phê" trong Đảng, trong Đoàn như thế nào và ông vò đầu, bứt tóc không biết người ta tiêu tốn bao nhiêu thì giờ để họp, hết họp rồi lại bàn trong Đảng, trong Đoàn? Không thèm quan tâm đến "cái lò củi", Ông yêu bóng đá, và biết cách truyền tinh thần mới cho đội tuyển. Tại sao một HLV của nước "tư bản giẫy chết" lại truyền được tinh thần quyết đấu đến cùng của một tập thể mà HLV "đỉnh cao trí tuệ" không thể làm được? Các câu trả lời như những lời mỉa mai chế độ. 

Có ý kiến khác cho rằng ông và người phụ tá Nam Hàn biết cách dùng “sâm” để bồi dưỡng thể chất các cầu thủ nên chỉ trong một thời gian ngắn đội tuyển VN mới hừng chí lên đá một cách sống chết, quyết liệt đến như thế, khiến đội tuyển các quốc gia khác phải sợ hãi, e dè. Việc này khó kiểm chứng tính xác thực vì đấy là "bí mật quốc gia". Thôi thì cũng có bài thơ kiểu “bút tre” của nữ cổ động viên gửi cho các chàng trai tuyển thủ VN:

Tuyển Ta vẫn cứ sìu sìu. 
Nay nhờ củ ấy lên đà cường dương
Chui vào bán kết “âm tì”(*), 
Củ sâm chàng giữ, củ “làng”(**)cho em. 

(* ): cup U23, đọc nhanh theo tiếng Anh. 
(**): củ làng, do đọc trẹo từ củ lẳng, củ lủng lẳng, ai muốn hiểu củ gì thì hiểu. 

Nếu đội U23 VN đoạt cúp, người có công đầu không ai khác hơn là HLV Park Hang-seo. Đương nhiên phải có phần thưởng xứng đáng dành cho ông. Có lẽ sẽ cho ông là công dân danh dự nước CHXHCNVN. Nên chọn cho ông cái tên VN mới cho dễ gọi. Với tên mới, ông HLV vừa được vinh danh mang họ Bác Hồ, vừa có ý nghĩa về đặc sản của Hàn quốc: Hồ Củ Sâm. Lời hứa của HLV Hồ Củ Sâm sẽ đưa đội tuyển quốc gia Việt Nam vào danh sách top 100 trên thế giới có thể thành hiện thực. Cổ động viên VN sẽ nhận thức bóng đá VN đã nhờ ơn HLV Hồ Củ Sâm. Còn mang hình HCM, Võ Nguyên Giáp để cổ vũ đội mình, đem hình tượng của cộng sản, chiến tranh hù dọa các đội tuyển khác là một việc làm ngu xuẩn, thiếu thực tế. 

23/1/2018

Ngồi yên và chờ chết?

Ng. Dân (Danlambao) - Xin lỗi, bài viết này có thể làm cho một số phật ý, không hài lòng. Tuy nhiên, đây là ý thật với tấm lòng của một con dân khi nghĩ về đất nước hôm nay - đất nước và dân tộc Việt Nam.

Trước mấy mươi năm trong chiến tranh loạn lạc, rồi yên bình (mà chưa yên ổn), đến bây giờ, không ai mà không thấy rõ bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam. Bộ mặt dối lừa toàn thể dân tộc trong cuộc chiến gọi là đấu tranh giành độc lập, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, để có độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Vì sao? Độc lập, tự do: hoàn toàn không có. Và ấm no, hạnh phúc: lại càng không.

Nhìn vào đất nước hôm nay, người ta không thể lầm tin là: từng giai đoạn, và từng bước, CSVN đem dâng đất nước cho Tàu cộng. Luôn lệ thuộc Tàu. Phải gọi xác thực là: bán nước và hại dân.

Sau cái ngày gọi là “giải phóng hoàn toàn” (đúng ra là cướp trọn miền Nam – VNCH). Đất nước VN thống nhất, người CS nắm trọn quyền thống trị, thì họ đã:

- Thực thi cướp đoạt: cướp tất cả những gì cần cướp, qua chính sách tự đưa ra (không bao giờ có ý kiến dân) là: đánh tư sản và tận diệt “ngụy”. Cướp hết tài sản, của cải trên toàn thể…

- Và sau đó là cướp đất: tạo nên vô số “dân oan” kéo dài không dứt. Dân đói khát, lầm than khốn khổ để cho người cs trở nên giàu có vinh sang.

- Rồi kế đến là: nhượng đất, nhượng biển. Dâng, nhượng cho CS Tàu, qua hình thức là giao hảo tình đồng chí anh em, với phương châm “16 chữ vàng và 4 tốt”.

- Với “chủ trương lớn” của đảng, lần lượt nhượng giao (qua hình thức cho thuê 50 – 70 – 99 năm) các vùng lãnh thổ khắp cùng từ Bắc chí Nam, cao nguyên, miền biển, cả những đảo xa bờ…
Rồi với trên 20 năm (từ 1986 – 2006), mãi đến sau này. Kết quả ra sao?

- Mất dần lãnh thổ. Bao hợp đồng (xây dựng) đều là thua lỗ. Đất đai bị chiếm lần mòn. Biển đảo bị chiếm và bị mất. Từng nhà máy do Tàu cộng ồ ạt nổi lên. Đâu đâu đều thấy bóng dáng người Tàu. Họ vào làm ăn, tậu nhà, mướn đất, thuê rừng… và từng bước chiếm lĩnh.

CSVN cầm quyền, họ đã làm gì đối với Tàu cộng và đối với người dân?

