Sunday, March 2, 2014

Thuế Má & Chó Má


Việt Nam - có lẽ - là nơi duy nhất mà người dân có thể bị cầm tù (thay vì xử phạt) với tội danh trốn thuế, dù không ai biết là bọn chó má đã xử dụng thuế má của người dân đóng góp ra sao, từ hơn nửa thế kỷ qua?

Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Ôi! Có ở đâu như ở đây - Trần Hồng Tâm

Năm ngoái, tôi được nghe Thượng Tọa Tuệ Sĩ kể lại câu một chuyện (hơi) buồn: Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ.

Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống "vô gia cư" phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ...

Thay vì “lênh đênh trên một chiếc đò” (vì không có hộ khẩu) dân Việt có thể lựa chọn một cách sống “vô gia cư” khác: chui (mẹ) vô... rừng. Báo Xã Luận, số ra ngày 15 tháng 2 năm 2014, mới đi tin “Phát Hiện Cô Bé Người Rừng Ở Khánh Hoà”. Xin ghi lại nguyên văn, không sót một chữ, để rộng đường dư luận:

Mấu Thị Ni đã được 7 tuổi, (SN 2007, người dân tộc Rắc-lây) nhưng chỉ nhỏ bé như một đứa trẻ lên 5 và mọi sinh hoạt đều gặp hạn chế vì những chứng bệnh bẩm sinh của mình (do quá trình mẹ em mang thai bị Rubela).

Từ ngày sinh ra cho đến tận lúc được sư thầy cùng các phật tử phát hiện giúp đỡ, Ni không biết nói, không thấy đường, cũng chẳng thể nghe và đi lại được, bị hẹp van tim và phổi... Em nằm yên một chỗ giữa cái nền nhà trơ trọi cát đất và chờ sự chăm sóc từ những người thân.

Bi kịch chưa dừng lại ở đó với Ni. Năm em lên 2 tuổi, mẹ em đột ngột qua đời để lại Ni cho người cha nghèo già yếu. 4 năm sau (tháng 11/2013), trải qua một quá trình bệnh nặng không có tiền chữa trị, người cha - người thân duy nhất còn lại của em cũng qua đời vì ung thư gan. Đứa bé dị tật câm - điếc - mù và nhiều chứng bệnh nặng khác chính thức bước vào con đường “người rừng” do không ai chăm sóc.

Khi được một sư thầy đã vô tình phát hiện ra, cô bé “người rừng” Mấu Thị Ni đang trong tình trạng báo động về thể chất và tinh thần, rất cần giúp đỡ.

Nhận được sự trợ giúp, hiện cô bé đáng thương này đã được đem về chùa Phú Quang (thuộc tỉnh Khánh Hòa) để tập dần với cuộc sống người thường và chờ kêu gọi hỗ trợ để chữa trị bệnh tật.

Mấu Thị Ni

Bản tin thượng dẫn dài 275 chữ. Hai từ “giúp đỡ” và “rất cần giúp đỡ” được lập đi lập lại đến đôi lần nhưng không một chữ nào - nửa chữ cũng không luôn - nhắc đến Đảng, Nhà Nước, Ủy Ban Nhân Dân, hay Mặt Trận Tổ Quốc (cùng với hàng trăm thứ cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hội hè... thổ tả gì đó) của tỉnh Khánh Hoà. 

"Người rừng" Mấu Thị Ni được “sư thầy cùng các phật tử vô tình phát hiện” rồi mang về chùa, “...chờ kêu gọi hổ trợ để chữa trị bệnh tật.” Tất nhiên là “kêu gọi hổ trợ” từ những đồng bào (trong hay ngoài nước) chứ không phải từ phía chính quyền.

Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân là ba phạm trù luôn luôn đi liền, và gắn bó mật thiết với nhau, khi có nhu cầu tuyên truyền hay đóng góp – kể cả chuyện đóng góp máu xương cho cách mạng: đâu cần nhân dân có, đâu khó có nhân dân. Khó trăm lần, dân liệu cũng xong. Tuy thế, khi Nhân Dân trăm họ bị bệnh tật hay gặp chuyện khó khăn thì đó lại là chuyện (riêng) của mỗi người. Đảng và Nhà Nước hoàn toàn vô can và vô trách nhiệm.

Cứ thử google bốn chữ “cần được giúp đỡ” coi. Trong vòng 25 giây, hiện ra 3,300, 000 “kết quả”. Rảnh, xin xem qua vài ba tin để... mở mang kiến thức:

Thân nhân liệt sĩ gặp khó khăn cần được giúp đỡ. Đó là gia đình bà Hà Thị Thủy, 74 tuổi, trú tại thôn Cái Tắt, xã An Đồng (An Dương, thành phố Hải Phòng)... Thời kỳ chiến tranh, bà là thanh niên xung phong. Bà gặp và kết hôn cùng ông Nguyễn Văn Viền là bộ đội. Ông Viền hy sinh năm 1968, khi con gái vừa mới sinh. Bản thân bà là người ngoại tỉnh, gia cảnh lại neo đơn không có anh em ruột thịt, bà phải gửi con nhỏ về quê Nam Định cho mẹ già chăm sóc. Bà lăn lộn kiếm tiền gửi về cho mẹ nuôi con gái. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Hà Thị Thủy hoặc bà Vũ Thị Hải - Trưởng văn phòng đại diện Báo Nông Thôn Ngày Nay tại Hải Phòng - số 31 Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, ĐT: 0903212789; hoặc Báo Nông Thôn Ngày Nay - 13 Thụy Khuê, Hà Nội, tài khoản 1506311002117, chi nhánh Ngân hàng NNPTNT Tây Hồ, Hà Nội.

Gia đình anh Dũng rất cần được giúp đỡ. Hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Ngọc Dũng, (tên thường gọi là Đất) ở xóm Bàu Cả, thôn Phú Vang, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) rất đáng thương, cần được các tấm lòng hảo tâm và cộng đồng chung tay giúp đỡ… Mọi sự giúp đỡ xin được gửi về anh Nguyễn Ngọc Dũng (xóm Bàu Cả, thôn Phú Vang, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa, Phú Yên) hoặc Phòng Bạn đọc – Ban công tác Xã hội – Từ thiện Báo Phú Yên, 62 Lê Duẩn, TP Tuy Hòa, Phú Yên. ĐT: 057 3841043.

