Friday, February 13, 2015

Việt Nam: Trẻ sơ sinh thiểu số luôn chịu thiệt thòi

Thanh Trúc, phóng viên RFA2015-02-13
mucanchai-kids

Trẻ thiểu số huyện Mu Cang Chai đem cơm đi học-Courtesy of talkvietnam.com
Dựa trên những số liệu thu thập từ 87 quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp trên thế giới, Cứu Trợ Trẻ Em cho biết ở một phần tư trong số các nước đó tình trạng bất bình đẳng về tỷ lệ sống còn nơi trẻ em càng ngày càng xấu đi. Đó cũng là nguyên nhân sự thiệt thòi và tụt hậu ở các nhóm trẻ em dân tộc so với các nhóm trẻ em thành thị.
Mặc dù Việt Nam đạt tiến bộ vượt bậc trong việc giảm tỷ lệ tử vong nơi trẻ dưới 5 tuổi trong vòng hai mươi năm qua,  hãy còn rất nhiều trẻ sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn tại vùng sâu vùng xa đã  bị bỏ lại đằng sau.
Đây là báo cáo mới nhất có tên Canh Bạc Của Sự Sống (Lottery Of Birth) của Save The Children, Cứu Trợ Trẻ Em, hôm 5 tháng Hai. Dựa trên những số liệu thu thập từ  87 quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp trên thế giới, Cứu Trợ Trẻ Em cho biết  một phần tư (1/4)   trong số các nước đó tình trạng bất  bình đẳng về tỷ lệ sống còn ở trẻ em  càng ngày càng xấu đi.  Đó cũng là nguyên nhân sự thiệt thòi và tụt hậu ở các nhóm trẻ em dân tộc so với các nhóm trẻ em thành thị.
Cô Ngô Thị Thúy Quỳnh, phụ trách truyền thông và báo chí cho Save The Children ở Việt Nam, cho biết:
Báo cáo này đã nêu lên được khoảng cách, sự bất bình đẳng trong mức sống giữa trẻ em thành thị cũng như nông thôn và dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tử vong này biểu hiện cho một trong số những thiệt thòi mà trẻ em những vùng sâu vùng xa đang phải gánh chịu.
-Cô Ngô Thị Thúy Quỳnh
" Báo cáo thu thập ở Việt Nam, những con  số ở Việt Nam, là dựa trên những báo cáo hai năm một lần của UNICEF với Cục Thống Kê, bao gồm tỷ lệ tử vong, sức khỏe, giáo dục, bảo vệ trẻ em cũng như  gia đình và dân số.
Báo cáo này đã nêu lên được khoảng cách, sự bất bình đẳng trong mức sống giữa trẻ em thành thị cũng như nông thôn và dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tử vong này biểu hiện cho một trong số những thiệt thòi mà trẻ em những vùng sâu vùng xa đang phải gánh chịu."
Tại Việt Nam, đa phần bố mẹ người dân tộc không biết đến các chương trình y tế của chính phủ, không thực sự tiếp cận thông tin về điều kiện và các phương thức điều trị mà cứ bám theo những thói quen cũ trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Vẫn lời cô Thúy Quỳnh của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em:
"Bởi vì ở những vùng dâu vùng xa việc đi lại vá cách tiếp cận với các dịch vụ y tế về săn sóc trẻ em còn rất khó khăn. Đường xá xa xôi, cơ sở hạ  tầng còn rất nghèo nàn. Chính phủ vẫn có những hỗ trợ y  tế miễn phí cho trẻ vùng nghèo, nhưng vấn đề thực tế là tại những vùng sâu người dân tộc cũng không nghe đến các chương trình của chính phủ, và  đi đến những trạm y tế thì mất nhiều thời gian cho nên không được hưởng những hỗ trợ kịp thời."
Đó là nguyên nhân dẫn đến tử vong  nơi  trẻ dưới 5 tuổi, trong lúc tỷ lệ tử vong nơi trẻ trong giai đoạn mới sinh chiếm 54% tổng số trẻ tử vong ở Việt Nam.
minor-kids
Trẻ H'Mong ở Yên Bái - Courtesy of shutterstock.com
Bác sĩ Quyền Kiều thuộc Project Vietnam, Dự Án Việt Nam, từ 1996 cứ mỗi năm hai lần về những vùng sâu vùng xa để thực hiện chương trình sản phụ khoa và đào tạo cấp cứu hồi sức sơ sinh, nói rằng bà đồng ý với số liệu cùng sự khẳng định trẻ thiệt thòi chạy đua với sự sống mà tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em đưa ra trong báo cáo mới đầu tháng này:
"Tôi hoàn toàn đồng ý, tuy tử vong sơ sinh Việt Nam đã thuyên giảm chỉ còn phân nửa từ thập niên 1990 cho đến 2011 là lúc cuối cùng thống kê, nhưng  sự thuyên giảm đó chủ yếu ở thành thị hay những vùng không phải là hẻo lánh sâu  xa. Nếu đi kiếm những nơi nào thực sự có nhu cầu về giảm tử vong sơ sinh thì đó  là những vùng sâu,  vùng xa và vùng cao.
Thực sự tử vong sơ sinh chủ yếu khoảng hai phần ba là trong tháng sau khi các em sanh ra hay là ngay lúc sanh. Muốn cứu một trẻ em sơ sinh thì nó đòi hỏi sự hiểu  biết của gia đình và của y tế địa phương. Trẻ sơ sinh rất dễ chết và mình không thể có thời gian  đợi vài tiếng đồng hồ để chuyển em đi chỗ khác. Nó chỉ trong giây phút đầu tiên và trong giờ đầu tiên mà người ta kêu là cái giờ vàng đó là có thể cứu trẻ em được."
Nếu sống được qua giai đoạn  sơ sinh thì trẻ vùng xa lại gặp vấn đề về  bệnh tiêu chảy, bệnh  hô hấp hay những bệnh truyền nhiễm khác, bác sĩ Quỳnh Kiều nói tiếp, mà hậu quả là mức tử vong có thể cao gấp ba gấp bốn lần trẻ em ở thành thị:
"Đấy là  mình chưa thống kê được tại vì ở những vùng đó nhân viên y tế cho biết chuyện xảy ra nhiều là nếu một em chết ở nhà thì họ không muốn báo cáo. Nếu tính những con số đó thì nó rất là cao, cao  hơn mình tưởng tượng nữa.
Project Vietnam biết điều đó và  năm 2013 đã bắt đầu cố gắng giúp trẻ sơ sinh thở bằng  chương trình  của Viện Hàn Lâm Y Khoa Hoa Kỳ. Tháng Ba năm 2013, khi Project Vietnam khởi sự chương trình đó ở Việt Nam thì Hàn Lâm Viện Y Khoa Hoa Kỳ vừa mới thống kê xong và biết là chương trình đó hiệu quả ở Pakistan và hai nước Phi Châu, thành ra chúng tôi lấy được bản quyền và đưa về Việt Nam, tập trung cho những vùng núi ở miền Bắc và vùng Tây Nguyên ở miền Trung."
Trong báo cáo mang tên Canh Bạc Của Sự Sống, tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em nhấn mạnh là nếu không có  hành động cụ thể và thực sự nhằm thay đổi thì không phải ngay bây giờ mà cả thế hệ sau  cũng chẳng thể nào đạt  tới mục tiêu chấm dứt tử vong trẻ em tại các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp.
Theo cô Ngô Thị Thúy Quỳnh, phụ trách truyền thông và báo chí của Save The Children, giáo dục để nạng cao nhận thức cho các cộng đồng dân tộc  miền núi là điều vô cùng quan trọng:
sowing-time
Cùng nhau gieo hạt, Hoàng Su Phì, Việt Nam - Courtesy of ilovevietnam.blogspot
"Hiện tại ở Việt Nam khoảng cách giàu nghèo rất rõ ràng, nên trong thời gian tới thì Cứu Trợ Trẻ Em cũng vận động thêm một số chương trình hỗ trợ cho những nhóm đối tượng bị thiệt thòi cả vùng thành thị và cả vùng nông thôn. Tất thảy những  hoạt động  của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em tập trung vào trẻ thiệt thòi, trẻ nghèo ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số.  Ví dụ hỗ trợ giáo dục và hỗ trợ y tế là hai lãnh vực rất quan trọng. Hiện tại tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em còn có chương trình là giáo viên phải nói được tiếng dân tộc."
Được biết Save The Children Cứu Trợ Trẻ Em đang kêu gọi cộng đồng quốc tế  chấm dứt tình trạng tử vong trẻ em do những nguyên nhân có thể can thiệp được  vào năm 2030.
Bên cạnh đó, tháng  Chín 2015 này, hiệp định khung về phát triển thay  thế bản Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ trước đây, sẽ được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.
Trong hiệp định khung phát triển này, việc bảo vệ sự sống bà mẹ trẻ em và việc cam kết hành động hướng tới kế hoạch toàn cầu là hai mục tiêu chính yếu được nói tới.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/urban-kids-in-vietnam-have-more-chance-to-survive-than-ethnic-children-02132015134152.html/thanhtruc02132015.mp3

