Saturday, March 19, 2016

Khách Trung Quốc tranh nhau ăn tôm ở Thái Lan

(NLĐO) – Nhóm khách du lịch Trung Quốc đang hứng phải nhiều chỉ trích sau đoạn video quay lại cảnh họ vơ vét tôm trong một bữa ăn buffet tại khách sạn ở TP Chiang Mai, Thái Lan.

Trong đoạn clip, những vị khách đã xô đẩy, chen lấn nhau để giành lấy thức ăn và quay về bàn với những đĩa tôm đầy ắp. Những hình ảnh sau đó cho thấy các đĩa thức ăn này đều bị bỏ thừa mứa hết sức lãng phí.

Khách Trung Quốc giành giật đồ ăn trong tiệc buffet. Ảnh: Shanghaiist

 
Khách Trung Quốc giành giật đồ ăn trong tiệc buffet. Ảnh: Shanghaiist
Sau khi đoạn clip được chia sẻ trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, cộng đồng mạng đã phê phán hành vi tham lam của những vị khách trên. “Cái gì thế này? Mấy người chưa được ăn tôm bao giờ à? Còn hành động nào đáng mất mặt với người nước ngoài hơn không?”, một bình luận trên mạng nhận xét.
Một cư dân mạng khác từ tỉnh Phúc Kiến ngán ngẩm viết: “Người đại lục chúng ta ra nước ngoài cứ như châu chấu ấy. Bất cứ nơi nào ta đặt chân đến, nơi đó không còn một cọng cỏ!”.
“Mọi người có chắc là họ không phải người Nhật không đấy?” – một cư dân mạng khác bình luận, nhắc đến sự việc một nhóm khách Nhật khỏa thân tắm biển ở Thái Lan và bị nhầm là người Trung Quốc hồi đầu tháng 3.
Những người khác thì lập luận nguyên nhân cho hành động đáng xấu hổ của nhóm khách trên có lẽ là do giá tôm đắt đỏ ở TP Thanh Đảo. Năm 2015, có thông tin rằng một người đàn ông đã phải trả đến 2.700 NDT (hơn 9 triệu VNĐ) cho một dĩa tôm bé xíu.
19/03/2016 20:51
Bảo Hạnh (Theo Shanghaiist)

‘Lãnh đạo ngân hàng dễ bị hình sự hóa’

Theo BBC-19 tháng 3 2016 

Image copyrightGetty
Image captionChuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói các lãnh đạo ngân hàng 'cần thay đổi tư duy quản trị'
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu bình luận với BBC về chuyện ‘lãnh đạo ngân hàng dễ bị hình sự hóa’ nhân vụ cựu Tổng giám đốc GPBank bị bắt.
Báo Nhân Dân và một loạt các báo khác cùng đưa tin hôm 18/3, Phòng 10 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) cho biết, tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Quyết Thắng, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cùng ba đồng phạm.
Hành vi của ông Thắng bị cho là ‘cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng’, các báo tường thuật.
GPBank là ngân hàng yếu kém bị rơi vào diện buộc phải tái cơ cấu từ năm 2012 và bị Ngân hàng Nhà nước ra quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng hôm 7/7/2015.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) tham gia quản trị, điều hành GPBank.

‘Thông lệ quốc tế’

Hôm 19/3, trả lời BBC, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói: “Ông Thắng là một trong ba lãnh đạo ngân hàng bị bắt gần đây, cùng với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và Ngân hàng Đại dương. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ là ông chưa bị kết tội trước khi tòa đưa ra phán quyết”.
“Có một thực tế là không ít lãnh đạo ngân hàng tại Việt Nam đang xem ngân hàng là công cụ tài chính cá nhân để đem lại lợi ích cho bản thân hoặc một số cổ đông, chứ không vì quyền lợi khách hàng”.
Tuy vậy, ông Hiếu cũng cho biết: “Khi có thiệt hại xảy ra, các lãnh đạo ngân hàng rất dễ bị hình sự hóa. Thực tế là đã có những trường hợp ngân hàng mất vốn, không thu hồn được khoản vay là do khách hàng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kinh tế khó khăn…”
“Do vậy, cơ quan pháp luật cần phân định rõ những trường hợp nào lãnh đạo ngân hàng cần chịu trách nhiệm dân sự hay hình sự”.
Chuyên gia nhấn mạnh: “Từ những vụ bắt lãnh đạo ngân hàng gần đây, đã đến lúc giới lãnh đạo ngân hàng cần thay đổi tư duy quản trị theo hướng phục vụ quyền lợi người dân. Mặt khác, hội đồng quản trị tại các ngân hàng phải tổ chức lại theo thông lệ quốc tế, nghĩa là chỉ xây dựng chiến lược chứ không can thiệp vào việc điều hành, cho vay như lâu nay”.
“Mặt khác, cũng nên làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thanh tra, giám sát các ngân hàng yếu kém. Nếu Ngân hàng Nhà nước không mạnh tay trong việc xử lý các ngân hàng có dấu hiệu mà để đến khi những ngân hàng này gây hậu quả lớn thì cũng phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý”, ông Hiếu nói thêm.

Chính phủ liệu có vô can trong thảm họa tại đồng bằng sông Cửu Long?

Mẹ Nấm (Danlambao) - Những cánh rừng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước cho những con sông. Đặc biệt là rừng ở khu vực lưu vực. Vì vậy trước khi chửi Trung cộng hãy xem Hoàng Anh Gia Lai đã làm gì với những khu rừng tự nhiên ở Cambodia hay Lào.

