Tuesday, July 12, 2016

Tham vọng của con bò bị cắt lưỡi

Phong Pham (Danlambao) - Búa đã gõ xuống, lưỡi bò đã bị cắt, nhưng bản thân con bò vẩn còn đó với đầy đủ sừng, móng, vuốt. Anh cảnh sát, thợ săn đang mai phục gần đó với dầy đủ cung tên, giáo mác để... chờ làm thịt con bò chăng? Ai có mơ màng tưởng mai sẽ có thịt bò Trung cộng dọn sẵn lên bàn để ăn thì nên nghĩ lại. Chuyện đâu có dễ dàng vậy.

Dầu tiên là con bò sẽ vùng vẫy rất mạnh, nếu nó đang điên thì ai dám vào đâm nó chứ. Sau đó nó sẽ giơ sừng cao, khịt mạnh cho cộng đồng quốc tế... biết là nó không phục tùng. Rồi sau đó nó tìm nơi để hả giận, có thể là lũ chó nhà hàng xóm chăng? Lủ chó săn hay sang để chầu chực ơn mưa móc của Thiên triều, hay đám ngư dân hiền lành đang ngày ngày chăm chỉ kiếm ăn ngoài kia?

Ai lại đổ tội lên đám chó săn ngoan ngoãn tuân phục, dễ bảo kia chứ. Chỉ có đám ngư dân hàng xóm là dễ trút giận lên nhất. Vài ngàn tàu bị đắm thì cũng chẳng có ai đoái hoài. Đám khuyển tử hoang đàng đã thuần hóa cùng lắm chỉ dám sủa vài câu được lập trình "quan ngại, quan ngại, oan lắm oan lắm" chứ dám làm gì mình.

Rồi sao nữa nè, con bò lại tiếp tục cơi nới, xây tiếp đảo, đưa dân đi thăm đảo, du lịch, chơi bời, nhân giống Hán ra khắp nơi. Dưới đất là thế, trên trời, đám máy bay ruồi muỗi, hàng copy của gấu Nga, hàng chôm chĩa bản quyền của đại bàng Hoa Kỳ, tuần tiểu hàng ngày, buồn tình bắn rớt vài chiếc tàu bay của thằng hàng xóm và lủ con hoang hay quan ngại để dằn mặt tụi nó chơi như mới vừa rồi.

Tay cảnh sát thợ săn kia nó ở đó chưng hàng chơi thôi, lâu lâu nó cho tàu chạy vòng vòng thì ô kê, chạy thì chạy đi cho mau rồi qua phía bên kia đứng chơi tiếp. Tay cảnh sát chỉ có hợp đồng giữ nhà cho phía Phi thôi, và tay cảnh sát này cũng dễ thỏa thuận, miễn sao có lợi là hắn âm thầm đồng ý thôi. Còn nếu hắn khó khăn, thì con bò lùa đám ngư dân, quân dân trá hình vào. Mấy chục ngàn chiếc chạy toán loạn coi ai làm được gì. Biển cả thì mênh mông.

Chỉ sợ cái đám No-U và cái đám dân tranh đấu của nhà hàng xóm gây náo loạn, biểu tình chống đối làm cho toàn dân nhà hàng xóm hơn 90 triệu người đang ngủ rất say, thức tỉnh, mỗi người một gậy đập bẹp đám chó săn tay sai của con bò lấy lại quyền làm chủ căn nhà đó. Rồi nếu nó rào giậu, ngăn sân, mua hỏa tiễn, máy bay, ký hợp đồng với tay cảnh sát kia để giữ nhà, huy động toàn dân chống lai con bò, khơi dậy quá khứ oai hùng lịch sử của Trần Hưng Dạo, Ngô Quyền đã từng đánh bại và đuổi chạy bao nhiêu lần con bò qua nhà hàng xóm thì mới đáng sợ.

Nhưng, chuyện đó còn lâu và đám chó săn vẫn còn làm việc đắc lực lắm. Lo gì... ummmmm bò. 

13.07.2016

Đảng và nhà nước ta rụt rè ăn có Philippines

CTV Danlambao - Sau khi Philippines "toàn thắng ắt về ta" với phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực, phát ngôn của tập đoàn cai trị Hà Nội đã ăn có theo rằng: "Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016." Tuy nhiên, sau khi nhào vào ăn có một chút xíu "hoan nghênh", ông Lê Hải Bình cũng đã rụt rè, chưa dám nói hẳn hoan nghênh cái gì, chỉ thập thò rằng: "Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết." (*)

(Xin phép quý bạn đọc nên hiểu giùm "Việt Nam" đây là đảng và nhà nước cộng sản chứ đất nước và dân tộc Việt Nam không... liên quan.)

"Sẽ có tuyên bố"!? Hy vọng chuyện "sẽ có" này không kéo dài như chuyện cá chết biển Đông, không phải kinh qua "quy trình" sắp xếp nội dung sao cho phải đạo làm con (hoang) với triều đình phương Bắc, và phù hợp với nội dung của bản "ghi nhớ" về hành xử ở biển Đông vừa mới cam kết với Dương Khiết Trì.

Hy vọng vậy thôi chứ chắc là sẽ có hết mọi quy trình theo đúng quỹ đạo 4 vàng 16 tốt.

Trong khi Philippines thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền của họ bằng hành động cụ thể, theo đúng những nguyên tắc về tiến trình tranh chấp của Công ước luật biển thì đảng và nhà nước CSVN một lần nữa kiên trì bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng mồm và ăn theo:

"Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam..."

Những "khẳng định" muôn năm này trong nhiều năm qua đã được Bắc Kinh trả lời bằng giàn khoan khủng kéo vào ngay trước cửa nhà của Việt Nam, bằng việc xua đuổi, đánh, bắt, đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam và xem biển Đông như là ao nhà của họ.

Ông Bình cũng tuyên bố rằng: "Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý..."

Ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng pháp lý nhưng kiện thì không dám kiện. Nhà báo lề đảng trong buổi họp không dám hỏi chứ nếu hỏi không chừng ông Bình lại trả lời... đời nào con (hoang) lại đi kiện cha thì bỏ bu đời đảng.

13.07.2016


_____________________________________

Tự hào hay đau buồn cho hoàn cảnh đất nước hôm nay?

Quê Hương (Danlambao) - TBT Nguyễn Phú Trọng, một người quyền uy tối thượng trong đảng cộng sản và đất nước Việt Nam có nói: Con đường tiến lên XHCN đến cuối thế kỷ này chưa chắn đã thành công. Rồi ông cũng tuyên bố thời đại hôm nay là thời đại của đất nước Hồ Chí Minh huy hoàng nhất trong lịch sử...

