Friday, May 6, 2016

Cá chết, biển chết và trách nhiệm công dân

05/06/2016 - 13:38 
nguyen nhan ca chet hang loat: khong phai do thuy trieu do? hinh 0

Người dân miền Trung, từ nông dân đến ngư dân, tư thương đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc cá chết, biển ô nhiễm hay nói cách khác là biển chết. Giới cầm quyền vẫn khăng khăng xem việc cá chết và kết quả thử nghiệm nước là một thứ bí mật quốc gia, dấm dúi và che đậy. Và hậu quả của thái độ này sẽ còn dẫn đến những kết cục khác trong tương lai, khó mà lường được dân tộc này sẽ trụ được bao lâu, tồn tại được bao lâu nếu như thái độ của nhà cầm quyền vẫn cứ một mực che đậy tội lỗi của họ và của những đối tác độc ác mà họ đã rước về. Điều này đòi hỏi người dân phải lên tiếng, phải thực hiện đầy đủ quyền của một công dân nhằm bảo vệ đất nước.
Bởi lẽ, đất nước này là một cơ thể, mỗi công dân là một tế bào trong cơ thể đó, cơ thể có lành mạnh hay không là nhờ khả năng đề kháng bệnh tật của từng tế bào. Trong tình trạng hiện nay, khối u ác tính mang tên Vong Nô tại Việt Nam đã phình to và bắt đầu phát tác sự chết chóc của nó.
Cụ thể, khố u này chính là thái độ che đậy kẻ ác, tham nhũng, bán nước và thỏa hiệp với kẻ thù mà đảng Cộng sản Việt Nam đã duy trì bằng bạo lực, cưỡng chế, bóc lột, dấm dúi và tẩy não. Tất cả những hành vi của đảng Cộng sản đã đẩy đất nước đến chỗ u tối, họa mất nước và nguy cơ diệt vong đang hiện ra trước mắt. Lẽ ra nhà cầm quyền phải biết hối cải, phải biết nhìn nhận vấn đề để còn kịp thời tu chỉnh mà bảo vệ, giữ gìn những gì còn lại của dân tộc, của đất nước.
Nhưng không, nhà cầm quyền đã không chọn nhân dân, không chọn đất nước mà chọn những đối tác trong khối Cộng sản anh em. Họ đã để mặc những doanh nghiệp Trung Quốc tung hoành, tác oai tác quái trên đất nước Việt Nam và trong một chừng mực nào đó, họ cúi đầu nhận sự chỉ định của các đối tác này. Một người dân Việt Nam cho dù có cố gắng cỡ nào cũng không dễ gì xin nhà nước cho thuê một miếng đất để làm trang trại, trồng rừng, để tìm nguồn sinh sống mặc dù đây là lời thỉnh nguyện chính đáng. Trong khi đó, một người Trung Quốc có thể thuê được những vị trí đắc địa để xây dựng công trình mà phía sau công trình của họ là hàng ngàn mối nguy hiểm rình rập dân tộc, quốc gia.
Ở đây, nếu Việt Nam là một xã hội có tự do, dân chủ và chế độ chính trị đang nắm quyền lãnh đạo Việt nam không phải là một chế độ độc tài, độc đoán, hà khắc và gắt máu thì câu chuyện cá chết có thể đã không xảy ra và nếu có xảy ra thì người ta sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, tìm ra hướng giải quyết chứ không ò e í e giấu sự thật như mèo giấu cứt theo kiểu Cộng sản Việt Nam. Vì sao?
Bởi lẽ, trong một xã hội thật sự có dân chủ thì nhà nước là do dân bầu ra để thực hiện sở nguyện của nhân dân và tìm ra những phương án tối ưu để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền an ninh nhân dân. Và đương nhiên mọi quyết sách của nhà nước, chính phủ phải có sự đồng thuận của nhân dân. Nhưng ở đây lại hoàn toàn ngược lại, một chế độ chính trị cùng với bộ máy nhà nước không phải do dân bầu lên và mọi qui trình bầu bán là một vở kịch dài đã diễn đi diễn lại suốt bốn mươi mốt năm nay tại Việt Nam. Người dân chỉ được quyền bỏ phiếu theo chỉ định và không được tự ứng cử, nếu có ứng cử thì cũng bị đánh rớt bởi các phe nhóm Cộng sản từ Trung ương đến địa phương.
Tính độc tài, độc đoán kéo dài suốt nhiều năm nay đã nhanh chóng nảy sinh những nhóm lợi ích bên trong chế độ. Những nhóm lợi ích phân cấp từ trung ương tới địa phương đã mặc sức tùng xẻo tài nguyên quốc gia, tham nhũng, rút ruột ngân sách quốc gia (thực tế là ngân sách của nhân dân, do nhân dân nộp thuế mà có). Và có một điểm rất đặc biệt là hầu hết các bộ, ngành trong chế độ Cộng sản không thể làm ra một đồng xu nào, họ chỉ có khả năng ăn hại và tàn phá. Đất nước kì cục đến độ xây dựng một con đường chưa xong thì nợ công trên đầu người đã đội lên đến mức nếu cộng tất cả các khoản nợ công vừa tăng trên đầu người lại có thể xây được mười con đường như vậy. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ. Vấn đề quan trọng nhất là hầu hết mọi quyết sách có liên quan đến vận mệnh đất nước đều do một nhóm người không đủ năng lực trong nội bộ trung ương đảng Cộng sản quyết định.
Ví dụ như vấn đề cho người Trung Quốc thuê đất lâu dài ở Tây Nguyên để khai thác bauxite, cho thuê đất bờ biển để xây dựng khu công nghiệp luyện thép Formosa hoặc cho người Trung Quốc thuê các bờ biển để xây dựng thành đặc khu của họ (người Việt không được phép bước vào) và để sản phẩm độc hại của Trung Quốc tràn ngập thị trường… Tất cả những vấn đề này, những nhà khoa học, giới trí thức đã cảnh báo ngay từ trứng nước, thậm chí họ đã có những động thái phản đối cụ thể nhưng nhà nước, chính phủ làm ngơ, vẫn cho người Trung Quốc tác oai tác quái trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài biển thì người Trung Quốc xả súng vào bộ đội Việt Nam, ngang nhiên chiếm đảo và xây dựng hệ thống phòng vệ quân sự trên đó, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ bu lu boa loa phản đối suông, nghe hoài có cảm giác như nghe một thằng khùng đang chửi đổng vì mất gà chứ chẳng có ý nghĩa gì. Trên đất liền thì người Trung Quốc nghênh ngang như một ông chủ và sẵn sàng chà đạp người Việt nếu có cơ hội, từ việc đánh đập công nhân cho đến ép giờ lao động, tạo ra những đường dây cho vay nóng và đòi nợ thuê mà thanh niên Việt trở thành nạn nhân, tự mang thân ra để làm bị thịt chịu trận mà đòi nợ, đâm chém, bán ma túy cho các ông chủ Trung Quốc.
Rừng Việt Nam bị cho thuê và bị tàn phá đến độ cả một dãy Trường Sơn rộng lớn, dài hơn nửa chiều dài đất nước trở thành một dãy đồi trọc, gỗ này xuất đi đâu nếu không phải là bán sang Trung Quốc. Và người dân có dám khai thác như vậy không? Ngay cả kiểm lâm và lâm tặc có bắt tay nhau để trộm rừng thì có dám khai thác đến độ rừng già thành đồi trọc như vậy không nếu không có cấp trên, chính quyền trung ương bật đèn xanh cho họ?
Và hiện tại, khi bờ biển Việt Nam đang trở thành cái hố nước độc khiến cho tôm cá, hải sản chết hàng loạt, người dân mất chỗ làm ăn, nguy cơ đói kém và chết chóc hiện ra trước mắt, kẻ gây nên tội lỗi thì ngông nghênh, dám nói “Hoặc là nhà máy thép, hoặc là tôm cá chứ không thể có cả hai…” làm cho người dân tức giận, phản ứng dữ dội nhưng nhà cầm quyền, đảng Cộng sản vẫn bình chân như vại, như không hề có chuyện gì xảy ra. Và vở kịch muôn năm lại mở màng, chở gạo về cứu tế để xoa dịu căng thẳng.
Trong khi đó, ở một đất nước tốt đẹp, có tự do, nhà nước phải là cơ quan mang đến cho người dân sự công bằng, công việc ổn định và môi trường làm ăn trong lành. Tất cả những thứ đó, người dân Việt Nam dù sao cũng đang có trong tay nhưng chính sách lược của nhà nước Cộng sản đã nhanh chóng bẻ gãy cần câu cơm của hầu hết người nông dân, ngư dân để rồi biến họ thành những người đói khổ, ngửa tay xin cứu trợ từ nhà nước. Xét cho cùng, đây là trình tự khốn nạn của một hệ thống lãnh đạo khốn nạn bởi họ chứa toàn những tư duy không những khốn nạn mà còn quá lựu đạn!
Sắp tới màu bầu cử hội đồng các cấp và quốc hội. Rồisẽ có một vở kịch diễn ra trên toàn đất nước, những vùng nhân dân đang bất bình, đang biểu tình sẽ hiếm có người nào chấp nhận bầu lên những kẻ khốn nạn đại diện cho dân để rồi dân tiếp tục chết như cá đã chết. Thế nhưng để rồi xem, tại những vùng này, kết quả bầu cửu sẽ đạt 100% số phiếu hợp lệ và luận điệu “… nhân dân tin tưởng, bầu những đại diện ưu tú để thay mặt nhân dân nói lên tiếng nói của nhân dân…”. Tất cả những luận điệu láo khoét đó người ta đã nghe mấy chục năm nay và còn sẽ nghe nữa.
Nhưng có một sự thật, cho đến thời điểm bây giờ, ngoại trừ một thành phần nhỏ những người dân không có hiểu biết, dễ bị lừa sẽ đi bầu theo chỉ định và chỉ đạo của các ủy ban bầu cử. Nhân dân thực sự hiểu biết đã nhìn quá rõ vấn đề, đã quá ngán ngấm với bản chất lừa đảo của các ông Cộng sản, sẽ chẳng có ma nào bầu cho các ông đâu. Nếu lúc đó các ông nói rằng có 100% số phiếu hợp lệ thì chắc chắn một điều, đó là phiếu của những con ma bầu cho các ông, bởi chỉ có ma mới tin các ông được, gần các ông được.
Còn con người, trước tiên người ta phải nghĩ sự tử tế và tìm hướng để đi đến với sự tử tế. Mà đã là người tử tế, họ sẽ không bao giờ chấp nhận bóng ma Cộng sản lởn vởn trên đất vườn nhà họ. Bởi các ông là một loại mà tham lam, ăn từ vàng đến đất, thứ gì ăn được các ông sẽ nuốt trộng thậm chí xác thối các ông cũng ăn. Thì hàng triệu xác cá phơi mình trên biển, các ông giấu nhẹm thông tin để được bổng lộc, để được chuyện của các ông thì suy cho cùng, đó là các ông đang ăn xác thối của cá!
Và đây là điều đáng sợ nhất đối với nhân dận Việt Nam. Chỉ có một cách duy nhất, đó là người dân phải cất cao tiếng nói của một công dân, chắc chắn rằng hơn chín mươi triệu tiếng nói trong nhân dân sẽ làm thay đổi số phận, sẽ giúp cho dân tộc này thoát khỏi tai ương. Nếu chúng ta còn làm thinh, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ chịu cảnh ăn xác thối thừa mứa do người Cộng sản vứt ra. Và đó là điều khó tránh, bởi chúng ta đã chịu ngậm miệng vì miếng ăn!

