Sunday, April 20, 2014

Lính Trung Quốc vào Việt Nam tiêu diệt người Tân Cương ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh?

Cùi Các
20/4/2014

Vào trưa ngày 19/4, báo Quân đội Nhân dân có bài "Tình hình khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã trở lại bình thường", trong đó bài báo cho biết: "Khi cán bộ Đồn Biên phòng Quảng Đức đang tiến hành kiểm tra hoàn chỉnh để bàn giao cho Công an Trung Quốc thì số đối tượng trên bất ngờ tấn công cướp 1 khẩu súng AK, trong súng có 5 viên đạn của Thiếu tá Nguyễn Văn Cưu, nhân viên vũ trang, đang canh giữ các đối tượng; các đối tượng khác xông vào bẻ chân ghế làm hung khí, nổ súng tấn công lực lượng biên phòng, sau đó cố thủ tại tầng 3, nhà liên ngành cửa khẩu Bắc Phong Sinh."

Như vậy câu hỏi đầu tiên đặt ra, tại sao những người này chỉ có 1 khẩu AK với 5 viên đạn và bẻ chân ghế làm vũ khí đã giết chết được 1 thiếu tá và 1 thiếu úy, và gây thương tích cho 4  bộ đội Biên phòng cùng 1 công an huyện,  trong khi bảo vệ cho khu vực này thuộc về bộ đội biên phòng là lực lực lượng chiến đấu chính quy luôn được được trang bị súng đạn và nguồn lực gấp vài chục lần nhóm người này.


Bài báo tiếp tục có đoạn, "lúc 5 giờ ngày 18-4, Trạm Kiểm soát liên ngành cửa khẩu Bắc Phong Sinh phát hiện xe ô tô BKS 43S-5325 chở người Trung Quốc từ hướng xã Hải Sơn thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Pò Hèn sang Bắc Phong Sinh thuộc Đồn Biên phòng Quảng Đức, tỉnh Quảng Ninh. Khi cán bộ biên phòng làm nhiệm vụ tại trạm yêu cầu dừng xe để kiểm tra, lái xe không chấp hành và cố tình điều khiển xe bỏ chạy về hướng huyện Hải Hà. Đơn vị đã tổ chức truy đuổi, thông báo cho các lực lượng trên địa bàn phối hợp bắt giữ. 
Khoảng 5 giờ 45 phút, lái xe 43S-5325 đã chuyển số người nhập cảnh trái phép sang xe BKS 17B-000.32 do Vũ Đình Hùng điều khiển."

Câu hỏi thứ hai, các chốt trạm canh gác tại vùng biên giới với Trung Quốc đươc bảo vệ ra sao, mà một chiếc xe ô tô được phát hiện là chở một nhóm người Trung Quốc lại có thể chạy qua được trạm kiểm soát của bộ đội biên phòng, khi mà đã có lệnh yêu cầu dừng lại kiểu tra? Không những thế họ còn có thể xâm nhập vào sâu trong nội địa trong vòng ít nhất là hơn 45 phút, di chuyển đến tới địa phận huyện Hải Hà (cách cửa khẩu Bắc Phong Sinh khoảng 22 km), và những người này vẫn còn có thể chuyển sang xe khác? Có hay không việc đeo bám nhóm người Trung Quốc này khi họ không chấp hành lệnh dừng xe? Nếu như nhóm người này không phải là người dân nhập cư trái phép thuần túy, mà họ xâm nhập vào Việt Nam ý định khác thì hậu quả gì sẽ xảy ra?


Việc bạo loạn trên được tỉnh Quảng Ninh và nhiều tờ báo khác xác định xảy ra vào lúc 12h trưa, và kết thúc vào lúc 15h15'. Theo lời kể của anh Anh Nguyễn N.V - một cán bộ Hải quan đang làm việc tại của khẩu Bắc Phong sinh, kể lại câu chuyện cho báo Nông nghiệp Việt Nam, cho biết: 
 "Công an, đặc nhiệm của mình và Trung Quốc đang bao vây khống chế nhóm người đó rồi...
Khoảng 3h30 thấy thông báo sự việc đã kết thúc. Xuống sân nhìn từ xa thấy xác người, máu, đặc nhiệm Việt Nam, Trung Quốc, Công an… mà tim vẫn đánh trống."

Câu hỏi thứ ba, tại sao một nhóm người với 1 khẩu AK có 5 viên đạn (đã bắn chết một thiếu tá chết ngay tại chỗ và nhiều người khác bị thương ngay lúc đó), cùng với việc bẽ gãy chân bàn làm vũ khí mà vẫn có thể "kháng cự" được hơn tới 3h đồng hồ?  Sự việc xảy ra trên lãnh thổ của Việt Nam, bộ đội và công an Việt Nam không đủ sức chiến đấu với nhóm người này hay sao mà phải có sự tham gia của lính Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam?

Qua đó cho thấy, ở một vùng biên giới tuyến đầu, mà việc chiến đấu, và chống xâm nhập tệ hại đến như thế thì liệu có thể chấp nhận được hay không? 

Nhưng xem những bức ảnh dưới đây sẽ có lời giải đáp: 

Ảnh của phóng viên Thành Duy trên báo Báo Tiền Phong kèm lời chú thích: "Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng cho phía Trung Quốc" (bức ảnh này đã đã bị gỡ bỏ khỏi tất cả các trang báo nhà nước). 
(Lính Trung quốc mặc đồ rằn ri, nhìn chữ Tàu trên nón người đang quay phim)

Vụ nổ súng ở Quảng Ninh
Cảnh sát đặc nhiệm Trung quốc trong áo ngắn tay, mang áo giáp, cũng màu rằn ri (nhìn chữ trên áo giáp)


Qua bức ảnh này, chứng tỏ khi giết người đàn ông này mà giới chức Việt Nam gọi là "nhóm người nhập cư trái phép" đã có sự tham gia của lính Trung Quốc ngay trên lãnh thổ của Việt Nam. Và người lính Trung quốc đang trong tư thế đứng cầm súng, trước mặt là một người đàn ông đã bị tiêu diệt, và bộ đội Việt Nam đang "nhặt xác". Ai đã cho phép lính Trung Quốc  đặt chân vào lãnh thổ Việt Nam để làm công việc này? 


Tại vùng biên giới khi bàn giao đối tượng, chỉ có lính Trung Quốc mang vũ khí, trong khi bộ đội Việt Nam chỉ đi tay không, chống nạnh và khoanh tay đứng nhìn


Hai người đàn ông này đang còn sống vì không ai đi còng tay người chết bao giờ, và một người đang nắm tay vào thanh sắt. Và họ bị cả 2 phía Việt Nam và Trung Quốc để mặc họ cho tới chết mà không hề được cứu chữa. Qua bức ảnh này thấy rõ một điều rằng, có cả một trung đội lính Trung quốc (chưa kể cảnh sát đặc nhiệm Trung Quốc) đã hiện diện trên đất Việt Nam, để tiêu diệt nhóm người Tân Cương này.



Qua đây cũng có thể thấy rằng, chính quyền Trung Quốc đang muốn  trấn áp mạnh mẽ để làm gương những người Tân Cương đang muốn đào thoát khỏi Trung Quốc để tìm kiếm tỵ nạn tại 
một nước thứ ba.

Người Tân Cương bị bắn tại chổ sau khi bị trả về Trung Quốc

Giở võ 2: người Tân Cương ở Bắc Phong Sinh

Cảm xúc của cộng đồng đúng là rất trái chiều sau sự việc “người Tân Cương ở Bắc Phong Sinh” hôm kia. Phần lớn tâm lý số đông của mọi người là căm phẫn trước mất mát của lực lượng biên phòng cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh.

