Tuesday, February 18, 2014

Đường cưa hèn mạt..và bước nhảy nhục vong!



“Họ chai lì, lạnh lùng cưa cắt nát tan lòng bất khuất của cả một dân tộc.
Họ vô tư nhảy nhót đùa cợt, chà đạp xương máu vong linh chiến sĩ đồng bào mình”.

Một nguyên tắc bất biến của mọi nhà nước, đã là lãnh đạo một quốc gia “Phụng sự Tổ quốc và Nhân dân” nhất thiết phải thu phục được từ lòng người bằng những yếu tố cơ bản đó là: Lòng kính trọng, thán phục, tín nhiệm và sự mến yêu từ nhân dân.

Liệu lòng người có “kính trọng và thán phục” để mến yêu?

Khi, 19/1/2014 Kỷ niệm 40 năm, ngày 74 đồng bào chiến sĩ đã hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, họ - nhà nước CSVN - Đã không tổ chức tưởng nhớ vinh danh thì chớ, lại còn cho CA chìm giả dạng là thợ cưa đá chiếm lĩnh mặt bằng tượng đài liệt sĩ Lý Thái Tổ dùng cưa máy, cưa đá tạo ra một không gian ô nhiễm bụi bay mù mịt hầu giải tán không cho nhân dân đến tổ chức dâng hương đặt vòng hoa tưởng niệm anh hùng liệt sĩ vị quốc hy sinh!?

Họ là nhà nước của nhân dân Việt Nam hay “thái thú” của người Tàu đặt để, họ ăn cơm của dân ta hay của Tàu? Hành vi đó là gì? tự nói lên rồi...

“Họ chai lì, cưa cắt nát tan lòng bất khuất của dân tộc” 

Giống hệt như vậy, ngày 16/2/ 2914 - Kỷ niệm 35 năm, ngày TQ xâm lược Bắc biên giới Việt Nam - Để tưởng nhớ vong linh 50. 000 quân dân đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ biên cương nhưng bị nhà nước CSVN quên lãng, đồng bào rủ nhau đến tượng đài Lý Thái Tổ tổ chức dâng hương tưởng nhớ thì bị “nhà nước, đảng ta” chỉ đạo cho thuộc cấp chiếm lĩnh toàn thể mặt bằng khu tượng đài để dựng sân khấu ca nhạc và... “nhảy đầm” tập thể chào mừng kỷ niệm ngày quân Trung Quốc tàn phá nước ta và 50. 000 quân dân ta đã vị quốc kháng cự hy sinh!?.

16 tháng 2- không thấm đẫm nỗi đau ngày “đại tang” của toàn dân tộc. 
Họ nhảy nhót trước đài liệt sĩ để chà đạp xương máu, vong linh, chiến sĩ đồng bào mình.”

Không giống với các nhà nước văn minh kỹ trị lừng danh của Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật bản, Malaysia hay Singapore luôn tâm niệm lấy đạo đức nhân bản làm linh hồn cho quyền lực, đặt lợi ích tổ quốc nhân dân lên trên lợi ích đảng phái chính trị.

Nhà nước CSVN từ quá khứ và hiện tại luôn tỏ ra là một nhà nước độc tài cá biệt, thiếu quang minh chính trực, không có độc lập và tự chủ, lý tưởng của họ là đảng phái, quyền lợi cá nhân, tư lợi nhóm, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn kể cả vong bản hạ cấp nhất như các hoạt cảnh của những “vở kịch đời” chống lại nhân dân nói trên mà không một Chính phủ Quốc gia văn minh nào trên thế giới “dám làm”!

Không phải vì họ không có khả năng làm như thế mà vì bản chất của những vở kịch ấy nó quá ư là bẩn thỉu mất nhân cách, không thể có trong tư duy, đức tính, "trung thực" và "chính trực" từ những cá nhân hay tập đoàn đảng phái trên cương vị lãnh đạo nhà nước nhân dân.

Họ - nhà nước CSVN” - không dám ngăn chặn công khai nhân dân thể hiện lòng yêu nước và đạo lý làm người như vậy, Họ - CSVN- đã im lặng, sự im lặng thiếu tự tin, hèn nhát, trốn sợ trách nhiệm với tổ quốc nhân dân rất hèn mạt của cá nhân bầy đàn họ.

Thực tế không phải nhà nước CSVN không biết, họ rất biết, nhớ ơn anh hùng liệt sĩ là một đạo lý thiêng liêng của con người mà chỉ có loài động vật, cầm thú, mới không hình dung ra được.

Tuy nhiên, vì miếng ăn, vì sự sống còn của trí tuệ loài cầm thú ấy - Họ sẵn sàng hạ thấp nhân cách xuống để đi bằng 4 chân, bởi duy nhất chỉ có đi như vậy thì mọi người nhìn họ mới hiểu, lý do tại sao họ: Nhà nước CSVN - lại đàn áp nhân dân đồng bào mình khi tỏ lòng biết ơn anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân.

Mất 8 tỷ USD..nhiều gấp đôi Vinashin ?!

GocNhinAlan- 17/02/2014        -Không ít đại gia Việt gặp khốn khó khi đầu tư ra nước ngoài. Có những dự án đã phải tạm ngừng hoạt động và thậm chí là phá sản, trong khi nhà đầu tư đã chi cả tỷ USD.   


Tại cuộc họp báo cuối năm vừa qua, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), đã thừa nhận “thất bại” bất đắc dĩ ở Venezuela. Sau 3 năm ký kết hợp đồng, mọi kỳ vọng gửi gắm ở dự án 8 tỷ USD, liên doanh khai thác dầu nặng Junin 2 tại quốc gia dầu mỏ này đã phải tạm dừng.
Ông Thực chia sẻ, năm 2013, Venezuela có mức lạm phát lên tới hơn 57%. Tỷ giá chính thức và tỷ giá “chợ đen” chênh lệch nhau tới 10 lần.

“Với tình hình kinh tế như vậy thì không có nhà đầu tư nào chịu nổi khi chuyển tiền vào đây thuê các đơn vị dịch vụ của Venezuela triển khai dự án”, ông Thực nói.

