Monday, December 30, 2013

Nhìn lại 2013 từ lăng kính nhân quyền




Đoan Trang (Danlambao) - Theo thông lệ, vào cuối mỗi năm, báo chí thường có những bài viết mang tính tổng kết, bình luận về những sự kiện nổi bật của 12 tháng qua trong các lĩnh vực chính trị-xã hội, văn hóa-nghệ thuật, khoa học-công nghệ, v.v... Ngày cuối năm này, Dân Làm Báo cũng có một bài viết nhìn lại các sự kiện của 2013, nhưng là trong một lĩnh vực còn mới mẻ đối với Việt Nam: nhân quyền. 

2013 với sự lớn mạnh không ngờ của XHDS 

Vài năm gần đây, một số khái niệm vốn lâu nay bị coi là “nhạy cảm”, “đáng sợ” bỗng dưng xuất hiện trở lại ở Việt Nam; mặc dù vẫn là “nhạy cảm”, vẫn bị chính quyền nhìn nhận với một thái độ thù địch. Đó là các khái niệm như: nhân quyền (không biết nếu gọi là “quyền con người” thì có đỡ bị chính quyền cảnh giác và ghét bỏ không?), tự do, dân chủ, và xã hội dân sự (XHDS).

XHDS không phải là chưa từng tồn tại ở Việt Nam. Ngược lại, những hình thức kết giao tự nguyện - như các hương, họ, phái, sinh hoạt nơi đền chùa, đình làng, v.v. - đã từng rất phổ biến và là rường cột của đời sống của người dân Việt Nam, ít nhất là ở nông thôn miền Bắc, trong hàng thế kỷ. Thực sự chỉ đến khi đảng cộng sản lên cầm quyền, với việc thi hành các chính sách khắc nghiệt, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, biến xã hội thành trại lính nơi “mỗi người dân là một chiến sĩ”, thì XHDS mới bị phá vỡ. Tocqueville từng viết, đại ý là các chế độ độc tài không cần người dân thương yêu chúng mà chỉ cần người dân đừng thương yêu nhau và đừng kết hợp với nhau để cho chúng dễ không chế một xã hội phân rã (Nguyễn Gia Kiểng, Tổ quốc ăn năn, NXB Chúng Ta, 2012). Cho nên “Đảng ta” không thích XHDS. Đảng coi đó là một “thủ đoạn của diễn biến hòa bình” và kiên quyết “không để các tổ chức XHDS bị lợi dụng”! 

Song, năm 2013, XHDS ở Việt Nam đã lớn mạnh như một sự bùng phát vượt khỏi tầm kiểm soát của đảng. Lần đầu tiên, người dân công khai tuyên bố thành lập các hội, các nhóm, diễn đàn, mà khỏi cần đến luật về hội và mớ thủ tục “xin-cho” mà đảng vẫn ưa dùng: Hội Anh Em Dân Chủ, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Hội Bầu bí Tương thân, v.v. Từ xuất phát điểm ban đầu là những hội nhóm thành lập trên mạng, họ đã “xuống đường” và có những hoạt động thực tiễn: Nhóm Công dân tự do tổ chức dã ngoại nhân quyền và phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, No-U làm thiện nguyện, Mạng Lưới Blogger Việt Nam đến các đại sứ quán và tổ chức quốc tế để trao Tuyên bố 258. Một số tổ chức NGO quy mô nhỏ trong nước, vốn lâu nay chịu sự dò xét, giám sát của chính quyền, cũng đã cố vươn dậy trong cái vòng kim cô chật hẹp, để góp phần lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 có thể đã là một ngày hội của XHDS và những công dân tự do nếu họ không bị chính quyền ra sức chống phá, đàn áp: Chương trình “Tôi tự do” bị ép hủy, các buổi kỷ niệm Ngày Nhân quyền ở Hà Nội và TP.HCM bị trấn áp, blogger tham dự bị hành hung và bị người của chính quyền tấn công bằng… mắm tôm. 

Nhưng sự kết hợp của người dân, sự phát triển của XHDS, là không thể bị phá hoại một lần nữa như thời kỳ đảng còn tự tung tự tác tuyệt đối. Từng hội nhóm mới vẫn ra đời và hoạt động ngày càng công khai. Sau “chiến dịch 258”, Mạng Lưới Blogger Việt Nam tuyên bố thành lập chính thức vào đúng ngày Quốc tế Nhân quyền. Diễn đàn Xã hội Dân sự thành lập sau một tuyên bố đòi các quyền dân sự - chính trị, một động thái mà đảng coi như hành vi tự tiện, ngang nhiên - thì ra ngoài sự kiểm soát của đảng mà lị. Báo Quân Đội Nhân Dân gầm lên: “Gần đây, một số người lập ra cái gọi là “diễn đàn xã hội dân sự” với ý định không úp mở thúc đẩy “chuyển hóa” chế độ chính trị ở Việt Nam”. 

Trong sự lớn mạnh của XHDS năm 2013 này, còn có một sự kiện đáng chú ý: Lần đầu tiên, các tổ chức XHDS của Việt Nam đã có sự hợp tác (tất nhiên là ngoài bàn tay kiểm soát của đảng) với các tổ chức trong khu vực, đặc biệt là ở Philippines. Tháng 7, No-U Việt Nam xuất hiện trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc do Liên minh Biển Tây Philippines tổ chức. Tháng 10, một nhóm bạn trẻ ở Việt Nam sang Philippines theo lời mời của Asian Bridge để tìm hiểu về XHDS ở Philippines. Họ đã học, say mê và vui thích, và đã trở về Việt Nam bất chấp việc bị công an đe dọa, sách nhiễu. Sự can thiệp của chính quyền vào những hoạt động dân sự bình thường, cuối cùng, đã trở thành một trò lố bịch và vô duyên trong mắt các bạn trẻ và cộng đồng quốc tế.

Nở rộ “luật ngu” 

Nói từ giác độ điều hành vĩ mô, không ra những đạo luật yếu kém, gây thiệt hại cho dân thì không phải là chính quyền Việt Nam. Nói cách khác, ban hành những “luật ngu” đã thành chuyện bình thường ở Việt Nam từ hàng chục năm nay. Nhưng chỉ đến thời Internet, những yếu kém ấy mới bị “phơi áo”, và 2013 là một năm đặc biệt chứng kiến nhiều “luật ngu”: Nghị định 72 về “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”, Nghị định 174 về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện”, Nghị định 159 về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”, Nghị định 208 về “các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ”, v.v. 

Các đạo luật ấy không chỉ “ngu” - chẳng hạn quy định trang tin điện tử cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp - mà còn “ác”, bởi chúng nhằm hạn chế quyền tự do của công dân, gây thiệt hại, phiền phức cho xã hội và dành phần lợi về nhà nước với lý do “để thuận tiện cho việc quản lý”. Vâng, để giúp việc cai quản xã hội được dễ dàng thì cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ người chống đối; chính quyền có quyền phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng với hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước” mà chưa đến mức truy cứu hình sự (nôm na là chưa đủ chứng cứ để bắt mày thì tao cũng phạt tiền được mày). Và với Nghị định 159 thì tất cả các ngành nghề, đối tượng vốn coi báo chí là kẻ thù tiềm tàng lâu nay, bây giờ đều có thể nghiễm nhiên xử phạt báo chí, từ chủ tịch UBND cấp huyện đến công an, bộ đội, cảnh sát biển, hải quan, cơ quan thuế, quản lý thị trường. 

Sự xuất hiện nở rộ những đạo luật ngu và ác cho thấy việc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã trở thành có hệ thống và được thể chế hóa. Nhưng nó cũng là biểu hiện của sự kém cỏi và bất lực của chính quyền một đảng trong công việc quản trị, điều hành đất nước. 

Trò hề sửa đổi hiến pháp 

Công cuộc sửa đổi Hiến pháp của đảng đã “kết thúc thắng lợi” với việc đảng đã có được bản hiến pháp theo ý muốn: tiếp tục khẳng định vị trí “tiên phong” và vai trò lãnh đạo của đảng, lấy chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Bản hiến pháp 2013 đạt được các mục đích đảng đề ra từ đầu là “thể chế hóa kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn”, “ghi nhận những thành quả, thành tựu to lớn của đất nước” do đảng khởi xướng. 

Đấy là đứng trên giác độ lợi ích của đảng. Còn từ giác độ nhân quyền thì bản hiến pháp mới chẳng mang lại lợi ích gì. Các quyền công dân “được ban phát” về cơ bản vẫn như hiến pháp 1992. Khái niệm “quyền con người” được đưa vào một cách chiếu lệ cho đúng “mốt”. Ân xá Quốc tế nhận xét, bản hiến pháp đã “liên tục đặt luật quốc gia lên trước quyền của các cá nhân, kể cả những quyền đã được đề cập trong các nghĩa vụ của Việt Nam trên cơ sở công ước hiện hành”. 

Đối với xã hội, các đợt lấy ý kiến và thảo luận sửa đổi Hiến pháp gây lãng phí khổng lồ. Trả lời BBC, TS. Lê Đăng Doanh cho biết: “Các cuộc họp ấy tốn ngân sách nhà nước 250 tỷ đồng, không kể chi phí thời gian, cũng như không kể chi phí của các cấp, các ngành tự chi ra, để dẫn đến là hầu như không có ý kiến nào đóng góp đã được tiếp thu cả”. 

