Sunday, March 20, 2016

Nỗi lo sợ lớn nhất của cương thi cộng sản

Nguyễn Thành Trí – Sài Gòn, 20/3/2016
1
Cương Thi là Xác Chết Sống Lại. Cương Thi Cộng Sản là Xác Chết Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Liên Sô sống lại ở Hoa Lục và ở Việt Nam, đó là Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng. Thật oái oăm và rất mỉa mai là cả hai Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng lại rất sợ chết một lần nữa, tan xác như Liên Sô và bị hoá vôi hoá đá như Đảng Cộng Sản Nga.
Có lẽ cả hai Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng đều mạnh miệng kết tội Mikhail Gorbachev đã làm tan xác Liên Sô hai mươi lăm năm về trước. Quả thật, Liên Bang Sô Viết, cái thành trì cách mạng vô sản vững mạnh của thế giới, đã bị sụp đỗ và bị chôn vùi dưới nấm mồ lịch sử mà không bao giờ được xây dựng lại một lần nữa. Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chết! Tuy nhiên, ở Hoa Lục và ở Việt Nam những xác chết cộng sản đã đội mồ sống lại để trở thành những cương thi cộng sản. Một lần nữa khẳng định hiện tại đó là những Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng.
Trong những năm từ 1975 đến1990 sau chiến tranh Việt Nam hầu như có rất nhiều người đã không thể tưởng tượng ra được một đế quốc cộng sản rộng lớn, sừng sỏ nhất, không hề chịu thua ai, là Liên Bang Sô Viết đã bị vỡ ra thành những đất nước riêng biệt độc lập, tự do, mà hiện nay Tân Hoàng Đế Nga Putin có muốn tái xâm chiếm, thu gom họ lại cho Đế Quốc Liên Bang Nga một lần nữa cũng không được. Quả thật, Liên Bang Sô Viết đã tiêu vong, và cái vệ tinh của nó là Khối Cộng Sản Đông Âu cũng không còn nữa.  Rất rõ ràng là Hoa Kỳ đã đạt được chiến thắng địa chính trị một cách ngoạn mục nhất thế kỷ 20 mà không phải dùng tới hoả lực nguyên tử có thể huỷ diệt hàng triệu sinh mạng.
Rất rõ ràng là cái Thành Trì Cách Mạng Vô Sản đã bị phá vỡ. Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt. Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chết.  Tuy nhiên, cái xác chết của Chủ Nghĩa Cộng Sản như một thứ cương thi quỉ quái dai dẳng sống sót trở lại ở vài nơi trên mặt đất này, và ở Hoa Lục, ở Việt Nam, bọn chúng trở thành Cương Thi Tàu Cộng, và Cương Thi Việt Cộng. Những cương thi cộng sản Miên, Lào, Bắc Hàn, Cu Ba không có gì đáng kể, vì bọn chúng chưa biết đúng cách hút máu tươi của bọn tư bản tây phương.  Chỉ có riêng bọn Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng đã biết rành cách thức mánh khóe, thủ đoạn mở cửa sau làm kinh tế thị trường với các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước quản lý theo kiểu kinh tế Sô Viết cũ, nhưng đóng cửa trước làm chính trị cương thi cộng sản độc đảng, độc tài. Tại sao? Vì bọn Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng có một nỗi lo sợ lớn nhất là sẽ như Xác Chết Liên Sô đã thực sự bị ngã xuống, bị vùi chôn, và sẽ như Đảng Cộng Sản Nga bị hoá vôi hoá đá, rồi không thể nào sống lại thành cương thi cộng sản để được hút máu tươi của bọn tư bản tây phương.
Cả hai bọn Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng đều lo sợ cái độc quyền cai quản Hoa Lục và Việt Nam của bọn chúng đang có trong tay hôm nay có thể sẽ bị vuột mất vào ngày mai.  Cả hai bọn Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng phải học kỹ, thuộc lòng bài học Liên Sô và phải hết sức động não tìm ra cách nào để có thể thực hiện ngăn chặn được biến cố Liên Sô xảy ra ở Hoa Lục và ở Việt Nam.
Trong mười năm 1985-1995 cả hai đảng Tàu Cộng và Việt Cộng đều đã bị chấn động dữ dội gây ra bởi các nổ lực cải tổ của Gorbachev ở Liên Sô như một cơn động đất quá mạnh.  Cuộc đấu tranh ý thức hệ trong nội bộ đảng Tàu Cộng và Việt Cộng trong thời gian Gorbachev đẩy mạnh sự cải tổ lên tới cao điểm cũng đã gay gắt khi những phần tử cực-bảo-thủ cộng sản lên án Gorbachev là một tên Xét Lại – Revisionist và họ đã tích cực chống lại Chủ Nghĩa Xét Lại của Gorbachev nếu được đem thực hiện ở Hoa Lục và ở Việt Nam. Lịch sử đảng Tàu Cộng và Việt Cộng đều đã cho thấy rõ ràng những tên Xét Lại, nói đúng hơn là những người có tư tưởng cải cách, ủng hộ chính sách của Khrushchev hoà hoãn với tây phương, ở trong hai đảng đều bị trừng trị trong thời kỳ của hai Đảng Trưởng Mao-Hồ!
Tuy nhiên, ngay sau khi Mao chết vào năm 1976, những tên Xét Lại ở trong đảng Tàu Cộng đã cướp quyền lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Hoa Lục cho tới nay.  Một trong những tên Tàu Cộng Xét Lại tiêu biểu, nổi tiếng nhất là Đặng Tiểu Bình. Có một đặc điểm mỉa mai cho những tên Tàu Cộng Xét Lại là bọn chúng phải luôn núp dưới bóng của xác chết Mao để được che chở là có truyền thống cách mạng Tàu Cộng. Riêng ở Việt Nam có vụ án Xét Lại Chống Đảng, theo Nga Cộng chống Tàu Cộng, nên đã có nhiều tên Việt Cộng Xét Lại bị bắt nhiều năm mới được thả.  Rất đúng như vậy vì cả hai đảng Tàu Cộng và Việt Cộng đều không chấp nhận có cải cách thực sự, mặc dù cả hai đều cần phải cải cách. Họ đã kết tội Gorbachev là một tên Xét Lại, một người cải cách, đã làm tan xác Liên Sô và làm chết tiệt Đảng Cộng Sản Nga. Ở Hoa Lục có Đặng Tiểu Bình cũng là một tên Xét Lại, một người cải cách, nhưng Đặng đã không làm chết Đảng Tàu Cộng mà trái lại đã giết chết mấy ngàn sinh viên biểu tình đòi hỏi dân chủ và tự do vào năm 1989 ở Quảng Trường Thiên An Môn.
Hiện tại cũng có thêm một điều tế nhị và rất mỉa mai là cả hai đảng Tàu Cộng và Việt Cộng rất lo sợ cải cách hay bị cải tổ, nên họ cứ khăng khăng cho rằng cái nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ cái thành trì cách mạng vô sản thế giới, khiến cho Công Nhân Các Nước Không Thể Đoàn Kết – Workers Of All Lands“Cannot”Unite là không phải do cái hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Liên Sô, mà chính là do những tên đảng viên Cộng Sản Nga quá nhiều tham nhũng dưới sự chỉ huy của Tổng Bí Thư Gorbachev! Vì đã có những nhận định như thế, nên cả hai đảng Tàu Cộng và Việt Cộng vẫn phải cố ra hết sức duy trì cái hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Hoa Lục và ở Việt Nam càng lâu càng tốt.
