Monday, February 22, 2016

Đường phố Việt Nam không an toàn cho người đi bộ

Thống kê của công an CSVN cho thấy, 152 người đi bộ bị xe đụng chết vì băng ngang qua đường, hoặc đi bộ trên lề đường ở Hà Nội và Sài Gòn trong năm 2015.
Ông Dao Vinh Thang, người đứng đầu công an giao thông tại Hà Nội cho biết, số người chết tại thành phố này vì đi bộ sai đường đã tăng lên 102 người trong năm rồi. Ông này cho rằng nhiều người không ý thức được sự nguy hiểm mỗi khi băng ngang, hoặc đi bộ dưới lòng đường. Còn theo giới chức CSVN tại Sài Gòn, một số người đi bộ còn trèo qua các con lươn giữa hai làn đường, thay vì băng qua đường ở nơi được ấn định.
Mới đây, nại lý do an toàn, công an Hà Nội đã phạt người đi bộ khoản tiền tương đương 3.20 Mỹ kim. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ qua, công an giao thông Hà Nội đã phạt 430 người đi bộ vi phạm luật an toàn giao thông. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, đường phố tại các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay quá chật chội, cùng với nạn bày bán tràn ra lề đường khiến người đi bộ không còn lối đi. Đó là chưa kể, người đi bộ đúng làn đường vẫn có thể gặp nạn. Kết quả cho thấy, hệ thống kiểm soát an toàn trên đường phố nằm ngoài tầm với của giới chức thẩm quyền Cộng sản Việt Nam.
 02/22/2016 - 15:06
Song Châu / SBTN

Du khách Australia nói bị bắt cóc hụt ở Tp. HCM

Jamal Idris (giữa) nói anh vừa trốn thoát một âm mưu bắt cóc khi đang đi du lịch ở TpHCM.
Jamal Idris (giữa) nói anh vừa trốn thoát một âm mưu bắt cóc khi đang đi du lịch ở TpHCM.
VOA-22.02.2016
Nhiều báo, đài của Australia trong hai ngày 21 và 22/2 đưa tin một cựu cầu thủ bóng bầu dục của nước này vừa trốn thoát một âm mưu bắt cóc khi đang đi du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Anh Jamal Idris, 25 tuổi, cựu cầu thủ từng chơi hơn 130 trận trong Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia Australia, hôm thứ Bảy kể lại anh bị lạc khỏi đoàn du khách và một nhóm người dữ dằn đã tấn công cũng như cố trấn lột tiền của anh. Sau đó anh đã đánh lại, trốn thoát, hết sức lo sợ và ngay lập tức liên lạc với gia đình, họ đã báo vụ việc cho chính quyền liên bang biết.
Mẹ của anh Idris cũng đã liên lạc với hãng du lịch, họ cho hay đã tìm được anh và xác nhận anh đã an toàn. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao và Thương mại nói các viên chức lãnh sự đã giúp đỡ một người đàn ông Úc ở Việt Nam.
Lãnh sự quán Australia đã khuyên anh Idris rời Việt Nam. Anh có kế hoạch ở Việt Nam 4 đến 5 tháng. Hiện chưa rõ anh có làm theo lời khuyên và rời Việt Nam ngay hay không.
Tin về vụ bắt cóc hụt này đã xuất hiện ít nhất trong 32 bài báo của nhiều đài, báo khác nhau ở Australia, kể cả báo Việt ngữ. Điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và du lịch của Việt Nam. Trong khi đó, không thấy các báo Việt Nam đưa tin về vụ này.
Báo chí Việt Nam đã nhiều lần đưa tin cho hay tình trạng du khách nước ngoài khi đến Việt Nam bị người địa phương đeo bám, chèo kéo mua hàng, bắt chẹt, trấn lột, móc túi đã diễn ra nhiều năm nay và thậm chí ngày càng trầm trọng hơn. Tình trạng này đã dẫn đến việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành một chỉ thị hồi tháng 9/2013 về “tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch”, tuy nhiên từ đó đến nay chưa có nhiều sự thay đổi.
Giữa năm 2015, Tp. HCM đã lập đường dây nóng để du khách, người dân cung cấp thông tin hoặc phản ảnh về những vụ việc gây phiền nhiều cho du khách. Nhưng khi phóng viên một báo lớn của Việt Nam gọi đến đường dây này 2 lần vào tháng 10/2015 để kiểm tra, đã không có người nhấc máy.
Theo Dailymail, The Guardian, Sydney Morning Herald.

Chém, chọi, cướp và thề.

02/22/2016 - 04:38 


Mỗi năm có ba chữ C to đùng vào những ngày tháng Giêng, khi người Việt vẫn mang nặng tâm lý là tháng ăn chơi, tháng lễ hội và cờ bạc mà trong những trò ăn chơi ấy lộ rõ tính cách người Việt, hay ít ra một bộ phận rất lớn người Việt một cách thảm hại.
Chém. Tại sao vẫn còn lễ tục dã man này trong xã hội văn minh khi nhà nước vẫn một hai cho rằng cả nước đang hòa mình vào thế giới phẳng, nơi mà cuộc sống của từng người bên này bán cầu cũng được nhín ngắm, sờ mó, thậm chí rình rập của người khác ở phía bên kia.
Chém lợn ở làng Ném Thượng năm nay xem ra thiếu ầm ỉ, đám rước ông “lợn” lèo tèo vài trăm người với hình bác to đùng đi trước. Vài người theo sau với lộng, cán, trống cùng với phướn và ông lợn nằm trên xe cây coi bộ buồn rầu ủ rũ lạ. Lễ hội chém lợn được đông đảo người trẻ tham gia, không biết nếu có dịp ra nước ngoài du học các em trả lời sao khi bạn bè ngoại quốc hỏi các em  nghĩ sao về hình ảnh dã man này?
Bên cạnh lễ hội phanh thây lợn của làng Ném Thượng Bắc Ninh thì người dân Đồ Sơn Hải Phòng lại có nguồn vui chọi trâu không kém phần dữ tợn. Con vật giúp người nông dân ngoài đồng, hiền lành chăm chỉ với công việc ngàn năm trên mảnh ruộng Việt Nam bị đem ra giết nhau với đồng loại. Biết ơn trâu cày người ta cho hai con chọi với nhau, kết quả cả hai lăn đùng ra chết!
Không biết cộng đồng nông nghiệp miền Bắc khi thấy người bạn cày của mình ngã xuống với sự hả hê gần như tàn bạo của con người thì những khán giả đa số là nông dân chung quanh sẽ nghĩ sao?
Chọi trâu không có ở miền nam vì trên những thửa ruộng cò bay thẳng cánh ấy hình như người nam bộ ý thức được rằng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, mặc dù đó chỉ là một con trâu, một sinh vật chỉ biết vẫy đuôi khi người ta vuốt ve nó. Trong cái vẫy đuôi ấy người miền nam lại thấy mối tương quan giữa người với trâu trong khi người miền bắc không thấy như thế.
Đó là trâu với người, còn người với người thì sao?
Họ không chém, không chọi nhưng họ cướp.
Chữ C, cướp, thứ ba hình thành từ vài năm gần đây khi các lễ hội giữa người với người rộ lên và người ta chăm chăm nhìn vào vật được tuyên truyển quảng bá là có sức mạnh thay đổi cuộc đời người cướp dược nó. Thứ nhất là “phết” và kế đó là “lộc” Hai vật vô tri bỗng dưng lấp lánh và linh thiêng như thánh, có khả năng làm hàng chục ngàn trai tráng nhào vào tranh cướp, đạp lên nhau không khoan nhượng, giật được nhưng không thể thoát ra khỏi cái đám đông cuồng si ấy….Phết, lộc sau đó không biết về tay ai nhưng bao năm qua không một cán bộ cao cấp nào công khai rằng mình cướp được nó, kể cả ông Bộ trưởng bộ Văn hóa thông tin du lịch, người cổ vũ cho những trò cướp giật này hàng năm để thu hút du lịch.
Hãy cùng báo chí quan sát lễ khai ấn năm nay sẽ thấy, sự nhếch nhác, vô trật tự, bất lực của cơ quan chức năng mặc dù đã gửi hàng ngàn cảnh sát cơ động và dân phòng tới giữ trật tự.
Ngay cổng vào đền, người có vé đại biểu, tức những quan chức có máu mặt, chen lấn vào cửa trước khi những người không phải là đại biểu tràn vào. Hàng ngàn đại biểu như thế nói lên điều gì? Họ tới nơi đây để tuyên dương nền văn hóa cổ của Việt Nam hay kéo nhau tới để hy vọng vào bổng lộc mà triều đình XII sẽ ban phát cho họ?
Thanh niên trai tráng đa số khỏe và lực lưỡng chừng như chỉ chờ hai ngày giật phết và cướp lộc để chứng tỏ cơ bắp của mình. Phía sau đó là ước muốn nóng rực một chức quan mà thánh thần sẽ ban cho không cần tài năng hay trí tuệ. Tâm lý nông nghiệp và lạc hậu này lại được chính nhà nước cổ vũ, tuyên truyền thì thật là lạ! Người thì bảo đó là kế sách ngu dân để trị, kẻ khác lại cho rằng văn hóa truyền thống cần được duy trì chẳng qua dân trí thấp nên nét đẹp của lễ hội bị biến tướng…
Ôi không lẽ tới thế kỷ 21 dân trí của nước ta mới thấp, còn những năm tháng trong chiến tranh trước đây lễ hội vẫn có vẫn đông sao không xảy ra những điều khó coi như vậy?
Hãy nhìn hàng ngàn đại biểu có vé vào cửa đền Trần hẵng nói. Đây là quan trí rõ ràng khi kéo nhau đi xin lộc cho ước muốn thăng quan tiến chức. Người dân chẳng qua là đám ăn theo, chút hy vọng cỏn con vì đã biết chốn ấy không thể là chỗ của mình.
Văn hóa lễ hội miền Bắc không kém và thấp lè tè như biểu hiện như chúng ta thấy bởi bên cạnh những buổi lễ đầy tính chất cướp biển ấy là một lễ hội mà không ông quan nào muốn tham gia như lễ hội đền Trần dù nó đậm chất nhân văn hơn bất cứ lễ hội nào, nó có cái tên rất đẹp: Lễ Minh thề.
Từ sau năm 2003 lễ hội này được phục dựng lại và mỗi năm vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch tại thôn Hoa Liễu xã Thuận Thiên huyện Kiến Thụy, Hải Phòng dân làng tập trung lại trong một không khí trang nghiêm và nhất cử nhất động đều theo đúng những gì mà cả làng đã làm từ nhiều chục năm về trước. Tâm điểm của lễ hội minh thề này là từ quan chí dân tham dự sẽ trực tiếp nói lên lời thề với đất trời tiên tổ những điều tốt nhắm tới xã hội, nhân quần và cho chính bản thân mình. Lời thề được đọc lên trước các anh linh và có nội dung như sau:
“Ai dùng của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ; ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử; làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt".
Sau khi nghe lời thề, người dân tham dự sẽ cùng hô to hai lần : “y như miệng thề” để tỏ quyết tâm giữ lời thề do bô lão đọc lên, và như vậy là gần như toàn cái thôn nhỏ bé ấy không chừa một ai. Lễ hội tuy có hình thức thần linh nhưng tính nhân văn của nó không thể bàn cãi nhiều hơn, nó nói lên mục đích làm cho guồng máy xã hội tiến dần tới đạo đức làm người và uốn nắn quan chức trở về với lương tâm và bổn phận.
Tiếc một điều từ khi lễ hội được phục dựng lại đôi khi quan chức có tới dự nhưng hầu hết với tư cách “tham quan, chứng kiến” không ai cùng hô to câu “y như miệng thề” như dân chúng trong vùng.
Báo chí cũng nói, năm nay lễ hội Minh thề tại Hải phòng vắng khách! Thật là một cái tựa nhiều ẩn dụ.
Quan chức không về và nhất là không dám mở miệng thề vì dù sao trong thâm tâm họ, trời đất thánh thần là có thật, việc tham ô nhũng lạm của họ cũng là có thật vì vậy nếu thần thánh thi hành lời thề thì mạng sống của họ sẽ ra sao?
Thay vì chạy tới Hải Phòng họ lái những chiếc công xa sang trọng trực chỉ thành phố Nam Định để tham gia việc khai ấn đển Trần. Trách họ làm chi, có trách là trách Đức Thánh Trần vì ngài không làm phép để kẻ nào bất chính bước vào đền của ngài sẽ thổ máu tươi mà chết trước khi cướp lộc.

