Friday, June 3, 2016

Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đối đầu tại Shangri-La 15

VIỆT NAM (NV) - Trong khi đích thân ông Ashton Carter, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ tới Singapore để tham dự đối thoại Shangri-La 2016 thì Trung Quốc chỉ cử Đô Đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng tới Singapore.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore NG Eng Hen (bìa phải), và Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter (thứ hai từ phải), 
nghe giới thiệu về P-8, trước giờ khai mạc đối thoại Shangri-La 15. (Hình: US Navy)

Trung Quốc vốn không mặn mòi với các đối thoại Shangri-La và việc chỉ cử phó tổng tham mưu trưởng tham dự là nhằm giảm sức nặng của diễn đàn mà Trung Quốc vẫn cho là bị Hoa Kỳ thao túng.

Ngay trong ngày khai mạc đối thoại Shangri-La, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc khẳng định cuộc đối thoại lần này sẽ chẳng có gì lạ vì Hoa Kỳ tiếp tục lèo lái cuộc đối thoại.

Đối thoại Shangri-La là cách gọi diễn đàn thường niên về an ninh Châu Á giữa 28 quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thường thì có thêm nhiều quốc gia, tổ chức khác quan tâm đến an ninh Châu Á dự khán.
Bắt đầu từ 2002, năm nay là lần thứ 15 đối thoại Shangri-La được tổ chức tại Singapore. Cuộc đối thoại lần thứ 15 diễn ra trong ba ngày, từ 3 đến 5 Tháng Sáu.

Giới quan sát thời sự quốc tế dự đoán, tại đối thoại Shangri-La lần này, Hoa Kỳ sẽ chỉ trích Trung Quốc kịch liệt và sẽ có nhiều quốc gia tán thành những chỉ trích đó.

Người ta tin rằng, tại đối thoại Shangri-La 15, Trung Quốc sẽ rất đơn độc vì không có quốc gia nào công khai bày tỏ sự tán thành các hành động của Trung Quốc trong thời gian vừa qua ở Biển Đông như: Bồi đắp nhiều bãi đá thành đảo nhân tạo, xây dựng các công trình quân sự và bài bố vũ khí trên chuỗi đảo nhân tạo đó.

Tháng trước, Liên Âu rồi tới các cường quốc thuộc nhóm G7 đều đã lên tiếng nhắc nhở rằng, trong vấn đề Biển Đông, các bên cần thượng tôn luật pháp quốc tế và được khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng các biện pháp ôn hòa để giải quyết bất đồng về chủ quyền. Trước khi lên đường đến Singapore, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ từng nhận định, cách hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông chẳng khác gì tự dựng một trường thành để cô lập chính mình.

Đại Tướng Petr Pavel, chủ tịch Ủy Ban Quân Sự NATO (Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương), cũng vừa tuyên bố tuy sẽ không can thiệp vào những vấn đề của các khu vực khác nhưng NATO sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia ven Biển Đông phát triển khả năng quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và thực hành bảo vệ an ninh hành hải.

 03-06-2016 2:16:08 PM 

Niềm đau Madrid, nỗi nhớ Sài Gòn

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Barack Obama có lẽ là chuyến viếng thăm của một nguyên thủ quốc gia để lại nhiều cảm xúc trong lòng người Việt Nam nhất, không phải chỉ thiện cảm, xúc động, hân hoan, niềm nở khi ông đặt chân xuống Sài Gòn nhưng cũng để lại ít nhiều cay đắng, ngậm ngùi, trống vắng khi cánh cửa của Air Force One từ từ khép lại.

Là một con người nặng tình cảm, TT Barack Obama hẳn đã đọc được những khao khát tự do dân chủ của người dân Việt Nam, nhất là tại Sài Gòn, qua cách chào đón họ đã dành cho ông. Và là một con người nặng tình cảm, ông đã để những cảm xúc riêng tư qua cách nói, cách cười, cách choàng vai tự nhiên, thân tình, đằm thắm lấn át vai trò của một nguyên thủ quốc gia trong nhiều nơi ông đã ghé thăm. Đừng quên, Barack Obama từng là một điều hợp viên cộng đồng với nhiều sắc dân ở Chicago lo việc dạy kèm, thuê nhà cho người nghèo nên việc ông hòa hợp dễ dàng vào giới bình dân không có gì lạ.

Nhưng dù gì đi nữa, cuối cùng, quyền lợi và chính sách lâu dài của nước Mỹ vẫn trên hết. 

Lịch sử để lại vô số bài học. 

Madrid tháng 8, 1944

Ngày 25 tháng Tám, 1944 Paris chính thức được giải phóng. Tư lịnh Đức Tướng Dietrich von Choltitz, người từ chối lệnh của Hitler chiến đấu tới cùng cho đến khi Paris chỉ còn là đống gạch vụn, đầu hàng tại khách sạn Meurice. Trong lúc các lực lượng đồng minh tiến về phía Bắc để tấn công sang lãnh thổ Đức, một bộ phận tiếp tục giải phóng các tỉnh miền Nam nước Pháp. 

Ảnh hưởng từ các cuộc nổi dậy của nhân dân Pháp tại những nơi quân đội đồng minh sắp đến vang dội sang tận Tây Ban Nha lúc đó đang chịu đựng dưới sự cai trị độc tài hà khắc của tướng Francisco Franco. 

Francisco Franco (1892-1975) thiết lập chế độ độc tài toàn trị Phát Xít tại Tây Ban Nha khi phe quân phiệt của ông ta dưới danh nghĩa Bảo Hoàng với sự giúp đỡ của Hitler và Mussolini thắng Nội chiến Tây Ban Nha. Dưới chế độ hà khắc của Franco, khoảng từ 200,000 đến 400,000 người bị giết và vô số người bị đày ải trong 190 trại tập trung trên khắp Tây Ban Nha. 

Mặc dù tuyên bố “trung lập” trong Thế chiến Thứ Hai, Franco cho phép hải quân Đức và Ý cập các cảng Tây Ban Nha và tình báo của phe Trục được quyền hoạt động trên đất Tây Ban Nha. Ngoài ra, Franco còn chấp thuận cho Sư Đoàn Xanh (Blue Division) tình nguyện chiến đấu bên cạnh quân đội Hitler tại các mặt trận Volkhov và Leningrad. 

Với hai lý do, một chế độ Franco độc tài Phát Xít chà đạp lên các quyền tự do của con người và đồng minh của Hitler trong Thế chiến Thứ Hai, không ít người dân Tây Ban Nha tin rằng sau khi giải phóng nước Pháp, quân đội của Mỹ, nước dân chủ hàng đầu thế giới, sẽ có tất cả lý do chính đáng để giải phóng Tây Ban Nha khỏi ách độc tài Francisco Franco, xây dựng một Tây Ban Nha dân chủ và sẽ là một đồng minh thân cận, vững chắc của Mỹ bên bờ Địa Trung Hải. 

Với lòng tin tưởng quân đội Đồng Minh sắp giải phóng Tây Ban Nha, tại thủ đô Madrid, các phong trào sinh viên Tây Ban Nha đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình, nổi dậy, phân phối truyền đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân Tây Ban Nha đứng lên lật đổ độc tài Francisco Franco. 

Không. Quân đội đồng minh không vượt biên giới Pháp Tây Ban Nha và phong trào sinh viên Tây Ban Nha đã bị Franco dập tắt một cách đẫm máu.

Lý do quân Mỹ không vượt biên giới. Từ khi phần thắng của Thế chiến Thứ Hai nghiêng về phía Đồng Minh, các lãnh đạo đồng minh đã hình dung ra một bản đồ mới, một trật tự mới tại châu Âu. Riêng đối với trường hợp Tây Ban Nha, Stalin muốn trừng phạt Tây Ban Nha về tội “liên minh” với Đức nhưng Franklin Roosevelt và TT Winston Churchill từ chối. TT Mỹ và TT Anh chẳng những không muốn can thiệp vào chế độ chính trị Tây Ban Nha mà còn muốn dùng Franco để chống lại Stalin sau thế chiến. 