Sự lố bịch của màn kịch tưởng như không có giới hạn: Ngày 3/4, tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố kết quả lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, theo đó, số lượt ý kiến đóng góp từ ngày 12/3 tới ngày 27/3 trong toàn tỉnh lên tới 44.459.628 trên tổng dân số 1,7 triệu người. Trong số ý kiến đóng góp này, có 44.455.188 người tán thành nguyên văn với bản Dự thảo Hiến pháp, chiếm tỷ lệ 99,99% dân số tỉnh Bình Dương. Thật là một tỉnh cách mạng! 

Báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 21/4 trích lời Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, “Sau 3 tháng triển khai nghiêm túc, dân chủ Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với 28.140 hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến góp ý”. Mới ba tháng mà đã có đến hơn 28.000 cuộc họp. 

Vấn đề là, theo khảo sát “Chỉ số Công lý 2012” (UNDP, Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng thực hiện), 42,4% dân chúng Việt Nam không biết gì về hiến pháp hoặc chưa bao giờ nghe nói đến. Với 57,6% còn lại thì có tới 23% không hề biết Việt Nam đang tổ chức góp ý sửa đổi hiến pháp. 

Xét cho cùng, đây có vẻ lại càng là một thành công to lớn của đảng: Đa số người dân sẽ thấy “tự nhiên thì đảng đem Hiến pháp ra sửa”, “tự nhiên thì đảng kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi, rồi người ta góp ý xong cũng chẳng để làm gì”. Dân chúng không hiểu và do đó, không quan tâm; còn đảng thì nghiễm nhiên có được một hiến pháp mới hợp ý. 

Tuy nhiên, trong thời đại Internet, với sự phát triển của truyền thông xã hội, những ý đồ của đảng dù thế nào vẫn bị không ít thì nhiều người nhận ra. Ít nhất thì cái kết 97% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự thảo hiến pháp của đảng cũng đánh dấu cảnh hạ màn vụng về của một trò hề tốn kém. 

O ép nghệ sĩ và quyền tự do sáng tạo 

Những cái tên này gợi cho bạn điều gì: Asia 71, Thằng mõ 1 - Cái nường 8x, Bụi đời Chợ Lớn, Đại gia, Cafe Cộng, Zone 9? 

Năm nay (cũng như mọi năm khác), chính quyền tiếp tục “tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm” các trường hợp văn nghệ sĩ lợi dụng... quyền tự do sáng tác để “xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu” Việt Nam, tức là nói những điều đảng và nhà nước không muốn nghe. Đầu năm, đĩa Asia 71 bị cấm tại Việt Nam, 6 nghệ sĩ tham gia bị cấm về nước biểu diễn. Tháng 5, CD “Thằng mõ 1 - Cái nường 8x” của nhạc sĩ Ngọc Đại bị thu hồi và tiêu hủy. Tháng 6, phim “Bụi đời Chợ Lớn” bị kiểm duyệt, cấm chiếu vì “không phản ánh đúng hiện thực xã hội Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng”. Tháng 8, tiểu thuyết “Đại gia” của nhà văn Thiên Sơn bị cấm phát hành vì “cường điệu quá mức” trong việc phản ánh hiện thực xã hội. Cũng tháng 8, chuỗi cửa hàng cafe Cộng của ca sĩ Linh Dung bị “ngả vạ” vì “tội” chế Lenin toàn tập, xuyên tạc thơ Bác Hồ. Cuối năm, tụ điểm vui chơi Zone 9 - “hợp tác xã nghệ thuật”, nơi gặp gỡ ưa thích của bạn trẻ và giới văn nghệ sĩ ở Hà thành - bị buộc phải đóng cửa từ 23/12 không rõ lý do. Chính quyền còn tiến hành “đuổi kỳ cùng” các chủ kinh doanh ở Zone 9, cắt điện, nước rõ sớm, không cho họ đủ thời gian để dọn đồ! 

Nói theo ngôn ngữ của đảng, thì công tác quản lý văn hóa hiện còn nhiều bất cập. Những người nắm quyền sinh quyền sát với văn nghệ sĩ và các sản phẩm văn hóa lại là những đầu óc thủ cựu và thấp văn hóa nhất. Cái khổ cho Việt Nam là bất cập này lại là bất cập chung, tồn tại ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề chứ không chỉ trong văn hóa-nghệ thuật. Và sự yếu kém của lãnh đạo sẽ còn làm khổ dân chúng dài dài. 

Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ 

Cuối cùng thì, sau nhiều nỗ lực vận động ráo riết và cả nỗ lực đấu tranh với “các thế lực thù địch” như đám blogger phản động đã dám cả gan ra Tuyên bố 258 đòi Nhà nước sửa đổi luật pháp, hay cánh Human Rights Watch, Amnesty International…, ngày 12/11, Việt Nam đã trúng cử vào HĐNQ LHQ với 184/192 phiếu thuận. Trước đó, ngày 7/11, Việt Nam cũng đã gấp rút ký Công ước Chống tra tấn để thể hiện nỗ lực “hội nhập” với các tiêu chuẩn chung của thế giới về nhân quyền. 

Khỏi phải nói, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên HĐNQ đã được truyền thông của đảng đưa tin (gồm cả báo chí chính thống lẫn dư luận viên) đưa tin hoan hỉ như thế nào. Hoan hỉ đến mức không một tờ báo, một trang mạng nào của đảng nói rằng đây là cuộc bầu cử chọn ra 4 ghế từ 4 ứng viên! Thành viên của HĐNQ cũng là các nước có thành tích hữu hảo về nhân quyền ngang ngửa Việt Nam: Trung Quốc, Nga, Ảrập Xê-út. Cách đây hơn một thập niên, Lybia dưới thời Gaddafi còn là chủ tịch của HĐ này. 

Lời yêu cầu nhà nước sửa đổi, hoàn thiện luật pháp để bày tỏ cam kết gia nhập HĐNQ dĩ nhiên không được đáp ứng và đó là điều mà các blogger ra Tuyên bố 258 đã lường trước. Họ, cũng như những người đấu tranh cho nhân quyền - tự do ở Việt Nam, đều hiểu rằng, công cuộc đấu tranh vì quyền con người sẽ còn rất dài, và với việc Việt Nam gia nhập HĐNQ LHQ, tất cả chỉ vừa mới bắt đầu. 



Lời kể của học sinh thoát chết ở biển Cần Giờ

Sáng 30-12, sau 15 giờ với khoảng 180 người tham gia tìm kiếm, thi thể học sinh cuối cùng trong vụ 7 học sinh đuối nước ở Cần Giờ đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy.
Đến trưa cùng ngày, thi thể của bảy học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khuyên (thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) đã được giao cho gia đình để làm lễ an táng…
Không khí tang thương bao trùm cả thị trấn này…

“Em thấy các bạn chìm xuống”
Nói về giây phút kinh hoàng trên bãi biển Cần Giờ, em Trần Thanh Triều (học sinh lớp 9A6) kể: Khoảng 11 giờ ngày 29-12, nhóm 12 bạn nam rủ xuống biển tắm. Khi đó có một cô giáo nói: “Chỗ này tắm nhiều sình lầy, tắm dơ ráng chịu nhé”. Tuy nhiên, vì lâu không được tắm biển nên cả nhóm vẫn xuống biển tắm.

“Tắm được khoảng 30 phút, em thấy lạnh nên đã rủ các bạn lên bờ nghỉ ngơi. Lúc này có một bạn trong nhóm lên tiếng: “Lâu rồi không được tắm biển, tắm cho đã đi”. Vì vậy, khoảng tám bạn quay lại tắm tiếp. Khi em về chỗ các bạn tập trung tắm nước ngọt thì khoảng 20 phút sau, một bạn chạy về hô hoán kêu “Cứu, các bạn bị chìm hết rồi!”. Lúc này các thầy cô mới hoảng hốt chạy ra nhưng không còn kịp nữa. Lúc đó ở khu vực không có một người cứu hộ nào. Có một người dân gần đó nhảy xuống cứu nhưng cũng không kịp…”.
Chị Nguyễn Thị Thu Phượng, mẹ học sinh xấu số Nguyễn Hoàng Long, khóc ngất bên quan tài con trai. Ảnh: VĂN NGỌC
Chị Nguyễn Thị Thu Phượng, mẹ học sinh xấu số Nguyễn Hoàng Long, khóc ngất bên quan tài con trai.
Theo Triều, trong tám bạn ở lại tắm tiếp thì Võ Ngọc Tuấn là người sống sót duy nhất. Triều kể: “Hiện Tuấn rất hoảng loạn và có kể lại cho em nghe rằng lúc cả nhóm đang tắm ở khu vực nước chỉ trên ngực. Không hiểu tại sao khi sóng xô ngập, vươn khỏi mặt nước thì đã thấy tất cả bị cuốn ra xa. Lúc đó Tuấn cố bơi vào bờ. Vào gần tới bờ, Tuấn nhìn lại phía sau vẫn thấy cánh tay của các bạn vẫy cầu cứu nhưng đến con sóng tiếp theo là không còn thấy cánh tay nào dâng trên khỏi mặt nước nữa. Các bạn đều biết bơi hết mà không hiểu tại sao lại xảy ra như vậy”.

Cả thị trấn bàng hoàng
Thị trấn Dầu Tiếng, nơi có bảy học sinh chết đuối đang nhuốm tang thương. Trong căn nhà nhỏ của học sinh Nguyễn Hoàng Long (lớp 8) bị chết đuối, mẹ của em ôm chặt lấy chiếc quan tài khóc ngất, vật vã gọi: “Con ơi, đừng rời xa ba mẹ… Trả con cho tôi…” rồi ngất lịm bên quan tài.