Hơn thế nữa, bọn chúng cũng nhận thấy qua các triều đại tổng bí thư Tàu Cộng-Việt Cộng ở trong cả hai đảng đều có quá nhiều tên đảng viên Tàu Cộng-Việt Cộng quá độ tham nhũng, cho nên bọn chúng luôn luôn mồm loa mép giải lớn tiếng tuyên truyền chống tham nhũng.  Thật là oái oăm khi bọn chúng càng lớn tiếng chống tham nhũng chừng nào thì ở Hoa Lục và ở Việt Nam càng có nhiều đảng viên cộng sản tham nhũng thêm chừng ấy. Tại sao? Các đảng cộng sản cầm quyền quản trị quốc gia, chỉ huy nền kinh-tài toàn quốc đều cho phép đảng viên cộng sản làm kinh tế trong các tập đoàn doanh nghiệp đủ loại, các cấp lớn nhỏ của nhà nước để làm giàu vì bọn chúng có cơ hội và những đặc quyền làm giàu trước các thành phần khác trong xã hội. Chính các tập đoàn kinh tế nhà nước này là cơ chế tổ chức truyền thống tham nhũng của đảng cộng sản, mà những tên lãnh đạo các cấp của đảng cộng sản cầm quyền không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân của nước đó.
Vào lúc hai mươi lăm năm trước vấn đề cải cách và cải tổ cơ chế đối với Liên Bang Sô Viết cực kỳ quan trọng, và Gorbachev đã làm hết sức mình để đẩy mạnh công cuộc cải cách cũng để cưú nguy Liên Sô.  Giả sử như công cuộc cải cách của Gorbachev đã được tiếp tục và thành công, thì có lẽ Liên Sô vẫn còn sống ở đó dưới một hình thức khác vì đã được cải tổ cơ chế, tái cấu trúc guồng máy lãnh đạo với kết quả có lẽ Liên Sô vững mạnh hơn, vì đã thực sự tiêu diệt được con vi trùng tham nhũng trong cơ thể của đảng Cộng Sản Nga.  Trên thực tế cuộc đảo chính ba ngày do những tên cực-bảo-thủ cộng sản muốn truất phế Gorbachev với mục đích cũng để cứu nguy Liên Sô bằng cách phá hỏng công cuộc cải cách của Gorbachev, nhưng cuộc đảo chính của những tên cực-bảo-thủ cộng sản đã không thành công, và nó thực sự đúng lúc đã đóng đinh cái nắp quan tài của chủ nghĩa Cộng Sản, làm tan xác Liên Sô và Đảng Cộng Sản Nga đã trở thành vôi thành đá ngàn năm ù lì không thể nhúc nhích!
Sự kiện lịch sử công cuộc cải cách của Gorbachev và sự kiện Yeltsin đẩy lùi những chiếc xe tăng trong cuộc đảo chính của những tên cực-bảo-thủ cộng sản Nga đã làm tan xác Liên Sô và làm chết tiệt Đảng Cộng Sản Nga không thể nào sống lại, nó cũng đúng là nỗi lo sợ lớn nhất của các bọn cương thi cộng sản hiện nay. Riêng đối với cả hai bọn Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng thì việc cải tổ, tái cấu trúc nền kinh tế kiểu Sô Viết cũ như hiện nay ở Hoa Lục và Việt Nam, cụ thể hơn là phải cải tổ triệt để các tập đoàn kinh tế nhà nước, rất là cấp thiết, tối quan trọng. Tận diệt bọn cương thi cộng sản tham nhũng là việc rất cần thiết và phải thực hiện càng sớm càng tốt cho dù cả hai đảng Tàu Cộng và Việt Cộng phải bị mất rất nhiều máu cương thi cộng sản.
Tuy nhiên, cả hai bọn Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng lo sợ nhất cái sự kiện lịch sử Yeltsin lật ngược cuộc đảo chính của phe cực bảo thủ cộng sản sẽ xảy ra cho bọn chúng. Vì giải pháp Yelsin có kết quả chắc chắn và nhanh hơn công cuộc cải cách Gorbachev. Và lịch sử nước Nga cũng đã có đúng người đúng lúc, một cách dứt khoát Boris Yeltsin đã được đa số người Nga nồng nhiệt ủng hộ và bầu chọn Yeltsin làm tổng thống dân cử đầu tiên ở nước Nga để họ được hít thở không khí tự do trong cả nước Nga không cộng sản trong lúc Liên Sô của Gorbachev chưa cải cách được gì cho nhiều thì đã bị tan rã.
Cộng thêm vào tình trạng cán bộ, đảng viên quá độ tham nhũng là những nguyên nhân nội tại, lúc đó trong nước Nga như là tình trạng kinh-tài Nga bị suy giảm trầm trọng, tình trạng quản lý kém, cán bộ đảng viên thiếu năng lực, thiếu minh bạch, nhưng bọn chúng có thừa chủ nghĩa giáo điều và tệ nạn quan liêu cửa quyền đã giết chết Đảng Cộng Sản Nga và làm tan xác Liên Sô.  Những vấn đề này rõ ràng là căn bệnh ung thư di truyền bẩm sinh của Đảng Cộng Sản Nga đã có ngay trong thời kỳ mới khai sinh đảng, và rồi qua thời gian căn bệnh ung thư di truyền bị lây lan, di căn ra khắp Liên Sô và cả Khối Cộng Sản Đông Âu.
Ngoài ra, cũng còn những nguyên nhân ngoại tại mà bọn cương thi cộng sản luôn luôn nêu lên để giải thích cho việc Liên Sô bị sụp đổ là do có sự hiện diện đầy sức quyến rũ của Đế Quốc Mỹ trong khu vực.  Các chính sách và ảnh hưởng của Đế Quốc Mỹ chắc chắn đã kích thích lòng ham muốn vọng ngoại của các đảng viên cộng sản và làm mất đoàn kết trong hàng ngũ đảng viên để tạo sức ép và thúc đẩy mạnh hơn công cuộc thay đổi guồng máy lãnh đạo và chính thể như Boris Yeltsin đã thực hiện ở nước Nga.
Lẽ tất nhiên dễ nhận ra là Hoa Lục Tàu Cộng hiện tại rất khác với Liên Bang Sô Viết ở thế kỷ 20.  Trong khi Liên Sô đã bị xiết chặt, bị cô lập tới kiệt quệ; Hoa Lục Tàu Cộng hiện tại có nguồn vốn ngoại quốc đầu tư trực tiếp và bọn tư bản tây phương đã cải tạo thành công một Hoa Lục nông nghiệp lạc hậu trở nên một Hoa Lục xí nghiệp gia công hàng hoá sản xuất lớn cho thị trường tiêu thụ thế giới. Rất rõ ràng Hoa Lục Tàu Cộng đã chứng kiến tình cảnh của Liên Sô phải bị kiệt sức gục ngã trong lúc công cuộc cải cách của Gorbachev được thúc đẩy thực hiện, nhưng Liên Sô và nước Nga của Gorbachev đã không được tiếp nhận truyền cho dòng máu tươi của bọn tư bản tây phương, nên đã bị thiếu máu tư bản một cách rất trầm trọng cho tới chết.  Đây cũng là những chi tiết giá trị trong bài học Liên Sô mà cả hai Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng phải ghi nhớ thuộc lòng để khi thực hiện cải cách, cải tổ tái cấu trúc guồng máy vẫn có thể vận dụng tính chất gian manh quỉ quyệt của cương thi cộng sản mà biết đúng cách hút máu bọn tư bản để tiếp tục còn làm cương thi cộng sản đầu đàn cầm quyền.
Tình trạng hiện tại của Hoa Lục Tàu Cộng vẫn còn là một nước đang phát triển, trên mọi lãnh vực nó chắc chắn chưa đạt tới mức của một quốc gia phát triển như Hoa Kỳ.  Hơn nữa, Hoa Lục Tàu Cộng không thể nào trở nên một quốc gia thực sự phát triển, khi Đảng Tàu Cộng chưa trả lại tiếng nói trung thực của Nhân Dân Hoa Lục.   Tiếng nói trung thực của Nhân Dân Hoa Lục và Nhân Dân Việt Nam cũng là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của Cương Thi Tàu Cộng và Cương Thi Việt Cộng trong hiện tại./.
Theo VietNamDaily.News

