Tuesday, February 14, 2017

Quốc hội bắt đầu ‘siết’ chính phủ?

Quốc hội bắt đầu ‘siết’ chính phủ?
Quốc hội CSVN từng nổi tiếng là nơi… ngủ ngày! Ảnh: Báo Lao Động
Cuối năm 2016, lần đầu tiên ủy ban thường vụ quốc hội ban hành nghị quyết quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
Nếu so sánh việc thời ông Nguyễn Sinh Hùng – chủ tịch trước đây của Quốc hội Việt Nam – đã chưa từng có được nghị quyết thuộc loại trên, nay có vẻ chủ tịch mới là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang biểu thị nguyện vọng có nhiều quyền lực hơn.
Dự thảo nghị quyết giám sát thu chi này từng được ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến từ phiên họp tháng 9/2016. Nhưng khi đó, dự thảo nghị quyết được chính phủ trình lại chưa có quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch đầu tư 5 năm.
Khi đó, tân bộ trưởng tài chính là Đinh Tiến Dũng đã nại ra một lý do: kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ là định hướng, và xem xét việc này phải vô cùng thận trọng. Bởi nếu thông qua khung và định hướng trên cơ sở dự toán không đúng thì vô cùng nguy hiểm, có thể 5 năm sau sẽ có cả đống dự án đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát.
Nhưng phó chủ tịch quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng càng như vậy (tức càng “vô cùng nguy hiểm”) thì càng phải kiểm soát, nên nghị quyết này vẫn cần phải quy định về căn cứ, thẩm quyền, nội dung báo cáo… liên quan đến kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm.
Vậy là lần đầu tiên quốc hội gửi cho chính phủ một hệ thống bảng biểu, theo đó phải phản ánh được tổng mức vay của ngân sách Nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách Nhà nước từng là yêu cầu được Uỷ ban Tài chính – ngân sách nêu khi thẩm tra dự thảo nghị quyết Chính phủ trình.
Nghị quyết chính thức của quốc hội có danh mục đi kèm đến 76 mẫu biểu, trong đó có khá nhiều mục liên quan đến nợ công.
Cũng là lần đầu tiên quốc hội mới có được một công cụ nào đó để ràng buộc trách nhiệm Chính phủ, tự đứng trên đôi chân của mình, mà không hẳn là “bù nhìn”.
Cần nhắc lại, quốc hội thời ông Nguyễn Sinh Hùng đã bị coi là ‘bù nhìn” vì “gật”
quá nhiều. Rất nhiều kế hoạch thu – chi tài chính của phía chính phủ đã chỉ được đưa ra quốc hội cho có sau khi đã “tiền trảm hậu tấu”. Ngay cả vào thời gian suy thoái trầm kha kéo dài đặc biệt từ năm 2011 đến cuối kỳ đại hội 12 – năm 2015, quốc hội cũng chỉ biết “gật” trước những kế hoạch PR vĩ đại, chẳng hạn như dự án sân bay Long Thành, mà ước toán sơ bộ đã “nuốt” vốn ODA và vốn trong nước đến ít nhất 15 tỷ USD.

Lê Dung / SBTN

Máu đã đổ, súng đã nổ: công an đàn áp đoàn giáo dân đi kiện Formosa tàn nhẫn

Máu đã đổ, súng đã nổ: công an đàn áp đoàn giáo dân đi kiện Formosa tàn nhẫn
Như SBTN đã đưa tin, sáng ngày 14/2/2017, khoảng 2,000 giáo dân dưới sự dẫn dắt của linh mục Nguyễn Đình Thục đã từ giáo xứ Song Ngọc (xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tiến về thị xã Kỳ Anh để gửi đơn kiện Tập đoàn Formosa. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Cộng sản đã làm tất cả mọi biện pháp để bảo vệ Formosa và ra sức ngăn chặn đoàn người khiếu kiện.
Đầu tiên, công an đã áp lực lên những chủ xe, không cho họ chở giáo dân đi khiếu kiện. Bằng với tất cả quyết tâm, linh mục Nguyễn Đình Thục đã cùng các giáo dân đi bộ, vượt chặng đường 170km để đến tiếp tục đi đến thị xã Kỳ Anh.
Trên đường đi, nhà cầm quyền Cộng sản huy động một lực lượng cảnh sát, công an và mật vụ đông đảo để theo sát. Một người tự xưng là phó giám đốc công an tỉnh Nghệ An cho biết, ông được lệnh không để cho phái đoàn tuần hành đến thị xã Hà Tĩnh và khuyên linh mục Thục nên đưa các giáo dân trở về. Bất chấp những lời mang tính đe dọa, linh mục Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân tiếp tục xuôi Nam để đến thị xã Kỳ Anh.
Khoảng gần 16 giờ, khi phái đoàn tuần hành đến khu kỹ nghệ Diễn Hồng (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), chính quyền Cộng sản tỉnh Nghệ An đã huy động công an, cảnh sát đến để bắt hốt mọi người. Rất nhiều người từ phụ nữ đến trẻ con trở thành nạn nhân dưới bàn tay tàn độc của công an, mật vụ cộng sản Việt Nam.
Anh Hoàng Bình, người đưa trực tiếp đưa tin ngay tại hiện trường đã bị lực lượng cảnh sát, công an, mật vụ bao vây lúc đang ngồi trong xe hơi. Đông đảo những tên công an, mật vụ yêu cầu những người trong xe phải ra ngoài. Tuy nhiên, để bảo vệ tính mạng mọi người bảo nhau đóng cửa. Từ bên ngoài, mật vụ đã dùng gậy, đá đập, ném làm hư hại xe. Chưa hết, những người này còn dùng bạt để che kiếng xe, tránh bị ghi hình; dùng lốp xe tải chặn chặn không cho xe di chuyển; đem đinh rải trước xe. Cuối cùng, công an đã điều động một chiếc xe cẩu, đưa xe anh Hoàng Bình cùng những người khác về trụ sở công an.
Trong khi đó, tại khu kỹ nghệ Diễn Hồng, lực lượng cảnh sát cơ động đã quây linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân lại rồi đánh đập. Trước sự hung bạo của cảnh sát cơ động, nhiều người đã không giữ được bình tĩnh nên đã chống trả. Chỉ trực chờ cơ hội đó, cảnh sát cơ động đã nổ súng, ném lựu đạn về phía các giáo dân. Không chỉ vậy, lực lượng công an, mật vụ còn ném đá vào giáo dân đâng quây thành vòng. Những cục đá đều nhắm đến linh mục Nguyễn Đình Thục. Rất nhiều người đã đổ máu, bất tỉnh. Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng đã bị những tên mật vụ đánh đến dập môi.
Anh Hoàng Bình cho biết, em trai của anh theo đoàn khiếu kiện đã bị bọn mật vụ chém một dao chí mạng vào trán phải may hàng chục mũi. Những người khác thì bị đánh bầm mắt, dập môi.
Rất nhiều người bị mật vụ bắt cóc nhưng không biết đưa đi đâu. Trong số này gồm có: Anh Trịnh Anh Tuấn, anh Chu Mạnh Sơn, chị Nguyễn Thị PHương, anh Nguyễn Văn Hùng, anh Thái Văn Pháp, anh Nguyễn Văn Hải, anh Hoàng Bình cùng với em là Hoàng Hao. Tất cả những người này đều làm công việc về truyền thông, đưa tin những người khiếu kiện.
16708338_416636998684495_3199722931151897210_n
16665921_750773048413729_121122550350915891_o
10629857_416636658684529_912602227761560129_n
16700429_750773051747062_6844568445985373636_o
16730680_416636902017838_1236946286482603975_n
Ngọc Quân/SBTN