Nhưng thử nhìn lại sau hơn 41 năm thống nhất và giành quyền lãnh đạo của ĐCSVN thì những cảnh tang thương của dân tộc sao mà cảm thấy buồn và đau xót quá.

Đất đai, biển đảo đang mất dần vào tay Tàu cộng, một đất nước cùng chung ý thức hệ môi hở răng lạnh và cũng là người bạn 16 chữ vàng và 4 tốt của ĐCSVN.

Thế hệ trẻ thì ăn chơi sa đọa, bạo lực học đường thì càng ngày càng gia tăng, lịch sử hào hùng của dân tộc hầu như mất dần trong tâm thức của học sinh, sinh viên và các tầng lớp trong xã hội.

Hàng hóa độc hại của Tàu cộng thì vẫn nhởn nhơ trên thị trường, đa số nhân dân là thành phần thiếu kiến thức không đủ khả năng để phân biệt hàng nào là của Tàu cộng.

Môi trường thì đang ô nhiễm nặng giết dần sức khỏe của người dân, ruộng đồng thì đi vào điểm chết vì đàn anh 16 chữ vàng đã xây dựng đập ngăn nước đầu nguồn sông MeKong, dòng nước chính đem phù sa bồi đắp đồng bằng sông MeKong của miền Tây Nam bộ đã không còn. Đặc biệt, tập đoàn gian ác Formosa đã thành công trong mưu đồ giết sạch cá của biển miền Trung khiến cho ngư dân và nhân dân miền Trung thân yêu đang đi dần vào điểm chết. Nhà cầm quyền thì sau khi không còn cách để bao che bởi vì chính thủ phạm Formosa đã nhận tội và bỏ ra 500 triệu đô la tiền lẽ kèm theo lời xin lỗi thế là huề cả làng, các nhà lãnh đạo đảng vui mừng đón nhận và yêu cầu nhân dân rộng lượng và khoan hồng cho Formosa để Formosa tiếp tục hoạt động.

Hàng chục triệu con người sống nhờ vào biển và cá, nay biển và cá đã chết thì biết phải sống sao đây? Cộng thêm môi trường đang bị ô nhiễm nặng mà theo sự nhận định của các nhà khoa học thì đến 50 năm nữa chưa chắc khắc phục được. Vậy thì 500 triệu đô la mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng đón nhận của kẻ đã cố tình tiêu diệt dân tộc mình có phù hợp không?

Máu của nhân dân đã đổ ra rất nhiều trong những cuộc xuống đường ôn hòa vì sự ra tay đánh đập dã man của những con người mà hàng tháng đã lãnh lương từ tiền đóng thuế của nhân dân. Tinh thần dân tộc và đạo đức nghìn đời của tiền nhân để lại đã thực sự bị mất hoàn toàn trong thời đại hôm nay.

Rồi đây hàng trăm ngàn tấn cá mà tập đoàn gian ác Formosa xã chất độc giết chết sẽ được bọn thương buôn cấu kết với các nhà sản xuất muối, nước mắm sẽ được bán tràn lan trong thời gian tới thì toàn dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu hỡi những nhà lãnh đạo đất nước và lực lượng công an cùng các thành phần khác đang trung thành với mệnh lệnh của cấp trên.

Rồi đây những ngư dân thất nghiệp vì không còn cá để mưu sinh phải đem thân làm mướn nơi xứ lạ quê người theo chủ trương của nhà nước hay nói đúng hơn là của đảng, không biết họ có thích nghi được cái nghề mà họ chưa bao giờ nghĩ tới, không biết trong những năm dài xa cách hạnh phúc gia đình của họ có được toàn vẹn như trước ngày Formosa xã chất độc hay không? và cũng không biết với số tiền làm nô lệ nơi xứ người có đủ để nuôi sống gia đình, trả nợ vay hay không? Còn rất nhiều những bất cập đau thương khác mà tập đoàn gian ác Formosa đã gây ra, không biết TBT Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông nhất là, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có dành ra một phút giây nào đó để mà suy nghĩ đến những hành động của mình không?

Hiện nay, một thực tế khách quan mà không ai chối cãi là nền kinh tế của đất nước đang tuột dốc, đang lệ thuộc vào Tàu cộng, nợ công đang đụng trần, chính trị thì cũng bị Tàu cộng khuynh đảo, các công trình và dự án trong vùng trọng điểm quốc gia ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng cũng đang thuộc về các công ty, tập đoàn của Tàu cộng hoặc bị Tàu cộng làm chủ, điển hình như tập đoàn Formosa và khai thác Bauxit Tây Nguyên cùng tình trạng tham nhũng, gian dối và móc ruột các công trình đang công khai như chỗ không người, dân oan càng ngày càng đông.

Các nhà lãnh đạo ĐCSVN ân hận hay tự hào khi phải dâng những vùng đất địa đầu Ải Nam Quan (nơi chia tay của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi với người cha Nguyễn Phi Khanh để lên đường cứu nước), 2/3 thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm, cao điểm Lão Sơn bằng hiệp định biên giới tháng 12/1999 và trên 10.000 km2 vùng biển vịnh Bắc bộ bằng hiệp ước tháng 12/2000 cho Tàu cộng. Còn ngoài biển cả bao la thì quần đảo Hoàng Sa và các đảo chiến lược của Trường Sa mà Tàu cộng đã xâm chiếm coi như cũng mất luôn rồi.

Lời phát biểu của cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang: "hãy để cho con cháu của chúng ta sau này lấy lại"! Thật là một nỗi đau quá lớn khi tự mình tạo ra rồi dồn trách nhiệm về cho thế hệ con cháu sau này là không thể nào chấp nhận được. Nhân dân Việt Nam đang đối diện với nội thù và ngoại thù, thật quá đau lòng khi người dân phải đổ mồ hôi để kiếm tiền đóng thuế nuôi những con người ra tay đánh đập mình không thương tiếc, nghiệt ngã thay chính những con người này cùng gia đình của họ lại cần những gì mà nhân dân đang đấu tranh đòi hỏi. Dĩ nhiên thế hệ con cháu của chúng ta sau này sẽ không bao giờ khoanh tay để cho kẻ thù truyền kiếp xâm chiếm vùng đất thiêng liêng của đất nước như một số thành phần quyền uy mà cha ông của chúng ngày hôm nay đang làm, chắc chắn máu của người dân sẽ còn đổ ra nếu tập đoàn gian ác Formosa vẫn tiếp tục hoạt động. Trong những ngày qua người ta đã tìm thấy Formosa đổ chất độc tại một khu đất của tên giám đốc mới, điều này đã chứng minh rằng tập đoàn gian ác Formosa không thể nào tha thứ theo lời nói của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được, nếu có tha thứ thì chỉ một mình ông tha thứ chớ đừng bắt nhân dân phải tha thứ hoặc khoan hồng cho những kẻ lúc nào cũng muốn tiêu diệt mình.