Nhân việc Tổng kiểm tra Formosa: Câu chuyện kiểm tra và thanh tra

Nguyenhuuvinh— 05/06/2016 - 19:58
Câu chuyện thứ nhất: Rượu lậu
Thuở trước, những năm 60 đến 80 của thế kỷ 20. Đất nước Việt Nam của chúng tôi sống và đối mặt thường trực với một chữ to tướng: Đói - đặc trưng của nền kinh tế tập trung dưới sự lãnh đạo tuyệt đối sáng suốt" của băng đảng, giống như Triều Tiên XHCN bây giờ.
Nhà tôi, bố tốt nghiệp Đại học, là kỹ sư những năm 60, thuộc loại hiếm và quý. Thế nhưng, mẹ làm nông nghiệp, tất cả con cái phải theo mẹ, nghĩa là không được bất cứ một chế độ tem phiếu, lương thực, thực phẩm nào của nhà nước. Trong khi, một công nhân dọn vệ sinh có 7 người con, mỗi tháng có tiêu chuẩn lương thực và thực phẩm của nhà nước thì cái đói không đe dọa hàng ngày. Nghĩa là tổng thu nhập của một cô dọn vệ sinh, bằng khoảng bốn lần của một kỹ sư giỏi, là cán bộ chủ chốt của một công ty nhà nước.
Hồi đó, làng tôi nổi tiếng là làng "nấu rượu lậu", cả làng nấu, cả xóm nấu rượu và nuôi lợn.
 Mà nấu rượu, làm bánh... đều bị cấm vì "vi phạm chính sách lương thực của đảng''.
Vi phạm thì sẽ bị bắt và thậm chí ra tòa.
Tôi còn nhớ năm 1971, khi đó tôi 9 tuổi đã được dự một phiên tòa xử người nấu rượu lậu, xử vào buổi tối, xử lưu động làm gương ngay tại hội trường của Hợp tác xã. Hồi học lớp 8, đến nhà thằng bạn, (sau này nó làm đến chủ tịch xã) tôi cũng đã chứng kiến công an Huyện ập vào bắt nhà nó nấu rượu lậu - dù bố nó có một thời cũng đảm đương chức chủ tịch xã tôi, nhưng khi đó đã thôi chức. Khi công an ập vào, nó bê luôn cả mấy vò rượu đang ngâm và cả nồi rượu đang trên bếp ném xuống ao mùng sau nhà. 
Kể vậy, để biết việc nấu rượu là một trọng tội.
Vì ở nhà con cái nheo nhóc và đói lả. Mẹ tôi buộc phải làm thêm nghề nấu rượu và nuôi lợn để bảo đảm cho con cái học hành.
Thế nhưng, được một điều là không bao giờ mẹ tôi bị bắt vì tội nấu rượu. Dù rượu nhà tôi nấu nổi tiếng khắp nơi là ngon và tốt.
Lý do thì đơn giản.
Ở xóm tôi, hồi đó có một bác làm công an. Ông vừa làm công an, vừa phụ trách việc thu mua thực phẩm cho xã. Chính sách lúc bấy giờ là không được tự ý mổ thịt lợn nhà mình, dù do mình nuôi, mà tất cả đều phải cân cho nhà nước. Ai vi phạm, sẽ bị bắt vì tội "thịt lợn lậu".
Nhà ai nuôi được con lợn lớn bé, ông đều biết, đến khi cần, ông huy động tất cả về cân cho nhà nước. Giá cả do nhà nước quy định, đại khái là ở ngoài 10 đồng, thì nhà nước sẽ trả 3 đồng. Với chính sách như vậy nên cả làng ít nuôi lợn hoặc nuôi chẳng hứng thú gì. Nhà tôi mẹ tôi  nấu rượu và nuôi được cả chuồng lợn rất đông.
Mỗi khi xã cần lợn để thịt liên hoan, họp đảng, họp ủy ban... không biết kiếm đâu lợn phục vụ, ông lại chạy đến chuồng lợn của mẹ tôi và "vay" một con. Nhờ vậy, ông hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc và được xã cử làm chân ấy nhiều năm liền.
Vì có nhiều mối liên hệ nên ông rất hiểu hoàn cảnh nhà tôi và cảm thông cho cả gia đình một mình mẹ tôi gánh vác không nổi. Ông đặc biệt thích cả nhà con cái đều được đi học dù vất vả.
Do vậy, ông bảo mẹ tôi: Mợ cứ nấu rượu, nuôi lợn mà nuôi mấy cháu cho nó học hành không thì chết đói mất chúng nó. Tôi tiếc là đứa nào cũng thông minh ngoan ngoãn mà không được học thì phí lắm.
Mẹ tôi bảo: "Cậu ạ, biết vậy nhưng nhiều khi cũng sợ, công an nó về suốt ngày và rình rập ruốt. Nhỡ nó bắt thì ảnh hưởng đến nhà em và các cháu".
Ông bảo ngay: "Không sao, mợ cứ nấu, mỗi lần khi nó về bắt đều phải qua tôi và tôi sẽ báo cho biết trước  mà cất đi".
Thế là mỗi lần công an về xóm, định bắt rượu là ông lập tức cho cậu út tên Hiếu chạy cửa sau báo ngay: Mợ ơi, bọn công an nó về bắt rượu, thầy bảo mợ cất ngay nhé, chiều nó đến.
Thế là vừa đủ thời gian để phi tang tội ác nấu rượu lậu.
Và mẹ tôi không bao giờ bị bắt và rượu vẫn nấu, lợn vẫn nuôi đều đều sau khi đoàn công an bắt rượu đi về huyện.
Cũng cần nói thêm: Hồi đó, công an là một từ chỉ nghe thôi đã là ác mộng với người dân quê tôi. Ông làm công an, nhiều khi ai gặp cũng sợ. Cha xứ quê tôi mà thấy ông là khiếp, cha đã có thời  gian đi tù tận 11 năm không án, nên cứ thấy công an là sợ.
Thế nhưng, sau này ông về già, ông thấy những việc làm của mình thời trẻ cho cộng sản là có vấn đề và ông trở thành một người đạo đức chăm chỉ lễ lạt, nhà thờ. Cuối đời, ông làm ông bõ chuyên chăm chỉ giữ nhà thờ và quét dọn cho đến khi ông lìa đời.
Con mẹ tôi, mỗi lần nhớ đến những ngày đó, đều nhớ đến công ơn của ông đã giúp gia đình tôi vượt qua một giai đoạn gian nan. Bà vẫn thường cầu nguyện và xin tràng hạt cho ông mỗi khi có dịp.
Câu chuyện thứ hai: Bắt quả tang vợ ngoại tình
Câu chuyện này, tôi không trực tiếp, chỉ được nghe kể lại khi về công tác tại Viện thiết kế Bộ giao thông.
