Saturday, September 5, 2015

Dân oan khiếu kiện không được giải quyết mà bị đánh đổ máu

Trần Thị Nga - Bà Hà Thị Liên dân oan Bắc Giang gần 20 năm đi khiếu kiện không được chính quyền giải, ngày 31/8/2015 mẹ con bà đã bị đánh đổ máu phải nhập viện.

Năm 1987 gia đình bà Liên khai hoang mảnh đất 4,7ha để làm nhà ở và trồng cây, chăn nuôi gia súc gia cầm tại địa chỉ: bản Hố Tre xã Tam Tiến – Yên Thế, Bắc Giang.

Năm 1991 chính quyền tỉnh Bắc Giang cấp giấy tờ quyền xử dụng đất cho gia đình bà Liên diện tích 4,7ha.

Trong quá trình xử dụng gia đình bà Liên bị gia đình ông Nông Văn Tú là hàng xóm lấn chiếm mảnh đất 2.800m2. 

Năm 2000 bà Liên nộp đơn khiếu kiện với các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh việc bị nhà ông Tú lấn chiếm 2.800m2 đất.

Ngày 01/1/2001 UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định số 346 quyết định giao mảnh đất 2.800m2 đất tranh chấp cho gia đình bà Liên là đúng. Nhưng chính quyền xã và huyện không thực hiện.

Tháng 9 năm 2001 UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định lần hai quyết định thu hồi mảnh đất 2.280m2 đang tranh chấp giao cho UBND xã quản lý. Nhưng trên thực tế gia đình bà Liên vẫn tiếp tục khiếu kiện đòi đất, mảnh đất trên gia đình ông Tú vẫn tiếp tục xử dụng.

Năm 2011 gia đình ông Tú dùng tre, gỗ làm Balie chắn đường không cho gia đình bà Liên chở thức ăn cho gia súc và các vật dụng đi qua đường để vào nhà. Việc chắn Balie này gia đình bà Liên đã nhiều lần yêu cầu chính quyền xã giải quyết. Chính quyền xã đã một lần đến giải quyết yêu cầu nhà ông Tú phải dỡ bỏ cái Balie không được ngăn cản việc đi lại của gia đình bà Liên, sau khi dỡ bỏ Balie đó chính quyền xã đi về một thời gia sau gia đình ông Tú tiếp tục dựng lại rào chắn Balie nhưng chính quyền không giải quyết mặc kệ gia đình bà Liên gửi đơn từ yêu cầu.

Chiều ngày 31/8/2015 gia đình bà Liên đã bị gia đình ông Tú dùng Balie ngăn cản việc vận chuyển cám là thức ăn cho gia súc gia cầm vào, sự việc sảy ra tranh xô xát cãi đánh nhau, gia đình ông Tú đã đánh mẹ con bà Liên đổ máu phải nhập viện. Công an xã và Huyện đã đến hiện trường lập biên bản hiện trường vụ án và đưa mẹ con bà Liên đi viện cấp cứu.

Con của bà Liên là Hứa Quang Lập sinh năm 1988 áo đen bị đánh chảy máu đầu.


Hứa Xuân Trường sinh năm 1989 áo trắng bị đánh bầm rập mặt.


Bà Liên bị gãy ngón tay.



*

Hố Tre ngày 3/9/2015

ĐƠN TRÌNH BÁO

Tên tôi là: Hà Thị Liên

Bản: Hố Tre xã Tam Tiến – Yên Thế, Bắc Giang

Tôi viết đơn này muốn trình bày với cơ quan công an huyện Yên Thế một việc như sau.

Vào khoảng 15 giờ ngày 31/8/2015 tôi có thuê một chiếc ô tô của anh Minh ở Hố Tre chở cám từ ngoài làng về có con trai tôi là Hứa Xuân Trường đi bốc cám ngồi trên xe về đến đoạn đường trạm Balie do nhà ông Tú tự dựng lên và cản đường không cho ô tô cám đi qua. Tôi từ nhà ra đến chỗ ô tô cám thì thấy bà Văn cầm một con dao quắm và nhìn thấy con trai bà Văn đi xe máy từ đường ngoài làng vào đỗ xe ở sau ô tô xong Tài bảo mẹ đưa cho con dao để chặt một đoạn gậy dài khoảng hơn 1m vót nhọn hai đầu thì tôi đi về nhàu, khi đi về thì Tài có nói với tôi là Bà Liên có giỏi thì cứ làm đơn mà kiện đi tôi vừa mới đại học ra trường đây nếu không kiện được thì bú 'b...' cho tôi. Bà Văn cũng nói giỏi thì đi mà kiện. Hai bên sảy ra sô sát cãi nhau Tài đi lên chỗ con trai tôi là Hứa Quang Lập, bà Văn lấy chiếc gậy đã được chuẩn bị sẵn tay cầm cả con dao đi lên. Tài đấm vào thái dương của Lập liên tục 3 -4 nhát liền Trường thấy vậy lên can dụ Tài ra thì bị Tài quay lại đấm vào đầu vào mặt của Trường làm Trường ngã xuống, xong bà Văn lao vào cầm dao chém vào tay bà Liên một nhát thì Lập lao vào túm tay không cho bà Văn chém, bà Văn quay lại cắn vào tay Lập một nhát, ông Tú ở dưới cầm gậy lên đập túi bụi vào người Lập, bà Liên và Lập bỏ chạy nhưng Tú vẫn cầm gậy đuổi theo để đánh tiếp. Trường bỏ chạy quay lại thì bị Tài đuổi theo và đánh ngã xuống mương Tài nhảy xuống đánh liên tiếp, bà Văn lao vào chém và cầm gậy chọc vào người Trường ở dưới mương, xong Trường vẫn muốn cố bỏ chạy thì lại bị ông Tú cầm gậy đánh vào người Trường. Tôi đau quá nằm im ở dưới mương, gia đình ông Tú còn nói là đập cho nó chết đi. Lúc đó có anh Giang đi tới bảo là “anh Tú đừng làm thế” thì gia đình ông Tú không đánh tôi nữa.

Tôi viết đơn này rất mong công an huyện Yên Thế xem xét giải quyết thỏa đáng cho gia đình tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người viết đơn:

Hà Thị Liên


Muốn chấn hưng, giáo dục Việt Nam phải được cải cách triệt để

Trần Quang Thành (Danlambao) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia đầu ngành, giáo dục Việt Nam đang ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng. Muốn chấn hưng nó phải được cải cách triệt để như một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục. Những năm qua nhiều nhà giáo, nhà khoa học có tâm huyết với nền giáo dục đã đưa ra những kiến nghị rất cụ thể với tinh thần trách nhiệm cao đến Đảng, Chính phủ Việt Nam nhưng rất đáng tiếc đều rơi vào sự im lặng đáng sợ, không một lời hồi âm.

