Tuesday, August 21, 2018

Viết trang sử mới

Vũ Đông Hà (Danlambao) - 760 năm trước. Mười vạn hùng binh Mông Cổ vượt Lạng Sơn, tràn về Thăng Long. Vua Nhân Tông triệu tập bô lão, lấy quyết định của lòng dân nên hòa hay chiến. Hưng Đạo Vương gióng lên lời Hịch Tướng Sĩ nguyện phơi thân ngoài nội cỏ, da ngựa bọc thây. Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt nghĩ binh thư, âu lo vận nước. Trần Quốc Toản đem khí phách thêu vào ngọn cờ phá cường địch báo hoàng ân.

760 năm trước. Diên Hồng. Bình Than. Tây Kết. Hàm Tử. Chương Dương. Vườn không nhà trống. Tiếng đập cùng nhịp điệu của những con tim Đại Việt, vua cũng như thần cũng như dân, làm nên con sóng Bạch Đằng. 

760 năm sau. Không tiếng vó ngựa giày xéo. Không những nhát gươm vung lên để đầu rơi lăn lóc. Không những xóm làng ngùn ngụt khói lửa trong tiếng hò reo man rợ Nguyên Mông. 

760 năm sau. Chỉ có tiếng rú của những chiếc xe dream thay cho vó ngựa. Phố phường ám khói thế cho dấu binh lửa xa xưa. Mười vạn hùng binh nhường bước cho nghìn vạn món hàng ào ạt băng qua cửa khẩu Hữu nghị quan. Biển chết. Núi đỏ bùn. Sông ngộp thở. Cả nước đối diện với nguy cơ trở thành một đại đặc khu của thiên triều họ Tập. Thăng Long chỉ còn lại những tấm lưng còng khom xuống từ ngai vàng hướng về phương Bắc: nên hòa hay bại. Bô lão Diên Hồng được trám chỗ bằng những cái đầu gật ở Hoàng Văn Thụ. Những hình xâm Sát Thát giờ bị thay thế bằng hình xâm $ trên trán.

760 năm sau. Hơn 90 triệu cái đầu bị bắt nhìn xuống đất. Hơn 90 triệu đôi chân bị cấm đi trái lề. Hơn 90 triệu bàn tay phải bỏ phiếu theo lệnh triều đình. Để du đãng đóng vai chánh án. Để đạo tặc mặc áo thầy tu. Để việt gian giảng bài ái quốc. Để kẻ cướp cầm quyền. Để cầm quyền bán nước. 

760 năm nhìn lui nhìn tới, nhìn ngược nhìn xuôi, mới biết: Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo đói, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội. 

760 năm sau. 

Bây giờ. 

Đã đến lúc con người phải đứng dậy.

Đã đến lúc phải biến than van thành phẫn nộ, biến phẫn nộ thành hành động. 

Đã đến lúc lịch sử phải sang trang bằng bước chân và nắm tay của những Công Dân Tự Do. 

22.08.2018

Đặc khu thượng lộ bình an

VTV buôn đầu chợ bán cuối chợ

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Thể thao không phải chỉ là sức khỏe, là thể lực của một con người, của một cộng đồng. Thể thao cũng không phải chỉ là giải trí. Nền thể thao của một đất nước trên đấu trường quốc tế là màu cờ sắc áo của một quốc hiệu, là danh dự của một quốc gia, là sĩ khí của một dân tộc, là vị thế, là tên tuổi của một đất nước trong trái tim những công dân thế giới.

Hầu như rất it người dân trên thế giới biết đến sự có mặt của đất nước Croatia bé nhỏ ở góc khuất Nam Trung Âu. Nhưng ở Word Cup 2018, đội bóng đá của đất nước Croatia nhỏ bé đã thắng những đội bóng lừng lẫy của những đất nước rộng lớn và hùng mạnh. Thắng Nigeria nước lớn ở châu Phi. Thắng Argentina nước lớn ở Nam Mỹ. Thắng England nước lớn ở châu Âu. Vượt qua những tên tuổi sừng sững, đội bóng đá Croatia đi tới trận chung kết và giành cúp bạc thế giới thì người dân trên khắp hành tinh phải ngả mũ kính chào đất nước Croatia và ghi nhớ tên dân tộc Croatia trong gia đình nhân loại. 

Vì màu cờ sắc áo, vì vị thế, danh dự, sĩ khí của đất nước chính là vì lòng yêu nước. Nhưng thể thao không chỉ là lòng yêu nước. Thể thao có sức thu hút rất lớn, có năng lực tập hợp lực lượng dân chúng khổng lồ. Thu hút, tập hợp người dân, kích thích lòng yêu nước của người dân tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn, đó là chính trị. Về mặt này, thể thao đã làm cả chức năng tuyên giáo của các cơ quan thông tấn báo chí. 

Để thể thao làm được như vậy, nhà nước đã phải đầu tư mỗi năm hàng ngàn tỉ tiền thuế của dân cho thể thao để thu về danh dự, sĩ khí cho đất nước, thu về niềm hưng phấn, lòng tự hào dân tộc cho người dân. Cũng như hàng năm, nhà nước đã đầu tư hàng ngàn tỉ tiền thuế của dân cho các cơ quan truyền thông nhà nước như Thông Tấn Xã, Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, VTV, để thu về cho nhà nước, cho thể chế khoản lãi vô giá về chính trị. 

Nhắc đến điều này để nhớ rằng đài truyền hình quốc gia không phải là đơn vị kinh doanh, hạch toán lỗ lãi bằng giá trị đồng tiền.mà phải hạch toán bằng giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, giá trị chính trị. Người dân xem các chương trình thể thao không phải chỉ để giải trí và đài truyền hình phát sóng chương trình thi đấu của đội tuyển thể thao quốc gia không được phép tính toán lỗ lãi bằng đồng tiền. 

Các đội tuyển thể thao của đất nước đổ mồ hôi sôi nước mắt đua tranh ở đấu trường quốc tế vì lòng yêu nước, vì danh dự tổ quốc. Vì vậy đài truyền hình phải coi phát sóng những cuộc đua tranh cao cả đó là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đài. 

Vận động viên thể thao ra đấu trường quốc tể đổ mồ hôi sôi nước mắt vì danh dự quốc gia như người lính ra trận. Họ rất cần có tấm lòng của hậu phương, của gia đình quê hương luôn đồng hành cùng họ. Đó là liều đô pinh tinh thần vô cùng to lớn. Hành trình thi đấu của họ được truyền hình trực tiếp về quê nhà là sự đồng hành vô cùng cần thiết và quí giá đó. 

Người đứng đầu đài truyền hình quốc gia tính toán rằng gói truyền hình Asiad 2018 phải mua với giá X tỉ đồng. Thu quảng cáo chỉ được Y tỉ đồng. Còn lỗ đến Z tỉ đồng. Từ đó cho rằng mua gói truyền hình Asiad 2018 là xa xỉ thì đó là tính toán của người chỉ quen buôn bán cò con, buôn đầu chợ, bán cuối chợ của một tư duy quá nhỏ nhen, thiển cận, lạc lõng, không xứng phương diện quốc gia của người đứng đầu VTV, nơi mỗi năm nhận hàng trăm tỉ tiền thuế của dân để làm công tác chính trị, văn hóa, tinh thần cho nhân dân, cho đất nước. 

22.08.2018

Xử lý cán bộ kiểu bẹc cà na hột của Lú

Tư nghèo (Danlambao) - Trong 5 năm, trong hàng chục nghìn cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, có tới 560 người thuộc diện Trung ương quản lý. Chẳng thế mà, chỉ 7 tháng qua, có 2350 đảng viên bị thi hành kỷ luật vì tham nhũng, cố ý làm trái; 300 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập... 
He he he! bà con: cái này là Tư tụi bẹc ca na hột nghe. Cha nội Trọng lú chả bẹt 1 thì tui bẹc 10 cho nó ngang tầm với bác... Tiên. 

Anh Lú bẹc rằng: 

"Chẳng thế mà, trong 5 năm, trong hàng nghìn cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, có tới 56 người thuộc diện Trung ương quản lý. Chẳng thế mà, chỉ 7 tháng qua, có 235 đảng viên bị thi hành kỷ luật vì tham nhũng, cố ý làm trái; 30 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập." (1) 

Bà con coi: chả bẹc và Tư nghèo đía có khác nhau gì giữa một bên là béc Hồ một bên là béc Tiên không? Nếu chả cứ phang thêm 1 con số 0 sau mỗi con số như Tư tui thì đã sao? Hổng sao là bởi dzì: hàng nghìn cán bộ đó là đứa nào, 56 tên trung ươn cá thối đó là ai? 30 tên đảng viên dzô sảng nhưng giàu có đó gồm những con chí nào? 

Cho nên Lú cứ tha hồ mà múa gậy vườn hoang với những con số không tên. Cứ múa như loài vượn bởi vì cái rừng âm u của bầy thảo khấu chỉ có một thứ luật rừng của khỉ. Muốn nói sao thì nói, đẻng đóng cửa hù nhau sau đó ra đường dóc láo với thiên hạ. Ai tin!? 

Dóc láo một cách chung chung như vậy nhưng chẳng có một tên phóng viên lề đảng nào tự đặt câu hỏi "danh sách cụ thể gồm những ai? kỷ luật ở mức nào? có còn ngồi ở trung ương để "lãnh đạo" 90 triệu người không?" 

Đã vậy, các bút nô nhà đẻng còn chạy theo tổng Lú bẹc hùa: "Người dân đồng tình, hoan nghênh trước việc làm công minh, kiên quyết của Đảng với mục đích cao nhất là làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng chính phủ kiến tạo và liêm chính; củng cố niềm tin của dân; phát triển đất nước. Người dân nức lòng trước quyết tâm chính trị rất cao của Đảng..." 

Nữa!!! Bao nhiêu người dân? Vài đứa cán bộ đang ôm sổ hưu hay 90 triệu người không mang thẻ đỏ? Ở đâu chui ra kết luận này? Trưng cầu dân ý hay có mấy triệu người xuống đường chổng mông hoan hô đẻng và chú phỉnh quyết tâm chính trị cao hơn cái cu nặng cụ hồ sống mãi trong quần chúng ta? 

Sau cùng mấy cha nội này cùng nhau tự sướng như ngày xưa béc Tiên vân vê bàng quang của béc Hồ: 

"Một lần nữa, Đảng ta nêu quyết tâm thanh lọc đội ngũ, loại bỏ những người không xứng đáng, để củng cố vai trò của Đảng; để chứng minh rằng, Đảng ta công minh-chính trực, thực sự không có vùng cấm, không có một ngoại lệ nào; để nhân dân có thể đặt niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào đội ngũ cán bộ liêm chính trong nền công vụ kiến tạo, tận tụy, trong sạch." 

He he he, ngon há! Có công minh, có chính trực, có liêm chính, có "niềm tin TUYỆT ĐỐI" của nhân dân... thì bỏ mẹ cái điều 4 hiếp dâm pháp luật đi. Hay bỏ điều 4 là... tuuuuu uự ự ự..... ssssssát hở mấy cha! 

Chú thích:


22.08.2018

Học lịch sử để làm gì?

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - “Học lịch sử để làm gì? ”. Câu hỏi đơn giản đến mức độ như ngây ngô. Nhưng trong mấy ngày qua ở Việt Nam, trong việc tranh cãi về bìa sách giáo khoa lịch sử Việt Nam có in hình Vạn Lý Trường Thành của Tàu lại không thấy có ai đặt lại câu hỏi, phân tích tại sao học sinh phải học môn lịch sử?

