Sunday, July 20, 2014

Phó công an xã bị tố mang gậy đánh dân bầm dập

(Baodatviet) - Công an huyện Thanh Oai, HN đang điều tra tố cáo của công dân về việc phó công an xã Đỗ Động mang gậy gỗ đánh dân bầm dập.
Theo đơn tố cáo của chị Nguyễn Hải Yến trú tại thôn Cự Thần, xã Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Nội) - vợ của anh Chu Văn Hạnh cho biết: Vào khoảng 23h30 phút ngày 11/7/2014, anh Hạnh đi đám cưới ở làng. Sau đó có lên nhà anh rể chơi, và ở đó có gặp ông Nguyễn Đức Mạnh - Phó Trưởng Công an xã Đỗ Động.
"Tại đây, hai người đã xảy ra mâu thuẫn và to tiếng với nhau. Sau đó chồng tôi về nhà anh Hậu ngồi chơi và uồng bia. Tưởng rằng mọi chuyện như vậy là đã xong nhưng anh Mạnh vẫn còn ấm ức. Với lý do chồng tôi cầm dao đuổi đánh anh Mạnh và sử dụng ma túy, anh Mạnh đã gọi rất nhiều Công an huyện và xã xuống lùng sục để bắt chồng tôi.
Lúc đó, anh Mạnh cởi trần mặc quần đùi tay cầm khúc gậy gỗ dài khoảng 1 mét xông vào. Do nhìn thấy rất đông công an nên chồng tôi hoảng sợ chạy sang nhà bên cạnh.
Anh Mạnh và các anh công an huyện vào thì đã không thấy chồng tôi đâu nên chia nhau đi truy đuổi. Khi tìm thấy chồng tôi ở nhà cô Khương, anh Mạnh dùng đèn siêu sáng, gậy và còng số 8 đánh đập dã man vào mặt chồng tôi, khiến máu chảy khắp người”. Chị Yến bức xúc cho biết.
Chứng kiến toàn bộ vụ việc xô xát này, Bà Nguyễn Thị Lập kể lại: Tôi đang nằm trông cháu thì nghe tiếng đập huỳnh huỵch rất lớn. Bà Lập mở cửa sổ ra nghe thấy tiếng chửi bới. “Sau đó tôi thấy anh Mạnh lôi anh Hạnh ra, mặt, đầu và ngực anh Hạnh máu me be bét”.
Theo chị Yến: “Sự thật là thời điểm đấy chồng tôi không đuổi đánh anh Mạnh và sử dụng ma túy. Đó chỉ là cái cớ để anh Mạnh gọi người đến đánh chồng tôi. chồng tôi hai tay đã bị còng và đưa lên ô tô, mặt, mũi, đầu và ngực máu vẫn chảy be bét trước sự chứng kiến của nhiều người làng tôi.
Anh Chu Văn Hạnh tố cáo bị phó công an xã đánh bầm dập.
Anh Chu Văn Hạnh tố cáo bị phó công an xã đánh bầm dập.
Nếu anh Mạnh đang làm nhiệm vụ tại sao lại cởi trần và mặc quần đùi? Đường đường là một phó trưởng công an xã, vì sao lại cầm gậy đánh người ngay giữa “thanh thiên bạch nhật”?
Được biết, anh Hạnh hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đa chấn thương.
Liên quan đến vụ việc, ông Doãn khánh Tùng - Phó công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, theo lời khai của anh Hạnh, những chấn thương của anh là do bị một mình ông Mạnh dùng gậy gỗ đánh liên tiếp. Còn lời khai của ông Mạnh cho rằng anh Hạnh tự ngã đập mặt xuống sân gây thương tích.
Bày tỏ quan điểm về vụ việc, lãnh đạo Công an huyện Thanh Oai khẳng định sẽ làm rõ, xác minh chính xác có hay không việc phó công an xã đánh dân. "Nếu xác định có sự việc như vậy, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc, theo đúng quy định của pháp luật, kiên quyết không có việc bao che, dung túng và công khai sự việc trước nhân dân và công luận".
Đây không phải lần đầu xảy ra trường hợp công an xa bị tố đánh đập dân. Cách đây không lâu, ông Nguyễn Bình (ở xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cũng có đơn tố cáo công an xã Hòa Bình đánh dập lá lách con ông phải nhập viện.
 Theo người đàn ông này, ngày 23/6, ông nhận tin con ông là Nguyễn Tiến Thành (20 tuổi) bị công an xã mời lên làm việc. Ông lên công an rồi về nhà vì không vào được bên trong. Đến khuya, ông trở lại nghe một công an cho biết con ông đã được chuyển sang trạm y tế và ông sang đưa con đi bệnh viện.
Sau khi điều trị tại bệnh viện huyện Xuyên Mộc, con ông tiếp tục được chuyển lên tuyến trên với chẩn đoán: Đau nửa bụng bên trái, mắt sưng tấy, bụng trướng, ổ bụng xuất hiện dịch, chấn thương lá lách. Theo ông Bình, con ông đã bị các công an viên xã Hòa Bình đánh đập gây nên những chấn thương trên.
Anh Thành bị đánh bầm mắt, dập lá lách đang được điều trị tại bệnh viện.
Anh Thành bị đánh bầm mắt, dập lá lách đang được điều trị tại bệnh viện.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lang, trưởng công an xã Hòa Bình cho biết: Tối 23/6, công an xã nhận tin báo có một vụ cãi vã giữa Thành và một nhóm thanh niên nên công an xã đến hiện trường. Đến nơi, công an viên và dân quân tự vệ đã xịt hơi cay, bắt giữ Thành.
“Khi đến nơi, tôi yêu cầu đưa Thành về trụ sở làm việc. Khi đưa về trụ sở, Thanh kêu đau bụng, chúng tôi đưa sang trạm xá, sau đó báo cho gia đình Thành đưa lên bệnh viện tuyến trên”, vị trưởng công an nói. Về thương tích của Thành, ông Lang giải thích:
Trong lúc bắt người, công an viên có dùng chân đè vào bụng... Nhiều người dân chứng kiến sự việc bắt giữ Thành khẳng định: công an viên và dân quân tự vệ đã đánh thanh niên này. “Họ xịt hơi cay rồi đánh, đá vào mặt, vào bụng Thành. Khi anh này lả đi, họ quát nạt, tiếp tục đánh trước mặt nhiều người dân. Khi trưởng công an xã tới, họ mới thôi đánh đá”, một người dân nói.
Tại bệnh viện, bệnh nhân 20 tuổi cũng cho biết bị công an viên vả dép vào mặt, đá vào bụng gây thương tích. Theo ông Lê Huy Cảnh, Phó Bí thư kiêm chủ tịch xã Hòa Bình, ông đã yêu cầu ca trực tường trình, lập hồ sơ vụ việc và sẽ xử lý nghiêm nếu công an sai sót.
Thứ Bảy, 19/07/2014 14:02
Mai Thùy (Tổng hợp)