Nhân sắp bước vào năm học mới, Giáo sư Chu Hảo, một trí thức có nhiều quan tâm đến việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà đã nói lên những trăn trở của mình qua cuộc trò chuyện với phóng viên Trần Quang Thành.


Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

(Youtube PV Giáo sư Chu Hảo)



***

Trần Quang Thành (TQT): Thưa Giáo sư Chu Hảo,

Năm học mới sắp bắt đầu. Năm học thứ 70 của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

70 năm qua giáo đục Việt Nam đang làm nhiều người rất lo lắng nói rằng mỗi ngày một tụt hậu và đang ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Giáo sư Chu Hảo bình luận gì về vấn đề này ạ?

Giáo sư Chu Hảo (CH): Tôi nhớ thời kỳ Thủ tướng Võ Văn Kiệt đương nhiệm, Thủ tướng đã có một cuộc họp mời lãnh đạo Bộ Giáo dục đối thoại với một số anh em làm công tác khoa học và giáo dục tại Văn phòng Chính phủ năm 1997, để Thủ tướng nghe Bộ Giáo dục và các nhà khoa học với tư cách cá nhân. Tôi nhớ lúc đó có Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Nguyễn Văn Triển, một số anh em nữa trong đó có tôi lúc đấy tuy là Thứ trưởng Bộ Khoa học nhưng được mời với tư cách cá nhân để phát biểu về giáo dục.

Tôi nhớ trong buổi đó, nhiều người được mời với tư cách cá nhân khẳng định rằng lúc đó (năm 1997) nền giáo dục Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng thế mà bây giờ chúng ta vẫn phải nhắc đến chuyện có khủng hoảng hay không? Riêng bản thân tôi xin khẳng định rằng chúng ta đã lâm vào khủng hoảng nền giáo dục từ năm 1997.

TQT: Thưa Giáo sư Chu Hảo,

Từ cuộc khủng hoảng năm 1997 đến nay, các nhà giáo dục nổi tiếng ở nước ta như Giáo sư Hoàng Tụy, và cũng như cả Giáo sư nữa đã có những kiến nghị rất thiết thực với Đảng và Nhà nước để chấn hung nền giáo dục. Những kiến nghị ấy đến nay đã được Đảng và Nhà nước lắng nghe như thế nào ạ?

CH: Rất tiếc sự lắng nghe đó hầu như không có.

Tôi xin nhắc lại từ năm 2004 đến bây giờ có những kiến nghị như sau (nếu tôi nhớ không nhầm): 

Bắt đầu từ kiến nghị của nhóm giáo sư trong và ngoài nước do Giáo sư Hoàng Tụy đề xướng năm 2004. 

Sau đó đến năm 2005 có kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trình bày tại Quốc hội. Tuy nhiên Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng (đã quá cố rồi) lúc bấy giờ không được phép trình bày bản đó. Nhưng bản đó đã được công bố trên các phương tiên thông tin đại chúng.

Năm 2006 có kiến nghị thứ ba của một nhóm Các thứ, bộ trưởng, một số vụ trưởng đã nghỉ hưu của Bộ Giáo dục do bà Nguyễn Thị Bình chủ trì được nghiên cứu trong vòng gần 1 năm trời. Trong nhóm đó tôi cũng được may mắn mời làm một thành viên.

Kiến nghị thứ tư là kiến nghị của một số anh em trí thức ở nước ngoài trong đó có anh Vũ Quang Việt anh Ngô Vĩnh Long, ở bên Pháp có anh Nguyễn Ngọc Giao, anh Hà Dương Tường v.v… Các anh cũng có một bản kiến nghị về giáo dục Việt Nam.

Đến năm 2009 tôi nhớ có 1 bản nữa của Viện IDS. Gần đây có kiến nghị của nhóm Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Các bản kiến nghị đó đều là những ý kiến rất xác đáng và theo quan điểm của những nhóm đó thì cần phải có một cuộc cải cách toàn diện và triệt để với ý nghĩa làm một cuộc cách mạng về giáo dục mới chấn hưng được nền giáo dục nước nhà. 

Thế nhưng rất tiếc những kiến nghị đó đều không được tổ chức đối thoại, không được trả lời. Thậm chí có kiến nghị không được một lời cảm ơn, trả lời đã nhận được. Tôi cho đấy là một thái độ hết sức không khoa học, cũng như là thiếu tinh thần cầu thị của những người lãnh đạo ngành giáo dục từ thời đó cho đến bây giờ. 

Tôi không nghĩ rằng các bản kiến nghị đó đều hoàn toàn thống nhất với nhau, thậm chí về mặt quan điểm cho từng vấn đề một. Thế nhưng về đại thể đều nói lên nỗi lo ngại về nền giáo dục Việt Nam nếu cứ như hiện nay thì không thể nào phát triển được.

Về mặt nào đó theo tôi nghĩ những bản kiến nghị đó vẫn còn phiến diện. Tất cả những ý kiến đó cần phải được tập hợp, cần phải được nghiên cứu, cần phải được thảo luận thì mới có được bức tranh tổng thể về thực trạng nền giáo dục Việt Nam và sau đó chính các chuyên gia, các nhà chuyên môn, kể cả chuyên gia ở nước ngoài vạch ra được cái lộ trình cải cách triệt để và toàn diện nền giáo dục này. Chứ không phải là các nhà quản lý làm. Phải có một lực lượng lớn các chuyên gia thực thụ thì mới có thể đưa ra phương án toàn diện hơn, đầy đủ hơn và khả thi hơn.

TQT: Thưa Giáo sư Chu Hảo,

Trong khi các nhà khoa học có tâm huyết với đất nước đưa ra nhiều kiến nghị khác nhau để tổng hợp lại những biện pháp tốt nhất, giải pháp tốt nhất cho ngành giáo dục Việt Nam tiến lên sánh kịp với năm châu thì lại không được coi trọng, không được chấp nhận. Trong khi đó những người có trách nhiệm với giáo dục nước nhà cứ loay hoay từ thí nghiệm này đến thí nghiệm khác. Thí nghiệm mới nhất về cuộc thi tuyển sinh đại học cũng đã thất bại. Tại sao họ lại làm những việc như vậy thưa Giáo sư?

CH: Tôi nghĩ đó chính là trách nhiệm của những người làm công tác quản lý giáo dục tầm vĩ mô của đất nước. Đấy cũng đồng thời thể hiện cái tính thiếu chuyên nghiệp trọng hệ thống quản lý giáo dục của chúng ta.

Tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì nền giáo dục của chúng ta không những đã tụt hậu, bây giờ còn đang tụt hậu xa hơn nữa so với các nước khác trên thế giới kể cả các nước trong khu vực. Điều đó là bước cản trở rất lớn đối với sự phát triển của đất nước ta.