Phá rừng lấy gỗ, các nông trường cao su mọc lên liệu có giữ được nước?

Hết hạn hán, ngập mặn sẽ là lũ quét?!

Xin trích lại ở đây thông tin trên báo Đất Việt:

"Theo số liệu công bố của HAGL, tính tới cuối năm 2012, Tập đoàn này có tổng cộng 51.000ha đất được phân bổ để trông cao su tại Tây Nguyên, Lào và Campuchia. Trong đó, tại Gia Lai là 8.000ha, Đắk Lắk là 3.000ha, Lào là 25.000ha, Campuchia là 15.000ha.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), hiện Tây Nguyên có hơn 2,848 triệu ha rừng, độ che phủ 51,3%. Trong 8 năm (2005-2012), các tỉnh Tây Nguyên mất hơn 205.000 ha rừng tự nhiên. Bình quân mỗi năm, khu vực này mất khoảng 25.700 ha rừng.

Nguyên nhân chính làm diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên suy giảm nhanh chóng là do chuyển đổi sang trồng cao su (46,7%); xây dựng thủy điện, thủy lợi, khu công nghiệp (31,3%); khai thác, chặt phá, lấn chiếm trái phép (6%)...

Theo Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, Tây Nguyên chỉ quy hoạch trồng 100.000 ha cao su. Tuy nhiên, theo dự kiến, tới năm 2015 mà các tỉnh khu vực này đã quy hoạch diện tích lên đến 164.000 ha. Điều đáng nói, khoảng 80% diện tích quy hoạch trồng cây cao su là trên đất có rừng tự nhiên mà không chú trọng khai thác quỹ đất trống, đồi trọc. Sở dĩ có chuyện “vượt chỉ tiêu” và quy hoạch trồng cao su trên đất có rừng là do khu vực này mang lại cho đơn vị thuê đất khoản lợi lớn từ tận thu, tận diệt gỗ rừng…" (hết trích)

Nói về trách nhiệm với nguồn nước, với tài nguyên, tôi nghĩ là hiếm người trong chúng ta chịu tìm đọc, chịu lên tiếng đến tận cùng. Bởi một lý do đơn giản: chuyện còn xa, chưa ảnh hưởng đến mình.

Hôm nay nói về việc đồng bằng sông Cửu Long ngập mặn, hạn hán, thiếu nước ngọt, chúng ta loay hoay mắc kẹt đổ lỗi cho thủy điện thượng nguồn.

Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC) dưới sự ủy quyền của Bộ Tài nguyên Môi trường đã xem nhẹ tác động của các đập thủy điện ảnh hưởng đến chất lượng nước về hạ lưu như thế nào?

Thủy điện ở thượng lưu và hạ lưu sông Mekong, ảnh hưởng đến đời sống chung của nhiều nước.
Nông dân Thái Lan còn đứng lên, lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình, còn chúng ta làm gì?

Đổ lỗi hết cho Trung Quốc, sẽ làm nhiều người vô can trong việc vô tư phá rừng? Tàn phá rừng ở khu vực lưu vực sông là nguyên nhân chính làm giảm khối lượng nước về hạ lưu.

Phá rừng trồng có duy nhất một loại cây là cao su là phá vỡ cân bằng sinh thái. Mưa xuống là đất còn bị xói mòn vì không có thảm thực vật giữ nước gây là lũ, lụt.

Đừng đổ hết cho Trung Quốc để thoát thân,

Bởi hậu quả chúng ta nhận hôm nay, là kết quả từ chính tư duy nhiệm kỳ mà không có một ai phải chịu trách nhiệm.

Tư duy nhiệm kỳ bắt đầu thể hiện hậu quả cụ thể trên đất nước này!

Trước khi "chết bởi Trung cộng" chúng ta sẽ chết bởi sự tham lam và ngu xuẩn của nhà cầm quyền!

Nguồn hình: BBC Tiếng Việt


Nam Sài Gòn và nạn biến đổi khí hậu

Trần Ngọc Quang - Sài Gòn ngày nay rộng lớn hơn khi xưa nhiều, phía bắc qua khỏi Củ Chi (lúc trước thuộc tỉnh Hậu Nghĩa), phía nam ra tới Cần Giờ gần Vũng Tàu, phía đông gần Lái Thiêu và phía Tây gần Bến Lức. Bên trong Sài Gòn có rất nhiều quận mới, đường xá mở rộng cho hơn 10 triệu dân cư ngụ, xe gắn máy càng ngày càng nhiều, khói phun ra mịt mù, kẹt xe từ 07 giờ sáng đến tối và ngập lụt mỗi khi trời mưa lớn.

Đôi khi từ vài năm nay, vào những buổi chiều không mưa trên đai lộ Nguyễn Văn Linh, thuộc vòng đai Sài Gòn bên Phú Mỹ Hưng (quân 7, gần cầu Tân Thuận, khu sang nhứt nhì của Sài Gòn sau quận 1 vì có nhà hơn 1 triệu US $), tôi đang chạy xe gắn máy thấy nhiều nơi bị nhập lên 5-6 cm. Tôi tự hỏi sao mưa hồi nào mà mình không hay biết, hay ống nước bị bể mà không sửa hoặc cống nghẹt mà không hút? Té ra là nước tự động từ cống lan ra vì thủy triều lên, nay gọi là "triều cường" (marée montante), lúc ấy mức sông rạch đều tăng lên nên tràn vô Sài Gòn. Nhưng sao ở Gia Định hay Gò Vấp không có mà bị ở quận 7, vùng nam Sài Gòn?


