Thursday, July 10, 2014

Mi-171, chiếc trực thăng tai tiếng của thế giới

Theo một thống kê chưa chính thức, trong 8 năm trở lại nay đã có ít nhất 50 chiếc Mi-171 gặp nạn.
Trực thăng đa nhiệm Mi-171 là một phiên bản hiện đại hóa của trực thăng Mi-8 do Nga sản xuất và trở thành chiếc trực thăng phổ biến nhất thế giới nhờ vào giá thành rẻ, khả năng cơ động cao và hoạt động hiệu quả.
Cho tới nay, hơn 11.000 chiếc trực thăng Mi-8 và Mi-171 đã được sản xuất và bán đi tới 80 quốc gia trên thế giới. Nó trở thành chiếc trực thăng đa nhiệm tầm trung thành công nhất, bền nhất với tổng cộng hơn 100 triệu giờ bay.
Mi-171, chiếc trực thăng tai tiếng của thế giới - 1

Trực thăng Mi-171 phiên bản quân sự của không quân Pakistan

Trực thăng Mi-171 có thể được sử dụng để chở khách, chở hàng, cứu hỏa, cứu nạn và các hoạt động quân sự khác. Chiếc máy bay trực thăng này có thể chở tới 26 hành khách hoặc 4 tấn hàng hóa bên trong khoang vận tải rộng tới 27 mét khối.
Với các ưu thế trên, Mi-8 và Mi-171 được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như Brazil, Trung Quốc, Afghanistan, Ấn Độ, Việt Nam... Tuy nhiên, chiếc trực thăng đa nhiệm này cũng nổi tiếng với những vụ tai nạn thảm khốc, và bị xếp vào diện một trong những loại trực thăng gặp nhiều tai nạn nhất thế giới.
Mi-171, chiếc trực thăng tai tiếng của thế giới - 2

Một trực thăng Mi-171 gặp nạn ở Nga

Theo trang web Auditcenter của Nga chuyên thống kê các vụ tai nạn hàng không, kể từ năm 2006 đến nay, đã có ít nhất 50 vụ tai nạn thảm khốc liên quan đến máy bay trực thăng Mi-8/Mi-171 khiến nhiều người thiệt mạng.
Vụ tai nạn khiến nhiều nhân vật quan trọng nhất thiệt mạng liên quan đến loại trực thăng này xảy ra vào ngày 9/1/2009, khi một chiếc Mi-171 chở 11 quan chức Nga gặp nạn trên dãy núi hẻo lánh ở Nam Siberia, khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có nghị sĩ Alexander Kosopkin, đại diện của cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại Hạ viện Nga.
Mi-171, chiếc trực thăng tai tiếng của thế giới - 3

Chiếc Mi-171 bị rơi khiến 7 quan chức Nga thiệt mạng

Ngày 19/10/2010, một chiếc Mi-171 của không quân Ấn Độ trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu trợ thiên tai ở khu vực lũ lụt thuộc bang Arunachal Pradesh đã bị rơi khiến toàn bộ 12 người trên trực thăng thiệt mạng.
Ngày 30/8/2012, hai chiếc trực thăng quân sự Mi-17 của không quân Ấn Độ trong khi thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện đã đâm vào nhau ở bang Jamnagar khiến 9 người thiệt mạng.
Mi-171, chiếc trực thăng tai tiếng của thế giới - 4

9 người thiệt mạng trong vụ 2 trực thăng đâm nhau ở Ấn Độ

Mới đây, ngày 31/5/2014, một chiếc trực thăng Mi-8 của hãng hàng không Spark (Nga) đã đâm xuống một hồ nước ở khu vực Tersky khiến 16 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương nặng.
Mặc dù vậy, người ta vẫn chứng kiến nhiều vụ sống sót kỳ diệu và hy hữu trong các vụ tai nạn trực thăng Mi-8/Mi-171.
Ngày 4/4/2011, một trực thăng quân sự Mi-171 của quân đội Kenya bị rơi khi đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay ban đêm ở gần thị trấn Juja. Khi chiếc máy bay rơi đến gần mặt đất, hai viên phi công và một thợ máy ở bên trong máy bay đã kịp thời nhảy ra ngoài thoát thân trước khi chiếc máy bay phát nổ.
Mi-171, chiếc trực thăng tai tiếng của thế giới - 5

Ba người đã kịp thời nhảy ra ngoài thoát thân trước khi chiếc trực thăng phát nổ

Tháng 12/2003, một chiếc Mi-8 không quân Ba Lan chở Thủ tướng Leszek Miller đã gặp nạn, nhưng rất may là tất cả hành khách của chuyến bay đều sống sót kỳ diệu.
Video những vụ tai nạn nhớ đời của máy bay trực thăng

    Lá thư của một ‘thượng đế’ gửi sếp nhà đèn

    Đăng Bởi  - 

    Ảnh minh họa- Nguồn:Internet
    Ảnh minh họa- Nguồn:Internet
    Là một khách hàng, nên tôi hết sức quan tâm đến thông tin về sự cố nhân viên “nhà đèn” ở Sóc Sơn ghi sai số điện đang làm xôn xao dư luận và những thắc mắc của khách hàng ở khu vực nội thành Hà Nội về hóa đơn tiền điện của họ tăng bất thường trong những ngày vừa qua.
    Thưa ông,
    Tôi cũng không khỏi ngạc nhiên khi ông Tổng giám đốc Điện lực Hà Nội trả lời báo chí rằng, với "công nghệ" trèo cột điện ghi số bằng tay, sai sót là chuyện... đương nhiên!
    Trước hết, xin được bày tỏ lòng cảm kích trước sự vào cuộc tức thì của ngành điện khi cử nhân viên đi kiểm tra các điểm có phản ánh hiện tượng tăng tiền điện bất thường.
    Cũng thật vui khi kết quả mang lại là chẳng có gì là “bất thường cả”, dùng nhiều thì phải trả tiền điện nhiều, mọi thứ đều hiện hữu trên công tơ (mà công tơ được kiểm tra đều hoạt động bình thường, hoặc sai số trong giới hạn cho phép), rồi việc ghi chốt chỉ số công tơ, ghi hóa đơn không có sai sót gì...
    Thế nhưng, trong suy nghĩ của tôi cũng như của nhiều khách hàng, những lời giải thích cũng như kết quả kiểm tra nêu trên vẫn không giải tỏa được nghi ngại trong dư luận về cách tính giá, cách ghi số điện hiện nay của ngành điện.
    Trước hết, có sự trùng hợp ngẫu nhiên khi trong các tháng 5 và 6, cùng lúc nhiều hộ gia đình ở Hà Nội gặp phải cảnh ngộ tăng hóa đơn tiền điện bất thường. Giả sử, nếu có xảy ra sai sót (thực tế đã xảy ra ở Sóc Sơn), hoặc có sự gian lận, thì khách hàng cũng khó mà kiện ngành điện. Bức xúc lâu nay của phần lớn khách hàng là họ không hề được biết thời điểm nhân viên ngành điện đến chốt chỉ số công tơ. 
    Không những thế, hầu hết công tơ điện đều nằm ở khu vực riêng (treo trên cột, hoặc trong buồng điện tại các khu chung cư), khách hàng rất khó mà kiểm tra được số điện thực tế họ dùng. Chỉ khi nào có hóa đơn thì họ mới biết lượng điện tiêu thụ của mình là bao nhiêu!
    Quan điểm của tôi cũng như nhiều khách hàng sử dụng điện, đây là sự bất cập rất cần được ngành điện thay đổi. Mà trước hết ngành điện cần cải tiến việc ghi chốt số công tơ, đồng thời cần thông báo ngay cho khách hàng về số công tơ mới. Cách làm này giúp cho khách hàng kiểm tra được tức thì số điện thực tế nếu phát hiện có sự bất thường.
    Thế nên, với cách trả lời của người đứng đầu ngành điện ở thủ đô, tôi cũng như nhiều khách hàng cảm thấy bất ổn. Chẳng lẽ, ngành điện bất lực trong việc tìm ra một giải pháp hữu hiệu hơn để thay thế “công nghệ” trèo cột điện nhằm giảm bớt sai sót (cũng có nghĩa nhằm giảm bớt thiệt hại cho khách hàng)? 
    Thực tế, theo cách tính giá điện bậc thang lũy tiến hiện nay, càng tiêu dùng nhiều điện, đơn giá càng cao thì thủ thuật ghi tăng, giảm sản lượng điện cũng rất dễ xảy ra và chắc chắn phần thiệt sẽ thuộc về khách hàng.
    Bỗng tôi liên tưởng đến một sự giải thích khác của ngành điện. Bước vào cao điểm của thời kỳ nắng nóng, trước lo ngại của người dân thủ đô về nguy cơ mất điện xảy ra, Điện lực Hà Nội tuyên bố sẽ không cắt điện khi nhiệt độ lên quá 36 độ C. 
    Thế nhưng, tuyên bố vừa được đưa ra, thì khu phố nhà tôi nhiều ngày bỗng mất điện đánh rụp. Cũng với cách giải thích do nhu cầu sử dụng tăng đột biến dẫn đến quá tải, rằng sự cố “bất khả kháng”…, Điện lực Hà Nội tiếp tục mong được khách hàng thông cảm và sẻ chia!!!
    Vâng, khách hàng sẵn sàng cảm thông và sẻ chia với ngành điện nếu đó là sự cố bất khả kháng. Nhưng sẽ là ngược lại nếu sự cố ấy liên tục lặp lại, khách hàng cứ tiếp tục nhận được sự giải thích vòng vo, thậm chí chối bỏ trách nhiệm của ngành điện mỗi khi xảy ra sự cố. 
    Bởi nhiều năm qua, sự độc quyền của ngành điện đã gây khá nhiều bức xúc và thiệt hại cho khách hàng, nhưng mọi việc chỉ dừng ở sự phản ánh của công luận, hoặc rơi vào “sự im lặng đáng sợ". 
    Thậm chí, tình trạng quản lý lỏng lẻo, làm ăn thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả, đẩy giá điện tăng cao…, ngành điện cũng đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan.
    Thưa ông
    Vẫn biết, ngành điện đang ngổn ngang những việc hệ trọng cần được giải quyết. Nhưng dẫu sao, tôi cũng như nhiều khách hàng khác vẫn thiết tha đề nghị ông chỉ cho chúng tôi cách kiểm soát được việc nhân viên dưới quyền của ông có ghi đúng sản lượng điện mà chúng tôi sử dụng hay không?
    Xin cảm ơn ông đã lắng nghe ý kiến của tôi!
    Một người dân Hà Nội (theo Tin Tức)

