HỒNG THỦY 27/05/14 07:02
(GDVN) - Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với Malaysia, đặc biệt vì Kuala Lumpur sẽ giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015.
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc đang theo đuổi chính sách cứng rắn trên Biển Đông, gây căng thẳng trong khu vực.
Bưu điện Hoa Nam ngày 27/5 đưa tin, khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak đặt chân đến Trung Quốc ngày hôm nay, ông có thể nghe thấy cảnh báo từ lãnh đạo Trung Quốc rằng sẽ tốt hơn cho Malaysia nếu không ủng hộ Việt Nam và Philippines trong vấn đề Biển Đông.
Chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia bắt đầu tại Tây An và kết thúc vào Chủ Nhật này ở Bắc Kinh để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Malaysia. Lãnh đạo 2 nước dự kiến sẽ gác lại những tranh cãi sang một bên để tránh làm lu mờ hoạt động kỷ niệm.
Các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh sẽ tuyên truyền nhiệt tình cho lễ kỷ niệm và tránh những oán giận của thân nhân hành khách chuyến bay MH 370 bị mất tích hôm 8/3.
Steve Wang, một đại diện cho gia đình hành khách bị mất tích cho biết họ đang tìm cách gặp ông Najib hoặc các quan chức khác từ đoàn Malaysia để nghe giải thích và xin lỗi. Nhưng họ đã không nhận được bất kỳ phản hồi chính thức nào về một cuộc gặp như vậy.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (phải) và Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia trong một buổi họp báo về vụ mất tích máy bay MH 370.
Trong khi đó quan chức 2 nước đã nhấn mạnh mối quan hệ của họ đã được nâng lên "đối tác chiến lược toàn diện" trong tháng 10 năm ngoái. Nhưng tình cảm giữa Malaysia và Trung Quốc đã thay đổi, đặc biệt kể từ sau khi chiến hạm Bắc Kinh liều lĩnh kéo vào bãi ngầm James cách bờ biển Malaysia 80 km dể tuyên bố "chủ quyền".
Trương Minh Lượng, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á từ đại học Kỵ Nam, Quảng Châu cho biết, Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với Malaysia, đặc biệt vì Kuala Lumpur sẽ giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015.
ASEAN đang thảo luận một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), và Bắc Kinh lo ngại 10 nước đang tham gia một lập trường thống nhất chống lại (sự bành trướng của) Trung Quốc trong khi ngả về phía Hoa Kỳ. Malaysia cũng có thể vấp phải sự chỉ trích của các nước láng giềng nếu tỏ ra quá gần gũi với Bắc Kinh.
"Trung Quốc nhận thức được những rủi ro đó. Một trong những thông điệp chính của Bắc Kinh là Malaysia không nên có tính toán sai lầm. Cuộc xung đột với Việt Nam là cần thiết hơn với Trung Quốc để duy trì quan hệ ổn định với Malaysia"?! Trương Minh Lượng nhận xét.
Monday, May 26, 2014
"Trung Quốc đang chơi trò đu đưa trên miệng hố chiến tranh"
TTO - Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp giữa hai nước ở biển Đông, có thể là rất gần với bờ biển Philippines.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Financial Times, ông Aquino nói Trung Quốc đang “chơi một trò chơi nguy hiểm đu đưa trên miệng hố chiến tranh và ngoại giao tàu chiến”, theo báo Financial Times ngày 27-5.
Tổng thống Philippines nói thêm ông đã nhận được các báo cáo về vụ xâm nhập gần đây của một tàu nghiên cứu Trung Quốc ở mỏ dầu Galoc của Philippines, cách bờ biển của tỉnh Palawan chỉ khoảng 96 km.
“Thông thường những gì xảy ra với Việt Nam rồi cũng sẽ xảy ra với Philippines”, ông Aquino nói. Vào tháng 5, Trung Quốc đã đưa giành khoan bất hợp pháp vào vùng biển Việt Nam, kèm thêm sự bảo vệ của hàng trăm tàu chiến và tàu của chính quyền.
Ông Aquino cũng nói ông lo lắng vì nỗ lực thiết lập đường dây nóng Hà Nội-Bắc Kinh đã thất bại do thái độ bất hợp tác của Trung Quốc. Khi Việt Nam tìm cách liên lạc với Trung Quốc về vụ giàn khoan “đã không ai đáp lại ở bất kỳ cấp nào”, ông Aquino nói.
Nhấn mạnh rằng ông không muốn khiêu khích Trung Quốc, ông Aquino hối thúc Bắc Kinh tránh các hành động đơn phương vi phạm tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên biển Đông 2002 mà nước này đã ký kết. Ông cũng nói 10 nước thành viên ASEAN nên có “một tiếng nói chung mạnh mẽ và rõ ràng hơn” về việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông theo luật pháp quốc tế.
Manila cũng cam kết sẽ hỗ trợ các chuyên gia pháp lý cho Việt Nam để tư vấn về các cơ chế giải quyết ở tòa án quốc tế tại The Hague theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (Unclos). Trung Quốc đã ký Unclos nhưng không thừa nhận quyền tài phán của tòa.
Ông Aquino cũng xác nhận lại việc Trung Quốc đang tiến hành các dự án lấp biển và cải tạo đất ở Đá Gạc Ma. Ông Aquino nói nếu chính sách “đung đưa bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc dẫn tới những thương vong về người, sẽ rất khó để các nhà lãnh đạo các bên xuống thang. “Một khi đã có người chết, tình hình sẽ phức tạp hơn rất nhiều”.
Tổng thống Philippines, đang bước vào năm thứ tư trong nhiệm kỳ sáu năm, rất được lòng dân nhờ giúp kinh tế tăng trưởng ổn định. Năm ngoái, kinh tế Philippines tăng trưởng ở mức 7,2% và nợ công đã được giảm xuống mức an toàn. Ông Aquino cũng nhận được nhiều sự ủng hộ nhờ lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Quan hệ Philippines-Trung Quốc đã xấu đi nhiều kể từ sau khi Trung Quốc có những hành động làm thay đổi hiện trạng ở biển Đông gần Philippines và Manila kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế.
27/05/2014 10:31
CHIÊU VĂN
Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Financial Times, ông Aquino nói Trung Quốc đang “chơi một trò chơi nguy hiểm đu đưa trên miệng hố chiến tranh và ngoại giao tàu chiến”, theo báo Financial Times ngày 27-5.
Tổng thống Philippines nói thêm ông đã nhận được các báo cáo về vụ xâm nhập gần đây của một tàu nghiên cứu Trung Quốc ở mỏ dầu Galoc của Philippines, cách bờ biển của tỉnh Palawan chỉ khoảng 96 km.
“Thông thường những gì xảy ra với Việt Nam rồi cũng sẽ xảy ra với Philippines”, ông Aquino nói. Vào tháng 5, Trung Quốc đã đưa giành khoan bất hợp pháp vào vùng biển Việt Nam, kèm thêm sự bảo vệ của hàng trăm tàu chiến và tàu của chính quyền.
Ông Aquino cũng nói ông lo lắng vì nỗ lực thiết lập đường dây nóng Hà Nội-Bắc Kinh đã thất bại do thái độ bất hợp tác của Trung Quốc. Khi Việt Nam tìm cách liên lạc với Trung Quốc về vụ giàn khoan “đã không ai đáp lại ở bất kỳ cấp nào”, ông Aquino nói.
Nhấn mạnh rằng ông không muốn khiêu khích Trung Quốc, ông Aquino hối thúc Bắc Kinh tránh các hành động đơn phương vi phạm tuyên bố chung về quy tắc ứng xử trên biển Đông 2002 mà nước này đã ký kết. Ông cũng nói 10 nước thành viên ASEAN nên có “một tiếng nói chung mạnh mẽ và rõ ràng hơn” về việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông theo luật pháp quốc tế.
Manila cũng cam kết sẽ hỗ trợ các chuyên gia pháp lý cho Việt Nam để tư vấn về các cơ chế giải quyết ở tòa án quốc tế tại The Hague theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (Unclos). Trung Quốc đã ký Unclos nhưng không thừa nhận quyền tài phán của tòa.
Ông Aquino cũng xác nhận lại việc Trung Quốc đang tiến hành các dự án lấp biển và cải tạo đất ở Đá Gạc Ma. Ông Aquino nói nếu chính sách “đung đưa bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc dẫn tới những thương vong về người, sẽ rất khó để các nhà lãnh đạo các bên xuống thang. “Một khi đã có người chết, tình hình sẽ phức tạp hơn rất nhiều”.
Tổng thống Philippines, đang bước vào năm thứ tư trong nhiệm kỳ sáu năm, rất được lòng dân nhờ giúp kinh tế tăng trưởng ổn định. Năm ngoái, kinh tế Philippines tăng trưởng ở mức 7,2% và nợ công đã được giảm xuống mức an toàn. Ông Aquino cũng nhận được nhiều sự ủng hộ nhờ lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Quan hệ Philippines-Trung Quốc đã xấu đi nhiều kể từ sau khi Trung Quốc có những hành động làm thay đổi hiện trạng ở biển Đông gần Philippines và Manila kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế.
27/05/2014 10:31
CHIÊU VĂN
Ðà Lạt cà phê bụi và đậu nành vỉa hè
ÐÀ LẠT (NV) - Những chiều mưa phùn sương nhạt trùm lên khắp núi đồi Ðà Lạt. Từ một góc phố ở đầu đường Trương Công Ðịnh giáp ranh với Trung Tâm Khu Hòa Bình, Tăng Bạt Hổ, mùi hương lan tỏa từ gánh đậu nành của bà Năm đang khiêm nhường bày ra trên vỉa hè.
Với một cái nồi inox sáng choang lau chùi cẩn thận, một tá ly sạch được xếp trên khay nhựa, nồi nước đậu nành trong veo màu sữa được tô điểm bằng một nắm lá dứa xanh non bốc mùi thơm lựng.
Khách hàng thưởng thước món sữa đậu nành. (Hình: Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt)
Vào thập niên 80 khi mà cái đói mỗi ngày đi thẳng uống dạ dày. Khi đó có một ký đường một lon sữa hàng tháng là đã trở thành người giàu có. Là niềm mơ ước cho những ai có con nhỏ. Ðể có thể có gạo cho con ăn có sữa cho con uống là cả một vấn đề.
“Kinh tế mới” trở thành “then chốt” cho công cuộc đi lên của CNXH. Mọi thứ đều được phân phối theo từng tiêu chuẩn của cán bộ cấp cao, cấp trung rồi đến công nhân, sau rốt đến... nhân dân.
Mọi người đều nhảy ra đường buôn qua bán lại. Chợ trời thành nơi tụ tập trao đổi mua bán đồ cũ, đồ đồng răng vàng bạc vụn muỗng nĩa xưa trở thành những món đồ có giá. Sách cũ cũng là một món hời.
Và tất cả khi chiều về, khi mù sương buông xuống, mưa trùm khắp phố phường thì gánh đậu nành của bà Năm thành nơi ghé lại ngồi một chút với ly sữa nóng hổi. Ðến khi trĩu nặng ra về mỗi người đều phải mua kèm thêm một bịch nữa cho đứa con thơ đang ở nhà khát sữa.
Ðồ rằng cả thành phố Ðà Lạt lúc ấy với những ai có con nhỏ đều phải cần đến gánh sữa đậu nành của bà Năm. Những đứa con tôi đã sống sót lớn lên nhờ những bịch đậu nành nóng hổi đầy đủ chất dinh dưỡng nầy.
Thời gian trôi qua mọi sự rồi cũng quen rồi cũng thay đổi, không còn ai còn nhớ đến bà Năm nữa. Những đứa trẻ đã chòi đạp với khốn khó của mẹ cha để thành người. Góc phố nơi bà Năm ngồi vẫn còn đó thay vào là một quán đậu nành nho nhỏ nằm xê qua bên góc đường Tăng Bạt Hổ một chút.
Nghe đâu những người bán bây giờ cũng là con cháu của bà Năm. Bây giờ họ làm ăn có vẻ qui mô hơn với nhiều loại đậu nành hơn như đậu phụng, đậu xanh bánh trái đủ loại...
Quán cà phê “bụi” chỉ đơn giản như thế này. (Hình: Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt)
Nơi đây được giới trẻ rất thích vì chỉ với 20 ngàn đồng (khoảng $1) là bạn đã có thể dắt người yêu ra quán. Với hai ly nước đậu kèm theo hai cái bánh ngọt là bạn đã có một chỗ ngồi thơ mộng để cầm tay nhau đi qua hết một thời sinh viên khốn khó.
Ðông vui bổ rẻ là tiêu chí mà du khách và sinh viên ở Ðà Lạt dành chọn cho cái quán vỉa hè nầy. Cũng dễ hiểu thôi vì ở đây bạn có thể ngồi bình an và nhìn mây bay xuống thấp. Vào những ngày cuối tuần thì càng tuyệt vời hơn vì khu vực nầy trở thành “khu phố đi bộ.”
Vừa lững thững dạo chơi vừa tung tăng phường phố và đến khi mỏi chân thì bạn có thể ghé đến quán và xuýt xoa ôm một ly đậu nành nóng hổi trong tay.
Cảm giác kỳ lạ là tại sao lại có một nơi như thế. Tại sao có một nơi mà tự nhiên ai cũng quen nhau, vui đáo để khi bạn có thể ngồi lăn ra giữa đường và nhậu “đậu nành.”
Cách đó chừng 300 m còn có một quán quái hơn nữa là café “Bụi.” Nói bụi vì nó còn hơn cả bụi vì nó chỉ có chữ “Bụi” gắn trên ghi đông một chiếc xe gắn máy loại “Cub cánh én.” Trên đó đèo hai cái thùng thiếc gồm ly tách café pha sẵn.
Chỗ ngồi của khách là những bậc tam cấp trước “đồn công an” cách đó 10 m. Không hiểu bằng cách nào mà các bạn sinh viên nghèo có thể nghĩ ra cái xe café “Bụi” này. Khách đến chỉ có việc ngồi bệt xuống búng tay gọi gọi đen hay sữa chỉ trong một phút thôi có ngay để nhâm nhi nhìn phố xá qua lại.
Khi được hỏi vì sao có cái ý tưởng kinh doanh kỳ lạ nầy. Nhóm bạn một nữ ba nam cho biết chỉ bởi vì khó khăn quá nên họ mới nghĩ nên kiểu buôn bán này.
Ban đầu thì cũng khó lắm mấy ông công an cũng không tha đâu vì đây khu vực trung tâm, nhưng với kiểu “lách luật” đậu chiếc xe Honda ngồi hóng cảnh chơi. Khách thì tự ngồi “em đâu có biết” nên chiếc xe nầy vẫn không biết bao giờ sẽ bị tịch thu.
Các bạn trẻ, đa số là sinh viên bên quán cà phê bụi. (Hình: Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt)
Bây giờ nơi đây cũng là một địa chỉ quen thuộc của dân du lịch đi phượt vì nó rất Ðà Lạt khi muốn có một nơi để có thể hò hẹn bạn bè. Cũng như đậu nành một ly café ở đây chỉ có 10 ngàn đồng, để được ngồi giữa lòng thành phố hoa thì còn bằng.
Trong khi muốn vào những quán café dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh cũng phải 30 ngàn một ly, rẻ nhất ở café Tùng cũng phải 20 ngàn.
Chuyện chiến tranh, chuyện 'Tàu khựa' gây chiến cắm giàn khoan ở Biển Ðông cũng là đề tài “nóng” luôn được các bạn trẻ bàn đến một cách “sành điệu.” Chủ Nhật, 18 tháng 5 vừa qua, nghe nói cũng định rục rịch biểu tình ngay trung tâm khu Hòa Bình nhưng mới chỉ nhóm chưa được 5 phút đã bị chính quyền giải tán.
Ðà Lạt muôn đời có những cái dễ thương bất ngờ như cái quán đậu nành của bà Năm xưa kia và café Bụi bây giờ. “Chỉ bán số đông làm lời thôi, nhưng vui vì được phục vụ liền tay không ngơi nghỉ.”