Đây có lẽ là quyết định đầy tiếc nuối của PVN. Không dễ gì từ bỏ giấc mơ lợi nhuận ở quốc gia dầu mỏ này khi mà tình hình chung là ra nước ngoài, 10 dự án thăm dò, nếu có 2 dự án thành công thì coi như là thắng lợi. Lô Junin 2 nằm ở vành đai dầu Orinoco, khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỷ thùng.
Hơn nữa, vụ hợp tác trên là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam tính đến nay. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này sẽ bằng 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.
Hiện, tập đoàn này đang đàm phán với đối tác để điều chỉnh lại hợp đồng và sẽ tiếp tục khi nền kinh tế nước này ổn định hơn.

Trước đây, PVN cũng đã phải đặt dấu chấm hết cho 6 dự án dầu khí ở nước ngoài mà không thu được lợi nhuận nào từ các dự án này. Số tiền chi cho 6 dự án đó là khoảng 29,02 triệu USD.
Không chỉ PVN, nhiều đại gia khác cũng gặp khó ở những lĩnh vực đòi hỏi thời gian thu hồi vốn dài, khó lượng hóa ngay tính hiệu quả như khai khoáng, dầu khí, cao su, điện.

Chẳng hạn như Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) trước đây có 5 dự án đầu tư ở Lào và Campuchia, nhưng sau khi nghiên cứu khảo sát thì Vinacomin đã buộc phải kết thúc một dự án tại Lào. “Ông lớn” này mất trắng khoảng 1,56 triệu USD ở đây. Cùng đó, 3 dự án sau khi khảo sát lại cho thấy, khả năng phát triển mỏ là thấp vì trữ lượng không đủ lớn để đầu tư khai thác, chế biến quy mô lớn.

Không dễ kiếm đô la ở nước ngoài

Tuy nhiên, cạnh tranh khốc liệt ở xứ ngoại, phụ thuộc chính sách kinh tế, nguồn nhân lực và tình hình chính trị nước sở tại nên các bài toán kinh doanh của các đại gia Việt dù hoàn hảo đến mấy cũng luôn tiềm ẩn đầy rủi ro.
Ngay như Viettel, đại gia đã gặt hái thành công ở 7 quốc gia đầu tư thì năm qua phải ngậm ngùi chấp nhận thất bại trong cuộc đua xâm nhập thị trường viễn thông Myanmar. Quyền đầu tư mạng di động cho đất nước 60 triệu dân nhưng mới chỉ có 10% người dân sử dụng dịch vụ này đã thuộc về 2 tập đoàn viễn thông của Qatar và Nauy.
Sau cú trượt thầu trên, vị phó Tổng giám đốc Viettel chỉ tiết lộ tập đoàn đã cố gắng hết sức, cả về giá thầu, đưa ra các cam kết hấp dẫn với Chính phủ Myanmar nhưng không thắng được với giá bỏ thầu rất cao của hai đối thủ trên.
Tại hội nghị tham tán thương mại tháng 12 năm ngoái, ông Hoàng Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã chia sẻ, không ít doanh nghiệp tại tỉnh đã trắng tay sau khi cầm cố tài sản vay tiền sang Campuchia trồng cao su.
Cây cao su được coi là vàng trắng. Theo ước tính của một đại gia trong lĩnh vực này, một ha cao su có thể cho ra 2 triệu tấn mủ/năm, tương đứng 2.500 tỷ/năm. Còn nếu bán cây với giá 350.000 đồng/cây thì 1 ha cao su cho thu hoạch 180 triệu đồng/ha. Với suất đầu tư thấp ở Lào và Campuchia, lợi nhuận sẽ càng lớn gấp vạn lần nếu như các đại gia  được cấp phép diện tích lớn.
Song theo các chuyên gia kinh tế, lợi nhuận đó còn phải gắn với giá thị trường cao su tại thời điểm kinh doanh nên rủi ro thua lỗ vẫn luôn rình rập. Do đó, dù nắm trong tay 120.000 ha cao su ở Lào và Campuchia, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng phải đợi 3-4 năm nữa, mới có thể cầm chắc được lợi nhuận mang về hay không.
Đôi khi, dự án tưởng đã đến ngày “hái quả” rồi thì có khi, doanh nghiệp vẫn bị “sao quả tạ” rơi trúng đầu vì những rủi ro nằm ngoài tiên đoán.
Chẳng hạn như câu chuyện của bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) với vụ nhập 30.000 tấn đường từ Lào về Việt Nam tinh chế để xuất sang Trung Quốc. Kế hoạch kinh doanh này bị ách tắc cả năm trời mới giải quyết được vì gặp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ phía Hiệp hội mía đường Việt Nam.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực đầu tư này, thất bại là mẹ thành công. Những vấp váp trên chỉ là chuyện thường ngày của bất cứ nhà đầu tư nào ra nước ngoài. Có bước ra thế giới thì thương hiệu Việt mới phát triển được, tầm vóc doanh nghiệp mới lớn được. Và cũng như việc kinh doanh trong nước, nước lên thì thuyền lên, nước xuống thì thuyền xuống.
Song, cách tốt nhất để tránh mọi rủi ro là các nhà đầu tư Việt Nam nên phối hợp với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để có sự hỗ trợ lớn nhất về thông tin, chính sách.

Theo Phạm Huyền Vef.vn 17/2/2014

Chết tức tưởi sau 1 mũi tiêm!