Dân mất ruộng vì mỏ sắt

Theo vnexpress-23/2/2016 | 01:00 

Chỉ trong một năm khai thác, mỏ sắt ở xã Hướng Sơn (Hướng Hóa, Quảng Trị) làm sạt lở đất, bồi lấp 25 ha ruộng lúa, chưa kể doanh nghiệp khai thác đã rút hết máy móc nhưng chưa hoàn thổ, trồng cây.

dan-mat-ruong-vi-mo-sat
25 ha ruộng lúa ở xã Hướng Sơn bị cát bồi lấp, phải bỏ hoang do ảnh hưởng của khai thác quặng sắt ở thượng nguồn. Ảnh: Hoàng Táo
Đứng bên ruộng lúa nằm về thượng nguồn con suối Khe Lệt, anh Hồ Văn Sang (35 tuổi, trú thôn Làng Hồ, xã Hướng Sơn, Hướng Hóa) lòng đầy xót xa vì mặt ruộng chi chít đá sỏi, cát nên phải bỏ hoang.
Anh Sang cho hay, mùa mưa năm 2015, đá sỏi, cát hòa lẫn trong nước suối, kéo từ mỏ khai thác quặng sắt ở thượng nguồn đổ về, khiến nhiều tấm ruộng của bà con thôn Làng Hồ nằm bên con suối Khe Lệt vốn hiền hòa bị phủ lấp bởi cát sỏi.
“Ruộng này do cha tôi khai hoang năm 1982 để lại cho tôi. Mỗi năm thu hoạch 2 vụ cũng được một tấn lúa, cả nhà đủ ăn quanh năm”, anh Sang nói. Vụ mùa năm nay, bị bồi lấp hơn 0,5 ha ruộng lúa khiến anh Sang băn khoăn lo cái ăn cho vào dịp giáp hạt tháng 5 đến.
“Ruộng bị đá sỏi bồi lấp, không canh tác được đành để cỏ mọc mà chưa biết làm gì, trồng gì để bù đắp đây”, anh Sang chậc lưỡi.
dan-mat-ruong-vi-mo-sat-1
Với những tấm ruộng bị bồi lấp nhẹ, người dân mất cả tuần lễ để xúc cát khỏi mặt ruộng mới có thể tiếp tục canh tác. Ảnh: Hoàng Táo
Tương tự, ruộng của ông Hồ Văn Hiền (60 tuổi) trú cùng thôn cũng bị cát sỏi do mỏ khai thác quặng sắt bồi lấp. Ông Hiền cho biết ruộng này ông tự khai hoang hơn 30 năm trước, "là cái ăn của cả gia đình".
Một số hộ dân khác ở thôn Làng Hồ cũng bị bồi lấp ruộng, nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Vào đầu vụ, những hộ này mất gần một tuần để xúc toàn bộ lớp cát phủ lấp mặt ruộng mới có thể tiếp tục canh tác.
Về tình trạng mặt ruộng bị cát, đá sỏi phủ lấp khiến không canh tác được, ông Hồ Văn Tà, Phó chủ tịch UBND xã Hướng Sơn cho hay, nguyên nhân là mỏ khai thác quặng sắt của Công ty cổ phần công nghiệp thương mại và dịch vụ Hoành Sơn ở đầu nguồn gây nên.
Ông Tà thông tin doanh nghiệp này vào địa phương từ năm 2012 nhưng mất 3 năm để mở đường, chặt cây, san ủi mặt bằng và mới khai thác mỏ quặng sắt trong năm 2015. Dù chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng việc khai thác mỏ ở khu vực núi cao, đầu nguồn nước ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Ngoài việc bồi lấp ruộng, cát sỏi kéo về còn khiến lòng suối Khe Lệt bị cạn, gây nguy cơ thiếu nước hiện hữu ngay trước mùa khô năm 2016.
“Doanh nghiệp này chặt cây rừng, cộng với múc đất nên mưa lũ làm đất cát tràn về ruộng của người dân”, ông Tà nói. Việc chặt cây khiến một mảng đất lớn rộng cả trăm mét ở khu mỏ bị sạt lở. Tại hiện trường, do chưa hoàn thổ nên mặt đất bị đào xới thành nhiều hố nham nhở.
Theo thống kê của huyện Hướng Hóa, có tất cả 25 ha ruộng bị bồi lấp, phải bỏ hoang. Kết thúc khai thác thăm dò vào cuối năm 2015, doanh nghiệp này đưa hết máy móc ra khỏi công trường nhưng vẫn chưa hoàn thổ, trồng lại cây rừng như cam kết ban đầu.
dan-mat-ruong-vi-mo-sat-2
Ruộng bị bồi lấp khiến nhiều người dân lo đói giáp hạt vào tháng 5 tới. Ảnh: Hoàng Táo
“Việc vận chuyển quặng sắt cũng khiến một đoạn đường vào xã Hướng Sơn hư hỏng nặng, khiến huyện chi tiền sửa chữa gần 500 triệu đồng”, ông Hồ Văn Vinh, Phó chủ tịch huyện Hướng Hóa nói.
Vị Phó chủ tịch huyện còn nhận định “việc không san lấp lại vị trí khai thác gây tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho con người và vật nuôi khi đi qua khu vực này, doanh nghiệp này còn chặt bỏ một số cây ngoài khu vực cấp phép nhưng không trồng lại gây sói mòn, sạt lở nghiêm trọng”.
Huyện Hướng Hóa có văn bản yêu cầu công ty này thực hiện đúng cam kết như trong hồ sơ xin cấp phép khai thác nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Trước việc công ty Hoành Sơn đề nghị được tiếp tục cấp phép khai thác quặng sắt tại đây, ông Vinh bày tỏ hoàn toàn phản đối vì việc khai thác ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cuộc sống người dân.
Trong khi đó, anh Sang và những người dân có ruộng bị bồi lấp chỉ mong muốn doanh nghiệp này "trả lại ruộng cho bà con có cái ăn lâu dài, chứ không cần hỗ trợ hay đền bù".
Hoàng Táo