Chị Tâm cần được giúp đỡ. Nói đến gia đình chị Trần Thị Tâm (tổ 74, khu 9, phường Cao Thắng, TP Hạ Long), bà con sống xung quanh ai cũng thấy ái ngại cho hoàn cảnh của chị. Chị Nguyễn Thị Châm, cán bộ LĐ-TB&XH phường Cao Thắng cho biết: “Chồng mất sớm, chị Tâm lam lũ nuôi hai con. Dù rất cố gắng nhưng gia đình chị Tâm vẫn không thể thoát nghèo...”... Mọi sự giúp đỡ xin gửi về một trong các địa chỉ: Chị Trần Thị Tâm, tổ 74, khu 9, phường Cao Thắng, TP Hạ Long hay Quỹ Xã hội từ thiện Báo Quảng Ninh (71 Nguyễn Văn Cừ, TP Hạ Long, tài khoản 010704060014495 - Ngân hàng Quốc tế Chi nhánh Quảng Ninh), số điện thoại 0915771582.

Một hoàn cảnh thương tâm cần được giúp đỡ. Là trụ cột của gia đình nhưng tháng 9-2013, anh Nguyễn Hoàng Hiệp, trú tại 646/34A đường 30-4 (TP.Vũng Tàu) đã phát hiện mình bị ung thư máu trong khi cuộc sống gia đình đang khó khăn chồng chất... Hơn lúc nào hết, gia đình anh Hiệp rất cần sự chung tay của những tấm lòng hảo tâm để giúp gia đình anh vượt qua khó khăn, chiến thắng bệnh tật. Mọi sự đóng góp có thể gửi trực tiếp tới gia đình anh Hiệp, số điện thoại 0962571933 hoặc thông qua Quỹ tấm lòng vàng Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, địa chỉ: Số 28 Trần Hưng Đạo, phường 1 (TP.Vũng Tàu).

Từ hai phần ba thế kỷ qua, ngoài việc thu thuế (và thu thêm hàng trăm khoản tiền bà rằn khác nữa) Đảng & Nhà Nước tuyệt nhiên và tuyệt đối không có bổn phận hay trách nhiệm gì ráo trọi trong đời sống của bất cứ ai – bất kể là người rừng hay người thành thị.

Mỗi tuần tôi nhận được qua bưu điện bốn tờ tuần báo: Sống (phát hành từ Westminster, California) Thời Báo (Cheektowaga, New York) Trẻ (Dallas, Texas) và Việt Tribune (San Jose, California). Trừ tờ cuối cùng, ba tờ còn lại đều có mục “Những Tấm Lòng Vàng” hay “Trang Tương Trợ” với tên tuổi, địa chỉ, và hình ảnh những đồng bào đang lâm trọng bệnh hay rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát – ở quê nhà – cùng với lời kêu gọi xin độc giả hảo tâm giúp đỡ.

Sự giúp đỡ không chỉ giới hạn ở bình diện cá nhân. Nếu google vài chữ khác nữa, “giúp đỡ xây cầu” chả hạn, trong vòng năm mươi giây cũng sẽ hiện ra hơn chục ngàn “kết quả” – đại loại như:



Ảnh Nguyễn Thành Chung. Nguồn: Dân Trí

Chớ cái Chính Phủ của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc) làm gì và ở đâu, vậy Trời? Một cá nhân, một gia đình, hoặc ngay cả một tập thể người (đôi lúc) cũng cần đến sự trợ giúp của tha nhân khi lâm hoạn nạn nhưng một quốc gia thì không thể theo đuổi chính sách sống nhờ vào lòng từ thiện, vào kiều hối, hay vay vốn ODA nước ngoài - mãi mãi - như vậy được.

Câu hỏi cũng cần được đặt ra là nhà nước Việt Nam làm gì với thuế má của dân mà lại điều hành xã hội một cách chó má như thế. Đã thế, hôm 18 tháng 2 năm 2014 BBC còn đi tin: 

“Tòa phúc thẩm TP Hà Nội vừa y án 30 tháng tù giam vì Tội Trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự đối với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân. Luật sư Hà Huy Sơn, một trong bốn luật sư bào chữa cho ông Quân ngày 18/2, cho biết ngoài án tù giam, doanh nghiệp của ông Quân còn phải bồi thường một khoản tiền phạt 1,29 tỷ đồng.”

Luật sư Lê Quốc Quân tại Tòa án nhân dân Hà Nội hôm 18/2/2014. Ảnh: AFP 

Theo Blogger Nguyễn Ngọc Già“Tên gọi ‘trốn thuế’ phủ chụp luật sư Lê Quốc Quân đều được đại đa số gọi là sự trả thù hiển hiện của chế độ cộng sản Việt Nam mang màu sắc chính trị. Nó cũng được xem là đòn dằn mặt tiếp tục cho bất kỳ ai đòi dân chủ. BloggerNguyễn Hữu Vinh nói thêm đây là “chuyện gắp lửa bỏ tay người"

Việt Nam - có lẽ - là nơi duy nhất mà người dân có thể bị cầm tù (thay vì xử phạt) với tội danh trốn thuế, dù không ai biết là bọn chó má đã xử dụng thuế má của người dân đóng góp ra sao, từ hơn nửa thế kỷ qua?

PICS: Người Crimea gác tượng Lenin..vẫy cờ chào đón quân đội Nga

SOHA- 03/03/2014     -Trong khi chính phủ trung ương Ukraine lên án Nga xâm lược, thì nhiều người dân Crimea lại vui mừng vẫy cờ Nga, canh gác cẩn thận tượng Lenin để chờ quân đội Nga tiến vào.