Vậy từ khía cạnh pháp luật quốc tế, chúng ta nên nhìn sự việc trên như thế nào? Trước mắt chúng ta cần xác định họ là ai, những người nước ngoài xâm nhập lãnh thổ quốc gia Việt Nam với mục đích xấu nào đó, hay đó là những người tị nạn thông thường. Có ý kiến cho rằng nhóm người này là “thám báo” được cử sang ta, và khi bị trả về, đã gây đổ máu. Sâu xa hơn, cũng xuất phát từ tư tưởng này, người ta cho rằng đây phải chăng là phép thử của nhà cầm quyền Trung Quốc thăm dò chính sách đối ngoại của ta đối với “vấn đề Tân Cương” của Trung Quốc…

Phải cảm ơn một người bạn trên Facebook về một câu chuyện sau:

Nhà văn Nguyên Hồng kể:... Nhưng trong bữa ăn khoái khẩu hôm ấy anh chỉ lẳng lặng uống. Sau mỗi miếng nhắm anh chống đũa, tư lự. Có vẻ anh buồn.- Bên Tàu loạn to. Nhiều người chạy sang ta, chạy loạn hay là chạy chính phủ không biết, trông tội lắm. - anh nói, giọng rầu rầu - Mình ở Hải Phòng lâu, các cậu biết đấy, cả thời trẻ mình sống lẫn với người Hoa, mình có cảm tình đặc biệt với người Hoa. Họ chăm làm, tử tế... Trông những người chạy loạn gày còm, đen đủi, nhếch nhác, mình thương quá. Họ tưởng mình cũng là công an, quỳ xuống mà lạy, nước mắt lã chã. Họ xin đừng đem họ trả Trung Quốc, đem trả họ sẽ bị giết hết, họ nói thế. Mình can mấy cậu công an, bảo từ từ để xem thế nào đã, nhưng luật biên giới là thế, không trả không được. Những người Hoa kia lăn lộn, kêu khóc ầm ĩ, phải lôi xềnh xệch sang bên kia... Thảm lắm!- Rồi sao? - chúng tôi hỏi.- Đồn biên phòng ta cách đồn bên kia có một quãng. Lát sau, mình vẫn ngồi đấy, nghe phía bên kia có tiếng súng nổ. Hôm sau, những người khác chạy sang nói mấy người bị trả về bị bắn chết hết, bắn tại trận...
Chắc Trung Quốc chẳng cần phải “thử” ta làm gì, chúng ta vốn cũng có truyền thống trả lại người tị nạn chạy từ Trung Quốc sang từ mấy chục năm nay rồi. Nếu không trả lại, bị quy kết là “can thiệp công việc nội bộ” ngay lập tức.

Vậy thì trước mắt chúng ta hãy nhìn từ giả thuyết họ là những người tị nạn. Trong hệ thống văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia có “Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế” bao gồm “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”, “Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa”, và “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” – trong đó hai Công ước sau đòi hỏi các quốc gia tham gia chúng phải thông qua và gia nhập. Ở đây chúng ta cần quan tâm đến “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” – theo thống kê các nước tham gia, thì Trung Quốc là nước tham gia ký, nhưng chưa thông qua, và cũng chưa biết đến bao giờ thì thông qua (nghĩa là ngoài đặc khu Hồng Kông, còn thì Trung Quốc chưa chịu ràng buộc của Công ước này), còn Việt Nam thì không có trong danh sách chưa thông qua, nghĩa là đã tham gia rồi.

Các nước thành viên “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”
Trung Quốc chưa tham gia được thể hiện màu xanh nhạt

Công ước là sự thể hiện cụ thể hơn của “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” trong đó có một nguyên tắc cơ bản là “Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở” (điều 13) và “Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.” (điều 14).

Như vậy dù thế nào chăng nữa, thì những người Tân Cương vừa xâm nhập lãnh thổ Việt Nam một cách bất hợp pháp thì đã vi phạm pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và thuộc quyền tài phán theo pháp luật của Việt Nam. Nếu như kết quả điều tra cho thấy đó đúng là những người tị nạn chính trị người Tân Cương bị đàn áp (không thuộc trường hợp “Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc” cũng của điều 14 trên đây) thì chúng ta cần tuân thủ nghĩa vụ quốc tế - tức là với “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” mà Việt Nam là thành viên – đối xử với họ đúng theo những nguyên tắc mà cộng đồng quốc tế vẫn hằng tuân theo đối với những người tị nạn chính trị từ trước đến nay: tạo cho họ điều kiện tạm sinh sống và đệ đơn lên Liên Hiệp quốc để tìm nơi tị nạn tại một nước thứ ba…

Còn nếu họ đúng là “thám báo”, càng không thể được trao trả về nhanh chóng ngay trong ngày như thế - mà cần phải điều tra ngọn ngành xem người của “Hoa Nam tình báo cục” hay của ai, cử đi đâu, làm gì, nhiệm vụ thế nào, liên lạc với ai…

Điều đó cũng nói lên một điều, bất luận họ là những người tị nạn hay “thám báo”, việc trả về ngay lập tức đã chỉ rõ: hành xử của phía Việt Nam ta đã gián tiếp tuyên bố việc từ bỏ chủ quyền quốc gia trong thi hành quyền tài phán đối với nhóm người trên.

Bằng vài nhận xét như vậy, mình cũng muốn nhắn gửi tới những người đang hô hét “Đánh bỏ mẹ bọn Tàu đi!” rằng, chúng ta yêu Tổ quốc của chúng ta, cũng có nghĩa là chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Các bạn đang mờ mắt về lòng căm thù với “Tàu” mà quên đi rằng, chủ quyền quốc gia mới là cao nhất, và trong trường hợp “vụ Bắc Phong Sinh” này, hành xử của phía ta, chính là vi phạm chủ quyền quốc gia đấy. Việc vi phạm không chỉ từ phía nước ngoài, mà cũng có khi từ cả phía ta nữa.

Xin không bàn sâu về giả thuyết đó là những người buôn ma túy đi vào nước ta. Xin lỗi, buôn ma túy mà mặc kiểu người Hồi giáo đi khơi khơi như thế ấy à… Công an ta chưa bắt thì mấy ông buôn ma túy Việt Nam hàng xịn họ cũng chẳng để yên…

P.S. Đoạn này lúc trước cân nhắc nhưng lại thôi không viết (để bà con Facebook bình luận), nhưng nay lại thấy cần, không thì không hết được ý. Tất nhiên việc các bên hành xử còn theo các hiệp ước song phương được Việt Nam ta ký kết với các nước khác về hỗ trợ tư pháp… trong trường hợp này, nhất là khi Trung Quốc chưa tham gia Công ước quốc tế, thì ưu tiên giải quyết theo Hiệp ước song phương (mà ở đây chúng ta chưa rõ nội dung của nó ra sao).

Theo phương án này, Trung Quốc có quyền đưa ra yêu cầu trao trả, và trong trường hợp đó, nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu: những người Tân Cương này là công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, những người này không thuộc diện tị nạn chính trị mà là các tội phạm hình sự… là thuộc về phía Trung Quốc. Khi đó Việt Nam ta có quyền xác minh lại tính xác thực của những thông tin trên và chỉ trả người về khi những thông tin đó là chính xác và đúng pháp luật quốc tế. Bản thân việc trao trả về cũng phải có thủ tục, nghi thức của nó chứ không phải hành xử lúi xùi. Hôm qua “một ông anh” kể hôm lễ đổ bê tông hai cột mốc biên giới 1116 ở cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn có đại diện hai Bộ ngoại giao, cũng có diễn ra một sự kiện phía Trung Quốc trao trả lại người, một cô gái cho phía ta. Họ đi một đoàn có đại diện nhiều cơ quan, ngoại giao có, quân sự có, cả y tế cũng có… và tiến hành rất nghiêm cẩn. Ta thì cứ luộm thà luộm thuộm…

Tìm hiểu về “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” tại đây

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

Đọc bài "Giở võ" ở đây

Ngành đường sắt Việt Nam chỉ 'há miệng chờ sung'

04-20-2014 1:48:41 PM  
HÀ NỘI 20-4 (NV) .- Đó là nhận định của ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải CSVN, tại một hội nghị bàn về việc nâng cao năng lực đường sắt, đường thủy, hàng không, giảm tải cho đường bộ.

Tai nạn đường sắt xảy ra rất thường tại Việt Nam. Tham nhũng trong ngành này cũng rất nổi tiếng. (Hình: VNExpress)

Theo tường thuật của tờ Thanh Niên, chủ nhiều doanh nghiệp đã chỉ trích kịch liệt cách hành xử của ngành đường sắt đối với họ. Đây cũng là lý do khiến sau đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải chỉ trích kịch liệt thuộc cấp – những viên chức đang điều hành ngành đường sắt Việt Nam.

Tại hội nghị, bà Vũ Thị Huyền Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Mía đường 1, kể rằng, vì cước vận tải đường bộ tăng quá cao, Tổng công ty Mía đường 1 quyết định chọn đường sắt để vận chuyển hàng hóa. Tuy hai bên đã ký hợp đồng nhưng chờ cả tuần mà ngành đường sắt vẫn “không xếp được lịch vận chuyển”. Giờ chót, khi thời điểm phải hàng đã cận kề, bà Đức phải nhắn tin cho viên Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam, đề nghị hỗ trợ, sau đó ngành đường sắt mới xếp được lịch.