Một ông cán bộ có bà vợ có tính thích vui vẻ. Mỗi lần ông đi làm, bà vợ lại rủ ông bạn đến giao lưu tại nhà. Ông chồng biết vậy, nhưng ông lại hay "nể vợ" nên không thể làm gì, mỗi lần nói đến việc đó, bà vợ lại át đi kiểu như: "Chọn đi, môi trường cá tôm hoặc nhà máy".
Một hôm, ông đến cơ quan, nhờ thêm vài ông bạn và quyết định giữa giờ, về nhà bắt quả tang vợ ngoại tình để làm cho ra ngô, ra khoai.
Cả đám mấy người về nhà thì quả nhiên bắt được bà vợ và ông bạn đang giao lưu. Khi bị bắt tại trận, bà vợ chỉ nói một câu: Thôi, được rồi, chờ chút mặc quần áo tử tế rồi nói chuyện, chẳng lẽ anh để bạn anh thấy tôi thế này à?
Ông chồng thấy vợ nói vậy, nghĩ cũng phải và "nể" nên đồng ý cho cả hai mặc quần áo vào để xử lý.
Mặc quần áo xong, bà vợ ráo hoảnh: "Chẳng mấy khi các bác đến nhà em chơi, ở đây trưa ăn cơm với nhà em nhé". Ông chồng gầm lên: Đồ trơ tráo, bắt tại chỗ ngoại tình mà còn nhơn nhơn vậy à?
Bà vợ thủng thẳng đáp lại: Bắt cái gì? Chứng cớ đâu? Khách đến nhà thì mời ở lại ăn cơm tử tế còn nói gì?
Chẳng là hồi đó làm gì có điện thoại chụp ảnh hoặc quay phim, nên cứ mặc quần áo xong là xong. Thế là ông chồng đành ngậm ngùi vì đuối lý.
Kể từ đó, mỗi lần đi về, biết bà vợ ngoại tình, thì ông chồng vẫn cứ hát khe khẽ: Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao...
Câu chuyện thứ ba: Thanh tra Formosa
Kể hai câu chuyện trên nhân dịp nhà nước vừa triển khai Tổng kiểm tra Formosa.
Formosa là một công ty nước ngoài, chiếm một khu đất cả hàng ngàn ha, biệt lập với xung quanh bằng hào sâu trong ngoài và tường cao. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. 
Formosa được ưu tiên, ưu đãi đến mức không thể ngờ và chính vì vậy đã gây nghi ngờ trong công luận, trong người dân. Giá cả thuê rẻ hơn cho không, lý do là thuê 3.300 ha đất 70 năm, chỉ phải trả 96 tỷ đồng VN. Trong khi đó, để giải tỏa được khu vực đó, VN phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng. Một kiểu kinh doanh mà nói theo ngôn ngữ dân gian là kinh doanh kiểu cave: "Lấy lỗ làm lãi".
Thậm chí, thanh tra còn vạch ra rằng: Hà Tĩnh đã vượt thẩm quyền, cho thuê đất đến 70 năm là trái luật. Nhưng thủ tướng đã đỡ đòn ngay cho tỉnh.
Formosa nhập về 400 tấn chất độc hóa học để súc rửa đường ống và đã làm từ mấy tháng qua. Đường ống xả đặt ngầm dưới biển và xả ra biển.
Cá chết hàng loạt, môi trường bị hủy hoại, thảm họa xảy ra.
Nhà nước loanh quanh thanh minh cho rằng Formosa không dính dáng đến tội ác này.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khi được phản ánh về đường ống xả ngầm ra biển đã nói ngay: Được phép. Khi được hỏi về nhiễm độc kim loại nặng trong nước biển, ông trả lời: Tổn hại cho đất nước.
Một ông vụ phó còn nói thẳng: Chúng tôi không thể vào Formosa vì "có yếu tố nước ngoài". Câu nói thật lòng về khu "tô giới Formosa" này đã gây bão với câu hỏi: Liệu VN còn chủ quyền với khu Formosa Vũng Áng nữa khoog?
Công luận và dư luận lên tiếng, không cãi được, bộ TN- MT đổ lỗi cho Thủy triều đỏ, bị phản ứng dữ dội bởi chính các nhà khoa học.
Còn người dân, thì nói theo cách của Nam Cao "Nói chó cũng không ngửi được".
Thế là sau vài tháng đánh động, nhà nước tổ chức thanh tra, kiểm tra Formosa.
Chưa rõ kết quả thanh tra sẽ đến đâu, khách quan chủ quan thế nào, ngay ngày đầu tiên đã xác nhận: Formosa đã dùng 51 tấn hóa chất. Còn Bộ Công thương thì khẳng định: Cả năm 2015 và tính đến thời điểm này, Formosa đã nhập khẩu gần 384 tấn hóa chất.
Người dân, họ có quyền nghi ngờ và đặt câu hỏi:
- Tại sao ngay khi bắt quả tang xả thải, nhà nước không kịp thời thanh tra, kiểm tra ngay mà chờ cho đến khi rượu đã cất, quần đã kéo lên?
- Tại sao khi Formosa nhập cả gần 400 tấn hóa chất, tự ý sử dụng và xả ra biển mà nhà quản lý không nắm được họ đã sử dụng ra sao và xả ra cái gì? Cho đến nay, chưa có một ai chịu trách nhiệm về việc này?
- Tại sao Thanh tra Chính phủ đã kết luận về những sai phạm của Formosa nhưng đến nay vẫn cứ bình chân như vại?
- Liệu cuộc Thanh tra, kiểm tra này lại có rơi vào vòng luẩn quẩn mà người dân đã đúc kết:
Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì
Hễ có phong bì thì lại Thankyou?
Chẳng ai cấm được người dân nghi ngờ, khi mà lòng tin vào chế độ, vào quan chức và các tổ chức nhà nước đã bị tiêu hủy như chính sự hủy hoại môi trường Miền Trung hiện nay.
Hà Nội, ngày 6/5/2016
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Trung Quốc cảnh cáo Nhật đừng ‘hoang tưởng’

NHẬT BẢN - Mức độ nóng giận của Trung Quốc đối với Nhật tiếp tục gia tăng khi Nhật phớt lờ các cảnh báo của Trung Quốc, hỗ trợ các quốc gia ASEAN tích cực và mạnh mẽ hơn.

