Wednesday, January 11, 2017

Bịa tin về Tướng Phùng Quang Thanh là 'độc địa'

Theo BBC-8 giờ trước


Ảnh tư liệu: Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh đón người đồng cấp Hoa Kỳ Ashton Carter hôm 1/6/2015 tại Hà NộiBản quyền hình ảnhAFP
Image captionẢnh tư liệu: Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh đón người đồng cấp Hoa Kỳ Ashton Carter hôm 1/6/2015 tại Hà Nội

Báo Quân đội Nhân dân ở Việt Nam lên án "những kẻ ném đá giấu tay" đã loan truyền tin bịa đặt rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng "từ trần" đúng hôm 22/12 vừa qua.
Trang báo này (09/01/2017) cho rằng đây là hành vi "độc địa, táng tận lương tâm", nhằm "nhằm chia rẽ Đảng, Nhà nước, quân đội với nhân dân".
Tờ báo đề nghị phải có biện pháp xử lý:
"Đã đến lúc, cùng với sự lên án mạnh mẽ của dư luận và công luận, các cơ quan chức năng phải có biện pháp xử lý nghiêm minh..."
Bài báo của nhóm phóng viên báo Quân đội Nhân dân cũng nhắc lại:
"Đây không phải lần đầu kẻ xấu tung tin bịa đặt về Đại tướng Phùng Quang Thanh."
"Trước thềm Đại hội XII của Đảng, chúng từng có một 'chiến dịch' phao tin đồn nhảm ông từ trần khi đang chữa bệnh ở Pháp."
"Nhưng lần này, chúng tung tin bịa đặt đúng ngày truyền thống của quân đội."
Các phóng viên của báo đề nghị có biện pháp xử lý "những kẻ cố tình xuyên tạc, bôi xấu, xúc phạm danh dự của tập thể, cá nhân".


"...Thậm chí phải sớm điều tra, làm rõ, xử lý hình sự với hành vi sai phạm nhiều lần như trường hợp tung tin đồn liên quan đến Đại tướng Phùng Quang Thanh."
"Bởi hành vi đó không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân lãnh đạo mà còn ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của quân đội, của Đảng."

Tin về sức khoẻ Đại tướng Thanh

Hồi năm 2015, tin tức về sức khoẻ của Đại tướng Thanh được dư luận chú ý.
Đầu tháng 7 năm đó, báo Việt Nam dẫn nguồn Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương ở Việt Nam cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh "đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần".
Nguồn tin này nói tối 30/6, ông Thanh "đã được phẫu thuật, có thể là một khối u phổi".
Theo báo Tuổi Trẻ, Tướng Thanh có một vùng phổi bị xơ vì "vết thương từ thời chiến".
Trước đó không lâu, ông Phùng Quang Thanh xuất hiện trên truyền thông Việt Nam khi đón người đồng cấp Hoa Kỳ Ashton Carter hôm 1/6/2015 tại Hà Nội
Sang hôm 2/07/2015, báo Tiền Phong nói ông Phùng Quang Thanh vừa được phẫu thuật và "hiện sức khỏe tiến triển tốt".

Ảnh tư liệu: Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân của Quân ủy Trung ương 1/07/2015 vắng Đại tướng ThanhBản quyền hình ảnhVTV
Image captionẢnh tư liệu: Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân của Quân ủy Trung ương 1/07/2015 vắng Đại tướng Thanh

"Dự kiến, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ về nước trong thời gian tới."
Dư luận Việt Nam chú ý đến sự vắng mặt của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX vào ngày 1/7 và kỳ họp thường kỳ của Chính phủ hôm 29/6/2015.
Ông Phùng Quang Thanh không tham gia được chuyến thăm Hoa Kỳ trong năm với Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Sang tháng 4/2016, có tin Đại tướng Phùng Quang Thanh không tái cử Uỷ viên Trung ương Đảng sau Đại hội XII và tới tuổi nghỉ hưu.
Hôm 8/04/2016, báo VN đưa tin Quốc hội nước này đã phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông Phùng Quang Thanh theo Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Hiện tượng tin giả

Cùng sự phát triển của mạng xã hội và tính lan tỏa nhanh chóng của mọi loại tin, bất kể tin nguồn gốc, hiện tượng tin giả đang ngày càng trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia.
Cũng hôm 9/01, trang The Guardian ở Anh nói chính phủ Đức đã điều tra hàng chục tin giả mà họ cho là của các nguồn từ Nga nhằm khuynh đảo cuộc bầu cử ở Đức trong năm 2017 này.
Tin giả (fake news) được định nghĩa là tin không phải hoàn toàn bịa đặt mà là tin có chế biến, pha trộn các chi tiết thật, giả và tung ra vào thời điểm quan trọng nhằm tạo tác động cụ thể.