Dân Trung Quốc ồ ạt chuyển tiền ra nước ngoài

Tại những nơi như New York, Miami và London, các nhà đầu tư Trung Quốc đang chế ngự thị trường đất đai và cao ốc, nhất là trong khu vực sang trọng.
Tại những nơi như New York, Miami và London, các nhà đầu tư Trung Quốc đang chế ngự thị trường đất đai và cao ốc, nhất là trong khu vực sang trọng.
VOA-22.02.2016
Dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài với mức cao kỷ lục trong lúc nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Theo tường thuật của thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA tại Hồng Kông, xu thế này làm giá nhà đất tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới, gây ra nhiều mối quan tâm.
Tại những nơi như New York, Miami và London, các nhà đầu tư Trung Quốc đang chế ngự thị trường đất đai và cao ốc, nhất là trong khu vực sang trọng.
Ông Sam Chandan, giáo sư Trường Wharton của Đại học Pennsylvania, nhận xét như sau.
"Các nhà đầu tư Trung Quốc là những người mới vào cuộc, nhưng họ đã nhanh chóng trở thành tác nhân nắm vai trò chế ngự tại những thị trường quan trọng đó. Chúng tôi có những thí dụ rất rõ ràng về việc này. Tại một thị trường như Thành phố New York, vụ mua khách sạn lớn nhất  trong lịch sử nước Mỹ là do một công ty bảo hiểm nhân thọ của Trung Quốc thực hiện."
Tiền bạc ồ ạt đổ ra nước ngoài đã gây ra những mối lo ngại cho chính phủ Trung Quốc và họ đã bắt đầu thực hiện một cuộc trấn áp có thể gây cản trở cho những hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Trung Quốc cho biết họ sẽ áp dụng một hệ thống để giám sát những vụ giao dịch ngoại hối tại các ngân hàng và những ai muốn mua ngoại tệ cao hơn mức tối đa là 50.000 đô la mỗi năm sẽ bị ghi tên vào danh sách theo dõi.
Một trở ngại khác có thể là sự dao động mạnh hồi gần đây trên thị trường chứng khoán, làm cho những người muốn mua nhà đất ở nước ngoài không có đủ hiện kim
Ông Terrence Oved, một luật sư của công ty địa ốc Oved & Oved LLP, cho biết như sau.
"Đối với nhiều nhà đầu tư Trung Quốc, sự dao động của thị trường chứng khoán và áp lực giảm giá đã triệt tiêu những khoản tiền dư dôi trên giấy tờ của nhiều người Trung Quốc đầu tư ở nước ngoài, những khoản tiền trước đây đã cho phép họ đua nhau mua nhà cửa đất đai ở New York, Miami và những nơi khác ở nước Mỹ."
Ông Oved cho biết nhiều người Trung Quốc đang có thái độ chờ xem.
Một số ngân hàng lớn cũng có thái độ dè dặt hơn về các nhà đầu tư Trung Quốc. Đại ngân hàng HSBC hồi tháng trước loan báo họ sẽ không cung cấp những khoản tín dụng địa ốc cho một số người Trung Quốc. Tổ chức cho vay lớn nhất Âu châu này không nói rõ những khách hàng nào của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi những qui định mới.
Nhưng trong lúc HSBC bắt đầu áp dụng những qui định mới, có thể làm cho những vụ mua bán nhà đất bị giới hạn, những ngân hàng khác đã nhanh chóng nhảy vào thế chỗ.
Ngân hàng Hoàng gia Canada (Royal Bank of Canada) cho biết họ sẽ nới lỏng mức trần của những khoản tín dụng địa ốc cho những người không có thành tích tín dụng ở Canada.
Tại Mỹ, một số người Trung Quốc đang đầu tư vào các dự án nhà đất để hội đủ điều kiện tham gia chương trình visa EB-5, là chương trình cấp qui chế thường trú nhân cho người nước ngoài đầu tư vào các dự án tạo ra ít nhất 10 công ăn việc làm cho người Mỹ. Những người Trung Quốc mua nhà ở nước ngoài cũng bị lôi cuốn bởi sự ổn định kinh tế, giáo dục và thể chế pháp trị của các thị trường Hoa Kỳ và Âu châu.
Ông Spencer Levy, giám đốc phòng nghiên cứu Mỹ châu của công ty địa ốc CBRE, cho biết ông dự kiến mức cầu của người nước ngoài đối với thị trường nhà đất ở Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng.
"Một khi chúng ta vượt qua tình trạng dao động mà chúng ta đang chứng kiến trên thị trường hôm nay, tôi nghĩ rằng mức cầu sẽ gia tăng. Tôi nghĩ rằng những cơ hội đầu tư mà người Trung Quốc nhìn thấy ở Mỹ và những nước khác sẽ rất mạnh mẽ."
Ông Levy cho rằng người Trung Quốc sẽ tiếp tục mua nhà cửa ở Mỹ vì thị trường địa ốc và nền kinh tế nói chung của Mỹ tiếp tục vững mạnh. Trước đây, những người Trung Quốc thường tập trung vào các thị trường lớn như New York và San Francisco, nhưng bây giờ số người muốn đầu tư vào các thị trường hạng hai, như Houston, đã bắt đầu gia tăng.

Indonesia đánh chìm tàu cá Việt Nam

Một chiếc thuyền đánh cá nước ngoài bị tịch thu vì đánh cá bất hợp pháp bị Hải quân Indonesia cho nổ tung ngoài khơi Đảo Lemukutan, ngày 18/8/2015.
Một chiếc thuyền đánh cá nước ngoài bị tịch thu vì đánh cá bất hợp pháp bị Hải quân Indonesia cho nổ tung ngoài khơi Đảo Lemukutan, ngày 18/8/2015.
VOA-22.02.2016
27 tàu nước ngoài, trong đó có tàu của Việt Nam, đã bị đánh chìm, trong khi đảo quốc lớn nhất thế giới này tăng cường nỗ lực ngăn chặn nạn đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của nước mình.
Theo thông báo của Bộ trưởng Thủy sản Susi Pudjiastuti, những chiếc tàu rỗng của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Myanmar đã bị làm cho nổ tung hoặc bị đánh chìm tại 5 địa điểm riêng rẽ khắp Indonesia.
Tất cả các tàu này đều bị thu giữ vì đánh bắt cá trái phép tại đảo quốc gồm hơn 17 nghìn hòn đảo này.
4 tàu của Indonesia cũng bị đánh đắm sau khi bị phát hiện đánh bắt cá trái phép mà không có giấy tờ hợp lệ.
Các tàu thuyền bị đánh đắm có thể trở thành rặng san hô nhân tạo cho cá.
Trước đó, Indonesia đã nhiều lần tiến hành cho nổ tung hoặc đánh chìm các tàu bị giữ vì đánh bắt hải sản trái phép.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng những hành động trái phép này đã khiến nền kinh tế của nước ông thiệt hại hàng tỷ đôla mỗi năm.
Tuy nhiên, chiến dịch này đã gây căng thẳng với các nước khác trong khu vực.
Năm ngoái, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại sau khi một tàu cá của Trung Quốc bị làm cho nổ tung.
Kể từ năm 2014, Indonesia từng bắt giữ và đánh chìm nhiều tàu đánh cá của Việt Nam.

Báo chí Việt Nam từng dẫn lời phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam đã “tiếp xúc nghiêm túc với phía Indonesia về việc này và yêu cầu Indonesia khi xử lý các ngư dân nước ngoài vi phạm lãnh hải của Indonesia phải tuân thủ luật pháp quốc tế và trên tinh thần đối xử nhân đạo với các ngư dân, cũng như quan hệ giữa Indonesia với các quốc gia khác”.

Theo AFP, Tasnim, The Daily Star

Mỹ kêu gọi Úc điều tàu vào Biển Đông, thực thi quyền tự do hàng hải

Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ, Phó Đô Đốc Joseph Aucoin.
Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ, Phó Đô Đốc Joseph Aucoin.
Theo Reuters, Abc.net,VOA-22.02.2016
Một giới chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ hôm nay kêu gọi Australia hãy tiếp bước với Hoa Kỳ để tiến hành những hoạt động hải quân nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải bên trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo đang trong vòng tranh chấp trong Biển Đông.
Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ Phó Đô Đốc Joseph Aucoin hiện đang thăm Australia để tham gia các cuộc họp cấp cao với giới lãnh đạo quốc phòng Úc. Đứng đầu trong nghị trình thảo luận là những quan tâm đang gia tăng về hành động bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Phát biểu với các nhà báo ở thành phố Sydney, Phó Đô Đốc Aucoin nói việc Australia và các nước khác điều tàu chiến tuần tra các vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo đang tranh chấp ‘sẽ phục vụ các lợi ích tốt nhất của khu vực’.
Reuters đề cập tới việc Hoa Kỳ đã hai lần điều tàu hải quân tới tuần tra các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tháng 10 năm 2015.
Phó Đô Đốc Aucoin nhấn mạnh Mỹ “sẽ không thay đổi những gì đang làm và sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra như vậy trong nhiều thập niên tới”. Tuy nhiên phó Đô đốc Aucoin nói thêm rằng các chiến dịch khẳng định quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ không nhằm gây hấn và cũng không phải là hành động đối đầu Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh rằng “điều mà chúng tôi muốn bảo đảm ở đây là chúng tôi có quyền thực thi quyền tự do hàng hải theo luật biển quốc tế.” Ông nói đây không phải là một hành động khiêu khích, mà Mỹ muốn bảo đảm rằng “tất cả các nước, bất kể lớn nhỏ hay sức mạnh quân sự ra sao, đều có quyền theo đuổi các lợi ích của mình dựa trên công ước quốc tế về luật biển, mà không bị đe doạ”.
Tuần trước, người phát ngôn về quốc phòng của phe đối lập Australia, ông Stephen Conroy cũng kêu gọi Hải quân Hoàng giao Australia thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông bằng cách đưa tàu vào phạm vi 12 hải lý của các đảo trong vòng tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne không bình luận công khai về những hoạt động của lực lượng quốc phòng Úc, nhưng bà nói rằng Australia ủng hộ quyền tự do hàng hải của tất cả các nước.

Trung Quốc tảng lờ phản đối của Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Bắc Kinh tảng lờ các lời phản đối chính thức của Hà Nội dù là công hàm gửi tới Bắc Kinh hay tại Liên Hiệp Quốc mà cả hai đều là thành viên.

Các vị trí của hai giàn hỏa tiễn phòng không HQ-9 mà Trung Quốc mới mang tới đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. (Hình: ISI)

Ngày Thứ Sáu, 19 Tháng Hai, vừa qua, Hà Nội đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc và tổ chức Liên Hiệp Quốc phản đối việc Bắc Kinh đem hỏa tiễn phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm và xây dựng bãi đáp trực thăng trên đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.

“Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó,” trang mạng của Bộ Ngoại Giao Việt Nam dẫn lại lời phát ngôn viên Lê Hải Bình của bộ này, và được nhiều báo mạng lập lại.

Cũng như những lần phản đối trước đây của Hà Nội liên quan đến các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông hoặc các trò cướp phá hoặc đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, Bắc Kinh luôn luôn tảng lờ hoặc chỉ trả lời chung chung qua các kênh truyền thông của họ.

Ngày 16 Tháng Giêng, giàn khoan Hải Dương 981 của công ty khai thác dầu khí trên biển của Trung Quốc (CNOOC) được đưa đến vị trí cách đường trung tuyến giả định (giữa hai đường cơ sở Việt Nam-Trung Quốc) khoảng 21 hải lý về hướng Đông.

Ngày 18 Tháng Giêng, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí nêu trên. Hà Nội lập luận rằng đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này. Đồng thời, Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan,” báo chí tại Việt Nam thuật lời ông Lê Hải Bình nói như thế và người ta không hề thấy phản ứng nào của Bắc Kinh ngoài sự tảng lờ.

Trên các trang mạng của Trung Quốc từ chính thức như Tân Hoa Xã, Nhân Dân Nhật Báo đến bán chính thức như Hoàn Cầu Thời Báo, người ta thấy các cơ quan tuyên truyền này của Bắc Kinh chỉ phản ứng dư luận quốc tế. Các bài bình luận của họ cũng chỉ nhắm đả kích Mỹ, đe dọa Mỹ mà không thèm để ý gì tới phản ứng Hà Nội.

Ngày 17 Tháng Hai, đài truyền hình Fox của Mỹ loan tin các không ảnh mới nhất do tổ chức dữ liệu vệ tinh Imagesat International (ISI) cung cấp cho thấy Bắc Kinh mới đem bố trí hai giàn hỏa tiễn tối tân HQ-9 trên phần bãi biển mới bồi đắp thêm trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa. Chúng đe dọa sự an toàn của tất cả các phi cơ dân sự cũng như quân sự trong phạm vi 200km quanh đảo này.