- Với Tàu cộng thì từng bước đi thăm, đi viếng, khúm núm cúi lòn, ký kết hiệp ước bán, nhượng (trong âm thầm, giấu diếm). Người ta chỉ biết và thấy: Tàu đến, Tàu ở, Tàu làm việc một cách rất tự do, thao túng, càng lúc càng đông trên đất nước VN.
Và:

- Từng số người dân phản kháng, chống đối, có bất cứ hành vi nào gọi là “chống Tàu” đều bị nhà cầm quyền đàn áp, đánh đập, bắt bỏ tù không nương tay.

- Ngư dân chết thảm trên biển cả. Nhiễm độc lan tràn trên toàn đất nước VN, mọi thứ đều từ Tàu đưa đến. Nhà nước VN không bao giờ ngăn chặn.

Tất cả mọi thứ: đảng luôn bưng bít, nhà nước che dấu, với luận điệu là “hợp tác làm ăn”, là “dựng xây đất nước”… Để rồi, đến hôm nay:

- Một nền kinh tế suy kiệt. Một đất nước tan tác (mất hết tài nguyên, và lũ nguồn tai họa). Đời sống đại đa số người dân cơ cực đói nghèo. Duy chỉ có: đảng, giới chức thế quyền thì giàu sang sung túc.
Và đất nước trước nguy cơ: bị xâm lăng, bị lấn chiếm. Và, một dân tộc trên bước đường bị lệ thuộc.
Bao điều vừa kể nêu trên, nếu cần, xin thách thức: đảng và nhà nước có lời minh bạch rõ ràng phản biện. Xin đừng “cả vú lấp miệng em”, ỷ thị quyền uy mà cho lệnh tìm bắt bỏ tù. Đảng nhé! Người ta bảo rằng: đảng CSVN, một đảng cúi lòn và bán nước.

Trong những ngày qua, cả nước đã có chính sách thu gom tiền bạc (từ dân) - dự đoán 500 tấn vàng và hằng bao tỷ đô la dân đang cất giấu – Thu góp để cứu nguy kinh tế? Không biết có phải thế không? Hay là tóm thâu để… chạy?

- Cả nước đã có lệnh “động viên” bắt con dân vào đoàn ngũ chống xâm lăng? - làm bia đỡ đạn, làm “vật hy sinh” - Một chính sách đưa dân vào chỗ chết, nếu một khi có biến loạn? Làm lá chắn để quan chức đảng và nhà nước ta có thì giờ tẩu tán, tiếp tục bám theo “địch” để yên ổn sống còn.

Và còn lại một dân tộc “ngoan cường”, đương đầu và… chịu chết.

Người ta - đại đa số những ai có nhận định và thức thời - từ những tháng ngày qua luôn cảm thấy lo: lo sợ rằng đất nước dân tộc VN sẽ trở thành Tây Tạng thứ 2 - lệ thuộc Tàu, làm dân nô lệ. Vì bao việc xảy ra như đã thấy rõ.

Mọi cấp lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn luôn một mực hèn yếu và thần phục. Họ phải thần phục Tàu cộng để được sống còn, và giàu sang thụ hưởng. Nhân dân ta có yên lòng, và chấp nhận vậy không?

Hay ngồi yên và chờ chết? Nhất định là không.

Mưu đồ của đảng CSVN, nhà nước cầm quyền, toàn dân đã nhận định và thấy rõ. Một dân tộc bất khuất, một dân tộc phải được trường tồn. Một dân tộc không thể ngồi yên chờ chết.

Bằng cách nào?

- Một số người vẫn cố lạc quan, cho rằng: rồi đây sẽ có “minh vương” xuất thế? Theo sấm, giảng, kinh cho biết vậy? Sẽ có một tài ba xuất thế cứu độ dân mình? Có nên nằm chờ sung rụng?

- Một số có ý nghĩ trông chờ, dựa vào thế lực nước ngoài cứu giúp ta… Như Mỹ, Nhật?... Thiển nghĩ: e rằng hoang tưởng.

Trong mọi công cuộc đấu tranh, trước tiên phải tự sức mình. Chủ yếu là toàn dân trong nước, và… dân ta từ hải ngoại, đồng lòng góp sức giữ quê hương. Tự mình phải biết cứu mình thì người ngoài mới giúp. Lòng tin và kết đoàn là quan trọng. Niềm tin “chính nghĩa thắng hung tàn”, xưa nay vẫn luôn là như vây. Đó là sức mạnh của dân tộc, để tiêu diệt tay sai bán nước và bè lũ xâm lăng.

Phải tin rằng: bọn tội đồ dân tộc – VSVN - phải bị diệt vong. Diệt để chúng không còn cơ hội chạy theo bọn giặc Tàu. Gieo nhân phải gặt quả. Tội lỗi, tội ác của CSVN, nhất định phải được trả giá.
Bằng cách nào? Dân tộc ta luôn có cách.

22/1/2018

Tháng Chạp âm ỉ Tết

TTTVN 2018-01-23  
Một cụ già bán hàng rong trên phố đi bộ ở Hà Nội trong đêm lạnh tháng Chạp (1/2018)
Một cụ già bán hàng rong trên phố đi bộ ở Hà Nội trong đêm lạnh tháng Chạp (1/2018)  TTVN
Tháng Chạp về với sương mù lãng đãng, mưa xuân phơ phất trên những đám ruộng mạ non… Một cảm giác rất khó tả kéo qua tâm hồn con người. Có thể mỗi người cảm nhận về Tết theo cách riêng của mình, nhưng nhìn chung, dường như cảm thức về thời gian đang chuyển trục, đang quay nghiêng cùng vạn vật, hàng sầu đông vặn mình trút lá thay áo mới, hay trẻ nhỏ trở nên hiếu động hơn và người lớn trở nên tất bật, ưu tư hơn trước một tuổi mới. Hình như đây là cảm nhận chung, niềm tư lự chung của mọi người. Tháng Chạp Việt nam, sau lũ lụt, sau hàng loạt khó khăn, xăng tăng giá, điện tăng giá, vật giá leo thang, dường như Tết cũng rất nỗi niềm!

