Tuesday, March 22, 2016

Mùa đảo chính đã bắt đầu

Như nhiều nhà bình luận tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại Hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu. Tuy vậy, người ta vẫn phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có hàng mấy chục năm nay và bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ.

12279058_1097466246940597_6076305279856348915_n

Để lột sạch quyền lực của đối phương, các cố vấn của ông Trọng nghĩ ra một tiến trình thật rắc rối, dưới tấm vải che đậy của cơ chế nhà nước pháp quyền văn minh hiện đại. Đó là, chỉ trong khóa họp cuối cùng kéo dài 19 ngày hiện nay, Quốc Hội Khóa 13 (QH13), sẽ phải làm nguyên tiến trình sau đây:

1. Việc đầu tiên là thay ngay chủ tịch QH13 cũ Nguyễn Sinh Hùng bằng chủ tịch QH13 mới Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý do thay chủ tịch QH khá khó hiểu. Chẳng lẽ chỉ bà Ngân mới làm theo lệnh phe cánh ông Trọng còn ông Hùng thì không?

2. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm chủ tịch nước Trương Tấn Sang, rồi bảo họ bầu chủ tịch nước mới Trần Đại Quang.

3. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

4. Kế đến chủ tịch nước mới Trần Đại Quang đề cử thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc để QH 13 của bà Ngân bỏ phiếu chấp thuận.
Rồi khi có QH 14 vào tháng 6/2016, nguyên tiến trình bầu bán này và phải đúng kết quả này được lập lại một lần nữa, khởi đi bằng việc chủ tịch QH13 Nguyễn Thị Kim Ngân bảo QH14 bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch QH14.

Rất tiếc, toàn bộ kịch bản công phu này trở thành vô ích vì Điều 87 của bản Hiến pháp năm 2013 đã qui định rằng: “Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước”. Tức nhiệm kỳ của ông Trương Tấn Sang còn kéo dài đến khoảng tháng 7-2016 nếu ông không từ nhiệm và không phạm tội gì quá nặng đến độ bị truy tố, kết án, và truất phế.

Như vậy, phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn một trong 2 lựa chọn chứ không thể có cả hai: Hoặc chơi trò du đãng, bỏ mặt nạ nhà nước pháp quyền, đạp lên hiến pháp, lấy “quyền lực cách mạng trên nòng súng” để đảo chính, lôi ông Trương Tấn Sang xuống khỏi ghế chủ tịch nước bất cần lý do; Hoặc phải chấp nhận nuốt giận ngồi nhìn cả ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ở ghế lãnh đạo đến tháng 7-2016. Không có chủ tịch nước mới thì không có người đề cử thủ tướng mới, cho dù có lấy lý do suy xụp kinh tế để hạ bệ thành công ông Dũng đi nữa.

Đó là chưa kể trường hợp nếu phe cánh riêng của ông Sang, ông Dũng còn một số lực tối thiểu nào đó và biết hiệp lực lại, họ vẫn có thể tuyên bố các kết quả bầu bán của Quốc Hội Bà Ngân vô giá trị vì đều vi phạm hiến pháp. Trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ có 2 chủ tịch nước và 2 thủ tướng, mạnh ai nấy ra lệnh. Đất nước sẽ có nội chiến.

Tại điểm này, chưa biết kịch bản nào sẽ xảy ra nhưng 2 điểm sau đây đã có thể khẳng định:

– Phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng đã hạ quyết tâm bằng mọi giá phải lôi ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế chủ tịch nước và thủ tướng càng sớm càng tốt, và phải xong nội trong tháng 4.
– Phe ông Trương Tấn Sang và phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết tin và bất chấp các lời hứa, các khoản thương lượng, đặc biệt là chức tước dành cho con cái họ, từ phía ông Trọng. Cả 2 ông từ chối ngoan ngoãn viết thư xin từ nhiệm, đặc biệt khi thấy đòn sỉ nhục “bãi nhiệm” mà QH bà Ngân đang toan tính dành cho họ.

Còn một câu hỏi cuối. Động cơ nào khiến phe ông Trọng khẩn trương ra tay sát phạt đến như thế? Không chờ được đến tháng 11 như các nhiệm kỳ trước thì đã đành, nhưng chỉ đến tháng 6-2016 cũng không chờ được là sao?
Hiện có một vài lý do khá hữu lý sau đây:

– Cánh đang thắng thế vẫn sợ cánh ông Nguyễn Tấn Dũng có thể “trỗi dậy không hòa bình” trong cuộc bầu cử QH khóa tới qua công cụ Nguyễn Thiện Nhân, người đang nắm Mặt Trận Tổ Quốc — bộ phận lèo lái tiến trình tuyển lựa ứng viên quốc hội.

– Cánh đang thắng thế không quan tâm lắm đến ông Sang nhưng nhắm chính vào việc phải hạ bệ ông Dũng trong tháng 4, trước khi đón Tổng Thống Obama đến thăm vào tháng 5. Rút kinh nghiệm việc chính quyền Obama đòi chỉ gặp ông Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands vào tháng 2-2016, cánh ông Trọng không thể để cảnh này tái diễn. Nếu ông Dũng, trong vai trò thủ tướng, bỗng ký kết gì đó với Tổng Thống Mỹ chống Tàu, thì cánh ông Nguyễn Phú Trọng biết ăn nói làm sao với Bắc Kinh.

– Và sau hết, cánh đang thắng thế bị sức ép nặng nề từ Bắc Kinh phải gấp rút loại bỏ các lãnh tụ không đáng tin tưởng, phải xiết chặt hàng ngũ đứng sau TQ vì cuộc chiến tại Biển Đông có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.
Mùa đảo chính đã bắt đầu. Các sứ quán Tây Phương chuẩn bị đón nhận người xin tị nạn chính trị nhé.

 Vũ Thạch ( Theo fb Thạch Vũ).

Người tị nạn Việt Nam kẹt lại Hong Kong chọn cuộc sống ở gầm cầu

Tin Kowllon, Hong Kong.-  Theo South China Morning Post, rất nhiều người Việt Nam không nhà đang sống dưới gầm cầu Kowloon ở Hong Kong.
Họ đã rời Việt Nam để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau nhiều năm ở các trại tị nạn, họ lâm vào tình cảnh nghèo đói, nghiện ngập và phạm tội. Không công ăn việc làm, không nhà cửa và không được cấp quyền cư trú, họ rơi vào cuộc sống lang thang, đầu đường xó chợ. Một trong những người này là ông Bui Quang Hiep, đã rời miền bắc Việt Nam đến Hong Kong, và cuối cùng thì không còn gì để mất. Ông Hiệp đang sống dưới gầm cầu gần chợ, bán đá và cẩm thạch ở Sham Shui Po thuộc quận Kowloon suốt 5 năm nay. Ông phạm 10 tội hình sự, và hầu hết đều liên quan đến ma tuý. Ông Hiệp đến Hong Kong bằng thuyền ở độ tuổi 20, vào năm 1986, và là một trong số hơn 200 ngàn thuyền nhân chạy trốn cộng sản đến Hong Kong, sinh sống tại 40 trại tị nạn trong thời gian từ năm 1975 đến 2000.
Khoảng 140 ngàn người đã được định cư ở ngoại quốc, trong khi 70 ngàn người khác bị cưỡng bức hồi hương. Số còn lại khoảng 1 ngàn người, không được ai tiếp nhận, tiếp tục bị giữ và được chính phủ Hong Kong cấp thẻ căn cước. Sợ bị đưa về Việt Nam, khoảng 1 ngàn người tị nạn đã nổi loạn, phá trại. Những người Việt Nam còn kẹt lại, họ chọn đường phố Hong Kong làm nơi trú ngụ chứ nhất định không chịu quay về lại Việt Nam.
03/22/2016 - 14:15 
Song Châu / SBTN