- Đang tỉnh táo, đi lại, ăn uống được nhưng khi vừa nhập viện, chỉ sau một mũi tiêm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), một bệnh nhân đã chết tức tưởi trước sự đau xót, uất ức của người thân.
Chết tức tưởi sau 1 mũi tiêm
Một ngày sau khi đưa bệnh nhân Nguyễn Thị Luyệt (86 tuổi, trú xóm Phú Thượng, xã Kỳ Phú, Kỳ Anh) tử vong từ bệnh viện về, người thân vẫn chưa hết đau đớn, uất ức kể lại sự việc với diễn biến quá bất thường.
"Mẹ tôi tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khỏe. Tối 15/2, mẹ tôi có biểu hiện đau đầu, nôn mửa nên sáng 16/2 chúng tôi đưa đến nhập viện ĐK huyện Kỳ Anh. Lúc đến viện mẹ tôi vẫn tỉnh táo đi bộ lên cầu thang được và còn ăn, uống trò chuyện bình thường.
Kỳ Anh, cụ bà, dưỡng não, chết tức tưởi, nhồi máu cơ tim
Người thân đau đớn, uất ức phản ánh sự việc với PV.
Sau khi một cô y tá đo áp huyết xong và cho uống 1 viên thuốc gọi là giảm huyết áp rồi tiêm 1 mũi nhưng bị vỡ ven nên tiếp tục lấy lại ven khác và tiêm hết xi lanh thuốc.
Tôi hỏi là thuốc gì, cô ta nói thuốc dưỡng não. Tiêm xong cô ấy còn đưa cho 2 viên thuốc để uống. Khi vừa uống thuốc xong, mẹ tôi lên cơn nấc rồi ngất xỉu.
Tôi hoảng loạn chạy đi kêu y, bác sĩ đến cứu. Nhưng chỉ một lát sau bác sĩ đã báo mẹ tôi tử vong rồi. Chúng tôi quá sốc về sự việc này. Tại sao chỉ sau một phát tiêm mẹ tôi lại chết nhanh như thế được?" - chị Nguyễn Thị Hiếu (SN 1970, con gái bà Luyệt) đau đớn nói.
Ông Nguyễn Tiến Nhụy (60 tuổi, con trai bà Luyệt) nghẹn ngào cho biết, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi chừng 10 phút, khi điều dưỡng rút kim tiêm và cho uống 2 viên thuốc là mẹ ông đã lên cơn co giật rồi tử vong sau đó.
Kỳ Anh, cụ bà, dưỡng não, chết tức tưởi, nhồi máu cơ tim
Gia đình tổ chức tang lễ cho bà Luyệt
"Hôm đó chỉ thấy có một y tá khám rồi cho thuốc uống và tiêm cho mẹ tôi. Tôi nghi ngờ rằng ngày đó chủ nhật nên không có bác sĩ trực khám, mà y tá thì trình độ kém nên chỉ định thuốc không đúng dẫn đến mẹ tôi chết oan như thế" - ông Nhụy nghi vấn.
Mất mạng sau 2 giờ nhập viện
Liên quan đến vụ việc PGĐ Bệnh viện ĐK huyện Kỳ Anh, ông Thái Phong Vũ cho biết, bệnh nhân Luyệt nhập viện lúc 8h ngày 16/2 với biểu hiện đau đầu, buồn nôn.
Sau khi thăm khám bệnh viện đã cho vào khoa Lây. Khai thác thông tin từ người thân cho biết bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp.
Kỳ Anh, cụ bà, dưỡng não, chết tức tưởi, nhồi máu cơ tim
PGĐ Bệnh viện Kỳ Anh, ông Vũ cho rằng có thể bệnh nhân tử vong vì nhồi máu cơ tim.
Phủ nhận thông tin từ người nhà khi cho rằng chỉ có một y tá trực khi tiếp nhận bệnh nhân, ông Vũ cho rằng hôm đó vẫn có bác sĩ trực là Nguyễn Thị Nguyệt Linh và điều dưỡng Nguyễn Thị Hà Nam.
"Người tiêm cho bệnh nhân là điều dưỡng Nam. Đó là liều thuốc bổ não. Theo quy định thì thuốc này không cần phải test trước khi tiêm" - ông Vũ khẳng định.
Cũng theo ông Vũ, chỉ một lúc sau khi tiêm, bệnh nhân hôn mê rất nhanh, sau đó các y, bác sĩ tập trung cứu chữa nhưng không được.
8 giờ bệnh nhân nhập viện nhưng đến 10h thì bệnh nhân ngừng tuần hoàn.
Ông Vũ cũng cho rằng, rất có thể bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nên mới tử vong đột ngột như thế?.
Được biết, trước đó, một bệnh nhân khác trên đường chuyển viện từ Bệnh viện Kỳ Anh ra TP. Hà Tĩnh cũng đã tử vong bất thường. Làm việc với báo chí, lãnh đạo Bệnh viện Kỳ Anh cũng đã thừa nhận có sai sót.

Trần Văn

Dân biểu Mỹ: Không để Việt Nam vào TPP nếu không cải thiện nhân quyền!

VOA- 19/02/2014      -Một trong những nhà lập pháp Mỹ đi đầu trong việc cổ xúy nhân quyền cho Việt Nam vận động chính quyền của Tổng thống Barack Obama không để Hà Nội vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP chừng nào chính phủ Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền.

Dân biểu Loretta Sanchez khẳng định Quốc hội Hoa Kỳ không muốn mở rộng giao thương với Hà Nội cho đến khi nào nhà nước Việt Nam chứng tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền bằng các hành động cụ thể.

Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi...Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin qua việc tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội'
Dân biểu Loretta Sanchez khẳng định Quốc hội Hoa Kỳ không muốn mở rộng giao thương với Hà Nội và giảm thuế quan cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ theo điều kiện của TPP cho đến khi nào nhà nước Việt Nam chứng tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền bằng các hành động cụ thể.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với đài VOA, Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam, nhấn mạnh:

“Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi. Đặc biệt trong vài năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do hội họp và lập hội của công dân cụ thể qua việc tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội.”

Dân biểu liên bang Sanchez cho biết bà sẽ tiếp tục vận động chính phủ Hoa Kỳ không nên dành thêm những sự ưu ái hay tiếp tục mang lại cho Hà Nội những cơ hội quan hệ thương mại tốt hơn, mà thay vào đó, hãy áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải dọn sạch những vi phạm nhân quyền tai tiếng.

Dù thừa nhận những nỗ lực tương tự trước đây không thành công khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được thông qua và việc Hoa Kỳ để cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhưng bà Sanchez khẳng định:

“Với Hiệp định TPP lần này, tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”  

Trước khi Ngoại trưởng Mỹ sang thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 17 tháng này, dân biểu Sanchez cùng với dân biểu Zoe Lofgren đứng đầu kiến nghị thư quy tụ chữ ký của 47 nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Hoa Kỳ gửi tới Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với lãnh đạo Việt Nam.

Tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội.
Phát biểu nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 trước đó, bà Sanchez đã thúc giục mọi người tiếp tục làm vang vọng tiếng nói của các nhà dân chủ tại Việt Nam, buộc Hà Nội phải ngưng đàn áp quyền con người và phóng thích tù nhân lương tâm.

Ngoại trưởng Kerry cho biết trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Hà Nội nhân chuyến công du vừa qua, ông nhấn mạnh Việt Nam cần phải tiếp tục chứng minh có tiến bộ về nhân quyền, nếu không, các thành viên trong Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ phản đối việc mở rộng giao thương với Việt Nam kể cả việc Hà Nội tham gia vào TPP và việc thực thi thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt-Mỹ mới đạt được.