Một trong sáu tàu cũ mà Nhật viện trợ để lực lượng kiểm ngư của Việt Nam sử dụng. 
Nhật sẽ cho Việt Nam vay để mua 20 tuần duyên hạm mới dành cho hải cảnh. (Hình: Đất Việt) 

Bởi Nhật liên tục khẳng định sẽ thực hiện tất cả các giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Đông, chỉ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền bằng các biện pháp ôn hòa theo đúng luật pháp quốc tế, đồng thời luôn tỏ ra rất rộng rãi trong việc hỗ trợ các thành viên ASEAN, nên quan hệ giữa Nhật với nhiều quốc gia Đông Nam Á càng ngày càng chặt chẽ. Vào lúc này, ông Fumio Kishida, ngoại trưởng Nhật đã và đang thăm nhiều quốc gia Đông Nam Á và sự tin cậy mà nhiều quốc gia Đông Nam Á dành cho Nhật có thể là nguyên do chính khiến Trung Quốc phẫn nộ.

Tại Lào, khi hội đàm với ông Thongloun Sisoulith, thủ tướng Lào, ngoại trưởng Nhật thẳng thắn bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Lào - quốc gia đang đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN để giảm mức độ căng thẳng tại Biển Đông. Tuy chủ tịch nhà nước Lào vừa ký một hiệp định với Trung Quốc, tái khẳng định sẽ gia tăng sự hợp tác với Trung Quốc “nhằm duy trì hòa bình và sự ổn định cả trong khu vực lẫn trên thế giới” nhưng thủ tướng Lào đã hứa với ngoại trưởng Nhật là sẽ cố gắng hành xử công bằng, thiện chí trong vấn đề Biển Đông vì Lào là bạn của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.

Ở Việt Nam, trong cuộc hội đàm mới nhất với ngoại trưởng Nhật, ngoại trưởng Việt Nam tiếp tục đề nghị Nhật cung cấp các tuần duyên hạm để năng cao năng lực phòng vệ bờ biển. Nhật nhìn nhận rõ ràng Việt Nam cần những tuần duyên hạm mới và khẳng định Nhật sẽ đáp ứng sau khi cân nhắc về ngân quỹ, số lượng, thời điểm, cũng như cách thức chuyển giao. Ngoài chuyện tiếp tục giúp Việt Nam gia tăng tăng khả năng tự vệ và thực thi luật pháp trên biển, ngoại trưởng Nhật cũng đã ký một thỏa thuận, hứa cho Việt Nam vay $200 triệu với lãi suất ưu đãi để giúp Việt Nam cải tạo hệ thống nước thải ở Sài Gòn.

Nhật cũng vừa mới công bố kế hoạch viện trợ $6.8 triệu trong ba năm để củng cố và phát triển cả hạ tầng lẫn nguồn nhân lực cho khu vực hạ lưu sông Mekong mà phía thụ hưởng là bốn quốc gia: Lào, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam, sau khi đã lập ra một quỹ hỗ trợ ASEAN trị giá $100 triệu.

Có thể vì các kế hoạch hỗ trợ phòng vệ dành cho Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia,... và chương trình viện trợ phát triển ASEAN của Nhật đang góp phần làm suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á nên Trung Quốc nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

Ông Hồng Lỗi, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, vừa cảnh cáo Nhật nên ngưng ngay sự hiện diện tại Biển Đông vì Nhật không có bất kỳ mối liên quan nào đến vùng biển này. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhận định, Nhật đang “hoang tưởng về vai trò của mình đối với Biển Đông.” Giống như những lần chỉ trích trước, ông Hồng Lỗi lại lôi “quá khứ xấu xa” của Nhật là “chiếm đóng bất hợp pháp các đảo và bãi đá ở Biển Đông hồi Đệ Nhị Thế Chiến” ra cảnh báo các thành viên ASEAN là Nhật đang “che đậy tham vọng đối với Biển Đông.”

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc công khai “khuyên” Nhật rằng đừng dính vào Biển Đông nữa. (G.Đ)

05-06-2016 1:44:26 PM 

Biển Đông : Trung Quốc sẽ siết chặt lệnh cấm đánh cá

Trọng Thành  
Theo RFI-06-05-2016 14:44 
media
Căng thẳng tại Biển Đông, với việc các tàu Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam. REUTERS 
Trung Quốc chuẩn bị bước vào mùa cấm đánh cá thường niên tại Biển Đông, do Bắc Kinh đơn phương áp đặt, vốn thường xuyên bị Việt Nam bác bỏ. Ngày 05/05/2016, người đứng đầu ngành ngư nghiệp Trung Quốc tuyên bố năm nay lệnh cấm đánh cá sẽ được thực thi một cách nghiêm ngặt hơn, kể cả với các tàu thuyền nước ngoài.
Theo Tân Hoa Xã, trả lời báo chí, ông Dư Hân Vinh (Yu Xinrong), một thứ trưởng phụ trách nghề cá của bộ Nông Nghiệp Trung Quốc, thông báo việc thực thi lệnh cấm đánh bắt sẽ do lực lượng tuần duyên và cơ quan ngư nghiệp phụ trách. Thứ trưởng Nông Nghiệp Trung Quốc cũng cho biết chính quyền có chủ trương tái định hướng nghề cá, theo hướng giảm sản lượng, giảm số tàu đánh bắt, khuyến khích ngư dân chuyển nghề để bảo vệ nguồn hải sản.
Theo quan chức Trung Quốc nói trên, chính quyền đã tiến hành bốn chiến dịch truy bắt các tàu cá hành nghề bất hợp pháp và các phương tiện khai thác bất hợp pháp, với kết quả là 16.000 tàu không có giấy phép bị cấm hành nghề và 600.000 lưới đánh cá không hợp lệ (với mắt lưới quá nhỏ) bị thu giữ.
Lệnh cấm đánh bắt hải sản do Trung Quốc đơn phương ban hành có hiệu lực từ ngày 16/05 đến ngày 01/08 hàng năm, tại gần như toàn bộ vùng Biển Đông, trải dài tới vĩ tuyến 12, sát với Indonesia, nhưng không bao gồm phần lớn quần đảo Natuna của Indonesia. Theo chính quyền Trung Quốc, việc cấm khai thác vào mùa này là để tạo điều kiện cho nguồn cá phục hồi. Biển Đông, vốn được coi là một trong các khu vực có trữ lượng cá hàng đầu thế giới, được đánh giá bị khai thác quá mức.
Theo một nghiên cứu chính thức được Tân Hoa Xã công bố, hàng năm có khoảng từ 8 đến 9 triệu tấn hải sản đánh bắt được tại khu vực này. Báo chí Việt Nam cũng đưa ra con số 10 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 12% lượng cá toàn cầu. Tuy nhiên, lượng cá khai thác thực có thể cao hơn khá nhiều.
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng, can thiệp đơn phương của Trung Quốc nhắm vào các tàu nước ngoài rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục bị cáo buộc hủy hoại môi trường Biển Đông, đặc biệt với việc phá hoại san hô khi bồi đắp, mở rộng nhiều đảo nhân tạo tại Trường Sa, và khai thác hải sản bừa bãi tại các vùng có san hô, nơi trú ẩn và sinh trưởng của nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, nguồn thực phẩm quan trọng của các cư dân ven bờ Biển Đông.
Các quốc gia ven Biển Đông, trước hết là Việt Nam và Philippines, cũng liên tục phải đối mặt với nạn tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế. Tàu cá Trung Quốc còn gây lo ngại cho cả Indonesia và Malaysia. Cá Biển Đông ngày càng cạn kiệt, ngư dân Trung Quốc chuyển sang đánh bắt ồ ạt tại nhiều nơi khác, đặc biệt là ở ngoài khơi miền tây châu Phi. Đầu năm nay, 24 quốc gia châu Phi ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc ngừng khai thác bất hợp pháp tại vùng biển này. Theo một nghiên cứu, hàng năm ước tính Trung Quốc đánh bắt hơn 2 triệu tấn cá tại Tây Phi.