    Ngoại trưởng Mỹ 'lên lớp' TQ ngay tại Bắc Kinh

    Đăng Bởi  - 

    Ngoại trưởng Mỹ 'lên lớp' TQ ngay tại Bắc Kinh
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng tài chính Jack Lew đang có chuyến công du 2 ngày tới Trung Quốc. Khác với giọng hiếu chiến với láng giềng, Trung Quốc tỏ ra cực kỳ nhũn nhặn trước Mỹ.
    Ông Tập sợ đối đầu?
    Vào lúc này, giữa Trung Quốc và Mỹ đang có những bất đồng lớn trên nhiều vấn đề. Nổi cộm nhất là tình hình biển Đông khi Trung Quốc hành xử hung hăng với các láng giềng và chà đạp luật pháp quốc tế. Điều đó khiến Mỹ khó chịu và nhiều quan chức trong chính phủ Mỹ cáo buộc Bắc Kinh là kẻ khiêu khích tạo bất ổn trong khu vực.
    Trung Quốc từng nhiều lần nói Mỹ phải đứng xa các tranh chấp ở biển Đông thông qua giọng nói gay gắt của các phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cùng những bài báo hiếu chiến. Thế nhưng khi ông Kerry đến Bắc Kinh, Trung Quốc lại không dám giở giọng của kẻ hay đi bắt nạt.
    "Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một thảm họa và cả hai phải tôn trọng chủ quyền của nhau", ông Tập Cận Bình cho biết khi mở màn cuộc đàm phán hằng năm giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.  
    "Chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau, đối xử với nhau một cách bình đẳng và tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Chúng ta cần tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển của nước khác". 
    Cách mà ông Tập nói với Mỹ vô cùng êm ái, chưa bao giờ Trung Quốc nói với các láng giềng của mình như thế.
    Mỹ lên lớp Trung Quốc
    Trước khi ông Kerry đến Bắc Kinh, một quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra thông tin mang tính dọn đường dư luận. Vị quan chức đi cùng ông Kerry cho biết, cái gọi là đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên biển Đông là quá mơ hồ và gây ra căng thẳng.
    Ông này cho biết Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong các tranh chấp của Trung Quốc với các nước láng giềng, mặc dù Washington vẫn tăng cường hợp tác ngoại giao và quân sự với một số nước phản đối yêu sách của Bắc Kinh. 
    Mỹ cũng nhắc rằng, nhiều nước châu Á buộc tội Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để tích cực thúc đẩy tuyên bố lãnh hải trên biển trong khu vực bất chấp luật pháp quốc tế.
    Và trong cuộc gặp gỡ với Bắc Kinh, ông Kerry đã nói những điều như trong thông tin được dọn đường trước đó nhưng theo giọng văn của một nhà ngoại giao lão luyện: "Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng, góp phần vào sự ổn định, phát triển của khu vực và có trách nhiệm trong các vấn đề thế giới". 
    Ông Kerry còn nói thêm: "Tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn lựa chọn con đường hòa bình và thịnh vượng và hợp tác và thậm chí với cả đối thủ cạnh tranh, nhưng không xung đột".
    Cách ông Kerry nói không khác gì giọng một người trường thành và thành đạt nói với một đứa trẻ nhà giàu mới lớn hung hăng với những người xung quanh. Liệu nghe bài lên lớp của ông, các quan chức chóp bu Bắc Kinh có sáng dạ, sáng lòng thêm không?
    Anh Tú (tổng hợp)    

