Theo vtc.vn-Thứ Năm, 16/04/2015 | 08:19
Một trung úy cảnh sát thuộc Công an TP.Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) là nhân vật trong clip "CSGT bám trên đầu xe tải" được lan truyền trên các trang mạng xã hội.
Sáng 15/4 trung tá Trần Xuân Sinh, Đội trưởng Đội CSGT Công An TP.Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) xác nhận “nhân vật chính” trong đoạn video clip “CSGT bám trên đầu xe tải” được đăng tải trên các trang mạng xã hội vào sáng 14/4 là trung úy Võ Tá Đức, cán bộ của đơn vị này.
Cũng theo ông Sinh, clip trên ghi lại sự việc xảy ra tại ngã tư huyện Hương Khê, điểm giao nhau giữa đường Hải Thượng Lãn Ông với đường QL1A (TP.Hà Tĩnh).
Vào thời điểm trên, trong lúc đang làm nhiệm vụ thì trung úy Đức phát hiện xe tải mang BKS 89C-02.338 do anh Nguyễn Giang Huy (28 tuổi, ngụ TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) điều khiển chạy theo hướng bắc-nam vượt đèn đỏ.
Cảnh sát giao thông leo lên cabin xe tải (ảnh cắt từ clip)
Ngay lập tức, trung úy Đức yêu cầu tài xế dừng xe, táp vào lề đường để kiểm tra. Thay vì dừng xe chờ CSGT lập biên bản vụ việc thì tài xế Huy tỏ thái độ bức xúc, không chịu hợp tác rồi phóng xe chạy.
Thấy vậy, anh Đức đã dùng xe máy đuổi theo. Lúc xe tải chạy được một đoạn đường khoảng 2km, vào đến đoạn đường ngã tư Cầu Phủ, điểm giao nhau giữa đường 26/3 với đường QL1A, TP.Hà Tĩnh, thì anh Đức đuổi kịp xe tải.
Anh Đức tiếp tục ra hiệu lệnh đề nghị tài xế xuống xe, làm việc. Thay vì nghe lời, tài xế này đã cố thủ ngồi trên xe. “Vì xe tải quá cao, mà đồng chí Đức lại đứng khuất không thấy. Để tài xế nhận biết được tín hiệu của mình, đồng chí Đức đã leo lên đầu xe. Vụ việc chỉ có vậy”, ông Sinh nói.
Được biết, đoạn video clip đăng trên các trang mạng xã hội có độ dài khoảng 10 giây.
Nguồn: Trương Hoa (Infonet)
Thursday, April 16, 2015
Người dân ném bom xăng về phía lực lượng CSCĐ tại nhà máy Nhiệt diện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận)
Theo DatViet-04-16- 2015
Người dân ném bom xăng về phía lực lượng CSCĐ trong tối 15/04. Ảnh: IJAVN cắt từ videoclip
Sáng nay (16/04), nhiều tờ báo lớn trong nước đưa tin việc, Nhà máy Nhiệt diện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận) đã phải tiến hành tưới nước, phủ bạt 3.000 m2 bãi thải xỉ của Vĩnh Tân 2 nhằm khắc phục tình trạng khói bụi, gây bức xúc trong người dân.
Công trình Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm 2 tổ máy được xây dựng từ ngày 8.8.2010, theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải – Trung Quốc thi công; với tổng mức đầu tư 23.477 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình đảm bảo cấp điện cho miền Nam. Ngày 7.9.2014, tổ máy số 2 đã hoà điện lần đầu thành công vào lưới điện Quốc gia. Tuy nhiên, từ đầu 2014 khi tổ máy số 1 vận hành thì đã xả ra khói thải, bụi khiến người dân địa phương phản ảnh gay gắt.
Bãi xỉ có diện tích hơn 64 ha, khối lượng tro, xỉ hằng ngày khoảng 4.000 tấn. Mấy tháng qua, khói đen liên tục xả ra từ nhà máy khiến các khu dân cư nằm cách nhà máy chưa đầy 1 km phải chịu trận. Nhà nhà phải đóng cửa cả ngày, cây cỏ hoa màu dính đầy bụi xỉ không thể đơm hoa kết trái, nguồn nước sinh hoạt cũng không thể sử dụng do ô nhiễm bụi xỉ… Hành động thực tế này của Nhà máy nhiệt điện chính là từ hậu quả mà chính quyền xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung nhận được từ tối hôm qua (15/04).
Một nhà hàng bị đập phá trong cơn tức giận của người dân
Theo blogger Lê Nguyễn Hương Trà cho biết: “Kẹt xe 50 km trên QL.1A, xô xát làm nhiều người bị thương, khách sạn Vĩnh Hảo bị đập phá, ba chiếc Mercedes, Ford và BMW bị phá hư hại, nhiều xe tải bị ném đá, hàng trăm CSCĐ và CSGT tham gia …vãn hồi trật tự. Cho đến sáng nay 16/04 mới chỉ thông xe được một phần.”
Còn trên báo Pháp Luật: “Đến 22 giờ 30 tối 15-4, lực lượng CSCĐ của Công an Bình Thuận đã rời khỏi hiện trường sau khi rất đông người dân quá khích dùng gạch, đá và “bom xăng” tự chế ném vào lực lượng giữ gìn an ninh trật tự. Theo một nguồn tin, có rất nhiều người bị thương trong vụ náo loạn này. Ngay sau đó đoàn người phản đối ô nhiễm môi trường lúc này đã lên đến cả ngàn người kéo đến khách sạn Vĩnh Hảo (cách nhà máy khoảng một cây số), nơi mà họ cho rằng là “tổng hành dinh” của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 để đập phá.”
Lực lượng CSCĐ được điều tới để vãn hồi trật tự. Ảnh: Bình Thuận Facebook Dân chặn quốc lộ 1A cũng lôi được trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi tập đoàn này ra công văn cam kết sẽ khắc phục tình trạng ô nhiễm ở nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện các giải pháp khắc phục ảnh hưởng đến môi trường của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đang trải bạt che xỉ than
Cần nhấn mạnh rằng, việc người dân tức giận đập phá, ngăn cản giao thông cho thấy họ đã hết kiên nhẫn với cách làm việc của các cơ quan ban ngành nhà nước, khi chỉ hứa mà không làm, tiếp thu mà không thực hiện, dẫn đến việc dù dân có những phản ánh về ô nhiễm trước đây, nhưng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân chưa có biện pháp khắc phục.
Chưa kể quả bóng trách nhiệm và thanh minh thường được bản thân lãnh đạo nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 sử dụng để che giấu việc xử lý chậm trễ các vấn đề mà nhà máy gây ra đối với môi sinh của người dân xã Vĩnh Tân.
Nhiều xe cộ cũng bị đập 40 năm có lẽ là quá đủ cho sự áp đặt cứng nhắc ý chí của nhà nước lên dân một cách tuyệt đối, nhất là khi ý chí đó đã không đoái hoài đến lợi ích của người dân, cộng đồng về mặt thực chất.
Tối 15/04, đã xuất hiện tường lửa để ngăn đôi Quốc lộ 1A Câu nói “nước lên, thuyền lên” có ý nghĩa hơn bao giờ hết, khi người dân đã mất hết niềm tin vào tính “trách nhiệm” của các ban ngành nhà nước trong giải quyết quyền lợi chung cho người dân. Câu nói đó càng nóng bỏng hơn trong không khí kỹ niệm “40 năm giải phóng miền Nam”. Và có lẽ, nếu nhà nước không thay đổi cách xử sự thô bạo như đã từng làm sau 1975 đến nay, sẽ đến lúc, người dân sẽ tự giải phóng mình một cách có tổ chức hơn, thay vì với tình trạng bộc phát như hiện nay. Từ năm 2010 khi khởi công nhà máy, mỗi lần ngược xuôi Phan Rang – Sài Gòn qua Vĩnh Tân mình đều có cảm giác lo lắng. Vùng đất này chính là yết hầu của Nam trung bộ, nơi núi “thò chân ra biển” .QL 1A độc đạo đi qua, một bên quốc lộ là biển, bên còn lại là điệp trùng núi với gần 100km kéo dài đến cao nguyên Di Linh. Gọi là “yết hầu” bởi không có con đường nào khác nối thông Nam Bắc ở vùng duyên hải này. Nếu QL1A ở đây có sự cố, mạch giao thông Nam Bắc qua duyên hải sẽ bị cắt đứt. Vậy nhưng bên cạnh cái yết hầu ấy là một nhà máy điện chạy than do Trung Quốc xây dựng, giá trị hơn 2 tỷ USD – Nhà báo Sự Viễn (Tuổi Trẻ) cho biết trong một chia sẻ trên facebook cá nhân. Video người dân dựng tường lửa trong đêm 15/04:
Nguon: Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam / ijavn.org
Người dân ném bom xăng về phía lực lượng CSCĐ trong tối 15/04. Ảnh: IJAVN cắt từ videoclip
Sáng nay (16/04), nhiều tờ báo lớn trong nước đưa tin việc, Nhà máy Nhiệt diện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận) đã phải tiến hành tưới nước, phủ bạt 3.000 m2 bãi thải xỉ của Vĩnh Tân 2 nhằm khắc phục tình trạng khói bụi, gây bức xúc trong người dân.
Công trình Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm 2 tổ máy được xây dựng từ ngày 8.8.2010, theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải – Trung Quốc thi công; với tổng mức đầu tư 23.477 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình đảm bảo cấp điện cho miền Nam. Ngày 7.9.2014, tổ máy số 2 đã hoà điện lần đầu thành công vào lưới điện Quốc gia. Tuy nhiên, từ đầu 2014 khi tổ máy số 1 vận hành thì đã xả ra khói thải, bụi khiến người dân địa phương phản ảnh gay gắt.