Nhớ lại thời còn cắp sách đến trường, tôi học lịch sử như đang sống lại trong một cuốn truyện thật, rất thật! Tôi tưởng tưởng đến Bà Trưng, Bà Triệu áo hoàng bào uy dũng ngồi trên lưng voi, rồi đến nét mặt hung ác, nham hiểm của Mã Viện. Từ cảm giác máu trong người như sôi sục khi nhớ về trận chiến thắng quân Nguyên Mông của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đến nghẹn ngào như muốn bật khóc khi đọc và hiể̉u được khí tiết của tướng Trần Bình Trọng lúc bị giặc bắt; rồi đến lúc bật cười thích thú khi nghĩ đến Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng trốn như chuột chạy về Tàu.... Lịch sử hơn 4000 năm dựng nước giữ nước của Việt Nam không một quyển sách hay một bộ phim đồ sộ nào có thể ghi lại tất cả. Nhưng đọc sách lịch sử, đã tự nhiên ghi vào trong ta một tình cảm yêu đất nước, yêu tổ tiên, yêu dân tộc. 

Phải tự nhiên và đơn giản quá, học lịch sử Việt để hiểu để hình thành một người Việt chân chính biết yêu quê hương, đất nước. Khi những cái xấu, những cái ác, những sự nhũng lạm quyền thế, tài nguyên, hút máu dân lành của kẻ có đặc quyền đặc lợi... mọi người không phân biệt tôn giáo, đảng phái phải cùng góp tiếng nói để chống những điều gây tại hại ấy cho đất nước. 

Lịch sử dân tộc là chất keo kết dính mọi người để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn. Bất kỳ một quốc gia trên thế giới, sách giáo khoa lịch sử dạy cho trẻ em phải trung thực và đưa tình cảm yêu nước cho thế hệ trẻ. Nhưng dưới chế độ CS tại VN hiện nay, lịch sử bị bóp méo, vo tròn. Người ta đưa Đảng lên trên tất cả, chủ nghĩa CS là ưu việt dù thực tế trên thế giới đã chứng minh ngược lại. Người ta lãi nhãi năm nay tháng nọ "Yêu Đảng là yêu nước", tất cả phải theo Đảng, mọi việc Đảng làm đều tuyệt đối đúng. Sự lải nhải này đã từ từ tiêm nhiễm vào trong đầu, trong não của nhiều người, ngay cả những người trí thức, học vị cao tại VN. 

Qua một số ý kiến quanh bìa sách giáo khoa lịch sử lớp 7, có ý kiến GS Võ Tòng Xuân: "Bìa sách lịch sử in hình Vạn Lý Trường Thành có gì là sai? Đấy là công trình xây dựng vĩ đại, một kỳ quan của thế giới". Tôi có gặp GS Xuân một lần, cách đây cũng gần 28 năm. Vẫn còn nhớ đến câu nói của ông: "Cái bao laptop bằng vải này xấu xí, tôi vẫn quí nó vì được bà xã may cho", bà vợ nào nghe chồng nói câu này mà không cảm động đến ngất người? Ông là một “nice guy”, ăn nói dịu dàng. Nhưng khi nghe ý kiến của ông về “Vạn Lý Trường Thành”, tôi thấy buồn, dường như ông đã có sự thay đổi? 

Hình Vạn Lý Trường Thành in trên sách giáo khoa lịch sử VN để làm gì? Vạn Lý Trường Thành là công trình xây dựng "khủng". Khủng về chiều dài, nó là một bức thành dài hơn 8800km. Khủng về thời gian xây dựng, 1800 năm, khởi công từ 200 năm trước công nguyên kéo dài đến thế kỷ 16. Khủng vì máu và nước mắt, bao nhiêu sinh mạng con người, chủ yếu tù nhân hay dân đen, khởi đầu do bạo chúa Tần Thủy Hoàng. Nó là một kỳ quan thế giới sau kim tự tháp ở Ai Cập và được in nhan nhản ở các tờ quảng cáo du lịch Tàu. Trong lịch sử Tàu, Vạn Lý Trường Thành không là đề tài chính vì lịch sử chú tâm đến triều đại vua chúa, các biến cố chính trị, quân sự lớn. Người đi du lịch, có người thích Vạn Lý Trường Thành để ngắm, để chạy marathon; có người thích Kim Tự Tháp để tìm hiểu “tại sao người cổ xưa có thể đem những tảng đá khổng lồ lên cao đến thế” và bí mật các lăng mộ; có người thích di tích Đế Thiên Đế Thích để tìm hiểu sao một dân tộc Khmer lại xây dựng một kỳ quan như vậy!

Rõ ràng Vạn Lý Trường Thành nếu đáng được đưa vào lịch sử của thế giới, chỉ nên là bài đọc thêm để hiểu người Tàu chăm chỉ đến mức độ nào khi xây một tường thành dài đến thế, chống lại quân xâm lược Hung Nô. Thực ra khi người Mông cổ chiếm nước Tàu lập nhà Nguyên và người Mãn lập nên triều đại Mãn Thanh, Vạn Lý Trường Thành vô tác dụng, hiện nay chỉ là một chứng tích lịch sử để chơi, du lịch. Khi làm bìa cho sách giáo khoa, người ta đã cẩu thả “cóp” ngay hình trên trang quảng cáo du lịch đi Tàu. Sự cẩu thả trong giáo dục Việt Nam là điều bình thường vì nhà nước chỉ quan tâm tăng ngân sách an ninh, công an... để bảo vệ chế độ. 

Bìa sách khi sáng tác phải nói lên nội dung, ý nghĩa giáo dục cho trẻ em. Hình "Vạn Lý Trường Thành" để khoe công trình xây dựng lịch sử vĩ đại của Tàu với trẻ VN? VLTT có phải là một sự kiện lớn ảnh hưởng lịch sử phát triển thế giới hay Tàu? Để các em khi lớn lên mong ước đi VLTT để trầm trồ, thán phục người Tàu? Để quảng cáo không công, hay có công với các công ty du lịch? Hay có ý nghĩa khuyến khích các em nghiên cứu xây một bức tường thành giống như vậy ở biên giới Tàu-Việt cho an toàn? Nhìn bìa sách phải chăng ta hiểu người ta đang dạy trẻ em học lịch sử để làm gì? 

Chuyện bìa sách giáo khoa lịch sử lớp 7 cho các em học sinh là chuyện nhỏ trong hàng ngàn chuyện giáo dục đang xuống cấp trong XHCNVN. Điều lo ngại và đáng buồn hơn là ý kiến của những người thầy đã từng trải trong giáo dục, đã có bao nhiêu học trò, lại đưa ý kiến “không có gì sai” khi người ta đưa hình VLTT như hình quảng cáo du lịch vào sách giáo khoa. "Học lịch sử để làm gì?" câu hỏi xem vậy lại không đơn giản ở CHXHCNVN chút nào!

21.08.2018

-->

Tứ trụ trung thành với ai?