Cuộc khủng hoảng Ukraine đã phát sinh những diễn biến bất ngờ. Trong khi Mỹ, NATO, EU và chính quyền mới ở Kiev kịch liệt phản đối hành động quân sự của Nga ở Crimea thì tại vùng đất này, người dân cho thấy họ nghĩ khác.
Theo tờ TIME (Mỹ), khác với thái độ và phản ứng của chính phủ các nước phương Tây, và truyền thông của họ, hiện nay rất nhiều người dân Ukraine đã không giấu diếm mong muốn quân đội Nga sớm "xâm lược" Ukraine vì họ sợ rằng chính quyền mới ở Kiev đi theo chủ nghĩa phát xít mới.
Ở Crimea, nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraine, người dân đã tỏ ra vô cùng vui mừng trước sự xuất hiện của binh lính Nga.
Dưới đây là những hình ảnh do tờ TIME và hãng tin BBC (Anh) chọn lọc.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Một người phụ nữ đứng bên ngoài hàng rào của một căn cứ quân sự Ukraine. Phía trong là khoảng vài trăm quân nhân nói tiếng Nga đang đứng bảo vệ cơ sở này ở tỉnh Perevanie.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Những người dân quân này túc trực ngày đêm, quyết tâm không để những kẻ quá khích và những thành phần cực đoan, phát xít mới xâm phạm đến tượng đài V. Lenin
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Các linh mục Chính thống giáo đang cầu nguyện cùng với sự canh gác của các binh sỹ Nga ở thành phố Balaklava
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Binh lính Nga không đeo phù hiệu đang đứng gác ở Balaklava hôm 2/3.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Cô gái Crimea và những đứa trẻ vẫy cờ Nga chào đón các binh sỹ.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Đoàn xe quân sự Nga đang trên đường tiến vào Balaclava.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Lá cờ của Hải quân Nga đang được treo trên cành cây, phía sau là những cảnh sát Crimea đứng gác trước tòa nhà quốc hội ở Simferopol.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Một người biểu tình ủng hộ Nga
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Lính mặc quân phục Nga nhưng không đeo phù hiệu đang đi tuần quanh sân bay quốc tế ở Simferopol.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Một người dân Crimea vẫy cờ Nga và cờ Crimea trên nóc chiếc xe tăng từ thời Liên Xô để tưởng niệm cuộc chiến tranh chống phát xít.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Họ mang theo lá cờ Nga khổ lớn để đi tuần hành ở Simferopol.
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Người Crimea gác tượng Lenin, vẫy cờ chào đón quân đội Nga
Và họ cầu nguyện cho hòa bình của Ukraine.

Nên chọn điểm nóng thí điểm lập "phố đèn đỏ" ở Việt Nam!

SOHA- 03/03/2014      -“Vấn đề bây giờ không phải bàn đến chuyện có nên chấp nhận mại dâm hay không, mà phải làm, phải hành động”, TS. Đỗ Văn Quân, Viện Xã hội học thẳng thắn.


Thuần túy coi mại dâm là tệ nạn: Không ổn!
Gần đây, một số ý kiến cho rằng, sở dĩ mại dâm gia tăng, khó kiểm soát, diễn biến phức tạp… là do hoạt động mại dâm ở nước ta không được công nhận. Do đó, cần phải chấp nhận nó bằng cách đưa vào những khu vực nhất định, gọi nôm na là những “phố đèn đỏ” để dễ bề quản lý. Quan điểm của ông thế nào?
-Thực ra, quan điểm này không có gì mới lạ vì từ hàng chục năm nay trong giới khoa học xã hội học cũng đã bàn đến vấn đề này rồi. Đặt trong bối cảnh khi mà chúng ta càng chống thì hoạt động mại dâm lại càng gia tăng, gây ra những hệ quả rất lớn cho xã hội - cả về mặt đạo đức, hạnh phúc gia đình, văn hóa truyền thống, nhân phẩm, sức khỏe, an ninh trật tự, tội phạm… thì đã đến lúc cần phải có cái nhìn tích cực hơn, biết chấp nhận thực tế để giải quyết vấn đề.
Nhưng tại sao cái nhìn tích cực ấy đã được đặt ra từ cả chục năm trước rồi nhưng đến giờ vẫn chưa được triển khai?
- Là bởi vì ảnh hưởng của đạo đức, văn hóa truyền thống, chính sách pháp luật… khiến cho mại dâm là một vấn đề xã hội rất xấu, hết sức nhạy cảm và phức tạp. Do đó, người ta thường có tâm lý muốn nhanh chóng loại bỏ nó ra khỏi đời sống. Nguyên nhân nữa là các nhà quản lý đang có cái nhìn chưa đầy đủ về mại dâm. Họ chỉ thuần tuý coi đó là tệ nạn xã hội, từ đó thường nhấn mạnh các biện pháp hành chính để mong triệt tiêu nó. Nhưng kết quả thì ngược lại.
- Vậy phải nhìn nhận mại dâm như thế nào mới là đầy đủ?
- Khoa học xã hội học nhìn nhận mại dâm đầy đủ trên cả hai  khía cạnh. Thứ nhất, nó đúng là tệ nạn xã hội, để lại nhiều hệ quả tiêu cực. Nhưng đi kèm với đó còn là vấn đề quyền con người. Bởi những người hành nghề mại dâm cũng là con người, họ cũng có quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản, nhân phẩm… Thứ hai, mại dâm là một vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, bởi khi sức khỏe của những người hành nghề mại dâm được bảo đảm thì đồng thời cũng bảo vệ được sức khỏe của người mua dâm.
Thà để mại dâm hơn là trộm cắp, lừa đảo
- Ông đang đứng ở góc độ xã hội học và thực tiễn để ủng hộ việc chấp nhận mại dâm. Nhưng với rất nhiều người khác đứng dưới góc độ văn hóa, đạo đức..., họ cũng có lăng kính của riêng mình để phản đối chứ!?
- Đúng. Nhưng đứng từ góc độ khoa học và thực tiễn mà nói thì cần phải xem xét lại. Vì cơ sở xã hội nảy sinh vấn đề mại dâm là rất đa dạng và phức tạp. Đó là nhu cầu của một bộ phận xã hội khi vợ/chồng họ không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tình dục; nó cũng liên quan đến nhiều người không có khả năng lấy vợ/lấy chồng nhưng vẫn có quyền được hưởng nhu cầu tình dục an toàn, lành mạnh, chính đáng… Xã hội cũng luôn có một bộ phận gặp khó khăn, bi kịch trong cuộc đời và không còn con đường nào khác. Trong số đó, nhiều người chấp nhận bán thân nuôi miệng, kinh doanh vốn tự có để đảm bảo nhu cầu sống, thu nhập hỗ trợ gia đình… Khi đó, thà chấp nhận để họ hành nghề mại dâm còn hơn là để họ trộm cắp, buôn bán ma túy, lừa đảo...
Chọn điểm nóng thực hiện thí điểm
- Nhiều người tỏ ý băn khoăn rằng, hiện chúng ta cấm đoán mại dâm mà còn không kiểm soát nổi thì khi chấp nhận nó, liệu có làm cho xã hội bất ổn hơn, liệu có “vẽ đường cho hươu chạy”?
- Tôi cho rằng những nỗi lo ấy là có cơ sở, vì những vấn đề xã hội bình thường còn bất cập, khó khăn trong quản lý, huống hồ vấn đề nhạy cảm, phức tạp như thế này. Do đó phải tổ chức thí điểm ở một địa bàn nào đó trước đã.
"Chúng ta cứ nói rằng đạo đức, văn hóa truyền thống không cho phép chấp nhận mại dâm. Thế nhưng, Trung Quốc, Nhật Bản không có văn hóa truyền thống à? Họ vẫn chấp nhận nó đấy thôi. Vậy nên, bây giờ cần xem mại dâm là vấn đề xã hội và cần tìm giải pháp chung sống, giảm thiểu những hệ quả tác động tiêu cực của nó hơn là mục tiêu triệt phá”.
TS. Đỗ Văn Quân
Nguyên tắc là chúng ta buộc chấp nhận mại dâm chứ không khuyến khích nó, thực hiện biện pháp quản lý để hướng đến mục tiêu phòng chống mại dâm. Do vậy, khi đã thực hiện thí điểm thì phải đánh thuế hoạt động này, phải có đăng ký hành nghề (về độ tuổi, về sự tự nguyện, an ninh trật tự, đảm bảo các quyền con người, về khám chữa bệnh, phòng ngừa không bị lây nhiễm bệnh liên quan đến đường tình dục…). 
- Chấp nhận mại dâm, chúng ta sẽ được gì, theo ông?
- Nhiều chứ, với điều kiện phải làm thật sự khoa học, trách nhiệm và đồng bộ. Đó là bảo vệ được quyền con người; đảm bảo an ninh trật tự xã hội hơn, góp phần hạn chế được các loại tội phạm có liên quan như: Hiếp dâm, nô lệ tình dục, ma túy, buôn bán phụ nữ…
Bây giờ, vẫn có những luồng ý kiến trái chiều trong quản lý mại dâm. Có vẻ như, để chấp nhận nó là một điều không dễ và… chưa phải lúc này?
- Tôi nghĩ, vấn đề bây giờ không phải bàn đến chuyện có nên chấp nhận mại dâm hay không, mà phải làm, phải hành động. Cũng giống như việc muốn bơi thì có thể phải uống nước, việc chấp nhận mại dâm sẽ gặp phải những phản đối gay gắt từ phía dư luận xã hội vì những tác động của nó. Tuy nhiên, nếu không làm để có sự so sánh xem chấp nhận hơn hay cấm đoán hơn thì sẽ chẳng bao giờ chúng ta có được cách ứng xử phù hợp, sẽ càng rơi vào vòng luẩn quẩn, bất cập.
- Vậy theo ông, cần phải làm gì để tiến tới việc chấp nhận mại dâm?
Tôi muốn nhấn mạnh là buộc phải chấp nhận mại dâm trong khi chúng ta chưa thể tiến tới mục tiêu xóa bỏ nó hoàn toàn. Trước hết, cần phải thay đổi nhận thức, thái độ trong xã hội về vấn đề này, đặc biệt là của các nhà quản lý, cơ quan có liên quan. Muốn vậy, phải tăng cường công tác truyền thông. Đi kèm với đó thì phải có lộ trình thay đổi hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan; cũng như hàng loạt các giải pháp mang tính tổng thể về phát triển KT-XH của đất nước. Chúng ta chọn địa phương là điểm nóng về mại dâm để thực hiện thí điểm, nếu thành công thì sẽ làm đại trà; ngược lại, khi đó nói đến chuyện cấm đoán cũng chưa muộn.
Cảm ơn ông!