    Hàng loạt quan tham Trung Quốc xin hưu non, tự tử

    Đăng Bởi  - 

     Bai Zhongren nhảy lầu tự tử
    Bai Zhongren nhảy lầu tự tử
    Chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc (TQ) đang gieo nỗi sợ kinh hoàng, đến độ nhiều cán bộ làm đủ mọi cách để đứng ngoài rắc rối: từ chối phê duyệt dự án béo bở, tìm cách xin hưu non và một số “ông to” ở tập đoàn nhà nước còn tự sát... 
    Hồi tháng 4, nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh cho biết 54 cán bộ “chết vì những nguyên nhân không tự nhiên” từ đầu năm 2013 đến tháng 4.2014, gồm hơn 40% là tự sát. Báo này nêu 8 người nhảy lầu để tìm đến cái chết.
    Đầu năm 2014, cựu chủ tịch Bai Zhongren của Tập đoàn đường sắt TQ nhảy lầu để tự tử, sau cuộc điều tra tham nhũng ở Bộ Đường sắt (đã giải tán). Đến tháng 5, cựu chủ tịch Liu Zhanbin của tập đoàn dược liệu Harbin Pharm. Group Sanjing Pharmaceutical Co. cũng tự tử bằng cách nhảy lầu, trong lúc ông ta bị điều tra tham nhũng.
    Theo Tân Hoa Xã ngày 30.6, từ tháng 12.2012, đã có 30 cán bộ cấp cao ở cấp tỉnh và cấp Bộ trở lên bị điều tra tham nhũng. Một số nguồn tin nói chiến dịch gây tác dụng “lạnh lưng” nên nhiều cán bộ tìm cách về hưu non để tránh bị “soi”.
    Nhà kinh tế học Niu Bokun ở Bắc Kinh nói: “Đừng dính vào rắc rối, đừng để bị bắt, đó là tinh thần cảnh giác của họ”.
    Trong khi người dân TQ thường nghi ngờ về kết quả các cuộc bài trừ tham nhũng thì cuộc điều tra lại có một hậu quả ngoài ý muốn nói trên. Theo Reuters, các quan chức chính quyền và lãnh đạo các tập đoàn nhà nước, những người được cho là thúc đẩy cải tổ kinh tế và cơ chế điều hành chính phủ, đều “nhát giò” vì họ sợ bị chú ý một cách không cần thiết.  
    "Chiến dịch chống tham nhũng đang tác động mạnh về kinh tế. Cán bộ địa phương giờ không dám khởi động các dự án đầu tư. Họ nằm im hết. Ai cũng nghĩ chiến dịch này sẽ ngắn thôi, như các lần trước”, theo một cán bộ chính quyền ở tỉnh Chiết Giang, nơi ông Tập Cận Bình từng là bí thư tỉnh ủy từ 2002-2007.
    Một trong những lý do để sợ là chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” của ông Tập Cận Bình không giảm sau 18 tháng hoạt động. “Gương mặt mốc” to nhất bị “chém” mới đây là một cựu tướng nhận hối lộ của các sĩ quan “chạy” lên lon: Từ Tài Hậu sẽ bị xét xử ở tòa án quân sự.  
    Lý do khác để sợ: nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc - nhất là ở mảng bán các gói thầu của chính phủ, năng lượng và xây dựng, cùng việc cấp phép sử dụng đất và cho phép khai thác mỏ, nên nhiều cán bộ biết sẽ đến ngày họ bị bêu danh.
    Một số nguồn tin nói các dự án lớn hiện thu hút sự chú ý của người dân, ngày càng tăng qua mạng internet, đến độ dù chẳng có dấu hiệu tiêu cực nào, các cán bộ cũng tỏ ra cảnh giác. Ví dụ một loạt dự án bị đóng suốt năm qua, sau khi dân thường tỏ bày quan ngại về tác động môi trường.
    Để tỏ dấu hiệu “trên” đã biết rõ các cán bộ tránh bị chú ý, trong một cuộc họp với các cán bộ cấp tỉnh hồi tháng 5, Thủ tướng Lý Khắc Cường đập bàn, phê phán họ “không tích cực làm việc”, theo truyền thông TQ.
    Qua tháng 6, nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ (CPC) viết 3 trang bình luận, phê phán cán bộ địa phương “làm việc uể oải, lề mề” và “tránh bước ra ánh sáng sân khấu”.  
    Reuters hồi tháng 4 cũng đưa tin, rằng ông Tập kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao bị nghi tham nhũng, để đưa người thân tín của ông cùng các cán bộ có tư tưởng cải cách vào những vị trí chủ chốt trong đảng, chính phủ và quân đội, vì ông còn là Chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương.
    Nhưng chiến dịch chống tham nhũng không là lý do duy nhất khiến cán bộ phải “tắt điện”. Việc thay đổi chính sách xoành xoạch là một vấn đề ở TQ. Bất kỳ chính sách nào có thể bào mòn uy tín của chính quyền địa phương và khiến thu nhập giảm đều khiến có sự đối phó.
    Đây là một vấn đề mà ông Tập hứa sẽ cho phép cơ chế thị trường giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, bằng cách sẽ giảm sự can thiệp của chính quyền.  
    Nhà kinh tế học Nie Wen nói: “Cán bộ địa phương chọn thái độ “chờ xem” khi chiến dịch bài trừ tham nhũng tăng tốc. Nó tác động mạnh đến nền kinh tế”.
    Dù không có số liệu nào cho thấy chiến dịch chống tham nhũng tác động xấu đến nền kinh tế, công ty kiểm toán Huachuang Securities ở Bắc Kinh vẫn đánh giá, rằng một chiến dịch chống cán bộ sống xa hoa lãng phí đã làm giảm 0,4% điểm trong mức tăng trưởng kinh tế 7,7% năm 2013 của TQ.   
    Hồi tháng 3, Ủy ban kiểm tra - kỷ luật trung ương của Đảng Cộng sản TQ (CPC) nêu tiền chi cho họp hành và chi cho cán bộ đi công tác nước ngoài giảm 53% và 39% kể từ năm 2012. Chiến dịch này làm các công ty cung ứng rượu xịn, đồng hồ đắt tiền và xe sang lo lỗ to vì mất các khách “sộp” là những cán bộ công chức. Các khách sạn hạng sang thì thiếu khách sộp đến lưu trú.   
    Trong hàng chục cán bộ chính quyền và quan chức tập đoàn nhà nước tham gia trả lời phỏng vấn của Reuters, không ai dám xưng tên vì tính nhạy cảm của cuộc chống tham nhũng. Nhưng họ đều có chung câu chuyện là cuộc bài trừ đã lan vào tận trong từng cơ quan.
    Một nữ cán bộ ở Bắc Kinh nói, “thủ trưởng” của bà mới đây yêu cầu cấp dưới khai chi tiết không chỉ giá trị tài sản, mà còn khai cả nơi mà con cái họ và người thân muốn đi tham quan khi ra nước ngoài.  
    Chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Tập “chĩa” vào “các quan trần trụi”, từ để chỉ những người có vợ hoặc con đang sống ở nước ngoài. Các ông này luôn bị nghi sử sũng những mối quan hệ để lén tuồn tài sản ra nước ngoài.
    Bà cán bộ nói tiếp: “Đang có bầu khí lo sợ, bất an. Không ai sẵn sàng làm gì có thể bị chú ý. Thế có nghĩa là chẳng ai làm việc trong cơ quan vào lúc này”.
    Ông Tập phát động chiến dịch chống tham nhũng khi làm Tổng bí thư CPC từ tháng 11.2012, phần nào để cải thiện uy tín đảng và chính phủ vốn bị mang tiếng vì nhiều cán bộ đảng viên vơ vét tài sản “khủng”. Nhưng dù đã có vài chủ trương để các cán bộ cấp thấp kê khai tài sản, yêu cầu của người dân là lãnh đạo cấp cao công khai tài sản vẫn chưa được đáp ứng. 
    Trần Trí (theo Reuters) 

    Ma túy lộng hành, mỗi tháng vài vụ

    SÀI GÒN (NV) - Công an quận Bình Thạnh sáng 10 tháng 7 cho hay, vừa phá vỡ đường dây mua-bán và vận chuyển ma túy số lượng lớn, bắt tổng cộng 6 người.


     Phá vỡ đường dây vận chuyển ma túy tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn. (Hình: báo Thanh Niên)

    Báo Thanh Niên dẫn hồ sơ điều tra của công an quận Bình Thạnh, Sài Gòn cho biết, hai người cầm đầu đường dây này là Vũ Hồng Sơn, 37 tuổi, cư dân tỉnh Nam Ðịnh, và Ðỗ Duy Khanh, 38 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Cả hai ông này đều có ít nhất một tiền án mua-bán ma túy, trộm cắp hoặc trữ vũ khí tại nhà.

    Trước đó, công an quận Bình Thạnh đã lần lượt bắt 4 người tình nghi hoạt động cho đường dây vận chuyển ma túy của ông Sơn và ông Khanh. Tất cả 4 người này đều là phụ nữ, trong độ tuổi từ 29 và 44, ngụ tại tỉnh Nam Ðịnh và Sài Gòn. Công an quận Bình Thạnh tịch thu tổng cộng 13 bánh heroin và 1,800 viên thuốc lắc làm tang vật.

    Còn tại tỉnh Ðiên Biên hôm 9 tháng 7, 2014, bộ đội biên phòng bắt một người đàn ông vận chuyển ma túy từ Lào sang Việt Nam. Ông này khai tên Lò Văn Liên, 48 tuổi, quốc tịch Lào. Ông Liên thú nhận đã mua 1 bánh heroin và 850 viên thuốc lắc từ Lào, đưa về Việt Nam bán lại kiếm lời.


    Người đàn ông quốc tịch Lào tuồn ma túy sang Việt Nam bị bắt tại Ðiên Biên. (Hình: báo Một Thế Giới)

    Ông Liên cho biết rời nhà từ lúc 4 giờ sáng ngày 9 tháng 7, giấu gói ma túy trong túi xách, giả dạng người đi thăm thân nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông này bị bắt khi vừa qua cửa khẩu biên giới, đi sâu vào vùng đất thuộc tỉnh Ðiên Biên của Việt Nam.

    Theo báo Kiến Thức Việt Nam, ông Lò Văn Liên đã từng bị bắt về tội mua-bán và vận chuyển ma túy, bị kết án 8 năm tù và bị giam tại trại Thanh Xuân, Hà Nội. Sau khi ra tù, ông này “ăn quen,” trở lại đường cũ, tiếp tục mua-bán ma túy để kiếm siêu lợi nhuận.