Cường quyền và nhân sĩ

“…Chúng ta bắt buộc phải luôn quan ngại (và canh thức) về sinh mệnh của Trần Huỳnh Duy Thức, cùng hàng trăm tù nhân lương tâm khác, đang nằm trong vòng tay của cường quyền và bạo lực!...”
tranhuynhduythuc00
“Có nhiều định nghĩa về trí thức, nhưng thật đơn giản: trí thức là dùng trí tuệ của mình để thức xã hội; thức là thức tỉnh, là đánh thức người ngủ mê, là làm cho người khác nhận thức đúng. Người có học mà không làm được chữ thức thì không thể gọi là trí thức, lại còn để bị ru ngủ nữa thì thật nguy hiểm cho xã hội.”  (Trần Huỳnh Duy Thức)
Với tất cả trân trọng và thương cảm, nhà văn Ngô Thế Vinh đã gửi đến cho mọi người một tin buồn lớn: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã từ trần vào hôm 29 tháng 1 năm 2017.
Ông để lại một sự nghiệp đồ sộ, bộ sách Cây Cỏ Việt Nam (gồm 6 quyển, hai tập) với lời đề tặng:
– Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước.
– Tặng giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên viện trưởng Đại Học Cần Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại trại Cải Tạo Hà-Nam-Ninh.
– Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào.
nguyenduyxuan01
GS Nguyễn Duy Xuân – Ảnh: chụp lại tư liệu gia đình GS Xuân
Tôi băn khoăn tự hỏi: Giáo sư Nguyễn Duy Xuân là ai? Sao một công trình nghiên cứu về thực vật học mà lại mở đầu bằng những “lời đề tặng” u ám, u uẩn và u uất thế? Chúng ta đang sống trong một thời đại, và một đất nước, bi thương đến độ này sao?
Những trang viết kế tiếp của nhà văn Ngô Thế Vinh, với nhiều dòng chữ nghẹn ngào, đã giúp cho tôi lý giải những câu hỏi vừa nêu:
Giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng là người Cần Thơ, sinh năm 1925 hơn Giáo sư Phạm Hoàng Hộ 4 tuổi, tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ, trở về Việt Nam 1963, giáo sư Luật. Nhận chức Viện trưởng từ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đã nỗ lực phát triển Viện Đại học Cần Thơ trên mọi lãnh vực từ chương trình giảng dạy, đào tạo ban giảng huấn, xây cất thêm giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết lập ký túc xá như hệ thống campus cho sinh viên đến từ các tỉnh xa Miền Tây…
Chỉ trong vòng 9 năm [1966 – 1975] với công lao xây dựng của hai Viện trưởng tiền nhiệm: GS Phạm Hoàng Hộ, GS Nguyễn Duy Xuân, Viện Đại Học Cần Thơ như một Ngọn Hải đăng Miền Tây, trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt bước đầu ưu tiên phát triển hai lãnh vực Sư phạm và Nông nghiệp, vững vàng sánh bước với các Viện Đại học lâu đời khác của Miền Nam, đóng góp cho sự thăng tiến của vùng ĐBSCL…
Chỉ mấy ngày trước biến cố 30 tháng 4, 1975, cũng như GS Phạm Hoàng Hộ, GS Nguyễn Duy Xuân như một trí thức dấn thân, quyết định ở lại và giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, ông vẫn can đảm nhận chức Tổng trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Giữ chức vụ đó chưa đầy một tuần lễ thì chính quyền Miền Nam sụp đổ, TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
GS Nguyễn Duy Xuân bị đưa vào trại tù cải tạo, sau đó bị đưa ra Bắc … đã chết trong tù cải tạo Hà Nam Ninh ngày 10 tháng 11 năm 1986 trong đói khát và bệnh tật không thuốc men. Xác của ông được vùi nông trong nghĩa địa tù cải tạo trên triền núi phía sau trại tù Ba Sao.
Tôi đã có lần nhìn thấy tấm ảnh chụp bia thờ 626 linh hồn tử vong (từ năm 1975 đến năm 1988) của trại tù này, trên trang web của blogger Phạm Thanh Nghiên.
biatho_626_linhhon
Bia Thờ 626 Linh Hồn tử vong tại Trại Ba Sao (1975-1988) 
Có lẽ tên tuổi của giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng được ghi trên tấm bia này vì ông từ trần vào năm 1986, thời điểm mà giới truyền thông nhà nước vẫn xưng tụng (không tiếc lời) về sự “dũng cảm nhìn vào sự thực” và “quyết tâm đổi mới của ĐCSVN.
Nếu “dũng cảm nhìn vào sự thực” thì đây chỉ là sự quyết tâm “bẻ lái con tầu đất nước” theo hướng Trung Nam Hải – như nhận xét và cảnh báo của blogger Trần Huỳnh Duy Thức:
Trung Quốc và Việt Nam tạo ra một phiên bản khác về sự vi phạm tính toàn vẹn của các quyền con người. Hai nước này đã thừa nhận quyền kinh tế cho người dân nhưng vẫn tước đoạt không khoan nhượng quyền chính trị của họ, gây nên một kiểu tự do què quặt khác. Mặc dù mô hình này có thể tạo nên sự tiến bộ kinh tế và các thành tích ấn tượng về xóa đói giảm nghèo, nhưng nó cũng đồng thời nuôi dưỡng bất bình và suy thoái xã hội rồi nhốt chúng lại.
Khi sự trầm trọng này trở nên mục rỗng thì nó sẽ dẫn tới việc bộ máy chính trị tự dân chủ hóa hoặc sẽ kết thúc trong sụp đổ toàn diện về kinh tế, xã hội, chính trị và một chế độ bị lật nhào. Đây là tiến trình tất yếu vì nó phá vỡ sự toàn vẹn của các quyền con người vốn thuộc về luật của Tạo hóa. Dưới tác động của toàn cầu hóa và xã hội Internet, tiến trình này sẽ diễn biến rất nhanh, nhanh hơn đã từng chứng kiến trong thời gian chiến tranh lạnh dẫn đến sự tan rã của hệ thống Đông Âu và Liên Xô.
Lời cảnh báo này, tiếc thay, đã bị những người đứng đầu chế độ hiện hành coi như là một “lời nguyền” hay “trù ẻo.” Tuy mang tiếng là theo chủ nghĩa duy vật nhưng họ lại là những kẻ rất dị đoan. Vốn bệnh tật nên họ sợ “tiếng cú,” và đã vu vạ cho Trần Huỳnh Duy Thức đủ loại tội danh (trộm cắp cước điện thoại, hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền) cùng một bản án nặng nề –16 năm tù và 5 năm quản chế, vào ngày 20 tháng 1 năm 2010 – qua một phiên toà mà đại diện của Hội Ân Xá Quốc Tế đã mô tả như là “sự nhạo báng công lý.”
Hơn bẩy năm đã trôi qua nhưng chưa bao giờ người tù nhân lương tâm quả cảm này bị công luận lãng quên. Ông vẫn luôn được nhắc đến với rất nhiều trân trọng, qúi mến, cùng quan ngại:
– BBC (21/01/2010) Người Có Án Nặng Nhất Nói Bị Bức Cung
– BBC (21/01/2010) Các Nhóm Nhân Quyền Chỉ Trích Bản Án
– RFI (30/01/2010) Bốn Nhà Bất Đồng Chính Kiến Ở Việt Nam Kháng Án
– Bauxite VN (14/06/2013) Duy Thức Đã Không Ngủ Suốt 10 Ngày Biệt Giam
– RFA (15/10/2013) Trần Huỳnh Duy Thức Được Vinh Danh Giải Nhân Quyền
– RFA (07/05/2016) Tù Nhân Trần Huỳnh Duy Thức Bị Chuyển Trại Giam
– BBC (17/05/2016) Ông Trần Huỳnh Duy Thức Sẽ Tuyệt Thực
– Ba Sàm (28/05/2016) Trí Thức Tuyệt Thực Cùng Trần Huỳnh Duy Thức
– VOA (31/01/2017) Ông Thức Nhất Quyết Không Lưu Vong
– Dân Luận (19/08/207) Anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực tại Trại giam số 6 Nghệ An
Tôi chưa bao có cái hân hạnh được giao tiếp với ông Trần Huỳnh Duy Thức. Tôi chỉ được biết người tù nhân lương tâm bất khuất này qua công luận. Và công luận thì đã vạch rõ sự ác độc và tính man rợ của những kẻ đứng đầu chế độ công an trị hiện hành. Họ đã gây ra không biết bao nhiêu là cái chết đớn đau và oan khuất:
Những người bị giết đều là những tinh hoa, là danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách đau xót và hàm oan:
Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, văn hào Ngô Tất Tố bị bức cho treo cổ tự vẫn, Khái Hưng bị bỏ rọ trấn sông, Phạm Quỳnh đối thủ đáng gờm của thực dân Pháp bị xử tử, Tạ Thu Thâu nhà yêu nước lớn bị tử bắn; nàng thơ nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén từ sau lưng; Nhượng Tống dịch giả tài hoa số 1 bị ám sát; Dương Quảng Hàm vị giáo sư đáng kính ra khỏi nhà đi mãi không về; vị bồ tát Thiều Chửu bị bức hại nhảy xuống sông tự tận…
Đó là tất cả sự thực về những cái chết tức tưởi oan khuất của các nhà văn, nhân sĩ mà bọn gieo ác vẫn sống nhởn nhơ trên pháp luật với bộ mặt người lương thiện! Nguyên tắc bất di bất dịch nằm trong ý thức hệ tư tưởng của những kẻ sát nhân lương thiện này là: yêu nước và chính kiến là độc quyền của tao, mày không đi với tao, mày là kẻ thù của tao. Đã là kẻ thù thì mày không có quyền tồn tại! (“Thái Doãn Hiểu – Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn, Chuyện Bây Giờ Mới Kể”).
Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố, Khái Hưng, Dương Quảng Hàm sinh vào cuối thế kỷ XIX. Lan Khai, Thu Hồng, Nhượng Tống, Nguyễn Duy Xuân sinh vào đầu thế kỷ XX. Kể từ khi cướp được quyền bính đến nay, những người cộng sản Việt Nam đã giết chết bao nhiêu là anh tài và nhân sĩ (thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau) rồi?
Chúng ta bắt buộc phải luôn quan ngại (và canh thức) về sinh mệnh của Trần Huỳnh Duy Thức, cùng hàng trăm tù nhân lương tâm khác, đang nằm trong vòng tay của cường quyền và bạo lực!
tranhuynhduythuc05
Tưởng Năng Tiến

Cuộc ra đi của những kẻ hái khế

“…Nhưng những người hái khế ưu tú đã có phương án của họ, ra đi để tránh cho gia đình mình phải chịu chung những mối lo như thế ở Việt Nam, quê hương chỉ là nơi họ hái khế phục vụ gia đình mình…”
phitruong_tansonnhat
Đất nào sinh ra tôi
Mẹ hiền nào nuôi thân tôi
Miền nào nuôi thân tôi
Mà giờ này tôi xa rồi.
Quê Hương Bỏ Lại là nhạc phẩm mà các ca sĩ hải ngoại di tản theo dạng thuyền nhân sau năm 1975 thường trình bày gây xúc động kiều bào vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước.

Nội dung nhạc phẩm trải nỗi lòng của những người tị nạn rời xa quê hương, họ bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn và không hẹn ngày trở lại.

Hơn 30 năm sau, nhiều người trong số họ đã trở về từ Khánh Ly, Chế Linh đến các ca sĩ trẻ hơn như Mạnh Quỳnh, Phi Nhung.

Nhưng làn sóng người Việt rời xứ sở ra đi ngày một nhiều hơn, sự ra đi của họ không bi tráng như những thuyền nhân trước kia, họ ra đi trên những chiếc máy bay với một lịch trình cho cuộc sống trước mắt ở xứ người đã được sắp xếp chu đáo bởi các công ty tư vấn, dịch vụ định cư.

Ngày nay trên đường phố quanh khu Bolsa của Nam Cali, thủ phủ của cộng đồng người Việt tị nạn nhan nhản những tấm biển quảng cáo cho dịch vụ định cư, du học, việc làm. Có rất nhiều gia đình quan chức cộng sản đã tìm đến Hoa Kỳ định cư theo diện đầu tư như gia đình Nguyễn Công Khế. Một nữ tổng biên tập một tờ báo ở Việt Nam là Hồ Thu Hồng với cái tên gọi là Beo Hồng cũng đã có mặt trên đất Mỹ từ lâu, tổng biên tập tờ báo Vietnamnet đình đám một thời là Nguyễn Anh Tuấn cũng như Beo Hồng, gia đình Tuấn hiện đã sinh sống tại Mỹ.

Trước mắt các bạn đã thấy ba tổng biên tập của ba tờ báo lớn Việt Nam, những tờ báo hàng ngày vẫn ca ngợi đảng và chính phủ Việt Nam đem lại tăng trưởng, đem lại hạnh phúc, tự do cho nhân dân, họ đã đưa gia đình đến nơi mà tờ báo của họ từng miệt thị, chửi bới thậm tệ để sinh sống. Những người kế cận họ lại điệp khúc khen chế độ Việt Nam, chửi Mỹ và đánh đấm kiếm tiền đưa gia đình sang Mỹ.

Vô vàn các nghệ sĩ, ca sĩ Việt Nam bằng cách nào đó như kết hôn, hợp đồng lao động đã kiếm cho mình được tấm thẻ xanh trên đất Mỹ.

Bây giờ tôi thường xuyên nhận được tin nhắn hỏi về việc định cư tại châu Âu. Một chủ nhà hàng lớn trong chuyến du lịch đến châu Âu, vốn là người quen cũ, ông ta hẹn tôi uống cà phê và bày tỏ ý định tìm cách định cư tại châu Âu. Dự định của ông là mua nhà bên Hy Lạp với giá khoảng 250 ngàn Euro, chính phủ Hy Lạp đang khủng hoảng về tài chính, họ có chính sách bán nhà và cấp giấy định cư cho những người nước ngoài đến mua nhà. Người mua nhà ở Hy Lạp có giấy tờ đi lại trong khối Schengen tức đi lại trong 27 nước Tây Âu, với giấy tờ này người ta có thể sống và làm việc tại bất kỳ nước nào, miễn có việc làm và nuôi được bản thân không xin trợ cấp.

Rẻ hơn nữa là Latvia, với khoảng 150 nghìn Euro mua nhà bạn có thể sở hữu được tấm giấy phép như vậy.

Còn ở Đức thì giá đắt hơn, một gia đình có thể phải mất đến vài trăm ngàn để làm một dự án kinh doanh, nhà hàng, công ty tạo việc làm để đưa cả một gia đình đi.

Đỗ Liên, đại sứ danh dự Việt Nam ở Châu Phi, chủ hãng bảo hiểm AAA khi xưa nay đang cùng chồng sau sở hữu một nhà hàng lớn ở ngay trung tâm Berlin. Liên cùng chồng sau là Toàn và các con cái đã sống ở đây vài năm, họ vẫn đi đi về về Việt Nam điều hành việc làm ăn ở nhà. Quán của vợ chồng Toàn Liên sau vài năm mở để đưa cả gia đình sang, hiện đã sang bớt cổ phần cho Quán Ngon. Số tiền vợ chồng Toàn Liên chuyển sang đầu tư đến hàng triệu Euro, riêng phần bếp đã vài trăm nghìn. Có đến hàng trăm, đó là con số tôi có thể biết về những người Việt Nam đầu tư sang Châu Âu để kiếm giấy tờ hợp pháp sinh sống ở châu Âu như vậy.

Ở Hung ngày càng nhiều người Việt hơn, với 60 nghìn euro cho gia đình 4 người và thêm khoảng 100 ngàn euro mua nhà, cả gia đình 4 người đã có giấy tờ. Trước đây Hung còn có chính sách nếu ai mua trái phiếu chính phủ khoảng 3-400 trăm ngàn euro gì đó sẽ được cấp thẻ xanh vĩnh viễn, chương trình này chấm dứt rất nhanh bởi người Trung Quốc nhanh chóng ùa đến. Sau ba năm trở lại Hung, trên con phố đi bộ đắt nhất của thủ đô Hung, bên dòng Đa Nuyp thơ mộng. Những con người từ xứ Tô Châu đã tìm đến đây để sống với một môi trường trong sạch, an toàn không ô nhiễm và đầy bạo lực như quê hương họ.