Bãi xỉ có diện tích hơn 64 ha, khối lượng tro, xỉ hằng ngày khoảng 4.000 tấn. Mấy tháng qua, khói đen liên tục xả ra từ nhà máy khiến các khu dân cư nằm cách nhà máy chưa đầy 1 km phải chịu trận. Nhà nhà phải đóng cửa cả ngày, cây cỏ hoa màu dính đầy bụi xỉ không thể đơm hoa kết trái, nguồn nước sinh hoạt cũng không thể sử dụng do ô nhiễm bụi xỉ… Hành động thực tế này của Nhà máy nhiệt điện chính là từ hậu quả mà chính quyền xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung nhận được từ tối hôm qua (15/04).
Một nhà hàng bị đập phá trong cơn tức giận của người dân
Theo blogger Lê Nguyễn Hương Trà cho biết: “Kẹt xe 50 km trên QL.1A, xô xát làm nhiều người bị thương, khách sạn Vĩnh Hảo bị đập phá, ba chiếc Mercedes, Ford và BMW bị phá hư hại, nhiều xe tải bị ném đá, hàng trăm CSCĐ và CSGT tham gia …vãn hồi trật tự. Cho đến sáng nay 16/04 mới chỉ thông xe được một phần.”
Còn trên báo Pháp Luật: “Đến 22 giờ 30 tối 15-4, lực lượng CSCĐ của Công an Bình Thuận đã rời khỏi hiện trường sau khi rất đông người dân quá khích dùng gạch, đá và “bom xăng” tự chế ném vào lực lượng giữ gìn an ninh trật tự. Theo một nguồn tin, có rất nhiều người bị thương trong vụ náo loạn này. Ngay sau đó đoàn người phản đối ô nhiễm môi trường lúc này đã lên đến cả ngàn người kéo đến khách sạn Vĩnh Hảo (cách nhà máy khoảng một cây số), nơi mà họ cho rằng là “tổng hành dinh” của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 để đập phá.”
Lực lượng CSCĐ được điều tới để vãn hồi trật tự. Ảnh: Bình Thuận Facebook Dân chặn quốc lộ 1A cũng lôi được trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi tập đoàn này ra công văn cam kết sẽ khắc phục tình trạng ô nhiễm ở nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện các giải pháp khắc phục ảnh hưởng đến môi trường của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đang trải bạt che xỉ than
Cần nhấn mạnh rằng, việc người dân tức giận đập phá, ngăn cản giao thông cho thấy họ đã hết kiên nhẫn với cách làm việc của các cơ quan ban ngành nhà nước, khi chỉ hứa mà không làm, tiếp thu mà không thực hiện, dẫn đến việc dù dân có những phản ánh về ô nhiễm trước đây, nhưng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân chưa có biện pháp khắc phục.
Chưa kể quả bóng trách nhiệm và thanh minh thường được bản thân lãnh đạo nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 sử dụng để che giấu việc xử lý chậm trễ các vấn đề mà nhà máy gây ra đối với môi sinh của người dân xã Vĩnh Tân.
Nhiều xe cộ cũng bị đập 40 năm có lẽ là quá đủ cho sự áp đặt cứng nhắc ý chí của nhà nước lên dân một cách tuyệt đối, nhất là khi ý chí đó đã không đoái hoài đến lợi ích của người dân, cộng đồng về mặt thực chất.
Tối 15/04, đã xuất hiện tường lửa để ngăn đôi Quốc lộ 1A Câu nói “nước lên, thuyền lên” có ý nghĩa hơn bao giờ hết, khi người dân đã mất hết niềm tin vào tính “trách nhiệm” của các ban ngành nhà nước trong giải quyết quyền lợi chung cho người dân. Câu nói đó càng nóng bỏng hơn trong không khí kỹ niệm “40 năm giải phóng miền Nam”. Và có lẽ, nếu nhà nước không thay đổi cách xử sự thô bạo như đã từng làm sau 1975 đến nay, sẽ đến lúc, người dân sẽ tự giải phóng mình một cách có tổ chức hơn, thay vì với tình trạng bộc phát như hiện nay. Từ năm 2010 khi khởi công nhà máy, mỗi lần ngược xuôi Phan Rang – Sài Gòn qua Vĩnh Tân mình đều có cảm giác lo lắng. Vùng đất này chính là yết hầu của Nam trung bộ, nơi núi “thò chân ra biển” .QL 1A độc đạo đi qua, một bên quốc lộ là biển, bên còn lại là điệp trùng núi với gần 100km kéo dài đến cao nguyên Di Linh. Gọi là “yết hầu” bởi không có con đường nào khác nối thông Nam Bắc ở vùng duyên hải này. Nếu QL1A ở đây có sự cố, mạch giao thông Nam Bắc qua duyên hải sẽ bị cắt đứt. Vậy nhưng bên cạnh cái yết hầu ấy là một nhà máy điện chạy than do Trung Quốc xây dựng, giá trị hơn 2 tỷ USD – Nhà báo Sự Viễn (Tuổi Trẻ) cho biết trong một chia sẻ trên facebook cá nhân. Video người dân dựng tường lửa trong đêm 15/04:
Nguon: Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam / ijavn.org
Hòa giải với ai - Hòa hợp cái gì?
Trước hết, hãy nghe Nhà nghiên cứu 95 tuổi Nguyễn Đình Đầu, nguyên Phụ tá Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền trong chính phủ 2 ngày của Tổng thống sau cùng Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh chia sẻ: “Tôi thấy về vấn đề đoàn kết dân tộc bằng văn hóa chúng ta mới có những chỉ thị. Còn nền văn hóa của Việt Nam mang bản sắc như thế nào thì chưa làm sáng rõ ra được. Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục, xây dựng không chỉ con người khoa học, con người kinh tế mà cả con người văn hóa nữa. Dù mỗi người có một đường hướng, khuynh hướng chính trị khác nhau, nhưng mẫu số chung là, đều vì tương lai của đất nước Việt Nam.
Có như thế, người Việt Nam mới luôn giữ được bản sắc riêng của mình trong thời đại mới. Bản sắc ấy chính là tình yêu quê hương và lòng tự tôn dân tộc. Tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc luôn giúp cho người Việt Nam hành động thuận theo lẽ phải, theo đại nghĩa và vượt qua những thử thách hiểm nghèo nhất. Vậy nên, mỗi người Việt Nam hôm nay cần phải coi trọng việc hòa hợp dân tộc là một trách nhiệm lịch sử tự nguyện.” (phỏng vấn của báo Thể Thao-Văn hóa, 13/04/2015)
Chuyện “mới có những chỉ thị” trong hành động “đoàn kết dân tộc” của đảng CSVN đã nói nói lên điều gì từ một nhân chứng lịch sử của ngày 30/4/1975?
Cụ Nguyễn Đình Đầu đã chứng minh nội dung trong khoản 1 của Điều 60 Hiến pháp 2013 chỉ nói mà không hành. Điều này viết: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”
Nếu có “văn hóa tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” thì tại sao vẫn còn nuôi dưỡng hận thù đồi với 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa, những con dân nước Việt đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Cộng xâm lược quần đào Hoàng Sa năm 1974?
Dòng máu đỏ của những người da vàng Việt Nam Cộng hòa có khác với những dòng máu của 64 Bộ đội CSVN hy sinh trong trận chiến Trường Sa chống quần Tầu xâm lược năm 1988 không?
Nếu không khác thì tại sao chỉ dựng Tượng đài kỷ niệm 64 người của quân đội CSVN tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ngày 14/03/2015, đúng vào ngày này 27 năm trước họ bị quân Tầu hạ sát dã man tại trận chiến đá Gạc Ma, mà không được nổ súng theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Lê Đức Anh.
Đại tướng Lê Đức đã bị nhiều Sỹ quan quân đội Nhân dân, kể cả Thiếu tướng nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Nguyễn Trọng Vĩnh, cáo buộc là người thân Trung Cộng. Tướng Anh cũng đã lén lút qua mặt Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Bộ Ngoại giao để sắp đặt với các Đặc sứ của Bắc Kinh tổ chức chuyến đi bí mật đến Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên) năm 1990 của phái đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng.
Mục đích chuyến đi là để tái lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhưng phải thỏa mãn điều kiện của Trung Quốc đòi Việt Nam rút quân đội Việt Nam khỏi chiến trường Kampuchia và không được nhắc đến cuộc chiến xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979 của 600,000 quân Trung Cộng.
Đến nay, 25 năm sau, những thỏa hiệp bí mật Thành Đô giữa Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vẫn bị phong tỏa.
Trường Sa và Hoàng Sa
Do đó, mỗi khi nhắc đến cuộc chiến Gạc Ma là mọi người đều nhớ đến trách nhiệm lịch sử không thể chối cãi của ông Lê Đức Anh, người sau này làm đến chức Chủ tịch Nước (1992-1997) đối với 64 người lính đã bỏ mình ở đó.
Vì vậy không có gì sai trái khi đền ơn những người đã hy sinh cho Tổ Quốc, nhưng đã làm thì phải làm cho tất cả mọi người đã đổ máu cho một lý tưởng chống ngoại bang Trung Cộng xâm lược để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kể cả trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới phía bắc đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Tầu từ 1979 đến 1987.
Nhưng đảng và nhà nước CSVN đã không dám làn như thế để giữ trọn tình nghĩa láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em” với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cũng thật không công chính khi Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) Đặng Ngọc Tùng phát biểu tại lễ dựng tượng đài ngày 14/04/2015:"Theo nguyện vọng của thân nhân của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma năm 1988 cũng như của cả nước là có một khu tưởng niệm các anh hùng Gạc Ma để thân nhân các liệt sĩ hàng năm về đây viếng người thân của mình, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau này. Do đó việc xây dựng tượng đài tại đây trong chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa- Trường Sa" với hy vọng đáp ứng được phần nào nguyện vọng của thân nhân chiến sĩ Gạc Ma cũng như của công đoàn cả nước cùng toàn thể nhân dân hướng về các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.”