“Nhìn các bạn trẻ sinh viên nghèo đưa người yêu, bạn bè đến ầm ầm làm cho mình cũng thấy vui và hạnh phúc,” cô Thủy cho biết khi múc sữa liền tay.
Các bạn café “Bụi” thì tiết lộ, nhờ chiếc xe “ bụi” nầy mà bọn em có thể giúp nhau vượt qua những ngày giông bão khi cha mẹ ngoài quê chưa kịp gởi tiền vào. Chỉ mong sao sẽ lướt qua hai ba mùa mưa còn lại. Ra trường rồi bọn em sẽ nhường lại chỗ này cho bọn đàn em thiếu đói đến sau.
Ðêm đêm nhìn những người trẻ vui tươi bên những ly cà phê, sữa đậu nành kia tôi chợt nghĩ đến những ngày đã qua của mình. Vui đó nhưng sao vẫn xót xa vì đã mấy chục năm qua rồi sao nhu cầu vẫn như xưa nghĩa là quá thấp quá rẻ, có một cái gì đó rất AQ chính truyện “tự sướng “tự an ủi chính mình.
Thì biết làm gì bây giờ. Tiền không có, nghèo rớt mồng tơi lấy đâu để dắt nhau ra vào những quán sang trọng có âm nhạc có người phục vụ. bọn em chỉ mong được “phục vụ” người khác để có đồng ra đồng vào giúp cho cha mẹ bớt khổ phần nào.
Mà thực ra bọn em có phục vụ cho ai đâu, người giàu đâu có ra đây ngồi làm gì chỉ có bọn em tự chia sẻ tự phục vụ cho nhau thôi. Bọn em đang nuôi sống chính mình, những người nghèo nuôi sống những người nghèo.
Cái đất nước này vẫn như thế chỉ khác đi một chút là cái quán đậu nành của bà Năm giờ đã rộng hơn một chút và chiếc xe cà phê “Bụi” kia mong sẽ có khách ngồi đầy hơn trên những bậc thang đời, thời giá cũng vậy thôi không hơn gì khi mọi người vẫn nghèo.
05-25- 2014 4:32:30 PM
Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt
Với một cái nồi inox sáng choang lau chùi cẩn thận, một tá ly sạch được xếp trên khay nhựa, nồi nước đậu nành trong veo màu sữa được tô điểm bằng một nắm lá dứa xanh non bốc mùi thơm lựng.
Khách hàng thưởng thước món sữa đậu nành. (Hình: Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt)
Vào thập niên 80 khi mà cái đói mỗi ngày đi thẳng uống dạ dày. Khi đó có một ký đường một lon sữa hàng tháng là đã trở thành người giàu có. Là niềm mơ ước cho những ai có con nhỏ. Ðể có thể có gạo cho con ăn có sữa cho con uống là cả một vấn đề.
“Kinh tế mới” trở thành “then chốt” cho công cuộc đi lên của CNXH. Mọi thứ đều được phân phối theo từng tiêu chuẩn của cán bộ cấp cao, cấp trung rồi đến công nhân, sau rốt đến... nhân dân.
Mọi người đều nhảy ra đường buôn qua bán lại. Chợ trời thành nơi tụ tập trao đổi mua bán đồ cũ, đồ đồng răng vàng bạc vụn muỗng nĩa xưa trở thành những món đồ có giá. Sách cũ cũng là một món hời.
Và tất cả khi chiều về, khi mù sương buông xuống, mưa trùm khắp phố phường thì gánh đậu nành của bà Năm thành nơi ghé lại ngồi một chút với ly sữa nóng hổi. Ðến khi trĩu nặng ra về mỗi người đều phải mua kèm thêm một bịch nữa cho đứa con thơ đang ở nhà khát sữa.
Ðồ rằng cả thành phố Ðà Lạt lúc ấy với những ai có con nhỏ đều phải cần đến gánh sữa đậu nành của bà Năm. Những đứa con tôi đã sống sót lớn lên nhờ những bịch đậu nành nóng hổi đầy đủ chất dinh dưỡng nầy.
Thời gian trôi qua mọi sự rồi cũng quen rồi cũng thay đổi, không còn ai còn nhớ đến bà Năm nữa. Những đứa trẻ đã chòi đạp với khốn khó của mẹ cha để thành người. Góc phố nơi bà Năm ngồi vẫn còn đó thay vào là một quán đậu nành nho nhỏ nằm xê qua bên góc đường Tăng Bạt Hổ một chút.
Nghe đâu những người bán bây giờ cũng là con cháu của bà Năm. Bây giờ họ làm ăn có vẻ qui mô hơn với nhiều loại đậu nành hơn như đậu phụng, đậu xanh bánh trái đủ loại...
Quán cà phê “bụi” chỉ đơn giản như thế này. (Hình: Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt)
Nơi đây được giới trẻ rất thích vì chỉ với 20 ngàn đồng (khoảng $1) là bạn đã có thể dắt người yêu ra quán. Với hai ly nước đậu kèm theo hai cái bánh ngọt là bạn đã có một chỗ ngồi thơ mộng để cầm tay nhau đi qua hết một thời sinh viên khốn khó.
Ðông vui bổ rẻ là tiêu chí mà du khách và sinh viên ở Ðà Lạt dành chọn cho cái quán vỉa hè nầy. Cũng dễ hiểu thôi vì ở đây bạn có thể ngồi bình an và nhìn mây bay xuống thấp. Vào những ngày cuối tuần thì càng tuyệt vời hơn vì khu vực nầy trở thành “khu phố đi bộ.”
Vừa lững thững dạo chơi vừa tung tăng phường phố và đến khi mỏi chân thì bạn có thể ghé đến quán và xuýt xoa ôm một ly đậu nành nóng hổi trong tay.
Cảm giác kỳ lạ là tại sao lại có một nơi như thế. Tại sao có một nơi mà tự nhiên ai cũng quen nhau, vui đáo để khi bạn có thể ngồi lăn ra giữa đường và nhậu “đậu nành.”
Cách đó chừng 300 m còn có một quán quái hơn nữa là café “Bụi.” Nói bụi vì nó còn hơn cả bụi vì nó chỉ có chữ “Bụi” gắn trên ghi đông một chiếc xe gắn máy loại “Cub cánh én.” Trên đó đèo hai cái thùng thiếc gồm ly tách café pha sẵn.
Chỗ ngồi của khách là những bậc tam cấp trước “đồn công an” cách đó 10 m. Không hiểu bằng cách nào mà các bạn sinh viên nghèo có thể nghĩ ra cái xe café “Bụi” này. Khách đến chỉ có việc ngồi bệt xuống búng tay gọi gọi đen hay sữa chỉ trong một phút thôi có ngay để nhâm nhi nhìn phố xá qua lại.
Khi được hỏi vì sao có cái ý tưởng kinh doanh kỳ lạ nầy. Nhóm bạn một nữ ba nam cho biết chỉ bởi vì khó khăn quá nên họ mới nghĩ nên kiểu buôn bán này.
Ban đầu thì cũng khó lắm mấy ông công an cũng không tha đâu vì đây khu vực trung tâm, nhưng với kiểu “lách luật” đậu chiếc xe Honda ngồi hóng cảnh chơi. Khách thì tự ngồi “em đâu có biết” nên chiếc xe nầy vẫn không biết bao giờ sẽ bị tịch thu.
Các bạn trẻ, đa số là sinh viên bên quán cà phê bụi. (Hình: Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt)
Bây giờ nơi đây cũng là một địa chỉ quen thuộc của dân du lịch đi phượt vì nó rất Ðà Lạt khi muốn có một nơi để có thể hò hẹn bạn bè. Cũng như đậu nành một ly café ở đây chỉ có 10 ngàn đồng, để được ngồi giữa lòng thành phố hoa thì còn bằng.
Trong khi muốn vào những quán café dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh cũng phải 30 ngàn một ly, rẻ nhất ở café Tùng cũng phải 20 ngàn.
Chuyện chiến tranh, chuyện 'Tàu khựa' gây chiến cắm giàn khoan ở Biển Ðông cũng là đề tài “nóng” luôn được các bạn trẻ bàn đến một cách “sành điệu.” Chủ Nhật, 18 tháng 5 vừa qua, nghe nói cũng định rục rịch biểu tình ngay trung tâm khu Hòa Bình nhưng mới chỉ nhóm chưa được 5 phút đã bị chính quyền giải tán.
Ðà Lạt muôn đời có những cái dễ thương bất ngờ như cái quán đậu nành của bà Năm xưa kia và café Bụi bây giờ. “Chỉ bán số đông làm lời thôi, nhưng vui vì được phục vụ liền tay không ngơi nghỉ.”
“Nhìn các bạn trẻ sinh viên nghèo đưa người yêu, bạn bè đến ầm ầm làm cho mình cũng thấy vui và hạnh phúc,” cô Thủy cho biết khi múc sữa liền tay.
Các bạn café “Bụi” thì tiết lộ, nhờ chiếc xe “ bụi” nầy mà bọn em có thể giúp nhau vượt qua những ngày giông bão khi cha mẹ ngoài quê chưa kịp gởi tiền vào. Chỉ mong sao sẽ lướt qua hai ba mùa mưa còn lại. Ra trường rồi bọn em sẽ nhường lại chỗ này cho bọn đàn em thiếu đói đến sau.
Ðêm đêm nhìn những người trẻ vui tươi bên những ly cà phê, sữa đậu nành kia tôi chợt nghĩ đến những ngày đã qua của mình. Vui đó nhưng sao vẫn xót xa vì đã mấy chục năm qua rồi sao nhu cầu vẫn như xưa nghĩa là quá thấp quá rẻ, có một cái gì đó rất AQ chính truyện “tự sướng “tự an ủi chính mình.
Thì biết làm gì bây giờ. Tiền không có, nghèo rớt mồng tơi lấy đâu để dắt nhau ra vào những quán sang trọng có âm nhạc có người phục vụ. bọn em chỉ mong được “phục vụ” người khác để có đồng ra đồng vào giúp cho cha mẹ bớt khổ phần nào.
Mà thực ra bọn em có phục vụ cho ai đâu, người giàu đâu có ra đây ngồi làm gì chỉ có bọn em tự chia sẻ tự phục vụ cho nhau thôi. Bọn em đang nuôi sống chính mình, những người nghèo nuôi sống những người nghèo.
Cái đất nước này vẫn như thế chỉ khác đi một chút là cái quán đậu nành của bà Năm giờ đã rộng hơn một chút và chiếc xe cà phê “Bụi” kia mong sẽ có khách ngồi đầy hơn trên những bậc thang đời, thời giá cũng vậy thôi không hơn gì khi mọi người vẫn nghèo.
05-25- 2014 4:32:30 PM
Nguyễn Cao Nguyên/Người Việt
Quốc Hội Việt Nam đề nghị dồn tiền cho ngư dân
HÀ NỘI 25-5 (NV) - Quốc Hội Việt Nam yêu cầu gia tăng hỗ trợ ngư dân, xem đó như một cách gia tăng mức độ khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền đang leo thang.
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung quốc bắn cháy hồi Tháng Ba 2013. (Hình: Tuổi Trẻ)
Khi bàn về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, một đại biểu tên là Nguyễn Thị Quyết Tâm, cho rằng, cần ưu tiên chi tiền cho việc phát triển các đội tàu đánh cá nhằm khuyến khích ngư dân bám biển, bởi ngư dân là lực lượng tham gia giữ vững chủ quyền trên biển.
Một đại biểu khác tên là Võ Thị Dung đề nghị ngưng thực hiện dự án mở luồng cho tàu vận tải biển loại lớn vào sông Hậu để lấy 2,000 tỉ của dự án này đóng tàu cho ngư dân. Ông Trần Hoàng Ngân thì đề nghị chuyển khoản tiền 35,000 tỉ mà Bộ Giao thông Vận tải tiết kiệm được từ các dự án phát triển hạ tầng giao thông để đóng tàu lớn cho ngư dân thuê lại.
Một số đại biểu khác đề nghị thêm là chuyển những khoản dự trù chi cho các dự án thủy điện cho các dự án phục vụ an ninh quốc phòng và hỗ trợ ngư dân. Giống như nông dân, thỉnh thoảng, chế độ Hà Nội lại công bố những kế hoạch hỗ trợ ngư dân. Trong thực tế, gần như ngư dân không được hưởng gì từ các chính sách được xem là nhằm hỗ trợ họ.
Mỗi khi Trung Quốc tỏ ra càn rỡ trên biển Đông, vấn đề hỗ trợ ngư dân lại được nêu ra. Hồi hạ tuần tháng ba, Thủ tướng CSVN cũng đã tuyên bố sẽ “hỗ trợ tối đa” cho ngư dân, nhằm “phát triển kinh tế biển” và “giữ vững chủ quyền”. Vào lúc đó, có hàng loạt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc truy đuổi, bắt giữ, đập phá tàu – thiết bị dẫn đường – thiết bị liên lạc, tịch thu hải sản, tịch thu ngư cụ khi đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam hiện có hơn một triệu ngư dân và 28,000 tàu đánh bắt xa bờ. Dù thường xuyên được nghe các hứa hẹn hỗ trợ, song ngư dân Việt Nam luôn phải tự lực cánh sinh. Họ phải tự vay nóng, trả lãi cao để có vốn thực hiện các chuyến đi biển. Nếu gặp nhân tai (tàu thuộc lực lượng vũ trang của Trung Quốc), hoặc thiên tai (gió bão), chủ tàu phá sản.
Giải thích về lý do quyết định sẽ “hỗ trợ tối đa” cho ngư dân, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, vì Việt Nam có một vùng biển rộng lớn. Lúc đó, ông ta cũng giải thích rằng, kế hoạch hỗ trợ ngư dân sẽ giúp họ đóng những con tàu lớn, thay cho những tàu gỗ, kích thước nhỏ để giúp ngư dân hoạt động xa hơn.
Nhiều viên chức Việt Nam thay nhau lập đi, lập lại rằng, ngư dân là… lực lượng giữ vai trò tiên phong trên biển và khuyến khích ngư dân bám biển là một cách hữu hiệu để… bảo vệ chủ quyền trên biển.
Trên thực tế, Việt Nam có cả Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư lẫn Biên phòng, Ủy ban Tìm kiếm – Cứu nạn song những lực lượng này không bảo vệ và gần như chẳng bao giờ hỗ trợ ngư dân. Đó là lý do các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu của Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư của Trung Quốc rượt đuổi, bắt giữ, đập phá tàu – thiết bị, tịch thu hải sản, tịch thu ngư cụ, thậm chí truy sát.
Qua tường thuật của báo chí Việt Nam, người ta có thể thấy, khi gặp nạn, ngư dân phải tự tìm kiếm và cứu nhau. Rất hiếm khi nạn dân nhận được sự hỗ trợ từ giới hữu trách. Cũng vì vậy, một số người cho rằng, khuyến khích ngư dân bám biển để… bảo vệ chủ quyền trên biển, xem ngư dân là… lực lượng giữ vai trò tiên phong trên biển là một kiểu ngụy biện, vừa vô trách nhiệm, vừa tàn nhẫn.
Sau tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc sẽ “hỗ trợ tối đa” cho ngư dân, báo chí Việt Nam loan báo, ông Dũng đã ký, ban hành một quyết định về việc thực hiện “chính sách thí điểm, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác thuỷ sản xa bờ tại Quảng Ngãi”.
Chính sách thí điểm này khiến người ta nhớ tới chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ” mà chính quyền Việt Nam từng thực hiện hồi 1997. Chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ” ra đời sau trận bão thứ 5 của năm 1996, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngư dân va ngư nghiệp Việt Nam.
Đến tháng 4 năm 2006, sau khi chương trình trình này ngốn hết 1,400 tỉ, kết quả thanh tra cho thấy, 95% của khoản 1,400 tỉ này bị tham nhũng. Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi cho ngư dân để chia chác với nhau.