Đức Phật Thích Ca khi còn là một thái tử trong hoàng cung với đầy đủ những cung tần mỹ nữ, cuộc sống đầy xa hoa phú quý muốn gì cũng được nhưng Ngài đã nhìn thấy sự khổ đau của kiếp làm người, Ngài đã rũ bỏ tất cả để ra đi nơi rừng sâu núi thẳm, sống kiếp bần cùng, hòa mình với thiên nhiên để quyết tìm cho ra con đường Chân lý cứu độ chúng sanh thoát vòng mê muội và Ngài đã tìm được, đó là con đường Nhân - Duyên - Quả. Con đường này đã cho chúng ta biết rằng sự thành công hay thất bại, sự hình thành của bất cứ một sinh vật vật hay sự việc nào trên thế gian này đều phải qua giai đoạn của Nhân - Duyên tức là Duyên sinh mà nếu có Duyên sinh thì phải có Duyên diệt.

ĐCSVN vào thời đại của những thập niên năm 1940 và 1950 của thế kỷ trước lúc đó không có thông tin truyền thông và internet rộng khắp như bây giờ, trình độ dân trí của nhân dân Việt Nam thời đó cũng thua rất xa bây giờ, cộng thêm lòng yêu nước nồng nàn của đại đa số các tầng lớp nông dân cho nên đã không phân biệt được đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, đó là nhân duyên đủ cho sự thành công của ĐCSVN. Nhưng thời thế ngày nay thì hoàn toàn khác hẳn xưa, với sự tiến bộ của internet càng ngày càng rộng khắp, mạng xã hội càng ngày càng phát triển không thể che giấu bất cứ điều gì, đây là nguyên nhân đưa đến Duyên diệt của mọi vấn đề nếu không đi đúng với thuyết Duyên sinh để mà tồn tại. Những việc làm của tập đoàn gian ác Formosa theo thuyết Duyên sinh và Duyên diệt thì sẽ không có lý do gì để mà tồn tại. Những cá nhân hay đảng phái nào cố tình bao che cho Formosa thì cũng sẽ đi cùng với Formosa về điểm chết. Đây là chân lý muôn đời cho những ai vẫn còn mê muội để tiếp tục đi theo cái ác, tiếp tục làm khổ và đày đọa nhân dân mình. 

Chắc có lẽ lời nói của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi sẽ mãi mãi vẫn là chân lý"Vận nước thịnh hay suy, còn hay mất là do sức dân quyết định. Vương triều nào được lòng dân, có kết được nhân tâm thì vương triều đó làm nên việc lớn. Trái lại Vương triều nào đi ngược lòng dân thì sớm muộn gì cũng bị tiêu vong".

13.07.2016

Sau phán quyết PCA, Mỹ điều siêu hàng không mẫu hạm “dằn mặt” Trung Cộng tại Trường Sa


CTV Danlambao - Facebook của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius vừa phổ biến một đoạn video clip ghi lại cảnh các máy bay tiêm kích đang hoạt động trên U.S.S. Ronald Reagan - một siêu hàng không mẫu hạm đang thi hành nhiệm vụ tại Biển Đông.

Động thái trên diễn ra đúng thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra phán quyết cuối vùng về vụ kiện Biển Đông, theo đó, hàng loạt các yêu sách ngang ngược và phi lý của Trung Cộng đã bị bác bỏ.

Ngay lập tức, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tuyên bố không chấp nhận mọi quyết định của toà án quốc tế về Biển Đông. Cùng ngày, Lu Kang (Lạc Khảng), phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng tuyên bố rằng Bắc Kinh “không chấp nhận và không thừa nhận” kết quả này

Mặc dù Bắc Kinh vẫn còn gân cổ cãi chày cãi cối, nhưng phán quyết hôm 12/7/2016 là một chiến thắng lớn đối với người dân Philippines và các bên liên quan, trong đó có Việt Nam.

Phán quyết của Toà trọng tài có giá trị pháp lý buộc các bên phải nghiêm túc tuân thủ ngay lập tức.

Cận kề ngày PCA ra kết luận cuối cùng, Trung Cộng đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, để đáp trả trước thất bại thê thảm sau phán quyết, Trung Cộng sẽ tìm cách lấy lại thể diện bằng cách gia tăng khiêu khích và gây chiến tại Biển Đông. 

Nếu kịch bản như trên xảy ra, nguy cơ xung đột và chiến tranh là không thể tránh khỏi.

Do đó, để ngăn chặn âm mưu trên, Hoa Kỳ đã điều động siêu hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng đoàn tàu hộ tống tiến vào Biển Đông, hoạt động quanh khu vực quần đải Trường Sa - nơi Trung Cộng đang xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo.

Sự hiện diện của USS Ronald Reagan đã góp phần đáng kể trong việc kiềm chế sự hung hăng của Trung Cộng, quá đó giúp bảo vệ hoà bình và ổn định tại khu vực.


Thông điệp này cũng đã được nêu rõ trên facebook đại sứ Ted Osius:

“Các bạn đã bao giờ nghe về U.S.S. Ronald Reagan, một trong những tàu sân bay của Hoa Kỳ? Tàu hiện đang ở Biển Nam Trung Hoa gần Quần đảo Trường Sa. 

Một tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ không chỉ là nơi phóng máy bay, nó còn là nơi phát đi quyền lực. Một phi đoàn tiêm kích trên hạm có thể thống trị những khu vực rộng lớn - trên biển hoặc tới đất liền – với tầm bay và công nghệ tinh vi. 

Các tàu sân bay là những tàu chiến lớn nhất từng xuất hiện trên biển, và tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ được xem là tinh hoa của thế giới. Thường di chuyển theo các nhóm tác chiến, những con tàu này hoạt động trên lãnh hải quốc tế mà không cần sự cho phép về quyền hạ cánh hoặc bay trên vùng trời nước khác. 

Mỗi tàu sân bay là một lãnh thổ có chủ quyền của Hoa Kỳ - một thành phố nổi cùng một sân bay hoạt động 24/24 và một lực lượng đảm nhiệm việc bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và gìn giữ hòa bình.” 