TQT: Chúng ta có cả một Hội đồng giáo dục do Thủ tướng chính phủ làm chủ tịch và nhiều ngành tham gia. Vậy hội đồng này đã làm được vai trò của mình như thế nào, trách nhiệm của họ là như thế nào đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà bị tụt hậu như vậy ạ?

CH: Những công việc cụ thể của hội đồng ấy làm tôi không có điều kiện theo dõi. Nhưng mà nhìn chung để nền giáo dục đặc biệt là yếu kém xảy ra trong việc điều hành kỳ thi 2 trong 1 vừa rồi đó chứng tỏ hội đồng giáo dục ấy chịu phần lớn.

Tôi cũng lấy làm tiếc chúng tôi có đề nghị thành lập một hội đồng cải cách giáo dục quốc gia, nhưng đã không được chấp nhận. Hội đồng ấy không phải là hội đồng của các quan chức; không phải là hội đồng của các thứ, bộ trưởng các ngành quản lý mà là hội đồng của các nhà chuyên môn. Rồi trên cơ sở của những ý kiến chuyên môn ấy trình Quốc hội thông qua và chính phủ triển khai thực hiện. Chứ không phải là hội đồng cải cách giáo dục gồm các nhà chính trị, các nhà quản lý các ngành khác chứ không phải là ngành giáo dục.

TQT: Hội liên hiệp các hội khoa học ký thuật Việt Nam là một cơ quan phản biện giúp cho chính phủ trong nhiều ngành khác nhau. Những kiến nghị của Hội đã được xem trọng như thế nào về vấn đề giáo dục ạ?

CH: Một số kiến nghị về các vấn đề khác thí dụ công trình thủy điện Sơn La, xử lý dịch cúm gà rồi một số công trình cụ thể khác, một số dự án lớn khác thì được lắng nghe và chấp nhận đưa vào thực tiễn. Tuy nhiên về vấn đề giáo dục mà tôi được theo dõi kỹ thì những kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cũng rơi vào vấn đề chung của các nhóm khác là không được tôn trọng một cách thích đáng.

Nền giáo dục của mình thất bại liên tục ít nhất là sau đổi mới đến giờ. Trước đó cũng có những cống hiến nhất định.

Đánh giá của cộng đồng xã hội, của cộng đồng các nhà khoa học và giáo dục, kể cả các chuyên gia thực thụ ở nước ngoài khác hẳn với đánh giá của Bộ Giáo dục và của Chính phủ Việt Nam.

Chính phủ và Bộ Giáo dục Việt Nam chỉ nhấn mạnh về thành tích. Mà những thành tích đều đáng nghi ngờ. Nó thể hiện qua những con số khô cứng, chứ nó không phản ảnh thực nền giáo dục của nước nhà. Nhiệm kỳ anh Nguyễn Thiện Nhân, nền giáo dục nó cũng đã lụn bại như vậy rồi mà vẫn được nhà nước tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh. Có nghĩa là Đảng và Chính phủ đánh giá ngành giáo dục khác và nhân dân đánh giá ngành giáo dục khác.

Trong khi các nước bình thường ở trên thế giới thành phần giáo dục quốc dân nó chỉ có mấy thành phần sau: 

Một là hệ thống giáo dục quốc dân công lập
Hai là giáo dục của gia đình.
Ba là giáo dục của xã hội.

Riêng ở các nước xã hội chủ nghĩa ngoài ba thành tố giáo dục quốc dân ấy, còn có một hệ thống giáo dục hết sức là quan trọng và tiêu rất nhiều tiền thuế của dân và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục chính sách của đảng. Hệ thống giáo dục ấy cũng lớn. Tôi chưa đánh giá; tôi chưa nói nó là tốt hay là xấu. Nhưng cái đó từ trước đến nay bị loại ra khỏi đánh giá của nền giáo dục Việt Nam. Mà nền giáo dục ấy có khi lại sản xuất ra máy cái, tức là sản xuất ra các thày giáo. Những người làm công tác quản lý giáo dục đều phải đi học các trường đảng. Hệ thống trường đảng từ trung ương đến địa phương ấy đóng góp một phần rất quan trọng trong nền giáo dục quốc dân Việt Nam. Quan trọng đó là quan trọng tuyệt đối rồi. Nhưng mà nó là tốt ở mức nào, xấu ở mức nào chưa ai bao giờ đánh giá. Chưa bao giờ công khai cái việc này. Cái đó cũng nên đụng tới chứ, bởi vì nó tiêu tiền thuế của dân. Đảng làm gì có tiền làm cái chuyện ấy. Đó là một chuyện.

Thứ hai là tôi chưa nói nó là tốt hay là xấu. Tôi đã đánh giá đâu. Tôi chỉ đánh giá nó đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi vì nó tạo nên cái quan điểm giáo dục; tạo nên cái tư tưởng về giáo dục cho các thày giáo và những người làm công tác quản lý đều qua các trường đảng. Nếu không qua các trường đảng thì làm sao được các việc đó. Thế thì cái đó nó tác dụng thế nào phải có cái đánh giá; phải thành thật đánh giá. Vì sao phải đánh giá? Vì tiêu tiền thuế của dân.

TQT: Thưa Giáo sư Chu Hảo, 

Trên cương vị là người phụ trách: Hiệu phố trường đại học Phan Chu Trinh; Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, Giáo sư Chu Hảo là người đang có đóng góp vào cải cách giáo dục, lấy trường Phan Chu Trinh làm nơi để mình ứng dụng hoặc là tạo điều kiện cho nhóm Cánh Buồm ra một số sách giáo khoa đang được dạy ở một số trường.

Giáo sư Chu Hảo có thể nói về một số đóng góp của mình như thế nào được không thưa Giáo sư?

CH: Việc tôi làm ở nhà xuất bản cũng như tham gia quĩ văn hóa Phan Chu Trinh, tham gia hỗ trợ cho nhóm Cánh Buồm và bây giờ làm những công việc cụ thể của trường đai học Phan Chu Trinh trên cái nền tảng nhận thức rằng những việc cải cách lớn của nhà nước mình vẫn phải tiếp tục đề nghị càng sửa đổi tận gốc được nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nó có hiệu quả lớn.

Thế nhưng trong lúc chờ chính phủ, chờ nhà nước chấp nhận ý kiến đề đạt của mình thì làm được cái gì có thể làm được trong khuôn khổ của tôi thì đó là những việc có thể làm được và làm cho có hiệu quả góp phần vào biến đổi chung.

Thế còn những ý kiến đề đạt về cải cách vĩ mô là nguyện vọng của mình, tâm huyết của mình của đồng nghiệp. Mình nói không nhất thiết phải đòi hỏi chính phủ phải thay đổi, phải sửa chữa ngay. Mà sửa chữa càng nhanh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Càng chậm bao nhiêu càng khổ dân mình bấy nhiêu.