Việt Nam không hồi đáp trực tiếp lời kêu gọi này. Thay vào đó, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh lặp lại quan điểm lâu nay của Hà Nội rằng hai nước vẫn còn các bất đồng trong lĩnh vực nhân quyền.
Không để Việt Nam vào TPP nếu không cải thiện nhân quyền
Mới hôm qua 18/12, thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban của Thượng viện Mỹ về Các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương, kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama đối thoại thẳng thắn và cởi mở hơn với Quốc hội để có được sự hậu thuẫn của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ về Hiệp định TPP đang thượng lượng với 11 nước khác.

Các bên đã không hoàn tất được thỏa thuận trước cuối năm nay như mong đợi nhưng sẽ khởi động lại các cuộc thương thảo vào đầu tháng giêng.

Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đề nghị Washington dùng các cơ hội kinh tế làm điều kiện thúc đẩy nhân quyền và cải thiện tiêu chuẩn lao động đối với các nước đối tác TPP như Việt Nam.

Khi tướng Ngọ chưa chết..sao Đại tá Như Phong đã vội loan tin “từ trần”?! Chuyện khó tin!

19-02-2014

NQL: Rất nhất trí với cu Vinh: "trong khi các cơ quan chức năng chưa đưa ra thông báo chính thức, trước cái chết của một người, dù người đó đang liên quan đến Đại án, thì cũng không cần thiết phải phán xét nặng lời hoặc đoán mò." Nhưng như ông bà ta nói một mất mười ngờ, và đây là một cái ngờ đáng lưu ý.


Thật khó có thể tưởng tượng ở chế độ cộng sản Việt Nam, một vị Thượng tướng, Thứ trưởng, Ủy viên trung ương đảng, mà khi chưa chết, đã có báo loan tin ngay là đã chết.
Đó là tình cảnh hết sức thương tâm của tướng Ngọ, tờ báo nhanh nhảu loan tin là báo PetroTimes “của” đại tá công an Nguyễn Như Phong.
Chuyện khó tin đó càng khó tin hơn khi chính TBT-Đại tá Nguyễn Như Phong lại là người, cùng với tờ báo “của mình”, đã tỏ ra tích cực nhất bảo vệ danh dự cho tướng Ngọ, cùng với những biểu hiện tình thân hữu quen biết, có nghĩa một khi nghe tin ông hấp hối, hay qua đời, với tình cảm của mình ắt phải bị sốc, khó tin vào điều đó, phải chờ kiểm chứng, chứ không phải là vội vàng tin ngay và đưa ngay tin như … “reo lên vui mừng”, như “trút được gánh nặng” nào đó. Đến lạ!

Với một con người, việc khẳng định đã chết đã là điều phải thận trọng theo lẽ thường. Đằng này, với một quan chức cấp rất cao, lại đang trong tình cảnh trớ trêu, bị những tai tiếng thị phi rất ô nhục, thì lạ càng phải thận trọng việc đưa tin qua đời. Bởi không khéo, dễ bị cho là tung tin thất thiệt cho chính đương sự và những người, những cơ quan liên quan. 

Để những ai chưa hiểu mấy về chế độ cộng sản VN quanh những cái chết của các yếu nhân như tướng Ngọ, xin lấy dẫn chứng rất mới là cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các báo đã rất thận trọng, tránh vội đưa tin, có báo như Quân đội nhân dân còn phải chờ sau 1 ngày.

Ấy thế mà, hồi 19h58′, tối qua báo PetroTimes đã loan tin tướng Ngọ “đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.” Rồi sau đó, không biết vào lúc nào, họ đã sửa lại “đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập. Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20thì ngừng hẳn). …”

Hiện tượng “nhanh nhảu” chưa từng có này trong lịch sử báo chí VN cộng sản còn có thể gây những hệ lụy, khi mà “các thế lực thù địch”, kể cả những “thế lực … kình địch” đang soi mói rất ghê, rất dễ đặt điều trước cái chết của tướng Ngọ. Họ có thể đặt dấu hỏi rằng: phải chăng Nguyễn Như Phong, được ai đó trong “nhóm lợi ích” và có liên quan tội trạng vội mật báo “tin mừng” là đã “xử lý” xong tướng Ngọ, giữa lúc lực lượng này đang rất cần giành lại thế thượng phong, từ ngay cả việc tận dụng công vụ tuyên truyền?

Một dấu hỏi khác cũng có thể được đặt ra, là tại sao trong suốt 5 giờ đồng hồ từ khi“tim ngừng đập” cho tới khi “ngừng hẳn“, các bác sĩ đã “hồi sức tích cực”, có lúc“trái tim đã đập trở lại”, có nghĩa là không khí cấp cứu cho sinh mạng của tướng Ngọ là rất khẩn trương, cùng hy vọng cứu được là có, khi đó ai có mặt cũng thấy rõ được, mà lại có kẻ dám tin và đưa tin cho đại tá Như Phong là tướng Ngọ đã chết?

Mời xem lại bài trước Tướng Ngọ từ trần” – vậy là lời khuyên cho Ban Nội chính không kịp thành hiện thực (trong đó sao chép nguyên văn bài của PetroTimes lúc chưa chỉnh sửa) và bài sau khi đã chỉnh sửa: Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần. Ngoài ra, về giờ “từ trần” của tướng Ngọ, báo PetroTimes đã mâu thuẫn với báo Công an nhân dân. Mời xem bản tin ngắn ngủi chưa từng thấy trên báo này: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ từ trần (thậm chí, không biết có phải do không kịp, hay còn phải cân nhắc chọn ảnh nào, mà cho tới 7h30 sáng nay 19/2, bản tin vẫn chưa có ảnh). “Đồng chí Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an do lâm bệnh nặng, đã từ trần vào hồi 21h05 ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108“. Không biết có phải vì những lủng củng này, mà làm báo nước ngoài cũng đưa giờ chết cũng khác,RFA đưa là 19h30′.

Nên cũng phải nói thêm một điều không kém phần quan trọng với người Việt, trong nhiều năm nay coi nặng chuyện tâm linh. Một người chưa chết mà báo là chết, báo chết rồi lại còn đưa giờ giấc sai lạc, rất ảnh hưởng tới gia đình, người thân, luôn coi rất quan trọng giờ chết (họ mới là người có quyền thông báo chính xác giờ chết), liên quan tới nhiều điều, trong đó có quyết định ngày giờ phát tang, nhập quan, di quan, hạ huyệt v.v.. để khỏi ảnh hưởng xấu tới con cháu sau này.