Đại sứ quan Hung ở Việt Nam không đủ người để giải quyết hàng đống hồ sơ xin mua nhà, xin tạm cư của người Việt.

Ở Hung mua nhà không bị hỏi tiền ở đâu ra, miễn là bạn mua nhà hay bất động sản ở Hung thì bạn có cầm valy tiền mặt đều được chấp nhận. Hình như sau bao nhiêu năm gì đó bạn mới được bán đi.

Đấy là những người có tiền, những người ít tiền hơn họ chọn cách ra đi bằng đường du lịch sang Nga và trốn đường rừng vào Ba Lan, Lát Vi A rồi sang đến Đức, nơi có cộng đồng đông đảo người Việt đang sinh sống, những đồng bào cùng miền quê với họ sẽ giúp họ tìm việc làm và đợi thời gian tích luỹ số tiền sẽ hợp pháp hoá giấy tờ trên cơ sở điều luật nhân đạo của Đức như kết hôn, nhận bố, nhận con. Rất nhiều cô gái trẻ người Việt mặt non choẹt đẩy xe nôi trên đường phố Berlin. Một phụ nữ Việt Nam vào Đức lậu, có bầu và được một người có giấy tờ Đức nhận là bố đưa trẻ, cô và đứa bé được ở lại Đức và nhà nước chu cấp đầy đủ cho hai mẹ con. Năm sau cô sinh đứa thứ hai, một người đàn ông Việt chưa có giấy tờ nhận là bố đứa trẻ, anh ta sẽ được giấy tờ và trợ cấp. Với cách thức như thế, càng ngày càng nhiều nam nữ thanh niên Việt Nam tìm đến nước Đức qua con đường trốn từ Nga sang. Từ năm ngoái ở Ba Lan có kiểu những người Việt đi du lịch sang Châu Âu, sẽ đến Ba Lan tìm một công ty dịch vụ làm giấy tờ chứng nhận họ có hợp đồng lao động ở Ba Lan, giá chỉ 2 ngàn euro là có một giấy tạm cư 2 năm tại Ba Lan. Đây là những nghèo khổ, ở quê hương họ không có việc làm, không có tương lai. Họ phải vay mượn, cầm cố đất đai cho những đường dây đưa người lậu để mong đến được nước Đức đổi đời.

Canada và Úc là những nước dễ nhập cư nếu như bạn có hợp đồng lao động. Một phụ nữ có hai đứa con nhỏ, chị kiếm được hợp đồng làm chăm sóc người già ở Canada, thế là chị và hai đứa con giờ ở Canada đã 5 năm. Một thằng em tôi quen trên Facebook, mới ngày nào còn la oai oái việc thanh toán tiền thi công của đối tác chậm ở Việt Nam, nay thấy ung dung đưa ảnh đang ăn hải sản bên Úc với con cua to đùng và gật gù khen ngon và rẻ hơn quê hương có mấy ngàn cây số ven biển của mình.

Những người ra đi sau này họ vẫn đi đi về Việt Nam để kiếm tiền bởi những quan hệ quan chức và các mối quan hệ làm ăn của họ vẫn đang hái ra tiền ở Việt Nam.

Một dự án hàng trăm triệu, hàng tỷ USD ở Việt Nam được thực hiện, tiền vốn chính phủ vay của nước ngoài, nhà thầu nước ngoài được phép thi công, các quan chức Việt Nam được nhà thầu lại quả  trung bình 15%. Hãy hình dung chỉ cần dự án 100 triệu là có 15 triệu đủ để cả chục gia đình quan chức Việt Nam có tiền may đất đai và giấy tờ định cư ở nước ngoài.

Những dự án đó phá hoại môi trường, gây ô nhiễm không khí, đẩy người dân vào cảnh mất đất và giao thông chật chội, hỗn loạn, khiến người dân Việt Nam luôn chất chứa sự uất ức mà chính họ không hiểu nguyên nhân. Sự uất ức đấy tích tụ và thành những hành động tiêu cực khi gặp việc, có thể họ trộn chất độc hại vào thức ăn để bán kiếm lời để lại mối hoạ ung thư tràn lan, hoặc họ rút dao ra đâm nhau khi có chuyện xích mích, hay đường sá và phương tiện với tỉ thứ trong đầu người dân khiến mạng sống con người có thể chấm dứt trong tích tắc trên đường.

Nhưng những người hái khế ưu tú đã có phương án của họ, ra đi để tránh cho gia đình mình phải chịu chung những mối lo như thế ở Việt Nam, quê hương chỉ là nơi họ hái khế phục vụ gia đình mình.

Và càng nhiều những người ra đi như dạng hái khế (không phải người nghèo đi trốn lậu) theo dạng đầu tư như trên, họ để lại đàng sau càng nhiều ô nhiễm môi trường, xã hội loan lạc, bệnh tật ở quê hương Việt Nam.
Người Buôn Gió

Chừng nào khủng hoảng Việt Nam trở nên “toàn diện” (

“…Các khủng hoảng này đưa tới VN “vỡ nợ”, nhưng việc này không hề làm cho đảng CSVN sụp đổ. Ngoại trừ phe chống đối ở VN có chuẩn bị, thấy được thời cơ trước mắt…”
congty_hanghai_vono
Nhà nước CSVN cạn kiệt ngân sách, điều này ai cũng thấy.
Thông lệ VN là ngân sách dành cho các bộ ngành, nhứt là công an và quân đội, vốn thuộc về “bí mật nhà nước”. Con số công bố bề ngoài “thấy vậy mà không phải vậy”. Một số các bộ như quốc phòng, công an… ngoài ngân sách cố định của nhà nước (trên 20% GDP), còn có “bộ máy” kinh tài riêng, hoạt động song song với các xí nghiệp, tập đoàn quốc doanh, nhằm gây “quĩ riêng” cho các bộ. Vụ sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhứt, hay các đại xí nghiệp như Viettel, vốn là các “cơ quan kinh tài” của quân đội. Sân Golf Tân Sơn Nhứt thuộc tài sản “quĩ đất” riêng của quân đội. Trên địa bàn cả nước, “quĩ đất” của quân đội cực kỳ lớn, hầu hết ở các vị trí “đắc địa” hoặc các khu vực “đất vàng”. Đây là “di sản” từ thời kỳ “quân quản” sau 1975.
Phe công an kinh doanh cũng không kém. Bộ này chia ra thành nhiều “cục”, hoạt động độc lập với nhau. Các lãnh vực ăn chơi, du lịch, khách sạn, phòng trà, đĩ điếm… thuộc độc quyền của công an. Vụ cờ bạc trên mạng thực ra cũng là một hình thức kinh tài gây quĩ cho bộ. Vụ này lý ra không bị “khui”, nếu không có vụ tiền lời chạy vào túi cá nhân nhiều hơn vào “quĩ”. Các hoạt động kinh tài của bộ công an, cũng là “di sản” từ thời “đổi mới” từ 1985 về sau.
Vì vậy họ chi thu ngân sách ra sao, họ mua cái gì, bằng nguồn tiền nào không ai biết. Các tướng lãnh cấp cao, ngoài lương còn có “bỗng”, đến từ các quĩ riêng.
Sau khi gia nhập WTO, cũng như sau khi ký kết được các kết ước về kinh tế song phương hay đa phương, VN bị sức ép ngày một nặng của các chủ nợ như Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) và của các nền “kinh tế thị trường”… Các định chế quốc tế cũng như các quốc gia này buộc VN phải tuân thủ “luật chơi” của “kinh tế thị trường”. Vì vậy một số xí nghiệp quốc doanh được giải tư. Tình trạng này cũng tương tự cho các xí nghiệp thuộc quyền quản trị của quân đội và công an.
Vài năm gần đây số thu về dầu khí của VN giảm sút, một mặt do giá dầu thế giới giảm, mặt khác do các mỏ lớn đã đi vào giai đoạn cạn kiệt.
Lại thêm “chiến tranh thương mại” giữa Mỹ và TQ. Hệ quả là bên nào thắng thì VN cũng là “nạn nhân”. Vì vậy nhà nước CSVN phải tính chuyện “giữ đảng từ xa” bằng phương cách cổ điển “tăng thu giảm chi”. Hệ quả ta thấy thuế và phí tăng “đột phát”. Già thành năng lượng của VN cao nhứt thế giới, tính trên mức trung bình thu đầu người. Sau đó “thắt lưng buộc bụng”. Ngân sách dành cho các bộ sụt giảm, việc này đưa tới việc “tinh giảm nhân sự” ở các bộ.
Nổi cộm là việc “tinh gọn” bộ công an. Theo một thống kê gần đây nhân sự bộ này gồm khoảng 600 ngàn người, chiếm 12% ngân sách nhà nước. Ta chưa biết được sau khi “tinh gọn” bộ máy công an sẽ còn được bao nhiêu người?
Ta cũng thấy các kế hoạch “thí điểm” nhằm sáp nhập hai bộ máy “đảng” và “nhà nước” lại với nhau làm một ở một số huyện, tỉnh.
Nhưng việc “chạy đua” với thời gian xem chừng đảng CSVN không đủ sức. Hôm tuần rồi cụ Tổng rầu rĩ nói (ở Đại hội Ngoại giao VN) rằng thế giới có nhiều biến chuyển không lường trước được. Thật vậy, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ, kết quả phần nhiều nghiêng về Mỹ.
Nhiều người tiên đoán lạc quan rằng do “chiến tranh thương mại”, các xí nghiệp nước ngoài đầu tư vào TQ như Đài loan, Nam Hàn, các nước Châu Âu, Mỹ… sẽ rút máy móc khỏi TQ để chuyển qua VN. Suy luận này hoàn toàn không có căn cứ. VN là mô hình của TQ thu nhỏ. TQ ăn gian với các nền “kinh tế thị trường” ra sao thì VN cũng ăn gian bằng một cách như vậy, với tỉ lệ cao hơn. TQ bị Mỹ trừng phạt vì ăn gian thì VN trước sau gĩ cũng bị trừng phạt. Người ta hy vọng rằng VN “không đáng kể”, Mỹ có thể bỏ qua. Tài phiệt quốc tế họ không mù quáng rút từ TQ sang VN để bị “lãnh búa” lần thứ hai.
Mặt khác là đe dọa khủng hoảng tiền tệ, đưa đến khủng hoảng toàn diện, đã và đang xảy ra ở Thổ. Các nước đang phát triển khu vực Đông Nam Á (gồm cả VN) đều bị đe dọa.
Vì vậy nhà nước CSVN cấp tốc “thắt lưng”. Các việc như nhà nước không xuất ngân khoản cho truyền thông để mua tác quyền truyền hình đá banh ở các giải quốc tế, hoặc cho đại học “tự lo”, là các dấu hiệu khẩn cấp về “bịnh trạng” ngân sách quốc gia.
Vụ ông Vũ Đức Đam mới đây nói về “tự trị đại học”. Nếu ta xem kỹ thì không hề có vấn đề “tự trị” ở các việc soạn thảo chương trình giảng dạy hay các việc tuyển sinh. Tự trị ở đây có nghĩa từ nay đại học tự thu học phí, nhà nước không cấp ngân sách nữa. Nhưng vấn đề là các tổ chức đảng vẫn không giải tán ở nội bộ các trường đại học.
Các vụ xử án gần đây, các nhà hoạt động nhân quyền bị các bản án nặng nề. Thực chất nhà nước CSVN muốn xử thật nặng để “cảnh cáo”. Bởi vì trong tương lai rất gần VN có thể sẽ bị nhiều khủng hoảng cùng lúc.
Về kinh tài, do việc lây lan từ Thổ.
Ngoài ra kinh tế VN lệ thuộc rất lớn vào xuất khẩu, mà việc này tùy thuộc phần lớn vào các xí nghiệp nước ngoài. Khủng hoảng gây ra từ cuộc “chiến tranh thương mại” giữa Mỹ và TQ sắp tới có thể sẽ gia tăng cường độ. Các xí nghiệp TQ có thể “di tản” sang VN để tránh nạn. Lúc đó VN lọt vào tầm nhắm của Mỹ.
Một số các bài viết cấp lãnh đạo VN đã công bố, nội dung so sánh Mỹ và LX trước khi sụp đổ. Các tác giả này tiên đoán Mỹ sẽ đi vào vết xe đổ của LX. Dĩ nhiên các bài viết đại loại như vậy chỉ nhằm “lên tinh thần” các đảng viên đang trong tình trạng hoảng loạn.
Việc này cho ta thấy trong nội bộ đảng CSVN hiện hữu một số không nhỏ thân TQ và Nga, xem Mỹ là “kẻ thù chiến lược”. Vấn đề là LX sụp đổ vì chạy đua quốc phòng. Trong khi Mỹ gia tăng ngân sách quốc phòng là để thúc đẩy kỹ nghệ chiến tranh của Mỹ. Tài phiệt Mỹ có nhiều phe, như phe quốc phòng (Boeing, Lockhed Martin, Northop Grumman…) , phe dầu khí (Rockerfeller…), phe “tin học” (Google, MicroSoft, Sysco System…). Mỗi lúc, thấy cần thiết, thì chính sách nhà nước sẽ nghiêng về một phe để củng cố thế lực và giữ quân bình cho các phía. Mục đích là để thúc đẩy “phát triển” kinh tế.
Dầu thế nào ta cũng phải thấy rằng sắp tới VN có thể sẽ lâm vào nhiều cuộc khủng hoảng đến đồng loạt, như khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng do đe dọa nợ quốc dân (nợ công). Các khủng hoảng này đưa tới VN “vỡ nợ”, nhưng việc này không hề làm cho đảng CSVN sụp đổ. Ngoại trừ phe chống đối ở VN có chuẩn bị, thấy được thời cơ trước mắt.
Trương Nhân Tuấn