Tại sao lại có cả “Hoàng Sa” trong cuộc vận động quyên góp tiền bạc chỉ dành cho Gạc Ma? Hương hồn của 74 chiến sỹ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa có “xơ múi” gì trong cuộc quyên góp tiền bạc do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức?
Chắp và Hoàng Sa vào làm gì ngoài mục đích tuyên truyền đoàn kết ngoài mặt? Không ai ở Việt Nam trả lời câu hỏi này của thân nhân 74 người lính VNCH và của người dân VNCH cũ.
Nhưng rất rõ là hành động thiên vị một phía của tổ chức TLĐLĐVN được sự đồng tình, tiếp tay của Nhà nước đã cho thấy chủ trương “hòa giải-hòa hợp dân tộc”, vẫn thường được nghe phát ra từ cửa miệng lãnh đạo bấy lâu nay chỉ là “nước lã ao bèo”.
Cũng thật ảo tưởng khi Khoản 3 trong Điều 60 Hiến pháp còn viết: “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.”
Bởi lẽ trong thực tế Nhà nước đã không làm như Hiến pháp quy định với dân trong đời sống hàng ngày ở Việt Nam mà đi hàng hai như ghi trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nghị quyết này có đoạn viết: “Phương hướng chung của sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc , ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa…”
Như vậy phải chăng những ai không đóng góp vào việc “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” như 74 người lính VNCH chết ở Hoàng Sa thì phải bị gạt ra khỏi hàng ngũ yêu nước?
Hãy đọc lời phê bình của Nhà văn, Đại tá Quân đội Nhân dân nghỉ hưu Phạm Đình Trọng trong bài viết ngày 11/04/2015: “Dựng tượng đài khắc ghi vào thời gian, khắc ghi vào tâm linh Việt Nam những dòng máu thiêng Việt Nam đã đổ ra để giữ biển Đông, mảnh thềm không thể tách rời của ngôi nhà hương hỏa Việt Nam là đòi hỏi khẩn thiết của mọi trái tim Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau. Nhưng nếu chỉ dựng tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì vừa bất công, vừa hẹp hòi, nhỏ nhen, chật chội quá! Một hành xử chính trị nhưng dường như phản chính trị! Chỉ là thứ chính trị thô thiển, bè phái, cục bộ! Một việc làm khoét sâu thêm nỗi đau li tán dân tộc cũng là làm suy yếu dân tộc.”
Ông nói thêm: “Những người lính của chính quyền Sài Gòn chết ở Hoàng Sa năm 1974 trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược. Những người lính của chính quyền Hà Nội cũng chết trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Họ đều chết cho Tổ quốc Việt Nam, chết trên những doi cát ngay thềm ngôi nhà Việt Nam mang hồn thiêng cha ông. Nay chỉ dựng tượng đài ghi công Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì tượng đài chật chội, nhỏ nhen, hẹp hòi đó không thể mang tấm lòng bao dung của Mẹ Việt Nam, không thể bền vững cùng non nước Việt Nam mà chỉ là tượng đài của một thế lực phe nhóm và chỉ tồn tại cùng thế lực phe nhóm đó mà thôi.”
Cũng với tư duy hẹp hòi, phe nhóm và cực đoan Cộng sản, những người cầm quyền cũng đã làm ngơ với khuyến nghị tri ân chiến sỹ VNCH ở Hoàng Sa của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, trong đó có Nhà nghiên cứu nổi tiếng Nguyễn Đình Đầu và những nhân sỹ, trí thức khác ở Việt Nam là một bằng chứng hòa giải của người Cộng sản chỉ có trên đấu môi chót lưỡi.
Nên biết Cụ Nguyễn Đình Đầu, người thuộc thành phần Thứ Ba trong giải pháp chính trị ở miền Nam sau cuộc chiến theo Hiệp định Paris 1973, từng nỗ lực giàn xếp một giải pháp đoàn kết dân tộc vào giờ cuối cùng của cuộc chiến nhưng phe Cộng sản đã bác bỏ thẳng tay.
Cụ kể: “Ngày ấy, chính xác là sáng ngày 29/4 luật sư Huyền (Nguyễn Văn Huyền, Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa ) yêu cầu tôi phải thành lập một phái đoàn để đi gặp đại diện Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Tân Sân Nhất. Được sự chấp thuận của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các, tôi đã lên danh sách phái đoàn gồm ông Nguyễn Văn Diệp, ông Nguyễn Văn Hạnh là người có liên lạc với kháng chiến và một người nữa có chân trong tình báo là ông Tô Văn Cang. Nói là điều đình nhưng thực ra phía Việt Nam Cộng hòa biết mình sẽ thua, việc chính quyền mới thành lập được một ngày, không có ý sẽ tiếp tục kháng chiến mà là để thi hành Hiệp định Paris là chính.
Chúng tôi từ Tân Sơn Nhất trở về, gặp Tổng thống Dương Văn Minh đang đứng ở ngoài sân. Chúng tôi báo cáo với ông ấy việc điều đình về dân sự không đạt được kết quả. Ông Minh tỏ ra bất lực. Ngay sau đó, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền giao cho tôi soạn thảo bản tuyên bố “Chấp nhận điều kiện ngừng bắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”. Dự thảo viết xong lúc 16 giờ và ngay sau đó được Phó tổng thống Huyền trình lên tổng thống. Tướng Dương Văn Minh chấp thuận cho ông Huyền công bố bản dự thảo này trên Đài Phát thanh Sài Gòn lúc 17 giờ ngày 29/4/1975.
Sáng ngày 30/4 tôi cùng ông Huyền lên gặp Tổng thống Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng) tại số 6 đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn ngày nay) để bàn về vấn đề ngưng chiến. Đến 9 giờ, Tổng thống Minh ra một tuyên bố phía Việt Nam Cộng hòa sẽ ngưng tiếng súng, chờ cách mạng tới để giao lại quyền hành.
Đến 11h30 quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập thì lúc bấy giờ nhiệm vụ của tôi cũng chấm dứt nên tôi rời khỏi dinh...” (báo Thể Thao-Văn hóa, 13/04/2015)
Cụ Nguyễn Đình Đầu là một Nhân sỹ Công giáo nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu Sử-Địa, đặc biệt về chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy cụ đã rời khỏi Dinh Độc lập khi tướng Dương Văn Minh “đầu hàng”, nhưng sau đó Cụ lại tích cực tham gia vào Câu lạc bộ Phaolo Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Địa phận Sài Gòn đã qúa vãng, để tiếp tục đối thoại với chính quyền Cộng sản trong tinh thần “sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc”.
Rất tiếc, nỗ lực của Cụ và của các Tu sỹ và Trí thức Công giáo, dưới quyền Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo hội Cộng giáo Việt Nam, Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, không được chính quyền Cộng sản đáp ứng. Ngược lại nhà cầm quyền Cộng sản ở Sài Gòn đã ngăn chận một số cuộc Hội thảo về tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông và những bức xúc xã hội khác do Câu lạc bộ đề xướng.
Công an còn xách nhiễu, dọa nạt những người đến tham dự Các cuộc thảo luận tại Câu lạc bộ, trong đó có Giáo sư Tương Lai, cố Luật sư Lê Hiếu Đằng, Bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm từng là nạn nhân.
Điều này cho thấy trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ Lãnh đạo Cộng sản chịu lắng nghe những lời nói chân thật, thẳng thắn và chí tình của người dân, đặc biệt của các thành phần trí thức và cựu đảng viên cách mạng lão thành trong nước về “hòa giải-hòa hợp” dân tộc để đoàn kết trong ngoài xây dựng đất nước.
Vì vậy, khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nói về “con người văn hóa” thì muôn vàn bằng chứng cho thấy sau 40 năm chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn do người Cộng sản chủ mưu gây ra, đảng CSVN vẫn chưa hề có “văn hóa hòa giải” .
Từ Nghị quyết 36
Người Cộng sản chỉ muốn người khác phải tự nguyện “hòa hợp” vào guồng máy cai trị độc tài toàn trị của mình. Ai đứng ngoài, ai chống lại đều bị chụp lên đầu chiếc nói cối phản động, phản cách mạng, thế lực thù địch chống đảng, chống nhà nước và nhân dân!
Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” đã 11 năm tuổi, nhưng những gì đảng nói vẫn “trăm voi không được bát nước xáo”.
Nghị quyết này chủ trương “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, nhưng mọi chuyện vẫn anh là anh, tôi là tôi.
Tình trạng phân biệt địa phương Nam-Bắc, kẻ thắng người thua vẫn phủ đầy trong xã hội và trên mọi lĩnh vực từ nơi làm việc đến học đường.
Bằng chứng như hàng ngàn Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị tàn tật vẫn phải lê lết trên đường phố kiếm ăn không được nhà nước mệnh danh “của dân, do dân và vì dân” giúp đỡ khi đau ốm chứ chưa nói đến miếng cơm manh áo.
Chẳng những thế, họ còn bị hất hủi, ngăn chặn không cho nhận giúp đỡ của các Tổ chức Tôn giáo và Dân sự xã hội như đã liên tục xẩy ra ở miền Trung và tại Sài Gòn.
Cách hành sử này không những chỉ thiếu văn hóa và truyền thống dân tộc mà còn chà đạp lên nhân phẩm và quyền con người và vi phạm những Điều quan trọng của Hiến pháp 2013 do chính người Cộng sản viết ra chỉ nhằm tuyên truyền:
Điều 16 :
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 38 :
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Tại sao như thế? Vì đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục coi những nạn nhân của chiến tranh sống trên lãnh thổ VNCH cũ là những kè thù của chế độ.
Đó là lý do tại sao đảng chưa thể đoàn kết được dân trong nước thì làm sao có thể đoàn kết với người Việt đã trốn Cộng sản ra nước ngoài?
Vì vậy, Việt kiều muốn biết những điều sau đây:
- Tại sao Đảng vẫn tiếp tục đàn áp người dân tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam?