Vật giá leo thang, Tết sẽ buồn hơn

Bà Hương, cư dân Hà Nội, làm nghề buôn thúng bán mẹt, chia sẻ:“Bây giờ ế ẩm lắm, không biết tại sao Tết năm nay mặc dù đã sang tháng Chạp rồi mà vẫn bán ế ẩm, nó khác với mọi năm nhiều. Gần Tết mà hoa bán không được, hoa năm nay cũng xấu do thời tiết xấu, người ta thì ít mua sắm. Không biết lấy gì ăn Tết đây!”.
Bà Hương chia sẻ thêm là với tình hình giá xăng tăng, giá điện tăng và mọi thứ vật giá leo thang, trong khi đó người kiếm sống bằng buôn thúng bán mẹt như bà lại gặp quá nhiều khó khăn trong việc kiếm cơm. Trong suốt năm 2017, lực lượng công an, dân phòng các quận, huyện, phường, xã ở Hà Nội đã không ngừng bố ráp các thành phần buôn thúng bán mẹt như bà.
Và kết quả là những người buôn thúng bán mẹt, dựa vào vỉa hè để kiếm sống, nuôi con ăn học, nuôi cha mẹ già đều phải trôi dạt, tan tác, chưa biết đời sẽ về đâu. Mặc dù bị bố ráp, đạp đổ, đánh đập, giằng co, tịch thu… đủ các cực hình, nhưng bà Hương nói rằng bà không thể rời bỏ vỉa hè được, bởi chấp nhận rời bỏ vỉa hè cũng có nghĩa là chấp nhận để mẹ già đói, khát, con thơ thất học. Chính vì vậy, cho dù trời lạnh giá, cho dù cuộc đời bầm dập giữa thủ đô, bà vẫn cứ bất khuất đứng lên để chống lại sợ hãi mà tiếp tục bán hàng rong.
Bây giờ ế ẩm lắm, không biết tại sao Tết năm nay mặc dù đã sang tháng Chạp rồi mà vẫn bán ế ẩm. - Bà Hương
Ngày hết Tết về, mặc dù các anh dân phòng, các bác thương binh dẹp lề đường chịu rét chịu lạnh để ra sức càn quét người buôn thúng bán mẹt, thì những người buôn thúng bán mẹt như bà Hương vẫn quyết bám giữ vị trí, cho dù bị xua đuổi, mất hết mọi thứ vẫn quyết tâm phục hồi sức lực mà tiếp tục cuộc chiến cơm áo gạo tiền, tiếp tục kiếm thêm vài đồng lẻ mà tích cóp mua cái bánh chưng cho mẹ già, sắm bộ áo quần mới cho con trẻ đi học.
Cái công cuộc chiến đấu với lạnh giá và đạp đổ để kiếm cái bánh chưng ăn Tết của bà Hương cũng như nhiều người nghèo buôn thúng bán mẹt nơi mảnh đất ngàn năm văn hiến như Hà Nội sao nghe chan chứa nước mắt và cay đắng!

Mơ hồ hoa đào hoa cúc

Với nhiều nông dân ngoại thành Hà Nội, việc tranh thủ canh tác trên những thửa đất đã bị nhà nước thu hồi để kiếm chút tiền ăn Tết vẫn là công việc chính. Nếu không còn đất canh tác, họ phải trôi dạt tứ xứ làm thuê và họ cũng có thể bị đuổi việc bất kì giờ nào bởi công việc không có hợp đồng, công ty bóp nghẹt người lao động…
Ông Lương Đình Can, một cư dân ngoại thành Hà Nội, chia sẻ:“Người nông dân trồng hoa đào bây giờ không thể đủ sống quanh năm được. Đất bây giờ bị thu hẹp rồi, nhà nước lấy hết đất rồi. Bây giờ không còn hoa đào, không còn đất để trồng nữa đâu. Sau khi nhà nước lấy hết đất mà không tạo công ăn việc làm cho người nông dân, người nông dân phải khổ thôi! Các công trình mọc lên ngày càng nhiều thì mình hết đất đề trồng trọt, phải đi làm thuê tứ xứ thôi…”.
Ông Can nói thêm là cái cảm giác Tết về đối với một người nông dân không còn đất để canh tác như ông thật là buồn cười, nó vừa vô vị, vừa trống rỗng. Bởi một phần do thời tiết năm nay giá rét kéo nhì nhằng, những mảnh ruộng trồng hoa đào, su hào, bắp cải của ông cũng như nhiều gia đình khác không phát triển nổi, nên chuyện kiếm tiền sắm Tết nghe ra có vẻ mơ hồ đối với ông.
Bây giờ không còn hoa đào, không còn đất để trồng nữa đâu. - Ông Lương Đình Can
Và ông Can cũng nhấn mạnh là cảm giác này chỉ còn trong tháng Chạp năm nay, chứ sang năm sau, các công trình chính thức xây dựng thì người nông dân như ông chỉ còn biết ngồi chơi xơi nước, trông chờ vào con cái chứ chẳng thể canh tác được ở đâu nữa.
Tình trạng những nông dân không còn đất để canh tác như ông Can có vẻ như ngày càng nhiều thêm ở Hà Nội, dường như các công trình bê tông cốt thép ngày càng mọc lên nhiều ở thành phố Hà Nội tỉ lệ thuận với số nông dân không còn đất canh tác, nhận một ít tiền đền bù chẳng thấm vào đâu để rồi đối mặt với vật giá leo thang, nguy cơ ngân hàng phá sàn, người nông dân không biết làm gì ngoài việc gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lãi sống qua ngày để rồi mất trắng khi ngân hàng tuyên bố phá sản… Mọi mối nguy ngày càng nhiều thêm.
Bà Lương Thị Một, nông dân ở Ba Vì, Hà Nội, đồng quan điểm với ông Can, chia sẻ:“Mất đất thì bà con thì phải tự tìm công ăn việc làm thôi. Con cháu thì tự xin việc, chúng tôi thì cấy mớ rau, chạy xe ôm hay buôn bán nhì nhằng ngoài chợ quê. Đất canh tác thì nhà nước đã thu hồi mười năm nay nhưng tiền thì chưa trả, chúng tôi già rồi, đâu thể xin làm công nhân hay chạy xe ôm được…”.
Bà Một chia sẻ thêm là hiện tại, giá nông sản Việt Nam đã bắt đầu tăng vọt, năm nay vụ mùa nông sản tăng giá gấp sáu lần so với mọi năm. Nhưng bù vào đó, thời tiết khắc nghiệt khiến cho việc trồng trọt quá sức khó khăn, tiền đầu tư cũng tăng lên gấp bốn, gấp năm lần mọi năm, nên đâu cũng vào đó, lợi tức của người nông dân vẫn giẫm chân tại chỗ.
Thêm nữa, sắp tới đây, trong dịp cận kề Tết, cũng như mọi năm, nông sản Trung Quốc sẽ đổ bộ sang Việt Nam và nông sản Việt bị bao vây bởi nông sản Trung Quốc. Như vậy, vật giá leo thang, nông sản thua thiệt, quĩ đất ngày càng eo hẹp… Mọi thứ như đang bao vây người nông dân. Và Tết về, người nông dân trở nên tư lự, buồn bã trước một tuổi mới cũng là điều dễ hiểu.
Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện Thượng Đế thương xót những người nông dân, những người buôn thúng bán mẹt, những lao động nghèo tại Việt Nam mà ban cho họ một cái Tết ấm áp, sum vầy và bình an!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Thương vụ Việt Nam: Vây cá mập mua tại chợ dân sinh địa phương