13.07.2016


Tại sao Việt Nam không làm tương tự như Philippines?

Trần Trung Đạo (Danlambao) - ...Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong thực chất là quan hệ giữa đảng CSVN và đảng CSTQ. Do đó, nếu có kiện tụng, chẳng lẽ đảng CSVN lại đi kiện đảng CSTQ? Điều đó chẳng khác gì con kiện cha, trò kiện thầy... Dù đã nhiều lần bị "cho roi cho vọt", hai đảng CS cũng cùng một cơ chế độc tài. Trong thế giới chỉ còn hai anh em "sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng" phải biết nương tựa lẫn nhau để tồn tại. Môi hở răng sẽ lạnh...

*

Theo tin của CNN, Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) viết tắt là PCA đặt tại The Hague cho rằng Philippines đúng khi chống lại các đòi hỏi của Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Đừng lầm lẫn giữa PCA và Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) gọi tắt là ICJ, cũng đặt tại The Hague, có quyền thụ lý và giải quyết các tranh chấp giữa các hội viên LHQ. 

Tòa Trọng tài Thường trực nhận xét rằng Trung Cộng không có một cơ sở pháp lý nào để đòi quyền lịch sử đối với tài nguyên trong "đường chín gạch" mở rộng nhiều trăm hải lý từ phía nam và đông của đảo Hải Nam. Tòa cũng nhận xét không có một vùng nổi bật trên biển (sea features) nào mà Trung Cộng cho là của họ có khả năng tạo ra một EEZ (Exclusive Economic Zone) để qua đó giúp cho Trung Cộng quyền sở hữu các tài nguyên như cá, dầu, khí trong vòng 200 hải lý tính từ đất liền. 

Cũng theo CNN, tòa khẳng định "Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines" vì đã xâm phạm, quấy phá, khai thác dầu khí, xây dựng các đảo nhân tạo và thất bại trong việc ngăn chận tàu Trung Cộng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền Philippines. 

Tòa cũng tìm thấy Trung Cộng đã "tạo sự hư hại trầm trọng" đến vùng san hô chung quanh các đảo nhân tạo do Trung Cộng xây dựng và "vi phạm trách nhiệm duy trì và bảo vệ hệ thống sinh thái rất mong manh" trong biển. Các tàu đánh cá Trung Cộng cũng diệt chủng loại rùa biển hiếm với một quy mô lớn.

Trong một thông cáo báo chí công bố tức khắc sau phán quyết, chính phủ Philippines "khẳng định một cách mạnh mẽ sự tôn trọng đối với phán quyết lịch sử của tòa như là một đóng góp quan trọng vào xung đột đang diễn ra" tại Biển Đông. 

Ngược lại, theo Tân Hoa Xã, Trung Cộng cho rằng phán quyết của PCA không hợp luật và PCA không có quyền tài phán về chủ quyền. Trung Cộng "không chấp nhận và cũng không thừa nhận phán quyết". 

Không cần đọc bản tin Tân Hoa Xã, các nhà phân tích quốc tế cũng biết Trung Cộng sẽ bỏ qua mọi phán xét và dư luận thế giới. Tập Cận Bình cũng đã biết trước Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ nhận xét như thế nào nhưng y có sách lược riêng và sẽ không từ bỏ hay dừng lại.

Như người viết đã có dịp trình bày, mặc dù bộ máy tuyên truyền Trung Cộng luôn rêu rao chủ quyền Biển Đông "không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã chứng minh qua hai ngàn năm lịch sử", giới lãnh đạo Trung Cộng cũng biết những lý luận đó chỉ là củi để đun nồi nước sôi chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán chứ không thể dùng để thuyết phục các quan tòa một khi cuộc tranh chấp được đưa ra trước một tòa án quốc tế. 

Bằng chứng, tháng 1 năm 2013, khi chính phủ Philippines chính thức đệ trình hồ sơ kiện Trung Cộng trước Tòa án Trọng tài Thường trực. Hồ sơ của Philippines nộp lên gồm mười bộ với gần bốn ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền của Philippines và phản bác các luận cứ cũng như quan điểm đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng. Trung Cộng không dám ra tranh tụng trước tòa. 

Chủ trương của Trung Cộng là gặm nhấm từng phần của Biển Đông. Sau Hoàng Sa, tháng 8 năm 1988 lần đầu tiên Trung Cộng đặt chân lên quần đảo Trường Sa sau trận Gạc Ma. Từ năm 1989 đến năm 1992 Trung Cộng chiếm một số đảo nhỏ khác của Trường Sa. Tháng 2 năm 1995 Trung Cộng chiếm đảo Vành Khăn (Mischief Reef) và một đảo khác do quân đội Philippines đóng. 

Mặc dù Tòa án Trọng tài Thường trực không có quyền buộc Trung Cộng phải rút ra khỏi "đường chín gạch", chủ trương của chính phủ Phi đang gây tiếng vang rộng lớn, đáng được ca ngợi và cổ võ.

Chính phủ Philippines không ngồi đó chờ Đệ thất Hạm đội Mỹ trực tiếp đương đầu với Trung Cộng để bảo vệ vùng biển của Philippines vì họ biết điều đó không xảy ra. 

Chính phủ Philippines cũng không sa vào cái bẫy "đàm phán song phương" do Trung Cộng bày ra để kéo dài từ năm này qua tháng nọ như Trung Cộng đã từng làm với Liên Xô từ thập niên 1960 cho đến khi Liên Xô tan rã 1991. Ý nghĩa quan trọng nhất trong chiến thắng của Philippines là quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, điều tối kỵ của Trung Cộng.

Trong vị thế một nước nhỏ, yếu về quân sự, tài nguyên và dân số như Philippines so đối với Trung Cộng, các chính sách có thể làm được là tận dụng mọi luật pháp quốc tế, gây cảm tình trong dư luận thế giới, gây căng thẳng, gây chú ý và nếu cần chủ động gây bất ổn giữa các cường quốc có quyền lợi trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. 

Đừng quên, Trung Cộng chuyên gây bất ổn nhưng là một quốc gia sợ bất ổn nhất.

Tại sao Việt Nam không làm tương tự như Philippines? 


Đơn giản, dù nhỏ, Philippines vẫn là một quốc gia tự do, độc lập, dân chủ, có chủ quyền. Việt Nam hoàn toàn khác. Việt Nam không có một chính phủ có đủ tính chính danh, tức một chính phủ hợp hiến và hợp pháp. Không một chức vụ nào từ thấp đến cao tại Việt Nam do chính lá phiếu của người dân quyết định. 