Nhìn lại các bản đồ của Sài Gòn cách đây hơn 100 năm do Pháp vẽ lại, ta thấy nơi đây toàn là vùng rạch và sông nhỏ, lúc đó Sài Gòn có ít nhà sau khi qua cầu Tân Thuận. Sanh và sống tại Sài Gòn trên 34 năm nên tôi biết rỏ các nơi ấy: vào những năm 1960 vùng này có nhiều rạch và cầu nhỏ chỉ đủ một xe hơi chay ngang qua như ở cầu Hàng và theo Kinh Tẻ cư xá Ngân Hàng khi xưa xây lên rất khó khăn với nhiều đường mương cho nước thoát. Nhưng từ vài năm nay, trước nạn lụt thì chánh phủ chỉ nâng cao mặt đường lên, có nơi lên đến 30 cm!

Tôi cũng còn nhớ hồi năm 1960, buổi tối ngồi ở bờ sông Sài Gòn gần đường Tự Do (Catinat, nay là Đồng Khởi) thấy bên kia sông là Thủ Thiêm tối om không có một ngọn đèn dầu. Tôi tự hỏi sao Pháp không mở rộng thành phố qua bên kia sông, tại sao "Hòn Ngọc Viễn Đông" tới Hôtel Majestic là chấm dứt? Không lẽ Pháp dốt đến thế? Thật ra lúc đó tôi ngu chớ không phải người Pháp ngu vì bên kia sông toàn là sình lầy, muốn phát triển phải tốn kém làm thoát nước (drainage).


Trên các bản đồ mới (chú ý: nay nhiều sách và bản đồ có "phụ đề hoa ngữ "rồi!) ta thấy còn rất nhiều kinh rạch, nói chi cách đây hơn 100 năm, vì thế Pháp không muốn Sài Gòn tăng trưởng về phía nam.

Vào năm 2000 xuất hiện website www.saigonsouth.com (nay vẫn còn nhưng đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều chữ Tàu!), giới thiệu "vùng đất hứa" ở Nam Sài Gòn, những biệt thự cất như bên Mỹ, đường xá rộng rãi, có khu thương mại, trường học và bệnh viện sắp mở (Franco -Vietnamese Hospital) nên nhà đất bán như tôm tươi cho những nhà giàu.


Tôi nhận thấy lúc trước nhiều nơi quanh FVH sình lầy nay có nhiều cao ốc, còn rất ít rạch và không có kinh nào mới cả. Rạch Đỉa nối ra sông Phú Xuân còn đó nhưng các rạch nhỏ khác bị lấp đi để cất cao ốc mà nhiều nơi từ 4 năm nay chưa thấy người mua như các căn hộ Hoàng Anh Gia Lai và cao ốc Showflat…

Nhận thấy vài nơi trong đô thị mới Phú Mỹ Hưng bán được, nay có thêm đường Nguyễn Hữu Thọ đi từ cầu Kinh Tẻ bên Khánh Hội (quận 4) chạy xuống Nhà Bè: đó là huyết mạch để cất thêm bên Nhà Bè mà vẫn không thấy đào cống lớn, làm thoát nước trước khi xây chung cư, tuy vùng nầy khi xưa gọi là "rừng sác", vùng ngập nước mặn. Đây là cơ hội làm giàu cho nhiều nhà đầu tư xây cất vì mua đất thì rẻ hơn giá ruộng mà bán thì bán để cất nhà...

Rồi đây bên Thủ Thiêm và Cát Lái bên kia sông Sài Gòn, nay thuộc quận 2, sẽ tăng trưởng nữa nhờ hầm qua sông Sài Gòn mà Nhựt xây dựng, sẽ bị ngập như bên quận 7... Tại đây có khu nhà gần Cát Lái cất nửa chừng rồi bỏ mấy năm nay, có nơi cất lên mà bán không được như 3 cao ốc Phúc An Khang do chủ nhà hàng P.A.Khang bên Sài Gòn đầu tư, nay xoay qua thành bệnh viện Quốc Tế (sic!), không biết sửa như thế nào? Tuy trên Web quảng cáo nhiều nhưng bệnh không có bao nhiêu nên một BS bạn tôi buồn quá xin nghỉ việc...


Ngày 30-11-2015 tại Paris có mở Hội Nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc đề nghị: COP 21 (Conference of the parties lần 21) vì lần đầu tổ chức tại Berlin năm 1995, có các lãnh đạo của 147 nước tham dự để bàn về sự giảm sức nóng cho địa cầu: nếu CO2 cứ tiếp tục tăng lên như hiện tại, mà Trung Quốc là thủ phạm chính sau đó tới Mỹ Quốc, thì vào cuối thế kỷ XXI địa cầu sẽ nóng hơn 2°C. Phải có biện pháp giảm tỷ lệ phát thải khí gây "hiệu ứng nhà kính" (gaz à effet de serre). Từ 25 năm nay trong khi Âu Châu giảm 7% thì Trung Quốc tăng 180%, Việt Nam có hứa là sẽ giảm hơn 8% trong những năm tới.

Năm 2015 là năm nóng nhứt từ xưa đến nay, vào tháng 8-2015 Paris nóng đến 41°C, các băng tuyết trên bắc cực bắt đầu tang từ mấy năm nay, nước biển dâng lên cao, tiến vô đất liền làm xụp nhà vì lở đất. Nước mặn tiến vô các sông trên thế giới, nhứt là bên Á Châu.