Nhà báo Craig Silverman (BuzzFeed hôm 11/2016) khi viết về bầu cử Hoa Kỳ, đánh giá rằng với số người dùng mạng xã hội Facebook lên tới 1,8 tỷ trên toàn cầu, tin giả về cuộc bầu cử đã "thu hút nhiều người chia sẻ, bình luận" hơn tin từ các nguồn chính thống.
Tại Việt Nam, các tin về sức khoẻ và con đường công danh của ông Phùng Quang Thanh thường được gắn vào với tin tức không kiểm chứng được về con trai ông, Đại tá Phùng Quang Hải.
Một tin chính thức gần đây nhất về ông Hải là bài trên VietnamNet (04/12/2016) cho hay Bộ Quốc phòng đã để ông Phùng Quang Hải "nghỉ chức" chủ tịch Tổng công ty 319 và bàn giao lại cho một đại tá khác.
Báo này cho hay Tổng công ty 319 tiền thân là Sư đoàn 319/Quân khu 3, thành lập ngày 07/03/1979 theo Quyết định số 231/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng.
Vẫn theo VietnamNet, "năm 2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định điều chuyển Tổng công ty 319 về trực thuộc Bộ".
Ông Phùng Quang Thanh (sinh năm 1949) đã giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 6/2006 đến tháng 4/2016.

Đằng sau đề xuất bắt buộc hiến máu là gì?

Anh Văn-12-01-2017
(VNTB) - Với kiểu đánh lập lờ qua hai giải pháp đề xuất của Bộ Y tế, một lần nữa, người dân đã bị rút máu để bù chi cho Quỹ BHYT. Nghĩa cử cao đẹp dùng để cứu người được chuyển thành nghĩa cử cao đẹp dùng để bù đắp nạn thiếu hụt tài chính quốc gia.
   Có một loài dơi chuyên hút máu...

Xuất phát từ yêu cầu sẽ giúp cho nguồn máu đầy đủ và ổn định. Một dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, trong đó, giải pháp 1 - Bộ Y tế đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu.

Tuy nhiên, điều này có xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, trong đó có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể?

Điều 20 – Hiến pháp 2013 cũng cho biết:Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Tổ chức Y tế thế giới (WTO), khi đề cập đến vấn  đảm bảo nguồn cung cấp ổn định về máu an toàn  cũng đã sử dụng cụm từ “hiến máu tình nguyện” khôngđược trả lương tự nguyện (The vision embodied in this framework is the achievement of 100% voluntary non-remunerated blood donation in every country of the world) thay vì “bắt buộc phải hiến pháp” như đề xuất 1 của Bộ Y tế.

Bản thân cơ quan đề xuất dự án luật, cũng cung cấp thông tin là “không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc.”

Vấn đề là tại sao Bộ Y tế lại đưa ra một đề xuất gây tranh cãi để rồi chính họ phải bác bỏ, và hướng tới “lựa chọn giải pháp 2 để phù hợp thực tiễn, luật pháp quốc tế và không gây tốn kém cho nhà nước cũng như xã hội”?

Đó chính là hướng tới giải pháp 2 – trong đó, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu. Giải pháp này được cho là tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.

Đây có thể được coi là giải pháp để chống gây vỡ quỹ BHXH?

Năm ngoái, tình trạng bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT năm 2016, dù quan chức ngành BHXH Việt Nam cho biết đã chuẩn bị 30% từ Quỹ dự phòng Trung ương để bù đắp cho các chi phí phát sinh do điều chỉnh chính sách, tuy nhiên tốc độ gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT bình quân vẫn tăng ở mức 40% (cả năm 2016 đã âm 6.000 tỷ đồng). Một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam bị âm quỹ BHYT. Tình trạng báo động đỏ này khẩn cấp đến mức, trang tin VOV vào những tháng cuối năm 2016 đã đăng tải một bài viết với nội dung chặn đứng việc vỡ Quỹ BHYT, trong đó có đề xuất tăng mức phí để cân đối Quỹ BHYT.


Như vậy, lần này, với kiểu đánh lập lờ qua hai giải pháp đề xuất của Bộ Y tế, một lần nữa, người dân đã bị rút máu để bù chi cho Quỹ BHYT. Nghĩa cử cao đẹp dùng để cứu người được chuyển thành nghĩa cử cao đẹp dùng để bù đắp nạn thiếu hụt tài chính quốc gia.