Người Việt và bi kịch của 2,9 tỉ cơn say

2,9 tỉ lít bia đã được tiêu thụ hết ở Việt Nam năm 2013? Người ta đã uống thế nào? Tốn kém ra sao? Tôi thử đặt câu hỏi này với vài người bạn là dân làm ăn và viết lách...

Một người là doanh nhân sẵn máu kinh doanh tính toán chi li ngay: “90 triệu dân mà uống hết 2,9 tỉ lít. Vậy trung bình một người uống hết hơn 32,2 lít mỗi năm. Trừ người già cả, phụ nữ, trẻ em không uống được, có lẽ một dân nhậu đã nốc khoảng 100 lít bia”.
Người Việt và bi kịch của 2,9 tỉ cơn say
Anh bạn nhà thơ mơ màng: “Nếu người uống mạnh, người uống yếu bù cho nhau, có lẽ dân ta có khoảng 2,9 tỉ cơn say mỗi năm”.
Anh bạn doanh nhân bù thêm sự chi li: “Cứ cho mỗi trận nhậu dài 3 giờ, sau đó say nghỉ khoảng 6 giờ. Lấy thời gian này nhân với 2,9 tỉ lít, vậy mỗi năm dân mình mất sơ sơ khoảng 26,1 tỉ giờ cho các trận nhậu và say. À, mà tính toán này mới chỉ là dành cho bia sản xuất trong nước, còn bia nhập khẩu và khoảng 400 triệu lít rượu dân mình tiêu thụ mỗi năm nữa thì sao?”.
Thật khủng khiếp!
Nguoi Viet va bi kich cua 2 9 ti con say
Nhưng đó mới chỉ là tạm tính toán thời gian người Việt lãng phí cho bia bọt. Nếu làm thêm vài phép toán về lượng bia tiêu thụ với lượng tiền bạc phải mua thì hiện trạng này còn kinh khủng hơn nhiều. Như anh doanh nhân tính nếu đổ đồng một lít bia đắt, rẻ bán lẻ trên bàn nhậu hiện nay là 30.000 đồng, thì 2,9 tỉ lít tương đương với dân nhậu phải bỏ ra... 87.000 tỉ đồng!
Đó là chưa ghi sổ đầy đủ còn khoản tiền rất lớn khác phải chi cho thức ăn, dịch vụ. Đặc biệt là chưa hề tính đến số tiền bạc khổng lồ đã mất từ thu nhập trong thời gian làm việc hoặc ảnh hưởng đến công ăn việc làm đã trôi qua vì 2,9 tỉ cơn say này. 
Người Việt quan niệm uống bia để thể hiện đã trưởng thành
Bên cạnh đó, không ít người cho rằng: “Uống rượu là cách thể hiện mình đã trưởng thành, rượu giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, sự căng thẳng hay những nỗi buồn bất tận, uống rượu thể hiện bản chất đàn ông, trong tương lai, xã hội không thể sống thiếu rượu”.
Không chỉ Việt kiều, mà người nước ngoài đến VN thường có chung nhận xét về chuyện rượu bia tràn lan ở đất nước này. Quán nhậu lô nhô mời mọc quanh các khách sạn hạng sang, phố du lịch ở trung tâm thành phố. Ra ngoại thành, rượu bia cũng ê hề khắp ngõ ngách.
Về nông thôn nghèo khó tưởng rằng khó kiếm men say, nhưng tình trạng vẫn thế. Chiều tối nhậu nhẹt đã đành, quán xá giờ làm việc cũng đen nghịt người. Thậm chí có những người bạn Việt kiều lâu ngày về quê hương đã bật ra những nhận xét dí dỏm: người mình thật khó cười mà cũng quá dễ cười. Những nụ cười trong công việc, giao tiếp, quan hệ đời sống hằng ngày quá hiếm hoi, nhưng lại luôn rền vang ở bất cứ quán nhậu nào.
Từ xa xưa, lối sống người Việt thể hiện qua lịch sử, văn chương và thi ca luôn thấp thoáng hình bóng tiên tửu, thi tửu lẫn tục tửu.
Những chén rượu quần hùng thề vệ quốc, những ly rượu nghĩa tình trong thơ ca hay say sưa mà đầy triết lý nhân sinh, ngợi ca cái đẹp dưới ngòi bút Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, Nguyễn Tuân...
Các tay bút phương Nam như Đoàn Giỏi, Sơn Nam cũng chẳng tiếc lời khen chén rượu trắng, con cá nướng trui nghèo khó miệt bưng biền mà lồng lộng phóng khoáng, hào sảng, trọng nghĩa tình. 
Viet Nam uong bia kinh khung nhat Dong Nam A
Chúng ta mừng cho ngành bia nhưng rất e ngại cho việc bảo vệ những lá gan của những bạn trẻ uống bia quá mức chịu đựng của cơ thể”, giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói
Nhưng người đời xưa cũng chẳng tiếc lời chê trách các cuộc rượu đầy ắp mưu toan cầu danh, kiếm lợi, ép bạn, hại người...
Thời nay, có người ví von nhậu nhẹt giờ đã thành “dịch”! Vui, buồn: nhậu. Không vui, không buồn: cũng nhậu. Bản thân rượu bia không có tội, đặc biệt khi nó là men say điều độ của nghĩa tình, của ý tưởng, cuộc vui tâm hồn.
Nhưng khi nó chảy tràn vô độ, thành đại dịch nghiện ngập, đó là quốc họa lãng phí và kẻ thù của sức khỏe con người. Đặc biệt, khi nó là “mối dây” không thể thiếu của mưu mô phe cánh, là chất bôi trơn của phi vụ đen tối dưới gầm bàn, là thứ dẫn đường cho kẻ luồn cúi, nịnh nọt thì nó đã trở thành một thứ chất lỏng khác.
Đó là bia rượu độc!
VietBao.vn (Theo Yan News)