Hành trình đòi quyền sống trong nỗi chết

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Dân đói dân đòi được no. Biển ô nhiểm dân đứng lên kêu gọi làm sạch môi trường. Dân nhận chân tai họa về lâu về dài do thảm họa cho 4 tỉnh miền Trung, dân đi kiện đòi cút khỏi VN. Ai gây cả dân tộc chìm dần trong dịch Đại Hán, dân thức tỉnh kêu gọi tiếng nói của lương tri trí thức cùng với 90 triệu trái tim hòa chung tình yêu đất nước tìm con đường thoát họa diệt vong.

Đất nước còn thì dân tộc còn. Thế thì đảng đã từng đánh võ mồm "vì dân vì nước" ra làm sao lại ra tay đàn áp các cuộc tuần hành. Con đường sống của đồng bào trên khắp các nẻo đường quê hương đã ít nhiều chịu đựng thiệt thòi vì đại dịch Hán hóa có môn bài nhập nội. Ai ăn uống chết vì ung thư mặc ai, quan đã có hàng gởi máy bay đem về phân phát cho nhau. Quan đã có biệt thự kín cổng tường cao trồng rau quả trong mảnh đất rộng thênh thang của mình. Quan làm sao lo mất nước trong tay giặc Bắc khi quan theo cái hệ thống đảng mà ăn cắp tham nhũng để khi hữu sự cao chạy xa bay ra nước ngoài. Quan đã trồng con cháu đất đai nhà cửa phía ngoài VN. Thế thì Formosa càng sống nhăn răng quan càng phình bụng ra với tượng vàng. 

Nếu đảng csVN huấn luyện nhà sư Thích Chân Quang rồi thả chạy rong cắn phá làm tổn hại đạo pháp nhà Phật cũng như gây họa cho đất nước. Trích "Được sự đồng ý của các đại ca, Mạnh Mượt đưa thằng em họ Thích Chân Quang sang Tàu học cách dùng Phật Giáo giúp ích cho chế độ cộng sản. Con đường của Thích Chân Quang từ đấy bắt đầu lên hương. Học xong ở Tầu về, Thích Chân Quang chiếm đoạt trọn chùa Phật Quang, lộng hàng đàn áp hàng chục sư sãi ở chùa này phải chịu sự áp đặt của Thích Chân Quang." (Hiện tượng Thích Chân Quang của Người Buôn Gió). 

Cũng may thay trong cái mạt vận của đạo này, Việt Nam lại trỗi dậy vươn lên của đạo khác. Mất một tay sai cho giặc ta lại được một chủ chiên biết lấy tình thương đồng loại làm bước khởi đầu đi tìm sự sống trong cái chết. 

Đó là LM Nguyễn Đình Thục. Ngài đã và đang đứng mũi chịu sào đối diện với sự thật cần phải giải quyết: Formosa. 

Hỡi những trí ngủ nằm trong tháp ngà. Hỡi những giáo sư tiến sĩ xa lông đua nhau mua quan bán chức với bằng giả có thấy tầng lớp bị chụp mũ "dân trí thấp" đi đòi khởi kiện kẻ gây ra thảm họa dân tộc không? 

Hỡi những bọn bồi bút bất lương cầm cây viết vấy máu dân có chút nhìn nào về tương lai con cháu không, hay chỉ biết yêu đảng một đời người rồi chết? 

Hỡi những tay anh chị công an côn đồ. Xem lại đồng tiền đóng thuế, máu nhân dân nằm trong chén cơm các người ăn hàng ngày, nước mắt nhân dân chảy dài trên các tờ giấy bạc các người cầm trong tay. 

Các người nghe nhân dân hay các người nghe các vị ngồi xổm ăn xương máu dân lại manh tâm giết dân chỉ vì muốn bán nước để vinh thân. 


Chất thải Formosa, chất thải Hồ Chí Minh và con người Việt Nam

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Không dẹp bỏ được chất thải Formosa thì đừng mong dẹp được chất thải Hồ Chí Minh. Cùng lúc, nếu không diệt trừ được chất thải Hồ Chí Minh thì sẽ không bao giờ chấm dứt được hậu họa của các loại chất thải Formosa.

*

Hơn 1000 người tay không chân đất đi suốt con đường Nghệ An-Hà Tĩnh là biểu tượng của khát vọng công lý. Với rừng cờ ngũ sắc trên tay, khẩu hiệu bảo vệ môi trường giương cao, người dân Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ là hình ảnh của những con cá nhất định không chấp nhận số phận sẽ nằm phơi bụng trắng hếu chết trên bờ mà cương quyết bám Nước, vượt vũ môn để hóa rồng.

Họ xuống đường để đứng lên tranh đấu, không những cho quyền lợi chính đáng của họ, mà còn cho toàn thể hơn 90 triệu người dân khác.

Hơn 90 triệu người dân khác nghĩ gì, làm gì, sống ra sao?