Sau chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”, gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện một chương trình hỗ trợ khác cũng dành cho ngư dân. Đó là “lắp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu đánh cá”. Chương trình này đã thực hiện thí điểm với 2,000 tàu đánh cá và phóng sự của nhiều tờ báo cho thấy, hàng loạt thuyền trưởng của các tàu đánh cá được chọn thị điểm đã yêu cầu được trả lại thiết bị vì chất lượng tồi, hiệu quả kém mà lại quá nhiều ràng buộc. (G.Đ.)
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu tuần Trung quốc bắn cháy hồi Tháng Ba 2013. (Hình: Tuổi Trẻ)
Khi bàn về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, một đại biểu tên là Nguyễn Thị Quyết Tâm, cho rằng, cần ưu tiên chi tiền cho việc phát triển các đội tàu đánh cá nhằm khuyến khích ngư dân bám biển, bởi ngư dân là lực lượng tham gia giữ vững chủ quyền trên biển.
Một đại biểu khác tên là Võ Thị Dung đề nghị ngưng thực hiện dự án mở luồng cho tàu vận tải biển loại lớn vào sông Hậu để lấy 2,000 tỉ của dự án này đóng tàu cho ngư dân. Ông Trần Hoàng Ngân thì đề nghị chuyển khoản tiền 35,000 tỉ mà Bộ Giao thông Vận tải tiết kiệm được từ các dự án phát triển hạ tầng giao thông để đóng tàu lớn cho ngư dân thuê lại.
Một số đại biểu khác đề nghị thêm là chuyển những khoản dự trù chi cho các dự án thủy điện cho các dự án phục vụ an ninh quốc phòng và hỗ trợ ngư dân. Giống như nông dân, thỉnh thoảng, chế độ Hà Nội lại công bố những kế hoạch hỗ trợ ngư dân. Trong thực tế, gần như ngư dân không được hưởng gì từ các chính sách được xem là nhằm hỗ trợ họ.
Mỗi khi Trung Quốc tỏ ra càn rỡ trên biển Đông, vấn đề hỗ trợ ngư dân lại được nêu ra. Hồi hạ tuần tháng ba, Thủ tướng CSVN cũng đã tuyên bố sẽ “hỗ trợ tối đa” cho ngư dân, nhằm “phát triển kinh tế biển” và “giữ vững chủ quyền”. Vào lúc đó, có hàng loạt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc truy đuổi, bắt giữ, đập phá tàu – thiết bị dẫn đường – thiết bị liên lạc, tịch thu hải sản, tịch thu ngư cụ khi đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam hiện có hơn một triệu ngư dân và 28,000 tàu đánh bắt xa bờ. Dù thường xuyên được nghe các hứa hẹn hỗ trợ, song ngư dân Việt Nam luôn phải tự lực cánh sinh. Họ phải tự vay nóng, trả lãi cao để có vốn thực hiện các chuyến đi biển. Nếu gặp nhân tai (tàu thuộc lực lượng vũ trang của Trung Quốc), hoặc thiên tai (gió bão), chủ tàu phá sản.
Giải thích về lý do quyết định sẽ “hỗ trợ tối đa” cho ngư dân, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, vì Việt Nam có một vùng biển rộng lớn. Lúc đó, ông ta cũng giải thích rằng, kế hoạch hỗ trợ ngư dân sẽ giúp họ đóng những con tàu lớn, thay cho những tàu gỗ, kích thước nhỏ để giúp ngư dân hoạt động xa hơn.
Nhiều viên chức Việt Nam thay nhau lập đi, lập lại rằng, ngư dân là… lực lượng giữ vai trò tiên phong trên biển và khuyến khích ngư dân bám biển là một cách hữu hiệu để… bảo vệ chủ quyền trên biển.
Trên thực tế, Việt Nam có cả Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư lẫn Biên phòng, Ủy ban Tìm kiếm – Cứu nạn song những lực lượng này không bảo vệ và gần như chẳng bao giờ hỗ trợ ngư dân. Đó là lý do các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị tàu của Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư của Trung Quốc rượt đuổi, bắt giữ, đập phá tàu – thiết bị, tịch thu hải sản, tịch thu ngư cụ, thậm chí truy sát.
Qua tường thuật của báo chí Việt Nam, người ta có thể thấy, khi gặp nạn, ngư dân phải tự tìm kiếm và cứu nhau. Rất hiếm khi nạn dân nhận được sự hỗ trợ từ giới hữu trách. Cũng vì vậy, một số người cho rằng, khuyến khích ngư dân bám biển để… bảo vệ chủ quyền trên biển, xem ngư dân là… lực lượng giữ vai trò tiên phong trên biển là một kiểu ngụy biện, vừa vô trách nhiệm, vừa tàn nhẫn.
Sau tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc sẽ “hỗ trợ tối đa” cho ngư dân, báo chí Việt Nam loan báo, ông Dũng đã ký, ban hành một quyết định về việc thực hiện “chính sách thí điểm, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác thuỷ sản xa bờ tại Quảng Ngãi”.
Chính sách thí điểm này khiến người ta nhớ tới chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ” mà chính quyền Việt Nam từng thực hiện hồi 1997. Chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ” ra đời sau trận bão thứ 5 của năm 1996, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngư dân va ngư nghiệp Việt Nam.
Đến tháng 4 năm 2006, sau khi chương trình trình này ngốn hết 1,400 tỉ, kết quả thanh tra cho thấy, 95% của khoản 1,400 tỉ này bị tham nhũng. Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi cho ngư dân để chia chác với nhau.
Sau chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”, gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện một chương trình hỗ trợ khác cũng dành cho ngư dân. Đó là “lắp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu đánh cá”. Chương trình này đã thực hiện thí điểm với 2,000 tàu đánh cá và phóng sự của nhiều tờ báo cho thấy, hàng loạt thuyền trưởng của các tàu đánh cá được chọn thị điểm đã yêu cầu được trả lại thiết bị vì chất lượng tồi, hiệu quả kém mà lại quá nhiều ràng buộc. (G.Đ.)
Mỹ - Trung đáp trả nhau chuyện tin tặc
TT - Washington đang xem xét việc hạn chế visa và các biện pháp khác nhằm ngăn chặn người Trung Quốc đến dự hội nghị tin học Def Con và Black Hat ở Las Vegas vào tháng 8-2014.
Theo Reuters, đây là hai hội nghị thường niên thảo luận về bảo mật và an toàn thông tin quy tụ hàng ngàn hacker từ khắp thế giới. Tuần trước, Mỹ đã từ chối cấp visa cho 12 công dân Trung Quốc dự hội nghị không gian và mạng do Quỹ không gian ở Colorado tổ chức trong tuần này. Hội nghị có sự tham dự của giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia James Clapper và nhiều quan chức cấp cao khác trong giới tình báo và quân sự.
Đây là động thái được cho là nhằm ngăn chặn các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc năm sĩ quan quân đội Trung Quốc hoạt động gián điệp mạng. Việc hạn chế công dân Trung Quốc đến Def Con và Black Hat là hành động nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc, sau khi hai nước gần đây có những xung đột ngoại giao và cáo buộc lẫn nhau về vấn đề gián điệp mạng.
Đáp lại, ngày 25-5, Trung Quốc đã ra lệnh cho hai doanh nghiệp nhà nước cắt tất cả mối quan hệ với các công ty tư vấn của Mỹ, trong đó có Tập đoàn McKinsey và Boston Consulting Group với lý do quan ngại hai tập đoàn này sẽ là gián điệp cho Chính phủ Mỹ. Bắc Kinh cũng tuyên bố tất cả sản phẩm cũng như dịch vụ công nghệ thông tin của Mỹ và các nước phương Tây phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về an ninh, trước khi muốn bán ở thị trường Trung Quốc. Bất kỳ công ty, sản phẩm hay dịch vụ nào không vượt qua vòng kiểm tra an ninh này sẽ bị cấm hoạt động và lưu hành tại Trung Quốc.
27/05/2014 07:35 (GMT + 7)
MỸ LOAN
Theo Reuters, đây là hai hội nghị thường niên thảo luận về bảo mật và an toàn thông tin quy tụ hàng ngàn hacker từ khắp thế giới. Tuần trước, Mỹ đã từ chối cấp visa cho 12 công dân Trung Quốc dự hội nghị không gian và mạng do Quỹ không gian ở Colorado tổ chức trong tuần này. Hội nghị có sự tham dự của giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia James Clapper và nhiều quan chức cấp cao khác trong giới tình báo và quân sự.
Đây là động thái được cho là nhằm ngăn chặn các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc năm sĩ quan quân đội Trung Quốc hoạt động gián điệp mạng. Việc hạn chế công dân Trung Quốc đến Def Con và Black Hat là hành động nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc, sau khi hai nước gần đây có những xung đột ngoại giao và cáo buộc lẫn nhau về vấn đề gián điệp mạng.
Đáp lại, ngày 25-5, Trung Quốc đã ra lệnh cho hai doanh nghiệp nhà nước cắt tất cả mối quan hệ với các công ty tư vấn của Mỹ, trong đó có Tập đoàn McKinsey và Boston Consulting Group với lý do quan ngại hai tập đoàn này sẽ là gián điệp cho Chính phủ Mỹ. Bắc Kinh cũng tuyên bố tất cả sản phẩm cũng như dịch vụ công nghệ thông tin của Mỹ và các nước phương Tây phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về an ninh, trước khi muốn bán ở thị trường Trung Quốc. Bất kỳ công ty, sản phẩm hay dịch vụ nào không vượt qua vòng kiểm tra an ninh này sẽ bị cấm hoạt động và lưu hành tại Trung Quốc.
27/05/2014 07:35 (GMT + 7)
MỸ LOAN
Đâm chìm tàu cá là hành động khủng bố
TTO - Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp Quốc hội sáng nay (27-5), Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng hành động của Trung Quốc trong việc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng có thể coi là hành động khủng bố.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: "Anh đâm tàu người ta trong nhà người ta thì anh phải bồi thường" - Ảnh: Lê Kiên
* Thưa ông, đã có nhiều đề xuất hỗ trợ ngư dân và mọi người đang đợi tiếng nói mạnh mẽ của Quốc hội?
- Ngân sách 2014 chưa thấy Chính phủ đề xuất phương án chi hỗ trợ đóng tàu cho ngư dân.
* Nhiều đại biểu đề nghị khoản tiết kiệm 35.000 tỉ đồng của bộ Giao thông vận tải và một phần bội chi ngân sách để hỗ trợ ngư dân, ông nghĩ sao?
- Chính phủ tính bội chi 5,3% và đưa ra phương án hai là số chưa chi dành để giảm bội chi xuống còn 5,1%, nhưng Quốc hội chưa quyết định. Theo tôi thì con số 35 nghìn tỉ không lớn lắm, mình đã có chủ trương có khoản lớn hơn chứ nhỏ thế không giải quyết được bản chất.
Tôi ủng hội cần có khoản chi hỗ trợ ngư dân, nhưng chờ ý kiến các đại biểu thảo luận ở hội trường, từ đó Chính phủ có thể xem xét đề nghị, xem cắt chỗ nào, chi chỗ nào. Nhưng khó là kinh tế ảnh hưởng, từ đây đến cuối năm chưa rõ hụt thu bao nhiêu, khó cho Chính phủ ở chỗ này. Muốn thì nhiều lắm nhưng chi đâu cần tính toán vì nguồn lực có hạn. Có một số đại biểu cho rằng cần chi cho quốc phòng an ninh, đóng tàu cho quân đội…
* Ngư dân trên biển là cột mốc sống về chủ quyền, chính sách hỗ trợ kịp thời sẽ tác động nhanh trong bảo vệ chủ quyền?
- Không chỉ hỗ trợ đóng tàu vỏ sắt đâu mà còn dầu, phương tiện đánh bắt, đảm bảo tính mạng, hệ thống thông tin, tổ chức tổ đội, bộ phận hỗ trợ… Cùng lúc chưa thể đáp ứng tàu sắt hết được. Có tàu mà không tổ chức tốt thì vẫn nguy hiểm. Tôi cho rằng các lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển phải có kế hoạch bảo vệ ngư dân.
Hỗ trợ ngư dân không phải bây giờ mới đặt ra, chủ trương đánh bắt xa bờ đặt ra lâu rồi. Cho vay đóng tàu lớn khuyến khích lâu rồi, thực tế Đà Nẵng đã đóng tàu lớn nhưng so với tàu Trung Quốc ngoài thực địa thì vẫn nhỏ. Chúng ta cũng cần hiểu rằng bảo vệ tổ quốc không chỉ mỗi tàu sắt.
* Thưa ông, vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng hôm qua có phải là một hành động leo thang?
- Rõ ràng là họ mở rộng phạm vi bảo vệ giàn khoan phi pháp. Họ thấy mình áp sát bằng tàu cá nên họ muốn làm cho căng thẳng. Đầu tiên va chạm mức độ, sau đó làm căng để dân sợ. Nhưng tôi chắc dân minh không sợ đâu.
* Về khía cạnh pháp luật, VN có tiến hành đòi bồi thường không?
- Trước hết chúng ta lên án qua con đường ngoại giao. Vụ đâm chìm hôm qua chưa biết là tàu cá của họ hay không phải tàu cá, nhưng đó là lực lượng đi bảo vệ giàn khoan. Hành vi đâm chìm tàu cá của dân thì ở mức thấp nhất có thể gọi đó là khủng bố. Anh hại người ta mà.
Trước nay với những hành động bạo lực như vậy, VN vẫn yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường. Trước mắt mình phản đối việc họ cố tình đâm tàu. Thật may là chưa làm chết dân. Anh đâm tàu người ta trong nhà người ta thì anh phải bồi thường.
27/05/2014 10:38
LÊ KIÊN thực hiện
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: "Anh đâm tàu người ta trong nhà người ta thì anh phải bồi thường" - Ảnh: Lê Kiên
* Thưa ông, đã có nhiều đề xuất hỗ trợ ngư dân và mọi người đang đợi tiếng nói mạnh mẽ của Quốc hội?
- Ngân sách 2014 chưa thấy Chính phủ đề xuất phương án chi hỗ trợ đóng tàu cho ngư dân.
* Nhiều đại biểu đề nghị khoản tiết kiệm 35.000 tỉ đồng của bộ Giao thông vận tải và một phần bội chi ngân sách để hỗ trợ ngư dân, ông nghĩ sao?
- Chính phủ tính bội chi 5,3% và đưa ra phương án hai là số chưa chi dành để giảm bội chi xuống còn 5,1%, nhưng Quốc hội chưa quyết định. Theo tôi thì con số 35 nghìn tỉ không lớn lắm, mình đã có chủ trương có khoản lớn hơn chứ nhỏ thế không giải quyết được bản chất.
Tôi ủng hội cần có khoản chi hỗ trợ ngư dân, nhưng chờ ý kiến các đại biểu thảo luận ở hội trường, từ đó Chính phủ có thể xem xét đề nghị, xem cắt chỗ nào, chi chỗ nào. Nhưng khó là kinh tế ảnh hưởng, từ đây đến cuối năm chưa rõ hụt thu bao nhiêu, khó cho Chính phủ ở chỗ này. Muốn thì nhiều lắm nhưng chi đâu cần tính toán vì nguồn lực có hạn. Có một số đại biểu cho rằng cần chi cho quốc phòng an ninh, đóng tàu cho quân đội…
* Ngư dân trên biển là cột mốc sống về chủ quyền, chính sách hỗ trợ kịp thời sẽ tác động nhanh trong bảo vệ chủ quyền?
- Không chỉ hỗ trợ đóng tàu vỏ sắt đâu mà còn dầu, phương tiện đánh bắt, đảm bảo tính mạng, hệ thống thông tin, tổ chức tổ đội, bộ phận hỗ trợ… Cùng lúc chưa thể đáp ứng tàu sắt hết được. Có tàu mà không tổ chức tốt thì vẫn nguy hiểm. Tôi cho rằng các lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển phải có kế hoạch bảo vệ ngư dân.