Sau đó, còn có tin Trung Quốc bồi đắp, cơi nới một số đảo của quần đảo Hoàng Sa gồm cả Phú Lâm, Quang Hòa, đảo Bắc. Các căn cứ trực thăng còn được nhìn thấy đã xây dựng hoặc đang hoàn thành ở những đảo này.

“Người Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo,” ông John Kirby, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ, nói trong cuộc họp báo tại Washington, DC, hôm Thứ Sáu. “Chúng tôi thấy không có dấu hiệu gì cho thấy (Bắc Kinh) dừng các nỗ lực quân sự hóa...”

Ông Kirby ám chỉ tới lời tuyên bố của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc họp với Tổng Thống Obama ở Tòa Bạch Ốc hồi Tháng Chín năm ngoái là Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa khu vực họ chiếm cứ (bất hợp pháp) trên Biển Đông.

Phản ứng lại sự lên án của Washington, Bắc Kinh lại chỉ phân bua rằng họ đã mang võ khí tới đảo Phú Lâm từ lâu nên việc họ có mang hỏa tiễn phòng không HQ-9 cũng chẳng có gì là lạ, và nhất là đó lại là một phần lãnh thổ của họ (dù đi cướp).

Không những vậy, Bắc Kinh còn đổ vấy lên rằng việc Mỹ cho tàu chiến và máy bay đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo ở Trường Sa và đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa bên cạnh việc tập trận chung với một số nước khu vực “mới chính là quân sự hóa” và “gây mất ổn định.”

Cùng ngày Thứ Sáu, 19 Tháng Hai, tờ Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan thông tin tuyên truyền chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc) có bài bình luận hô hào “sẵn sàng đâm vào tàu chiến Mỹ” khi các tàu này đến gần các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, họ còn đe dọa là lực lượng của họ ở Hoàng Sa sẵn sàng nổ súng.


Không thấy Bắc Kinh có lời nào đối đáp với Hà Nội trên mặt truyền thông. (TN)

02-21-2016 4:21:45 PM 

Lễ hội tại Việt Nam ngày càng u mê, xô bồ và man rợ

HÀ NỘI (NV) - Những gì vừa xảy ra tại Hội Phết Hiền Quan (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) khiến nhiều người khuyến cáo phải xem lại các lễ hội trong Tháng Giêng Âm Lịch, đặc biệt là ở miền Bắc. 

Tranh cướp phết trong Hội Phết Hiền Quan. (Hình: Tuổi Trẻ)

Phết là một quả cầu được làm từ gốc tre. Vì phết được xem là vật đem lại may mắn nên Hội Phết là dịp mà những người dự hội giành với nhau để đoạt cho bằng được.

Trong Tháng Giêng Âm Lịch, tại miền Bắc Việt Nam có hai nơi tổ chức Hội Phết là Bản Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (mùng 7 Tháng Giêng Âm Lịch) và xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ (12 và 13 Tháng Giêng Âm Lịch).

Năm nào các Hội Phết cũng hỗn loạn và năm nay, mức độ hỗn loạn ở Hội Phết Hiền Quan khiến nhiều người, kể cả dân chúng ở đây kinh hoàng. Thanh niên ở xã Hiền Quan chia làm nhiều nhóm, lao vào tấn công nhau bằng cả tay chân, lẫn gậy gộc. Một số kẻ chạy trên đầu đám đông để giành cho bằng được “may mắn.” Cho đến nay, chưa có thống kê chính thức về số người bị thương nhưng báo chí Việt Nam khẳng định là rất nhiều.

Trong khoảng hai thập niên vừa qua, Tháng Giêng Âm Lịch - tháng của lễ hội dân gian - là thời điểm mà miền Bắc Việt Nam trở thành hỗn loạn vì rác rưởi của những đoàn người từ khắp nơi đổ về dự hội xả ra, vì trộm cắp, cướp giựt, lừa đảo. Đặc biệt là vì sự ái ngại khi càng ngày càng nhiều người nhận ra, các “lệ hội dân gian” đã trở thành dịp cho thấy sự u mê, man rợ trong đám đông càng ngày càng lớn.

Dù có nhiều khuyến cáo về tác hại nhưng năm nay, lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, vẫn được tổ chức. Hàng ngàn con người tiếp tục háo hức chờ đợi hai người đàn ông dùng dao bén chặt đứt cổ hai con heo sống rồi lao vào chấm máu tươi bôi lên mặt, lên người hoặc dùng các vật dụng khác để thấm máu rồi giữ lại để cầu may.

Một trong những nạn nhân. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hồi cuối Tháng Giêng vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tái khẳng định sẽ không in và phát hành các loại tiền có mệnh giá 500 đồng, 1000 đồng và 2000 đồng để phục vụ dịp Tết Bính Thân.

Trong khoảng hai thập niên vừa qua, tại miền Bắc Việt Nam có một phong trào, đó là đổi tiền lẻ để rải khắp các đình, đền, chùa, miếu cầu may. Tuy phong trào này chỉ phổ biến ở miền Bắc nhưng vì nhu cầu “hối lộ thần thánh” quá lớn, mỗi năm, ngân hàng phải chi hàng trăm tỷ đồng để in tiền lẻ. Sau đó phải chi thêm cả tỷ đồng nữa để kiểm, đếm, gom mớ tiền lẻ khổng lồ đó đem cất vào kho, ít năm sau phải tổ chức hủy vì tiền lẻ không có chỗ trong sinh hoạt hàng ngày.

Vào thời điểm vừa kể, một phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam khẳng định, nếu in tiền lẻ chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu “hối lộ thần thánh” trong dịp Tết thì đó rõ ràng là một sự lãng phí không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, từ Tết đến nay, các đình, đền, chùa, miếu ở miền Bắc Việt Nam vẫn ngập tiền lẻ. Báo chí Việt Nam kể rằng, hôm 17 Tháng Hai (mùng 10 Tháng Giêng Âm Lịch), ngày đầu tiên của Lễ Hội Yên Tử (diễn ra trên núi Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), tuy ban tổ chức kêu gọi khản giọng qua loa rằng đừng thắp quá nhiều nhang vì khói sẽ làm người khác ngộp, đừng dùng tiền chà xát vào chùa Đồng nhưng khu vực Yên Tử vẫn mù mịt khói và đám đông vẫn xô đẩy nhau để lấn tới, dùng đủ thứ mài vào chùa Đồng để lấy hên, trong đó có không ít kẻ là viên chức, đeo phù hiệu “khách mời.” Dù cấu trúc của chùa Đồng rất khít song đa số khách hành hương vẫn tìm đủ cách nhét tiền... lẻ vào các khe để “hối lộ thần thánh...”

Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 8,000 lễ hội dân gian. Khoảng hai phần ba diễn ra trong Tháng Giêng Âm Lịch và chủ yếu là ở miền Bắc Việt Nam.

Cuối năm ngoái, Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch xác nhận, nhiều lễ hội không còn phù hợp, có biểu hiện lợi dụng lễ hội để trục lợi. Một số lễ hội có biểu hiện mê tín, bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác,... cần hạn chế và chấn chỉnh.

Chưa rõ chính quyền sẽ “chấn chỉnh” thế nào nhưng nhiều người khẳng định, sở dĩ các lễ hội tại Việt Nam càng ngày càng u mê, xô bồ và man rợ vì những viên chức Việt Nam dẫn đầu trong việc cầu may ở mọi nơi, đồng thời cố tình tạo “nét riêng” nhằm tăng “tính hấp dẫn” để thu hút thiên hạ đến dự hội, mở rộng cơ hội tìm thêm nguồn thu. (G.Đ.)

02-21-2016 3:31:13 PM 

Năm năm tới, Việt Nam chỉ có thể vay được nửa tiền ODA

HÀ NỘI (NV) - Trong năm năm, từ 2016 đến 2020, Việt Nam cần vay khoảng $40 tỷ từ ODA nhưng có thể chỉ nhận được khoảng $25 tỷ.


Dự án giao thông đô thị Hà Nội đứng đầu danh sách đen 2015 của WB. (Hình: TBKTSG)

Đó là nội dung chính trong “Đề án định hướng thu hút, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2016-2020” mà Việt Nam vừa phê duyệt.

Theo đề án vừa kể thì từ nay đến 2020, Việt Nam cần khoảng $40 tỷ để đầu tư cho giao thông vận tải, phát triển đô thị, nông nghiệp, phát triển nông thôn, môi trường, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ nhưng dựa trên mức độ thực hiện các chương trình và dự án đã ký, tổng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi dự kiến sẽ được giải ngân thì Việt Nam chỉ có thể nhận được khoảng $25 tỷ, tương đương 55% vốn huy động từ bên ngoài để đầu tư cho phát triển.

Đề án nêu trên xác định, do Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình, chính sách về ODA và cho vay ưu đãi của các giới tài trợ ngoại quốc đối với Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, sẽ chuyển đổi từ viện trợ phát triển sang đối tác nên Việt Nam phải “dựa vào sức mình là chính.”

Theo tính toán của Bộ Tài Chính Việt Nam, trong năm năm vừa qua, từ 2011 đến 2015, tổng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi mà Việt Nam đã ký kết vào khoảng $27.7 tỷ.

Tuy nhiên, năm 2014, khi công bố “Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014,” chủ tịch Quốc Hội cho biết, vốn mà các quốc gia khác đồng ý cho vay không thiếu nhưng việc soạn thảo các dự án quá chậm, quá kém, tính khả thi không cao nên phía cho vay không đưa tiền.

Giai đoạn từ 2006-2010, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng ý cho Việt Nam vay $31.7 tỷ, nhưng cuối cùng chỉ giải ngân được $13.8 tỷ. Còn giai đoạn từ 2011-2013, vốn ODA theo cam kết cho vay là $20.8 tỷ, nhưng chỉ giải ngân được $11.7 tỷ.

Đầu năm ngoái, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố danh sách đen (black list) liệt kê các dự án ODA tại Việt Nam đã vay tiền của WB để thực hiện nhưng không đạt yêu cầu của WB. Trong danh sách vừa kể có tám dự án đã được đưa vào danh sách đen nhiều năm nhưng vẫn chưa hoàn tất, tỉ lệ giải ngân thấp.