3.000 công nhân nhà máy BSE ở Nghệ An đình công

 RFA 13.02.2015
dc-1-23ac5-622.jpg
Công nhân nhà máy BSE ở Nghệ An trong một lần đình công trước đây. (ảnh minh họa)-Courtesy photo
Chừng 3 ngàn công nhân hiện đang làm việc tại nhà máy điện tử BSE tại Khu Công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An từ chiều hôm qua bắt đầu đình công đòi hỏi tiền thưởng Tết và phản đối một số qui định mà họ cho là bất hợp lý từ phía chủ công ty.
Một công nhân tham gia đình công vào tối hôm qua cho Đài Á Châu Tự do biết như sau:
“Ba giờ được giải lao, chúng tôi tập trung đình công trước văn phòng xếp Tổng đòi phát tiền thưởng Tết trong ngày hôm nay và đòi một số quyền lợi khác nữa.
Cũng được khoảng 3 ngàn người. Tất cả chừng 6 ngàn công nhân nhưng chia làm hai ca, ca ngày hôm nay đi làm và đình công. Hai tuần đổi ca một lần.
Công ty sợ một số người nhận thưởng Tết xong rồi không đi làm nữa. Đúng là có những công nhân có ý như thế và xếp tổng muốn khi nào nghỉ mới phát. Tuy vậy ngày mai là ngày 26 Tết, ngân hàng không làm việc nữa. Công nhân đòi hỏi hôm nay phải được nhận tiền.
-Một công nhân
Lẽ ra tiền thưởng Tết được nhận vào ngày 10 tháng 2, ngày nhận lương tháng này. Thế nhưng công ty sợ một số người nhận thưởng Tết xong rồi không đi làm nữa. Đúng là có những công nhân có ý như thế và xếp tổng muốn khi nào nghỉ mới phát. Tuy vậy ngày mai là ngày 26 Tết, ngân hàng không làm việc nữa. Công nhân đòi hỏi hôm nay phải được nhận tiền.
Ngoài ra công ty còn bắt công nhân phải đi làm vào ngày chủ nhật này nhưng tính vào làm bù ngày thường chứ không phải làm ngày chủ nhật. Mọi người đình công đòi phải cho nghỉ đến ngày mùng 6 chứ không phải ngày mùng 5 đi làm.
Hôm nay chưa có kết quả, ngày mai chúng tôi lên nếu như quyền lợi chúng tôi không được đáp ứng như đòi hỏi chúng tôi lại đình công không làm tiếp. Vì những ngày gần Tết rồi bắt đi làm ngày chủ nhật mà không được tính lương 2%, 3% mà phải làm bù nên chúng tôi uất ức, khó chịu lắm.”
Người công nhân này cho biết vào ngày mai công nhân cũng đến công ty nếu như những yêu sách của họ không được ban giám đốc nhà máy đáp ứng, họ sẽ tiếp tục đình công.
Xin được nhắc lại, nhà máy điện tử BSE tại Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An do Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Điện tử BSE vốn 100% Hàn Quốc đầu tư. Tổng vốn đầu tư 30 triệu đô la. Nhà máy có diện tích 5,7 héc ta và qui mô sản xuất hằng năm được cho biết 250 triệu sản phẩm mỗi năm.
Nhà máy BSE chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử như loa điện thoại, micro…

Kinh doanh gần 1,1 tấn thịt gà quá đát

(PL)- Ngày 12-2, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết UBND quận 8 (TP.HCM) vừa ra quyết định phạt cơ sở kinh doanh Ngọc Hà (phường 6, quận 8) do ông Nguyễn Doãn Đường làm chủ số tiền hơn 26,7 triệu đồng do vi phạm các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Trước đó, rạng sáng 21-1, Trạm Thú y quận 8 kiểm tra và phát hiện nhân viên cơ sở này đang cắt tháo 15 bao thịt gà pha lóc (5 kg/bao) sản xuất ngày 19 và 20-1, đóng gói lại ghi ngày sản xuất 21-1. Đoàn kiểm tra còn phát hiện gần 1.100 kg thịt và phụ phẩm gà làm sẵn đã hết hạn sử dụng (ảnh)… Ngoài xử phạt, UBND quận 8 đã tiêu hủy toàn bộ số thịt và sản phẩm.
Cùng ngày, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết từ ngày 2 đến 6-2, đơn vị này đã xử phạt nhiều cơ sở vi phạm các điều kiện ATVSTP. Cụ thể, phạt Công ty TNHH Sản xuất thực phẩm thương mại dịch vụ Nhất Nam (phường 14, quận 3) số tiền 21,5 triệu đồng do sản xuất xúc xích Krakauer (loại 500 g, sản xuất ngày 17-2, hạn sử dụng ngày 17-4) không phù hợp quy định ATTP. Tương tự, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Chế biến thực phẩm Đức Linh (xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh) bị phạt 3,5 triệu đồng do sản xuất thịt chà bông Pork Floss (loại 100 g/hộp nhựa, sản xuất 23-12-2014, hạn sử dụng 23-6-2015) không phù hợp quy định ATTP. Công ty TNHH Thương mại Big Bình Minh (phường 6, quận 6) bị phạt 13 triệu đồng do người lao động không mặc trang phục bảo hộ theo quy định, không bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất. Công ty Cổ phần Quốc tế Thiên Xuân (phường 2, quận 5) cũng bị phạt 33 triệu đồng do nơi bảo quản, phương tiện bảo quản thực phẩm không bảo đảm vệ sinh và Công ty TNHH Sản xuất Thực phẩm Du Hưng Phong (phường 14, quận 5) bị phạt 11 triệu đồng do không bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh...
TRẦN NGỌC
Thứ Sáu, ngày 13/2/2015 - 00:45

Tàu cá ngư dân bốc cháy dữ dội giữa đêm

  Lê Phi - Thứ Bảy, ngày 14/2/2015 - 09:51
 (PLO)- Lúc đang neo đậu trên sông Hàn thì bất ngờ một tàu cá của ngư dân bốc cháy dữ dội. Đây không phải là lần đầu tiên tàu cá của ngư dân bốc cháy vào dịp cuối năm. 
Theo đó, khoảng 22 giờ 30 phút ngày đêm 13-2, tàu cá số hiệu Qng-92012 của ngư dân Quảng Ngãi đã bất ngờ bốc cháy trên Sông Hàn. Tàu cá bị cháy là của anh Phạm Minh Vương (39 tuổi, trú TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

 Hiện trường vụ cháy tàu lúc giữa đêm. Ảnh: Lê Phi
Gia đình anh Vương cho biết, sau khi đánh bắt trở về thì tàu của anh đến néo đậu tại khu vực giữa cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý. Anh Vương gửi lại tàu cho một số người trông coi để về Quảng Ngãi ăn tết. Sau tết sẽ quay lại để tiếp tục ra khơi. Nhưng đến khoảng 22 giờ 30, thì tàu số hiệu Qng-92012 của anh bất ngờ bốc cháy. Vụ cháy đã thiêu rụi hoàn toàn con tàu cùng ngư lưới cụ.

 Lực lượng chức năng động viên gia đình anh Vương sau khi tàu bị cháy. Ảnh: Lê Phi
Sau khi vụ cháy xảy ra, lực lượng Cảnh sát PCCC Công an TP Đà Nẵng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường với ba xe chữa cháy cùng gần 50 chiến sĩ đến dập lửa. Do vào ban đêm nên công tác dập lửa rất khó khăn. 

 Lực lượng chức năng triển khai công tác chữa cháy tàu giữa đêm khuya. Ảnh: Lê Phi
Đến rạng sáng 14-2, thì đám chạy được dập tắt nhưng tàu bị thiêu rụi hoàn toàn. đám cháy trên tàu mới được dập tắt. Hậu quả, ngọn lửa đã thiêu rụi con tàu, tất cả vật dụng, ngư lưới cụ để đánh bắt bị cháy rụi. 
Hiện nguyên nhân của vụ cháy đang được lực lượng chức năng làm rõ. 

Lê Phi

Vietnam Airlines hoãn chuyến, giẫm đạp, chen lấn náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất

Đăng Bởi  - 

ve may bay
Hàng trăm hành khách nhận thông báo trễ chuyến với lý do hết vé, dù họ đã đặt vé cả tuần trước đó.

Khoảng 22 giờ 30 tối 12-2, hàng trăm hành khách giẫm đạp, chen lấn gây náo loạn phòng vé sân bay Tân Sơn Nhất vì bất bình với thông báo hoãn chuyến của Hãng hàng không Vietnam Airlines.

Tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận cảnh hàng chục người tranh cãi với nhân viên phòng vé ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất.
Hàng trăm hành khách nhận thông báo trễ chuyến với lý do hết vé, dù họ đã đặt vé cả tuần trước đó.
Theo nhiều hành khách lỗi hoàn toàn thuộc về quản lý sân bay. Hàng trăm người xếp hàng, nhích từng tí  một. Không có người hướng dẫn, ai muốn chen, muốn lấn cứ mặc nhiên tranh giành. Có người đã xây xát phải đi băng bó vết thương.
“Sân bay chấp nhận tôi đến trước 2 giờ, tôi đến đúng giờ, ngồi chờ đợi… Nhưng gần đến giờ bay, họ thông báo hết vé” - anh Văn bay chuyến Sài Gòn-Vinh bức xúc kể lại.
Anh Sơn bay chuyến Sài Gòn-Huế và nhiều người khác cũng chịu chung hoàn cảnh trễ chuyến với anh Văn, theo họ gần như tất cả các chuyến bay từ 21 giờ 30 đến 23 giờ tối nay đều bị hoãn vì nguyên nhân hết vé, trễ giờ.
“Sân bay nói rằng chúng tôi trễ giờ, nhưng tôi chắc chắn không ai đến trễ. Không tin họ hãy kiểm tra lại các camera sẽ biết!”- Anh Văn nói.
Đến gần 24 giờ, cả trăm hành khách vẫn còn ngồi chờ đợi tại sân bay. Quản lý sân bay nói với họ rằng sẽ nhanh chóng giải quyết, nhưng chẳng thấy bóng dáng nhân viên nào đứng ra giải quyết vụ việc này.
ve may bay
Hành khách mệt mỏi vì chen lấn tại phòng vé ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất tối 12-2.
Trước thông tin chuyến bay bị trễ nhiều giờ khiến hơn 100 khách bực tức gây hỗn loạn ở sân bay Tân Sơn Nhất, trao đổi với PV tối 12-2, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Cục sẽ xác minh cụ thể nguyên nhân vì sao chuyến bay bị trễ.
Ông Thanh cho biết, theo Thông tư 81/2014 quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung được Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực chính thức từ ngày 1-3-2015.
Theo đó, chuyến bay bị chậm là chuyến bay có giờ khởi hành thực tế (tính từ thời điểm rút chèn tàu bay) muộn hơn 15 phút so với thời gian dự kiến cất cánh theo lịch bay của hãng hàng không được công bố cập nhật đến 15 giờ của ngày hôm trước ngày chuyến bay dự kiến khai thác.
Trường hợp chuyến bay bị chậm, hãng hàng không có nghĩa vụ cung cấp cập nhật đầy đủ thông tinn cho hành khách theo phương thức thích hợp; phục vụ ăn, uống; bố trí nơi nghỉ ngơi, ngủ phù hợp theo quy định; chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác; bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và vé trên chuyến bay trong trường hợp các chuyến bay chậm kéo dài theo quy định của Bộ GTVT.
Với trường hợp chuyến bay chậm từ 5 giờ trở lên, hãng hàng không phải hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện.
Cũng trong Thông tư này, trường hợp chuyến bay bị hủy, hành khách bị từ chối vận chuyển hãng hàng không có trách nhiệm thông baó cho hành khách biết lý do của việc chuyến bay bị hủy, bị từ chối vận chuyển…
Theo ông Thanh, khi bị trễ chuyến quá lâu, không được thông báo hoặc không được phục vụ tốt hay bất cứ tiêu cực nào, hành khách nên gọi đến đường dây nóng của Cảng vụ hàng không có dán ở các bảng chỉ dẫn ở sân bay. Cảng vụ hàng không là cơ quan đầu mối tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của hành khách.
ve may bay
Hàng trăm người mệt mỏi vì chen lấn tại phòng vé ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất tối 12-2.
Theo PHƯỚC TĨNH- QUANG HUY (PLO)

Đổ bỏ tô hủ tiếu kỷ lục Việt Nam phục vụ 1.000 khách

lap ky luc


Sau đêm được xác lập kỷ lục, tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam được vớt thịt với tôm ra ngoài. Còn lại hủ tiếu, rau giá, nước súp… hàng chục triệu đồng đã hư hỏng.

Chiều 12.2, tại công viên Sa Đéc (TP Sa Đéc, Đồng Tháp), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 2 kỷ lục là Tô hủ tiếu lớn nhất và Đòn bánh phồng tôm lớn nhất.
Tuy nhiên, chỉ có đòn bánh phồng tôm được trưng bày lâu, còn tô hủ tiếu thì đã rổng ruột.
Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam có đường kính miệng 1,5 m, cao 70 cm, thể tích 900 lít, gồm 100kg hủ tiếu, 100kg thịt heo và 600 lít nước súp… có thể phục vụ cho 1.000 lượt khách.
Đi cùng kỷ lục này cón có đĩa lót tô đường kính 150 cm, muỗng inox có chiều dài 120cm, đôi đũa gỗ căm xe dài 180cm.
Đối với đòn bánh phồng tôm dài 2,2 m; đường kính 0,4 m, trọng lượng 160 kg. Theo nhà sản xuất, nguyên liệu làm nên gồm 30% tôm, 70% tinh bột khoai mì với gia vị tiêu, hành, ớt.
Sau khi được công nhận kỷ lục, tối cùng ngày tôm với thịt được vớt ra. Hủ tiếu và rau, giá, súp trong tô hư hỏng dần buộc phải đổ bỏ.
Người dân Đồng Tháp tự hào về tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam nhưng tiếc vì lãng phí.
Dưới đây một số hình ảnh về nguyên liệu và các công đoạn làm tô hủ tiếu kỷ lục:
lap ky luc

lap ky luc

lap ky luc
lap ky luc

lap ky luc
lap ky luc

lap ky luc
lap ky luc
17:51 13-02-2015
Hàm Yên

Khi con rồng Ấn Độ cho con rồng Trung Quốc hít khói

con rong An Do

Những ngày đầu của tháng 2.2015 đang chứng kiến một bước ngoặt lớn trong bức tranh tổng thể của kinh tế thế giới, đồng thời cũng là bước ngoặt trong biểu đồ tăng trưởng của kinh tế Châu Á, khi Ấn Độ đã chính thức qua mặt nền kinh tế số một Châu Á là Trung Quốc về mức độ tăng trưởng.

Con rồng Trung Quốc đang bắt đầu bay thấp hơn và chậm hơn, trong khi con rồng Ấn Độ giờ đây mới bắt đầu giai đoạn thăng hoa nhất trong cuộc hành trình của mình. Nhưng để bay cao hơn nữa, con rồng Ấn Độ vẫn còn phải đối mặt với không ít vũ môn.
 Giới phân tích và các chuyên gia trên thế giới đang đi hết từ cú sốc này đến cú sốc khác, nếu như cách đây vài ngày là việc Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch làm tiền các tập đoàn nước ngoài bằng cách đưa ra những đe dọa pháp lý, thì ở thời điểm hiện tại cú sốc lại đến từ tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ trong năm vừa qua. 
Ngân hàng trung ương Ấn Độ vừa đưa ra con số cho sự tăng trưởng của nước này trong năm 2014, theo đó Ấn Độ đã đạt mức tăng trưởng 7,5%, vượt khá xa so với kỳ vọng và dự đoán của các chuyên gia. Đồng thời nó cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn, khi Ấn Độ đã chính thức vượt qua Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng; được coi như bước khởi đầu của sự chênh lệch giữa đồ thị phát triển của hai cường quốc kinh tế Châu Á, khi đồ thị phát triển của Ấn Độ đang theo chiều đi lên, còn Trung Quốc đang theo chiều đi xuống.
 Điều này đã được các chuyên gia dự báo từ cách đây nhiều năm, khi Ấn Độ mở cửa sau Trung Quốc hơn 10 năm và vì thế khoảng thời gian phát triển cao độ nhất của nước này cũng sẽ chậm hơn Trung Quốc chừng đó thời gian. Nhưng sở dĩ nó gây bất ngờ là vì nó đến sớm hơn dự kiến. Ngân hàng thế giới WB dự báo Ấn Độ cần ít nhất là 2 năm nữa để chính thức vượt qua Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng, chính phủ Ấn Độ cũng dự báo mức tăng trưởng năm 2014 chỉ khoảng hơn 6,5%, chính vì thế việc chỉ số này nhảy vọt lên tới 7,5% đã khiến tất cả hết sức bất ngờ.
 Các chuyên gia cho rằng, sự nhảy vọt này là kết quả của những biến động của kinh tế thế giới trong năm vừa qua, chủ yếu là do tình trạng suy trầm của kinh tế thế giới trong đó các nền kinh tế lớn nhất như Trung Quốc, EU tăng trưởng chậm lại. Trong bối cảnh đó các nhà đầu tư cần chọn lựa điểm đầu tư thuận lợi nhất, và Ấn Độ đang xếp đầu bảng trong danh sách các lựa chọn tối ưu ở thời điểm hiện tại. 
Kinh tế Ấn Độ đang bước vào chu kỳ phát triển mạnh nhất, khi tính đến năm 2014 dân số trong độ tuổi lao động của Ấn Độ sẽ chạm mốc 800 triệu, tương đương với Trung Quốc vào năm 1993, được coi là thời điểm vàng để phát triển kinh tế. Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là giai đoạn giữa những năm 1990, và giờ đây Ấn Độ cũng đang trong thời điểm tốt nhất để làm điều tương tự.
 Sự suy trầm đột ngột của kinh tế thế giới trong năm 2014, vì thế đã góp phần khiến sự hứa hẹn của kinh tế Ấn Độ nổi bật hơn bao giờ hết, dòng thoái vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi tháng từ Trung Quốc phần lớn đang chảy về Ấn Độ. Lượng FDI tăng vọt trong quý 4 năm 2014 chảy sang từ Trung Quốc này chính là một trong những yếu tố mấu chốt đẩy cao tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ trong năm 2014. 
Làn sóng giảm phát đang lan tràn và đe dọa các nền kinh tế lớn khắp thế giới ở thời điểm hiện tại cũng đang vô tình trở thành đồng minh cho Ấn Độ, khi nó giúp giảm mức lạm phát của nền kinh tế nước này vốn đang là vấn đề chính mà New Delhi đang phải đối mặt. Việc Ấn Độ đạt được một mức lạm phát vừa phải cũng đang là điều kiện hoàn hảo để phát triển kinh tế trong giai đoạn vàng của mình. 
Làn sóng giảm phát trên thế giới đang giúp điều chỉnh mức lạm phát, dòng đầu tư nước ngoài khổng lồ từ Trung Quốc đang tràn sang, và dân số đang trong giai đoạn vàng với 800 triệu người ở độ tuổi lao động, Ấn Độ đang hội tụ đủ cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa để bứt phá trên con đường phát triển kinh tế.
 Sự phát triển bền vững có quy hoạch bài bản cũng đang khiến Ấn Độ có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc trên con đường phát triển kinh tế về lâu dài, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ đợi New Delhi phía trước. Các bang của Ấn Độ đang có sự khác biệt về trình độ phát triển và mức độ quyền lực.
Điều này khiến cho tầm ảnh hưởng của các giải pháp phát triển kinh tế tổng hợp của chính phủ Ấn Độ không đồng đều ở từng bang, đồng thời đặc điểm xã hội phân chia theo đẳng cấp của đất nước đông dân thứ 2 thế giới này cũng đang khiến cho sự linh hoạt xã hội và năng suất lao động chưa đạt mức cao nhất có thể.
 Về lâu dài, một mô hình chính quyền liên bang trong đó quyền lực được tập trung về trung ương như Mỹ đang là cái đích mà các nhà lãnh đạo của Ấn Độ hướng đến. Nó sẽ giúp bảo tồn sự đa dạng văn hóa và truyền thống của mỗi bang Ấn Độ, đồng thời sẽ giúp chính phủ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. 
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, một chính phủ trung ương tập quyền là một yếu tố cần thiết để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, như ở Trung Quốc hay Nhật Bản, và nếu Ấn Độ làm được điều này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nó sẽ còn cao hơn nhiều.
  •  
  • Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Trung Quốc xả 2,4 triệu tấn chất thải nhựa ra biển