Hỗ trợ ngư dân không phải bây giờ mới đặt ra, chủ trương đánh bắt xa bờ đặt ra lâu rồi. Cho vay đóng tàu lớn khuyến khích lâu rồi, thực tế Đà Nẵng đã đóng tàu lớn nhưng so với tàu Trung Quốc ngoài thực địa thì vẫn nhỏ. Chúng ta cũng cần hiểu rằng bảo vệ tổ quốc không chỉ mỗi tàu sắt.
* Thưa ông, vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng hôm qua có phải là một hành động leo thang?
- Rõ ràng là họ mở rộng phạm vi bảo vệ giàn khoan phi pháp. Họ thấy mình áp sát bằng tàu cá nên họ muốn làm cho căng thẳng. Đầu tiên va chạm mức độ, sau đó làm căng để dân sợ. Nhưng tôi chắc dân minh không sợ đâu.
* Về khía cạnh pháp luật, VN có tiến hành đòi bồi thường không?
- Trước hết chúng ta lên án qua con đường ngoại giao. Vụ đâm chìm hôm qua chưa biết là tàu cá của họ hay không phải tàu cá, nhưng đó là lực lượng đi bảo vệ giàn khoan. Hành vi đâm chìm tàu cá của dân thì ở mức thấp nhất có thể gọi đó là khủng bố. Anh hại người ta mà.
Trước nay với những hành động bạo lực như vậy, VN vẫn yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường. Trước mắt mình phản đối việc họ cố tình đâm tàu. Thật may là chưa làm chết dân. Anh đâm tàu người ta trong nhà người ta thì anh phải bồi thường.
27/05/2014 10:38
LÊ KIÊN thực hiện
Sài Gòn chi 3.9 tỉ cho xí nghiệp bị thiệt hại vì bạo động
SÀI GÒN 25-5 (NV) - Có 32 doanh nghiệp ở Sài Gòn bị thiệt hại do các vụ biểu tình bạo động, sau khi hàng chục ngàn công nhân đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc, sẽ được hỗ trợ 3.9 tỉ đồng.
Xưởng sản xuất giày của Công ty Đông Hưng, Trung Quốc ở Bình Dương bị đập phá trong đợt đình công, biểu tình, bạo động hồi giữa tháng 5. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Đó là thông báo mới nhất liên quan đến các vụ bạo động xảy ra hồi trung tuần tháng 5, của nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn. Báo chí ở Việt Nam không đưa tin gì liên quan đến các vụ biểu tình bạo động xảy ra ở thành phố Sài Gòn. Cũng không thấy đưa tin có người biểu tình nào bị bắt giữ ở đây liên quan đến bạo động.
Thông báo vừa kể được đưa ra tại cuộc họp giữa nhà cầm quyền thành phố này với Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp ở Sài Gòn (HEPZA) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại do bạo động ổn định sản xuất, kinh doanh.
Theo thống kê của HEPZA, trong đợt đình công, biểu tình của hàng chục ngàn công nhân nhằm phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, riêng tại Sài Gòn, có 32 doanh nghiệp bị thiệt hại vì những hành vi bạo động. Tổng giá trị thiệt hại được ước đoán khoảng 3.9 tỉ đồng.
Mức thiệt hại vừa kể của 32 doanh nghiệp tại Sài Gòn được xác định là thiệt hại trực tiếp. Những thiệt hại gián tiếp do 124 doanh nghiệp phải cho công nhân tạm nghỉ từ một tới ba ngày, cuối cùng phải bồi thường bởi giao hàng không đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng, được HEPZA loan báo là “chưa thống kê được”.
Cũng theo HEPZA, đa số doanh nghiệp bị thiệt hại trong đợt đình công, biểu tình, bạo động vừa qua, có nhà xưởng ở các khu chế xuất: Linh Trung 1, Linh Trung 2 và Khu công nghiệp Bình Chiểu – những khu vực giáp với Bình Dương, nơi phát sinh đợt đình công, biểu tình, bạo động hồi tuần trước.
Tại cuộc họp vừa kể, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch thành phố Sài Gòn cho biết, đã yêu cầu Hải quan Sài Gòn sắp xếp nhân viên làm việc 24/24 để giải quyết thủ tục cho hàng hóa xuất cảng, nhập cảng của các doanh nghiệp nằm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp của Sài Gòn, không để hàng hóa xuất cảng, nhập cảng bị nghẽn, ứ.
Cục Thuế Sài Gòn cũng đã được chỉ thị phải rà soát để hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp bị thiệt hại. Đồng thời, phải thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp này theo chỉ đạo của nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội.
Bởi đợt đình công, biểu tình, bạo động vừa qua khiến nhiều công nhân thất nghiệp, viên Chủ tịch thành phố Sài Gòn yêu cầu chính quyền các quận, huyện phối hợp với các doanh nghiệp giới thiệu việc làm mới cho những công nhân này.
Chế độ Hà Nội đang dồn sức để giải quyết hậu quả do đợt đình công, biểu tình, bạo động vào các ngày 12,13 và 14/5/2014 gây ra. Khởi đầu từ Bình Dương, đợt đình công, biểu tình, bạo động này đã lan ra 22 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, gây thiệt hại trực tiếp cho 400 doanh nghiệp. Trong đó có hơn một chục doanh nghiệp bị đốt trụi. Sau đợt đợt đình công, biểu tình, bạo động này, nhiều doanh nghiệp đã tạm ngưng hoạt động
Để trấn an giới đầu tư ngoại quốc, nhà cầm quyền CSVN đã bắt giữ hơn 1,000 người bị cáo buộc là đã đập phá, đốt nhà xưởng, trộm cắp tài sản của các doanh nghiệp bị tấn công. Bình Dương là tỉnh có nhiều người bị bắt nhất. Ngoài cam kết nghiêm trị, Hà Nội còn hứa không để điều đó tái diễn, đồng thời hứa sẽ xem xét hỗ trợ những doanh nghiệp bị thiệt hại.
Mới đây, Bộ Tài chính CSVN đã yêu cầu các hãng bảo hiểm phải làm hết trách nhiệm với các doanh nghiệp có mua bảo hiểm và gặp thiệt hại do bạo động. Tuy nhiên theo báo giới Việt nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhà xưởng ở Bình Dương chưa thể thống kê hết thiệt hại. Cũng vì vậy, có lẽ phải đến cuối tháng này mới có những số liệu chính thức về tổng thiệt hại mà đợt đình công, biểu tình, bạo động gây ra đối với các doanh nghiệp tại Bình Dương.
Nhà cầm quyền các tỉnh, thành phố có doanh nghiệp bị thiệt hại do bạo động đã được yêu cầu phải cử người làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp bị thiệt hại do bạo động để giải quyết các thủ tục hành chính, giúp những doanh nghiệp này sớm hoạt động trở lại.
Hải quan Việt Nam cũng đã được lệnh miễn hoặc giảm thuế xuất cảng, thuế nhập cảng, hoàn thuế xuất cảng, thuế nhập cảng đối với những khoản thuế xuất cảng, thuế nhập cảng của hàng hoá bị tổn thất, giải tỏa các lô hàng xuất cảng, nhập cảng của những doanh nghiệp đang nợ thuế nhưng vừa bị thiệt hại do bạo động.
Ngân hàng Quốc gia cũng được yêu cầu phải chỉ đạo các tổ chức tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại sớm khôi phục hoạt động và phát triển sản xuất kinh doanh. (G.Đ.)
Xưởng sản xuất giày của Công ty Đông Hưng, Trung Quốc ở Bình Dương bị đập phá trong đợt đình công, biểu tình, bạo động hồi giữa tháng 5. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Đó là thông báo mới nhất liên quan đến các vụ bạo động xảy ra hồi trung tuần tháng 5, của nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn. Báo chí ở Việt Nam không đưa tin gì liên quan đến các vụ biểu tình bạo động xảy ra ở thành phố Sài Gòn. Cũng không thấy đưa tin có người biểu tình nào bị bắt giữ ở đây liên quan đến bạo động.
Thông báo vừa kể được đưa ra tại cuộc họp giữa nhà cầm quyền thành phố này với Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp ở Sài Gòn (HEPZA) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại do bạo động ổn định sản xuất, kinh doanh.
Theo thống kê của HEPZA, trong đợt đình công, biểu tình của hàng chục ngàn công nhân nhằm phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, riêng tại Sài Gòn, có 32 doanh nghiệp bị thiệt hại vì những hành vi bạo động. Tổng giá trị thiệt hại được ước đoán khoảng 3.9 tỉ đồng.
Mức thiệt hại vừa kể của 32 doanh nghiệp tại Sài Gòn được xác định là thiệt hại trực tiếp. Những thiệt hại gián tiếp do 124 doanh nghiệp phải cho công nhân tạm nghỉ từ một tới ba ngày, cuối cùng phải bồi thường bởi giao hàng không đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng, được HEPZA loan báo là “chưa thống kê được”.
Cũng theo HEPZA, đa số doanh nghiệp bị thiệt hại trong đợt đình công, biểu tình, bạo động vừa qua, có nhà xưởng ở các khu chế xuất: Linh Trung 1, Linh Trung 2 và Khu công nghiệp Bình Chiểu – những khu vực giáp với Bình Dương, nơi phát sinh đợt đình công, biểu tình, bạo động hồi tuần trước.
Tại cuộc họp vừa kể, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch thành phố Sài Gòn cho biết, đã yêu cầu Hải quan Sài Gòn sắp xếp nhân viên làm việc 24/24 để giải quyết thủ tục cho hàng hóa xuất cảng, nhập cảng của các doanh nghiệp nằm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp của Sài Gòn, không để hàng hóa xuất cảng, nhập cảng bị nghẽn, ứ.
Cục Thuế Sài Gòn cũng đã được chỉ thị phải rà soát để hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp bị thiệt hại. Đồng thời, phải thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp này theo chỉ đạo của nhà cầm quyền trung ương ở Hà Nội.
Bởi đợt đình công, biểu tình, bạo động vừa qua khiến nhiều công nhân thất nghiệp, viên Chủ tịch thành phố Sài Gòn yêu cầu chính quyền các quận, huyện phối hợp với các doanh nghiệp giới thiệu việc làm mới cho những công nhân này.
Chế độ Hà Nội đang dồn sức để giải quyết hậu quả do đợt đình công, biểu tình, bạo động vào các ngày 12,13 và 14/5/2014 gây ra. Khởi đầu từ Bình Dương, đợt đình công, biểu tình, bạo động này đã lan ra 22 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, gây thiệt hại trực tiếp cho 400 doanh nghiệp. Trong đó có hơn một chục doanh nghiệp bị đốt trụi. Sau đợt đợt đình công, biểu tình, bạo động này, nhiều doanh nghiệp đã tạm ngưng hoạt động
Để trấn an giới đầu tư ngoại quốc, nhà cầm quyền CSVN đã bắt giữ hơn 1,000 người bị cáo buộc là đã đập phá, đốt nhà xưởng, trộm cắp tài sản của các doanh nghiệp bị tấn công. Bình Dương là tỉnh có nhiều người bị bắt nhất. Ngoài cam kết nghiêm trị, Hà Nội còn hứa không để điều đó tái diễn, đồng thời hứa sẽ xem xét hỗ trợ những doanh nghiệp bị thiệt hại.
Mới đây, Bộ Tài chính CSVN đã yêu cầu các hãng bảo hiểm phải làm hết trách nhiệm với các doanh nghiệp có mua bảo hiểm và gặp thiệt hại do bạo động. Tuy nhiên theo báo giới Việt nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhà xưởng ở Bình Dương chưa thể thống kê hết thiệt hại. Cũng vì vậy, có lẽ phải đến cuối tháng này mới có những số liệu chính thức về tổng thiệt hại mà đợt đình công, biểu tình, bạo động gây ra đối với các doanh nghiệp tại Bình Dương.
Nhà cầm quyền các tỉnh, thành phố có doanh nghiệp bị thiệt hại do bạo động đã được yêu cầu phải cử người làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp bị thiệt hại do bạo động để giải quyết các thủ tục hành chính, giúp những doanh nghiệp này sớm hoạt động trở lại.
Hải quan Việt Nam cũng đã được lệnh miễn hoặc giảm thuế xuất cảng, thuế nhập cảng, hoàn thuế xuất cảng, thuế nhập cảng đối với những khoản thuế xuất cảng, thuế nhập cảng của hàng hoá bị tổn thất, giải tỏa các lô hàng xuất cảng, nhập cảng của những doanh nghiệp đang nợ thuế nhưng vừa bị thiệt hại do bạo động.
Ngân hàng Quốc gia cũng được yêu cầu phải chỉ đạo các tổ chức tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại sớm khôi phục hoạt động và phát triển sản xuất kinh doanh. (G.Đ.)
Giàn khoan 981 khiến kinh tế Việt Nam thêm bất ổn
SÀI GÒN 25-5 (NV) .- Tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến kinh tế Việt Nam vốn đã bất ổn càng thêm bất ổn. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
Giá vàng tại Việt Nam đã vọt lên chạm mức 37 triệu đồng/lượng vì bất ổn trên Biển Đông. (Hình: Dân Trí)
Theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, khi Trung Quốc vừa đưa giàn khoan 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò dầu khí, chỉ số Vn-Index lập tức giảm từ 580 xuống còn 508 điểm, mất 72 điểm. Gần đây, tuy chỉ số Vn-Index có nhích lên một chút nhưng hậu quả vẫn còn nguyên: giới đầu tư thua lỗ nặng nề. Người may mắn thì coi như mất trắng lợi nhuận đã tích lũy từ cuối năm ngoái đến đầu tháng 5-2014.
Không ai dự đoán được tương lai quan hệ Việt – Trung và sự ổn định của tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam sẽ thế nào. Vào lúc này, tâm lý chung của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam là cố gắng bán cho bằng hết số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ, bất chấp Ủy ban Chứng khoán Việt Nam liên tục trấn an và kêu gọi giữ bình tĩnh.
Không riêng lĩnh vực chứng khoán, thị trường liên ngân hàng cũng đang biến động dữ dội, lãi suất cho kỳ hạn qua đêm đã tăng tới 4,15%/năm, kỳ hạn một tuần tăng thành 4,2%/năm; kỳ hạn hai tuần tăng thành 4,25%/năm.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn mô tả thêm, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện đang trong “tư thế phòng thủ”, không sẵn sàng cho vay như trước. Dòng vốn ở Việt Nam hiện đang dồn vào vàng và ngoại tệ để tìm sự an toàn. Đây là lý do khiến giá vàng và tỷ giá đồng/Mỹ kim tăng vọt.
Tỷ giá đồng/Mỹ kim do Ngân hàng Quốc gia ấn định trên thị trường liên ngân hàng là 21,036 đồng/Mỹ kim nhưng tỷ giá do các ngân hàng thương mại niêm yết chính thức xấp xỉ 21,080 đồng/Mỹ kim. Trên thị trường tự do, tỷ giá này là 21,300 đồng/Mỹ kim.
Giá vàng cũng đã vọt lên và đang dao động ở mức 37 triệu đồng/lượng bất kể giá vàng thế giới khá ổn định, chỉ dao động quanh mức 1.300 đô la Mỹ/oz.
Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, trên thị trường chứng khoán, tuy giới đầu tư ngoại quốc không “bán đổ, bán tháo” cổ phiếu như giới đầu tư trong nước, thậm chí một số nhà đầu tư còn mua vào, nhờ vậy chỉ số Vn-Index không giảm sâu hơn song về lâu dài, chắc chắn mâu thuẫn Việt – Trung “sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nhất định” đối với triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư của ngoại quốc. Khi môi trường chính trị tại khu vực Đông Nam Á tiềm ẩn nhiều rủi ro, dòng vốn quốc tế sẽ có sự thay đổi trong chiến lược phân bổ đầu tư.