1
.

Vui biết mấy Ngọ đồng chí đang sống chuyển sang từ trần!


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Niềm vui giấu kín này dĩ nhiên các đồng chí ta giữ kín trong quần. Thế là xong! Nhưng không phải xong vì vui đời bá Ngọ thong dong biến, mà xong vì nỗi âu lo canh cánh "nó xì ra là bỏ mịa cả bầy sâu" cũng cất cánh chuồn chuồn bay về miền miên viễn xa xăm. Niềm vui mèo giấu này dĩ nhiên cũng sẽ được đảng ta thể hiện bằng những vòng hoa phúng điếu to đùng, chơi thêm câu Tổ quốc ghi công cho nó hoành tráng. Nếu có được thêm đoàn vũ công sồn sồn trong "ngày quốc vũ" mười sáu tháng hai của đảng ta kéo đến tango - em đưa Ngọ về trong ngày Ngọ tang - thì còn thêm phần quý phái. Ôi... vui biết mấy Ngọ đang đứng chuyển sang nằm!!!

Đồng chí Phạm Quý Ngọ, ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Côn an, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines đột ngột chuyển sang từ trần vào ngày 18 tháng 2, năm 2014 sau khi bội thực cú buffet triệu rưỡi tiền đế quốc trong vụ Dong-đi-chú-Dũng-Vina. Các đại y tá đảng ta xì tin rằng đồng chí tiêu diêu cực lạc bởi gan bị ung.

Điều cần ghi vào biên bản lịch sử đảng là sau khi đồng chí Dương Chí Dũng khai toét loét trước tòa chuyện Ngọ thò tay ôm bao tiền triệu rưỡi thì Ngọ đang yên cương mạnh khỏe bỗng đột ngột chuyển sang lờ đờ (1). Cũng cần ghi vào biên bản là chú Dũng Vinalines lại lẻo mép lộ hàng luôn anh Trần Đại Quang bộ trưởng côn an trong vụ tiền... là tiền nhiều khi không mà có này.

Mới đây hơn một tháng, con trai của đồng chí bá Ngọ lên xe bông vào ngày 11 tháng 12 năm 2013. Một đám cưới huy hoàng tại khách sạn 5 sao J.W. Marriott đúng như bài bản học tập theo tinh thần cần kiệm liêm chính của bác Trần Dân Tiên và bản chất vô sản trên răng vàng dưới súng hột soàn của các quan đỏ (2). Lương thứ trưởng côn an ba đồng ba cọc, đám cưới huy hoàng là do thằng J.W. Marriott nó thương nó mần free. (Tổ cha đứa phản động nào xuyên tạc đồng chí lãnh đạo - người chiến sỹ côn an anh hùng của đảng ta). Đám cưới bị dân đầu hẻm bờ-blog, cuối ngỏ phây-búc thì thào là đám cưới chạy án. Giờ thì mới thấy dân ta nói oan cho đồng chí ta. Phải nói là đám cưới chạy tang vì ung thư đường ruột sinh chứng bội thực đã lây lan qua đường gan.

Ung thư kiểu gì mà côn an, tình báo, nội chính đảng ta chẳng ma nào biết. Thứ trưởng côn an, Ủy viên TƯD chứ bộ đảng viên chí mén quèn sao! Mới hôm thứ Hai, 16.02.2014, chỉ hai ngày trước khi bá Ngọ đột ngột băng hà, đồng chí Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương là Phạm Anh Tuấn còn léng phéng đề xuất đình chỉ công tác đối với Ngọ để việc điều tra nắm đầu các đồng chí chưa bị lộ được thuận chèo xuôi mái (3). Không thấy ma nào đề cập đến chuyện thằng này ung thư đến giai đoạn cuối, 2 ngày nữa nó chết, lý do chính đáng nhất để ngưng công tác, nghỉ ngơi... Kỳ thiệt!.

Tin ngọ quý ung gan qua đời kiểu trúng gió khẩn cấp đã được báo chí mọi lề đăng tải, trong đó có PetroTimes nói rằng: Tướng Phạm Quý Ngọ từ ba tháng nay đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan quái ác (4). Công nhận các đồng chí ta giữ gìn bí mật quốc gia thiệt hay. Không ai biết, không ai hay. Thử gú gồ Phạm Quý Ngọ + Ung thư cho khoản thời gian trước khi ngọ cưỡi triệu rưỡi đô lên trời thì không thấy xuất hiện tế bào ung thư gan đi kèm với chú ngọ này cả. Sao kỳ vậy ta!

Sau khi đồng chí ấy "đi" thì nhờ ông Phạm Gia Khải, Phó ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương nhân dân ta mới biết "ông Ngọ mới sang Nhật Bản điều trị ung thư bằng phương pháp cấy tế bào gốc nhưng không thành công nên sau Tết đã về nước và điều trị tại bệnh viện 108. Cách đây vài năm, ông Ngọ từng sang Singapore để chữa trị căn bệnh này." (5(cứ mỗi lần nghe các đồng chí ta gọi nhau từ đồng chí sang "ông" là thấy... buồn buồn!). Nhà thương nào ở Sing, ở Nhật cho nhân dân biết luôn đi, để gửi thư cám ơn đã săn sóc lãnh đạo côn an kính yêu ăn nhiều chết lẹ - trước khi "chít" tướng mạo ngon lành không thấy dáng vóc bệ rạc của người bị ung thư gan phèo phổi còn vài ngày nữa là ngủm.

Nghĩ lại thấy thiệt là tội! Sao không nói trước để thương đồng chí ấy chút chút và biện hộ cho đồng chí ấy là bịn quá mới ngửa tay chụp lấy tiền... chùa từ Dũng Vina để qua mấy nước tư bản giẫy chết chữa cho khỏe nhằm tiếp tục sự nghiệp phục vụ nhân dân suốt đời.

Trở lại chuyện tin mừng Ngọ ra đi...

Trong vụ ào ạt đưa tin bá Ngọ từ thở chuyển sang nín, các báo thi nhau đăng tin. Anh An Ninh Thủ Đô và nhiều báo khác thì cho anh Ngọ thăng chính thức lúc 21h05, 18/2. Chị Phunutoday thì ngậm ngùi tiễn anh Ngọ đi sớm sủa hơn - vào lúc 16h, 18/2. 