Khi TT Franklin Roosevelt qua đời ngày 12 tháng Tư 1945, Phó TT Harry Truman lên thay đã khai triển quan điểm bao vây Liên Xô một cách cụ thể hơn trong chủ thuyết được gọi là Chủ Thuyết Truman (Truman Doctrine). Trong kế hoạch đó, ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa CS là trọng điểm và ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ o bế Franco vì biết y là người chống Liên Xô triệt để. Đáp lại, Franco cho phép Mỹ thiết lập bảy căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ Tây Ban Nha.

Sài Gòn tháng 5, 2016

Sài Gòn tháng 5, 2016, hàng trăm ngàn người thuộc nhiều thế hệ đổ ra đường chờ suốt mấy giờ để đón chào tổng thống Mỹ. 

Như đã viết trong bài trước, người dân miền Nam đón chào một người đại diện cho thế giới tự do hơn là tổng thống một quốc gia. Tiếng hoan hô TT Barack Obama bằng tiếng Anh, bằng tiếng Việt vang lên trên đường phố Sài Gòn. Một lần nữa cho thấy mạch sống dân chủ trong lòng người dân miền Nam vẫn còn chảy. 

Những em nhỏ sinh ra hay lớn lên ở Sài Gòn sau 1975 có thể không nhận ra nhưng dân chủ ở miền Nam là những hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng thế kỷ trước đã mọc ra, lớn lên trong ý thức các em và đã là một phần trong máu huyết của các em. Điều đó giải thích tại sao các em cảm thấy gần gũi với lãnh đạo một quốc gia dân chủ từ xa xôi đến hơn là những “lãnh đạo đất nước” cùng dòng giống với mình. 

Sau 41 năm, người dân miền Nam vẫn còn mang tâm lý sống trong vùng bị chiếm hơn là dân của một “nước Việt Nam thống nhất”. Người dân Sài Gòn vẫn mang nặng trong tim một nỗi nhớ Sài Gòn, dù họ sinh ra, lớn lên hay chỉ nghe lời kể lại của ông bà, cha mẹ. 

Hơn mười năm trước, trên talawas, người viết đã có dịp phân tích những bản án mà đảng CS dành cho các nhà tranh đấu miền Nam bao giờ cũng nặng nề hơn, tù đày lâu hơn những người đấu tranh phát xuất từ miền Bắc: 

“Trong lúc tôi vô cùng kính trọng những tiếng nói dân chủ vọng lên từ miền Bắc, những bản án dài hạn hơn nhiều mà giới lãnh đạo Đảng Cộng sản đã dành cho những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền phát xuất từ miền Nam cho thấy rằng, ba trăm năm sau, con sông Gianh cách ngăn dân tộc từ thời Trịnh Nguyễn vẫn còn chảy, không phải ở Quảng Bình mà chảy ngay giữa lòng Hà Nội, chảy trong tư duy của những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Tương tự, những phân chia ngăn cách Bắc Trung Nam từ thời thực dân chẳng những không được lấp lại, trái lại mỗi ngày bị đảng đào sâu thêm. Chính sách trả thù đã thể hiện không những đối với những người cầm súng, những viên chức chính quyền cũ mà còn áp dụng một cách tàn nhẫn đối với gia đình họ, con cái họ và thậm chí còn mở rộng đến nhiều triệu người dân vô tội chỉ vì họ sống bên này sông Bến Hải. 

Sau 1975, trong lúc hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hòa bị tù đày trong rừng sâu nước độc, hàng triệu thân nhân họ cũng đã gánh chịu nhiều cực hình không kém phần độc ác. Tôi đã gặp những đứa bé miền Nam có cha mà như không cha, có mẹ mà như mất mẹ, sống lang thang đầu đường cuối chợ. Tôi đã gặp những đứa bé miền Nam thông minh nhưng không có một cơ hội đến trường, chỉ biết đứng bên ngoài cổng trường mà khóc. Đảng nói gì chưa với những mái tóc xanh kia?”

Những “mái tóc xanh” lang thang trên đường phố Sài Gòn sau 1975 bây giờ đã lớn, đã ngoài tuổi 40, nhưng ký ức của tuổi thơ hãi hùng sẽ không bao giờ phai nhạt. Sự có mặt của TT Barack Obama là cơ hội để các em bày tỏ thiện cảm dành cho tổng thống một nước dân chủ nhưng đồng thời cũng để nhà cầm quyền CS thấy sự khinh bỉ của các em dành cho các lãnh đạo độc tài.

Hàng năm, các loa tuyên truyền của đảng vẫn tiếp tục lập lại bài hát “hòa giải hòa hợp dân tộc” vào mỗi dịp 30 tháng 4, nhưng 41 năm trôi qua chính sách phân biệt đối xử của đảng CSVN đối với người dân miền Nam vẫn không thay đổi. 

Trước đây, con số 20 năm tù trở thành một loại tiêu chuẩn dành cho những người tranh đấu nổi tiếng ở miền Nam như Linh mục Nguyễn Văn Lý (bị kết án 20 năm tù, 1977), Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (bị kết án 20 năm tù, 1990), Gs Đoàn Viết Hoạt (bị kết án 20 năm tù, 1993) và hiện nay cũng thế, Trần Huỳnh Duy Thức (bị kết án 16 năm tù cộng với 5 năm quản chế, 2010). 

Ngoài chính sách cai trị dựa trên lý lịch, quá khứ, việc kết án nặng nề dành cho các nhà tranh đấu miền Nam còn chứng tỏ đảng rất sợ dân miền Nam. Nhưng sợ hay không sợ, khao khát tự do dân chủ như ngọn lửa âm ỉ trong lòng người sẽ một ngày bùng lên thành cách mạng.

Niềm đau Madrid, nỗi nhớ Sài Gòn 

Người viết đọc câu chuyện phong trào sinh viên Madrid trong một tạp chí ở Sài Gòn trước 1975. Thời gian dài trôi qua, tên tuổi đã quên, nhưng sự hy sinh của họ vẫn còn sống trong ký ức và niềm tiếc thương dành cho sự hy sinh của họ vẫn còn trĩu nặng đến bây giờ. 

Dù trong sáng và cao quý bao nhiêu, số phận của các lãnh đạo phong trào dân chủ Tây Ban Nha chắc chắn đã không được nhắc tới trong các phiên họp bàn viễn ảnh về châu Âu của Anh Mỹ. Tương tự, số phận của Trần Huỳnh Duy Thức và hàng trăm tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị tù đày cũng không được TT Obama đặt ra như một điều kiện với lãnh đạo CSVN trong chuyến viếng thăm Việt Nam. Vì thế, TT Obama đã rời Việt Nam nhưng những “đáng tiếc”, “lẽ ra”, “phải chi” vẫn còn nghe đây đó.

Trước mặt các nhà kiến trúc chính trị Mỹ chỉ có tấm bản đồ chứ không có tên tuổi người nào. Họ xây dựng chính sách đối ngoại với Trung Cộng từ kinh nghiệm đương đầu với Liên Xô. Liên Xô rất mạnh ở trung tâm nhưng yếu ở các vòng ngoài. Mikhail S. Gorbachev biết rõ điểm yếu đó và từng ra lịnh đàn áp cuộc nổi dậy đòi độc lập của nhân dân Lithuania 1989 để cứu vãn Liên Xô nhưng thất bại khi các nước vùng Baltic cùng đứng dậy. 

Dĩ nhiên Mỹ phải chuẩn bị cho mọi hình thức sụp đổ của Trung Cộng nhưng dù khả năng nào, chính sách bao vây ngăn chận (containment) vẫn là bước đầu được hầu hết các tổng thống Mỹ, theo mức độ khác nhau, đã và đang theo đuổi. Cuộc “Chiến tranh Lạnh” khác đã bắt đầu ở Á Châu. Mỹ sẽ gia tăng áp lực, kể cả áp lực quân sự, từ bên ngoài để hy vọng Trung Cộng một ngày sẽ tan vỡ từ bên trong, giống như các TT Mỹ từ Harry Truman đến Ronald Reagan đã thực hiện và thành công đối với Liên Xô. 