RFA 2018-01-23  
Hình vây cá mập được phơi trên nóc nhà đại sứ quán Việt Nam ở Chile do báo elmostrador đăng tải
 Hình vây cá mập được phơi trên nóc nhà đại sứ quán Việt Nam ở Chile do báo elmostrador đăng tải  Hình chụp màn hình từ trang báo elmoStrador
Vào ngày 23 tháng Một, văn Phòng Thương Vụ Việt Nam cho báo chí biết số vây cá mập phơi trên mái nhà của cơ quan này trong khuôn viên Đại Sứ quán ở thủ đô Santiago, Chi lê, là do thân nhân của một cán bộ thuộc văn phòng mua tại chợ dân sinh địa phương với mục đích dùng trong nhà.
Vào ngày 22 tháng Một, Đại Sứ Quán Việt Nam tại Chi-lê có liên lạc với Bộ Ngoại giao nước sở tại để phối hợp xác minh làm rõ. Phía Việt Nam nói là nếu có vi phạm sẽ tiến hành xử lý nghiêm.
Vào ngày 19 tháng Một vừa qua, mạng báo El Mostrador của Chi-lê loan tin có một số vây cá mập phơi trên mái nhà một văn phòng thương mại được nói rõ là nằm trong khuôn viên Đại sứ Quán Việt Nam ở thủ đô Santiago. Cụ thể số vây cá mập bắt đầu được phơi từ ngày 13 tháng Một.
Cũng trong ngày 22/1, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh, ra chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc bộ này tiến hành xác minh, báo cáo giải trình về vụ việc mà báo El Mostrador của Chi-lê loan tải.
Đây không phải là lần đầu tiên một cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài bị phát hiện có những vi phạm khiến công luận bất bình như vụ hồi năm 2008 cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi bị cáo buộc buôn sừng tê giác…