Dẫn đầu là dự án giao thông đô thị thành phố Hà Nội, nằm trong danh sách đen đã 60 tháng, thời gian thực hiện dự án đã bảy năm nhưng tỉ lệ giải ngân chỉ mới 30%. Kế đó là các dự án hiện đại hóa quản lý thuế, phát triển năng lượng tái tạo, hệ thống hiện đại hóa khu vực tài chính và quản lý thông tin, Đại Học Việt Đức, hỗ trợ quản lý rác thải, quản lý rác thải công nghiệp, và hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án.

Lúc đó, ông Keiko Sato, người phụ trách bộ phận quản lý danh mục đầu tư và thực hiện dự án của WB, cho biết, các dự án ODA trong danh sách đen của WB có nhiều nhược điểm giống nhau, chẳng hạn khởi động khi báo cáo khả thi chưa xong, việc thu hồi đất chưa sẵn sàng, thiếu sự đồng bộ về thiết kế và dự kiến kết quả, vốn đối ứng (vốn do Việt Nam bỏ ra) thiếu hoặc chậm trễ, thiếu rõ ràng về thẩm quyền nên việc ra các quyết định cần thiết khi dự án có vấn đề trở thành chậm chạp.

Theo ông Sato, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Phi, Việt Nam là khách hàng lớn thứ tư của WB. Tính đến năm 2015, WB cho vay để thực hiện 52 dự án ODA tại Việt Nam, với tổng vốn cam kết cho vay khoảng $9.7 tỷ. Tuy nhiên, tỉ lệ giải ngân chỉ chừng 18.6%.

Ngoài tám dự án trong danh sách đen, trong 52 dự án ODA tại Việt Nam được WB tài trợ có tới 15.3% thuộc loại rủi ro cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, điểm yếu nhất khiến tham nhũng tại Việt Nam trở thành nghiêm trọng và nan giải là lề lối quản lý những dự án sử dụng vốn ODA.

Trong ba thập niên qua, Việt Nam nhận được các cam kết tài trợ trị giá khoảng $80 tỷ. Phần lớn nguồn tiền khổng lồ này được phân bổ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế như phi trường, cảng biển, đường xá... nhưng những biểu hiện gian lận, tham nhũng tại các dự án đó khiến giới tài trợ e ngại. (G.Đ.)

02-21-2016 3:57:48 PM 

‘Làm luật’ với dân: Vì sao Bộ Công An thất bại có hệ thống?

Theo Người Việt-02-21- 2016 5:35:42 PM 
Phạm Chí Dũng
“Chết cho tàn cuộc nhậu bọn nó!”

Chẳng biết từ bao giờ, cảnh sát giao thông bị xem là hung thần đối với người đi đường. Rất nhiều người dân nói tuột: Ra ngoài đường bây giờ sợ nhất là cướp, thứ đến là công an. Nhưng những người khác còn đội mối nguy hiểm công an lên đầu bảng. Chỉ nội việc phải căng mắt để tìm cảnh sát giao thông “núp lùm” đã khiến người đi đường bị phân tâm cao độ, có thể dẫn đến những vụ tai nạn chết không thể nhắm mắt.

Trong khi quốc nạn về ăn hối lộ của cảnh sát giao thông vẫn chưa hề được xử lý thích đáng, cơ chế Bộ Công An cho phép lực lượng này được trưng dụng tài sản, xe cộ của người đi đường chắc chắn sẽ khiến “một bộ phận không nhỏ” trong lực lượng này lạm dụng và lợi dụng để tác oai tác quái, kể cả chiếm đoạt tài sản của người dân.
Trong thực tế, không ít lần người dân đã chứng kiến một số nhân viên cảnh sát giao thông và cả cảnh sát cơ động rượt đuổi người đi đường, sau đó “bốc” phương tiện đi lại của người dân mà không có biên bản giấy tờ gì. Có những nhân viên cảnh sát còn trấn lột phương tiện đi lại của người dân...

Vào những ngày Tết Nguyên Đán 2016, người dân lại phải chứng kiến nhan nhản cảnh sát giao thông núp trong những xó xỉnh tối mò ở Sài Gòn để “kiếm ăn.” “Chết cho tàn cuộc nhậu bọn nó!” - một người chạy xem ôm uất nghẹn. Cảnh những “bò vàng” đứng đường thập thò nơi tối tăm cứ diễn đi diễn lại từ Tết năm này sang Tết năm khác, nhưng Bộ Công An vẫn như không thấy, không nghe và cũng chẳng biết, dù đã quá nhiều lần hứa hẹn trước Quốc Hội và báo chí về “sẽ làm trong sạch hóa đội ngũ cảnh sát giao thông.”

“Núp lùm” bể mánh

“Phải thế chứ! Đâu còn thời buổi công an muốn thu gì thì thu, muốn làm gì thì làm!” - một tài xế taxi Sài Gòn và cũng là nạn nhân của vô số vụ “núp lùm” thở ra khoái trá.

Còn một thày giáo dạy sử thì văn hơn: “Năm bảy lăm triệu người vui cũng triệu người buồn. Nhưng cái thứ thông tư trấn lột bị thiên hạ la ó ấy thì chỉ có một nhúm kẻ buồn thôi, chứ cả chục triệu người đi đường được thoát nạn đầu gấu.”

Trước và sau Tết Nguyên Đán 2016, một lần nữa Bộ Công An lại phải gánh thất bại nặng nề trong cung cách “làm luật.” Thông tư về “Cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản của dân” đã gặp phải cơn sóng phản ứng quá rộng và quá bức xúc, không chỉ từ người dân, giới phản biện độc lập và mạng xã hội, mà ngay cả giới báo chí nhà nước vốn quen thúc thủ cũng phải kêu trời.

Sau vài lần “thanh minh” mà thực chất là bao biện, một quan chức có trách nhiệm của Bộ Công An đã phải chính thức thừa nhận việc cảnh sát giao thông chỉ được trưng dụng tài sản người dân khi có quyết định của bộ trưởng công an.

Tuyệt đối không phải một cấp nào khác.

Với thuộc tính “công an trị,” lâu nay các cục “làm luật” của Bộ Công An vẫn mang nặng thói quen dự thảo và ban hành những văn bản có tác động rộng và mạnh đến xã hội mà không cần biết đến phản ứng của người dân. Chỉ từ năm 2013 đến nay, khi xã hội dân sự ở Việt Nam dần phát triển và làn sóng phản biện cũng dần dâng cao, một số văn bản của Bộ Công An mới vấp phải thất bại cay đắng.

Cái chết của dự luật “tự chết”

Hãy nhìn lại để chứng quả. Vào Tháng Chín, 2015, sau hơn một năm căng thẳng tranh cãi về việc có cần thiết hay không khi đưa “quyền điều tra của công an xã” vào dự án luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Bộ Công An - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật này - đã phải lui vào bóng tối.

Bởi ngay sau khi dự luật trên được công bố, một bất ngờ đã xảy đến với Bộ Công An: Dư luận xã hội, báo chí nhà nước và ngay cả giới luật sư Việt Nam đồng loạt lên tiếng phản ứng mạnh mẽ.

Một khi phong trào phản biện xã hội sôi trào ở Việt Nam, không phải ngành công an, tòa án hay viện kiểm sát, mà chính dư luận đã phát giác ra hàng trăm vụ “tự chết,” “tự treo cổ”... trong đồn công an, với tỉ lệ đa số thuộc về phần hành của giới công an xã. Nạn bạo hành, bắt người tùy tiện, tra tấn, ép cung, điều tra trái luật... biến tấu nhan nhản cùng tàn nhẫn ở rất nhiều địa phương.

Vụ năm điều tra viên thuộc công an thành phố Tuy Hòa dùng nhục hình gây ra cái chết của ông Ngô Thanh Kiều là một bằng chứng quá bản chất về “biện pháp nghiệp vụ” - thủ pháp vẫn thường trưng ra để bao biện và cả ngụy biện - của ngành công an Việt Nam.

Nếu ngay cả công an cấp quận huyện và thành phố loại 2,3 còn không thuần thục về nghiệp vụ điều tra, một số công an phường xã hoàn toàn có triển vọng trở thành lớp kiêu binh “đánh người thiếu chuyên nghiệp” mà sẽ tiếp biến hàng loạt vụ “tự chết” của dân.

Nhân tất có quả. Không chỉ tham nhũng, mà đã từ lâu thói công an trị trở thành mầm mống cùng triệu chứng “tự chết” cho chế độ. Nếu trước đây chính phủ và giới đảng trị đã thường bịt mắt che tai trước những cỗ quan tài được người dân kéo lê phản đối ở những đường phố như Vĩnh Yên, vài năm gần đây hình như một số quan chức cao cấp đã bắt đầu ý thức rằng nếu không thể làm giảm bớt đôi chút thực tồn quá khốn quẫn ấy, “tự sát chính trị” sẽ là hậu quả tất yếu mà dân chúng dành cho những kẻ cầm quyền.

Tháng Tám, 2015, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam đã phải gần như chính thức quay lưng với thứ quyền điều tra của công an xã không biết sẽ để lại hậu quả ghê gớm đến thế nào nếu được luật hóa.

Hết thời độc chiều

Tháng Tám, 2014, Bộ Công An suýt chút nữa đã thành công bằng văn bản có tên gọi “Thông tư 28,” cho phép điều tra viên được ghi âm, ghi hình luật sư. Ngay sau khi dự thảo của thông tư này được công bố, Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam và báo giới đã phản ứng quyết liệt, nêu ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy hành vi ghi âm, ghi hình như thế là một cách đắc dụng nhằm xâm phạm quyền hành nghề của luật sư, mà thực chất là vi phạm nhân quyền. Cuối cùng, Bộ Công An đã phải ban hành quyết định hủy bỏ hành vi dự kiến đầy độc đoán và áp chế này.

Một sự việc khác, nhưng ẩn dụ hơn hẳn. Trong buổi thảo luận của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam về dự án “Luật an toàn thông tin mạng” chiều 12 Tháng Tám, 2015, lần đầu tiên một quan chức Việt Nam là Phó Chủ Tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn tiết lộ chuyện nghe lén của các “cơ quan đặc biệt”: “Ta trước đây chuyện này cũng nhiều, tôi được biết như thế. Nghe không sót ông nào. Cái nghe này rất nguy hiểm, mình nói dài dòng văn tự từ đầu đến cuối, nhưng họ trích cái đoạn nói khác ý của mình là chết, ảnh hưởng tới sinh mạng chính trị. Tôi rất băn khoăn ở chỗ đó, nói thật với các đồng chí như thế.”