Nhưng điều quan trọng hơn tôi muốn nói cho cả cộng đồng xã hội nghe, mọi người dân đều nghe ý kiến của chúng tôi biết nền giáo dục của mình nó đang ở đâu? Cần phải sửa những cái gì? Góp tiếng nói, góp phần cụ thể để làm chuyển biến tình hình này.

TQT: Xin cảm ơn Giáo sư Chu Hảo


Trần Quang Thành
danlambaovn.blogspot.com

Những chuyện cười về cộng sản

Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Sau khi chủ nghĩa cộng sản hoàn thiện được trăm năm, cháu hỏi bà "xếp hàng" là gì.

“Vào thời chủ nghĩa xã hội trước đây người ta thường hay xếp hàng. Họ đứng thành hàng một kẻ trước người sau, và họ được nhận bơ hay thịt.”

“Bơ và thịt là gì hở bà?”

*

Sau khi chúng ta đạt đến chủ nghĩa cộng sản hoàn thiện rồi thì có cần lực lượng công an nữa không?

Không, đến lúc đấy người ta sẽ biết cách tự bắt mình.

*

Stalin chết nhưng không biết ông lên Thiên đường hay xuống Địa ngục. Ông yêu cầu đi tham quan trước ở mỗi nơi. Trên Thiên đường, ông thấy người ta cầu nguyện lặng lẽ hay trầm tư mặc tưởng; dưới Địa ngục ông thấy mọi người ăn uống, ca hát, khiêu vũ thật vui vẻ. Stalin chọn Địa ngục. Ông được đưa vào khu vực có nhiều chảo dầu sôi. Vài quỷ sứ bắt trói ông lại. Stalin bắt đầu phản đối và nói lúc tham quan ở đây ông chỉ thấy mọi người đều vui vẻ hạnh phúc.

“Đó chỉ là tuyên truyền thôi.” quỷ sứ đáp.

*

Thầy giáo hỏi cả lớp: “Ai là mẹ các em và ai là cha các em?”

Một học sinh đáp: “Mẹ em là nước Nga còn cha em là Stalin.”

“Rất hay, “thầy giáo khen. “Thế lớn lên em muốn trở thành gì?”

“Kẻ mồ côi.”

*

Một người nông dân đi Mạc Tư Khoa về khen thủ đô nức nở. “Này,” ông nói, “ở đấy họ xây những tòa nhà lớn chỉ mất chừng hai hay ba tháng thôi. Trước kia phải mất đến hai hay ba năm!”

“Chẳng đáng gì,” hàng xóm ông đáp, “Bác hãy nhìn nghĩa địa quê ta đây. Ngày trước phải mất năm mươi năm nghĩa địa mới đầy. Bây giờ chỉ hai năm thôi là đầy.”

*

Bạn biết sự khác nhau giũa thùng phân và cộng sản?

Cái thùng.

*

Một bà lão nông dân lên thủ đô và đến sở thú. Bà lần đầu tiên thấy lạc đà.

“Lạy Chúa tôi,“ bà nói, "hãy coi cộng sản đã làm gì với con ngựa đó kìa."

*

Khi nông dân thấy những đồng bạc mới mà chính quyền dùng để mua nông sản vào năm 1922, họ đều làm dấu Thánh.

Thấy vậy, linh mục làng hỏi: “Tại sao các bác làm dấu Thánh. Tiền này là tiền Xô viết mà.”

“Đúng, nhưng bạc là của nhà thờ.”

*

Lenin làm việc rất khuya. Lúc 3 giờ sáng ông đi ngủ và dặn người lính Hồng Quân bảo vệ đánh thức ông dậy vào lúc 7 giờ sáng.

Cả đêm người lính khổ sở vì không biết xưng hô với ông thế nào cho phải. Nên nói với ông, “Ông Lenin đến giờ dậy rồi?" Kiểu cách quá; hay “Đồng chí Lenin ơi, dậy, dậy đi thôi?” Thân mật quá.

Cuối cùng vào lúc 7 giờ sáng người lính bắt đầu hát bản nhạc Quốc tế Ca mà mở đầu là: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!”

*

Hai bộ xương gặp nhau trên đường phố Kiev. “Này,” một bộ xương nói, "Cậu chết khi nào?"

“Vào nạn đói năm 1932,” bộ xương kia đáp. "Thế còn cậu?"

“Nhờ ơn Chúa, tớ vẫn còn sống.”

“Nói khẽ chứ! Cậu không biết ngày nay cậu không thể nói nhờ ơn Chúa, cậu phải nói nhờ ơn Stalin.”

“Thế khi ông ta chết rồi tôi nên nói sao?”

“Đến lúc đấy cậu có thể nói nhờ ơn Chúa được rồi.” 

*

Một đàn cừu bị lính biên phòng chặn ở biên giới Nga-Phần Lan.

“Tại sao các bạn muốn rời nước Nga?”

Những con cửu run rẩy sợ hãi đáp: “Tại công an mật vụ. Beria đã ra lệnh cho họ phải bắt tất cả những con voi.”

“Nhưng các bạn đâu phải là voi!” Lính biên phòng nói.

“Mấy ông có giỏi thì đi nói với công an đấy!”

*

“Chủ nghĩa cộng sản hoàn thiện là gì?” con hỏi.

Bố đáp, “Lúc đấy ai cần gì cũng có.”

Con hỏi, “Trường hợp thiếu thịt thì sao?”

Bố trả lời, “Ngoài cửa hàng thịt sẽ có bảng thông báo, “Hôm nay không ai cần thịt.”

*

Chủ nghĩa xã hội là tổng hợp những giai đoạn phát triễn của nhân loại. Nó học cách thức từ thời tiền sử. Nó học nô lệ từ thời cổ đại. Nó học nông nô từ thời phong kiến. Nó học bóc lột từ thời tư bản.

*

Karl Marx sống lại và đến Liên Xô. Ông được đưa đi xem các nhà máy, bệnh viện, thành phố, làng mạc vân vân. Cuối cùng ông yêu cầu được phát biểu trên đài truyền hình. Bộ Chính trị do dự vì sợ biết đâu ông có thể nói điều gì đấy họ không tán đồng. Marx hứa chỉ nói một câu. Bộ Chính trị đồng ý cho ông nói một câu. Marx nói câu sau:

“Hỡi vô sản tất cả các nước, hãy tha thứ cho tôi.”

*

Khrushchev nói với Chu Ân Lai, “Khác biệt giữa Liên Xô và Trung Quốc là tôi từ giai cấp công nhân lên nắm quyền, ngược lại ông xuất thân từ giai cấp quan lại đặc quyền."

Chu Ân Lai đáp, “Đúng. Nhưng có sự giống nhau. Mỗi người chúng ta đều phản bội giai cấp của mình.”