Ý dân về việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức

RFA 2018-01-23  
Vỉa hè đường Đông Du, quận 1 bị xe gắn máy lấn chiếm trở lại.
 Vỉa hè đường Đông Du, quận 1 bị xe gắn máy lấn chiếm trở lại. RFA
Dư luận không chỉ ở Sài Gòn và nhiều nơi trong cả nước vừa qua có ý kiến về việc ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch Quận 1, ở thành phố Hồ Chí Minh nộp đơn từ chức vì không dẹp được vỉa hè như tuyên bố.
Quá trình triển khai lập lại trật tự vỉa hè tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2017. Người đứng đầu chiến dịch là ông phó chủ tịch Đoàn Ngọc Hải thu hút khá nhiều chú ý của dư luận qua phát biểu mạnh mẽ là sẽ về vườn nếu không lập lại được trật tự trên vỉa hè đường phố quận trung tâm này. Thế rồi những biện pháp cứng rắn đụng chạm đến một số đơn vị khác như trụ sở ngân hàng, cẩu xe ngoại giao, dẹp tất cả mọi xây dựng mà ông này cho là lấn chiếm bất chấp mọi suy xét gia cảnh người già, khuyết tật…
Truyền thông trong nước tốn khá nhiều giấy mực về quá trình dẹp vỉa hè do ông Đoàn Ngọc Hải đứng đầu; cũng như khi ông này đệ đơn từ chức vào đầu tháng giêng vừa qua.
Còn đối với người dân thì "Không quan tâm nhiều; Không, không có suy nghĩ quan tâm về mấy việc đó. Ổng làm gì ổng làm; Cô không để ý mấy chuyện đó. Ai cứ lo cho dân cơm no áo ấm là được rồi. Chứ còn ông nào cũng được. Nhưng mà tốt nhất ông nào cũng vậy, nên quan tâm đến đời sống của người dân nhiều hơn."
Riêng những người quan tâm thì cho rằng, ông Hải đã có một số quyết định không hợp lòng dân. Như họ nhận xét là ‘không có lý’. Một người dân nhận xét:
"Ổng từ chức thì phải có lý do tại sao ổng từ chức.  Trong quá trình ổng làm thì cũng có những cái ổng làm đúng, có những cái ổng làm sai.
Em hỏi hết những người dân trong khu vực, xung quanh đây coi. Người ta nói người ta không quan tâm tới ổng tại vì ổng làm với chính sách không có đúng. Nhiều người còn thấy ổng đi là phải rồi, tại vì ổng nói ổng làm không được thì sẽ ‘phơi áo’. Người ta nghĩ rằng ổng làm không hợp lòng dân.  Bây giờ chính sách đổi lại như chủ tịch thành phố nói sẽ xem xét. Tại vì cuộc sống của người ta sống lề đường, người ta bán này nọ nè mấy chục năm giờ kêu dẹp người ta đi làm cái gì?
Còn cái quan tâm về vấn đề ổng từ chức không tự ổng biết thôi. Ổng làm cái gì sai trái thì ổng biết thôi. Như cái khách sạn New World người ta ổng cưa luôn. Nguyên cái khách sạn người ta mua tiền không chớ".
Nhưng nhìn nhận ở góc độ dọn dẹp để vỉa hè có quy củ, có người nhận xét tích cực về chiến dịch này, rằng việc làm của ông Hải là một điều tốt.
"Ờ thì rất là tốt, nhưng mà nếu minh không ra quân để dọn dẹp nữa thì tái phát lại, tái chiếm vỉa hè gây khó khăn."
"Tiếc chứ, ông ấy là một con người năng động quá. Ông thẳng thắn, làm được việc, dám nói dám làm. Mong muốn ông ấy tiếp tục công tác và có nhiều người như ông Hải thì đất nước thành phố mình sáng sủa."
Trong thực tế hiện nay ở quận 1, vẫn còn nhiều vỉa hè đang bị xe máy chiếm đóng, tức là tái phát lại tình trạng cũ. Ngang qua con đường Đông Du, xe máy chiếm hơn 2 phần 3 vỉa hè.
Ngay ngã tư Đông Du với Hai Bà Trưng, xe máy dựng trước các cửa hàng cà phê chỉ còn chừa đủ cho một người đi bộ.
Hay như một đoạn vỉa hè trên đường Lý Tự Trọng, quận 1 cũng tương tự. Các quán ăn bày bàn ghế lấn chiếm hết vỉa hè.
Có thể thấy rằng, ông Hải cũng đã cố gắng dọn dẹp trật tự vỉa hè nhưng xem ra làm chưa đến nơi đến chốn. Nguyên do cũng như người dân đã nói, là ông này làm việc còn nhiều chỗ không hợp lý dẫn đến việc người dân chưa phục. Khi người dân chưa phục thì việc chấp hành không thể nào tốt được.
Hậu quả để lại của chiến dịch này không chỉ tổn hại trong lòng người dân mà còn cơ sở vật chất của các căn nhà, vỉa hè, bảng hiệu của các cửa hàng bị dỡ bỏ. Ví dụ như những căn nhà trên đường Nguyễn Cư Trinh vẫn còn đó vết tích đập phá. Người dân kể từ ngày đó vẫn phải dùng cầu thang để leo lên nhà mình. Rất bất tiện nhưng ai cũng âm thầm không dám nói ra nhiều cũng bởi sợ phiền phức khi phản ánh, sẽ bị sách nhiễu làm ảnh hưởng đến việc buôn bán của mình.
"Dẹp vừa vừa thôi chứ dẹp quá chân người ta đi lên đi xuống cũng đau."
Bà này vừa cho hay, kể từ khi bị đập phần trước và buộc phải ra vào nhà bằng cầu thang. Bà mệt mỏi vì đôi chân bị đau khớp.
Có ý kiến cho rằng cần phải tham khảo ý kiến cộng đồng dân cư trước khi đưa ra một quyết định nào liên quan đến họ. Thực tế cho thấy nhiều kế hoạch thiếu công tác này gặp thất bại khi triển khai.

Nhìn lại “cuộc chiến vỉa hè”