(NLĐO) – Trung Quốc đổ gần 1/3 chất thải nhựa gây ô nhiễm vào các đại dương trên toàn thế giới mỗi năm.

Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí khoa học Mỹ, mỗi năm, Trung Quốc thải trung bình 2,4 triệu tấn chất thải nhựa ra biển, chiếm gần 30% tổng số chất thải nhựa trên toàn thế giới đổ ra các đại dương.

Các tinh nguyện viên gom rác thải nhựa ở ven biển Hồng Kông. Ảnh: SCMP
Các tình nguyện viên gom rác thải nhựa ở ven biển Hồng Kông. Ảnh: SCMP


Ngoài Trung Quốc, một số quốc gia khác như Indonesia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Ai Cập, Malaysia, Nigeria và Bangladesh cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường biển nặng nề.

Nghiên cứu cũng ước tính các khu dân cư sống ở vùng ven biển Trung Quốc đã xả ra biển khoảng 1,3-3,5 triệu tấn nhựa mỗi năm. Nguyên nhân xảy ra thực trạng này được cho là do yếu kém trong quản lý chất thải.

Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH California, Trung tâm nghiên cứu phân tích sinh thái và tổng hợp hóa học tại TP Santa Barbarar cùng với tổ chức bảo vệ đại dương (trụ sở tại Washington) cho biết: 20 quốc gia trên thế giới đã thải hơn 83% chất thải nhựa ra biển. Trong đó, Mỹ lại xếp hạng thứ 20 trong nhóm này.

Khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra biển mỗi năm từ 192 quốc gia trên thế giới, theo dữ liệu từ năm 2010. Các chuyên gia dự đoán khoảng 155 triệu tấn rác thải sẽ tích tụ ở các đại dương vào năm 2025 nếu không triển khai bất kỳ biện pháp khắc phục nào.

Xuân Mai (Theo SCMP)
13/02/2015 21:19

Thịt heo ‘ngang nhiên’ tẩm ‘chất lạ’ thành thịt thú rừng

Thịt heo nái già giá rẻ chỉ cần “hóa phép” bằng cách thui vàng da và “tẩm ướp” cho đúng mùi vị là dễ dàng biến thành thịt heo rừng, thịt đà điểu… Các loại “thịt đểu” này đều tiềm ẩn nhiều độc hại cho người sử dụng.


Tại địa bàn quận Thủ Đức, Đội 2, Phòng cảnh sát môi trường – Công an TP.HCM từng phối hợp với lực lượng thú y, phát hiện tại phường Linh Trung có 3 điểm kinh danh thịt heo nái không rõ nguồn gốc. Điều bất thường là các cơ sở này có hơn 100kg thịt heo thui vàng da. Việc này là nhằm mục dích làm giả thịt thú rừng. Tuy nhiên, theo một cán bộ trong buổi kiểm tra thì “do không có bằng chứng nên rất khó xác định hành vi làm giả thịt này”.

Bên cạnh đó, qua điều tra và lấy lời khai của chủ lô hàng từng vi phạm thì cách thức biến thịt heo nái thành thịt thú rừng là dùng máu con đó rưới lên. Một cán bộ tham gia kiểm tra điểm kinh doanh thịt heo làm giả thịt nhím ở một điểm kinh doanh trên đường số 16, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức ( TP.HCM) tiết lộ: “Theo trình bày của chủ lô hàng, anh ta mua thịt heo nái về cắt lát rồi rưới máu của con nhím lên để biến thành thịt nhím”. Tuy nhiên, do tại thời điểm kiểm tra, không phát hiện có huyết nhím tại cơ sở kinh doanh sản xuất cũng như bắt quả tang hành vi này nên trong biên bản không hề có thông tin này.

Chưa biết thật giả của thông tin trên nhưng theo ông Nguyễn Đình Cương, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM thì hết các điểm kinh doanh thịt thú rừng ở TP.HCM đều là “thịt giả”. Các cơ sở này đều có điểm chung là giống nhau về thủ thuật biến heo nái già thành thịt thú rừng khi chỉ cần thui vàng da rồi cắt thành miếng. Theo nguồn tin từ cảnh sát môi trường thì “bí quyết” của việc chế biến là “có thể họ dùng máu thịt thú rừng hay hóa chất để tẩm ướp vào thịt heo sao cho giống thịt thú rừng nhất. Tuy nhiên, các chất tẩm ướp này là chất gì thì đến nay vẫn chưa có đơn vị chức năng nào xác định được”.

Nhiều cán bộ thú y cũng nhìn nhận, trong thời gian qua, trong hầu hết các vụ phát hiện làm “thịt giả”, lực lượng chức năng mới chỉ xác định được nguyên liệu là thịt heo nái không được kiểm dịch còn cách chế biến như thế nào thì vẫn chưa khám phá ra. Trong khi các loại thịt giả đều không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực hẩm, tiềm ẩn nhiều độc hại cho người dùng. Trước sự chậm trễ này, một bác sỹ làm việc trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cho rằng: “Nói ra có thể đụng chạm nhưng theo tôi các đơn vị liên quan chưa làm hết trách nhiệm khi phát hiện các điểm kinh doanh “thịt giả”. Đáng lẽ ra họ phải tiến hành lấy mẫu, phân tích xác định chất tẩm ướp làm giả thịt nhím, thịt nai… là chất gì, có độc hại không. Nếu đó là chất độc hại thì phải xử lý nghiêm chứ không dừng ở mức xử phạt hành chính, tịch thu thịt nguyên liệu đưa đi tiêu hủy”.

 14/02/2015 - 06:34
Theo Pháp luật TP.HCM

Nên để Tập đoàn Điện lực Việt Nam phá sản

HÀ NỘI (NV) .- Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị tăng giá điện để “cứu” tập đoàn này. 

Nhìn cái cột điện chằng chịt dây điện và dây cáp viễn thông như mạng nhện, dễ hình dung ra cái tổ chức của nó luộm thuộn như thế nào. (Hình:HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

 Trước đó, Bộ Công Thương CSVN loan báo, dựa trên thực trạng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tháng tới, bộ này sẽ trình kế hoạch tăng giá điện cho Thủ tướng của chế độ quyết định.

Tại cuộc hội thảo về Báo cáo Kinh tế vĩ mô, ông Cung cho rằng, việc Bộ Công Thương soạn thảo và trình kế hoạch tăng giá điện thay cho EVN để “bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp” là một hành động chống lại lợi ích của người tiêu dùng.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, lẽ ra Bộ Công Thương Việt Nam phải kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ chi phí của ngành điện, tham khảo ý kiến các chuyên gia, thăm dò ý kiến của người tiêu dùng và các bên liên quan, kiểm soát giá điện để bảo vệ lợi ích chung của người tiêu dùng, chứ không phải bảo vệ lợi ích của EVN, bắt mọi người phải gánh chịu những điểm phi lý chỉ vì EVN độc quyền cung cấp điện.