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong thực chất là quan hệ giữa đảng CSVN và đảng CSTQ. Do đó, nếu có kiện tụng, chẳng lẽ đảng CSVN lại đi kiện đảng CSTQ? Điều đó chẳng khác gì con kiện cha, trò kiện thầy.

Lãnh đạo Trung Cộng đi trong gan ruột của lãnh đạo CSVN. Nếu tách ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng và mở rộng quan hệ mật thiết về kinh tế chính trị với các nước dân chủ phương Tây, không sớm thì muộn đảng CS sẽ mất đi vai trò cai trị. 

Dù đã nhiều lần bị "cho roi cho vọt", hai đảng CS cũng cùng một cơ chế độc tài. Trong thế giới chỉ còn hai anh em "sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng" phải biết nương tựa lẫn nhau để tồn tại. Môi hở răng sẽ lạnh. 

Quyền lợi của đảng CSVN luôn được giới lãnh đạo đảng đặt trên sự sống còn của dân tộc. Đất nước, biển trời, quê hương, tổ quốc chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền treo trước cổng ngân hàng của giới lãnh đạo CSVN. 

13.07.2016

Tủ lạnh Ba Đình: cá chết không bằng chó chết

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Mở cái tủ lạnh hội nghị TƯ 3 của các lãnh tụ Ba Đình chỉ thấy toàn là... chó chết. Tuyệt nhiên không thấy một con cá tử nạn bởi Phọt-mô-sa nào được đem ra cắt mang, làm vảy, chứ đừng nói gì đến chuyện đem ra mổ xẻ, ướp tảo nở hoa và hấp nhừ bằng thủy triều đỏ để các đồng chí tủ lạnh tối cao... xử.

Sau khi tội đồ Formosa quay phim đóng tuồng cúi đầu nhận lỗi nhưng không nhận tội, tống vào mõm các tủ lạnh tối cao Ba Đình 500 triệu đô thì những con cá chết biển Đông, những ngư dân miền Trung ngắc ngoải đã trở thành chuyện nhỏ. Chiến dịch đả muỗi đập ruồi của Tổng bí lú được tiếp tục nâng tầm thành quốc sách. 

Túm lại, hàng trăm ngàn con cá chết không cấp bách bằng một chiếc xe Lexus mang biển xanh của một đồng rận đảng ta; hàng triệu ngư dân bỏ biển bám bờ không quan trọng bằng quy trình bổ nhiệm một thái tử đỏ. 

Ma Ni tranh chấp chủ quyền, 
Ba Đình cướp giật búa liềm của nhau 

Trong khi biển Đông dậy sóng tận bên kia thành La Haye với cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Tàu cộng - trong đó có chủ quyền Việt Nam - thì các đấng trong băng đảng Pắc Pó trùm mềm cho kín để ngửi cho ra, khử cho tiệt thế lực thù địt trong đảng. Thực đơn chó chết của các bợm nhậu Ba Đình gồm có những quy chế gia tăng quyền hạn của chóp bu băng đảng để tiện bề làm thịt đàn em, mở rộng quyền uy của ủy ban kiểm tra nhằm dễ dàng thanh toán các đồng rận đối nghịch, coi chừng lẫn nhau vừa giám vừa sát để treo cổ đồng chí nhưng không là đồng bọn, và tự cử những tên đầu bự óc teo trong lũ bầy đàn để sau đó tự bầu ra làm "đại (đảng) biểu" đứng trên đầu ngồi trên cổ hơn 90 triệu dân cho 5 năm tới. 

Túm lại, trong khi Philippines và Trung cộng tranh nhau làm thịt biển Đông của ta thì "đảng ta" say sưa làm thịt nội bộ. Chuyện biển Đông đảng không cần phải nhờ đến Tòa Trọng tài thường trực. Cần gì thì đảng cử phát ngôn nhân nhảy lên bục, phọt vào mi cờ rô cụm từ "khẳng định chủ quyền" là biển Đông vẫn yên tĩnh. Biển vẫn còn đó, có bốc hơi đi đâu mà rối lên. Chúng nó tranh chấp với nhau hao tiền, tốn của và nước bọt, đảng ta chỉ cần ngậm miệng ăn tiền, chấm bút ký bản "ghi nhớ" với phụ tử Dương Khiết Trì là xong. Song phương và hòa bình, không có ai chết cả - trừ mấy con cá ngu đần cứ nhè phenol và cyanide mà nuốt. 

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: hội nghị của những con chó chết... 

13.07.2016

Mười năm thủ tướng xả phân... Ai hốt?

Đốc Nguyễn (Danlambao) - Đại hội đảng XII đã kết thúc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hưu tập làm người tử tế, báo chí lề đảng không hề có một bài tổng kết thành tích 10 năm làm thủ tướng dưới thời hai tổng bí thư đảng CSVN. Đó là một thiếu sót không thể không trách cứ. Phải chăng báo chí nói riêng và đảng nói chung rất sợ nói rõ "thành tích" của Nguyễn Tấn Dũng vì những thông tin này thuộc vào hàng tối mật của nhà nước mặc dù nó hiển hiện rõ như ban ngày.

Thật vậy, sau mười năm làm thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã để lại một khoảng nợ 1,8 triệu tỷ: Cảnh báo vượt trần vào cuối 2016 (1)

Nguồn gốc của số nợ này không thể không kể đến những dự án làm ăn bế bối dẫn đến thua lỗ nổi bật nhất là những quả đấm thép mà Nguyễn Tấn Dũng từng tự hào đó là Vinashin, Vinalines và có thể còn nhiều Vina khác chưa lộ diện.

Sự thất bại về kinh tế dưới sự quản lý trực tiếp của Nguyễn Tấn Dũng là một thực tế không thể tranh cãi mà trách nhiệm chính cũng không thể đùn đẩy cho ai ngoài Nguyễn Tấn Dũng.

Ngoài thành tích kinh tế kể trên, Nguyễn Tấn Dũng còn có thành tích vi phạm luật pháp, buông lỏng quản lý gây thiệt hai nghiệm trọng cho đất nước và dân tộc điển hình là vụ cấp phép cho Formosa.

Formosa là một trong những dự án lớn nhất nước thuộc diện trung ương quản lý trực tiếp bởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thế nhưng Nguyễn Tấn Dũng cố tình vi phạm luật pháp bằng cách làm lơ để cho Võ Kim Cự trưởng ban quản lý dự án cấp phép cho Formosa hoạt động từ 50 năm rồi điều chỉnh thành 70 năm.