Phát hoảng với quýt TQ ‘xanh vỏ mốc lòng’

Bóc những quả quýt vỏ vàng ươm, tươi ngon và vẫn còn lá xanh mơn mởn, chị Thảo giật mình vì bên trong bị mốc xanh, mùi vị khăn khẳn rất khó chịu.
Sáng 27.2, chị Nguyễn Thị Thảo – nhân viên văn phòng Huyện uỷ, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình được phân công đi mua hoa quả về tiếp khách. Chọn những quả quýt tươi bóng, mọng nước và vẫn có lá xanh non, chị Thảo chắc mẩm sẽ có đĩa quýt ngon mời khách của văn phòng huyện.
Thế nhưng, trong buổi họp, khi mọi người bóc quýt ra ăn mới ngớ người ra khi bên trong những quả quýt căng mọng kia đều mốc xanh mốc trắng như đã để lâu ngày.
Chị Thảo chia sẻ: “Sáng nay mình mới được ‘kiểm nghiệm’ loại quýt bề ngoài vàng tươi, lá xanh mà bên trong thì bị mốc xanh, mùi khăn khẳn. Mình mua với giá 30.000 đồng/kg khi người bán hàng đon đả chào mời là quýt Sài Gòn rất ngon và ngọt. Tin lời và cũng quá vội nên không ăn thử, thành ra mình bị đánh giá là không chu đáo khi chuẩn bị buổi họp của cơ quan. Thật sự là đến giờ mình vẫn còn bị sốc và choáng nặng, vì không nghĩ rằng trên đời này lại có loại hoa quả như vậy”.
Phát hoảng với quýt TQ ‘xanh vỏ mốc lòng’ - 1
Những quả quýt vàng óng, mọng nước nhưng bên trong vỏ mốc xanh khiến người tiêu dùng lo sợ
Theo chị Thảo, tại chợ Đồng Lê, loại quýt như chị mua phải đang được bày bán rất công khai với số lượng lớn. Với giá thành từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng/kg, người dân đi mua rất đông vì giá rẻ, đôi khi chỉ bằng một nửa giá thành quýt trong nước.
Đây không phải là lần đầu tiên người dùng tại Việt Nam gặp phải loại quýt lạ, nghi là của Trung Quốc khi ngoài vỏ thì căng mọng, bên trong lại mốc xanh.
Trước đó, một số người dân đã rất hoảng hốt khi mua phải quýt độc mốc xanh, một số cư dân mạng cũng đã chụp lại ảnh những quả quýt này và chia sẻ trên mạng xã hội để cảnh báo người dân.
Trước vấn đề này, PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, vỏ quả cam, quýt có chất tinh dầu nên chống được sự phát triển của nấm mốc. Thế nhưng, với loại quả này, nấm mốc lại phát triển cả ở bên trong vỏ quýt chứng tỏ sự phát triển mạnh. Tất cả những mốc xanh, vàng, đỏ đậm đều không tốt cho sức khỏe.
Về khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định, chưa phân tích được nên chưa thể khẳng định được điều gì. Trên thực tế, có loại nấm mốc sản sinh ra độc tố vi nấm aflatoxin có thể gây độc cấp. Tuy nhiên, với loại vi nấm thông thường chỉ gây nhiễm độc tức thì như đau bụng, tiêu chảy... “Có loại vi nấm thông thường gây nhiễm độc có thể dẫn đến tử vong trước cả ung thư”, ông Thịnh nói thêm.
Để đảm bảo sức khoẻ của bản thân và các thành viên trong gia đình, mọi người nên chú ý chọn những loại hoa quả có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo; nên chọn những loại quả tươi xanh, không bị bầm dập. Nếu phát hiện hoa quả bị nấm mốc, thối hỏng, tuyệt đối không nên ăn để tránh mang bệnh vào người.
Vietbao.vn ( Theo Eva )

Bắt ba phụ nữ giắt 7 bánh heroin trong người

Thứ Hai, ngày 03/03/2014 07:13 AM (GMT+7)
Ba “nữ quái” đang tìm cách vượt biên sang Trung Quốc với 7 bánh heroin giắt kỹ trong người đã bị Bộ đội biên phòng Quảng Ninh bắt quả tang vào sáng 2-3.

Chiều 2-3, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa phá chuyên án ma tuý 004T, bắt giữ 3 “nữ quái” mang theo 7 bánh heroin đang tìm cách vượt biên sang Trung Quốc.