Xuất hiện video về hộp đen MH17

Hộp đen của MH17 xuất hiện rõ ràng trong một video đang được lan truyền trên mạng, trong khi phiến quân đưa ra thông tin trái chiều về manh mối quan trọng bậc nhất cho việc điều tra này.

Trong đoạn video được quay ngày 18/7, nhân viên cơ quan tình trạng khẩn cấp Ukraine cầm một thiết bị màu cam đi trong cánh đồng lúa mỳ ở Donetsk. Người đàn ông nói "hộp đen" bằng tiếng Nga. Sau đó ông ta đi đến bên một chiếc lều dã chiến, và rồi không rõ chuyện gì tiếp theo xảy ra với hộp đen.

hop-den-8803-1405904774.jpg
Hình cắt trong video cho thấy một nhân viên cứu hộ cầm hộp đen trong tay. Ảnh: Reuters.

Hiện trường nơi máy bay MH17 bị bắn rơi thuộc vùng do phiến quân ly khai Ukraine kiểm soát. Người cầm hộp đen trong video mặc đồng phục của nhân viên Bộ Tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên trong cuộc họp báo hôm qua giới chức Ukraine cho biết phiến quân đã tịch thu hộp đen.

Cũng hôm qua, thủ lĩnh phiến quân tuyên bố họ có được thiết bị ghi âm của máy bay, và sẽ trao nó cho cơ quan giám sát an toàn hàng không quốc tế để các chuyên gia độc lập xem xét. Thông tin này được đưa ra sau khi có những báo cáo cho rằng phiến quân thu được hộp đen và sẽ gửi sang Nga, sau đó các quan chức Nga khẳng định sẽ không bao giờ nhận hộp đen MH17 vì điều đó trái luật pháp quốc tế.

Tại hiện trường máy bay rơi, các lực lượng cứu hộ đã tìm thấy hơn 200 thi thể. Những người xấu số được đưa lên xe ôtô và chở đến bảo quản trong những toa tàu lạnh ở cách đó khoảng 10 km. Phiến quân cho biết họ chờ các chuyên gia khám nghiệm tử thi tới làm việc, đồng thời tố cáo giới chức Kiev chậm chạp. Ngược lại, chính phủ trung ương Ukraine cho hay việc tiếp cận hiện trường bị ngăn chặn bởi các phiến quân có vũ khí.

Thứ hai, 21/7/2014 | 07:24
Ánh Dương

Thủ tướng Australia: 'Phiến quân dọn hiện trường MH17 như dọn vườn'

Thủ tướng Australia Tony Abbott hôm nay chỉ trích gay gắt việc phiến quân Ukraine tiếp tục kiểm soát hiện trường nơi máy bay MH17 bị rơi và khiến khu vực này trông như một vừa trải qua một cuộc "dọn vườn" hơn là điều tra pháp y.

uk4-1633-1405909228.jpg
Lực lượng phiến quân thân Nga canh gác tại hiện trường xác máy bay MH17. Ảnh: Reuters

Trong một chương trình buổi sáng trên đài phát thanh, ông Abbott cho hay một nhóm điều tra Australia gồm hơn 10 người, trong đó có cảnh sát, đang có mặt tại Kiev nhưng không thể đến được hiện trường ở đông Ukraine. Ông cho hay đề xuất tiếp cận hiện trường với chính phủ Ukraine đã có một chút tiến triển.

"Tuy nhiên, vẫn còn cả một chặng đường dài để mọi người có thể hài lòng với cách xử lý hiện trường hiện nay", Reuters dẫn lời ông Abbott nói. "Nó giống như một cuộc dọn vườn hơn là một cuộc điều tra pháp y. Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Australia đang đề xuất một nghị quyết ràng buộc của Liên Hợp Quốc yêu cầu những người đứng sau vụ việc phải chịu trách nhiệm và các nhóm vũ trang không được thay đổi tính nguyên vẹn của hiện trường.

Trước đó, những hình ảnh trên truyền hình cho thấy tại khu vực do phiến quân Ukraine kiểm soát, thi thể các nạn nhân la liệt trên mặt đất và bắt đầu phân hủy bên cạnh những tư trang cá nhân của họ. Hình ảnh này khiến nhiều người chuyển từ bàng hoàng, đau đớn sang giận dữ.

Các nạn nhân hôm qua được di chuyển khỏi hiện trường, trong đó nhiều thi thể được đặt vào các toa tàu đông lạnh. Ít nhất 27 người Australia nằm trong số 298 người thiệt mạng khi chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi ở đông Ukraine hôm 17/7.