Họ nghĩ rằng cuộc sống của họ sẽ luôn luôn tốt đẹp khi các quan chức cầm quyền tuyên bố cá an toàn, biển đã tự sạch? Họ nghĩ rằng những dòng sông luân lưu khắp nơi trên đất nước này vẫn sạch sẽ để nước uống, bữa ăn hàng ngày của họ là không nhiễm độc?

Họ nghĩ rằng thảm họa Formosa đã chấm dứt với số tiền bồi thường 500 triệu đô, với những hứa hẹn của quan chức cộng sản trong việc giải quyết bồi thường và đây chỉ là chuyện của những nạn nhân 4 tỉnh ven biển miền Trung?

Họ nghĩ rằng nếu thật sự Formosa là hiểm họa thì chỉ cần ngồi yên để hưởng thành quả - nếu những người dân kia đứng lên thành công thì thành quả này là thành quả chung; nhưng thất bại và bị đàn áp thì đó là hậu quả dành riêng cho những kẻ không biết "khôn thì sống, dại thì chết"... như ta?

Và họ nếu có quan tâm đủ thì lên mạng viết vài lời khích lệ, làm khán giả vỗ tay hoan hô, hoặc phê bình cách thức tranh đấu chưa đủ mạnh vì thiếu súng ống, gậy gộc... trong khi họ đang ngồi rung đùi, không phải ở một xứ sở xa xôi nào đó, mà ngay trên mảnh đất khốn khổ này?

Ô nhiễm Formosa đã làm hàng trăm ngàn con cá chết. Và chỉ mới xảy ra trong thời gian ngắn. Nhưng chất thải Hồ Chí Minh, chất thải cộng sản được công khai tuôn xả từ ống cống Ba Đình kể từ ngày Hồ Tập Chương khoát áo Hồ Chí Minh cướp chính quyền đã làm cho hàng triệu triệu con người Việt Nam đang sống nhưng như những kẻ chết. Sống trong vô cảm, sống trong thờ ơ, sống trong hèn nhát và sống trong sự tự hủy hoại lương tâm và phẩm giá con người. Hồ Chí Minh, đảng CSVN chính là một loại Formosa xả thải tàn độc gấp ngàn lần những độc tố Phenol, Cyanua, Hydroxit đang lan tràn trên đất, dưới biển, dọc các sông ngòi của đất nước Việt Nam. Chất thải Hồ Chí Minh / CSVN đã và đang lan tràn trên từng tế bào, từng dòng máu, từng ngũ tạng của nhiều thế hệ Việt Nam, được truyền đời từ thế hệ ông bà, đến cha mẹ, đến con cái để con người Việt Nam đa phần nhiễm một chứng bệnh mãn tính: hèn.

Ngày 14 tháng 02 năm 2017, người ta lại chứng kiến hình ảnh máu me, bầm dập của những người dân tay không tất sắt bị tập đoàn công an còn đảng còn mình thẳng tay đàn áp. Những hình ảnh đó đã trở thành chứng nhân lịch sử cho sự tàn bạo của bạo quyền. Đó là tiếp nối hình ảnh của Trần Thúy Nga, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Chí Tuyến, Gió Lang Thang, Lã Việt Dũng, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Trương Văn Dũng, Trần Minh Nhật, Chu Mạnh Sơn, Lê Đình Lượng, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển, LS Lê văn Luân, LS Trần Thu Nam, Trịnh Bá Tư, Trần Bang, Đỗ Đức Hợp, Trần Văn Thắng, Hoàng Mỹ Uyên, Lê Sỹ Bình, Mai Phú Sang, Đinh Đức Long, Đào Nguyên Anh, Huỳnh Thành Phát, Nguyễn Thị Thái Lai, Nguyễn Công Huân, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Linh mục Đặng Hữu Nam, Linh mục Nguyễn Quang Thế, Mai Thị Dung, Trần Ngọc Anh... và rất nhiều người khác. Tội ác của cộng sản không mới, nó chỉ làm dày thêm bản cáo trạng tội ác nghìn chương kéo dài từ ngày Hồ Tập Chương theo lệnh Mao Trạch Đông vượt biên giới để biến VN thành một thứ bên kia biên giới là nhà, bên này biến giới cũng là quê hương của Tàu. Và những người dân Việt bây giờ - mới nhất là những người dân Nghệ An - những giọt máu chảy xuống trên thân thể họ chính là những giọt mực viết tiếp, làm đầy bản cáo trạng tội ác cộng sản.

Lịch sử sẽ ghi công họ. Sẽ ghi công những người thiểu số hôm nay đã chấp nhận những đau đớn, mất mát của riêng mình mà đứng lên tranh đấu. Khoan nói đến những thành quả sau cùng là xóa bỏ độc tài, bất công mà chỉ ngay thành quả trước mắt: ít ra họ chứng tỏ rằng dân tộc vốn có truyền thống bất khuất của hơn 4000 lịch sử này còn có những người can đảm. Nếu không thì khó mà phản biện được nếu một người ngoại quốc nào đó phán một câu rằng: toàn thể con người Việt Nam ngày hôm nay chỉ là những con người hèn nhát. Những người đứng lên ngày hôm nay - họ chính là danh dự của dân tộc Việt Nam.

Không dẹp bỏ được chất thải Formosa thì đừng mong dẹp được chất thải Hồ Chí Minh. Cùng lúc, nếu không diệt trừ được chất thải Hồ Chí Minh thì sẽ không bao giờ chấm dứt được hậu họa của các loại chất thải Formosa.

15.02.2017

Cận cảnh CA đàn áp người dân khiếu kiện Formosa

 


CTV Danlambao - Cận cảnh một người dân đi khiếu kiện Formosa bị công an mang sắc phục sử dụng gậy quất mạnh vào phía dưới cơ thể khi đang bị những người thường phục khác bắt giữ. Video cũng ghi lại nhiều tiếng súng nổ, khói hơi cay và một lực lượng hùng hậu được nhà cầm quyền huy động để đàn áp người dân.
15.02.2017

Đinh La Thăng có ngon thì hãy xử trảm Formosa!!!