Trong lúc phe ta đang bối rối cho phe mình chết lúc nào như thời bác Tiên lâm tử thì chuyện ngày giờ lẫn lộn là chuyện dễ hiểu. Nhưng chú PetroTimes thì mới thiệt là hay nè: chú í cho anh Ngọ ngủm vào hồi 21h20 ngày 18/2, trong khi tin vui thì được chú í hồ hởi đăng vào lúc19h58 ngày 18/2 (4). Hay ghê nơi!

Nghĩa tử là nghĩa tận. Đây là lúc mà các đồng chí đảng ta áp dụng điều này một cách hân hoan, chân thành, nồng nhiệt nhất. Cấm đứa nào khui tiếp cái chuyện tiền nong lẻ tẻ trong vở tuồng cải lương người đi để lại một nỗi sầu thật vui này. Chỉ và phải còn lại những điều thật trang trọng:

Đồng chí Phạm Quý Ngọ, ủy viên Trung ương Đảng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines, được nhiều huân chương, chiến sỹ gương mẫu... bla bla bla...

Những (đống) gì theo sau một triệu rưỡi đô la sẽ bốc khói theo bó nhang tàn cắm trên ngôi mộ hoành tráng của Phạm Quý Ngọ. Các đồng (tiền) chí (rận) đảng ta sẽ bình an vô sự tiếp tục sự nghiệp cướp chính quyền, bán giang san và rút ruột nhân dân. 

Ngọ chết, Lợn sống, sao lại không vui! thưa các đồng chí chưa bị lộ?

Cái chết tự nhiên và tự nhiên chết!


Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Tin ông tướng công an Phạm Quý Ngọ chết đột ngột ngay trong thời điểm này làm dư luận xôn xao càng xôn xao. Đây là cái chết tự nhiên hay là cái chết được dàn xếp? 

Chết tự nhiên là cái chết do bệnh tật. Khi bệnh lý đến hồi nan giải, mọi can thiệp y khoa, dinh dưỡng đều bó tay thì việc ra đi của một con người là bình thường. Nhưng ở đây, ngay trong thời điểm ông Phạm Quý Ngọ bị tạm đình chỉ công tác vì liên quan đến việc nhận hối lộ hơn 1,5 triệu USD và tiết lộ bí mật nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì đột ngột ông lại... lên đường đoàn tụ với Mác với Lê Nin. 

Cái chết của ông tướng công an không bình thường ở các điểm sau:

1. Thời điểm vụ án làm lộ bí mật đang được mở rộng lên tầng cao hơn. 

2. Tại sao ông Ngọ là tướng công an mà được điều trị ở bệnh viện quân đội mà không phải là bệnh viện của Bộ công an hay là Viện K hoặc là bệnh viện Bạch Mai chẳng hạn? 

3. Báo Tuổi Trẻ đưa tin là ông Ngọ từng điều trị ung thư tại Singapore điều này có phải là làm giảm nghi ngờ hay là một cách làm cho vụ việc thêm phức tạp? 

4. Nếu ông Ngọ là tướng công an bị ung thư mà không điều trị ở Bệnh viện Bộ công an mà đưa vào bệnh viện của quân đội hay được đem qua Singapore chữa trị thì tại sao ông Đinh Dăng Định phải vào bệnh viện 30.4 là bệnh viện của Bộ Công An điều trị. Khi ung thư đến giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng thì công an trại giam An Phước mới cho thầy giáo yêu nước "tạm hoãn thời gian thi hành án tù 12 tháng". Chính sách khoan hồng của đảng sao kỳ cục vậy? 

5. Số tiền mà ông Ngọ tham nhũng vòi vĩnh các cá nhân và doanh nghiệp khác chắc chắn không dừng lại ở con số hơn 1,5 triệu USD đã được bạch hóa. Còn bao nhiêu cá nhân và doanh nghiệp khác bị nhũng nhiễu sẽ lên tiếng khi ông Ngọ ngã ngựa. Tốt nhất chọn cái chết thì sẽ bảo tồn được số tiền lớn cho gia đình vợ con mà nếu còn sống với mức lương của công an chắc hơn 1000 năm nữa cũng chưa bằng số tiền mà ông đã tham nhũng. 

6. Vụ án Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng chắc còn nhiều người liên quan khác đồng cấp hay cao hơn ông Ngọ chắc sẽ bị liên lụy và chịu liên đới trách nhiệm. Nếu ông Ngọ ra đi thì mọi việc coi như chìm xuồng và dừng hết trách nhiệm của những người liên quan khác tại đây. 

Như vậy cái chết của ông tướng công an Phạm Quý Ngọ là một cái chết không phải tự nhiên. Có nhiều lý do để người ta dị nghị đây là cái chết có toan tính của cá nhân ông Ngọ hay của phe nhóm nào đó. 

Giải pháp cho ông tướng công an Phạm Quý Ngọ tự nhiên lăn đùng ra chết là giải pháp tối ưu nhất. Nhưng xem ra cái chết của ông tướng công an này cũng không là cho tình hình thêm sáng sủa chút nào nhất là việc tranh giành quyền lực ở trong nội bộ của đảng cộng sản ngày càng quyết liệt. 

Cấm tàu chạy, nhiều nhân viên mất việc!