- Tại sao người dân bị đàn áp, bị phá phách khi xuống đường đòi được tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc ỡ Hoàng Sa năm 1974, biên giới Trung-Việt và ở Trường Sa năm 1988?
- Tại sao lại đàn áp những người dân đòi đền bù công bằng vì bị cưỡng chế đất đai và tịch thu tài sản cho các công trình xây dựng chỉ có lợi cho phe nhóm là chính?
- Tại sao các quyền tự do căn bản của dân được Hiến pháp bảo đảm như tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp vẫn còn bị kìm kẹp, hạn chế và kiểm soát?
- Và do Luật pháp nào cho phép mà Nhà nước được quyền sử dụng côn đồ và công an để hù họa, đàn áp, bắt cóc những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, dân chủ ?
- Căn cứ vào đâu mà Nhà nước được lạm quyền lấy đi công ăn việc làm, cuớp quyền hành nghề và chận đứng mọi cách kiếm sống của những đối tượng đã hết hạn tù chính trị hay đấu tranh đòi các quyền tự do ?
- Lý do nào cho phép nhà nước căn cứ vào lý lịch thuộc gia đình cách mạng, cán bộ và đảng viên để bao che cho những phần tử xấu và không có khả năng được có công ăn việc làm trong khi người có tài nhưng không có tiền “mua việc” thì bị lọai?
- Ai cho phép nhà nước tiếp tục cướp đất, tài sản và phá bỏ những nơi thờ phượng của các Tôn giáo, đặc biệt của người dân tộc ở những vùng cao và vùng sâu cách xa các Thánh đường, Nhà Chùa?
-Người dân nào cũng muốn biết tại sao nhà nước lại để cho Trung Quốc tự do biến 7 đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, đồn bót được thiết lập ở đó?
- Tại sao Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, chưa hỏi ý kiến Quốc hội mà đã bằng lòng để cho Trung Quốc thiết lập các Đặc khu kinh tế dọc biên giới, khai thác chung dầu khí ở vùng biển “trong” và “ngoài” vịnh Bắc Bộ trong thỏa hiệp ký tại Bắc Kinh ngày 7/4/2015?
- Sau cùng ai cho ông Trọng quyền đồng ý nghiên cứu để cho Trung Quốc dùng cảng Hải Phòng phục vụ kế hoạch vận chuyển hàng hóa có lợi cho Trung Quốc. Kế hoạch kinh tế của Bắc Kinh được gọi là “Con dường Tơ lụa trên biển”, được Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2014, nhằm bành trướng cánh tay phát triển và tham vọng kinh tế của Trung Hoa tới Đông Nam Á, Nam Á, Phi Châu,Trung Đông và Châu Âu.
Nếu nhà nước không trả lời được những thắc mắc trên thì hãy ngưng ngay lập tức luận điệu quy chụp Kiều bào như của ông Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam. Ông Nam nói rằng: “Điều đáng buồn là có một bộ phận nhỏ kiều bào ở nước ngoài vẫn còn giữ định kiến, làm những việc đi ngược lại lợi ích của đất nước, dân tộc.” (Tạp chí Qu6e hương, 31/01/2015)
Nhưng ông Nam có hiểu tại sao cái bộ phận lớn chứ không phải nhỏ như ông méo mó cho đẹp lòng đảng vẫn đi biểu tình chống Nhà nước của ông không ?
Đơn giản vì đồng bào của họ ở Việt Nam vẫn phải đối diện với nhựng thắc mắc của Việt kiều nêu trên, nhất là khi quyền làm người của họ đã bị những luật lệ ngoài luồng pháp lý như hai Luật Dân sự và Luật Hình Sự cho phép Công an bắt bớ tùy tiện dựa vào các Điều phản dân chủ 79, 88 và 258.
Ngoài ra cũng nên nhớ người tiền nhiệm của ông là Nguyễn Thanh Sơn, bây giờ là Đại sứ ở Nga, đã nhiều lần vu khống Việt kiều chống đảng, trong đó có chuyện bịa ra việc người đi biểu tình đã được trả tiền để chống Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 7 năm 2013 khi ông Sang đến Tòa Bạch ốc gặp Tổng thống Barack Obama.
Ông Sơn còn kêu gọi phải: "Cần nhanh chóng thu hẹp và đi đến xóa bỏ mọi khoảng cách, sự khác biệt giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước, đấu tranh phân hóa, đập tan mọi luận điệu chia rẽ, xuyên tạc để hơn 90 triệu đồng bào ở trong nước và 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài trở thành một khối đại đoàn kết thống nhất, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách đưa đất nước vững bước đi lên…" (phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, từ 20-21/5/2014 tại Hà Nội.)
Nhưng đấu tranh với ai và ai đã xuyên tạc những việc làm sai trái, phản dân chủ của đảng CSVN trong mấy năm qua?
Văn hóa - Văn nghệ Nam Bắc
Bước sang lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, cán bộ lãnh đạo Tuyên giáo cũng đã xuyên tạc đổi trắng thay đen nền Văn hoá thời VNCH nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày 30-4.
Dưới tiêu đề “Hòa hợp dân tộc bằng con đường văn hóa”, ông Tiến sỹ-Phó giáo sư Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhận xét hàm hồ về văn hóa - văn nghệ thời VNCH như thế này: “Thực tế cho thấy, hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất nước ta không chỉ bị chia cắt về địa lý mà đây đó còn bị chia rẽ lòng người. Đặc biệt là trong 20 năm miền Nam dưới chính quyền cũ. Bằng hệ thống tâm lý chiến khổng lồ với nhiều thủ đoạn thâm hiểm, các hoạt động tuyên truyền phục vụ chiến tranh xâm lược và chủ nghĩa thực dân kiểu mới đã được đẩy mạnh, tạo ra một thứ văn hóa nô dịch, đồi truỵ, lôi kéo một bộ phận khá đông thanh niên trong các thành thị chạy theo lối sống gấp, vị kỷ, sa đọa, hòng hủy hoại những giá trị văn hóa dân tộc. Nguy hiểm hơn, họ còn bị đẩy đến niềm tin rằng Việt Nam Cộng hòa là quốc gia riêng biệt, tách rời khỏi nước Việt Nam thống nhất; rằng “giải phóng miền Nam” thực chất là cuộc xâm lược của những người cộng sản miền Bắc.” (báo Thể thao-Văn hóa, 20/02/2015)
Thật trớ trêu, sau ngày 30/4/1975, không biết đã có bao nhiêu trí thức và văn nghệ sỹ miền Bắc đã chạy xô vào Sài Gòn tìm mua sách báo mà Nguyễn Thế Kỷ đã bôi đen để nghiên cứu và tìm hiểu nếp sống văn hoá-văn nghệ phong phú của dân trong Nam.
Vậy nếu muốn so sánh hai nền Văn hoá miền Nam tự do với miền Bắc lai Tầu, lai Nga và sặc mùi đảng từ sau bản án Nhân văn Giai phẩm (1958) ra sao thì hãy hỏi những người còn sống rất giầu vốn liếng văn học-nghệ thuật như các Nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà biên sử Nguyễn Nhã và Nhà nghiên cứu cụ Nguyễn Đình Đầu v.v… để so sánh, chả cần phải đi đâu xa.
Hoặc muốn cẩn thận hơn thì hãy đến thắp hương trước mộ hai Nhà Thơ Mầu Tím Hoa Sim Hữu Loan và Thi sỹ Hoàng Cầm để hỏi thêm cho đủ.
Hơn nữa, ông tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ cũng nên đọc lại phê bình gay gắt của Nghị quyết Trung ương 5 khóa đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu để thấy nền văn nghệ đảng kiểm soát đã “siêu việt” ra sao.
Nghị quyết phê phán: “Đời sống vǎn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả của đổi mới. Trong sáng tác và lý luận, phê bình, có lúc đã nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu vǎn học cách mạng và kháng chiến, đối lập vǎn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan. Một vài tác phẩm viết về kháng chiến đã không phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa. Xu hướng "thương mại hóa", chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức nǎng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của vǎn học, nghệ thuật bị suy giảm.
Nghị quyết 04 của Trung ương (khóa VII) về vǎn hóa - vǎn nghệ được đại bộ phận vǎn nghệ sĩ đồng tình. Một số có nhận thức lệch lạc đã trở lại với cái đúng; các khuynh hướng xấu từng bước bị đẩy lùi. Tuy vậy, một số quan điểm sai trái vẫn xuất hiện. Các loại vǎn hóa phẩm độc hại vẫn còn xâm nhập vào xã hội và các gia đình. Nhiều cơ sở in, quảng cáo, quán ǎn, khách sạn, sàn nhảy mở tràn lan, chạy theo đồng tiền, hoạt động tùy tiện, không tuân thủ những quy định của pháp luật; các cơ quan quản lý nhà nước không có biện pháp hữu hiệu để xử lý.”
Tiềm lực đội ngũ sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình về vǎn học nghệ thuật còn yếu… Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống gặp rất nhiều khó khǎn. Việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh chưa được coi trọng… Về thông tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra. Báo chí chưa biểu dương đúng mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự phê phán kịp thời những việc làm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội… Khuynh hướng "thương mại hóa", lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến. Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo pháp luật….”
Những điểm bất cập của giới Văn nghệ sĩ và báo chí từ thời đảng VIII đến nay (Khóa đảng XI) đã ngót 20 năm có khá hơn không thì các ông Lãnh đạo trong các Tổ chức Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Hội Nhà văn và Hội Nhà báo phải có câu trả lời cho ông Nguyễn Thế Kỷ.