Trên sông Mekong, nghe nói cách đây vài năm nước mặn đã vô tận Cần Giuộc, gần Bình Chánh và giáp ranh Sài Gòn mà không nghe các Tiến Sĩ Việt Nam ta nói gì cả. Tôi đã thấy tận mắt bên Hạ Lào nước sông Mekong sau mùa mưa đã cạn dòng xuống gần 1 thước vì các đập lớn của Trung Quốc xây cất từ 1987.

BS Ngô Thế Vinh đã viết rất chính xác vế các đập ấy trên sông Mekong và nay trên các nhánh lớn của sông Cửu Long bên Hạ Lào tôi đã thấy các đập nhỏ làm hồ Tonlé Sap bên Campuchia cạn nước. Nước ngọt và phù sa chảy xuống Việt Nam càng ngày càng ít và nước biển tràn vô Đồng Bằng sông Cửu Long nơi hơn 17 triệu người sinh sống, trồng lúa trên nước mặn là cả một vấn đề cho dân Việt Nam sau nầy.

Theo LHQ, nếu nước dâng lên 1m thì sẽ mất 38% diện tích trồng trọt tại Đồng Bằng sông Cửu Long, cũng như vùng sông Indus bên Pakistan và sông Irrawaddy bên Myanmar. Còn Bangladesh thì quá nghèo để có thể chống lại nước sông Gange dâng lên nên chắc phải di dân đi nơi khác hoặc qua xứ khác...

Còn Nam Saigon sẽ ra sao? Theo cá nhân tôi, theo đà tiến triển nầy thì 50 năm nữa quận 7 và Nhà Bè sẽ tăng trưởng... dưới nước! Thật vậy, nếu không có sự tháo nước nào (drainage) hay cất đê (barrage) như bên Hòa Lan, các nơi ấy làm sao thoát được cạnh ngập lụt?

Nội trong Sài Gòn còn xài 7 km cống cũ mà ông Alfred Eyriaud Des Vergnes xây cất vào năm 1871 cho một Sài Gòn - Chợ Lớn dưới 1 triệu người, nay các cao ốc mọc lên quá nhiều mà tôi không thấy các cống mới, có thấy chăng lần chót là vào những năm 1961 các ống cống lớn tại ngã tư Hàng Sanh bên Thị Nghè, đặt trên xa lộ Biên Hòa.

Ngoài nước khó thoát và nước biển tràn vô, Sài Gòn sẽ bị lụt nặng thường xuyên như các đô thị cất nhà bừa bãi của các xứ khác. Những cơn gió lốc (cyclones) càng ngày càng mạnh vì nước biển sẽ nóng hơn dưới ánh nắng khắt khe, bên Á Châu gọi là bão (Typhons, typhoons), bên Mỹ Châu kêu là cuồng phong (Ouragans, hurricanes). Ở các nước không xa xích đạo lắm (équateur), nếu nước nóng lối 26°C và biển sâu hơn 50m, không khí sẽ bắt đầu quây từ từ rồi trở thành một trung tâm có vùng áp thấp (dépression) mạnh, nhứt là sau muà hè. Những trận mưa bão ấy xuất phát ngoài Thái Binh Dương gần Phi Luật Tân sẽ càng ngày càng mạnh hơn và sẽ ảnh hưởng đến miền trung và miền nam Việt Nam.

Tóm lại Việt Nam phải khôn khéo nhờ những chuyên viên Âu Mỹ giúp đở để Nam Sài Gòn tồn tại và phát triển thêm với đà văn minh tiến bộ, vì giặc kế tiếp sẽ không phải giặc dầu hỏa mà là giặc dành nước ngọt.

Paris, mùa đông 2015

Nguyễn Tấn Dũng chống lại lệnh trung ương đảng?

Hoàng Trần (Danlambao) - Việc chuyển giao quyền lực trong giới chóp bu cộng sản tiếp tục trở nên gay cấn trước thời điểm quốc hội khoá 13 tiến hành phiên họp cuối cùng nhằm “kiện toàn” các chức danh chủ chốt.

Diễn biến mới nhất cho thấy thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng đã không chịu làm đơn từ nhiệm, bất chấp mệnh lệnh trước đó của trung ương đảng yêu cầu ông này sớm chuyển giao quyền lực lại cho phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Khủng hoảng chuyển giao quyền lực

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 18/3/2016, tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo kỳ họp thứ 11 – quốc hội khoá 13 sẽ dành ra hơn 10 ngày để “kiện toàn” về vấn đề nhân sự.

Dù vậy, danh sách chính thức về 3 chiếc ghế chủ chốt, bao gồm: chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội - cho đến thời điểm hiện tại - vẫn chưa được trung ương đảng trình ra quốc hội. 

"Công tác cán bộ là của Đảng, văn bản chính thức là Trung ương trình ra, giới thiệu ra Quốc hội thì lúc đó mới có danh sách chính thức", báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phúc nói.

Qua việc chống lại lệnh trung ương, ông Dũng đã khiến cuộc chuyển giao quyền lực trong nội bộ đảng lâm vào tình trạng khủng hoảng? 

Theo nghị quyết từ hội nghị trung ương lần thứ 2 của đảng cộng sản, việc chuyển giao quyền lực sẽ phải được thực hiện ngay trong tháng 4/2016 – thời điểm mà quốc hội khoá 13 họp phiên cuối cùng.