Một khi chính “các đồng chí” phải lật lưng nhau cho người đời xem, hẳn ung nhọt đã chờ chực xì phát đến mức nào.
Vào thời mà không khí phản biện không còn độc chiều, thất bại của những cơ quan độc trị như Bộ Công An không còn quá hiếm hoi.

Chỉ trong vài năm, cách “làm luật” bất kể ảnh hưởng tiêu cực với xã hội của Bộ Công An đã liên tiếp thất bại. Thất bại một cách có hệ thống.

Xem xét vấn đề một cách có hệ thống trong chính trường xung đột tung tóe hiện nay, liệu dàn lãnh đạo mới của Bộ Công An có rút ra được kinh nghiệm đáng giá nào để tiếp diễn dự thảo luật lệ cho một xã hội có đến 50% người dân truy cập Internet và mạng xã hội đóng vai trò “thẩm phán” cho Đại Hội 12, trong lúc một loại luật cực kỳ thiết yếu đến quyền dân là Luật Biểu Tình vẫn bị bộ này “ngâm tôm” suốt từ năm 2011 đến tận bây giờ?


Về môn lịch sử tự chọn

Trần Gia Phụng (Danlambao) - ...Những mâu thuẫn giữa chính sách giáo dục của CS và tính chất môn lịch sử không bao giờ có thể giải quyết được nếu chế độ CS còn tồn tại trên đất nước Việt Nam. Chỉ khi nào đảng CSVN và chế độ CSVN bị giải thể, thì lịch sử Việt Nam mới được giải thoát, khỏi bị kềm kẹp, khỏi bị sửa đổi, bóp méo, và khi đó lịch sử mới tái hiện đầy đủ như quá khứ oai hùng của dân tộc đã diễn ra. Khi đó, môn lịch sử trong trường học mới tự do, trong sáng, trung thực và trở lại vị trí xứng đáng mà mọi người trông đợi...

*

Ngày 5-8-2015, bộ Giáo Dục và Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”. Dự thảo chương trình nầy khá ôm đồm, trong đó có một môn học gây tranh cãi ồn ào từ mấy tháng nay là môn lịch sử ở bậc trung học, được bản dự thảo chương trình của bộ GD-ĐT đề nghị chuyển đổi từ một môn học bắt buộc thành môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở (THCS) và môn tự chọn ở cấp trung học phổ thông (THPT). Cấp THCS là cấp 2, tương đương trung học đệ nhất cấp thời Việt Nam Cộng Hòa. Cấp THPT là cấp 3, tương đương trung học đệ nhị cấp thời VNCH.

Nhiều nhà giáo, nhiều nhà nghiên cứu sử, kể cả các sử gia trong nước, cho rằng làm như thế là hạ giá môn lịch sử, đứng ra tổ chức hội thảo và mời chức sắc bộ GD-ĐT đến thảo luận. Ngày 15-11-2015, tại Hà Nội, cuộc hội thảo mang tên “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông”, diễn ra cuộc tranh luận giữa một bên là đại diện bộ GD-ĐT, và bên thứ hai là các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên trung học. Cuộc hội thảo đi đến kết quả là “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” (tục ngữ).

Quốc hội Hà Nội cũng vào cuộc. Sau nhiều cuộc thảo luận, quốc hội Hà Nội đưa ra quyết định ngày 27-11-2015, yêu cầu bộ GD-ĐT tiếp tục giữ môn lịch sử là môn học độc lập trong chương trình trung học như cũ. Tuy nhiên quyết định của quốc hội Hà Nội không phải là quyết định cuối cùng. 

Cuộc tranh luận về bộ môn lịch sử hiện nay ở trong nước xoay quanh chuyện là nên sắp môn lịch sử trung học vào môn học bắt buộc hay môn học tích hợp hoặc tự chọn? Như thế, các giáo viên, các nhà nghiên cứu sử học, chỉ thảo luận cách thức giảng dạy bộ môn lịch sử ở bậc trung học như thế nào, mà không đi vào điểm căn bản cốt yếu của vấn đề là vì lý do sâu xa nào đưa đến việc bộ GD-ĐT chuyển môn lịch sử từ một môn học bắt buộc thành môn học tích hợp hoặc tự chọn? Nguồn gốc của vấn đề là ở đó.

Chính sách giáo dục cộng sản

Hồ Chí Minh (HCM), Mặt trận Việt Minh và đảng Cộng Sản (CS) cướp chính quyền và lập chính phủ đầu tiên ngày 2-9-1945. Bộ trưởng Giáo dục là Vũ Đình Hòe. Chương trình giáo dục lúc đầu vẫn theo chương trình Hoàng Xuân Hãn của chính phủ Trần Trọng Kim. Hồ Chí Minh cải tổ chính phủ lần thứ ba ngày 3-11-1946, thì Nguyễn Văn Huyên làm bộ trưởng giáo dục, Nguyễn Khánh Toàn làm thứ trưởng. 

Nguyễn Khánh Toàn, người Thừa Thiên, sinh năm 1905, vào học Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội năm 1923, rời trường năm 1926, không được cấp bằng tốt nghiệp vì theo lời Toàn, nhà trường cho rằng Toàn chống chính phủ. Năm 1928 Toàn đi Pháp, rồi qua Nga, vào học ở Học viện Thợ thuyền Đông phương (Université des travailleurs d’Orient) từ năm 1928 đến năm 1931, có tên Nga là Minin, có vợ Nga. Sau đó, Toàn ở lại Liên Xô, phụ trách việc giúp đỡ những học sinh Việt Nam mới đến. (Vy Thanh, KYTB Lò đào tạo cán bộ sách động của Quốc Tế Cộng Sản, tập 1, California: 2013, tt. 477-483.) Năm 1939, Nguyễn Khánh Toàn cùng Nguyễn Ái Quốc (HCM) qua Trung Hoa, cùng đến Diên An, căn cứ của CS ở bắc Trung Hoa. Toàn ở lại Diên An, đến năm 1946 mới trở về Việt Nam. (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản [nguyên bản Anh văn], Mặc Định dịch, Paris: 1962, tt.79-81.)

Tuy chỉ là thứ trưởng, nhưng Nguyễn Khánh Toàn là người du nhập và áp dụng chính sách giáo dục từ Liên Xô vào Việt Nam. Đó là chính sách “giáo dục phục vụ chính trị” do bộ trưởng Giáo dục Liên Xô là Kalenikov (?) đưa ra. (Theo lời kể của những nhà giáo lão thành, đã từng tham dự khi còn trẻ, khóa huấn luyện chương trình cải tổ giáo dục năm 1946 của Nguyễn Khánh Toàn.) 

Chính sách giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ đảng là chính sách giáo dục nền tảng của đảng CSVN, được áp dụng từ năm 1946 cho đến ngày nay, không thay đổi. Điều nầy dễ hiểu vì dưới chế độ CS, không phải chỉ riêng ngành giáo dục, mà tất cả các ban ngành đều phải phục vụ đảng. Hai ví dụ nổi tiếng là “quân đội ta trung với đảng…” (lời HCM), hoặc “công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình” (khẩu hiệu hiện nay của ngành công an CS). 

Phát biểu tại lớp học tập chính trị các giáo viên cấp 2 và cấp 3 miền Bắc, dạy từ lớp 6 đến lớp 12, tại Hà Nội ngày 13-9-1958, HCM nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.” (Báo Nhân Dân ngày 14-9-1958.) Câu nầy được nhà trường Bắc Việt Nam (BVN) xem là tư tưởng vĩ đại về giáo dục của HCM, thật ra được HCM dịch lại lời của Quản Trọng thời Xuân thu (722-479 TCN) bên Trung Hoa: "Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân." (Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người.) (Quản Tử, chương “Quyền tu”.)

Như thế, HCM và đảng CSVN thấy rõ tầm chiến lược đường dài quan trọng của ngành giáo dục. Quân đội và công an đều phải trung thành với đảng CS, vậy dứt khoát giáo dục cũng phải trung thành với đảng CS. Giáo dục phục vụ chế độ, có nghĩa là đảng CS đặt sẵn cái cày trước con trâu. Trâu ơi! Cứ thế mà tiến bước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục phục vụ chế độ nghĩa là giáo dục phải có tính đảng; giáo viên phải vững chắc lập trường đảng, giáo khoa phải đầy đủ tính đảng. Nền giáo dục phục vụ chế độ nhắm đào tạo những con người hồng (đảng tính) hơn chuyên (chuyên môn), đồng thời là những con người biết vâng lời đảng CS, hơn là biết suy nghĩ độc lập. 

Nói trắng ra, nền giáo dục dưới chế độ CS, từ đại học xuống tới mẫu giáo, không được độc lập mà phải phục vụ đảng, nghĩa là lệ thuộc hoàn toàn vào chủ trương chính trị của đảng CS.

Xin chú ý là giáo dục phục vụ chế độ thì tất cả các bộ môn trong chương trình giáo dục, đều phục vụ chế độ, trong đó có môn lịch sử. Cộng sản Việt Nam rất chú trọng đến ngành lịch sử nói chung và môn lịch sử trong trường học nói riêng. Môn lịch sử trong trường học được CS dùng để tuyên truyền về chủ nghĩa CS, về phong trào CS Việt Nam, về các lãnh tụ CS, đặc biệt về HCM, về hoạt động và thành quả của đảng CSVN từ khi thành lập năm 1930 cho đến ngày nay, nhứt là giai đoạn từ khi giành được chính quyền năm 1945 cho đến thành công năm 1975… 

Chính sách giáo dục nầy về sau được củng cố thêm bằng luật số 11/1998/QH10 của Quốc hội Hà Nội, áp dụng từ ngày 2-9-1998, theo đó: “...Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân... lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”

Lịch sử theo định hướng Xã hội chủ nghĩa

Lịch sử là những hoạt động của loài người, đã xảy ra trong quá khứ của loài người, liên hệ đến đa số loài người. Vì là những sinh hoạt đã xảy ra trong quá khứ, nên không ai có thể ngược dòng thời gian để sửa đổi quá khứ, nghĩa là không ai có thể sửa đổi được lịch sử.

Môn lịch sử, sử học, hay sử ký trình bày lại quá khứ loài người như quá khứ đã xảy ra, hay cố gắng trình bày quá khứ càng trung thực càng tốt. Muốn trình bày quá khứ trung thực, đúng sự thật đã xảy ra, thì yếu tố tối cần thiết đầu tiên cho người viết sử là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng mới có thể viết được sự thật lịch sử.