Đuổi ra khỏi nhà khi chưa dọp dẹp

Lê Hải Lăng-03-20-2016
 1
TheoVneconomy(thttp://vneconomy.vn/thoi-su/tan-thu-tuong-tuyen-the-ngay-74-toi-20160320022231487.htm)thì tân thủ tướng tuyên thệ ngày 7 tháng 4 năm 2016.Thế là những người mà người ta dùng từ ngữ nôm na đặc trưng để gọi như Ba X,Tư móm,Cóc hội hói .Họ chưa kịp dọn dẹp đã phải nhận giấy tống ra khỏi cung đường.Chuyện vắt chanh bỏ vỏ, đấu đá tranh chức hạ bệ giết nhau trong bóng tối là chuyện thường ngày xảy ra dưới cái trướng nhà nước XHCNVN.Cho nên không ai lạ gì khi có Điều lệ này luật(rừng)kia tranh công giữ cái ghế “bán nước”.
Thế là Chủ tịch nước cởi áo gấp gáp ra đi “Đã để lại hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân” (mượn chữ cuả Vietnam +)trong đó có ngư dân cương quyết bám biển để Tàu cộng chém giết trong hải phận cuả mình.
Thế là ông Chủ tịch quốc hội lại một phen vung tay muá miệng : “TBT ra điều lệ quyết sai thì tôi chịu ra đi sớm hơn dự định chớ biết bắt hết sâu thì lấy ai làm việc”.
Thế là ông Thủ tướng ưá gan cây đỉnh lý luận không phải Kiên Giang, đầy vơi giọt lệ biển mặn đồng bằng sông Cưủ long ,phải về lại bưng “đảng giao thì tôi làm”,nay TBT đuổi về sớm nuôi Ếch thì tôi chịu chả biết hơn thua Lú lẩn để mất cả chì lẫn chài sao.
Thế là cái ông Ôbamá coi vậy cũng đễu nhỉ.Trước và sau đại hội đảng CSVN không chịu đi thăm,cứ hoản lên hoản xuống ,làm như là ông TBT dạo nào đi Cu Ba há mõ hát Mác Lê để rồi bà TT Ba Tây sợ lây bệnh hoang tưởng mà hủy bỏ chuyến ông Bí tới thăm.Tháng này Ôbamá đi Havana ,nghe đâu tháng năm tới mới đi Hà Nội để nghe người miền Bắc “ný nuận” mà không gặp chàng hiu cởi ngựa TPP rồi. Thấy chàng X thiệt thòi vì chơi trò nuôi khỉ để rồi khỉ được ai cho ăn chuối thì hè nhau đại náo thiêncung.Nhưng ở đời cái đảng CS là cái đảng độc tài tham lam quỷ quyệt ,phe tham nhũng ít đánh phe tham nhũng nhiều
bên nào có phép “Ai mua nước tôi bán nước cho” Ai được Tôn Ngộ Không mua được biển, được đất thì kẻ ấy làm chủ tình hình.
Cách đây 41 năm người dân miền Nam đang bưng chén cơm ăn ,bị đảng CSVN chận miệng tống khứ ra khỏi nhà để cướp. Đảng CSVN dùng súng ống đạn dược Nga Tàu tàn sát đồng bào cuả mình cho thế lực ngoại bang Tàu cộng bành trướng lãnh thổ.
Ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng bị đuổi ra khỏi nhà khi chưa tới ngày dọn.Các ông có cái khác dân thường là vàng bạc đô la đã chất đầy nhà thờ họ từ Nghệ An ,Long An cho tới Kiên Giang.Máu và sinh mạng cuả hai miền Nam Bắc đã đổ xuống cho các ông ca tụng cái đảng độc tài diệt chủng “quang vinh muôn năm”.
Chuyện ở đời : “Hàm huyết phún nhơn tiên ô tự khẩu” .Các ông ngậm máu phun người trước tiên là dơ miệng mình trước ,thì chính đồng chí các ông lại ngậm máu phun vào mặt các ông .Miệng họ cũng bị dơ mà cũng đầy ngập đô la vàng bạc như các ông.
Cũng như các ông hô hào định hướng XHCN .BCT mới,chủ tịch mới,thủ tướng mới,CT quốc hội mới .Tất cả chỉ là sân khấu chính trị mà băng đảng cộng sản tranh giành hoán đổi phe này phe kia để cướp giật tài sản quốc gia cho đầy túi tham qua cái “bảo vệ đảng,bảo vệ chế độ” như ông Trọng phán .
Đã gọi là băng đảng thì làm sao có ai vì dân vì nước được chứ !
Theo VietNamDaily.News