Trên bình diện rộng hơn, mâu thuẫn về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng không chỉ khiến lĩnh vực tài chính, tiền tệ của Việt Nam xáo trộn mà còn có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Nhiều chuyên gia kinh tế đang lo ngại vê việc Trung Quốc sẽ gây áp lực bằng cách cắt đứt quan hệ kinh tế, thương mại, khiến kinh tế Việt Nam suy sụp.
Lý do khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại như vậy bởi kinh tế Việt Nam vốn đã bị lệ thuộc quá sâu vào Trung Quốc.
Hồi trung tuần tháng 12 năm ngoái, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, chỉ trong 10 năm, từ 2001 đến 2012, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu USD hồi 2001, thành 16 tỷ USD vào năm 2012. Một vài thống kê khác cho biết, khoảng ¼ số ngoại tệ đã chi trong quan hệ thương mại với Trung Quốc là nhằm nhập cảng nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu. Cũng vì vậy, nếu Trung Quốc ngưng xuất cảng những nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu này, hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ tê liệt.
Chưa kể hàng loạt công trình rất quan trọng về năng lượng, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện do Trung Quốc đầu tư và đảm nhận. Nếu việc thực hiện các công trình này không thể tiến hành bình thường, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các chương trình phát triển và việc trì hoãn hoàn thành các công trình đó còn gây thêm tốn kém. (G.Đ.)
05-25- 2014 1:27:22 PM
Giá vàng tại Việt Nam đã vọt lên chạm mức 37 triệu đồng/lượng vì bất ổn trên Biển Đông. (Hình: Dân Trí)
Theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, khi Trung Quốc vừa đưa giàn khoan 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò dầu khí, chỉ số Vn-Index lập tức giảm từ 580 xuống còn 508 điểm, mất 72 điểm. Gần đây, tuy chỉ số Vn-Index có nhích lên một chút nhưng hậu quả vẫn còn nguyên: giới đầu tư thua lỗ nặng nề. Người may mắn thì coi như mất trắng lợi nhuận đã tích lũy từ cuối năm ngoái đến đầu tháng 5-2014.
Không ai dự đoán được tương lai quan hệ Việt – Trung và sự ổn định của tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam sẽ thế nào. Vào lúc này, tâm lý chung của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam là cố gắng bán cho bằng hết số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ, bất chấp Ủy ban Chứng khoán Việt Nam liên tục trấn an và kêu gọi giữ bình tĩnh.
Không riêng lĩnh vực chứng khoán, thị trường liên ngân hàng cũng đang biến động dữ dội, lãi suất cho kỳ hạn qua đêm đã tăng tới 4,15%/năm, kỳ hạn một tuần tăng thành 4,2%/năm; kỳ hạn hai tuần tăng thành 4,25%/năm.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn mô tả thêm, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện đang trong “tư thế phòng thủ”, không sẵn sàng cho vay như trước. Dòng vốn ở Việt Nam hiện đang dồn vào vàng và ngoại tệ để tìm sự an toàn. Đây là lý do khiến giá vàng và tỷ giá đồng/Mỹ kim tăng vọt.
Tỷ giá đồng/Mỹ kim do Ngân hàng Quốc gia ấn định trên thị trường liên ngân hàng là 21,036 đồng/Mỹ kim nhưng tỷ giá do các ngân hàng thương mại niêm yết chính thức xấp xỉ 21,080 đồng/Mỹ kim. Trên thị trường tự do, tỷ giá này là 21,300 đồng/Mỹ kim.
Giá vàng cũng đã vọt lên và đang dao động ở mức 37 triệu đồng/lượng bất kể giá vàng thế giới khá ổn định, chỉ dao động quanh mức 1.300 đô la Mỹ/oz.
Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, trên thị trường chứng khoán, tuy giới đầu tư ngoại quốc không “bán đổ, bán tháo” cổ phiếu như giới đầu tư trong nước, thậm chí một số nhà đầu tư còn mua vào, nhờ vậy chỉ số Vn-Index không giảm sâu hơn song về lâu dài, chắc chắn mâu thuẫn Việt – Trung “sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nhất định” đối với triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư của ngoại quốc. Khi môi trường chính trị tại khu vực Đông Nam Á tiềm ẩn nhiều rủi ro, dòng vốn quốc tế sẽ có sự thay đổi trong chiến lược phân bổ đầu tư.
Trên bình diện rộng hơn, mâu thuẫn về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng không chỉ khiến lĩnh vực tài chính, tiền tệ của Việt Nam xáo trộn mà còn có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Nhiều chuyên gia kinh tế đang lo ngại vê việc Trung Quốc sẽ gây áp lực bằng cách cắt đứt quan hệ kinh tế, thương mại, khiến kinh tế Việt Nam suy sụp.
Lý do khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại như vậy bởi kinh tế Việt Nam vốn đã bị lệ thuộc quá sâu vào Trung Quốc.
Hồi trung tuần tháng 12 năm ngoái, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, chỉ trong 10 năm, từ 2001 đến 2012, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu USD hồi 2001, thành 16 tỷ USD vào năm 2012. Một vài thống kê khác cho biết, khoảng ¼ số ngoại tệ đã chi trong quan hệ thương mại với Trung Quốc là nhằm nhập cảng nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu. Cũng vì vậy, nếu Trung Quốc ngưng xuất cảng những nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu này, hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ tê liệt.
Chưa kể hàng loạt công trình rất quan trọng về năng lượng, cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện do Trung Quốc đầu tư và đảm nhận. Nếu việc thực hiện các công trình này không thể tiến hành bình thường, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các chương trình phát triển và việc trì hoãn hoàn thành các công trình đó còn gây thêm tốn kém. (G.Đ.)
05-25- 2014 1:27:22 PM
Nhiều kiểm ngư viên Việt Nam bị thương trong 2 ngày đối đầu
HÀ NỘI 25-5 (NV) .- Nhiều kiểm ngư viên của Việt Nam đã bị thương hôm Thứ Bảy và Chủ Nhật trên vùng biển Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan HD981 trong các vụ đối đầu trên biển tiếp diễn.
Tàu kiểm ngư 762 dùng nệm che cửa kính để chống vòi rồng tàu Trung Quốc tấn công,
thân tàu bị móp, rách nhiều chỗ sau hơn 50 lầm bị xịt nước, đâm húc. (Hình: Thanh Niên)
Hai ngày liên tiếp Thứ Bảy 24-5 và Chủ Nhật 25/5/2014, các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt nam vẫn cố gắng tiếp cận giàn khoan HD981 của Trung Quốc dò tìm dầu khí bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với lực lượng cản trở của Trung Quốc vừa đông đảo hơn vừa mạnh hơn, một số tàu của phía Việt Nam đã bị hư hại và một số kiểm ngư viên bị thương vì bị đâm tàu và xịt vòi rồng.
Theo tin tờ Tiền Phong, hôm Chủ Nhật, tàu Kiểm Ngư 22 đã bị tàu Trung Quốc “đâm húc, xịt vòi rồng làm hư hại cabin, chập điện. Nghiêm trọng hơn, 4 kiểm ngư viên trên tàu Việt Nam bị thương, trong đó có Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu 22” lúc 6 giờ 30 sáng. Thời điểm này có “6 tàu của Trung Quốc tăng tốc rượt đuổi tàu tàu Kiểm ngư 22, tàu Kiểm ngư 768 của Việt Nam cách khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép 8 hải lí.”
Để tăng mức đe dọa “các tàu hải cảnh, hải tuần với các số hiệu 37101, 37102, 32101, 44001, 32102 của Trung Quốc còn đồng loạt mở bạt pháo uy hiếp các tàu chấp pháp của Việt Nam”, theo tờ Tiền Phong.
“Tới 7 giờ sáng, tàu lai dắt đẩy ủi Hữu Liên 9 của Trung Quốc hú còi rượt đuổi đâm húc tàu Kiểm ngư 22 của Việt Nam. Ở cự li gần, tàu Hữu Liên 9 mở vòi rồng áp lực cao phun vào cabin, hệ thống truyền thanh của tàu Kiểm ngư 22.”
Theo nguồn tin, sau hơn 30 phút bị quần thảo, tàu Kiểm ngư 22 của Việt Nam bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc làm hư hại hệ thống cabin, chập điện. Trong vụ này, 4 kiểm ngư viên trên tàu 22 bị thương, trong đó có cả Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu Kiểm ngư 22.
Ngày hôm trước, Thứ Bảy 24/5/2014, Vietnamnet nói tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 có 127 tàu Trung Quốc, tăng 5 tàu so với hôm trước. Có tổng cộng 127 tàu, gồm 44 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá, 1 tàu chiến. Tàu hộ vệ tên lửa đã được đưa ra cách xa giàn khoan, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn và được ẩn giấu kỹ hơn trước. Ngoài ra, 4 máy bay của Trung Quốc còn bay nhiều vòng trên khu vực lực lượng tàu Việt Nam hoạt động ở tầm cao 300-500m.
Theo Vietnamnet, Trung Quốc “bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn, ăng ten, phần vỏ bị móp mép, 3 kiểm ngư viên bị thương nhẹ”.
Theo một số báo, những ngày gần đây, Trung Quốc tăng cường thêm nhiều tàu đánh cá vỏ sắt làm thành đội hình 30 tàu liên kết ngăn cản các tàu của Việt Nam. Tổng số có đến 100 tàu đánh cá cỡ lớn và vỏ sắt của Trung Quốc được đưa tới khu vực tranh chấp không phải để đánh cá mà chỉ nhắm quấy rối các tàu chấp pháp của Việt Nam. Khi có cơ hội thì sẵn sàng lao vào đâm các tàu Việt Nam.
Theo tờ Thanh Niên, một trong những tàu kiểm ngư của Việt Nam bị đâm nhiều lần nhất hiện đang được đưa về sửa chữa tại Đà Nẵng. Đó là tàu Kiểm ngư 762 bị các tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, đâm húc hơn 50 lần khi cố tiếp cận giàn khoan HD981 từ khi có các vụ đối đầu trên biển giữa hai nước từ đầu Tháng 5 đến nay.
Tàu Kiểm ngư 762 bị “biến dạng thân vỏ, có vết đâm ở mạn đến mức xé toác cả lớp sắt dày, những cú va chạm mạnh đến nỗi làm rơi cả các tấm đệm mũi của tàu Trung Quốc.” Tờ Thanh Niên kể. “Trong quá trình vào bờ sửa chữa, tàu kiểm ngư 762 còn lai dắt thêm tàu kiểm ngư 703, vốn bị chết máy, hỏng chân vịt vì tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào ống xả, đâm thủng sâu mạn trái và hệ thống lan can, cửa kính, không một chỗ nào còn lành lặn”. (TN)
05-25- 2014 6:04:09 PM
Tàu kiểm ngư 762 dùng nệm che cửa kính để chống vòi rồng tàu Trung Quốc tấn công,
thân tàu bị móp, rách nhiều chỗ sau hơn 50 lầm bị xịt nước, đâm húc. (Hình: Thanh Niên)
Hai ngày liên tiếp Thứ Bảy 24-5 và Chủ Nhật 25/5/2014, các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt nam vẫn cố gắng tiếp cận giàn khoan HD981 của Trung Quốc dò tìm dầu khí bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với lực lượng cản trở của Trung Quốc vừa đông đảo hơn vừa mạnh hơn, một số tàu của phía Việt Nam đã bị hư hại và một số kiểm ngư viên bị thương vì bị đâm tàu và xịt vòi rồng.
Theo tin tờ Tiền Phong, hôm Chủ Nhật, tàu Kiểm Ngư 22 đã bị tàu Trung Quốc “đâm húc, xịt vòi rồng làm hư hại cabin, chập điện. Nghiêm trọng hơn, 4 kiểm ngư viên trên tàu Việt Nam bị thương, trong đó có Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu 22” lúc 6 giờ 30 sáng. Thời điểm này có “6 tàu của Trung Quốc tăng tốc rượt đuổi tàu tàu Kiểm ngư 22, tàu Kiểm ngư 768 của Việt Nam cách khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép 8 hải lí.”
Để tăng mức đe dọa “các tàu hải cảnh, hải tuần với các số hiệu 37101, 37102, 32101, 44001, 32102 của Trung Quốc còn đồng loạt mở bạt pháo uy hiếp các tàu chấp pháp của Việt Nam”, theo tờ Tiền Phong.
“Tới 7 giờ sáng, tàu lai dắt đẩy ủi Hữu Liên 9 của Trung Quốc hú còi rượt đuổi đâm húc tàu Kiểm ngư 22 của Việt Nam. Ở cự li gần, tàu Hữu Liên 9 mở vòi rồng áp lực cao phun vào cabin, hệ thống truyền thanh của tàu Kiểm ngư 22.”
Theo nguồn tin, sau hơn 30 phút bị quần thảo, tàu Kiểm ngư 22 của Việt Nam bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc làm hư hại hệ thống cabin, chập điện. Trong vụ này, 4 kiểm ngư viên trên tàu 22 bị thương, trong đó có cả Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu Kiểm ngư 22.
Ngày hôm trước, Thứ Bảy 24/5/2014, Vietnamnet nói tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 có 127 tàu Trung Quốc, tăng 5 tàu so với hôm trước. Có tổng cộng 127 tàu, gồm 44 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá, 1 tàu chiến. Tàu hộ vệ tên lửa đã được đưa ra cách xa giàn khoan, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn và được ẩn giấu kỹ hơn trước. Ngoài ra, 4 máy bay của Trung Quốc còn bay nhiều vòng trên khu vực lực lượng tàu Việt Nam hoạt động ở tầm cao 300-500m.
Theo Vietnamnet, Trung Quốc “bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước nhằm chia cắt, cản phá đội hình tàu Việt Nam làm 8 tàu chấp pháp của Việt Nam bị hỏng trang thiết bị nghe nhìn, ăng ten, phần vỏ bị móp mép, 3 kiểm ngư viên bị thương nhẹ”.
Theo một số báo, những ngày gần đây, Trung Quốc tăng cường thêm nhiều tàu đánh cá vỏ sắt làm thành đội hình 30 tàu liên kết ngăn cản các tàu của Việt Nam. Tổng số có đến 100 tàu đánh cá cỡ lớn và vỏ sắt của Trung Quốc được đưa tới khu vực tranh chấp không phải để đánh cá mà chỉ nhắm quấy rối các tàu chấp pháp của Việt Nam. Khi có cơ hội thì sẵn sàng lao vào đâm các tàu Việt Nam.
Theo tờ Thanh Niên, một trong những tàu kiểm ngư của Việt Nam bị đâm nhiều lần nhất hiện đang được đưa về sửa chữa tại Đà Nẵng. Đó là tàu Kiểm ngư 762 bị các tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, đâm húc hơn 50 lần khi cố tiếp cận giàn khoan HD981 từ khi có các vụ đối đầu trên biển giữa hai nước từ đầu Tháng 5 đến nay.
Tàu Kiểm ngư 762 bị “biến dạng thân vỏ, có vết đâm ở mạn đến mức xé toác cả lớp sắt dày, những cú va chạm mạnh đến nỗi làm rơi cả các tấm đệm mũi của tàu Trung Quốc.” Tờ Thanh Niên kể. “Trong quá trình vào bờ sửa chữa, tàu kiểm ngư 762 còn lai dắt thêm tàu kiểm ngư 703, vốn bị chết máy, hỏng chân vịt vì tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào ống xả, đâm thủng sâu mạn trái và hệ thống lan can, cửa kính, không một chỗ nào còn lành lặn”. (TN)
05-25- 2014 6:04:09 PM
Chính khách và lãnh tụ
Nguyễn Hưng Quốc-26.05.2014
Nói đến một chính phủ dân chủ, người ta hay lặp đi lặp lại câu: Đó là chính phủ “của dân, do dân và vì dân”. Lặp đến phát nhàm. Nhàm đến nhảm: nó chả còn ý nghĩa gì cả. Tất cả những chữ như “của”, “do” và “vì”, và cả chữ “dân” nữa, đều bị lạm dụng và xuyên tạc hay diễn dịch theo nhiều cách khác nhau đến độ chúng trở thành trống rỗng, có thể áp dụng cho bất cứ chế độ nào, ngay cả những chế độ độc tài hay toàn trị, kiểu chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản dưới những thời kỳ khắc nghiệt nhất (Stalin, Mao Trạch Đông, Lê Duẩn và dòng họ Kim ở Bắc Hàn).