Bộ Công Thương: Formosa nhập khẩu gần 400 tấn hóa chất ‘đúng phép’

Theo Đại Kỷ Nguyên-06-05-2016
Trạm xử lý nước thải công nghiệp của Formosa Hà Tĩnh. (Ảnh: laodong.com.vn)
Trạm xử lý nước thải công nghiệp của Formosa Hà Tĩnh. (Ảnh: laodong.com.vn)

Theo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương, tính cả năm 2015 và từ đầu năm 2016 đến nay, Formosa nhập khẩu gần 400 tấn hóa chất, ‘tất cả đều được đăng ký và chấp thuận sử dụng’.
Chiều ngày 5/5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, riêng Bộ Công Thương đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra kể từ khi sự cố cá chết hàng loạt tại vùng biển miền Trung từ ngày 4/4 được báo chí phản ánh, theo truyền thông trong nước đưa tin.
Đoàn thứ nhất kiểm tra vận hành của Formosa có đúng theo các quy trình quy định trong lĩnh vực mà Bộ Công Thương phụ trách hay không, ví dụ về an toàn lao động, về các thiết bị xử lý,… Đoàn thứ hai kiểm tra việc sử dụng hóa chất khi Formosa nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo kết quả ghi nhận, cả năm 2015 và tính cho đến thời điểm này, Formosa đã nhập 384 tấn hóa chất, trong đó có 103 loại hóa chất. Việc này có đăng ký và được chấp thuận nhập khẩu, sử dụng. Chỉ riêng từ đầu năm 2016, công ty được chấp thuận nhập khẩu 224 tấn với 43 loại hóa chất.
Theo căn cứ khai báo từ đầu về mục đích sử dụng của Formosa, các hóa chất này là để làm sạch bề mặt kim loại, hóa chất để khử chuẩn, chất keo tụ xử lý nước, ổn định độ pH…
formosa nhap khau gan 400 tan hoa chat
Đường ống xả thải ngầm khổng lồ dưới biển Vũng Áng của Formosa. (Ảnh: Youtube VTC14)
Từ đầu năm 2016, Formosa đã sử dụng 51 tấn hóa chất và hiện nay tồn trong kho 248 tấn. Đây là những hóa chất đã được phép nhập khẩu và sử dụng theo các đăng ký, quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc Bộ Công Thương có tính toán được hàm lượng, số lượng hóa chất Formosa sử dụng và thải ra môi trường có mức độ an toàn như thế nào và lượng hóa chất mỗi năm công ty này được phép sử dụng, thải ra môi trường có tác động như thế nào đối với vùng biển Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, trong ngành y tế, nước ta cũng phải nhập những thuốc rất độc về phục vụ chữa bệnh, bản thân nước ta cũng đã xuất khẩu nọc độc rắn. Việc Formosa có tuân thủ đúng quy định về bảo đảm môi trường hay không và xử lý việc đó như thế nào thì Bộ TN&MT sẽ có kết quả kiểm tra.
Trước đó, tại buổi họp báo Formosa xin lỗi sau phát ngôn ‘gây sốc’ của ông Chu Xuân Phàm – Trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội vào chiều ngày 26/4, lãnh đạo công ty Formosa cho biết, công ty có nhập một ít ‘axit’ về rửa đường ống nhà máy, nhưng không phải là dùng cho việc súc xả đường ống xả thải mà chỉ dùng ‘áp suất không khí và nước’ để súc xả đường ống xả thải.
Theo nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, Tổng cục Môi trường xác định Formosa có vi phạm khi thực hiện việc súc xả đường ống ngầm có chức năng dẫn nguồn chất thải đã qua xử lý ra biển, nhưng không thông báo cho địa phương.
Danh sách 45 loại hóa chất mà Formosa nhập để súc rửa đường ống được gửi đến một số nhà khoa học để tham khảo. GS.TS Lê Huy Bá (chuyên gia độc học môi trường) cho biết, nhận định ban đầu của ông về danh sách các loại hóa chất được sử dụng tại Formosa gồm nhiều chất độc và cực độc; trong đó có các chất chống gỉ, chất làm sạch bề mặt kim loại, chất tẩy,…
Hòa An tổng hợp

Canada: Cháy rừng thảm họa lan ra phía nam

Theo Đại Kỷ Nguyên-06-05-2016
Cháy rừng tại thành phố Fort McMurray miền bắc Canada khiến gần 100.000 người sơ tán (Ảnh: CP)
Cháy rừng tại thành phố Fort McMurray miền bắc Canada khiến gần 100.000 người sơ tán (Ảnh: CP)

Thảm họa cháy rừng ở miền bắc Canada khiến toàn bộ dân cư một thành phố phải di tản hiện tiếp tục lan xuống phía nam.
Theo BBC, đám cháy giờ đã lan ra 85.000 hecta rừng, hay 850 km vuông, khiến nhiều người tiếp tục phải sơ tán. Hôm thứ Tư (4/5), gần 100.000 dân cư của Fort McMurray đã phải vội vã rời bỏ nhà cửa vì ngọn lửa lan rộng mất kiểm soát.
Cháy rừng bắt đầu vào hôm Chủ nhật ở khu vực cát ngậm dầu, nhưng hiện đã lớn gấp 5 lần đám cháy ban đầu. Nhiều cơ sở khai thác dầu đã phải ngừng hoạt động.
Ảnh: CP
Ảnh: CP
Theo Reuters, ngọn lửa đã làm bốc hơi gần 1/3 sản lượng dầu theo ngày của cả Canada. Tổng cộng ít nhất 64.000 thùng dầu thô đã bị lửa thiêu hủy. Khoảng 1.600 tòa nhà bị phá hủy. Hãng tin CBC báo cáo rằng đám cháy đã lan tới gần sân bay của tỉnh vào hôm thứ Năm, một số cơ sở bị ảnh hưởng, toàn bộ chuyến bay đã bị hủy.
Thủ hiến tỉnh Alberta Rachel Notley nói rằng đám cháy đang gia tăng quy mô do có gió lớn nhưng vẫn “trong tầm kiểm soát”.
Máy bay được điều động để chữa cháy (Ảnh: CP)
Máy bay được điều động để chữa cháy (Ảnh: CP)
Ảnh: CP
Giới chức Canada cho biết hôm thứ Năm: 8.000 người di tản hiện đang cắm trại ở phía bắc Fort McMurray được lệnh di chuyển tới khu nội thành phía nam.
Tuy nhiên, một viên chức ở Cơ quan đối phó khẩn cấp Alberta nói rằng đây là một vụ cháy nghiêm trọng và có thể cần có mưa mới dập tắt được. Thời tiết được dự báo sẽ sớm có mưa và nhiệt độ hạ thấp hơn mang đến hy vọng nỗ lực kiểm soát ngọn lửa đang lan rộng sẽ dễ dàng hơn.
Trung tâm hành động khẩn cấp đã phải di dời 300km về phía nam và lệnh di tản mở rộng khi ngọn lửa vượt ra khỏi diện tích thành phố Fort McMurray. Vẫn chưa có tin báo về thương vong do bỏng cháy, tuy nhiên ít nhất một vụ va chạm giao thông trên tuyến đường di tản đã xảy ra.
Ảnh: CP
Một trung tâm di tản khẩn cấp (Ảnh: CP)
 Trần Minh tổng hợp

Vô tư đưa chất độc vào người: Đưa chất gây ung thư lên bàn ăn

NGUYÊN NGA  21:58 06/05/2016 
Sau hàng loạt vụ măng tươi, dưa cải muối nhuộm vàng ô (Auramine O) bị cơ quan chức năng các tỉnh miền Trung, TP.HCM phát hiện và thu giữ hàng chục tấn sản phẩm trong tháng qua, các cửa hàng bán hóa chất khu vực quanh chợ Kim Biên tỏ ra thận trọng hẳn khi nghe khách hỏi mua vàng ô.