Trung Quốc thừa nhận bắt nhà báo "biến mất bí ẩn" tại Bắc Kinh

Thu Hằng 
Theo RFI- 20-03-2016 20:12 
media
 Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh AFP PHOTO / STEPHANE DE SAKUTIN
Sau vụ năm nhân viên nhà sách Hồng Kông mất tích một cách bí ẩn và lộ diện vài tháng sau đó, thêm một vụ mất tích kỳ lạ diễn ra tại Trung Quốc, lần này ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Một nhà báo Trung Quốc khoảng 30 tuổi bị mất liên lạc từ thứ Ba, 15/03/2016. Vợ và luật sư của nhà báo e rằng ông bị cảnh sát bắt. Ngày 20/03, cảnh sát thừa nhận đã bắt giữ nhà báo này.
Thông tín viên RFI Heike Schmidt từ Bắc Kinh cho biết thêm chi tiết :
« Tối thứ Ba, nhà báo kiêm bình luận gia gọi điện cho vợ mình, nói rằng đang lên máy bay đi Hồng Kông. Kể từ đó, anh bặt vô âm tín. Giả Hà (Jia Jia) không hề đặt chân tới nhà người bạn.
Việc nhà báo Giả Hà mất tích có vẻ có liên quan tới một bức thư ngỏ đòi chủ tịch Tập Cận Bình từ chức. Được « rất nhiều thành viên trung thành với đảng Cộng sản » ký, bức thư cáo buộc « đồng chí Tập » đã « từ bỏ nguyên tắc lãnh đạo tập thể » và « tập trung quyền lực trong tay mình ».
Lệnh mới của chủ tịch Trung Quốc yêu cầu các phương tiện truyền thông phải phục vụ Đảng, chứ không phải phục vụ dân, khiến « toàn quốc bàng hoàng », theo lời bức thư ngỏ được công bố ngày 04/03 trên website của Wujia News, một trang thông tin liên quan tới Nhà nước. Từ đó, bức thư đã bị gỡ bỏ khỏi trang trên.
Vậy mối liên hệ giữa Giả Hà và bức thư trên là gì ? Luật sư của nhà báo nhấn mạnh : « Không có liên hệ gì cả ». Còn theo bạn bè của nhà báo trẻ, Giả Hà, thường được biết tới với những lời bình luận xã hội-chính trị, có thể chỉ báo trước cho mỗi đồng nghiệp cũ và là giám đốc trang Wujia News về bức thư với lời lẽ mạnh mẽ hiếm có chống lại chính quyền. Trước khi biến mất, Giả Hà thổ lộ rằng anh lo ngại sẽ bị bắt ».
Tin giờ chót cho biết công an Trung Quốc xác nhận nhà báo Giả Hà hiện đang bị giam giữ.