*

Tại sao không thể nào kiểm soát tỷ lệ sinh đẻ ở các nước thuộc khối Xô viết?

Vì phương tiện sản xuất vẫn còn ở trong tay tư nhân.

*

Chủ nghĩa Mác Lê có phải là khoa học? 

Không. Nếu nó là khoa học, họ phải thử nó trên thú vật trước.

*

Bảy kỳ quan của cộng sản:

1. Không có thất nghiệp dưới chế độ cộng sản.

2. Mặc dù không có thất nghiệp, nhưng chỉ nửa dân số làm việc.

3. Mặc dù chỉ nửa dân số làm việc, nhưng các kế hoạch năm năm đều luôn luôn thành công.

4. Mặc dù các kế hoạch năm năm đều luôn luôn thành công, nhưng chẳng bao giờ có gì để mua.

5. Mặc dù chẳng bao giờ có gì để mua, nhưng mọi người đều hạnh phúc và mãn nguyện.

6. Mặc dù mọi người đều hạnh phúc và mãn nguyện, nhưng thường có biểu tình.

7. Mặc dù thường có biểu tình, nhưng chính quyền luôn luôn đắc cử với 99.9% số phiếu.

*

Cái gì màu đen mà gõ cửa?

Tương lai.

*

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nước Ả rập Saudi thành cộng sản?

Đầu tiên chẳng có gì, nhưng chẳng bao lâu sẽ thiếu cát.

Nguồn: Đa số các chuyện cười trên được dich từ tác phẩm Hammer & Tickle của Ben Lewis, nhà xuất bản Weidenfeld& Nicolson, London, Anh 2008.

Hai chuyện cười đăng trong bài viết tựa đề Jokes As Tiny Revolutions của George F. Will trong tác phẩm Suddenly của cùng tác giả, nhà xuất bản The Free Press, New York, 1990.

Một chuyện trên mạng http://communistjokes.tumblr.com/

6/9/2015

Văn hóa giáo dục Việt Cộng dạy con người tàn ác, mất nhân tính

Giáo Già (Danlambao) - Văn hóa giáo dục Việt Cộng sau thời gian quá dài của 40 năm lộng hành nhồi sọ, “dạy con người tàn ác, mất nhơn tính”, đang bị một học sinh 14 tuổi cho là “cải lùi”, để tuổi trẻ và thế hệ thứ 3 dũng cảm bước lên làm lịch sử “cải tiến”…, để tới lúc, dù có thể là rất lâu, một tỷ lệ cao hơn học sinh Việt Nam có thể công khai, lớn tiếng chỉ trích Bộ Giáo dục và bất kỳ cơ quan nhà nước nào làm ăn tồi tệ..., để cái chính quyền gian ác, bất tài, thất đức… hiện nay bị đẩy lùi vào chỗ dơ bẩn nhứt của lịch sử.

*

Trong bài viết “Tại Sao Họ Lại Hung Ác Đến Vậy”, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc [xem hình], trên blog của đài VOA, ngày 25/8/2015, cho biết (xin trích nguyên văn):

Tối ngày 8 tháng 8 vừa qua, trong một quán karaoke ở Hải Phòng, nghĩ là anh Nguyễn Tuấn Định nhìn “đểu” mình, một số thanh niên dùng tuýp sắt đánh anh đến bị chấn thương sọ não, phải chở vào bệnh viện cấp cứu. Chưa đã cơn giận, các thanh niên này còn chạy đến bệnh viện dùng dao chém chết anh Định ngay trên băng-ca lúc chờ bác sĩ khám và chữa.

Mấy ngày sau, ở Bến Tre, Huỳnh Văn Phương và Lê Văn Tèo, cả hai đều 35 tuổi, đi xe gắn máy, bị đụng quẹt vào xe của anh Phạm Văn Phường, 25 tuổi. Phương và Tèo nhào xuống đánh anh Phường. Chưa đủ, Phương và Tèo chạy vào một căn nhà dọc đường lấy dao ra cắt cổ anh Phường. Nạn nhân chết ngay tại chỗ.

Ra đường thì thế; ở nhà có an toàn hơn không? Không. Cũng trong mấy tháng vừa qua, ở Việt Nam xảy ra mấy vụ giết người, ở đó, cả gia đình đều bị giết.

Như vụ giết người tại Nghệ An, chẳng hạn. Vy Văn Mằn vào vườn của anh Lô Văn Thọ hái trộm mấy trái chanh, bị anh Thọ bắt gặp. Hai người cãi vã nhau. Mằn nhào đến đánh anh Thọ. Chưa đủ. Mằn chụp con dao chém liên tục vào đầu anh Thọ khiến anh Thọ chết tại chỗ. Vợ anh Thọ, chị Lê Thị Yến thấy vậy sợ hãi ôm con chạy trốn. Mằn rượt theo. Gặp bà Chương, mẹ anh Thọ, Mằn chém chết; sau đó, chém chị Yến và cả đứa con chị địu trên lưng, mới một tuổi. Như vậy, chỉ vì mấy trái chanh, Vy Văn Mằn giết cả gia đình anh Lô Văn Thọ, kể cả một em bé sơ sinh.

Vụ giết người ở Nghệ An xảy ra chưa bao lâu thì đến vụ giết người cũng tàn độc không kém ở Bình Phước. Nguyễn Hải Dương, 24 tuổi, bị gia đình người yêu phản đối, bèn rủ bạn đến nhà người yêu cũ, giết sáu người trong gia đình, kể cả người mình từng yêu. Chỉ có một em bé chưa tới hai tuổi là được tha mạng.

Rồi xảy ra vụ án ở Yên Bái. Vì một sự tranh chấp nhỏ trên mảnh đất làm nương, Đặng Văn Hùng, 26 tuổi, xô xát với anh Trần Đức Long. Bị đánh, Anh Long bỏ chạy, Hùng rượt theo, chém tới tấp vào đầu vào cổ anh Long nhiều nhát. Chị Hoa, vợ anh Long, bỏ chạy. Hùng rượt theo, chém chị chết. Chưa hết. Hùng chạy vào nhà anh Long, chém chết em vợ anh Long. Cũng chưa hết. Thấy con trai anh Long, mới hai tuổi, đang đứng trên giường, Hùng “tiện tay” nhào đến chém mấy nhát khiến bé chết ngay tại chỗ.

Sau đó Giáo sư Quốc viết thêm: “Ở trường học, chỉ cần một chút xích mích, học sinh, kể cả học sinh nữ, ẩu đả và hành hạ nhau trước cái nhìn dửng dưng của các học sinh khác”. 