Viết từ Sài Gòn 
Theo RFA-2018-01-23 
Một người bán hoa đang đợi khách trên phố ở Hà Nội hôm 26/7/2017
 Một người bán hoa đang đợi khách trên phố ở Hà Nội hôm 26/7/2017  AFP
Đầu năm 2018, ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức vì “không giữ lời hứa lấy lại được vỉa hè”. Trước đó, từ đầu năm 2017, một cuộc chiến lấy lại vỉa hè theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của nó đã được châm ngòi tại quận 1, thành phố Sài Gòn, sau đó lan rộng trên toàn quốc. Và sau một năm dài, đâu lại vào đó, sự việc có khuynh hướng đi vào bế tắc, ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức như là một sự giữ thể diện, kéo theo nhiều lời tung hô hoặc dè bĩu cũng như nhiều bài phân tích xã hội học về cuộc chiến này. Nhưng, dường như chưa có ai chạm vào được bản chất của nó: Một cuộc chiến giữa nhà giàu và nhà nghèo, giữa quan chức và dân đen. Một cuộc chiến bị đánh tráo khái niệm.
Vì sao nói đây là một cuộc chiến giữa nhà giàu và nhà nghèo, giữa quan chức và dân đen trong khi làm sạch vỉa hè là một câu chuyện bắt buộc phải có của các quốc gia tiến bộ và vỉa hè là một gương mặt khác của nền văn hóa quốc gia đó?
Vì lẽ, bản chất của cuộc chiến giành vỉa hè tại Việt Nam không có mọi yếu tố và không đặt ra được những tiêu chí của một hệ thống hành chính ổn định, tiến bộ dành cho an sinh xã hội. Thậm chí nó mang những dấu hiệu của hồng vệ binh, độc đoán (thậm chí độc ác), chuyên quyền và lợi ích nhóm.
Ở khía cạnh chính sách an sinh xã hội, câu chuyện lấy lại vỉa hè tại Việt Nam không những không có một chính sách hợp lý cho người nghèo buôn thúng bán mẹt, không có điều tra xã hội học, không có đề án, chiến lược được nghiên cứu kĩ lưỡng dành cho những người bám vỉa hè tồn tại mà chỉ đập và đập, dẹp và dẹp. Điều này không những gây ra sự bất mãn trong nhân dân mà còn lấy đi toàn bộ sinh kế của người nghèo. Và không riêng gì ông Đoàn Ngọc Hải mắc phải sai lầm này mà cả nước, hầu như nơi nào cũng đụng chạm đến đời sống của nhân dân khi đụng đến vỉa hè.
Không cần nói đâu xa, nhìn lại những “cuộc chiến” ổn định vỉa hè của các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan… Họ đã rất thành công và kinh nghiệm ổn định xã hội, ổn định vỉa hè, hỗ trợ cho kinh tế vỉa hè của họ hoàn toàn không bí mật, nó là một kho tàng mở, chỉ cần nghiên cứu, học hỏi không thôi cũng đã có thể áp dụng. Nhưng ở đây, dường như nhà cầm quyền quên mất phần ổn định dân sinh, họ chỉ nghĩ đến việc phải lấy lại cho được vỉa hè vì một động cơ khác, khi đời sống Việt Nam đã chính thức phân cực: Giàu – Nghèo; Quan chức – Thường Dân.
Thử quan sát hầu hết các vỉa hè từ Hà Nội vào Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ… Dường như nơi đâu cũng đang diễn ra một cuộc chiến giành vỉa hè giữa giới nhà giàu, quan chức và những người dân đầu tắt mặt tối, lây lất kiếm sống vỉa hè. Có một qui luật, thêm một chiếc xe hơi, thêm một hội chơi chim, thêm một hội cây cảnh, thêm một quán hạng sang, thêm một cái cổng nhà giàu, nhà quan mở ra trong thành phố… Thì chắc chắn thêm nhiều quang gánh, xe bán hàng rong, nhiều chiếc xe ba gác, nhiều quán cà phê, quán xôi, quán bún, quán phở… vỉa hè phải bị dẹp.
Đây là một cuộc chiến chứ không phải là một sách lược ổn định xã hội. Bởi một sách lược ổn định xã hội, ngay từ đầu, nhà quản lý bắt buộc phải có một chính sách dành cho đời sống những người bám vỉa hè để tồn tại. Khi có đầu ra cho họ, nghĩa là có mặt bằng để họ tiếp tục buôn bán mà không bị mất đi khoản lợi tức thường nhật, khoản lợi tức này không bị bóp nhỏ lại vì thiếu người mua như trước, vì khu vực mua bán mới không hợp lý… Thì sau đó nhà quản lý mới nghĩ đến chuyện lấy lại vỉa hè và ổn định mỹ quan đường phố.
Ở đây, nhìn lại 365 ngày dẹp vỉa hè tại Việt Nam, cái mà người ta cảm nhận được là những đống ngổn ngang bị đập vỡ, người bán hàng rong chạy tan tác, vỉa hè càng trở thêm nham nhở vì những đống gạch vụn, việc di chuyển trên vỉa hè lại càng khó khăn, nguy hiểm hơn, đời sống người nghèo bám vỉa hè càng trở nên khốn đốn… Dường như xã hội ngày càng trở nên thê thảm hơn khi cái vỉa hè trở thành mối đe dọa với bất kì ai sống dựa vào vỉa hè!
Những người buôn thúng bán mẹt ở Sài Gòn, Hà Nội, tuy khác giọng nói, khác phong tục, tập quán, nhưng họ đều có chung nhận định mà tôi cho rằng họ đã suy nghĩ, đau đớn cho thân phận thấp cổ bé miệng của mình lắm khi nói ra điều này “Chúng tôi sống dựa vào vỉa hè đã nhiều năm, nhiều đời nữa kia. Con cái học hành, người già mua viên thuốc đều dựa vào chúng tôi. Giờ nhà nước dẹp chúng tôi không thương tiếc, chúng tôi phải bán lén lút, nếu nhỡ công an gặp thì thu hàng hóa, phạt trên trăm ngàn, coi như chúng tôi mất trắng một tuần chợ, có người bị tịch thu xe bán hàng thì mất trắng… Sao không phạt những ông quan, ông nhà giàu để lồng chim, chậu cảnh ra vỉa hè tắm nắng mà phạt chúng tôi?”.
Mọi chuyện có thể nói dối, có thể nhân danh, nhưng sự thật phơi bày thì khó mà qua mắt nhân dân, khu nhà hàng được ưu ái ở quận 1, Sài Gòn, vi phạm vỉa hè nhưng không ai dám đụng tới là của bố vợ ông Đoàn Ngọc Hải, điều này cũng do nhân dân phát hiện; Những cái lồng chim, chậu cảnh của nhà giàu, nhà quan chức mang ra để đầy vỉa hè Hà Nội sau khi nhà quản lý dẹp tất cả những gánh hàng rong, điều này cũng do nhân dân phát hiện.
Và một khi mọi sách lược hay quyết sách, quyết định không mang tính nhân dân, không vì nhân dân, thậm chí vì thỏa mãn những nhu cầu của nhóm lợi ích thì sẽ không bao giờ đạt được sự đồng thuận của nhân dân. Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức, nhìn từ bề mặt, có thể ai đó nghĩ rằng đó là hành động có khẩu khí, còn giữ chút liêm sĩ trong bối cảnh quan chức hư hỏng từ trên xuống dưới, không còn tính liêm sĩ và từ tế… Nhưng thực chất, nó thể hiện sự “được ăn cả ngã về không” của ông Đoàn Ngọc Hải cũng như nhiều quan chức khác tại Việt Nam hiện nay. Nếu ông ta không nộp đơn từ chức thì trước sau gì cũng bị nhân dân coi không ra gì, đồng giới, đồng liêu hất cẳng vì thế lực không còn.
Nên nhớ, ông Hải chỉ quậy mạnh khi ông Đinh La Thăng còn làm bí thư thành ủy Sài Gòn, và ông Hải nộp đơn sau khi ông Thăng bị bắt. Xâu chuỗi những cái mốc này lại cũng dễ dàng nhận ra thứ gì nằm đằng sau gương mặt lúc nào cũng sưng sỉa và giọng điệu đầy hách dịch khi ông Đoàn Ngọc Hải “vi hành”. Và điều này cũng cho thấy rằng cuộc chiến vỉa hè của nhà nước Cộng sản Việt Nam sẽ mãi mãi thất bại cho dù họ có dọn sạch vỉa hè không còn một cọng cỏ. Bởi từ sâu thẳm của cuộc chiến này không mang động cơ ổn định xã hội, đảm bảo dân sinh mà nó chỉ phục vụ lợi ích nhóm.
Sau một năm, nhìn lại cuộc chiến vỉa hè, một cuộc chiến rầm rộ từ Bắc chí Nam, điều mà người ta dễ nhận thấy nhất là những người buôn thúng bán mẹt bị xô dạt, đời sống vốn nghèo khổ càng thêm khốn khó, sinh kế bị chiếm mất. Thay vào đó là những cái lồng chim, những chậu cảnh, những con chó kiểng nhà quan có thêm chỗ để đi dạo, để rong chơi… Bên cạnh đó là những đống xà bần tức tưởi của nhiều gia đình, nhiều công trình vẫn còn vương vất.
Tôi muốn nhấn mạnh, dẹp vỉa hè là cần thiết. Nhưng nó phải có mục đích chính đáng là phục vụ dân sinh và đảm bảo an sinh xã hội. Nếu chỉ dẹp cho thoáng vỉa hè mà người nghèo bị xô dạt, nhà quan thì không dám dẹp và vỉa hè rộng thoáng chỉ để nhà quan, nhà giàu đi dạo, để xe, để cây cảnh, chim cảnh… Thì tốt nhất là nên dẹp ngay cái ý tưởng “dẹp vỉa hè” bệnh hoạn ấy đi!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nỗi niềm người tù nhân lương tâm

