Friday, January 13, 2017

Bỏ nhà tiền tỷ chỉ vì chiếc loa phường

-"Chúng tôi chọn được một căn nhà khá đẹp giá hơn 3 tỷ. Hai vợ chồng tôi xem đi xem lại không dưới chục lần và khá ưng ý. Nhưng tôi đã hủy mua vào phút chót khi biết loa phường chĩa thẳng vào nhà"...

Trước đề nghị bỏ loa phường của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hơn một ngày nay, người dân Thủ đô không khỏi xôn xao. Người bày tỏ vui mừng vì được "tạm biệt" loa phường. Người lại chia sẻ đầy hoài niệm.
Chị Lê Thị Thúy (SN 1983) phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội chia sẻ: "Tôi lấy chồng, và chuyển đến sinh sống tại một phường cũng thuộc khu vực Hà Đông. Nhà chồng tôi gần loa phường nên tôi rất thấm thía lý do nhiều người đồng tình việc bỏ loa".
Chị lý giải thêm: "Có khoảng thời gian tôi trông con ốm nên đêm ngủ muộn. Sáng muốn ngủ thêm một chút để lấy sức nhưng đúng 5 giờ sáng loa phường đã oang oang. Dẫu có trùm chăm, đóng kín cửa cũng không thể không nghe. Không chỉ tôi, nhiều người già cũng phản ánh đêm họ mất ngủ, sáng muốn ngủ thêm cũng không được.
Hơn nữa, mở đầu bao giờ cũng là cái bài nhạc cũ, phát đi, phát lại, từ năm này qua năm khác, nghe rất nhàm chán. Thông tin thì nghèo nàn. Bởi vậy, khi chuẩn bị sinh con thứ hai, tôi đã bàn với chồng cho tôi về nhà mẹ đẻ để yên tĩnh nghỉ ngơi. Trẻ con quan trọng nhất là giấc ngủ. Ở đây, loa phường ầm ĩ sáng sớm rồi chiều muộn thì cháu làm sao ngủ nổi".
Bỏ nhà tiền tỷ chỉ vì chiếc loa phường
Loa phường được đặt ở gần nhà người dân. Ảnh: Lê Anh Dũng
Vẫn chung nỗi ngán ngẩm, chị nói: "Điều này thực sự đã ám ảnh chúng tôi. Năm 2015, vợ chồng tôi góp được một số tiền cùng với bố mẹ hai bên ủng hộ, chúng tôi định đi mua một căn nhà riêng để. Chúng tôi chọn được một căn nhà khá đẹp giá hơn 3 tỷ. Hai vợ chồng tôi xem đi xem lại không dưới chục lần. Cả 2 đều ưng ý với hướng nhà, giá cả, địa điểm... và hẹn ngày sẽ chốt mua.
Tuy nhiên, một lần ngồi uống nước đầu ngõ ấy. Tôi đã phát hiện ra một chuyện khiến tôi bỏ luôn ý định mua nó. Đó là ngôi nhà bị loa phường chĩa thẳng vào. Tôi nói điều ấy với chồng. Chồng tôi ngay lập tức đồng ý hủy mua.
Nghe tin Hà Nội đang xem xét bỏ loa phường, chúng tôi rất mừng. Cuộc sống hiện đại, văn minh cũng cần có những loại hình truyền thông phù hợp, tiện ích hơn", chị Thúy nói thêm.
Bỏ nhà tiền tỷ chỉ vì chiếc loa phường
Bà Phạm Thị Liên, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ phường Lý Thái Tổ. Ảnh: Diệu Bình
Bà Phạm Thị Liên, Chủ tịch Chi hội phụ nữ phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thì cho rằng: “Có lẽ các bạn trẻ ủng hộ bỏ hệ thống loa phường vì họ tiếp cận thông tin qua báo chí, truyền hình, internet... Nhưng những người cao tuổi thì vẫn quen thuộc với loại hình thông tin này.
Ví dụ gần đến kì lương, các cụ thường hỏi nhau: "Hôm nay chưa thấy loa phường báo đi lĩnh lương à? Hay đợt kêu gọi ủng hộ miền Trung ngập lụt, các cụ có biết thế nào đâu, nhưng qua loa phường, các cụ biết địa phương kêu gọi ủng hộ nên rất hào hứng tham gia, rồi về kêu gọi cả con cái, cháu chắt ủng hộ”.
Bà Liên cũng phản ánh việc một số loa phường không dây bị trục trặc hệ thống tần số phát tín hiệu, ảnh hưởng không ít đến người dân. 
“Ngày mưa là loa bị chập, phát tiếng rè rè cả tiếng đồng hồ, tắt rồi vẫn phát ra tiếng, nhức đầu lắm. Phần nữa là do hai phường bố trí loa để sát nhau quá.
Bỏ nhà tiền tỷ chỉ vì chiếc loa phường
Loa của hai phường hàng Bạc và phường Lý Thái Tổ cách nhau chỉ vài mét.
 Ảnh: Diệu Bình
Ngay giữa đường giao của phố Lý Thái Tổ và phố Hàng Dầu (khu vực tiếp giáp giữa hai phường Hàng Bạc và phường Lý Thái Tổ), hai loa cùng phát thanh, chồng chéo nhau, âm thanh hỗn độn, không rõ loa nói gì nữa".
Vợ chồng ông Dương Công Nghĩa và bà Nguyễn Kim Phúc (số 29, Hàng Dầu, Hà Nội), chia sẻ: "Tôi thấy nghe loa nói cũng vui tai, lại nắm bắt được nhiều thông tin. Từ y tế, phòng chống cháy nổ... chúng tôi đều cập nhật qua loa cả.
Chúng tôi đâu biết dùng máy tính bảng, điện thoại thông minh. Ti vi thì cập nhật thời sự thôi, mà bản tin truyền hình chỉ phát 1,2 lần là quên ngay, tuổi già mà. Nhưng loa phường cứ phát đi phát lại là nhớ".

