Tuesday, February 4, 2014

Chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng lần đầu tiên trong 5 năm

Máy bay B-52 của không lực Hoa Kỳ.
Máy bay B-52 của không lực Hoa Kỳ.
Ngân sách Quốc phòng của một số Quốc gia năm 2013:

- Hoa Kỳ: 582.424 triệu đôla

- Trung Quốc: 139.203 triệu đôla

- Nga 68.887: triệu đôla

- Anh: 58.854 triệu đôla

- Nhật Bản: 56.842 triệu đôla

- Pháp: 53.091 triệu đôla

- Ấn Độ: 46.183 triệu đôla

- Đức: 44.688 triệu đôla

- Ả Rập Saudi: 42.858 triệu đôla

- Nam Triều Tiên: 31.561 triệu đôla
Một báo cáo theo dõi sát về quốc phòng toàn cầu cho biết năm 2014 sẽ chứng kiến sự gia tăng tổng thể đầu tiên trong chi tiêu quân sự trên toàn thế giới trong 5 năm, dẫn đầu với sự gia tăng ở Trung Đông, Nga và Châu Á.

Tổng kết Ngân sách Quốc phòng Hàng năm của IHS Jane cho biết tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu dự báo đạt 1,547 ngàn tỉ USD trong năm nay, tăng 0,6% so với năm trước.

Báo cáo cho biết thêm rằng trong năm 2013, 4 trong 5 thị trường quốc phòng phát triển nhanh nhất là ở Trung Đông, dẫn đầu là Ả-rập Saudi và Oman.

Ở những nơi khác, việc tăng cường quân bị tiếp tục ở Nga đã đưa nước này vượt qua Anh lên vị trí thứ ba trong danh sách tổng thể, dẫn đầu là Mỹ và Trung Quốc.

Báo cáo nói chi tiêu quân sự ở Nga, châu Á và Trung Đông sẽ tiếp tục tăng mạnh và thúc đẩy phục hồi kinh tế bắt đầu vào năm 2016.

Người đàn ông 10 năm vá xe miễn phí cho người nghèo

"Mình chả giàu hơn vì mấy đồng tiền từ người tàn tật hay những em học sinh được bố mẹ cho vài đồng uống nước. Mình giúp đỡ người khác cũng là một cách tích đức và sống vui với đời", anh Hùng nói.

Điểm bơm vá xe của anh Trần Viết Hùng ở ngã tư đường Hà Huy Tập – Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) đã quen thuộc với hàng nghìn học sinh và người khuyết tật. Chủ tiệm là người đàn ông 47 tuổi, nước da đen sạm vì nắng gió, lúc nào cũng tất bật với cà lê, mỏ lết mưu sinh và làm việc thiện.
Tiệm sửa xe vỉa hè của anh Hùng với tấm biển giúp đỡ cho học sinh, người khuyết tật. 

Photo
Trưa mùng 4 Tết, em Trương Quỳnh Anh, học sinh lớp 12 ghé quán bơm xe và chúc Tết anh Hùng. Ảnh: Nguyễn Đông

Chỉ tay về tấm biển ghi số điện thoại cùng dòng chữ "Bơm, vá xe miễn phí cho học sinh, người tàn tật", anh Hùng giải thích: "Ngày trước tôi vẫn thường bơm, vá xe không lấy tiền. Nhưng nhiều cháu học sinh lỡ bị thủng xăm vất vả dắt chiếc xe xịt lốp đi qua mà không dám ghé vì không mang tiền theo, nên tôi mới để tấm biển này". Những người bán vé số ghé quán cũng được chủ nhân lắc đầu trả lại tiền công, bởi với anh Hùng đã phải bán vé số thì giàu có gì.

