Saturday, November 22, 2014

PICS:Xung đột nghiêm trọng giữa dân và cảnh sát tại Trung Quốc

 Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 8:45 PM - 21/11/2014
Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động,
Xe công vụ bị người dân lật đổ trong vụ bạo động diễn ra ngày 18/11/2014 tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Nguyên nhân vụ bạo động được cho là để phản đối chính quyền thị trấn xây dựng bệnh viện Phong cùi, bệnh viện AIDS, nhà hỏa táng hợp nhất làm một thể với khu vườn giải trí.
Người dân ban đầu tiến hành đập phá ngăn chặn việc thi công tại công trường, chính quyền địa phương sau đó đã điều động hơn 1.000 cảnh sát, cảnh sát đặc nhiệm, cảnh sát phòng chống bạo lực, cảnh sát vũ trang biên phòng, và các nhân viên quản lý nội thành tiến hành trấn áp. Phía cảnh sát sử dụng đạn cao su và khí gas, trong khi người dân dùng đá và gậy gộc đáp trả lực lượng trấn áp.
Tại hiện trường xung đột cũng có lượng lớn xe cảnh sát cùng với xe công vụ bị dân chúng lật ngược phá hủy.
Một người dân địa phương cho biết, vào ngày 18/11, có hơn 20 dân làng bị bắt, những người bị thương tổng cộng ước tính lên đến gần 100 người, nằm viện hơn chục người, tuy nhiên con số này vẫn chưa chính xác. Theo đó, chính quyền đang điều động ngày càng nhiều lực lượng cảnh sát tiếp tục tiến hành trấn áp, cùng lúc tổ chức bắt giữ người trên phạm vi lớn.
Truyền thông đại lục đưa tin, dự án trung tâm phức hợp này bao gồm trị liệu bệnh phong cùi, bệnh viện AIDS cho đến nhà hỏa táng, do đó chất thải có thể sẽ thải ra sông gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân vốn phụ thuộc vào biển cả, hơn nữa bệnh phong cùi còn là bệnh truyền nhiễm. Dự án đã bị hoãn lại vào tháng 8 do vấp phải phản ứng của người dân nhưng sau đó đã tái khởi công mà không được người dân chấp nhận.
Sự kiện xảy ra khiến việc thi công công trình gián đoạn và chỉ được tiến hành trở lại khi nhận được sự đồng thuận của người dân, hãng thông tấn nhà nước cho biết.
Một số hình ảnh liên quan đến vụ bạo động:
Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Ngày 18/11, xung đột giữa người dân và lực lượng cảnh sát diễn ra tại thị trấn Tam Giang tỉnh Hải Nam thành phố Hải Khẩu.
Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động, Trung Quốc, người dân, cảnh sát, báo động,
Theo Đại Kỷ Nguyên

Mỹ hối thúc Nhật, Hàn giải quyết tranh chấp lãnh thổ

(Dân trí) - Mỹ đã hối thúc Nhật Bản và Hàn Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo ở Biển Nhật Bản, một "cái gai" đã làm căng thẳng quan hệ giữa 2 đồng minh của Mỹ trong khu vực nhiều năm qua.

Mỹ hối thúc Nhật, Hàn giải quyết tranh chấp lãnh thổ
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vẫn chưa có cuộc gặp song phương nào cho tới nay do những căng thẳng giữa hai nước.
Động thái trên diễn ra khi Nhà Trắng phản hồi 2 kiến nghị trên mạng liên quan tới quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Takeshima còn Hàn Quốc gọi là Dokdo, nằm giữa hai nước. Quần đảo hiện do Seoul quản lý nhưng Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền.
"Đây là một cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài mà Hàn Quốc và Nhật Bản đã xử lý với sự kiềm chế trong quá khứ. Chúng tôi mong họ tiếp tục sẽ làm vậy. Chúng tôi cũng hoan nghênh bất kỳ kết quả nào mà Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhất trí", Nhà Trắng cho biết trên trang web hôm 21/11.
Trong khi Nhật Bản đề xuất đưa tranh chấp lãnh thổ ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc để phân xử thì Hàn Quốc phản đối đề ý kiến này, nói rằng không có tranh chấp lãnh thổ nào liên quan tới Dokdo/Takeshima.
Theo luật, ICJ chỉ có thể thụ lý vụ án khi nhận được sự đồng ý của cả hai phía.
Trên trang web của Nhà Trắng, 42.000 người đã ký vào thư kiến nghị hối thúc chính phủ Mỹ đề nghị Hàn Quốc cho phép tòa án tại La Hay, Ha Lan xử lý vụ việc. Một thư kiến nghị khác, nhận được sự ủng hộ của 31.000 người, kêu gọi Washington không làm vậy.
Đáp lại, Nhà Trắng khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ.
Cuộc tranh chấp lãnh thổ vì quần đảo Dokdo/Takeshima đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vào tháng 8/2012, Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Lee Myung-bak đã thực hiện chuyến thăm chưa từng có tiền lệ tới quân đảo này, khiến Nhật Bản vô cùng giận dữ.
Kể từ khi trở thành tổng thống tháng 2/2013, bà Park Geun-hye chưa từng có cuộc gặp song phương nào với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Chủ Nhật, 23/11/2014 - 09:38
An BìnhTheo Kyodo