Chỉ mới ngang đây, bắt đầu xuất hiện hai mâu thuẫn lớn giữa chính sách giáo dục CS với môn lịch sử: 1) Một bên là giáo dục (trong đó có môn lịch sử) phục vụ đảng, phục vụ chế độ CS, còn một bên là trình bày quá khứ trung thực như quá khứ đã xảy ra, trung lập, không sửa đổi, không phục vụ ai cả. 2) Chế độ CS là chế độ độc tài, toàn trị, chuyên chế, không có tự do, trong khi muốn trình bày trung thực quá khứ thì phải có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng.

Dưới chế độ CS độc tài toàn trị bưng bít, để giải quyết hai mâu thuẫn nầy, CS chỉ cần một động tác rất dễ dàng và đơn giản là CS không cần sự thật quá khứ, mà để phục vụ đảng, thì CS tùy tiện viết lại lịch sử, sửa đổi lịch sử theo nhu cầu của đảng CS. Nói cách khác, lịch sử của CS không phải là sự thật quá khứ, mà là thứ lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là lịch sử biên tập lại theo quyết định của đảng CS, nhằm tuyên truyền và làm lợi cho CS.

Có khi vì nhu cầu tuyên truyền, CS bịa đặt ra những câu chuyện dối trá rồi đưa vào lịch sử, như chuyện “Lê Văn Tám”. Người sáng tác chuyện Lê Văn Tám là sử gia hàng đầu của CS là Trần Huy Liệu. Trước khi chết năm 1969, Trần Huy Liệu hối hận, nhờ sử gia Phan Huy Lê cải chính khi nào có cơ hội. Phan Huy Lê đã cải chính điều nầy tại Hà Nội vào tháng 2-2005, xác nhận chuyện Lê Văn Tám không có thật. (Người Việt Online, 20-3-2005.) Tuy đã được cải chính, sách giáo khoa sử CS đến nay vẫn còn ca ngợi “anh hùng”Lê Văn Tám...

Loại lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phổ biến trong không gian bưng bít dưới chế độ độc tài. Tại Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1975, ngoài sách vở, báo chí, tài liệu của CS, không có bất cứ nguồn sách vở, tài liệu, báo chí nào khác, để so sánh, đối chiếu, nên CS ưa viết gì thì viết, vẽ vời rồng rắn tự do trong các sách giáo khoa sử CS.

Hơn nữa, “giáo khoa là pháp lệnh”. Thầy cô giáo không được giảng dạy ra ngoài giáo khoa. Học sinh nhắm mắt học theo giáo khoa, không được bàn cãi. Nếu có người, nhất là những người lớn tuổi, phát hiện giáo khoa sử CS không đúng sự thật, cũng đành phải im tiếng, vì lên tiếng phê bình sách giáo khoa là bị ghép tội chống đảng, phản động, và sẽ bị tù tội... (Kinh nghiệm vụ Nhân Văn-Giai Phẩm làm cho mọi người khiếp sợ.)

Việc soạn thảo và in sách giáo khoa được kiểm soát chặt chẽ. Những người soạn sách phải là đảng viên có lập trường CS vững vàng và sách giáo khoa phải được duyệt xét thật kỹ càng trước khi in. Ngoài ra, để kiểm soát đời sống văn hóa quần chúng, CS độc quyền phân phối giấy in, quốc doanh các nhà in, các phương tiện truyền thông, đài phát thanh, báo chí, sách vở, văn học, nghệ thuật, điện ảnh, giải trí, và hoàn toàn không có một tạp chí tư nhân.

Ảnh hưởng của thời cuộc

Sau biến cố năm 1975, chiếm được Nam Việt Nam (NVN), CS tiếp tục bế quan tỏa cảng, thống trị đất nước một cách chặt chẽ. Nhà cầm quyền CS tịch thu, tiêu hủy toàn bộ sách vở, báo chí NVN mà CS kết tội là “văn hóa đồi trụy”. Ngoài việc bắt quân nhân công chức chế độ Cộng hòa đi tù dài hạn không tuyên án, CS còn bắt bớ, tù đày những nhà văn hóa, những văn nghệ sĩ NVN không theo CS, đóng cửa những nhà xuất bản, đưa vào quốc doanh những nhà sách, những nhà in. Chủ đích của CS là xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa NVN, giống như vào thế kỷ 15, nhà Minh xóa bỏ văn hóa Đại Việt.

Dầu CS dốc hết sức tiêu diệt văn hóa NVN, nhưng CS vẫn bất lực trong việc triệt tiêu di sản văn hóa NVN. Di sản văn hóa NVN gồm hai phần: 1) Di sản văn hóa dân tộc cổ truyền được bảo tồn và lưu truyền ở NVN sau năm 1954, mà ở BVN bị CS tiêu diệt. 2) Nền văn hóa mới từ Âu Mỹ du nhập và phát triển trong 21 năm tự do dân chủ ở NVN. Chính di sản văn hóa NVN lan truyền trên toàn quốc làm thay đổi xã hội sau năm 1975.

Ngoài ra, còn có thêm các yếu tố thời cuộc mới, cũng giúp cho dân chúng Việt Nam, dầu bị CS kềm kẹp, vẫn tự học hỏi và thay đổi nếp sống, nâng cao nhận thức chính trị, văn hóa.

Đó là sau biến cố năm 1975, phong trào di tản rồi vượt biên ra nước ngoài lánh nạn CS càng ngày càng rầm rộ. Người Việt ra nước ngoài tập hợp thành cộng đồng người Việt hải ngoại hết sức năng động khắp nơi trên thế giới. Sau một thời gian ổn định cuộc sống ở nước ngoài, người Việt hải ngoại chẳng những gởi tiền, gởi hàng hóa, thuốc men về cứu trợ gia đình, bà con, mà còn chuyển nhiều thông tin, kiến thức, sách báo, tài liệu văn hóa, chính trị, lịch sử về nước.

Cũng sau năm 1975, CS áp dụng chính sách kinh tế chỉ huy, làm cho đất nước càng ngày càng nghèo đói, kiệt quệ. Để tự cứu mình, từ năm 1985, CS bắt đầu thay đổi. Lúc đầu, sự thay đổi khá chậm chạp, nhưng rồi nhanh dần.

Vì muốn hội nhập vào dòng sống quốc tế hiện đại, CS đành phải dần dần mở cửa rộng hơn. Công nghệ truyền thông thế giới tràn vào Việt Nam; mạng lưới thông tin quốc tế (Intermet) bao trùm trời đất. Dù CS cố gắng bưng bít, dựng lên những bức tường lửa, luồng gió văn hóa tự do dân chủ từ nước ngoài càng ngày càng xâm nhập Việt Nam.

Do ảnh hưởng của các yếu tố trên đây, dân chúng trong nước dần dần tự mở rộng hiểu biết, tiếp thu thêm nhiều điều mới lạ, càng ngày càng khám phá thêm nhiều sự thật lịch sử, càng phát hiện thêm những dối trá, lừa bịp trong tài liệu, giáo khoa sử của CS.

Lịch sử theo định hướng XHCN bị phá sản

Trong khi trình độ hiểu biết của dân chúng và của sinh viên, học sinh được âm thầm nâng cao, nhà cầm quyền CS vẫn giữ lối tuyên truyền cũ, vẫn tiếp tục giảng dạy môn lịch sử theo kiểu phục vụ đảng CS, và theo sách giáo khoa (pháp lệnh) do CS soạn thảo.

Theo chương trình, cấp THCS thi tốt nghiệp cuối năm lớp 9, và cấp THPT thi tốt nghiệp cuối năm lớp 12. Hai lớp nầy cách nhau ba năm, nhưng học cùng giai đoạn lịch sử từ năm 1930 là năm đảng CS được thành lập cho đến năm 2000. Tuy cùng giai đoạn, chương trình lớp 12 mở rộng nhiều hơn so với lớp 9.

Vì là chương trình thi tốt nghiệp lấy bằng cấp, nên giáo viên phải dạy kỹ và học sinh phải học kỹ giai đoạn nầy. Trải qua hai kỳ thi (lớp 9 và lớp 12) nên giai đoạn nầy được dạy kỹ và học kỹ hai lần. Đảng CS được thành lập năm 1930 nên CS rất chú trọng đến giai đoạn nầy.

Trong giai đoạn nầy, ngoài chiến tranh 30 năm từ 1946 đến 1975, CS còn có hai cuộc chiến quan trọng mà CS gọi là chiến tranh “Bảo vệ biên giới Tây Nam” tức chiến tranh Cambodia năm 1978; và chiến tranh “Bảo vệ biên giới phía Bắc” tức chiến tranh chống Trung Cộng xâm lược năm 1979. Cả hai cuộc chiến nầy gây hậu quả trầm trọng cho người Việt. (Đã có nhiều sách báo viết đến.)

Điều đáng nói là sách Lịch sử lớp 12 viết về giai đoạn nầy, do bộ GD-ĐT soạn và in lần thứ sáu năm 2014, tt. 206-207, trình bày cả hai cuộc chiến quan trọng trên chỉ trong 23 dòng chữ, kể cả tiểu đề, chiếm khoảng 2/3 trang sách. (Cũng trong sách nầy, trận Điện Biên Phủ năm 1954 chiếm 6 trang; trận Sài Gòn năm 1975 chiếm 5 trang.)

Còn chuyện Trung Cộng xâm lăng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì sách không viết đến. Điều nầy có nghĩa là CSVN tránh nói đến vì đã nhượng hai quần đảo nầy cho TC.

Đó là giai đoạn lịch sử 1930-2000. Còn lịch sử Việt Nam trước đó, tức từ khi lập quốc đến năm 1930, thì được CS sắp vào chương trình các lớp không thi, tức các lớp 6, 7, 8 (PTCS) và 10, 11 (PTTH). Giai đoạn nầy lâu dài hơn, lại là thời kỳ tổ tiên chúng ta chống Trung Hoa để giành độc lập và bảo vệ độc độc lập. Cộng sản lơ là giai đoạn nầy, chẳng những vì đảng CS chưa thành lập, mà còn vì những chiến công vang dội của tổ tiên chúng ta làm kinh động Trung Hoa, và nhất là nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần chống ngoại xâm Bắc phương của người Việt Nam..