Thủ lĩnh phiến quân Alexander Borodai bác bỏ việc lực lượng này đang cố gắng làm xáo trộn bằng chứng liên quan đến MH17 và cho hay các thi thể sẽ được bàn giao cho một nhóm chuyên gia Malaysia. "Các thi thể sẽ được chuyển đi khi nào các chuyên gia đến", ông nói.

Một nhóm các nhà điều tra trong đó có giới chức Malaysia đang ở Kiev nhưng cho biết họ sẽ không đến khu vực thành trì của phe ly khai cho đến khi họ đảm bảo tốt hơn về an ninh. Ông Borodai khẳng định lực lượng của ông không can thiệp và cuộc điều tra và sẽ bàn giao cả các hộp đen máy bay.

Phương Tây cáo buộc lực lượng ly khai thân Nga đứng sau vụ bắn hạ máy bay. Trong khi đó Moscow bác bỏ mọi sự liên quan đến thảm họa này và đổ lỗi cho quân đội Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn trên, Abbott cho hay hôm qua ông đã lần đầu tiên trao đổi "xuyên đêm" với Tổng thống Nga Vladimir Putin về thảm họa máy bay Malaysia Airlines.

"Ông ấy nói mọi điều đúng đắn và bây giờ chúng tôi cần ông ấy tốt đẹp như những lời nói ấy", ông Abbott nói, từ chối hé lộ chi tiết về cuộc trao đổi với Putin.

Abbott dự kiến đón tiếp Putin và các lãnh đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đỉnh Các lãnh đạo G20 vào tháng 11 tới nhưng lại đang đối mặt với nhiều lời kêu gọi cấm tổng thống Nga tham dự sự kiện này. Ông Abbott cho hay vẫn còn thời gian cho Nga đóng góp vào cộng đồng quốc tế và hỗ trợ một cuộc điều tra "đầy đủ và không sợ hãi" về vụ việc máy bay bị bắn rơi.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm qua cũng thẳng thắn tuyên bố Tổng thống Putin chỉ còn "một cơ hội cuối cùng" để chứng minh sự nghiêm túc trong việc xử lý hậu quả của vụ việc. Hà Lan là quốc gia có số người thiệt mạng trong thảm họa đông nhất, với 193 người.

"Tôi đã rất sốc trước những hình ảnh về các hành xử bất kính tại hiện trường thảm họa", ông Rutte nói, nhắc đến thông tin cho rằng lực lượng ly khai Ukraine kéo lê thi thể của các nạn nhân.

"Ông Putin phải chịu trách nhiệm đối với các phiến quân", ông nói tiếp. "Hà Lan và thế giới sẽ chờ xem liệu ông có làm những gì cần phải làm. Ông ấy có một cơ hội cuối cùng để cho thấy ông ấy muốn giúp đỡ".

Theo ông Rutte, các lãnh đạo của Đức, Anh, Australia đều có chung quan điểm này.

Các chuyên gia pháp y Hà Lan cuối tuần qua đến hiện trường nhưng tiếp tục gặp khó khăn trong việc nhận dạng và hồi hương thi thể của các công dân nước này. Các nhà quan sát quốc tế hiện đã được phép đến địa điểm MH17 bị nạn, dù các tay súng vẫn ngăn họ tiếp cận một số mảnh vỡ của máy bay.
Thứ hai, 21/7/2014 | 10:09
Anh Ngọc

 Theo VNEXPRESS

Người giàu bằng... môi mép, nông dân Việt thiệt trăm đường!

(Baodatviet) - "Sở dĩ người Việt phải ăn gạo giá cao vì chỉ có thể bán được ở trong nước, gạo này không xuất khẩu được vì khó cạnh tranh".
GS.TS, anh hùng lao động Võ Tòng Xuân đã lý giải nguyên nhân của câu chuyện người Việt Nam sống trong nước nông nghiệp nhưng phải ăn gạo giá cao và ông cũng chỉ ra những nghịch lý khiến nông dân chịu thua thiệt tận cùng.

Làm ra gạo nhưng bán đắt không xuất khẩu được

Theo GS Võ Tòng Xuân, cũng không nên so sánh gạo xuất khẩu giá 430 USD/tấn với gạo bán tại các quầy cho người tiêu dùng trong nước. Lý do là vì chất lượng hai loại gạo này khác nhau nên giá bán thị trường trong nước cao hơn cũng là dễ hiểu.

"Nếu như cũng với loại gạo đang bán tới tay người tiêu dùng có giá 17.000-18.000 thì xuất khẩu sẽ được giá hơn. Tuy nhiên không nước nào chịu mua với giá này nên đành bán cho người tiêu dùng trong nước", GS Xuân nói.

Cụ thể, gạo này được xem là đều, bóng, dẻo ngon hơn, tương đương với gạo của Thái Lan nhưng cũng là loại gạo đó thì Thái Lan lại xuất khẩu được giá rẻ hơn Việt Nam. Chính vì thế gạo của Thái Lan được các bạn hàng quốc tế lựa chọn, trong khi gạo của Việt Nam không thể cạnh tranh được.

Lý giải nghịch lý này, GS Xuân cho rằng nguyên do cũng là vì sự lười, ngại thay đổi  và học hỏi dẫn đến những chi phí không hợp lý nên gạo Việt Nam bị đẩy giá lên cao.

Có nghĩa là cũng với gạo có chất lượng tương đương với Việt Nam nhưng người nông dân Thái Lan chỉ chi hết khoảng 2.300 đồng/kg thì Việt Nam phải chi đến 4.000 đồng/kg.

"Chính vì thế khi bán ra phải cao giá mới có lãi. Nhưng giá cao thì không ai mua và như thế chỉ còn cách bán ở trong nước", GS Võ Tòng Xuân cho biết.