    Có thể nói, số vụ khám phá các đường dây vận chuyển ma túy từ Lào sang, cũng như hoạt động của giới buôn lậu ma túy tại Việt Nam trở nên rộn rịp trong vài tháng trở lại đây. Công an Việt Nam đã vây bắt được hàng chục vụ buôn lậu ma túy với số lượng lớn trong vòng 6 tháng qua. (PL)

    07-10-2014 1:10:58 PM

    Hà Nội đắt đỏ nhất Việt Nam

    HÀ NỘI (NV) - Trong số 211 thành phố khắp hành tinh, Hà Nội được xếp hạng thứ 131 về mức giá cả đắt đỏ nhất trên thế giới.

    Ðây là kết quả xếp hạng của công ty nghiên cứu nước Anh, Mercer Human Resource Consulting, thực hiện trong năm 2014. Theo kết quả này, mức độ đắt đỏ của Hà Nội tăng thêm 3 hạng so với năm 2013. Trong khi đó, Sài Gòn đứng hàng thứ 135 trong danh sách này, tăng sáu hạng so với năm trước.


    Cảnh hồ Gươm, Hà Nội. (Hình: Moitruongdulich.vn)

    Báo mạng VNExpress trích dẫn kết quả này cho thấy, chi phí sinh hoạt, giá cả tiêu thụ tại Hà Nội đắt đỏ nhất Việt Nam, hơn cả Sài Gòn. Kết quả này phù hợp với tài liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam công bố, nói rằng chỉ số giá tiêu thụ tại Hà Nội 6 tháng đầu năm nay tăng 1.38%, so với tỉ lệ tăng tại Sài Gòn là 1.09%.

    Theo báo mạng Zing, giá bán các loại thức ăn và nước giải khát ở Hà Nội tăng liên tiếp từ 6 năm trở lại, cao hơn 13% so với mức giá trung bình của cả nước Việt Nam. Báo này nhận định rằng, sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội 6 năm về trước, đất đai không còn nhiều cho chăn nuôi, trồng trọt, vì vậy mà giá thực phẩm tăng vọt. Người Hà Nội đã phải tìm đến những vùng xa hơn để thỏa mãn nhu cầu ăn uống của mình.


    Sài Gòn trong mớ hỗn độn “đô thị hóa.” (Hình: VNExpress)

    Trong khi đó, theo bảng xếp hạng của công ty Mercer Human Resource Consulting, mức đắt đỏ của Hà Nội lẫn Sài Gòn đều không đáng kể so với Singapore, Yangoon của Myanmar, Bandar Seri Begawan của Brunei và Bangkok của Thái Lan.

    Một bài báo của Thông tấn xã Việt Nam đăng tải giữa tháng 6 qua nhận định rằng, Hà Nội vẫn được coi là “điểm đến có giá cả sinh hoạt tốt nhất thế giới.” Lập luận của tác giả bài báo dựa vào thống kê của trang “Tham vấn du lịch” nổi tiếng thế giới TripAdvisor, cho rằng giá cả sinh hoạt tại các thành phố của nước Pháp và nước Anh mới thật sự đắt đỏ nhất thế giới.

    Theo TripAdvisor, giá phòng khách sạn, giá bữa ăn tại các nhà hàng, giá cước xe cộ đi lại... tại Hà Nội được coi là rẻ đáng kể, so với 10 thành phố lọt vào danh sách đắt đỏ nhất thế giới. Mười thành phố này bao gồm London, Paris, New York, Stockholm, Oslo, Copenhagen, Helsingki, Toronto và Sydney. (PL)

    Mỹ yêu cầu Trung Quốc chặn tin tặc

    BẮC KINH, Trung Quốc (AP) - Các giới chức cao cấp Mỹ hôm Thứ Năm cho hay họ yêu cầu phía Trung Quốc phải có biện pháp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng xuất phát từ quốc gia này, giữa khi có thêm một cáo giác là tin tặc Trung Quốc tìm cách xâm nhập nơi giữ hồ sơ cá nhân của các nhân viên chính phủ Mỹ.


     Thủ Tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc (phải) tiếp Bộ Trưởng Tài Chánh Mỹ Jacob Lew (trái) và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Bắc Kinh. (Hình: Ng Han Guan - Pool/Getty Images)

    Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, cho hay hai cường quốc đã có cuộc thảo luận thẳng thắn về vấn đề này trong cuộc họp mang tên “Ðối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế” được tổ chức ở Bắc Kinh tuần này. Tuy nhiên, ông Kerry cho hay ông và Bộ Trưởng Tài Chánh Jack Lew chỉ được thông báo về vụ này mới đây.

    “Chúng tôi không nêu lên vấn đề này với nhiều chi tiết. Nhưng dĩ nhiên là chúng tôi có nêu lên vấn đề,” ông Kerry cho báo chí hay. Ông nói rằng cáo giác đề cập đến một “âm mưu xâm nhập” và đang được điều tra, tuy nhiên theo ông có vẻ là không tài liệu quan trọng nào bị lấy đi.

    Tờ báo New York Times cho hay các tin tặc này, có vẻ không từ phía cơ quan chính quyền Trung Quốc, tìm cách lấy tin tức cá nhân của những người đang chờ đợi để được cấp phép tiếp cận các tài liệu mật.

    An ninh mạng là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất trong cuộc thảo luận năm nay sau khi Mỹ công bố việc truy tố năm giới chức quân sự Trung Quốc hồi Tháng Năm về tội đánh cắp tài liệu thương mại mật từ máy điện toán của các công ty Mỹ rồi sau đó chuyển sang các công ty Trung Quốc đối thủ.

    Ðáp trả, phía Trung Quốc ngưng cuộc thảo luận của nhóm thương thảo vấn đề này, đòi hỏi Mỹ phải rút lại việc truy tố và người trách nhiệm cao nhất về chính sách ngoại giao Trung Quốc, ông Yang Jiechi, hôm Thứ Năm nói rằng phía Mỹ trước hết phải tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc thảo luận thì mới có thể tái tục.

    Tin tặc là vấn đề gây bất đồng ý kiến quan trọng nhất trong cuộc thảo luận cho thấy có sự hợp tác giữa hai quốc gia từ đe dọa an ninh do Iran và Bắc Hàn gây ra, cũng như chống thay đổi khí hậu và buôn lậu động vật hoang dã.

    Mỹ từ lâu nay vẫn thúc giục Trung Quốc phải dùng ảnh hưởng của mình với Bắc Hàn để áp lực Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng chế tạo võ khí nguyên tử. Các nhà lãnh đạo Mỹ và Tây Phương coi chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình, chủ tịch nhà nước Trung Quốc, tại Nam Hàn tuần qua là một chỉ dấu tốt. (V.Giang)

    07-10- 2014 5:06:41 PM

    6 ngư dân Việt bị Trung Quốc giam tại cảng Tam Á

    HÀ NỘI 10-7 (NV) - Các ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt cách đây một tuần lễ đang bị giam giữ ở cảng Tam Á đảo Hải Nam, theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho hay trong cuộc họp báo.


    Ngư dân và kiểm ngư tìm cách trục vớt tàu cá của ngư dân Việt bị tàu Trung Quốc đâm chìm hồi Tháng Năm. (Hình: VTC)

    Trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm 10 Tháng Bảy, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN, cho hay như vậy và cho biết “Theo thông tin mới nhất từ Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu, vào lúc 9 giờ sáng ngày 10 Tháng Bảy, đại diện Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu đã tiến hành thăm lãnh sự và có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với sáu ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS bị Trung Quốc bắt giữ.”

    “Sức khỏe các ngư dân hoàn toàn ổn định. Hiện các ngư dân đang bị lưu giữ tại cảng Tam Á, thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Quảng Châu đang tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Hải Nam làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ việc.”