Trước đó, sáng 2-3, tại khu vực biên giới thuộc khu 1 phường Trần Phú, TP Móng Cái, các trinh sát Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái  phối hợp với Đội đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã bắt quả tang 3 phụ nữ là Nguyễn Thị Hiền (SN 1974, trú Nghi Lộc, Nghệ An); Nguyễn Thị Lành (SN 1967, Hưng Nguyên, Nghệ An); Ngô Thị Lương (SN 1973, Nghi Lộc, Nghệ An) có hành vi vận chuyển trái phép 7 bánh heroin đang trên đường vượt biên từ Việt Nam đi Trung Quốc.
Nhóm phụ nữ này đã buộc những bánh ma túy quanh bụng, phía trong áo hòng qua mắt lực lượng chức năng.
Bắt ba phụ nữ giắt 7 bánh heroin trong người - 1
Những bánh heroin được buộc kỹ quanh vùng bụng phía trong áo của người phụ nữ.
Bắt ba phụ nữ giắt 7 bánh heroin trong người - 2
Một trong những phụ nữ bị bắt cùng số ma túy tang vật.

Tính từ ngày 2-2-2014 đến nay, Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đã bắt 5 vụ với 6 đối tượng, thu giữ hơn 5 kg ma túy, 2.778 viên ma túy tổng hợp và 8 bánh heroin.
Theo Trọng Đức (Người Lao Động)

'Văn hóa thịt chó' sẽ làm bùng phát dịch dại

18:05 NGÀY 02/03/2014
Nguy cơ gia tăng và bùng phát bệnh dại cao, Cục Thú y đã yêu cầu các địa phương tăng cường ngăn chặn buôn lậu chó tại các cửa khẩu.

Mới đây, tại Thanh Hóa, 10 trường hợp đã bị chó dại cắn, trong đó 2 người bị tử vong do không đi tiêm phòng. Điều này cho thấy, môi trường bình thường vốn dĩ cũng có thể xuất hiện nhiều chủng dại từ chó, mèo. Đặc biệt, với việc nhập lậu chó mèo qua biên giới như hiện nay, bệnh dại đang rất khó kiểm soát.
Tuy nhiên, theo khảo sát, tại Hà Nội, rất nhiều quán thịt chó mọc lên phục vụ thực khách. Điều này xuất phát từ thực tế, người dân Việt Nam rất chuộng món ăn này, trong khi thế giới kịch liệt phản đối việc hành hạ những con vật trung thành. Nhiều người coi đó là món khoái khẩu khiến tình trạng nhập lậu chó không rõ nguồn gốc không ngừng đổ vào Việt Nam. 
Trong một Tọa đàm thảo luận về vấn đề thịt chó cũng như những nguy cơ tiềm tàng của bệnh dại xuất phát từ việc buôn lậu chó qua biên giới trước đó, các cơ quan chức năng đã thống nhất tạm dừng 5 năm các hoạt động thương mại liên quan đến chó giữa các quốc gia có chung biên giới  nhằm chấm dứt việc buôn bán vận chuyển chó.
Theo ông John Dalley- Phó Chủ tịch Tổ chức Soi Dog Thái Lan: Rất nhiều người phản đối hành động này vì cho rằng ngành thương mại này liên quan đến các yếu tố văn hóa.
"Nhưng yếu tố văn hóa không giải quyết được bệnh dại, tiêu chảy, và rất nhiều các bệnh lây nhiễm khác", ông John Dalley nói.
Chó mèo nhập lậu khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh dại rất cao.
Vấn nạn vận chuyển, buôn bán chó lậu tại Việt Nam đã được quy định là bất hợp pháp từ năm 2009. Tuy nhiên, nguồn lực dành cho việc giải quyết vấn đề này chưa dồi dào, việc thực thi pháp luật nhiều khi không khả thi, chưa được áp dụng một cách đầy đủ, và cho tới nay vẫn nhận được quá ít sự quan tâm.
Các nước thành viên Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã cam kết thực hiện các biện pháp xóa bỏ bệnh dại trước năm 2020, loại bệnh đã gây ra 29,000 ca tử vong tại Châu Á mỗi năm.
Chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu cá thể chó bị giết phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người. Ngành kinh doanh này chủ yếu dựa vào việc buôn lậu chó bất hợp pháp trong khi tất cả các nước trong vùng đã ra lệnh cấm vận chuyển chó chưa được tiêm chủng dại, chó không có chứng nhận sức khỏe, giấy phép nhập khẩu, và giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
Theo Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật Châu Á ở Việt Nam, Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm tập trung của những cá thể chó bị buôn lậu từ các nước láng giềng. Việc buôn bán thịt chó từ lâu đã bị nhiều tổ chức và đông đảo cộng đồng lên án. Chó nuôi lẫn chó lạc bị bắt và nhồi nhét vào trong các lồng xếp chồng lên nhau trên các xe tải đường dài. Những con chó bị lèn chặt vào nhau và không được kiểm soát dịch bệnh. 
Các tổ chức cũng khuyến nghị, nghiêm cấm việc buôn bán chó là phương cách hữu hiệu không chỉ để ngăn chặn  những vụ vận chuyển chó số lượng lớn có nguy cơ (hoặc đã) lây nhiễm bệnh, mà còn là giải pháp hiệu quả chấm dứt nguy cơ chính dẫn đến lây nhiễm bệnh dại.
Nạn buôn bán thịt chó, dù là phi pháp hay chưa được pháp luật quy định, đều mang lại một mối nguy hại cho cả sức khỏe của con người và quyền lợi của động vật. Quan điểm của  Liên minh Bảo vệ Chó Châu Á khẳng định việc buôn bán và sản xuất thịt chó là phi nhân đạo. Rất nhiều cuộc điều tra trên toàn châu Á đã chứng minh rằng tất cả các khâu trong chuỗi buôn bán cung ứng thịt chó từ khai thác, vận chuyển, phân phối, đến giết thịt đều vô cùng tàn bạo. Hơn nữa, vấn nạn này còn đe dọa sức khỏe cộng đồng thông qua việc lây truyền dịch bệnh, mà đáng lo ngại hơn cả là bệnh dại.
Trước tình trạng bệnh dại đang có nguy cơ bùng phát, Cục Thú y đã yêu cầu các tỉnh biên giới tăng cường công tác  kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, phòng, chống việc vận chuyển kinh doanh chó và thịt chó nhập lậu. Ngoài ra, cơ quan này cũng đặt ra yêu cầu tuyên truyền phổ biến kiến thức về bệnh dại, tính phi pháp của các hoạt động vận chuyển chó mèo nhập lậu cũng như các biện pháp phòng chống đến cộng đồng.