Xung đột ở biển Đông và biển Hoa Đông: Bốn viễn cảnh an ninh

Dự báo Trung Quốc có thể làm tình hình nguy hiểm thêm bằng cách tiếp tục theo đuổi chủ trương cứng rắn trong quân sự và ngoại giao. 

Do tình hình căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông, tháng 6-2014, công ty phân tích địa-chính trị Wikistrat (Mỹ) đã huy động hơn 70 nhà phân tích nghiên cứu tình hình. Kết quả nghiên cứu đã được công bố hồi đầu tháng 11.

Báo cáo của Wikistrat xác định có bốn yếu tố chính dẫn đến bất ổn ở biển Đông và biển Hoa Đông: Sự gia tăng và tương tác của chủ nghĩa dân tộc; kỹ năng thương lượng và diễn biến ngoại giao quốc tế; tham vọng kiểm soát tài nguyên biển; tình hình chạy đua vũ trang trong khu vực.
Từ bốn yếu tố này, Wikistrat dự đoán bốn viễn cảnh:
Trung Quốc (TQ) chiếm ưu thế trong khu vực: Đây là viễn cảnh tệ nhất, sẽ xảy ra khi TQ tiếp tục cứng rắn và bị chủ nghĩa dân tộc chi phối kích động căng thẳng leo thang dẫn tới xung đột. Mỹ sẽ rút lại chính sách hướng Đông. Nhiệm vụ kiềm chế TQ được giao lại cho các nước trong khu vực. Thực lực của ASEAN và các nước hạn chế hơn TQ, do đó TQ hầu như tự do sử dụng các công cụ quân sự, kinh tế, ngoại giao để mở rộng lãnh thổ.
 
Xung đột ở biển Đông và biển Hoa Đông: Bốn viễn cảnh an ninh
Sức mạnh hàng hải trên biển Đông và biển Hoa Đông sẽ thuộc về tàu ngầm. Trong ảnh là tàu INS Chakra II của Ấn Độ (ảnh: Hải quân Ấn Độ)
Các nước lớn thối lui: Đây là viễn cảnh khá phức tạp. Mỹ và TQ sẽ bỏ cuộc giành ưu thế. Khu vực sẽ tiến triển không có ảnh hưởng từ các nước lớn. Dù vậy căng thẳng giữa các đối thủ trong khu vực vẫn tồn tại. Một số nước vẫn chủ trương nâng cấp quân đội để chuẩn bị đối phó nếu TQ quay trở lại đe dọa. Phức tạp hơn, đây cũng là điều kiện tiềm tàng để chủ nghĩa dân tộc ở Nhật phát triển.
Đại bàng đối mặt với rồng: Viễn cảnh này khá giống tình hình hiện tại là Mỹ và TQ đều tiếp tục nỗ lực kiểm soát khu vực. Chủ nghĩa dân tộc và tình hình chạy đua vũ trang gia tăng, cộng thêm nạn tranh giành tài nguyên ở các vùng biển tranh chấp sẽ ngày càng lôi kéo Mỹ dấn sâu vào khu vực và chắc chắn TQ sẽ có phản ứng. Do đó nguy cơ xảy ra xung đột lên đến mức cao nhất.
Mỹ duy trì trật tự quốc tế trong khu vực: Đây là viễn cảnh tốt nhất. TQ thực sự trỗi dậy hòa bình và cho phép Mỹ giữ vai trò toàn diện trong cấu trúc trật tự khu vực. TQ sẽ tập trung vào các vấn đề đối nội (như bất ổn ở Tân Cương), theo đuổi chính sách tìm kiếm tài nguyên biển một cách hòa bình, có thái độ tích cực hơn với luật pháp quốc tế và giữ vai trò của TQ trong các thể chế quốc tế. Năng lực quân sự tiên tiến của TQ không ảnh hưởng nhiều trong viễn cảnh này.
Ngoài bốn ra, các nhà phân tích Wikistrat cũng đưa ra một số cảnh báo chiến lược chung như sau:
- Sức mạnh kinh tế và quân sự của TQ sẽ tiếp tục phát triển.
- TQ có thể làm tình hình biển Đông và biển Hoa Đông nguy hiểm thêm bằng cách tiếp tục theo đuổi chủ trương cứng rắn trong quân sự và ngoại giao.
- Cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực có thể gây rắc rối cho các nước tham gia.
- Sức mạnh hàng hải trên biển Đông và biển Hoa Đông sẽ thuộc về tàu ngầm.
- Sức mạnh của Nhật vẫn là nhân tố khó đoán.
- Hoạt động ngoại giao và quyền lực mềm vẫn sẽ là các công cụ giúp các nước đạt được mục tiêu an ninh.
- Tình trạng không minh bạch về mục đích và thiếu cam kết khiến các tai nạn va chạm dễ leo thang thành xung đột.
- Các nước Đông Á đều phải nỗ lực quản lý chủ nghĩa dân tộc.
Trên trang web Foreign Policy Blogs thuộc Hiệp hội Chính sách Đối ngoại của Mỹ ngày 18-11 (giờ địa phương), nhà phân tích Gary Sands của Wikistrat cho rằng từ kết quả phân tích của Wikistrat, các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo giải pháp đối phó, có biện pháp xoa dịu làn sóng chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy trong thời gian qua.
Chủ Nhật, 23/11/2014 - 08:05
Theo Đăng Khoa
Pháp luật TPHCM