    Ngày 3 Tháng Bảy, vừa qua, theo tin tờ Dân Việt, khi đang đánh bắt trên vùng biển Việt Nam thì tàu cá QNg - 94912 TS với công suất 100CV của ông Võ Đạt (ở thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh) bị nhiều tàu của hải quân Trung Quốc vây bắt. Trên tàu lúc này có thuyền trưởng Võ Tấn Tèo cùng với 5 ngư dân hành nghề giã cào đôi cùng với tàu QNg - 94913 TS (cũng của ngư dân Võ Đạt). Sau khi bắt tàu, binh sĩ Trung Quốc vẫy tay ra hiệu cho tàu cá còn lại chạy vào bờ, rồi đưa tàu cá QNg - 94912 TS và 6 ngư dân về phía Trung Quốc. Ước tính giá trị tàu cá và ngư cụ bị bắt khoảng 1,1 tỷ đồng.

    Lúc này, trên vùng biển tàu cá của ông Đạt đang đánh bắt có rất nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam tham gia khai thác hải sản. Ngư dân Huỳnh Kim Cơ (ở cùng xã) chủ tàu cá QNg - 44158 TS sử dụng máy Icom báo tin về đất liền và gia đình ông Đạt đã báo cáo với lực lượng chức năng.

    Theo cuộc họp báo nói trên của ông Lê Hải Bình được một số tờ báo tường thuật, hiện vẫn chưa có tin tức chính xác về tọa độ mà chiếc tàu cá Qng-94912 TS với 6 ngư dân bị bắt giữ.
    Mấy năm gần đây, tàu tuần Trung quốc chỉ bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh cá hay khai thác hải sản ở khu vực quần đảo Hoàng Sa rồi đưa về giam giữ ở đảo Phú Lâm và đòi tiền chuộc.

    Ngày 26 Tháng Năm, tàu cá của Trung Quốc số 11209 ở vòng ngoài bảo vệ giàn khoan HD981 đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng ở nam tây nam giàn khoan Hải Dương-981 và cách giàn khoan này 17 hải lý. Vùng biển này là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. May mắn tất cả 10 ngư dân Việt được các tàu khác vớt và cứu hộ an toàn. Ở thời điểm xảy ra sự việc, có 40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây nhóm tàu cá của Việt Nam không cho hoạt động.

    Đầu Tháng Sáu, ông Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, trắng trợn nói trong một cuộc họp báo rằng tàu của ngư dân Đà Nẵng bị chìm "sau khi quấy rối và đâm vào một tàu cá Trung Quốc", tàu cá này thuộc thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam.(TN)

    07-10- 2014 5:03:29 PM

    Chuyên viên Úc chết vì tai nạn giao thông ở Vũng Tàu

    Nhà thiết kế Việt hai lần bị cướp tại một chỗ

    VŨNG TÀU (NV) - Tai nạn giao thông xảy ra tại đường Hạ Long, thành phố Vũng Tàu, chiều ngày 9 Tháng Bảy, làm một người ngoại quốc thiệt mạng.

    Theo báo Tuổi Trẻ, nạn nhân là chuyên viên của một công ty dầu khí, đang làm việc tại Vũng Tàu. Ông này tên Wintergreene Christopher James, 42 tuổi, quốc tịch Úc. Cuộc điều tra ban đầu nói rằng, ông James lâm nạn khi đang lái xe gắn máy không đội nón an toàn, chạy trên đường Hạ Long thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu.


    Xe taxi tông xe gắn máy rồi lật nhào, làm hai vợ chồng một người Trung Quốc thiệt mạng. (Hình: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)

    Ðây là con đường đèo dốc, có nhiều khúc cua quanh co. Có thể vì chạy quá nhanh, không làm chủ tốc độ, ông James tông thẳng vào lề vỉa hè bên phải, té đập đầu xuống đường, chết liền tại chỗ. Dư luận nói rằng, đoạn đường Hạ Long có nhiều khúc cua gấp rất nguy hiểm, đã làm xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông chết người từ trước đến nay.

    Tại phường 1, thành phố Vũng Tàu cuối tháng 3, 2014 vừa qua, hai vợ chồng một người Trung Quốc chở nhau trên xe gắn máy từ Bãi Dâu đến Bãi Trước cũng đã gặp tai nạn dẫn đến tử vong. Chiếc xe do người chồng cầm lái bị một chiếc xe taxi lạc tay lái tông phải.

    Trong khi đó tại Sài Gòn, cướp giật vẫn là mối ám ảnh thường xuyên đối với người dân. Mới trưa ngày 9 tháng 7, 2014, nhà thiết kế thời trang Võ Việt Chung bị cướp giật mất túi vải đựng 300 triệu đường, tương đương 15,000 Mỹ Kim. Ông Võ Việt Chung cho biết, đã đến ngân hàng rút khoản tiền mặt nói trên, rồi lái xe hơi đến một tiệm vải ở góc đường Trần Hưng Ðạo-Tản Ðà, quận 5.

    Khi vừa dừng lại, mở cửa xe bước ra ngoài, ông Chung bị hai thanh niên lạ mặt chở nhau trên xe gắn máy rề sát, giật chiếc túi vải đựng tiền. Cú giật quá mạnh khiến ông Chung té nhào xuống đường. Không chỉ mất tiền, ông Chung còn phải vào bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe sau cuộc va chạm.

    Ông Chung cho biết, gần một năm trước, cũng đã bị kẻ cướp giật mất một giỏ xách đựng tiền ngay phía trước tiệm vải nói trên. Giỏ xách của ông cũng đựng vài trăm triệu đồng và 7,500 đô la. Ông Chung nói đã đi cớ công an, nhưng “chẳng ăn thua gì.” (PL)

    Thân phận ngư dân trong sự hèn mạt và lưu manh của đảng


    Dân Làm Báo - Sáng ngày 3.7.2014, 6 ngư dân Việt Nam bị Tàu cộng bắt ngay trên hải phận Việt Nam và đưa về Tàu. 3 hôm sau Bộ Ngoại giao cử đại diện "đề nghị" hải tặc Tàu cộng làm ơn cho biết ngư dân ta bị bắt... chỗ nào và với lý do gì.

    Hành động khòm lưng cúi đầu cực kỳ thấp này đã được báo Đại Đoàn Kết - Cơ quan TƯ của MTTQ diễn là: "cơ quan ngoại giao Việt Nam ngay khi nhận được thông tin đã tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân theo quy định của luật pháp quốc tế. Và, cũng giống như tất cả các lần trước, Chính phủ sẽ làm hết sức mình để bảo vệ và hỗ trợ ngư dân - điều ấy chắc chắn các ngư dân đang chẳng may bị bắt giữ hoặc những ngư dân đã từng bị hải quân Trung Quốc bắt giữ hiểu rất rõ." (1)

    Cùng lúc bài báo này với nhan đề “Anh hùng đời thường” đã đề cập đến bộ phim "Hoàng Sa - Việt Nam: Nỗi đau mất mát” của ông André Menras để ca tụng những người ngư dân nghèo nàn, khốn khó đang được đảng đem ra làm diễn viên chính cho vở tuồng đảng ta bảo vệ chủ quyền bằng mạng sống của ngư dân bám biển.

    Trong khi đó, không cần biết số phận của 6 ngư dân đi về đâu, đảng vẫn tiếp tục những trò mị dân, lừa dân và giết dân.

    Tại Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ yêu cầu UBND TP tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn nữa cho ngư dân bám biển để phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo lâu dài. (2)

    Tại Quãng Ngãi, Ông Nguyễn Duy Trinh - Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Thạnh phát biểu "không phải đến bây giờ cái ác mang tên lực lượng chức năng Trung Quốc mới gây ra những nỗi đau thương cho ngư dân Phổ Thạnh, mà nhiều năm qua còn có hàng chục ngư dân nơi đây bị Trung Quốc ngang nhiên vây bắt, đánh đập, giam giữ, cướp bóc tàu bè, ngư lưới cụ và cả những tôm cá do mồ hôi nước mắt của những ngư dân nghèo đánh bắt được..." (3)

    Cái ác của Tàu cộng thì có gì là ngạc nhiên, dân Việt Nam có phải là máu mủ gì của họ! Nhưng khi các lãnh đạo đảng cộng sản vẫn tiếp tục “Đánh bắt xa bờ là chủ trương chiến lược", vẫn"Hoạt động kinh tế biển của ngư dân gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo", vẫn"Chừng nào ngư dân còn bám biển thì còn giữ được đảo...” (4) theo kiểu của Nguyễn Phú Trọng thì câu hỏi được đặt ra là ai ác hơn ai!?