Tiếc rằng việc “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” ít khi được các viên chức đảng thực tập nên chuyện đảng hòa giải với ai và hòa hợp cái gì sau 40 năm ngày 30 tháng 04 năm 1975 không còn hấp dẫn được ai nữa. -/-
(04/015)
Bốn mươi năm quốc hận, cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục
Trong khi Hoa Kỳ rút quân, cắt giảm đến mức tối đa viện trợ võ khí cho VNCH, thì Liên Xô cùng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) tăng cường gấp bốn lần viện trợ võ khí cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt Nam (BVN).(Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.) Vì vậy, VNCH hay NVN bị bức tử; BVN thành công ngày 30-4-1975.
1. Quốc Hận, Quốc Hận, Và Quốc Hận
Từ đó, ngày 30-4-1975, ngày BVN cưỡng chiếm Sài Gòn, trở thành ngày Quốc hận đối với dân chúng NVN. Đó là lẽ đương nhiên. Dân chúng đang sống an vui thanh bình ở miền Nam, cùng nhau xây dựng NVN càng ngày càng phồn thịnh. Bỗng nhiên cộng sản Việt Nam (CSVN) từ miền Bắc đem súng ống đến gây chiến, phá hoại, bắn giết, cướp nước. Cả triệu người bị bắt đi học tập cải tạo, tức đi tù dài hạn không có ngày về. Gia đình ly tán. Sau nhiều năm bị bạo hành, ngược đãi, hàng trăm ngàn người bỏ mình trên rừng thiêng nước độc. Không quốc hận sao được? Đây lý do thứ nhứt CS gây ra quốc hận.
Chiếm được NVN, CS còn làm cho niềm quốc hận của người Việt gia tăng vì chính sách cai trị của CS, thực hiện đúng theo câu số 8 trong bài “Quốc tế ca” của CSVN: “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình.” Muốn “lợi quyền ắt qua tay mình” thì chỉ có cách ăn cướp mà thôi. Dưới chế độ CS, đúng là “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” (Đông Kinh Nghĩa Thục). CSVN tịch thâu nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, xí nghiệp, tài sản, ngân khoản, xe cộ, đày dân đi kinh tế mới tại các vùng hoang vu... CS cướp hết.
Chẳng những thế, CSVN cướp luôn tất cả các quyền tự do căn bản mà dân chúng NVN đã từng hưởng dưới thời VNCH. Từ tự do chính trị, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do kinh tế, tự do thương mãi… Dưới quyền CSVN, tất cả đều do CSVN kiểm soát và chỉ huy. Có người chê CS ngu dốt, thực hiện kinh tế chỉ huy một cách mù quáng, làm cho đất nước suy sụp. Đổ lỗi cho cái dốt là chạy tội cho CS. Thật ra, CS không dốt mà đây là chính sách rất thâm độc của.CS mà CSVN học được của Liên Xô, Trung Cộng.
Cái thâm thứ nhất là CS làm cho dân nghèo đói, khốn khổ, để dân phải sợ sệt CS, luồn cúi CS, qụy lụy CS. Cái thâm thứ hai là khi dân nghèo đói, thì dân phải chúi đầu, chúi mũi lo làm lụng, kiếm sống, chạy gạo, lo cái bao tử trước, lo nuôi con cái, lo gia đình, không còn thời giờ nghĩ đến chuyện chính trị, chuyện tranh đấu, phản đối, chuyện đòi hỏi tự do dân chủ. Cái thâm thứ ba là CS nắm độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế, thì CS sẽ độc quyền ban phát ơn huệ cho những người xu phụ, nịnh bợ. Từ đó, CSVN dụ những người nhẹ dạ vào đảng. Vào đảng CS được nhiều quyền lợi. Đó là lý do giải thích sự phát triển số lượng đảng viên đảng CS trong thời gian gần đây. Vì vậy, CSVN không phải là ngu, mà là cố tình dùng kinh tế chỉ huy hoặc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để củng cố chỉ huy, củng cố chế độ.
Chủ nghĩa CS là chủ nghĩa không tưởng, không thể thực hiện được, ngày nay đã bị quăng vào sọt rác ngay tại Âu Châu, nơi chủ nghĩa CS ra đời. Những kẻ lãnh đạo đảng CSVN hiện nay cũng biết điều đó, cũng biết rằng chủ nghĩa CS nay lỗi thời, nhưng họ vẫn cố tình bám víu cái bộ máy độc tài CS để duy trì quyền lực. Chính sách cai trị độc tài, độc đảng, toàn trị, tham nhũng, chủ trương đàn áp, bóc lột của CSVN làm cho dân đói khổ, xã hội bất công, đất nước tụt hậu, thua sút cả các nước láng giềng. Ai mà không hận? Đây là lý do thứ hai làm cho quốc hận tăng cao và sâu đậm hơn.
Tuy nhiên, ngang đây quốc hận vẫn chưa dừng. Quốc hận tiếp tục dâng lên ngút ngàn sông núi. Nhờ thông tin liên mạng (Internet) rộng rãi, dân chúng càng ngày càng hiểu biết rõ ràng rằng Hồ Chí Minh (HCM) chẳng ra đi tìm đường cứu nước như CS tuyên truyền. Qua tới Pháp, HCM xin vào học trường Thuộc địa Paris để làm quan cho Pháp, nhưng bị từ chối. Xin vào học trường Thuộc địa mà yêu nước cái quái gì? Sau đó, HCM theo Nga, học làm gián điệp cho Liên Xô. Vâng lệnh Liên Xô, HCM lập ra đảng CSVN năm 1930. Như thế, đảng CSVN là con đẻ của Liên Xô, hoạt động theo lệnh Liên Xô và phục vụ Liên Xô. Vì là con đẻ của Liên Xô, Tố Hữu viết: “Thương cha, thương mẹ thương chồng,/Thương mình thương một, thương ông thương mười.” Ông ở đây là Stalin, một tên Liên Xô độc tài khát máu bị cả thế giới lên án. Đây là thông điệp của CSVN, yêu ông mười thì yêu đất nước của ông mười, còn đất nước Việt Nam thì chẳng đáng kể, mà CSVN còn phá hoại để tỏ lòng yêu ông.
Sau đó, khi Trung Cộng chiếm được Hoa lục năm 1949, CSVN xin Trung Cộng viện trợ và làm tay sai thêm cho Trung Cộng. Nhận tiền của Liên Xô, rồi của Trung Cộng thì phải làm cho họ. Vâng lệnh Trung Cộng, CSVN thi hành sách lược diệt chủng, từ phong trào “rèn cán chỉnh quân”, “rèn cán chỉnh cơ”, “chỉnh huấn”, rồi đến Cải cách ruộng đất giết hại gần 200,000 thường dân vô tội. Công hàm 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng rành rành ra đó, giao cho Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng. Lời của Lê Duẫn được ghi vào bia miệng nhân gian:“Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” Rồi mật nghị Thành Đô 1990, hai hiệp định bán đất bán biển cuối thế kỷ 20. Những điều nầy trước đây CSVN giấu kín, nay lòi ra hết. Càng ngày chuyện bán nước và làm tay sai cho ngoại bang càng lộ liễu.
Sau sự sụp đổ của khối Liên Xô năm 1991, bốn nước CS còn lại là Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Không kể Cuba hoàn toàn biệt lập, Bắc Hàn cũng có biên giới chung với Trung Cộng như Việt Nam, nhưng Bắc Hàn vẫn giữ tính độc lập của Bắc Hàn. Chú ý là tuy Bắc Hàn độc tài, tàn bạo; dân số ít và nghèo đói, không có thân nhân gởi tiền từ nước ngoài về giúp gia đình như Việt Nam, nhưng Bắc Hàn dám sản xuất hỏa tiễn nguyên tử, vừa tự vệ, vừa đe dọa các nước khác, kể cả Hoa Kỳ. Trong khi đó CSVN chỉ có tài làm tay sai Trung Cộng, bán nước cho Trung Cộng.
Vì thế, lần nầy quốc hận tràn ngập cả toàn dân Việt. Thủy triều có khi cao khi thấp, nhưng quốc hận càng ngày càng lên cao, mà chẳng bao giờ xuống thấp. Tội bán nước của CSVN đã chạm đến tự ái dân tộc, chạm đến hồn thiêng sông núi. Đây là lý do thứ ba làm cho quốc hận lên cao và lan rộng cực điểm.
Biết CSVN phản quốc, làm tay sai cho Trung Cộng, nhượng đất, đảo, biển cho Trung Cộng, để cho Trung Cộng đe doạ, bắn giết ngư dân Việt, đem giàn khoan vào hải phận Việt, mà người Việt nào không cảm thấy nhục và tức giận là người vô cảm, hoặc tâm thần hay phản quốc. Vì vậy, dù quốc hận đã trải qua bốn mươi mùa, người Việt vẫn duy trì tinh thần chống cộng và vẫn tiếp tục chiến đấu chống cộng.
2. Cuộc Chiến Đấu Vẫn Tiếp Tục
Sau khi CSVN cưỡng chiếm Sài Gòn ngày 30-4-1975, chính thể VNCH sụp đổ, ranh giới sông Bến Hải bị xóa bỏ, nhưng cho đến nay, 40 năm qua, thực tế cho thấy CSVN chỉ thống nhất lãnh thổ, chứ không thống nhất được tinh thần và tình cảm của dân chúng, nghĩa là không thống nhất lòng dân Việt Nam.
Ngay khi CS chiếm Sài Gòn, rất nhiều người tự sát và khoảng 150,000 người Việt bỏ nước ra đi. Cộng sản tố cáo những người di tản là tay sai đế quốc Mỹ. Luận điệu nầy của CSVN được Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975 phụ họa: “Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.”(Trích nguyên văn lời Trịnh Công Sơn: http://ngoclinhvugia.wordpress.com).