Hơn nữa, câu trên, nếu đúng, nó chỉ đúng ở một mặt: cơ chế với đặc điểm nổi bật nhất là hình thức bầu cử và các lý tưởng cũng như nguyên tắc vận hành của chính phủ. Đã đành cơ chế rất quan trọng, nhưng dân chủ không phải chỉ là cơ chế. Ở khá nhiều nước, người dân cũng được đi bầu cử, nhưng ở đó vẫn không có dân chủ. Ở một số nước khác cũng có tam quyền phân lập nhưng vẫn không có dân chủ. Dân chủ, do đó, ngoài khía cạnh cơ chế, còn là một nhận thức, không phải chỉ là nhận thức của giới cầm quyền mà còn là nhận thức của tất cả mọi người, kể cả những người bị trị.
Nhận thức ấy tập trung vào một chữ: Quyền. Dân chủ là một chế độ được xây dựng trên nền tảng công nhận và bảo vệ những cái quyền căn bản của mọi người. Những quyền ấy được xem là tự nhiên và bất khả xâm phạm. Chúng không phải là những gì chính phủ có thể ban phát mà là những gì chính phủ có bổn phận phải bảo vệ. Hơn nữa, chúng còn là thước đo để đánh giá các chế độ và các chính phủ: Người ta chia mức độ dân chủ của chính quyền dựa trên mức độ tôn trọng các quyền căn bản ấy.
Trong mỗi chính phủ, người ta cũng phân loại các chính sách tùy theo mức độ tôn trọng các quyền của con người và của công dân. Nói một cách tóm tắt, một chính sách hợp lòng dân và mang lại lợi ích cho nhân dân: chính sách ấy đúng. Một chính sách đi ngược lại với tâm nguyện và lợi ích của nhân dân: chính sách ấy sai.
Điều đó có nghĩa là: Về phương diện chính trị, nhân dân, cái được xem là chuẩn, bao giờ cũng đúng. Không công nhận điều đó, người ta sẽ không bao giờ có dân chủ, hoặc nếu có, chỉ là một thứ dân chủ vờ vĩnh, dối trá. Ở Tây phương, sau các cuộc bầu cử, phe thua, tức phe thiểu số – có thể bao gồm những người cực kỳ thông minh và uyên bác – tuyệt đối không bao giờ chửi phe thắng, tức phe đa số, là ngu xuẩn cả. Về phương diện giáo dục, họ có thể ít học thật. Nhưng về phương diện chính trị, trong các cuộc bầu cử, họ luôn luôn đúng: Chỉ có họ mới biết họ thực sự cần gì nhất. Bổn phận của các chính khách trong một xã hội dân chủ là phải tìm hiểu những thứ dân chúng cần và thuyết phục là họ có thể đáp ứng được những thứ mà dân chúng cần ấy.
Bởi vậy, ở Tây phương, người ta cho một chính khách giỏi, trước hết, là người biết đọc những ý nghĩ và ước muốn thầm kín của nhân dân, hơn nữa, biết cách truyền thông, tức có khả năng “bán” các chính sách của mình cho nhân dân để cuối cùng, đa số nhân dân chấp nhận bỏ phiếu cho họ.
Nhưng một chính khách giỏi không hẳn đã là một lãnh tụ giỏi. Không hiếm chính khách giỏi, nhờ hiểu ý dân và biết chiều ý dân, trở thành lãnh tụ, nhưng sau đó, chỉ là một lãnh tụ tồi, trong đó, cái tồi nhất là mị dân, lúc nào cũng đi sau nhân dân. Ngoài hai đặc điểm trên, một lãnh tụ giỏi cần thêm một yếu tố khác nữa: biết hướng đến tương lai để đi trước nhân dân. Tuy nhiên, ở đây lại có một nguy cơ: nhân danh tương lai, người ta có thể trở thành một kẻ buôn bán ảo tưởng và cuối cùng, độc tài và tàn bạo. Một lãnh tụ giỏi, khi hướng tới tương lai, thứ nhất, không bao giờ được quên những gì mình đã có, trong quá khứ, và đang có, trong hiện tại; thứ hai, con đường đi tới tương lai ấy cần sự đồng thuận và đồng hành với mọi người: Nó không ngừng được/bị kiểm tra để loại trừ những sai lầm lúc nào cũng rình rập dưới chân quyền lực; thứ ba, sẵn sàng chấp nhận mọi tranh biện và phản biện để biết chắc là chọn lựa đi đến tương lai của mình là một chọn lựa tối ưu; cuối cùng, thứ tư, để các cuộc tranh biện và phản biện ấy có hiệu quả, người ta chấp nhận sự minh bạch và bảo đảm tính chất khả kiểm của guồng máy chính quyền.
Trong ý nghĩa như vậy, một chính khách giỏi bao giờ cũng đồng nghĩa với một lãnh tụ, với những mức độ khác nhau, dân chủ.
Ngoại lệ, nếu có, rất hoạ hoằn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu Việt Nam gần giàn khoan
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở
Biển Ðông, khoảng 210km (130 dặm) ngoài khơi Việt Nam.
Tin liên hệ
- Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
- Tư lệnh Mỹ cảnh báo về nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông
- Một phụ nữ tự thiêu phản đối Trung Quốc trước Dinh Thống Nhất
- Đối đầu TQ-VN ở Biển Ðông thử thách chính sách xoay trục Á Châu của Mỹ
- Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ ý nghĩa 'đường lưỡi bò'
- Việt Nam dọa kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan
- Việt Nam cứu xét 'giải pháp quốc phòng' vụ TQ hạ đặt giàn khoan
Hình ảnh/Video
Ðường dẫn
Thêm 4 nhân viên kiểm ngư
Việt Nam bị thương hôm qua sau khi bị các tàu Trung Quốc đâm húc, xịt vòi rồng,
đuổi ra khỏi khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh đầu tháng này đưa
vào vùng biển Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết hiện nay Trung Quốc vẫn duy trì trên một trăm tàu các loại bao gồm tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu khu trục tên lửa, và tàu quét mìn.
Thêm vào đó, Bắc Kinh còn điều động vô số tàu cá xung quanh giàn khoan để ngăn cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và sẵn sàng lao vào tàu cá Việt hoạt động trên vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ tối 26/5, ông Hà Lê, Phó Cục Trưởng Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tình hình tại điểm nóng này vẫn hết sức căng thẳng, hầu hết tàu Việt Nam đã bị hư hại do Trung Quốc tấn công.
Ông Hà Lê: Có thêm 4 kiểm ngư viên của chúng tôi bị thương cũng do Trung Quốc đâm và phun vòi rồng. Hiện tại 4 kiểm ngư viên này cũng đã cơ bản bình phục và cũng đang tiếp tục làm nhiệm vụ rồi.
VOA: Về tình hình tàu bè của phía Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Ông Hà Lê: Tàu bè thì với sự khiêu khích của Trung Quốc như vậy thì hầu hết tất cả các tàu kiểm ngư của lực lượng chúng tôi đều bị đâm va, bị phun nước, và bị hư hại.
VOA: Thống kê tới nay số tàu bị hư hại là bao nhiêu?
Ông Hà Lê: Tôi nói là hầu hết đấy ạ.
VOA: Hầu hết trong tổng số bao nhiêu xin ông cho biết?
Ông Hà Lê: Có lẽ cái này thì tôi cũng chưa thể cung cấp được.
VOA: Lực lượng tàu bè của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc có sự tăng cường ra sao trên thực địa?
Ông Hà Lê: Trong một vài ngày gần đây, phía Trung Quốc cũng không tăng cường thêm lực lượng, chỉ có tăng mức độ gây hấn thôi, chứ còn họ cũng không tăng cường thêm lực lượng.
VOA: Như vậy họ vẫn duy trì trên 130 tàu tại đó?
Ông Hà Lê: Mấy hôm nay Trung Quốc còn khoảng 113 tàu. Thông tin mới nhất là 113 tàu và có một số tàu quân sự hoạt động ở trong vùng biển đó nữa.
VOA: Tin nói là có thêm các tàu cá Trung Quốc nhưng dường như không để hoạt động mà để cản trở tàu của Việt Nam?
Ông Hà Lê: Vâng, cái này tôi xin khẳng định là đội tàu cá của Trung Quốc hoàn toàn không ra đây với mục đích khai thác mà ra đây với mục đích tham gia cùng các tàu chấp pháp của Trung Quốc để cùng cản phá lực lượng của Việt Nam và để uy hiếp tàu của ngư dân Việt Nam đang khai thác tại vùng biển đó.
VOA: Số lượng tàu cá Trung Quốc để ‘uy hiếp’ đó khoảng chừng bao nhiêu, thưa ông?
Ông Hà Lê: Cái này tôi xin phép cũng chưa cung cấp chính xác được.
VOA: Còn lực lượng phía Việt Nam có tăng cường thêm tàu không trước sự tăng cường của phía Trung Quốc như thế?
Ông Hà Lê: Lực lượng Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình. Chủ trương của chúng tôi là chưa tăng cường thêm, và đặc biệt tới thời điểm này chúng tôi chưa hề đưa bất kỳ một tàu nào thuộc lực lượng quân sự ra khu vực đó cả. Tôi xin nhấn mạnh lại là hiện tại hoàn toàn trong khu vực đó lực lượng của Việt Nam là lực lượng dân sự gồm Cảnh sát biển Việt Nam và Kiểm ngư Việt Nam.
VOA: Thời gian đầu tàu Việt Nam khi tiếp cận bị tàu Trung Quốc uy hiếp thì có đáp trả lại. Nhưng sau đó Việt Nam đã đổi chiến thuật là không đáp trả mà bỏ chạy ra ngoài mỗi khi bị Trung Quốc đuổi. Chiến thuật hiện nay như thế nào, có thay đổi gì nữa không, thưa ông?
Ông Hà Lê: Mục đích và phương pháp đấu tranh của chúng tôi là hoàn toàn không thay đổi. Hiện tại chúng tôi hoàn toàn đấu tranh bằng hòa bình, bằng việc tuyên truyền với sự xâm phạm trái phép của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chủ động tránh né những sự va chạm cố ý của phía Trung Quốc để hạn chế tối đa những hư hỏng, thiệt hại của lực lượng chúng tôi.
VOA: Trung Quốc vẫn cương quyết không một động thái nào chứng tỏ sẽ nhượng bộ mà còn tăng cường thêm để bảo vệ giàn khoan của họ. Phía Việt Nam có cách nào để lay chuyển được tình thế, để nắm được thế chủ động hơn trong việc chống vi phạm chủ quyền Việt Nam?
Ông Hà Lê: Hiện tại chúng tôi sử dụng rất nhiều biện pháp trên tôn chỉ là tất cả biện pháp đấy đều trên cơ sở tôn trọng pháp luật Việt Nam và quốc tế, đấu tranh hoàn toàn trên phương thức hòa bình. Vì vậy, quan điểm mục tiêu của chúng tôi là quyết tâm đấu tranh đến cùng cho đến khi Trung Quốc rút giàn khoan này.
VOA: Phương pháp đấu tranh hiện nay_dường như hễ Trung Quốc yêu cầu đi ra khỏi khu vực thì bắt buộc Việt Nam phải chạy ra ngoài_liệu có đem lại hiệu quả mong đợi? Có biện pháp nào cương quyết hơn không?
Ông Hà Lê: Chúng tôi vẫn kiên trì các biện pháp đấu tranh của chúng tôi kết hợp với nhiều biện pháp khác. Chúng tôi đấu tranh trên con đường ngoại giao. Chúng tôi tạo sự ủng hộ của bạn bè trong nước và quốc tế để họ hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng tôi.
VOA: Có ý kiến cho rằng có lẽ phải chờ Trung Quốc tự động rút giàn khoan về theo thời hạn tháng 8 họ thông báo trước đây thì mới có thể thay đổi được tình hình, chứ Việt Nam giờ khó có cách nào thay đổi được thực trạng ở đó. Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Hà Lê: Cái này tôi cũng không thể nào trả lời chị được vì tình hình hiện tại vẫn còn rất phức tạp như vậy.
VOA: Việt Nam tiếp cận khu vực giàn khoan đó trên biển không được, có tính đến việc tiếp cận trên không hay không?
Ông Hà Lê: Hiện tại chúng tôi chưa tính đến việc sẽ tiếp cận trên không.
VOA: Vì lý do gì, thưa ông?
Ông Hà Lê: Cái này xin phép, có lẽ chúng ta không nên đi sâu vào như thế này. Tôi nghĩ những thông tin tôi cung cấp cho quý đài đã tương đối đầy đủ rồi. Cảm ơn quý đài và cũng rất mong quý đài đưa tin trung thực, chính xác về tình hình ở đây để quý độc giả hiểu được bản chất sự việc.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Ông Hà Lê: Dạ vâng.
Truyền thông trong nước đưa tin Ngoại trưởng Việt
Nam sẽ sang Mỹ thảo luận với Ngoại trưởng Hoa Kỳ về vấn đề giàn khoan Hải Dương
của Trung Quốc.
Việt Nam chưa công bố thời điểm cụ thể nhưng nói rằng chuyến đi đáp lời mời của Ngoại trưởng John Kerry nhân cuộc điện đàm về tranh chấp Biển Đông với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hôm 21/5.
Đôi bên dự kiến sẽ thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề cùng quan tâm ở khu vực và quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ‘trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam’ sẽ được bàn thảo trong cuộc gặp sắp tới giữa Ngoại trưởng hai nước Việt-Mỹ.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết hiện nay Trung Quốc vẫn duy trì trên một trăm tàu các loại bao gồm tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu khu trục tên lửa, và tàu quét mìn.
Thêm vào đó, Bắc Kinh còn điều động vô số tàu cá xung quanh giàn khoan để ngăn cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và sẵn sàng lao vào tàu cá Việt hoạt động trên vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ tối 26/5, ông Hà Lê, Phó Cục Trưởng Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tình hình tại điểm nóng này vẫn hết sức căng thẳng, hầu hết tàu Việt Nam đã bị hư hại do Trung Quốc tấn công.
Ông Hà Lê: Có thêm 4 kiểm ngư viên của chúng tôi bị thương cũng do Trung Quốc đâm và phun vòi rồng. Hiện tại 4 kiểm ngư viên này cũng đã cơ bản bình phục và cũng đang tiếp tục làm nhiệm vụ rồi.
VOA: Về tình hình tàu bè của phía Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Ông Hà Lê: Tàu bè thì với sự khiêu khích của Trung Quốc như vậy thì hầu hết tất cả các tàu kiểm ngư của lực lượng chúng tôi đều bị đâm va, bị phun nước, và bị hư hại.
VOA: Thống kê tới nay số tàu bị hư hại là bao nhiêu?
Ông Hà Lê: Tôi nói là hầu hết đấy ạ.
VOA: Hầu hết trong tổng số bao nhiêu xin ông cho biết?
Ông Hà Lê: Có lẽ cái này thì tôi cũng chưa thể cung cấp được.
VOA: Lực lượng tàu bè của cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc có sự tăng cường ra sao trên thực địa?
Ông Hà Lê: Trong một vài ngày gần đây, phía Trung Quốc cũng không tăng cường thêm lực lượng, chỉ có tăng mức độ gây hấn thôi, chứ còn họ cũng không tăng cường thêm lực lượng.
VOA: Như vậy họ vẫn duy trì trên 130 tàu tại đó?
Ông Hà Lê: Mấy hôm nay Trung Quốc còn khoảng 113 tàu. Thông tin mới nhất là 113 tàu và có một số tàu quân sự hoạt động ở trong vùng biển đó nữa.