SGTT.VN - Thêm một ngày nữa là qua một tháng tàu cánh ngầm hoạt động tuyến TP.HCM – Vũng Tàu và ngược lại bị đình chỉ hoạt động. Hàng chục con người đang làm việc ở ba hãng tàu trên đã được cho nghỉ việc với lý do doanh nghiệp không còn khả năng chi trả. Nhiều người trong cuộc đã phải thốt lên hai tiếng: Oan uổng quá!
Tàu cánh ngầm (chạy từ TP.HCM đi Vũng Tàu) đã bất ngờ bốc cháy trên sông Sài Gòn hôm 20.1. Ảnh: Tân Châu
Thay đổi thiết kế khác nào… giết nhau!
Liên quan đến diễn biến kiểm tra an toàn tàu cánh ngầm theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, ông Trịnh Thanh Chương, tổng giám đốc hãng tàu cánh ngầm Greenlines, cho biết vào ngày 25 tháng trước (tức tháng 25.1.2014) các tàu cánh ngầm của đơn vị ông đã được đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra xong. Sau đó, Greenlines đã sửa chữa tàu đúng theo yêu cầu (trừ yêu cầu vô lý liên quan đến thiết kế con tàu) của đoàn kiểm tra và nộp báo cáo khắc phục cho cơ quan chức năng đã hơn tuần nay nhưng vẫn chưa thấy động thái gì.
Ông Chương chia sẻ thêm, theo thông tin ông được biết, chính quyền TP.HCM cũng mong muốn quyết định sớm việc này, nhưng về mặt chuyên môn, thành phố không đủ khả năng quyết mà phải cần đến các cơ quan chuyên môn của bộ Giao thông vận tải, trong đó, am hiểu nhất vẫn là cơ quan đăng kiểm. “Cơ quan chuyên môn phải chủ động thì vụ việc mới sớm xong, nhưng họ không chủ động. Đến nay, dù là người có quyền lợi liên quan nhưng tôi vẫn không được biết khi nào các cơ quan chuyên môn mới làm việc với mình để gút vấn đề. Quá chậm!”, ông Chương nói.
Phải chăng yếu tố ông cho là vô lý đã kéo dài thời gian đình chỉ một cách không có ngày kết? “Tôi nghĩ không phải vậy. Đã nói là vô lý thì ai am hiểu nhìn vào cũng biết đòi hỏi này là không khoa học. Nếu đơn vị liên quan nhất quyết đòi phải khắc phục cái vô lý trên thì chẳng khác nào… giết nhau”, ông Chương nói.
“Quýt làm cam chịu”
Cầm tờ giấy thôi việc trên tay, anh Thanh, nhân viên của hãng tàu Greenlines, không cầm được nước mắt. Theo anh Thanh, ngoài phần tương lai mù mịt không biết kiếm đâu ra tiền để nuôi hai đứa nhỏ trong điều kiện kiếm việc khó khăn như hiện nay, còn có phần về sự uất ức. Lẽ thường, ai làm người đó chịu, nhưng ở đây người khác gây ra nhưng người phải gánh chịu hậu quả lại là bản thân anh và không ít các nhân viên khác.
Rõ là “quýt làm cam chịu” nhưng chẳng biết kêu ai. Phải chi khi quyết định đình chỉ hoạt động của hãng tàu, các cơ quan chức năng nên nghĩ đến chúng tôi dù chỉ là một chút, như xem xét cho chúng tôi được làm việc đúng với chuyên môn của mình ở các cơ quan khác chẳng hạn, thì nay chúng tôi đâu phải lao đao”, anh Thanh buồn bã.
Có lẽ trong đợt đình chỉ hoạt động tàu cánh ngầm tuyến TP.HCM – Vũng Tàu, hãng tàu cánh ngầm Dòng Sông Xanh (Greenlines) là hãng tàu đầu tiên buộc phải đưa ra quyết định cắt giảm nhân sự, bởi đây là hãng tàu lớn nhất trên tuyến với gần 100 lao động thường xuyên có hợp đồng.
Theo ông Trịnh Thanh Chương, việc cắt giảm 1/2 nhân viên của hãng tàu là việc chẳng đặng đừng, vì nhìn nhân viên mình khóc, bản thân ông cũng không cầm lòng được. Nhưng hãng tàu lấy đâu ra tiền để trả lương, vì tất cả hoạt động đã bị ngừng hoàn toàn gần cả tháng. Thậm chí, nếu lệnh cấm vẫn tiếp tục, hãng sẽ phải đóng cửa.
Cũng như anh Thanh, chủ doanh nghiệp như ông Chương cũng phải thốt lên câu: Quýt làm cam chịu, vì tàu khác gặp sự cố nhưng tàu ông lãnh đủ.
Ông Chương kiến nghị: “Tôi rất ủng hộ việc kiểm tra điều kiện an toàn của tàu, song khi kiểm tra tàu nào đủ điều kiện an toàn thì cho chạy còn tàu nào không đủ điều kiện thì phải loại bỏ. Việc cơ quan quản lý cho dừng tất cả hoạt động của tàu kéo dài cả tháng đã vô tình đẩy lao động của các hãng tàu vào thất nghiệp, chủ tàu vào thế phá sản… xem ra chưa hợp tình, hợp lý”.
ĐÀO LÊ

Cựu tù nhân kể về nhục hình ở Triều Tiên qua tranh vẽ!

SOHA- 18/02/2014   -Một trong những nhân chứng của Ủy ban điều tra Triều Tiên LHQ là ông Kim Kwang-il (48 tuổi), bị kết án 6 năm tù giam tại một nhà tù ở Triều Tiên.