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do cho Anh Ba Sàm

Ông Nguyễn Hữu Vinh là một blogger nổi tiếng được biết đến với tên Anh Ba Sàm. Ông Vinh và  trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị bắt giam từ tháng 5/2014 vì bị cáo buộc đã đăng các bài viết “chống nhà nước”.
Ông Nguyễn Hữu Vinh là một blogger nổi tiếng được biết đến với tên Anh Ba Sàm. Ông Vinh và trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị bắt giam từ tháng 5/2014 vì bị cáo buộc đã đăng các bài viết “chống nhà nước”.
VOA-22-03-2016
Hai tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) mới đây đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
Ông Vinh là một blogger nổi tiếng, thường được biết đến với tên Anh Ba Sàm. Ông Vinh và bà Thúy đã bị bắt và giam giữ từ tháng 5/2014 vì bị cáo buộc đã đăng các bài viết “chống nhà nước”. Họ sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 23/3 tại Hà Nội.
Ân xá Quốc tế ra tuyên bố ngày 22/3 nói “Phiên xét xử và việc tiếp tục giam giữ blogger và trợ lý của ông, những người đã bị giam cầm gần 2 năm là điều lố bịch và xấu xa trong hồ sơ nhân quyền của nước này”.
Cùng ngày, Human Rights Watch ra thông cáo báo chí từ New York nói chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với hai nhân vật vừa kể.
Giám đốc chuyên trách châu Á của tổ chức này, ông Brad Adams, nói:
“Các blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị giam giữ gần hai năm chỉ vì đã chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và sự lãnh đạo của họ, mặc dù chính phủ đã phê chuẩn luật nhân quyền quốc tế bảo vệ các hành động của họ một cách rõ ràng. Nhà chức trách phải thả các blogger ngay lập tức và đền bù cho họ về sự giam giữ bất công”.
Ông Adams cũng kêu gọi các nước bạn bè và các nhà tài trợ cho Việt Nam công khai chống lại những cáo buộc bất công đối với ông Vinh và bà Thúy. Ông Adams nói, “Họ cần phải yêu cầu chính phủ thả tất cả các tù nhân chính trị và bãi bỏ tất cả các cáo buộc đối với những tiếng nói bất đồng.”
Luật sư Hà Huy Sơn đại diện cho ông Vinh hôm 22/3 cho biết ông Vinh, 59 tuổi, và bà Thúy, 35 tuổi, bị cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích nhà nước, một tội có thể phải nhận mức án tối đa là 7 năm tù giam.
Ông Vinh từng là một sĩ quan của Bộ Công an Việt Nam. Ông nghỉ việc tại bộ vào năm 1999 và thành lập một công ty thám tử tư. Thân phụ ông từng là bộ trưởng trong chính phủ và đại sứ Việt Nam ở Liên Xô cũ.
Năm 2007, ông Vinh đã lập trang blog Ba Sàm. Sau đó, ông mở thêm hai trang khác, Dân Quyền vào năm 2013, và Chép Sử Việt vào đầu năm 2014. Các blog này đăng thông tin và các đường dẫn nói về các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa từ truyền thông nhà nước cũng như từ các nhà hoạt động.
Theo truyền thông nhà nước, bản cáo trạng của chính quyền nói rằng hai chục bài báo đăng trên Dân Quyền và Chép Sử Việt có "nội dung sai sự thật và không có căn cứ" cũng như "xuyên tạc đường lối, chính sách" của đảng cộng sản cầm quyền.
Cáo trạng còn nói các bài viết "đưa ra một cái nhìn một chiều và bi quan, gây lo lắng, và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân" đối với đảng và chính phủ.
Hai bị cáo đã phủ nhận cáo buộc, nói rằng họ "không liên quan gì" đến các bài đã đăng, theo luật sư Sơn.
Ban đầu, đã có kế hoạch xét xử ông Vinh và bà Thúy vào ngày 19/1, nhưng phiên tòa đã bị hoãn lại ngay trước khi đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc.
Theo HRW, Abcnews

Giá dầu leo dốc sau số liệu trữ lượng giảm

THẢO MAI-07:23 22/03/2016
BizLIVE - Giá dầu tăng trong phiên thứ Hai khi số liệu cho thấy trữ lượng tại điểm trung chuyển Cushing, Oklahoma của Mỹ giảm.

Giá dầu leo dốc sau số liệu trữ lượng giảm
Ảnh minh họa.
Giá dầu thô Mỹ giao tháng Tư tăng 47 cent, tương ứng 1,2%, lên 39,91USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange.
 Diễn biến giá dầu thô Mỹ trong phiên. Nguồn: Finviz
Hợp đồng giao tháng Tư đáo hạn vào thứ Hai. Giá dầu giao tháng Năm – hợp đồng kỳ hạn phổ biến nhất - tăng 0,9% lên 41,52USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng Năm tăng 37 cent, tương đương 0,8%, lên 41,57USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.
Diễn biến giá dầu thô Brent trong phiên. Nguồn: Finviz
Theo số liệu của Genscape, lượng dầu lưu kho tại điểm trung chuyển Cushing, Oklahoma, giảm 570.574 thùng xuống 69,05 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 18/3. Trước đó, lưu lượng mấp mé mức 70 triệu thùng, ngưỡng chứa tối đa tại đây.
Trước đó, số liệu của Baker Hughes vào thứ Sáu cho thấy số giàn khoan tại Mỹ tăng 1 giàn, lần đầu tiên tăng trong 3 tháng qua. Đây là dấu hiệu cho thấy số giàn khoan đang ở mức cân bằng sau khi giá dầu tăng 50% kể từ tháng Hai.
Số liệu từ Ủy ban giao giao dịch hợp đồng hàng hóa kỳ hạn Mỹ cho thấy các nhà quản trị tiền tệ đã tăng vị thế đặt cược giá lên đối với dầu thô Mỹ lên đỉnh cao 5 tháng trong tuần kết thúc vào 15/3.

QH "vùi dập“ Hiến pháp

Vothihao— 03/22/2016 - 11:22
Ngược đời „con sinh ra mẹ“
Phiên họp thứ 11 của QH thứ 13(khai mạc ngày 21/3/2016) đã quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước và toàn dân theo kiểu „bức tử“ Hiến pháp VN hiện hành. Việc bức tử này được làm theo kiểu ngược đời „con sinh ra mẹ“.
Phiên họp nói trên được cho biết sẽ diễn ra chỉ trong 19 ngày, trong đó dành đến 10 ngày rưỡi cho việc nhân sự. Nội dung quan trọng là để miễn nhiệm và bầu các nhân sự thay thế Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH theo chỉ đạo của Đảng. Theo chương trình ấn định đã công bố trên báo chí, Chủ tịch nước mới sẽ được bầu vào ngày 2/4/2016. Ngày 6/4, Chủ tịch nước mới sẽ trình QH miễn nhiệm Thủ tướng.
Cũng theo công bố, ngày 7/4, Thủ tướng mới sẽ tuyên thệ(theo Vietnamnet.vn, 21/3/2016). Trước đó, 30 và 31/3, QH sẽ dành thời gian thảo luận, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Phiên họp này cũng được tuyên bố là phiên cuối cùng của QH khóa 13, mặc dù nhiệm kỳ này của QH khóa 13 theo quy định là phải đến tháng 5/2016 mới bầu ĐBQH khóa kế tiếp(khóa 14) và đến tận 21 tháng 7 năm nay mới kết thúc.
Hành vi này của QH khóa 13 được cho là đã vi phạm Hiến pháp ở mức trầm trọng nhất kể từ khi có chính quyền và quốc hội cộng sản đến nay tại VN.
Căn cứ Luật Hiến pháp hiện hành – Luật Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 – Luật cao nhất mang tính thượng tôn mà bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không được phép vi phạm, thì tất cả những việc như bầu Chủ tịch QH nhiệm kỳ mới sẽ chỉ được phép thực hiện khi toàn quốc đã bầu đại biểu quốc hội khóa mới( là QH khóa 14 - ngày bầu cử đã ấn định là 21/5/2016). Chỉ có tại kỳ họp thứ nhất của QH khóa mới, các đại biểu mới bầu Chủ tịch QH, các Phó chủ tịch QH và các Ủy viên Ủy ban thường vụ QH. (theo „Quy định về bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng“, 11/3/2016, trang nguyentandung.org ...)
    Quy định này là đương nhiên, hợp lẽ. Vì mẹ mới sinh được con chứ con không thể đẻ ra mẹ. Nếu làm trái điều trên là vi phạm Hiến pháp và „bức tử“ QH.
    Cũng theo Hiến pháp 2013, QH là „cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Chỉ duy nhất QH là có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước“.
    Theo đó, Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới chỉ có tính hợp pháp khi được chính QH khóa mới bầu ra ngay trong số ĐBQH khóa mới. Nếu QH của khóa 13 mà bầu Chủ tịch nước hay bất kỳ chức danh nào của QH, Nhà nước cho nhiệm kỳ của khóa 14 là hoàn toàn sai, là tước đoạt quyền tối thiểu, đương nhiên của QH khóa 14.
    Tương tự, QH khóa 13 cũng hoàn toàn không có quyền bầu ra một Thủ tướng cho nhiệm kỳ sau. Quyền hạn này chỉ có QH khóa 14 được phép làm, theo đề nghị của Chủ tịch nước hợp pháp của nhiệm kỳ 14, đã được bầu hợp pháp theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức QH.
    Các chức danh quan trọng khác như Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Ủy ban thường vụ QH, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng kiểm toán nhà nước của nhiệm kỳ mới chỉ duy nhất hợp pháp khi thực hiện theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, phải do chính phiên họp toàn thể của QH khóa mới (khóa 14) bầu ra.
    Như vậy, với chương trình nghị sự của phiên họp thứ 11, QH khóa 13 đã làm một việc chưa từng có: „tự sát“ và „bức tử“ QH của nhiệm kỳ khóa 14.