Bảo hiểm cho công nhân

Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2016-03-20  
043_dpa-pa_57946048.jpg
Các công nhân nữ trong một xưởng may.
Các khoản bảo hiểm đối với công nhân
Theo quyết định 959/QĐ – BHXH được áp dụng từ ngày 01/01/2016 quy định các mức khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định dựa trên mức lương cơ bản của công nhân như sau:
Bảo hiểm y tế trong công ty thì nếu mình bị bệnh đi khám bảo hiểm sẽ được miễn phí 100% trong bệnh viện.
- Chị Truyền
Bảo hiểm xã hội thì mức phí đóng là 26%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 8%, trong tổng số lương cơ bản còn 18% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Bảo hiểm y tế thì mức phí đóng là 4,5%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 1,5%, trong tổng số lương cơ bản còn 3% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Bảo hiểm thất nghiệp thì mức phí đóng là 2%, tuy nhiên công nhân chỉ đóng 1%, trong tổng số lương cơ bản còn 1% sẽ do doanh nghiệp đóng.
Ngoài ra phí công đoàn 2% sẽ do doanh nghiệp đóng tất cả.
Các khoản bảo hiểm này không bao gồm trợ cấp và phụ cấp.
Trên đây là những khoản đóng bảo hiểm bắt buộc đối với công nhân và doanh nghiệp, tuy nhiên có những sự khác nhau giữa các công ty.
Chị Đậu Thị Truyền làm trong công ty EINSVINA ở Bình Dương chia sẻ, công ty chị từ khi bắt đầu làm hợp đồng thì công ty yêu cầu các công nhân phải nộp 3 khoản bảo hiểm bắt buộc, tiền đóng bảo hiểm dựa trên phần trăm lương cơ bản của công nhân.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, 400 ngàn tùy mức lương cơ bản của mình
Chị Nguyễn Thị Huệ là một công nhân làm ở Bình Dương cũng cho biết, công ty cũng bắt các công nhân đóng 3 khoản bảo hiểm, tuy nhiên trong 100% tiền bảo hiểm thì công nhân chỉ đóng 30% trong số tiền bảo hiểm, còn 70% còn lại của tiền bảo hiểm thì công ty sẽ đóng cho.
000_Hkg9744211.jpg
Công nhân ngành đường ray.
“Bảo hiểm thất nghiệp, y tế, bảo hiểm xã hội mình đóng 30% công ty đóng cho 70%, 30% đó thì một tháng mình đóng khoảng 400 đến 500 tùy theo mức lương.”
Anh Trần Điển làm trong công ty sản xuất giấy An Hòa chia sẻ, làm trong công ty giấy An Hòa rất độc hại, nhất là về chất hóa học, nên các công nhân trong công ty này được nhiều ưu ái hơn, bên cạnh những bảo hiểm pháp luật bắt đóng thì công ty còn đóng cho các công nhân nhiều khoản bảo hiểm khác nữa, mà đây không phải là tiền của công nhân, công nhân chỉ đóng bảo hiểm xã hội.
Anh Điển tiếp lời:
Công ty đóng cho em rất nhiều bảo hiểm, còn em chỉ đóng bảo hiểm xã hội thôi. Và bảo hiểm xã hội thì bọn em đóng 70% theo quy định nhà nước. Còn công ty em sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm hàng không cho. Đó là những bảo hiểm mà công ty em đóng theo qui định cho bảo hiểm, qui định của nhà nước
Những lợi ích của bảo hiểm
Theo các công nhân chia sẻ, thì việc đóng các bảo hiểm bắt buộc là rất có lợi cho công nhân, vì theo họ việc đóng bảo hiểm này giống như tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng, không mất gì cả mà mình có lợi, trước sau thì tiền đó cũng là của mình.
Chị Huệ chia sẻ:
“Em thấy cũng có lợi, làm lâu năm đóng vô đó thì mình có lợi hơn hại vì công ty chịu cho 70% rồi, mình chỉ chịu 30%. Làm một năm thì mình được hưởng bằng một tháng lương cơ bản. Nói chung là mình cũng có lợi chứ không ảnh hưởng chi cả.”
Công ty đóng cho em rất nhiều bảo hiểm, còn em chỉ đóng bảo hiểm xã hội thôi. Và bảo hiểm xã hội thì bọn em đóng 70% theo quy định nhà nước.
- Anh Trần Điển
Còn chị Truyền một công nhân đã có thai 6 tháng rồi chia sẻ, chị thấy đóng bảo hiểm rất tốt cho công nhân, nhất là những người trong thời kỳ mang thai, vì khi đi khám thai chị không phải mất tiền khám, mà một ngày mình đi khám đó thì tiền lương mình vẫn được nhận ở công ty dù mình không phải đi làm. Hơn nữa trong bảo hiểm y tế quy định, chị được nghỉ 6 tháng để sinh, trong 6 tháng đó thì chị vẫn được nhận số lương cơ bản của mình.
Chị Truyền tiếp lời:
Bảo hiểm y tế trong công ty thì nếu mình bị bệnh đi khám bảo hiểm sẽ được miễn phí 100% trong bệnh viện. Bảo hiểm thất nghiệp thì hôm sau mình nghỉ việc thì được hưởng chế độ lương thất nghiệp một năm ba tháng. Còn bảo hiểm xã hội thì sau khi mình nghỉ việc là được hưởng tiền, một tháng mình đóng vào đó bao nhiêu tiền thì khi nào mình nghỉ việc thì được hưởng bấy nhiêu tiền. Tiền bảo hiểm này giống như mình gửi tiết kiệm vậy chứ chẳng mất mát gì cả. Nói chung ai đi làm công ty 100 người đều tham gia, trừ khi mình đi làm các công ty khác thì công ty nào mà nó không có đóng bảo hiểm thôi, còn đi vào công ty nào làm mà có đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thì hầu như là công nhân tham gia hết. Sau khi mình sinh vẫn được thừa hưởng tùy lương cơ bản thôi, ví dụ: lương cơ bản 3.700.000 thì được hưởng 20.000.000 (lương 6 tháng). Công ty cho mình nghỉ 6 tháng để sinh em bé. Trong 6 tháng đó mình đi khám bệnh, chữa bệnh gì đều được miễn phí mà không phải đóng tiền.
Là một công nhân làm việc lâu năm trong các công ty chị Truyền cũng chia sẻ với chúng tôi, trước đây thì công nhân họ không đóng bảo hiểm và công ty không bắt buộc, nhưng sau này khi có luật mới yêu cầu các công nhân đóng bảo hiểm, các công ty phải làm bảo hiểm cho các công nhân thì công nhân có có lợi hơn và cuộc sống của công nhân cũng được đảm bảo hơn.

Vĩnh Phúc: Cháy lớn tại nhà máy gạch Viglacera, cầu viện xe chữa cháy của Hà Nội

Dân trí Các công nhân nhà máy gạch Viglacera đang trong giờ làm việc bỗng phát hiện ngọn lửa bùng phát tại nhà máy này. Trong chốc lát, ngọn lửa bùng lên dữ dội cùng cột khói cao hàng chục mét bao trùm khu nhà máy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Vĩnh Phúc đã phải cầu viện xe chữa cháy chuyên dụng của Hà Nội.


chay-1458483493233

Cháy lớn tại nhà máy gạch Viglacera Vĩnh Phúc.

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng gần 18h, ngày 20/3. Ngọn lửa đã bùng phát tại khu vực lò sấy của nhà xưởng gạch thành phẩm thuộc nhà máy Viglacera Thăng Long (thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Ít phút sau cột khói cao hàng chục mét bao trùm cả khu vực nhà xưởng rộng hơn 1.000m2.
Lực lượng chữa cháy tại chỗ của nhà máy sau nỗ lực chữa cháy bất thành đã báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC Vĩnh Phúc. Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng Cảnh sát PCCC Vĩnh Phúc đã điều hàng chục lượt xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường dập lửa, cứu hộ, cứu nạn.
Do ngọn lửa bốc mạnh, lực lượng chữa cháy Vĩnh Phúc đã xin chi viện 3 xe chữa cháy chuyên dụng của Phòng Cảnh sát PCCC huyện Đông Anh (thuộc Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội). Công an phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên cùng lực lượng dân phòng cũng có mặt để bảo vệ tài sản, hỗ trợ phân luồng giao thông cho lực lượng chữa cháy làm nhiệm vụ.
Đại tá Trần Anh Dũng, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Toàn bộ phần mái của nhà xưởng rộng trên 1.000m2 đã bị lửa thiêu trụi... Tại thời điểm xảy cháy vẫn có công nhân làm việc tuy nhiên không có thiệt hại về người”.
Theo Tổng công ty Viglacera, nguyên nhân được xác định ban đầu là do sự cố mất điện đột ngột gây sốc điện, gây cháy phần mái vật liệu nhựa Composit dùng để lấy ánh sáng, vì vật liệu nhựa bị cháy nên đã gây ra đám khói khá lớn.
Đến hơn 19h, đám cháy đã được khống chế hoàn toàn, ngăn chặn cháy lan phần mái nhà xưởng còn lại.
Hiện vụ hỏa hoạn đang được cơ quan chức năng tỉnh này làm rõ.
 20/03/2016 - 21:03
Tuấn Hợp - Lan Hương

Nhà máy bị dân bao vây phản đối phải di dời

NGUYỄN DƯƠNG-09:35 20/03/2016
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa quyết định cho di dời Nhà máy phân bón Sao Nông gây ô nhiễm môi trường khiến người dân nhiều lần tập trung phản đối.