“…Vì vậy, dù lúc nào đó họ lỡ làm ta phiền lòng, thì nay giữa cảnh tù đày của người ấy hãy cùng cầu nguyện mong họ đủ sức mạnh vượt qua ngày tháng khó khăn này, thay vì buông lời rủa sả, bởi ai có thể biết trước mình sẽ mãi sống suôn sẻ trên đời này mà không gặp cảnh sa cơ tương tự?...”
lecongdinh04_damcuoi_contrai_bshohai
Tại đám cưới của con trai bác sĩ Hồ Hải
Tối nay đi dự tiệc cưới của con trai bác sĩ Hồ Hải, lòng thấy bùi ngùi nhớ anh. Nhìn lên khán đài nơi lẽ ra anh đứng đó trong ngày trọng đại của con trai mình, mắt cứ cay cay. Chắc anh mang cả cảm giác vui lẫn buồn trong ngày này.
Bạn bè anh Hồ Hải, nhiều người học cùng niên khoá ở trường y, nay đều là những bác sĩ thành danh, có người ở tỉnh xa vẫn đến chung vui với gia đình anh. Họ chào đón tôi trong tình thân như bạn hữu lâu năm và ai cũng nhắc đến anh Hồ Hải với tất cả lòng mến mộ. Tôi cảm động vì điều đó.
Cách đây vài năm, một tù nhân lương tâm khác đón nhận tin con trai mình qua đời giữa cảnh tù đày trong nỗi đau đớn, mà theo anh kể lại đó là vết thương không thể lành lặn trong tâm can. Đó là anh Nguyễn Ngọc Già.
Xa hơn, chị Tạ Phong Tần, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Lê Văn Sơn, v.v... đều đã lần lượt đón nhận tin mẫu thân mình qua đời, mà chỉ biết nuốt ngược nước mắt vào sâu trong lòng.
Những mảnh đời sau song sắt ấy mang nặng biết bao nỗi niềm không giống nhau, mà từng ngày trôi qua họ đành tự liếm vết thương của mình cho tạm lành để tiếp tục sống và ấp ủ niềm tin về ngày mai. Không ai có thể chia sẻ và thấu hiểu được, dù ta yêu quý họ bao nhiêu chăng nữa!
Họ như kẻ lữ hành cô đơn trên hành trình đi tìm tự do cho chính mình và đồng loại. Vì vậy, dù lúc nào đó họ lỡ làm ta phiền lòng, thì nay giữa cảnh tù đày của người ấy hãy cùng cầu nguyện mong họ đủ sức mạnh vượt qua ngày tháng khó khăn này, thay vì buông lời rủa sả, bởi ai có thể biết trước mình sẽ mãi sống suôn sẻ trên đời này mà không gặp cảnh sa cơ tương tự?
Lê Công Định