VOA: Tin nói là có thêm các tàu cá Trung Quốc nhưng dường như không để hoạt động mà để cản trở tàu của Việt Nam?
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng
Sa.
Ông Hà Lê: Vâng, cái này tôi xin khẳng định là đội tàu cá của Trung Quốc hoàn toàn không ra đây với mục đích khai thác mà ra đây với mục đích tham gia cùng các tàu chấp pháp của Trung Quốc để cùng cản phá lực lượng của Việt Nam và để uy hiếp tàu của ngư dân Việt Nam đang khai thác tại vùng biển đó.
VOA: Số lượng tàu cá Trung Quốc để ‘uy hiếp’ đó khoảng chừng bao nhiêu, thưa ông?
Ông Hà Lê: Cái này tôi xin phép cũng chưa cung cấp chính xác được.
VOA: Còn lực lượng phía Việt Nam có tăng cường thêm tàu không trước sự tăng cường của phía Trung Quốc như thế?
Ông Hà Lê: Lực lượng Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình. Chủ trương của chúng tôi là chưa tăng cường thêm, và đặc biệt tới thời điểm này chúng tôi chưa hề đưa bất kỳ một tàu nào thuộc lực lượng quân sự ra khu vực đó cả. Tôi xin nhấn mạnh lại là hiện tại hoàn toàn trong khu vực đó lực lượng của Việt Nam là lực lượng dân sự gồm Cảnh sát biển Việt Nam và Kiểm ngư Việt Nam.
VOA: Thời gian đầu tàu Việt Nam khi tiếp cận bị tàu Trung Quốc uy hiếp thì có đáp trả lại. Nhưng sau đó Việt Nam đã đổi chiến thuật là không đáp trả mà bỏ chạy ra ngoài mỗi khi bị Trung Quốc đuổi. Chiến thuật hiện nay như thế nào, có thay đổi gì nữa không, thưa ông?
Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc ở Biển Đông,
ngày 15/5/2014.
Ông Hà Lê: Mục đích và phương pháp đấu tranh của chúng tôi là hoàn toàn không thay đổi. Hiện tại chúng tôi hoàn toàn đấu tranh bằng hòa bình, bằng việc tuyên truyền với sự xâm phạm trái phép của Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chủ động tránh né những sự va chạm cố ý của phía Trung Quốc để hạn chế tối đa những hư hỏng, thiệt hại của lực lượng chúng tôi.
VOA: Trung Quốc vẫn cương quyết không một động thái nào chứng tỏ sẽ nhượng bộ mà còn tăng cường thêm để bảo vệ giàn khoan của họ. Phía Việt Nam có cách nào để lay chuyển được tình thế, để nắm được thế chủ động hơn trong việc chống vi phạm chủ quyền Việt Nam?
Ông Hà Lê: Hiện tại chúng tôi sử dụng rất nhiều biện pháp trên tôn chỉ là tất cả biện pháp đấy đều trên cơ sở tôn trọng pháp luật Việt Nam và quốc tế, đấu tranh hoàn toàn trên phương thức hòa bình. Vì vậy, quan điểm mục tiêu của chúng tôi là quyết tâm đấu tranh đến cùng cho đến khi Trung Quốc rút giàn khoan này.
VOA: Phương pháp đấu tranh hiện nay_dường như hễ Trung Quốc yêu cầu đi ra khỏi khu vực thì bắt buộc Việt Nam phải chạy ra ngoài_liệu có đem lại hiệu quả mong đợi? Có biện pháp nào cương quyết hơn không?
Ông Hà Lê: Chúng tôi vẫn kiên trì các biện pháp đấu tranh của chúng tôi kết hợp với nhiều biện pháp khác. Chúng tôi đấu tranh trên con đường ngoại giao. Chúng tôi tạo sự ủng hộ của bạn bè trong nước và quốc tế để họ hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng tôi.
Bản đồ khu vực nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan
dầu.
VOA: Có ý kiến cho rằng có lẽ phải chờ Trung Quốc tự động rút giàn khoan về theo thời hạn tháng 8 họ thông báo trước đây thì mới có thể thay đổi được tình hình, chứ Việt Nam giờ khó có cách nào thay đổi được thực trạng ở đó. Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Hà Lê: Cái này tôi cũng không thể nào trả lời chị được vì tình hình hiện tại vẫn còn rất phức tạp như vậy.
VOA: Việt Nam tiếp cận khu vực giàn khoan đó trên biển không được, có tính đến việc tiếp cận trên không hay không?
Ông Hà Lê: Hiện tại chúng tôi chưa tính đến việc sẽ tiếp cận trên không.
VOA: Vì lý do gì, thưa ông?
Ông Hà Lê: Cái này xin phép, có lẽ chúng ta không nên đi sâu vào như thế này. Tôi nghĩ những thông tin tôi cung cấp cho quý đài đã tương đối đầy đủ rồi. Cảm ơn quý đài và cũng rất mong quý đài đưa tin trung thực, chính xác về tình hình ở đây để quý độc giả hiểu được bản chất sự việc.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Ông Hà Lê: Dạ vâng.
Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Phó Cục Trưởng Kiểm ngư Việt Nam Hà Lê
Việt Nam chưa công bố thời điểm cụ thể nhưng nói rằng chuyến đi đáp lời mời của Ngoại trưởng John Kerry nhân cuộc điện đàm về tranh chấp Biển Đông với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hôm 21/5.
Đôi bên dự kiến sẽ thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề cùng quan tâm ở khu vực và quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ‘trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam’ sẽ được bàn thảo trong cuộc gặp sắp tới giữa Ngoại trưởng hai nước Việt-Mỹ.
Những nghề 'độc' thu nhập 'ngất ngưởng' chỉ có tại Việt Nam
Săn chuột, bắt châu chấu, nhổ tóc bạc thuê,... là những nghề thu nhập cao và chỉ có tại Việt Nam.
Nghề cúng thuê
Ở hầu hết các đền, chùa lớn vào những ngày sóc, vọng, lễ tết... đều có những bà tầm trung tuổi ngồi ở những ban chính để khấn thuê cho những phật tử không biết khấn vái, kêu cầu. Nhất là vào những ngày đầu năm mới, là tháng của lễ hội, chùa chiền.
Tại các chùa, đền nổi tiếng gần Hà Nội như chùa Bia Bà La Khê, chùa Hương, Chùa Thầy, đền Bà Chúa Kho, đền Trần... đều thấy sự hiện diện của họ. Ngoài ra các bà khấn thuê này còn kiêm luôn cả việc xóc thẻ, giải thẻ, xin âm dương cho người đi lễ. Mỗi lần khấn hộ như thế, gia chủ sẽ phải trả công khấn ít nhất là 20.000 - 50.000 đồng hoặc tùy tâm. Và cũng chỉ ở đây thì nghề... lạ này mới có "đất dụng võ" để kiếm tiền ngay chốn linh thiêng ở nơi cửa Phật.
Vào những ngày rằm và mùng một tại các đình, đền, chùa khách đến lễ đông nên các bà khấn thuê rất đông khách, không hết việc. Những người này chỉ cần thuộc một vài bài khấn thơ Nôm trong sách biến tấu một chút và thay tên đổi họ, sắp xếp lại trật tự các câu từ phù hợp là có thể hành nghề "cúng" ra tiền.
Bắt chuột đồng
Với người dân Kim Trung, Hưng Hà, Thái Bình, “họ nhà tý” là cần câu cơm nuôi sống cả gia đình, bởi họ có thể kiếm được vài chục triệu đồng nhờ nghề này vào mùa vụ.
Trước đây, người dân xã Kim Trung bắt chuột quanh năm, nhưng do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh khiến việc săn bắt trở nên khan hiếm. Hiện nay, nghề bắt chuột chỉ diễn ra vào dịp cuối năm, đó là sau vụ gặt lúa mùa chiêm.
Theo một người dân nơi đây, giống chuột đất có thịt thơm và ngọt hơn chuột đàn nên giá khá cao, từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/kg. Còn chuột đàn có giá 50.000 đồng/kg, nếu bắt trúng một tổ thường thu được hơn 20 con.
Có nhiều cách bắt chuột. Người dân ở đây chỉ cần dùng những trang bị thô sơ sẵn có như cuốc xẻng để đào ổ, đổ nước hoặc hun khói vào hang khiến chúng ngoi ra.
Sau khi bắt được chuột, các thợ mổ nhúng chuột vào nồi nước sôi, sau đó cạo sạch lông, lấy ruột.
Quá trình hun chuột cũng phải chú ý để tránh bị cháy, khét hoặc chín không đều.
Trung bình mỗi ngày bắt và làm thịt chuột, mỗi người kiếm được 300.000 – 400.000 đồng.
Với những hộ cả nhà bắt chuột, thu nhập cả gia đình vào mùa vụ lên đến vài chục triệu đồng. Công việc này giúp nhiều người làng Giáp giàu lên trông thấy.
Bắt “tôm bay”
Các cánh đồng đã thu hoạch xong cũng là lúc người dân nơi đây có cơ hội kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ việc bắt “tôm bay” hàng ngày.
“Tôm bay” hay còn gọi là châu chấu, không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn rất được ưa chuộng trong các quán nhậu giá rẻ. Với dụng cụ bắt đơn giản, dễ làm từ chiếc vợt bằng nilong hay lưới có cán cầm là bạn có thể tha hồ vợt khắp các cánh đồng.
Ông Nguyễn Văn Hải, trú tại xóm 14 – Nghệ An cho biết: “Bắt châu chấu không khó mà lại có tiền vì được các quán ăn nhà hàng ưa chuộng, nên tranh thủ lúc thu hoạch mùa xong tôi và thằng con trai bắt kiếm thêm thu nhập". Ông Hải nói, đây là mùa thứ hai anh bắt châu chấu. Giá thu mua ngay tại chỗ 20.000-50.000 đồng/kg, có ngày hai bố con kiếm được 500.000-600.000 đồng.”
Gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh ở thôn Đức Thụ, xã Lê Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội là một trong những hộ “xuất khẩu” châu chấu lớn của xã. Mỗi ngày gia đình anh xuất đi cả tấn châu chấu phục vụ thị trường, thu nhập từ vốn và nhân công được trên 2 triệu đồng.
Trong khi đó chị Phan Hà Anh, chủ quán ăn ở xã Diễn Yên nói rằng cứ đến mùa này là trong thực đơn phục vụ khách lại có thêm món châu chấu. Mùa này châu chấu to béo nên ăn ngon, giá không hề rẻ, khoảng 300.000-400.000/đĩa.
Vậy nên nghề săn châu chấu đang tạo thêm thu nhập cho nhiều gia đình nông dân tranh thủ mùa gặt đã xong. Rất đơn giản mà không cần phải có vốn đầu tư gì nhiều.
Nhổ tóc bạc thuê
Nhiều tiệm massage và tiệm gội đầu ở khu vực Sài Thành đã thi nhau mở ra dịch vụ nhổ tóc bạc thuêbởi họ biết được nhu cầu của cánh đàn ông và thấy rõ lợi nhuận từ dịch vụ này. Rất đơn giản, họ chỉ cần thiết kế thêm vài căn phòng có kê ghế ngồi nhỏ tóc bạc là được. Chi phí cũng không hề rẻ, rẻ nhất đã là 30.000 đồng/giờ, đắt nhất là 60 nghìn/giờ, còn chưa kể tiền bo.
Khi khách vào quán, nằm lên chiếc ghế dài, nghe nhạc nhẹ và lắc lư theo tiếng nhạc. Cùng với đó, các nhân viên massage vùng đầu, dùng nhíp nhỏ từng sợ tóc bạc và miệng không ngừng nói chuyện khiến cho cánh mày râu vô cùng thích thú và có khi ngủ quên tới 2 – 3 giờ mới về.
Cắt móng cho thú cưng
Hiện nay, dịch vụ trông giữ, làm đẹp cho thú cưng khá đắt khách. Đặc biệt là trong dịp hè, khi các gia đình đi nghỉ mát dài ngày, họ gửi thú đến các trung tâm trông giữ chuyên nghiệp. Giá trông giữ thú cưng tùy thuộc vào cân nặng của chúng: từ 1-10 kg có giá 90.000 đồng/ngày, từ 10-15 kg có giá 130.000 - 150.000 đồng/ngày, từ 15 kg trở lên giá từ 180.000 - 200.000 đồng/ngày. Nếu gia chủ muốn thú cưng của mình được dẫn đi dạo hàng ngày, ở phòng có điều hòa, dùng thực phẩm tươi sống, ngoại nhập, sân chơi riêng… thì phải trả thêm phí.
Ngoài việc nhận trông giữ, các trung tâm còn cung cấp dịch vụ làm đẹp cho thú như mài móng, ngoáy tai, nhuộm lông… Thực tế, giá cả dịch vụ thẩm mỹ cho thú mèo cưng cũng đắt đỏ không kém gì dịch vụ dành cho người. Tại một trạm thú y trong TP.HCM, nơi đầu tiên đưa ra dịch vụ thẩm mỹ cho chó mèo có niêm yết bảng giá: cắt tai thẩm mỹ 100.000 đồng; cắt lông đuôi: chó nội 10.000 đồng, chó ngoại 15.000 đồng; cạo vôi răng: chó nội 20.000 đồng, chó ngoại 30.000 đồng; cắt móng bàn chân: chó nội 10.000 đồng, chó ngoại 20.000 đồng...
Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu làm đẹp cho thú cưng, nhiều cửa hàng thời trang dành cho đối tượng này cũng đua nhau mọc lên. Tại đây, khách hàng có thể tìm thấy những bộ trang phục, đồ chơi và cả mỹ phẩm (dầu gội, dầu dưỡng, nước hoa) dành cho con vật yêu quý của mình. Thậm chí, có cả cửa hàng chuyên thiết kế và may trang phục cho thú cưng theo… số đo.
Vá đèn xe hơi
Trên con đường Trần Bình Trọng, Quận 5, TP Hồ Chí Minh là vài chục cửa hàng sửa chữa, vá đèn xe hơi ô tô. Ở ngoài Hà Nội, những tiệm sửa xe trên đường Nguyễn Trãi cũng rất đắt khách sử dụng dịch vụ này.
Với những chiếc xe được bảo hiểm hai chiều hẳn hoi thì vỡ đèn là chuyện của bảo hiểm. Nhưng với những chiếc xe không có bảo hiểm, hay loại xe hiếm phụ tùng thì vá đèn ở những cửa tiệm ngoài phố là phương án lựa chọn số một.
Các ngành nghề khác lao đao vì kinh tế suy thoái, nhưng nghề này cứ bình bình như vậy chẳng hề ảnh hưởng gì. Dạo một vòng phố lúc nào cũng thấy thợ ngồi làm luôn tay. Theo tham khảo, giá của một lần vá đèn xe hơi khoảng 150.000 tới 250.000 đồng.
Với những vị trí vỡ đơn giản, họ thường làm cho khách để lấy liền. Còn những ca phức tạp, đôi khi thợ phải làm cả ngày hay phải thêm ngày hôm sau nữa, chưa kể nguồn hàng gửi từ các tỉnh lân cận lên sửa chữa. Các xe taxi cũng là khách hàng thân thuộc đến sửa chữa sau những va quệt vỡ đèn xảy ra như cơm bữa.
Lấy “nước thiêng” ở tỉnh Phú Thọ
Thời gian gần đây người dân Phú Thọ và các khu vực tỉnh lần cận truyền tai nhau về nguồn “nước thiêng” tại ngã ba sông Lô – Đà – Hồng tại Phú Thọ. Lấy nước thiêng không còn là một công việc bình thường nữa mà được coi là “nghề vip” của người dân nơi đây. Theo lời kể thì người lấy “nước thiêng” có thể thu về bạc triệu mỗi ngày.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể lấy được nước thiêng. Đó phải là người có tâm trong sáng, không vụ lợi đặc biệt, sau khi lấy nước về khách phải không so đo, mặc cả tiền nong vì vậy số tiền khách trả cho “nước thiêng” tùy thuộc vào tâm linh mỗi người, có khi lên tới con số hàng triệu đồng mỗi ngày.