Một giấy phép bị hà tì vì người cấp phép vô thẩm quyền theo luật Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2006. Thế nhưng Nguyễn Tấn Dũng không hề có một biện pháp pháp lý hữu hiệu để điều chỉnh sự sai sót nói trên.

Tham khảo thêm chi tiết tại bài viết: "Hiến kế luật sư trong vụ án liên quan đến Formosa" (2).

Trong sự buông lỏng quản lý này còn có nhiều nghi vấn tại sao dự án này được cấp phép và thực hiện với một thời gian nhanh đến chóng mặt điển hình như:

Ngày 14-1-2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương đầu tư khu liên hợp gang thép Formosa và cảng Sơn Dương.

Ngày 4-3-2008, tức 1 tháng 20 ngày sau, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký văn bản chấp thuận chủ trương cho dự án gang thép của Formosa đầu tư vào Vũng Áng. Hà Tĩnh và các bộ ngành có liên quan hướng dẫn Formosa lập hồ sơ xin cấp phép đầu tư.

Ngày 21-5-2008, hồ sơ cấp phép một dự án quy mô ban đầu là 7,8 tỉ USD, diện tích 3.300ha đã được hoàn thiện chóng mặt, đặt lên bàn ông Võ Kim Cự. Chỉ vài ngày sau, các bộ ngành đã gật đầu 100%. Phải nói là thủ tục hành chính với Formosa nhanh siêu tốc mà bất cứ doanh nghiệp nào làm ăn ở Việt Nam cũng phải mơ ước. Không hiểu họ đã thẩm định dự án này kiểu gì, hay chỉ hoàn toàn ngồi trên bàn giấy?

Ngày 12-6-2008, nhanh chóng mặt, Formosa nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Ưu đãi ở mức cao nhất, thậm chí vượt khung.

Ngày 30-6-2008, tức vỏn vẹn 18 ngày sau, Formosa đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Phải nói là siêu tốc với một siêu dự án ở lĩnh vực siêu ô nhiễm! (3)

Do sự buông lỏng quản lý này Formosa đã thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến sang lỗi thời xã độc nghiêm trọng ra vùng biển miền Trung mà hậu quả 50 năm chưa thể làm cho biển trở lại trạng thái ban đầu.

Trước tội phạm và hậu quả nghiêm trọng như trên, Nguyễn Tấn Dũng vẫn không hề có một câu xin lỗi nhân dân trái lại còn kiêu hãnh giả từ chính trường với câu nói gần như khiêu khích mọi giới chính trị Việt Nam là "trở về làm người tử tế" có nghĩa là tụi bây cứ ở lại và tiếp tục làm người bất lương? Ta bây giờ là người đã hoàn lương.

Trước hậu quả nghiệm trọng của biển chết, hiện nay người dân đang đòi hỏi truy cứu hình sự Formosa và Formosa phải cút khỏi Việt nam. Tổng bí thư đảng CSVN - Nguyễn Phú Trọng, người chịu trách nhiệm lãnh đạo đất nước vẫn loay hoay và "hùng hồn" với:

Quyết định những vấn đề về chiến lược và chủ trương, chính sách lớn về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 5 năm và hằng năm; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng, nhằm thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng; những chủ trương, quan điểm chỉ đạo phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và xã hội; (4)

Trong thực tế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ có khả năng đả muỗi diệt ruồi bằng cách chỉ đạo kiểm tra, kết luận vụ xe tư nhân gắn biển xanh. (5)

Một vụ vi phạm xe cộ của đảng viên chẳng gây tác hại to lớn gì cho xã hội và đất nước. Nhưng đối với vụ việc gây tác hại nghiêm trọng lâu dài cho dân tộc và đất nước liên quan đến Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn nín khe.

Cho thấy Nguyễn Phú Trọng hèn nhát và sợ hãi không dám động đến cái lông chân của Nguyễn Tấn Dũng.

Vì thế hiện nay người dân miền Nam đang rỉ tai nhau câu chuyện rất hiện thực:

"Mười năm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ăn và..."xả", Nguyễn Phú Trong đang gục mặt hốt phân mà không biết thúi".

Tại sao? Tại sao? Người dân muốn biết!

13.07.2016


_____________________________________

Chú thích:

Mùi tử khí

Kông Kông (Danlambao) - “Phán quyết” thì chuyện ngoài biển khơi giữa các thế lực ngoại bang, là Tàu cộng với những nước do Mỹ liên kết được, nhưng người Việt Nam thì đang chết từng ngày và dai dẳng cả 50, 70 năm trên đất liền! Thực tế là như vậy thì liệu có thể lấy thúng úp được hết mùi cá chết? Mùi tanh tưởi hôi thối đó chắc chắn sẽ quyện vào với vận mệnh đảng CSVN. Mùi đó chính là tử khí...

*

Phán quyết của Tòa án Trọng tài đã có.

Đường lưỡi bò là phi pháp!

Người Philippines vui mừng cho dẫu bản án không có giá trị thực tiễn thi hành nhưng đấy là bản án mà Quốc tế trực tiếp đứng ra làm Trọng tài phân xử! Đấy là một Tòa án đúng nghĩa vì không thể nói là các quan tòa bị mua chua hay nhận hối lộ! Do đó cho dù Tàu cộng có phản đối thì cũng không dám bôi bẩn tư cách của quan tòa. Thế giới cũng đồng loạt hoan nghênh. Còn, cho đến giờ nầy, thì chưa thấy “60 nước ủng hộ” quan điểm của Tàu cộng nào lên tiếng phản đối Phán quyết cả. Điều nầy lộ ra 2 vấn đề cốt lõi:

Tuyên bố đường Lưỡi bò 9 đoạn là tuyên bố của kẻ cướp.

Tàu cộng nói có “60 nước ủng hộ” là ngôn ngữ của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng!

Vì thế Phán quyết là công chính đối với kẻ cướp!

Việt Nam cũng “ăn theo” sau Phán quyết đó! 2 chữ “ăn theo” chỉ mới có ở miền Nam từ sau 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Vì thế “ăn theo” đượm tính dè bỉu, bẩn thỉu, xấu xa. Vì, lẽ ra cộng sản Việt Nam phải khởi kiện Tàu cộng trước cả Philippines, điều mà VNCH dù phản ứng quyết liệt khi Hoàng Sa bị thất thủ nhưng chế độ miền Nam bị sụp đổ. CSVN đã không có một câu chữ nào về biến cố quan trọng đó thì chớ mà còn lộ ra công hàm ước bán nước Phạm Văn Đồng, là nỗi nhục cỏng rắn vô nhà. Hơn thế nữa, thêm các biến cố đẫm máu khác như Gạt Ma, như “dạy cho Việt Nam một bài học” ở biên giới phía Bắc mà Hà Nội vẫn im lặng không hề dám kiện ra tòa quốc tế như Philippines!