Dầu bị CS kết tội phản quốc, dân chúng càng ngày càng bỏ nước ra đi. Kể chung tất cả những cuộc vượt biên và các chương trình “Ra đi có trật tự”, chương trình HO, thì số người ra nước ngoài khoảng 1,500,000 người. Một chế độ lên cầm quyền mà người ta không muốn sống dưới chế độ đó đến nỗi phải tự sát hoặc gấp rút di tản rầm rộ, kể cả hy sinh tánh mạng mà cũng cứ ra đi, “cái cột đèn cũng muốn ra đi” (Trần Văn Trạch), chứng tỏ rõ ràng là chế độ đó không được lòng dân. Điều đặc biệt nữa là CÁI CỘT ĐÈN CHỈ MUỐN RA ĐI ĐẾN CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG, chứ chẳng dại gì mà qua các nước CS.
Ngay sau ngày 30-4-1975, dầu biết CSVN đang mạnh, ở trong nước nhiều cuộc chống đối bạo động vẫn nổi lên. Nhiều tổ chức võ trang chiến đấu hải ngoại về nước. Đau đớn là tất cả đã hy sinh. “Thua keo nầy, bày keo khác”. Không còn võ trang chiến đấu được, thì người Việt quay qua tranh đấu bất bạo động. Nghĩa là người Việt vẫn tiếp tục chiến đấu. Từ đó, phong trào tranh đấu bất bạo động thành hình.
Nhờ sự phát triển của công nghệ truyền thông, nhờ sự hỗ trợ của Internet, giúp thông tin rộng rãi nhanh chóng, cuộc tranh đấu bất bạo động càng ngày càng mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau. Lần nầy, không phải chỉ nam giới ra trận, mà nữ giới cũng tích cực đấu tranh, và không phải chỉ riêng dân chúng miền Nam, mà cả dân chúng miền Bắc, nghĩa là dân chúng toàn quốc, và cả người Việt hải ngoại. Cộng sản gọi cuộc tranh đấu mới nầy là “diễn biến hòa bình”.
Trước đây, khi chưa có Internet, khi xã hội Việt Nam còn bị bưng bít, CSVN tự do tuyên truyền một chiều, tự do nói láo, tự do đàn áp, khủng bố, tấn công, giam cầm, thủ tiêu. Tuy nhiên, từ khi Internet và các phương tiện truyền thông khác phát triển, đưa đến hai kết quả: 1) Tài liệu về sự thật và tội ác của đảng
CS và HCM trong quá khứ được bạch hóa rõ ràng. Thần tượng HCM sụp đổ. 2) Từ đây trở đi, tin tức trong nước, nhanh chóng được đưa lên Internet, khiến cho CSVN không còn tự do tung hoành như trước.
Những cuộc biểu tình khiếu nại và kiện tụng, gọi tắt là khiếu kiện. Những cuộc phản đối chống CSVN đàn áp dân chúng. Linh mục Lý bị bịt miệng trước tòa án. Sinh viên Phương Uyên đòi hỏi “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”. “Việt Nam tôi đâu?” “Anh là ai?” Hai câu hỏi của nhạc sĩ Việt Khang. Rồi những bloggers với những bài bình luận sắc bén. Những nhà báo tự do hoạt động rộng rãi. Những tổ chức dân sự dần dần xuất hiện. Những phóng sự về những tội ác của CS. Nhất là những cuộc biểu tình rầm rộ chống Trung Cộng xâm lược và những bài báo tố cáo âm mưu bán nước của CSVN. Chỉ trong thoáng chốc, tin tức được truyền lên Internet, cả thế giới đều biết ngay.
Biết rõ sự thật về đảng CS, về HCM, dân chúng trong nước chẳng những hết tin những gì CS tuyên truyền mà còn khinh thường đảng CS và càng ngày càng bớt sợ hãi CS. Dân khí tức tinh thần dân chúng càng ngày càng chấn hưng. Những cuộc khiếu kiện bùng lên khắp nước. Chưa có lúc nào mà trong nước rộn ràng biểu tình như lúc nầy.
Chưa có một nhà cầm quyền nào trên thế giới bị dân chúng trong và ngoài nước liên tục hàng ngày phê phán, chê bai, phản đối, đả kích, nguyền rủa, xỉ vả như csvn hiện nay. Thành tích nầy đáng được ghi vào GUINNESS, hơn cả những cái bánh chưng khủng, những tô phở to đùng, hay cái pho tượng quái đản như B52, mới khánh thành liền bị hỏng.
Lịch sử Việt Nam cho thấy người Việt Nam vốn luôn luôn mang tinh thần dân tộc độc lập tự chủ, không muốn làm tay sai nước ngoài, không muốn bị nước ngoài thống trị, và chống lại tất cả các cuộc ngoại xâm. Vì vậy, trước mộng bá quyền xâm lăng của Trung Cộng, dân chúng Việt Nam trong nước nhiều lần biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng. Thế mà nhà cầm quyền CSVN lại đàn áp dã man.
Đàn áp lòng yêu nước của dân chúng, có nghĩa là CSVN đàn áp luôn truyền thống bất khuất của dân tộc, xóa bỏ lịch sử Việt Nam vì lịch sử Việt Nam bao gồm một chuỗi những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để dân tộc tồn sinh. Đàn áp lòng yêu nước của dân chúng còn có nghĩa là CSVN tự cô lập mình với dân chúng, đối lập với dân chúng. Dân chúng ở thế sẽ phải tự mình tách ra khỏi nhà cầm quyền CSVN, giải thể chế độ CSVN để tránh bị chết chìm với CSVN dưới tay Trung Cộng.
Có ý kiến cho rằng tranh đấu bất bạo động chẳng đi đến đâu, chẳng kết quả gì, vì CSVN ù lỳ, bảo thủ, chẳng những không sửa đổi mà còn dùng bạo lực đàn áp. Đúng là hiện nay CSVN đang đàn áp các cuộc biểu tình lẻ tẻ ở trong nước. Tuy nhiên đến một lúc nào đó, các cuộc biểu tình kết hợp với nhau, tăng dần cường độ, tức nước vỡ bờ, sẽ trở nên bạo động, như cách mạng Đông Âu cuối thập niên 80, Algeria, Egyp gần đây. Tất cả đều bắt đầu bằng biểu tình bất bạo động, nhưng kết thúc thảm khốc. Đến lúc đó, dù CSVN ngoan cố bảo thủ cũng không thể khống chế các cuộc biểu tình. Ai biết việc gì sẽ xảy ra?
Do chủ trương giết tiềm lực của Hồ Chí Minh, CSVN tiêu diệt tất cả những ai có khả năng tiềm ẩn để tránh hậu họa về sau cho CSVN. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là CSVN có thể tiêu diệt được toàn bộ nhân tài đất nước, tiêu diệt tinh hoa dân tộc và tiêu diệt sinh mệnh dân tộc. Nói như Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”: “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau; song hào kiệt đời nào cũng có.”Tre già măng mọc, hết lớp nầy đến lớp khác, chắc chắn đến thời cơ thuận lợi sẽ có người đứng lên lãnh đạo quần chúng, đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng khổ lụy. Chắc chắn dòng sinh mệnh dân tộc sẽ vươn lên trở lại.
Kết Luận
Như thế, ngày 30-4-1975 là ngày quốc hận của toàn dân Việt Nam và đặc biệt quốc hận càng ngày càng tăng cao vì ba lý do rõ rệt: 1) Đầu tiên quốc hận vì CSVN cướp nước, cướp chính quyền. 2) Thứ hai quốc hận vì CSVN tù đày, đàn áp, bóc lột, cướp nhà, cướp ruộng vườn, cướp tài sản, phá hoại kinh tế, phá hoại văn hóa. 3) Thứ ba quốc hận vì CSVN phản quốc, làm tay sai ngoại bang và bán nước cho Trung Cộng.
Vì vậy, dân tộc Việt Nam chưa thấy hòa bình, không thể ở yên mà phải tiếp tục chiến đấu chống CS để tự cứu mình, thoát khỏi đói nghèo, đòi lại tự do, dân chủ, dân quyền và nhân quyền, và thoát khỏi tay Trung Cộng. Cuộc chiến đấu bạo động bị thất bại, thì người Việt chuyển qua chiến đấu bất bạo động. Cuộc chiến đấu bất bạo động tuy khó khăn, lâu dài nhưng đồng lòng cương quyết và kiên nhẫn thì chắc chắn sẽ thành công, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông trong trào lưu dân chủ hóa toàn cầu hiện nay.
Ở đây, xin nhắc lại một ý kiến lịch sử. Cuối tháng 7, đầu tháng 8-1966, danh tướng hưu trí Do Thái là Moshe Dayan đến NVN. Ông thăm viếng khắp các chiến trường. Trong một cuộc họp với các cấp lãnh đạo NVN, có người hỏi Dayan rằng làm thế nào để chiến thắng CSVN. Dayan trả lời như sau: "Bắc Việt sẽ thất trận khi họ chiếm được Sài Gòn." Nghĩa là muốn thắng CSVN thì phải để cho CSVN vào thành phố. (Nguyễn Tiến Hưng and Jerrold L. Schester, The Palace File, Harper & Row, Publishers, New York, 1986, tr. 350. Nguyên văn: “North Vietnam will lose the war when it takes over Saigon.”)
Lúc đó, giới báo chí và chính trị Sài Gòn bàn tán nhiều về câu nói của Moshe Dayan, nhưng đó là một giải pháp quá rủi ro nếu để cho quân CS chiếm được Sài Gòn. Cuối cùng, khi CS chiếm được Sài Gòn ngày 30-4-1-1975, ý kiến của Moshe Dayan bị lãng quên. Ngày nay, nhìn lại diễn biến tình hình Việt Nam, rõ ràng lời của Dayan như là lời tiên tri. Cộng sản mất lòng dân ngay khi vừa chiếm NVN, càng ngày càng thất thế và phải kiếm cách thay đổi để tự cứu.
Tuy nhiên, chế độ CSVN chỉ tồn tại bằng tuyên truyền và bạo lực. Khi tuyên truyền không còn hiệu nghiệm và bạo lực chẳng những bị dân chúng trong nước mà bị cả thế giới lên án, nhất là trong một thế giới chằng chịt tương quan kinh tế, thương mãi càng ngày càng rộng mở, CSVN khó có cơ hội tồn tại.