Đi tìm nguyên nhơn của sự tàn ác mất nhơn tính đó, không tìm đâu xa, chỉ nhìn từ 40 năm trở lại đây, kể từ ngày Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, ngày 30-4-1975, hẳn ai cũng thấy việc VC giáo dục con trẻ như thế nào, và văn hóa VC thể hiện trong các tác phẩm văn chương như thế nào.

Xin nói qua một chút về chuyện giáo dục. Ở nhà trường, VC đã dạy tuổi thơ tinh thần gian ác ngay từ khi con trẻ vào lớp 1 bậc tiểu học. Trong quyển giáo khoa lớp 1, khi dạy toán cộng chúng đã dùng xác người để dạy học trò: “5 tên ngụy + 2 tên đế quốc bị bắn chết = 7”. Chỉ với bài toán cộng này mọi người nhận ra tính cách tàn bạo của nền giáo dục VC trong mục đích “dùng giáo dục học đường trang bị cho trái tim và khối óc tuổi thơ lên 5 lên 6 chuyện giết người”. Chúng đã nhồi sọ tuổi thơ; dạy tuổi thơ dửng dưng với chuyện giết người. 


Trong khi trước đó, ở các lớp học của Việt Nam Cộng Hòa, cô giáo thường cho học sinh làm toán, đại khái như: Bà bán hàng mua 1 con gà $4 và 1 con vịt $3; tổng cộng là 3$+$4=$7; bà đem ra chợ bán, 1 con gà $5 và 1 con vịt $4; tổng cộng là $5+$4 = $9; nhờ đó bà lời được $9-$7 = $2. Nhìn qua bài toán này VC kết luận:“Bà bán hàng tượng trưng cho tư bản, chúng đã bóc lột của nhân dân $2”

Để rồi từ đó, dạy tuổi thơ căm thù tư bản, căm thù những kẻ đã bóc lột nhân dân, làm cho nhân dân nghèo đói, khiến tuổi thơ ủng hộ cuộc “cách mạng giải phóng nhân dân khỏi bàn tay bóc lột của tư bản, khỏi cảnh nghèo đói, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu đẹp”.

Chưa hết, chính Đinh Thế Huynh (sinh năm 1953, quê Nam Định), Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI; từng là Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; lúc còn là một kẻ viết văn, trong bài viết “Trâu Cũng Đánh Mỹ”, được cho cô giáo dùng dạy học sinh trong lớp học, có nội dung được sao chụp lại đính kèm.

Trên lãnh vực giáo dục VC đã bịa chuyện để “nhồi sọ nhân dân” ngay từ lúc “nhân dân” còn quá nhỏ, chưa biết “đâu đúng, đâu sai”, chẳng những nghe cô giáo “dạy sao biết vậy”, lại còn hãnh diện về “kỳ tích” đánh Mỹ, giết Mỹ, của trâu; trâu còn biết giết Mỹ, sao em không biết giết Mỹ; trâu còn căm thù Mỹ, sao em không căm thù Mỹ. Trẻ thơ đâu biết “giết Mỹ” là “giết người” và “giết người” là “tàn ác”. Trẻ thơ bị nhồi sọ như vậy đó, khiến cho lớn lên con người mất hết nhơn tính, để rồi xem chuyện “giết người” là chuyện dửng dưng, không chút áy náy.

Bước sang lãnh vực văn học, sự tàn ác còn được thể hiện khủng khiếp hơn nữa. Xin kể qua một chút về kẻ được gọi là nhà văn Tạ Duy Anh, trong tác phẩm của mình ông này viết:

"... Quân ta ào lên, bắt giết, đâm, giẫm đạp. Một mụ nguỵ cái, ngực để trần, miệng há ra ú ớ. Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình. Mình găm vào ngực mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà mặt mụ vẫn chưa tắt hy vọng. Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế! Một thằng nguỵ bị mình xọc lê vào bụng, nghe ‘thụt’ một cái. Mình nghiến răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn một vòng, gồng mình giãy chết như con tôm sống bị ném vào chảo mỡ." 

Không cần biết đó là chuyện có thật hay hư cấu, nhưng sự tàn ác của nó đã đến tận cùng của khủng khiếp. Chính cái tàn ác khủng khiếp đó đã tiêm nhiễm vào não trạng của bọn công an và côn đồ xã hội chủ nghĩa, khiến đâu đâu người ta ai cũng thấy sự tàn ác khủng khiếp của bọn cầm quyền xã hội chủ nghĩa, từ tên quản giáo trong các trại tù “cải tạo”, cho đến tên công an trên đường phố trấn áp người biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm đất nước, đàn áp dân oan khiếu kiện, hay ôn hòa bày tỏ nguyện vọng, đấu tranh cho nhân quyền, đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam…, hay nhẹ nhàng như đón chào người tù lương tâm mãn hạn tù. 


Điển hình như cuối tháng 8 năm 2015 vừa qua, ngày 28 tháng 8 năm 2015, đoàn người đón tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật mãn hạn tù trở về bị hành hung (xem hình 1); trong số này có ông Lê Đình Lượng bị đánh đập gây thương tích (hình 2), cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam cũng bị hành hung (hình 3), anh Chu Mạnh Sơn bị đánh đổ máu đầu (hình 4) [Nguồn ảnh: Fb Thúy nga/Trần Khắc Đạt]…

Nhìn lại 40 năm qua, trong thời gian đầu, sự nhồi sọ và bạo lực gian ác của kẻ cầm quyền xã hội chủ nghĩa có khiến người dân Miền Nam sợ hãi; nhưng sự gian dối càng lúc càng lộ liễu và sự sợ hãi cũng càng lúc càng phai lạt, nhứt là kể từ thế hệ thứ hai, ánh sáng “cởi mở” rọi vào các hóc hiểm của lòng tham và ngang ngược ngụy biện xã hội chủ nghĩa đã không còn như trước, người dân đã lần hồi “sáng mắt”. Họ không còn tin nghe những gì VC nói. Họ đã tận mắt thấy những gì VC làm.

Đến thế hệ thứ ba, nhờ cuộc “giao lưu” với hải ngoại; đặc biệt nhờ nếp sống hải ngoại và truyền thông quốc tế dễ dàng truyền vào quốc nội; nhứt là nhờ internet, sự bưng bít và lừa gạt dư luận của VC không còn bị hơn 700 tờ báo và các đài truyền thanh truyền hình nhà nước VC “bịp” được nữa. 

Tuổi trẻ ngày nay, nhứt là các blogger, đã nhờ facebook, twitter… dũng cảm tiến lên “làm lịch sử”, vận động quốc tế cùng vạch mặt công an côn đồ lộng hành. Nhờ vậy, các nhà ngoại giao và báo chí thế giới ngày càng râm ran hơn về vai trò của công an và côn đồ trong nỗ lực bịt miệng người dân không chỉ bằng nhà giam mà còn bằng bạo lực đường phố [xem hình Ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức đang thăm hỏi anh Nguyễn Chí Tuyến tại nhà riêng - hồi 10:45 ngày 12/05/2015]. 