    Tự sát“:
    Người VN không thể không phẫn nộ khi ở thế kỷ 21 rồi mà cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho quyền lực của toàn dân, lại tự tổ chức một phiên họp vội vàng, tự bỏ „trận địa“ còn ngổn ngang vô số trách nhiệm chết dân như nạn đói do hạn hán và ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long, Trung quốc xâm lược biển Đông, nạn trộm cắp cướp giật và bạo lực hoành hành dân lành chưa từng có trong lịch sử VN cùng số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông mỗi tháng có thể tương đương với cả một cuộc chiến tranh cùng bao vấn đề khác...
    Buồn thay, QH đã rút lui. Còn khoảng 4 tháng- cả trăm ngày nữa mới hết nhiệm kỳ của mình mà QH đã cam tâm chối bỏ trách nhiệm, vội vàng làm những hành động vi hiến và „bức tử“ chính mình qua việc chấp nhận mở một phiên họp chỉ để miễn nhiệm một cách cũng bất hợp pháp các chức danh tối cao như Chủ tịch QH, Chủ tịch nước và Thủ tướng...
    Thật quá thất vọng với các vị nguyên thủ QH và Nhà nước, Chính phủ hiện hành! Các vị tưởng rằng các vị có quyền từ bỏ, có quyền đầu hàng hoặc nô lệ để miễn nhiệm hoặc từ nhiệm theo sự thao túng của ai đó chăng?
    Các vị có quyền cho rằng mình làm thế, để nghỉ ngơi sớm, có thể là để hưởng thụ khối tài sản mà các vị đang có, để mặc nhân dân VN đang lầm than và bị tước đoạt một cách thô bạo chưa từng có về quyền lực tối thiểu của họ khi các vị đã buông cờ, bỏ trống, nghỉ trước thời hạn những trăm ngày trời, để mặc cho nhân dân mặc sức lầm than chăng?
    Không!
      Khi mới nhậm chức, chính các vị đã tuyên thệ trang trọng trước QH và trước toàn dân về trách nhiệm trước QH khóa 13. Đương nhiên, khi đã nhận trọng trách, các vị không được bỏ vị trí dù chỉ một ngày, một giờ, vì việc mất nước diễn ra có thể chỉ trong vòng giây phút.
      Bằng việc thoái thác những trách nhiệm của mình và sự vi hiến tại kỳ họp này, QH khóa 13 đang „tự sát“.

      Bức tử“ QH khóa 14
      Dù có nói ra hay không, một người có đầu óc bình thường không thể không nhận thấy, bằng việc áp đặt cho QH khóa 14 và toàn dân VN một Chủ tịch QH, một Chủ tịch nước, một Thủ tướng không phải do QH khóa 14 bầu ra, rõ ràng là một hành động „bức tử“ QH khóa 14.
      QH khóa 14 sẽ làm gì được với những vị trí nguyên thủ đã bị áp đặt từ sự thao túng của Bộ Chính trị và QH khóa 13?
      Những vị nguyên thủ đã bị áp đặt ấy, dẫu có tài có tâm hay không, họ cũng lấy đâu vị thế và uy tín để điều hành nhiệm kỳ mới, khi ai cũng biết rằng họ đến từ đâu và họ được ngồi vào vị trí đó là do ý chí của một thế lực nào đó chứ không phải được QH khóa mới bầu lên.
      Chính cách áp đặt này đã tước đoạt quyền tạo dựng uy tín và sự cố gắng của họ.
      Vẫn biết rằng mọi cuộc bầu cử dưới chế độ độc tài toàn trị đều là giả hiệu. Rằng người ta đã không tiếc tiền mồ hôi và xương máu của dân để đưa ra sân khấu chính trị vô số trò diễn bầu cử nhằm lừa mị „dán nhãn dân chủ“ lên mọi hành vi tước đoạt dân chủ.
      Nhưng trong lịch sử QH VN từ xưa đến nay, chưa từng có một cuộc vi hiến nào ở tầm mức khổng lồ và thô bạo đến như vậy. QH khóa 13 được bầu lên ngày 22/5/2011 và họp phiên đầu tiên là 1/7 cùng năm. Chính QH khóa 13 cũng bỏ phiếu quyết định ngày bầu cử QH nhiệm kỳ mới khóa 14 là 21/5/2016. Theo đó, phải đến ngày 21/7/2016 thì QH khóa 13 mới hết nhiệm kỳ khi bàn giao trách nhiệm cho QH khóa 14 vừa mới được bầu lên. Khi đó, QH khóa 14 mới được phép bắt đầu mọi động của nhiệm kỳ mới mà việc đầu tiên là bầu các vị trí cao nhất của Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ.
      Mọi hành vi biện hộ cho việc vi hiến này dù thế nào cũng là ngụy biện và chỉ càng thêm vi hiến mà thôi.
      Mất dân chủ ngày càng trầm trọng là hệ quả đương nhiên, diễn tiến ngay từ ĐH 12 của Đảng CSVN. Khi Đảng ngang nhiên vi hiến và vi phạm điều lệ Đảng, khi sự thao túng tới mức ngay cả nguyên thủ quốc gia cũng phải ngậm miệng khấu đầu thúc thủ, thì việc QH khóa 13 buộc phải „tự sát“ và „bức tử“ QH khóa 14 cũng là điều có thể đoán trước.
      Thật khốn khó thay cho người dân VN, khi những cuộc bầu cử QH, bằng cơ chế và thủ đoạn của nó, đã khiến cho „đám nghị gật“ thắng thế!
      Khi nghị gật thắng thế, thì không có QH.
      Chỉ có một hình hài rỗng treo lơ lửng trên đầu dân mà thôi và để đóng dấu dân chủ lên những hành vi phản dân chủ. Nhưng đóng dấu được hay không thì lại tùy thuộc vào sự thật.
      Chỉ có điều, xác chết để lại hiện trường không phải là các ĐBQH, mà chính là vô số nhân dân đã chết vì muôn vàn nỗi oan khuất do các vị để lại, còn để lại và còn kiến tạo thêm sư „bức tử“.
      Nhìn khắp QHVN, còn ai là người chính trực, để chí ít cũng cất lên trong nghị trường một tiếng kêu phản kháng tối thiểu của người nghị sĩ ?!
      VTH

        Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng: Đúng hay sai? - Phần 2

         Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-03-22  
        000_8Y5WI
        Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang báo cáo về kinh tế, xã hội tại buổi khai mạc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội diễn ra tại Hà Nội vào ngày 21 tháng 3 năm 2016.  AFP photo
        Theo chương trình kỳ họp quốc hội sáng 21 tháng 3 vừa qua thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội để miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia của ông Nguyễn Sinh Hùng, trong buổi chiều cùng ngày sẽ trình kết quả lên Quốc hội chức danh Chủ tịch Quốc hội mới, để rồi vào ngày 31 tháng 3 Chủ tịch Quốc hội mới sẽ tuyên thệ trước Quốc Hội.
        Cách làm này của Quốc hội được giới quan sát cho rằng cách thức tổ chức bầu cử ngay trong cơ chế cao nhất nước đã có một vết gấp khá lớn và rất dễ nhận ra, ngay cả khi có người khẳng định chính Quốc hội đã vi phạm hiến pháp cũng không hẳn là sai lạc. Đại tá Nguyễn Đăng Quang từng phục và về hưu trong ngành công an cho rằng gấp gáp bầu Chủ tịch Quốc hội như vậy là vô lý, nếu không muốn nói là có động cơ khác:
        Tình hình đất nước hiện nay không đòi hỏi phải làm một việc khẩn trương, cấp thiết như vậy. Việc bầu mới ba chức vụ lãnh đạo này để bầu cử Quốc hội vào ngày 22 tháng 5 và Quốc hội mới sẽ họp trong tháng 7. Trong phiên họp đầu tiên vào tháng 7 thì sẽ bầu mới ba chức vụ lãnh đạo nhà nước là Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng chánh phủ cho nên không có gì cấp thiết cả thì tại sao lại miễn nhiệm ba vị lãnh đạo này để ba tháng sau lại phải làm lại cái chu kỳ này thì hết sức vô lý.
        Điều đáng suy gẫm hơn hết là tính minh bạch trong việc bầu Chủ tịch Quốc hội mới mà Quốc hội đứng ra tổ chức có một dấu hỏi rất lớn nằm ở phía sau. Trong khi báo chí, dư luận trong và ngoài nước đều rõ mười mươi bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã được Đại hội đảng 12 đề cử chức Chủ tịch Quốc hội khóa 14 thì việc bầu cử được xem là giả vờ của quốc hội phải nên nhìn nhận ra sao?
        Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho báo chí biết rằng vấn đề nhân sự do Đại hội đảng giới thiệu nhưng Quốc hội là nơi đề cử. Tuy nhiên giải thích này khó thuyết phục người dân vì đối với cả hệ thống thì chính Đảng là nơi quyết định chứ không phải Quốc hội. Bằng chứng là thời gian tổ chức đại hội do đảng chỉ định và Quốc hội bị bó tay trong việc chuyển đổi nhân sự. Thường thì các chức vụ cao nhất trong nhiệm kỳ cùng với Quốc hội là 5 năm nhưng Đại hội đảng lại tổ chức vào năm thứ tư của nhiệm kỳ đó nên một năm còn lại của các chức danh cao nhất phải tùy thuộc vào không khí chính trị của từng giai đoạn. Vì vậy Quốc Hội khóa 12 phải đi theo đảng tổ chức Quốc hội với nhiệm kỳ là 4 năm. Điều này cho thấy Đảng toàn quyền điều hành mọi thứ ngay cả chức vụ cao nhất của chính phủ là Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng do Đảng quyết định.
        Theo ông Tổng Thư ký Quốc hội thì lần này sở dĩ yêu cầu ba vị cao nhất làm đơn từ nhiệm vì thời gian kéo dài tới tháng 7 là quá lâu. Trong trường hợp không ai chịu từ nhiệm thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm theo luật Tổ chức Quốc hội là yêu cầu Quốc hội bãi nhiệm họ mà không vi hiến.
        Tất cả các chuyển biến trên đang bị dư luận chỉ trích, theo đại tá Nguyễn Đăng Quang thì Quốc hội đang lạm dụng luật Tổ chức quốc hội để vi phạm hiến pháp, ông nói:
        Tôi cho rằng việc làm này vi phạm điều 87 và 97 của hiến pháp hiện hành. Trong hai điều này quy định về nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ. Người ta căn cứ vào Luật Tổ chức quốc hội trong các điểm 18 và điều 11 nói rằng Quốc hội có quyền bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng. Nhưng trong vấn đê này thì phải căn cứ vào hiến pháp là chính còn Luật Tổ chức quốc hội là bộ luật thấp hơn Hiến pháp cho nên không thể lấy bộ luật thấp hơn để thực hiện điều trái với quy định của hiến pháp.
        Kịch bản nào cho thủ tướng?
        Theo ngôn ngữ mà Quốc hội áp dụng cho những vị đang còn tại chức có ba cách diễn tả, thứ nhất là từ nhiệm, thứ hai là miễn nhiệm và thứ ba là bãi nhiệm. Người dân thắc mắc tại sao hai chữ “mãn nhiệm” không được nhắc tới đối với họ sau khi hết nhiệm kỳ theo quy định của hiến pháp mà lại sử dụng những danh từ rất nhạy cảm cho ba vị trí cao nhất nước? Nếu để cho họ phát biểu trước Quốc hội, trước nhân dân ngày họ mãn nhiệm sẽ hợp lý và lịch sự hơn rất nhiều còn hơn là dựa dẫm vào các lý do tự đặt ra để đẩy họ ra khỏi chính trường một cách thô bạo sẽ gây nhiều phản cảm cho công chúng.
        Đại tá Nguyễn Đang Quang phân tích ba kịch bản mà Quốc hội có thể phải đối phó như sau:
        Theo tôi kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là kịch bản từ nhiệm tức là để bầu ba vị mới trong phiên họp này thì ba vị cũ là ông Trương Tấn Sang ông Nguyễn Sinh Hùng ông Nguyễn Tấn Dũng phải có đơn từ nhiệm. Khi cả ba ông này không có đơn từ nhiệm mà quốc hội miễn nhiệm ba ông này thì không có cơ sở pháp lý để thực hiện việc miễn nhiệm. Cho đến hôm nay tôi được biết cả ba ông chưa ông nào có đơn từ nhiệm cả.
        Còn kịch bản thứ hai là việc miễn nhiệm thì ít khả năng xảy ra hơn nhưng thật ra mà nói thì kỳ họp thứ 11 của quốc hội lần này trong đầu tháng 4 tới thì quốc hội sẽ thực hiện kịch bản này tức là miễn nhiệm ba ông. Nhưng việc miễn nhiệm không căn cứ vào điều khoản của pháp luật nào cả. Trên điều kiện thực tế quốc hội muốn miễn nhiệm thì phải dựa trên cơ sở thực tế chẳng hạn ba ông đều không có đủ khả năng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ trọng trách của mình. Ví  dụ ba ông đang sức khỏe yếu kém, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc có tai nạn bất ngờ gì đó mà không hoàn thành được nhiệm vụ lúc đó quốc hội phải miễn nhiệm để bầu người khác lên thay thế. Nhưng thực tế ba ông này vẫn bình thường không có ông nào là không đủ sức khỏe để thực hiện nốt thời gian trong nhiệm kỳ của mình còn lại. Cho nên việc miễn nhiệm ba ông này không phải căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế khách quan.
        Kịch bản thứ ba tức là bãi nhiệm tức là quốc hội kỷ luật ba ông này, tuyên bố cả ba ông không xứng đáng làm nhiệm vụ của mình nên quốc hội bãi nhiệm, tức là coi như cách chức ba ông này. Tuy nhiên không thể có kịch bản này được vì cả ba ông này đang đảm nhiệm nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất có thể cho nên không thể có cơ sở bãi nhiệm, thôi chức của ba ông này được.
        Giới quan sát và người dân cho rằng sở dĩ có tình trạng gấp rút như vậy vì sự thăm viếng Việt Nam của Tổng thống Obama vào tháng 5 tới đây. Người ta còn nhớ, trong hội nghị cấp cao tại Sunnyland Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mời Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam, và đầu tháng 5 là ngày ông Dũng còn tại chức do đó ông sẽ là người đại diện chính phủ đón tiếp Tổng thống Obama trong thời gian hiếm hoi còn lại. Dư luận nghĩ rằng phe ông Nguyễn Phú Trọng không muốn Thủ tướng Dũng có cơ hội này vì không ai biết những gì sẽ xảy ra khi ông Dũng vẫn còn tại vị.
        GS Nguyễn Minh Thuyết, hai lần đại biểu Quốc hội cũng là người từng công khai yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức trước diễn đàn Quốc hội cho biết nhận xét của ông về sự nghi ngờ này:
        Tôi nghĩ một số người nghĩ như vậy thì cũng bình thường, nhưng về nguyên tắc ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị Sunnyland vừa rồi mời Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam thì ông đã thay mặt nhà nước Việt Nam để mời. Nhà nước là một sự kế tục liên tục cho nên dù ông Nguyễn Tấn Dũng có thôi không làm thủ tướng thì những vị mới được bầu thay thế cho các vị cũ vẫn thực hiện lời mời đó và tiếp đón, làm việc với Tổng thống Obama bình thường. Tôi chắc rằng trong chương trình nghị sự cũng có thể nếu ông Obama ông ấy bố trí được thời gian thì cũng có thể vẫn gặp ông cựu thủ tướng. Khi mà một số lãnh đạo Việt Nam như ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ thì cũng đến thăm cựu Tổng thống Bill Clinton thì tôi nghĩ cũng không có vấn đề gì.
        Việc gấp gáp đưa ba nhân vật do Đại hội 12 đề cử vào chính trường đã gây thêm bao câu hỏi sau khi quá nhiều sóng gió xảy ra trước và trong đại hội. Tuy đã tạm yên nhưng sóng ngầm vẫn làm giới quan sát trong và ngoài nước có cớ để xâu chuỗi các sự việc với nhau và nhiều người tin rằng phe thua cuộc không dễ gì im lặng.

        Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng: Đúng hay sai? - Phần 1

        Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-03-22  Email Ý kiến của Bạn Chia sẻ In trang này In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuốngPhần âm thanh  Tải xuống âm thanh000_8Y5XG Bà Nguyễn Thi Kim Ngân, tại phiên họp cuối cùng của Quốc hội tại Hà Nội hôm 21 tháng 3 năm 2016. AFP photo
        Dư luận những ngày gần đây nổi lên câu hỏi tại sao Quốc hội Việt Nam lại gấp gáp miễn nhiệm ba vị trí cao nhất nước trong khi thời gian tại chức của họ theo hiến pháp quy định là chưa hết hạn. Việc làm này dấy lên nhiều nghi ngờ rằng có sự cô lập đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để vô hiệu hóa những dự tính nếu có của ông này. Mặc Lâm theo dõi và lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng như các cán bộ cao cấp ghi nhận vấn đề này theo ý kiến riêng của họ nhằm đưa ra được phần nào bức tranh chính trị đương thời. Loạt bài chia làm hai phần, phần đầu là bài phỏng vấn GS-TSKH Nguyễn Minh Thuyết, hai lần là đại biểu Quốc hội để tìm hiểu thêm nhận định của ông.
        Mặc Lâm: Thưa GS, trong vài ngày qua dư luận rất quan tâm tới việc Quốc hội đưa ra quyết định là sẽ miễn nhiệm ba vị trí cao nhất nước hiện nay vào ngày7 tháng 4 thay vì tháng 7 là ngày hiến pháp quy định thời gian mà ba vị này đương nhiên tại chức. Việc miễn nhiệm trước ngày mãn nhiệm của họ theo ông có đúng với tinh thần của hiến pháp hay không?
        GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi được biết chương trình làm việc của Quốc hội lần này sẽ miễn nhiệm một số các vị đương nhiệm mà vừa qua không tham gia vào Bộ chính trị hoặc Ban chấp hành Trung ương và bầu một số vị mới. Nếu như chúng ta so sánh với quy định tại một số điều của hiến pháp ví dụ như điều 87 quy định như thế này: Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chủ tịch nước tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước. Điều 97 quy định là nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chính phủ tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập chính phủ. Nếu so sánh với hai điều mà chúng tôi vừa đọc thì đúng là không phù hợp lắm.
        Mặc Lâm: Không phù hợp! có phải ý GS nói là trái với hiến pháp?
        GS Nguyễn Minh Thuyết: Nói rằng nó trái với hiến pháp thì cũng không hẳn bởi vì khoản 6 điều 74 của Hiến pháp quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước. Và theo khoản 3 điều 88 thì Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiềm sát nhân dân tối cao và căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức thẩm phán v. . .v. . .Ông Chủ tịch nước cũng có quyền đề nghị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng.
        Trong trường hợp này nếu không có đơn xin từ chức của Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội mà các chức danh quốc hội bầu thì chỉ cần Ủy Ban thường vụ Quốc hội có tờ trình đề nghị miễn nhiệm Chủ tịch nước đương nhiệm để bầu Chủ tịch nước mới, và Chủ tịch nước có tờ trình miễn nhiệm Thủ tướng đương nhiệm để bầu Thủ tướng mới là được.
        Khi Thủ tướng chính phủ đã bị miễn nhiệm thì toàn bộ nội các coi như được miễn nhiệm luôn.
        Mặc Lâm: Qua kinh nghiệm hai lần là đại biểu quốc hội có bao giờ Quốc hội từng bãi nhiệm các chức vụ cao nhất trong chính phủ như lần này không, thưa ông?
        GS Nguyễn Minh Thuyết: Trong những năm gần đây cũng đã từng có những lần bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội khi các vị này chưa hết nhiệm kỳ. Ví dụ tháng 6 năm 2001 thì Quốc hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch của ông Nông Đức Mạnh vì ông Mạnh đã được đại hội lần 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam bầu làm Tổng bí thư vào tháng 4 năm 2001 tức là trước đó hai tháng và Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Văn An thay thế. Tháng 6 năm 2006 thì Quốc Hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội của ông Nguyễn Văn An bởi vì sau Đại hội Đảng lần thứ 10 đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng thay thế.
        Cũng thời gian này thì Quốc Hội đã bầu ông Nguyễn Minh Triết thay ông Trần Đức Lương làm Chủ tịch nước và bầu Nguyễn Tấn Dũng thay thế ông Phan Văn Khải làm thủ tướng chính phủ.
        Thế nhưng các trường hợp nói trên nó được miễn nhiệm và bầu khi nhiệm kỳ của các vị đang ở các chức vụ đó theo quy định của Hiến pháp là còn một năm vì vậy một năm mà chờ thì nó dài quá. Đến nhiệm kỳ khóa 12 của Quốc hội thì nhiệm kỳ Quốc hội được rút lại còn 4 năm thôi cho sát với thời gian kết thúc Đại hội đảng hơn.
        Sau đại hội vào tháng Giêng năm 2011 ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư và được tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Minh Triết không tiếp tục vẫn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch nước cho đến khi kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới bầu các vị lãnh đạo. Tức là có lúc bầu giữa nhiệm kỳ, có lúc đợi cho hết nhiệm kỳ mới bầu.
        Đến kỳ này thì Quốc hội quyết định miễn nhiệm các vị để bầu người mới thì tôi thấy cũng có quy định trong hiến pháp cho phép làm như vậy, nhưng kể ra đáng lẽ phải sắp xếp như thế nào đó để thời gian tổ chức đại hội đảng và bầu cử Quốc hội nó sát nhau hơn để tránh chuyện bầu chức danh lãnh đạo nhà nước hai lần trong vòng ba tháng như lần này.
        Mặc Lâm: Cả thế giới đều biết vị trí của ba lãnh đạo sau khi Đại Hội 12 chấm dứt đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch Quốc hội, ông Trần Đại Quang với chức vụ Chủ tịch nước và ông Nguyễn Xuân Phúc được đề cử làm Thủ tướng, vậy mà Quốc hội còn bầu cho ba vị trí này nữa thì hóa ra hình thức quá hay không thưa ông?
        GS Nguyễn Minh Thuyết: Vâng, thường thì ở Việt Nam cũng như ở các nước do đảng cộng sản lãnh đạo thì nhân sự do đảng cộng sản quyết định. Trung ương đảng cộng sản Việt Nam cũng đã giới thiệu các vị mà ông nói để mà quốc hội xem xét để bầu vào các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước. Thế nhưng việc trung ương giới thiệu như thế thì cũng chỉ xuất hiện trên báo chí thôi chứ tôi cũng chưa đọc một thông tin chính thức nào nói như vậy cả. Vả lại chúng ta phải chờ quyết định cuối cùng là quyết định của quốc hội. Về cơ bản tôi chắc rằng quyết định của Quốc hội chắc cũng không khác so với đề nghị của đảng, thế nhưng gầnđây có thay đổi gì không trong quyết định của đảng thì cũng chưa biết được.
        Mặc Lâm: Xin cám ơn GS.

        Biện pháp nào bảo vệ sông Mekong?

        Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ 2016-03-22  
        000_Hkg10163151
        Một công ty đang thu mua lúa của nông dân tại tỉnh Cần Thơ, vùng ĐBSCL hôm 10/12/2014
        Trước tình hình dòng sông Mekong bị khai thác một cách tùy tiện gây hại cho dân cư sống hai ven bờ; lâu nay nhiều biện pháp được đưa ra để khắc phục tình trạng luôn được cảnh báo như thế.
        Trong chuyên mục Khoa học - Môi trường hôm nay, Gia Minh hỏi chuyện tiến sĩ Dương Văn Ni, trường Đại học Cần Thơ, về những thông tin liên quan những biện pháp đó.
        Cần một sự phối hợp
        Gia Minh: Có những biện pháp lâu dài được đề cập đến tại Việt Nam nhưng đã được triển khai thế nào?
        Tiến sĩ Dương Văn Ni: Những giải pháp lâu dài nhưng trang bị nhận thức, hiểu biết cho người dân về vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường thay đổi bất cập như vậy; thì vấn đề này tùy thuộc vào từng địa phương. Còn nếu nói trong khu vực thì còn khác nhau giữa các quốc gia nữa.
        Nói về các địa phương thì có địa phương phổ biến vấn đề đó cho dân rất sớm, nhưng có những địa phương người dân chẳng hề biết gì về vấn đề đó cả. Cần có một chương trình đồng bộ hơn.
        Ba năm trước đây thì trường Đại học Cần Thơ có làm một chương trình giúp cho cộng đồng tự do đạc sự thay đổi trong môi trường chung quanh họ, và họ tự đưa ra những biện pháp khắc phục dưới sự tư vấn của các nhà khoa học. Chúng tôi sử dụng hệ thống điện thọai có sẵn và tư vấn qua tin nhắn chẳng hạn. Chương trình này phát huy tác dụng rất tốt, người dân mình sau ba năm tiếp thu rất nhanh vì người ta có kinh nghiệm sống trong vùng này hằng mấy trăm năm rồi. Gần đây do những thay đổi trong môi trường phức tạp quá, không theo qui luật nào hết nên hệ thống kinh nghiệm của người ta bị mai một; tuy nhiên khi mình khơi dậy và giúp người ta phương pháp, cách làm thì họ tiếp thu rất nhanh.
        Tôi cho rằng điều đó nằm trong tầm tay của nhiều địa phương vì với phương tiện hiện đại bây giờ như điện thọai di động… thì theo tôi sẽ giúp người ta rất nhanh mà không phải tốn kém gì nhiều.
        Nói về các địa phương thì có địa phương phổ biến vấn đề đó cho dân rất sớm, nhưng có những địa phương người dân chẳng hề biết gì về vấn đề đó cả. Cần có một chương trình đồng bộ hơn.
        - Tiến sĩ Dương Văn Ni
        Về biện pháp di dân thì nhiều địa phương không quan tâm điều này. Nói riêng Việt Nam, đặc biệt trong năm nay tuyết rơi ở miền bắc khiến ảnh hưởng đến nông nghiệp, trâu bò chết rất nhiều. Ở niền trung thì xảy ra nhiều bão nên nhiều người nghĩ rằng đồng bằng sông Cửu Long là nơi an toàn lắm. Thế nên người ta đến mua đất… khiến mật độ dân số đồng bằng sông Cửu Long tăng lên chóng mặt.
        Đó là điều không đúng vì đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đối phó với một vấn đề trầm trọng hơn nhiều vùng khác đó là vấn đề nguồn nước. Năm nay đã thiếu nước ngọt sinh hoạt cho vùng duyên hải. Sắp đến mùa mưa sẽ xảy ra vấn đề lũ lụt rất bất cập. Do đó một chiến lược lâu dài dãn dân cho vùng này không thể làm ngày một ngày hai được. Điều trông cậy đầu tiên là hệ thống đào tạo làm sao có nguồn nhân lực có đủ khả năng để khi họ di cư đến chỗ khác thì có thể thích nghi được với môi trường nơi đó. Cứ còn nếu di cư cơ học thì không giải quyết được vấn đề gì hết. Di cư với nguồn nhân lực có thể thích nghi với môi trường mới thì mới có ý nghĩa.
        Gia Minh: Không chỉ riêng từng nước mà trong khu vực các nước cũng gặp tình trạng đó như Thái Lan, vậy ông có biết các nước trong khu vực có sự phối hợp nào không?
        Tiến sĩ Dương Văn Ni: Theo tôi biết lãnh đạo cấp cao các nước có họp vào năm ngoái tại thành phố Hồ Chí Minh. Họ cũng bàn bạc việc chia sẽ lợi ích nguồn nước sông Mekong. Đó là thỏa thuận ở cấp rất cao, còn trên thực tế chúng ta thấy chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các quốc gia về vấn đề này.
        Rồi thậm chí trong một vùng thì tỉnh đầu nguồn và tỉnh cuối nguồn cũng chưa có sự phối hợp ‘ăn ý’ với nhau về vấn đề này. Kể cả trong cùng một tỉnh: huyện này và huyện khác cũng có mâu thuẫn về việc sử dụng nguồn nước. Ví dụ một tỉnh có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản thì thích có nước mặn thâm nhập sớm để có thời gian nuôi trồng thủy sản tốt hơn; còn ngược lại tỉnh kế bên có thế mạnh về trồng lúa chẳng hạn thì lại bị ảnh hưởng. Do đó vấn đề mặn - ngọt là một vấn đề phức tạp không chỉ quản lý trên cơ sở đơn thuần về mặt tài nguyên môi trường mà phải tính luôn yếu tố kinh về và xã hội vào; đặc biệt là yếu tố kinh tế. Bởi vì hiện nay người dân đang làm chủ trên mảnh đất của người ta ở một chừng mực nào đó cho nên không thể cấm người ta nuôi con nào hoặc trồng cây gì mà phải có yếu tố thị trường can thiệp vào; đó là một yếu tố tổng hợp.
        000_Hkg10163153-400
        Một công ty lương thực đang vận chuyển lúa cho khách hàng tại tỉnh Cần Thơ hôm 12/12/2016. AFP photo
        Vấn đề xã hội cũng vậy, ngưòi dân có quyền di cư đến chỗ nào mua đất, cất nhà ở là quyền của họ. Nhưng phải thông báo cho họ những nơi không phải an toàn tuyệt đối mà có những rủi ro thế nào. Nếu người ta ý thức được như thế thì việc định cư là chọn lựa của họ.
        Những khó khăn
        Gia Minh: Có những dự án và các nước cũng đến hỗ trợ cho khu vực, thế nhưng nếu triển khai mà không có sự phối hợp thì sẽ bị hạn chế. Ông thấy nguời ta có theo dõi việc triển khai dự án và tính hiệu quả của chúng?
        Tiến sĩ Dương Văn Ni: Trước đây vào năm 1995 người ta thành lập tổ chức gọi là Ủy hội Sông Mekong Quốc tế. Kỳ vọng của mọi ngưòi lúc đó là ủy hội đứng ra làm công tác điều phối để giúp cho các lọai dự án, họat động trong khu vực, giúp phát huy tác dụng, tránh trùng lắp, hao tốn nguồn lực, hao tốn tiền bạc. Đặc biệt nó tư vấn cho các cấp lãnh đạo, các chính phủ trong khu vực; nhưng rồi chúng ta thấy tổ chức đó làm việc có hệ thống với các quốc gia hạ lưu Sông Mê kong là Thái Lan, Lào, Kampuchia và Việt Nam; Myanmar và Trung Quốc không tham gia, họ chỉ gửi quan sát viên đến thôi. Đó là một ví dụ phản ánh tổ chức ủy hội sông Mekong không phát huy được vai trò điều phối của họ.
        Như vậy, những dự án, những nguồn tài trợ mà không có nguời điều phối thì bị trùng lắp, dẫm chân lẫn nhau; đôi khi chồng chéo đưa đến những kết quả trái ngược nhau. Đó là vấn đề cụ thể của lưu vực sông Mekong hiện nay.
        Gia Minh: Còn Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kong do Mỹ triển khai thì làm được đến đâu và có kết quả gì không?
        Tiến sĩ Dương Văn Ni: Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong (Lower Mekong Initiative) được tuyên bố tại Phukhet cách đây mấy năm. Sáng kiến đó cũng mang một mục tiêu khá tham vọng là điều phối và tập hợp rất nhiều dự án trong khu vực lại, chia sẽ thông tin với nhau. Nhưng hiệu quả thực tế trên thực địa chưa nhiều, rất thấp. Gần đây chúng tôi có đề xuất với chính phủ Mỹ nên xốc lại ‘sáng kiến’ này, và làm vai trò điều phối cho khu vực để nhiều quốc gia tham gia, chia sẻ thông tin; như thế các quốc gia trong khu vực sẽ được hưởng thụ hiệu quả tốt hơn.
        Trở ngại lớn nhất là không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình, các dự án lớn nên thiếu thông tin, đặc biệt là thiếu sự chia sẻ những dữ liệu khoa học do đó đôi khi làm chồng chéo, lặp đi lặp lại khiếu tốn thời gian và tiền của.
        - Tiến sĩ Dương Văn Ni
        Gia Minh: Là người tham gia nghiên cứu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì ông thấy trở ngại lớn nhất cho công tác là gì?
        Tiến sĩ Dương Văn Ni: Trở ngại lớn nhất là không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình, các dự án lớn nên thiếu thông tin, đặc biệt là thiếu sự chia sẻ những dữ liệu khoa học do đó đôi khi làm chồng chéo, lặp đi lặp lại khiếu tốn thời gian và tiền của.
        Thứ hai cơ chế chuyển tải thông tin hay những kết quả nghiên cứu một cách chính thống lên các cấp lãnh đạo cao hơn thì chưa sử dụng cơ chế đó một cách minh bạch, rõ ràng để mọi người biết khi có được một thông tin khoa học thì chuyển tải lên các cấp lãnh đạo thế nào. Vẫn chưa có cơ chế minh bạch, rõ ràng về điều đó.
        Khó khăn thứ ba là các cộng đồng địa phương không có được thông tin. Ví dụ như truớc đây khi Lào xúc tiến xây dựng đậy Xayaburi và gần đây là đập Don Sahong thì nhiều cộng đồng dân cư sống dọc sông Mekong nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long biết và hiểu được điều đó. Khi người dân không có thông tin về những điều đó thì họ trở nên dửng dưng kể cả đối với những kết quả nghiên cứu rất tốt; nhưng rồi họ nói chưa có gì trầm trọng đâu nên họ không quan tâm.
        Gia Minh: Cám ơn Tiến sĩ Dương Văn Ni.