Học sinh khẳng định: 'Bộ GD&ĐT đặt lợi ích của mình trên cả thí sinh' *

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, Bộ GD&ĐT sẽ không công bố đề thi, đáp án các môn trắc nghiệm. Chuyên gia nhận định việc này ảnh hưởng tới sự minh bạch và lợi ích của thí sinh.

Trong năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới thi cử. Bộ này dự kiến không công bố đề thi và đáp án các môn trắc nghiệm của kỳ thi THPT quốc gia như những năm trước.

Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga lý giải việc này nhằm giữ bí mật các câu hỏi để có thể tiếp tục sử dụng trong kỳ thi tiếp theo. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục, giáo viên và học sinh không đồng ý với các làm này và cho rằng Bộ GD&ĐT đang đặt lợi ích của mình trên cả quyền lợi của thí sinh.

Ngược xu hướng minh bạch

PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho biết ông rất ngạc nhiên trước quyết định của Bộ GD&ĐT.

Nhà giáo Văn Như Cương nhận định Bộ GD&ĐT không công bố đề thi, đáp án là vô lý và không mang tính giáo dục. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo ông, việc công bố đề thi, đáp án giúp xã hội thực hiện chức năng giám sát. Thi trắc nghiệm do máy chấm dựa trên đáp án cài sẵn, song không phải lúc nào cũng đúng.

Trên thực tế, trường hợp sai đề, đáp án từng xảy ra và chỉ khi người dân có quyền giám sát, họ mới phát hiện lỗi, báo lên để bộ sửa lại.

Thầy Vũ Trí Thức, Hiệu trưởng trường THPT Trần Đăng Ninh (Hà Nội), cho rằng bộ nên công khai đề thi, đáp án để định hướng cho giáo viên và học sinh về lượng kiến thức cũng như dạng đề. Trên cơ sở đó, các em biết mình đúng, sai ở chỗ nào và rút kinh nghiệm cho lần sau.

"Bộ GD&ĐT nên công khai hóa các khâu, đặc biệt phần đáp án vốn được thí sinh mong chờ nhất. Bộ nên đặt mục tiêu vì học sinh lên trên hết", ông nói.

Cách làm mới cũng khiến học sinh hoang mang. Nhiều em cảm thấy không yên tâm khi điểm số hoàn toàn phụ thuộc đáp án, cách chấm của Bộ GD&ĐT mà không thể xác định độ chính xác.

Nguyễn Thùy Dung, học sinh lớp 12 ở Hà Nội, thẳng thắn nói em không quan tâm việc công khai đề thi vì phần lớn thí sinh đều nhớ câu hỏi. Tuy nhiên, nữ sinh không chấp nhận việc không cho thí sinh một căn cứ vững chắc để tính điểm sau khi thi xong.

Học sinh này nói thêm em đã tìm hiểu trước quy định phúc khảo vì khó yên tâm về điểm số nếu Bộ GD&ĐT không công bố đáp án.

Cô Cao Phương Lan, giáo viên ở Hà Tĩnh, cũng bức xúc trước việc không công bố đề thi, đáp án. Theo nữ giáo viên, những năm trước, sau khi học sinh thi xong, cô và các em soát lại đề, kiểm tra đúng sai, đối chiếu đáp án, dựa vào đó để rút kinh nghiệm.

Năm nay, bộ không công bố, thí sinh sẽ chỉ dựa vào bài giải của giáo viên tính điểm. Nếu điểm cuối cùng không giống của đáp án chính thức, các em sẽ thắc mắc.
Bên cạnh yếu tố minh bạch thi cử, nhiều người cũng chưa hài lòng về lý do không công bố đề thi, đáp án các môn trắc nghiệm.Lời giải thích chưa hợp lý

Nhà giáo Văn Như Cương khẳng định quyết định của bộ không mang tính giáo dục và không có tác dụng. Theo ông, bộ không công bố đề nhưng thí sinh vẫn nhớ câu hỏi. Như thế, về cơ bản, những người quan tâm thi cử hoàn toàn có thể biết đề.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT giải thích không công bố đề để giữ bí mật câu hỏi và tiếp tục dùng cho các kỳ thi sau. Trong khi đó, nếu mỗi thí sinh một đề, mỗi phòng chỉ cần 25 đề và những đề này lại được dùng cho các phòng khác. Như vậy, kỳ thi chỉ cần dùng 25 đề. Đây là con số rất nhỏ so với số lượng 45.000 câu hỏi mà bộ công bố.

Ngoài ra, nguyên tắc ra đề là tránh trùng lặp, người ra đề phải nghiên cứu câu hỏi của những năm gần đây. Khi bộ không công bố, người ra đề sẽ không có cơ sở để rà soát.

Cũng theo PGS Văn Như Cương, với thí sinh và giáo viên, vấn đề quan trọng nằm ở đáp án chứ không phải đề thi.

Khi bộ không công khai đáp án, học sinh sẽ hoang mang về điểm số, dẫn đến số lượng thí sinh yêu cầu phúc khảo tăng cao, tạo gánh nặng cho khâu tổ chức.

Lời giải thích của Thứ trưởng Bùi Văn Ga về ngân hàng câu hỏi cũng khiến không ít học sinh chưa đồng tình.

"Bộ khẳng định ngân hàng câu hỏi rất lớn nhưng giờ lại cần dùng những câu đã xuất hiện trong đề thi cho các năm tới. Em cảm thấy bộ đang đặt lợi ích của mình lên trên nhu cầu chính đáng của thí sinh", Nguyễn Văn Hiệp, học sinh THPT ở Hà Tĩnh, nêu quan điểm.

Theo Zingnews
* Tiêu đề được VNTB đặt lại

Hà Nội "treo thưởng" giải pháp chống ùn tắc: Chỉ là chiêu “đánh đố” người dân?

Có nhiều ý kiến cho rằng Ban Tổ chức đã cố tình hạn chế người tham gia cuộc thi bằng những điều kiện, ràng buộc rất khó khăn, đồng thời thời hạn nhận ý tưởng dự thi chỉ diễn ra trong 5 ngày là quá gấp gáp và hoàn toàn không khả thi.