Bà Nguyễn Thị Lan – một người dân bản địa, chuyên làm nghề lấy “nước thiêng” cho biết: “Một can “nước thiêng” lấy từ ngã ba sông Việt Trì về không có giá cả cụ thể nhưng do liên quan đến tâm linh nên số tiền khách trả cho mỗi can nước là không nhỏ...”.
Muốn đến khu vực rốn nước thiêng, người dân đều phải tới dâng hương tại Chùa Đại Bi trước rồi mới được đi. Trước khi múc nước cần phải làm lễ nhỏ khấn trời, đất, thiên, địa rồi mới lên thuyền và đi dần về phía vụng xoáy – nơi hợp lưu giữa ba con sông và múc nước.
An Nhiên (Tổng hợp)
Rút quỹ hàng chục tỉ đồng cho sếp 'chạy dự án'
Ngày 26.5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 16 bị can trong vụ án cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (Công ty PVC-ME), thuộc Tổng công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) của Tập đoàn dầu khí VN.
Trong vụ án này có 2 bị can bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, là Vũ Duy Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC-ME) và Trần Xuân Tình (Phó giám đốc PVC-ME); còn lại bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Bùi Trọng Chinh (nguyên Kế toán trưởng, nguyên Phó giám đốc PVC-ME), Đinh Bá Lượng (nguyên Kế toán trưởng PVC-ME) và nhiều người nguyên là thủ quỹ, trưởng phòng, chỉ huy công trường tại nhiều dự án của PVC-ME.
Theo kết luận điều tra, từ tháng 11.2009 đến tháng 9.2012, dưới sự chỉ đạo của Trịnh Văn Thảo, Giám đốc PVC-ME, các bị can đã rút tiền quỹ công ty không có giấy tạm ứng và phiếu chi đưa cho Thảo đi “chạy dự án”, “đối ngoại” và lập quỹ ngoài sổ sách. Tổng số tiền đã rút từ quỹ của PVC-ME là hơn 47 tỉ đồng, trong đó hơn 36 tỉ đồng được chi trái quy định và 9 tỉ lập quỹ ngoài sổ sách. Để che giấu hành vi và hợp thức hóa khoản tiền rút ra, 20 cán bộ nhân viên thuộc PVC-ME đã viết và ký hàng chục giấy, phiếu tạm ứng với lý do “tạm ứng cho công trình" nhưng thực chất không nhận được tiền.
Bên cạnh đó, các bị can đã thu tiền mặt hơn 38 tỉ đồng của cán bộ, nhân viên PVC-ME và các doanh nghiệp đối tác nhưng không lập phiếu thu, để ngoài sổ sách... Tổng cộng tiền rút quỹ để chi tiêu và thu tiền mặt lập quỹ để ngoài sổ sách là hơn 85 tỉ đồng; gây thiệt hại cho PVC-ME 46,6 tỉ đồng, gây thiệt hại nhà nước hơn 1,1 tỉ đồng và doanh nghiệp đối tác 4 tỉ đồng.
Các bị can Vũ Duy Thành, Trần Xuân Tình không kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty, không phát hiện và ngăn chặn các hành vi ký khống để rút tiền trái quy định trong thời gian dài; trực tiếp ký vào một số phiếu chi hàng chục tỉ đồng. Kết quả giám định của Bộ Tài chính cho đến nay xác định PVC-ME kinh doanh bị thua lỗ hơn 451 tỉ đồng, hiện đang lâm vào nguy cơ phá sản.
Trịnh Văn Thảo được xác định là kẻ chủ mưu nhưng đã bỏ trốn, hiện đang bị truy nã.
Thái Sơn - Hoàng Trang
PICS : Hoàng Sa nơi đầu sóng – Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng 'bom' nước
(TNO) Tôi được xếp nằm tại phòng Vô tuyến điện của tàu KN-767, trên đài lái. Thò cổ ra ngoài cửa sổ mạn trái là biển xanh ngằn ngặt, bước chân khỏi cửa là khu vực làm việc của kíp lái, suốt ngày đêm ọ ẹ tiếng bộ đàm Icom sóng ngắn của các tàu trong biên đội và cả tiếng Trung Quốc xủng xẻng lẫn vào từ các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần luôn kè kè sát bên.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc bắn súng phun nước sang tàu Kiểm ngư |
Cảnh giác người nhái
Sau một ngày đêm lênh đênh, tàu HP-926 đưa chúng tôi tới tọa độ quy định, thả trôi vì địa hình sâu vài nghìn mét. Nhìn bằng mắt thường, thấy lổn nhổn tàu Trung Quốc bên mạn trái. Rất dễ nhận ra tàu chiến đấu của Trung Quốc với những giàn ăng ten - ra đa tua tủa và nhất là những ống phóng tên lửa cùng nòng pháo hạm to đùng, giương lên sẵn sàng nhả đạn.
Nhìn lại con tàu HP-926, tiếng là to và đầy đủ nhất nhì hệ thống cứu hộ - cứu nạn toàn quốc, nhưng rút cục cũng chỉ có 2 cái vòi rồng phun nước dập lửa, điều khiển bằng tay, cắm ở 2 bên đài lái. Nhìn họng súng phun nước hoác hơ cũng thấy thương anh em.
Vừa thả trôi, gần chục tàu Trung Quốc đã lao đến, nhưng chỉ 3 chiếc tiếp cận, trong đó có 1 tàu kéo màu đỏ. Thuyền trưởng cho lùi 2 máy, tránh.
Cuộc họp khẩn cấp diễn ra ngay trên đài chỉ huy, những người say sóng cũng phải bò lên nghe. Trưởng đoàn công tác quán triệt nhiều, những gì quan trọng, chỉ nói vo chứ không dùng loa phóng thanh nội bộ, vì sợ... nghe trộm.
Cuộc họp khẩn cấp diễn ra ngay trên đài chỉ huy, những người say sóng cũng phải bò lên nghe. Trưởng đoàn công tác quán triệt nhiều, những gì quan trọng, chỉ nói vo chứ không dùng loa phóng thanh nội bộ, vì sợ... nghe trộm.
Mấy điều ai nghe cũng nhớ: Tham gia trực canh cùng anh em trên tàu, chú ý quan sát trên không - trên biển... Đặc biệt, cả ngày cũng như đêm phải cảnh giác biệt kích người nhái của đối phương đột nhập lên boong.
Cú rượt đuổi đầu tiên bắt đầu, kẻ hùng hục đuổi là 1 tàu hải cảnh. 5 phút sau, thêm 2 tàu nữa của Trung Quốc lập đội hình biên đội. Cuộc rượt đuổi tạm kết thúc khi tàu Cảnh sát biển 4032 lao đến ứng cứu, hỗ trợ và tàu Trung Quốc lùi xa, để máy bay trinh sát Trung Quốc lượn 2 vòng trên khu vực.
Đầu giờ chiều, tàu HP-7752 của Vùng Kiểm ngư 1 tiếp cận, quăng dây mồi xin tiếp tế thức ăn. Sóng to quá, buộc vào đầu dây, chuyển cho anh em bên ấy ít rau cải, cà tím, vài quả bí đã phải vội vàng trả dây, kẻo sóng dồn 2 tàu vào nhau bẹp dúm. Thủy thủ bên ấy đã sống hơn tháng trời trên biển, rau cỏ hết sạch, giờ phải ăn đến đồ hộp.
|
Tôi cầm bao tải quà không chuyển nổi, vẫy tay chào tàu HP-7752 lạch tạch quay lại tọa độ đang làm nhiệm vụ, thấy anh em ai cũng dài thượt tóc, người khô quắt, da đem nhẻm và môi khô khốc.
16 giờ 50: tàu KN-767 của Vùng Kiểm ngư 4 bé như cái lá dập dềnh chao lắc áp sát mạn. Thít chặt dây áo phao, cúi người chờ sẵn và chỉ trong tích tắc 2 mạn tàu được sóng đẩy ngang nhau, tôi co chân vọt sang KN-767, bắt đầu quãng thời gian gần 10 ngày ăn ở, làm việc cùng anh em Kiểm ngư.
“Đấu vòi rồng”: 3 đánh 1
Thuyền phó Nguyễn Thế Hiệp Dũng (29 tuổi, người Nha Trang) chưa vợ nên tính tình hiếu động như thanh niên. Sáng sớm, vừa tỉnh giấc đã thấy Dũng ngồi co chân trên ghế lái, oang oang đọc tờ báo Thanh Niên mới mang sang chiều qua và cười đắc ý: “Anh em nghe tin tức, cho đỡ giành nhau!”.
7 giờ, tiếng bộ đàm khọt khẹt: “26 gọi các nhà! Tập trung đội hình, hướng giàn!”, Dũng nhanh nhẹn bật loa phóng thanh hô: “Toàn tàu thực hiện nhiệm vụ!” và cũng chỉ vài chục giây, các thủy thủ đã có mặt ở mọi vị trí.
7 giờ 15, gần chục tàu Trung Quốc hùng hục lao đến, tàu ít nhất cũng to gấp 5 lần tàu kiểm ngư (tải trọng 450 tấn). 2 tàu được “chuyên trách” kè tàu KN-767 là Hải cảnh 21101 và 37102, trên boong sau lành lạnh gần chục binh lính Trung Quốc mặc quân phục rằn ri, đội mũ sắt, khoác áo phao, đeo kính đen, đứng sau súng phun nước hoặc hí hoáy quay phim - chụp ảnh.
Sau vài vòng lượn vòng quanh con tàu kiểm ngư nhỏ bé, líu lô chĩa loa phóng thanh công suất lớn hù dọa giọng xấc xược: “Tàu 767. Đây là vùng biển Trung Quốc. Các bạn phải rời khỏi đây ngay lập tức!” và gào lên: “Chúng tôi sẽ dùng biện pháp mạnh!”, tàu Hải cảnh 21101 lùi ra sau như sắp giở trò xấu gì đó.
Loa nội bộ hối hả: “Tàu đối phương chuẩn bị phun nước! Khẩn trương đóng cửa thông gió, ra vào và cửa xả máy!”. Các thủy thủ ào lên đóng cửa, không quên kéo các tấm đệm giường che ngoài kính làm giảm vận tốc nước.
Chính trị viên Đặng Đình Tín trầm giọng: “Nó được lệnh phun nước rồi!” và chỉ tay ra phía xa: tàu kéo 226 và tàu Hải cảnh 32101 xối xả bắn nước vào HP - 926.
Thêm chiếc Hải cảnh 2401 nãy giờ đứng ngoài làm nhiệm vụ chỉ huy, cũng tăng tốc cắt ngang đội hình Kiểm ngư lao đến HP-926 và bật súng bắn nước tự động, điều khiển bằng điện tử, đổ ập cả núi nước lên 926. Chính trị viên Tín uất ức: “Nguy hiểm nhất là con 2401 này. Súng tự động, không biết sẽ bị bắn lúc nào, họng rất to và phun cực xa - cực mạnh!” và kéo tôi ào vào trong buồng chỉ huy, đóng sập cửa. Vừa lúc, luồng nước từ tàu Hải cảnh 21101 trờ tới, đập rầm rầm vào cửa sắt, khiến con tàu nghiêng hẳn sang trái, 3 phía cửa kính mờ mịt bởi nước trùm lên ào ạt phía ngoài.
Tiến phải, tiến trái, lùi, vòng gấp... - Sau những khẩu lệnh dứt khoát của thuyền trưởng Đinh Hữu Đoan, rút cục KN-767 cũng thoát khỏi trận bom nước của Hải cảnh 37102 và 21101.
Mọi người dồn hết về mạn trái canh chừng 2 tàu đuổi và đanh mặt nhìn phía xa: Tàu HP-926 mở hết tốc lực máy, tìm đường vượt ra biển nước của 3 tàu Trung Quốc ầm ập nã xuống. Thuyền phó Dũng gạt mồ hôi: “Tàu mình nhỏ, cơ động vòng tránh tốt. Tàu họ to, không vòng gấp đuổi theo được, nên cũng giảm nhiều thiệt hại!”
11 giờ: các tàu Kiểm ngư tập kết tại vị trí quy định. Tàu Trung Quốc cũng ì ì bò vào gần giàn khoan, quay mũi ra phía ngoài chờ đợi. Thông báo thiệt hại sơ bộ từ tàu HP-926: hỏng thông gió phòng máy, gãy cột ăng ten của hệ thống thông tin, tê liệt cụm điều hòa và vỡ nát 1 phao bè bên mạn.
Cuộc đối đầu buổi sáng, toàn bộ các tàu trong Biên đội đều bị bắn nước, đâm va cản phá và cứ 1 tàu của ta, được 3 tàu Trung Quốc “chăm sóc”.
Bữa cơm trưa trên tàu KN-767 hôm nay hơi muộn vì nhà bếp phải dọn dẹp xoong nồi, bát đĩa bị bắn nước, rơi vỡ tung tóe. Món ăn vẫn như thường lệ: bầu luộc, thịt heo rã đông kho mặn... nhưng mọi người chỉ im lặng ăn quấy quả 1-2 bát rồi đứng dậy. Gần 15 ngày rồi, hầu như ngày nào họ cũng bị vây ép và tấn công bằng nước mặn, từ những con tàu lấp ló ngay bên... (còn tiếp)
Tàu 2401 của Trung Quốc (bên phải) tấn công HP-926 từ xa Tàu Hải giám (màu trắng), truy đuổi KN-767 Kiểm ngư viên chằng buộc đệm giường lên cửa kính, hạn chế hỏng vỡ khi bị tàu Trung Quốc bắn nước Đèn hành trình trên tàu Kiểm ngư bị bắn vỡ tan Binh lính Trung Quốc ra quan sát và quay phim - chụp ảnh tàu Kiểm ngư Tàu Hải cảnh chắn ngang đường đi, khiêu khích ta đâm va |
Mai Thanh Hải
VIDEO: Tàu Trung Quốc rượt đuổi, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
(LĐO) ĐẶNG TRUNG KIÊN
Sáng 25.5, tàu hải cảnh 37102 của Trung Quốc bật sẵn vòi rồng lao vào tàu KN 770, duy trì khoảng cách khoảng 5m. Tàu KN 770 bị vòi rồng phun liên tục suốt quá trình tàu hải cảnh 37102 tiếp cận phía sau, đi ngang mạn phải, vượt lên trước mũi.
Tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, chiều 26-5, tàu cá Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Đà Nẵng ngay tại vùng biển của Việt Nam.
Cụ thể, lúc 16g chiều nay, 26-5, tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng ở khu vực Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981.
Thuyền trưởng Trần Văn Minh (đứng) trong một lần chuẩn bị ra khơi trên con tàu ĐNa 90152 - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
|
Vị trí tàu ĐNa 90152 bị đâm chìm cách giàn khoan này 17 hải lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
10 ngư dân trên tàu ĐNa 90152 đã được các tàu của ngư dân Việt Nam vớt và cứu hộ an toàn.
Ở thời điểm xảy sự việc, có 40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây nhóm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Trong khi đó, về tình hình trên thực địa xung quanh giàn khoan Hải Dương 981, lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư cho biết “tình hình trên biển, quanh khu vực giàn khoan vẫn rất căng thẳng”.
Trong ngày 26-5, một tàu kiểm ngư Việt Nam đã bị khoảng 10 tàu của Trung Quốc vây ép tấn công gây hư hỏng, thiệt hại nặng.
Trước sự cản trở của tàu Trung Quốc, các tàu kiểm ngư đã chủ động, kịp thời vòng tránh để giảm thiệt hại.
Hơn nữa, trước sự khiêu khích của các tàu phía Trung Quốc, lực lượng kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì đấu tranh với cường độ cao, tỉnh táo và kiềm chế, phòng tránh va chạm để giảm thiệt hại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo H.T (Tuổi Trẻ)
Subscribe to:
Posts (Atom)