Bây giờ ca ngợi Phán quyết của Tòa Trọng tài cũng chính là tự xác nhận bản chất hèn trước giặc cướp. Là tự mình không dám làm gì cả mà chỉ biết “ăn theo” người khác!

Và, ngay trong thời điểm nầy, vụ án Cá chết do Formosa gây ra đang lộ thêm chuyện kinh khủng mới! Đó là Formosa tìm cách phi tang rác thải sinh học từ lò luyện cốc, chôn giấu cả trăm tấn ngay trên đất của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty môi trường - Đô thị, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh do phóng viên Người Đưa Tin phát hiện!

Hiện tượng Formosa được coi như con voi đứng giữa phòng nhưng quan chức chế độ từ cấp cao nhứt đến địa phương đều không hề thấy, thực tế là đều làm ngơ, vì đã “ăn xôi chùa nghẹn họng”! Cụ thể như thời điểm phát hiện cá chết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện diện ngay tại địa phương nhưng không hề có một câu nói nào trước một thảm họa kinh hoàng như thế! Còn báo chí cả nước cũng đui mù cho đến khi nội vụ đổ bể! Mấy ngày đầu, sau khi phát hiện, báo chí đưa tin khá xôm tụ, tưởng là nhà nước đồng tình cho phép báo chí vào cuộc điều tra, ai ngờ ngay sau đó bỗng im bặt. Thì ra cho báo chí xôm tụ ban đầu chỉ là cách hù dọa Formosa để dễ “đi đêm”! Mãi 3 tháng sau, khi có được 500 triệu USD với lời “xin lỗi”, thì báo chí mới xôm tụ trở lại. Lần nầy thì với mục đích khác: Muốn xả bớt căm phẫn trong xã hội!

Trong thời gian báo nhà nước im bặt thì báo chí “phản động” Đài Loan với sự giúp đỡ bí mật của “phản động” trong nước, họ cải trang đi làm phóng sự ngay tại Vũng Áng, nhờ đó áp lực được chính phủ Đài Loan vào cuộc! Với từng diễn biến “phản động” như thế nên việc “đi đêm” của nhà nước “thành công”! Nhận 500 triệu USD để “dàn xếp ngoài Tòa” (?) bất kể hàng triệu nạn nhân! Đây là việc làm phi pháp, vì nhà nước không được nạn nhân ủy quyền. Vì chỉ có chính nạn nhân mới có quyền điều đình với người gây ra án! Đã thế, sau tuyên bố nhận tiền thì Thủ tướng có sẵn kế hoạch đền bù và “hỗ trợ” để ngư dân chuyển đổi nghề, bất kể nạn nhân có đồng ý hay không! Đó là chưa nói đến chủ trương đổi nghề và di dời đồng nghĩa với bán dứt điểm đất và biển tại địa phương trọn gói cho Tàu cộng tại một địa bàn hiểm yếu về anh ninh quốc gia!

Trong những ngày tới chắc chắn báo chí chính thống sẽ tiếp tục ca ngợi Phán quyết của Tòa Trọng tài cũng như đào bới thêm chuyện Formosa, chế độ muốn đóng vai “chống Tàu” chỉ với mục đích làm nguội và loãng dần sự căm phẫn của người dân.

Liệu họ có thành công?

“Phán quyết” thì chuyện ngoài biển khơi giữa các thế lực ngoại bang, là Tàu cộng với những nước do Mỹ liên kết được, nhưng người Việt Nam thì đang chết từng ngày và dai dẳng cả 50, 70 năm trên đất liền! Thực tế là như vậy thì liệu có thể lấy thúng úp được hết mùi cá chết?

Mùi tanh tưởi hôi thối đó chắc chắn sẽ quyện vào với vận mệnh đảng CSVN. Mùi đó chính là tử khí.

13.07.2016

Doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’ chính quyền TP HCM cưỡng chế chùa Liên Trì?

Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm. (Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo).
Chính quyền Việt Nam đập phá cơ sở Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm. (Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo).