Được biết, nói về chuyện “an ninh giả danh côn đồ đánh dân là hạ sách”, ngày 16-6-2015, phóng viên Hoà Ái của đài RFA cho biết [nguyên văn]: “Hiện ngày càng có nhiều các nhà hoạt động ở VN bị côn đồ tấn công và hành hung, điển hình là trường hợp anh Nguyễn Chí Tuyến và anh Đinh Quang Tuyến bị đánh hồi tháng 5 năm nay. Sau đây, Hòa Ái có cuộc trao đổi ngắn với 2 anh Nguyễn Chí Tuyến và Đinh Quang Tuyến về những vụ việc liên quan" [Xem hình Anh Đinh Quang Tuyến (trái) và anh Nguyễn Chí Tuyến (phải) sau khi bị đánh hồi tháng 5 năm 2015].


Hòa Ái: Xin được chào 2 anh Nguyễn Chí Tuyến và anh Đinh Quang Tuyến. Câu hỏi trước tiên, xin được hỏi anh Nguyễn Chí Tuyến rằng có phải vụ việc anh bị côn đồ hành hung hồi đầu tháng 5 vừa qua là lần đầu tiên không, thưa anh?

Anh Nguyễn Chí Tuyến: Lần này coi như lần đầu tiên bị hành hung và bị tấn công nặng. Còn những lần trước thì họ sách nhiễu bằng cách bắt bớ và trong lúc đi biểu tình thì chúng tôi coi đấy là bình thường thôi. Nhưng lần này bị tấn công, bị hành hung thì khá nghiêm trọng vì có thể chưa đến mức lấy tính mạng của tôi, tuy nhiên nếu bị nặng hơn một chút thì tôi có thể bị mất trí nhớ hoặc là thành người bị mắt lòa. Cho nên tôi nghĩ rằng đây là lần nguy hiểm nhất đối với tôi, kể từ trước đến nay.

Hòa Ái: Thưa anh Đinh Quang Tuyến, từ khi bị đánh hôm 19/5 và anh nói là “công an mật vụ tấn công”, sau đó anh phải trải qua một cuộc giải phẩu để nâng sụn mũi, hiện nay sức khỏe của anh ra sao?

Anh Đinh Quang Tuyến: Sau khi bị đánh hôm 19, ngày 20,21,22 thì vào bệnh viện. Chiều 22 mổ, 8 giờ tối xong. Sau khi mổ thì đau. Đau đến sáng 23 thì đỡ hơn. May mắn là sau khi mổ không có biến chứng nào hết. Ngày 24 thì tôi cảm thấy khỏe, tháo băng ra được mặc dù bệnh viện kêu để 5 ngày. Uống thuốc chừng 3-4 ngày sau thì cảm thấy không đau nữa. May là rất mau lành…”

Đó là vài trường hợp điển hình, nó không khiến tuổi trẻ nao núng, sợ hãi, vì sau đó cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của hai anh Tuyến và nhiều bạn trẻ khác vẫn tiếp tục. Nó còn được tiến hành trên bình diện rộng hơn nữa. Trong cuộc đấu tranh đòi “diễn biến”, về mặt giáo dục, nhiều người đã làm gương thực hiện những “diễn biến” cụ thể, như hợp soạn “sách giáo khoa” dùng cho giáo viên dạy và cho học sinh học ở trường, mà không chờ đợi Bộ Giáo Dục và nhà nước CSVN làm.

Thật vậy, trong bài viết được cho đăng trên đài VOA, ngày 14.08.2015, phóng viên Khánh An cho biết: Nhà giáo Phạm Toàn, người lập ra nhóm Cánh Buồm, nói rằng: “Với hơn 10 năm làm việc nghiêm túc, nhóm đã hoàn thành bộ Sách giáo khoa tiểu học và cho ra mắt bộ sách này hôm 12/8. Bộ sách có sự tham gia của nhiều soạn giả nổi tiếng và được thông qua một ban duyệt bản thảo gồm nhiều nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ. Nhóm đang bắt tay thực hiện bộ sách dành cho lớp 6 trở lên”.

Trong buổi hội thảo ra mắt “Sách Văn và Tiếng việt lớp 6” của nhóm Cánh Buồm hôm 12/8, đã bất ngờ gây thành tiếng vang sâu rộng trong dư luận. Nó cho biết, trong phần đặt câu hỏi, một học sinh lớp 8 tên Vũ Thạch Tường Minh, 14 tuổi, đã đứng lên phát biểu như sau [trích đoạn ghi âm được đăng tải lên mạng Youtube]: [Xem hình Vũ Thạch Tường Minh học sinh trường Hà Nội – Amsterdam đang phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm. Ảnh và chú thích: RFA]


“Một điều mà con muốn nói với chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là Bộ Giáo dục, theo con, các vị bộ trưởng, thứ trưởng giáo dục không phải là nên áp dụng cả bộ sách này, mà là áp dụng cái lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam, bởi vì bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam, có thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”.

Phát biểu thẳng thắn, không lập luận, không lý lẽ, của một cậu bé 14 tuổi này, đã gây thành trận “bão” dư luận. Video clip ghi âm cậu bé đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Nó được gần nửa triệu lượt người xem chỉ sau 4 ngày.

Từ một vài sự kiện cụ thể nêu trên, mọi người hẳn thấy những giọt máu trên đầu những nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ hóa Việt Nam…, như Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến…, sẽ là những giọt nước làm đầy cái “ly đấu tranh”, hoàn mãn cuộc đấu tranh, như Giáo Già từng nói, sau 40 năm trầm luân vì độc đảng độc tài Cộng sản “40 bước tới… bước”.

Cũng vậy, nền văn hóa giáo dục Việt Cộng sau thời gian quá dài của 40 năm lộng hành nhồi sọ, “dạy con người tàn ác, mất nhơn tính”, đang bị một học sinh 14 tuổi cho là “cải lùi”, để tuổi trẻ và thế hệ thứ 3 dũng cảm bước lên làm lịch sử “cải tiến”…, để tới lúc, dù có thể là rất lâu, một tỷ lệ cao hơn học sinh Việt Nam có thể công khai, lớn tiếng chỉ trích Bộ Giáo dục và bất kỳ cơ quan nhà nước nào làm ăn tồi tệ..., để cái chính quyền gian ác, bất tài, thất đức… hiện nay bị đẩy lùi vào chỗ dơ bẩn nhứt của lịch sử.

6/9/2015

Chiến hạm Trung Quốc tới sát Alaska để thách thức Mỹ ?