Mặc dù mệnh lệnh của trung ương đảng tỏ ra khá vội vã, nhưng đến khi làm thủ tục hợp thức hoá tại quốc hội thì lại trở nên chậm trễ.

Sự trì hoãn này cho thấy dường như đã xảy ra khủng hoảng trong vấn đề chuyển giao quyền lực giữa các phe phái trong giới chóp bu Ba Đình. 

Nguyễn Tấn Dũng không làm đơn từ nhiệm 

Về lý thuyết, Nguyễn Tấn Dũng vẫn có thể ngồi chiếc ghế thủ tướng cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng 7/2016, thời điểm mà quốc hội mới – khoá 14 – sẽ nhóm họp phiên đầu tiên để “bầu chọn” ra tân thủ tướng.

Tuy nhiên, thông lệ này đã bị phá vỡ. Dưới áp lực của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bộ chính trị, ban chấp hành trung ương đảng CSVN đã ra nghị quyết buộc ông Dũng phải chuyển giao quyền lực sớm hơn 3 tháng trước thời hạn.

Theo đúng thủ tục, nếu quốc hội CSVN muốn tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm chức danh thủ tướng đối với ông Dũng thì trước hết phải có đơn xin từ nhiệm của ông này.

Chi tiết này đã được phóng viên Tuổi Trẻ nêu ra trong cuộc họp báo hôm 18/3/2015, nhưng tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã không dám trả lời thẳng vào câu hỏi.

Trích:

Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc từ chối xác nhận về việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm đơn từ chức hay chưa. Ảnh: VNEconomy
Phóng viên báo Tuổi Trẻ: Xin ông cho biết đến thời điểm này Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được bao nhiêu đơn xin từ nhiệm của những người có liên quan; Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đã có đơn xin từ nhiệm chưa?

Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Nhiệm kỳ của những người giữ các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn là 5 năm. Trong thời gian này thì Quốc hội có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm.

Theo quy định thì cá nhân những người giữ các chức danh đó có thể viết đơn xin từ chức, đồng thời cũng có quy định là với những người do cơ quan có thẩm quyền trình để thay thế thì không cần phải có đơn. Cái này là theo Luật Tổ chức quốc hội năm 2014.

*

Thái độ né tránh của ông tổng thư ký quốc hội đã gián tiếp xác nhận rằng: Nguyễn Tấn Dũng nhất quyết không chịu làm đơn xin từ nhiệm. 

Tại diễn đàn quốc hội năm 2011, ông Dũng cũng từng “lý luận” theo kiểu: Tui không có xin, tui cũng không có chạy chọt. Trung ương tiến cử, quốc hội bầu chọn cho tui làm thủ tướng thì tui nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh mà đảng giao phó.

Bằng việc tái diễn lại kịch bản chây lỳ như trên, Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đủ thời gian đón tiếp Obama trên cương vị thủ tướng vào tháng 5/2016. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ông Dũng lấy lại thanh thế và phục vụ cho những toan tính quyền lực của riêng mình.  

Rõ ràng, nỗi ám ảnh của Nguyễn Phú Trọng đang dần dần trở thành sự thật. Sự chây lỳ của Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là động thái chống lại mệnh lệnh của ban chấp hành trung ương, mà thậm chí còn khiến cho cuộc chuyển giao quyền lực trong đảng lâm vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc.

Còn điều 4 Hiếp Pháp - Sẽ không bao giờ có “màn kịch hay”!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) -  Điều 4 của Hiến pháp chính là “giấy phép độc quyền” cho Đảng cầm quyền lãnh đạo! Ai dám chống lại nó? Thực ra, bọn Cộng sản Việt Nam đang cố tình làm ra vẻ căng thẳng để rồi chúng nó cớ mà nói rằng: “Dân chủ đến thế là cùng!” Chúng ta cần nhớ rằng khi Nguyễn Phú Trọng lên làm TBT khóa đầu tiên thì Nguyễn Tấn Dũng đã làm Thủ Tướng khóa 2 và Nguyễn Phú Trọng mắc bệnh giáo điều, thời điểm năm 2014 chưa nắm được quân mà đã vội vàng nên lần đó Nguyễn Tấn Dũng đã phản pháo một cách ngon lành, nhưng chỉ sau đó 1 năm thì sao nhỉ?... tôi đố Dũng dám “chống lại lệnh trung ương đảng” đấy? Đi tù như chơi! Bàn cờ hiện nay được điều hành bởi Trọng! Dũng chỉ là tay chầu rìa! Không hơn! Vậy đó, Còn điều 4 Hiếp Pháp - sẽ không bao giờ có “màn kịch hay”!

*

Vừa đọc bài “Nguyễn Tấn Dũng chống lại lệnh trung ương đảng?” của Hoàng Trần trên Danlambao. Thấy Hoàng Trần vẫn hy vọng: “Bằng việc tái diễn lại kịch bản chây lỳ như trên, Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đủ thời gian đón tiếp Obama trên cương vị thủ tướng vào tháng 5/2016. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ông Dũng lấy lại thanh thế và phục vụ cho những toan tính quyền lực của riêng mình. 

Rõ ràng, nỗi ám ảnh của Nguyễn Phú Trọng đang dần dần trở thành sự thật. Sự chây lỳ của Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là động thái chống lại mệnh lệnh của ban chấp hành trung ương, mà thậm chí còn khiến cho cuộc chuyển giao quyền lực trong đảng lâm vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc.”