Một doanh nhân khác, ông Đỗ Doãn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Đạm Hà Bắc, kể thêm, trước đây, sản phẩm của công ty này được giao cho ngành đường sắt vận chuyển để giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, Công ty Đạm Hà Bắc chỉ giao cho ngành đường sắt vận chuyển 10% sản phầm cần vận chuyển vì cách hành xử của ngành này vẫn theo kiểu độc quyền, chứ không phải theo hướng “cung cấp dịch vụ”. Chờ cả tuần, không xếp được lịch vận chuyển hàng hóa là điều phổ biến trong hoạt động của ngành đường sắt.

Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam biện bạch, tuy giá cước vận chuyển đường sắt thấp, song tổng cước vận chuyển trọn gói bằng đường sắt (bốc xếp, di chuyển ra ga) lại cao, nên phải kiểm soát chi phí xếp dỡ tại các nhà ga thành ra khách hàng phải giao hàng thường xuyên thì ngành này mới có thể làm.

Ông Đinh La Thăng phản bác khi các viên chức ngành đường sắt vẫn cứ “há miệng chờ sung”. Phản bác của viên bộ trưởng này tiết lộ, ngành đường sắt từng soạn một đề án về vận tải đường sắt. Đề án đó đưa ra hai yêu cầu: (1) Đổ tiền cho ngành này phát triển hạ tầng và (2) Cấm vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ để ngành đường sắt… phát triển!

Ông Nguyễn Hồng Trường, một Thứ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, bồi thêm rằng, việc tổ chức công việc của ngành đường sắt luộm thuộm, khó đảm nhận được vai trò vận chuyển hàng hóa do năng lực bốc xếp kém. Thủ tục trong công đoạn xếp lịch vận chuyển thì nhiêu khê, tiêu cực, phải qua cò nên khách hàng ngán.

Một thứ trưởng khác của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Đông, nói thêm, rất nhiều chủ doanh nghiệp từng than, hàng hóa giao cho ngành đường sắt vận chuyển từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại thường kéo dài cả tuần, thường bể, vỡ nhưng ngành này không bồi thường. (G.Đ.)

Nữ sinh lớp 8 bị ép làm "nô lệ tình dục" suốt cả tuần

Thứ Hai, 21/04/2014 10:12 (GMT + 7)
Dung, một học sinh lớp 8, quen tên Quẹo có nickname “khanh - PR” trên mạng và cùng nhau đi xem lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Quẹo đã dùng thủ đoạn ép buộc Dung theo mình đưa về xưởng thuốc lá, bắt em làm việc và làm nô lệ tình dục cho mình.
Ngày 18/4, Công an huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ Nguyễn Văn Quẹo, sinh năm 1988, trú tại ấp Sa Nghe, xã An Cơ, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh do hành vi “bắt cóc” và ép nữ sinh quan hệ tình dục.


                                                        Tin nhắn em Dung gửi về cho mẹ

Ngày 9/4, vợ chồng anh Lê Hồng Chiến và Nguyễn Thị Tuyết (ấp Trường Phú, xã Trường Đông, Hòa Thành) đồng ý cho con gái là Lê Thị Dung* (sinh năm 2000, đang học lớp 8) đi chơi ở chợ Long Hoa. Tối hôm đó không thấy con gái về, gọi điện không được, vợ chồng anh đi tìm con nhưng cũng không thấy. Chiều 10/4, đột ngột Dung nhắn tin cho mẹ: “Mẹ ơi! Bây giờ con về không được. Nếu con về con bị giết liền. Mẹ yên tâm đi, bây giờ con không sao đâu, con hứa Chủ nhật (13/4-PV) con sẽ về. Con xin lỗi mẹ”.

Sau đó điện thoại của em Dung tắt luôn. Anh Chiến đã đến cơ quan công an trình báo. Ngày 16/4, một người hàng xóm tình cờ đến xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, nhìn thấy Dung đang lựa thuốc lá trong xưởng thuốc lá Tuấn Dung nên báo cho vợ chồng anh Chiến biết. Chiều 17/4, chị Tuyết tìm đến xưởng Tuấn Dung tìm con, Dung thấy mẹ liền nhào ra kêu cứu. Dung kể, em bị một thanh niên tên Quẹo lừa đi chơi, dọa giết, rồi giam giữ tại xưởng thuốc lá và ép quan hệ tình dục suốt một tuần qua.

 Em Dung và cha đang trình bày sự việc tại cơ quan chức năng

Theo bản tường trình của Dung gửi cơ quan chức năng, Dung mới quen tên Quẹo qua mạng được mấy ngày, qua nickname “Khanh - PR”. “Khanh - PR” (tức Quẹo) rủ Dung lên Báo Quốc Từ ở gần chợ Long Hoa xem lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, rồi cưỡng ép Dung về nhà Quẹo. Cha mẹ Quẹo phản đối, không chứa chấp Dung nên Quẹo đưa Dung đến xưởng thuốc lá Tuấn Dung là nơi Quẹo đang làm thuê. Quẹo nói dối Dung là em ở quê lên tìm việc làm. Hàng ngày, Quẹo bắt Dung ra ngồi lựa thuốc lá, dọa nếu em bỏ trốn sẽ giết chết cả nhà. Lợi dụng lúc Quẹo ngủ, Dung nhắn tin về cho mẹ, sau đó Quẹo phát hiện nên đã đập bể điện thoại, canh giữ Dung rất chặt. Suốt một tuần, đêm nào Quẹo cũng cưỡng ép Dung quan hệ tình dục.

Đưa con về nhà, ngay đêm 17/4 anh Chiến làm đơn tố cáo. Tại trụ sở công an xã Cẩm Giang, ban đầu Quẹo chối bay, nhưng sau đó đã khai nhận hết mọi chuyện. Quẹo là đối tượng đã có tiền án, tiền sự. Hiện công an huyện Gò Dầu đang tiếp tục điều tra làm rõ sự việc.

Theo Phương Quý (PhunuOnline.com.vn)

Bé 8 tuổi chết bất thường, người nhà vây viện Nhi trung ương

Thứ Hai, 21/04/2014 10:21 (GMT + 7)

Cho rằng các bác sĩ viện Nhi TW cấp cứu chậm trễ dẫn đến cái chết thương tâm của cháu Tô Quốc An (8 tuổi), gia đình nạn nhân đã vây bệnh viện.

19h tối 20/4, người nhà cháu bé Tô Quốc An, trú tại TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, đến bệnh viện Nhi trung ương yêu cầu làm rõ cái chết vào hồi 15h của cháu bé.

Anh Nguyễn Hữu Thái, cậu ruột của cháu An, cho biết: “Sáng ngày 19/4, cháu An có hiện tượng đau bụng nên gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc. Sau khi khám, các bác sĩ cho chuyển cháu xuống Hà Nội. 9h30, gia đình đưa cháu khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sau khi chẩn đoán, họ nói đưa cháu sang viện Nhi trung ương cấp cứu”.


Người nhà vây viện Nhi TW sau cái chết bất thường của cháu Tô Quốc An (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

11h trưa cùng ngày, gia đình đưa cháu sang bệnh viện Nhi trung ương khi cháu có biểu hiện đau bụng dữ dội. Tuy nhiên, theo người thân, phía bệnh viện làm thủ tục nhập viện rất lâu, từ 11h đến 15h cùng ngày mới cho cháu bé vào cấp cứu. 40 phút sau, bé An được truyền nước và tiêm giảm đau. Sáng ngày 20/4, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, chụp cắt lớp.

"Đến 15h ngày 20/4, cháu An kêu đau, chị Huyền (mẹ cháu) liền đi gọi bác sĩ tiêm giảm đau. 15 phút sau khi tiêm, An có biểu hiện co giật, tím tái. Các bác sĩ vào cấp cứu nhưng không kịp", anh Thái cho biết.

Bức xúc trước thái độ làm việc chậm trễ của các bác sĩ, cũng như quá đau đớn vì mất con, mẹ và bà nội của cháu bé ngất lịm.

Phía bệnh viện cho biết sẽ có thanh tra vào cuộc và trả lời bằng văn bản với gia đình.

Theo H.N (Zing.vn)

Cách trả thù vợ "quái đản" của những gã chồng tiểu nhân


Thứ Bảy, 19/04/2014 07:49 (GMT+7)

GiadinhNet - Phản ứng lại cách đùa thiếu tinh tế của chồng, người vợ đã phải trả giá bằng mạng sống; cưỡng chế tiêm thuốc chuột, ép vợ uống thuốc độc tự tử vì muốn chia tay; dã man hơn nữa là ủ mưu giăng bẫy giết vợ rồi khóc thương... đổ tội cho rắn.