Lễ Công bố về Cuộc thi do Sở GTVT Hà Nội tổ chức ngày 12/01/2017.
Thông tin Sở GTVT Hà Nội phát động cuộc thi tuyển chọn “Ý tưởng Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã làm nức lòng nhiều cá nhân có tâm huyết, muốn hiến kế chống ùn tắc giao thông cho Hà Nội.

Tuy nhiên, khi đọc kỹ văn bản Thông báo số 26/TB-BTC ngày 10/1/2017 của Ban Tổ chức, nhiều người đã tỏ ra rất "thất vọng" và cho rằng, thực chất cuộc thi này chỉ mang tính hình thức vì Ban Tổ chức đưa ra những điều kiện rất khó khăn và hạn chế đối tượng tham gia đóng góp ý tưởng nhằm giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của Thủ đô.

Theo giới thiệu của Sở GTVT Hà Nội, cuộc thi nhằm lựa chọn được ý tưởng, phương án tốt nhất về giải pháp tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông của Thủ đô phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô được an toàn, thuận tiện trên cơ sở mạng lưới hạ tầng giao thông hiện trạng và quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Thông báo số 26/TB-BTC ngày 10/1/2017 do ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký có đặt ra yêu cầu hồ sơ đăng ký gồm: Bản khai năng lực tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế lĩnh vực giao thông vận tải, quy hoạch, trong đó yêu cầu nêu rõ tên, địa điểm các công trình đã tham gia thiết kế, công trình đã được đưa vào xây dựng, mức độ đoạt giải (nếu có) đặc biệt với các dự án có chức năng, đặc điểm quy hoạch quy mô tương tự. Cá nhân phải chủ trì thiết kế xây dựng công trình Hạng 1, phải có tóm tắt lý lịch nhân sự tham gia thiết kế công trình thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, quy hoạch và các chuyên ngành khác liên quan.

Ngay cả mẫu phiếu đăng ký thi tuyển cũng yêu cầu người dự thi cam kết có đầy đủ điều kiện hành nghề tư vấn thiết kế giao thông vận tải theo quy định của Pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với chức năng và quy mô dự án.

Thông báo của BTC cuộc thi có yêu cầu về "Hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn".

Yêu cầu trên của Ban Tổ chức gây bức xúc trong dư luận khi có nhiều ý kiến cho rằng Ban Tổ chức đã cố tình hạn chế người tham gia cuộc thi, khiến cho những cá nhân có ý tưởng dẫu thiết thực cũng không có cơ hội được đóng góp.

Thêm vào đó, nhiều cá nhân cho rằng thời hạn nhận ý tưởng dự thi chỉ diễn ra trong 5 ngày, từ 19/1 - 23/01/2017 là quá gấp, chưa kể khoảng thời gian này lại có hai ngày 21 và 22/1 là ngày nghỉ cuối tuần.

Phóng viên Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đôn, đại diện Ban Quản lý Dự án duy tu hạ tầng giao thông Hà Nội (đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển) về vấn đề mà dư luận đang quan tâm này. Ông Đôn cho biết, cuộc thi này là chỉ đạo từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức cũng không hạn chế thời gian cũng như đối tượng tham gia.

“Chúng tôi đã đăng tải chi tiết trên website của Sở GTVT bao gồm Thông báo mời thi tuyển; Mẫu phiếu đăng ký thi tuyển; Các thông tin phục vụ nghiên cứu dự thi, quy chế dự thi, nhiệm vụ thi tuyển. Trong đó có thông báo rõ thành phần mời tham gia là các cá nhân, tổ chức. Chúng tôi không hạn chế các cá nhân tham gia, nhưng cá nhân hay tổ chức tham gia phải đi khảo sát hiện trạng hạ tầng giao thông của thành phố. Thông tin chi tiết chúng tôi đã đăng tải trong 3 nội dung trên và nếu không đọc kỹ sẽ dễ hiểu nhầm,” ông Nguyễn Đình Đôn nói.

Về thời hạn nộp bài dự thi, ông Đôn khẳng định không hề có sự gấp gáp về thời gian bởi khoảng thời gian từ 19/1 - 23/01/2017 chỉ là thời gian nộp ý tưởng chứ không phải là thời gian làm bài thi.

“Đó chỉ là thời gian nộp đơn và chứng minh năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia dự thi. Sau khi sơ tuyển mới chọn ra 5 đơn vị do hội đồng thi tuyển của thành phố lựa chọn. Thời gian để các cá nhân, đơn vị tham gia làm bài dự thi là 3 tháng,” ông Nguyễn Đình Đôn khẳng định.


Theo Infonet

1 lít xăng sẽ phải “cõng” 8.000 đồng thuế bảo vệ môi trường?

NGUYỄN THẢO  07:14 14/01/2017
 BizLIVE - Theo Bộ Tài chính, Luật thuế bảo vệ môi trường quy định Biểu khung mức thuế đối với xăng từ 1.000 đồng/lít - 4.000 đồng/lít, mức thuế đang áp dụng là 3.000 đồng/lít, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường là rất khó. 