Thế rồi có người hy vọng: “…xem ra màn kịch hay vẫn còn phía trước.”

Hy vọng như vậy là chưa hiểu hết sự thâm độc và những bế tắc Chính Trị mà Việt Nam đã và đang gánh chịu! Hy vọng như vậy là chưa hiểu hết ý nghĩa chua cay tới tàn độc của điều 4 Hiếp Pháp của Việt Nam! Điều 4 ghi gì? Điều 4 đó ghi rằng:“Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” Như vậy, Nguyễn Tấn Dũng có ăn gan hùm cũng chẳng dám “chống lại lệnh trung ương đảng”!

Điều 4 của Hiến pháp chính là “giấy phép độc quyền” cho Đảng cầm quyền lãnh đạo! Ai dám chống lại nó? Thực ra, bọn Cộng sản Việt Nam đang cố tình làm ra vẻ căng thẳng để rồi chúng nó cớ mà nói rằng: “Dân chủ đến thế là cùng!”

Chúng ta cần nhớ rằng khi Nguyễn Phú Trọng lên làm TBT khóa đầu tiên thì Nguyễn Tấn Dũng đã làm Thủ Tướng khóa 2 và Nguyễn Phú Trọng mắc bệnh giáo điều, thời điểm năm 2014 chưa nắm được quân mà đã vội vàng nên lần đó Nguyễn Tấn Dũng đã phản pháo một cách ngon lành, nhưng chỉ sau đó 1 năm thì sao nhỉ? 

Có phải Nguyễn Phú Trọng giỏi hơn Nguyễn Tấn Dũng nên có chiến thắng vẻ vang ở đại hội 12? Thưa rằng không phải! Vẫn tất cả là ở cái điều 4 tai hại kể trên. 

Các bạn có biết công việc chính nhất của TBT đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là gì không? Là chăn dắt các ủy viên TW đảng (Khóa 11 là 175, khóa 12 là 200), khi vào đại hội 11 thì Nguyễn Phú Trọng khi đó đang là Chủ tịt QH nên không làm công tác tổ chức, cho ai vào, đẩy ai ra lúc đó nằm trong tay TBT họ Nông, nên khi điều hành khóa 11 Tổng Trọng liền vướng! Vướng mắc đó, nhưng với quyền làm tổ chức trong tay thì Trọng thừa biết sẽ không thành vấn đề. Còn nhớ, khi bỏ phiếu kỷ luật “đồng chí X”, có 70% phản đối, tức là 70% thân Dũng hơn, thì tức là Trọng phải nắm thêm hơn 20% nữa (20% của 175 = 35), vậy là Trọng ra đòn! Đòn đó là gì?

Đòn đó là: Trọng cho Tô Huy Rứa đi úy lạo các ủy viên TW đang nắm giữ trọng trách Bí Thư các tỉnh, hù dọa họ rằng: Ngài bí thư ơi, ngài năm nay đã 58 tuổi rồi, nếu để ở Tỉnh thì đến đại hội 12 ngài sẽ về vườn thôi, ngài mau lên xin với Tổng Trọng cho ngài về TW đi, về TW thì UVTW sẽ được đến 65, tức là Ngài sẽ đủ điều kiện để tái cử UVTW khóa 12! Có UVTW là có tất cả, khi ngài vào UVTW khóa 12 thì Cụ sẽ bố trí cho ngài một vị trí xứng đáng ở TW hoặc ngài thích về làm bí thư thì lúc đó Cụ lại điều về! Một viễn cảnh tưởng không thể sáng hơn! Thế là đoàn đoàn lũ lũ kéo nhau về làm chức phó ban! (Hãy nhớ lại hồi 2015 các ban đảng có rất nhiều phó: “Hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương có 23 thành viên do ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng - làm Chủ nhiệm. Ủy ban có 14 Phó chủ nhiệm, trong đó có 9 Phó chủ nhiệm là Ủy viên Trung ương Đảng.” - Bài: Chuẩn bị nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Bộ Chính trị, nld.com.vn, 15/11/2015), vậy đó với 6 ban đảng, và nhiều chức Thứ Trưởng ở các Bộ, Văn Phòng TW… thì thử hỏi quân theo Nguyễn Tấn Dũng còn được mấy người?

Để chắc ăn thêm, Tổng Trọng ve vãn bộ Trưởng Công an Trần Đại Quang lên chức Chủ Tịch Nước, bảo sao Quang không nghe Trọng? Hãy nhớ sắp tới đại hội 12, Quang cho quân đi các tỉnh khởi tố các vụ án cực lớn, nhưng chưa bắt ai (Việt Nam gọi là Án Treo), nó treo trên đầu các UVTW, nó treo cả trên đầu các Ủy Viên BTC nữa. Khi đã kéo quân của Nguyễn Tấn Dũng về các ban với lời hứa: “sẽ đủ điều kiện để tái cử UVTW khóa 12!”, và treo trên đầu các ủy viên TW các án treo to tướng, khi đó Tổng Trọng mới làm công tác tổ chức chuẩn bị nhân sự cho Đại Hội 12, thử hỏi khi đó họ có còn mơ tưởng tới ngài Tấn Dũng nữa không?

Đến đại hội 12, rất nhiều vị Phó Ban bị trượt – lúc này biết kêu ai?

Thế cờ là vậy, tôi đố Dũng dám “chống lại lệnh trung ương đảng” đấy? Đi tù như chơi! Bàn cờ hiện nay được điều hành bởi Trọng! Dũng chỉ là tay chầu rìa! Không hơn!