Cha của Long nói: “Hôm thứ Bảy vừa rồi nó mang giấy khen về nhà khoe rồi nói sẽ đi tham quan ở huyện Cần Giờ cùng với các học sinh cùng trường đạt thành tích học tập tốt. Vì thương con, vợ chồng tôi đóng 400.000 đồng cho chuyến đi. Long còn hứa sẽ mua quà cho em và ba mẹ. Vậy mà…”.
Còn mẹ của học sinh xấu số Võ Thành Luân (học sinh lớp 9) quá đau đớn đã ngã quỵ vì không chịu nổi việc mất đứa con duy nhất của gia đình. Trong căn nhà nhỏ hơn 30 m2 được ghép bằng gỗ đã mục nát, cửa ra vào chỉ rộng khoảng 1 m không đủ chỗ để đặt chiếc quan tài của em nên gia đình đã đặt ngay ngoài sân đất trước cửa nhà. Cha của Luân thẫn thờ tâm sự: “Trước kia kinh tế khó khăn nên sau khi sinh Luân hai vợ chồng nghĩ sẽ không sinh thêm nữa để tập trung nuôi con ăn học nên người. Giờ như tan vỡ hết rồi. Không biết vợ tôi có vượt qua được nỗi đau này không… Nghe Long nói nhà trường tổ chức cho các học sinh giỏi, tiên tiến đi tham quan cùng thầy cô giáo nên vợ chồng tôi mới cho đi. Vậy mà…”.

Ngoài những người thân của ba mẹ em Nguyễn Hoàng Long, Đoàn Minh Tâm, Võ Thành Luân còn bốn gia đình của em Lê Tường Duy, Lê Công Hận, Võ Tấn Tài, Nguyễn Phan Thành Lâm đều đang quằn quại trong đau đớn, tất cả như vẫn không thể tin nổi sự mất mát đột ngột này…

UBND tỉnh Bình Dương, Sở GD&ĐT cùng các ban ngành, UBND huyện Dầu Tiếng, lãnh đạo thị trấn Dầu Tiếng đã đến thăm hỏi gia đình bảy học sinh, hỗ trợ tổng số tiền 25 triệu đồng cho gia đình có học sinh bị nạn.
Hiện UBND tỉnh mới nhận được báo cáo ban đầu về vụ việc thương tâm. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD&ĐT tổng hợp những tường trình của các thầy cô đi và tiếp nhận thông tin của những em đi cùng chuyến tham quan. Sau đó sẽ báo cáo chi tiết cụ thể cho UBND tỉnh để làm rõ trách nhiệm và cương quyết xử lý nghiêm.
Ông LÊ THANH CUNG,Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
Trước mắt, Sở và Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng kết hợp nhà trường tổ chức thăm hỏi, động viên và gửi lời xin lỗi đến gia đình các em bị nạn. Sau đó Sở sẽ yêu cầu các tập thể, cá nhân liên quan báo cáo để có biện pháp xử lý trách nhiệm thích hợp.
Ông DƯƠNG THẾ PHƯƠNG, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương
“Bốn phút vàng” sơ cứu đuối nước
Theo ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Giám đốc Trung tâm Huấn huyện sơ cấp cứu và phòng, chống thảm họa TP.HCM, người đuối nước được sơ cấp cứu trong khoảng “thời gian vàng” (bốn phút tính từ lúc gặp nạn) thì cơ hội sống rất cao. Theo đó, sau khi đặt nạn nhân nằm ngửa, người sơ cứu đặt lòng bàn tay dưới xương ức nạn nhân và ép tim liên tục 30 lần. Tiếp theo, bóp mũi và thổi liên tục hai hơi vào miệng nạn nhân. Ép tim 30 lần và thổi hai hơi là một chu kỳ, thực hiện liên tục năm chu kỳ. “Sau năm chu kỳ, nếu nạn nhân thở và bắt được mạch thì đặt nạn nhân nằm nghiêng để chất dịch dễ thoát ra ngoài. Trong trường hợp sau năm chu kỳ nhưng nạn nhân vẫn không thở, không bắt được mạch thì tiếp tục ép tim thổi ngạt cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu cứu sống hoặc nhân viên y tế có mặt” - ông Nhựt lưu ý.
Theo ông Nhựt, có người sơ cứu bằng cách xốc nạn nhân lên vai và chạy lòng vòng để nước trong người xốc ra là không đúng, khiến nạn nhân dễ tử vong.
Theo Báo Pháp luật Thành phố

7 học sinh tử nạn: Đội bảo vệ chậm trễ, ca nô cứu hộ hết xăng?

(Dân trí) - Một người bán hàng rong kể, thời điểm xảy ra tai nạn có rất nhiều người hô hoán nhưng một lúc sau đội bảo vệ, cứu hộ mới kéo được ca nô ra bờ biển. Đang kéo thì xe kéo ca nô bị gãy bánh, lúc nổ máy thì ca nô lại hết xăng...
 >> Vùng biển cuốn chết 7 học sinh có nhiều bãi đá nguy hiểm

Nỗi đau không thể bù đắp của gia đình các nạn nhân
Nỗi đau không thể bù đắp của gia đình các nạn nhân
Cái chết thương tâm của 7 em học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm khiến dư luận bàng hoàng và để lại nỗi đau không gì có thể bù đắp cho gia đình các nạn nhân. Có rất điều cần được làm rõ từ chuyến di lịch định mệnh này. Trong ngày 30/12, PV Dân trí đã tiếp xúc với người nhà của 5/7 em học sinh tử nạn khi tắm biển tại bãi biển 30/4 huyện Cần Giờ (TPHCM), hầu hết mọi người đều xác định đây là sự cố ngoài ý muốn nhưng vẫn mong cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của 7 học sinh, coi đây là bài học xương máu trong công tác tổ chức tham quan du lịch cho học sinh và tất cả mọi người.
Nỗi đau không thể bù đắp của gia đình các nạn nhân
Người thân các nạn nhân mong sớm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong cái chết của 7 học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Là người trực tiếp xuống hiện trường và đưa thi thể em Đoàn Minh Tâm (học sinh lớp 9A6) về, anh Đoàn Minh Đức (bác ruột nạn nhân) cho biết: “Tôi  thấy vùng các cháu tắm là nơi đang thi công công trình lấn biển. Người ta đã treo biển nguy hiểm, cấm tắm. Vậy mà một thầy giáo cùng với nhóm học vẫn xuống đó trong khi không có chuẩn bị bảo hộ gì. Quá chủ quan và tắc trách nên 7 đứa mới phải chết”.
“Trong đoàn đi có tới 14 giáo viên, 5 nhân viên hướng dẫn của công ty tổ chức du lịch mà vẫn để các em gặp nạn như vậy thì thật không hiểu nổi họ làm việc kiểu gì, có quan tâm đến học sinh hay không. Những buổi đi tham quan như vậy việc giám sát và lường trước hậu quả của các điểm đến là vô cùng quan trọng, có lẽ họ đã không suy tính đến những vấn đề này” – Anh Đức bức xúc.
Theo một số thông tin mà PV Dân trí nắm được, thời điểm nhóm học sinh xuống biển tắm có một thầy giáo. Sau vụ tai nạn của 7 học sinh, thầy giáo này đã được cơ quan công an yêu cầu ở lại để thực nghiệm hiện trường.
Liên quan đến vụ việc này, ông Dương Thế Phương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, khẳng định Sở sẽ kiểm điểm nhà trường, trách nhiệm từng cá nhân để xảy ra tắc trách và sẽ xử lý nghiêm. “Đến thời điểm này chúng tôi cũng chưa nắm bắt được thông tin cụ thể, hiện phải chờ kết luận điều tra của huyện Cần Giờ. Qua vụ việc lần này chúng tôi đã có công điện khẩn gửi đến các trường phải dừng toàn bộ tất cả các hoạt động tham quan, dã ngoại trong thời gian này và cho đến kết thúc năm học” – Ông Phương cho biết.
Cũng theo ông Phương, việc tổ chức tham quan cho các em học sinh là một hoạt động cần thiết, bổ ích nhưng phải có tổ chức và được cơ quan chủ quản cho phép. “Về đợt tổ chức du lịch vừa rồi của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi cho rằng các đồng chí đã làm đúng nhưng sự việc xảy ra là không may. Cần phải xem xét nguyên nhân là do các em ham chơi hay là do các thầy giáo đã biết trước mà vẫn đưa các cháu xuống đó” – Ông Phương khẳng định.
Trở lại những thông tin tại hiện trường vụ 7 học sinh bị sóng cuốn, có nhiều thông tin cho rằng, lực lượng cứu hộ của khu du lịch đã quá chậm trễ trong việc ứng cứu nhóm học sinh chới với dưới nước. Theo chị Nguyễn Thị Hằng (người bán hàng rong tại đây), vào thời điểm xảy ra vụ việc, có rất nhiều người hô hoán nhưng một lúc sau đội bảo vệ - cứu hộ thuộc Ban Quản lý khu du lịch 30/4 mới kéo được ca nô ra bờ biển. “Đang kéo ra biển thì xe kéo ca nô bị gãy bánh, đẩy được ra đến biển để nổ máy thì ca nô lại hết xăng, phía ngoài biển mấy đứa trẻ đang bấu víu vào nhau rồi chìm dần” - chị Hằng đau xót kể.
Khu vực các em học sinh xuống tắm nằm sát công trình lấn biển với nhiều hố sâu nguy hiểm
Khu vực các em học sinh xuống tắm nằm sát công trình lấn biển với nhiều hố sâu nguy hiểm
Khi được hỏi tại sao đây là công trình đang xây dựng mà để các em vào tắm, ông Đinh Quang Tuấn - Đội trưởng Đội bảo vệ - cứu nạn thuộc Ban Quản lý khu du lịch 30/4 khẳng định: “Lúc đó chúng tôi đã nhiều lần phối hợp với thầy cô giáo để nhắc nhở các em không được tắm. Thế mà các em không nghe lời, bất chấp nguy hiểm để xuống tắm. Khi nghe tin, chúng tôi gồm 4 người cứu hộ và 5 bảo vệ lập tức ứng cứu nhưng không kịp do sóng quá to và các em đã bị cuốn mất”.
Ông Lê Văn Thơm - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - cho biết, nguyên nhân ban đầu có thể là do các em ra khu vực nước sâu gặp sóng lớn nên cuốn các em đi. Sau vụ 7 học sinh bị sóng cuốn, huyện đã chỉ đạo các ngành, cơ quan chuyên môn có báo cáo cụ thể và xác định nguyên nhân. “Giữa bãi tắm nằm liền kề với công trình lấn biển đang thi công có nhiều hố sâu có phải là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn hay không? Chúng tôi chưa thể kết luận mà phải chờ kết quả điều tra của công an” - ông Thơm nói.
Biển cảnh báo nguy hiểm được dựng tạm tại khu vực 7 học sinh gặp nạn
Biển cảnh báo nguy hiểm được dựng tạm tại khu vực 7 học sinh gặp nạn
Cũng theo ông Thơm, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách đến bãi biển Cần Giờ, chính quyền địa phương sẽ tăng cường quản lý trong khu vực cho phép tắm, lực lượng bảo vệ, cứu hộ phải được tăng cường. Bên canh đó, đối với du khách và các đoàn đến tắm biển phải có quy chế quản lý, đặc biệt là các em học sinh và trẻ em.
Trung Kiên