Cuộc đấu mậu dịch Tập Cận Bình và Donald Trump đi tới đâu?

“…Tổng cộng, Bắc Kinh có trong tay trái bom $1,500 tỷ đô la giấy nợ của nước Mỹ. Nhưng đòn bán công trái của Tập Cận Bình, nếu tung ra, khó đạt được hiệu quả, mà chính nước Tàu cũng sẽ gánh họa…”
trump_tapcanbinh06
Tuần lễ cuối tháng Tám, 2018, ông Vương Thụ Văn (Wang Shouwen, 王受文), Phó bộ trưởng Bộ Thương vụ Trung Quốc qua Washington gặp ông David Malpass, Thứ trưởng Tài chánh Mỹ. Mục đích của phái đoàn chín người là để giải quyết cuộc chiến tranh mậu dịch giữa hai nước, tránh không làm trầm trọng hơn.
Bắc Kinh đề xuất cuộc họp này, để trong tháng Mười Một hai ông Tập Cận Bình và Donald Trump có thể nói chuyện với nhau (hai lần), khi cùng tới dự hội nghị Châu Á Thái Bình Dương; hoặc Hội nghị G-20 ở Buenos Aires.
Trong thời gian hai ông Vương và Malpass thương thuyết thì văn phòng “đại diện thương mại” Mỹ (một chức vụ tương đương với Bộ trưởng Ngoại thương) vẫn mở cuộc điều trần để nghe giới kinh doanh Mỹ đến góp ý kiến. Đại diện các công ty được cho coi danh sách những món hàng Tàu sắp bị Chính phủ Mỹ đánh thuế thêm. Các công ty Mỹ có thể xin Chính phủ miễn trừ một số hàng nhập cảng, để bảo vệ quyền lợi của họ. Bản danh sách này sẽ dài, bởi vì Chính phủ Trump tính sẽ đánh thuế thêm trên $200 tỷ đô la hàng Trung Quốc nữa.
Từng bước leo thang
Tới giờ, Mỹ đã đánh thuế trên $34 tỷ hàng nhập cảng từ Trung Quốc. Tới cuối tháng Tám sẽ đánh thêm trên $16 tỷ nữa.
Mỗi lần Washington hạ thủ, Bắc Kinh cũng lập tức trả đòn. Ngày Thứ Năm 9 tháng 8, Bắc Kinh đưa ra danh sách mới những món hàng nhập cảng từ Mỹ sẽ bị đánh thuế 25%, tổng số cũng là $16 tỷ mỹ kim, và cũng sẽ áp dụng ngay khi Hải quan Mỹ ra tay. Trong danh sách đó, có một món dự trù sẽ bị đánh nhưng sau cùng được bỏ ra ngoài. Đó là dầu lửa, dầu thô mua từ Mỹ để về chế biến trong nước Tàu.
Trung Quốc cần nhập dầu lửa. Họ phải nhập cảng hơn 70% nhiên liệu dùng trong xứ, và trong 20 năm nữa tỷ số này sẽ lên thành 80%. Nhưng Trung Cộng mua dầu Nga và Sauđi (Saudi Arabia) nhiều nhất. Dầu lửa Mỹ chỉ chiếm 3% tổng số nhập cảng, nếu không mua có lẽ cũng chẳng sao, nhưng Bắc Kinh vẫn muốn mua, vì lý do kỹ thuật.
Trước đây Mỹ mua dầu vào nhiều hơn bán ra, vì có luật cấm xuất khẩu. Gần đây Quốc hội Mỹ bãi bỏ luật cấm vì số dầu và khí đốt sản xuất bỗng tăng rất nhanh trong mươi năm qua, nhờ phát minh các phương pháp khai thác mới. Kỹ thuật mới có thể chắt lọc hút dầu, khí từ những nơi trước đây khó khai thác, hoặc các mỏ dầu cũ đã bỏ khi không thể rút thêm được nữa.
Dầu thô của Mỹ, Nigeria, Lybia thuộc loại “ngọt”, lọc dễ hơn vì chứa chất lưu huỳnh (sulfur) dưới 1%. Dầu mua từ Trung Đông hoặc Nga “chua” hơn, khi lọc rất tốn kém. Trong hai năm vừa rồi các nước ở châu Á mua nhiều dầu thô của Mỹ hơn. Số dầu thô từ Mỹ bán qua Trung Quốc đã tăng lên gấp 200 lần! Họ đã lập những nhà máy lọc dầu mới cho thích hợp với loại dầu thô “ngọt” ít lưu huỳnh; phí tổn nhẹ hơn loại dầu “chua”. Nếu Bắc Kinh ngưng mua, các nước Châu Á khác sẵn sàng mua dầu thô của Mỹ. Quyết định đánh thuế 25% trên dầu thô Mỹ sẽ không gây một hiệu quả “trả đũa” nào cả!
Câu chuyện trên cho thấy trong cuộc chiến tranh mậu dịch đang diễn ra cán cân nghiêng về phía Mỹ. Nếu mỗi nước cứ tiếp tục tăng thuế nhập cảng từ nước kia, Mỹ có thể chịu đựng một cuộc chiến lâu dài trong khi Bắc Kinh sẽ đuối sức sớm!
Kinh tế Trung Quốc tùy thuộc vào số hàng hóa xuất khẩu, khác với Mỹ. Ông Tập Cận Bình đang muốn thay đổi tình trạng này, thúc đẩy dân nội địa tiêu thụ nhiều hơn. Trong cuộc chiến mậu dịch, nếu số xuất cảng cả hai bên cùng sụt giảm, Trung Quốc sẽ bị đòn nặng hơn và bị sớm hơn Mỹ.
Năm ngoái Mỹ chỉ bán khoảng $130 tỷ hàng sang Tàu, mua vào gần $500 tỷ. Hai bên đã leo thang từng bước, Mỹ đánh $34 tỷ, Trung Quốc theo $34 tỷ; đánh $16 tỷ cũng theo $16 tỷ Nhưng khi Mỹ tiến tới con số $200 tỷ, Trung Quốc sẽ không thể đánh trả đũa nhiều hơn $150 tỷ được! Trong một ván bài mà hai bên cùng tính “tháu cáy”, bên nào trường vốn hơn sẽ chiếm ưu thế.
Tập Cận Bình có thể đánh vào một tử huyệt, như dư luận ở Bắc Kinh đã nhắc tới, là ngưng không cho Mỹ vay nợ nữa! Hiện Bắc Kinh là chủ nợ lớn hạng nhất của Chính phủ Mỹ, số nợ tới hơn ngàn tỷ đô la. Nếu Ngân hàng Nhân dân bán hết các trái phiếu (tức là giấy nợ) của Chính phủ Mỹ mà họ đã mua trong các năm qua, thì nền tài chánh nước Mỹ sẽ đảo lộn khó lường.
Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, miếng võ này rất khó thi hành vì đánh người ta thì mình cũng bị thương.
Vì sao Tập Cận Bình thụ động?
Nhưng một lợi thế Mỹ mạnh hơn cả, là kinh tế Mỹ có sức sống phong phú, linh động hơn. Lý do vì ở đó các công ty tư nhân đóng vai chủ động. Họ phải cạnh tranh bằng phát minh, sáng kiến, phải thay đổi nhanh chóng, sẵn sàng lâm chiến, đáp ứng với thị trường. Trong khi đó Cộng sản Trung Quốc vẫn dùng các cán bộ, đảng viên điều khiển kinh tế! Kinh nghiệm nửa thế kỷ chiến tranh lạnh cho thấy khi các công chức thư lại phải đấu trận kinh tế với tư nhân, có thể đoán trước bên nào sẽ thắng.
Hiện nay, chính hành động tập trung quyền lực của Tập Cận Bình khiến ông ta càng lúng túng trước một đối thủ tâm tánh bất thường, không ai đoán trước được, như Donald Trump.
Cảnh ù lì, trì trệ của guồng máy thư lại đã biểu lộ ngay từ những ngày đầu lâm chiến, tháng Ba năm 2018. Tập Cận Bình tự đặt mình vào thế thụ động. Trump đánh tới đâu thì trả đũa tới đó; trong khi Tôn Tử đã dạy rằng phương pháp phòng thủ tốt nhất là tấn công!
Có thể giải thích rằng chiến lược đối đầu thụ động này là do họ không tin Donald Trump tính đánh thật. Ông ta chỉ “tháu cáy” mà thôi, dọa dẫm nhưng không làm. Họ dễ rút ra kết luận này khi quan sát ông Trump đối đầu với Kim Jong Un hay với Assad ở Syria. Nói rất lớn tiếng, nhưng cuối cùng lại hòa hoãn. Trong lãnh vực thương mại, ông Trump đã nói mạnh và làm nhẹ với các nước Châu Âu, Canada và Mexico cũng vậy: giơ cao, đánh khẽ.
Giả thuyết này nghe bùi tai giới lãnh đạo Trung Nam Hải. Trung Cộng không thấy cần một kế hoạch chủ động đầy đủ. Vì thế, khi cuộc chiến quan thuế diễn ra họ chờ Trump hành động trước, rồi phản ứng.
Tại sao Tập Cận Bình nhận một vai trò thụ động trong cuộc đối đầu với Trump? Trong quá khứ, ông ta đã từng hạ tất cả các đối thủ, đè bẹp các phe nhóm Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, sẽ làm Chủ tịch suốt đời, lên cao gần bằng Mao Trạch Đông, át cả Đặng Tiểu Bình.
Một lý do là Tập Cận Bình đã quen với bãi chiến trường nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc; và ông đã chuẩn bị hàng chục năm trước khi xung trận. Còn tranh đấu trên trường thương mại quốc tế là một lãnh vực hoàn toàn mới. Và trong năm năm lãnh đạo nước Tàu ông chú tâm vào chuyện chính trị nội bộ hơn là đấu tranh kinh tế với nước ngoài.
Nhưng nguyên nhân chính khiến Tập Cận Bình chậm chạp là vì ông vẫn dựa vào một guồng máy thư lại trong đảng cộng sản. Những cán bộ đó vẫn quen thói ù lì chờ lệnh, mà chính ông Tập làm cho nó uể oải, trì trệ hơn.
Trong năm, sáu năm qua, Tập Cận Bình chú tâm vào “Hai Củng cố”. Một là củng cố địa vị của mình, đã thành công khi bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch. Hai là củng cố uy quyền của đảng cộng sản trong nước Trung Hoa. Ông đang tiến những bước quyết liệt, kiểm soát dư luận chặt chẽ hơn, kể cả internet, đàn áp thẳng tay các nhà tranh đấu dân chủ.
Thiếu dữ kiện, không dự đoán các kịch bản
Để thực hiện “Hai Củng cố” này, Tập Cận Bình tự làm mình yếu đi, tự cô lập, không còn được nghe những ý kiến trái ngược với “thiên tử” nữa. Khi Donald Trump bắt đầu hô hoán chiến tranh, không ai dám báo động cho ông Tập những nguy cơ có thể sẽ tới, trước khi hai bên lâm chiến.