Do cả EVN và Bộ Công Thương cùng dọa “nếu không cho phép tăng giá điện, EVN sẽ phá sản và ngành điện Việt Nam sẽ sụp đổ”, tuy nhiên ông Cung cho rằng, nếu đúng như thế, nên để EVN phá sản và điều đó sẽ giúp ngành điện tại Việt Nam phát triển.

Dẫu ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc EVN, loan báo, mỗi năm, tập đoàn này lỗ tới 16,800 tỉ vì các loại chi phí đều tăng nhưng chưa được đưa vào giá bán điện hiện nay song các chuyên gia kinh tế và dân chúng Việt Nam “không thông cảm chút nào”.

Lý do là vì cuối năm ngoái, sau khi thanh tra EVN, Thanh tra Chính phủ CSVN cho biết, EVN có vô số sai phạm tài chính. Thay vì phải dùng vốn mà chính quyền Việt Nam cấp để phát triển ngành điện, EVN lại dùng 121,000 tỉ đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản,… và thua lỗ trầm trọng.

Chưa kể EVN còn dùng 600 tỉ được cấp nhằm phát triển ngành điện để xây biệt thự, mua các loại xe sang, sân tennis… và đưa tất cả những chi phí này vào giá bán điện.

Cũng cần nhắc lại là đầu năm ngoái, lúc hàng loạt doanh nghiệp nhà nước (DNNN) loan báo “lãi lớn” sau khi tổng kết hoạt động năm 2013, nhiều chuyên gia kinh tế và công chúng công khai bày tỏ sự buồn bực của họ.

Sau hàng loạt thông tin về tình trạng tồi tệ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN): thua lỗ trầm trọng, nợ nần khủng khiếp, hút kiệt ngân sách và là một trong những nguyên nhân khiến kinh tế suy thoái. Số liệu thống kê về hoạt động của các DNNN trong năm 2013, chẳng làm ai phấn chấn.

Trả lời phỏng vấn của báo giới về chuyện nhiều DNNN “lãi lớn”, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải xem kỹ vì sao các DNNN lãi lớn. Những doanh nghiệp này nắm giữ độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực nào đó (xăng dầu, viễn thông, điện) và lãi lớn chỉ vì liên tục tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ.

Thông thường, liên tục tăng giá sản phẩm, dịch vụ sẽ mất khách nhưng vì độc quyền, nên người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của các DNNN không có lựa chọn nào khác. Những chuyên gia này lưu ý thêm rằng, số liệu mà các DNNN công bố có nhiều điểm bất thường. Lúc thì than thua lỗ thê thảm, lúc lại khoe “lãi lớn”. Đó là bằng chứng của “thiếu minh bạch”.

Lúc đó, một số chuyên gia từng dẫn EVN làm ví dụ, khi xin chia thưởng cho cán bộ - nhân viên thì khoe lãi lớn. Khi cần tăng giá điện thì biện bạch rằng đang thua lỗ trầm trọng. Họ nhấn mạnh, EVN sử dụng hàng trăm ngàn tỷ từ nguồn lực quốc gia để đầu tư hạ tầng, lại không có ai cạnh tranh mà lãi vài trăm tỷ thì chẳng đáng gì.

Trên thực tế, giá các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu (như: xăng dầu, điện,…) do các DNNN độc quyền cung cấp liên tục gia tăng khiến vật giá tăng vọt, doanh nghiệp Việt Nam kiệt quệ vì giá thành cao, không còn khả năng cạnh trạnh cả trong lĩnh vực xuất cảng lẫn trên thị trường nội địa rồi phá sản hay tạm ngưng hoạt động, góp phần khiến suy thoái trở thành trầm trọng hơn.

Hồi tháng 11 năm 2013, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam từng nhận định, hoạt động kém hiệu quả của DNNN là một trong những nguyên nhân chính khiến suy thoái kinh tế kéo dài.

Trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2013, ủy ban này cho biết, tuy nắm giữ nhiều nguồn lực nhất song hiệu quả sử dụng tài sản của DNNN kém xa các khu vực kinh tế khác. DNNN phải sử dụng tới 2.2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi doanh nghiệp tư nhân chỉ cần 1.2 đồng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần 1.5 đồng.

Hai nguyên nhân chính khiến DNNN hoạt động kém hiệu quả là quy mô quá lớn, trong khi mô hình quản lý có quá nhiều đầu mối và kém minh bạch.

Đầu năm ngoái, trong cuộc trò chuyện với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, từng nhấn mạnh, phải thay đổi hoạt động của các DNNN “theo hướng thị trường hóa”. Có nghĩa là phải tuân theo quy luật thị trường, mọi thành phần kinh tế đều phải được tiếp cận nguồn lực quốc gia một cách công bằng, bình đẳng. Không thể phân bổ để rồi các DNNN chiếm hết. (G.Đ)
02-13- 2015 3:04:39 PM

Nghi hàng giả, 8.000 công nhân đồng loạt trả lại quà tết

TTO - Gần 8.000 công nhân của Công ty TNHH may Tinh Lợi 2 (Khu công nghiệp Lai Vu, Hải Dương) đồng loạt trả lại túi quà tết (gồm dầu ăn, nước mắm) cho Công đoàn của công ty vì nghi là… hàng giả.

Quà tết bị công nhân trả lại được phía Công ty TNHH may Tinh Lợi 2 tập kết để chuyển trả đại lý phân phối - Ảnh: Tiến Thắng
Nguồn tin do bạn đọc Tuổi Trẻ gọi vào Đường dây nóng báo tin vào chiều 13-2.
Có mặt tại Công ty Tinh Lợi 2, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận đến cuối giờ làm việc chiều, tại các khu phân xưởng, đại diện từng nhóm công nhân bê quà tết ra xếp lên xe đẩy để mang đến khu tập kết trả lại công đoàn. Phần lớn các chai dầu ăn, nước mắm vẫn còn nguyên, chỉ một số chai dầu ăn, nước mắm đã bị công nhân mở nắp ra.
Theo các công nhân, chiều 13-2 là buổi làm việc gần cuối nên Công đoàn tặng mỗi công nhân một túi quà tết gồm một chai dầu ăn, một chai nước mắm và một gói mì chính.
Sau khi nhận quà, các công nhân thấy bên ngoài nắp chai không bọc ni lông như các chai dầu ăn khác, mở nắp ra thì không có nút nhựa nút bên trên nên cho là hàng giả và đem trả lại.
“Chúng tôi thấy nước mắm đã có mùi. Dầu ăn cũng không được đóng gói như bình thường nên cho rằng đây là hàng giả và không muốn nhận quà này”, một công nhân xin giấu tên cho biết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Đình Hoà, chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH may Tinh Lợi 2, cho biết tất cả quà tết tặng công nhân đều được mua từ nhà phân phối của hãng tại Hải Dương.
Công ty mua dầu ăn nhãn hiệu Sunco, nước mắm cá cơm 3 miền. “Trước khi mua, chúng tôi đọc báo thấy một số công ty tặng quà tết mua phải hàng giả nên đã gọi điện thoại đến hãng sản xuất các sản phẩm này để hỏi chính xác địa chỉ nhà phân phối tại Hải Dương. Chúng tôi có đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm của sản phẩm, nhưng giải thích mà công nhân không nghe”, ông Hoà nói.
Theo ông Hoà, có thể do công nhân không quen dùng dầu ăn và nước mắm này nên không muốn nhận. Gói mì chính của một nhãn hàng quen thuộc thì các công nhân vẫn nhận bình thường.
“Về việc công nhân phản ảnh nắp chai đóng không giống chai dầu ăn bình thường, chúng tôi đã hỏi lại nhà phân phối thì họ nói sản phẩm này không có nút nhựa bên trên cổ chai chứ không phải hàng giả. Nhà phân phối đã đồng ý nếu công nhân không thích thì họ sẽ nhận lại hàng và trả công ty tiền”.
Ông Hoà cho biết thêm tổng số tiền mua quà tết cho mỗi công nhân là 120.000 đồng được trích từ quỹ của công đoàn công ty. Công đoàn sẽ gửi lại tiền quà tết này cho những công nhân không nhận quà.
Quà tết bị công nhân Công ty TNHH may Tinh Lợi 2 (khu công nghiệp Lai Vu, Hải Dương) trả lại vì nghi hàng giả trong chiều 13 - 2 - Ảnh: Tiến Thắng
Quà tết bị công nhân trả lại được phía Công ty TNHH may Tinh Lợi 2 tập kết để chuyển trả đại lý phân phối - Ảnh: Tiến Thắng
13/02/2015 19:44
THÂN HOÀNG - TIẾN THẮNG

CHUYỆN KHÓ HIỂU: Nguyễn Bá Thanh chết



Thanks FB https://www.facebook.com/khiemnhu

Chỉ trong vòng 3 phút, (12h 12p, lâm chung, 12h 15p) phóng viên hoàn thành 1 bái báo và đem lên mạng?

Quá thiên tài! (Lấy tin + xử lý thông tin + đánh máy+ sửa morát + duyệt bài và đẩy bày lên net trong vòng 3 phút- với tốc độ interenet như Việt Nam,( xếp loại thấp nhất khu vực Chấu Á Thái Bình Dương)

40 năm sao mãi xa nhau?

VRNs (13.02.2015) – Washington DC, USA – Câu hỏi hàng đầu trong mỗi người Việt Nam ở hai đầu chiến tuyến sau 40 năm kết thúc chiến tranh ngày 30 tháng 04 năm 1975 là tại sao dân tộc Việt Nam vẫn chia rẽ để đất nước tiếp tục suy yếu trước đe dọa xâm lược của láng giềng Trung Quốc ?
Sau đây là những lý do căn cứ vào những việc đã xẩy ra:
Thứ nhất, đảng cầm quyền duy nhất Cộng sản Việt Nam không chịu chia chác quyền lực với ai và không chấp nhận “đa nguyên đa đảng”.
Các Nhà tư tưởng của Đảng tiếp tục lý luận cối chầy rằng: “Tính tất yếu cầm quyền của Đảng ta như là một vấn đề có tính quy luật – quy luật vận động của thời đại và xã hội nước ta, nhu cầu về tư tưởng, tình cảm của nhân dân ta, trực tiếp là sự phát triển của giai cấp công nhân, của phong trào yêu nước cách mạng và được thể hiện qua hoạt động của Đảng ta trong 85 năm qua.” (Trích ý kiến từ Hội thảo “Nâng cao vị thế, vai trò và trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” tại Qủang Ninh ngày 28.01.2015).
150212005
Nhưng “tất yếu” và “quy luật” nào hay toàn chuyện đảng vẽ ra để tự biên tự diễn, tiếm quyền và khoác vào mình “chiếc áo tình cảm của nhân dân” để xỏ mũi dân kéo đi vì giai cấp công nhân và nhân dân lao động, từ sau “Cách mạng tháng Tám 1945” có được chia cho miếng đỉnh chung nào đâu ?
Thứ hai, quyền làm chủ đất nước của dân đã bị tước bỏ để tuyên truyền cho chế độ qua các cuộc bỏ phiếu gỉa tạo “đảng cử dân bầu”, dù vẫn phải nghe tuyên truyền khống rằng “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”.
Thứ ba, đất nước Độc lập rồi mà Tự do thì không, ngược với lời nguyền “không gì qúy hơn độc lập, tự do” của ông Hồ Chí Minh, người lập ra đảng CSVN cách nay 85 năm (03.02.1930 – 03.02.2015)
Thứ tư, đảng tiếp tục lấy chủ nghĩa phá sản Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng độc tài Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại để tiếp tục làm cho dân nghèo, nước mạt.
Thứ năm, quyền lợi của dân bị trắng trợn xâm hại bởi cán bộ, đảng viên mất phẩm chất đã được các cấp có chức có quyền bao che để thỏa mãn quyền lợi phe nhóm tạo thành mạng lưới tham nhũng để bóc lột nông dân và công nhân – hai lực lượng nồng cốt đã giúp đảng Cộng sản lên cầm quyền. Những vụ cán bộ bầy mưu chiếm đất, lấy ruộng của dân trong nhiều dự án đô thị, kinh tế, làm đường để bán lấy tiền bỏ túi và chia chác cho các nhóm lợi ích từ mấy năm qua là nguyên nhân của những vụ khiếu kiện đông người mỗi ngày một nhiều.
Thứ sáu, việc đảng tiếp tục độc quyền kiểm soát và điều hành nền kinh tế quốc gia dựa trên lý thuyết viển vông “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà thực chất chỉ làm thuê cho nước ngòai đã đưa kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc là chính.
Bằng chứng từ các thống kê chính thức của Việt Nam cho thấy hàng hoá nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến 23,7 tỉ USD.
Báo Thanh Niên ngày 14.05.2014 viết: “Điều đáng nói là, với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc về gia công và xuất khẩu, chúng ta thực ra đang xuất khẩu giùm nước này và phần giá trị gia tăng được hưởng rất ít ỏi. Theo Tổng cục Hải quan, cả năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 17,95 tỉ USD hàng dệt may, nhưng phải nhập tới 14,81 tỉ USD, trong đó nhập khẩu của Trung Quốc 5,56 tỉ USD. Công thức là, Việt Nam nhập nguyên liệu của Trung Quốc về gia công và xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, EU ( European Union -Liên hiệp Châu Âu). Ở hoàn cảnh tương tự là điện thoại các loại và linh kiện, Việt Nam xuất được 21,24 tỉ USD cả năm 2013 nhưng phải nhập khẩu 8 tỉ USD, riêng Trung Quốc gần 5,7 tỉ USD…
Không chỉ bán hàng hộ, chúng ta còn tiêu thụ công nghệ cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Năm 2013, Việt Nam nhập từ Trung Quốc tới 36,8 tỉ USD, chiếm tới 28% tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu… Riêng 3 tháng đầu năm, nhóm hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam với tổng trị giá là 1,58 tỉ USD, tăng 29,7%.”
Đó là lý do tại sao nhà nước cứ “tái cơ cấu” mãi mà kinh tế vẫn lệ thuộc vào nước ngòai.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhìn nhận: “Mấy năm qua, tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào tăng vốn đầu tư, sử dụng nhiều tài nguyên và lao động với năng suất, chất lượng thấp… ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Lĩnh vực đầu tư công nhìn chung hiệu quả vẫn còn thấp, cơ sở hạ tầng mặc dù đã khá lên hơn rất nhiều nhưng vẫn còn kém so với các nước tiên tiến trong khu vực.
Sức cạnh tranh của Việt Nam sẽ khó cải thiện nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng tỷ trọng gia công lớn trong nền kinh tế, sử dụng công nghệ trung bình và thấp, lao động không lành nghề và năng suất thấp… và không nhanh chóng đổi mới mô hình tăng trưởng.
Cũng cần nhấn mạnh đến những khó khăn trước mắt của ta trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như nợ xấu, nợ công cao, bội chi lớn ngân sách nhà nước còn lớn, các nhà sản xuất kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn…, trong phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, những hạn chế trong quản lý nhà nước của các cơ quan Trung ương và địa phương…”
(Phỏng vấn của TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam).03.02.2015)
Vì vậy đến cuối năm 2014, tính bình quân mỗi người dân Việt Nam trong dân số trên 91 triệu người phải gánh nợ trên 937 Dollars.
Nợ xấu là món tiền vay Ngân hàng không trả nổi của các cơ sở thương mại và xí nghiệp, trong đó đáng kể là các Doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến cuối năm 2014, nợ xấu của Việt Nam được ước tính là 240.000 tỷ đồng,.
Do đó khi nền kinh tế do Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai chủ qủan và Chính phủ qủan lý xấu như thế thì dân đen phải lao động muôn năm cho tham nhũng xơi và tình trạng giầu nghèo giữa thành phố và nông thôn càng căng ra và sâu thêm.
Vậy nợ xấu ở đâu mọc ra ? Báo Diễn đàn Đầu tư đã dựa vào lời một chuyên gia không nêu tên nói rằng: “Bản chất của nợ xấu ở các ngân hàng Việt Nam được chia thành 3 nhóm: nợ doanh nghiệp Nhà nước, nợ liên quan đến bất động sản và nợ liên quan đến lợi ích nhóm. Trong 3 nhóm này đều có nợ xấu liên quan đến sở hữu chéo, bởi vậy, các ngân hàng không dám đưa ra phán quyết đối với những công ty con của mình, lợi ích nhóm. Do vậy, các ngân hàng không muốn xử lý vì điều đó có khác gì tự chặt chân, chặt tay của mình.”
Để giải quyết được nợ xấu cần phải công khai, nếu không, giải pháp VAMC (Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam) cũng không thể giải quyết được nợ xấu, mà chỉ chữa được những bệnh thời tiết, vì mầm mống gây bệnh nợ xấu vẫn tồn tại trong cơ thể của nền kinh tế” (báo Diễn đàn Đầu tư, 20.10.2014)
Vậy ai, nếu không phải là ông Nhà nước, chủ nhân của Doanh nghiệp Nhà nước, đã đốt tiền của dân vào những canh bạc đầu tư lấy lời để chia nhau, đến khi thua lỗ thì lại ì ra với chiêu bài “cha chung không ai khóc”. Cuối cùng chỉ còn lại dân đen phải è cổ ra lao động để cho đảng tiếp tục nuôi các nhóm lợi ích !
Như vậy thì làm sao mà dân còn kiên nhẫn để liên kết “máu thịt với đảng” như cán bộ Tuyên giáo vẫn khoe khoang ?
Thứ bẩy, đảng tiếp tục độc quyền ngôn luận, báo chí để phục vụ đặc quyền, đặc lợi cho đảng và dùng Công an và côn đồ đàn áp, không chế, bỏ tù những người dân bất đồng chính kiến, đòi tự do dân chủ và đòi quyền con người.
Thứ tám, khi đạo đức của đảng viên đã sa sút đến tận đáy của xã hội và những kẻ tham nhũng cứ sống phây phây trước mắt dân như hiện nay thì công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng làm theo Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” có còn giá trị gì không ?
Thứ chín , dân càng ngày càng nghi ngờ khả năng bảo vệ vẹn tòan lãnh thổ và chủ quyến quốc gia của đảng sau khi đã dành đặc quyền đặc lợi tại nhiều vùng kinh tế chiến lược cho Trung Quốc và còn bất lực trước kế họach lấn chiếm biển đảo và lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
Thứ mười, đảng đã vô ơn bạc nghĩa với 74 chiến sỹ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cũng là công dân nước Việt, đã bỏ mình trong cuộc chiến chống Quân Trung Quốc xâm lược chiếm đóng Quần đảo Hòang Sa năm 1975. Sao lãng tưởng niệm 64 người lính CSVN đã bỏ mình trong trận chống quân Tầu xâm lược chiếm đảo ở Trường Sa năm 1988. Và đặc biệt còn tuân theo lệnh Trung Quốc cấm không cho dân-quân tưởng niệm trên 40,000 chiến sỹ và đồng bào của 6 tỉnh dọc biên giới Việt-Trung đã hy sinh trong 2 cuộc chiến xâm lăng của 600,000 quân Trung Quốc từ 1979 đến 1989.
Từ năm 2011 đến 2013, đảng còn cho Công an đàn áp trí thức và một bộ nhân dân biểu tình tưởng niệm những người đã hy sinh trong các cuộc chiến chống quân Trung Quốc và lên án Bắc Kinh xâm lược tại Sài Gòn và Hà Nội, tiêu biều tại Tượng Đức Trần Hưng Đạo bên bờ sống Sài Gòn và tại Công viên Tượng đài Lý Thái Tổ ờ Hà Nội.
KỲ THỊ NAM-BẮC THẮNG-THUA
Bên cạnh 10 nguyên nhân là mầm mống chia rẽ trong dân kể trên, đảng còn nuôi khuyết tật kỳ thị Nam-Bắc và tiếp tục phân biệt giữa kẻ thắng và người thua sau 30 năm theo cuộc chiến nồi da xáo thịt do Đảng Cộng sản chủ động. Dù đảng đã phủ nhận và tiếp tục che đậy nhưng chúng vẫn thường xuyên là một bi kịch của xã hội trong suốt 40 năm qua.
Bằng chứng là Mặt trận Giải Phóng miền Nam hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, dù do đảng dựng lên nhưng số cán bộ lão thành gốc Nam    vẫn là nòng cốt, đã bị giải tán không kèn không trống sau ngày thống nhất đất nước 1976.
Sau đó đến số phận của Câu lạc bộ Kháng chiến (tên nguyên thủy là Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ), dù chỉ nhằm hoạt động “tương tế ái hữu” cũng bị đình chỉ hoạt động vào tháng 03 năm 1989 bởi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người được coi là “khởi xuớng phong trào Cởi Mở” từ năm 1986.
Ông Linh lo sợ Câu lạc bộ sẽ biến thành một đảng đối lập chính trị vì chỉ sau 2 năm hoạt động số hội viên đã vượt lên 20.000, trong số này có những đảng viên nổi tiếng như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Trần Nam Trung.
Một số sáng lập viên như các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu, Nguyên Phong Hồ Hiếu sau đó đã bị cô lập, bị bắt giam hay sa thải khỏi đảng.
Đối với hàng ngũ Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa thì đảng đã lừa dối hàng trăm ngàn người để bắt tập trung vào các trại giam lao động từ Nam ra Bắc sau ngày 30.04.1975. Nhiều người đã chết trong tù, tiêu biểu và nổi tiếng như nguyên Thủ tướng Phan Huy Qúat, nguyên Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên và Thi sỹ Vũ Hòang Chương.
Ngọai trừ những người trốn được ra nước ngòai hay đủ điều kiện được định cư ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây, những người phải ở lại miền Nam, đặc biệt là những cựu thương binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa và con cháu họ đã bị kỳ thị không cho học hành đến nơi đến chốn, không cho công ăn việc làm dù khả năng vượt cao hơn con cán bộ, đảng viên.
Nhiều người còn không có sổ Hộ khẩu để được sống hợp pháp và không được chữa trị khi lâm bệnh.
Thậm chí đảng còn kỳ thị cả với những chiến sỹ VNCH đã yên nghỉ tại các Nghĩa Trang Quân đội, không tôn trọng vong linh của họ mà còn gây khó khăn cho việc thăm viếng, tu bổ, bảo trì các ngôi mộ này.
Vậy mà đảng và nhà nước vẫn oang oang tuyên truyền cho Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26.3.2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Nghị quyết viết “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, nhưng hành động thì chỉ muốn người Việt ra đi quay đầu về “hòa hợp” vào guồng máy cai trị của đảng và làm việc theo mệnh lệnh của Nhà nước.
Nghị quyết cũng hô hào mọi người hãy: “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.” Rồi hứa hẹn: “ Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”
Nhưng sau 10 năm thi hành (2004-2014), đảng đã thất bại nặng nề vì “lời nói không đi đôi với việc làm”. Đảng không ngừng gửi cán bộ với nhiều dạng thức khác nhau ra nước ngòai để móc nối, mua chuộc, len lỏi phá họai và thao túng các Tổ chức xã hội và chính trị của người Việt ở nước ngòai.
Từ năm 2010, Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngòai (NVNONN), thời Thứ trường Ngọai giao Nguyễn Thanh Sơn làm Chủ nhiệm đã thi hành kế họach: Chiêu dụ 300,000 trí thức, chuyên gia “Việt kiều” (nay đã tăng lên 400,000 người) về giúp nước; Tổ chức các Tổ hoạt động tại các Cộng đồng lớn của người Việt; Tổ chức các lớp dạy Việt ngữ và văn hóa Việt với thầy cô giáo gửi ra từ trong nước; Thành lập Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngòai; Đem sách báo, lập Đài Phát thanh-Đài Truyền hình để tuyên truyền cho đảng; Tổ chức du lịch cho Kiều báo và Tổ chức các trại Hè cho Thanh thiếu niên Việt kiều về thăm Quế hương, thăm các Di tích lịch sử Cộng sản và thăm các đơn vị quân đội ở Trường Sa v.v…
Tuy nhiên kết qủa là con số không, hay chỉ đem lại kết qủa rất hạn chế vì cán bộ và lãnh đạo nhà nước còn duy trì nhiều mặc cảm với những người đã bỏ nước ra đi. Điển hình như số Trí thức, chuyên viên người Việt về giúp nước chỉ đếm tr6en đầu ngón tay.
Đảng cũng thất bại không mua chuộc được Thế hệ người Việt thứ hai và thứ ba ở nước ngoài vì thiếu thành thật và vẫn dựa vào tiêu chí “đảng viên” để lãnh đạo những Trí thức hải ngoại có trình độc học hàm và chuyên môn giỏi hơn mình cả chục lần.
Đã thế, còn nuôi dưỡng ấu trĩ “nghi ngờ” để “bảo mật quốc gia” để che đậy những thông tin ai cũng biết cả rồi !
NÓI HÒA GIẢI NUÔI HẬN THÙ
Vì vậy, cũng chính ông Nguyễn Thanh Sơn đã có những lời nói chỉ để chọc giận và gây chia rẽ dân tộc trong-ngòai trong suốt nhiệm kỳ của ông đến ngày đi làm Đại sứ ở Nga năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn của báo Quân đội Nhân dân ngày 12.09.2011, ông Sơn nói: “Các cơ quan đại diện (của Chính phủ ở nước ngòai) cần mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc cộng đồng, kết hợp công tác vận động cộng đồng với vận động chính quyền, bạn bè sở tại nhằm phân hóa cô lập các phần tử cực đoan. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ động trong công tác đấu tranh với các phần tử lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá đất nước.”
“…Hiện nay, còn lại bộ phận không nhiều những người đi ngược lại lợi ích dân tộc và họ càng bị phân hóa, bị yếu đi bởi khi chúng ta tổ chức càng nhiều hoạt động ở trong và ngoài nước, bà con càng có nhiều thông tin, càng hướng về quê hương đất nước, hiểu về quê hương đất nước thì càng không tin họ. Chính vì vậy, số lượng dù còn ít nhưng họ lại rất quyết liệt, kiên quyết chống phá chúng ta vì họ đang hoảng loạn trước nguồn cung cấp tài chính của quốc gia sở tại và chính vị thế và uy tín của họ đang bị giảm sút.
Không có lý gì mà chúng ta không giành thế chủ động, chìa bàn tay với những người còn hiểu lầm về đất nước, còn mơ hồ về việc họ có thể lật đổ chế độ chúng ta. Chúng tôi đã quyết định có đoàn liên ngành cùng với các cơ quan báo chí trong nước đi công khai, gặp gỡ những phần tử còn chống đối quyết liệt nhất, cố tình không hiểu tình hình trong nước. Chúng tôi đã nêu công khai với Đại sứ quán Mỹ, thông qua cơ quan đại diện Ngoại giao ở các quốc gia như Mỹ, Canada… để có thông tin đến các tổ chức, cá nhân này. Họ rất bất ngờ trước kế hoạch này và lúng túng, cố tình không gặp.
Khi nào họ thực sự muốn gặp công khai như họ nói (nhưng thực ra khi yêu cầu gặp công khai họ lại không dám gặp), thì chúng tôi sẽ sẵn sàng gặp. Chúng tôi đang muốn gặp họ công khai với sự chứng kiến của phóng viên trong và ngoài nước, bà con kiều bào để tìm hiểu xem vì sao họ còn hận thù với đất nước. Và cũng để họ hiểu rõ rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn mở rộng vòng tay đối với họ, nếu họ thực sự muốn hướng về Tổ quốc, mang lại lợi ích cho cộng đồng và cho đất nước.”
Do đó khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ và họp tại Tòa Bạch ốc với Tổng thống Barack Obama ngày 25.07.2013 thì hàng trăm đồng bào người Việt đã biểu tình bên ngoài lên án CSVN và kêu gọi Tổng thống Obama thảo luận và áp lực ông Sang thả tù nhân chính trị và tôn trọng nhân quyền.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phản ứng: “Tôi thật sự không hiểu về cái sự cố tình đó của một số qúy vị, các bác, các anh các chị vẫn còn có tư tưởng hận thù đi ngược lại với lợi ích dân tộc… Tôi nghĩ rằng những cái hiện tượng mà còn đây đó chống đối cái chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các qúy vị, các bác, các anh các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái “chút hận thù cuối cùng”. (Trích phỏng vấn của Phố Bolsa TV)
Viên chức ngọai giao mang nhiều mặc cảm vì đã bị nhiều người Việt ở Hoa Kỳ tứ chối tiếp xúc trong các lần công tác trước nói tiếp: “Qúy vị không có lý gì các vị “đứng ở ngang giữa đường các vị ngăn cản cái quan hệ Mỹ-Việt”. Điều đó chỉ làm cho các qúy vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thâm những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách qúy vị là “cản cái con đường hội nhập của Việt Nam và cản cái quá trình quan hệ Mỹ-Việt” mà họ đang mong muốn….
“….Tôi cho là các bác, các anh chị –“những người đang còn có những tư tưởng như vậy hãy hết sức tĩnh tâm suy nghĩ lại để chúng ta xóa bỏ tất cả những cái hận thù …còn có những cái suy nghĩ cực đoan chống lại đất nước hoặc là có một cái suy nghĩ lệch lạc thì đó thực sự nó chỉ là ảo tưởng…. hãy gác lại những cái tư thù cá nhân, hãy gác lại những cái suy nghĩ cá nhân “.
Cuối cùng, ông Sơn bị đặt mà không biết mình đã nói láo vu cáo người đi biểu tình được trả tiền: ““Tôi cho rằng là những cái biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với chủ tịch nước vừa qua nó chỉ là những cái hiện tượng. Tôi nghĩ rằng là tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy.  Có những người chì vì đồng tiền,có những người chì vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó, chứ trong lòng tôi nghĩ qúy vị cũng không có những suy nghĩ muốn phá hoại quan hệ Mỹ-Việt.”
TRÍ THỨC VIỆT KIÊU QUAY MẶT
Nhưng tại sao Trí thức Việt Kiều đã không chịu về giúp nước thì
Giáo sư Nguyễn Quốc Vọng thuộc Đại học danh tiếng Kỹ thuật và Thiết kế RMIT của Úc Đại Lợi giải thích trong một bài viết: “ Qua thực tiễn 2 năm trở về nước được làm việc, tôi thấy có những nguyên nhân chính sau đây:
Việt Nam chưa thực sự thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, nên một số chính sách và cơ chế để thu hút trí thức không được nghiêm chỉnh thực hiện. Một khi trí thức trong nước chưa được sử dụng đúng mức thì việc trở về của trí thức Việt kiều sẽ không bao giờ xảy ra vì họ đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của nước sở tại;
Chưa làm tốt việc cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm (ví dụ như biên giới biển đảo, Hoàng Sa Trường Sa, quặng mỏ bauxit Tây Nguyên…) nên trí thức Việt kiều không thấy được Việt Nam đã có sự thay đổi, tiến bộ về mặt dân chủ, phản biện, tự do tôn giáo, từ đó đâm ra hoang mang, lo sợ… không muốn trở về nước;
Chưa có đầu mối để tìm tòi, liên lạc, mời gọi… do chính trí thức Việt kiều đảm trách vì trong hàng trăm, hàng ngàn công nghệ cao của thế giới, phải là người có kiến thức mới có thể lựa chọn những công nghệ tốt nhất, thích hơp nhất và có lợi nhất cho đất nước;
Thủ tục giấy tờ về nước phải thông qua nhiều Bộ ngành nên rất rườm rà, mất thời gian;
Tinh thần “vọng ngoại” của một số ít người trong nước vẫn thích “mắt xanh mũi lõ” dù rằng có nhiều khi “mắt xanh mũi lõ” lại ở trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn, không hiểu Việt Nam hơn trí thức Việt kiều;
Tính “địa phương” và “trong ngoài” còn khá phổ biến, môi trường làm việc dựa nhiều vào cảm tính nên nhiều khi không công bằng, thiếu tin tưởng làm trí thức Việt kiều trở thành những thứ trang trí, không có thực quyền và cơ hội đóng góp sở trường khoa học kỹ thuật của mình.
Giáo sư Vọng kết luận bài viết của ông trên Tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa học và Công nghệ) ngày 07.09.2010: “Từ những năm 1970 Hàn Quốc đã mạnh dạn triển khai chính sách mời gọi trí thức Hàn kiều ở Mỹ trở về đóng góp. Ba mươi năm sau Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 13 của thế giới. Cũng thế Trung Quốc đã ứng dụng chính sách ưu đãi mời gọi trí thức Hoa kiều, và họ cũng đã tiến rất nhanh trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước, trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới. Chỉ có Việt Nam, đã hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng, mà vẫn còn loay hoay mãi với câu hỏi về trí thức Việt kiều.”
Theo tổ chức ngọai vi của đảng CSVN là Mặt trận Tổ Quốc thì đến năm 2015, trên tòan Thế giới có: “4,5 triệu người sống và làm việc ở 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hằng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó khoảng hơn 300 chuyên gia, trí thức về làm việc và hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.”
Tuy nhiên bản tin ngày 27.09.2014 của tổ chức này không cho biết 300 trí thức là những ai và họ đã làm gì ờ Việt Nam, nhưng có điều chắc chắc là “ rất ít người muốn trở về sống và làm việc cho đảng CSVN”.
Ngày cả số người Việt gìa ở nước ngoài về nước sống cho hết đời cũng rất ít oi, dù Mặt trận khoe: “Hiện có trên 3.500 doanh nghiệp trong nước do kiều bào thành lập hoặc góp vốn của kiều bào với tổng số vốn đăng ký khoảng 8,4 tỷ USD. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15%.năm, Năm 2009 là 6,83 tỷ USD, năm 2010 đạt mức 8,6 tỷ USD, năm 2011 là 9 tỷ USD, năm 2012 đạt 10 tỷ USD, năm 2013 đạt gần 11 tỷ USD.”
Theo số thống kê ở Việt Nam thì phần lớn đầu tư của người Việt nhằm vào Du lịch và ngành Địa ốc.
Như vậy đủ biết cũng đã có sự dè dặt làm ăn với Việt Nam từ phiá các thương gia người Việt ở nước ngoài. Và tất nhiên, một sự quay về để bị kiểm soát và cai trị bởi chế độ Cộng sản vẫn còn xa vời đối với ước mơ “vắt được chanh thì bỏ vỏ” mà đảng đã nhắm vào khối người Việt Nam ở nước ngoài từ nhiều năm qua.
Đấy là nguyên do tại sao đã sau 40 năm kết thúc chiến tranh và qua 40 cái Tết mà người Việt Nam ở đôi bờ chiến tuyến vẫn còn xa mặt cách lòng, dù đang sống bên cạnh nhau ở trong nước.
Sự nghi ngờ và thờ ơ của đảng CSVN đối với sự quay về Việt Nam của nguyên Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ và Nhạc sỹ Phạm Duy là một bằng chứng cho đến ngày hai ông qua đời (Ông Kỳ qua đời ngày 23.07.2011 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Nhạc sỹ Phạm Duy mất ngày 27.01.2013 tại Sài Gòn).
Lỗi ấy tại ai nếu không phải là vì đảng CSVN vẫn tiếp tục nói một đàng làm một nẻo và chưa muốn hỏa giải với đồng bào trong nước, vẫn nuôi dưỡng chính sách kỳ thị địa phương Nam-Bắc, vùng miền lãnh thổ và tiếp tục độc quyền cai trị để bảo vệ quyền lợi cho một thiêu số lãnh đạo, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp chủ quyền lãnh thổ với ngoại bang Trung Quốc để được yên than.
Phạm Trần