Trung Quốc gặp khó khi xưng bá thế giới về kinh tế

Hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC diễn ra ở Bắc Kinh vào giữa tháng 11/2014 vừa qua được coi là một bước ngoặt trong bức tranh kinh tế thế giới...

... khi cả thế giới được chứng kiến hai cường quốc kinh tế số một và số hai là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu những động thái đầu tiên của một cuộc đọ sức kinh tế. Giờ đây, quá trình xưng bá thế giới về kinh tế của Trung Quốc sẽ gặp khó.
 
Mỹ không dễ để Trung Quốc qua mặt
Mỹ không dễ để Trung Quốc qua mặt
Trung Quốc, sau một thời gian dài phát triển dựa trên danh hiệu công xưởng của thế giới và xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, đã chính thức bước những bước đầu tiên trên con đường đầu tư ra nước ngoài như một biểu hiện của một cường quốc muốn xưng bá thế giới (kinh tế).
Trên thực tế, sau khi mở cửa và nhất là trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã chen chân vào nhóm các nước có khả năng đầu tư và cạnh tranh có hạng ở khu vực và trên thế giới, nhưng đó vẫn là những nỗ lực đơn lẻ của các tập đoàn Trung Quốc.

Mối quan tâm lớn nhất của Bắc Kinh vẫn là tiếp tục duy trì công thức phát triển dựa trên đầu tư nước ngoài với lợi thế nhân công rẻ và xuất khẩu hàng hóa ra khắp thế giới. Nguồn thu từ đầu tư nước ngoài và từ xuất khẩu mới là chiếc chìa khóa vàng cho sự phát triển thần kỳ của đất nước hơn 1 tỷ dân này.
Nhưng giai đoạn phát triển thần kỳ đó đang bước vào giai đoạn cuối cùng, khi những lợi thế cạnh tranh đã không còn nữa. Sự phát triển nóng liên tục trong vòng 3 thập kỷ đã đưa Trung Quốc lên hàng thứ hai trong số các cường quốc kinh tế cũng đã phá bỏ những lợi thế về nhân công rẻ và đi cùng với đó là lợi thế về giá cả của hàng xuất khẩu Trung Quốc ra thế giới cũng ngày càng giảm đi.
Trung Quốc sau một thời gian dài phát triển dựa trên tích lũy sẽ buộc phải đầu tư ra nước ngoài – cách mà các cường quốc kinh tế khác đang làm nếu muốn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của mình. Bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở diễn đàn APEC về việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài không chỉ được coi như một bước ngoặt cho chiến lược phát triển kinh tế mới của Trung Quốc, mà còn có thể tác động tới vòng quanh kinh tế của cả khu vực.
Nhưng, chiến lược mới của Trung Quốc được giới chuyên gia đánh giá sẽ gặp nhiều trở ngại, không chỉ từ các điều kiện bên ngoài mà còn do các yếu tố chủ quan từ chính Trung Quốc. Chiến lược mới của Trung Quốc mà ông Tập đề cập được xem như sẽ chú trọng đầu tư vào các quốc gia láng giềng trong khu vực để tạo kết nối kinh tế.
Dự án mà người đứng đầu nhà nước Trung Quốc tuyên bố lên tới 40 tỷ USD như biểu thị quyết tâm cho việc đầu tư mạnh mẽ vào các nước láng giềng trong khu vực như một bước đi kiến tạo cho tương lai về lâu dài. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc lại đang chú trọng vào các dự án kếch xù ở tận Châu Phi mà gần nhất là dự án xây dựng đường sắt 12 tỷ USD ở Nigeria.
Sự đầu tư mạnh vào Châu Phi của Trung Quốc không có gì lạ khi đây vẫn đang là khu vực cung cấp một lượng lớn nguyên liệu và nhiên liệu cho quá trình phát triển khổng lồ của Trung Quốc, dự án đường sắt dài tới 1400 km ở Nigeria được coi là góp phần thúc đẩy cho quá trình đó.