Nhân viên mát-xa bẻ cổ, một người nước ngoài tử vong

Sau vài giờ được đưa đến một bệnh viện (BV) trên địa bàn Q.10, TPHCM bệnh nhân (BN) nam (31 tuổi, người Hungary) đã tử vong.

Người nhà BN cho biết, trong lúc mát-xa ở một tiệm gần nhà, nhân viên mát-xa đã vặn mạnh vùng cổ nên khi về đến nhà, BN chóng mặt, đau vùng cổ và đột quỵ.

Các bác sĩ cho biết, có thể do trong lúc mát-xa, nhân viên đã vặn cổ mạnh khiến động mạch cảnh của BN bị tổn thương, xuất huyết tạo thành cục huyết khối. Cục huyết khối này theo máu lên não gây đột quỵ.

Sau gần bảy giờ có dấu hiệu đột quỵ, BN mới được đưa đến BV. Với những trường hợp đột quỵ, người nhà cần đưa BN đến BV càng sớm càng tốt.

Theo Hoàng Sa
Phụ nữ TPHCM

Thông tin nóng vụ côn đồ đâm chém lính đặc công dã man

Liên quan đến vụ việc chủ tiệm internet, cựu lính đặc công Nguyễn Duy Trung bị gần chục côn đồ kéo đến đâm chém dã man, chiều ngày 28/12, Công an xã Mỹ Xuân (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã làm việc với bị hại để điều tra.

Dù đã được bị hại cung cấp thông tin nghi phạm nhưng phía công an xã cho biết vẫn chưa xác minh, triệu tập đối tượng vì "chắc giờ này anh ta đi khỏi nhà mất rồi!".
 
Côn đồ lộng hành
Theo anh Trung và các nhân chứng, khi nhóm côn đồ kéo đến có đưa ra lý do việc hôm trước không được chủ quán mở máy tính cho chơi. Tuy nhiên, nhớ lại sự việc anh Trung cho biết, trước đó khi nam thanh niên to tiếng anh vẫn kiên nhẫn mở máy phục vụ "thượng đế".

Người này ngồi chơi 2 tiếng rồi thanh toán tiền khi ra về với thái độ bình thường. Theo dự đoán nếu chỉ vì lý do nhỏ nhặt đó, nam thanh niên sẽ bỏ về ngay hoặc gọi đồng bọn đến gây sự luôn cho bõ tức, chứ không đợi đến 10 ngày sau.
Thông tin nóng vụ côn đồ đâm chém lính đặc công dã man
Mặc dù trong quán có khá nhiều thanh niên nhưng nhóm đối tượng quá hung hãn khiến ai cũng hoảng sợ

Các nhân chứng cũng cho biết, sau khi chửi bới và được anh Trung giải thích sự việc hôm trước thì chúng nói chủ tiệm không tôn trọng khách hàng rồi thách thức gọi người đến đánh nhau. Anh Trung không gọi, chúng nói "Làm ăn ở đây thì phải biết điều với bọn tao!". Anh Trung nói lại: "Anh mở tiệm ở đây không ảnh hưởng đến ai, không làm hại ai sao bọn em lại nói vậy?" thì các đối tượng tiếp tục chửi và nói: "Tao không cần biết! Mày thích chết không?".

Khi anh Trung bỏ vào trong không cãi vã thì một tên bất ngờ dùng dao Thái Lan đâm vào vai nạn nhân. Biết anh Trung từng là lính đặc công, có võ nên bọn chúng liền xông vào ôm chặt lấy anh để đồng bọn dùng dao đâm tiếp. Do bị khống chế từ đằng sau nên anh chỉ có thể né những nhát đâm của tên này. Nhìn thấy chồng bị đâm, vợ anh Trung lao vào, đẩy được một tên ngã nhào để chồng chống cự, tránh được những nhát dao đâm tiếp theo. Dao của đối tượng sau đó bị gãy chuôi rơi lưỡi lại hiện trường.

Khách hàng trong quán lúc này rất đông nhưng không ai dám can thiệp, chỉ hô hoán gọi công an. Khi nhiều người kéo đến, nhóm đối tượng nhanh chóng lên xe máy bỏ chạy. Ngay sau đó, anh Trung được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Hiện tại, những vết thương của anh Trung vẫn rất đau và hay choáng váng do mất nhiều máu.
Thông tin nóng vụ côn đồ đâm chém lính đặc công dã man
Sau khi cấp cứu anh Trung đã được băng bó vết thương

Hung thủ là người địa phương
Khi sự việc được đăng tải, nhiều độc giả cho rằng nhóm đối tượng này trả thù hành động hai tên cướp bịt mặt, cầm mã tấu xông vào quán bị anh chống trả quyết liệt xảy ra hồi tháng 4. Tuy nhiên, anh Trung phủ nhận vì nhóm này không hề giật tiền trên tay anh. Còn thù hằn cá nhân cũng không phải vì vợ chồng anh chưa hề gây gổ với ai.

Vợ chồng anh cũng cho biết sau khi mở quán được vài tháng, có một thanh niên đến gợi ý anh Trung nên thuê vệ sĩ cho cơ sở kinh doanh của mình. Anh Trung nghĩ mình làm ăn nhỏ không cần thiết nên từ chối. Người thanh niên này ngồi thêm vài phút rồi bỏ về. Sau đó, tháng 4 xảy ra vụ việc 2 tên cầm mã tấu định tấn công, cướp tài sản.
Theo một số người dân, địa bàn này có tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Nhiều doanh nghiệp phải thuê người của các công ty bảo vệ song nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ thì không đủ điều kiện thuê.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình bị hai đã được người dân cung cấp danh tính hung thủ đâm anh Trung là một người cùng xã.

Sáng 29/11/2013, trả lời phóng viên báo điện tử VnExpress, ông Phạm Thanh Phong – Phó trưởng Công an xã Mỹ Xuân cho biết đã đến ghi nhận hiện trường, thu giữ lưỡi dao mà hung thủ làm rơi lại, lấy lời khai của anh Trung và nhân chứng. Tuy nhiên, ông Phong bảo vẫn chưa xác minh, triệu tập Hùng để làm rõ việc gây thương tích cho nạn nhân vì "chắc giờ này anh ta đi khỏi nhà mất rồi".
"Chúng tôi đang củng cố hồ sơ để chuyển lên Công an huyện Tân Thành", ông Phong nói.

Tàu ngầm "made in Vietnam" sẽ có radar quét ngang, sonar thủy âm !

Người đóng tàu ngầm Trường Sa cho biết sẽ phải lùi ngày thử nghiệm chiếc tàu ngầm mini, và đang trang bị thêm một số thiết bị điện tử.

Doanh nhân người Thái Bình đang tự chế tạo chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết vẫn đang hoàn thiện những bước cuối cùng về con tàu.

Trước đó, theo dự tính, ngày 1/1/2014, doanh nhân này sẽ hoàn thành và đưa con tàu vào bể nước để thử nghiệm hoạt động của động cơ, hay hệ thống không khí tuần hoàn AIP… tuy nhiên, cho đến ngày 30/12, ông Hòa buộc phải lùi ngày thử nghiệm lại thêm một vài hôm.

Nguyên nhân của việc lùi ngày thử nghiệm này, ông Hòa chia sẻ: “Cho đến sáng 29/12, tôi mới nhận được hệ thống radar quét ngang cho tàu ngầm mà tôi đặt mua của nước ngoài. Tôi là kỹ sư cơ khí, tôi có thể chế tạo được máy móc, động cơ, nhưng không thể chế tạo được thiết bị điện tử, do đó buộc phải nhập từ nước ngoài”.