Thực tế chính trị quốc tế là vậy. Đừng nói chi là một phong trào dân chủ, dù Tây Ban Nha hay Việt Nam, mà ngay cả một quốc gia lớn như Tiệp Khắc còn bị Anh Pháp tặng không cho Hitler tại Hội nghị Munich trước Thế chiến Thứ Hai và một lần nữa bị Anh Mỹ bỏ rơi tại Hội nghị Yalta để cuối cùng rơi vào tay Stalin sau Thế chiến Thứ Hai. Từ một sinh viên cho đến lãnh đạo Tiệp không ai không xót đau, thương tiếc cho hàng triệu cái chết oan uổng của các thế hệ trước, nhưng thay vì nuôi thù báo oán họ tập trung xây dựng lại đất nước thịnh vượng và tự do dân chủ cho hôm nay và cho các đời sau. 

Câu nói “vận mệnh Việt Nam nằm trong tay người Việt” của TT Obama là câu nói thành thật không phải với tư cách tổng thống Mỹ mà là một con người. Bởi vì, giá trị của một con người hay một đất nước cũng thế, không phải ở chỗ ngã xuống mà ở chỗ biết đứng lên, vượt qua và tiếp tục hành trình đi về phía trước. Không ai chết thay cho dân tộc Việt Nam ngoài dân tộc Việt Nam và cũng không ai cứu Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam.



Việt Nam đã hoàn thiện CNXH

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Không đúng như lo ngại của đảng trưởng CSVN trước đây hai năm, đảng “ta” đã xây dựng dứt điểm CNXH vượt chỉ tiêu trước thời hạn ít nhất là một thế kỷ.

Hẳn mọi người đều nhớ, đặc biệt là những người còn đang tiếp tục mê man con đường “bác đi” lại càng nhớ nhanh nhớ mạnh nhớ vững chắc, lời Tổng Bí Lú phát biểu ngày 23/3/2013 trong cuộc thảo luận góp ý về bản dự thảo hiến pháp mới:

“...Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (Thanh Nien online ngày 26-10-2013)

Khi nghe người thừa kế sự nghiệp “tìm đường kíu nước” của cha già DT phán như thế, Cu Tèo hơi bị nản, nếu không nói là tuyệt vọng - nay gọi chung một túm là “bức xúc”- vì chắc tỏng cu không còn ngo ngoe đến ngày đó để mà thò vào thiên đường XHCN. 

Cu đã có công với cắt mạng bằng việc bỏ học từ lớp ba trường làng, để đi xây dựng CNXH. Ngày lên đường vô bưng, cu hồ hởi phấn khởi, những tưởng nếu đời cu chưa được hưởng, thì cũng tới đời con- “hy sinh đời bố, củng cố đời con” ấy mà, nhưng dè đâu, theo lời bác cả Lú, “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”, thì chẳng những đời cu, đời con cu bỏng dỏng *, mà đời cháu cu cũng chắc gì có được chút cơm cháo của “CNXH hoàn thiện”.

Nói đến “CNXH hoàn thiện” là nói đến cái gì cũng tuyệt cú mèo. Nghe mà ham. Ham nhất là nhân dân được leo lên làm ông chủ, bà chủ; còn cán bộ thì xuống làm thằng đầy tớ, con đầy tớ nhân dân; không như dưới thời Thực Dân, Phong Kiến, nhất là thời Mỹ Ngụy, nhân dân bị bọn cầm quyền bóc lột tận xương tủy, ăn thì cơm độn sắn mì, bo bo; mặc thì, đàn ông con trai “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cụ Hồ em ơi” ; đàn bà con gái mỗi năm một bẹt vải mùng, giặt đi giặt lại, bùng nhùng háng em.

Ấy thế mà giấc mơ nay đã hiện thực. Tục ngữ VN có câu “Lụt thì lút cả làng”, nhưng nay VN ta nhờ đã xây dựng xong CNXH hoàn thiện, lụt không còn lút cả làng theo truyền thống nữa, mà lụt chỉ lút ông bà chủ nhân dân, còn đầy tớ thì đã có ông chủ, bà chủ cõng:

Một đầy tớ đến sở

Một bầy chủ đi làm

Thấy hai bức hình chủ và tớ cùng đi làm trên đây, Cu Tèo hết biết còn nói năng chi nữa, vì một bức hình bằng nghìn lời nói. Cu chỉ biết hồ hởi phấn khởi và tri ân Cắt Mạng đã dứt điểm CNXH hoàn thiện trước thời hạn “không biết cuối thế kỷ này đã xoay xong chưa”.


Đừng để các bạn ấy đơn độc!

Viễn Xứ (Danlambao) - Ba cuộc biểu tình đã trôi qua và trong mỗi trận chiến đương đầu giữa Thiện và Ác đó đã để lại những cung bậc cảm xúc khó mà diễn tả bằng lời. Nhưng dù bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi xuống, những thân người bị đốn ngã, bị đánh đập một cách vô lý, bị chà đạp nhân phẩm lẫn danh dự bởi những kẻ mà mình đang bảo vệ cho chính cuộc sống của gia đình và con cái họ(!) thì những con người ấy vẫn ngạo nghễ ngẩng cao đầu thét vang ước nguyện rất bình thường của một con người, đó là ĐÒI QUYỀN SỐNG, QUYỀN ĐƯỢC LÀM NGƯỜI.

Có điều gì đẹp đẽ và thánh thiện hơn khi họ đã hy sinh những cái rất đời thường để gánh lấy trách nhiệm nặng nề trên đôi vai mình chỉ vì hai chữ TỰ DO cho toàn dân tộc. Tương quan lực lượng quá chênh lệch để nói chuyện thắng, thua và việc chính quyền xua những lực lượng đàn áp dã man đã ít nhiều làm chùn bước một vài cá nhân nhưng ánh sáng cuối đường hầm đã và đang sẽ lan tỏa dù chậm nhưng vẫn còn hơn không. Tôi sẽ không nhắc lại những cảm giác đau đớn phẫn nộ của bản thân mình trước một số quá đông con người vẫn còn thờ ơ với thời cuộc hay nói cho chính xác hơn là cho chính gia đình, con cái và bản thân họ.

Những đêm thức trắng hay những đêm dài mộng mị với những cơn ác mộng mà hàm răng nghiến chặt tạo âm thanh kèn kẹt vì căm hận. Suốt ba năm nay, tôi thành người đồng hành với người hàng xóm, một giáo viên nước người đọc sách khuya. Đèn nhà tôi và cô ấy luôn sáng đến 2-3h sáng và cứ như đua nhau lập kỷ lục nhưng tôi luôn là người tắt đèn sau (có khi 4-5h). Tôi viết rất nhiều nhưng rồi lại không gởi, viết như điên, viết cho vơi đi những sầu muộn, đăm đắm yêu thương và luôn cả những giận hờn, oán trách... Tôi không sợ CS nhưng tôi sợ sự vô cảm và thờ ơ của dân tộc mình. Tôi dần xa lánh hàng xóm vì những khi tiếp xúc với họ tôi luôn phải lãng tránh những việc liên quan đến quê hương mình dù trước đây tôi luôn tự hào nói với họ về cái nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi mà có bốn nghìn năm văn hiến (!?!) và rất nhiều thứ để nhớ về... Tôi mang trong lòng một mối tâm tư nặng trĩu mà không biết chia sẻ cùng ai ngoài việc viết và làm thơ chống bọn cường quyền hèn với giặc, ác với dân. Đứa con gái lớn ngồi vào cây piano cuối buổi dợt đàn bao giờ cũng kết thúc với bài "Trái tim đau khổ" (Triste coeur) dành riêng cho mẹ vì nàng biết có hỏi thì câu trả lời của tôi cũng chỉ là bài ấy.

Mấy ngày nay, VN đón tiếp ngài TT Obama với nhiều tin tức ngược xuôi náo nhiệt nhưng trong lòng tôi vẫn dửng dưng lạnh lẽo. Đơn giản chỉ vì tôi đã tập quen dần với việc không tin vào một ai, một cái gì có thể thay đổi được cục diện cho VN ngoài việc người dân phải đứng lên trên chính đôi chân mình. Có lẽ, bài viết này cũng vừa vặn cho việc kết luận của tôi trước đây là hoàn toàn chính xác: Obama cũng chỉ là một kẻ cơ hội và nhu nhược như đã từng(!), mặc kệ danh sách 100 tù nhân trong túi áo của ông ta và việc phía Việt Nam bỉ mặt ông ta bằng việc chỉ để một cô gái ra đón ông mà không có một quan chức nào thèm đón tiếp. Cũng có thể nói cách cư xử này có hai giả thiết:

- Trọng lú chơi trò tiểu nhân trả đũa việc Mỹ đón lão trước đây cũng "không kèn không trống".