CTV Danlambao - Vào ngày 13.02.2017, Đinh La Thăng - bí thư thành Hồ đã lên tiếng "Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc" (1) để chống thất thu thuế và chống chuyển giá. Cả hệ thống này không phải là cái thứ tam quyền phân lập của tư bản giãy chết mà là toàn bộ "đảng ta". "Đảng ta" phải huy động toàn bộ để xóa đói giảm nghèo với cái... gia tài của mẹ đang nguy khốn sau khi Nguyễn Tấn Dũng hạ cánh an toàn về làm người "tử tế".

"Sự cố" mà "đảng ta" đang phải vào cuộc bằng cả hệ thống là gì?

Mức thuế ở Việt Nam đánh vào doanh nghiệp nước ngoài là 20%. Trong khi đó một số quốc gia khác có mức thuế 0%. Do đó các doanh nghiệp nước ngoài, hay của Việt Nam hùn vốn hay sang nhượng thương hiệu để trở thành doanh nghiệp đa quốc gia đã chuyển lợi nhuận về vùng 0% để không phải nộp thuế.

Thế là dù vỗ ngực khoe khoang về sự lãnh đạo tài tình, "đảng ta" trong suốt bao năm qua đã bị chúng lừa. Việt Nam trở thành nơi đầu tư mà "đảng ta" chẳng được sơ múi gì cả. Chỉ có đám nhân dân làm chủ là thật thà bị "đảng ta" đóng thuế đến tê cả người.

Tuy nhiên, lại có những công ty, tập đoàn chẳng cần phải chuyển giá, sang nhượng lợi nhuận về vùng đất 0% nào cả. Không những thế mà còn được "đảng ta" đem cả hệ thống vào cuộc để miễn thuế cho chúng.

Đó là Formosa. Đây là tập đoàn xả thải, tàn phá môi trường nhưng đã được ta ưu ái miễn thuế và không truy thu thuế với số tiền hơn 10, 450 tỷ đồng (2)

Từ tháng 4 năm 2014 đến gần cuối năm 2016, Formosa đã được hoàn thuế với số tiền 10.173 tỷ đồng, trong đó 1.185 tỷ đồng là thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu thực hiện cơ chế ghi thu ghi chi.

Trước đó, "đảng ta" qua Bộ Tài Chính đã miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế đã truy thu, phạt cho Formosa số tiền trị giá 71,6 tỷ đồng. Đây là số tiền miễn giảm và hoàn lại khoản thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đã nộp đối với hoạt động hút cát san nền số tiền 71,6 tỷ đồng (trong đó thuế tài nguyên là 49,2 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường là 22,75 tỷ đồng).

Tổng cộng "đảng ta" đã tự nguyện miễn thuế cho Formosa sơ sơ hơn 10 ngàn tỷ mà Formosa chẳng cần phải... mánh mung gì cả.

Đinh La Thăng có muốn cả hệ thống vào cuộc thì hãy bắn pháo lệnh để mà xử Formosa trước.

Nhưng có bắn thì phải nhớ hỏi ý kiến của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, nếu không đảng trưởng, người đã nhận quà lại quả tượng vàng Hồ Chí Minh từ Formosa, lại lôi ra một lần nữa để đả muỗi đập ruồi thì khốn!

15.02.2017



____________________________________

Viết cho những người không có đạo - như tôi

Phạm Đoan Trang -  ...Đừng nghĩ rằng các linh mục thích “đội lốt tôn giáo để làm chính trị”, hay là “ăn tiền hải ngoại” để kích động dân làm loạn. Đẻ ra các luận điệu ấy là những kẻ đê tiện, còn nếu tin vào các luận điệu ấy, thì bạn không chỉ đê tiện mà còn ngu xuẩn; bạn không hiểu gì về tôn giáo và rõ ràng là cũng không có ý định tìm hiểu. Chỉ xin bạn nhớ điều này: Sức mạnh bạo lực của một chính quyền không thể ngăn chặn cái ác, nhưng tôn giáo thì có thể. Chính vì thế, một chính quyền khôn ngoan phải biết khuyến khích tôn giáo hoặc đơn giản là để yên cho tôn giáo chăm sóc đời sống tâm linh và đạo đức của dân chúng. Ngược lại, một nhà nước đàn áp tôn giáo, chia rẽ nhân dân, thì chắc chắn nó sẽ sụp đổ và đội ngũ lãnh đạo của nó phải trả nghiệp rất thảm khốc...

*

Tôi không phải người Công giáo. Tôi cũng không phải Phật tử. Tóm lại, tôi không có đức tin tôn giáo nào, và tôi biết điều đó chẳng hay ho gì - con người luôn cần có một cõi nào đó trong tinh thần để hướng họ về cái thiện và ngăn họ làm điều xấu. Không có đức tin thật ra cũng là một sự bất hạnh, nhất là ở hoàn cảnh Việt Nam thời loạn như bây giờ. 

Nhưng cũng là vì hoàn cảnh Việt Nam, mà việc thực hành một tôn giáo nào đó trở thành... phức tạp. Chùa nào lớn cũng có chi bộ, có an ninh “hướng dẫn” sinh hoạt. Nhà thờ nào lớn cũng vậy thôi: An ninh chìm nổi lảng vảng tối ngày, camera, thiết bị nghe trộm giăng khắp nơi. 

Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự hoạt động tích cực của tuyên giáo. Cho đến năm 2003, chính quyền vẫn nhất quán xem tôn giáo như kẻ thù; các sách giáo khoa dạy trong nhà trường đều gọi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Từ năm 2003, với Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3, đảng Cộng sản mới dịu giọng hơn một chút, bớt hằn thù một chút, chỉ nói “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”. Ngay cả câu ấy vẫn hàm ý “tôn giáo là vấn đề đấy nhé, mà đã là vấn đề thì trước sau cũng phải xử lý. Chẳng qua là bọn tao buộc phải chấp nhận chúng mày thôi”. 

Chế độ cai trị của cộng sản luôn có đóng góp to lớn của đội ngũ tuyên truyền viên, dư luận viên. Trong hàng chục năm qua, đội ngũ này đã lập thành tích đáng kể trong việc phá hoại về căn bản uy tín của tôn giáo và cách ly, cô lập các cộng đồng tôn giáo với xã hội, nhất là các “đạo của Tây”. Bộ máy tuyên truyền luôn tác động, nhào nặn để dân thường nghĩ về Công giáo, Tin Lành như những tôn giáo vọng ngoại, mất gốc, thời xưa là theo chân thực dân đế quốc bán nước, thời nay là cực đoan, ôm chân Vatican, gây rối... 