1 lít xăng sẽ phải “cõng” 8.000 đồng thuế bảo vệ môi trường?
Ảnh minh họa.
Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường mới được công bố cho thấy khung mức thuế đối với hầu hết các mặt hàng hiện đang chịu thuế bảo vệ môi trường đều tăng mức khá mạnh.
Cụ thể, đối với mặt hàng xăng, trừ ethanol có thể ở mức 3.000 – 8.000 đồng/lít, nhiên liệu bay 3.000 – 6.000 đồng/lít, dầu diesel 1.500 – 4.000 đồng/lít. Mặt hàng xăng E5, E10 có thể ở khung mức thuế từ 2.700 – 7.200 đồng/lít và 2.500 – 6.800 đồng/lít… Việc giữ nguyên khung thuế hiện hành chỉ áp dụng với mặt hàng dầu hoả, theo lý giải của Bộ Tài chính, dầu hỏa là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đa số người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
Mặt hàng túi ni lông khung mức thuế tại dự thảo ở mức 40.000 – 80.000 đồng/kg, thay vì khung thuế cũ từ 30.000 – 50.000 đồng/kg.
Hiện, Luật Thuế Bảo vệ môi trường quy định biểu khung mức thuế đối với xăng từ 1.000 đồng/lít - 4.000 đồng/lít, mức thuế đang áp dụng là 3.000 đồng/lít; nhiên liệu bay từ 1.000 đồng/lít - 3.000 đồng/lít, mức thuế đang áp dụng là 3.000 đồng/lít; dầu diesel từ 500 đồng/lít - 2.000 đồng/lít, mức thuế đang áp dụng là 1.500 đồng/lít.
Tại báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính, bộ này cho biết, Như vậy, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã bằng (đối với nhiên liệu bay) hoặc gần bằng mức trần trong khung thuế.
Theo đó, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ là rất khó. Vì vậy, cần nghiên cứu để mở rộng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu.
Đối với túi ni lông, theo Bộ Tài chính, Luật thuế bảo vệ môi trường quy định biểu khung mức thuế tuyệt đối đối với túi ni lông từ 30.000 đồng/kg - 50.000 đồng/kg, mức thuế hiện hành là 40.000 đồng/kg (tương đương khoảng 200% giá bán hiện hành nhưng 1kg túi ni lông có thể có từ 100 - 200 túi, nghĩa là thuế bảo vệ môi trường chỉ thu khoảng 200 - 400 đồng/túi). Nếu tăng mức thuế BVMT đối với túi ni lông lên mức trần 50.000 đồng/kg thì cũng chỉ tương đương từ 250 - 500 đồng/túi.
Hàng hoá và khung mức thuế tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường  
Do túi ni lông có đặc điểm là phải trải qua thời gian rất lâu để có thể phân huỷ (có thể tới hàng trăm năm) hoặc không thể tự phân huỷ được, từ đó gây ra suy thoái môi trường, nhất là các loại túi ni lông mỏng được phát miễn phí tại các siêu thị, chợ.
Do đó, để thay đổi hành vi của người sử dụng, hạn chế việc phát miễn phí túi ni lông, từ đó, giảm dần và thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng (khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường hơn) thì cần đánh thuế cao đối với túi ni lông.

Gần 3,8 tỷ lít bia được tiêu thụ trong năm 2016 T

TÂM AN  20:58 12/01/2017 
BizLIVE - Sản lượng bia năm 2016 của Việt Nam là 3,788 tỷ lít bia, tính trung bình mỗi người Việt uống 42 lít bia, tăng khoảng 4 lít so với năm 2015.

Gần 3,8 tỷ lít bia được tiêu thụ trong năm 2016
Ảnh minh họa.
Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại của Bộ Công Thương cho biết, sản lượng bia năm 2016 của Việt Nam là 3,788 tỷ lít bia. Như vậy, tính trung bình mỗi người Việt uống 42 lít bia, tăng khoảng 4 lít so với năm 2015.
Bộ Công Thương đánh giá mức sản xuất và tiêu thụ của các nhà máy bia trong nước cả năm 2016 tăng chậm ở mức 9,3% và chỉ bằng 85,6% kế hoạch năm. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thêm 5%, lên mức 55% từ tháng 1/2016 là nguyên nhân khiến sản lượng sản xuất, tiêu thụ của các doanh nghiệp tăng không như kỳ vọng trong năm qua.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp khó khăn khi phải tăng giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí, thuế. Ngoài ra, do phải nộp ngân sách tăng và bị truy thu thuế từ những năm trước theo yêu cầu của Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước... cũng khiến các doanh nghiệp bia trong nước gặp khó khăn nhất định trong cân đối dòng tiền.
Hiện mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp đối với mặt hàng bia là 55% và sẽ tăng lên 65% sau một năm nữa, nhưng sức tiêu thụ bia trong nước vẫn không ngừng tăng. Dự báo năm 2017 sản lượng sản xuất của ngành bia trong nước đạt khoảng 3,988 tỷ lít, tăng 10% so với 2016.
Ngành bia đặt mục tiêu đến năm 2020, cả nước sản xuất 4,1 tỷ lít bia, đến 2035 sản xuất 5,5 tỷ lít bia.
Với mức tiêu thụ hàng tỷ lít bia mỗi năm, Việt Nam trong vài năm trở lại đây vẫn được đánh giá là một trong những thị trường bia lớn nhất Châu Á.
Đến nay cả nước có khoảng 129 cơ sở sản xuất bia; trong 63 tỉnh thành phố trên cả nước hiện nay chỉ có 20 tỉnh là không có cơ sở sản xuất bia. Sản lượng sản xuất của các cơ sở sản xuất tập trung ở các tỉnh thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế... với sản lượng lên tới 4,8 tỷ lít bia/năm, đủ cung ứng cho thị trường trong nước.

Hà Nội "treo thưởng" giải pháp chống ùn tắc: Chỉ là chiêu “đánh đố” người dân?

Có nhiều ý kiến cho rằng Ban Tổ chức đã cố tình hạn chế người tham gia cuộc thi bằng những điều kiện, ràng buộc rất khó khăn, đồng thời thời hạn nhận ý tưởng dự thi chỉ diễn ra trong 5 ngày là quá gấp gáp và hoàn toàn không khả thi.

Lễ Công bố về Cuộc thi do Sở GTVT Hà Nội tổ chức ngày 12/01/2017.
Thông tin Sở GTVT Hà Nội phát động cuộc thi tuyển chọn “Ý tưởng Phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã làm nức lòng nhiều cá nhân có tâm huyết, muốn hiến kế chống ùn tắc giao thông cho Hà Nội.

Tuy nhiên, khi đọc kỹ văn bản Thông báo số 26/TB-BTC ngày 10/1/2017 của Ban Tổ chức, nhiều người đã tỏ ra rất "thất vọng" và cho rằng, thực chất cuộc thi này chỉ mang tính hình thức vì Ban Tổ chức đưa ra những điều kiện rất khó khăn và hạn chế đối tượng tham gia đóng góp ý tưởng nhằm giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của Thủ đô.