Thêm một vụ án oan ở Sóc Trăng


Thứ Hai, ngày 03/03/2014 09:21 AM (GMT+7)
Các cơ quan tố tụng của tỉnh Sóc Trăng mắc sai sót khiến 7 nam, nữ thanh niên suýt vướng vào vòng lao lý sau nhiều tháng bị tạm giam.
Từ tin báo của bạn đọc, chúng tôi về huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tìm hiểu thông tin những bị can trong vụ án giết tài xế xe ôm đã được trở về đoàn tụ gia đình sau khi VKSND tỉnh ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam vào hôm 25/2.
Hung thủ bất ngờ xuất hiện
Đại Ân 2 là một trong những xã nghèo của huyện Trần Đề. Hơn nửa năm trước, tại đây bất ngờ xảy ra vụ giết người khiến dư luận giật mình. Theo hồ sơ vụ án: Khoảng 4 giờ ngày 6/7/2013, những người đi làm đồng phát hiện thi thể ông Lý Văn Dũng (42 tuổi, ngụ tại địa phương, chạy xe ôm) gục chết trên con lộ thuộc ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2. Chiếc xe máy của nạn nhân nằm ven lộ cách hiện trường không xa.
Thêm một vụ án oan ở Sóc Trăng - 1
Anh Trần Văn Đỡ và những người thân
Khám nghiệm tử thi, các ngành chức năng xác định nạn nhân bị đâm 7 nhát dao, trong đó có 1 vết dao đâm thẳng vào ngực và 1 vết từ trên đỉnh đầu đâm xuống. Bóp tiền và điện thoại di động của nạn nhân vẫn còn nguyên.
Các ngành chức năng xác định nguyên nhân của vụ án có thể xuất phát từ hiềm khích cá nhân. Lập tức, Trần Hol (SN 1986), người từng liên quan đến vụ cố ý gây thương tích trước đó, được mời lên làm việc.
Sau đó, 5 thanh niên khác là bạn bè của Hol cũng lần lượt bị công an mời lên làm việc rồi cùng bị tạm giam, khởi tố về tội “Giết người”, gồm: Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl và Khâu Sóc. Riêng đối tượng nữ duy nhất trong vụ này là Nguyễn Thị Bé Diễm (quê quán Hậu Giang, làm nghề phục vụ quán nhậu tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề) bị khởi tố về tội “Không tố giác tội phạm”.
Vụ án tưởng chừng như đã xong, thậm chí ban chuyên án chuẩn bị nhận thưởng “nóng” thì bất ngờ vào giữa tháng 12/2013, Lê Thị Mỹ Duyên (ngụ TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đến Công an phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM, đầu thú, thừa nhận chính cô và Nguyễn Kim Xuyến (ngụ thị trấn Trần Đề) đã giết ông Lý Văn Dũng với ý định cướp tài sản nhưng cướp không thành.
Duyên khai cô và Xuyến có mối quan hệ đồng tính. Sau khi bỏ trốn lên TP.HCM, do Xuyến có tình cảm với người khác nên Duyên đâm ra ghen tuông. Để trả thù, Duyên đi đầu thú với mong muốn cả hai cùng bị bắt giữ và cùng được ở bên nhau mãi mãi (!). Những lời khai của 2 đối tượng này tương đối phù hợp với hiện trường của vụ án. Cả Duyên và Xuyến đều bị tạm giam để phục vụ điều tra.
Thêm một vụ án oan ở Sóc Trăng - 2
Quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam của VKSND tỉnh Sóc Trăng
Mong được trả lại công bằng
Do sống nhờ bên vợ vì không có đất canh tác nên Trần Hol phải đi làm thuê để nuôi vợ, con. Lúc anh bị bắt giam, vợ anh đang cận kề ngày sinh con thứ hai. Do không chịu đựng nổi sự dị nghị của hàng xóm về việc chồng mình là kẻ giết người, vợ anh đã bồng con lên TP.HCM để tìm kế sinh nhai. Hay tin anh trở về, vợ anh tức tốc xin chủ cho nghỉ việc để đưa 2 con về đoàn tụ. Suốt buổi sáng 1/3, anh cứ nôn nao để được gặp lại vợ con.
Còn anh Trần Văn Đỡ cho biết Nguyễn Thị Bé Diễm là bạn gái của anh. Sau nhiều tháng bị tạm giam, ngày trở về anh cũng không dám gặp mặt người yêu. Mấy ngày qua, suốt ngày anh Đỡ ra đồng bẫy chuột bán để kiếm tiền lo thuốc men cho mẹ già. Bà Trần Thị Bỏ (mẹ của anh Đỡ) cứ khóc suốt: “Hay tin con tôi bị kết tội giết người, tôi cứ như người mất hồn. Đến khi con về, đáng ra phải cười nhưng tôi lại khóc vì quá vui sướng”.
Riêng trường hợp của Thạch Sô Phách là bi thương nhất. Hằng ngày, anh đi biển thuê để kiếm tiền nuôi vợ con. Cách nay hơn một năm, vợ anh lên TP.HCM làm công. Hay tin anh bị bắt vì gây trọng tội, vợ anh đã bỏ lại đứa con trai 6 tuổi cho bên nội nuôi để lấy chồng khác. Do cháu vừa bị tai nạn gãy tay nên không thể tiếp tục đến trường. Trong căn nhà lá rách nát, anh Phách nói như khóc: “Tôi bị oan đã đau nhưng không đau bằng vừa trở về nhà thì hay tin vợ mình đã theo người ta”.
Cũng như anh Hol và anh Đỡ, anh Phách bức xúc: “Chúng tôi mong vụ án mau chóng được làm sáng tỏ để trả lại công bằng cho chúng tôi”.
Bị ép cung, dùng nhục hình?
Sau hơn 7 tháng bị tạm giam, ngày 26/2, Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl và Khâu Sóc được cho trở về nhà từ quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam. Riêng bị can Nguyễn Thị Bé Diễm được cho về trước Tết Giáp Ngọ.
Trưa 1/3, Trần Hol kể ngay từ lúc bị công an mời lên làm việc, Hol đã chỉ ra nhiều chứng cứ ngoại phạm đối với bản thân anh trong đêm xảy ra vụ án. Tuy nhiên, các điều tra viên của Công an huyện Trần Đề vẫn một mực cho rằng Hol là hung thủ, thậm chí đánh anh. “Chuyển lên Công an tỉnh Sóc Trăng, tôi cũng bị đánh đến bất tỉnh... Do chịu không nổi, tôi khai nhận mình đã giết anh Dũng” - Trần Hol kể thêm. Tương tự, Thạch Sô Phách cũng kể: Lúc bị tạm giữ ở Công an huyện Trần Đề, anh bị 3 cán bộ công an thay nhau hỏi cung và đánh đập. Khi áp giải lên công an tỉnh, anh lại bị 4 cán bộ điều tra đánh tiếp. Do không chịu được nhục hình, anh cũng đã nhận tội. Anh Trần Văn Đỡ cũng bị như vậy.
Chiều cùng ngày, trao đổi qua điện thoại với chúng tôi về việc có hay không chuyện dùng nhục hình để ép cung các bị can, ông Thái Văn Đợi, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết vụ việc đã được báo cáo lên Tổng cục Cảnh sát nên chưa thể cung cấp gì thêm cho báo chí.
Theo Phạm Công (Người Lao Động)