Đặt niềm tin vào một số cận thần, Tập Cận Bình đã không sử dụng ngay cả những cơ quan nghiên cứu trong nội bộ, như Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc Vụ viện (国务院发展研究中心), đã hoàn toàn bị gạt ra ngoài các cuộc thảo luận chiến lược kinh tế. Bên ngoài guồng máy đảng, Tập Cận Bình ra lệnh kiểm soát chặt chẽ những cơ quan nghiên cứu của các đại học, theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, nhằm ngăn chặn các ý kiến trái nghịch. Cũng như Donald Trump tự tin ở “tài trí” của mình, Tập không coi các công trình nghiên cứu độc lập có giá trị gì. Có ai nói ngược cũng không muốn nghe.
Cuối cùng, Tập Cận Bình chỉ còn được nghe những ý kiến “làm vui tai lãnh tụ”.
Vì vậy, đứng trước những lời đe dọa tăng thuế quan, gây chiến tranh mậu dịch của Donald Trump, Tập Cận Bình không hề chuẩn bị đối chiến. Không cơ quan hay chức vụ nào lo thu thập các dữ kiện, con số. Không có người vạch ra các giả thiết cuộc chiến sẽ xẩy ra như thế nào, cần đối phó với mỗi kịch bản ra sao; như một số quan chức đã nói với báoSouth China Morning Post.
Tập Cận Bình cũng chủ quan khinh địch cho nên không tìm cách nhượng bộ ngay từ đầu, ít nhất cũng như một “kế hoãn binh.” Khác hẳn với Kim Jong Un, đã khéo vuốt ve nhã mạn của Donald Trump với những nhượng bộ tượng trưng, rồi sau dó, cho tới giờ, chẳng cần làm gì hết mà Trump đã bỏ qua vụ bom nguyên tử của Bắc Hàn để la lối về chuyện khác!
Dưới chế độ Tập Cận Bình, vẫn theo tờ báo trên, các học giả Trung Quốc sang Mỹ cũng bị hạn chế không được tiếp xúc nhiều với các đồng nghiệp trong những “think tank” và các đại học Mỹ. Họ không được nghe những ý kiến “chống Tàu” và các kịch bản mà nước Mỹ có thể hành động. Bắc Kinh vẫn tin tưởng quá đáng vào những “cố vấn” như Henry Kissinger, một tay cựu trào giỏi khai thác tiếng tăm của mình để kiếm hợp đồng nghiên cứu, làm cố vấn, nhưng không còn chút ảnh hưởng nào ở Washington. Thiếu dữ liệu, không có nhiều kịch bản dự trù sẵn, bộ máy chiến lược của Tập Cận Bình lâm vào thế thụ động.
Thiên tử không cần nghe chuyên viên
Vì vậy, cách đối phó của Tập Cận Bình với Donald Trump là dò dẫm đi theo từng bước một. Ngay việc rút món dầu thô ra khỏi danh sách sắp bị đánh thuế cũng chỉ được quyết định vào phút chót – theo lời một quan chức tiết lộ với báo South China Morning Post.
Từ đầu năm nay, sau khi Donald Trump phát pháo tấn công, Tập Cận Bình đã tính nước cờ “liên hoành”, kết thân với Liên Âu, Nga và Nhật Bản để cùng chống Mỹ. Khi Nhật Bản và Liên Âu ký hiệp ước lập một khối mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, và ông Jean-Claude Juncker tới Washington gặp Donald Trump, thế cờ đó tan vỡ.
Một điều mà các cố vấn thân cận của Tập Cận Bình không dám nói cho ông chủ nghe, là các nước Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ không phải chỉ giao thương hàng hóa và dịch vụ với nhau; họ còn chia sẻ những nguyên tắc chung của lối sống tự do dân chủ qua nhiều thế kỷ. Sau khi ông Juncker từ Washington trở về, ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (European Council) đã tuyên bố trên Twitter, “Mỹ và Châu Âu là những bạn bè thân thiết nhất”.
Những ý kiến như vậy, các nhà nghiên cứu độc lập ở Trung Quốc đều biết cà, và họ đã nói; nhưng không lọt tai ông Chủ tịch họ Tập.
Tập Cận Bình lên tiếng cổ động kế hoạch lớn “Trung Quốc Chế tạo 2025” với tham vọng qua mặt Mỹ trên nhiều lãnh vực kỹ thuật tân tiến. Một Giáo sư Bắc Kinh Đại học, ông Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo贾庆国) mới nói trong một cuộc hội thảo, khuyên rằng, “Trong bang giao quốc tế Trung Quốc nên giữ một đường lối khiêm tốn… Đừng để người ta nghĩ rằng nước mình sắp chiếm địa vị của nước Mỹ”.
Một người phê phán táo bạo hơn là Giáo sư Từ Trương Nhuận (徐张润), Phân khoa Luật (Pháp học viện) của Đại học Thanh Hoa (清华大学法学院教授). Ông mới viết một bài vào cuối tháng Bảy đăng trên mạng Viện nghiên cứu Unirule (Thiên Tắc Kinh tế Nghiên cứu sở 天则经济研究所), một tổ chức mới bị đóng cửa gần đây.
Từ Trương Nhuận đánh thẳng vào một thành tựu cá nhân của Tập Cận Bình. Ông dám nói quyết định bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ của chức vụ Chủ tịch là sai lầm. Ông yêu cầu Quốc hội Trung Quốc hãy hủy bỏ quyết định đó. Ông cũng công kích cuộc tàn sát Thiên An Môn năm 1989. Nhật báo South China Morning Post cho biết ông Từ Trương Nhuận đang ngồi chờ xem có bị thanh trừng hay không!
Chính Tập Cận Bình tạo ra bầu không khí trấn áp tự do tư tưởng; không chấp nhận các lời nói “nghịch ý thiên tử”. Gieo gió gặt bão, bây giờ Tập Cận Bình lúng túng khi đứng trước các cuộc tấn công quan thuế của Donald Trump, khi cả bộ tham mưu không được chuẩn bị dể đối phó.
Nhưng đó là tình trạng tất yếu sẽ đến với những lãnh tụ độc tài. Khi bịt mồm bịt miệng những người có ý kiến khác, các tay độc tài cũng tự bịt tai mình.
Tập muốn tháo gỡ khối nợ chồng chất
Cuộc chiến tranh mậu dịch xẩy ra vào thời điểm bất lợi nhất cho Tập Cận Bình; đúng vào lúc Trung Cộng đang muốn cải tổ cơ cấu kinh tế, bắt đầu với việc giảm bớt số nợ lớn đang đè nặng trên các ngân hàng, vì thế nhiều xí nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.
Tập Cận Bình hô hào thay đổi cơ cấu từ khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu. Thứ nhất, kinh tế phải hướng về người dân tiêu thụ, thay vì chú trọng xuất cảng. Thứ hai, các ngân hàng của nhà nước ngưng cho vay dễ dãi các xí nghiệp không sinh lời, để giảm dần số nợ khổng lồ đang đe dọa gây nên cảnh phá sản hàng loạt.
Trong ba năm qua Tập Cận Bình bắt các ngân hàng phải giảm bớt những món nợ đã chồng chất đang có nguy cơ bùng nổ. Trong thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 10% nhờ ngân hàng thả lỏng việc cho vay, miễn sao các doanh nghiệp có tiền dựng nhà máy mới và chính quyền địa phương đua nhau kiến thiết hạ tầng cơ sở. Những món nợ đó không thu lại được, vì những dự án này không sinh lời. Các công ty tư nhân cũng theo cơn sóng “tiền dễ dãi” đó mà phát triển. Nhưng khi nợ đáo hạn, con nợ không có tiền thì ngân hàng lại cho vay món nợ mới để trả nợ cũ, do đó nợ nần ngày càng cao hơn. Đây là một phương pháp “bao cấp” kiểu mới; dùng hình thức cho vay tiền thay vì trợ cấp trực tiếp.
Nhưng không một người, một xí nghiệp hay một quốc gia nào có thể cứ vay nợ ngập đầu mãi mãi. Từ mấy năm qua, “khối chất nổ” nợ nần chỉ chờ ngày nổ bùng. Nếu một số lớn thân chủ không thể trả nợ, ngân hàng cũng vỡ nợ, kéo theo các ngân hàng khác vì họ đều nợ nần lẫn nhau. Khi có một số ngân hàng lâm nguy, lòng tin của người gửi tiền sụp đổ, người ta sẽ rút tiền ra. Cả hệ thống đổ sụp.
Trong một chế độ độc tài đảng trị, chính quyền có thể ngăn chặn cơn hỗn loạn khi mới bắt đầu. Nhà nước sẽ đem công quỹ trợ cấp cho các ngân hàng, ngay lúc cơn nguy phá sản hàng loạt được phát hiện. Nhưng khả năng chặn dứt cơn khủng hoảng có giới hạn. Và một căn bệnh hiểm nghèo không thể trị hết nếu chỉ dùng phương pháp xoa dầu nóng và chườm đá mãi mãi.
Cho nên Tập Cận Bình biết phải sớm ra tay ngăn chặn khối nợ khổng lồ, không cho phồng lên quá đáng. Nếu cơn sóng phá sản bắt đầu Tập sẽ mất cả uy tín lẫn địa vị.
Lâm chiến trong lúc đang yếu
Tôn Tử khuyên các vị tướng phải chủ động chọn thời gian thuận lợi nhất hãy tham chiến. Tập Cận Bình không may bị tấn công trong lúc kinh tế đang yếu đi.
Tập Cận Bình làm đúng những điều cần phải làm để cải tổ. Khi các doanh nghiệp nhà nước không thể cứ ngửa tay ra là vay được tiền, họ buộc phải thay đổi, nâng cao hiệu năng. Khi chính quyền các địa phương không còn có thể bắt các ngân hàng đưa tiền cho xây cất thì họ sẽ phải thúc đẩy các xí nghiệp làm sao sinh lời để thâu thuế.
Nhưng một hậu quả tất nhiên của kế hoạch này là nền kinh tế quốc doanh phải giảm tốc độ. Khi các ngân hàng thắt chặt túi tiền lại, những việc đầu tư, sản xuất sẽ phải chậm lại. Trước khi Donald Trump khai chiến, cuộc cải tổ cơ cấu của Tập Cận Bình đã gặp khó khăn, ngay từ trong nội bộ.