- Sợ mất lòng quan thầy Bắc kinh tàu cộng nên phải "làm nhục" bọn Mỹ, "ngụy".

Do đó, nếu chúng ta bình tĩnh quan sát và kiểm chứng lại những gì mà Quốc tế (nói chung) và Mỹ (nói riêng) đã và đang làm với VN chúng ta sẽ thấy mình còn quá ngây thơ và non nớt trên các bàn cờ chính trị của họ. Vài dẫn chứng nho nhỏ:

1- Đầu năm 2014, với các cáo buộc và chứng cớ vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, bắt bớ vô cớ, vi hiến và vô số sự kiện phản dân chủ mà các tổ chức XHDS đưa ra đảng CSVN vẫn được chễm chệ đặt đít lên chiếc ghế nhân quyền của Liên Hợp Quốc(!), tạo thêm thế lực cho truyền thông lề đảng tha hồ giễu cợt giới ĐTDC trong nước và tiếp tục mỵ dân theo đường lối và chính sách độc tài toàn trị.

2- Tạo áp lực không đủ mạnh hay nói đúng hơn là thỏa hiệp với CS để trao đổi các tù nhân lương tâm ra nước ngoài mà thực chất là vô hiệu hóa họ vì thử hỏi, có ai ra nước ngoài mà không phải cày để tự lo cho mình, không bà con thân thuộc, không vợ con, không bạn bè, chiến hữu, đó là chưa kể sau khi bị hành hạ trong tù sức khỏe đã cạn kiệt, cơ địa cũng chưa quen với môi trường sống thì họ dẫu có cố gắng và yêu nước thế nào cũng "lực bất tòng tâm"(!)

3- TPP có lợi cho ai? Xét cho kỹ, TPP chỉ có lợi cho những kẻ đầu tư, những tên trọc phú hay nói đúng hơn lại là cái bầu sữa mới cho bọn CS sống dai thêm trên sự tiếp tay với bọn tư bản bóc lột sức lao động của người dân trong nước.

4- Giỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trong khi CSVN đang lệ thuộc Tàu khựa và những vi phạm nhân quyền gia tăng một cách chóng mặt thì đã lộ rõ bản chất con buôn của Mỹ và cái tính "đĩ" của chính quyền VN.

5- Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh từng nói: "Đôi khi thù dai cũng có lợi!", tôi không nhắc lại tiểu sử về sự thành công của bà nhờ tinh thần "tự tôn dân tộc". Ở đây, tôi chỉ muốn nhắc nhở cho người dân chúng ta về sự tráo trở và phản bội của Mỹ mà lúc đó trên cương vị là đồng minh của chế độ VNCH. Họ bỏ rơi một nhà nước chính nghĩa và bây giờ quay lại tay bắt mặt mừng với bọn tà quyền phi nhân tính. Câu hỏi đặt ra là: "Họ đang làm cái gì vậy?" và mặc kệ những người tù nhân lương tâm đang chết rũ trong tù kia và cả những kẻ vừa bị bắt ngay khi họ còn đang ngồi ăn bún chả Hà nội họ vẫn ký kết và thỏa thuận điều này, điểm nọ với CS (?!)

6- Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã đem sinh mạng của mình ra đặt cược cho lòng tin vào những con người đại diện cho một thế giới tự do, dân chủ nhưng khốn nỗi tình yêu quê hương của anh chỉ được xem xét với sự can thiệp bằng giải pháp "lưu vong" hay "tỵ nạn chính trị". Thật chua xót và bất nhẫn khi trong chuyến viếng thăm vừa rồi chẳng thấy "người hùng đui then Americain" đả động gì tới(!?!)

7- Ngân sách cạn kiệt mà không ai đặt câu hỏi: "CS sẽ mua vũ khí sát thương bằng các khoản nào?". Được biết số tiền lên tới mười ba tỉ dollars, tôi cũng như tác giả Đào Hiếu (1) cùng chung tâm trạng khi nghi ngờ có ai đó đứng đằng sau thương vụ mua bán này. Thật lòng tôi cũng định bỏ dở bài viết này vì buồn và nản nhưng vô tình hôm qua đọc được bài viết của tác giả ĐH trên báo Dân Luận với tiêu đề "Một cách nhìn khác về chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama" nên quyết định viết tiếp. Và cũng thật bất ngờ khi đọc bài viết “Nhà báo Đoan Trang sẽ nói gì khi gặp Tổng Thống Obama” (2). Phải chăng nhà báo Đoan Trang sau khi bị đẻng làm cho tàn phế vẫn còn ngây thơ "một lòng tin theo đẻng" nên dự định nếu không bị ngăn cản gặp Ô Ba Má sẽ lên tiếng ủng hộ việc Mỹ bán vũ khí sát thương cho CSVN(!)... vậy nhà báo Đoan Trang có biết mục đích của CSVN khi mua những vũ khí này để chống ai chưa hay sẽ hát bài "Hà Nội, niềm tin và hy vọng" vì ảo tưởng lũ chúng nó, những thằng con hoang nhà sản sẽ "uýnh Tàu"(???)
Hãy quên đi Obama hay Olala hoặc Lambada trong tương lai vì chẳng có thằng (con) nào ngu mà đi "vác tù và hàng Tổng" cho nước khác, họ chỉ vì lợi ích quốc gia của họ thôi. Tôi chỉ điên nhất là cái tầng lớp (gọi là) trí thức ở VN họ ở đâu, họ luôn miệng chê dân trí VN thấp vậy sao họ không dám đem cái "dân trí cao" của họ lên tiếng cho người dân hay chí ít họ cũng là những người tiên phong khai trí hoặc lãnh đạo người dân đứng lên chống lại những bất công, đọa đày mà chỉ nay mai đây thôi chính họ cũng sẽ là nạn nhân của hiểm họa diệt vong và nhiễm độc mà chết(?!).

Hôm nay, ngày mai hay một hai năm nữa nếu chúng ta cứ mãi nín nhịn, an phận thì cái chết cũng sẽ bò vào tận giường mà đem ta đi. Phương thức rải truyền đơn tuy nguy hiểm nhưng lại là một thứ tuyên truyền hữu hiệu nhất. CS đang rất run sợ nên thẳng tay đàn áp và chúng ta phải nắm được tử huyệt này mà cố gắng giữ lửa. Đấu tranh bằng chính nghĩa dân tộc cần phải có sự kết dính và bền bỉ, khi cần cũng nên liều lĩnh đột phá tạo ảnh hưởng, thúc đẩy tuổi trẻ thức tỉnh. Chỉ cần chúng ta cố gắng nỗ lực không sợ khó, chấp nhận khổ, kiên định với lòng yêu nước, dám hy sinh thì CS sẽ không khuất phục được ý chí ta. Cũng đừng đặt hy vọng vào một ai ngoài chính chúng ta, hãy xiết chặt tay nhau để các bạn trẻ không thấy mình đơn độc trong mọi tình huống.

Đừng quy chụp tôi là kẻ phá bĩnh, gây chia rẽ gì cả. Tôi chỉ muốn chúng ta nhìn thẳng vào sự thật để không ỷ lại hay ảo tưởng vào một phép lạ nào cứu lấy Việt Nam trong lúc này ngoài chính chúng ta. Myanmar, Ukraine hay Tunessie... người dân nước họ cũng đã đánh đổi tự do bằng sự kiên cường, bất khuất của máu và nước mắt, còn mất mát thì so ra có lẽ sau cú bức tử cuối cùng của thảm hoạ cá chết thì hãy ngồi lại mà hỏi lẫn nhau xem chúng ta còn gì để mất nữa???

Cái đảng cướp sạch (cs) đó, chúng nó chẳng những cướp hết những quyền làm nguời cơ bản của chúng ta mà giờ đây, kẻ giàu cũng như dân nghèo, toàn thể một quốc gia đều bị đầu độc và sẽ là một cái chết đến chậm, từ từ nhưng vô cùng khủng khiếp(!). Vì đâu nên nỗi ???