Từ thói đùa quá trớn đến... bóp chết vợ
Hai vợ chồng đang ngồi xem tivi, Phạm Văn Doanh đã dùng chân phải dí vào ngực chị Giang với mục đích trêu đùa vợ. Bị vợ phản ứng, hai vợ chồng đã xảy ra cãi nhau to tiếng.
Cách trả thù vợ "quái đản" của những gã chồng tiểu nhân 1
Ấm ức chuyện bị chồng trêu đùa lúc trước, Giang bảo chồng: “Lần sau đừng đùa như vậy nữa. Anh trêu em như vậy là giẫm đạp lên người em rồi”.
Nghe vợ nói, Doanh đã ngồi dậy chửi và đánh chị Giang. Trong cơn giận dữ, Doanh đã đè ngửa chị Giang xuống giường và bóp cổ vợ. Khi thấy vợ nằm im, Doanh sợ vợ chưa chết mà tỉnh dậy thì nhà vợ sẽ biết chuyện, Doanh đã đặt chị Giang ngồi theo thế bị treo cổ, lấy chiếc khăn của chị Giang hay dùng quấn vào cổ rồi buộc vào chấn song cửa sổ với mục đích làm cho chị Giang chết hẳn.
Sau khi giết vợ, Doanh đã lấy xe máy cùng toàn bộ giấy tờ, điện thoại của chị Giang rồi mang chiếc xe máy đi cầm đồ được 12 triệu đồng rồi bỏ trốn.
Với hành vi phạm tội trên, Doanh đã phải nhận mức án tù chung thân và phải đền bù cho đại diện phía người bị hại số tiền gần 92,5 triệu đồng theo quy định của pháp luật.
Bị chồng tiêm thuốc chuột vào người vì đòi ly hôn
Trong quá trình chung sống, giữa Thiện và chị Diễm xảy ra mâu thuẫn nên chị Diễm muốn ly hôn. Thuyết phục vợ không được, Thiện nảy sinh ý định giết chết chị Diễm rồi tự tử.
Cách trả thù vợ "quái đản" của những gã chồng tiểu nhân 2
Trương Minh Thiện mức án 5 năm tù giam về tội danh “giết người”.
Để thực hiện ý định, Thiện lấy thuốc diệt chuột và thuốc diệt cỏ trong căn chòi để dụng cụ làm vườn của gia đình trộn lẫn với nhau bỏ vào ống kim tiêm có kích thước 10cm x 02cm để trong học tủ phòng ngủ.
Khuyên vợ bỏ ý định ly hôn với mình nhưng chị Diễm không đồng ý. Thiện tức giận kéo chị Diễm ngã xấp xuống nệm, dùng chân đè lên mông, bẻ tay phải của chị Diễm ra phía sau và lấy ống tiêm chứa dung dịch hỗn hợp thuốc diệt chuột và thuốc diệt cỏ tiêm vào vùng nách phải của chị Diễm.
Sau khi tiêm thuốc, Thiện vứt ống kim tiêm ra ngoài cửa sổ phòng ngủ rồi bỏ ra ngoài. Nghe tiếng chị Diễm kêu cứu mọi người trong nhà đã nhanh chóng đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu giải độc kịp thời.
Tại phiên tòa, sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ HĐXX đã quyết định tuyên phạt bị cáo Trương Minh Thiện mức án 5 năm tù giam về tội danh “giết người”.
Giăng bẫy điện giết vợ rồi đổ tội cho... rắn
Cuộc sống gia đình hay xảy ra cãi vã do mâu thuẫn tiền bạc, nợ nần. Nhân lúc vợ vừa đi công việc, Lít nảy sinh ý định giết vợ trả thù.
Cách trả thù vợ "quái đản" của những gã chồng tiểu nhân 3
Chị Nhắn đã bị bẫy điện của chồng giật chết tại chỗ. Ảnh minh họa
Lít dùng hai thanh sắt nhỏ nối vào 2 đầu điện rồi để sẵn trong nhà tắm. Khi về, chị Nhắn lấy đồ đi tắm thì bị điện giật chết tại chỗ.
Lít thu dọn tang vật rồi hô hoán với hàng xóm là có rắn vào nhà. Nghe tiếng kêu, mọi người chạy đến thì không thấy rắn đâu, chỉ thấy chị Nhắn đã tử vong. Lít giả vờ khóc lóc cho rằng vợ bị rắn cắn chết.
Sau đám tang, nhiều người dân trong vùng thấy Lít có nhiều biểu hiện đáng ngờ nên báo cơ quan chức năng. Cảnh sát đã khai quật tử thi chị Nhắn để khám nghiệm, phát hiện nạn nhân bị sát hại. Lít thừa nhận toàn bộ hành vi giết vợ.
Ép bạn gái uống thuốc độc, cùng chết vi muốn... chia tay
Nữ sinh kiên quyết chia tay và không muốn tiếp tục quan hệ tình cảm liền bị bạn trai ép uống thuốc sâu cùng tự tử.
Sự việc xảy ra tại khu nhà trọ ở xã Hoà Phú vào chiều 15/4. Do có mâu thuẫn tình cảm, vào thời điểm trên, Dễ mang một chai thuốc trừ sâu hiệu tìm đến phòng bạn gái là chị Linh đang thuê trọ để đi học.
Khi gặp Linh, Dễ thuyết phục nối lại mối quan hệ tình cảm. Bị cô gái kiên quyết từ chối, Dễ ép buộc nạn nhân cùng uống thuốc sâu tự tử với mình.
Nghe tiếng tri hô của nạn nhân, nhiều người xung quanh đã đạp cửa xông vào, bắt Dễ giao cơ quan công an xử lý. Tại trụ sở cảnh sát, Dễ thừa nhận hành vi của mình.
MH (th)

Cô gái bị cưỡng hiếp tập thể từng bị mẹ "cắm" vào quán karaoke ôm!

Thứ Hai, 21/04/2014 08:36 (GMT+7)

Sau khi cùng nạn nhân đến cơ quan công an trình báo, PV đã lôi được hung thủ của vụ hiếp dâm 3 năm về trước ra ánh sáng. Tuy nhiên, cách xử lý đối tượng của cơ quan công an khiến nạn nhân thêm hoang mang. Nhất là trong khi cô có một hoàn cảnh khá éo le, không có chỗ nương tự tin cậy.