Nhưng, nó cũng cho thấy Trung Quốc vẫn đang đặt những vấn đề ngắn hạn lên hàng đầu hơn là những mục tiêu dài hạn. Những kế hoạch mở rộng hợp tác đầu tư ở khu vực và trên quốc tế được coi là bản lề cho tương lai của Trung Quốc như FTAAP hay Con đường tơ lụa vẫn đang dậm chân tại chỗ.
 
Một trở ngại khác cũng không kém phần quan trọng là những điều kiện quốc tế. Tình hình thế giới hiện tại không dễ dàng để Trung Quốc mở rộng các mối quan hệ kinh tế ở tầm khu vực và trên thế giới.
 
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP thu hút tới 12/21 thành viên APEC mà không có Trung Quốc đang bước vào những vòng đàm phán cuối. Một khi đàm phán TPP hoàn tất, Trung Quốc sẽ gặp một trở ngại lớn trong việc mở rộng đầu tư sang các quốc gia láng giềng vốn phần lón nằm trong hiệp định kinh tế này.
 
Trong khi TPP sắp bước vào giai đoạn hoàn tất, thì kế hoạch mở rộng hợp tác FTAAP từ khuôn khổ APEC của Trung Quốc mới bắt đầu được Bắc Kinh thúc đẩy và hứa hẹn nhiều khó khăn.

Chiến lược con đường tơ lụa như một sự nối kết các quốc gia trong khu vực mà Trung Quốc đề ra mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng về một sự liên kết, chưa phải là một kế hoạch hoàn chỉnh để thiết lập một khu vực thương mại, vốn là điều cần thiết cho Trung Quốc ở thời điểm hiện tại để tạo thuận lợi cho luồng đầu tư ra nước ngoài sắp tới của mình.
 
Chủ Nhật, 23/11/2014 - 07:45
Theo Nhàn Đàm (theo Bloomberg, Tân Hoa Xã)
Một Thế giới

TPHCM: Mưa lớn, đường phố Sài Gòn ngập sâu cả mét

(Dân trí) - Sau cơn mưa lớn kéo dài vào chiều 22/11, nhiều tuyến đường tại TPHCM bị ngập sâu, có nơi ngập cả mét…


Chiều 22/11, cơn mưa lớn xảy ra trên địa bàn TPHCM khiến nhiều tuyến đường lại biến thành sông. Xe chết máy hàng loạt khiến người dân phải lũ lượt bì bõm dắt bộ về nhà.
Nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng sau cơn mưa lớn vào chiều 22/11
Nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng sau cơn mưa lớn vào chiều 22/11
Nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng sau cơn mưa lớn vào chiều 22/11
 
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại khu vực quận Tân Phú, các tuyến đường như Lũy Bán Bích, Lương Thế Vinh, Lương Minh Nguyệt… đều ngập trắng.
Tại đường Lương Thế Vinh, cả đoạn đường dài hơn 2km ngập chìm trong biển nước, một số đoạn ngập sâu hơn 1 mét khiến hầu hết các phương tiện đi qua đây bị chết máy, nhiều người đứng dọc hai bên đường chờ nước rút.
Mưa lớn khiến nước tràn cả vào nhà dân, nhiều nhà ở các điểm thấp trũng, dù đã dùng bao cát chắn trước cửa nhưng mỗi khi xe cộ chạy qua, nước vẫn tràn vào nhà gây hư hỏng đồ đạc.
Một số đoạn ngập gần hết xe máy
Một số đoạn ngập gần hết xe máy
 