Theo giới thiệu của Sở GTVT Hà Nội, cuộc thi nhằm lựa chọn được ý tưởng, phương án tốt nhất về giải pháp tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông của Thủ đô phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô được an toàn, thuận tiện trên cơ sở mạng lưới hạ tầng giao thông hiện trạng và quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Thông báo số 26/TB-BTC ngày 10/1/2017 do ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký có đặt ra yêu cầu hồ sơ đăng ký gồm: Bản khai năng lực tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế lĩnh vực giao thông vận tải, quy hoạch, trong đó yêu cầu nêu rõ tên, địa điểm các công trình đã tham gia thiết kế, công trình đã được đưa vào xây dựng, mức độ đoạt giải (nếu có) đặc biệt với các dự án có chức năng, đặc điểm quy hoạch quy mô tương tự. Cá nhân phải chủ trì thiết kế xây dựng công trình Hạng 1, phải có tóm tắt lý lịch nhân sự tham gia thiết kế công trình thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, quy hoạch và các chuyên ngành khác liên quan.

Ngay cả mẫu phiếu đăng ký thi tuyển cũng yêu cầu người dự thi cam kết có đầy đủ điều kiện hành nghề tư vấn thiết kế giao thông vận tải theo quy định của Pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với chức năng và quy mô dự án.

Thông báo của BTC cuộc thi có yêu cầu về "Hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn".

Yêu cầu trên của Ban Tổ chức gây bức xúc trong dư luận khi có nhiều ý kiến cho rằng Ban Tổ chức đã cố tình hạn chế người tham gia cuộc thi, khiến cho những cá nhân có ý tưởng dẫu thiết thực cũng không có cơ hội được đóng góp.

Thêm vào đó, nhiều cá nhân cho rằng thời hạn nhận ý tưởng dự thi chỉ diễn ra trong 5 ngày, từ 19/1 - 23/01/2017 là quá gấp, chưa kể khoảng thời gian này lại có hai ngày 21 và 22/1 là ngày nghỉ cuối tuần.

Phóng viên Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đôn, đại diện Ban Quản lý Dự án duy tu hạ tầng giao thông Hà Nội (đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển) về vấn đề mà dư luận đang quan tâm này. Ông Đôn cho biết, cuộc thi này là chỉ đạo từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức cũng không hạn chế thời gian cũng như đối tượng tham gia.

“Chúng tôi đã đăng tải chi tiết trên website của Sở GTVT bao gồm Thông báo mời thi tuyển; Mẫu phiếu đăng ký thi tuyển; Các thông tin phục vụ nghiên cứu dự thi, quy chế dự thi, nhiệm vụ thi tuyển. Trong đó có thông báo rõ thành phần mời tham gia là các cá nhân, tổ chức. Chúng tôi không hạn chế các cá nhân tham gia, nhưng cá nhân hay tổ chức tham gia phải đi khảo sát hiện trạng hạ tầng giao thông của thành phố. Thông tin chi tiết chúng tôi đã đăng tải trong 3 nội dung trên và nếu không đọc kỹ sẽ dễ hiểu nhầm,” ông Nguyễn Đình Đôn nói.

Về thời hạn nộp bài dự thi, ông Đôn khẳng định không hề có sự gấp gáp về thời gian bởi khoảng thời gian từ 19/1 - 23/01/2017 chỉ là thời gian nộp ý tưởng chứ không phải là thời gian làm bài thi.

“Đó chỉ là thời gian nộp đơn và chứng minh năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia dự thi. Sau khi sơ tuyển mới chọn ra 5 đơn vị do hội đồng thi tuyển của thành phố lựa chọn. Thời gian để các cá nhân, đơn vị tham gia làm bài dự thi là 3 tháng,” ông Nguyễn Đình Đôn khẳng định.


Theo Infonet

“Đại án 2 cái thớt” và cuộc chiến với loa phường

Mèo Vạc đang khiến dư luận sục sôi với “đại án” bắt được cái thớt, còn Hà Nội, rất có thể người dân sẽ được giải cứu khỏi loa phường.Câu chuyện về vụ “đại án” của kiểm lâm huyện Mèo Vạc (Hà Giang) bắt quả tang một người dân tên là Giàng Mí Lầu đang vận chuyển 2 cái thớt gỗ nghiến và bị xử phạt hành chính vì tội vận chuyển gỗ trái phép làm nóng mạng xã hội mấy ngày nay.

Người dân chở 2 cái thớt gỗ ngoài đường sau khi mua được cũng có thể chở thành “đối tượng”, thành “lâm tặc” để các đồng chí kiểm lâm bắt quả tang và xử lý, cho dù chỉ là phạt vi phạm hành chính cũng là một sự nực cười.

Trong khi đó, những bộ bàn ghế uy quyền, những sập gỗ to tướng, những đồ gỗ quý hiếm cứ thế lần lượt ra khỏi rừng, rồi bằng cách nào đó hiện diện trong những ngôi nhà của những người giàu có, quyền lực, thì chẳng thấy ai nói sao?


Có lẽ người ta chỉ nhìn thấy và sẵn sàng ra tay trấn áp những vụ việc nhỏ nhặt, lặt vặt, còn những vụ việc động trời thì ai dại gì mà động vào, chả phải đầu khéo lại phải tai.

“Đại án 2 cái thớt”, chiến công của kiểm lâm huyện Mèo Vạc, suy cho đến cũng, nó là đỉnh cao của sự mẫn cán một cách thô cứng của bộ máy công chức mà thôi. Cũng giống như làm chuồng gà ở Cao Bằng phải có bản vẽ thiết kế, như vụ khởi tố quán cà phê Xin Chào ở Bình Chánh và rất nhiều vụ việc khác.