Hơn nữa, bất cứ một chế độ bạo tàn nào, dù đó là Hitler, Mussolini hay Stalin, đều không thể đứng vững trước lòng dân. Cộng sản Việt Nam cũng vậy. Vấn đề là nhanh hay chậm. Nhiều người lo rằng đã 40 năm quốc hận qua đi, mà CSVN vẫn chưa sụp đổ. Xin lưu ý hai điểm: 1) Cộng sản Liên Xô từ 1917 đến 1991 tức hơn 70 năm. 2) Chế độ CS càng về sau, càng học được kinh nghiệm của chế độ CS đi trước, càng tinh vi, xảo trá nên có thể kéo dài thời gian tồn tại, nhưng không có nghĩa là không sụp đổ.
Về phía dân chúng Việt Nam, tuy đã 40 lần quốc hận, nhưng còn CS là còn quốc hận, là còn chiến đấu chống CS. Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn ở trong và ngoài nước. Ở trong nước, lần nầy không phải chỉ có dân chúng miền Nam chống CS, mà cả miền Bắc nữa, trong đó có rất nhiều đảng viên và cựu đảng viên CS thấy rõ con đường CS sai lầm, nên bỏ đảng CSVN và tham gia chiến đấu chống đảng CSVN.
Ngoài ra, có một số người vì lý do riêng, giữ thái độ thầm lặng, nhưng không có nghĩa là họ đồng lõa với tội ác CS và sẵn sàng tham gia chiến đấu khi có cơ hội. Tuy bề ngoài tình hình có vẻ phẳng lặng do sự kiềm tỏa của CS, nhưng bên trong, lòng dân luôn luôn sôi sục đòi hỏi tự do, dân chủ, dân quyền và nhân quyền vì đó là những quyền tự nhiên của con người. Cộng sản chận chỗ nầy, thì chỗ khác nổi lên. Lòng dân trong nước hiện khao khát tự do, dân chủ, như một cánh rừng khô hạn lâu ngày, chỉ cần một đóm lửa là bùng lên tranh đấu.
Xin mời đọc một biểu ngữ trong cuộc biểu tình mới nhứt tại Bình Thuận ngày 14 và 15-4-2015: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bẻ lũ CSVN cướp ngày …” Chính dân chúng trong nước đã không còn sợ hãi như trước và công khai chỉ đích danh“bè lũ CSVN cướp ngày”, để cảnh tĩnh toàn dân về “đại họa cộng sản Việt Nam”.
(Nguồn: Dân Làm Báo, ngày 15-4-2015)
Ở ngoài nước, bao quanh quả đất đều có người Việt tỵ nạn CS định cư khắp năm châu, đều có tranh đấu chống CS. Xin đồng bào hãy kiên nhẫn và cương quyết, cùng nhau yểm trợ cả tinh thần lẫn vật chất những phong trào đòi hỏi tự do dân chủ, dân quyền và nhân quyền trong nước. Chính nghĩa dân tộc, dân chủ, dân quyền và nhân quyền là chân lý kim cương muôn đời của lòng dân. Nếu CSVN ngoan cố cưỡng chống lại trào lưu dân chủ hóa của dân chúng, thì có lúc những cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ, dân quyền, nhân quyền của toàn dân Việt Nam sẽ vùng lên đẩy chế độ CSVN đến chỗ hoàn toàn triệt tiêu. Đó là điều chắc chắn sẽ đến với dân tộc Việt Nam trong tương lai nếu không muốn bị diệt vong vào tay Trung Cộng. Cần phải giải thể CSVN mới chấm dứt những cam kết bán nước của CSVN với Trung Cộng.
(Toronto, 16-4 2015)
AIIB – Con tàu ma rỗng, kêu to nhưng khó mà hạ thủy…
AIIB – Cú lừa đơn giản mà nửa thế giới mắc câu?
Phan Châu Thành (Danlambao) - Ngày 15/4/2015 vừa qua Trung cộng công bố đã “phê duyệt” (approved) danh sách 57 nước đăng ký tham gia là thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (Asia Infrastructure Investment Bank) AIIB, vốn dự kiến ban đầu sẽ có ngay 50 tỷ đô, sau sẽ nâng thành 100 tỷ đô, trong đó Tàu cộng sẽ góp một nửa nhưng không giữ quyền phủ quyết. Cái danh sách dài 57 nước sáng lập làm tôi hơi ngạc nhiên, nhưng cách dùng chữ “phê duyệt danh sách” đó của Tàu cộng “approve the list of AIIB founders” thay vì accepted/chấp nhận - lại không làm tôi ngạc nhiên – nó chỉ thòi ra một chút bản chất của Tàu cộng thôi. Bản cái chất đó là gì, và nó hứa hẹn điều gì với tương lai AIIB là điều tôi muốn và xin được mạo đàm ở đây.
Tôi xin nói ngay, nói thẳng: bản chất đó là gian dối, là lừa bịp. Có nghĩa là mục tiêu lập AIIB của Tàu cộng không phải như những tuyên bố và hành vi bề ngoài của chúng, mà AIIB sẽ chỉ là công cụ chúng muốn có và sử dụng trên lãnh vực kinh tế-tài chính phục vụ mưu đồ bá vương của Tàu cộng mà thôi, không phải thực sự để đầu tư và vì sự phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á, như cái tên của nó. Vì mục tiêu là thế (hay không phải là thế) nên khi đi vào qui chế hoạt động và hoạt động thực sự AIIB mới sẽ lòi ra bản chất của nó (của Tàu cộng) và sẽ làm các thành viên sáng lập (đang cùng chung và tin vào mục tiêu công khai tốt đẹp giả của Tàu) thất vọng.
Sự lừa bịp đó là gì? là Tàu cộng sẽ không giữ quyền phủ quyết của AIIB trong khi “chỉ là cổ đông sáng lập lớn nhất” chiếm 50% vốn góp của AIIB. AIIB là ngân hàng Đầu tư, và bất cứ ai đã ngồi trong Ban quản trị của bất cứ tổ chức hay định chế đầu tư nào (có mục tiêu bỏ tiền ra để kiếm lời) có số cổ đông khoảng trên chục pháp nhân trở lên, đều biết rõ, và thường là đâu đớn, rằng ai đó nếu gian hùng chỉ cần nắm trên 30% cổ phần biểu quyết là có thể lũng đoạn và/hay thâu tóm dễ dàng định chế đầu tư đó. Với 50% cổ phần sáng lập (và biểu quyết) thì cổ đông đó mặc nhiên lũng đoạn và sở hữu định chế đầu tư đó rồi, dù đình chế đó là gì, ở đâu, qui mô thế nào. Nay Tàu cộng giữ 50% cổ phần biểu quyết (nhưng 50% đó không phủ định) trong AIIB, và chỉ cần một vài thành viên sáng lập lẻ tẻ khác có vài phần trăm của AIIB luôn theo sự chỉ đạo “định hướng” hay “màu sắc” Bắc Kinh thì AIIB hoàn toàn do Tàu cộng chi phối 100% mọi hoạt động rồi.
Tôi không hiểu tại sao sự lừa bịp đơn giản thế - không dùng quyền phủ quyết nhưng vẫn đầy đủ quyền biểu quyết thì vẫn chi phối 100% mọi quyết định của AIIB bằng cách đi đêm – cho những đứa con hoang như Việt cộng đứng lên phủ quyết hộ, còn Tầu cộng chỉ ủng hộ ý kiến đó bằng 50% cổ phần nữa mà thôi. Và Tàu cộng có thể nuôi bao nhiêu những đứa con hoang như thế trong số 56 thành viên sáng lập?
Sự bẩn tính Tàu khựa đã thể hiện ngay từ đầu
Nước đăng ký là thành viên sáng lập duy nhất bị Tàu cộng từ chối là Taiwan vì… cái tên nước Tàu của nó (Republic of China!). Điều đó nói lên sự bẩn tính và hèn hạ cố hữu của Tàu cộng: mời cả thế giới tham gia (không đưa ra hạn chế nào) song khi Đài Loan đăng ký thì không cho tham gia sáng lập vì… cái tên nước! Vậy sao Tàu cộng không đưa ra ngay điều kiện “tên nước” đó từ đầu, vì tên các nước đã có từ 1949 kia mà? Thực sự thì điều đó (hành vi hèn hạ đó) chả thay đổi gì cả cho AIIB, 57 hay 58 nước sáng lập cũng là quá đủ cho âm mưu “không thèm phủ quyết” của Tàu cộng rồi, chỉ là để thể hiện sự trả thù hèn hạ của âm mưu hèn hạ muốn xâm chiếm Đài Loan của Tàu xưa nay mà thôi. Nhưng đó cũng lại là hạ sách, vì Tàu cộng đã đi ngược tôn chỉ AIIB mà chúng vừa rêu rao: một nước Châu Á (thành viên LHQ trước cả Tàu cộng) có khả năng đầu tư, lại không được đầu tư vào định chế chỉ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng Châu Á.