Chẳng riêng gì gạo, ngay cả với đường cũng vậy. Cách làm từ trước tới giờ không chú ý tới việc đưa năng suất của cây mía lên. Nhà máy sản xuất đường lại không hiệu quả nên tính ra giá đường cao. Ngay cả cây mía đầu vào cũng giá cao.

"Thái Lan, hay Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam sang bên Lào trồng cũng chỉ bán 30 USD/tấn mía còn Việt Nam là 50 USD/tấn mía. Suốt mấy chục năm qua Việt Nam không chịu nghiên cứu cây mía mà nhập giống về trồng không năng suất. Trước chúng ta có Viện Mía Đường nhưng không có kinh phí nghiên cứu. Rồi có cả Tổng Công ty Mía đường 2 nhưng công ty này lại sống kiểu bao cấp không lo nghiên cứu gì cả. Vì thế giá mía tại Việt Nam luôn cao hơn khiến giá đường cao hơn, khó cạnh tranh là dễ hiểu", GS Xuân nói thẳng.

Nhà khoa học của những người nông dân này cũng thừa nhận, đến bây giờ những người trong ngành mía đường mới đang lo đầu tư nghiên cứu về cây mía để có thể cạnh tranh được với Thái Lan. Trong khi các nước họ đã có một bước tiến dài. Còn ở Việt Nam bây giờ nông dân đã bỏ cây mía vì trồng mía không có lời.

"Dân trồng mía nếu bán cao quá nhà máy đường không mua, còn bán thấp thì lời ít nên họ bỏ cây mía trồng cây khác nên diện tích mía ít dần đi. Các doanh nghiệp lại phải đi  qua Campuchia mua mía, giá chuyên chở tăng cao rồi cuối cùng cũng vào giá thành khiến mía đường lên cao. Cuối cùng là giá đường cũng không thể cạnh tranh được", GS Xuân nói.

Không ít nông dân đã bỏ ruộng để lên thành phố tìm việc vì trồng lúa không mang lại lợi nhuận cao cho họ
Không ít nông dân đã bỏ ruộng để lên thành phố tìm việc vì trồng lúa không mang lại lợi nhuận cao cho họ

Nông dân còn tự bơi, kinh tế còn đi xuống

Từ trước tới nay trong nhiều văn bản, nghị quyết, vai trò của nông nghiệp luôn được đề cao và xem là động lực để phát triển kinh tế. Thế nhưng ở nước nông nghiệp mà người dân bỏ ruộng phần nào nói lên nghịch lý cũng như mặt trái của cái gọi là chính sách vì dân.

Theo GS Võ Tòng Xuân: "hiện chính sách nâng đỡ người nông dân để cho họ phát triển và có lợi ích cao hơn thì thực sự mới chỉ bao cấp chỗ làm thủy lợi. Còn lại mặc để người nông dân muốn làm gì thì làm. Nông dân tự bơi. Doanh nghiệp thì không lo gì cho nông dân mà mua qua thương lái".
Nói chung là nông dân cứ lo trồng mà không biết bán cho ai. Khi trồng nhiều quá thì bị rớt giá, thương lái ép. "Cách làm của mình là nhà nước không tổ chức để vừa tiêu thụ được sản phẩm, vừa đưa ra được sản phẩm có thương hiệu cao", GS Xuân chỉ rõ.

Ở đây, GS Xuân cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như Bộ Công thương chưa làm hết vai trò quản lý nhà nước của mình.

"Hai bộ không đưa người nông dân vào tổ chức trồng, tiêu thụ đáng ra phải đi theo chuỗi. Thế nhưng hiện nay cứ để mạnh ai người đó làm. Mỗi người một mảng, còn doanh nghiệp tham gia vào người thì lo bán phân bón, người thuốc trừ sâu, người lo mua gạo chế biến mà không ráp lại với nhau nên xét cho cùng người nông dân chịu thiệt", GS Xuân nói.

Với tình trạng như hiện nay công nghiệp nặng thì không thành công. Công nghiệp nhẹ thì gia công là chủ yếu, còn nông nghiệp thì nông dân bỏ ruộng, ông Xuân cho rằng động lực phát triển kinh tế đang mất dần.

"Muốn có nội lực nhưng không được nuôi nấng, hun đúc thì cuối cùng nội lực cũng mất luôn. Giống như sinh con ra muốn thành người thì bố mẹ phải lo chỉ bảo, dạy dỗ. Đằng này ai cũng lo cho lợi ích cá nhân. Người giàu của nước mình là giàu bằng tiền của người khác, đất của người khác chứ không phải bằng tài năng khoa học kỹ thuật để làm giàu lên mà chủ yếu bằng môi mép. Người nghèo thì ngày càng nghèo thêm là cái giá cho sự lơi lỏng suốt thời gian qua", GS Xuân chua xót.

Bích Ngọc

Trung Quốc và những “giao kèo” hai mặt ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việt Nam cần tránh những giao kèo 2 mặt của Trung Quốc từng áp dụng với Philippines nhằm chiếm chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

Bãi cạn Scarborough: Trung Quốc giao kèo và lật lọng

Trong các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, Việt Nam và Philippines dường như có nhiều điểm tương đồng, thậm chí là “kịch bản” đã lặp lại khi tranh chấp leo thang gây ra căng thẳng kéo dài. Điển hình như cuộc đối đầu giữa Trung Quốc - Philippines tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và giữa Trung Quốc – Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Scarborough là một bãi cạn mà cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Phía Trung Quốc cho rằng, nơi này là một phần của quần đảo Trung Sa còn Philippines thì khẳng định mình đã thực thi chủ quyền với bãi ngầm này từ năm 1965.


Bãi cạn Scarborough.