Vô tư đưa chất độc vào người: Đưa chất gây ung thư lên bàn ăn
Không khó để tìm mua hóa chất vàng ô ở các cửa hàng hóa chất công nghiệp. Ảnh: Đ.N.T.
“Không có bán đâu. Hàng đó (vàng ô - PV) mấy hôm nay báo chí làm dữ quá, không ai bán nữa đâu”, người bán hàng tại cửa hàng bán hóa chất công nghiệp nằm gần cuối đường Phan Văn Khỏe (Q.5, TP.HCM) lắc đầu cho biết. Mấy cửa hàng liên tiếp trên con đường đó cũng bảo không bán hóa chất vàng ô. 
Nhuộm vàng gà, măng, dưa chua...
Trước vấn nạn vàng ô, tại TP.HCM, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM đã xây dựng thành công quy trình phân tích nhanh vàng ô bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ 2 lần. Đây là phương pháp cho độ chính xác cao, thường được các tổ chức quốc tế áp dụng để phân tích phát hiện các chất độc hại thuộc nhóm A (nhóm hóa chất bị cấm trong thực phẩm). Từ đó, sẽ phát hiện ra hàm lượng chất vàng ô bao nhiêu, kết quả có được chỉ trong vòng từ 2 - 5 ngày. Theo đại diện của CASE, đây là “công cụ” quan trọng hỗ trợ các nhà quản lý phát hiện chính xác thực phẩm bẩn trong thời gian nhanh nhất. 
Sang chợ Bình Tây (Q.6, TP.HCM), tại cửa hàng gia vị Th.Th, khi nghe chúng tôi hỏi mua vàng ô, cô bé bán hàng khoảng 15 tuổi nhanh nhảu báo giá 30.000 đồng/100 gr nhưng bà chủ ngồi sau quầy sau một cái liếc rất nhanh về phía chúng tôi lắc đầu bảo không biết. “Lần đầu tiên nghe tên này, tôi không biết, không bán hàng đó”, bà này nói. Không những thế, người bán hàng còn cho cô bé chạy sang các quầy bên cạnh báo động. Từ đó, tại sạp hàng nào khi được hỏi mua vàng ô người bán đều lắc đầu thoái thác.
Hai ngày sau, quay lại chợ này, ghé vào một trong những cửa hàng tuyên bố “không biết chất vàng ô là gì” trước đó, người bán hỏi đi hỏi lại rất kỹ chúng tôi mua để làm gì. Sau khi nói rõ tên người quen giới thiệu chuyên mua hàng tại đây, bà chủ gọi người phụ bán đi sang con hẻm bên kia đường, mang về một bịch vài lạng vàng ô cho chúng tôi, báo giá 30.000 đồng/100 gr. “Trước chỉ 20.000 đồng/100 gr, nay khan hiếm và bị “tố” dữ quá, hàng về ít, nên giá hơi cao. Nếu sau này quen và có nhu cầu mua nhiều, sẽ bớt giá cho chị”, người này nói.
Sáng 5/5, chúng tôi đến chợ Tân Bình. Bên hông chợ, nằm lọt thỏm giữa những cửa hàng bán vải, có một cửa hàng chuyên bán hóa chất cho ngành dệt nhuộm.
Ở đây, chẳng ai thắc mắc bạn mua vàng ô để làm gì. "220.000 đồng/kg", người bán hàng tên Thành ra giá và tỏ ra không mấy mặn mà khi khách hỏi chỉ để mua 100 gr. “Mua để ngâm măng mới ít vậy chứ nhuộm vải mua 1 lạng thì nhuộm được mấy mét?”, ông Thành hỏi.
Rồi cũng tỏ ra am hiểu trong lĩnh vực thực phẩm, ông hướng dẫn: “Nhuộm một tạ măng, chỉ cần vài ba muỗng vàng ô là vàng đẹp rồi. Đừng bỏ nhiều măng có màu vàng cháy dễ phát hiện”. Hỏi ông không sợ hàng này cấm dùng cho thực phẩm à? Ông cười: “Tôi chuyên bán hóa chất công nghiệp, người mua sử dụng làm gì sao tôi phải chịu trách nhiệm”.
Chị Hảo, chuyên cung cấp gà quê tại chợ Tân Phước cũng không giấu khi thú nhận, chị dùng vàng ô để nhuộm gà. "Khách làm tiệc cưới toàn yêu cầu mấy chục con gà luộc phải có màu vàng ươm đẹp, không có vàng ô sao vừa lòng khách được" - chị Hảo nói và cho biết, nhuộm 50 con gà chỉ mất 50 gr vàng ô, "hết có 11.000 đồng mà hàng đều đẹp. Khách ưng thì mình chiều thôi”, Hảo nói thản nhiên. Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, qua một người quen chuyên bán măng tươi tại chợ Bà Chiểu giới thiệu, chúng tôi cũng dễ dàng mua được thêm 100 gr vàng ô với giá 25.000 đồng.
Xếp thứ 5/116 chất gây ung thư
Theo ông Thành bán hóa chất ở Tân Bình, vàng ô là hóa chất chuyên dùng trong công nghiệp nhuộm vải, làm giấy, sơn quét tường… Còn theo TS Lê Văn Thọ, cố vấn kỹ thuật của Bio - Pharmachamie, Auramine O hay còn gọi là vàng ô dùng chủ yếu trong công nghiệp nhuộm sợi lụa và sợi bông, nhuộm giấy, in ấn, tạo màu cho các loại mực.
Ngoài ra, theo Tổ chức Ung thư thế giới (IARC), hóa chất vàng ô được xếp vào nhóm thứ 3 trong số những chất gây ung thư, đứng thứ 5/116 chất gây ung thư hàng đầu. Tại TP.HCM, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM (CASE) đã có cảnh báo thực phẩm có chất vàng ô độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng nếu ăn phải chất này vào người. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, vàng ô vẫn đang được sử dụng vô tội vạ trong thực phẩm.
Chỉ trong thời gian ngắn từ sau tết đến nay, có gần chục vụ vi phạm an toàn thực phẩm liên quan đến sử dụng chất vàng ô bị phát hiện. Cụ thể, gần đây nhất là ngày 21/4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM phát hiện 4/4 mẫu măng tươi qua luộc và măng khô bán tại 2 chợ trên địa bàn TP.HCM dương tính với vàng ô.
Trước đó, cơ quan này cũng đã nhận được cảnh báo của CASE về việc phát hiện vàng ô có trong măng tươi bán ngập chợ trên địa bàn TP.HCM. Ngày 8/4, tại chợ đầu mối Phú Hậu (Thừa Thiên-Huế) công an tỉnh kiểm tra đột xuất phát hiện nhiều tiểu thương bán măng số lượng lớn tại chợ này đã dùng vàng ô để nhuộm măng cho đẹp, dễ bán.
Cuối tháng 3 vừa qua, tại Đà Nẵng cũng phát hiện 7 mẫu măng nhuộm vàng ô. Tại TP.HCM phát hiện 10 tấn măng ngâm vàng ô đang chờ đưa đi tiêu thụ. Rồi hàng loạt các tỉnh Nghệ An, Hưng Yên, Đồng Nai… các cơ quan chức năng đều phát hiện.
Năm 1982, nghiên cứu trên động vật cho thấy chất Auramine O gây ung thư ở chuột. Nó cũng được báo cáo là gây thiệt hại DNA trong các tế bào gan, thận và tủy. Như vậy, theo TS Thọ, việc trộn vàng ô vào thức ăn, hay ngâm thực phẩm như dưa cải, măng, gà vào nước có chứa vàng ô để tạo màu đều có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Thậm chí gây ung thư, thiểu năng trí tuệ cho con người.
Ngâm hóa chất để làm tươi hải sản
Ngày 5/5, UBND TP.Vũng Tàu đã tổ chức họp rút kinh nghiệm về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2016. Theo báo cáo nhanh của Phòng Y tế TP.Vũng Tàu, từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành đã tổ chức kiểm tra 14 buổi tại 10 chợ trên địa bàn TP.
Kết quả, đã phát hiện và tiêu hủy gần 20 kg bạch tuộc, mực chứa formol, hơn 15 kg thực phẩm chứa hàn the... Bác sĩ Phạm Văn Lưu, Trưởng phòng Y tế TP.Vũng Tàu, cho biết qua kiểm tra các chợ đã phát hiện nhiều tiểu thương bán hải sản có ngâm formol, hàn the. Nhiều nhất vẫn là mực, bạch tuộc, tôm khô, ốc... "Những mặt hàng hải sản này đều được người bán trữ nhiều ngày nên họ thường ngâm formol, hàn the để giữ tươi", bác sĩ Lưu cho hay.
Trong khi đó, theo ghi nhận của PV, tại chợ tự phát Phan Bội Châu (chợ Xóm Lưới, P.2, TP.Vũng Tàu) ngày nào cũng tấp nập người dân, du khách đến mua tôm, mực, bạch tuộc, cá về sử dụng. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần, có đến cả ngàn lượt người đến ăn hải sản tại chỗ hoặc mua về làm quà cho người thân.
Tuy nhiên mới đây, Đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm TP.Vũng Tàu kiểm tra 21 cơ sở bán hải sản tại đây và lấy 15 mẫu sản phẩm kiểm tra thì có đến 8 mẫu dương tính với formol. Còn tại chợ Mới Vũng Tàu trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đoàn kiểm tra test nhanh phát hiện 11/19 mẫu hải sản dương tính với hàn the. Ngoài ra, tại các chợ P.1, P.Thắng Nhì, P.5, Du lịch Vũng Tàu... cũng có sản phẩm hải sản như tôm, mực, bạch tuộc dương tính với hàn the, formol.
Cơ quan chức năng TP.Vũng Tàu còn kiểm tra các xe đẩy bán mực, tôm, bạch tuộc cũng phát hiện có đến 41/49 mẫu nhiễm formol. Bác sĩ Phạm Văn Lưu cho biết: "Hàn the ăn nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng sinh sản. Trong khi đó, nếu sử dụng sản phẩm có nhiều formol sẽ gây hủy hoại đường tiêu hóa, bệnh đại tràng, suy thận...".
Nguyễn Long
Theo Báo Thanh Niên

Nấu cháo bị đi tù, nguy hiểm nhất là… khói bếp?