Anh Giàng Mí Lầu qua cách xử lý của kiểm lâm Mèo Vạc đã trở thành “lâm tặc” nhưng không một ai cho rằng chính vì những "lâm tặc" như anh Giàng Mi Lầu mà những cánh rừng đại ngàn của Việt Nam đã bị tàn phá tan hoang, nguyên nhân của lũ lụt, sạt lở, mất mùa đói kém lâu nay.
Loa phường với những tác dụng tiêu cực, làm ô nhiễm âm thanh nhiều năm nay ở thủ đô.
Ngày hôm qua, có một tin tức làm nức lòng dư luận. Đó là chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong khi phát biểu tại Sở Thông tin truyền thông đã yêu cầu phải đánh giá lại hiệu quả của loa phường, nếu không còn tác dụng thì phải xem xét dẹp bỏ.

Đúng là một quyết định “hởi lòng hởi dạ” cho những người dân bấy lâu nay bị âm thanh của hệ thống loa phường cưỡng bức đôi tai. Những sớm ban mai khi người già, trẻ em còn đang say giấc thì loa phường rú lên gọi mọi người dậy tập thể dục hoặc phát đi những thông tin cũ rích, vô bổ.

Loa phường đã tác nhân chính của sự ô nhiễm âm thanh ở thủ đô trong thời đại công nghệ thay đổi chóng mặt thế này. Có nhiều người thú nhận họ đã làm một việc không hề đẹp, đó là lén cắt dây của cái loa cạnh nhà để giải cứu gia đình mình và những nhà xung quanh khỏi sự quấy nhiễu thô lỗ của cái loa phường.

Lời “tuyên chiến với loa phường” của ông Chủ tịch Thành phố mang đến một niềm hy vọng lớn cho người dân thủ đô. Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, thời mà chỉ với chiếc điện thoại thông minh trên tay, con người có thể biết được chuyện gì xảy ra trên toàn thế giới mà vẫn phải chịu sự “đè nén áp bức” của mạng lưới âm thanh cưỡng bức của loa phường thì thật là phi lý.

Hoan hô ông Chủ tịch Thành phố. Nếu ông dẹp được hệ thống loa phường thì nhiều người dân thủ đô mãi biết ơn ông.


Theo Đất Việt

Sân bay Tân Sơn Nhất “vỡ trận”: Có phải là sự bất ngờ hay đất nước vô chủ?

Trần Đình Ấm (VNTB) Tình cảnh hiện nay của sân bay Tân Sơn Nhất(TSN) đã được cảnh báo từ 10 năm trước

Xuất phát từ sự phân bổ diện tích đất đai ở TSN quá bất hợp lý sau năm 1975: ngành Hàng không dân dụng phát triển hai con số thì nhà nước khi đó chỉ cho quản lý, sử dụng 205 ha trong khi hàng không quân sự(QS) ít hoạt động,đội máy bay ngày ít chỉ lèo tèo vài chuyến/ tuần lại có sân bay quân sự Biên Hòa cách đó chỉ hơn 30 km thì lại được giao 545ha(400ha dùng chung).


Trong một sân bay hỗn hợp sự phân chia chỉ là tương đối bất kỳ hoạt động bay nào cũng không thể giới hạn trong phạm vi riêng mà phải đồng nhất không gian, thời gian…Thế nhưng, bên phía quân sự lại coi phần đất được giao bất hợp lý kia như sở hữu của mình dẫn đến sử dụng không đúng mục đích, kìm hãm sự phát triển của hàng không dân dụng. Bởi vậy, từ năm 2007 TSN bắt đầu đã thiếu chỗ đỗ máy bay chở khách,hàng không TSN, các hãng HK đã phải thuê diện tích, sân đỗ nhàn rỗi bên quân sự để sử dụng.Trước tình hình này ngành HKVN đã đề nghị và cuối năm 2007 được thủ tướng chính phủ cho phép quy hoạch sang phía QS 30 ha để làm 30 sân đỗ nhưng không được phía QS “thỏa thuận”.Từ đó TSN ngày càng thiếu sân đỗ trầm trọng không thể tính hết những chuyến bay đến TSN phải bay vòng vèo trên không chờ chỗ đỗ gây uy hiếp an toàn, tốn nhiên liệu, hao mòn thiết bị vô ích và ô nhiễm môi trường.Cũng chưa biết có bao nhiễu hãng HK nước ngoài đã rời bỏ hoặc bỏ ý định đặt điểm quá cảnh ở TSN để chọn địa điểm khác thuận tiện hơn. 

Trong khi không có đất làm sân đỗ thì chúng tôi được người ở sân bay TSN thông báo người ta âm thầm hối hả thi công sân golf, nhà cửa la liệt trong sân bay rồi có tin thủ tướng chính phủ cho phép đại gia quân đội dùng 157,6 ha đất sân bay làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư kinh doanh. Khi các thông tin này “rò rỉ” suốt từ những năm 2013, 2014 dư luận báo chí, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức nhất là dịp quốc hội, hội đồng nhân dân TP HCM họp nhiều đại biểu chất vấn gay gắt tại sao lại có sân golf trong sân bay, tại sao không có đất mở rộng sân bay phục vụ quốc kế, dân sinh lại có đất đất an ninh quốc phòng của nhà nước cho cá nhân sử dụng vào lợi ích riêng…thì chỉ nhận được câu trả lời của chủ đầu tư, thủ tướng chính phủ: “Khi nào nhà nước cần sử dụng đất (157,6ha)thì chủ đầu tư trả lại mà nhà nước không phải bồi thường”, còn nguyên bộ trưởng giao thông Đinh La Thăng khi bị đại biểu quốc hội chất vấn thì: “đại biểu chất vấn nhầm rồi, sân golf là bên quân sự..”.Thời gian làm bộ trưởng GTVT, ông chỉ quan tâm “rùm beng” những việc như giá tô mì tôm ở sân bay, xây nhà chứa xe ở TSN “mang lại lợi ích kếch xù cho chủ đầu tư”… còn những chuyện liên quan đến an ninh, an toàn, sự phát triển của ngành HKVN như hàng xách tay lậu kìn kìn qua các cửa khẩu sân bay,sự quá tải sân đỗ…thì không được quan tâm đúng mức.