Như bài viết trước đã phản ánh, cô gái Đào Xuân Nguyệt (SN 1997, ngụ thôn 5, xã EaHu, huyện CưKuin, Đắk Lắk) là nạn nhân bị hiếp dâm từ cách đây hơn ba năm, khi mới 13 tuổi. Sau mấy năm âm thầm bỏ làng đi trong sợ hãi, cô gái đã gọi điện đến đường dây nóng của báo PLVN, đề nghị được hỗ trợ pháp lý để quay về tố cáo sự việc. PV đã cùng Nguyệt về quê, tìm lại nhân chứng, gặp lại đối tượng từng làm nhục cô, thu thập bằng chứng và đưa vụ việc ra ánh sáng.
Công an thả “yêu râu xanh” về lấy vợ
Ngày 3/4, PV đưa đơn trình báo và đoạn ghi âm lên Công an xã Ea Hu. Ông Đinh Huy Liệu, Trưởng công an xã Ea Hu tiếp nhận đơn thư, cho biết: Cách đây hơn 3 năm có thông tin về một vụ hãm hiếp tập thế đối với nạn nhân Nguyệt, nhưng do bị hại không tố cáo và rời khỏi địa phương, nên công an xã không biết bị hại ở đâu để động viên ra khai báo.
Cô gái bị cưỡng hiếp tập thể từng bị mẹ "cắm" vào quán karaoke ôm 1
Ảnh minh họa
Chiều ngày 3/4, công an xã yêu cầu Bảo đến trụ sở làm việc. Tại đây, đối tượng đã thừa nhận hành vi của mình, sau đó khai thêm về đồng phạm Phan Văn Linh (SN 1990, ngụ xã Ea Ning). Công an xã đã chuyển hồ sơ vụ việc cho điều tra viên Nguyễn Kiên (Công an huyện Cư Kuin) để di lý đối tượng Bảo về trụ sở công an huyện tiếp tục điều tra khai thác.
Ngày 7/4, công an mời Nguyệt lên làm việc và đối chất với hai đối tượng. Lúc này, đối tượng Linh cũng đã bị mời lên cơ quan công an để lấy lời khai. Tại buổi làm việc này, cả hai đều thừa nhận hành vi sai phạm.
Nhưng đến 17h cùng ngày, Linh được mẹ bảo lãnh cho tại ngoại để về tổ chức đám cưới. Sau đó ít ngày, cơ quan điều tra cũng thả đối tượng Bảo.
Gia đình cô gái ngạc nhiên thấy hai đối tượng được thả, lại không thấy công an có câu trả lời hay liên hệ gì với mình nên đã đến gặp Bảo tại nhà. Bảo cho biết đang phải xức thuốc do sau khi bị bắt đã bị đánh thâm tím người, đồng thời còn đưa thắc mắc đồng phạm của mình không bị đánh, trong khi Linh có nhiều hành vi đe dọa bị hại hơn.
Về tìm hiểu tại địa phương cư trú của hai đối tượng, người dân xã Eahu và Ea Ning cho biết: Linh sinh ra trong gia đình khá giả, đã từng đi bộ đội về, và đã là Đảng viên, nhưng có tính cách khá ngỗ ngược.
Năm 2012, Linh là một trong bốn đối tượng trong một vụ đánh người gây thương tích nghiêm trọng. Trong khi các đối tượng khác bị khởi tố, một mình Linh thoát tội và đi xuống TP.HCM làm lái xe. Hiện Linh đang được tại ngoại và vừa cưới vợ được mấy ngày.
Ngày 14/4, phóng viên lại cùng nạn nhân đến Công an huyện Cư Kuin. Trả lời bị hại và phóng viên, ông Võ Ngọc Quang, Đội trưởng đội điều tra huyện Cư Kuin, cho biết: Hiện tại cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn thư của bị hại, phụ trách thụ lý hồ sơ là điều tra viên Nguyễn Kiên. Hiện điều tra viên đang đi công tác nên “có gì liên hệ qua điện thoại”.
Gọi điện gặp điều tra viên Nguyễn Kiên, ông Kiên nói vụ việc đang trong quá trình điều tra và xác minh thông tin. Công an đã tiếp nhận hai đoạn băng ghi âm do bị hại cung cấp. Đối tượng Bảo lúc thực hiện hành vi mới 15 tuổi, chưa đủ tuổi khởi tố. Còn đối tượng Linh thì đang trong quá trình điều tra, “chưa thể trả lời”.
Trốn “yêu râu xanh” lại bị mẹ “cắm” cho karaoke ôm
Trong suốt quá trình tìm hiểu sự việc, tiếp xúc với cô gái và một số người thân trong gia đình, một điều ngạc nhiên là người mẹ của nạn nhân không một lần có mặt đưa con gái đi tố cáo. Mỗi buổi sáng trước khi đến làm việc tại cơ quan công an, nạn nhân gọi điện cho mẹ nhiều lần, nhưng tất cả các cuộc gọi đều “thuê bao không liên lạc được”.
Cô gái bị cưỡng hiếp tập thể từng bị mẹ "cắm" vào quán karaoke ôm 2
Cuộc đời của Nguyệt là những chuỗi ngày khốn khổ vì thiếu vắng cha mẹ
Bố mẹ Nguyệt quê gốc ở Vĩnh Phúc, vào đây sinh sống đã lâu. Nguyệt là con út trong số ba chị em gái. Khi cô được sáu tháng tuổi thì bố bị bắt vì tội giết người trốn nã, bị di lý về Vĩnh Phúc xét xử trong vụ án đâm chết em ruột và thụ án từ đó đến nay. Mẹ Nguyệt kinh doanh đồ điện tử, thường xuyên vắng nhà bỏ mặc ba cô con gái ở với ông ngoại.
Tâm sự về mẹ, người chị gái đầu của Nguyệt cho biết: “Nhiều lúc tôi chỉ ước ao mẹ về ăn cơm và biết rằng còn có sự tồn tại của chúng tôi. Nhưng rất hiếm khi có được điều đó. Mẹ thường đi làm ăn biền biệt rồi về đưa một món tiền để chị em tự nuôi nhau. Sau đó mẹ còn gặp mấy người đàn ông, sinh thêm hai đứa em trai nữa”.
Mẹ như vậy, ba chị em Nguyệt đều bỏ học. Người chị cả phải đi kiếm sống từ năm 16 tuổi, tính cách mạnh mẽ, tự nhận “không khác gì một người đàn ông, để còn che chở cho những đứa em”.
Nhớ lại thời gian sau ngày em gái bị những kẻ xấu làm hại, người chị cho biết lúc đó Nguyệt bỏ nhà lên phòng trọ của chị để ở, chỉ im lặng, lủi thủi mà sống. Chị khuyên bảo thế nào em cũng không chịu về nhà tiếp tục theo học.
Mấy chị em phải đi làm quần quật từ 7h sáng đến 10h đêm mới về, làm đủ các nghề: Bán quần áo, xếp bóng tại quán bi da, bưng bê tại các quán cà phê và quán nhậu để có tiền trả tiền phòng trọ và tiền ăn. Bố mẹ không có một sự quan tâm nào hết. Người mẹ nhiều khi còn chửi mắng mạt sát cả ba chị em.
Tâm sự về mẹ, Nguyệt lại một lần nữa khóc: “Gia đình đã không bảo vệ được em. Giờ em làm đơn lên cơ quan chức năng, nếu không được nữa thì ai sẽ là người bảo vệ cho em đây”?
Nguyệt kể người mẹ đi buôn bán kiếm được rất nhiều tiền, nhưng hễ có đồng nào lại nướng vào bài bạc. Gia đình vì thế lúc nào cũng rơi vào cảnh túng thiếu. “Ngày em lên TP.Buôn Ma Thuột, mẹ còn mang em đi “cắm” ở quán Karaoke ôm lấy 3 triệu đồng để đi đánh bạc.
Nhiều lúc túng thiếu tiền em đi làm gom góp được bao nhiêu, mẹ đều lừa mượn hết. Trách mẹ thì mẹ lại bảo “tao sinh ra chúng mày, chúng mày phải có nghĩa vụ cung phụng phục vụ tao, mày là con tao, tao thích giết lúc nào tao giết””, cô gái vừa kể, vừa rơi nước mắt.
Nguyệt thất vọng nói tiếp: “Đến mẹ em còn nói những lời như vậy với con cái. Gia đình không quan tâm, ra xã hội lại bị người ta ức hiếp và dị nghị. Bây giờ em lớn rồi, đã có nhận thức rồi, nên nỗi đau này nhiều lúc em tưởng không thể vượt qua được. Bây giờ em như đi trên một con đường cùng, không còn ánh sáng hy vọng nào để tiếp tục sống”.
Theo Baophapluat.vn

Sợi xích của chế độ

VietTuSaiGon- Chủ nhật, 20 Tháng 4 2014 23:12


Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị còng tay, xiềng chân trong lúc bị dẫn giải.

Tôi còn nhớ, lúc tôi chừng mười lăm tuổi, tôi từng bị ông bác tôi mắng vì tôi dùng sợi dây nhợ buộc chân con chim cu đất, cột nó vào gốc cây: “Mi mà buộc người ta bằng sợi xích thì chính mi đã buộc vào cổ mi cái thòng lọng. Mở nó ra ngay!”.

Hồi đó do sợ bị ông bác đánh nên răm rắp mở ra và lòng đầy ấm ức, cứ nghĩ rằng ông bác này ép mình, không cho mình nuôi con chim dễ thương này, không chừng mình thả nó ra thì…! Mãi cho đến bây giờ, hình ảnh con chim cu gáy vỗ cánh bần bật bay đi một lèo sau khi tôi tháo sợi dây nhợ dưới chân của nó và trước khi bay đi hẳn, nó lượn mấy vòng quanh tôi giống như đang cảm ơn… Cái hình ảnh ấy, câu nói ấy rõ mồn một trong tôi sau mấy mươi năm dài.

Sáng nay, lên facebook, thấy hình ảnh Bầu Kiên bị còng tay, có thêm sợi xích dài nối ra, đầu tóc ông bạc trắng, cái dáng ngũ đoản của ông như mất hút giữa đám công an vận áo xanh cao, to, tay lăm lăm súng, dùi cui và gương mặt lạnh như tiền… Tự dưng, một cảm giác thương cảm cho thân phận con người, thương cảm cho tuổi già của ông Kiên và sự kinh tởm cái sợi xích cũng như cơ chế tồn tại của nó làm tôi thấy buồn đến lạ lùng!