Cho đến bây giờ, bên lương vẫn nhìn vào bên đạo với ánh mắt e dè, kỳ thị, cảnh giác, hoặc đầy ác cảm. 

Cuối năm vừa qua, khi chúng tôi vào Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để ghi hình một phóng sự về thảm họa Formosa, phỏng vấn bà con xóm đạo thì không sao nhưng hễ hỏi “nhầm” một người dân ở xóm lương thì ngay lập tức sẽ nhận lại những câu hỏi đầy cảnh giác: “Làm gì đấy?”, “Phóng viên báo nào đấy?”, “Thẻ nhà báo đâu?”. 

Chúng tôi hiểu ngay là họ đã được chính quyền địa phương ở đây “giáo dục”, “nắm tư tưởng”, quán triệt” kỹ lưỡng từ trước rồi. Hẳn là vẫn luận điệu: Hiện nay thế lực thù địch đang lợi dụng sự cố môi trường ở miền Trung để kích động gây rối, lật đổ chế độ, yêu cầu bà con nâng cao cảnh giác, thấy người lạ phải chủ động điều tra và/hoặc báo cáo ngay... 

Đảng Cộng sản vẫn luôn như thế. Cho dù họ cũng phải ăn cá như ai, họ cũng phải hít thở không khí và du lịch biển như ai, chưa nói là ngân sách nhà nước (của họ) còn trông chờ vào kinh tế biển, nhưng họ vẫn không tiếc tiền cho công tác chống phá tôn giáo và tuyên truyền, định hướng dư luận, để dư luận phải nghĩ rằng thảm họa biển miền Trung chỉ là một “sự cố môi trường” mà thôi, và những người đi đấu tranh đuổi Formosa thì chỉ là một bộ phận “dân Công giáo” bất mãn, gây rối. 

Bôi nhọ tôn giáo, chia rẽ lòng người, phá hoại xã hội dân sự là nghề của đảng rồi. 

Tôi cũng đã từng giữ một cái nhìn không mấy thiện cảm với Công giáo và Tin Lành, như hàng triệu người dân khác bị tuyên truyền. Bên cạnh đó, tôi cũng gặp phải một vài người có đạo mà khá bất dung, khiến tôi đã e ngại càng e ngại hơn. 

Nhưng muốn bớt sợ ai đó, ta chỉ có một cách là phải hiểu họ hơn. Sự thấu hiểu sẽ mở đường cho cảm thông. 

Sau vài năm, tôi cũng không còn cảm giác e dè, sợ sệt khi tiếp xúc với bà con Công giáo, Tin Lành nói riêng và những người có đức tin nói chung nữa. 

Và tôi cũng đã được gặp những người mà sau đó, tôi rất yêu mến họ. 

Như linh mục Nguyễn Đình Thục. 

* * * 

CHA THỤC 

Mùa đông năm 2016, khi truyền thông vẫn dồn dập như bão táp với từng sự kiện trôi qua mỗi ngày, và vụ Formosa tưởng như đã chìm xuồng, cha Thục lại một mình lặn lội bên Đài Loan, tìm hiểu về Formosa và vận động giới chức Đài lưu tâm đến thảm họa biển Việt Nam, trong đó Formosa là thủ phạm chính. 

Có lần cha gửi cho tôi hình cha chụp một tấm danh thiếp của một quan chức Đài Loan nào đó; cha hỏi tôi chức vụ của ông này là gì, để cha tìm gặp ông ta. 

Đó là một nhân vật ở Bộ Ngoại giao Đài Loan. Và cha lúc đó chỉ có một mình ở Đài Bắc, không ai giúp đỡ phiên dịch, mà lại đang cần gấp, nên mới gọi về hỏi tôi. 

Tôi thấy muốn khóc: “Trời ơi, xã hội gì mà loạn lạc đến một ông cha xứ cũng phải đi tìm đường cứu dân thế này?”. 

Lúc ấy, tự nhiên tôi nhớ đến bác Trần Văn Huỳnh, cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức, đi vận động quốc tế cho con trai. Bác mặc áo khoác đen, đi lù rù trong trời tuyết. Tôi không bao giờ quên hình ảnh ông già 77 tuổi loay hoay với chiếc valy, đứng lọt thỏm giữa sân bay rộng mênh mông, sau khi chia tay mọi người ở Mỹ để một mình qua Úc. Trên phi trường nườm nượp người qua lại, trông bác đã nhỏ bé lại càng nhỏ bé thêm, và cô đơn. 

Tôi cũng nhớ đến một nhà sư vừa chạy thoát khỏi vụ Bát Nhã. Tôi nhớ cảnh ông ngồi đệm đàn guitar bài "Đưa em tìm động hoa vàng" cho một nhóm thanh niên hát, trong đó có tôi. Một vị hòa thượng đệm đàn cho thanh niên hát tình ca gần suốt đêm, hết sức giản dị và đời thường, dù chính ông chỉ vừa thoát khỏi bàn tay đàn áp của chính quyền cách đó chưa lâu. Với tôi, hình ảnh ấy quá đẹp và thánh thiện, đủ xóa sạch mọi nghi kỵ của tôi về Phật giáo "Làng Mai", "Bát Nhã"... 

Tôi cũng không bao giờ quên hình ảnh cha Thục, cha Lai, cha Nam, cha Thanh, và nhiều linh mục khác, trong những cuộc trò chuyện, luôn bồn chồn lo nghĩ về thảm họa môi trường, về cuộc sống, sinh kế và cả tinh thần của hàng trăm nghìn người dân “hậu Formosa”. 

Tôi như hình dung ra và sẽ không thể quên hình ảnh cha Thục, cha Hùng lặn lội trên xứ người giữa mùa đông giá rét, tìm đủ mọi cách để cảnh báo giới chức Đài Loan về thảm họa mà Formosa đang gây ra ở Việt Nam. 

Cũng như hôm nay, là hình ảnh cha Thục mặc áo chức màu đen, dẫn đầu đoàn người tuần hành từ Nghệ An ra Hà Tĩnh. Vẫn là gương mặt hiền khô ấy, cái nhìn đầy ưu tư ấy. Nếu ở một thể chế khác, một xã hội khác, cha đã có thể chỉ lo việc đạo, chăm lo tinh thần cho con dân xứ mình, chứ đâu phải nặng lòng với những vấn đề môi trường, thực phẩm, sinh kế của dân... như thế này. 