Nghệ An: Biểu tình phản đối lạm thu trước trường tiểu học số 1 Phúc Thành

Hàn Giang-12-01-2017
(VNTB) - Ngoài việc phản đối vấn đề lạm thu thì Việt Nam Thời Báo còn ghi nhận một số phản ánh của các bậc phụ huynh về cách hành xử khi nhốt những em học sinh không đăng ký tăng tiết học 2 buổi/ ngày vào một phòng khi đi học. Hiện tại trong lúc chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ các cấp ban ngành, phụ huynh quyết định cho các em học sinh nghỉ học.
Hàng chục em học sinh nghỉ học biểu tình phản đối lạm thu (ảnh: Facebook Ant Son Chu Manh)
Biểu tình phản đối lạm thu...
Không chấp nhận việc phải đóng thêm khoản tiền học phí tăng tiết 2 buổi/ ngày, khoảng mấy chục em học sinh trường tiểu học số 1 Phúc Thành (Yên Thành, Nghệ An) đã nghỉ học để cùng với các bậc phụ huynh thực hiện cuộc biểu tình phản đối …

Theo chị Dung, phụ huynh có con em học tại trường tiểu học số 1 Phúc Thành đã chia sẻ với Việt Nam Thời Báo rằng: vào lúc khoảng 8 giờ 30 ngày 9/1/2017, cả học sinh lẫn phụ huynh khoảng trên hơn 100 người đã tập trung biểu tình trước cổng trường, mọi người bày tỏ sự bức xúc với khoản thu mà trường đặt ra nhưng không có sự đồng ý của phụ huynh học sinh, trường đã có những hành xử không đúng với học sinh đặc biệt là những học sinh không đóng các khoản thu tăng tiết học 2 buổi/ ngày, tức là học một buổi chính và một buổi học phụ học những môn không nằm trong chương trình học chính. Chị Dung nói:

Trường tiểu học số 1 Phúc Thành, các em học từ lớp 1 đến lớp 5 thì các môn như tiếng Anh,Tin học và Kỹ năng sống thì trường họ không cho vào môn học chính. Họ bắt các em vào học buổi chiều, mà học buổi chiều thì họ bắt phụ huynh mỗi em học sinh nộp 90.000đồng/ tháng. Nhiều phụ huynh không đồng ý thì họ bắt số em học sinh học buổi chiều vào phòng và nhốt lại. Các phụ huynh rất là bức xúc lên hỏi nhà trường thì phía nhà trường nói những môn học này ngoài chương trình giáo dục ra.”

Theo tìm hiểu của Việt Nam Thời Báo, trường tiểu học số 1 Phúc Thành là trường đạt chuẩn quốc gia nên Bộ giáo dục và Đào tạo đã có công văn không được dạy thêm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con em học ở trường đã phản ánh thay vì trường không dạy thêm thì lại chia những môn học như Anh văn, Tin học và Kỹ năng sống học riêng một buổi khác và đã thu tiền ở mức 90.000đ/ tháng đối với mỗi em học sinh. Những em đăng ký học thì mới được học thêm các môn như đã nói ở trên. Còn những học sinh nào không đăng ký học thì không được đi học buổi chiều. Việc thu học phí này đã khiến cho nhiều phụ huynh bất bình cho rằng đây là một hình thức lạm thu, thu không đúng trong năm học 2016-2017 ở trường tiểu học số 1 Phúc Thành.

Một phụ huynh khác cũng có con em học ở trường tiểu học số 1 Phúc Thành là chị Hải đã chia sẻ với Việt Nam Thời Báo với y kiến cá nhân của mình:

Vì do trường đạt chuẩn quốc gia nên có thông tin là trường không được thu những khoản tiền đó nhưng sao trường này bắt học sinh nộp những khoảng tiền đó nên không được dân đồng ý

Chị Hải còn đưa ra những dẫn chứng các trường ở Hà Tĩnh, Quảng Bình không thu những khoản tiền như ở trường iểu học số 1 Phúc Thành. Lời của chị Hải:

Những khoản tiền đóng góp cho con em đi học nhưng lại không được thỏa thuận giữa phụ huynh với nhà trường. Các trường ở Hà Tĩnh và Quảng Bình theo tôi biết các nơi không đóng những khoản tiền này nhưng ở Yên Thành (Nghệ An) này thì thu vi phạm các khoản tiền đó.”

Nhiều phụ huynh có con em học ở trường tiểu học số 1 Phúc Thành đã phản ánh vụ việc lên lãnh đạo nhà trường nhưng cho đến trước cuộc biểu tình vào sáng ngày 9/1 thì vẫn chưa thấy có câu trả lời thỏa đáng.

Có. Họ nói cứ cho các em đi học bình thường, hẹn thứ Bảy có huyện và các bộ ngành phía trên về họp rồi giải quyết những chuyện này. Các bậc phụ huynh thì nói không, khi nào giải quyết xong rồi mới cho con em đi học còn bây giờ tạm cho con em nghỉ cả môn học chính luôn.”- lời chị Dung.