    "Đồng hành" với TBT Nguyễn Phú Trọng, CTN Trương Tấn Sang cũng tiếp tay đưa ngư dân vào chỗ chết bằng những lời phát biểu rất tha thiết: 

    “Các đồng chí chú ý tiếng kêu của ngư dân. Làm sao phải tìm được lối thoát cho ngư dân, sản xuất và tiêu thụ ổn định. Đồng ý quy luật giá trên thị trường có lên có xuống nhưng phải làm sao giảm bớt bất lợi, tác hại về giá cho ngư dân để họ yên tâm đánh bắt xa bờ”.

    “Hiện nay, lực lượng chủ công của ta trên biển là kiểm ngư, cảnh sát biển và ngư dân. Mình không đem tàu chiến ra nhưng Trung Quốc thì đưa ra hàng loạt uy hiếp, đâm húc tàu của ta. Tàu chúng ta tuy nhỏ, công suất nhỏ nhưng lòng dũng cảm và ý chí là không thể đo đếm được. Truyền thống này qua bao cuộc chiến tranh đánh giặc giữ nước đã thế rồi. Có thể thời gian tới tình hình biển Đông sẽ phức tạp hơn, khó khăn hơn nhưng chúng ta quyết không nao núng, lùi bước”. (5)

    Riêng ông Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thì hứa ẩu: Xin ngư dân an tâm bám biển, Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho bà con”. (6)

    Phía giáo dục cũng vào cuộc bằng Đề thi Đại học Địa lý hướng về ngư dân bám biển: “Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?” (7)

    Chưa đủ, các ông cộng sản lãnh đạo quân đội, thay vì làm tròn nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cũng đã khăn gói lên đường đi đẩy ngư dân vào vùng biển chết. Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền đã đến Quảng Ngãi để “động viên ngư dân phát huy tinh thần yêu nước, kiên quyết bám biển, đấu tranh với những hành động sai trái của Trung Quốc. và hứa hẹn “Nhân dân cứ yên tâm bám biển, mọi hoạt động đã có Đảng và Nhà nước, có lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ trên biển để bảo vệ cho nhân dân ta, để nhân dân ta yên tâm bám biển và đánh bắt, sản xuất, kinh doanh làm sao có hiệu quả, cải thiện đời sống như Thủ tướng chính phủ đã kêu gọi và chỉ thị cho tất cả các cấp ủy Đảng, địa phương”. (7)

    Các ác đối với dân, cái hèn đối với giặc, đã được truyền thông lề đảng đồng xướng họa che giấu, với những bài báo hàng ngày, thải ra cho cả nước hừng chí cùng đảng, cho toàn dân yên tâm là biển ta, đảo ta vẫn được bảo vệ nhờ vào... những bàn tay không một tất sắt của ngư dân Việt Nam:

    - ...

    Tất cả những “kiên cường”, “oai hùng” ấy của ngư dân, qua bàn tay đạo diễn của tuyên giáo đảng, khổ nỗi, lại đối nghịch lại với thái độ “rất thật” và rất đúng bản chất của đảng qua hành động mới nhất những cũng rất cũ của Bộ Ngoại Giao: “đề nghị” hải tặc Tàu cộng làm ơn cho biết ngư dân ta bị bắt... chỗ nào và với lý do gì.

    Trong khi chờ hải tặc trả lời, số phận của 6 ngư dân Việt Nam vẫn không được đảng và nhà nước chính thức can thiệp, biển đông vẫn tiếp tục bị Tàu cộng làm mưa làm gió, giàn khoan HD981 vẫn tiếp tục hò khoan khoan hò ở Biển Đông.

    Và lãnh đạo, tuyên giáo đảng vẫn tiếp tục hò khoan khoan hò bài Ngư dân kiên cường bám biển, Đảng ta kiên cường bám ghế...



    ______________________________________








    Nhà siêu méo bên đường “đắt nhất hành tinh”: Chủ tịch Hà Nội thất hứa?

    (Dân trí) - Nhớ lại những lần Chủ tịch UBND Hà Nội hứa không để tái diễn nhà “siêu mỏng, siêu méo” hai bên đường mới mở, Trưởng ban Pháp chế HĐND Nguyễn Hoài Nam, yêu cầu làm rõ trách nhiệm vì sao những ngôi nhà “kỳ dị” này vẫn mọc hai bên đường “đắt nhất hành tinh”.

    Trong phiên chất vấn tại HĐND Tp Hà Nội chiều 10/7, thành viên Ban pháp chế HĐND TP đề nghị Sở Xây dựng cho biết, ai chịu trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng tái diễn công trình xây dựng “siêu mỏng, siêu méo” đoạn đường từ Ô Chợ Dừa đến Hoàng Cầu.
    Lập quy hoạch trên giấy
    Trả lời vấn đề trên ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, khi thực hiện các dự án mở đường theo quy hoạch, việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án theo chỉ giới đường đỏ. Do vậy, đã hình thành các công trình, các thửa đất còn lại nằm ngoài chỉ giới mở đường có hình dạng bất hợp lý, không được thu hồi - nguyên nhân của các trường hợp công trình “siêu mỏng, siêu méo”.
    Những ngôi nhà có hình thù kỳ dị được xây dựng bên tuyến đường
    Những ngôi nhà có hình thù kỳ dị được xây dựng bên tuyến đường “đắt nhất hành tinh”
    Theo ông Dục, thời gian qua tuyến đường vành đai I (đoạn Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa) đã phát sinh 58 trường hợp xây dựng cải tạo, sửa chữa trên các diện tích đất xen kẹt không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng.
    Trước đại biểu HĐND, ông Dục chỉ ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” mọc hai bên tuyến đường “đắt nhất hành tinh”. Cụ thể, đó là do Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) lập quy hoạch, chỉ giới mở đường trình Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định phê duyệt không kết hợp với kiểm tra thực địa, không thống kê, rà soát hiện trạng các thửa đất… “Do vậy mới phát sinh các trường hợp “siêu mỏng, siêu méo” tại tuyến đường Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa”, ông Dục nói.
    Ngoài ra, ông Dục cũng cho biết, UBND quận Đống Đa cũng có lỗi trong việc này do chậm triển khai thực hiện phương án xử lý các trường hợp “siêu mỏng, siêu méo” và quận này chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết các trường hợp “siêu mỏng, siêu méo” tại tuyến đường Vành đai I, đoạn Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa theo quy định của UBND Thành phố.
    Chủ tịch Hà Nội thất hứa?
    Chưa hài lòng với phần giải trình trên, ông Nguyễn Hoài Nam - Trưởng ban Pháp chế HĐND cho rằng, ngay cả Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã hứa đảm bảo không để phát sinh nhà “siêu mỏng, siêu méo” tại những con đường mới mở. Đại biểu cũng băn khoăn tại sao con đường điển hình như Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu với vốn đầu tư lớn lại để tái diễn tình trạng đó. Theo đại biểu, trách nhiệm về việc này thuộc về sở Xây dựng, Ban dự án các công trình trọng điểm.
    Đại biểu Nguyễn Hoài Nam không hiểu vì sao ngôi nhà 4 mặt tiền lại được xây dựng
    Đại biểu Nguyễn Hoài Nam không hiểu vì sao ngôi nhà 4 mặt tiền lại được xây dựng
    “Tiền giải phóng mặt bằng rất lớn, tại sao chúng ta không làm được việc này. Chủ tịch UBND thành phố bảo không để tái diễn tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” khi mở các con đường mới, nhưng nó lại xảy ra đúng vào năm văn minh đô thị. Hà Nội tới đây còn nhiều con đường được triển khai, vậy có thể chấm dứt được tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” không?”, ông Nam nói.
    Phúc đáp những băn khoăn của đại biểu Nguyễn Hoài Nam, ông Lê Văn Dục cho biết, Sở Xây dưng cũng có trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” hai bên đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Tuy nhiên, ông Dục cũng nói rõ thực tế người dân bị thu hồi đất làm đường cũng có những thiệt thòi nhất định. Ông Dục cũng khẳng định, tới đây khi triển khai dự án, các đơn vị phải cam kết, không còn tình trạng này mới phê duyệt dự án.
    Kết thúc phiên họp, bà Ngô Thị Doãn Thanh - Chủ tịch HĐND thành phố tán thành những giải pháp Sở Xây dựng đưa ra để xử lý triệt để nhà “siêu mỏng, siêu méo” mọc hai bên đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Theo bà Thanh các đơn vị cũng phải rút kinh nghiệm không được đùn đẩy trách nhiệm cho nhau mà phải kiểm tra, giám sát ngay từ khi vi phạm để không tái diễn tình trạng này.
    “Với quyết tâm của Sở Xây dựng, từ nay trở đi tôi hi vọng những con đường mới mở không xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo nữa. Tôi cũng mong từ giờ đến cuối năm sở này xử lý xong nhà “siêu mỏng, siêu méo” trên đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu để đưa vào báo cáo”, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu cho Sở Xây dựng.
    Tính đến thời điểm hiện nay, UBND quận Đống Đa đã phối hợp cùng các Sở, ngành tập trung giải quyết được 30/58 trường hợp. Cụ thể hợp khối 20 trường hợp; 7 trường hợp đất trống, UBND quận đã ban hành quyết định thu hồi và xây dựng tường, lát vỉa hè; 3 trường hợp có cạnh thửa đủ điều kiện, đã được chấp thuận cho phép cấp phép xây dựng để chỉnh trang đảm bảo mỹ quan đô thị. Hiện các đơn vị liên quan đang tập trung giải quyết 28 trường hợp còn lại.
    Quang Phong