        VN sắp thay đổi cơ chế cho vay vốn ODA

        RFA 2016-03-22  
        Hình minh họa các dự án vốn ODA tại Việt Nam.
        Sắp tới Việt Nam sẽ thay đổi cơ chế cho vay vốn ODA đối với các địa phương thay vì cấp phát cho không như hiện nay. Đó là nội dung ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, đưa ra trong buổi họp báo về cơ chế sử dụng vốn ODA vào ngày hôm nay.
        Theo ông Long, trong giai đoạn 10 năm từ 2005 đến 2015, có 15 tỷ đô la vốn ODA được chính phủ vay về cho các địa phương đầu tư vào các chương trình, dự án của địa phương, trong đó 92,2% được trung ương cấp phát cho các địa phương, chỉ có 7,8% là cho vay. Cho đến nay, chính phủ vẫn phải chịu toàn bộ rủi ro tín dụng.
        Tuy nhiên kể từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, do đó mức độ ưu đãi của các khoản vay của các đối tác phát triển cho Việt nam đã giảm. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp, vừa vốn tài trợ vừa vốn thương mại kèm theo nhiều điều kiện ràng buộc.
        Theo lộ trình, đến tháng 7 năm 2017, Ngân hàng Thế giới sẽ tuyên bố chấm dứt vốn vay ưu đãi ODA cho Việt Nam và phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay kém ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2 đến 3,5%.

        Nhân quyền Việt Nam là nhân quyền có đuôi?

        Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Thưa vâng, đúng là như vậy, đúng là Nhân quyền tại nước Việt Nam hiện nay có một cái đuôi, nhưng không phải là đuôi mèo, đuôi chó mà là đuôi XHCN, gọi là "nhân quyền xã hội chủ nghĩa".

        Khoa học tự nhiên chứng minh loài người tiến hóa từ loài vượn, là loài động vật có đuôi. Sự hình thành của bào thai diễn giải thu gọn quá trình tiến hoá đó. Ở tháng thứ hai, khi hình thành xương sống, đoạn xương cụt, là đoạn xương sống cuối cùng, dài hơn bình thường, đó là dấu vết của cái đuôi vượn. Nhờ có tiến hoá, một quá trình tự hoàn thiện mình, gian khổ hàng triệu năm, cái đuôi vượn đó ngắn dần lại cho đến khi biến mất. Trong bào thai, cái dấu vết đó cũng cụt dần, và quặp vào phía trong, biến mất ở tháng thứ tư.

        Để không có đuôi, con người phải mất cả triệu năm. Và những gì mà con người nếm trải trong một cuộc đời, phải nhân lên hàng triệu lần, để hình dung cái giá mà con người phải trả để không có đuôi. Nhưng thật là bất hạnh cho giống người Việt Nam, khi đi đến cái Cộng hoà XHCN, tháng 7 năm 1976, thì tất cả lại phải mang đuôi, đuôi xã hội chủ nghĩa.

        Cái đuôi vượn cản trở tự do trong hoạt động của loài người, là vật cản của tiến hoá nên bị biến mất, tất yếu biến mất. Nhưng cái đuôi định mệnh có tên XHCN, là cái đuôi nhân tạo, là sản phẩm nhân tạo, được gắn vào cuộc sống của người dân Việt bằng ý chí của một nhóm người cũng là người Việt, nhưng giành được chính quyền nhờ may mắn và thủ đoạn, nhiều khi rất bất chính, cộng với một loại công cụ sản xuất từ nước ngoài là chủ nghĩa Mác và Chuyên chính vô sản, phát triển ở Liên xô cũ.

        Nhân quyền là quyền của con người. Quyền căn bản của con người là quyền Tạo hoá. Mọi người sinh ra giống nhau, như nhau, không kể chủng tộc, màu da, địa lý. Ăn ở đâu, ngủ ở đâu, đi đâu, làm gì, nghĩ gì, nói gì, tụ họp với ai, thích ai, ghét ai, khen hay chê ai... là quyền tự nhiên có, không phải ơn đảng, ơn chính phủ mới có, và nếu đảng và chính phủ không cho mà cứ làm thì an ninh của đảng bắt vào đồn công an. Mà đã vào đồn công an, thì chỉ vài tiếng sau là cơ thể bầm dập, may thì kịp cấp cứu, không may thì có khi chết tại đồn, nhưng là "tự sát", hay "đột qụy không rõ lý do".

        Nếu có một nhóm người nào đó tự cho mình có quyền ban cho người khác một thứ quyền nào đó, thì chính những kẻ đó là lũ vô lại, vì chắc chắn chúng đã bằng cách nào đó tước đoạt quyền của người khác và áp đặt lên họ những thứ mà chúng muốn. Đơn giản là vì chúng không phải là Thượng Đế, tức không phải là đấng Tạo Hoá. Chúng cũng là người, nhưng là loại người thèm khát quyền lực, thèm khát cai trị, thèm khát một độc quyền tư tưởng, độc quyền lý tưởng. Chúng tự đặt ra một cái tên riêng để tách quyền của người Việt ra khỏi quyền chung của loài người, và chúng nói rằng nhân quyền trong tay chúng là nhân quyền chỉ có trên cái đất mà chúng cai quản. Chúng cắm vào cái quyền chung của nhân loại một cái đuôi, đế biến cái quyền ấy thành một thứ quái thai, một loại thú vật chưa từng có. Cái đuôi ấy là XHCN, và người đẻ ra nó là đảng cộng sản Việt Nam, người Việt không còn là đúng con người nữa.

        Không phải Bùi Quang Vơm là người nói ra những thứ đó mà hắn chỉ là người nhại lại lời của nhiều người, của số rất đông người Việt và cả người nước ngoài. Khi nói lại lời của người khác, có thể đúng 100%, có thể chỉ một phần những điều anh ta cũng muốn nói, nhưng dù gì thì anh ta "sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói ra những điều đó", giống như Evelyn Beatrice Hall (The Friends of Voltaire (1906)), bởi vì không có gì là sai sự thật, và bởi vì tự do tư tưởng, tự do ngôn luận là những quyền Tạo hoá ban cho họ.

        Đúng là từ ngày có đảng (cộng sản) dân Việt mới có Hộ khẩu. Tức là ở đâu phải có đăng ký nhân khẩu được phép ở đó. Nếu không có hộ khẩu, có thể do đổi chỗ ở, đổi nơi làm việc, hay chỉ do một lỗi hành chính nào đấy, thì dù anh sinh ra ở đấy, từ lúc sinh ra đến giờ, anh chưa rời khỏi địa phương, anh vẫn không là công dân của địa phương. Không có hộ khẩu, anh là người vô thừa nhận, không tổ quốc, không quốc tịch, và vì vậy không được quyền có đất, có nhà trên ngay đất tổ tiên của anh. Đấy là chuyện có thật của một người dân tên là Bùi Thị Liên, 63 tuổi, sống tại Thị trấn Núi Đèo, xã Thuỷ Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng từ năm 1958 đến bây giờ, vẫn không có hộ khẩu. Cùng với bà là ba người con đẻ của bà không biết đăng ký hộ khẩu ở đâu chỉ vì không có chủ hộ khẩu. Các con bà có người gần 40 tuổi, có người có gia đình riêng. Nhưng cái "không hộ khẩu" này không có ai lo, không ai giúp được, và không biết đến bao giờ mới tắt. Cả một gia đình, ba thế hệ không tổ quốc. Và không chỉ bà Liên là người duy nhất, có hàng nghìn người, có khi hàng vạn người như vậy.

        Nếu không có cái chế độ xã hội chủ nghĩa, chắc làm gì có cái chế độ hộ khẩu ác nghiệp, vô nhân này.

        Không có hộ khẩu, hồi bao cấp, anh sẽ không được cấp sổ gạo, con cái anh sinh ra sẽ không được vào trường nơi anh sống, và cái đứa trẻ đó, nếu không bằng cách nào kiếm được hộ khẩu thì sẽ là đứa trẻ vô thừa nhận, ở chỗ nào, nếu công an kiểm tra, đều có thể bị phạt, bị giam giữ để "xác minh làm rõ", và có cớ để làm tiền.

        Một ngày, ra khỏi nơi cư trú, anh phải xin phép tạm vắng, và tạm ở chỗ nào anh tới, dù chỉ qua một đêm, phải có giấy tạm trú, được công an đóng dấu cho phép, nếu không, kiểm tra hộ khẩu đột xuất, anh sẽ phải vào đồn.