Trên đời này, không ai cho không ai cái gì, có lẽ bài viết này sẽ không làm vừa lòng một số người nhưng tôi không viết để được khen tặng, tôi chỉ viết những gì từ lương tâm và trái tim mình thôi.

Một lần, trăm lần, vạn lần nữa cũng chỉ mong trẻ già trai gái, nam thanh nữ tú, văn sĩ trí thức hãy thức tỉnh, chấp nhận hy sinh mà đứng lên. Tôi sẽ xuống đường cùng các bạn vào ngày 05/06 này. Hãy cho cái lũ bạo quyền này thấy khi dồn dân vào chỗ chết thì cũng là lúc cáo chung của chúng!

Hãy cứ đánh đập nếu muốn, hãy cứ làm nhục nếu thích nhưng chúng bây hãy trả quyền tự quyết lại cho dân để dân chung vai chống giặc, hỡi cái lũ hèn hạ, bán nước!!!

Xin cảm ơn các bạn trẻ, những người chủ tương lai của dân tộc chúng ta. Dù ở đâu, chúng tôi cũng sẵn sàng sát cánh cùng các bạn!

Trước khi kết thúc bài này tôi chỉ mong tất cả chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho anh Thức, nếu anh phải trả giá cho sự bất khuất của mình bằng cái chết thì ngọn lửa căm thù sẽ càng cháy lớn hơn và ngày tàn của CS sẽ chỉ đếm bằng giờ. Dù sao cũng xin nghiêng mình cảm phục anh. Tôi và các con mình sẽ chọn một vì sao để đặt tên anh: Trần Huỳnh Duy Thức, anh sẽ sổng mãi trong trái tim những người yêu nước, anh Thức ơi!

28/05/2016

Viễn Xứ
danlambaovn.blogspot.com

_____________________________________

P/s: Xin phép được trả lời cho cô Lâm Viên là VX không phải là bạn Út Hột nhưng cũng đã từng trao đổi với cô LV trước đây qua một nick khác (vì nếu không lầm thì lúc đó cô lấy nick lamdong phải không ạ?!). Cảm ơn cô và các quý còm sĩ đã động viên cho những bài viết, đó là những hơi ấm cho chúng tôi còn có động lực mà viết tiếp với hy vọng giữ lửa cho công cuộc đấu tranh đầy gian nguy và còn dai đẳng này. Rất trân trọng!

Cũng xin nhắn nhủ với anh Lê Cửu Long hai câu thơ này:

"Dù ai nói ngã, nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân." (anh nhé!)

Chúc anh sức khỏe!

Chú thích:

Tà thuyết đấu tranh tôn giáo của CSVN


I. Dẫn nhập:

Weekend các ngày Thứ Bảy 21, Chúa Nhật 22 và Thứ Hai 23 tháng 5, 2016 là một trong những weekend đáng chù ý nhất của tình hình chính trị Việt Nam. Ngày 21 chúng ta có Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Đản Sanh. Ngày 22 là ngày bầu cử Quốc Hội Khóa 14. Đây cũng là ngày những nhà đối kháng trong nước tổ chức biểu tình tiếp tục bảo vệ môi sinh. Ngày 23 là ngày Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu cuộc thăm viếng Việt Nam.

Một cách tổng quát, chúng ta có nhận xét như sau:

Sáng 21/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tham dự Đại lễ Phật đản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức trọng thể tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội. Cùng tham dự có Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cùng đại diện các Bộ ban ngành và các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội.(*)

Tại sao những người minh thị chủ trương vô tôn giáo lại tham dự Phật Đản và thắp hương cúng Phật làm gì?

II. Đặt vấn đề:

Nếu chúng ta vào youtube sẽ thấy Đại Lễ Phật Đản được tổ chức trong nước tại các thành phố và tự viện thật rầm rộ hoành tráng với lễ rước xe hoa, rước đèn, tưng bừng khắp chốn phố phường từ Sài Gòn, Hà Nội, Huế đến những đô thị nhỏ hơn như Vũng Tàu- Bà Rịa v.v… Số người tham dự lên đến nhiều chục ngàn người.

Tổng Thống Obama cũng được hằng chục ngàn người dân nôn náo chào đón nhiệt liệt.

Trong khi đó, cuộc biểu tình chống ô nhiễm môi sinh chỉ quy tụ được vài ngàn người trên khắp nước Việt Nam.

Câu hỏi chúng ta phải đặt ra là tại sao?

Dĩ nhiên có rất nhiều lý do. Sự sợ hãi bị công an trả thù, Công an dàng dựng mọi nơi và ngăn chặn những người chủ xướng biểu tình. Sự hung bạo và tính vô nhân của chính quyền làm cho người dân vô cảm. Quân đội có thể can thiệp tàn sát dân biểu tình như tại Thiên An Môn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, còn một nguyên nhân nữa quan trọng. Đó là, tuy chúng ta chưa có những thống kê chính thức, nhưng tỷ lệ số người tham dự biểu tình, nhất là trong thành phần lãnh đạo thuộc Công Giáo hoặc Tin Lành có lẽ tương đối cao. Trong khi đó, người Phật Giáo tỷ lệ chắc là thấp hơn và nhất là hàng ngũ giáo phẩm hầu như vắng bóng.

III. Hai mệnh đề căn bản của người cộng sản trong tác động đấu tranh:

Theo quan điểm của tôi, đây là hiện tượng cần phải lý giải, nếu muốn đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam.

Các đảng cộng sản trên thế giới, từ Liên Xô đến Trung Quốc, Triều Tiên đến Việt Nam đều cướp chính quyền và bám giữ chính quyền qua sự đề xướng và thực thi 2 mệnh đề chính trị căn bản:

1. Mệnh đề thứ nhất: đấu tranh chính trị là đấu tranh giữa các giai cấp xã hội (class struggle)

Mệnh đề thứ nhất, phát xuất từ Karl Marx, căn cứ trên cuốn sách dày cộm lừng danh “Tư Bản Luận” (Das Kapital) là xã hội loài người phát triển trên căn bản đấu tranh giữa giai cấp tư bản (capitalist) bóc lột và giai cấp vô sản (proletariat) bị bóc lột, trong một tiến trình mang tính biện chứng duy vật (dialectical materialism), sắt máu và nhất thiết đưa đến sự chiến thắng tất nhiên của giai cấp vô sản. 

Một khi giai cấp vô sản chiến thắng và thiết lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thì sẽ không còn mâu thuẫn nội tại và tiến trình biện chứng sẽ chấm dứt. Một thiên đường xã hội chủ nghĩa sẽ được thành lập, trong đó mọi cá nhân sẽ làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu. Guồng máy nhà nước sẽ triệt tiêu vì không còn lý do hiện hữu trong một xã hội lý tưởng không còn mâu thuẫn nội tại.

2. Mệnh đề thứ nhì: đấu tranh giữa các đế quốc thực dân (colonial powers) và các quốc gia thuộc địa (colonies) là một sự nối dài của đấu tranh giai cấp.

Mệnh đề thứ nhì, phát xuất từ luận đề của Lê Nin, trong cuốn sách ngắn ngủi nhưng không kém lừng danh của ông là “Đế quốc chủ nghĩa, giai đoạn cao nhất của tư bản chủ nghĩa” (Imperialism, the highest stage of capitalism) xuất bản năm 1917. 

Lê Nin đề xuất rằng, tư bản chủ nghĩa chỉ có thể đạt đến mức độ bóc lột và lợi nhuận cao nhất qua bàn tay của các cường quốc thực dân (colonial powers) đi xâm lấn các nước thuộc địa (colonies) nhược tiểu, hầu phát triển thị trường. Chính vì thế, mâu thuẫn giữa các cường quốc thực dân bên này và các nước thuộc địa bên kia, cũng là một mâu thuẫn mang tính duy vật biện chứng, đẫm máu và không khoan nhượng tương tự.

Các đảng cộng sản trên thế giới thành công hoặc một thời gian dài (như 70 năm tại Liên Xô và các nước Đông Âu), hoặc vẫn còn thống trị đến ngày hôm nay (như tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam) vì họ đã đề xướng, thực thi và thuyết phục các dân tộc liên hệ về tính hữu lý và khả thi của các mệnh đề này.