Nhà máy bị dân bao vây phản đối phải di dời
Ảnh minh họa.
Chiều 19/3, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, chủ trì buổi làm việc với đại diện người dân thôn Đa Sỹ (xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa), lãnh đạo các sở, ngành chức năng và Công ty cổ phần sản xuất và thương mại tổng hợp Cường Phát về vấn đề nhà máy hoạt động gây ô nhiễm khiến dân bức xúc.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch tỉnh yêu cầu lãnh đạo các ngành chức năng giải trình, làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề quy hoạch, trình tự thủ tục đầu tư dự án, việc thực hiện các bước trong quá trình đầu tư, các quy định của pháp luật về môi trường… để doanh nghiệp và người dân hiểu.
Trước việc người dân bức xúc vì nhà máy gây ô nhiễm, ông Xứng nghiêm túc nhận trách nhiệm trước người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, vị Chủ tịch quyết định dừng toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy; đồng ý cho công ty tiêu thụ hết số sản phẩm, nguyên liệu trong kho.
“Công ty Cường Phát đã cơ bản đảm bảo trình tự, thủ tục đầu tư Nhà máy phân bón Sao Nông. Tuy nhiên công ty chưa thực hiện đúng các bước theo quy định nên đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc”, ông Xứng khẳng định.
Vì lý do đó, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý cho di dời toàn bộ Nhà máy phân bón Sao Nông sang địa điểm mới để tiếp tục hoạt động sản xuất với điều kiện phải đảm bảo mọi quy định của nhà nước, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh, môi trường.
Nhà máy sản xuất phân bón Sao Nông có công suất thiết kế 9.500 tấn/năm. Nhà máy chính thức chạy thử ngày 8/11/2015. Trong quá trình hoạt động, khí thải của nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của hàng trăm hộ dân thôn Đa Sỹ.
Người dân địa phương đã tổ chức tập trung trước cổng đơn vị này để thể hiện sự bức xúc về vấn đề trên. Ngày 20/2/2016, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa quyết định tạm dừng hoạt động của Nhà máy để yêu cầu khắc phục hệ thống xử lý môi trường đảm bảo đúng quy định.
Người dân căng băng rôn, khẩu hiệu trước cổng nhà máy thể hiện sự bức xúc. Ảnh: Nguyễn Dương.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện một vài giải pháp như nâng cao ống khói lên 28 m, thu gom bụi khí thải từ lò hơi để xử lý tại bể dập bụi… công ty chưa có báo cáo nghiệm thu các giải pháp bảo đảm vệ sinh môi trường với các ngành chức năng và UBND tỉnh thì lại tiến hành hoạt động trở lại và tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.
Điều này khiến người dân càng thêm bức xúc nên rất nhiều lần tụ tập đông người trước cổng nhà máy nhiều ngày để phản đối và yêu cầu nhà máy phải di dời.
Theo Zing News

Chợ Hóa An cháy lớn

BẠCH DƯƠNG - LÊ LÂM-14:55 20/03/2016
Chợ Hóa An (Biên Hòa, Đồng Nai) cháy lớn, gần như cùng thời điểm với vụ tai nạn sập Cầu Ghềnh

Chợ Hóa An cháy lớn
Cột khói bốc cao, có thể nhìn thấy từ xa - Ảnh: Bạch Dương.
Cột khói bốc lên từ chợ Hóa An.
Thông tin ban đầu, lúc 12 giờ 30 ngày 20/3, chợ Hóa An (Biên Hòa, Đồng Nai) phát cháy.
Hóa An là một khu chợ nằm trên đường Nguyễn Ái Quốc, bên trong nội ô TP.Biên Hòa.
Vụ cháy chợ Hóa An xảy ra cần như đồng thời với vụ tai nạn đường thủy khiến Cầu Ghềnh đổ sập xuống sông.
Lúc 13 giờ 45 (20/3), trao đổi với PVđại tá Chu Văn Liên, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai cho biết có khoảng 150 m 2 tại chợ Hóa An bị cháy. Tuy nhiên, đám cháy đã được khống chế.
Khói bốc lên nghi ngút. Đứng nhiều km vẫn có thể thấy được cột khói - Ảnh: Bạch Dương.
Theo Báo Thanh Niên

'Quốc hội cần thiết lập nền tảng quốc gia'

Th.S Nguyễn Tiến Trung

 Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn 3 giờ trước 

Image copyrightAFP
Image captionĐảng cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì sự lãnh đạo Quốc hội và chỉ đạo các kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam, theo một số ý kiến quan sát.
Sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, kì bầu cử Quốc hội sắp tới đang thu hút sự chú ý của dư luận, thể hiện ngay trong nhận định của một thành viên trong Hội đồng Bầu cử Quốc gia là kì bầu cử này “phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử”.
Đây là tín hiệu rất rõ của ý dân. Nhân dân đã không còn tin vào sự lãnh đạo “sáng suốt, tài tình” như tuyên truyền của các lãnh đạo cộng sản nữa, và cũng không chấp nhận giao phó vận mệnh quốc gia vào tay một thiểu số thống trị nữa.
Nhân dân đã ý thức về quyền làm chủ đất nước của mình, tự mình phải nắm lấy vận mệnh của chính mình, của đồng bào mình, và của đất nước mình.
Quyền làm chủ đất nước đó phải đến với từng công dân cụ thể trong thực tế chứ không phải chỉ là cái “nhân dân” chung chung, mơ hồ, tương tự như các “quan” tuyên bố rằng họ làm quan là do “đảng, nhà nước và nhân dân giao phó”.
Hành động, phát ngôn của giới cầm quyền trong kì bầu cử lần này tiếp tục phơi bày rõ ràng hơn các vấn đề chính trị bức bách khiến Việt Nam trở thành một quốc gia “không chịu phát triển”, lẻ loi và cô độc với thế giới bên ngoài vốn đang phát triển như vũ bão.

Siêu ứng cử viên?