Đừng nghĩ rằng các linh mục thích “đội lốt tôn giáo để làm chính trị”, hay là “ăn tiền hải ngoại” để kích động dân làm loạn. Đẻ ra các luận điệu ấy là những kẻ đê tiện, còn nếu tin vào các luận điệu ấy, thì bạn không chỉ đê tiện mà còn ngu xuẩn; bạn không hiểu gì về tôn giáo và rõ ràng là cũng không có ý định tìm hiểu. 

Chỉ xin bạn nhớ điều này: Sức mạnh bạo lực của một chính quyền không thể ngăn chặn cái ác, nhưng tôn giáo thì có thể. Chính vì thế, một chính quyền khôn ngoan phải biết khuyến khích tôn giáo hoặc đơn giản là để yên cho tôn giáo chăm sóc đời sống tâm linh và đạo đức của dân chúng. 

Ngược lại, một nhà nước đàn áp tôn giáo, chia rẽ nhân dân, thì chắc chắn nó sẽ sụp đổ và đội ngũ lãnh đạo của nó phải trả nghiệp rất thảm khốc. 


Cần xây tượng đài Bác Hờ khắp thế giới

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Là người nước ngoài, và biết mình đã lầm khi sang đây lấy vợ, nhưng vì cha mẹ sinh con, Tử vi sinh mạng; cái mạng của Bá tước Đờ Ba-le là “thân cư thê”, nên cứ thế mà ở riết nước vợ ngàn trùng xa cách quê cha đất tổ.

Nhập gia phải tùy tục, nhập nước vợ phải làm theo lời bác Hờ (Cờ Mờ) dạy (Ở VN, tất tất cái gì cũng do bác Hờ dạy ráo, nhất là những thứ mất dạy...*). "Yêu vợ là yêu nước vợ", ô kê, nhưng bảo "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" (CNXH) thì Bá tước họ Đờ, đẩn ra đó, đứng thất kinh, khiếp vía, sợ hơn sợ cả mùi mắm tôm ngày đầu môi kề môi Bá tước phu nhân dân Hải Phòng.

Dị ứng với CNXH như vậy, nhưng Bá tước Đờ Ba-le, một kẻ đang te tua với Cả Nước Xuống Hố, lại rất hồ hởi phấn khởi đồng tình ủng hộ việc “đảng ta” đang ra sức vận động dựng tượng đài bác Hờ tại Vienna bên nước Austria. Chẳng những chỉ dựng tượng bác Hờ ở một nước Austria này, mà cần phải dựng bác ấy đứng khắp thế giới, vì đó là xu thế thời đại của “ba dòng thác bạt mạng”: kết hôn với người nước ngoài, xuất khẩu lao động, và rửa tiền ăn cướp cùng với hạ cánh an toàn, người Việt Nam đang ào ào đổ nhào ra nước ngoài, khắp năm châu, kể cả Miên Lào, Công Gô, Mô Dzăm Bích...

Nếu như thuở sinh tiền, bác Hờ từng dạy, “Ở đâu cần, thanh niên có; ở đâu khó, có thanh niên”, thì ngày nay đất nước đang bước vào thời kỳ “Đổi Mới”: ở bất cứ đâu, nước nào trên thế giới thanh niên nam nữ Việt Nam cũng đều có mặt vì họ cần phải giải quyết những khó khăn gặp phải trên “quê hương giải phóng” sạch bóng “quân thù” nhưng lù lù một đống quân ta bán nước hại dân; đương nhiên chưa nói đến những thành phần đã phải “bỏ của chạy lấy người” sau ngày bị “Phỏng”.

Bên bị “Phỏng” hay bên đi làm Phỏng người ta, oái oăm thay cuối cùng gặp nhau chốn đất khách quê người. Nhưng rồi, như “ngày vui qua mau”, sẽ chẳng mấy chốc chỉ còn lại những thế mai sau. Chúng sẽ hỏi nhau hay tự hỏi, “sao ta lại có mặt nơi nầy”, dân Việt sao phải tản mác khắp năm châu, nơi đâu cũng có?”

Câu trả lời rõ ràng, chính xác, đầy đủ nhất cho câu hỏi “Vì ai nên nỗi này” là: Hồ Chí Minh.

Bởi vậy, để cho con dân xứ Việt lạc loài khắp năm châu bốn biển biết cội nguồn nguyên nhân thì không có gì quý hơn là, ở đâu có người Việt thì ở đó cho dựng tượng bác Hờ vơi hàng chữ ghi thật to, đại khái như sau:

“Chính tên HCM này, thay vì “tôi dẫn năm châu đến đại đồng” như hắn xấc xược với tượng Đức Thánh Trần, hắn đã đưa Việt Nam đến tan hoang, khiến dân Việt ngày nay phải lưu lạc đất khách quê người khắp năm châu”.

15.02.2017



___________________________

Ghi chú:

* Giết vợ bỏ con; chôm chĩa thơ văn; đấu tố ân nhân; giết hại dân lành; tôi tớ ngoại bang; buôn dân bán nước...

Ngu gì thề!

Tư nghèo (Danlambao) - Hôm nào đó Tư nghèo điên điên, khùng khùng, lú lú về giơ tay lên trời thề với con mụ vợ rằng sẽ suốt đời chung thủy với em là bảo đảm nó biết ngay Tư tui vừa mới học tập theo gương bác, chui ra khỏi hang lăng nhăng với em người dân tộc thiểu số nào rồi. Trúng phóc chăm phần chăm. Cho nên nếu các đồng chí đẻng ta mà chỉ tay vào mặt béc Hồ mà thề rằng sẽ là chí không thamđồng (tiền) thì biết ngay tên này là trùm tham nhũng.

Vì thế cho nên, ngu gì thề... Lộ hàng sao mấy cha!!!

Hôm 10/2 vừa rồi, lùm sùm vụ các quan lại, chức sắc (2 cụm từ đểu này là do các chú VTC chơi đểu đẻng ta) cùng nhau làm lễ, cầm dao chỉ trời vạch đất, uống rượu, tuyên thề luôn thanh liêm, trong sạch, không tham nhũng. (1)

Thiên hạ râm rang ngồi buồn vạch cái hòn ngọc dziễn đông của béc mà gãi lăn tăn rằng sao không có quan chức bự nào cầm dao chỉ trời vạch đất mà thề một cú cho dân nó phục?