Tại đây, ông bị tra tấn, bỏ đói và chứng kiến những người bạn tù của mình lần lượt mất mạng.
Một phần trong báo cáo của ủy ban về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Triều Tiên thông tin về sự ngược đãi tù nhân vô nhân tính giống như thời Đức Quốc xã.
Báo cáo tập hợp lời khai của hơn 300 người Triều Tiên đào tẩu. Nhiều người cung cấp thông tin trong bí mật do lo ngại trả thù, còn ông Kim là một trong 80 người Triều Tiên chấp nhận xuất hiện tại những buổi điều trần công khai.
Ông Kim bị lực lượng an ninh Triều Tiên bắt vào giữa năm 2004, bị cáo buộc tội danh vượt biên trái phép và buôn lậu. Vì tội trạng này mà ông bị kết án 6 năm tù giam.
Tháng 2.2009, ông Kim đào tẩu đến Hàn Quốc. Tại đây ông cho xuất bản quyển sách kể về những tháng ngày khổ cực ở chốn lao tù Triều Tiên. Quyển sách gồm nhiều bức vẽ, do các họa sĩ chuyên nghiệp tái hiện tại kí ức của ông về các đòn tra tấn kinh hoàng mà ông và bạn tù phải hứng chịu.
Cựu tù nhân kể về nhục hình ở Triều Tiên qua tranh vẽ
Để chuột ăn mắt, mũi, tai và ngón chân của các thi thể - Ảnh: UNHCR/CNN
Cựu tù nhân kể về nhục hình ở Triều Tiên qua tranh vẽ
"Cần cẩu, máy bay, xe máy". Theo báo cáo của LHQ, Kim cho biết ông bị bắt phải duy trì những tư thế gây căng thẳng và đau đớn này trong thời gian dài, cánh tay dang thẳng và rộng, cho đến khi quỵ ngã vì kiệt sức - Ảnh: UNHCR/CNN
Cựu tù nhân kể về nhục hình ở Triều Tiên qua tranh vẽ
Trong bức tranh này, cựu tù Kim Kwang-il mô tả phương pháp "tra tấn bồ câu" ở nhà tù nơi ông bị giam. Tù nhân bị còng và bị đánh đập liên tiếp vào ngực cho đến khi ói ra máu - Ảnh: UNHCR/CNN
Cựu tù nhân kể về nhục hình ở Triều Tiên qua tranh vẽ
Một cảnh về trại giam giữ - Ảnh: UNHCR/CNN
Cựu tù nhân kể về nhục hình ở Triều Tiên qua tranh vẽ
Vì bị bỏ đói nên tù nhân chỉ có thể ăn rắn và chuột - Ảnh: UNHCR/CNN
Cựu tù nhân kể về nhục hình ở Triều Tiên qua tranh vẽ
Tù nhân bị giam trong những chiếc lồng chật hẹp khoảng 100cm x 120cm - Ảnh: UNHCR/CNN
Cựu tù nhân kể về nhục hình ở Triều Tiên qua tranh vẽ
Các thi thể được mang tới khu vực hỏa thiêu - Ảnh: UNHCR/CNN
Tại phiên điều trần, chủ tịch Ủy ban điều tra Michael Kirby chất vấn: “Trong quyển sách có tựa Bằng chứng nhà ngục Jeongeori có rất nhiều hình minh họa về biện pháp tra tấn và bạo lực đối với tù nhân. Liệu chúng có liên quan đến cách ông bị đối xử khi đang trong giai đoạn điều tra hoặc sau khi đã bị giam ở nhà tù Jeongeori?”.
Ông Kim Kwang Il trả lời rằng: “Không chỉ là tương tự, tôi thậm chí còn bị tra tấn kinh khủng hơn những bức hình trong quyển sách”.

Dịch bủa vây, người dân dửng dưng


SGTT.VN - Trong khi dịch cúm gia cầm H5N1, cúm A/H7N9… đang có nguy cơ bùng phát và xâm nhập vào nước ta bất cứ lúc nào thì người dân vẫn tỏ ra thờ ơ với dịch bệnh. Tại nhiều khu chợ, đặc biệt là chợ cóc ở Hà Nội việc buôn bán gà quê, gà nhà – theo giới thiệu của người bán – gà không kiểm dịch vẫn diễn ra.
Người dân thờ ơ
Tại chợ tạm trên phố Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội – chợ chỉ họp buổi sáng – hầu hết gà đều không có giấy kiểm dịch. Chị Xuyên, bán gia cầm, giới thiệu: chỉ bán hàng ở đây buổi sáng nên không mang quá nhiều gà. Mà cũng không có nhiều vì đây là gà nhà, gà người quen đảm bảo chất lượng. Mỗi ngày chỉ lấy được ít nên không có gà tồn, gà ốm, gà bệnh đâu!?
  
Dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát (ảnh minh họa). 
Ngồi cách đó không xa, vài con gà để trong sọt sắt được người bán hàng giới thiệu là “gà ta chạy bộ”, gà nuôi nhốt… Khi hỏi giấy kiểm dịch người bán hàng lảng đi chuyện khác, chỉ nói đi nói lại: Gà ta chạy bộ của nhà cứ yên tâm ạ!
Cách chợ này không xa, phía sau chợ Nghĩa Tân là chợ cóc, chỉ họp vào buổi sáng là chính, một dãy bán gia cầm đều không có giấy kiểm dịch. Gà được nhốt trong lồng sắt, ai có nhu cầu giết mổ người bán hàng có sẵn nước nóng làm gà ngay tại chỗ. Gà mổ bằng tay không, không có cống thoát nước thải. Lông, chất thải được người bán thu vào túi nilông còn nước thải thiên nhiên đổ ra mặt đường.
Chim cút, chim bồ câu cũng được giết mổ tại chỗ như gia cầm. Hoan – bán chim câu, chim cút ở chợ cóc này đã năm năm nay – cho hay: chim được lấy trong làng mà ở khu vực đó không có dịch bệnh. Chứng kiểm dịch thú y không có đâu vì chợ tạm mà. Chợ họp tí buổi sáng thôi. Chim đảm bảo, con nào con nấy khoẻ thế này lấy đâu ra dịch bệnh.
Đó là lý lẽ của người bán còn người mua cũng tỏ ra phớt lờ. Bằng chứng là người mua vẫn có và hàng ngày lượng gia cầm, chim được bán gần như hết sạch. Quan sát tại các khu chợ này, người mua ghé vào, chọn gia cầm, trả giá và chờ người bán mổ mà không ai hỏi giấy kiểm dịch.
Dịch sát chân
Tại cuộc họp giao ban về dịch cúm gia cầm chiều 18.2, bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát lo lắng: các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 vẫn tiếp tục xuất hiện rải rác, nhỏ lẻ tại một số địa phương; đặc biệt do việc tái đàn mới, chưa có miễn dịch, nhất là trên thuỷ cầm. Đối với cúm A/H7N9, nguy cơ virút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có liên quan tới buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) cũng nhận định Việt Nam, Lào và Myanmar là những nước có nguy cơ cao lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 từ Trung Quốc.
Ông Phạm Văn Đông, cục trưởng cục Thú y (bộ NN&PTNT) cho biết, mỗi ngày lại xuất hiện thêm nhiều ổ dịch cúm gia cầm H5N1 trên địa bàn cả nước. Đến ngày 18.2, cả nước đã có 11 tỉnh xuất hiện cúm gia cầm với 24 ổ dịch, làm mắc bệnh và chết hơn 50.000 con gia cầm. Tuy nhiên, chỉ có 5/11 tỉnh công bố dịch, còn lại chỉ có báo cáo lên cục Thú y. Ngoài ra, còn một số địa phương khác có xuất hiện dịch dưới dạng nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nhưng đã được xử lý kịp thời.
Về diễn biến dịch cúm gia cầm trên người, Phó cục trưởng cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nhận định, cả hai chủng virút cúm gia cầm H5N1 và H7N9 đều nguy hiểm, đáng sợ. “Dịch H5N1 đang nhãn tiền, đang xuất hiện tại các địa phương trong cả nước. Chưa đầy hai tháng đầu năm 2014 đã có hai trường hợp tử vong”.
LỆ HÀ