Vậy đó, Còn điều 4 Hiếp Pháp - sẽ không bao giờ có “màn kịch hay”!

Viết từ Hà Nội, Việt Nam.


Tuổi trẻ Việt Nam hãy giữ vững niềm tin và tinh thần dân tộc

Nguyên Thạch (Danlambao) - Một câu hỏi phải được đặt ra là: Có bất cứ thể chế nào mà người dân thể hiện lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm mà bị ở tù?. Tại sao Lm Nguyễn Văn Lý, TNLT Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Phương Uyên, Lê Chí Quang, Nguyễn Văn Đài và nhiều nhà đấu tranh khác nữa phải bị nhốt vào tù khi những người này chỉ vì dám đứng lên tố giác Tàu cộng trong hành động lấn chiếm biển đảo, đất liền thuộc chủ quyền của đất nước?. Tại sao đảng CSVN không dám đương đầu với Tàu cộng để bảo vệ sự vẹn toàn của Việt Nam mà lại còn đi bắt bớ chính dân mình?. Đảng và nhà nước Việt Nam không "Hèn với giặc - Ác với dân" thì là gì?.

*

Với niềm tự hào là một con dân Việt tộc, của mảnh đất qua bao ngàn năm các vua Hùng đã dựng nước và các bậc tiền nhân đã giữ nước bằng những trang sử oai phong lẫm liệt, tuy ở bên một lâng bang luôn nuôi tham vọng thôn tính và đồng hóa đất nước và dân tộc Việt Nam nhưng bọn bành trướng này sẽ không bao giờ đạt được ước muốn bởi Việt Nam là một dân tộc bất khuất trước ngoại bang.

Tình cảnh đất nước ngày hôm nay được xem là một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử khi mà đảng CSVN đã có thái độ vô cùng nhu nhược đối với Trung cộng, kẻ đã ngang ngược lấn chiếm vịnh ải biển đảo vốn thuộc chủ quyền lâu đời của Việt Nam mà nhà cầm quyền ươn hèn này đã không dám thể hiện bất cứ hành động thỏa đáng nào để giữ gìn sự vẹn toàn của Tổ Quốc. Chẳng những thế đảng và nhà nước còn rắp tâm nguyện làm tôi tớ, thông đồng với giặc, rước voi dày mả tổ một cách trắng trợn trước sự căm thù, uất hận của toàn dân.

Một câu hỏi phải được đặt ra là: Có bất cứ thể chế nào mà người dân thể hiện lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm mà bị ở tù?. Tại sao Lm Nguyễn Văn Lý, TNLT Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Phương Uyên, Lê Chí Quang, Nguyễn Văn Đài và nhiều nhà đấu tranh khác nữa phải bị nhốt vào tù khi những người này chỉ vì dám đứng lên tố giác Tàu cộng trong hành động lấn chiếm biển đảo, đất liền thuộc chủ quyền của đất nước?. Tại sao đảng CSVN không dám đương đầu với Tàu cộng để bảo vệ sự vẹn toàn của Việt Nam mà lại còn đi bắt bớ chính dân mình?. Đảng và nhà nước Việt Nam không "Hèn với giặc - Ác với dân" thì là gì?.


TNLT Trần Huỳnh Duy Thức

TNLT Nguyễn Văn Đài

Tuổi trẻ VN Nguyễn Phương Uyên

Đảng CSVN thường rêu rao một cách mị dân rằng: "Đảng CSVN quang vinh", "Đảng cộng sản lãnh đạo tài tình và sáng suốt", "Đảng CSVN do dân vì dân, vì dân giàu nước mạnh và sự công bằng"... Thì liệu rằng đảng CSVN dám thực hiện cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý có quốc tế giám sát cho những điều mà đảng đã nói?. Nếu quả thật đảng anh hùng thì hà cớ gì không cho thực hiện yêu cầu trên của nhân dân để chứng minh?.

Đảng CSVN hãy đối mặt với thực tế hôm nay rằng nước Việt Nam nằm trên thứ hạng nào trên thế giới trong các bảng xếp hạng?. Không cường điệu, không viển vông mơ hồ, không mụ mị trí trá mà hãy thành thật với chính mình rằng Việt Nam đang trên đà tụt hậu ghê gớm, nợ nần thê thảm, tham nhũng, nhũng nhiễu tràn lan bất trị, xã hội điên đảo, đạo lý suy đồi đến tận cùng, dân oan đầy dẫy khắp nơi, môi trường ô nhiễm thậm tệ, tài nguyên cạn kiệt, chất xám và tài sản tẩu tán ra nước ngoài, dân tình lầm than khốn khó, một xã hội đầy nghịch lý và oan nghiệt và điều tệ hại, nhục nhã hơn hết là đất nước đang bị lệ thuộc gần như hoàn toàn vào ngoại bang Tàu cộng về nhiều mặt, trong đó giặc Tàu đã ngang nhiên cướp lấy biển đảo, xây dựng nhiều căn cứ trong nội địa VN, các phố Tàu khắp nơi là những đạo quân nội ứng cho những cuộc ngoại công.

Courtesy Danlambao image

Một nhà hàng trong khu phố Tàu Bình Dương

Việt Nam Cộng Hòa là một thể chế Nhân Bản đầy tình tự dân tộc, một thể chế vì nền Độc lập, Dân chủ, Tự do và Hưng thịnh. Vâng chỉ có VNCH mới thật sự vì dân vì nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu thôn tính Việt Nam của Tàu cộng, trận chiến Hoàng Sa với người con của quê hương anh dũng Ngụy Văn Thà cùng 74 chiến sĩ Hải quân thuộc QLVNCH là những chứng minh hùng hồn vì không ngại xả thân cho sự vẹn toàn của Tổ Quốc.