        Trong cái cũi hộ khẩu, con người thật không khác gì một con vật, một con vật của chế độ. Nhưng người ta nói rằng, người dân Việt Nam có đầy đủ quyền công dân, đúng, nhưng là quyền công dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

        Phải công bằng mà nhắc lại một sự thật rằng, xuất xứ cái hộ khẩu không phải của cái nhà nước độc lập đầu tiên của ông Hồ Chí Minh, mà Chính phủ ban đầu của ông là một chính phủ đa nguyên (Bùi Tín). Nhà nước và Chính phủ này đã nguyện lấy Tuyên bố Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp làm tôn chỉ "Con người sinh ra có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tạo hoá cho họ những quyền không ai xâm phạm được...". Nó chỉ bị những phần tử "thoái hoá" trong đảng cộng sản soán quyền, tước đoạt và làm nó biến chất, bắt đầu từ năm 1955 (Giáo sư Tương Lai), bằng cái chế độ hộ khẩu khốn kiếp đó.

        Nghị định chính phủ ngày 10/05/1997, Về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu quy định:

        "Điều 1. Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ phụ trách việc đăng ký và quản lý hộ khẩu.

        Điều 2. Mọi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền và có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định. Mọi công dân phải đăng ký hộ khẩu ở nơi cư trú gọi là hộ khẩu thường trú. Khi chuyển đến cư trú ở nơi mới phải thực hiện đầy đủ chế độ đăng ký, quản lý hộ khẩu lại theo quy định."

        Ở các tổ dân phố, cứ 10 hộ dân, có một nhân viên an ninh, gọi là công an dân phố được phân công cai quản, tức là giám sát và quản, đi đâu, làm gì, mua gì, bán gì, gặp ai, nói gì, ăn gì, ngủ ở đâu, thậm chí với ai... nhất nhất phải biết. Cấp trên hỏi đột xuất mà không trả lời được thì 10 năm cũng không lên lương, cứ binh nhì suốt.

        Chỉ mới nói sơ sơ về chế độ đăng ký hộ khẩu, đã thấy, người Việt bị đảng cộng sản nhốt vào cũi sắt dưới những con mắt cú vọ ngày đêm của cả triệu công an, sẽ tự do thế nào. Đó là loại tự do xã hội chủ nghĩa. Đó là nhân quyền mà chỉ nhờ sự ưu ái của chế độ, dân Việt mới được hưởng. Thế nhưng, "Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Trần Thế Vượng thì cho rằng, không nên phê phán sổ hộ khẩu bởi bản thân nó vốn không có tội tình gì. Chúng ta không thể bỏ sổ hộ khẩu được, bởi có bỏ thì vẫn phải thay bằng một loại giấy khác, thực tế chỉ là đổi tên thôi”(báo Người lao động). 

        Bây giờ, có thể có đôi chút nới lỏng hình thức, nhưng linh hồn của nó vẫn còn nguyên. Đó là các loại nghị định, thông tư dưới luật quy định các hình thức giám sát các hành vi cá nhân và tổ chức tự phát của dân, nhằm bảo vệ chế độ, trước hết là bảo vệ đảng. Khi xã hội đã phát triển cùng với công nghệ cao, thì việc giám sát dân của ngành an ninh cũng được trang bị công nghệ cao và rất cao. Bây giờ anh đi đâu, anh đang có mặt chỗ nào, đang chát với ai, nhắn tin gì... an ninh đảng biết hết, ghi và thu lại hết, bằng kỹ nghệ siêu hạng nhập từ Trung Quốc và được huấn luyện tại Trung Quốc, bằng kinh phí do đảng cộng sản Trung Quốc đài thọ, trong các chương trình hợp tác an ninh giữa hai đảng.

        Kiểu gì thì cũng không thể để dân tự do giống các nước dân chủ tư bản chủ nghĩa vì chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, "dân chủ hơn vạn lần dân chủ tư bản"(phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan).

        Và chỉ bằng một bài viết trên Blog cá nhân, không chấp nhận quy chụp"suy thoái" và phải "nên xử lý" của vị Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng ngày 25/02/2015, một ngày sau, ngày 26/02/2015, nhà báo trẻ Nguyễn Đức Kiên bị buộc thôi việc và tước thẻ nhà báo "Gia đình & Xã hội". Đó cũng là một kiểu nhân quyền có đuôi xã hội chủ nghĩa. Quyền nói thật thì mất việc! 

        Các loại tin như dưới đây trên báo chí chính thống ngày nào cũng thấy:

        - Công an xã Lê Minh Phát đánh chết nạn nhân Tu Ngọc Thạch là học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh, ngày 30/12/2013.

        - Nguyễn Viết Dũng, thanh niên mặc quân phục VNCH, bị 15 tháng tù vì tội Gây rối trật tự công cộng trong phiên xử sáng 14/12/2015.

        - Phạm Thanh Nghiên bị bắt vào ngày 18/09/2008 khi đang tọa kháng tại nhà trước hai khẩu hiệu về Hoàng Sa và Trường Sa.

        - Bà Lê Thị Châm bị xe ủi cán lên người khi biểu tình phản đối cưỡng chế đất ở Hải Dương.

        - Chiều hôm 25/10/2013, hai nhà hoạt động trợ giúp dân oan người H’Mông là anh Trương Văn Dũng và Lê Thiện Nhân đã bị công an phường Thụy Khuê, quận Ba Đình, Hà Nội, bắt giữ và đánh đập dã man.

        - Ông Sang bị bắt cóc vào ngày 26.03.2014 và bị một số tên côn đồ to, cao đánh đập một cách dã man có sự chứng kiến của người tự xưng là Quang, Đội phó Đội hình sự quận Hà Đông.
        ......

        Không giấy mực nào ghi hết được. Chuyện thường ngày.

        Thế nhưng, ngay trong chế độ này, còn tồn tại một loại nhân quyền khác. Nạn tham nhũng ở thành phố Hồ Chí Minh, cả đảng, cả dân đều biết là trầm trọng nhất nước, nhưng, cả Thanh tra Chính phủ, Ban nội chính trung ương lẫn Công an thành phố đều báo cáo không phát hiện được gì. Một loại bí ẩn? "Lý do là vì CATP (công an thành phố) cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”. Đó là lời thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc công an TP.HCM tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015.

        Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 7/7/2007: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt… thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.

        Đó là một đặc quyền, quyền ngồi trên pháp luật, cũng giành cho con người, nhưng là loại người đảng viên cộng sản, và cũng là loại "nhân quyền XHCN".

        Vì vậy, bây giờ "cứ ra ngõ là chạm mặt tham nhũng". Giờ có cả tham nhũng trong chính sách, tham nhũng trong chính trị chứ không chỉ có tham nhũng trong kinh tế. Tham nhũng giờ không phải là tham nhũng vặt mà là tham nhũng lớn, không chỉ tham nhũng cá biệt mà còn thành cả hệ thống." (GS. Hoàng Chí Bảo, uỷ viên Hội đồng lý luận TW).

        Nhưng Tổng thanh tra chính phủ Hoàng Phong Tranh nói “Trong 3 năm qua, Tham nhũng của chúng ta không tụt, không tăng, nghĩa là có tính ổn định"?!

        *

        Nòng nọc chỉ sống dưới nước, tự cắt đuôi thành ếch sống được cả ở trên cạn. Chim Pingouin sống bằng bắt cá, không bay, cánh cụt dần thành chim cánh cụt. Trong tiến hoá, những gì không thích hợp sẽ dần dần tự biến mất. Con vượn mất đuôi thành con người. Thử hình dung xem, nếu con người vẫn phải mang theo đuôi vượn, thì không biết cái quần vẫn mặc hàng ngày có hình dạng thế nào.

        Đến như thiên tài Einsteins cuối cùng cũng phải chấp nhận cắt bỏ cái đuôi do ông cố tình ghép vào phương trình vũ trụ của thuyết tương đối. Đó là cái đuôi hằng số mang tên ông là hằng số Einsteins. Thiên tài, nhưng không chấp nhận quy luật, vẫn thất bại.

        Nếu Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mất đi cái đuôi XHCN, để trở thành Cộng hoà Việt Nam thì Việt nam sẽ mất đi nỗi đe doạ Công hữu hoá, Kế hoạch hoá tập trung như lưỡi gươm damocles lơ lửng treo trên đầu từng số phận.

        Và con người Việt Nam sẽ giống như mọi con người trên mặt địa cầu, không cùng giống với hai loại dị dạng còn lại, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

        Paris, 22/03/2016