Suy cho cùng, ngành công an Việt Nam vốn là ngành có nhiều thế lực nhất trong chế độ hiện nay, và họ cũng tự hào là ngành mũi nhọn, ngành tiên phong, ngành an ninh vững vàng, mạnh nhất khu vực, xuất sắc nhất đất nước… Nói chung là bản thành tích của họ đưa ra trên các đài báo trong nước thì miễn bàn. Điều đó cho thấy họ luôn tự hào và hãnh diện về sức mạnh của họ.

Sở dĩ tôi phải nói như thế vì tôi đã từng đặt ra câu hỏi: Liệu có phải vì sợ Bầu Kiên có đàn em đến cứu và cướp nghi can nên người ta phải buộc xích vào tay ông và dắt đi như dắt một con vật hung tợn như thế?

Và câu hỏi này được mổ xẻ: Hiện tại, với lực lượng hùng hậu (trong phiên tòa), hầu như chỉ có công an và một số người liên đới vụ án, không có thế lực giang hồ nào có thể tiến tới gần vì có đến ba lớp bảo vệ bên ngoài tòa án (lớp ngoài cùng là giao thông và dân phòng, lớp thứ hai là công an cơ động và lớp thứ ba gồm các lực lượng công an đặc nhiệm. Bất kì phiên tòa có tính chất quan trọng nào cũng được bảo vệ ba lớp như thế này, trong trường hợp tòa liên quan đến người đấu tranh dân chủ thì có thêm hai lớp nữa gồm rào kẽm gai và chó nghiệp vụ. Đó là chưa muốn nói đến lực lượng quân đội và công an dự bị luôn túc trực chờ lệnh xuất kích nếu có biến). Thử hỏi, với các lớp bảo vệ như vậy, thế lực nào lọt vào được?

Và hơn nữa, với việc xích bị can và dắt đi như thú vật như thế, nếu vì sợ họ bỏ chạy thì chẳng khác nào la làng với thiên hạ rằng mình sợ, lực lượng của mình không đủ sức kiểm soát tình hình?! Làm như thế khác nào tự dội nước lạnh vào bộ mặt an ninh của đảng?!

Trên thực tế, việc xích Bầu Kiên hoàn toàn không phải vì sợ ông ta bỏ trốn, sợ đàn em ông ta đến giải cứu. Hơn nữa, với thể lực hiện tại, nếu có đàn em tới giải cứu thì cũng phải có thêm người dắt ông ta chạy, đến khi nào ông ta chạy không nổi thì cõng mà chạy, khó có chuyện ông ta thoát thân mau lẹ để phải xích tay, cùm chân như vậy.

Chỉ có một mục đích duy nhất, mà cái mục đích này nhằm dùng một mũi tên bắn trúng hai đích: Dằng mặt thế lực đối lập và dằng mặt những nhà đấu tranh dân chủ; Tranh thủ tỏ ra là một chế độ tôn trọng pháp luật trước nhân dân và qua mặt quốc tế.

Vì sao? Vì chuyện Bầu Kiên bị bắt, bị đưa ra tòa có nguyên nhân cốt lõi là sự đấu đá phe nhóm đã đến cao trào chứ không phải là nhằm làm sạch bộ máy kinh tế. Vì nếu với mục đích làm sạch bộ máy kinh tế thì không có đủ còng, xích và nhà tù để nhốt hơn ba triệu đảng viên cũng như gần sáu triệu nhân viên nhà nước đang phục vụ trong guồng máy của đảng Cộng sản. Nguyên một hệ thống không sạch thì không thể làm sạch từ vài con ốc trong bộ máy đó được!

Mà việc xích tay, còng chân ông Kiên là để cho phe đối phương thấy bị nhục, thấy mình bị gằng gân, bị giằng mặt. Và hình ảnh này cũng ngầm đưa ra thông điệp đe dọa các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, các nhà bất đồng chính kiến. Bên cạnh đó, làm cho nhân dân, dư luận thấy chế độ này là công chính, kẻ nào lam lam, làm lũng đoạn kinh tế của nhân dân thì sẽ bị trừng phạt đích đáng… Những tưởng điều này lấy điểm được với nhân dân, nhưng mà…!

Thế kỉ 21 không phải là thời Trung Cổ, cái cần nhất của một quốc gia là sự tiến bộ, trong sạch và quyền làm người được đảm bảo tuyệt đối, mọi giá trị liên quan đến con người cần đươc bảo vệ chứ không phải là đối xử như thú vật với con người. Rất tiếc, nhà nước Cộng sản đã quá sai lầm khi xích tay, xích chân ông Kiên và dắt đi như thú vật.

Bởi nếu phiên tòa hay chiến lược của một nhà nước thành công phải là phiên tòa, chiến lược lấy lại những tài sản của nhân dân bị thất thoát và phanh phui những gì có liên quan đến nó chứ không phải là hành hạ người phạm tội để rồi tài sản vẫn cứ thất thoát và bầy đàn, phe nhóm vẫn ẩn mặt trong bóng tối, tội lỗi vẫn đầy rẫy. Làm như thế chẳng khác nào thí tốt chưa đủ, hành hạ tốt cho bưa, cho thỏa cái tính khát máu, tính bạo lực.

Và giữa nhân loại tiến bộ, giữa thế kỉ văn minh, con người đang có khuynh hướng tìm đến sự tiến bộ, quyền làm người đang được đấu tranh hằng ngày để đảm bảo tối đa… mà dùng sợi xích buộc vào một con người rồi dắt đi như súc vật như thế, có vẻ như nhà nước Cộng sản đã quá chán chường sự tồn tại của họ nên tự tử càng sớm càng tốt thì phải?!

Một chế độ dùng xích buộc nhân dân như buộc chó, thì cũng có nghĩa họ đang tự đưa đầu vào thòng lọng mà đáng sợ hơn là trên cái đầu chế độ lại gắn một gương mặt gớm ghiếc, nhầy nhụa và không giống với gương mặt con người!

VietTuSaiGon's blog (RFA)

'Cà phê nhân quyền sẽ kiện CA Nha Trang'

Cập nhật: 20:46 GMT - chủ nhật, 20 tháng 4, 2014

Cà phê nhân quyền lần thứ II ở Hà Nội
  Cuộc cà phê nhân quyền lần thứ II được nhóm sáng kiến tổ chức ở Hà Nội.

Các nhà hoạt động trong nhóm sáng kiến Cà phê Nhân quyền vừa được công an thả tự do ở Nha Trang hôm thứ Bảy nói với BBC họ sẽ 'khiếu kiện' công an ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, vì đã 'hành hung' và 'bắt giữ, câu lưu' họ trái phép.

Trao đổi với BBC hôm 20/4, các blogger Mẹ Nấm (tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) và Paulo Thành Nguyễn (tức Nguyễn Hồ Nhật Thành nói với BBC trong khi đang chuẩn bị tổ chức bàn tròn với chủ đề "Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an" vốn được dự định diễn ra ở một quán cà phê ở Nha Trang hôm 19/4, thì họ bị an ninh 'hành hung' và 'bắt giữ'.

Các nhà hoạt động nói họ đã bị ngăn cản tiếp cận hội thảo ở quán cà phê Swing ở số 20 đường Trần Phú, phường Thọ Lộc, ở thành phố biển du lịch miền Trung Việt Nam và sau đó bị an ninh bắt buộc rời địa điểm nói trên.

"Một an ninh của thành phố yêu cầu chúng tôi giải tán, nhưng chúng tôi nói là chúng tôi không làm gì để phải giải tán, nên anh ta đã quay đi," blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC.
"Sau đó, một nhóm côn đồ đầu gấu đã tới gây sự với chúng tôi, họ vu cáo chúng tôi "đi xe ôm" không trả tiền, điều mà chúng tôi khẳng định là không có, rồi họ tiến vào hành hung chúng tôi."

"Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện," Paulo Thành Nguyễn"Blogger Paulo Thành Nguyễn"

Theo lời blogger này, sau khi vụ 'lộn xộn' diễn ra mà phía những nhà hoạt động không có động thái nào chống cự lại, một nhóm đông cảnh sát mặc sắc phục, công an giao thông và an ninh tiến vào và đẩy bốn người trong nhóm lên một xe taxi.

"Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện," Paulo Thành Nguyễn đưa ra lời cáo buộc.

"Những côn đồ lui ra, và an ninh mặc thường phục xông vào đánh đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát vào mặt và chị Như Quỳnh, blogger mẹ Nấm cũng bị tấn công."