Đường ngập khiến các nhà dân, công ty, dọc tuyến đường Lương Thế Vinh phải đóng cửa nghỉ  sớm, các hoạt động kinh doanh buôn bán ở đây phải tạm ngưng.
Tại đường Lạc Long Quân (quận 11), mưa lớn cũng gây ngập từ 40-50 cm làm nhiều xe cộ bị chết máy khi lưu thông qua đoạn đường này. Mưa lớn còn khiến nước tràn vào các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn gây hư hỏng hàng hóa.
Tại các tuyến đường khác như Phan Anh, Tô Hiệu (quận Bình Tân), Tân Hòa Đông (quận 6), nước ngập đến nửa mét khiến xe hai bánh chết máy phải dắt bộ hàng loạt, nhiều xe ô tô cũng bị chết máy phải nằm chờ lực lượng cứu hộ.
Một số người lưu thông qua các đoạn đường này đành phải quay đầu xe tìm hướng đi khác vì nước ngập sâu.
Nước tràn vào nhà dân
Nước tràn vào nhà dân
Nước tràn vào nhà dân
 
Ngoài ra đường Lũy Bán Bích, (phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú) cũng trong tình trạng nước dâng cao lên đến 60 cm. Nhiều người dân không dám chạy xe dưới lòng đường mà phải di chuyển sát lề để tránh gặp nguy hiểm.
Anh Phan Hữu Phú (nhà đường Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú) bức xúc: “Hễ trời mưa là khu vực này nước ngập mênh mông. Nhiều hôm mưa lớn nước ngập gần cả mét, xe máy không thể chạy được”.
Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân khiến khu vực này bị ngập sâu mỗi khi có mưa lớn là do đơn vị thi công công trình thuộc dự án Cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm làm thu hẹp dòng chảy khiến khả năng thoát nước của khu vực bị ảnh hưởng.
Đến 22h tối cùng ngày, các tuyến đường này vẫn đang bị ngập rất sâu, người dân vẫn phải bì bõm đẩy xe về nhà.
Một số hình ảnh do PV Dân trí ghi lại:
Nhiều con hẻm trên đường Lương Thế Vinh ngập lênh láng
Nhiều con hẻm trên đường Lương Thế Vinh ngập lênh láng
Cả đoạn đường biến thành sông
Cả đoạn đường biến thành sông
Nhiều nhà dân bị nước ngập đến 1
Nhiều nhà dân bị nước ngập đến 1/3
Các công ty cũng bị nước tấn công
Các công ty cũng bị nước tấn công
Xe chết máy la liệt
Xe chết máy la liệt
Đạp xe trong nước đen đặc
Đạp xe trong nước đen đặc
Đạp xe trong nước đen đặc
Ngập đến yên xe máy
Ngập đến yên xe máy
Buôn bán ế ẩm vì đường ngập
Buôn bán ế ẩm vì đường ngập
Xe ô tô chết máy nằm chờ cứu hộ
Xe ô tô chết máy nằm chờ cứu hộ
Đây là phương tiện di chuyển ngày càng thường xuyên, khả dụng của người Sài Gòn
Đây là phương tiện di chuyển ngày càng thường xuyên, khả dụng của người Sài Gòn
Một người đàn ông dắt xe quay lại chọn lối đi khác vì phía trước ngập quá sâu
Một người đàn ông dắt xe quay lại chọn lối đi khác vì phía trước ngập quá sâu
Rác thải cản trở dòng chảy
Rác thải cản trở dòng chảy
Người dân phải kê hàng hóa lên cao để tránh bị hư hỏng
Người dân phải kê hàng hóa lên cao để tránh bị hư hỏng
Khuôn viên của một công ty bị nước tấn công gây ngập lênh láng
Khuôn viên của một công ty bị nước tấn công gây ngập lênh láng
Cả gia đình phải kê bàn ghế lên cao để ngồi xem ti vi vì nền nhà đã ngập trong nước.
Cả gia đình phải kê bàn ghế lên cao để ngồi xem ti vi vì nền nhà đã ngập trong nước.
Hàng hóa hư hỏng do nước ngập
Hàng hóa hư hỏng do nước ngập
Hàng hóa hư hỏng do nước ngập
Đến 22h, nhiều người dân vẫn chưa thể về nhà vì đường ngập quá sâu
Đến 22h, nhiều người dân vẫn chưa thể về nhà vì đường ngập quá sâu
Trong khi đó, các điểm sửa xe thì vẫn tấp nập khách
Trong khi đó, các điểm sửa xe thì vẫn tấp nập khách
Đình Thảo