Vụ án 'bầu' Kiên: Phải ra cáo trạng mới vì..một sai sót nhỏ!

SOHA- 03/03/2014      -Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng số 10/VKSTC -V1, ngày 10.2.2014 để thay thế cáo trạng số 09 ngày 27.1.2014 đối với vụ án Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên).



So với cáo trạng số 09 thì cáo trạng số 10 cũng dày 36 trang A4, đều do ông Nguyễn Mạnh Hiền thừa ủy quyền ký. Toàn bộ nội dung cáo trạng số 10 cũng giống như cáo trạng số 09, chỉ có một chi tiết nhỏ ở phần Quyết định của cáo trạng được sửa chữa để đúng với quy định pháp luật.
Trong cáo trạng số 09, ở phần Kết luận có nêu hành vi của của Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đã phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên sang phần Quyết định cáo trạng chỉ nêu: Truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139. 
Việc cáo trạng truy tố như vậy là thiếu sót, bởi khoản 4 Điều 139 chỉ là quy định mức hình phạt "phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".
Như vậy trong vụ án này có 9 bị can bị truy tố: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến. Trong số này "bầu" Kiên bị truy tố 4 tội danh. Còn cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá bị truy tố theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự, tội phạm và hình phạt có mức án từ mười năm đến hai mươi năm
Cáo trạng số 10 đã sửa lại: Truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 139 Bộ LHS. Điểm a quy định là chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Ở một chi tiết khác trong cáo trạng số 09, ở phần Kết luận có nêu: Hành vi của Nguyễn Đức Kiên đã phạm vào tội kinh doanh trái phép quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên ở phần Quyết định cáo trạng lại nêu truy tố Nguyễn Đức Kiên tội kinh doanh trái phép quy định tại khoản 3 Điều 159 Bộ luật Hình sự.
Trên thực tế không thể truy tố vào khoản 3 Điều 159 Bộ luật Hình sự được, bởi khoản 3 của điều này chỉ quy định mức hình phạt bổ sung "người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đến ba mươi triệu đồng". Chính vì thế cáo trạng số 10 phải sửa lại ở phần Quyết định: Truy tố Nguyễn Đức Kiên tội kinh doanh trái phép, quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự.
Cả 2 chi tiết nêu trên trong vụ án "bầu" Kiên đều có ở cáo trạng số 02 ngày 12.12.2013 (cáo trạng lần đầu). Sau khi bị TAND TP.Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung để tránh bỏ lọt tội phạm, cáo trạng số 09 ngày 27.1.2014 đã đáp ứng những đề nghị của Tòa án. Theo đó có thêm Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải bị truy tố thêm hành vi ở tội quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự. Thế nhưng thiếu sót nhỏ trên đã không được phát hiện, sửa chữa. Chính vì thế không có nội dung gì mới, nhưng vụ án "bầu" Kiên phải ra cáo trạng số 10 ngày 10.2.2014 để khắc phục sai sót. 

Hai người Trung Quốc giết hại trẻ em không phải do nợ nần!

SOHA- 03/03/2014     -Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, hung thủ người Trung Quốc sát hại em Tuyến không quen biết với ông Long Văn Linh (bố cháu Tuyến), không có chuyện án mạng xảy ra do nợ nần.



Công an tỉnh Lạng Sơn đã khởi tố vụ án “Giết người” để điều tra về hành vi sát hại dã man em Long Văn Tuyến đối với Quách Đại Phát (SN 1985, trú tỉnh Quế Châu), Liễu Diệp Quần (SN 1987, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc).
Bước đầu chúng thừa nhận hành vi sát hại em Tuyến và đang tìm cách chạy trốn, tìm đường về bên kia biên giới.
Là người trực tiếp tham gia bắt giữ 2 đối tượng, ông Hoàng Văn Kìn, Trưởng công an xã Bắc La (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), cho biết: Khoảng 8 giờ 45 phút, ngày 27/2, ông đang làm việc tại UBND xã Bắc La thì nhận được điện thoại của người dân thôn Nà Sla, xã Hồng Phong, huyện Bình Gia thông báo có 2 người Trung Quốc đang đi về phía thôn Hát Lốc.
Hai người này lén lút di chuyển trong những bụi cỏ theo bờ suối Khuổi Xá. Lập tức, ông Kìn thông báo cho lãnh đạo xã và công an huyện, đồng thời triển khai 6 công an viên, dân quân xuống ngay các thôn bản để nắm tình hình.
“Chúng tôi và 4 đồng chí Công an huyện Văn Lãng đã có mặt tại hiện trường tiếp ứng. Bỗng nhiên, chúng mất dấu vết, thanh niên trong làng chia nhau đi tìm. Một lúc sau, thấy hai người đang ẩn nấp trong bụi cây rậm rạp, thở hổn hển.
Vì đối tượng có hung khí, địa điểm không thuận lợi, nên chúng tôi ra hiệu cho mọi người tiếp tục theo dõi, chờ đến khi lực lượng đông thì mới ra tay”, Trưởng công an xã Bắc La nói.
Gần 12 giờ, thấy yên ắng, hai đối tượng rời lùm cây, men theo bờ suối Khuổi Xá. Thấy một số thanh niên tiến lại gần, một đối tượng liền bỏ chạy, nhưng đã bị người dân bắt lại. Hắn hung hãn chống trả, nhưng thanh niên thôn Hát Lốc cương quyết vây bắt.
Sau 10 phút vật lộn, đối tượng mới giơ tay chịu trói. Khám xét trong ba lô của chúng có 2 hộ chiếu, một ít tiền Trung Quốc, điện thoại và 2 con dao nhọn là hung khí gây án.