Căng thẳng bắt đầu bị leo thang từ ngày 8/4, khi Philippines phát hiện một số tàu cá Trung Quốc cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 230km về phía tây. Soái hạm RP Gregorio del Pilar của Philippines được cử đến nhưng bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân nước này. Liên tiếp trong khoảng 2 tháng sau đó, cả hai bên liên tục điều động các tàu tới đây, kèm theo hàng loạt các tuyên bố ngoại giao cứng rắn từ chính phủ.

Tới 18/6/2012, trang Rappler dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines: “Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc tham vấn với phía Trung Quốc và chúng tôi cùng đi đến kết luận rằng cả hai bên sẽ rút tàu khỏi khu vực đầm phá (ở trung tâm bãi cạn)”.

Ngày 26/6, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Del Rosario cho biết: “Chúng tôi đã nhận tin rằng tất cả tàu cá Trung Quốc đều rời khỏi bãi cạn”. Trên thực tế, trong ngày này, theo thông tin mà Inquirer cung cấp, ít nhất 28 tàu Trung Quốc các loại hiện diện xung quanh đầm phá của bãi Scarborough.

Trung Quốc nhanh chóng xây dựng một rào chắn tại lối vào nhỏ hẹp của bãi cạn ngay sau đó. Các tàu chấp pháp của Trung Quốc được lệnh canh gác để ngăn tàu Philippines quay lại. Kể từ thời điểm này, quyền kiểm soát Scarborough/Hoàng Nham nằm trong tay Trung Quốc cho tới bây giờ.

Chiêu bài cũ tại vùng biển Hoàng Sa với Việt Nam?

Ngày 2/5/2014, Trung Quốc di chuyển bất hợp pháp giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vị trí đầu tiên cách đảo Lý Sơn 119 hải lý.


Tàu Trung Quốc xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 khi giàn khoan này hạ đặt trái phép bên trong vùng biển Việt Nam.

Hành động đơn phương này của Trung Quốc không những xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà dường như còn thách thức các quốc gia ven biển khu vực Đông Nam Á bởi ký kết DOC giữa Trung Quốc và ASEAN cuối cùng không là gì trong mắt chính quyền Trung Quốc. Việt Nam điều động lực lượng chấp pháp trên biển (Kiểm ngư và cảnh sát biển) tới khu vực này tiếp cận, ngăn cản và xua đuổi giàn khoan.

Cuộc họp báo quốc tế đầu tiên trong sự việc căng thẳng này do Việt Nam tổ chức vào chiều 7/5 đã cung cấp cho báo giới trong nước và quốc tế các thông tin, hình ảnh cụ thể chứng minh hành động sai phạm và hung hăng của Trung Quốc.

Ngày 8/5, ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và sự vụ biển đảo thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc nói với báo giới: “Trung Quốc sẵn sàng đàm phán, nhưng Việt Nam phải rút tàu của mình”.

Hà cớ gì Việt Nam phải rút tàu chấp pháp của mình trên vùng biển Việt Nam? Và nếu như có một mong muốn giải quyết thông qua biện pháp hòa bình, chẳng phải Trung Quốc đã không tự đẩy căng thẳng lên tới mức đối đầu? Đến đây, có lẽ Trung Quốc muốn “giàn xếp” một kịch bản Scarborough thứ hai để hiện thực hóa đường yêu sách lưỡi bò? Để âm mưu biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp?

Đêm 15/7/2014, Tân Hoa Xã đăng tải thông báo cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển về phía đảo Hải Nam để làm nhiệm vụ. Chưa biết sau đó sẽ như thế nào, Trung Quốc sẽ có mưu đồ gì tiếp theo, nhưng vào thời điểm này, những gì Trung Quốc nói không rõ ràng và đảm bảo, thật giả lẫn lộn. Không phải vô cớ khi các chuyên gia thế giới lên tiếng cho rằng Việt Nam cần cảnh giác.
 06:00 21/07/2014 
Ngô Trang

CSGT Hàng Xanh bị tố “hành hung” phụ nữ dập mũi... nhập viện

(Kiến Thức) - Sau khi bị CSGT Hàng Xanh chặn nhưng không dừng xe, cặp vợ chồng đã bị chọi "vật lạ" vào mặt, khiến người vợ bị nứt xương mũi...

Ngày 20/7, anh Trần Thanh Phương (27 tuổi) và vợ Nguyễn Thị Kim Tr. (27 tuổi, cùng quê Sóc Trăng, ngụ phường Bình Trưng Tây, quận 2, TP HCM) phản ánh đến Kiến Thức về thái độ hành xử của các cán bộ, chiến sĩ đội CSGT Hàng Xanh (phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) công an TP HCM) gây thương tích cho chị Tr., nhưng gần 4 tháng nay vẫn chưa được giải quyết.

Nứt xương mũi vì... né CSGT?

Khoảng 1h30 rạng sáng 3/4, anh Phương chở vợ vừa đổ dốc cầu Sài Gòn (hướng quận 2) với tốc độ khá nhanh thì bị tổ CSGT thuộc Đội Hàng Xanh ra tín hiệu chặn dừng.

Vợ chồng anh Phương đang yêu cầu tổ CSGT làm rõ vụ việc vợ mình bị chọi "vật lạ" (ảnh nạn nhân cung cấp). 

"Tôi thừa nhận mình sai khi chạy nhanh và cố né qua gậy tín hiệu của CSGT để chạy luôn...", anh Phương cho biết.

Tuy nhiên, chạy qua được vài trăm mét, anh Phương phát hiện vợ của mình ngồi sau gục vào vai, máu ướt sủng áo và vợ nói bị CSGT chọi vật gì vào mặt.

Lập tức, anh Phương quay xe lại để hỏi nguyên nhân nhưng các CSGT không ai thừa nhận và kêu vợ chồng anh vào bệnh viện chữa trị, phản ánh gì mai lên gặp chỉ huy đội.