Hình ảnh mới nhất phía sau của tàu ngầm mini Trường Sa (Ảnh ông Nguyễn Quốc Hòa cung cấp)
Hình ảnh mới nhất phía sau của tàu ngầm mini Trường Sa (Ảnh do ông Nguyễn Quốc Hòa cung cấp)
Ngoài ra, do sự ủng hộ của một số nhà nghiên cứu và kiều bào, tôi đã có trong tay hệ thống sonar thủy âm. Tuy nhiên, khi nhận được hệ thống này thì lại phát sinh vấn đề là trong khoang tàu đã quá chật chội, tôi đang tính toán để có chỗ cho sonar” – ông Hòa cho biết thêm.
Chia sẻ về tính năng của radar quét ngang, ông Hòa nhận định: “Khi hoạt động dưới nước, không có radar thì không thể nhìn được phía trước mặt mình có những gì, không phải như cái ô tô có kính đằng trước và bật đèn lên sẽ thấy. Do đó, đây là một thiết bị tối quan trọng”.
Về sonar thủy âm, với hệ thống này ông Hòa có thể liên lạc được từ tàu Trường Sa với các tàu khác, ngoài ra có thể liên lạc được từ dưới nước tới trên bờ.
Ngoài ra, ông Hòa cũng đang cải tiến chiếc kính tiềm vọng của tàu Trường Sa từ loại kính quan sát thường thành kính tiềm vọng điện tử. Với kính tiềm vọng điện tử, cho phép tàu của ông quan sát xa gần tốt hơn, và có thể ghi lại, quay lại hình ảnh.
Tàu ngầm Trường Sa đã có thêm những cải tiến mới so với thời điểm trước đây vài tháng
Tàu ngầm Trường Sa đã có thêm những cải tiến mới so với thời điểm trước đây vài tháng. (Ảnh do ông Nguyễn Quốc Hòa cung cấp)

Theo hình ảnh mới nhất về con tàu, phần thân tàu có thêm bốn ống hình trụ. Ông Hòa cho biết, đây là những ống phục vụ cho hệ thống không khí tuần hoàn AIP. Ngoài ra, những tàu ngầm từ loại chiến đấu cho đến dân sự đều sẽ có những chi tiết bên ngoài như vậy, tuy nhiên khi thành thành phẩm, nhà sản xuất có một lớp vỏ để che đậy những phụ kiện thiếu đẹp mắt này đi.

Theo lời của ông Hòa, hệ thống điện phục vụ vào việc chiếu sáng trong khoang, hoạt động của các thiết bị điện tử được cung cấp bằng một ắc-quy, có khả năng hoạt động liên tiếp trong 4 ngày.

Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết: “Tôi đang cố gắng hết sức để hoàn thiện con tàu. Dịp cuối năm, công ty vẫn phải vất vả với những hợp đồng kinh tế, và phải đảm bảo được kinh tế thì mới có thể tiếp tục nghiên cứu tàu ngầm. Nhưng chắc chắn chỉ một vài hôm nữa, Trường Sa sẽ hoàn thiện và đưa vào bể thử nghiệm dưới nước”.
Ông Nguyễn Quốc Hòa (thứ hai từ  phải sang) chụp hình lưu niệm cùng một số nhà nghiên cứu. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Ông Nguyễn Quốc Hòa (thứ hai từ phải sang) chụp hình lưu niệm cùng một số nhà nghiên cứu. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

TỐ CÁO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC: đường dây buôn bán người lao động, tu nghiệp sinh qua Nhật Bản



laodong-nhatban

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM BUÔN NGƯỜI

Kính gửi: TTXVA
Chúng tôi, là một trong những nạn nhân của đường dây chuyên lừa đảo người lao động sang Nhật Bản làm việc, với số lượng nạn nhân rất lớn. Kể từ năm đầu 2012 cho đến thời điểm hiện nay, số nạn nhân bị lừa đảo đã lên tới hàng ngàn tân kỹ sư, cử nhân của các trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại Học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Nông lâm Huế, Đại học sư phạm Huế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Thành Đô… cùng nhiều trường đại học và cao đẳng khác ở Việt Nam. Ngoài ra còn có rất nhiều nạn nhân khác là người lao động bình thường khác. Các nạn nhân đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước như: Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang …Cùng với đó, là hàng loạt các em học sinh ở các địa phương trong cả nước cũng bị bọn chúng tổ chức dụ dỗ đi du học tại Nhật Bản. Đứng đầu đường dây lừa đảo này là Ban giám đốc Công ty cổ phần thương mại và thiết bị Hà Nội-gọi tắt là Hanoitie.,Jsc (Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà văn phòng 713 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam; Địa chỉ trang web http://www.hanoitie.com.vn/vi), do đối tượng Nguyễn Xuân Tuyến làm giám đốc cầm đầu, câu kết với hàng loạt các thầy cô giáo trong các trường Đại học và cao đẳng trên đây, đồng thời câu kết với các đối tượng là người nước ngoài, cụ thể là các đối tượng chuyên tuyển dụng lao động người Nhật Bản, chúng dùng chính uy tín của các nhà trường trên đây để dụ dỗ, lôi kéo và lừa đảo chính các tân kỹ sư – cử nhân của trường vừa tốt nghiệp đi xuất khẩu lao động “chui”, dưới dạng “thực tập sinh kỹ năng”, hay còn gọi là tu nghiệp sinh vào đường dây lừa đảo của bọn chúng.
Hiện nay, đã có hàng ngàn nạn nhân bị bọn chúng đưa sang Nhật, bị giới chủ Nhật Bản kết hợp với các nghiệp đoàn tại Nhật ( thực chất là các công ty giới thiệu việc làm cho các công ty sản xuất ở Nhật Bản) và công ty Hanoitie bóc lột thậm tệ. Những phản ánh, đòi hỏi quyền lợi chính đáng đều không được bọn chúng giải quyết. Trong khi đó, do phải đi vay nợ để đóng một số tiền rất lớn cho bọn chúng, nên nguy cơ bán nhà để trả nợ đã là sự thật. Ngoài ra bọn chúng còn tìm cách giữ các giấy tờ quan trọng, như bằng tốt nghiệp Đại học, cao đẳng, thậm chí cả sổ đỏ để ép nạn nhân làm việc cho chúng. Nhiều người không chịu nổi áp lực đã phải bỏ trốn, một số người bị cảnh sát Nhật Bản bắt và trục xuất về nước (trong đó có 2 bạn của Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, một bạn Đại học Bách khoa Đà Nẵng). Một số người, do bọn chúng “tuyển” vào các công ty không có việc làm (do chờ phá sản), nên phải về nước trước thời hạn…
Vậy chúng tôi rất mong muốn quý báo cùng các cơ quan chức năng hãy giúp đỡ, nhanh chóng điều tra vụ việc để đưa bọn chúng ra công luận, nhằm tránh những nạn nhân tiếp theo.
Quá trình phạm tội của bọn chúng như sau:
Theo hiểu biết của chúng tôi, có thể khái quát quá trình phạm tội của chúng như sau:
Các đối tượng chủ mưu, gồm Nguyễn Xuân Tuyến, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Thị Hồng Hải là những đối tượng đã từng đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Sau khi về nước, chúng tham gia giảng dạy tại Trung tâm Tiếng Nhật Lecco, thuộc Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đây là một trung tâm đào tạo tiếng Nhật và đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc dưới sự cho phép của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Qua 6 năm giảng dạy, tiếp xúc với công việc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, cộng với kinh nghiệm đã làm việc tại Nhật Bản 3 năm, chúng nhận thấy việc đưa lao động sang nước ngoài dưới hình thức “chui” sẽ là những công việc đem lại siêu lợi nhuận. Bởi vậy, từ tháng 03/2009 bọn chúng đã đứng ra thành lập công ty thương mại và thiết bị Hà Nội, gọi tắt là Hanoitie.,Jsc, để làm bình phong cho việc buôn người. Đồng thời được Ban giám hiệu Trường Cao đằng công nghệ cao Hà Nội (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) bảo kê, chúng thành lập trung tâm tiếng Nhật Hanoitie ngay tại tầng 4, 5 – khu ký túc xá K2 thuộc trường này (trên trang web của công ty hanoitie, thì mãi tới tháng 6 /2012 bọn chúng mới chính thức xin giấy phép thành lập Trung tâm tiếng Nhật Hanoitie). Mục đích chính của bọn chúng là “treo đầu dê, bán thịt chó”, lợi dụng “uy tín” của trường này để tránh người lao động nghi ngờ về tính hợp pháp của bọn chúng. Mặt khác tránh được sự chú ý của các cơ quan chức năng vì trường vừa mới thành lập, lại vừa ở vị trí biệt lập, luôn luôn ở trình trạng “cửa đóng then cài”.
Trong thời gian này, Nguyễn Xuân Tuyến, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Thị Hồng Hải, nhờ các mối quan hệ đã ký được một vài hợp đồng tư vấn và xin giấy phép đầu tư cho một vài công ty Nhật Bản muốn đầu tư vào Việt Nam. Lợi dụng các chuyến đi công tác tại Nhật Bản, bọn chúng tìm đến các Nghiệp Đoàn và các trường tiếng Nhật tại Nhật Bản, liên kết để tuyển người lao động Việt Nam sang Nhật làm việc dưới hình thức tu nghiệp sinh hay du học sinh… Thực chất các nghiệp đoàn này là các trung tâm môi giới việc làm cho người lao động, kể cả người Nhật và người nước ngoài, dưới sự cho phép của chính phủ Nhật Bản. Để tăng tính “cạnh tranh”, bọn chúng thỏa thuận với các nghiệp đoàn là sẽ trả lương rất thấp cho người lao động Việt Nam đi từ trung tâm của bọn chúng (so với các trung tâm môi giới việc làm trong nước khác, hiện nay lao động do bọn chúng đưa sang Nhật thì trợ cấp chỉ bằng 60-70% so với các trung tâm khác hoạt động dưới sự cho phép của Nhà nước), đồng thời không cần tăng lương trong suốt quá trình làm việc tại Nhật Bản. Mặt khác chúng mời các “đối tác” này sang thăm và tuyển dụng lao động tại trung tâm của chúng. Mỗi khi các đối tác này sang Việt Nam, chúng đều tổ chức chiêu đãi long trọng, tổ chức du lịch miễn phí cho họ để mục đích lấy hợp đồng.
Tại Việt Nam, bọn chúng tuyển thêm 2 đối tượng là Nguyễn Thị Thanh Hải và Vũ Đức Hoàn làm nhiệm vụ tuyển người ở các trường Đại học và cao đẳng trong khu vực phía Bắc và miền Trung, mà tập trung nhất là các trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Đà Nẵng (chủ yếu là đại học Bách Khoa Đà Nẵng), Đại Học Huế…
Trong thời gian này, để đưa người đi sang Nhật một cách hợp pháp, chúng đứng ra làm môi giới cho Công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng – chi nhánh Hà Nội (Số 2, ngõ Tuổi Trẻ, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), gọi tắt là Halasuco, một công ty có nhiều tai tiếng trong việc “đem con bỏ chợ” khi đưa các lao động Việt Nam sang các nước như Đài Loan, Nhật Bản…trong thời gian gần đây, để lừa đảo các tân kỹ sư và cử nhân đi sang tu nghiệp sinh ở Nhật Bản. Bằng cách quảng cáo rất sai sự thật, như việc làm tốt và có nhiều triển vọng trong nghề nghiệp, lương cao…Đồng thời chúng thuyết phục các nhà trường quảng cáo trên trang web của trường, tổ chức hội thảo để lôi kéo các sinh viên sắp sửa ra trường tham gia…Cũng lưu ý thêm một điều là đối tượng tu nghiệp sinh, theo thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, sang Nhật Bản với mục đích là để nâng cao tay nghề, vậy nên họ được hưởng mức trợ cấp rất thấp. Vậy nên những kẻ bóc lột người lao động ở cả phía Việt Nam lẫn Nhật bản (kể cả nghiệp đoàn Nhật Bản và các công ty Nhật có sử dụng lao động) đã lừa đảo đưa họ sang Nhật, phải lao động rất cực khổ nhưng mức lương được hưởng thì cực kỳ thấp).
Bằng cách này, từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2012, chúng đã lừa đảo ít nhất hàng ngàn người vào học tại trung tâm tiếng Nhật của chúng, mà chủ yếu là trung tâm Hanoitie, nằm trong trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, xã Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Số người chúng đưa đi sang Nhật khoảng 300 người.