Ngoài việc phản đối vấn đề lạm thu thì Việt Nam Thời Báo còn ghi nhận một số phản ánh của các bậc phụ huynh về cách hành xử khi nhốt những em học sinh không đăng ký tăng tiết học 2 buổi/ ngày vào một phòng khi đi học. Hiện tại trong lúc chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ các cấp ban ngành, phụ huynh quyết định cho các em học sinh nghỉ học.

Cùng đường: Chống tắc đường vào sân bay Tân Sơn Nhất: Làm cáp treo...? *


''Hãng nào cũng khuyến cáo đến sớm 3 tiếng thì có mà phải ăn, ngủ ở sân bay. Điều này thể hiện khâu tổ chức kém, không thể điều tiết hết''

Sáng 11/1, Thứ trưởng Lê Đình Thọ dẫn đầu đoàn công tác Bộ GTVT đã có buổi làm việc với Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất và Sở GTVT TP.HCM, Công an TP.HCM về phương án điều tiết giao thông dịp cao điểm Tết Đinh Dậu 2017.

Theo các hãng hàng không, dịp Tết tần suất các chuyến bay lớn, lượng khách đi lại tăng cao gây quá tải bên trong sân bay và các tuyến đường kết nối sân bay. Do đó, các đơn vị khuyến cáo hành khách nên đến sớm 3 tiếng để kịp làm thủ tục.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại buổi làm việc
Sau khi nghe báo cáo này, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ không đồng tình và cho rằng biện pháp này thể hiện sự yếu kém trong tổ chức, quản lý.

"Hãng nào cũng khuyến cáo đến sớm 3 tiếng thì có mà phải ăn, ngủ ở sân bay. Điều này thể hiện khâu tổ chức kém, không thể điều tiết hết. Phải tính toán lại chứ không thể khuyến cáo như thế...", Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh.

Đề nghị xây cáp treo...

Tại buổi họp, chia sẻ về phương án phối hợp điều tiết giao thông dịp cao điểm, ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, Sở GTVT, Cảng vụ miền Nam, công an thành phố và quân đội đã thành lập tổ công tác liên ngành phục vụ cao điểm dịp Tết Đinh Dậu.

Tổ công tác liên ngành sẽ thường trực tại sân bay Tân Sơn Nhất vào thời gian cao điểm từ 10-14h, 16-19h30 hàng ngày.

Ngoài ra, Sở GTVT thông tin rằng, đơn vị này vừa mượn tạm một khu đất ở công viên Gia Định làm bãi đậu xe buýt sân bay. Theo quy hoạch, công viên Gia Định sẽ có 5 bãi giữ xe, trong đó có một bãi giữ xe ngầm.

"Hôm qua một nhà đầu tư vừa đề xuất với Sở GTVT làm cáp treo từ công viên Gia Định vào sân bay Tân Sơn Nhất để giảm kẹt xe khu vực này", ông Cường vừa dứt lời, nhiều người dự họp đã bật cười, xì xào bàn tán.

Theo vị Giám đốc Sở, hiện đơn vị mới chỉ ghi nhận ý tưởng ban đầu của nhà đầu tư, còn chuyện thực hiện hay không còn nhiều bước. Gia Định là công viên gần sân bay Tân Sơn Nhất, cách hơn 1 km.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở GTVT cho biết thêm Khu quản lý giao thông đô thị số 1 đang phá dải phân cách trồng cây xanh trên đường Trần Quốc Hoàn để tăng diện tích lòng đường cho xe lưu thông.

''Khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất hàng ngày hiện có hơn 40.000 lượt ôtô ra vào. Sở GTVT đã lắp 8 camera giao thông, tổ kiểm tra liên ngành sẽ luôn thường trực ở khu vực này để giải quyết nhanh chóng các tai nạn, sự cố giao thông'', ông Cường nói.

Ông cũng đề xuất vận động taxi vào đậu ở bãi giữ xe mới khánh thành, cấm bãi taxi số 58 đường Trường Sơn để tránh việc xung đột tại nút giao Hồng Hà - Trường Sơn.

Giải pháp trước mắt

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, sân bay Tân Sơn Nhất là ngôi nhà chung, các hãng phải ngồi với nhau chia sẻ. Các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp để giải quyết hiệu quả ùn tắc giao thông, an ninh. Nếu có vướng mắc gì cần tháo gỡ thì thông tin trực tiếp cho ông chỉ đạo xử lý.

"Bài học kinh nghiệm là phải phối hợp tốt với CSGT, cần thiết bố trí phòng cho lực lượng này thường trực ở sân bay. Ùn tắc trong sân bay, các đơn vị phải phối hợp xử lý nhanh. Tránh trường hợp báo cáo nhiều, mất thời gian. Muốn thành công thì phải chia sẻ thông tin trong quá trình phối hợp", ông Thọ nhấn mạnh.