Như vậy là việc quá tải ở TSN đã được báo trước từ 10 năm qua chứ không phải như ông P.thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói hôm 10/1/2017 tại hội nghị bàn về giải cứu TSN: “Có tình trạng trên là do quy hoạch cảng HK so với kinh tế còn lạc hậu, dự báo không chính xác tăng trưởng nên dẫn đến quá tải”.

Một đất nước vô chủ?

Trong hoạt đông kinh tế, khi đã có thị trường thì việc huy động vốn, tổ chức sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường kiếm lợi ích không thành vấn đề.Có thể khẳng định tất cả các sân bay trên thế giới và VN bao giờ cũng phải xây dựng hạ tầng trước để kích thích, nuôi dưỡng thị trường chịu lỗ nhiều năm.Thế nhưng ở TSN thì ngược lại, dịp tết Đinh Dậu tới đây các hãng HKVN trù liệu thị trường hành khách tăng khoảng hơn 2.000 chuyến bay và xin nhà chức trách cấp phép bay.Đây là cơ hội “vàng” kinh doanh không chỉ các hãng HK mà cả sân bay, doanh nghiệp không lưu,nhà nước, hành khách có lợi… Thế nhưng các hãng HK chỉ được đáp ứng một nửa yêu cầu lý do duy nhất là sân bay TSN quá tải sân đỗ.Người lương thiện và có chút lòng với đất nước không thể chấp nhận sân bay TSN quá tải loại hạ tầng này..

Với một sân bay thì suất đầu tư tốn kém nhất là đường băng, nhà ga, các trang thiết bị vận hành nhà ga, không lưu…Những công trình, trang thiết bị này cần vốn đầu tư hàng tỷ USD, vật tư chủ yếu nhập ngoại bằng đô la, Euro do phần lớn VN chưa sản xuất được.Vì vậy những hạ tầng trang, thiết bị này chiếm khoảng hơn 70-90% tài sản của sân bay(không kể đất).

Tình trạng kẹt xe tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Lê Quân.
Riêng các sân đỗ máy bay, đường lăn chỉ là những bãi đất được rải lớp bê tông cường độ cao, thoát nước, có các móc néo để cố định máy bay khi đỗ.Như vậy chỉ cần vài chục ha, khoản tiền tương đương vài km làm đường bộ cao tốc và đội xây dựng đường sá thi công là có thể có ngay những bãi đỗ, đường lăn máy bay.Tất nhiên phải thiết kế các sân đỗ hợp lý về khoảng cách, hài hòa với đường lăn để bảo đảm máy bay ra, vào thuận lợi,an toàn.

Thế nhưng chuyện quá tải sân đỗ-công trình rất dễ xây dựng, tốn kém không đáng kể(so với sân bay)- ở sân bay lớn nhất VN xẩy ra từ năm 2007, ngành HKVN đã đề nghị với chính phủ giải quyết nhưng phía quân sự không “thỏa thuận” mà những người có trách nhiệm cứ “giương mắt ếch”(lời nhiều CBNV ngành HKVN) để tình cảnh này cứ diễn ra trong mười năm qua đến nay cản trở nghiêm trọng hoạt động của TSN.

Điều đáng nói là hoạt động máy bay quân sự ở TSN rất ít và bất hợp lý.Máy bay quân sự không có tiêu chuẩn môi trường, tiếng ồn, chất thải độc hại gấp chục lần máy bay dân dụng, sân golf mỗi năm thải vào môi trường hàng trăm tấn chất độc lại để trong thành phố đông dân cư….Người HKDD có cảm giác, việc người ta duy trì lèo tèo một số chuyến bay quân sự ở đây mà không đưa về sân bay quân sự Biên Hòa gần đó (cũng rất ít hoạt động) là một “chiến lược giữ đất” TSN mà thôi.


Đất sân bay TSN là của nhà nước,việc 10 năm qua để sân bay quá tải vì không có những bãi trống rải bê tông trong khi có đất làm sân golf, nhà hàng, khách sạn…phục vụ cá nhân phải chăng là một đất nước vô chủ?

Đái ngồi và... yêu nước!


Hồi mới vào trại, ở B14, cứ thắc mắc hoài sao thằng Năng lại hay đái ngồi?
Năng tù hình sự, đã thi hành án nơi khác được tuyển về, giả làm "lính mới" (gọi là tù “chim lợn”), như thể chưa thành án, vẫn đang quá trình điều tra để cài cắm theo dõi mình. Chuyện này kệ, không bàn (bởi hôm trước hôm sau tôi lật tẩy ngay). Điều khó hiểu là hằng ngày, cứ thấy hắn vén ống quần ngồi tè như... cái giống đàn bà vậy!
Chẳng lẽ chuyện vầy lại hỏi hắn, kỳ chết.
Nhưng lạ lắm cơ. Nói... xăng nhớt gì thì tội, bởi nhìn bộ đồ nghề của hắn phát khiếp. Cha mẹ ơi, to đã đành, lại dài loằng ngoẵng, trùi trụi như cái... mỏ lươn!
Riết hồi. Đâu chừng hơn tháng lặng lẽ quan sát, suy ngẫm mới ớ ra. Nó đái rất gọn, ngồi xuống là rong róc, tọt cái mỏ lươn gọn trơn miệng cầu, sạch bong, không cần dội nước. Trong khi, mình cứ hiên ngang đứng, vung bắn tứ tung, ngốn nước không chịu nổi.
Nhìn mình chăm chắm quan sát, hắn phá lên cười:
- Thấy anh cứ hiên ngang đứng, hùng dũng như ngoài đời. Em không dám nói. Chứ thưa thật với anh, đây là trại chính trị, phòng nhõn hai người. Anh mà ở trại khác, chung hàng mấy chục gần trăm nhung nhúc với tù hình sự, đái vậy có mà no đòn.
- Tại sao?
- Thì anh nhìn xem, cái bể nhõn vài ca nước, súc miệng đánh răng không đủ. Cứ thẳng tưng chĩa vòi... vẩy tứ tung như anh, lấy đâu mà dội?
- Ồ ồ, xin lỗi. Vậy mà đã có lúc anh nghĩ chú mày... hai phai!
Hắn phá lên cười:
- Anh ơi là anh. Tù lâu quá rồi em đang chịu hết nổi đây. Anh không thấy có đêm em bật dậy đến hai, ba lần sao? Là bắn pháo hoa đấy!
Nhìn cái thằng tôi là mình đứng đớ người ra, hắn càng thêm khoái trá:
- Có thế, anh mới hiểu thế nào là... yêu nước. Xin lỗi anh nhé, Đỗ Mười cái bọn quan chức ở bên ngoài, miệng cứ leo lẻo một yêu nước hai yêu nước. Vào đây mới thấy đéo có ai yêu nước như bọn tù mình. Nghe bọn nó ở ngoài cứ hô mất nước, tưởng chết đến nơi nhưng có đứa đéo nào chết đâu. Vào tù đi, tống hết vào tù mới hiểu nổi nước mất khổ thế nào!
Hay! Cứ há hốc mồm nghe hắn chửi:
- Anh thấy không. Nhịn ăn, nhịn uống, không tắm giặt, bỏ đánh răng súc miệng được. Tù mà, chấp nhận thôi. Nhưng bỏ ỉa bỏ đái đâu có được. Cái phòng tù chùm hủm mấy mét vuông hai người bịt bùng thế, ỉa xong mất nước có mà kêu... mả cha thằng X cũng không thấu!
Mô Phật! Thật không thể ngờ, cái bài học yêu nước trong tù, nó lại "vào" mình theo cách đó.
Và cũng nhờ nó, nhờ thằng Năng (Vũ Văn Năng) cùng bài học "yêu nước" đó, mà từ đấy về sau, trong suốt hai năm ròng qua ba trại tù, tôi toàn... ngồi đái!
Đấy. Đỗ Mười bọn nào dám bảo tù là không yêu nước?