'Sẽ tiếp tục tọa đàm'

Hôm Chủ Nhật, blogger Mẹ Nấm khẳng định với BBC đã xảy ra sự việc này như blogger Paulo Thành Nguyễn tường thuật và cho hay mặc dù bị hành hung, nhóm sáng kiến Cà phê Nhân quyền sẽ vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc tọa đàm, trong đó có chủ đề về công an hành hung và làm tử vong thường dân trong các đồn, trụ sở cảnh sát, cơ quan công quyền.

Blogger Paolo Thành Nguyễn nói với BBC anh đã bị bất ngờ vì không ngờ sau hai lần tổ chức 'khá suôn sẻ' ở Sài Gòn và Hà Nội, thảo luận cà phê nhân quyền và các thành viên ban tổ chức hoặc khách mời lại bị 'hành hung, trấn áp quyết liệt' tại một thành phố biển vốn được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến là 'hiền hòa'.

Cuộc cà phê nhân quyền ở Sài Gòn
 Cuộc cà phê nhân quyền lần đầu được tổ chức ở Sài Gòn đã không bị ngăn cản.

"Họ đẩy chúng tôi lên xe như con vật, khi vào đồn, họ tự tiện tước đoạt, lục soát các đồ đạc, tư trang của chúng tôi, từ ví, bóp, tới điện thoại, máy tính v.v...,
"Họ còn bắt chúng tôi phải cởi áo phông đang mặc ra vì cho rằng chúng tôi không có quyền mặc những chiếc áo in những dòng chữ đề nghị chấm dứt việc công an đánh và giết dân trong đồn cảnh sát."

Cũng hôm Chủ Nhật, một nhân chứng đi theo nhóm bị bắt giữ, ông Hải, một lập trình viên tự do ở Nha Trang có mặt ở trong đồn Công an phường Lộc Thọ, số 17 Yersin, phường Vạn Thạnh, nói ông chứng kiên cả ba blogger Mẹ Nấm, Trịnh Kim Tiến và Paulo Thành Nguyễn bị đánh đập 'thô bạo.'

'Đánh, tát phụ nữ'

Ông Hải nói với BBC: "Ngay cả khi có các cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường phục đã đánh anh Thành Nguyễn, ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, có người đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến,
"Khi ở trên xe, chị Tiến còn bị bóp cổ, bẻ quặt tay, chị Như Quỳnh cũng bị đánh đập, xô đẩy."

Những nhà hoạt động khẳng định với BBC, từ đầu tới cuối sự việc, họ đã 'không hề' có bất cứ hành động nào để chống cự lại bạo hành.

"Ngay cả khi có các cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường phục đã đánh anh Thành Nguyễn, có người ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến"- Một nhân chứng có mặt ở Đồn Công an

Blogger Mẹ Nấm nói an ninh đã bắt buộc cô phải đưa máy vi tính cá nhân cho họ kiểm tra, và dù không có sự đồng ý của cô, an ninh tiếp tục tước máy và in từ đó ra các dữ liệu 'phục vụ điều tra', theo lời của nhà hoạt động này.

Chiều hôm Chủ Nhật, blogger Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, nạn nhân trong một vụ bị công an hành hung tới chết ở một đồn Cảnh sát ở Hà Nội vài năm về trước, nói với BBC cô đã bị 'đánh đập, bẻ tay, bịt miệng', ngay khi cô bày tỏ ý định muốn rời xe taxi cho con mới sinh được 'bú mẹ'.

Blogger này cũng khẳng định lại lời cáo buộc về bạo lực của công an và an ninh là có cơ sở khi nói rằng cô đã bị đánh đập, bóp cổ, bẻ quặt tay trên xe, bị tát và đánh đập tiếp tại đồn cảnh sát.

'Chồng che đòn cho vợ'

Blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC: "Ở trong đồn, các an ninh và công an thường phục vẫn hành hung vợ tôi, và tôi đã phải lao vào để lấy thân mình che chắn cho Tiến và gánh các trận đòn của họ,
"Chúng tôi không kháng cự và chống lại, họ thực sự đã đánh đập chúng tôi rất dã man và thẳng tay, chúng tôi bị đối xử như những con vật."

 Blogger Mẹ Nấm
         Blogger Mẹ Nấm (đứng) là một trong hai phụ nữ cáo buộc bị công an Nha Trang hành hung.

Nhân chứng Hải ở Nha Trang nói với BBC: "Họ đã đánh đập vợ chồng anh Paulo Thành Nguyễn, Kim Tiến rất thô bạo, là phụ nữ nhưng họ cũng không nương tay, tuy nhiên khi họ thẩm vấn thì họ lại lập biên bản 'gây mất trật tự trị an."

Blogger Mẹ Nấm, Thành Nguyễn và Kim Tiến cũng nói với BBC họ rất bức xúc và không ký bất cứ một giấy tờ nào được coi là biên bản vì công an sau khi hành hung nhóm bị bắt, lại lập biên bản họ về việc 'gây rối trật tự' mà họ không hề gây ra với nhóm 'côn đồ giả danh xe ôm' trước khi vào đồn, buổi sáng ngày thứ Bảy.

"Họ tra hỏi chúng tôi lý do vì sao lại chọn chủ đề thảo luận về Công ước chống Tra tấn, rồi chủ đề Công an hành hung hoặc đánh chết thường dân trong đồn cảnh sát,

"Họ đặc biệt bực mình vì chúng tôi mặc các áo phông trên phố mang dòng chữ 'chấm dứt việc công an đánh chết thường dân', và tôi nghĩ đây là những lý do vì sao họ ngăn cản chúng tôi tổ chức buổi Cà phê nhân quyền, cũng như bày cớ hành hung, đánh đập chúng tôi."-Blogger Paulo Thành Nguyễn

'Xuyên tạc, vu khống'

Theo lời các nhà hoạt động, hôm Chủ Nhật, một tờ báo của chính quyền địa phương đã đăng một bài báo 'xuyên tạc' sự việc và vu khống cho nhóm Cà phê Nhân quyền đã vi phạm pháp luật, gây rối trật tự xã hội và đồng thời 'lừa dối' lôi kéo các gia đình nạn nhân tham gia 'chống phá chính quyền'.
BBC chưa có điều kiện kiểm chứng nội dung bài báo cũng như liên hệ với chính quyền địa phương trong dịp cuối tuần.

Trong khi đó, các bloggers đưa ra lời cáo buộc với chính quyền nói với BBC họ sẽ có các hình thức từ khiếu nại tới khiếu kiện công an, an ninh và chính quyền thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa vì các hành vi 'ngược đãi, hành hung' mang tính 'khủng bố, trấn áp' trái phép nói trên.
 Thảo luận nhân quyền lần thứ II tại Hà Nội
    Blogger Paulo Thành Nguyễn (thứ hai, từ phải) tại cà phê nhân quyền lần II ở Hà Nội.

Được biết hai sự kiện Cà phê Nhân quyền lần trước của nhóm sáng kiến là thành viên của Tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam đã được tổ chức hai lần ở Hà Nội trong quý đầu năm 2014.
Trong sự kiện gần nhất ở Hà Nội, cuộc thảo luận đã có sự tham dự với tư cách khách mời của các đại diện ngoại giao của một số sứ quán và đoàn ngoại giao Bắc Âu và Liên Minh Châu Âu.

Một số trí thức, nhân sỹ cũng đã tham gia sự kiện ở Hà Nội, như Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, TS Chu Hảo, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc lập (IDS đã giải thể), ông Trần Tiến Đưc, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình.
Ngay sau cuộc cà phê ở Hà Nội, một thành viên tham dự sự kiện đã cáo buộc với BBC anh bị các nhân viên 'an ninh hiện diện' trước đó tại quán cà phê đi theo và hành hung trên đường anh về nhà.

Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?