    Truyền thông Trung Quốc tố Nhật-Úc cô lập Bắc Kinh

    (NLĐO) – Trước việc Nhật Bản và Úc thân mật với nhau, một số tờ báo Trung Quốc tố Tokyo đang cố thành lập liên minh để cô lập Bắc Kinh.

    Nhận thấy Nhật Bản và Úc trở thành “đôi bạn thân”, Tân Hoa Xã hỏi: “Họ nhắm vào ai trong thời kỳ “trăng mật" này? “Bằng việc lôi kéo Úc về phía mình, rõ ràng rằng Thủ tướng Shinzo Abe có ý định kiềm chế Trung Quốc. Cho dù Canberra có lựa chọn đứng về Bắc Kinh hay Tokyo, việc chia rẽ châu Á thành 2 nửa sẽ chẳng đem lại lợi ích cho bên nào cả, không giúp gì cho duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực” – Tân Hoa Xã viết.

    Best friends forever. Photo: Alex Ellinghausen
    Báo chí Trung Quốc tố Nhật lôi kéo Úc về phía mình. Ảnh: NEWS.COM.AU

    Trong khi đó, Thời báo Hoàn cầu mô tả Thủ tướng Úc Tony Abbott như là người “thiển cận”. Nhật báo Nhân dân lại nặng lời công kích Nhật Bản vì “ngụy tạo một hình ảnh hòa bình nhằm tránh sự tự vấn lương tâm”. “Ở Úc, ông Abe đã có 1 bài phát biểu, cam kết sẽ không bao giờ lặp lại lịch sử. Một hành động cố giành sự ủng hộ và cảm thông sẽ không bao giờ thay đổi thực tế là Nhật Bản chẳng chịu xin lỗi” – tờ báo viết.

    Trong chuyến viếng thăm Úc của Thủ tướng Nhật Bản Abe, người đồng cấp Úc Abbott ca ngợi những nỗ lực gây tranh cãi của Tokyo khi xây dựng một lực lượng quân đội mạnh mẽ hơn. Không có gì ngạc nhiên khi ý ​​kiến ​​của ông Abbott không nhận được sự đón nhận của Bắc Kinh. Tân Hoa Xã cho tuyên bố đó là “vô cảm” trước nạn nhân của quân đội Nhật Bản trong quá khứ.

    Cringe: Posted a snap of him and true friend Japanese leader Shinzo Abe posing in front of a giant tyre in Western Australias Pilbara region
    Cư dân mạng phê phán bức ảnh của hai vị Thủ tướng Nhật, Úc. Ảnh: DAILY MAIL

    Thủ tướng Úc Abbott đã tặng “người bạn mới” Abe một đôi boot hiệu RM Williams khi đến thăm Pilbara, vùng đất phía tây giàu tài nguyên, trong bối cảnh quặng mỏ được nhận định là đang đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của nước Nhật.

    Ông Abbott bị cư dân mạng xã hội Twitter chỉ trích vì có tư thế không đẹp trong tấm ảnh chụp cùng Thủ tướng Nhật bên cạnh lốp xe khổng lồ.

    Thứ Năm, 21:06  10/07/2014
     H.Bình (Theo BBC, Independent, Daily Mail)

    Cách Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền biển đảo


    Trần Nguyễn Anh (Tiền Phong) - Tài liệu của chính quyền VNCH cho biết: “Năm 1959, Hải quân Việt Nam đã bắt được 40 ghe đánh cá Trung Quốc đưa về Đà Nẵng lưu giữ 6 tháng...” Trong lĩnh vực đánh cá, ngày 26/12/1972, Tổng thống VNCH ban hành sắc luật quy định lãnh hải Việt Nam về phương diện ngư nghiệp có một chiều rộng là 50 hải lý, tính từ hải phận quốc gia trở ra. Trong vùng này cấm các loại ghe tàu, thuyền bè ngoại quốc đến đánh cá, khai thác hoặc mua bán hải sản, trừ khi có giấy phép trước của chính phủ... 
    *

    Giáo sư Nguyễn Hữu Lành trong bài nghiên cứu mang tên “Luật quốc tế và vấn đề đánh cá trên biển” đã nhận định: “Ngày nay, thực tế người ta nhận thấy các tài nguyên sinh vật ngày càng giảm trước sự khai thác quá mức bằng kỹ thuật tân tiến. Vì vậy vấn đề bảo tồn các tài nguyên sinh vật đã được đặc biệt chú ý. Mặt khác, các quốc gia đều muốn dành cho dân chúng của mình độc quyền khai thác các tài nguyên trong vùng biển tiếp cận và đều có khuynh hướng nới rộng phạm vi thuộc chủ quyền quốc gia”.

     
    Cảnh ngư dân đánh cá ảnh của nhiếp ảnh gia Cao Lĩnh trước năm 1975 

    Kỳ 2: Phát triển Kinh tế Biển 

    Bài nghiên cứu công bố năm 1974 này của giáo sư Lành cũng cho thấy quan điểm chung lúc bấy giờ đó là muốn bảo vệ được lãnh thổ, lãnh hải thì phải phát triển kinh tế, trước hết là kinh tế biển. Ông viết: “Trên thực tế, sức mạnh của quốc gia vẫn giữ vai trò quyết định cho đến khi nào trong xã hội quốc tế, quyền lợi riêng của quốc gia nhường bước cho quyền lợi chung”. 

    Khoan dầu mỏ 

    Theo nhà nghiên cứu về dầu mỏ, khí đốt Nguyễn Bá Liệu thì công cuộc tìm kiếm dầu hỏa ở Việt Nam có thể nói đã bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1940 ở Vịnh Quy Nhơn. Vào hồi đó, dầu hỏa đã xuất hiện và loang trên mặt nước trong vịnh. Sự kiện đó đã đưa đến việc đào một số giếng khảo sát, “tuy nhiên kết quả cho thấy lớp đá nền (basement) quá gần mặt đất và dầu hỏa được sinh ra trong một lớp bùn quá mỏng không đáng được khai thác”. 

    Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã cho khảo sát địa vật lý ngoài khơi từ năm 1967 với 140 km đường khảo sát không từ, và năm 1968 với 657 km đường khảo sát địa chấn. Những cuộc khảo sát này đều do cơ quan Liên hợp quốc CCOP thực hiện. 

     
    Ông Nguyễn Hồng Cẩn nhận xét rằng nghề cá ở miền Nam trước 1975 rất phát triển 

    Cuối năm 1969, 2 công ty dầu hỏa đã chung nhau thuê công ty vật lý Ray Geophysical và được chính phủ VNCH cho phép để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn trên vùng thềm lục địa phía Nam với đường khảo sát lên đến 8.406 km. 