Theo VOA-12.07.2016
Phạm Chí Dũng

Thẳng tay với tự do tôn giáo!
Chỉ hơn một tháng sau khi người đứng đầu nước Mỹ rời Hà Nội, chính quyền TP HCM đã thẳng tay với quyền tự do tôn giáo. “Đối tượng” vẫn là chùa Liên Trì và một vị hòa thượng trụ trì thuộc Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất với lịch sử 3 lần tổng cộng hai chục năm lao tù dưới chế độ cộng sản.
Ngày 8/7/2016, một “phái đoàn” lên đến 30 người là cán bộ, công chức các ban ngành TP HCM và rất có thể cả công an ngụy trang dưới lớp thường phục đã kéo tới chùa Liên Trì đòi gặp Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh. Những quan chức này dùng số đông gây áp lực buộc Hòa thượng Thích Không Tánh và các nhà sư nơi đây phải nghe họ đọc quyết định cưỡng chế, nhận quyết định cưỡng chế di dời chùa và giao đất cho nhà thầu để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Lần này, quyết định không cần úp mở: thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ ngày 8/7/2016 đến ngày 20/7/2016.
Nhưng Hòa thượng Thích Không Tánh đã khẳng khái tuyên bố: “Chúng tôi là những người tu hành, tâm nguyện của chúng tôi là được phục vụ tâm linh cho cư dân ở nơi đây. Khu vực này được quy hoạch là khu dân cư, vì vậy nhu cầu phục vụ tâm linh cho cư dân nơi đây là cần thiết. Phật giáo đã gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, ở đâu có cư dân thì ở đó có chùa chiền và các cơ sở tôn giáo. Chúng tôi nhận thức rằng chỉ có niềm tin tôn giáo mới giúp con người tránh xa điều ác và làm những điều thiện để xây dựng xã hội thật sự tốt đẹp. Đó là việc làm vô giá, vì vậy mà chục tỷ, kể cả hàng trăm tỷ chúng tôi cũng không nhận tiền để đánh đổi phải dời chùa đi nơi khác”.
Sau khi Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh không nhận quyết định cưỡng chế, những quan chức địa phương đem quyết định này dán vào cửa sổ của chùa.
Dùng tôn giáo để trả nợ ngân hàng?
Từ nhiều năm qua, toàn bộ khu vực Thủ Thiêm đã được chính quyền TP HCM lên kế hoạch biến thành “khu đô thị đẹp nhất Đông Nam Á,” sau đó đã tiến hành giải tỏa trắng nhiều ngàn hộ dân sinh sống nơi đây. Nhưng cũng chính khu vực này đã trở thành một trong những điểm nóng khiếu kiện đông người nhất tại Việt Nam, do giá bồi thường rẻ mạt và thái độ chính quyền quá xem thường kiến thức về luật pháp của người dân. Không những thế, nhiều cuộc cưỡng chế thô bạo của chính quyền đã nhắm thẳng vào những người dân khiếu kiện không chịu nhận tiền di dời.
Theo nguồn tin không chính thức, đã có một số người dân khiếu kiện bị thiệt mạng. Tuy nhiên, báo chí nhà nước và chính quyền không bao giờ công bố những sự kiện đau thương này.
Khi còn là bí thư thành ủy TP HCM, ông Lê Thanh Hải là nhân vật bị đồn đoán có mối liên hệ cụ thể với dự án khu đô thị Thủ Thiêm. Theo kế hoạch, khu vực này sau khi giải tỏa và xây dựng sẽ được bán đất cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với giá cao hơn nhiều lần so với mức bồi thường cho người dân địa phương.
Vài năm qua, sau khi gần hết dân cư trong khu vực Thủ Thiêm bị cưỡng chế di dời, nơi đây chỉ còn hai cơ sở tôn giáo “ngang ngạnh” là chùa Liên Trì và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.
Câu chuyện đe nẹt cũng đã diễn ra từ lâu. Tháng 6/2015, Hòa thượng Thích Không Tánh bức xúc thổ lộ: một số công an đã “khuyên” phật tử đến chùa Liên Trì lấy lại hết hình ảnh và tro cốt của người thân; những công an này còn đe nẹt "Để VN vào TPP tháng Tám này rồi sẽ xúc chùa Liên Trì".
Chùa Liên Trì đã trở thành tiêu điểm bị mưu tính giải tỏa từ lâu không chỉ để “phục vụ thành phố Hồ Chí Minh xanh, sạch, đẹp,” mà còn có một lý do khác: chùa này là điểm tập trung sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, trong đó có Hội đồng liên tôn Việt Nam. Gần đây, chùa còn thường xuyên trao quà cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa - những người nằm trong hoàn cảnh “triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn”. Đó chính là cái gai trong mắt chính quyền khiến chùa Liên Trì luôn phải chịu nguy cơ trấn áp trong thời gian qua.
Tháng 10/2015, chính quyền và công an thành phố TP HCM bất ngờ tổ chức đập phá cơ sở giáo dục của Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm - một cơ sở mà nhà dòng đã chuyển cho nhà nước, nhưng không đòi lại được. Đáng lý ra, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã chỉ còn cái tên gọi, nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và cộng đồng Công giáo thế giới.
Có thể “cảm thông” với một lý do để chính quyền TP HCM “ra tay” với các cơ sở tôn giáo. Hiện trạng, ngân sách TP HCM bị sụt giảm nặng nề cùng số nợ vay đầu tư hạ tầng cho Thủ Thiêm lên đến 29.000 tỷ đồng, số lãi vay đang phát sinh tới 2,9 tỷ đồng mỗi ngày nhưng chưa biết tìm đâu ra tiền để trả nợ cho giới ngân hàng - địa chỉ đã cho vay tiền để tiến hành dự án khu đô thị Thủ Thiêm - càng đủ tạo ra những lý cớ để chính quyền thành phố này luôn tìm cách “làm cỏ” hai cơ sở tôn giáo ương ngạnh còn lại để lấy được “đất sạch”.
Dùng tôn giáo để trả nợ ngân hàng chăng?
Những quan chức và doanh nghiệp nào ‘đạo diễn’?
Có những dấu hiệu rất tương đồng giữa vụ công an bắt nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Nội, với vụ chính quyền Quận 2 vừa ra quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì ở Sài Gòn.
Vụ Dương Nội đã kéo dài nhiều năm với nhiều hộ dân không chịu di dời do giá bồi thường rẻ mạt. Nơi đây đã xảy ra một trận đàn áp của lực lượng cưỡng chế đối với nông dân mà kết quả là bà Cấn Thị Thêu và sau đó cả chồng của bà Thêu là ông Trịnh Bá Khiêm đã bị chính quyền và công an nhốt vào tù.
Sau khi hết hạn tù giam, vào tháng 6/2016, bà Cấn Thị Thêu lại một lần nữa bị 70 công an xông vào tận nhà riêng bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng’’. Rất nhiều dư luận cho rằng việc bà Thêu bị bắt không ngoài mục đích của chính quyền muốn trấn áp thủ lĩnh dân oan đất đai và phục vụ cho một nhóm doanh nghiệp muốn chiếm đoạt đất Dương Nội.
Còn ở Sài Gòn, chùa Liên Trì nằm trong “Khu vực Khu đô thị mới Thủ Thiêm” với nhiều doanh nghiệp tham gia “thầu”. Một trong số doanh nghiệp đó và đang thi công sát chùa Liên Trì là Đại Quang Minh - được đồn đoán là “ruột rà” của một quan chức rất cao cấp.
Cũng giống như vụ Dương Nội ở Hà Nội, có khả năng một nhóm lợi ích đứng phía sau để "đạo diễn" cho chính quyền Quận 2 và chính quyền TP HCM tìm mọi cách lấy được đất của chùa. Rất có thể đây là trường hợp trục lợi chính sách và tham nhũng quyền lực mà đảng cầm quyền và Quốc hội Việt Nam luôn lên án nhưng đã chưa từng làm gì để ngăn chặn.
Vào tháng 7/2014, chùa Liên Trì đã nằm trong danh sách được Báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo của Liên Hiệp Quốc nêu ra như một bằng chứng cho thấy Nhà nước Việt Nam xâm phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo.
Chỉ để phục vụ lợi ích doanh nghiệp giành “đất sạch” có giá thị trường chênh lệch đến hàng chục lần so với mức bồi thường, một chùa Liên Trì bị “xúc” hay những bằng chứng xâm hại tôn giáo khác sẽ là quá đủ để Hà Nội bị đặt trở lại vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Hiện thời, một dự luật về CPC đang được trình lên Quốc hội Mỹ. Nếu CPC được Quốc hội Mỹ thông qua, chắc chắn Việt Nam sẽ chỉ còn nhận ra Hiệp định TPP như một ảo ảnh ở cuối đường chân trời.
* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.