BBC-16:26 GMT - chủ nhật, 20 tháng 4, 2014
Giao thông đô thị Việt Nam
Đâu là chỗ cho các hội dân sự trong tư duy của Đảng và chính quyền VN?
Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại các phong trào vận động cải cách xã hội ôn hòa, mà đặc biệt là phong trào của các tổ chức dân sự, vì chính quyền sợ rằng thiết chế chính trị - xã hội này sẽ 'tranh giành quần chúng' và 'ảnh hưởng' của Đảng, theo một học giả gốc Việt từ Mỹ.
Tuy nhiên, xã hội dân sự như trên thực tế phát triển ở nhiều quốc gia và tại Việt Nam lâu nay đã chứng tỏ là rất cần thiết đối với sự phát triển và cân bằng xã hội, Đảng và chính quyền Cộng sản Việt Nam sẽ xử lý ra sao vấn đề vừa muốn độc quyền, vừa cần có sự đồng thuận của dân và các tổ chức của dân tham gia.
Hôm 20/4/2014, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia và nhà Việt Nam học từ Đại học Maine Hoa Kỳ đã dành cho BBC một cuộc phỏng vấn bằng bút đàm, trong đó, ngoài vấn đề xã hội dân sự, ông bình luận kịch bản và hướng đi tới đây của Đảng và chính quyền Việt Nam, cũng như khả năng tương tác ra sao giữa các lực lượng chính trị xã hội được cho là cần thiết cho một tương lai cải tổ.
Mở đầu cuộc phỏng vấn, Giáo sư Long bình luận về việc liệu nhà cầm quyền có đang e sợ xã hội dân sự, cùng các phong trào dân sự và dân chủ trong nước hay không. Ông cũng nêu lý do của quan ngại này.
GS. Ngô Vĩnh Long: Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay rất quan ngại xã hội dân sự, mặc dầu phong trào dân sự, dân chủ đang còn rất manh nha và chủ yếu chỉ mới có sự hiện diện của một vài diễn đàn trên các mạng và một số nhóm “ái hữu”.
Lý do chính là nhà cầm quyền, ngay từ sau chiến tranh, đã muốn độc quyền và đã tìm cách triệt tiêu xã hội dân sự bằng cách giải tán hầu hết các tổ chức mà họ cho có thể tụ tập quần chúng.
"Độc quyền, cho dù có thật lòng muốn giúp đất nước “tiến nhanh tiến mạnh” đi nữa, cũng dẫn đến độc đoán. Và độc đoán đã dẫn đến những sai lầm mà hậu quả là sự suy yếu của xã hội và của cả chính quyền"GS Ngô Vĩnh Long
Do đó, nhà cầm quyền lại càng sợ mất quyền nên càng chuyên quyền để hầu mong có thể củng cố quyền lực.

Người chơi chính trên bàn cờ chính trị VN lúc này vẫn là Đảng, theo GS Ngô Vĩnh Long

'Bàn cờ chính trị'

BBC: So với trước đây, quan ngại của chính quyền đối với các tiến trình dân chủ hóa và đòi hỏi nhân quyền trong nước, với tư cách là sự cạnh tranh, thậm chí là thách thức, có điểm gì khác biệt chính?
Trước đây, trong thập kỷ rất khó khăn sau năm 1975, chính quyền còn phải dựa vào dân để bảo vệ đất nước. Cho nên chính quyền đã phải để cho dân “phá rào”, nhưng chỉ trong các lãnh vực kinh tế thôi.
Cho đến nay, những đòi hỏi về nhân quyền và dân chủ hoá—đừng nói gì với tư cách cạnh tranh hay thách thức—đều đã bị đàn áp, kể cả đối với những người có công với đất nước và có chức vụ lớn trong Đảng và trong chính quyền.
Trái lại, đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, cạnh tranh hay thách thức nhau về quyền lợi phe nhóm hay cá nhân càng lớn. Quyền lợi đã làm mất dần quyền uy, cho nên nhiều tầng lớp—từ anh công an đến anh dân đen—đã coi thường luật pháp và an ninh xã hội.
BBC: Theo Giáo sư, trên bàn cờ chính trị của VN hiện nay, đâu là những người chơi chính, họ sẽ quyết định tương lai của đất nước ra sao, bằng cách nào?
Trên bàn cờ chính trị của Việt Nam hiện nay những người chơi chính vẫn còn là những đảng viên và những quan chức cao cấp.
"Việc họ quyết định tương lai của đất nước ra sao và bằng cách nào thì người ngoài chẳng thế nào biết được. Chỉ biết là nếu họ không dựa vào quần chúng thì quyết định như thế nào đi nữa cũng không có tương lai"
         GS Ngô Vĩnh Long"



Nhiều hội dân sự đã nhận được sự ủng hộ, tán thành của các nhân sỹ, trí thức và cựu quan chức chính quyền VN.


'Nhân tố quyết định'

BBC: Liệu xã hội dân sự có phải là một nhân tố nặng ký làm chuyển hướng thế cờ, trận mạc, hay sẽ phải chờ một lực lượng chính trị, xã hội nào đó xuất hiện để cho lời giải cuối cùng?
Xã hội dân sự, bất cứ ở nước nào đi nữa, cũng là nhân tố quyết định và cuối cùng để bảo vệ sự sống còn của chế độ và an ninh bền vững cho xã hội.
Một lực lượng chính trị, hay xã hội, xuất hiện để thay quyền mà không có một xã hội dân sự lành mạnh thì chỉ lại dẫn đến chuyên quyền mà thôi.
Lịch sử đã chứng minh điều này, và một số ví dụ điển hình gần đây gồm có các trường hợp như Ai Cập, Irak và Libya. Do đó, một chính thể, nếu muốn tồn tại vững chắc, phải tạo điều kiện cho một xã hội dân sự được phát triển.
BBC: Ông có cho rằng có một quan hệ Đảng anh - Đảng em, nước lớn - nước bé giữa Trung Quốc và Việt Nam và ảnh hưởng của Trung Quốc, của giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có thể mạnh đến nỗi mà VN khó thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng, dù là trong năm, mười năm nữa, để cải tổ?
Quan hệ nước lớn-nước bé mà lại liền núi, liền sông, liền biển nữa thì bất cứ ở đâu (ví dụ ngay tại Bắc Mỹ giữa Canada, Hoa Kỳ và Mexico) nước nhỏ khó có thể thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của nước lớn hơn và mạnh hơn.
"Vấn đề ở đây không phải là thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng mà là để ảnh hưởng đó chi phối đời sống xã hội và an ninh quốc gia của mình đến mức nào." GS Ngô Vĩnh Long
Ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với Canada và Mexico) rất khác so với ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên (Bắc Hàn) và Myanmar (Miến Điện), một trong những lý do đã khiến Myanmar tìm lối thoát.
Myanmar là một nước yếu, chịu đựng ảnh hưởng đơn độc rất lâu, mà còn đang tìm được lối ra huống chi một nước Việt Nam đã hi sinh rất nhiều cho độc lập, tự do?
Vấn đề là lãnh đạo Việt Nam có muốn “sống mà vì nước, sống vì dân” hay không, hay sống xa hoa trên sự tủi nhục của đất nước và lầm than của nhân dân. Cái đầu mà lọt thì cái thân khắc thoát.
Trong mô hình quyền lực chính quyền lâu nay, Mặt trận Tổ quốc VN được coi là một siêu tổ chức 'dân sự' của Đảng,

'Kịch bản tương lai'


BBC: Theo ông đâu là kịch bản chuyển biến, chuyển đổi có khả năng xảy ra nhất cho biến đổi chính trị, thể chế của VN tới đây?
Kịch bản chuyển biến an lành nhất và nhanh nhất cho đất nước và dân tộc là chuyển đổi đường lối và chiến lược trong Đảng và Nhà nước.
Tất cả những biến đổi chính trị và thay đổi thể chế qua các phương cách khác đều có những giá rất đắt phải trả trong tương lai, gần hay xa.
BBC: Cuối cùng, thời điểm xảy ra cải tổ, thay đổi, thậm chí là cách mạng có thể là bao giờ và các lực lượng chính trị ở VN hiện nay, kể cả Đảng CS và các bên là đối thủ, các lực lượng chính trị - xã hội, nên có sự chuẩn bị ra sao cho quá trình này, nếu tất cả đều muốn có vị trí của mình trong tương lai?
Muốn thay đổi, cải tổ hay cách mạng, để khỏi phải trả những giá rất đắt (như ở Ai Cập hay Libya) thì ít ra phải để cho một xã hội dân sự tồn tại (như ở Myanmar, mặc dầu bị kìm kẹp và khống chế).
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một Đảng Cộng Sản và những phe nhóm (lợi ích hay đối thủ) trong đó.
Các lực lượng chính trị-xã hội bên ngoài chưa có, hay chưa có thể hoạt động cùng với nhau và cọ sát với nhau để có thể dẫn đến hoà giải, hoà hợp.
"Để chuẩn bị cho quá trình thay đổi thì ngay bây giờ phải bắt đầu nuôi dưỡng một xã hội dân sự, qua đó các thành phần trong xã hội có thời gian và điều kiện tranh đấu và bảo vệ quyền lợi của họ vì lợi ích chung của dân tộc và đất nước"GS. Ngô Vĩnh Long

Nếu những người có quyền và tiền vẫn muốn giữ vị trí của mình trong tương lai thì đất nước và dân tộc sẽ không có tương lai.