    Để phục vụ việc khai thác biển, Luật dầu hỏa đã được ban hành ngày 1/12/1970, tiếp theo đó Ủy ban quốc gia dầu hỏa được thành lập với một văn phòng thường trực để xúc tiến công cuộc tìm kiếm dầu hỏa theo luật định. Quá trình hoàn thiện luật pháp và khai thác được xúc tiến nhanh.

    Theo số liệu thì vào tháng 8/1973 chính phủ VNCH đã cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm trên 8 lô với tổng số diện tích là 57.223km2 cho 4 nhóm công ty Pecten, Mobil, Esso và Sunningdale. “Trong đợt này các công ty đã trả cho chính phủ một số tiền hoa hồng chữ ký là 16.600.000 USD và cam kết một số tiền đầu tư trong 5 năm tổng cộng là 59.250.000 USD. Ngoài ra các công ty còn dành một số tiền tổng cộng 300.000 USD mỗi năm cho việc huấn luyện chuyên viên kỹ thuật ngành dầu hỏa”. 

    Tháng sáu, năm 1974, chính phủ VNCH lại cấp thêm 5 quyền đặc nhượng tìm kiếm dầu mỏ thêm 5 lô với tổng diện tích 24.380km2 cho 4 tổ hợp là Mobil, Pecten, Union và Marathon. Trong đợt này các công ty cũng trả cho chính phủ VNCH hoa hồng chữ ký là 29.100.000 USD và cam kết đầu tư trong 5 năm là 44.500.000 USD.

    Các thông cáo cho thấy hoạt động đào giếng bắt đầu vào ngày 17/8/1974 với giếng thăm dò Hồng I-X, giếng dầu đầu tiên được đào trong thềm lục địa Việt Nam do công ty Pecten thực hiện. “Kết quả đã tìm thấy dầu ở độ sâu 5.320 feet. Tiếp theo đó là việc đào giếng dầu Dừa I-X với sự phát hiện ra dầu và khí thiên nhiên”. 

    Khảo sát các điều khoản trong hợp đồng đặc nhượng của VNCH, chúng ta thấy nó được dựa trên thông lệ quốc tế, tuy nhiên luôn nhấn mạnh đến lợi ích của Việt Nam cũng như quyền chủ động trong khai thác, vận hành. Các điều khoản đặc nhượng bao gồm:

    - Giai đoạn tìm kiếm là 5 năm và được gia hạn thêm 5 năm nữa. 

    - Công ty thọ nhượng phải gánh chịu mọi phí tổn trong việc tìm kiếm dầu.

    - Sau 3 năm công ty phải giao hoàn cho chính phủ 25% số diện tích được cấp phát và sau 5 năm số diện tích phải giao hoàn là 50%.

    - Trong trường hợp tìm thấy dầu, chính phủ có quyền tham gia trong việc khai thác theo một tỷ lệ đã được áp dụng ở các quốc gia Trung Đông hay Đông Nam Á lúc đó. 

    - Khoáng nghiệp nhượng tô được ấn định là 12,5%.

    - Thuế suất lợi tức là 55%.

    - Sau 5 năm khai thác, công ty sử dụng 90% công nhân Việt Nam và cấp điều hành người Việt phải là 60%.

    - Ngoài ra hợp đồng còn quy định các công ty thọ nhượng phải sử dụng các phương tiện và cơ sở Việt Nam trong mọi dịch vụ yểm trợ.

    Hiện đại nghề cá 

    Theo nghiên cứu của các học giả thời VNCH thì chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa gắn với quyền lợi của ngư dân nhiều đời. Sử cận kim nói quần đảo có tấm bia ghi “Vạn lý Ba Bình” cả bốn năm trăm năm trước. Tờ Tia Sáng, tháng 1/1974 viết: “Theo sử thì quần đảo thuộc Việt Nam từ khoảng 1638, nếu lui về quá khứ xa xăm thì tập tục đi lấy Hải Vị ở Hoàng Sa đã có từ thời miền Nam Việt Nam là đất Chiêm. Tuy nhiên, nếu lui về thời Chiêm Thành thì chủ quyền ngư dân Lý Sơn thuộc về Việt Nam từ 1402, lúc Hồ Quý Ly thiết lập sự bảo hộ trên vùng lưỡng Quảng”. 

     
    Bia chủ quyền trên Trường Sa những năm 1960

    Ngay từ những năm 1950 vấn đề phát triển nghề cá đã được chú trọng ở miền Nam. Trên tờ báo Dân Đen số ra tháng 4/1955 có đăng bài dài với tựa đề “Ngành đánh cá biển tại Việt Nam” khẳng định: “Số cá sản xuất tại Việt Nam mỗi năm là: cá biển 180-200.000 tấn, cá sông ngòi: 20.000 tấn” và kêu gọi thành lập các hợp tác xã, các hội ái hữu, phát triển kỹ nghệ mới. Tờ báo đánh giá: “Bờ biển Việt Nam kéo dài 2.000 cây số và có thể chia làm 5 vùng và tất cả đều là những chỗ có nhiều cá”. 

    Tài liệu của chính quyền VNCH cho biết: “Năm 1959, Hải quân Việt Nam đã bắt được 40 ghe đánh cá Trung Quốc đưa về Đà Nẵng lưu giữ 6 tháng”. Đồng thời cho biết “Hãng phân bón Việt Nam” được thành lập và chính thức hoạt động từ 4/1959, khai thác được 20.000 tấn phốt phát tại Hoàng Sa, rồi bỏ dở từ năm 1960 do thời tiết và vận chuyển khó khăn. 

    Trong lĩnh vực đánh cá, ngày 26/12/1972, Tổng thống VNCH ban hành sắc luật quy định lãnh hải Việt Nam về phương diện ngư nghiệp có một chiều rộng là 50 hải lý, tính từ hải phận quốc gia trở ra. Trong vùng này cấm các loại ghe tàu, thuyền bè ngoại quốc đến đánh cá, khai thác hoặc mua bán hải sản, trừ khi có giấy phép trước của chính phủ. 

    Năm 1970, miền Nam có 317.442 ngư dân và 85.000 tàu thuyền. Trong đó 42.603 tàu có động cơ và 42.612 thuyền không động cơ. 269 thôn và 700 ấp chuyên về ngư nghiệp. 75 Hợp tác xã ngư nghiệp. 200 tàu hộ tống ngư dân. Xây dựng hệ thống hải cảng: Cảng Sài Gòn được đầu tư 11 triệu USD, Đà Nẵng 1 triệu USD, Cần Thơ 10 triệu USD. Xuất khẩu ngư nghiệp 300 triệu USD, trong khi các sản phẩm còn lại như trà, lạc, cùi dừa… chỉ 158 triệu USD. 

    Không ai hiểu rõ ngành cá của VNCH hơn chính các đồng nghiệp ở miền Bắc. Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, ông Nguyễn Hồng Cẩn, người tiếp quản ngành thủy sản miền Nam sau khi đất nước thống nhất và là Thứ trưởng phụ trách phía Nam. Ông kể với tôi rằng khi vào Nam ông thực sự bất ngờ vì hệ thống cơ sở hạ tầng như tàu thuyền, nhà máy, thị trường tại đây. Ông nói: “Trong kháng chiến ở miền Bắc chỉ mong ước một năm xuất được 100.000 USD thủy, hải sản nhưng không bao giờ được. Trong khi đó ở miền Nam năm 1960 họ đã xuất khẩu được 21 triệu USD rồi”.

    Tuy vậy, trước sự gây hấn của Trung Quốc, vấn đề chủ quyền gắn liền với an ninh cho kinh tế biển được đặt ra bức thiết. Ông Trần Văn Khởi, nguyên là Tổng Giám đốc Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản - Luật biển và thềm lục địa dưới thời VNCH đã từng đưa ra nhận định trong thời điểm đó rằng: “Các tranh chấp dù song phương, cấp vùng, hay toàn cầu trong lãnh vực biển đều ít nhiều ngăn chặn nỗ lực nhằm sử dụng tối đa, khai thác tối hảo và bảo toàn hữu hiệu biển để phục vụ con người - an ninh, đánh cá, hải hành, dầu hỏa, giải trí v.v…”.

    (Còn nữa)