Đồng chấy Lê Văn Quý, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kiến Thụy, Hải Phòng trả lời ngay lập tức: “Chúng tôi thề trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân chứ không thề trước thần linh. Không thể có chuyện quan thành phố, quan huyện về đứng trước thần linh mà thề như vậy được” (2)

Đồng chấy này có lý! Thề trước đảng cướp thì cả đám cùng nhau cười khì, huề cả cái bình chuột đập đứa nào cũng sợ vỡ bình cả đám. Thề trước nhà nước thì cùng lắm thì bị cách chức khi đã thôi chức, khiển trách kỷ luật thì không rụng một sợi tóc hói nào. Thề trước nhân dân thì nhân dân làm quái gì ta, đứa nào dám tố cáo và biết gì mà tố. Nhưng cầm dao chỉ trời thì biết đâu trời cho sét đánh mà chết, vạch đất mà thề thì coi chừng thần đất cho sụp hố tử thần.

Thời nay mấy cha nội dzô sản (tức là không còn là cộng sản) nhưng lắm tiền chẳng đứa nào trong thâm tâm còn tin gì ở đẻng cướp vinh quang, ở ông thần nước mặn Cạc Mác, ở ông thánh tiêm la Lê Nin, nhưng tuyệt đối tin vào thần linh. Không tin sao giữa giờ làm việc bỏ sở để... em đi lễ chùa này hở mấy cha!?

Lại có người bảo Tứ Trụ phải thề!?

Bộ không thấy sau khi đấu đá nhau tưng bừng khói lửa tại đội hại 12, được đẻng xếp ghế cho ngồi, chúng cũng chỉ tay lên trời mà thề trung thành với tổ quốc hay sao? Nhưng tụi nó có nói là trung thành với tổ quốc nào đâu?! Tết vừa rồi tụi nó mở trò mị dân tuyên bố không nhận quà cáp nhưng có phán rằng vợ nó không mở cửa hậu để nhận quà đâu!? 

Ngày hôm nay, các đồng chấy đẻng ta chỉ có thờ một thần là cha nội thần Hồ. Vừa thờ vừa học vừa chiến đấu vừa sống theo gương của thần Hồ. Muốn thề hả? Các đồng chấy ta sẽ quỳ xuống trướng đồng rận tối cao mà thề rằng: chúng con xin thề sẽ đạo đức như béc, thấy gái không ham, thấy ngai vàng không thèm, thấy biệt thự thì chê chỉ mong ở nhà sàn ao cá, thấy thuốc ngoại là chửi chỉ hút thuốc rê, thấy dế mình bự nhất định không tự nâng, thấy con nít nhất định không chùn chụt... Và thề theo gương bác, suốt đời đồng trinh để bác được nguyên xi nằm thẳng cẳng trong quần chúng con.

Thề vậy được chưa hở nhân dân các bác!? 

15.02.2017



___________________________________


Việt Nam sụp đổ giấc mơ sản xuất xe hơi

Việt Nam sụp đổ giấc mơ sản xuất xe hơi
Sản xuất xe tải tại tỉnh Ninh Bình (ảnh: Sài Gòn Báo)
Tại buổi công bố khảo sát của JETRO (Tổ Chức Xúc Tiến Thương Mại Nhật Bản) hôm 14-2, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện JETRO tại Sài Gòn cho biết đang có chiều hướng doanh nghiệp Nhật sẽ sản xuất xe hơi tại Thái Lan, Indonesia rồi nhập cảng sang Việt Nam, thay vì đầu tư nhà máy trực tiếp ở Việt Nam, nhất là sau năm 2018 khi thuế nhập cảng xe hơi giảm.
Hiện Nhật Bản có 4 hãng sản xuất xe hơi tại Việt Nam là Honda, Toyota, Suzuki và Mazda. Quy mô thị trường xe hơi Việt Nam mỗi năm khoảng 250,000 chiếc, trong khi ở Thái Lan khoảng 2 triệu chiếc. Dây chuyền sản xuất của một hãng trung bình phải đạt khoảng 200,000 chiếc/năm thì mới có lời.
Hiện thị trường Việt Nam mỗi năm bán ra khoảng 250,000 chiếc xe, nhưng “miếng bánh” thực chất đang bị chia nhỏ cho các hãng, nên sẽ không có lợi nhuận nhiều. Vì thế, sẽ không có lợi khi tiếp tục sản xuất, mà nên nhập cảng xe hơi từ Thái Lan, Indonesia qua trong điều kiện thuế giảm.
Cụ thể, từ năm 2018, thuế nhập cảng xe nguyên chiếc chỉ còn 0%, nhưng thuế nhập cảng linh kiện lại từ 10% đến 30%.
Vòng luẩn quẩn hiện nay ở Việt Nam là muốn phát triển công nghiệp xe hơi, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa linh kiện, phụ tùng. Muốn vậy, phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trước hết cần duy trì được sự tồn tại của các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi. Không có lắp ráp, không thể có sản xuất linh kiện.
Các quan chức Việt Nam đòi hối lộ cũng làm phiền lòng nhà đầu tư Nhật Bản. “Dịp trước Tết nguyên đán vừa qua, các doanh nghiệp Nhật phản ánh phải chi khoản phí không chính thức. Dù điều này ở Việt Nam là bình thường nhưng không phải thông lệ quốc tế. Do đó, nếu Việt Nam muốn bằng với các nước trong khu vực cần phải thay đổi, xử lý triệt để điều này”, ông Takimoto Koji đã nói như vậy.
Vũ Minh Ngọc / SBTN