Hải chiến Hoàng Sa 1974

VNCH sẽ là khắc tinh của Tàu cộng và chỉ có Quân lực VNCH mới có thể đương đầu với thế lực bành trướng phương Bắc và chỉ có VNCH mới có đủ can đảm cũng như có đầy đủ tính pháp lý để lấy lại những gì mà đảng CSVN đã quì lạy dâng bán cho Trung cộng, đó là Ý Dân và cũng là Ý Trời.


Tuổi trẻ của Việt tộc nơi quốc nội và hải ngoại hãy luôn giữ vững niềm tin cho tương lai của dân tộc. Không ngàn lần không vạn lần không chúng ta nhất định làm là lớp người nô lệ cho Tàu cộng, nhất định không thể khuất phục trước những thế lực phản quốc và bọn người bán nước đó là đảng CSVN. Triều dương sẽ dậy sóng, gió sẽ đổi chiều. Những cơn bão lớn, những ngọn sóng thần ấy sẽ từ tuổi trẻ, từ dân tộc dậy nên một cuộc cách mạng cuốn trôi đi những nhớp nhơ rác rưởi đang làm ô uế Việt tộc với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu mới có được, chúng ta cương quyết không để mất một cách dễ dàng.


Năm thành công 'thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ' *

Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ


Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ
Báo cáo cho hay, “tổng thu ngân sách Nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”.


2015 được đánh giá là một năm thành công, nhưng thu ngân sách vẫn không đủ chi thường xuyên và trả nợ...

Một năm thành công, nhưng thu ngân sách vẫn không đủ chi thường xuyên và trả nợ. Những nhận định nói trên được nêu trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2015 và triển khai kế hoạch 2016, vừa được Chính phủ gửi đến các vịđại biểu Quốc hội.
Theo chương trình kỳ họp Quốc hội khoá 11 sẽ khai mạc sáng 21/3 tới đây, nội dung này sẽ được Thủ tướng trình bày trước Quốc hội, trong phiên họp được truyền hình trực tiếp.
Tại các kỳ họp trước, Thủ tướng đều trình bày báo cáo được chuẩn bị riêng, còn bản báo cáo gửi trước đến các vị đại biểu thường do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký. Kỳ này, cũng vẫn là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ký báo cáo gửi các vị đại biểu Quốc hội.
Một năm thành công
Kỳ họp Quốc hội thứ 10 (tháng 10/2015), với những con số được tính đến hết tháng 9, Chính phủ nhận định 2015 đạt được những kết quả đáng khích lệ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Thời điểm này, những con số của cả năm trước đã khá rõ ràng. Chính phủ cho biết, trong tổng số 14 chỉ tiêu Quốc hội giao, có 12/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. 2 chỉ tiêu không về đích là tỷ lệ che phủ rừng và tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.
Một trong những kết quả nổi bật là tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức cao nhất trong 8 năm qua.
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi rõ nét và đạt tốc độ tăng trưởng cao so với kế hoạch đề ra và cao hơn so với dự báo trước đây, Chính phủ đánh giá.
Báo cáo cũng nêu bật những động lực tăng trưởng chủ yếu của năm 2015. Như sự phục hồi và tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sự tăng nhanh của sản xuất và xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó là tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu được cải thiện nhờ lòng tin vào ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế và lạm phát thấp.
Ngoài ra còn có những tác động bước đầu của việc triển khai thực hiện các luật mới được Quốc hội thông qua liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi; cáchiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và việc triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo nghị quyết số 19/ của Chính phủ.
Năm 2015, theo đánh giá của Chính phủ thì tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia, nhất là trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa. Xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giải quyết tranh chấp biển Đông và những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến lợi ích quốc gia
Chính phủ khái quát, với những kết quả đạt được trong năm vừa qua, có thể khẳng định, năm 2015 là một năm thành công trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự điều hành, phối hợp trong công tác tốt hơn của các ngành các cấp, sự nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.
Chi đầu tư đều phải vay
Theo Chính phủ, trong năm 2015, vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế, trong đó có hạn chế “thâm niên” là kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc.
Liên quan đến ngân sách, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Thủ tướng nói, cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn
Báo cáo vừa hoàn thành ngày 15/3/2016 vẫn đánh giá cân đối ngân sách trung ương khó khăn do giá dầu thô xuống thấp. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước chưa hợp lý.
Cụ thể, chi đầu tư phát triển giảm mạnh từ 30,6% tổng chi ngân sách trong giai đoạn 2001-2005 xuống còn 28,2% trong giai đoạn 2006-2010 và còn khoảng 23,6% trong giai đoạn 2011-2015.
Đáng chú ý là bản báo cáo này nói rõ, “tổng thu ngân sách Nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”.
Vẫn nằm trong phần hạn chế, báo cáo nêu: hoạt động của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp.
Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn và trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Tệ nạn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp.
Đánh giá chung, phần kết quả, Chính phủ cho biết công tác phòng chống tham nhũng được tăng cường, đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn. Tuy nhiên, trong phần hạn chế, không có chữ tham nhũng nào được nhắc đến.
Theo Nguyễn Vũ
VnEconomy
-----------------
* Tựa đề do VNTB đặt