Các em học sinh càng ngày càng nhận chân rõ những dụng ý trong nội dung môn sử phục vụ chế độ nên đâm ra chán học môn sử, chứ không phải vì các em không thích học môn sử. Sử gì mà khi nào CS cũng thắng, địch cũng thua; chỉ biết ca tụng Liên Xô, TC một cách lạ lùng.

“Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ,
Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào.
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ,
Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao…”
(Việt Phương, “Cuộc đời như vợ của ta ơi”, tập thơ Cửa mở.)
[Việt Phương từng là thư ký riêng của Phạm Văn Đồng.]

Khi chưa cải tổ, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông gồm bốn môn thi bắt buộc là ngữ văn, toán, ngoại ngữ, và một môn tự chọn trong số các môn còn lại: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Có nhiều nơi, nhất là ở thành phố, rất ít học sinh chọn thi môn sử. Ví dụ trong năm 2015 ở Sài Gòn, trường Bùi Thị Xuân (quận 1), trong 630 học sinh dự thi THPT chỉ có 9 em chọn thi môn sử; trường Lê Thị Hồng Gấm (quận 3), có 400 học sinh dự thi THPT, thì chỉ có 10 em chọn thi môn sử. Trường Long Trường (quận 9), trong 540 học sinh chỉ có 20 em chọn thi môn sử. (BáoVnExpress, trong nước ngày 8-5-2015.)

Từ đó, nhà trường CS gặp nhiều khó khăn trong việc dạy môn lịch sử. Khó khăn đầu tiên là nền tảng chính sách giáo dục CSVN hiện nay trong nước vốn được minh định bằng luật số 11/1998/QH10 của Quốc hội Hà Nội, áp dụng từ ngày 2-9-1998: “...Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dâ... lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”

Thực tế ngày nay ai cũng biết chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời và bị đào thải từ sau biến cố Đông Âu năm 1990-1991. Ngày 25-1-2006, quốc hội Âu Châu họp tại Strasbourg (Pháp) lên án chủ nghĩa CS là tội ác chống nhân loại. Còn “tư tưởng Hồ Chí Minh”, thì chính HCM xác nhận “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin.” (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt. 150-152. Nguyễn Văn Trấn là một cán bộ CS cao cấp ở miền Nam.)

Sinh viên, học sinh không còn tin chủ nghĩa Mác-Lênin và biết rõ HCM không có tư tưởng, nhưng nhà cầm quyền CS lại không chịu thừa nhận thực tế nầy, mà vẫn “kiên định lập trường”, bắt học sinh phải học. Làm sao học sinh không chán ngấy?

Càng ngày càng nhiều sự thật lịch sử được đưa ra ánh sáng, như chuyện về HCM, về Nhân Văn-Giai Phẩm, về Cải cách ruộng đất, về cuộc tấn công NVN... Vì vậy học sinh lại càng nghi ngờ tính cách trung thực, khách quan của giáo khoa sử CS.

Giáo khoa sử CS luôn luôn bôi đen, mạ lỵ địch thủ chính trị của BVN, là NVN hay Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sách sử CS cho rằng VNCH là “ngụy quân, ngụy quyền”, nhưng ngày nay, thực tế cho thấy VNCH đã tận tình chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ tự do dân chủ và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ. Gần đây, một người Hà Nội đã viết như sau: “Người ta gọi các anh là “quân ngụy”,/ Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa./ Nhưng tôi gọi các anh là liệt sĩ,/ Bởi các anh ngã xuống vì Hoàng Sa.” (Phan Duy Kha, 14-1-2014,http://phanduykha.wordpress.com.)

Thêm một chuyện nữa. Trong chiến tranh 1946-1975, Trung Cộng (TC) viện trợ mạnh mẽ cho CSVN. Sau năm 1975, CSVN chạy theo Liên Xô, nhưng Liên Xô sụp đổ năm 1991. Cộng sản quay qua đầu phục TC. Trung Cộng giúp CSVN duy trì quyền lực, nhưng ép CSVN ký hiệp ước nhượng ải Nam Quan, nhượng biển, nhượng đảo cho TC. Trung Cộng trở thành quan thầy của CSVN. 

Trong khi đó, lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm phương bắc, tức chống Trung Hoa xâm lăng. Lịch sử Việt Nam đã hun đúc tinh thần chống ngoại xâm mạnh mẽ nơi nhân dân Việt Nam, đến nỗi ngày 29-12-2014, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phải than lên rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.”(Phát biểu của bộ trưởng Phùng Quang Thanh ngày 29-12-2014. Tin báo chí trong và ngoài nước ngày 30-12-2014.) 

Chỉ cần vài ví dụ thật đơn giản trên đây, cũng đủ thấy chẳng những ngành giáo dục mà cả chế độ CS rất lúng túng, khó khăn khi lịch sử đích thực của tổ tiên Việt Nam được phổ biến rộng rãi. 

Rượu cũ bình mới

Để giải quyết những khó khăn trên đây, bộ GD-ĐT/CS cải tổ chương trình trung học, đưa ra“Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, theo đó bộ GD-ĐT đề nghị chuyển đổi môn lịch sử từ một môn học bắt buộc thành môn tích hợp và môn tự chọn.

Về lịch sử tích hợp, ở cấp THCS (cấp 2, tương đương trung học đệ nhất cấp), môn lịch sử được tích hợp với các môn khác, nghĩa là không phải là học môn sử riêng biệt như chương trình cũ, mà là một hình thức mới, kết hợp và lồng ghép lịch sử với một số môn liên hệ vào nội dung chủ đề các bài học.

Về lịch sử tự chọn, ở cấp THPT (cấp 3, tức trung học đệ nhị cấp), ngoài các môn học bắt buộc là toán, ngữ văn [Việt văn], ngoại ngữ, công dân với tổ quốc, học sinh được tự chọn một môn trong số các môn học còn lại là lịch sử, địa lý, hóa học, sinh học, vật lý…

Trong cả hai trường hợp, dự thảo chương trình mới chỉ thay đổi cách dạy môn lịch sử ở trường học, và tránh không đả động gì đến đến điều quan trọng cốt yếu là chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, nghĩa là môn lịch sử vẫn phải lệ thuộc vào đường lối chính sách của đảng CS, tuyên truyền cho đảng CS. 

Làm như thế, học sinh được âm thầm tách xa khỏi môn sử, vì ở cấp THCS, môn sử được kết hợp với các môn khác; còn ở cấp THPT, học sinh gần đến tuổi trưởng thành, bắt đầu chú ý đến thời sự, hiểu biết rộng rãi hơn, không thích môn lịch sử phục vụ chế độ, thì có con đường khác để học, không vướng bận chuyện học sử.

Đây là một diệu kế kín đáo của bộ GD-ĐT trong việc cải tổ chương trình trung học lần nầy, vừa duy trì môn lịch sử phục vụ chính trị theo chủ trương của đảng CSVN; vừa làm phai lạt môn sử, lại mở một lối đi khác cho những học sinh không thích học môn lịch sử phục vụ chính trị. Các em không thích môn sử nầy, thì các em có sẵn con đường tránh đi chỗ khác, cho được việc đảng, khỏi thắc mắc.

Lúc đó, bộ GD-ĐT và nhà trường CS sẽ có lý do chính đáng để đổ lỗi cho học sinh: Học sinh không học môn lịch sử là do học sinh tự quyết định, là vì học sinh thích học các môn khác hơn, là vì học sinh có năng khiếu các môn khác hơn, hoặc là vì các môn khác dễ học hơn môn sử …, chứ không phải vì lỗi về cách giảng dạy của nhà trường, hay lỗi của chương trình môn lịch sử do bộ GD-ĐT đưa ra, hay lỗi tại bản chất môn lịch sử phục vụ chính trị làm cho học sinh chán ghét. Thâm thúy đến thế là cùng.

Kết luận

Chủ trương chính sách giáo dục của chế độ CS là giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ đảng CS. Nhiệm vụ của nền giáo dục CS đã được khẳng định rõ ràng chắc nịch như thế, không tranh cãi và không bao giờ thay đổi. Từ năm 1945, CS nhiều lần thay đổi chương trình giáo dục, nhưng chỉ thay đổi cách thức tổ chức các lớp trung tiểu học (hệ 10 năm, hệ 12 năm), chứ không thay đổi nội dung giảng dạy, không thay đổi chính sách giáo dục, và luôn luôn duy trì môn lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các sách sử CS hay giáo khoa sử CS, dù ai viết, luôn luôn cùng một luận điệu, một kết luận như nhau, chỉ thay đổi từ ngữ và hành văn mà thôi.

Nói cho cùng, dưới chế độ CS lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là bản tường thuật hay bản báo cáo hoạt động và thành tích của đảng CS. Cũng có thể nói, lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa là loại bánh mà Chế Lan Viên đã viết: "Chưa cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ". (Bánh vẽ - trích Di cảo của Chế Lan Viên). Học sinh chán ăn bánh vẽ, chán đọc báo cáo, chứ học sinh không chán môn lịch sử.

Chủ trương giáo dục phục vụ chính trị tự bản thân đã làm giảm nhẹ giá trị của bộ môn lịch sử, làm cho lịch sử không còn trung thực, thiếu khách quan. Chắc chắn thầy cô giáo, những nhà nghiên cứu sử trong nước dư biết điều nầy, nhưng vì yêu sử, yêu nghề, lại ở vào cảnh “cá chậu chim lồng”, không thể lên tiếng nói thẳng, đành phải gắng sức vớt vát được phần nào hay phần ấy. Thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu sử quan tâm, hội thảo như thế nào cũng vô ích. Có nói cũng dư thừa. Đàn gãy tai trâu mà thôi.

Những mâu thuẫn giữa chính sách giáo dục của CS và tính chất môn lịch sử không bao giờ có thể giải quyết được nếu chế độ CS còn tồn tại trên đất nước Việt Nam. Chỉ khi nào đảng CSVN và chế độ CSVN bị giải thể, thì lịch sử Việt Nam mới được giải thoát, khỏi bị kềm kẹp, khỏi bị sửa đổi, bóp méo, và khi đó lịch sử mới tái hiện đầy đủ như quá khứ oai hùng của dân tộc đã diễn ra. 

Khi đó, môn lịch sử trong trường học mới tự do, trong sáng, trung thực và trở lại vị trí xứng đáng mà mọi người trông đợi. (Trích Lịch sử sẽ phán xét, sẽ xuất bản tháng 6-2016.) 

22.02.2016