Vì sao Trịnh Xuân Thanh xin lỗi bác Tổng Trọng

“…bất kỳ quan chức chính phủ nào đều phải tuân phục theo chỉ thị của đảng mà đứng đầu là Tổng bí thư, bất cứ sự sai phạm hay xúc phạm nào đối với bác Tổng đều bị quy án và đem ra xét xử…”
nguyenphutrong57
Tôi đưa ra nhận định Trịnh Xuân Thanh xin lỗi bác Tổng Trọng là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý. Vấn đề này tôi sẽ giải thích dài dòng một chút từ căn nguyên cho đến gốc rễ của sự việc, đó là Hệ thống Đảng cộng sản và Hệ thống Nhà nước Việt Nam tuy là hai hệ thống nhưng một quyết định chỉ từ Tổng Bí thư.
sodo_tochuc_quochoi_vietnam
Hệ thống Nhà nước Việt Nam
Chú thích:

- 19 Ủy viên bộ chính trị đều là đại biểu Quốc hội

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, do Quốc hội bầu ra theo sự phân công của Bộ Chính trị

- Các bộ và cơ quan ngang bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công thương, LĐ-TB và xã hội, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và đào tạo, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạc và đầu tư, Nội vụ, Y tế, Khoa học và công nghệ, Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Tài nguyên và môi trường, Văn phòng chính phủ, Thanh tra chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban dân tộc.
sodo_tochuc_dang_congsan_vietnam
Hệ thống Đảng cộng sản Việt Nam
Chú thích:
- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng: 1510 đại biểu đại diện đảng bộ các tỉnh thành, thường lệ 5 năm một lần

- Tổng Bí thư là người đứng đầu Bộ Chính trị

- Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định nhân sự cấp Bộ trưởng trở lên

- Ban chấp hành trung ương đảng: 180 chính thức + 20 dự khuyết

- Ban chấp hành trung ương đảng quyết định nhân sự cấp Thứ trưởng, các cấp tỉnh thành.
Nhìn vào hai hệ thống cho thấy hệ thống Đảng có cơ cấu phức tạp hơn Hệ thống Nhà nước. Hệ thống Đảng có cơ cấu tương tự như một hệ thống quản lý nhà nước và điều hành toàn bộ Hệ thống nhà nước, có nghĩa là một quốc gia có hai hệ thống nhà nước cùng điều hành quốc gia trong đó Hệ thống Đảng giữ vai trò chủ đạo, Hệ thống Nhà nước chỉ là bức bình phong để Đảng lãnh đạo mang tính chính danh.

Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc Tập trung dân chủ: Cấp dưới phục tùng cấp trên; Thiểu số phục tùng đa số; Cá nhân phục tùng tổ chức; Tuyệt đối phục tùng điều lệ đảng, cương lĩnh đảng, đại hội đại biểu toàn quốc, các cơ quan cấp ủy; Ý kiến phản biện: đảng viên có quyền có ý kiến phản biện phải báo cáo với cấp ủy cấp trên, không được nói ra, khi tập thể quyết định phải nói theo tập thể; Tập thể lãnh đạo – cá nhân phụ trách.

Hệ thống Đảng quan trọng hơn so với Hệ thống nhà nước, những người giữ chức vụ quan trọng trong Đảng mới được phân công giữ chức vụ trong Chính phủ.

Bộ Chính trị quyết định toàn bộ Luật do Quốc hội đưa ra, Bộ chính trị cử bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch Quốc hội như một chức danh đại diện. Thực tế, Quốc hội chỉ là nơi thông qua luật do Hệ thống Đảng quyết định.

Vì vậy, chỉ thị của Đảng cao hơn Pháp luật của Nhà nước, việc xét xử công khai một quan chức chính phủ không có nghĩa là đem lại sự công bằng đối với Pháp luật hay đối với người dân, đó đơn thuần chỉ là thanh toán nội bộ đảng bằng biện pháp sử dụng Pháp luật.

Hệ thống Đảng chi phối toàn bộ hoạt động của Chính phủ, Tòa án, Quân đội, vì vậy quan chức chính phủ sai phạm sẽ là tội phạm của đảng chứ không đơn thuần là tội phạm do pháp luật quy định.

Trịnh Xuân Thanh là đảng viên thuộc tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang, đã từng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Sau vụ bê bối chiếc xe Lexus 570 do Trịnh Xuân Thanh sử dụng gắn biển xanh gây chú ý trong dư luận. Nhưng xét xử Thanh với tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trong giai đoạn 2011-2013.

Ngày 6-8/9/2016, tại kỳ họp thứ 6 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Về mặt sinh hoạt đảng cũng như giữ chức vụ do đảng giao phó, nếu có vấn đề gì thì kỷ luật đối với đảng là cao nhất chứ không phải là đối với pháp luật.

Nói như vậy, chiếu từ cấp dưới lên, từ các tổng công ty, được sự quản lý của các bộ ngành, ví dụ tổng công ty PVC thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam do Bộ Công thương quản lý, người đứng đầu đều là các đảng viên, chịu sự quản lý của các cấp Đảng ủy. Vậy nên dù đứng ở cương vị làm kinh tế thì cũng chỉ là làm việc theo sự chỉ đạo của Đảng mà đứng đầu là Tổng Bí thư.

Dù được xét xử công khai thì Thẩm phán cũng là đảng viên cộng sản và phải tuân phục theo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng như đảng ủy đang sinh hoạt.

Vậy nên việc Trịnh Xuân Thanh xin lỗi bác Tổng là hoàn toàn hợp lý, đúng hoàn cảnh, đúng người cần phải xin lỗi, nếu bác Tổng không tha lỗi thì toàn bộ hệ thống chính trị từ bên hành pháp là các bộ ngành quản lý đến Tư pháp là tòa án sẽ không tha cho Thanh bởi các bộ ngành hay tòa án đều được dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của bác Tổng Bí thư cả.

Không phải mỗi Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh, bất kỳ quan chức chính phủ nào đều phải tuân phục theo chỉ thị của đảng mà đứng đầu là Tổng Bí thư, bất cứ sự sai phạm hay xúc phạm nào đối với bác Tổng đều bị quy án và đem ra xét xử.
Nguyễn Hồng Hải