Vết thương khá nặng trên vùng mũi của nạn nhân (ảnh gia đình nạn nhân cung cấp).

Bệnh viện quận 2 xác nhận: "Khoảng hơn 2h sáng 3/4, bệnh nhân Nguyễn thị Kim Tr. vào cấp cứu trong tình trạng chấn thương vùng mũi, máu chảy nhiều. Sau khi làm các xét nghiệm, kết luận nạn nhân bị nứt xương chính mũi...".
Xin lỗi và hỗ trợ tiền...

Ngay sau khi vợ xuất viện, anh Phương đã đến Đội CSGT Hàng Xanh (dưới chân cầu Bình Triệu, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) để yêu cầu làm rõ vụ việc. Qua hôm sau, đại diện chỉ huy đội (đội phó) đã đến tận nhà vợ chồng anh Phương để làm việc.

"Đội phó CSGT Hàng Xanh cho rằng, chưa biết người nào chọi và đang làm rõ. Tuy nhiên, vị này đã xin lỗi và đề nghị hỗ trợ 4 triệu đồng để lo thuốc men cho vợ tôi", anh Phương khẳng định.
Anh Trần Thanh Phương đang trình bày lại vụ việc. 

Sau buổi làm việc tại nhà, anh Phương cũng đã nhiều lần đến Đội CSGT Hàng Xanh, cũng như gửi đơn đến phòng PC67 nhưng đến nay, vụ việc vẫn chưa được lãnh đạo phòng, chỉ huy Đội CSGT Hàng Xanh trả lời khiến vợ chồng anh Phương vô cùng bức xúc.

Hiện tại, dù vết thương vùng mũi của chị Tr. đã lành nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi, nạn nhân vẫn còn đau nhức và vết sẹo hằn rõ trên mũi ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.

Trên đây là phảnh của vợ chồng anh Phương và thực hư vụ việc này như thế nào, Kiến Thức sẽ liên hệ với CSGT Hàng Xanh để làm rõ sự thật.