Tập Cận Bình không thể đoán trước nước Mỹ sẽ gây chiến tranh mậu dịch. Dân Mỹ đã bầu một ông Tổng thống từng nói “chiến tranh mậu dịch là một việc rất dễ và chắc chắn thắng lợi!” Đây là một ý tưởng hoàn toàn trái ngược với quy tắc mậu dịch tự do của kinh tế tư bản! Nhưng Donald Trump tấn công thật sự. Trong lúc đó chương trình cải tổ cơ cấu của Trung Quốc chấp nhận những đau đớn ngắn hạn để được lợi trong dài hạn; đang cho nền kinh tế uống thuốc “giảm huyết áp”, làm cho máu chạy chậm lại để chữa trị căn bệnh tim trầm trọng kết tụ hàng chục năm qua.
Tập Cận Bình đứng trước một thế lưỡng nan. Nếu cố chống trả cuộc tấn công của Donald Trump thì sẽ phải trì hoãn, có thể phải tạm chấm dứt việc cải tổ kinh tế. Nếu muốn tiếp tục chương trình cải tổ, thì nền kinh tế đang yếu đi sẽ không đủ sức đối đầu.
Nhiều chứng cớ cho thấy kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu yếu rồi.
Đầu năm 2018, chỉ số CSI của các thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng như chỉ số S&P 500 của thị trường nước Mỹ đều tăng lên, trong tháng Giêng S&P 500 tăng 5 phần trăm còn CSI tăng gần 10%. Nhưng từ tháng Hai, cả hai đều xuống. Sau đó S&P 500 lại đi lên và đến tháng Tám vẫn còn tăng 5%. Nhưng CSI chỉ đi xuống, đã tụt mất hơn 25 phần trăm so với đầu năm. Giới đầu tư Trung Quốc đang mất tin tưởng.
Tập Cận Bình cố gắng thúc đẩy số tiêu thụ của dân nội địa. Nhưng ngay giới tiêu thụ cũng bớt tiền xài khi chính quyền hạn chế số tiền cho vay, vì thế đã giảm bớt số tiền tệ lưu hành. Số tiền thu nhờ bán hàng của 50 công ty bán lẻ lớn nhất đã giảm 0.6% trong tháng Tư, 2018; lại giảm 3.4% trong tháng Năm, tới tháng Bảy đã giảm bớt 3.9% so với tháng Bảy năm ngoái. Số thu của các cửa hàng bán lẻ chỉ tăng 8.8%, tụt xuống so với tỷ lệ tăng 9% trong tháng Sáu.
Vì các ngân hàng được lệnh giảm bớt tiền cho vay, số công trình xây dựng hạ tầng cơ sở chỉ tăng thêm 5.7% trong sáu tháng đầu năm nay, so với tỷ số tăng 7.3% trong nửa đầu năm 2017.
Khi các ngân hàng theo lệnh Trung ương giảm bớt tốc tăng của tiền cho vay, các xí nghiệp quốc doanh gặp khó khăn. Nhưng các công ty tư lại bị đòn nặng nhất. Vì không có thể vay các ngân hàng nhà nước, giới tư doanh thương vay trong “thị trường đen”. Những nhà cho vay “trong bóng mờ”, không được kiểm soát chặt chẽ, đã thúc đẩy số nợ toàn quốc tăng lên. Năm 2008 tổng số nợ trong nước Tàu lớn bằng 140% tổng sản lượng Nội địa (GDP). Đến năm 2017 số nợ lên thành 257% GDP.
Sau khi ngăn ngừa các ngân hàng chính thức, Tập Cận Bình bắt đầu tấn công các loại “ngân hàng đen”; ngăn không cho vay nhiều quá như trước. Năm ngoái, trong sáu tháng đầu năm họ vẫn còn hăng hái cho vay thêm hai ngàn rưởi tỷ đồng nguyên nợ mới (¥2,500 tỷ). Sau khi họ Tập ra tay, từ tháng Tư năm 2018 đến tháng Tám, thị trường tín dụng mập mờ đã giảm bớt, số tiền cho vay chỉ còn ¥1,500 tỷ, tương đương với $218 tỷ đô la.
Bây giờ khi cần vay nợ mới để trả nợ cũ, các công ty tư nhân phải chịu lãi suất cao hơn. Nhiều xí nghiệp tư đã phá sản. Đầu tháng Sáu năm nay, có 20 công ty không thể được trả nợ. Chu Kiến Xán (Zhou Jiancan, 周建灿) một nhà tư bản 55 tuổi đã tự tử trong tháng Bảy. Xán vốn là chủ nhân Tập đoàn Kim Thuẫn tại tỉnh Triết Giang (Zhejiang Jindun Holding Group, 浙江金盾控股集团). Trong những ngày cuối đời, Xán đã tìm cách thoát cảnh vỡ nợ, cho nên đi vay với lãi suất cắt cổ trong thị trường đen, 10% một tháng, tương đương với 120% một năm. Cái chết này là một tiếng báo động của quả khối nợ chồng chất đang chờ bùng nổ!
Chủ nhật 12 tháng Tám, một công ty quốc doanh lớn đã tuyên bố không có tiền trả nợ sắp đáo hạn. Công ty Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (Xinjiang Production & Construction Corps, 新疆生产建设兵团) vốn thuộc quân đội, tuy hoạt động ở Tân Cương nhưng thuộc quyền Chính phủ trung ương. Họ phải xin hoãn trả tiền vốn cho món nợ trị giá $73 triệu đô la, và thế nào họ cũng được Bắc Kinh cứu trợ!
Tập Cận Bình không còn chủ động
Với tình hình kinh tế đi chậm lại do chủ trương giảm tốc của chính mình, Tập Cận Bình đang lo phải đối phó ngay trong nội bộ; mất bớt quyền điều khiển, không còn kiểm soát được chính guồng máy cai trị bên dưới nữa.
Trong nội bộ chính quyền, hiện có hai phe, tiêu biểu là bộ Tài chánh và Nhân dân Ngân hàng. Phía Chính phủ thì muốn trở lại thời bao cấp, bơm thêm tiền vào nền kinh tế; trong khi Ngân hàng trung ương, vì lo quả khối nợ bùng nổ, muốn hạn chế số mức gia tăng tiền lưu hành, theo chính sách của Tập Cận Bình.
Nếu muốn chống đỡ với các đợt tấn công sắp tới của Donald Trump, Tập Cận Bình sẽ phải giữ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng như cũ sau khi số hàng xuất cảng giảm. Muốn vậy, phải bơm tiền vào nền kinh tế, trở về với chính sách bao cấp cũ! Tức là Tập Cận Bình phải ngưng kế hoạch cải tổ cơ cấu, vì giới lãnh đạo chung quanh ông đòi hỏi.
Cuối tháng Bảy, Bộ Chính Trị Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố ưu tiên số một là giữ tỷ lệ phát triển trên 6.7%; mặc dù họ vẫn nói cần phải ngăn chặn tổng số nợ không cho lớn hơn. Cùng lúc đó, Hội đồng nhà nước đã chấp thuận chi tiêu thêm 1,350 tỷ đồng nguyên (hơn $225 tỷ mỹ kim). Số tiền này sẽ được phân phối cho các địa phương để họ tiếp tục xây dựng! Đây là một biện pháp “bao cấp” vừa để mua chuộc chính quyền địa phương vừa để bảo vệ nền kinh tế trước khi các đòn đánh thuế của Trump làm cho hàng xuất cảng sụt giảm.
Tiền lại được đổ thêm vào nền kinh tế, vì thế lãi suất ở Trung Quốc lại giảm, trở về mức hai năm trước. Tất cả cho thấy chính sách của ông Chủ tịch nước và Chủ tịch đảng bị bỏ qua rồi! Từ khi Tổng thống Trump mở cuộc tấn công thuế quan, đồng nguyên của Trung Cộng đã giảm giá, vì nhiều người tìm cách đổi lấy mỹ kim để đem tiền ra nước ngoài.
Kinh tế thế giới có nguy cơ đi xuống cũng bất lợi cho Tập Cận Bình. Một hàn thử biểu đo lường sức khỏe của kinh tế toàn cầu là số xuất cảng của Đức. Đức là quốc gia chuyên xuất cảng, có số thặng dư mậu dịch cao gấp đôi Trung Quốc. Nhưng mấy tháng qua, số xuất cảng của Đức đứng nguyên không lên, so với năm ngoái đã tăng 13%.
Cuộc khủng hoảng mới diễn ra trong tháng Tám khi đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá cho thấy hệ thống tài chánh cả thế giới đang rất mong manh, dễ bị lung lay. Kinh tế Mỹ đã kéo dài giai đoạn phát triển từ năm 2009 đến nay, trong một hai năm sẽ tới lúc lên tột đỉnh rồi bắt đầu xuống. Những dấu hiệu đó cho thấy kinh tế thế giới có thể sắp đến thời kỳ thoái trào, kinh tế Trung Hoa không thể một mình phát triển như cũ nữa.
Tập Cận Bình dám đánh bom nợ không?
Vladimir Putin đã thử đánh Mỹ bằng thứ bom này vào đầu năm nay, để trả đũa Mỹ đánh thuế trên thép và nhôm nhập cảng từ Nga. Trong tháng Tư năm 2018, Nga đã bán 84% số công trái của Chính phủ Mỹ (US Treasury bonds) mà họ làm chủ, trị giá $81 tỷ đô la. Tháng Ba, Nga còn giữ $96 tỷ công trái Mỹ, đến tháng Năm đã xuống dưới $15 tỷ.
Khi có người bán một thứ gì, bán rất nhiều và trong một thời gian ngắn, thì “món hàng” đó mất giá trên thị trường ngay lập tức. Giá US Treasury xuống, nghĩa là mức lời, gọi là suất lời (yield), của công trái Mỹ tăng lên. Thí dụ, một công trái mang lãi suất cố định 3%, trước đây bán nguyên giá $1000, mỗi năm trả $30 đô la thì suất lời, yield cũng là 3%. Nhưng nếu công trái đó mất giá, chỉ còn $960, thì suất lời tăng lên. Chính phủ Mỹ vẫn trả $30, không hơn, nhưng những người chủ mới của công trái lãnh $30 trên số vốn $960 thì suất lời thành 3.75% (30/960). Suất lời tăng lên sẽ ảnh hưởng trên cả thị trường.
Sau khi Nga trả đòn thuế thép và nhôm, tống một số lớn công trái Mỹ ra thị trường, lợi suất của các công trái 10 năm của Mỹ đã tăng ngay lên trên 3%, lần đầu tiên cao như vậy kể từ năm 2014.
Nếu suất lời tăng rồi cứ tiếp tục giữ mức cao như thế, thì lần sau Chính phủ Mỹ đi vay sẽ phải trả lời lãi cao hơn trước.
Nhưng trong tháng Năm vừa qua, suất lời, yield, trên công trái 10 năm của Mỹ lại xuống ngay dưới 3%, như cũ. Vì vẫn có rất nhiều người muốn mua công trái Mỹ. Con số $81 tỷ đô la Nga bán ra, so với số công trái của Mỹ trị giá gần $21,000 tỷ, ít như muối bỏ biển, không gây ảnh hưởng nào đáng kể.