Về việc khu đất 58 Trường Sơn đang được cho thuê làm bãi đậu xe, ông Thọ yêu cầu cầu Công ty Quản lý bay phải sớm chấm dứt hợp đồng, tránh để tình trạng xe ra vào lộn xộn như hiện nay.

"Có những việc rất nhỏ nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả tức thì, chẳng hạn lắp thêm một dải phân cách mềm để phân luồng cho các xe đi cũng hạn chế được kẹt xe", ông Thọ nêu quan điểm.

Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Đình Thọ thông tin thêm, liên quan đến việc quy hoạch, mở rộng sân bay, thứ 6 này Bộ GTVT sẽ có buổi làm việc với Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan làm việc cụ thể để thống nhất với nhau một lần nữa.

Theo báo Đất Việt

Thuế máu

Nộ Thủy-11-01-2017

(Vấn Đề.org)

ảnh minh họa. Photo courtesy Soha
 Máu của rừng đã loang lổ trên tờ sớ thuế của lịch sử dân tộc. Máu của đồng bằng đã chảy dài theo dòng nước mắt của người mẹ mất con, người cha lặn ngụp trong cơn lũ tìm xác con và người vợ nức nở khóc chồng trong cái lạnh cắt da cắt thịt của con nước bạt ngày lũ. Máu của biển đã khô trên trang sử lịch kể từ khi những ngư dân trở nên câm lặng ngồi trên bờ nhìn thủy triều độc, nhìn thủy tộc phơi mình trong cái chết oan khiên. Máu của dân tộc đã đóng thuế cho một quãng thời gian dài nội chiến, nồi da xáo thịt và những kì thị kẻ thắng người thua…

Dường như dân tộc Việt Nam vẫn chưa nguôi trả thuế bằng máu.Và dòng máu vẫn chưa bao giờ ngừng chảy để đóng thuế cho những thứ luật lệ man rợ nhất nhân loại. Nhưng dù gì, đó cũng là một loại thuế bất thành văn tự. Bây giờ, thêm một lần nữa, thuế máu được nhắc đến như một thứ trách nhiệm và lập thành văn tự hẳn hoi!

Trích từ báo Dân Trí: “Trong dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Y tế đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu hoặc quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật về máu và tế bào gốc phục vụ cuộc họp do Bộ Tư pháp tổ chức sắp tới, cho rằng máu và các chế phẩm từ máu là loại thuốc đặc biệt, chỉ được lấy từ người và đến nay mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu để tìm các chất thay thế máu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Do vậy, máu người vẫn là nguồn nguyên liệu chính để cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong giai đoạn trước mắt.

Theo tính toán lý thuyết của Tổ chức Y tế Thế giới (WHaO), ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã đề xuất việc ban hành Luật Hiến máu (Blood Donation Law) hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện không lấy tiền như: Luật truyền máu, Luật cấm buôn bán máu…. Sau khi Luật hiến máu được Quốc hội các nước ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị đã cơ bản được giải quyết.

Chính vì thế, trong dự án Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu.

Giải pháp 1, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;

Giải pháp 2, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Bộ Y tế khẳng định cả hai giải pháp đều không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.

Với dân số khoảng khoảng 90 triệu người, nếu áp dụng chính sách thứ nhất thì một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu).

Việc quy định hiến máu là nghĩa vụ của công dân có mặt tích cực là giúp cho có nguồn máu đầy đủ và ổn định. Nếu thực hiện chính sách này thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi khoảng 400 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sự dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 580 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu” (…).

Việc hiến máu nhân đạo, không phải là việc mới mẽ nhưng cách qui định hiến máu trở thành chuyện bắt buộc. Chỉ xét trên câu chữ không thôi đã thấy vô lý bởi bản chất của hiến tặng mang tính tự nguyện và tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, tình cảm cũng như sự phù hợp giữa người cho và người nhận. Bắt buộc ai đó phải hiến một thứ gì đó thì không còn là hiến nữa. Đây là kiểu ăn gian chữ nghĩa, đánh tráo khái niệm mà người ta vẫn thường nhìn thấy, bắt gặp trong hầu hết các văn bản có liên quan đến quyền lợi của người dân cũng như tính áp đặt của nhà nước. Cụ thể ở đây là tính áp đặt của đảng Cộng sản Việt Nam.

Người dân Việt Nam đã nhiều lần sống dở chết dở vì bị bắt buộc phải hiến tặng tài sản, hiến tặng con cái cho “công cuộc cách mạng thần thánh”, thẳng tiến vào chiếm đóng miền Nam đó là gì?! Và rồi, còn biết bao nhiêu thứ mà người ta phải gạt nước mắt để “hiến tặng” trong sự bắt buộc, bởi nếu không im lặng, cam chịu mà hiến tặng thì tính mạng không đảm bảo, an ninh bản than và gia đình bị xáo trộn? Hiếm có đất nước nào mà người dân hiến tặng triền miên từđời này qua đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác, từ thành phần này đến thành phần khác.