08:27 21/07/2014 
PV

FT: 5 bằng chứng quan trọng giúp tìm ra thủ phạm bắn rơi MH17


Trước vụ MH17, quân chính phủ Ukraine đã mất 12 máy bay quân sự, trong đó bao gồm 1 máy bay vận tải IL-76 với 49 binh sĩ cách đây 1 tháng.
Báo Financial Times (FT) vừa có bài viết phân tích các bằng chứng có thể giúp ích trong việc tìm ra thủ phạm trong vụ bắn rơi MH17. Dưới đây là nội dung bài viết.
Cho đến nay khi mà vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn về việc ai, bằng cách nào, đã bắn hạ chuyến bay MH17 thì cuộc chiến truyền thông giữa Nga và Ukraine để đổ lỗi cho nhau vẫn đang ở cao điểm.
Nga quả quyết rằng một đơn vị phòng không của Ukraine có thể là thủ phạm. Nhưng các bằng chứng mới xuất hiện gần đây ngày càng cho thấy lực lượng ly khai thân Nga rất có thể là những người chịu trách nhiệm chính.bang_chung1-8034f-_0_0_301_590-crop1405876925154p
Thảm họa này xảy ra trong bối cảnh phe ly khai đang củng cố mạng lưới phòng không của mình ở miền đông Ukraine. Cho đến nay quân chính phủ Ukraine đã mất 12 máy bay quân sự, trong đó bao gồm 1 máy bay vận tải IL-76 với 49 binh sĩ cách đây 1 tháng.
Quân ly khai rất cần một hệ thống phòng không hiệu quả nếu không muốn lợi thế nghiêng về phía quân chính phủ. Do đó đã có nhiều dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ trực tiếp từ Nga nhằm giúp sức cho quân ly khai. Bên cạnh đó là những bằng chứng trực tiếp khác.
1. Quân ly khai có thể bắn mục tiêu ở tầm cao
Thứ Hai tuần rồi, một chiếc An-26 của quân đội Ukraine bị bắn hạ ở gần Lugansk khi đang bay ở độ cao 6,5 km. Độ cao này vượt ngoài tầm bắn của mọi loại vũ khí đất đối không của quân ly khai được biết cho đến thời điểm đó.
Điều này cho thấy họ đã được cung cấp những hệ thống phòng không mới. Thủ lĩnh phe ly khai tuyên bố họ không có vũ khí nào có thể bắn tới 10km, nhưng có lẽ  tuyên bố này cần phải được xem xét lại nếu thực sự họ đã bắn hạ An-26.
Xác máy bay An-26 của Không quân Ukraine bị quân ly khai bắn hạ
Xác máy bay An-26 của Không quân Ukraine bị quân ly khai bắn hạ
2. Thông tin từ mạng xã hội
Ngày 29/6, một tài khoản Twitter chính thức của quân ly khai tại Donetsk cho thấy những hình ảnh của giàn phóng tên lửa phòng không Buk, có thể bắn mục tiêu ở độ cao 11km, cùng với dòng chú thích về việc quân ly khai đang sở hữu loại vũ khí này. Hình ảnh này đã bị xóa ngay sau vụ rơi máy bay.
Quân ly khai từng khoe sở hữu Buk
Quân ly khai từng khoe sở hữu Buk
Nguồn gốc của loại vũ khí này vẫn chưa được xác định. Cuối tháng trước, quân ly khai đã chiếm một căn cứ quân sự gần Donetsk, nơi đơn vị phòng không A1402 của Ukraine đang đóng quân. Có khả năng họ đã chiếm được Buk tại đây. Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ vẫn đang kiểm soát toàn bộ 60 giàn Buk hiện có.
Đại sứ Ukraine tại NATO do đó khẳng định rằng tên lửa Buk mà quân ly khai hiện có là đến từ Nga. Igor Sutyagin, chuyên gia phân tích quân sự Nga tại Anh cho biết quân ly khai thường tuyên bố vũ khí của họ là do chiếm được từ đối phương trong khi trên thực tế chúng được đưa sang từ bên kia biên giới: “Họ che giấu việc Nga cung cấp vũ khí cho mình bằng cách công bố rằng mình vừa chiếm giữ được những vũ khí này vài ngày hoặc vài tuần trước khi sử dụng chúng.”
3. Sự xuất hiện của Buk trong khu vực
Cũng thông tin trên các mạng xã hội, có thể thấy phía ly khai đang di chuyển Buk trong khu vực gần nơi xảy ra vụ rơi máy bay.
Thời điểm chính xác của những hình ảnh hay đoạn clip không thể được xác định, nhưng phần mềm kiểm tra ảnh cho thấy đó không phải là ảnh cũ. Ngoài ra, một số địa điểm xuất hiện trong những hình ảnh đó cho thấy chúng được chụp tại thành phố Torez, gần nơi MH17 bị rơi.
Ảnh Buk ở khu vực gần nơi MH17 bị bắn rơi
Ảnh Buk ở khu vực gần nơi MH17 bị bắn rơi
Một số nhân chứng là người dân tại Torez cũng xác nhận việc nhìn thấy Buk trong khu vực. Một đoạn clip trên Youtube còn cho thấy một giàn Buk đang di chuyển trên con đường nối Torez và Snizhne. Giàn Buk này, theo ông Anton Gerashchenko, cố vấn cho Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đang trên đường quay trở về Nga và nhiều khả năng sẽ bị phá hủy để xóa dấu vết.
Sau đó trên Youtube xuất hiện một đoạn clip khác, trong đó một giàn Buk được che đậy sơ sài, đặt phía sau một xe tải đang hướng về phía biên giới với Nga.
4. Tuyên bố của quân ly khai
Bằng chứng thứ tư đến từ chính Igor Strelkov, thủ lĩnh quân sự của phe ly khai. Ngay sau khi MH17 bị rơi, trên tài khoản cá nhân của ông này trong một mạng xã hội của Nga, Strelkov vui mừng thông báo quân ly khai vừa bắn hạ 1 chiếc An-26 của quân đội Ukraine “gần khu vực Torez”.
“Chúng tôi đã cảnh cáo chúng không được bay trên vùng trời của chúng tôi”, ông này viết. Đi kèm với đó là những đoạn clip để xác nhận việc máy bay bị bắn rơi.
Thủ lĩnh quân sự ly khai khoe bắn rơi "An-26" vào lúc MH17 rơi
Thủ lĩnh quân sự ly khai khoe bắn rơi “An-26″ vào lúc MH17 rơi
Cùng thời gian đó, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA-Novosti cũng cho chạy một đoạn tin trong đó các nhân chứng cho biết một chiếc An-26 bị bắn rơi gần mỏ than Tiến Bộ, cùng khu vực mà Strelkov đã công bố. Các phóng viên của kênh LifeNews từ Nga, khi chạy ra hiện trường để đưa tin, cũng tin rằng đó là một chiếc An-26.
Tất nhiên là vào thời điểm đó không có chiếc An-26 nào bị rơi cả, cho thấy rất có thể quân ly khai đã nhầm chiếc Boeing 777 là An-26. Quả nhiên là không lâu sau đó, thông tin trên của Strelkov đã bị xóa. Ông này cũng đính chính rằng thông tin đó được đăng bởi một thuộc cấp, không phải của chính mình, và phủ nhận mọi liên quan đến vụ MH17.
5. Các đoạn băng nghe lén
Tối thứ Năm tuần trước, Cơ quan An ninh Ukraine, SBU, công bố một số đoạn ghi âm được cho là diễn ra giữa các thủ lĩnh quân ly khai. Trong đó có đại tá Vasyl Mykolaiovych Geranin, người mà phía Ukraine cáo buộc là một sĩ quan quân đội Nga.
Trong một đoạn ghi âm, một quân ly khai tên Besler báo cáo với đại tá Geranin: “Một máy bay vừa bị nhóm ở khu mỏ bắn rơi”. Trong một ghi âm khác: “Trên TV họ cho biết đó là 1 chiếc An-26, nhưng thông tin trên các mảnh vỡ thì nó là 1 chiếc Malaysia Airlines. Thi thể nằm rải rác khắp nơi, cả phụ nữ và trẻ em.” Tình báo phương Tây cho rằng những đoạn ghi âm trên là xác thực.
Phản bác từ phía Nga
Người phát ngôn của Bộ quốc phòng Nga cho rằng khu vực máy bay rơi nằm trong tầm bắn của của 2 đơn vị tên lửa phòng không S-200 và 3 đơn vị Buk của Ukraine. Trong suốt ngày 17/7, Nga có ghi nhận hoạt động từ radar của Buk gần làng Styl, phía nam Donetsk. Tuy vậy, Styl nằm cách Torez hơn 70km, và tên lửa từ đó không thể đủ tầm đến bắn rơi MH17.
Bên cạnh đó, Ukraine cũng không còn sử dụng S-200 mà chỉ còn triển khai S-300. Là một trong những hệ thống phòng không tân tiến nhất hiện nay, S-300 khi được sử dụng sẽ tự động kết nối với mạng lưới phòng không quốc gia, bao gồm thông tin về các chuyến bay dân sự trên vùng trời Ukraine, do đó gần như loại bỏ nguy cơ bắn nhầm.

PICS : Thành phố Lạng Sơn chìm trong biển nước


Hoàn lưu bão Thần Sấm gây ra mưa lớn 200-300 mm khiến trung tâm thành phố Lạng Sơn ngập trắng. Sáng 20/7, nhiều nơi nước ngập tới mái nhà, giao thông tê liệt.