Hai mệnh đề trên tương đối khá phổ thông và giới nghiên cứu chính trị, cũng như nhiều nhà tranh đấu dân chủ trên khắp thế giới đều ý thức được.

IV. Mệnh đề thứ 3. Mệnh đề chiến lược của đảng CSVN: Đấu tranh giữa Công Giáo và Phật Giáo Việt Nam là một cuộc đấu tranh mang tính giai cấp.

Tuy nhiên một mệnh đề thứ 3, cũng mang tính đấu tranh khốc liệt, nhưng phát xuất từ đảng CSVN, không được phổ biến nhiều trên trường quốc tế, nhưng đã giúp rất nhiều cho đảng CSVN chiến thắng tại miền nam, đặt ách thống trị trên toàn cõi quê hương và rất ít người ý thức rõ rệt. 

Mệnh đề thứ 3 đề xuất rằng sự xung đột giữa Phật giáo và Công Giáo tại Việt Nam, trong suốt các thời Pháp thuộc, qua đến Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam là một sự xung đột mang tính đấu tranh giai cấp, trong đó Công Giáo phát xuất từ Thực Dân Pháp đại diện cho tư bản bóc lột và thống trị, còn Phật Giáo phát xuất từ lòng dân tộc đại diện cho vô sản bị bóc lột và dân tộc bị trị. Cuộc đấu tranh này cũng mang tính duy vật biện chứng, đẫm máu và không khoan nhượng tương tự.

Người CSVN đã đề xuất, phấn đấu (prosecute) cho mệnh đề này. Họ đã thuyết phục được rất nhiều người trong hàng giáo phẩm Phật Giáo, tín đồ Phật giáo miền Nam và sự kiện này đã giúp họ chiến thắng trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.

Theo tôi, trên mặt trận này, họ đã chiến thắng rất sâu đậm, không những trong hàng ngũ Phật giáo trong nước, mà ngay cả trong lòng các chính khách Tây Phương.

Chiến thắng của họ bắt đầu đậm nét từ cuộc đảo chính của giới quân nhân lật đổ các ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (1963) với sự đồng thuận mặc thị của Hoa Kỳ, ngày càng đậm nét qua chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa với Giáo Hội Phật Giáo xuống đường liên tục. 

Ngay cả nhiều thập niên sau cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, các chính khách Tây Phương đến viếng Việt Nam, kể cả Tổng THống Obama, đều thăm viếng các chùa chiền như một sự nhắc nhở rằng Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống Phật Giáo, mà còn được CSVN nhắc nhở rằng Việt Nam có hoàn toàn tự do tôn giáo vì chùa chiền đều phát huy và nở rộ tại Việt Nam.

Mệnh đề thứ 3 này có tính chiến lược đối với đảng CSVN vì không những nó giúp cho họ chiến thắng, giành được giang sơn và quyền lực chính trị, mà quan trọng hơn nữa, mệnh đề này, nếu không bị dập tắc, sẽ tiếp tục giúp họ duy trì quyền lực tại Việt Nam. Ý thức được tầm mức chiến lược của mệnh đề thứ 3 này, người CSVN đã và đang nỗ lực củng cố nó.

Đả phá mệnh đề này là một điều kiện tiên quyết, trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. 

V. Đả phá hai mệnh đề đầu tiên:

Trong bài này, tôi cố tình không bàn đến tôn giáo nào đúng hay sai trong lịch sử cận kim của dân tộc. Làm như thế, trong giai đoạn này của lịch sử không đem lại sự đoàn kết cần thiết giữa các tôn giáo, hầu xóa bỏ độc tài và xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho dân tộc. 

Trong giai đoạn này của lịch sử, mọi cá nhân, đảng phái, tôn giáo đều phải nhìn về tương lai và cùng một hướng. Trong chiều hướng đó, bài này sẽ phân tách tại sao cả 3 mệnh đề, nhất là mệnh đề thứ 3, mang tính đấu tranh tôn giáo, phải hiện nguyên hình là những tà thuyết cần phải vứt vào sọt rác của lịch sử.

Tuy nhiên, trên phương diện luận lý, chúng ta phải bắt đầu bằng 2 mệnh đề cố hữu của người cộng sản quốc tế.

1. Đả phá mệnh đề thứ nhất:

Mệnh đề thứ nhất của Marx, liên hệ đến đấu tranh giai cấp xã hội đã bị lịch sử chứng minh là một lập luận ấu trĩ và mang tính huyền thoại. Lý do là vì, kể từ sau cuộc cách mạng kỹ nghệ tại thành phố Liverpool, Anh Quốc, vào thế kỷ 18, xã hội con người đã kinh qua nhiều đợt phát triển vượt lên trên dự phóng của Karl Marx. 

Tương quan giữa tư bản (capital) và lao động (labor), trong bản chất, không phải là một tương quan có tính đối nghịch, mà lại là một tương quan có tính hỗ tương. Các nhà tư bản am hiểu rằng họ không thể sinh tồn và phát triển nếu không có lao động, và các lãnh tụ lao động, dưới dạng thức các nghiệp đoàn, như những tổ chức rường cột của một xã hội dân sự (civil society) phồn vinh, cũng ý thức rằng, thiếu tư bản thì trị giá của lao động sẽ không còn ý nghĩa. 

Từ đó, trong khuôn khổ của những sắc luật tôn trọng công bằng và lẽ phải (justice and equity), tương quan giữa tư bản và lao động được điều hợp hài hòa, trong khung sườn pháp trị và cùng nhau đóng góp cho xã hội.

Chính vì thế, tại các quốc gia dân chủ tây phương, mệnh đề thứ nhất của Karl Marx là một tà thuyết không có tính thuyết phục cao và chẳng có ai nghe.

Kết quả chỉ có các nước kém phát triển, dân trí còn thấp như Nga Sô là rơi vào vòng kềm tỏa của tà tuyết này.

2. Đả phá mệnh đề thứ nhì:

Mệnh đề thứ 2 của Lê Nin, liên hệ đến tính đấu tranh một mất một còn, giữa các cường quốc thực dân và các nước nhược tiểu thuộc địa, cũng đã bị lịch sử chứng minh là một tà thuyết mang tính huyền thoại. 

Với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, chuyên chở nhanh chóng các ý niệm về dân chủ, nhân quyền, dân quyền, bình quyền giữa giới tính, sắc tộc, chủng tộc và các ý niệm về quyền tự quyết dân tộc, dần dần các cuộc tranh đấu chống thực dân dành độc lập không cần phải đẫm máu, một mất một còn. 

Các quốc gia như Ấn Độ, Mã Lại, Singapore… và nhiều quốc gia từ Âu sang Á không cần phải kinh qua một cuộc chiến đẫm máu và thù địch mà vẫn đạt được nền độc lập. Thêm vào đó, những quốc gia cùng một nền tảng văn hóa và chiều dài lịch sử như Việt Nam là Đài Loan, Nam Hàn, Hồng Kong (như một khu tự trị), Singapore, Nhật Bản đã chứng minh rằng, canh tân xứ sở, cải tổ chính trị dân chủ và làm ăn buôn bán với các quốc gia cựu chủ nhân thuộc địa sẽ đem lại sự tiến bộ, phồn vinh, dân chủ và phú cường cho dân tộc.

Chỉ có một số quốc gia cộng sản, bài bác các nước tư bản tây phương như Nga Sô, Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam là còn độc tài, lạc hậu, ngu dốt và nghèo khổ.

VI. Đả phá mệnh đề thứ 3:

Mệnh đề thứ 3 liên hệ đến quan hệ mang tính giai cấp, xung đột và quyết liệt giữa Công Giáo và Phật Giáo cũng mang tính huyền thoại và tà thuyết tương tự.

Trước hết, ngay cả trong giai đoạn trước khi Pháp đô hộ, lúc Việt Nam tiếp xúc với các giáo sĩ công giáo từ phương tây, những chủ trương bài Công Giáo đều đến từ giai cấp quan lại Nho Giáo trong triều đình, không phải Phật Giáo. 