Sáng 15/3, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu một đoàn đi giám sát công tác bầu cử ở Hà Nội. Ông Phúc cũng chỉ là một ứng cử viên vào quốc hội bình đẳng như các ứng cử viên khác nhưng ông lại có quyền đi giám sát công tác bầu cử, chỉ đạo ủy ban bầu cử. Rõ ràng ông Phúc là một “siêu ứng cử viên”.
Tương tự, Mặt trận Tổ quốc tổ chức các vòng hiệp thương, nhưng chủ tịch Mặt trận - ông Nguyễn Thiện Nhân cũng là ứng cử viên vào Quốc hội. Hiệp thương chọn ứng cử viên nào, kiểm phiếu ra sao ông hoàn toàn có quyền thao túng. Một “siêu ứng cử viên” như ông mà không trúng cử vào Quốc hội thì ai có thể trúng?
Minh họa rõ hơn nữa cho điểm này, đến giờ phút này chỉ có các ứng cử viên độc lập than phiền bị Ủy ban Bầu cử gây nhiều khó dễ trong việc hoàn thành các thủ tục ra ứng cử, chứ chưa thấy ai là ứng cử viên do các cơ quan của đảng cộng sản đề cử than phiền điều gì.
Image copyrightGetty
Image captionQuốc hội Việt Nam khóa sắp mãn có thể bầu lại một số chức vụ lãnh đạo cao cấp của nhà nước và chính quyền trong tháng Tư tới đây.
Các ứng cử viên của đảng cộng sản được cả hệ thống chính trị hỗ trợ, từ truyền thông tới chuyện kiểm phiếu, công bố kết quả. Còn các ứng cử viên độc lập phải tự thân vận động, không thể lên báo đài trình bày cương lĩnh tranh cử, không thể diễn thuyết nơi công cộng, không thể giám sát quá trình kiểm phiếu…
Những điểm bất công này chưa kể đến việc lãnh đạo cộng sản đưa ra những cáo buộc như “tổ chức phản động” đứng sau các ứng cử viên độc lập mà không đưa ra được bằng chứng, hoặc chỉ thị không để các phần tử “thế này, thế khác” vào Quốc hội, v.v…
Qua đó cũng thấy rõ sự thiếu công bằng giữa các ứng cử viên trong đảng và ngoài đảng cộng sản.

Thiếu vắng nền tảng

Điều 7 Hiến pháp do đảng cộng sản tự ban hành có ghi rõ: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.
Điều 69 Hiến pháp khẳng định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Tuy nhiên, thiếu tướng Trần Ngọc Thổ tại Hội nghị hiệp thương lần 2 ở Sài Gòn chiều ngày 17/3 đã nói thẳng: “Nhìn vào danh sách ứng cử đại biểu quốc hội thì thấy ngoài Đảng quá nhiều, tự ứng cử quá nhiều. Đây là tổ chức thứ tư (ý ông Thổ nói Mặt trận Tổ quốc) của Đảng sau Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội chứ có phải ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra”.
Như thế, thiếu tướng Thổ đã khẳng định Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc là các tổ chức, cơ quan của đảng cộng sản. Các ứng cử viên trong kì bầu cử quốc hội thực chất là đang thi tuyển vào một cơ quan của đảng cộng sản, với giám khảo là giới lãnh đạo đảng cộng sản chứ không phải nhân dân.
Rõ ràng đây không phải là một cuộc bầu cử “bình đẳng” như điều 7 Hiến pháp quy định. Quốc hội là cơ quan của đảng cộng sản chứ không phải là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” như điều 69 quy định. Quyền làm chủ của nhân dân đang bị vi phạm nghiêm trọng.
Việc nhà cầm quyền thản nhiên đứng trên Hiến pháp và luật pháp do chính họ ban hành cho thấy đất nước này không hề có nền tảng quốc gia. Cai trị quốc gia chỉ là ý chí của thiểu số thống trị chứ không hề dựa trên nền tảng pháp luật chuẩn mực phục vụ cho toàn dân.

Lạm dụng nhân dân?

Từ chuyện không có nền tảng quốc gia đó, nhà cầm quyền dễ dàng lạm dụng nhân dân bằng thứ pháp luật tùy tiện, bất công.
Hiện nay, nhà cầm quyền có thể tăng thuế, phí vô tội vạ. Từ hạt gạo, quả trứng tới chiếc ô tô, xăng dầu, cầu đường,… đều chịu hàng chục loại thuế, phí. Tình trạng thu hồi đất rồi đền bù với giá rẻ mạt đã đẩy không biết bao nhiêu gia đình vào cảnh màn trời chiếu đất, phải lặn lội kêu oan từ Nam tới Bắc.
Chính Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng phải than: “Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm, quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa”.
Image captionTh.S Nguyễn Tiến Trung nhấn mạnh thiếu vắng 'nền tảng quốc gia' có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Thậm chí, khoản 1 điều 46 trong điều lệ của đảng cộng sản còn thẳng thừng: “Tài chính của Đảng gồm đảng phí do đảng viên đóng, từ ngân sách nhà nước và các khoản thu khác”.
Việc này đồng nghĩa người dân phải đi làm vất vả để đóng thuế nuôi một đảng độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật, ngồi lên đầu lên cổ nhân dân. Liệu đây có phải là “người bóc lột người”, “phân chia giai cấp” như thời thực dân phong kiến mà chính các đảng viên cộng sản ngày xưa đã đấu tranh để xóa bỏ?
Các đại biểu quốc hội không hề lên tiếng về chuyện lạm dụng quyền lực, lạm dụng nhân dân này của giới lãnh đạo cộng sản. Vậy họ đang đại diện cho ai?
Rõ ràng cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 còn dang dở vì quyền làm chủ của người dân chưa được hiện thực và bình đẳng trên nền tảng pháp luật chuẩn mực.
Cần phải tiếp tục cuộc cách mạng đó để hiện thực hóa quyền làm chủ bình đẳng của người dân qua một nhà nước cộng hòa chính danh, chấm dứt tình trạng giới cầm quyền đang thao túng quyền làm chủ và lạm dụng nhân dân.

Cần chuẩn pháp luật

Trong báo cáo Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới, các chuyên gia trong và ngoài nước đã khuyến cáo: để thực hiện khát vọng của quốc gia, thể chế chính trị cần phải trở nên hiện đại, minh bạch và hoàn toàn dựa trên nền tảng nhà nước pháp quyền, tức pháp luật chuẩn mực (rule-of-law).
Các lãnh đạo đảng cộng sản và quốc hội bù nhìn không thể làm ra pháp luật chuẩn mực với kiểu tư duy độc quyền như bấy lâu nay. Pháp luật do họ làm ra chỉ phục vụ cho một thiểu số cai trị bất kể nhân dân đang sống như thế nào, có nguyện vọng gì.
Do đó, nếu các ứng cử viên ra ứng cử vào quốc hội lần này mà không đặt mục tiêu hàng đầu trong cương lĩnh tranh cử là làm cho đất nước có pháp luật chuẩn mực, nhằm phục vụ cho toàn dân và thúc đẩy cho xã hội phát triển toàn diện thì không có gì xứng đáng để nói, nghĩa là vẫn tiếp tục muốn được vào Quốc hội để làm đại biểu quốc hội bù nhìn, là công cụ cho đảng cộng sản lạm dụng nhân dân.
Quyền làm chủ của nhân dân là hệ trọng, đất nước phải có pháp luật chuẩn mực là nhất thiết. Nếu không thì làm sao có công lý?
Triết gia Saint Augustine thời trung cổ đã từng nói, “nếu không có công lý, nhà nước sẽ là gì nếu không phải là một băng cướp có tổ chức?”
Đã qua thế kỷ 21 lâu rồi, lẽ nào các lãnh đạo cộng sản lại muốn điều hành đất nước như thời trung cổ?
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, cựu tù nhân chính trị, nhà hoạt động dân chủ hóa và nhân quyền đang sống ở Việt Nam.