Nhưng Tập Cận Bình nắm trong tay một số công trái Mỹ “khổng lồ”, nhiều hơn Putin cả chục lần. Nếu Tập Cận Bình cũng đánh bom nợ như Putin, thì sẽ gây ảnh hưởng mạnh. Trên báo, đài của Trung Cộng, đã có người kêu gọi hãy dùng thứ bom này để đe dọa ông Donald Trump. Họ cho rằng Tập Cận Bình chỉ cần “tuýt” ra một lời tuyên bố sẽ bán rất nhiều công trái Mỹ mà nước Tàu đang giữ, chắc Chính phủ Mỹ sẽ phải ngưng cuộc chiến tăng thuế quan ngay, ngồi xuống bàn chuyện đình chiến!
Nếu Tập Cận Bình muốn dùng chiến thuật này, thì bây giờ là lúc thuận lợi nhất.
Bởi vì Chính phủ Mỹ đang bắt đầu đi vay ngày càng nhiều, do số khiếm hụt ngân sách đã tăng lên sau khi làm luật cắt giảm thuế cho các công ty. Thiếu tiền thì đi vay, bằng cách bán công trái. Ngày 30 tháng 12 năm 2016, tổng số nợ nần của Chính phủ Mỹ ở mức dưới $20 ngàn tỷ đô la. Tháng Tư năm 2018, số nợ đã lên tới $21 ngàn tỷ, và sẽ còn tăng nhanh hơn.
Không ai sắp đi vay nợ lại muốn lãi suất lên cao, Chính phủ Mỹ cũng vậy. Cho nên, nếu Trung Cộng tung ra thị trường một số lớn công trái Mỹ, chắc ông Trump sẽ chịu lùi một bước.
Bán công trái Mỹ là mũi tên sẽ nhắm hai mục tiêu!
Thứ nhất là đẩy lãi suất ở Mỹ lên cao. Nếu Trung Cộng tuyên bố sẽ bán mỗi tháng $100 tỷ đô la công trái Mỹ, liên tục trong mươi tháng, lãi suất ở Mỹ sẽ tăng, thị trường xáo trộn khó lường. Suất lời trên công trái Mỹ ảnh hưởng trên các thứ lãi suất khác, tất cả sẽ theo nhau tăng lên. Các công ty đi vay sẽ tốn kém hơn, có thể phải hoãn phát triển. Người vay tiền mua nhà cũng trả lãi cao hơn, thị trường địa ốc sẽ xuống. Người tiêu thụ sẽ mất tin tưởng, không thong thả chi tiền như trước, cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
Một hậu quả thứ khác là giá trị đồng đô la Mỹ sẽ lên. Khi lãi suất ở Mỹ tăng, nhiều người sẽ đem tiền tới cho vay, và họ phải mua đô la Mỹ. Đồng đô la lên giá sẽ khiến hàng hóa Mỹ bán ra nước ngoài cũng tăng giá khi tính ra tiền bản xứ. Các công ty xuất cảng ở Mỹ sẽ phải giảm hoạt động. Các nhà đầu tư thấy lãi suất lên sẽ bán bớt cổ phiếu để mua trái phiếu, làm thị trường chứng khoán tụt xuống. Khi kinh tế Mỹ sẽ lâm nạn một thời gian, lúc đó đồng đô la sẽ xuống giá.
Kẻ đánh bom nợ có thể bị thương
Trung Cộng có khả năng gây ra chuỗi biến cố trên, vì họ là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ, đang giữ số công trái Mỹ trị giá $1,200 tỷ đô la. Họ cũng mua khoảng $100 tỷ công trái Mỹ nhưng để nhờ ở nước Bỉ. Ngoài ra họ cũng làm chủ các trái phiếu một số cơ quan tín dụng Mỹ được Chính phủ bảo trợ, như Fannie Mae, khoảng $200 tỷ nữa.
Trước hết, so với số công trái khổng lồ mà Chính phủ Mỹ đang mắc nợ thì con số $1,200 tỷ chỉ chiếm khoảng 6%. Thực ra, những chủ nợ quan trọng nhất của Chính phủ Mỹ, 70% số tiền họ vay là do dân Mỹ cung cấp. Chỉ có 30% là do các chủ nợ ở nước ngoài.
Đó là một ưu thế của Mỹ, cũng như Nhật Bản, vì hầu hết các người cho vay là người trong nước. Các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu bổng lúc nào cũng cần mang tiền đầu tư vào chỗ an toàn. Mà trên thế giới không có cách đầu tư nào an toàn bằng cho nhà nước Mỹ vay; vì biết chắc rằng thế nào cũng được đủ trả lãi và vốn.
Nhưng một điều làm cho Tòa Bạch Ốc không lo bị Tập Cận Bình tấn công bằng bom nợ, là vì kẻ ném bom cũng có thể gây thương tích cho chính mình.
Trước hết, khi bán hàng trăm tỷ đô la công trái Mỹ khiến giá các công trái đó tụt xuống thì chính người bán đang tự gây lỗ lã cho chính mình. Họ mua món hàng lúc giá đắt, bán lúc giá rẻ. Bán công trái Mỹ rồi, có tiền thì sẽ phải đầu tư vào chỗ khác. Chỗ nào khác? Mua công trái những nước khác hay mua vàng, chọn cách nào cũng đều khiến các món đó tăng giá!
Hơn nữa, hành động bán và mua hàng ngàn tỷ đô la công trái Mỹ cũng đủ làm xáo trộn các thị trường tài chánh và cả nền kinh tế thế giới! Khi kinh tế toàn cầu xuống thì tất cả đều suy thoái, nhưng lâm nguy nặng nhất là những nước tùy thuộc vào việc xuất cảng. Trung Quốc đứng đầu trong đám này.
Khi Trung Cộng đem bán hết công trái Mỹ, thì Ngân hàng trung ương Mỹ phải đối phó. Bắc Kinh muốn bán bao nhiêu công trái Mỹ, Quỹ Dự trữ Liên bang sẽ mua không mệt, vì chính họ vẫn là chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ! Ngân hàng trung ương Mỹ có quyền in tiền ra cho Chính phủ vay bằng cách mua công trái.
Chỉ còn cách là thương thuyết
Để chống lại tình trạng lãi suất tăng, Quỹ Dự trữ Liên bang, Federal Reserve, sẽ thay đổi chính sách tiền tệ để đẩy lãi suất xuống. Và họ có khả năng làm việc đó. Riêng một việc mua công trái hàng ngàn tỷ sẽ đẩy tiền vào nền kinh tế, khiến lãi suất phải xuống. Khi đó, giá trị đồng đô la Mỹ sẽ giảm cùng với lãi suất ở Mỹ.
Hậu quả là giá trị đồng nguyên, tiền của Trung Cộng, sẽ tăng lên so với đô la. Mà đó là điều mà các chính quyền ở Bắc Kinh vẫn muốn tránh.
Bao năm nay, họ bán hàng cho Mỹ, rồi lại cho Chính phủ Mỹ vay, với mục đích giữ giá đồng nguyên thấp. Vì muốn mua công trái Mỹ, Bắc Kinh sẽ đem đồng nguyên ra mua đô la mà các nhà xuất cảng ở Trung Quốc thu về. Khi đi mua nhiều đô la thì sẽ đẩy cho đô la tăng giá, bảo vệ hối suất thấp cho đồng tiền bản xứ!
Một điều Bắc Kinh không thể nào chỉ huy được, là trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay người mua kẻ bán vẫn thanh toán với nhau bằng đô la Mỹ! Nếu Ngân hàng trung ương Mỹ ghìm lãi suất xuống, giá trị đồng đô la xuống theo, thì đồng nguyên lên. Khi đó, hàng xuất cảng của Trung Quốc sẽ tăng giá khi tính ra đô la, khó cạnh tranh hơn.
Muốn vượt qua chướng ngại này, Trung Cộng có thể bỏ qua đô la Mỹ, nhận các nước mua hàng thanh toán bằng đồng nguyên của chính họ; yêu cầu khách hàng đi mua đồng nguyên để trả hóa đơn. Nhưng làm như thế thì giá trị đồng nguyên lại càng tăng nữa, tạo nên một cầu thang xoáy trôn ốc leo lên cao!
Cuối cùng, nếu Bắc Kinh khởi động việc bán công trái Chính phủ Mỹ hàng loạt thì không phải chỉ gây hại cho kinh tế Mỹ mà kinh tế của họ cũng xính vính. Cuộc chiến tranh thuế quan biến thành chiến tranh tiền tệ, hai bên lâm chiến bước vào tình cảnh “chắc chắn tiêu diệt lẫn nhau” (mutually assured destruction) không bên nào thoát được.
Cho nên, Tập Cận Bình không thể nào đánh trái bom công trái Mỹ!
Năm 2012, Bộ Quốc phòng Mỹ đã làm cuộc nghiên cứu về mối đe dọa trên an ninh quốc gia khi Trung Cộng mua quá nhiều công trái Mỹ. Nếu thấy có vấn đề, chắc chắn Chính phủ Mỹ có quyền hạn chế không bán nữa. Nhưng cuộc nghiên cứu đi tới kết luận rằng Trung Cộng sẽ không thể nào đem các công trái Mỹ ra bán hàng loạt mà không tác hại cho chính mình.
Chỉ còn một cách là thương thuyết.
Vì vậy ông Vương Thụ Văn đã qua gặp David Malpass.
Nhưng cuộc đàm phán sẽ đi tới đâu? Một điều chắc chắn là Chính phủ Trump sẽ không thể nhường một bước nào trước ngày dân Mỹ di bỏ phiếu, đầu tháng Mười Một năm nay. Donald Trump không thể nào tỏ dấu hiệu mềm yếu sau khi đã nói lớn quá nhiều lần hứa sẽ dùng chiến tranh mậu dịch khuất phục Tập Cận Bình. Ngược lại, Chính phủ Trump có thể lợi dụng cảnh ông Vương Thụ Văn “cầu hòa” để khoe rằng chiến thuật cứng rắn của họ thành công, và họ sẽ tỏ ra cứng rắn hơn. Chỉ cốt làm vui lòng các cử tri ủng hộ ông Trump, nhờ thế họ sẽ hăng hái đi bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa.
Tập Cận Bình sẽ phải công nhận rằng những cuộc thương thuyết của các nhân viên cấp dưới không ích lợi gì cả. Lưu Hạc là Phó thủ tướng nắm quyền trên mấy Bộ về kinh tế, tài chánh, đã qua Mỹ rồi về tay không. Vương Thụ Văn còn ở cấp thấp hơn, công việc duy nhất có thể làm được là chứng tỏ Cộng sản Trung Quốc đang muốn cầu hòa, nhưng không đạt được cam kết nào cả.
Cuối cùng, phải đợi tới sau ngày bầu cử ở Mỹ. Ông Tập Cận Bình sẽ biết rằng phải nói chuyện tay đôi với Donald Trump thì mới xong. Đó là bài học của Kim Jong Un. Hai người sẽ có cơ hội gặp nhau hai lần trong tháng Mười Một. Có lẽ trước khi đi phó hội Tập Cận Bình sẽ phải thỉnh Kim Jong Un làm cố vấn: Làm cách nào chinh phục Donald Trump?
Ngô Nhân Dụng