Tướng công an khẳng định loa phường là sức mạnh của chính quyền cộng sản

Tướng công an khẳng định loa phường là sức mạnh của chính quyền cộng sản
Ảnh: Dân Trí
Một tuyên bố mới đây của một viên tướng công an cho thấy chế độ cộng sản vốn đã lạc hậu về ý thức hệ, sẽ còn tiếp tục lạc hậu về truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Thiếu tướng Bạch Thành Định, phó giám đốc công an thành phố Hà Nội, cho rằng “loa phường chính là sức mạnh của chính quyền”. Ông Định nêu ý kiến như vậy tại buổi làm việc của bí thư Hà Nội với quận ủy Ba Đình vào sáng Thứ Ba 14/02. Báo Pháp Luật Online trích thuật lời ông Định gọi loa phường là “…sợi dây nối giữa dân với đảng, chính quyền và dân…”. Ông tướng công an này thậm chí còn bày tỏ sợ hãi rằng “…nếu chúng ta buông cái này là chúng ta mất…”.
Cuộc tranh cãi về hệ thống loa phường ở Hà Nội bùng lên sau khi chủ tịch thành phố là ông Nguyễn Đức Chung, tuyên bố loa phường “đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử”, và chính quyền nên xem xét để dẹp bỏ. Hiện nay, không ai biết hệ thống loa phường tiêu tốn của thành phố Hà Nội bao nhiêu tiền mỗi năm. Có một ước tính cho rằng với 177 đơn vị hành chính cấp phường, mỗi năm Hà Nội phải chi ra ít nhất 2 tỉ đồng, ngót nghét 90,000 Mỹ kim, chỉ để trả lương cho đội ngũ nhân viên điều hành loa phường, chưa kể các chi phí khác như bảo trì và thay thế.
Nỗ lực đánh giá khách quan của chủ tịch Hà Nội dường như đang bị phá hoại bởi những nhóm quyền lợi, khi trang mạng thăm dò ý kiến người dân về loa phường bị đánh sập hôm 7 tháng 2.
Huy Lam / SBTN

Gia đình thứ trưởng và khối tài sản khổng lồ

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (Ảnh VietnamNet)
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (Ảnh VietnamNet)
VOA Tiếng Việt14/02/2017 
Dư luận trong nước những ngày qua đã đặt nhiều câu hỏi xung quanh khối tài sản hàng trăm tỷ đồng mà gia đình thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu.
Các tờ báo lớn cũng như mạng xã hội nêu lên những nghi vấn về sự minh bạch trong việc kiểm tra thông tin tài sản của Thứ trưởng bộ Công Thương. Theo tin của truyền thông trong nước, bà Thoa hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 672 tỷ đồng tại công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang.
Bà Thoa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng bộ Công Thương vào năm 2010 và trước đó công tác tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang trong 18 năm, theo VTC News. Bà Thoa từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của công ty này.
Trước những nghi vấn của dư luận, bộ Công Thương hôm 10/2 đã chính thức thông tin liên quan đến khối tài sản khổng lồ của bà Thoa. Bộ này cho biết “số cổ phần của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang mà bà Hồ Thị Kim Thoa sở hữu là số cổ phần có được từ trước khi bà được bổ nhiệm làm thứ trưởng bộ Công thương.”
Nhưng theo một chuyên gia kinh tế, nghi vấn của công luận có phần đúng bởi người dân cần được biết các công chức nhà nước, và nhất là các lãnh đạo đang sở hữu những tài sản nào, và nguồn gốc tài chính của tài sản đó.
"Ủy ban kiểm tra Trung Ương Đảng nên có việc là kiểm tra xem xét và đề nghị bà (Thoa) giải trình. Với tiền lương thì chắc chắn không thể nào mua được khối cổ phiếu như vậy. Vậy thì từ những nguồn nào và bằng cách gì mà bà (Thoa) lại có được một số lượng cổ phiếu lớn như thế. Ngoài ra thì gia đình nhà bà ấy cũng có một số (lượng) cổ phiếu rất lớn ở công ty Điện Quang. Vậy thì việc cổ phần hóa đã thực hiện như thế nào và cổ phần đó đã được mua đi bán lại ra làm sao."
Theo cựu viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung Ương Lê Đăng Doanh, luật cổ phần hóa quy định “ưu đãi bán cho lao động trong doanh nghiệp” và cần xem xét liệu việc mua đi bán lại cổ phần của doanh nghiệp này.
Bà Thoa bị chú ý sau khi báo chí phanh phui rằng thứ trưởng Thoa có liên quan tới việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch PVC, người đang bị truy nã quốc tế. Trong thời gian ông Thanh làm chủ tịch PVC từ 2009 đến 2013, công ty này đã thua lỗ 150 triệu đô la.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói:
"Với tư cách là 1 thứ trưởng lãnh đạo bộ Công Thương và cả lãnh đạo xí nghiệp Điện Quang mà bà (Thoa) có một khối lượng cổ phiếu lớn như vậy thì theo điều mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nói là phải đề phòng, phải đấu tranh với những hiện tượng suy thoái, thoái hóa, biến chất. Thế thì đây là một hiện tượng gì? Và sẽ phải xử lý việc này như thế nào? Hay là cứ để việc đó coi như là bình thường và không ai có ý kiến gì cả hay sao? Đấy là điều mà tôi nghĩ là hiện nay dư luận rất quan tâm."
Việc kê khai tài sản cá nhân của các viên chức và lãnh đạo nhà nước luôn được coi là một thủ tục không minh bạch. Báo chí trong nước đồng loạt nêu lên mối quan tâm của dư luận về những hạn chế trong việc kiểm soát tài sản của các quan chức và tính minh bạch trong việc kê khai, giám sát tài sản của cán bộ nhà nước.
Ông Doanh nhận định:
"Trong tình hình ở Việt Nam thì thu nhập ở đâu và nguồn gốc như thế nào thì hiện nay là chưa rõ ràng. Và nếu mà chưa rõ ràng như vậy thì từ trường hợp này có nên rút kinh nghiệm để có sự quản lý nguồn thu và tài sản hay không? Hiện nay có kiểm soát gì đâu. Người ta cứ kê khai như thế còn thì tại sao người ta lại giàu đến như thế thì không có ai xem xét nguồn gốc tại đâu cả."
Theo VnEconomy, một người anh trai của bà Thoa, ông Hồ Đức Lam, đang nắm giữ chức chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông. Báo điện tử của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam cho biết người Ông Hồ Đức Lam sở hữu khối tài sản chứng khoán trị giá 290 tỷ đồng, và có các con trai giữ những chức vụ quan trọng tại Nhựa Rạng Đông.
Cả Điện Quang và Nhựa Rạng Đông đều đã thực hiện cổ phần hóa, bán vốn Nhà nước và niêm yết trên sàn chứng khoán.