Có 2 lý do chính:

Một là vì các quan lại triều đình sợ giai cấp của mình bị các giáo sĩ truyền giáo tranh dành vì những kiến thức mới mẻ về chính trị và khoa học. Điều tương tự cũng đã xảy ra tại Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Hai là vì Phật Giáo, từ thủa khai sinh, chủ trương không thành lập giáo hội để thống nhất lực lượng mà chỉ chú trọng đến các tăng đoàn độc lập, truyền bá chánh pháp trong dân gian. Chính vì chủ trương này của chính Đức Phật mà trong suốt nhiều ngàn năm lịch sử, Phật Giáo chưa hề có đủ sự tổ chức thế sự (civic organization) để xung đột với bất cứ tôn giáo nào. 

Dĩ nhiên với sự đô hộ của người Pháp và sự du nhập của ý niệm hội đoàn trong các xã hội dân sự (civil society) thì các hội phật giáo được thành lập. Ngoài Bắc, sau năm 1954, CSVN cũng cho thành lập Giáo Hội Phật Giáo hầu giật dây như một thành phần của Mặt Trận Tổ Quốc. 

Chính vì thế, chúng ta có thể nhận thức nghiêm chỉnh rằng, ý niệm xung đột tôn giáo giữa Phật Giáo và Công Giáo là một biện minh có tính ảo giác do đảng CSVN dựng lên và hoàn toàn không có căn bản nguyên thủy. 

Trong hiện tại, khi 4 triệu kiều bào chúng ta sinh sống trong các nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên như Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, chúng ta thực nghiệm ngay trong đời sống của mình, tính hài hòa đa tôn giáo của một nền dân chủ đa nguyên chân chính.

Tuy phần lớn các quốc gia chúng ta cư ngụ chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo bao gồm Công Giáo, Anh Giáo, các hệ phái Tin Lành khác nhau, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo, sự hài hòa tôn giáo thực sự rất cao. Những xung đột hầu như rất hiếm hoi và được hòa giải trong khung sường của pháp trị và đa nguyên nghiêm chỉnh.

Môi trường chính trị đa nguyên tuy muôn vàn khía cạnh, nhưng ý niệm pháp trị nghiêm minh sẽ luôn là giềng mối nhất quán. Như là một thành viên của xã hội dân sự, bất cứ một định chế tôn giáo nào sai lầm, từ Phật Giáo đến Công Giáo hay một tôn giáo nào khác, sẽ bị ánh sáng của công lý chiếu rọi vào từ mọi góc cạnh, và sẽ bi chế tài nghiêm khắc.

Mọi định chế tôn giáo đều chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất là phục vụ cho con người cá thể, trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.

Dĩ nhiên, xã hội dân chủ tây phương không phải dễ dàng đạt đến cảnh giới này, nếu không đổ nhiều máu và nước mắt. Chúng ta phải cảm ơn các tư tưởng gia chính trị Tây Phương thời Ánh Sáng, dám vượt lên trên những giáo điều cứng nhắc của thời đại, cám ơn những vĩ nhân cha đẻ của Hiến Pháp Hoa Kỳ đã hiến định hóa biên giới giữa giáo quyền (church) và thế quyền (state), những chính trị gia tiên phong cho cuộc Cách Mạng Pháp 1789 và nhiều tư tưởng gia tây phương cận kim khác.

Tuy nhiên sự thật không thể chối cãi là các quốc gia hoặc xã hội Đông Á, cùng một nền văn hóa và chiều dài lịch sử như chúng ta là Đài Loan, Hồng Kong, Nhật Bản, Nam Hàn đã trở nên những xã hội đa tôn giáo thành công và mọi tôn giáo hiện diện đều hoạt động hài hòa, trong khuôn khổ của hiến pháp và luật pháp.

Tính hòa giải các xung đột giữa mọi thành phần trong xã hội dân sự, là một nét đặc thù của một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính.

Tôi tin tưởng rằng, trong một nền dân chủ như thế, tất cả mọi tôn giáo, từ Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài và nhất là Phật Giáo, sẽ như những đóa hoa tuyệt đẹp, tôi điểm cho non sông đất nước Việt Nam. 

Mệnh đề 3 này của CSVN chắc chắn là một tà thuyết ngoại lai cần phải vứt vào sọt rác của lịch sử. 

VII. Kết luận:

Một khi mệnh đề thứ 3 của CSVN bị dập tắt và hiện nguyên hình là một tà thuyết mị dân, một khi những người Phật Tử Việt Nam hiểu rõ mình bị lừa gạt từ nhiều thập niên, một khi hàng ngũ giáo phẩm Phật Giáo ý thức thực trạng này và vượt thoát vòng kiềm tỏa của Mặt Trận Tổ Quốc, một khi mọi thành phần tôn giáo cùng đồng hành với dân tộc trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, thì những cuộc biểu tình vì môi trường sống trong tương lai, hoặc vì dân chủ và nhân quyền, sẽ có thể quy tụ hằng trăm ngàn người và chế độ CSVN sẽ nhanh chóng cáo chung.

Ý niệm đấu tranh sắt máu, từ sự xung khắc mang tính biện chứng giữa đề và phản đề của Hegel, đến đấu tranh chủng tộc theo Hitler, hoặc giữa các giai cấp trong xã hội theo Karl Marx, hoặc giữa các quốc gia thực dân “đế quốc” và các quốc gia thuộc địa theo Lê Nin, hoặc giữa Công Giáo và Phật Giáo theo đề xuất CSVN, đều là những biện minh hầu các chế độ độc tài có thể có thể nắm quyền cai trị vĩnh viễn, đọa đày các dân tộc.

Mặt nạ của mệnh đề thứ 3 đã rơi xuống đất. Đảng CSVN cần phải tôn trọng và trả lại tính độc lập tôn giáo cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, hầu giáo hội có thể quyết định hướng đi riêng của mình, trong tương quan với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và nhất là trong tương quan với toàn thể dân tộc Việt Nam.



Bảo vệ cuộc sống của dân bằng việc làm cụ thể chứ không phải là lời nói bịp!

(Youtube PV ông già Ozone Nguyễn Văn Khải)

Trần Quang Thành (Danlambao) - Hôm qua thứ năm 2/6/2015, trong cuộc họp báo của Chính phủ, có nội dung trả lời dư luận về vụ cá chết hàng loạt.

Theo ông Trương Minh Tuấn Bộ trường Thông Tin và Truyền thông "Về nguyên nhân cá chết chưa thể công bố”, ông biện bạch: các nhà khoa học nỗ lực tìm ra nguyên nhân và đã sớm tìm ra nguyên nhân. Nhưng việc điều tra cá chết là nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên còn nhiều ý kiến khác nhau vì thế cần phải rốt ráo xác dịnh nguyên nhân.

Ông Trương Minh Tuấn nói:

“Vụ cá chết là một sự cố môi trường nghiêm trọng. Dư luận quan tâm là hoàn toàn chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm minh bạch thông tin”,

Trên các trang mạng xã hôi đã có phản ứng tức thời cho rằng cách giải thích đó chỉ là câu giờ càng làm cho dư luận tăng thêm nghi vấn.

Từ Hà Nội tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải người nổi danh với tên gọi Ông già Ozone vì đã có những việc làm thiết thực giúp đỡ bà con nông dân bảo quan sản phẩm có chất lượng cao sau thu hoạch có cuộc trò chuyện với phóng viên Trần Quang Thành về vụ cá chết hàng loạt và nhiễm độc nặng ở ven biển miền Trung... Ông nhấn mạnh hành động nhanh chóng, kịp thời để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của người dân là việc cần phải làm ngay.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

T1: Hợp tác tình báo Việt - Mỹ ‘sâu’ đến đâu?