Nhà bị ngập tới nóc ở TP Lạng Sơn sau bão Thần SấmMực nước sông Kỳ Cùng vượt mức báo động 3 đã khiến cuộc sống của nhiều người dân ở Thành phố Lạng Sơn bị đảo lộn.
Ngập Lạng Sơn 1
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 trên khu vực Bắc Bộ, trong 24h qua, khu vực sông Kỳ Cùng và sông Thái Bình đã có mưa rất to. Cụ thể, Đình Lập (Lạng Sơn): 201 mm, Bắc Sơn (Lạng Sơn): 229 mm, Sơn Động (Bắc Giang): 266 mm, Cẩm Đàn (Bắc Giang): 316 mm; Phương Viên (Bắc Cạn): 159 mm, Thác Giềng (Bắc Cạn): 119 mm, Chi Lăng (Lạng Sơn): 158 mm, Cấm Sơn (Bắc Giang): 142 mm.
Ngập Lạng Sơn 2
Theo Trung tâm ự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, mực nước sông Kỳ Cùng và sông Lục Nam đang lên nhanh. 9h sáng 20/7, trên sông Kỳ Cùng là hơn 257 m (trên báo động 3: 0,75 m.
1
Nước lên nhanh khiến nhiều nơi ở TP Lạng Sơn ngập trắng. Hình ảnh do độc giả Zing.vn chụp tại cầu Kỳ Lừa, TP. Lạng Sơn sáng 20/7.
2
Lượng mưa quá lớn tràn lên các tuyến đường, khu chợ Đông Kinh.
3
Toàn bộ kiốt tại chợ Đông Kinh ngập tới tận nóc.
5
Rào chắn bằng bê tông ở ven sông Kỳ Cùng ngập bị ngập sâu. Nước tràn vào những hộ dân ở đây.
6
Tại các tuyến phố cũng ngập sâu trong nước.
Lạng sơn Ngập
Nhiều ngôi nhà ngập đến ngang cửa.
Hình ảnh bên trong một ngôi nhà đã bị ngập nước. Nhiều đồ đạc vương vãi sau khi chịu tác động hoàn lưu bão số 2
Nhiều đồ đạc nổi lềnh phềnh trong nhà.
7
8
Người dân di chuyển khó khăn trong mưa, nhiều đoạn nước sâu ngập tới bụng.
9
Bãi đỗ xe chợ Đông Kinh.

PICS : Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước


Tối 20/7, một số khu vực trong trung tâm TP Lạng Sơn vẫn ngập sâu tới 3 m, người dân phải dùng thùng xốp, phao để di chuyển.
Nhà bị ngập tới nóc ở TP Lạng Sơn sau bão Thần SấmMực nước sông Kỳ Cùng vượt mức báo động 3 đã khiến cuộc sống của nhiều người dân ở Thành phố Lạng Sơn bị đảo lộn.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Trung tâm TP Lạng Sơn (phố Phai Vệ, phường Đông Kinh) ngập sâu trong nước. Nhiều khu vực sâu 3 m, người dân khu phố này cho biết, nước bắt đầu dâng cao từ 13h chiều, đến 18h nước bắt đầu rút.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Xã Mai Pha (khu vực ngoại thành TP Lạng Sơn) là một trong những khu vực ngập sâu nhất. Nhiều nơi, nước ngập qua nóc nhà.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Anh Tình cho biết. “Hễ mưa là Mai Pha ngập, nhiều hộ dân điêu đứng vì hoa màu, ruộng lúa ngập hết”.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Đường Lê Đại Hành, Bắc Sơn, Mai Vệ, chợ giếng Vuông, chợ Đông Kinh là những nơi ngập sâu nhất trong thành phố.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Nhà bà Mế Thị Bưởi ngập sâu 2 m, đến 18h chiều nước bắt đầu rút. Bà cho biết, do lũ tràn về nhanh nên chỉ kịp di chuyển những đồ đạc quan trọng đến nơi an toàn, phần còn lại ngập trắng.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Nhiều chiếc xe bán tải vượt qua những đoạn lụt sâu bị chết máy. Người dân thành phố cho biết, từ sau đợt lụt năm 1986, 2008 thì năm nay mới có lũ kéo về và ngập sâu.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Đến 20h tối, một số khu vực vẫn chưa có điện, đời sống bị đảo lộn. Chợ giếng Vuông có đoạn ngập sâu tới 3 m, người dân phải di chuyển bằng thuyền.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Những chiếc phao tắm hàng ngày của trẻ em được tận dụng để đi lại trong lòng thành phố.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Anh Thắng, phố Bắc Sơn buộc những chiếc thùng xốp hàng ngày bán hoa quả tại chợ giếng Vuông để đi lại. “Khổ nhất là nguồn nước và thức ăn, chợ không có, đồ dự trữ thì chỉ có mì tôm thôi”, anh tâm sự.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Các lối đi lại đều bị ngập, người dân đi lại phải dùng đèn pin để soi đường. Theo kinh nghiệm của họ, nếu trời không mưa đến sáng mai (21/7) nước sẽ rút hết.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Hậu quả để lại sau lũ lụt là nguồn nước không đảm bảo, dịch bệnh phát sinh khiến nhiều người dân lo lắng.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Đồ đạc gia đình chị Phượng được di chuyển và để lên khu vực cao hơn. Nước bẩn thỉu từ cống tràn lên là cơ hội cho ruồi muỗi xâm nhập.
Người Lạng Sơn mò mẫm đi bằng phao giữa biển nước
Một số hộ dân trên phố Bắc Sơn bắt đầu dọn dẹp nhà cửa khi nước rút.