Mi An -09:14 06/05/2016
17 người dân huyện Phúc Thọ đã bị tòa án kết tội “gây rối trật tự” và xử tù khi kéo nhau lên sân UBND xã nấu cháo chờ khiếu kiện.

Nấu cháo bị đi tù, nguy hiểm nhất là… khói bếp?
Ảnh minh họa.
“Nhận án tù vì… nấu cháo trong sân UBND xã”, đó là câu chuyện bi hài cười ra nước mắt mà báo Lao động đề cập thời gian gần đây. Nếu xét về độ gây bức xúc dư luận, thì nó cũng chẳng khác là bao so với vụ ông chủ quán phở Xin chào bị công an huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) khởi tố hình sự.
Có thể tóm tắt vụ việc như sau, từ năm 2012 đến 2014, hàng trăm người dân nhiều lần tổ chức bắc bếp nấu cháo tại trụ sở UBND xã Liên Hiệp (Phúc Thọ, Hà Nội) nhằm yêu cầu chính quyền xã thực hiện Kết luận giải quyết đơn tố cáo của UBND huyện Phúc Thọ, xử lý cán bộ sai phạm trong quản lý đất đai.
Nôm na thì có thể gọi đây là một cuộc “chống tham nhũng” do người dân thực hiện khi họ làm đơn tố cáo, nêu đích danh 10 cán bộ xã vi phạm. Kết quả đã có 3 cán bộ xã phải ra tòa, đi tù gồm ông nguyên Chủ tịch UBND xã Liên Hiệp, 2 ông nguyên chủ nhiệm HTX Đông Hối và Hạ Hiệp.
“Trạng chết chúa cũng băng hà”, trước khi lôi được nhóm 3 cán bộ kia ra tòa vì tội “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” thì tòa án huyện Phúc Thọ đã có quyết định khởi tố tội “gây rối trật tự công cộng” với 17 người dân trong xã đã theo đuổi vụ việc này suốt nhiều năm.
Rõ khổ cho họ, ngày xưa đi kiện thì có mo cơm quả cà, ngày nay đi kiện đỡ gieo neo hơn, họ nhóm lửa nấu cháo để ăn trong lúc chờ được kiện, kể cũng là hợp lẽ tự nhiên vì bụng đói thì ông thần ông thánh nào cũng chẳng có sức mà làm gì được. Họ mang củi lửa, nồi niêu đến sân ủy ban xã nấu nồi cháo rồi múc chia nhau ăn.
Khởi tố bị can đã nêu rõ: “Do đun nấu bằng củi, trấu, mùn cưa, thời gian kéo dài nhiều tiếng đồng hồ nên quá trình nấu cháo, khói bốc lên xông vào các phòng làm việc của cán bộ UBND xã Liên Hiệp… khiến toàn bộ các cơ quan ban ngành của xã bị đình trệ, không làm việc được”.
Kết quả là 17 người dân nấu cháo đã nhận tổng cộng 475 tháng tù và 39 tháng án treo. So với tổng cộng 84 tháng tù của 3 ông cán bộ sai phạm bị tòa xử thì đúng là câu “chờ được vạ má đã sưng”, mà má còn sưng to gấp 6-7 lần cái vạ.
Vì sao lại thế? Rõ ràng chỉ cần đặt 2 kết quả xét xử này cạnh nhau đã thấy có cái gì đó “khang khác”. Dân khổ sở suốt 2 năm trời, đi lên đi xuống hàng trăm lần để yêu cầu chính quyền xã thực hiện nghiêm kết luận của huyện, đưa được 3 ông cán bộ sai phạm ra tòa. Thế nhưng đổi lại, có 17 người lương thiện cũng sa vào vòng lao lý chỉ vì cái tội… khói bếp nấu cháo xông vào phòng làm việc của cán bộ gây đình trệ.
Đành rằng pháp luật thì phải nghiêm minh. Đành rằng mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng đem 17 người dân tích cực nhất trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng ra xét xử vì tội nấu cháo gây rối trật tự công cộng, là quá thừa lý mà thiếu tình.
Dân sai thì cán bộ phải giải thích cho họ rõ, phải vận động, tuyên truyền, và trước tiên, phải giải quyết nhanh, dứt điểm những khiếu nại tố cáo chính đáng của họ mới là tròn trách nhiệm. Đằng này khép những người lương thiện vào điều nọ luật kia để khởi tố bị can một cách máy móc, cứng nhắc, thì vô hình chung, chính quyền đã đẩy người dân ra xa mình.
Và cay đắng nhất, trong số 17 người bị đi tù ấy, có bà Nguyễn Thị Thìn năm nay 64 tuổi, mù chữ, nghèo khó bị xếp vào thành phần “nguy hiểm” nhất đã phải nhận tổng cộng đến 60 tháng tù. Trong khi tòa sơ thẩm thừa nhận Cơ quan điều tra đã vi phạm tố tụng khi tiến hành điều tra người đàn bà mù chữ này.
Cơ quan điều tra không tiến hành đối chất, không có chứng cứ trực tiếp mà chỉ có chứng cứ gián tiếp là lời khai của một số người làm chứng, bị cáo mù chữ nhưng trong biên bản có chữ ký không biết của ai, ở đâu. Đó là một số vi phạm tố tụng trong việc khởi tố bà Thìn.
Vụ án “nấu cháo bị đi tù” đến nay vẫn còn làm người dân xã Liên Hiệp bức xúc, 17 bị can vẫn cho rằng mình bị oan sai. Tuy nhiên, chưa có ai được “đèn giời soi xét” như ông chủ quán phở Xin chào ở Bình Chánh.
Một kinh nghiệm đau thương rút ra, đó là từ giờ đi kiện, tố cáo tham nhũng thì cứ lặng lẽ cơm đùm cơm nắm mà đi, đừng nấu cháo làm gì. Khói bếp bay lên đến cửa quan, cán bộ không làm được việc, dân đi tù như chơi. Than ôi, ai bảo khói bếp là không nguy hiểm?
Theo Báo Đất Việt

Hà Nội: Cháy lớn tại phố Thái Hà, người dân hoảng loạn

THÀNH AN 16:12 06/05/2016

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 13h30 phút tại ngõ 278 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.

Hiện trường vụ hỏa hoạn.
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 13h30 phút tại ngõ 278 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.
    Theo một số nhân chứng, vào khoảng thời gian trên, người dân phát hiện một tiếng nổ lớn, sau đó nhìn thấy một người đàn ông chạy từ trong đám cháy ra, trên người có nhiều vết thương. Ngay sau đó, người đàn ông này đã được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu.
    Vụ việc được thông báo cho cơ quan chức năng và lực lượng PCCC. Ngay sau đó, lực lượng PCCC đã có mặt tại hiện trường để dập lửa.
     Lực lượng PCCC đang cố gắng dập lửa.

    Quan sát của phóng viên tại hiện trường, vụ cháy xảy ra trong ngõ nhỏ nên việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Vụ hỏa hoạn khiến nhiều người dân bị náo loạn.
    Đến 14h cùng ngày lực lượng chức năng đang cố gắng khống chế ngọn lửa.
    Lao Động tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc.