Ngay trong việc đi bộ đội, thực ra, thời không có chiến tranh thì thấy đơn giản, nhưng thời chiến, việc hiến tặng tuổi trẻ để bồng súng vào chiến trường và chẳng có chế độ lương bổng nào để giúp gia đình, nuôi người thân ngoài một lời hứa của Đảng, đó cũng là một loại thuế máu. Rồi đến thời bây giờ, bộ đội vẫn không hề có lương, bước vào đời lính cũng đồng nghĩa với việc hiến tặng tuổi xanh và mạng sống của mình cho quân đội, cho Đảng, một hình thức đóng thuế bằng máu và sinh mệnh cho chế độ cầm quyền.

Nhưng dẫu sao thì tất cả những kiểu đóng thuế như vậy vẫn chưa rõ ràng, chưa lập thành văn tự như lần này. Còn bây giờ, vấn đề đặt ra là bao giờ cái văn bản qui định, bắt buộc hiến máu kia được thực thi? Và liệu cái dân tộc này còn đóng thuế máu đến bao giờ?Liệu có còn đủ máu để đóng? Bởi máu của rừng cũng đã khô, máu của đồng bằng đã cạn, máu của biển đã đổi màu và máu người cũng đã bạc phết.

Thử hỏi, có dân tộc nào, quốc gia nào trên thế giới này mà mức độ đóng thuế của người dân cao như tại Việt Nam? Và ngay trong ngành y tế, mọi thứ chi phí cho dịch vụ y tế đều cao hơn nhiều lần so với các nước khu vực.Ở một cường quốc như Mỹ, giá xăng chỉ cao tương đương 20% giá xăng Việt Nam.Mọi thứ ở Việt Nam đều đắt đỏ, trừ một thứ duy nhất, đó là con người.

Tại Việt Nam, chi phí cho một ngày nằm giường bệnh (chất bai, chất bốn người trên một giường) cũng đủ làm cho người ta suy nghĩ và mệt mỏi bởi mức phí chẳng hề thấp mà chất lượng thì ọp ẹp, cũ kĩ, chật chội đến mức khó thở… Chẳng may đang ngủ bị sập giữa đêm thì lòm ngòm bò dậy để năn nỉ y tá, hộ lý đổi giường. Chuyện này không phải là chưa từng xảy ra!

Đó là chưa muốn nói đến giá thuốc men, giá các dịch vụ liên đới.Như vậy, thử hỏi khoản tiền này đã đi về đâu? Và các khoản thu đầy tính bóc lột ở các bệnh viện đã đi về đâu? Và những khoản thu đó vẫn chưa đủ, vẫn chưa thỏa mãn các ông các bà hay sao mà bây giờ lại bày thêm trò bắt dân phải đóng thuế bằng máu? Thực ra, đây là một kiểu đánh thuế trá hình chứ chẳng có gì để gọi là tự nguyện hay hiến tặng cả!


Ở một đất nước mà đời sống luôn bị vắt kiệt, bước ra đường thì bị các trạm thu phí, bị nạn mãi lộ tấn công, mua một lít xăng thì các khoản thuế ăn mòn, mua một bó rau cũng bị thuế dòm ngó, mua một viên thuốc hay vào bệnh viện khám chửa bệnh thì bị vắt đến khô máu, bước qua cổng trường đã thấy bóc lột... Bây giờ lại thêm một thứ vắt máu bằng thuế máu trá hình.Thử hỏi, đời sống của người dân Việt Nam rồi sẽ ra sao? Đất nước này sẽ về đâu?!

Thêm 9 quan chức ngân hàng Việt Nam bị bắt

Thêm 9 quan chức ngân hàng Việt Nam bị bắt
Ảnh: ngaybaygio.com
Truyền thông Việt Nam hôm 11/01 cho hay, Bộ Công An Cộng Sản Việt Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với ông Hoàng Văn Toàn, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Đại Tín, và ông Trần Sơn Nam, nguyên tổng giám đốc ngân hàng Đại Tín, cùng 7 viên chức khác thuộc Hội Đồng Tín Dụng của ngân hàng Đại Tín.
Dưới sự điều hành của hai ông Toàn và Nam, các viên chức này đã chấp thuận hai hồ sơ vay, bị cho là khiến ngân hàng Đại Tín thiệt hại gần 21 triệu Mỹ kim. Sau khi bàn giao lại ngân hàng cho nhóm của ông Phạm Công Danh vào năm 2013, ngân hàng Đại Tín đổi tên thành ngân hàng Xây Dựng, và lại chìm ngập vào một vụ bê bối tham nhũng lớn hơn, khiến cho ngân hàng bị thiệt hại một khoản tiền kỷ lục 400 triệu Mỹ kim. Hồi tháng 9 vừa qua, 36 cựu viên chức của ngân hàng Xây Dựng đã bị kết án về các tội tham nhũng và nhận những bản án lên tới 30 năm tù.
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng nợ công tăng cao, các công ty quốc doanh làm ăn bết bát nhưng thu hút nhiều nguồn lực quốc gia và luôn được ưu đãi, cũng như nạn quan chức tham nhũng tràn lan. Ngành ngân hàng của Việt Nam không ngừng bị chấn động trong thời gian gần đây, với việc bắt giữ một loạt thương gia giàu có, những giám đốc và viên chức bị cáo buộc tội tham nhũng, biển thủ hoặc không có khả năng điều hành.
Huy Lam / SBTN