LAODONG-NHATBAN2
Bằng chứng mà chúng quảng cáo trên trang web của Đại học Bách khoa Đà nẵng từ tháng 4/2011 dưới đây:
Từ khoảng tháng 6/2012 đến nay, để hợp pháp việc dạy tiếng Nhật, chúng xin giấy phép thành lập trung tâm tiếng Nhật Hanoitie và thành lập thêm trung tâm Nhật ngữ ở trường Đại học Thành Đô, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Song song đó, chúng thành lập các trung tâm tiếng Nhật trái phép, chẳng hạn trung tâm tiếng Nhật Hải Phong tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Trung tâm tiếng Nhật tại Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên…Thực chất của việc dạy tiếng Nhật này là chúng vừa tạo thu nhập lớn từ việc thu học phí cắt cổ và quân trang do chúng tổ chức sản xuất ra, các dụng cụ học tập mà chúng mua rồi bán lại cho học viên với giá cắt cổ. Đồng thời chúng lấy những học viên này cho các đợt tuyển dụng để đưa sang Nhật dưới danh nghĩa của công ty mà chúng giả danh là “Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Hải Phong”. Ở đây chúng đã lấy tên giả của môt công ty có thật, công ty này có giấy phép về xuất khẩu lao động sang nước ngoài, là “Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng Hải Phong”, (địa chỉ Số 6-1008 Đường Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại 04.32115346) để tuyển dụng các kỹ sư và cử nhân để đưa người bất hợp pháp sang Nhật với số lượng lớn.
Dưới đây là những đoạn quảng cáo mà chúng cho thực hiện tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng hiện còn được lưu trữ:
Từ tháng 6/2012 cho đến nay, chúng đã tổ chức và lừa đảo ít nhất 2000 người vào các trung tâm của chúng nằm rải rác khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung, và đưa đi Nhật khoảng thêm 600-700 trường hợp.
Như vậy, con số các nạn nhân hiện nay của chúng, chúng tôi hiện nay chưa thể thống kê được, nhưng có ít nhất khoảng 3000 trường hợp, trong đó chúng đưa đi khoảng 1000 trường hợp sang Nhật.
NHỮNG THỦ ĐOẠN CỦA CHÚNG ĐỂ THU GIỮ CÁC GIẤY TỜ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG:
Để lừa đảo hàng loạt người như vậy, chúng sử dụng thuần thục các thủ đoạn rất tinh vi để đưa người lao động vào “bẫy” mà chúng đã giăng ra. Có thể tóm tắt các bước lừa đảo của chúng như sau:
Đầu tiên chúng cho đăng quảng cáo trên trang web, bảng tin tại các trường về các “đơn hàng”, được chúng quảng cáo rất “hoành tráng” cả về tính chất công việc lẫn thu nhập (chỉ khi người lao động sang mới “té ngửa” ra là toàn những công việc chân tay nặng nhọc mà thu nhập rất thấp). Chúng kết hợp với nhà trường để tổ chức các buổi “hội thảo về việc làm tại Nhật Bản” để câu kéo sinh viên hoặc cựu sinh viên tham gia.
Sau khi tổ chức các cuộc “hội thảo” với sự câu kết của các nhà trường, chúng bắt đầu một tiến trình lừa đảo và đưa người đó vào “tròng”: dụ dỗ các sinh viên đăng ký vào “danh sách thi tuyển” và nộp “lệ phí cam kết thi tuyển” vào các đợt “phỏng vấn” do người Nhật (thật giả lẫn lộn) tuyển dụng.
Tiếp đến chúng tổ chức các đợt “phỏng vấn”. Thường thì sau các đợt này, những người “trúng tuyển” sẽ được chúng triệu tập ra học tiếng Nhật tại các trung tâm của chúng tại Hà Nội, bắt đóng “phí cam kết xuất cảnh” là 1000USD, và nộp các giấy tờ cần thiết, mà trong đó, cái bằng đại học là chúng cần nhất, mặc dù để đi tu nghiệp sinh, theo quy định chỉ dùng đến bằng tốt nghiệp cấp 3! nếu ai chưa trúng tuyển chúng sẽ dụ dỗ họ tiếp tục theo học tại trung tâm của chúng với lời hứa sẽ tạo điều kiện để “phỏng vấn” các đợt tiếp theo.
Khi người lao động được chính phủ Nhật Bản cấp tư cách lưu trú và sang Nhật làm việc, chúng gây sức ép để giữ bằng Đại học và bắt buộc nộp các khoản phí do chúng tự đặt ra. Người lao động, một phần do hiểu biết pháp luật còn hạn chế, một phần do đã theo đuổi việc học một thời gian khá dài, hay đang bị bọn chúng giữ tiền lệ phí “cam kết xuất cảnh” và đang giữ bằng đại học, mặt khác đang hy vọng một “tương lai tươi sáng” bên đất Nhật, nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” để làm theo ý của bọn chúng.
Khi sang đến Nhật Bản, khi biết mình bị bóc lột thậm tệ, người lao động phản ánh lên đại diện công ty Hanoitie tại Nhật Bản, hoặc đại diện phía bên Nhật là các nghiệp đoàn nhưng đều không được giải quyết về quyền lợi. Hiện nay nhiều trường hợp đã phải bỏ trốn ra ngoài, vì áp lực nặng nề do phải vay mượn tiền để nộp cho bọn chúng trước khi đi, trong khi thu nhập có nhiều người, nếu chỉ làm theo giờ hành chính, chỉ khoảng 6-8 vạn yên Nhật, trong khi đó với chi phí đắt đỏ ở Nhật Bản, số tiền còn dư để gửi về Việt Nam chỉ khoảng 3-5 vạn yên, tương đương 6-10 triệu đồng Việt Nam. Nghĩa là nếu họ vẫn làm cho các công ty này, thì sau 3 năm mới trả hết số nợ vay (đấy là chưa kể tiền lãi). Nghĩa là bọn chúng đã phối hợp ăn chặn hoàn toàn công sức lao động của họ, chưa kể việc lừa đảo họ đi bán sức lao động mà không sử dụng bất cứ chuyên nghành nào họ đã được đào tạo trong 4-5 năm trời tại Việt Nam. Do vậy, hiện nay đã có trình trạng hàng loạt người lao động,do không chịu được áp lực đã phải bỏ trốn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa lao động từ Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong thời gian tới.
NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ĐƯỜNG DÂY LỪA ĐẢO NÀY:
Những việc làm của đường dây buôn người, do Nguyễn Xuân Tuyến cầm đầu, rõ ràng là có tính tổ chức, kéo dài, vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam và Nhật Bản. Và gây tổn hại đến cuộc sống, kinh tế của nhiều người. Theo tôi thấy, bọn chúng đã gây ra các hành vi nghiêm trọng sau đây:
Tổ chức lừa đảo, thu tiền môi giới trái phép theo quy định của nhà nước, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của người lao động mà không có biên lai, chứng từ, không đóng thuế.
Phạm tội buôn bán người có tổ chức: Kết hợp với người nước ngoài, đưa hàng loạt người lao động (trong đó có cả người thân của chúng) đi lao động như khổ sai ở tại Nhật Bản, có phép (kết hợp với công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng, gọi tắt là Halasuco) hoặc trái phép (mạo danh công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng Hải Phong) để thu tiền môi giới hàng tháng, lên đến hàng 3-4 tỉ đồng mỗi tháng, phạm tội buôn bán người có tổ chức,
Lập hàng loạt trung tâm ngoại ngữ không phép để thu học phí với giá cắt cổ, (trong đó có các trung tâm ngoại ngữ trái phép là Trung tâm tiếng Nhật Hanoitie, và Trung tâm tiếng Nhật Hải Phong nằm ngay trong toàn bộ tầng 4,5 ký túc xá K2 và toàn bộ khu giảng đường tầng 7 -8 thuộc trường CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này riêng đối với trường này), một trung tâm tiếng Nhật tại Đại học Thành Đô, các trung tâm khác ở Đà Nẵng, ở Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, và một số trung tâm khác nằm trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên… Trong khi đó, trình độ của những “giáo viên” này rất kém vì họ chỉ là các đối tượng vừa đi tu nghiệp sinh ở Nhật về, không được học hành bài bản, thậm chí bằng tiếng Nhật cũng không hề có.
Tổ chức sao chép, in ấn các tài liệu trái phép, xâm phạm bản quyền với số lượng cực lớn (lên tới hàng vạn cuốn sách, chủ yếu là các tài liệu tiếng Nhật tại ngay khu giảng đường tầng 7 và 8 của trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội) và bắt buộc học viên mua với giá cắt cổ, tới gần 1 triệu đồng cho 1 bộ sách học tiếng Nhật!
Tổ chức một xưởng may quân trang, quân dụng trái phép với số lượng lớn, may hàng chục ngàn bộ quân trang, giày dép bộ đội trái phép để bắt buộc học viên phải mua với giá rất cao, đồng thời bán ra thị trường. Xưởng may này được đặt ngay trong khu nhà xưởng thí nghiệm của trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội.
Lập công ty ma dưới tên gọi là “Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Hải Phong”, mà thực chất là chúng sử dụng tên (có hoán đổi vị trí) của một công ty có thật là “Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng Hải Phong”, địa chỉ số 6 – 1008 đường Láng-phường Láng Thượng-Đống Đa-Hà Nội, là công ty có giấy phép tham gia các hoạt đông xuất khẩu lao động sang nước ngoài do Bộ Thương Binh xã hội cấp phép. Với danh nghĩa công ty ma này, chúng đã liên kết với các trường đại học và cao đẳng trên đây, với các đối tượng nước ngoài, và Chi nhánh ngân hàng Đông Nam Á, chi nhánh Seabank Tây Hồ (5/447 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) để:
Tổ chức hội thảo, quảng cáo, quảng bá để lừa đảo hàng loạt các bạn tân kỹ sư, cử nhân và các thành phần lao động khác tham gia hội thảo, nhập học vào các trung tâm ngoại ngữ do chúng lập ra và tham gia vào các đợt tuyển dụng do các đối tượng nước ngoài thực hiện mà chưa hề được phép của bất cứ cơ quan nhà nước nào. Chúng thu tiền học phí, tiền bán quân trang bộ đội, các dụng cụ học tập, tiền ở tại Ký túc xá ..với số tiền hàng chục tỉ đồng. Mỗi học viên vào học, sau khi chúng tổ chức “tuyển dụng” đạt thì chúng bắt đóng phí “đặt cọc” 20 triệu/học viên, số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.
Đưa người đi nước ngoài trái phép với số lượng cực lớn, đến thời điểm này lên đến hàng ngàn người.
cong-ty-cp-dich-vu-nhan-luc-toan-cau