Trọng Nghĩa
Theo RFI-Ngày 05-09-2015 17:58
media
Tàu chiến Trung Quốc lọt vào khu vực 12 hải lý của quần đảo Aleutian, thuộc tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ.-Ảnh Wkipedia Một tiểu hạm đội hải quân Trung Quốc mới đây đã đi qua vùng biển Hoa Kỳ ngoài khơi Alaska. Lầu Năm Góc đã giảm nhẹ tầm quan trọng của sự cố này, nhưng giới quan sát không ngần ngại xem đây là một động thái nắn gân Mỹ của Trung Quốc trước ngày Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Hoa Kỳ. Theo các nguồn tin từ phía Mỹ, đoàn tàu Trung Quốc bao gồm năm chiếc, ba khu trục hạm, một tàu đổ bộ và một tàu tiếp liệu đã đi qua vùng biển Alaska của Mỹ, trên đường về nước sau khi tham gia cuộc tập trận với Nga vùng Viễn Đông Nga. Vấn đề đáng chú ý là tiểu hạm đội Trung Quốc đã băng qua vùng hải phận 12 hải lý của quần đảo Mỹ Aleutian. Theo Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lênh Hải quân Mỹ thì sự kiện xẩy ra vào hôm thứ Tư 02/09. Học viện Hải quân Mỹ tính toán dựa trên vị trí các tàu này xác đinh vụ việc xảy ra vào khoảng đêm 02/09 rạng sáng 03/09. Đây chính là lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama có mặt tại tiểu bang Alaska. Có điều, theo Lầu Năm Góc Mỹ, việc chiến hạm Trung Quốc băng qua vùng 12 hải lý ngoài khơi Alaska không hề vi phạm luật, và hành động đó cũng tương tự như những gì Hải quân Mỹ thường làm ở vùng eo biển Hormuz, ngoài khơi Iran. Rõ ràng là phía Mỹ muốn giảm nhẹ mức độ quan trọng của vụ tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực 12 hải lý trong vùng biển của mình, cho dù giới quan sát đã nhấn mạnh đến tính chất hiếm hoi của sự kiện này. Theo Thiếu tướng Hải quân Mỹ đã về hưu David Titley, hiện giảng dạy tại Đại học Tiểu bang Pennsylvania, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, hành động của Trung Quốc « rõ ràng là một tín hiệu ». Tuy nhiên, nếu mọi người đều đồng ý rằng đó là một tín hiệu, nhưng ý nghĩa chính xác của tín hiệu đó vẫn là một điều gây tranh luận. Đối với một số nhà phân tích, dụng tâm phô trương năng lực quân sự của Trung Quốc đã bộc lộ rõ ràng, đặc biệt trong lãnh vực Hải quân. Chỉ mới đây thôi, lực lượng Hải quân Trung Quốc chỉ hoạt động luẩn quẩn ven bờ, nhưng trong những năm gần đây, họ càng lúc càng đi được xa hơn, và ví dụ cụ thể nhất là các cuộc tập trận trên vùng Địa Trung Hải, sát cạnh châu Âu, hoặc là việc chiến hạm Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc ngoài khơi Vịnh Aden. Ý nghĩa thứ hai của động thái này là nhắm khẳng định vai trò mới của Trung Quốc tại vùng Bắc Cực. Tại vùng này, hiện tượng băng tan nhanh đã mở ra cho Trung Quốc khả năng rút ngắn đáng kể tuyến hàng hải từ Trung Quốc qua châu Âu, đồng thời cho phép Bắc Kinh nhòm ngó nguồn dầu khí chưa khai thác dưới đáy biển. Riêng đối với Mỹ, có thể xem đây là một hành động nhằm thăm dò phản ứng của Mỹ, trước chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp diễn ra. Giới quan sát đã gắn liền thời điểm diễn ra vụ thâm nhập, trùng hợp với lúc Tổng thống Mỹ Obama có mặt ngay tại hiện trường Alaska, trong lúc tại Bắc Kinh, Quân đội Trung Quốc ra oai bằng việc phô trương các loại tên lửa có khả năng bắn tới Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, việc Bắc Kinh phô trương thanh thế cũng được cho là nhằm phản pháo lại một loạt những đòn tấn công từ phía Washington như việc Mỹ sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào các các nhân hay doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng lợi nhờ những vụ tin tặc tấn công vào nước Mỹ, hay là những lời công kích của Bộ trưởng tài chánh Hoa Kỳ nhắm vào thủ đoạn phá giá đồng nhân dân tệ vừa được Trung Quốc tung ra vào tháng Tám

Biển Đông : Việt Nam - Trung Quốc thỏa thuận « xử lý đúng đắn » tranh chấp

Thụy My
Theo RFI-04-09-2015 19:55
media
Tập Cận Bình tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bắc Kinh, 03/09/2015;REUTERS
Reuters dẫn tin của Tân Hoa Xã cho biết, hôm 03/09/2015 hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã cùng thỏa thuận sẽ « xử lý một cách đúng đắn » những tranh chấp, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông.
Các động thái ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc để xác quyết chủ quyền trên biển khiến các nước láng giềng lo sợ, và làm dấy lên mối quan ngại đối với Hoa Kỳ, mặc dù Bắc Kinh nói rằng không có ý định thù địch.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa vào năm ngoái, chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, đã dẫn đến cuộc xung đột tệ hại nhất trong quan hệ Việt-Trung kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi năm 1979.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang : « Chúng tôi ủng hộ việc xử lý đúng đắn các tranh chấp giữa đôi bên thông qua đối thoại, và mở rộng hợp tác vì lợi ích chung ». Cả hai quốc gia xã hội chủ nghĩa đều do đảng cộng sản lãnh đạo, và theo ông Tập thì « đây là một yêu cầu đối với hai nước nhằm nâng cao hợp tác, trao đổi và phối trí chiến lược ».
Ông Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh để tham dự buổi lễ diễn binh đánh dấu 70 năm Đệ nhị Thế chiến kết thúc tại châu Á. Cũng theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch nước Việt Nam nói rằng : « Việt Nam hy vọng củng cố lòng tin chính trị và các trao đổi với Trung Quốc, xử lý một cách đúng đắn những dị biệt và tăng cường việc hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi ».
Hoa Kỳ gần đây đã gia tăng các hoạt động ngoại giao với Hà Nội. Bắc Kinh tỏ ra nghi ngờ, cho rằng các động thái của Washington là nhằm gây thêm căng thẳng, qua việc hỗ trợ các đồng minh trong khu vực như Philippines, ngoài Việt Nam ra.
Trung Quốc và Việt Nam đã tìm cách hàn gắn lại mối quan hệ từ sau cuộc xung đột, và Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ, ủy viên thường trực Bộ Chính trị đã sang thăm Việt Nam hồi giữa tháng Bảy.
Thương mại giữa hai nước lên đến 50 tỉ đô la mỗi năm, nhưng Việt Nam từ lâu vẫn nghi ngại người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.