Quan hệ giữa hai đảng cộng sản sẽ khiến CSVN làm ngơ tranh chấp biển đảo

Quan hệ giữa hai đảng cộng sản sẽ khiến CSVN làm ngơ tranh chấp biển đảo
Ảnh: Global Times
Chuyến thăm Trung Cộng tới đây của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục chứng tỏ mối quan hệ thân thiết giữa hai đảng cộng sản, khiến cho Hà Nội tiếp tục làm ngơ mọi hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trong một bài nhận định mới xuất hiện trên trang mạng Anh ngữ của báo South China Post, chủ bút Jiang Xun của Zero New Media gợi ý rằng, Bắc Kinh cũng muốn Hà Nội tạm gác lại mọi tranh chấp biển đảo, đồng thời dẫn dắt Hà Nội nhìn nhận mọi cuộc vận động nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo trong nước như là những cuộc tấn công nhắm vào hệ thống chính trị của Việt Nam.
Trong tuần này, ông Trọng sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Cộng. Trong chuyến thăm này, quan chức hai bên dự trù sẽ ký kết tổng cộng 18 thỏa thuận, trong đó có 10 thỏa thuận đã được chuẩn bị xong. Các thỏa thuận này bao gồm từ hợp tác huấn luyện cán bộ đảng, cho đến hợp tác giữa hai bộ quốc phòng, và hoạch định sự can dự của Trung Cộng trong dự án đường sắt ven biển nối liền Lào Cai, Hà Nội và Hải Phòng.
Ngoài ông Trọng, trong phái đoàn Cộng Sản Việt Nam gồm 17 quan chức hàng đầu,  có 4 thành viên Bộ Chính Trị. Các bộ trưởng trong đoàn gồm từ ngoại giao, quốc phòng và công an cho đến kế hoạch và đầu tư, nông nghiệp và công thương.
Trong năm nay sẽ có hai chuyến thăm cao cấp giữa hai nước. Chủ tịch nước Cộng Sản Việt Nam Trần Đại Quang dự trù thăm Trung Cộng vào tháng 5 để tham dự hội nghị về sáng kiến “Nhất Đới, Nhất Lộ” tức “Một Vành Đai, Một Con Đường” của Trung Cộng. Vào tháng 11, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình dự trù đến Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
Trung Cộng hiện là nhà đầu tư lớn thứ 8 vào Việt Nam, với cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Bắc Kinh kể từ hơn 15 năm qua. Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Cộng ước tính lên tới khoảng 26 tỉ Mỹ kim trong năm 2016.
Huy Lam / SBTN