Cấu kết với chi nhánh Ngân hàng Đông Nam Á, chi nhánh SeAbank Tây Hồ, để thu tiền “lệ phí môi giới” trước khi lên máy bay sang Nhật, không có biên lai chứng từ, nhằm qua mặt cơ quan thuế của Việt Nam. Mỗi học viên chúng thu với mức từ 4000-5000 USD/người, chúng đã thu hàng trăm tỉ đồng trái phép mà không nộp bất kỳ một khoản thuế nào. Ngoài số tiền” lệ phí môi giới” này, chúng đã cấu kết với chi nhánh ngân hàng này, bắt các học viên đóng chi phí “đặt cọc”. Sau đó làm giả “sổ tiết kiệm” cho họ. Ngoài ra chúng còn bắt họ đóng các khoản phí “ma” khác nhau, như phí “duy trì tài khoản”, rồi rút số tiền mà chúng thu được để sử dụng. Mỗi học viên chúng bắt đóng “phí đặt cọc” là 4000USD/người. Số tiền bất chính mà bọn chúng thu được lên tới hàng trăm tỉ đồng. Khi những người ngày bỏ trốn, bọn chúng sẽ chiếm đoạt trái phép số tiền trên của họ.
Hàng tháng, chúng thu tiền môi giới tại Nhật, với lệ phí 15000 Yên Nhật, tức khoảng 3 triệu VN đồng/học viên. Với khoảng 1000 người lao động hiện tại, chúng thu được khoảng 3 tỉ đồng mỗi tháng, tức gần 40 tỉ đồng/năm. Bằng cách nào đó bọn chúng chuyển số tiền này về Việt Nam mà mà không có bất kỳ hóa đơn, sổ sách nào để qua mặt các cơ quan chức năng.
Ngoài việc lừa đảo, bắt buộc người lao động phải đóng tiền cọc trái phép, bằng những chiêu bài tinh vi, chúng bắt tất cả các những người lao động phải nộp bằng Đại học và cao đẳng để cho chúng thu giữ. Đây là hành vi trái pháp luật. Với những người không có tiền nộp chi phí “đặt cọc”, chúng bắt buộc người lao động phải sổ đỏ, sổ hồng để cho chúng thu giữ. Để tránh việc cơ quan công an điều tra, chúng đã bắt học viên tự viết vào cái gọi là “Đơn xin giữ bằng” và giao các giấy tờ quan trọng cho chúng để chúng khống chế. Với việc thu giữ những giấy tờ quan trọng này, chúng ép buộc người lao động phải làm việc cho chúng tại nước ngoài trong một thời gian dài, từ 3 -5 năm. Nhiều lao động không chịu nổi sự bóc lột của giới chủ Nhật Bản, phải bỏ trốn, chúng đã thu giữ trái phép số tiền đặt cọc, đồng thời bắt gia đình hay bản thân học viên bỏ trốn phải dùng tiền để chuộc. Số tiền mà chúng đòi để “chuộc bằng” là 3000-4000USD. Một số khác được chúng đưa sang Nhật một thời gian ngắn, sau đó cấu kết với giới chủ tại Nhật tìm cách đuổi họ về nước và tước đoạt tiền bạc của họ.
Cấu kết với các đối tượng nước ngoài, lừa đảo học viên vào học để thu học phí và thu “chi phí đặt cọc” để lấy tiền chi tiêu. Hình thức lừa đảo của chúng như sau: Chúng tổ chức những đợt “phỏng vấn do người Nhật thực hiện”, lừa đảo các kỹ sư, cử nhân của các trường trên đây tham gia, sau đó thuê những đối tượng người Nhật tham gia phỏng vấn các nạn nhân. Sau đó, chúng công bố danh sách “trúng tuyển” với số lượng lớn, lên đến hàng trăm người, đồng thời thông báo cho nạn nhân nhập học và thu tiền tư trang-quần áo bộ đội-trang thiết bị-học phí học tiếng-tiền ký túc xá, tài liệu…lên đến 6-7 triệu đồng mỗi người, cộng với số tiền đóng lệ phí “cam kết xuất cảnh” 20 triệu đồng/người, chỉ với một chiêu trò như vậy, mỗi đợt chúng bỏ túi khoảng 2-3 tỉ đồng. Sau một thời gian học khoảng 6-7 tháng, chúng ra thông báo là bên phía Nhật hoặc hủy hợp đồng, hoặc phía chính phủ Nhật Bản không cấp tư cách lưu trú…Lúc này, học viên lại phải tiếp tục theo học vì đã lỡ theo đuổi một thời gian dài. Bằng cách này, chúng đã làm lỡ cơ hội việc làm của các bạn kỹ sư, cử nhân mới ra trường, mà không đền bù cho họ theo đúng luật lao động Việt Nam và làm họ tốn kém thời gian và tiền bạc để theo đuổi việc đi Nhật. Hiện nay có rất nhiều học viên đang phải “chờ” theo cách này.
Dù không có chức năng đưa người đi nước ngoài theo diện “du học”, nhưng công ty cổ phần thương mại và thiết bị Hà Nội, liên kết với các đối tượng nước ngoài và các trường phổ thông trong nước, để tổ chức quảng bá dưới hình thức lừa đảo, dụ dỗ nhiều đối tượng khác tham gia đường dây du học “vừa học vừa làm” do chúng đứng ra tổ chức. Chúng đang đẩy rất nhiều gia đình phải rơi vào cảnh điêu đứng do vay nợ lên đến 200-300 triệu đồng cho con em mình sang Nhật Bản du học, còn con em họ khi bước chân sang Nhật thì rơi vào trình trạng dở khóc dở cười vì không có việc làm thêm, hay làm thêm với thời gian hạn chế. Trong khi đó chi phí tại Nhật đắt đỏ. Rõ ràng là nhiều gia đình đang lâm vào cảnh tan cửa nát nhà do lòng tham của chúng gây ra…
Làm giả Hồ sơ, giấy tờ, con dấu: Đối tượng tu nghiệp sinh thực tập tại Nhật Bản, theo thỏa thuận ký kết với Việt Nam, là dành cho những người đang làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp tại Việt Nam, được sang Nhật Bản làm việc tại các công ty Nhật Bản để nâng cao tay nghề. Để hợp pháp hóa cho những bạn sinh viên vừa mới ra trường thành những người thuộc đối tượng này, bọn chúng đã làm giả hồ sơ, con dấu của các nhà máy, xí nghiệp, công ty…biến các bạn vừa mới ra trường thành những người đã làm việc cho các công ty, xí nghiệp..đó để đưa họ sang lao động tại Nhật Bản. Ngoài ra, bọn chúng còn làm giả các sổ tiết kiệm, giả con dấu của ngân hàng Seabank, và có thể cả Techcombank.
Trên đây là những sự thật khái quát về đường dây buôn bán người này. Chắc chắn số nạn nhân của chúng còn lớn hơn nữa, và số tiền lừa đảo chắc chắn hiện nay đã vượt qua con số 200 – 300 tỉ đồng.
VAI TRÒ CỦA CÁC TRƯỜNG TRÊN ĐÂY TRONG VIỆC TIẾP TAY CHO ĐƯỜNG DÂY NÀY LỪA ĐẢO CÁC SINH VIÊN CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO:
Ngoài việc phạm pháp của các cá nhân trong Công ty cổ phần thương mại và thiết bị Hà Nội, gọi tắt là Hanoitie như trên đây. Thì rõ ràng, nếu không có sự tiếp tay đắc lực của các trường đại học và cao đẳng trên đây cho nhóm lừa đảo trên, chắc chắn chúng không thể nhanh chóng lừa đảo đến hàng ngàn người trong một thời gian ngắn kỷ lục như vây. Vì vậy, chúng tôi rất mong quý báo, các cơ quan công an, các cơ quan chức năng làm rõ hành vi tiếp tay cho sự lừa đảo này.
Thứ nhất, là các trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Mặc dù các thầy cô giáo có hiểu biết về luật pháp, nhưng không hề có sự hướng dẫn các em biết và cảnh giác đối với sự lừa đảo này. Ngay trên quảng cáo của nhà trường, Nguyễn Thị Thanh Hải lúc thì là người của công ty Halasuco, lúc thì là người của Công ty cổ phần tư vấn xây sựng và thương mại, nhưng họ không nhận ra sự vô lý này. Mặc dù đã nhận được nhiều phản ánh về sự lừa đảo của công ty Hanoitie, Đặc biệt, khi đã có sự phản ánh về sự lừa đảo của công ty Hanoitie đối với lãnh đạo nhà trường của nhóm 20 bạn đi Thực tập sinh cho công ty Tokaikogyo (nhóm này sang Nhật ngày 05/01/2013 và về nước ngày 25/12 vừa qua), nhưng nhà trường vẫn tiếp tục đưa quảng cáo của bọn chúng, liên tục tổ chức hội thảo cho bọn chúng lừa đảo sinh viên của trường mình. Trường này hiện nay có ít nhất 10 bạn phải bỏ trốn, trong đó 1 bạn trong nhóm 20 người Tokaikogyo đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt và trục xuất về nước. Ngoài ra còn có 1 bạn bị Nguyễn Xuân Tuyến kết hợp với công ty ở Nhật đưa về nước khi mới làm việc 2 tháng. Trường này cũng có hơn 40 bạn bị chúng lừa ra học hiện nay chưa biết khi nào mới có hợp đồng.
Thứ hai là trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Đây là trường có số lượng nạn nhân đông đảo nhất, chiếm khoảng 30-35% số lượng do Haoitie đưa đi sang Nhật. và đồng thời, số các bạn bỏ trốn rất đông. Và hiện nay nhiều bạn cũng bị trục xuất về nước. Nhà trường đã nhận được từ phía cựu sinh viên những cảnh báo lừa đảo của công ty Hanoitie. Thế nhưng, cũng như ĐHBKĐN, nhà trường cũng vẫn liên tục tổ chức hội thảo để lôi kéo sinh viên tham gia. Thậm chí nhà trường còn cho Hanoitie lập hẳn một trung tâm tiếng Nhật tại trường để cho sinh viên tham gia. Ngoài số các bạn đã đi Nhật, còn nhiều bạn khác đang trong trình trạng chờ “hợp đồng” hay “chờ bay”.
Thứ 3, nghiêm trọng nhất là Trường Cao đằng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Có những thời điểm, tại trường này có tới 4-5 trung tâm được chúng tổ chức, gồm cả trung tâm tiếng Nhật (có thời điểm 4 trung tâm), tiếng Hàn. Ngoài 2 trung tâm do Hanoitie tổ chức, 2 trung tâm mạo danh của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cũng đã lừa đảo hàng trăm tỉ của người lao động. Ngoài ra, trường này liên tục tổ chức hội thảo du học, lao động Nhật Bản cho các công ty để lôi kéo sinh viên. Nhà trường này cũng cho thuê cả giảng đường, phòng thí nghiệm, khu ký túc xá…cho các nhóm lừa đảo này mặc sức hoành hành.
Ngoài ra, còn có sự dính líu của nhiều trường khác như Đại học nông lâm Huế, Đại học Thành Đô…
Số lượng sơ bộ người lao động mà bọn chúng lừa đảo như sau:
Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên: Có số lượng lớn nhất, khoảng hơn 400 người.
Đại học Bách khoa Đà Nẵng: Khoảng hơn 200 người.
Các trường khác và các đối tượng lao động tại địa phương: Khoảng hơn 500 người.
Việc làm của bọn chúng, không những coi thường kỷ cương, phép nước, lừa đảo trên quy mô lớn, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ 2 nước Việt Nam-Nhật Bản.
Vậy tôi rất mong các cơ quan có chức năng nhanh chóng điều tra vụ việc, để đưa những việc làm đen tối của bọn chúng ra ánh sáng, và sẽ làm giảm bớt hậu quả do việc làm của bọn chúng gây nên đối với xã hội ta.
Chúng tôi sẽ sẵn sàng cung cấp thêm các bằng chứng cụ thể và danh sách các nạn nhân của chúng các quý cơ quan khi được yêu cầu trong thời gian sắp tới.
Xin chân thành cảm ơn! 