Lẽ ra, Tàu cộng, càng muốn chiếm Đài Loan thì càng nên kéo Đài Loan vào mọi hoạt động chung với mình chứ, mà AIIB chính là hoạt động như thế, thì mới đúng. Cái này chính là cảnh cáo lòi đuôi thò móng vuốt cáo ngay ngoài cổng nhà thỏ…
Bày cừu Asean và con cừu đen Việt cộng đen tối
Trong 57 nước thành viên sẽ sáng lập AIIB trên có đủ bộ, tất nhiên, 10 nước Asean. Ngoài việc các nước vô tư tham gia vì hy vọng cho lợi ích cho quốc gia mình mà AIIB có thể mang lại, thì ta thấy ngay có hai ba đứa “con hoang” của Tàu cộng trong số đó - mà sự có mặt của chúng trong AIIB sẽ đơn giản chỉ là nhìn và làm theo chỉ đạo của Tàu cộng - đó là Việt Cộng, Campuchia và Lào. Bảy nước Asean còn lại thỉnh thoảng có nước sẽ nghe theo phân công biểu quyết trong AIIB của Tàu cộng vì các sức ép song phương, và đôi khi vì ghen ăn tức ở với nhau. Đó quả là bầy cừu ngoan của Tàu, tên là bầy cừu Asean, rất vô tích sự cho vùng đất Asean này, nhưng sẽ hữu ích cho Tàu cộng. Nhất là với Việt cộng - con cừu đen điếm đàng nhất, lúc nào cũng chạy theo Tàu “dê cụ” đầu tiên để đợi… - thì đây là cơ hội tỏ lòng trung thành và... ăn xin, của CSVN. Rất có thể cừu đen CSVN đầu tư vào AIIB bằng… nhân dân tệ. Đúng là với dân Việt Nam thì AIIB sẽ là điều tệ hại cho nhân dân (“nhân dân tệ”) mà con cừu đen CSVN mang lại.
G7 bị chia đôi, nhưng Mỹ, Nhật và Canada không dễ bị lừa vì AIIB
Trong số 56 nước tham gia AIIB có đến 4 nước G7 ở Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Italia. Có thể là dân Châu Âu cả tin vào từ ngữ của Tàu cộng - họ tin vào lời hứa sẽ không giữ quyền phủ quyết và thấy thế là đủ? Chả lẽ họ không biết, quyền phủ quyết chỉ là công cụ để lũng đoạn một tổ chức chính trị hay kinh tế, quân sự nào đó – mà để lũng đoạn, ngoài phủ quyết đàng hoàng thì còn muôn vàn cách đi vọng, đi đêm, lừa đảo, “ném đá giấu tay” mà Tàu cộng là sư phụ và họ sẽ dùng ở AIIB kia mà?... Có thể ở vị thế Tây Âu họ có mối lo truyền kiếp với nước Nga lớn hơn nhiều rủi ro đầu tư thất bại với Tàu, nên họ cần hòa hữu với Tàu, và cả với Nga… Cũng có thể còn các vòng đàm phán về qui chế hoạt động của AIIB bởi các nước sáng lập còn ở phía trước, nên họ cứ tạm đang ký tham gia xem “thiện chí” của Tàu cộng sẽ thể hiện trong qui chế hoạt động của AIIB thế nào đã… - cái tên chưa là tất cả.
Dù sao, khá khen cho nước Mỹ, Nhật, Canada trong G7 là còn tỉnh táo hoặc chả có hy vọng ảo tưởng gì vào Tàu cộng hết cả, nên đơn giản họ không muốn mất thời gian, thế thôi. Vả lại, họ đã có và đang điều hành (có ảnh hưởng quyết định) đến các định chế tài chính khác trước và giống AIIB rồi, là WB và ADB…, nên có thể chấp nhận cạnh tranh chứ sao lại tạo ra cạnh tranh với mình - là tự mâu thuẫn với chính mình? Việc Mỹ không thuyết phục được các đồng minh thân cận không tham gia vào AIIB chỉ càng chứng tỏ một đặc tính ưu việt của các nước dân chủ: tôi có thể không muốn bạn “chơi với” ai đó, nhưng tôi tôn trọng quyền của bạn “chơi với” bất kỳ ai đó nếu bạn muốn thế…
Vài nhận xét về đội ngũ thành viên sẽ sáng lập AIIB
Có ba nước muốn có vai trò lớn - hàng đầu/leading (tôi sẽ không dùng từ lãnh đạo, vì với tổ chức đầu tư thì kẻ lãnh đạo là tiền của cổ đông, thể hiện qua lá phiếu cổ đông) trong AIIB trong số 57 thành viên sáng lập, ngoài Tàu cộng thì còn Nga Pu và Ấn Độ. Trong khi tôi tin vai trò của Ấn Độ trong AIIB nếu có sẽ là tích cực và lành mạnh, thì với Nga Pu lại không thể nói thế. Như Tàu cộng, Nga Pu sẽ sốt ruột dùng AIIB phục vụ các ý đồ chính trị quân sự của Nga ở Châu Á là chính. Chúng ta hãy chờ xem.
Các nước EU, Nga, Ấn Độ và Trung Đông tham gia sáng lập AIIB có lẽ đều thực sự có mục đích đầu tư tài chính, chiếm đến một nửa số thành viên (28 nước), nhưng chỉ có thể giữ từ 30-40% cổ phần AIIB thôi. Họ sẽ là nhóm đối trọng 50% của Tàu cộng trong AIIB, nhưng nhóm này quá đông lại quá cách biệt văn hóa và lợi ích cục bộ, nên không bao giờ nhất trí được điều gì, không thể là đối thủ của Tàu cộng trong việc ngấm ngầm chi phối AIIB hoàn toàn.
Các nước Châu Á đang phát triển tham gia sáng lập và đầu tư vào AIIB thực chất là để có cơ hội vay mượn từ AIIB dễ dàng hơn, có 13 nước (không kể nhóm 10 nước Asean) thuộc nhóm yếu nhất sẽ chỉ là nơi để Tàu áp lực và điều khiển. Họ sẽ có khoảng 5% cổ phần sáng lập, mà mỗi cổ phần nhỏ nghe theo Tàu cộng để làm cán cân AIIB nghiêng về Tàu cộng… Rất có khả năng, một số nước sẽ được Tàu cộng ngầm hứa cho vay tiền để góp vào AIIB, coi như Tàu cộng mua luôn “quyền góp vốn” của họ, mà Việt cộng chắc chắn là một “cổ đông” AIIB như thế… Như vậy, Tầu cộng chắc chắn luôn chi phối 100% các quyết định của AIIB rồi, vì chúng luôn có trên 50% phiếu cổ đông, không cần quyền phủ quyết làm gì cả…
Có một nhóm cổ đông sáng lập “trung lập” ở Đông Á là Nam Hàn, Úc, New Zealand… Cùng với Asean, nhóm này và Asean gộp lại có thể giữ 5% đến 10% cổ phần AIIB, nhưng cũng sẽ bị Tàu cộng “đàm phán song phương” để chi phối AIIB mà thôi, nhất là có Việt cộng, Campuchia, Lào trong đó…
Con tàu AIIB sẽ chẳng đi về đâu?
Thứ nhất, nó sẽ được “hạ thủy” thế nào sau khi thiết kế và thi công? Nên nhớ, hiện nay cuối tháng 4/2015, AIIB mới được vẽ phác thảo, chưa được thiết kế xong…, nhưng Tàu cộng thì đã to mồm như nó đã qui tụ được cả thế giới, và tạo cảm tưởng như nó đã đi vào hoạt động đến nơi! Còn lâu – sớm nhất là cuối 2016, và rất có thể là 2018 hay 2020… hoặc không bao giờ (khi Tàu cộng sụp đổ trước đó)!
Giai đoạn thiết kế chi tiết – thỏa thuận qui chế hoạt động bởi các thành viên sáng lập – của AIIB sẽ không hề đơn giản, vì đó là lúc các thành viên dự kiến tham gia “sáng lập” có thể sẽ nhận ra, mường tượng ra rõ hơn mình đang “tối lập” AIIB vì mục đích của Tàu…, mà một số sẽ lặng lẽ rút lui. Nếu đàm phán TPP chỉ có 12 nước đã qua mấy chục vòng đàm phán suốt mấy năm qua, mà vẫn chưa ngã ngũ (vì Mỹ và các nước TPP đều làm công khai và nghiêm túc, trừ Việt cộng), thì thỏa thuận AIIB cũng không thể xong trong 1-2 năm. Tôi nghĩ đây là lúc các thành viên sáng lập từ EU – những nước mà đại diện đàm phán của họ khó bị Tàu mua chuộc hay lừa bịp, và những nước mà qui chế AIIB sẽ phải đưa ra Nghị viện của họ thông qua - sẽ được “mở mắt”.
Đến giai đoạn thực thi, góp vốn cho AIIB, có thể một vài nước sẽ nhận ra mình lỡ thỏa thuận tham gia sáng lập một định chế ma mãnh của Tàu – một con tàu AIIB định cạnh tranh với ADB và WB nhưng có toàn máy móc Tàu trên boong - no guarantee/không có bảo hành, nên sẽ rút lui vào phút chót, thế là Tàu cộng miễn cưỡng nhận phần đó hay bố trí các “con hoang” nhận góp vốn thay bằng tiền của mình…
Có thể con tàu AIIB cuối cũng vẫn sẽ được Tàu cộng hạ thủy rồi nổ máy ra khơi, nhưng với cố tật của nhà thiết kế chế tạo Tàu cộng là gian dối, với thuyền trưởng Tàu cộng là gian tham, với thuyền phó Ấn Độ nghiêm túc vô tư, nhưng với Máy trưởng nghiện vodka Nga Pu, đội Sĩ quan/Kỹ sư đầu tư rất chuyên nghiệp EU và OPEC, và với đội thuyền viên ất ơ tuyển theo lệnh Tàu cộng như trên thì có thể hy vọng gì vào những chuyến ‘ra khơi” của nó? Đơn giản là nó sẽ tự gặp nạn hay đâm vào những bãi cạn đầu tư kiểu Tàu cộng như… quốc gia có sức mua PPP lớn nhất thế giới nhưng chính phủ Tàu cộng thì cướp giết người để buôn bán nội tạng và dân Tàu thì vẫn có những kẻ giữ thói quen ăn thịt đồng loại như một đặc sản văn hóa Tàu… Như vậy, thắc mắc của tôi là đầu tư cơ sở hạ tầng - AIIB với Tàu cộng để làm gì? Như là cùng những kẻ tội đồ độc ác nhất trần gian – là cộng sản Tàu - đi làm từ thiện vậy.
Subscribe to:
Posts (Atom)