Trung Quốc cho máy bay ném bom tầm xa đến Trường Sa

Máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc bay đến quần đảo Trường Sa trên Biển Ðông. (Hình: ECNS)
BẮC KINH (NV) – Trung Quốc vừa cho máy bay ném bom chiến lược bay đến khu vực quần đảo Trường Sa sau cuộc tập trận của mẫu hạm Liêu Ninh để phô trương cơ bắp trước khi tổng bí thư của đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đến thăm Bắc Kinh.
Tin tức cho hay từ ngày đầu năm 2017 đến nay, ít nhất đã hai lần Trung Quốc điều động máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K bay đến Biển Ðông và bay vòng quanh quần đảo Trường Sa, nơi họ đang hoàn tất các cơ sở quân sự qui mộ trên chuỗi đảo nhân tạo.
Một mặt, như một sự phản ứng với các hoạt động tuần tra hải hành và phi hành của các chiến hạm cũng như các phi cơ quân sự của Hoa Kỳ trên Biển Ðông. Một mặt cũng là dấu hiệu “biểu diễn cơ bắp” ăn trùm khu vực của Bắc Kinh trước ngày ông tổng bí thư đảng CSVN đi thăm chính thức Trung Quốc bắt đầu từ 12 Tháng Giêng 2017 này nhằm “củng cố” mối quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản.
Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Mỹ Gary Ross cho hay quân đội Mỹ tiếp tục “theo dõi các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực” dù không đưa ra lời bình luận nào về hoạt động cụ thể của máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc trên Biển Ðông.
Những ngày cuối năm 2016 sang đầu năm dương lịch 2017, Trung Quốc đã điều động hàng không mẫu hạm Liêu Ninh với 5 chiến hạm hộ tống xuống tập trận bắn đạn thật, thử các loại võ khí trên Biển Ðông. Một số nhà phân tích cho rằng những hành động này nhằm bắn tiếng cho Mỹ biết trước khi ông Donald Trump tuyên thệ nhân chức tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Ông Trump từng có một số lời tuyên bố đả kích Bắc Kinh nhiều vấn đề từ chính sách tiền tệ, mậu dịch không công bằng đến việc kềm chế Bắc Hàn. Ông Trump cũng từng tuyên bố sẽ thúc đẩy gia tăng lực lượng hải quân hùng mạnh hơn nữa, hoạt động nhiều hơn nữa, một điều Bắc Kinh thấy bất an, ảnh hưởng tới tham vọng bá quyền bành trướng của họ.
Trong Tháng Mười Hai năm 2016, một máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc đã bay dọc theo đường “lưỡi bò 9 đoạn” mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền hơn 80% Biển Ðông. Chiếc máy bay này cũng bay quanh đảo Ðài Loan. Các hành động của Trung Quốc từ gia tăng tần suất các cuộc tập trận hải quân quy mô bắn đạn thật trên Biển Ðông, nay lại thêm sự xuất hiện của mẫu hạm Liêu Ninh và máy bay ném bom tầm xa đang tiếp tục gây âu lo cho các nước trong khu vực.
Theo bản phân tích hồi tháng trước của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington, những dấu hiệu Trung Quốc đang lắp đặt các hệ thống cao xạ và hỏa tiền phòng không ở các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa cho thấy Bắc Kinh nói một đàng làm một nẻo. Khi đến Mỹ hồi Tháng Chín năm 2016, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh không quân sự hóa Biển Ðông. Sự thật thì họ làm ngược lại.
Mới đây, có tin Việt Nam và Ấn Ðộ đang đàm phán để New Delhi cung cấp cho Việt Nam một số giàn hỏa tiễn phòng không tầm gần Akash, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo lên giọng đe nẹt rằng họ sẽ “không khoanh tay ngồi yên” để Hà Nội và New Delhi hợp tác với nhau muốn làm gì thì làm khi mà Ấn Ðộ “gây rắc rối.”
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (con đẻ và cùng trụ sở với tờ Nhân Dân Nhật Báo) xưa nay vẫn được dùng làm cái loa tuyên truyền bán chính thức của Bắc Kinh, gồm cả việc đe dọa. Báo này từng dọa người Việt Nam “nhỏng tai nghe tiếng súng đại bác” khi có chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc. (TN)

Bắt hơn 10 tấn mứt bẩn chuẩn bị tung ra chợ Tết

Nhiều loại mứt trong kho đã bốc mùi hôi thối, chảy nước. (Hình: báo Thanh Niên)
LÂM ÐỒNG (NV) – Công an Ðà Lạt đã phát hiện hơn 10 tấn mứt, ô mai bẩn các loại mang nhãn mác Trung Quốc, hoặc không có nhãn mác, được chủ doanh nghiệp giả làm mứt Ðà Lạt tung ra bán Tết.
Báo Thanh Niên ngày 11 Tháng Giêng dẫn tin từ Phòng Cảnh Sát Kinh Tế công an tỉnh Lâm Ðồng cho biết vừa bắt quả tang ông Nguyễn Văn Toàn (39 tuổi), tạm trú phường 3, thành phố Ðà Lạt, đang bốc xếp các loại mứt bẩn không rõ nguồn gốc mang đi giao cho các cơ sở kinh doanh ở khắp Ðà Lạt.
Tiến hành kiểm tra kho hàng của ông Toàn tại phường 4, Ðà Lạt, công an phát hiện hơn 10,380kg mứt, ô mai các loại như chanh cốm, hồng, đào tẩm ướp gia vị, trần bì sấy khô,… mang nhãn mác Trung Quốc, hoặc không có nhãn mác. Phần lớn số mứt này đã hư hỏng, chảy nước, bị mốc và bốc mùi hôi khó chịu.
Ông Toàn khai rằng, toàn bộ số mứt nêu trên được thu mua từ các cơ sở nhỏ lẻ ở Hà Nội và Sài Gòn, sau đó đưa về Ðà Lạt rồi mang đi bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh mứt ở địa phương bán trong dịp Tết sắp tới. Công an đã niêm phong toàn bộ số hàng trên chờ giải quyết. (Tr.N)