Đến giờ, anh không nhớ đã giúp cho bao nhiêu người lỡ bị hỏng xe, chỉ biết mỗi tháng có trên 500 lượt học sinh ghé quán để bơm, vá xe miễn phí. Nhiều nhất vẫn là học sinh các trường cách quán của anh chừng vài trăm mét. "6 năm nay cháu vẫn thường ghé quán của chú Hùng và được bơm hơi miễn phí, bọn cháu quý chú ấy lắm!", em Trương Quỳnh Anh, học sinh lớp 12 trường THPT Thái Phiên, nói.

Có hôm thấy người khuyết tật nặng nhọc với chiếc xe đẩy xịt hơi, anh chạy lại phụ đẩy về quán mình sửa chữa. Theo anh, nghề nào cũng có duyên, có nợ cả nên luôn tự nhủ mình cũng đâu giàu hơn nếu lấy mỗi em học sinh một hai ngàn đồng. Còn người tàn tật thì mình không có tiền giúp, đành góp chút ít cho họ còn dành dụm tiền mua thuốc uống, bởi dù sao mình cũng may mắn hơn nhiều người.

Không có tiền thuê mặt bằng, anh mượn tạm vỉa hè trước một công ty, nhưng chỉ được làm việc từ khoảng 17h chiều đến 2h sáng hôm sau. Nghề sửa xe anh mày mò tự học. Ngày thường kiếm vài chục nghìn phụ vợ bán quán ăn để nuôi con, ngày nào đông khách anh cũng chỉ kiếm được gần 100.000 đồng.

Dịp Tết Nguyên đán, quán nhỏ của anh Hùng mở cửa từ tờ mờ sáng đến quá nửa đêm. Sợ nhiều người du xuân bị hỏng xe dọc đường, không có người sửa nên anh làm xuyên ba ngày Tết. Phần vì muốn kiếm thêm chút đỉnh vì gia đình không dư dả và giúp những người đi đường không bị lỡ chuyến du xuân, phần vì đầu năm công ty còn nghỉ làm nên anh được ở đó cả ngày.
Photo
Ngày Tết, công việc của anh Hùng bận rộn hơn. Ảnh: Nguyễn Đông

Nhiều hôm anh Hùng chuẩn bị đóng cửa quán, có người dắt xe đến kêu vá, anh lại vui vẻ làm đến khi xong mới thôi. Sửa xe cả ngày, tối mịt anh mới trở về căn nhà nhỏ ở tổ 52, phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê). Gọi là nhà, nhưng thực ra vợ chồng anh cùng 3 đứa con đang phải sống nhờ trong căn hộ của mẹ đẻ được thành phố cấp.

Bữa ăn trưa mùng 4 Tết của anh là tô mì có thêm vài lát chả bò được vợ tất tả mang lên. Chị Hoàng Thị Phượng, vợ anh, tâm sự dù kinh tế gia đình không khá giả nhưng hai vợ chồng luôn sống vui vẻ nhờ lời cảm ơn của các em học sinh và nụ cười của những người khuyết tật được anh vá xe miễn phí. Gánh bún rong của chị cũng thường bán miễn phí cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nơi gia đình ở.

Lúc rảnh rỗi, chị Phượng phụ chồng bơm vá. Sửa xe ngay gần ngã tư, anh chị chứng kiến nhiều tai nạn xảy ra. Có hôm, cả hai vợ chồng bỏ việc chạy ra phụ đỡ xe, thoa dầu cho người gặp tai nạn hoặc chở đến bệnh viện cấp cứu. Không ít lần, anh Hùng trở thành trọng tài bất đắc dĩ phân xử đúng sai, hay cương quyết giữ người gây tai nạn đòi bỏ trốn. Nhưng rồi việc nghĩa hiệp anh làm vướng không ít phiền phức.

Cuối năm vừa rồi, có người thanh niên lái xe máy tốc độ cao tông vào một phụ nữ đi đường. Anh ta không chịu bồi thường mà còn lớn giọng nạt nộ vợ chồng anh Hùng "Ông bà biết cái chi mà can thiệp vô". Người đàn ông vá xe điềm tