Tuesday, March 18, 2014

Lộ diện 3 'sát thủ' của tàu ngầm Kilo Việt Nam

Sáu tàu ngầm Kilo 636.1 của Hải quân Việt Nam sẽ không trang bị ngư lôi siêu hạng VA-111 Shkval như dân mạng đã đồn đoán trước đó.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam sẽ không sử dụng loại ngư lôi siêu khoang độc đáo VA-111 Shkval như các đồn đoán trước đây. Thay vào đó, trong năm 2009, Việt Nam đã quyết định đặt mua 2 loại khác của Nga là ngư lôi chống tàu ngầm, chống hạm 53-65 và ngư lôi chống hạm TEST 71.
Thông tin trên đã được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri) tiết lộ hôm 17/3.
Theo SIPRI thì hai loại ngư lôi 53-65 và TEST 71 sẽ kết hợp với loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54 Klub để tạo thành một bộ ba vũ khí tấn công cực mạnh cho các tàu ngầm diesel-điện Kilo 636.1 của Hải quân Việt Nam.
Ngư lôi TEST-71M-NK sẽ được trang bị cho tàu ngầm Kilo Việt Nam
Ngư lôi TEST-71M-NK sẽ được trang bị cho tàu ngầm Kilo Việt Nam
Tất cả 3 loại vũ khí chủ lực trên tàu ngầm Kilo này đều đã được Việt Nam đặt mua từ năm 2009 như một phần trong thỏa thuận mua 6 tàu ngầm Kilo dự kiến sẽ hoàn thành trang bị vào năm 2016.
Báo cáo của SIPRI cho thấy, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 50 quả tên lửa hành trình chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M-54 Klub, 80 quả ngư lôi chống hạm 53-65 và 80 quả ngư lôi chống hạm/chống ngầm TEST-71. Trong năm 2013, Việt Nam đã tiếp nhận tương ứng là 10, 15 và 15 đơn vị cho mỗi loại vũ khí hiện đại này.
Tàu ngầm Kilo 636.1 được thiết kế có 6 ống phóng ngư lôi 533mm ở phía trước, cho phép phóng được tất cả các loại vũ khí tấn công chủ lực, bao gồm ngư lôi chống hạm 53-65, ngư lôi chống hạm/chống ngầm TEST 71 và tên lửa hành trình Klub.
+ 53-65 hay Type 53-65 là loại ngư lôi dẫn đường bằng sóng âm, được thiết kế dựa trên loại ngư lôi thế hệ trước Type 53-61. Phiên bản xuất khẩu được gọi là 53-65KE chuyên dùng để chống tàu nổi. Ngư lôi có đường kính 533mm; chiều dài 7,2m; nặng 2.070kg và trang bị đầu nổ nặng tới 300kg.
Hai ngư lôi TEST 71 và 53-65 kết hợp với tên lửa Klub tạo thành bộ 3 vũ khí tấn công hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt Nam
Hai ngư lôi TEST 71 và 53-65 kết hợp với tên lửa Klub tạo thành bộ 3 vũ khí tấn công hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt Nam
Type 53-65 đạt tầm xa tấn công 12km khi di chuyển ở tốc độ 125km/giờ và 18km khi di chuyển tốc độ 83km/giờ (biến thể 53-65K đạt tới 19km và 53-65M lên đến 22km). Theo dự đoán, biến thể mà Việt Nam mua sẽ là loại ngư lôi Type 53-65K.
+ TEST 71 là loại ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn và nặng hơn khá nhiều so với loại TEST 68 - ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn đầu tiên của Liên Xô. TEST 71 sở hữu khá nhiều ưu điểm như tầm bắn xa hơn, đầu nổ nặng hơn và có thể tấn công mục tiêu ở độ sâu lớn hơn.
Ngoài nguyên mẫu ban đầu, TEST 71 còn được phát triển thêm 4 biến thể chính là TEST 71M, TEST 71MK, TEST 71ME-NK và TEST 3. Trong đó, chỉ có biến thể TEST 71ME-NK là có khả năng tấn công đa năng (cả tàu nổi và tàu ngầm), do vậy, có khả năng cao đây cũng chính là biến thể ngư lôi TEST 71 mà Hải quân Việt Nam đặt mua cho tàu ngầm Kilo.
Type 53-65 được đánh giá là loại ngư lôi khá hiện đại, có khả năng tự phát hiện và tấn công mục tiêu ở cự li xa
Type 53-65 được đánh giá là loại ngư lôi khá hiện đại, có khả năng tự phát hiện và tấn công mục tiêu ở cự li xa
TEST 71ME-NK có đường kính 533mm; dài 7,93m; nặng 1.820kg; đầu nổ nặng 205kg và có ưu điểm tuyệt vời là được trang bị 2 ngòi nổ khác nhau: Nổ cận đích (thủy âm và từ trường) và chạm nổ. Ngư lôi hoạt động nhờ được điều khiển từ xa qua dây, đầu dò bán chủ động và đầu dò sóng âm với tầm phát hiện mục tiêu lên tới 1,5km.
TEST 71ME-NK được trang bị hệ thống đẩy với 2 chân vịt kép, tốc độ hành trình 48km/giờ và tăng lên 74 km/giờ ở giai đoạn cuối, tầm xa tấn công 20km ở độ sâu lên đến 400m.
Ngoài 2 loại ngư lôi tấn công chủ lực trên, tàu ngầm Kilo Việt Nam cũng sẽ được trang bị các tên lửa hành trình mạnh nhất và hiện đại nhất của Nga hiện nay là 3M-54 Klub. Theo Sipri thì Việt Nam đã nhận được 50/80 tên lửa này.
Đạn tên lửa 3M-54E dài 8,22m; đường kính 0,53m, trọng lượng 2.300kg, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa có thể đạt tới vận tốc bay Mach 2,9 (nhanh gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa 200km.
3M-54E được tích hợp đầu dò dẫn đường radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.
Tầm bắn xa, tốc độ bay siêu nhanh, quĩ đạo bay phức tạp, đạn tên lửa 3M-54E được xem là một trong những sát thủ diệt tàu chiến hàng đầu thế giới.
Có thể thấy, tàu ngầm Kilo 636.1 của Hải quân Việt Nam được trang bị một hệ thống các loại vũ khí cực mạnh và hiện đại. Với 6 tàu ngầm được biên chế sau năm 2016.
Hải quân Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm hiện đại bậc nhất trong khu vực, đó là những chú cá Kình Kilo thoắt ẩn thoắt hiện như những lỗ đen trong đại dương, sẵn sàng nhả đạn và chiến đấu để bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Phạm Thái

Thư gửi các nhà lão thành Kách Mạng (2)

( HNPĐ ) Kính thưa các nhà lão thành Kách Mạng quí mến, Cháu là Cu Tèo. Mới đọc đến đây- cháu đoán- thế nào cũng có bác thằn lằn chặc lưỡi, “thằng này nghe quen quen!” Dạ, cháu chính là thằng cu Kách Mạng mới đây mổ thư “hỏi xoáy” 



Đói, không xoay xở việc trước mắt,
Đi ăn mày dĩ vãng còn đâu


( HNPĐ ) Kính thưa các nhà lão thành Kách Mạng quí mến,
Cháu là Cu Tèo. Mới đọc đến đây- cháu đoán- thế nào cũng có bác thằn lằn chặc lưỡi, “thằng này nghe quen quen!” Dạ, cháu chính là thằng cu Kách Mạng mới đây mổ thư “hỏi xoáy” các nhà lão thành Kách Mạng (LTKM) và đang chờ được các bác “đáp xoay”, về việc đảng  phân biệt đối xử với đồng chí Tàu Khựa và đồng bào Việt Nam khi họ bị lâm nạn . Hôm nay, gần đến ngày Kách Mạng hồ hởi phấn khởi cưa đá nhảy hát nhạc Tàu- à quên (cháu lại lộn với chuyện Tưởng niệm 40 năm Trận chiến bảo vệ Hoàng Sa và 35 năm Biên Giới phía Bắc) đốt pháo bông, diễu binh kỷ niệm lần thứ 39 ngày “Giải phóng Miền Nam”, cháu lại xin phép mổ meo hỏi tiếp, về ý nghĩa của biến cố lịch sử này mà cháu chưa quán triệt, nếu không thú thật là càng ngày cháu càng dốt, càng mù tịt ý nghĩa cuả hai từ “Giải Phóng”.

Lần này cháu không dám có tham vọng chất vấn các nhà LTKM một cách chung chung, nói theo văn chương mới xhcn là chất vấn đại trà; cháu đi vào cụ thể, chỉ mặt vặt tên một “nhà” thôi. Đó là nhà LTKM Nguyễn Trọng Vĩnh, một vị tướng của Quân đội Nhân dân trước đây, nay là tướng của Quân đội Đảng, đồng bào gọi là “Quân Đảng”, vì theo Hiến Pháp 2013 vừa thông qua, từ rầy về sau, Quân đội không còn “vì Nhân Dân mà chiến đấu” nữa, thay vào đó là, Quân đội “vì Đảng mà cưỡng chế Nhân Dân”.

Kính thưa nhà LTKM Nguyễn Trọng Vĩnh quí mến,

Trước tiên cháu xin chào Bác và bày tỏ nơi đây lòng ngưỡng mộ Bác là một thiên tài: ấu bất học, lớn làm tướng, làm đại sứ. Theo tài liệu Gú Gồ gõ TiênlãngChấmCom, “ông sinh năm 1916 trong một gia đình bần cố nông; mồ côi mẹ lúc 1 tuổi, khi lên 9 được bán cho một gia đình ở Hà Nội với giá 6 đồng bạc để làm con nuôi, nhưng bị đối xử với như người ở, và không được đi học, sau 5 năm mới được chuộc về nhà”(*). Tức là cho đến tuổi 14, năm 1930, Bác Vĩnh vẫn chưa được đến trường.  Cháu không tìm thấy tài liệu ghi bác đi học ở trường nào lúc mô cả, thế nhưng sau khi gia nhập đảng CSĐD năm 1937, bác được giao những chức vụ quan trọng, đòi hỏi nhiều kiến thức, mà đỉnh cao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc kiêm Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Pakistan.

Bác Vĩnh vừa là nhà LTKM vưà là thiên tài, nên Cu Tèo “nắm thằng có tóc chứ ai dại nắm thằng trọc đầu”; cỡ hoạn lợn, cạo mủ, phá sơn lâm, đâm mông du kích…cháu chả thèm màng tới, nói theo tiếng điạ phương của cậu Cu Côn: “choa ẻ vô”. Chỉ có hỏi Bác là chắc ăn, thế nào cũng có câu trả lời chuẩn xác; dứt điểm cái thắc mắc ấm ức cháu ôm suốt 39 năm nay càng ngày càng nặng như bóng ma đè, đêm sau tối thui hơn đêm trước. Con ma “Giải Phóng”.

Cách đây không lâu, bác Vĩnh dạy rằng “... Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Bác Hồ được dân tin thì sao có thể đánh thắng đế quốc Mỹ hiện đại, giàu mạnh hơn ta gấp nhiều lần, thực hiện được hoàn toàn độc lập thống nhất. Uy tín của Việt Nam rất cao, được thế giới khâm phục...”

Lời dạy của nhà LTKM kiêm thiên tài Nguyễn Trọng Vĩnh trên đây, nếu đem mổ xẻ đặt vấn đề thì nhiêu khê lắm đây. Chẳng hạn như mục đích ta “đánh Mỹ” là đánh cho ai? Có đúng là cuộc “đánh thắng đế quốc Mỹ hiện đại, giàu mạnh hơn ta gấp nhiều lần” là nhờ “sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Bác Hồ được dân tin”, hay là nhờ  vào ai, cái gì khác? “Đảng Lao động Việt Nam và Bác Hồ được dân tin”: dân tin là tin vào chính nghĩa, hay là bị mê hoặc bởi tà thuyết do “đảng và  bác” mang về? “Uy tín của Việt Nam” thực sự có “rất cao” và “được thế giới khâm phục...” không, hay là “cầm hộ chiếu VN đi ra nước ngoài thấy thiên hạ đối xử mà xấu hổ?

Trong thư này, cháu chỉ xin hỏi nhà LTKM thiên tài một điều duy nhất rằng, “Đánh thắng đế quốc Mỹ hiện đại, giàu mạnh hơn ta gấp nhiều lần” để được cái gi?

“Để được cái gì?” Tèo biết tỏng, đọc đến đây, Bác tức giận lắm và cháu thì sợ Bác nổi tam bành. Cũng may là ở xa chứ gần, chắc chắn thế nào nhà thằng cu Kách Mạng cũng bị nhà LTKM tát cho một cú không gãy răng thì cũng vẩu môi như môi chú Đồng ăn trầu Hóc Môn Bà Điểm. Bác sẽ quát:

“Để giải phóng Miền Nam chứ để làm gì nữa, Đồ Ngu!”

Mà đúng là cháu ngu thật. Ngu nên mới phải đi hỏi. Bác đừng “bức xúc” đánh Tèo mà tội nghiệp, nha Bác. Tèo biết Bác “bức xúc” không phải vì câu hỏi của Tèo “mang tính” ngu, song vì nó rõ ràng là phản động chống phá tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Bác . Đến đây cháu bổng dưng muốn… bức xúc khi khám phá ra Tèo và Bác bất đồng… tổ quốc. Tổ quốc của Cu Tèo là Việt Nam, còn tổ quốc của các nhà lão thành KM và xồn xồn KM là Xã hội Chủ nghĩa. Tèo bức xúc lắm, bức xúc cực kỳ mà không “xúc” cái “bực” đổ đi đâu được, nhưng bác đừng sợ Tèo ghìm không nổi cơn (bức xúc) đánh Bác như cậu học trò đánh trả thầy mới đây tại TrườngTHPT Nguyễn Huệ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định.

Thưa nhà LTKM Nguyễn Trọng Vĩnh đáng kính, cháu tuy con nhà nghèo nhưng nhơ hồi nhỏ không đến nổi lâm vào cảnh bị thất học, nên cháu hiểu được đôi chút ý nghĩa hai chữ “Giải Phóng” là giải thoát, giải tỏa, giải cứu ai đó hay nơi chốn nào đó đang ở trong tình trạng bất ổn, lâm nguy, như đói khổ, dốt nát, bị kìm kẹp mất tự do … Tức là quân đi giải phóng ai đó nơi nào đó phải “ngon” hơn “đối tượng” cần được giải phóng .

Đằng này, sau ngày 30 Tháng Tư 1975 mà Kách Mạng gọi là “Giải Phóng Miền Nam”, cháu thấy những gì xảy ra hoàn toàn ngược lại, khiến cho bọn phản động chống phá tổ cò gọi Giải Phóng thành “Phỏng.. hai hòn”. “Hai hòn” là cách Cu Tèo nói trại đi cho nhà LTKM đỡ ngượng và khỏi trách móc thằng cu Kách Mạng này ăn nói viết lách thiếu văn hoá kiều trinh; nếu làm đúng theo chủ trương minh bạch, công khai “tài sản” Đảng dọa áp dụng cho các đồng chí cao cấp bấy lâu nay, cháu phải gọi đúng tên đúng của là “Phỏng Dái”.

Đại khái là “biết rồi khổ lắm”, nhưng cứ vẫn phải “nói mãi”:

Trước 30/4/75, quân GP đến đâu, dân nơi đó bỏ chạy theo quân “Kìm Kẹp”.

Ngày 30/4/75, quân GP vào thành phố bị “Bóc Lột”, thấy sướng mắt hơn “ngoài nớ”, trông ngơ ngơ ngáo ngáo như “người hành tinh”. Một điển hình là chiến sĩ gái quân GP Dương Thu Hương, phải gục mặt khóc bên vĩa hè đường Lê Lợi, và thốt lên “Man rợ đã chiến thắng văn minh”.

Sau 30/4/75 dân Miền Nam bị “Mỹ Ngụy bóc lột không có áo mặc, phải ăn bằng gáo dưà”, tưởng quân GP sẽ đem quần áo lương thực thực phẩm đồ dùng vào cho, ai dè bị họ vào vơ vét về Bắc, xe nối đuôi nhau đêm ngày suốt cả năm sau chưa xong; ai dè sau này mới phát hiện ra thiên đường ngoài ấy có câu ca dao” “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cụ Hồ em ơi” . Tiếp theo là bị GP đuổi ra khỏi nhà, nhường cho GP ở.Dân Miền Nam xưa nay chỉ ăn cơm trắng “thuần chủng” gạo, nay GP vào toàn phải ăn thực phẩm của heo bò chó ngựa.

Về quyền tự do báo chí, tụ họp, biểu tình khi chưa “được” GP ra sao, Bác chỉ cần hỏi các nhà xồn xồn Kách Mạng Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi … thì biết; trường hợp vì quậy quá mức, gây rối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng, có bị bắt bỏ tù thì ngày thi cử cũng được thoải mái “lều chõng đến trường quy”, như tự thú của nhà xồn xồn Kách Mạng quá cố Lê Hiếu Đằng lúc còn trên giường bệnh. Chứ không giống như thầy giáo Đinh Đăng Định ở Dak Nông bị bắt đi tù hành hạ lâm bệnh nặng vẫn không cho đi chữa, nay ung thư dạ dày giaiđoạn cuối chờ chết, Kách Mạng mới cho về nhà, chỉ vì “cái tội” phản đối Kách Mạng để giặc Tàu vào VN khai thác Bô xít nhưng mục đích là ngồi trên nóc nhà Tây Nguyên.

Kách Mạng giải thích sỡ dĩ có việc quân“GP” đến đâu dân bỏ chạy theo “quân Ngụy” là vì dân chưa biết KM? Thế thì sau khi Miền Nam “được GP” hoàn toàn , dân MN biết KM, không còn đất liền để chạy, phải chạy xuống biển “làm mồi cho cá còn sướng hơn”.

Nói túm lại là anh khố rách áo ôm vưà ác ôn nhờ bạo hơn gian manh hơn và nhất là có lý tưởng hơn, “mất là mất khố rách áo ôm; được là được tất cả”, ở ngoài ấy nhào vô vặt cổ anh nhà giàu xuống trấn lột hết mọi thứ của người ta, rồi gọi là “Giải Phóng” đúng không Bác?

Thưa nhà LTKM Nguyễn Trọng Vĩnh,

Cháu biết Bác là một nhà LTKM kiên trì chung thủy với CS, “tương cận” loài “cà cuống chết đến đít còn cay”. Bác không giống cụ Tô Hải, một nhà KM còn lão thành hơn bác, nhưng nay quay ra “em chả em chả” với “con đường xưa em đi”. Cụ bất chấp cái “sổ Hưu”, mà vị tướng kiêm giáo sư kia nâng niu vì sổ hưu mà ngọng miệng, đang vận dụng hết tàn lực nói lên sự lầm lạc của bản thân để cho đám trẻ sau này chớ có dại nghe theo lời mật ngọt mà chui đầu vào con đường hại nước hại dân. Nếu cháu hỏi cụ Tô Hải về hai chữ Giải Phóng, chắc chắn câu trả lời có được chỉ “mang tính” một chiều, đó là chiều Bị Phỏng hai hòn. Chính vì vậy mà cháu chỉ hỏi Bác, khách quan hơn vì Bác ở chiều “bên thắng cuộc”, tức bên khố rách áo ôm vật bọn nhà giàu phơi trắng bụng, thu cuả cải về một mối, sách Lịch sử Đảng về sau ghi lại là Đại thắng Muà Xuân 1975 .

Cháu rất nôn câu trả lời của Bác, trên trang Dân Làm Báo này.

Trong khi chờ đợi, xin nhà lão thành Kách Mạng Nguyễn Trọng Vĩnh  nhận nơi đây lòng tri ân sâu xa của Cu Tèo

Kính meo,
Cu Tèo, nhà thằng cu Kách Mạng
Ghi chú:
(*)(http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%E1%BB%8Dng_V%C4%A9nh)

Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ )

PICS:Lại cháy lớn tại nhà máy gỗ

Thứ Tư, 19/03/2014 - 10:03

(Dân trí) - Khoảng 7h sáng nay, tại nhà máy gỗ MDF Quảng Trị đã xảy ra một vụ cháy lớn. Ngọn lửa bốc cao và lan nhanh.

Rất nhiều xe cứu hỏa đã được điều đến để tham gia chữa cháy. Hơn 2 tiếng sau, các lực lượng cứu hỏa mới dập tắt được đám cháy.
Tuy nhiên, khi các phóng viên của các cơ quan thông tấn đóng trên địa bàn có mặt tại hiện trường vụ cháy, lực lượng bảo vệ tại công ty này lại ngăn cản không cho tiếp cận hiện trường. Một số vị lãnh đạo cũng bị ngăn cản phóng viên vào khu vực trên.
Đám khói lớn phụt lên từ ống thoát không khí của nhà máy...
Đám khói lớn phụt lên từ ống thoát không khí của nhà máy...
Nguyên nhân xảy ra cháy hiện vẫn chưa được xác định

Nguyên nhân xảy ra cháy hiện vẫn chưa được xác định
Nguyên nhân xảy ra cháy hiện vẫn chưa được xác định
Đám cháy đã lan nhanh ra một vùng rộng
Đám cháy đã lan nhanh ra một vùng rộng
Phóng viên không được tiếp tận hiện trường vụ cháy

Phóng viên không được tiếp tận hiện trường vụ cháy
Phóng viên không được tiếp tận hiện trường vụ cháy
Các lực lượng chức năng đang điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy.Dân trí sẽ tiếp tục thông tin.
Đăng Đức

VIDEO: Rùng mình công nghệ “hô biến” thịt ôi thiu thành thịt tươi!


(Dân trí) - Chỉ cần dùng một lượng nhỏ hóa chất, chỉ trong tích tắc, các chất nhớt, mốc của thịt biến mất. Mùi hôi của thị ôi thiu cũng không còn.


Tình trạng mua nhầm, ăn nhầm thịt lợn không đảm bảo chất lượng VSATTP không phải là chuyện hiếm gặp đối với người tiêu dùng hiện nay.

Đặc biệt, những thông tin về "thần dược" biến thịt thối thành thịt tươi hay thịt bẩn ùn ùn đổ vào các tỉnh thành đã khiến không ít người hoang mang, xôn xao về chất lượng thực phẩm đang lưu thông trên thị trường.

Vậy có hay không loại “dược liệu” thần kỳ hô biến thịt thối thành thịt tươi?  Để trả lời câu hỏi này, phóng viên Dân trí đã mất nhiều ngày tìm hiểu tại các khu chợ đầu mối lớn ở Hà Nội và không khỏi rùng mình khi được dân buôn bật mí công nghệ “tẩy trang” giúp thịt luôn trông tươi ngon, đánh lừa người tiêu dùng.

Theo sự chỉ dẫn của một đầu mối chuyên bán buôn thịt lợn ở khu vực Cầu Diễn (Hà Nội), thịt lợn sau khi bán ế sẽ được tiểu thương gom về, dùng một loại hóa chất tẩy rửa mùi hôi thối để đổ mối cho các con quán cơm, nhà hàng với giá rất rẻ.

Tại phố Hàng Buồm – nơi được xem là đầu mối lớn nhất tại Hà Nội chuyên cung ứng các loại hoá chất hương liệu, khi được hỏi về loại hóa chất tẩy mùi cho thịt ôi, nhiều tiểu thương ở đây đã không ngần ngại giới thiệu với khách hàng. 


Xuân Ngọc - Hà Trang

Kịch Bản Crimea Cho VN

 

Crimea sát nhập vào Liên xô
Thế là Crimea tuyên bố độc lập, sau cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật với tỷ lệ áp đảo hơn 95% phiếu đòi ly khai khỏi Ukraine. Như thế, Việt Nam có thể bị trúng kế ly khai nào không, theo kịch bản hung hiểm nào từ đàn anh Trung Quốc dàn dựng?
Chuyện Crimea ly khai dễ hiểu, vì 60% cư dân Crimea là sắc tộc Nga, và ngôn ngữ Nga là tiếng nói chính thức, và vì lính Nga đang tràn ngập nơi bán đảo này.
Trên bán đảo Crimea có 2 triệu người, trong khi toaà bộ Ukraine là 45 triệu người, với 58% là dân gốc Nga, 24% là dân Ukraine, và 12% là sắc tộc Tatar Crimean.
Lúc đầu, lãnh tụ Liên Xô Nikita Krushchev năm 1954 lấy mảnh đất Crimea tặng cho Ukraine khi Liên Bang Xô Viết còn tồn tại, và Ukraine là một phần của Liên Xô.
Người ta nói, lúc đó Krushchev đang say, và vì ông có nhiều ơn nghĩa với Ukraine: ông là người sắc tộc Nga sinh tại một thị trấn Nga, nhưng là “cán bộ nguồn” được trưởng thành qua Đảng Cộng sản Ukrain và rồi làm Tổng Bí thư Đảng CS Ukraine trong thời Stalin đang thanh trừng dữ dội. Krushchev có 3 vợ và nhiều tình nhân, trong đó có nhuũng người là Ukriane, thế là viêc uống rượu say và lấy mảng Crinea tặng cho Ukraine cũng là hành vi có thể hiểu được.
Hãy hình dung thế này, có bao giờ một mảng phía bắc ở Lạng Sơn, Lào Cai hay Quảng Ninh, nơi nhiều sắc tộc thiểu số cư ngụ… một hôm theo sự xúi giục của Trung Quốc liền theo gương Crimea đòi ly khai?
Hay giả sử, một mảng Tây Nguyên, nơi có nhiều công nhân Trung Quốc đang làm việc ở các nhà máy bauxite, một hôm tuyên bố độc lập, và khi chính phủ Việt Nam trấn áp thì nhà nước Bắc Kinh ầm ĩ, theo gương Putin, tuyên bố đưa quân bảo vệ người sắc tộc Hán tộc?
Hay giả sử, Trung Quốc dàn dựng một chính phủ thân Bắc Kinh ở Cam Bốt, và rồi cho gián điệp người sắc tộc Cam Bốt sang xúi giục 6 tỉnh Đồng Bằng Cửu Long tuyên bố độc lập lấy tên là Cộng hòa Khmer Krom?
Hay đơn giản hơn, ngay tại Bình Dương, Quảng Trị, Hà Tĩnh… cũng có thể ly khai khi tìm cách trở thành một Crimea Châu Á?
Bản tin RFI nêu lên một cơ nguy mới là sức mạnh mềm của TQ, cụ thể là tiền đầu tư:
“Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam đang gây lo ngại cho các chuyên gia về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế, đặc biệt với việc các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012, đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực: khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng…
Trong bối cảnh đó, vào tuần trước, Thông tấn xã Việt Nam loan tin là Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một công ty dệt may của Trung Quốc xây dựng một nhà máy với tổng vốn đầu tư 68 triệu đôla (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản). Thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án này được loan báo vào lúc mà các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam, với hy vọng sau này được hưởng những điều kiện ưu đãi khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam sẽ được giảm xuống đến mức có thể chỉ còn 0% khi nhập vào Mỹ, thị trường lớn nhất của Việt Nam trong số các nước tham gia TPP.
Điều này đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam, hiện có sức cạnh tranh còn rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà phân tích tại Việt Nam đã cảnh báo rằng dù sau này là thành viên của TPP, Việt Nam cũng không thể tận hưởng toàn bộ những lợi thế của một thành viên và phần ngon nhất của «chiếc bánh» TPP sẽ vào tay Trung Quốc.
Nhưng không chỉ trong lĩnh vực may mặc, Trung Quốc cũng đang gia tăng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Theo báo Đất Việt ngày 18/01/2014, cùng với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, một số nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư bất động sản tại khu vực miền Trung. Báo cáo mới nhất của Công ty dịch vụ bất động sản CBRE cho biết, các nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng.
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp Việt Nam. Nay các công ty Trung Quốc cũng đang dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Lợi dụng lúc nhiều công ty Việt Nam đang gặp khó khăn về mặt tài chính, phải bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài, công ty Trung Quốc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều. Các chuyên gia trong nước lo ngại là sau một thời gian, những công ty đó có nguy cơ biến thành công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt Nam, nếu như họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị.
Trang mạng Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 14/02 vừa qua đã có bài báo động về nguy cơ này với hàng tựa: «Trung Quốc “âm thầm” thâu tóm doanh nghiệp Việt». Tiêu biểu là vụ công ty Firstland (Trung Quốc) mới đây đã trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5,63%. Cuối tháng 12/2013 vừa qua, Gaoling, một quỹ của nhà đầu tư Trung Quốc, cũng đã chi 40 triệu đôla để mua 6,2 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty Vinacafe Biên Hòa.”(hết trích)
Hãy hình dung, Trung Quốc bơm tiền cho các cơ vợ người Việt Nam, mua ào ạt các tài sản điạ ốc, các hãng xưởng… và rồi một hôm kịch bản ly khai như Crimea xuất hiện.
Hãy sợ là vậy.
Đó là chưa bàn chuyện một ông Tổng Bí Thư CSVN uống rượu say và nghe cô tình nhân gốc Hoa thủ thỉ, liền ngắt ra một tỉnh để tặng cho đàn anh vĩ đại?
Phải chăng, Công hàm 1958 là một kịch bản tương tự đã diễn ra lặng lẽ?

Tiểu thương bỏ chợ vì tính nhập nhèm của ban quản lý

19/03/2014 - 00:16
Chuyện tiểu thương đóng cửa, bỏ chợ để phản đối các hành xử của ban quản lý chợ đang ngày càng nhiều và đã diễn ra trên khắp cả nước. Nguyên do rất đơn giản chỉ bởi chợ được vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng ban quản lý chợ vẫn tư duy theo lối bao cấp, hành xử kiểu ban phát, trên đã làm thì dưới phải nghe nên đương nhiên, tiểu thương phải ngậm ngùi bỏ chợ phản đối không còn là điều lạ.


Các tiểu thương đồng loạt dừng buôn bán tại chợ Vinh - Ảnh: NLĐ

Ngày 17/3, gần 600 tiểu thương ở tầng 1 và tầng 2 đã đóng cửa ki ốt và có buổi làm việc tại UBND tỉnh Nghệ An liên quan đến việc buôn bán tại chợ Vinh. Các tiểu thương cho biết ban BQL chợ Vinh đã đi ngược với những cam kết ban đầu. Theo quyết định huy động vốn xây dựng chợ đã quy định thì tầng 3 được bố trí là khu hành chính, văn phòng cho thuê nhưng BQL chợ Vinh lại dùng để mở thêm 514 ki ốt kinh doanh.

Kinh tế khó khăn, nhiều hộ kinh doanh tại tầng 1 và 2 đã phải hoạt động cầm chừng. Nay BQL lại mở thêm các ki ốt ở tầng 3 khiến các tiểu thương dễ thua lỗ, phá sản khi sức cạnh tranh cao.

Đây không phải là lần đầu mà đã là lần thứ 3 hàng trăm tiểu thương chợ Vinh đã kéo lên UBND TP Vinh để phản đối chủ trương của BQL chợ.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết “tỉnh đã có công văn giao cho chủ tịch UBND TP Vinh lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra, xử lý những kiến nghị của các tiểu thương chợ Vinh và có báo cáo gửi về UBND tỉnh trước ngày 15/4/2014”.

Việc các tiểu thương không cùng chung quan điểm với đơn vị quản lý hay UBND không chỉ diễn ra ở chợ Vinh mà đã từng xảy ra ở những chợ khác. Trước đó, vào tháng 1/2013, tại thủ đô Hà Nội cũng xảy ra những bất đồng ý kiến giữa ban quản lý chợ với các tiểu thương. Từng là chợ sầm uất, nhưng sau khi được xây mới thì chợ Bưởi (Hoàng Hoa Thám) lại trở nên “đìu hiu” khi nhiều tiểu thương chán nản bỏ chợ vì phản đối những thay đổi trong cách quản lý của BQL chợnhư tăng giá thuê, chỉ cấp điện cho những hộ kinh doanh đóng tiền phí chợ…

Tương tự, vào cuối tháng 12/2013, hàng trăm tiểu thương tại chợ Vĩnh Tân cũ (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đã mang 3 chiếc quan tài cùng băng rôn trước chợ để phản đối quyết định xóa bỏ chợcũ của UBND huyện. Theo các tiểu thương, chính quyền có chủ trương di dời, giải tỏa chợ cũ từ 6 năm trước nhưng lại không đưa ra chủ trương di dời, bồi thường thỏa đáng. Thêm vào đó, chợ mới xây cách chợ cũ khoảng 500m nhưng địa điểm lại không thuận lợi cho việc mua bán đã khiến nhiều tiểu thương bức xúc, phản đối di dời sang chợ mới.

Các vụ việc trên cho thấy, chuyện ký kết hợp đồng giữa ban quản lý chợ với tiểu thương giống như trò đùa, kiểu " lời nói gió bay" khi các điều khoản luôn bị phá vỡ. Dù được ký trên giấy trắng mực đen và hoạt động trên một thị trường tự do, cạnh tranh lành mạnh nhưng các BQL chợ này không hiểu chữ tín là gì nên mới có những hành động nhập nhèm, thiếu minh bạch khiến tiểu thương đồng loạt bức xúc. Chỉ khi nào những người quản lý này thực sự hiểu cơ chế vận hành của thị trường, coi mỗi tiểu thương như một bộ phận cấu thành nên cái chợ, có sự bàn bạc, tôn trọng nhau đúng nghĩa thì chuyện tiểu thương " bãi thị" may ra mới vơi bớt.
Hải Băng
Tổng hợp

Ám ảnh suối dữ Sam Lang và cầu treo Chu Va

19/03/2014 - 08:27
Clip cô và trò ở bản Sam Lang Điện Biên phải chui vào túi nilon để vượt suối gây chấn động dư luận, nhiều người đã không khỏi bàng hoàng xót xa. Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã phản ứng khá nhanh khi ngay lập tức khẳng định sẽ cho triển khai xây cầu treo ở đây. Chỉ thế thôi cũng đủ làm người dân bản địa nức lòng. Nhưng bao giờ cây cầu được thành hình thì chắc còn lâu cũng như nỗi ám ảnh cầu Chu Va.



Lũ về dòng suối ở bản Sam Lang trở nên dữ dội, nước chảy siết nhưng ngày ngày các cô giáo vẫn phải tìm cách vượt qua để đem con chữ đến với học sinh. Vậy nhưng chẳng có cây cầu nào,cũng chẳng có con đò nào kham nổi và thế là người dân đành nghĩ ra cách “nhét” các cô giáo vào trong chiếc túi nilon to, buộc kín và vật lộn với các con nước xoáy để kéo qua sông. Chẳng ai có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra nếu nước siết hơn, và người kéo không may tuột tay, hay khí trong túi chẳng đủ để người ở trong hít thở.

Chẳng riêng gì Sam Lang, rất nhiều nơi cũng trong tình cảnh “trắng” cầu như vậy. Chuyện học sinh ngày lại ngày cởi quần áo bơi qua sông suối, hay đu dây đến lớp đã trở nên phổ biến ở nhiều vùng miền dù cách đó không xa là những tòa nhà hào nhoáng, những trụ sởxa hoa được xây từ ngân sách với hàng tỷ thậm chí nhiều chục tỷ đồng. Không thiếu những cây cầu xây xong không bao lâu lại phải tốn cả chục tỷ đồng nữa để sửa sang tu bổ. Trong khi đó,chỉ cần 1-2 tỷ hay thậm chí vài trăm triệu đồng cũng đủ để xây một chiếc cầu nho nhỏ cho đám học sinh có thể nhón chân vượt qua dòng nước dữ. Ngay tại thủ đô, mới đây người ta đã phải bàn tính đến chuyện dỡ bớt cầu nội đô vì dư thừa và bất hợp lý thì ở một vùng huyện ngoại thành học sinh vẫn phải đu dây qua sông đến trường.
 

Vẫn với phong thái của một người lãnh đạo ngành dám nói dám làm, dù đang trong chuyến công cán xa song Bộ trưởng Đinh La Thăng vẫn không quên trách nhiệm khi khẳng định sẽ triển khai xây cầu treo để phục vụ học sinh bản Sam Lang. Lời khẳng định này quả thực là quý hóa đặc biệt là khi vụ việc đang trở thành tâm điểm của dư luận. Vậy nhưng chỉ đến khi báo chí phản ánh thì Bộ GTVT mới lên tiếng dù sự việc diễn ra đã quá lâu, chưa kể hầu hết các vùng cao nào cũng có chuyện tương tự mà địa phương không biết, ngành GTVT sở tại không hay, thì dường như cũng không phải là kịp thời cho lắm. Hơn nữa, nếu chỉ xây 1 cây cầu ở Sam Lang thì đã là đủ và hợp lý hay chưa lại là chuyện khác. Bởi theo thông tin từ Bí thư Tỉnh đoàn Điện Biên Vừ A Bằng, Điện Biên cần hàng chục cây cầu treo mới đủ. Nếu xây ở đây mà các điểm khác không được quan tâm thì là sự bất công và nửa vời. Đó là chưa kể ở vô vàn các tỉnh khác nữa.

Mà rồi nếu như Bộ đã chủ định xây cầu thì cũng mong chất lượng được giám sát chặt chẽ bởi sự bi thương của cầu Chu Va 6 vẫn còn day dứt lắm. Cây cầu được thiết kế với tải trọng 1,5 tấn cùng số tiền chi ra là 1,25 tỷ đồng, ấy vậy mà chỉ có mấy chục người cùng đi qua đã không chịu nổi, quy cho cùng lỗi chỉ tại cái ách neo đã gãy sớm. Gần chục người đã thiệt mạng thế nhưng đến giờ vẫn chưa thể truy tố bởi còn nhiều ý kiến luận bàn song tìm mãi cũng không thấy ai sai  mà ý nào dường như cũng có lý cả.

Bộ trưởng từng phát biểu trên VTV rằng tai nạn cầu Chu Va đã  làm ảnh hưởng tới niềm tin và gây mất lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Mong rằng vị Bộ trưởng nổi tiếng là quyết liệt này cũng vẫn mạnh tay và cương quyết hơn nữa để người dân còn có cầu mà đi, tính mạng cũng không còn bị đe doạ.

Trịnh Vũ
THÓT TIM XEM CÔ GIÁO VƯỢT SUỐI BẰNG TÚI NILON

Chủ tịch huyện không chịu thi hành án, người thắng kiện bó tay?

3:16 PM, 18/03/2014

             Ông Giang và căn nhà sau ba lần bị đập, phải dùng cây gỗ chống cho khỏi sập

Thi hành án cũng "bó tay" vì chủ tịch huyện - đồng thời là trưởng ban chỉ đạo thi hành án - lại trây ỳ.

Hơn bốn tháng qua, ông Huỳnh Trung Giang (ngụ khóm 1, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) gửi đơn đến nhiều cơ quan yêu cầu xử lý trách nhiệm của Chi cục thi hành án huyện này vì không thi hành án theo luật định. Chi cục trưởng thi hành án  là chủ tịch UBND huyện này, trong khi chủ tịch huyện lại không chịu thi hành án.

Kiện vì ba lần đập nhà

Theo ông Giang, ông hành nghề buôn bán ở thị trấn nên rất ngại “ăn thua” với chính quyền, nhưng sau hàng loạt thiệt hại do chính quyền gây ra, ông “nhịn hết nổi”.

Ông kể: Vào tháng 12.2008, tôi bị UBND huyện Trần Văn Thời thu hồi đất và một phần kiến trúc nhà để lấy mặt bằng làm lộ giao thông. Dù bị đập bỏ phần mặt tiền nhà nhưng tôi vui vẻ nhận tiền đền bù theo quy định vì nghĩ mình sẽ có đường lớn và đẹp hơn.

Nhận tiền xong, tôi xây lại cái mặt tiền mới cho nhà mình. Thế nhưng một năm sau (tháng 11.2009), huyện lại đập thêm một đoạn nhà nữa, ba tháng sau UBND huyện lại cho đập tiếp!

“Chiều dài căn nhà ban đầu là 22 m. Huyện cho đập lần đầu hết 7,3 m; lần hai thêm 0,7 m và lần ba là 3,6 m khiến căn nhà còn lại hơn 11 m. Họ đã đập gần nửa căn nhà, làm “bay” luôn ba trong bảy hàng cột chịu lực. Nhìn vào căn nhà sau ba lần đập, ai cũng sợ sập, vậy mà tôi yêu cầu bồi thường để gia cố, sửa chữa lại phần còn lại của căn nhà họ từ chối.

Tôi buộc phải kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Xử sơ thẩm, tòa án huyện Trần Văn Thời bác đơn của tôi. Đến phiên phúc thẩm ngày 3-9-2013, tòa án tỉnh Cà Mau sửa án, buộc UBND huyện Trần Văn Thời phải bồi thường cho tôi gần 88 triệu đồng” - ông Giang nói.

Thi hành án huyện cũng “bó tay”

Sau khi bản án có hiệu lực, ông Giang làm đơn đề nghị thi hành án. Tuy nhiên, hơn bốn tháng trôi qua, với nhiều lý do khác nhau, UBND huyện Trần Văn Thời không chịu thi hành án nên ông Giang yêu cầu xử lý trách nhiệm cơ quan này. Trong khi đó, Chi cục thi hành án huyện cũng “bó tay”, phải gửi báo cáo lên cấp trên thỉnh thị cách xử lý.

Ngày 17-3, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quốc Trợ, Chi cục trưởng thi hành án huyện Trần Văn Thời, nói: “UBND huyện không chịu thi hành án với lý do là đang chờ giám đốc thẩm bản án. Đúng ra thì phải cưỡng chế nhưng theo quy định thì tài sản của UBND huyện được hình thành từ ngân sách, không thuộc tài sản bị cưỡng chế.

Chúng tôi đã báo cáo vụ này về Cục thi hành án tỉnh và tỉnh đã xuống làm việc bước đầu với Huyện ủy Trần Văn Thời. Dự kiến vài ngày tới huyện ủy sẽ có cuộc họp để tìm cách xử lý vấn đề này”.

Cùng ngày, chúng tôi gọi điện thoại cho ông Lưu Minh Nhựt - Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, Trưởng ban Chỉ đạo thi hành án huyện này, để đăng ký làm việc. Khi ông Nhựt báo bận, chúng tôi đặt vấn đề về việc vì sao huyện không thi hành án cho ông Giang.

Ông Nhựt nói: “Chúng tôi xin hoãn thi hành án để chờ quyết định giám đốc thẩm”. “Theo quy định, án có hiệu lực là phải thi hành, trừ khi có quyết định tạm hoãn của cơ quan tố tụng. Trường hợp này chưa có quyết định giám đốc thẩm, chưa có quyết định hoãn thi hành án, nhưng sao huyện không thi hành án?” - chúng tôi đặt câu hỏi. Ông Nhựt bảo: “Việc này các ông nên qua thi hành án huyện hỏi sẽ rõ hơn” rồi cúp máy.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo thi hành án huyện nên khi ông trây ỳ thi hành án; người dân bức xúc, còn Chi cục thi hành án huyện cũng “bó tay”.

Luật Tố tụng hành chính hiện nay có hai điều (247, 248) nói về việc xử lý vi phạm khi không thi hành án. Nhưng các điều luật vẫn còn chung chung theo kiểu: “Tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”. Thực tế, nếu chủ tịch UBND cố tình không thi hành án thì không ai biết cơ quan nào sẽ phải đứng ra yêu cầu xử lý họ. Để khắc phục, luật phải quy định trách nhiệm giám sát thuộc về cơ quan quản lý cấp trên. Chẳng hạn, chủ tịch UBND cấp huyện không thi hành án theo phán quyết của tòa thì chủ tịch UBND cấp tỉnh phải yêu cầu thực hiện. Nếu chủ tịch UBND tỉnh thua kiện nhưng không thi hành án thì Chính phủ phải yêu cầu. Trường hợp cấp dưới vẫn cố tình không chấp hành thì cấp trên tùy mức độ mà xử lý kỷ luật hoặc yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý hình sự - thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM - phân tích trên báo Pháp Luật TPHCM ngày 6.8.2012.

Nga cười nhạo lệnh trừng phạt!

Thứ Ba, 18/03/2014 23:21
Quốc hội Nga thảo luận biện pháp trả đũa Mỹ và EU theo đề nghị của bà Olga Batalina thuộc Đảng Nước Nga Thống nhất

Tổng thống  Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Crimea hôm 18-3 đã ký kết hiệp ước về việc nước cộng hòa này trở thành một phần của nước Nga tại điện Kremlin.  Hiệp ước này còn cần được các đại biểu Quốc hội Nga thông qua.

Muốn bị trừng phạt (!?)

Lễ ký trên diễn ra ngay sau khi ông Putin có bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội Nga, theo đó khẳng định cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga của Cộng hòa Crimea hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc dân chủ. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moscow không can thiệp quân sự vào Crimea, không vi phạm các thỏa thuận về số lượng binh sĩ tại bán đảo và trong suốt quá trình trưng cầu dân ý đã không xảy ra một tiếng súng, không có một nạn nhân nào.

Trong khi đó, theo báo Izvestia, Duma Quốc gia (hạ viện) Nga cam đoan hỗ trợ Crimea phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp. Các nghị sĩ Duma còn thảo luận một số phương án sáp nhập Crimea. Một là, Crimea sáp nhập vào Nga với quyền lợi của một cộng hòa tự trị, như một chủ thể nằm trong quân khu miền Nam với Sevastopol là thủ phủ. Hai là, Crimea và Sevastopol là những chủ thể riêng biệt của liên bang nhưng Crimea cũng sẽ là cộng hòa tự trị.

Những diễn biến trên cho thấy dường như Nga đang phớt lờ các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố hôm 17-3, được xem là đòn trừng phạt gay gắt nhất kể từ thời chiến tranh lạnh. Phó Chủ tịch Duma Sergei Zheleznyak chế giễu những lệnh trừng phạt này là vô nghĩa và thậm chí là như trò trẻ con. Các nghị sĩ Nga còn soạn một bản tuyên bố đề nghị Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức EU đưa tất cả đại biểu Duma đã tán thành sáp nhập Crimea vào “danh sách đen”!

Báo Vzglyad của Nga nhận định lệnh trừng phạt chỉ làm suy yếu vị thế của phương Tây và đẩy mạnh uy tín của các nhà lãnh đạo nước này. Tỉ lệ ủng hộ ông Putin đã lên đến mức 71,6%, cao nhất kể từ khi ông trở lại làm tổng thống hồi năm 2012. Cũng theo Vzglyad, hành động trừng phạt cho thấy phương Tây đã chọn con đường đối đầu và Ukraine chỉ là quân bài trong trò chơi địa - chính trị chống lại Nga.

Tổng thống Putin phát biểu tại Quốc hội Nga về Crimea ngày 18-3Ảnh: IT

Tổng thống Putin phát biểu tại Quốc hội Nga về Crimea ngày 18-3Ảnh: IT

Ukraine lép vế

Hôm 18-3, Tổng thống Mỹ Obama đe dọa sẽ có thêm trừng phạt nếu Nga lấn tới ở Ukraine trong khi người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney không loại trừ khả năng ông Putin cũng bị trừng phạt. Cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết Nga đã bị đình chỉ quy chế thành viên nhóm G8. Tuy nhiên, ngay cả báo chí phương Tây cũng ngờ vực về tác dụng của các lệnh trừng phạt.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin từng nói Nga sẽ không đáp trả phương Tây vì điều đó “thật ngốc nghếch”. Tuy nhiên, theo hãng tin RIA Novosti, các đại biểu Quốc hội Nga đã đồng ý thảo luận về những biện pháp trừng phạt trả đũa Mỹ và EU theo đề nghị của bà Olga Batalina thuộc Đảng Nước Nga Thống nhất.

Về phần mình, Kiev đối mặt với một thực tế là áp lực của phương Tây chẳng đủ quay ngược quyết định của Nga. Trong trường hợp toan tính dùng vũ lực để giành lại Crimea, Kiev sẽ ở vào thế David “chọi” Goliath. Có lẽ Kiev không còn đường nào khác ngoài buông Crimea nhưng qua đó thắt chặt quan hệ với phương Tây. Dự kiến, vào ngày 21-3 tới, EU và Ukraine sẽ ký kết một phần hiệp định liên kết trong khi các cường quốc phương Tây cũng đang bàn về gói cứu trợ cho Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga hôm 17-3 đã nêu kế hoạch đưa Ukraine ra khỏi khủng hoảng với tên gọi “kế hoạch Lavrov”, trong đó đề nghị Ukraine và phương Tây thông qua hiến pháp mới, củng cố chế độ liên bang và vị thế của tiếng Nga. Các chuyên gia Nga cho rằng phương Tây sẽ nhanh chóng hiểu ra rằng không có Moscow, họ sẽ không thể cứu Ukraine thoát khỏi sự sụp đổ về tài chính.

Kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng
Theo hãng tin Reuters, nhiều nhà kinh tế dự báo Nga bước vào thời kỳ suy thoái, được xem là hậu quả của cuộc đối đầu tệ hại nhất với phương Tây kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ. Phát biểu tại một hội nghị kinh doanh hôm 17-3, Thứ trưởng Kinh tế Nga Sergei Belyakov thừa nhận: “Đã có những dấu hiệu rõ rệt của một cuộc khủng hoảng”.
Kể từ ngày 4-3, khi Tổng thống Putin khẳng định quyền đưa quân vào Ukraine để bảo vệ những người nói tiếng Nga, các nhà kinh tế cảnh báo Moscow sẽ phải trả giá đắt. Thực vậy, từ đó, chỉ số MICEX đã mất 66 tỉ USD trên thị trường và ngân hàng trung ương Nga phải chi hơn 16 tỉ USD trong nguồn dự trữ để bảo vệ đồng rúp. Ngoài ra, trong năm nay, giá trị đồng rúp đã giảm 11% so với USD và vẫn tiếp tục rớt giá.
LỤC SAN

Những phát hiện bất ngờ về máy bay mất tích MH370

Thứ Tư, 19/03/2014 09:05
(NLĐO) - Quân đội Thái Lan ngày 18-3 cho biết chỉ vài phút sau khi mất tín hiệu liên lạc, radar của họ đã phát hiện một chiếc máy bay có khả năng là chiếc MH370 của Malaysia Airlines.

Người phát ngôn Không quân Thái Lan Montol Suchookorn cho biết chiếc máy bay trên đã đi theo lộ trình bay tới eo biển Malacca. Tuy nhiên, quân đội Thái Lan không chắc đây có đúng là MH370 hay không.
Không quân Thái nhận được dữ liệu liên lạc và đường bay thông thường của MH370 cho đến 1 giờ 22 phút sáng 8-3. 6 phút sau, họ bắt được một tín hiệu lạ của một máy bay không rõ nguồn gốc bay ngược hướng MH370. Sau đó, máy bay tiếp tục rẽ phải về hướng Butterworth, một thành phố của Malaysia nằm dọc theo eo Malacca. Tín hiệu radar rất bất thường và không kèm theo bất cứ dữ liệu nào như số hiệu chuyến bay.
Không quân Úc tham gia tìm kiếm. Ảnh: EPA 
                                                  Không quân Úc tham gia tìm kiếm. Ảnh: EPA

Thông tin mới của Thái Lan củng cố giả thuyết máy bay mất tích đã chuyển hướng đột ngột về phía Tây sau khi Malaysia xác nhận radar quân đội của họ bắt được tín hiệu của MH370 ở phía Bắc eo biển Malacca. Báo Mỹ The New York Times hôm 17-3 đưa tin máy tính trong buồng lái MH370 có thể đã bị tái lập trình để chuyển hướng.
Khi được hỏi tại sao lại để quá lâu mới công bố thông tin này, ông Montol đáp: "Vì chúng tôi không chú ý đến nó". Ngoài ra, ông nhấn mạnh chiếc máy bay này không đi vào không phận Thái Lan trong khi phía Malaysia không đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể.
Bên cạnh đó, giới chức Thái Lan khẳng định radar ở miền Bắc nước này không bắt được tín hiệu lạ nào. Malaysia đã đưa ra 2 đường bay giả định của MH370, trong đó phía Bắc là qua Bắc Thái Lan.
Có 26 quốc gia đã triển khai hàng chục máy bay tìm kiếm MH370 trong 11 ngày qua. Đến nay vẫn chưa có tung tích máy bay lẫn 239 người trên đó. Lúc này, diện tích tìm kiếm đã nhỉnh hơn diện tích nước Úc.
 
Người Malaysia cầu nguyện cho hành khách trên chuyến bay ở Kuala Lumpur. Ảnh: AP
Người Malaysia cầu nguyện cho hành khách trên chuyến bay ở Kuala Lumpur. Ảnh: AP
 
Trong khi đó, cư dân ở quần đảo Maldives trên Ấn Độ Dương tuyên bố nhìn thấy một máy bay chở khách bay tầm thấp vào lúc 6 giờ 15 phút (giờ địa phương, tức 9 giờ 15 giờ Malaysia) sáng 8-3.
Tờ báo địa phương Haveeru Daily cho hay cư dân trên đảo Kuda Huvadhoo mô tả chiếc máy bay màu trắng, lớn, có sọc đỏ dọc thân (giống máy bay của Malaysia Airlines). Nhân chứng kể máy bay bay về hướng Addu, cực Nam của quần đảo Maldives, và gây ra ồn ào lớn vì bay thấp.
Vấn đề lớn nhất của thông tin này là tín hiệu cuối cùng mà vệ tinh bắt được từ MH370 là vào lúc 8 giờ 11 phút sáng 8-3 (giờ Malaysia, tức 5 giờ 11 phút giờ Maldives).
 
Cư dân Maldives (địa điểm ở phía trái) nói nhìn thấy một máy bay chở khách lớn sáng 8-3. Nguồn: Business Insider
Cư dân Maldives (địa điểm ở phía trái) nói nhìn thấy một máy bay chở khách lớn sáng 8-3. Nguồn: Business Insider
 
Thêm một nghi ngờ khác, tại sao không hành khách nào trên MH370 liên lạc bằng điện thoại hay chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. 12 năm trước, trong vụ 11-9-2001, hành khách trên máy bay bị không tặc vẫn có thể gọi những cuộc điện thoại cuối cùng.
Theo The Wire, có thể do máy bay bay quá cao — có lúc lên đến hơn 13,7 km – nên khó bắt sóng điện thoại. Ngay cả khi bay thấp, số tháp tín hiệu trên đường bay của MH370 cũng không nhiều. Ngoài ra, có thể hành khách đã bất tỉnh vì thiếu ôxy khi máy bay vọt lên quá cao.
 
Hải Ngọc (Theo CNN, AP, Business Insider)

Khách Trung Quốc ăn cắp trên máy bay VNA ở Tân Sơn Nhất!

Thứ Ba, 18/03/2014 19:13
(NLĐO)- Chiều nay 18-3, khi chiếc máy bay của Vietnam Airlines mới chuẩn bị cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đi Hongkong (Trung Quốc) thì hành khách lại bắt quả tang 1 hành khách người Trung Quốc ăn trộm đồ trong túi xách để trên giá hành lý.
Hình ảnh về cảnh hành khách Zhang Giang (Trung Quốc) ăn cắp đồ tại giá hành lý trên chuyến bay VN 600 Bangkok (Thái Lan) - TP HCM chiều 19-1 - Ảnh cắt từ clip do tiếp viên quay được
 
Hình ảnh về cảnh hành khách Zhang Giang (Trung Quốc) ăn cắp đồ tại giá hành lý trên chuyến bay VN 600 Bangkok (Thái Lan) - TP HCM chiều 19-1 - Ảnh cắt từ clip do tiếp viên quay được

 Chiều tối 18-3, tin từ Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines, VNA) cho biết lại bắt quả tang 1 hành khách Trung Quốc móc túi trên máy bay.
Sự việc xảy ra trên chuyến bay VN 594 từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) đi Hongkong (Trung Quốc).
Khi hành khách đã lên máy bay, đang ổn định chỗ ngồi để chuẩn bị lăn ra đường băng thì 1 hành khách quốc tịch Hongkong tên là Wai Lin Richard bất ngờ phát hiện một người khác đang lục lọi túi xách của mình. Trước đó, hành khách này đã cẩn thận để túi xách lên giá để hành lý phía trên ghế ngồi (overhead looker) ở hàng ghế số 17 như chỗ ngồi của mình trên vé.
Sự việc được 2 khách ngồi ghế 20A và 20B chứng kiến và thông báo cho tổ bay. Kiểm tra tại chỗ, hành khách bị bắt quả tang ăn cắp này nói tên Dong Jiayi, quốc tịch Trung Quốc, ngồi tại ghế 20C. Tuy nhiên, ngay sau khi lên máy bay, hành khách Dong Jiayi đã để túi xách của mình vào giá để đồ ở vị trí hàng ghế 17 để lấy cớ cầm 1 túi xách ngay bên cạnh và mở ra ăn trộm đồ bên trong.
Vị khách người Hongkong đã tỏ thái độ cực kỳ bức xúc và yêu cầu được ở lại Việt Nam để phối hợp với VNA và nhà chức trách hàng không Việt Nam làm rõ sự việc.
Đại diện VNA tại Tân Sơn Nhất đã mời cả 2 khách ở lại, phối hợp với tổ bay lập biên bản vi phạm hành chính, có chữ ký của người làm chứng và bàn giao khách cho Công an cửa khẩu và Cảng vụ Hàng không giải quyết tiếp.
Do phát hiện kịp thời nên tài sản của khách Wai Lin Richard không bị mất.
Đại diện VNA đã giải quyết cho khách Wai Lin Richard bay chuyến tiếp theo trong ngày về Hongkong.
Theo thông tin trên hộ chiếu số E04311959 cấp 27-9-2012, hành khách Dong Jiayi sinh ngày 04-06-1979.
Đây là lần thứ 4 kể từ đầu năm 2014, Vietnam Airlines bắt quả tang hành khách Trung Quốc ăn cắp trên máy bay. Mới đây nhất, vào ngày 1-3 vừa qua, nam hành khách Gui Guoliang (sinh ngày 1-9-1973, quốc tịch Trung Quốc, số hộ chiếu E 055.759.26 ngày cấp 25-10-2012) đã bị chính khổ chủ Patrick Trinh (Việt kiều quốc tịch Úc) bắt quả tang khi ăn cắp ví tiền để trong túi xách trên chuyến bay của VNA từ Singapore về TP HCM.
Trước đó, ngày 19-1 vừa qua, tiếp viên VNA còn quay được clip về hành vi ăn cắp của nhóm khách Trung Quốc gồm 2 người đàn ông sinh năm 1973 có tên là Zhang Giang và Ren Guanghan lục lọi đồ của một hành khách đi cùng chuyến bay. Chờ cho Zhang Giang thực hiện xong hành vi, nữ tiếp viên tiến đến truy hỏi với clip vừa quay được làm bằng chứng khiến tên này hết đường chối cãi.
Tô Hà

Tai nạn tàu hàng ở Vịnh Tokyo, 8 thủy thủ mất tích

Tuesday, March 18, 2014 5:22:49 PM
TOKYO, Nhật Bản (AFP) - Hai thương thuyền đụng nhau ngay tại lối vào Vịnh Tokyo vào lúc sáng sớm ngày Thứ Ba, khiến 1 thủy thủ gốc Trung Quốc bị thương tích trầm trọng và 8 người khác mất tích, theo tin từ Tuần Duyên Nhật.


                        Chiếc tàu chở container của Nam Hàn sau vụ tai nạn. (Hình: Getty Images)

Chiếc tàu hàng Beagle III, mang cờ hiệu Panama, trọng tải 12,630 tấn, chở theo sắt đã chìm sau khi đụng chiếc tàu Nam Hàn Pegasus Prime vào lúc 3 giờ 10 phút sáng, giờ địa phương.

Trong số 20 thủy thủ Trung Quốc trên chiếc Beagle III, có 12 người được cứu nhưng một người trong số này đang trong tình trạng nguy kịch, theo một giới chức tuần duyên Nhật, cho biết thêm rằng có tám người khác còn mất tích.

Tuần Duyên Nhật đã gửi 2 trực thăng và 19 tàu tuần để tìm kiếm những người mất tích, vẫn còn tiếp tục khoảng 9 tiếng sau khi tai nạn xảy ra, theo giới hữu trách.

Thủy thủ đoàn trên chiếc tàu Pegasus Prime, trọng tải 7,406 tấn, gồm sáu người Nam Hàn và tám người Myanmar, phần lớn không bị thương tích gì nhưng hai ngườii Nam Hàn bị thương nhẹ khi tìm cách hạ xuồng cứu sinh xuống biển, theo các giới chức Nhật.

Theo Tuần Duyên Nhật, tình trạng hải hành lúc xảy ra tai nạn được coi là bình thường và biển không động. (V.Giang)

xhcn muôn năm:'Siêu' tài xế chạy ba gác không cần nhìn đường

Nhìn mấy tấm hình này, mình vẫn chưa phục bác tài xế này bằng mấy cháu & cô giáo qua sông trong bao nylon:



Tài xế lái xe kiểu "bơi ếch"cúi lom khom dưới tấm tôn dài 3m. Độc giả Quang Huy chia sẻ video.

Video được quay vào chiều ngày 17/3, trên đường 30/4 (TP Vũng Tàu). Người đàn ông nhoài người lên yên, cố gắng quan sát để lái chiếc xe chở tấm tôn dài tầm 3m, ngồi trên là một thanh niên.
vlcsnap-2014-03-18-14h26m05s24-2882-2889
2-4676-1395129576.jpg
3-7131-1395129576.jpg
Người đàn ông nằm dài trên yên xe để lái.
Nguyễn Quang Huy

'Kỳ án vườn mít': Tòa án bỏ công lý, chọn “an toàn”!

Monday, March 17, 2014 3:29:20 PM

HÀ NỘI (NV) .-  Nhiều chuyên gia pháp lý tiếp tục lên tiếng chỉ trích hệ thống tư pháp CSVN về “Kỳ án vườn mít”. Đa số chuyên gia từng là viên chức cao cấp của hệ thống tư pháp đã về hưu. 


 Bị án Lê Bá Mai tại phiên xử phúc thẩm lần ba. (Hình: Người Lao Động)

“Kỳ án vườn mít” là lối mà báo giới Việt Nam gọi vụ án “hiếp dâm, giết người” xảy ra mười năm trước ở tỉnh Bình Phước mà người bị lôi ra tòa coi là thủ phạm đã kêu oan rất nhiều lần, nói mình không phải thủ phạm qua nhiều lần xử án.

Tháng 11 năm 2004, một bé gái 11 tuổi bị hiếp rồi bị giết trong một vườn mít ở Hớn Quản, Bình Phước. Một thanh niên tên là Lê Bá Mai bị cáo buộc là thủ phạm. Giống như nhiều vụ án oan khác, trong quá trình điều tra, Lê Bá Mai thú nhận đã phạm tội song tại Tòa, Lê Bá Mai kêu oan và giải thích, sở dĩ đã nhận tội vì bị Công an tra tấn.

Những luật sư bào chữa cho Lê Bá Mai đã thống kê và chỉ ra 22 sai phạm của các cơ quan tư pháp khi tiến hành điều tra, lấy lời khai nhân chứng, thu thập vật chứng và dựa vào đó chứng minh Lê Bá Mai vô tội nhưng hệ thống tư pháp một mặt thừa nhận sai phạm, mặt khác vẫn kết án tử hình thanh niên này.

Sau đó, hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ nhất bị hủy. Công việc điều tra lại kéo dài từ năm 2006 đến năm 2011. Tháng 5 năm 2011, Hội đồng xét xử sơ thẩm lần thứ hai tuyên bố Lê Bá Mai vô tội và ra lệnh trả tự do cho thanh niên này ngay tại tòa. Vấn đề trách nhiệm của hệ thống tư pháp trong oan án này được xác định là cần xem xét thỏa đáng. Có thể vì vậy mà khi xử phúc thẩm lần hai, Tòa án Tối cao tuyên bố hủy bản án sơ thẩm lần hai, ra lệnh bắt lại Lê Bá Mai để điều tra thêm.

Tháng 6 năm 2012, Hội đồng xét xử sơ thẩm lần thứ ba, xác định Lê Bá Mai “hiếp dâm, giết người” và kết án thanh niên này tù chung thân. Hồi tháng 8 năm 2013, khi xét xử phúc thẩm lần thứ ba, Tòa án Tối cao tuyên y án sơ thẩm lần ba (chung thân) đối với Lê Bá Mai.

Bản án phúc thẩm lần thứ ba bị chỉ trích gay gắt. Mới đây, một loạt chuyên gia pháp lý, bao gồm hai luật sư và các cựu viên chức cao cấp trong ngành tư pháp như cựu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, cựu Viện phó Viện kiểm sát Tối cao đã cùng ký tên vào một lá thư chất vấn Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao.

Theo họ, nếu thực sự Lê Bá Mai đã cưỡng hiếp và giết một bé gái 11 tuổi thì vì sao không phạt tử hình Lê Bá Mai khi đương sự đã phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng? Phải chăng vì các cơ quan tư pháp “run” và các cơ quan này cũng “sợ” nếu xác định đương sự không phạm tội nên phạt tù chung thân cho xong chuyện.

Ông Vũ Đức Khiển, cựu Viện phó Viện Kiểm sát Tối cao, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội Việt Nam, cho biết, số phận pháp lý của Lê Bá Mai khiến ông ta trăn trở suốt nhiều năm qua và cùng với nhiều người khác đang chờ gặp cả Chánh án Tòa Tối cao lẫn Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao để trao đổi kỹ hơn. Ông tin cả hai nhân vật này chưa xem kỹ hồ sơ vụ án bởi nếu đã làm như thế thì sẽ thấy rất nhiều mâu thuẫn.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, nói thêm, ngoài việc xem hồ sơ, bà còn đến cả hiện trường để quan sát, đối chiếu với hồ sơ và mô tả của các cơ quan tư pháp làm án. Vào năm 2006, bà Thu đã từng soạn văn bản gửi Chủ tịch Nhà nước lúc đó, đề nghị chỉ đạo xem lại các bản án sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ nhất.

Ông Dương Thanh Biểu, cựu Viện phó Viện kiểm sát Tối cao, người vừa cùng ký tên vào thư yêu cầu xem xét lại vụ án Lê Bá Mai, đã từng ký quyết định kháng nghị hủy các bản án tử hình Lê Bá Mai sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ. Vào lúc này, ông Lê Bá Triệu, cha của bị án Lê Bá Mai vẫn đang ăn nghỉ vạ vật tại Hà Nội để kêu oan cho con.

Năm ngoái, sau khi ông Nguyễn Thanh Chấn, ngụ tại Bắc Giang, bị giam 10 năm thì được trả tự do vì bị kết án oan, chỉ trong vài tháng cuối năm, báo chí Việt Nam nêu ra khoảng 20 vụ án có đầy đủ dấu hiệu cho thấy là oan, sai song giống như vụ Lê Bá Mai, tất cả những đề nghị tái thẩm đều chưa có hồi đáp. (G.Đ)

Ukraine và Việt Nam, 2 tiểu quốc cạnh láng giềng đầy dã tâm!

Sunday, March 16, 2014 2:46:47 PM 
NVO-Tình hình chính trị quân sự của Ukraine hiện còn rối ren, bất ổn. Nội chiến có thể xảy ra đồng thời sự can thiệp nước ngoài cũng là mối đe dọa không nhỏ. Do đó, khó biết sẽ có một giải pháp nào đem lợi ích cho quốc gia. Tưởng cũng nên tóm lược vị thế của Ukraine và những diễn biến tình hình do biểu tình bạo động và lệnh nổ súng giết hơn 80 người đối lập, buộc Quốc Hội phải biểu quyết truất phế Tổng Thống Viktor Yanukovych. Cũng nhân cơ hội này thử so sánh Việt Nam có những điểm nào tương đồng với Ukraine.

Hành động của Nga, và phản ứng của các nước Tây phương, của Liên Hiệp Quốc sẽ là một giải đáp khuôn mẫu cho những trường hợp tương tự trên thế giới sau này.

Ukraine là một quốc gia Trung Âu, có diện tích 603,700 cây số vuông, lớn gần bằng hai Việt Nam với 331,212 cây số vuông. Ukraine giáp ranh với Nga, Ba Lan, Hungary, Roumania và nằm cạnh bờ Biển Ðen. Ukraine có 48 triệu dân, trong đó có 17.3% là người Nga và nhiều dân Ukraine có quốc tịch Nga. So với Việt Nam có 93 triệu dân, nhiều bằng hai lần dân Ukraine (trong số đó không biết có bao nhiêu người Tàu kể từ khi Hà Nội bỏ ngỏ, rước người Hoa sang không cần giấy tờ hộ chiếu). Ngôn ngữ chính thống 76% tiếng Ukraine 24% tiếng Nga. Ngày nay tại Việt Nam nhà nước có chương trình dạy tiếng Hoa cho học sinh Việt.

Năm 1922, Ukraine là một trong các nước sáng lập Liên Bang Sô Viết, khi Liên Sô sụp đổ Ukraine trở thành quốc gia độc lập chủ trương xây dựng dân chủ và kinh tế thị trường nhưng vì vướng mắc quan niệm và tổ chức kinh tế chỉ huy của cộng sản nên sự phát triển kinh tế lai căng không thể vươn lên được. Tổng sản lượng quốc gia Ukraine chỉ được khoảng 312 tỷ Mỹ Kim, thấp nhất Âu Châu. Ðã vậy còn phải nhập cảng hầu hết năng lượng từ dầu hỏa đến khí đốt do Nga chủ động cung cấp. Ðó là một nguồn sinh tử cho kỹ nghệ và đời sống của người dân Ukraine, một yếu tố lệ thuộc nặng nề. Bởi vì mỗi khi có sự bất đồng chính trị hay thiếu hụt ngân khoản thì bị Nga đe dọa cúp hợp đồng bán dầu khí.

Ngoài ra còn sự lệ thuộc trực tiếp vì đã nằm trong khối Sô Viết từ 1922 đến khi Liên Sô sụp đổ 1991. Riêng Việt Nam cũng bị lệ thuộc gián tiếp vào Trung Quốc bằng sự viện trợ người và thiết bị chiến tranh từ 1949 đến 1975.

Tổng Thống Viktor Yanukovych xuất thân từ một gia đình nghèo ở vùng Donetsk, từng bị tù hai lần vì tội hình sự. Ông chấp nhận làm con cờ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin đổi lấy sự ủng hộ và bao che để cầm quyền cai trị Ukraine. Gần đây tại phiên họp Ủy Ban Hợp Tác Liên Chính Phủ, Nga và Ukraine ký 14 văn kiện hợp tác mà Tổng Thống Putin khẳng định rằng, “Nga và Ukraine là đối tác chiến lược, gắn bó với nhau bằng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác chặt chẽ cùng có lợi trong nhiều lãnh vực.”

Cũng giống như giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam xuất thân bần cố nông ba đời, và tại hội nghị Thành Ðô giữa Trung Quốc-Việt Nam đã có thỏa thuận bí mật nên Hồ Cẩm Ðào mới xướng ra 16 chữ vàng và 4 cái tốt, buộc các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội học nằm lòng các chữ “hợp tác toàn diện... tiến tới tương lai” và cùng nhau khai thác đáy biển Hoàng Sa, đôi bên đều có lợi.

Tuy nhiên, có điều khác biệt là các nhà lãnh đạo Trung Quốc thuộc nền văn hóa “hối lộ và mua chuộc” nên dùng đô la và mỹ nữ chiêu đãi các Ủy Viên Bộ Chính Trị Việt Nam còn Vladimir Putin, trùm mật vụ cũ của Liên Sô với bản chất cứng rắn và tàn nhẫn, xem Yanukovych như tôi tớ, theo ký giả Jean Baptiste Naudet thì Putin khinh rẻ và hạ nhục Yanukovych bằng cách để ông ta chờ đợi cả bốn tiếng đồng hồ mới cho gặp mặt. Cũng theo ký giả Naudet tham nhũng là vi trùng thúi thịt thúi xương (bệnh Gangrène) làm hư nền kinh tế Ukraine, y hệt như tham nhũng làm quốc gia Việt Nam trên bờ vực vỡ nợ. Mặt khác ông Yanukovych xây dựng một dinh thự sang trọng ngoài mức tưởng tượng của dân nghèo, cũng như dân oan Việt Nam choáng váng mặt mày khi nhìn hình ảnh các dinh thự của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ Tịch Nước Lê Ðức Anh và Tổng Thanh Tra Trần Văn Truyền ở Việt Nam.

Trước sự bất ổn gần như đại loạn quốc gia giữa phe thân Nga mà Yanukovych đại diện và phe đối lập đang nắm quyền bằng cuộc nổi dậy mới đây cùng với chủ trương ly khai khu tự trị Crimée có sự hỗ trợ quân sự của Nga, Putin tuyên bố quân đội Nga có quyền bảo vệ an ninh và sức khỏe của người Nga tại Ukraine. Quốc Hội Nga cũng đã cho phép ông Putin sử dụng quân đội đối với Ukraine. Trong khi đó ngày 2 tháng 3, 2014 tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi Nga rút quân về các cơ sở quân sự Nga tại Crimée. Cùng ngày ông Obama có điện thoại cho tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Canada ông Stephen Harper, ba vị đều tán đồng quan điểm nói trên. Trước đó ngày 28 tháng 2, 2014, ông Obama cũng nói rằng sự can thiệp của Nga “sẽ phải trả giá”, điều mà Quốc Hội Nga cho là Mỹ sỉ nhục Nga quốc. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-Moon kêu gọi Tổng Thống Putin thương lượng gấp với các nhà lãnh đạo mới Ukraine, Tổ Chức Bắc Ðại Tây Dương (NATO) tuyên bố “Nga phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

Chuyện gì sẽ xảy ra?

Thế giới đang chờ xem nội chiến Ukraine sẽ bùng nổ, khi Kiev ban bố lệnh tổng động viên và Crimée đòi độc lập, hay là Nga xâm chiếm Crimée để cố giành giữ hải cảng Sepastobol, hay là Tây phương can thiệp để bảo vệ luật pháp quốc tế, hoặc là sẽ có một vụ dàn xếp hòa bình đem lại quyền tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine. Phương thức, mẫu mực và tính chất của một giải pháp áp đặt tại Ukraine, thực tế sẽ có ảnh hưởng và tác dụng cho tương lai các nước nhược tiểu, đặc biệt đối với Việt Nam.

Dư luận thế giới còn đang hoang mang về tình hình chính trị quân sự tại Ukraine. Có lẽ phải chờ đến sau ngày16 tháng 3, 2014, quốc hội khu tự trị Crimée (Crimea) quyết định trưng cầu dân ý mới có thể nhận định những biến chuyển sau đó. Hiện tại hai phe thân và chống Nga vẫn tiếp tục biểu tình bạo động ở Ukraine, trong khi đặc phái viên của tổ chức Bắc Ðại Tây Dương (OTAN) được phái đến Crimée quan sát, bị lính Nga chặn không cho vào, các cơ sở quân sự của Ukraine tại bán đảo này bị quân đội Nga cấm cửa, Mỹ và Tây phương tiếp tục cảnh cáo Nga, hô hào sẽ trừng phạt.

Ngày Chủ Nhật 9 tháng 3, 2014, tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý ở Crimée sẽ là hợp pháp. Trong khi bà thủ tướng Ðức Angela Merkel nói với ông Putin, qua điện thoại, rằng bà xem cuộc bỏ phiếu đó là phi pháp. Cùng ngày 9 tháng 3, các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Âu (EU) bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về hành động vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế của Nga, và khẳng định sự hỗ trợ của họ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời cảnh cáo Moscou sẽ phải chịu sự trừng phạt nếu quân đội Nga chiếm Crimée. Mỹ khuyến cáo, bất kỳ động thái nào sát nhập Crimée vào Nga sẽ đóng sập cánh cửa ngoại giao giữa hai nước Mỹ-Nga. Ðồng thời Ngoại Trưởng John Kerry cũng nói với người đồng sự Nga Sergei Lavrov rằng: “Crimée là một phần lãnh thổ của Ukraine.” Thủ Tướng David Cameron lên án những hành động vừa qua của Nga, khiến Anh Quốc và Châu Âu “không thể quan hệ bình thường với Nga.”

Ngay cả chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng xác nhận với Tổng Thống Barack Obama và thủ tướng Ðức Merkel, qua điện thoại, Trung Quốc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, ông vẫn muốn có giải pháp chính trị và ngoại giao, bởi vì theo ông, trừng phạt không phải là biện pháp hay nhất để giải quyết xung đột.

Ngược lại Nga tố cáo Hoa Kỳ và Liên Âu can thiệp vào Ukraine để chiếm ưu thế về địa bàn chính trị. Trong khi Tổng Thống Putin vẫn một mực tuyên bố Nga bảo vệ 17,3 triệu dân Nga ở Ukraine mà đa số cư ngụ tại Crimée và người dân ở đây sử dụng tiếng Nga.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trước đây từ ngày 18 tháng 10, 1921 Crimée thuộc lãnh thổ của Liên-Sô. Dưới thời Tổng Bí Thư Nikita Khroutchew người gốc Ukraine lãnh đạo Sô-Viết, ông đã chuyển vùng Crimée cho bang Ukraine vào năm 1954, bằng một quyết định hành chánh đơn giản. Trong bối cảnh Ukraine vẫn là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô-Viết thì người Nga bản địa ở Crimée không hề cảm thấy họ bị tách rời khỏi quê hương. Sau khi Liên-Sô sụp đổ đa số người Nga ở Crimée bỗng nhiên trở thành người nước ngoài, vì Ukraine tuyên bố độc lập với bán đảo Crimée là khu tự trị. Từ đó vấn đề Crimée trở về với Nga hay độc lập tách rời khỏi Ukraine mới được đặt ra. Dư luận cho rằng thực tế Nga xem Crimée như Trung Quốc xem Ðài Loan.

Người ta còn nhớ năm 2008, Tây phương đã thất bại không ngăn cản được Nga tấn công chiếm lấy các tỉnh ly khai của Georgia thì bây giờ Tây phương cũng khó có thể ngăn cản Nga sát nhập Crimée vào lãnh thổ của mình. Nhìn chung tình hình tại Crimée biến chuyển đang có lợi cho Nga qua cuộc trưng cầu dân ý mà người ta đoán biết trước sẽ thuận theo Nga, một phần do quân Nga hiện diện và đa số cư dân là người Nga, hoặc dân Ukraine có quốc tịch Nga hay thân Nga. Mặc dù trên lý thuyết Nga đang vi phạm luật lệ quốc tế khi đưa quân bám sát biên giới Ukraine và ra lệnh cho đội quân Hắc Hải đóng tại cảng Sebastopol, phong tỏa các căn cứ quân sự của Ukraine và Quốc Hội Crimée.

Do đó tổng thống lâm thời Ukraine, ông Olexandre Tourtchinov cảnh cáo Nga rằng mọi sự di chuyển quân của hạm đội Hắc Hải ra khỏi căn cứ sẽ bị xem là “hành động xâm lược quân sự.” Lời cảnh cáo đó chưa có phản ứng kèm theo, ngoại trừ việc tuyên bố tổng động viên và yêu cầu Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu can thiệp. Tuy nhiên, theo nhà báo Fred Kaplan thì ông Putin bất chấp những đe dọa của Tây phương, bởi vì Kaplan đặt câu hỏi: Âu Châu và Mỹ có sẵn sàng khai chiến với Moscou không? Và ông trả lời: “Ða số người Mỹ và Âu Châu sẽ không chấp nhận hy sinh lớn lao để bảo vệ Ukraine.” Vậy thì tại sao Tổng Thống Obama dám cảnh cáo, nếu Nga chiếm Crimée thì “sẽ phải trả giá.” Thử hỏi ông Obama có những phương tiện nào để buộc Tổng Thống Putin phải từ bỏ quyền lợi của mình? Bởi lẽ dân chúng Mỹ và Âu Châu không thể hy sinh chỉ vì quyền lợi của Ukraine.

Ngoài ra nếu là chiến tranh kinh tế thì đôi bên đều chịu thiệt hại nhiều, Châu Âu thiếu hụt 30% khí đốt do Nga cung cấp qua đường ống dẫn từ Ukraine, phần Nga mất tất cả tiền đầu tư của Mỹ và Âu Châu.

Hôm Thứ Sáu 8 tháng 3, 2014, Hiệp Hội Các Doanh Nghiệp Châu Âu (AEB) hoạt động tại Nga ra thông cáo kêu gọi các bên “đối thoại xây dựng” vì quan hệ kinh tế song phương tùy thuộc nhau quá lớn. 

Một chuyên viên ngân hàng Ðức, ông Berrenberg cho rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ gây thiệt hại cho phương Tây ít hơn là Nga, bởi vì tăng trưởng của Nga chỉ là 1,3% trong năm 2013 và nguồn vốn đầu tư giảm mạnh khoảng 17 tỷ Mỹ kim.

Nhiều người tỏ vẻ lạc quan cho rằng bài học Ukraine sẽ có lợi cho Việt Nam bởi vì sự nổi dậy chống độc tài tham nhũng, lật đổ bạo quyền đang có được sự ủng hộ và can thiệp của Tây phương, đó là một lợi thế nếu dân mình cũng nổi dậy xóa bỏ chế độ Hà Nội. Xét cho cùng, bài học đó khó thực hiện, bởi vì điều kiện và vị thế chính trị kinh tế khác nhau rất nhiều so với Ukraine. Tuy nhiên, lúc nào ta cũng phải ước mơ dân mình sẽ làm một cuộc cách mạng “Màu Cam” xóa bỏ chế độ độc tài bán nước.

Thực tế nhiều thập niên qua dân ta chịu sự áp bức gần như đã quen thuộc, thêm vào đó cảnh nghèo khó cột buộc người dân vào “miếng cơm manh áo,” không còn tim óc và hơi sức đòi tự do chống độc tài. 
Ngoài ra nếu cần phải hy sinh đổ máu lâu dài, mấy ai dám bỏ mặc gia đình khi mình phải hy sinh mất mạng. Trừ khi có một nhà lãnh đạo nào đầy đủ uy tín, một giáo sĩ nào được dân tin như cựu Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đứng ra hô hào quần chúng nổi dậy thì người dân mới sẵn sàng hy sinh chết vì chính nghĩa. Hay là một đảng viên cao cấp, một tướng lãnh yêu nước chống Trung cộng xâm lăng làm một cuộc chính biến lật đổ chế độ. Lúc đó bọn thái thú tay sai sẽ chạy sang Tàu cầu cứu, như Tổng Thống Ukraine bị lật đổ, ông Vladimir Yakunovych đã cầu cứu Nga. Trung Quốc cũng sẽ viện lý do bảo vệ người Hoa đang tràn ngập đất nước do nhà cầm quyền Hà Nội cho họ tự do xâm nhập, cũng giống như Putin tuyên bố chiếm Crimée để bảo vệ người Nga. Và chừng đó thế giới cũng sẽ rầm rộ ủng hộ, cũng sẽ hô hào trừng phạt, nhưng thực tế sẽ không có dân chúng nước nào chấp nhận chết giùm người nước khác nếu thật sự quyền lợi và an ninh của chính nước họ không bị trực tiếp đe dọa.

Ngày xưa Nam Việt Nam là “tiền đồn” chống cộng vì Mỹ sợ kẻ thù cộng sản tràn ngập, thế giới tư bản của Mỹ và Tây phương sẽ bị thiệt hại. Còn Bắc Việt Nam làm “nghĩa vụ quốc tế” tay sai cho Tàu và Liên-Sô để bành trướng chủ nghĩa cộng sản nhằm tiêu diệt kẻ thù tư bản, thêm vào đó Hồ Chí Minh cũng chủ trương chiếm trọn Việt Nam để thống trị bằng độc tài. Kết quả dân Việt chết oan uổng vì bị kẹt vào bối cảnh quốc tế tranh hùng.

Thế giới đã thấy Chiến Tranh Lạnh gây nhiều thảm họa, ngày nay một loại chiến tranh lạnh khác, cộng thêm chiến tranh khủng bố, nhân loại sẽ gặp nhiều tai ương hơn thời gian trước.

Ngày xưa chỉ có hai cường quốc Liên-Sô và Mỹ ngự trị toàn cầu. Hai khối tàng trữ một số vũ khí nguyên tử đủ khả năng tiêu diệt hàng triệu sinh linh như đã từng thấy qua Ðệ Nhị Thế Chiến. Vì vậy sự ganh đua bị kiềm chế trong lo âu và dè dặt tối đa. Người ta còn sợ một cơn bão từ trường (orage magnétique) có thể đánh động một cách sai lạc các máy móc canh phòng, gây hiểu lầm có sự tấn công bất ngờ của đối phương, do đó xảy ra chiến tranh ngoài ý muốn. Cho nên hai bên mới đặt “dây điện thoại đỏ” trực tiếp nối liền hai vị lãnh đạo John Kennedy và Nikita Kroutchev. Sự lo ngại công khai đó chứng tỏ không bên nào muốn có chiến tranh.

Ngày nay Mỹ có phần yếu đi vì kinh tế sa sút, Trung Quốc trỗi dậy với tham vọng sẽ đứng đầu thế giới áp đặt một trật tự thế giới mới. Nhật Bản hứa hẹn sẽ cân bằng lực lượng quân sự với Trung Quốc trong hai năm, nghĩa là trong năm nay. Nga đang tàng trữ một khối vũ khí hạch tâm đủ quét sạch một phần dân số thế giới. Liên Âu có Anh, Pháp, Ðức, những cường quốc nguyên tử. Các quốc gia gọi là “nguyên tử lực” hãy còn nhiều thành viên như Pakistan, Ấn Ðộ, có thể là Do Thái, Iran trên con đường muốn trở thành hội viên, Bắc Hàn tí hon huênh hoang ta đây cũng có vũ khí giết người hàng loạt.

Tóm lại bầu không khí chiến tranh sôi sục ở Biển Ðông, ở Ðông Âu, ở Phi Châu, không còn ai sợ ai, khắp nơi người ta chủ trương “ăn miếng trả miếng.” Do đó, nhân loại có thể gặp nhiều tai ương.
Võ Long Triều

Tổng thống Putin ký Hiệp định sáp nhập Crimée vào Liên bang Nga

 Thứ ba 18 Tháng Ba 2014
RFI-Đức Tâm
Tổng thống V.Putin (G) và các lãnh đạo Crimée sau lễ ký kết sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga, Matxcơva, 18/03/2014-REUTERS
Hôm nay, 18/03/2014, trong cuộc gặp các tân lãnh đạo Crimée thân Nga, tại Matxcơva, Tổng thống Vladimir Putin đã ký Hiệp định sáp nhập bán đảo Crimée vào Liên bang Nga và Hiệp định này có hiệu lực ngay lập tức. Việc ký kết đã diễn ra sau khi ông Putin phát biểu trước các dân biểu Hạ viện và Thượng viện, thống đốc các vùng và thành viên chính phủ.

Theo lời ông Putin, chính quyền Matxcơva không mong muốn phân chia lãnh thổ Ukraina, nhưng vùng Crimée có tầm quan trọng sống còn và lịch sử đối với nước Nga.
Điện Kremlin sau đó khẳng định « nước Cộng hòa Crimée được coi như gắn với Liên bang Nga, kể từ ngày ký Hiệp định ».
Cho dù văn bản này còn phải được sự phê chuẩn của các nghị sĩ Nga, nhưng đây chỉ là thủ tục. Ngày phê chuẩn chưa được công bố.
Như vậy, chỉ trong vòng 48 giờ, Matxcơva đã tuần tự thực hiện các quy trình để sáp nhập Crimée vào Nga, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của phương Tây.
Cụ thể là tối qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của bán đảo Crimée. Quyết định này được đưa ra ngay sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức hôm Chủ nhật, 16/03, với kết quả có hơn 96% phiếu thuận, đồng ý sáp nhập Crimée vào Nga.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường trình :
« Như vậy là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau cuộc trưng cầu dân ý, Matxcơva đã công nhận nền độc lập của Crimée. Theo sắc lệnh của Tổng thống Putin, chiểu theo ý nguyên của nhân dân vùng Crimée được bày tỏ qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/03/2014, Nga quyết định công nhận nước Cộng hòa Crimée như một Nhà nước có chủ quyền và độc lập và thành phố Sébastopol có một quy chế đặc biệt. Sắc lệnh có hiệu lực cùng ngày ký.
Trong vòng hai tuần, Nga đã đạt được mục tiêu cắt bán đảo Crimée ra khỏi Ukraina, qua việc gây áp lực về quân sự mà không dẫn đến đổ máu cùng với một chiến dịch tuyên truyền nhằm thuyết phục người Nga và cư dân vùng Crimée rằng họ cùng có tương lai chung.
Hôm qua, 17/03, Quốc hội Crimée đã nhất trí quyết định đề nghị chính thức cho vùng Crimée được hội nhập vào Liên bang Nga. Một phái đoàn do Thủ tướng Crimée ly khai Serguei Axionov dẫn đầu, đã tới Matxcơva. Thứ Sáu tới, 21/03, Hạ viện – Douma – sẽ bỏ phiếu dự luật về việc sáp nhập bán đảo Crimée vào Liên bang Nga ».

Hàng ngàn người H'Mong phản kháng đàn áp tín ngưỡng

 Tuesday, March 18, 2014 2:24:51 PM
VIỆT NAM - Thẩm phán ngồi xử ông Thào Quán Mua “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức và công dân,” đột nhiên “đau bụng” và phiên xử này bị hoãn.

Vụ xử ông Mua diễn ra vào sáng 18 tháng 3 đã diễn ra trong không khí hết sức căng thẳng: Hàng ngàn người H'Mong từ 4 tỉnh biên giới phía Bắc đã đổ về trụ sở tòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, đòi chính quyền phải trả tự do cho ông Mua. Giới quan sát thời sự nhận định, đây là yếu tố khiến thẩm phán đột nhiên “đau bụng.”



Hàng ngàn người H'Mong từ khắp nơi đổ về trụ sở tòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, đòi chính quyền trả tự do cho ông Thào Quán Mua vào sáng 18 tháng 3. (Hình: Tễu Blog)

Ông Mua là một trong bốn người H'Mong bị bắt vì đã “xúi giục khiếu kiện tập thể.” Nội dung “khiếu kiện tập thể” là đề nghị chính quyền tôn trọng tự do tín ngưỡng, ngừng việc đập phá những nhà cất giữ đồ tang lễ của người H'Mong.

Hơn hai mươi năm qua (từ 1989 đến nay), càng ngày càng nhiều người H'Mong nghe theo lời ông Dương Văn Minh, từ bỏ nhiều tập quán có tính chất hủ tục, ví dụ như giữ người chết trong nhà, sống cùng với thi thể người chết ba ngày ba đêm, hoặc bảy ngày bảy đêm, thậm chí chín ngày đêm, mổ trâu bò, cùng ăn uống rồi mới chôn cất. Hoặc khi đau ốm thì không cúng kiếng mà đi chữa bệnh.

Tuy nhiên khi người H'Mong thôi dùng thầy cúng, thôi tin ma, ngừng giữ và thực hiện các hủ tục thì chính quyền Việt Nam không hài lòng. Họ gọi những quan điểm tín ngưỡng mà ông Dương Văn Minh đề nghị (có dáng dấp của một hệ phái Tin Lành) là “tà đạo Dương Văn Minh.”

Nhiều nhà nguyện với Thánh giá, nhà quàn với các vật dụng hỗ trợ chôn cất người chết theo cách thức chung, trong đó người Kinh đã thực hiện từ lâu và vẫn đang làm như thế khắp nơi, nay mới được thực hiện trong cộng đồng người H'Mong bị đập phá.

Ngoài ông Dương Văn Minh, còn có rất nhiều người H'Mong bị tống giam vì “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức và công dân.”

Người H'Mong câm lặng chịu đựng sự đàn áp thô bạo này cho đến cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2011 thì sự kiện Mường Nhé bùng phát. Mường Nhé là một huyện thuộc tỉnh Ðiện Biên, mà ranh giới vừa giáp biên giới Trung Quốc, vừa giáp biên giới Lào.

Ngày 30 tháng 4 năm 2011, hàng ngàn người H'Mong đã đổ đến Mường Nhé cầu nguyện, đòi tự do tín ngưỡng. Lúc đó, các hãng AP và AFP cho biết, con số người H'Mong đổ về Mường Nhé là “hàng ngàn,” riêng Reuters thì dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết, số lượng người H'Mong đổ về Mường Nhé trong sự kiện này là 7,000.

Trong khi chính quyền Việt Nam loan báo đã “vận động đồng bào tự nguyện giải tán đừng tin theo lời kẻ xấu xúi giục, kích động” và “không hề đàn áp” thì DPA - Thông tấn xã Ðức - dẫn thông tin từ một viên chức chính quyền của tỉnh Ðiện Biên, xác nhận có 3 đứa trẻ thiệt mạng. Riêng Center of Public Policy Analysis (CPPA-Trung tâm Phân tích Chính sách Công quyền) tại Hoa Kỳ - một trong những nơi thường xuyên theo dõi về tình trạng đàn áp người H'Mong thì loan báo có 29 người H'Mong bị thiệt mạng trong ngày đầu tiên. Ðến mùng 6 tháng 5 năm 2011, CPPA loan báo, con số nạn nhân thiệt mạng nằm trong khoảng từ 39 đến 49 người, chưa kể hàng trăm người bị mất tích.

Kể từ sau sự kiện Mường Nhé, người H'Mong từ các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam liên tục đổ về Hà Nội khiếu nại, đòi tự do tôn giáo, đòi thả những người bị bắt. Họ bị cách ly khỏi các nhóm dân oan, khiếu nại đòi trả đất, đòi bồi thường cưỡng chế nhà, bị đánh đập tàn tệ.

Nhiều người H'Mong tiếp tục bị lôi ra tòa, bị phạt tù vì “gây rối trật tự công cộng” và “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức và công dân.” Vụ xử ông Thào Quán Mua là vụ mới nhất. Theo dự kiến, sau ông Mua, sẽ còn ba người nữa bị mang ra xử.

Năm ngoái, Bộ Công An Việt Nam vận động Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam gia tăng đầu tư cho cảnh sát cơ động - lực lượng vũ trang của công an, chuyên thực hiện nhiệm vụ trấn áp.

Bộ Công An Việt Nam đã sử dụng các vụ phản kháng của người thiểu số đòi tự do tôn giáo ở Tây Nguyên (2001, 2004), Mường Nhé (tỉnh Ðiện Biên, 2011) để thuyết minh về việc cần hiện đại hóa trang bị cho lực lượng này. Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, lực lượng này có thêm cả B.40, đại liên, xe bọc thép. Tháng 12 năm ngoái, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam thông qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động,” cho phép đầu tư phi cơ, tàu thủy để Bộ Công An dễ điều động nhân lực, phương tiện. Trong Pháp lệnh Cảnh sát Cơ động, Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam còn cho phép cảnh sát cơ động “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh.”

Giới quan sát thời sự Việt Nam cho rằng, việc đàn áp người thiểu số vì lý do tín ngưỡng không đơn thuần là xâm hại nhân quyền. Ðó còn là ươm mầm cho Trung Quốc khai thác sự bất mãn trong các cộng đồng thiểu số để xúi giục ly khai, đòi tự trị, gieo rắc một đại họa khác cho cả dân tộc. (G.Ð)