    Theo Lao Động Online

    Chưa có ‘giải pháp căn cơ’ nào cho thị trường bất động sản Việt Nam

    Thảo Vy – Trần Thành

    (VNTB) - Giải pháp căn cơ nào? Đây là một câu hỏi khó mà nhiệm kỳ của Chính phủ trước vẫn còn loay hoay với nhiều giải pháp tình thế và ánh sáng vẫn là câu chuyện của cuối đường hầm.
    Cả dãy phố nhà đã xây xong phần thô, có nhà đã hoàn thiện đóng cửa im lìm hàng tháng trời
    Đô thị ma

    Tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ với đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM. Hội nghị với tên gọi “Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Kết thúc hội nghị, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà đã nói rằng: “Thực tế điễn ra cũng có nhiều thú vị và bất ngờ, mặc dù vẫn có ý kiến cho rằng hội nghị năm nay vẫn như mọi năm”.

    Đúng như lời ông Lê Mạnh Hà, những gút mắc mà doanh nghiệp “kêu” với tân thủ tướng cũng là các vấn đề mà ông Nguyễn Xuân Phúc đã nghe “nhàm lỗ tai” khi còn là cấp phó của nội các Nguyễn Tấn Dũng.

    Phóng viên VNTB ghi nhận ý kiến từ ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) tại cuộc gặp gỡ với tân thủ tướng hôm cuối tháng 4-2016 tại Sài Gòn.

    Phần chìm của tảng băng hàng tồn kho

    Ông Lê Hoàng Châu cho biết toàn TP.HCM hiện có 1.219 dự án với quy mô 4.921 ha, 315.506 căn nhà. Trong đó, có 549 dự án đã hoàn thành (chiếm 45%) với 78.140 căn nhà; 584 dự án đang triển khai đầu tư (chiếm 48%), gồm 353 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư; 231 dự án đã khởi công xây dựng, trong đó có 51 dự án đang ngưng thi công với quy mô 28.312 căn; và có đến 86 dự án hết hạn công nhận chủ đầu tư (chiếm 7%).

    Như vậy, có đến 137 dự án tạm ngưng thi công hoặc hết hạn công nhận chủ đầu tư, chiếm 11,2% tổng số dự án. Đây cũng là nguồn hàng hóa dự án tiềm năng cho thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án (M&A) nếu có chính sách và cơ chế phù hợp.

    Bên cạnh đó, theo ông Châu, còn có 52 dự án chưa thể triển khai được do vướng khâu giải phóng mặt bằng; trong đó, có 23 dự án đã giải phóng mặt bằng trên 80% diện tích, 29 dự án đã giải phóng mặt bằng dưới 80% diện tích, nhưng phần diện tích còn lại doanh nghiệp không thể thỏa thuận đền bù được. “Đây cũng là phần chìm của tảng băng hàng tồn kho trên thị trường bất động sản đang chờ những giải pháp hợp lý, với cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để sớm triển khai dự án và vừa đảm bảo lợi ích của người có đất, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội”. Ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.

    Chính sách làm hoang mang nhà đầu tư (!?)

    Vẫn theo đại diện HOREA, cuối năm 2015, nhiều cơ quan công chứng từ chối công chứng các hợp đồng giao dịch thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai với lý do chưa có hướng dẫn của Bộ chủ quản.

    Tháng 01/2016, Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản và nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản, đã phát đi thông điệp mạnh mẽ đến các chủ thể tham gia thị trường bất động sản, trước hết là các chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp đều phải tự điều chỉnh và tái cấu trúc đầu tư, kinh doanh để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh.

    Đến giữa tháng 02/2016, nhiều ngân hàng thương mại đã nâng lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng lên đến hơn 8%/năm dẫn đến lãi suất cho vay có thể tăng thêm khoảng 1-2% trong năm 2016. Rồi bước sang giữa tháng 03/2016, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đầu cơ tăng giá sắt thép đã tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, tạo thêm áp lực và gánh nặng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và cả người tiêu dùng.

    Ông Lê Hoàng Châu đặt một câu hỏi tu từ: Liệu có phải tất cả những vấn đề nói trên đã góp phần đưa đến Qúy I/2016, tăng trưởng kinh tế (GDP) chỉ đạt 5,46% thấp hơn so với mức 6,03% của Qúy I/2015; lạm phát (CPI) tăng 1,25% cao hơn so với mức 0,74% của Qúy I/2015; trong cả nước đã có đến 2.919 doanh nghiệp giải thể tăng 13,8% và 20.044 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 23,9%; “sức khỏe” của các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu, vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng.

    “Tiền sử dụng đất” là mảnh đất màu mở cho tham nhũng

    Hiện nay, đối với doanh nghiệp, tiền sử dụng đất vẫn là “ẩn số”, bởi nhà đầu tư không thể tiên lượng được chi phí tiền sử dụng đất trước khi quyết định đầu tư dự án. Đây cũng là “gánh nặng” vì doanh nghiệp trước đó đã phải mua lại quyền sử dụng đất của dân với giá thị trường, sau đó lại phải nộp tiền sử dụng đất rất lớn do việc khấu trừ chi phí giải phóng mặt bằng rất thấp, nên gần như phải mua lại quyền sử dụng đất lần thứ hai.

    “Tiền sử dụng đất” cũng tạo ra cơ chế "xin - cho". Hiện nay, đang thực hiện cơ chế đấu thầu qua mạng để chọn công ty thẩm định giá đất. Chi phí thẩm định này do ngân sách chi trả nên chọn đơn vị trúng thầu có giá thấp nhất. Sau khi đã trúng thầu, công ty thẩm định giá đất này có thể đưa ra các phương án thẩm định giá đất, có thể dẫn đến "tình thế" chủ đầu tư phải "thỏa thuận" mới có kết quả phù hợp. Kết quả này được trình ra Hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh xét duyệt trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số tiền sử dụng đất phải nộp); và cuối cùng người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua nhà.

    Về phương pháp xác định tiền sử dụng đất dự án bất động sản do Sở Tài chính TP.HCM chủ trì – theo tính toán của HOREA, hiện còn nhiều bất hợp lý cần phải được thay đổi để giảm bớt gánh nặng cho chủ đầu tư và người mua nhà.

    Ví dụ: Đơn vị tư vấn đã tính tiền sử dụng đất là 200,1 tỷ đồng đối với dự án khu chung cư (công trình cấp 1) tại phường 26, quận Bình Thạnh, có diện tích khuôn viên 11.466m2, gồm 1 tầng hầm, 05 tầng thương mại, 13 tầng ở, gồm có 80.262m2 sàn xây dựng, trong đó, có 68.796m2 nhà ở, 11.466 m2 thương mại, 4.584m2 chỗ để xe.

    Có 03 điểm bất hợp lý như sau: (1) Suất đầu tư được áp giá 7,4 triệu đồng/m2, trong lúc suất đầu tư theo quy định của Bộ Xây dựng là 9,4 triệu đồng/m2 (gần đúng chi phí thực tế của chủ đầu tư) làm cho chủ đầu tư bị thiệt vì tính thiếu; (2) Doanh thu cho thuê khu thương mại được tính đơn giá 15 USD/m2, trong khi thực tế giá thuê chỉ khoảng 150 nghìn đồng/m2; Doanh thu cho thuê chỗ để xe ô tô 750 nghìn đồng/tháng/xe, cũng đều tính công suất cho thuê 100% trong 50 năm; (3) Điểm cực kỳ vô lý là tính doanh thu cho thuê chỗ để xe máy với đơn giá 200 nghìn đồng/tháng/xe cũng tính công suất cho thuê 100% trong 50 năm, vì theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thì chỗ để xe máy thuộc sở hữu chung, chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Ban quản trị chung cư quản lý vận hành nên không thể tính vào doanh thu của dự án làm tăng chi phí nộp tiền sử dụng đất.

    HOREA đề xuất bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước.


    Tuy nhiên kết thúc Hội nghị “Doanh nghiệp Việt Nam - động lực phát triển kinh tế của đất nước”, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa đưa ra được “định hướng” nào để khả dĩ tạo động lực cho HOREA an tâm đầu tư vào lãnh vực luôn được coi là màu mỡ nhất của tham nhũng.