Hiệp thương bầu cử Việt Nam đã lạc hậu?

Theo BBC-3 giờ trước 

Quốc hội Việt NamImage copyrightGetty
Image captionViệt Nam sắp tiến hành kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp vào cuối tháng 5/2016.
Hiệp thương được nhà nước và chính quyền Việt Nam sử dụng như một công cụ thay thế cho tranh cử, tuy nhiên kinh nghiệm của nhiều quốc gia từng trải qua thể chế một đảng cho thấy có lộ trình từ tranh cử hạn chế tới tranh cử đầy đủ, theo một nhà phân tích chính trị nội bộ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 20/3/2016, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Chiến lược Quốc tế và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng hiện nay chiến lược 'nhất thể hóa' hệ thống quyền lực và lãnh đạo của đảng đối với hệ thống chính quyền nhà nước đang dẫn đến 'hạn chế tranh cử ngay trong nội bộ' đảng và chính quyền.
Trước câu hỏi, liệu cơ chế hiệp thương được chính quyền sử dụng lâu nay và áp dụng cho kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp năm 2016 còn phù hợp hay đã lạc hậu, so với tình hình phát triển chính trị - xã hội, dân trí và nhận thức của người dân Việt Nam và chuẩn mực chung của quốc tế, nhà nghiên cứu nói:
"Hiện cho đến thời điểm này, thì quy chế hiệp thương... từ năm 1986 đến giờ không có một thay đổi gì từ quy chế tiến hành và thủ tục hiệp thương.
"Và chúng ta nhìn và thấy chưa có một thay đổi gì về thủ tục hay là quy chế gì về hiệp thương. Mà hiệp thương vẫn dựa trên cơ sở các hoạt động theo quy định, trong khung cảnh của hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
"Tôi thấy rằng vì ý nghĩa của hoạt động thực hành của cái gọi là nhất thể hóa, nó dẫn đến việc hạn chế tranh cử ngay trong nội bộ, bởi vì cái đó ảnh hưởng trực tiếp từ nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, ảnh hưởng đến quá trình hiệp thương.
"Người ta dùng hiệp thương để thay cho tranh cử. Đấy là cái hạn chế."

Bao giờ có tranh cử?

Bình luận về việc hàng chục ứng cử viên độc lập đã được chấp nhận qua vòng hiệp thương thứ hai ở một số địa phương trong nước, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói:
"Hiện nay, phải nói rằng danh sách tự ứng cử mà không phải nằm trong sự giới thiệu từ bên Đảng, ví dụ như Hà Nội có khoảng gần năm chục người, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng gần năm chục người, ở các địa phương thì còn khá là ít, một số địa phương là không có, vì cho đến nay đã vượt qua thời hạn nộp hồ sơ tự ứng cử và kể cả ứng cử theo giới thiệu...
"Hoàn cảnh, tình hình như thế đặt ra một cái là khả năng trong tương lai gần thôi thì cũng sẽ cần có đổi mới."
Gần đây, một cựu dân biểu Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm trên truyền thông nước này cho rằng cần có tranh cử.
Trả lời câu hỏi của BBC liệu có nên có tranh cử vào Quốc hội và các hội đồng nhân dân, đặc biệt là tranh cử vào các vị trí lãnh đạo nhà nước và chính quyền hay không, nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nói:
"Trong quá trình đổi mới trước đây ở một số nước đã từng trải qua thể chế một đảng thì dần dần họ sẽ tiến đến mở rộng từ việc hiệp thương sang tranh cử hạn chế và tranh cử đầy đủ.
"Thế thì cũng hy vọng là rồi sẽ tiến đến một hoàn cảnh là sẽ có tranh cử hạn chế, rồi tiến đến tranh cử đầy đủ và cái đấy phụ thuộc rất lớn vào việc Mặt trận Tổ quốc Việt nam đổi mới như thế nào."

Dự đoán nhóm tự ứng cử

Image copyrightAFP
Image captionQuốc hội Việt Nam có tỷ lệ đại đa số đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản đang cầm quyền.
Được đề nghị nêu dự đoán về khả năng và kết quả của các ứng viên độc lập tự đề cử ở Việt Nam trong kỳ bầu cử đang tới, trong đó có một số ứng viên như TSKH Nguyễn Quang A, Nhà báo Trần Đăng Tuấn, TS. Nguyễn Xuân Diện v.v..., ông Hà Hoàng Hợp nói:
"Hiện nay họ đã vượt qua giai đoạn một, tức là họ đã được chấp nhận ở giai đoạn hiệp thương lần thứ nhất.
"Đến lần hiệp thương thứ hai, tùy từng trường hợp cụ thể một thì hiệp thương lần thứ hai sẽ xảy ra.
"Và tôi nghĩ nó sẽ có những điểm đặc thù và đặc biệt, có thể nó sẽ có những khó khăn cho các vị ấy."
Bình luận thêm về các kết quả hiệp thương và đặc biệt về vai trò của Hội đồng Bầu cử Quốc gia Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, trong đảm bảo công bằng cho các ứng viên thuộc mọi thành phần dù tự ứng cử hay được đảng, chính quyền giới thiệu, TS. Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm:
"Tôi thấy kết quả của hiệp thương lần thứ nhất có một điểm tích cực là những người tự ứng cử hầu hết đã lọt vào, tức là đã được chấp nhận để đưa vào hiệp thương lần thứ hai.
"Và đấy là một tiến bộ của Hội đồng Bầu cử, của hiệp thương, nó trả lời rằng là những dư luận, từ chỗ nọ, chỗ kia, nó không có nhiều giá trị," nhà phân tích nói với BBC.
Mới đây, trên một số báo chí, truyền thông ở Việt Nam, xuất hiện một số thông tin, trong đó có dẫn lời một số quan chức, cựu quan chức chính quyền, nêu bình luận cho rằng đằng sau một số ứng viên tự ứng cử độc lập kỳ này ở Việt nam có 'bàn tay' và 'hậu thuẫn' của các tổ chức 'phản động' ở nước ngoài, hoặc coi việc 'có quá nhiều' ứng viên độc lập là hiện tượng đáng 'lo ngại' v.v...