Nhân quyền Việt Nam: Phải đối thoại thay vì đàn áp

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2017-01-13  
Quang cảnh buổi công bố phúc trình thường niên 2017 về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới, tại washington, DC hôm 12/1/2017.
Quang cảnh buổi công bố phúc trình thường niên 2017 về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới, tại washington, DC hôm 12/1/2017.  RFA photo
Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch vừa công bố phúc trình thường niên 2017 về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Năm 2016 đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách kiểm soát mọi hoạt động xã hội, tiếp tục trừng phạt những người dám thách thức quyền lực độc tôn của đảng.
Nhà cầm quyền Việt Nam tìm mọi cách hạn chế quyền căn bản của người dân, điển hình quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ chính kiến, quyền lập hội và quyền tập họp.
Đó là nhận định mở đầu phần phúc trình về nhân quyền Việt Nam năm 2016 do Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền soạn thảo và công bố hôm thứ Năm 12/1/2017.
Theo Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, các nhà hoạt động và các bloggers luôn là đối tượng bị bắt giữ, bị bỏ tù, thường  xuyên bị sách nhiễu và bị đe dọa.
Chính phủ Việt Nam làm đủ cách họ muốn để kiểm soát những hoạt động xã hội và những tiếng nói độc lập mà họ cho là có âm mưu chống phá nhà nước.
- Ông Kenneth Roth
Đã có nhiều nhà bất đồng chính kiến bị bắt giam mà gia đình không được thăm nuôi, quyền được bào vệ pháp lý cũng bị bác bỏ.
Năm 2016, con số bloggers và nhà hoạt động bị xét xử và kêu án tù tăng gần gấp ba so với năm 2015, nghĩa là từ 7 tăng lên thành 19. Tiến sĩ Sophie Richardson, chuyên trách phần vụ Châu Á của Human Rights Watch:
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam là mối quan tâm lớn lao của Giám Sát Nhân Quyền. Mức độ của sự đàn áp, đặc biệt nhằm trấn áp quyền tự do ngôn luận và tự do phát biểu đã gia tăng đáng kể. Điều mà Giám Sát Nhân Quyền không thể không quan tâm và phải nói lên là con số những bloggers và những cây viết trên  mạng bị chính quyền bắt giam quả thực đã tăng gần như gấp ba lần trong năm 2016.
Tình trạng này phản ảnh thái độ thù nghịch của nhà nước Việt Nam trước những lời phê bình chỉ trích độc lập và ôn hòa của người dân.
Tổ chức Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền quan ngại về xu hướng tiêu cực chung tại hầu hết khu vực Châu Á, đặc biết là Đông Nam Á. Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
HRW2-400.jpg
Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành Human Rights Watch. RFA photo
Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành Human Rights Watch, cũng là người công bố bản phúc trình, nói với Đài Á Châu Tự Do:
Chính phủ Việt Nam làm đủ cách họ muốn để kiểm soát những hoạt động xã hội và những tiếng nói độc lập mà họ cho là có âm mưu chống phá nhà nước. Việt Nam thực sự muốn duy trì một chế độ độc tài theo kiểu cũ, không cho người dân được thành lập tổ chức và ngồi lại cùng nhau để làm cho tiếng nói của họ được nghe biết đến. Thiết tưởng đây là kiểu cầm quyền lỗi thời, toàn trị đè nặng lên quyền con người của nhân dân Việt Nam.
Phúc trình của Human Rights Watch đã nhắc đến những trường hợp tiêu biểu về quyền con người bị vi phạm trong năm 2016 với những luật mơ hồ liên quan đến việc bắt giữ  và tuyên án tù đối với những blogger  và những nhà hoạt động tên tuổi Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Già, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu giữ đất Cấn Thị Thêu.
Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch tiếp tục theo dõi cũng như báo cáo mọi diễn biến về quyền con người của Việt Nam trong hy vọng nhà cầm quyền Hà Nội  cải thiện lãnh vực nhân quyền cho chính người dân của họ.
Human Rights Watch nêu rõ nếu chính quyền Việt Nam muốn đất nước phát huy được hết mọi tiềm năng, thì cần phải đối thoại với những tiếng nói chỉ trích thay vì buộc họ phải im tiếng.
Đó là kết luận của  phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2016 phần nói về Việt Nam.