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) tham gia một buổi họp báo cùng Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang (phải) hôm 23 tháng 5 năm 2016.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) tham gia một buổi họp báo cùng Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang (phải) hôm 23 tháng 5 năm 2016.
40,1 triệu USD và ‘tình báo hàng hải’
Cuối tháng 5/2016, chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama rời Việt Nam với món quà gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, một tờ báo nhà nước làVietTimes dẫn lại bài của hai tác giả - giáo sư Zachary Abuza thuộc Trường Hải chiến Mỹ và Nguyen Nhat Anh thuộc khoa Kinh tế chính trị Đại học Texas, cho biết chính quyền Mỹ đã cam kết cấp cho Việt Nam 40,1 triệu USD trong niên khóa 2015-2016 trong khuôn khổ Sáng kiến an ninh hàng hải nhằm hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải, giám sát và trinh sát, chỉ huy và kiểm soát trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nguồn ngân sách này cũng sẽ giúp mua các thiết bị phòng thủ hàng hải và hỗ trợ huấn luyện cũng như tập luyện chung để nâng cao năng lực phối hợp tác chiến.
Gần đây, VietTimes thuộc một nhóm báo nhà nước rất sốt sắng với những tín hiệu mới Việt - Mỹ. Tựa đề mới nhất của báo này là “Cam Ranh ‘vừa’ tàu sân bay Mỹ, sĩ quan Việt Nam cưỡi ‘sát thủ’ P-3 ở Hawaii”. 
Những tin tức về “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” cần được đặc biệt lưu ý - xét trên phương diện chiều sâu của mối quan hệ Việt - Mỹ và “làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện” - một cách nói như trả bài của giới lãnh đạo Việt Nam.
Nếu thông tin “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” và con số 40,1 triệu USD như VietTimes dẫn lại là đúng, có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên từ sau cuộc gặp Obama - Trương Tấn Sang tại Washington vào năm 2013 với bản tuyên bố 9 điểm về đối tác toàn diện, và sau Hội nghị đối thoại về an ninh quốc phòng Shangri-La tổ chức tại Singapore cũng vào năm 2013, Mỹ bắt đầu ra mặt tài trợ cho hoạt động tình báo quân đội của Việt Nam.
T1 có nhiệm vụ gì?
Có một sự kiện có vẻ liên quan đến thông tin “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” trên: vào ngày 21/5/2016, chỉ 24 tiếng trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập một đơn vị tình báo mới mang bí số T1. Sự kiện này đã được công bố trên báo chí nhà nước, tuy không hề đề cập đến chức năng nhiệm vụ, đối tượng tình báo và phạm vi hoạt động của cơ quan tình báo T1.
Gần đây nhất, giới lãnh đạo chính trị Việt Nam thường nêu ra một yêu cầu đối với Tổng cục 2: “Tình báo Quốc phòng phải phục vụ đắc lực, hiệu quả hơn nữa cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội kịp thời phát hiện, đánh giá đúng tình hình để xác định chủ trương, sách lược và biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là bị động, bất ngờ về chiến lược”.
Đặc biệt, “không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là bị động, bất ngờ về chiến lược” là một cụm từ xuất hiện khá thường xuyên trong chỉ đạo chính trị sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lao vào Biển Đông như vào chốn không người trong năm 2014. Có dư luận là sau đó, vai trò của Tổng cục 2 được “nâng cấp” hơn. Nhưng phải sau khi vai trò của “tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh thật sự chấm dứt trong thời gian Hội nghị trung ương 14 vào tháng Giêng năm 2016 và tại kết quả công bố của Đại hội XII của đảng cầm quyền trong cùng tháng đó, Tổng cục 2 mới có những biểu lộ “giãn Trung” hơn.
Một chi tiết khác cần được phân tích là việc công bố trên báo chí về thành lập đơn vị tình báo mới của Bộ Quốc phòng, kể cả bí số T1 của đơn vị này, có thể được xem là bất thường, nếu đối chiếu với truyền thống bảo mật tuyệt đối chứ không phải phô trương về thông tin của những cơ quan đặc biệt, nhất là cơ quan tình báo thuộc tầm “chiến lược”.
Hẳn nhiên, có thể xem việc công bố về cơ quan tình báo T1 là hành động có dụng  ý của Bộ Quốc phòng - cơ quan chủ quản của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Trong thời gian khoảng hai năm qua, không biết vô tình hay hữu ý, báo chí nhà nước thỉnh thoảng lại “lộ hàng” một số vũ khí, khí tài quân sự cùng khả năng tác chiến của một số đơn vị được coi là “thiện chiến” của Việt Nam, trong đó có đặc công nước.
Còn nhiệm vụ và đối tượng tình báo của T1 là gì?
Trước đây nhiều năm, thông thường sự xuất hiện của một cơ quan tình báo là nhằm đối phó với hoặc “kẻ thù truyền kiếp” là Trung Quốc, hoặc “kẻ thù số một” là Mỹ.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của người Mỹ, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị một kế hoạch tập kích Việt Nam, không phải trong tương lai xa mà có thể ngay trong vài năm tới, thậm chí ngay trong một số tháng tới. Vào cuối năm 2015, việc Trung Quốc mang pháo phòng không và tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa mà “không thèm hỏi ý kiến Hà Nội” hẳn đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam hoảng sợ đến mất ngủ.
Nếu nỗi sợ của Hà Nội là đủ lớn và khoảng cách giữa Việt Nam và Mỹ là đủ gần, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, không loại trừ khả năng cơ quan tình báo T1 mang trên mình nhiệm vụ tình báo hàng hải, với đối tượng nghiệp vụ và phạm vi tình báo là hoạt động của những đơn vị hậu cần kỹ thuật và tác chiến của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Và nếu thông tin về việc người Mỹ đang ra mặt tài trợ cho tình báo hàng hải của Việt Nam trong mối liên hệ trực tiếp với lực lượng Cảnh sát biển của Bộ Quốc phòng, có thể cho rằng T1 cũng nằm trong hoạt động hợp tác hỗ trợ này. Thậm chí T1 còn có thể đóng vai trò là “hạt nhân” của hoạt động hợp tác.
Việt - Mỹ ‘sâu’ đến đâu?
Từ ngữ “hạt nhân” đã từng được vài quan chức và báo chí Việt Nam sử dụng khi nói về mối quan hệ hợp tác an ninh và quốc phòng trong dịp tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng công an - đến Washington vào tháng 3/2015 để chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng hiện tượng mà giới quan sát quốc tế còn quan tâm hơn là bên cạnh những nội dung “chuẩn bị”, tướng Quang đã có hàng loạt các cuộc tiếp xúc với giới chức an ninh Mỹ, từ Cục Điều tra liên bang (FBI) đến Cục Tình báo trung ương (CIA), thậm chí với cả quan chức quốc phòng Mỹ. Có bình luận cho rằng với nhiều cuộc gặp đa dạng, dường như chuyên sâu và hơi lạ lùng ấy, vai trò của tướng Quang không còn đơn thuần là một bộ trưởng.
Cũng vào thời gian cuối quý 1 năm 2015, ở Việt Nam đã bắt đầu đồn đoán về sự thay đổi vị trí của ông Trần Đại Quang. Bắt đầu xuất hiện thông tin về việc ông Quang có thể được “cơ cấu” cao hơn, thậm chí vào một trong các vị trí thuộc “tứ trụ”.
Sau Đại hội XII, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng hơn: ông Trần Đại Quang trở thành chủ nhân của Văn phòng chủ tịch nước với vai trò “thống lĩnh các lực lượng vụ trang nhân dân”.
Một khả năng có thể xảy ra là cơ chế “làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác tình báo giữa hai nước” đã được ông Quang bàn với phía Mỹ tại chuyến đi Washington của ông vào tháng 3/2015, để tiếp dẫn đến kết quả “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” ngày hôm nay. 
Thực ra trên phương diện ngoại giao, “hợp tác toàn diện” rất thường là một thuật ngữ trừu tượng theo kiểu “ngoại giao nhân dân”, và đáng thất vọng là từ năm 2013 đến trước chuyến đi của Obama đến Việt Nam tháng Năm 2016 vẫn chưa có gì được cụ thể hóa cho 9 điểm mà Obama - Sang đã ký. Nhưng sau khi Obama ăn bún chả và uống trà đá ở Hà Nội, tình hình dường như đã xoay chuyển đáng kể: bằng chứng đã nhìn thấy về hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, bằng chứng khó nhìn hơn về “thỏa thuận Cam Ranh”, nhưng bằng chứng sâu đậm và ngoạn mục nhất cho quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ mới chắc chắn phải là cơ chế hợp tác cấp “tình báo chiến thuật” đạt đến phân kỳ giải ngân.
Có lẽ tình báo Hoa Nam và cả Tập Cận Bình sẽ lồng lộn lên về câu chuyện “sâu đậm” trên.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.