SBIC chính thức thay thế Vinashin



vinashin1
Chiều ngày 30-12, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) đã chính thức ra mắt, thay thế Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin kể từ ngày 1-1-2014.
Mặt tiền trụ sở của Vinashin phố Ngọc Khánh chiều 30-12 đã không còn logo của Vinashin nữa. Cái tên “Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin” đã được gỡ bỏ, thay vào đó là logo mới SBIC, nhỏ hơn, với dòng chữ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC).
Phát biểu tại buổi ra mắt chiều cùng ngày, Chủ tịch hội đồng thành viên SBIC, cũng là cựu Chủ tịch hội đồng thành viên Vinashin, ông Nguyễn Ngọc Sự ví von: “Con tàu Vinashin vừa được trục vớt lên mặt nước”.
Còn Thứ trưởng bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công thì nhấn mạnh rằng để có thể tồn tại và phát triển được, SBIC phải nhớ lại những sai lầm trước đây của Vinashin để không được lặp lại con đường cũ. “(Lãnh đạo tổng công ty) phải làm sao để thay đổi mô hình về chất, để bình mới rượu mới chứ không phải bình mới rượu cũ, phải chứng minh được những sai lầm khó khăn trước đây chỉ là tạm thời”, ông Công nói.
Trước đó, trong bài phát biểu kiểm điểm lại quá trình hình thành và phát triển của Vinashin, ông Sự thừa nhận tập đoàn đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, sai sót, không phù hợp với việc hoạt động, quản lý điều hành của một tập đoàn kinh tế.
Ông Sự cho biết, đến nay số nợ còn lại của tổng công ty là khoảng 10.000 tỉ đồng, nằm trong các công ty cổ phần và sẽ được xử lý theo trình tự tái cơ cấu trong thời gian tới. Con số này đã giảm đáng kể nếu so với thời điểm 31-12-2012, là 77.000 tỉ đồng.
Theo ông Sự, trước đây do gánh nặng nợ gốc lớn nên tập đoàn làm không đủ trả nợ, thế nhưng, nhờ việc tái cơ cấu nợ mà năm 2013 sau khi cân đối tài chính đã có lãi 7.900 tỉ đồng. “Tuy nhiên hiện con tàu Vinashin chỉ vừa mới được trục vớt lên khỏi mặt nước. Có đi được ra biển lớn hay không thì đây là cả quá trình đầy thách thức đối với SBIC”, ông Sự nói.
Ông Sự cũng cho biết, dự kiến, trong năm 2014, SBIC sẽ tăng trưởng 120% so với năm qua, với tổng giá trị sản lượng đạt 7.458 tỉ đồng, trong đó chủ đạo là ngành đóng tàu, tăng trưởng 125%, với giá trị sản lượng dự kiến đạt 5.231 tỉ đồng.
Theo ông Sự, dù co lại đáng kể so với trước tái cơ cấu, từ chỗ 234 doanh nghiệp thì nay chỉ giữ lại 8 doanh nghiệp đóng tàu nhưng tổng năng lực đóng tàu của toàn tổng công ty vẫn chiếm 70-75% tổng năng lực cả nước.
LÂM KHOA/THEO THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN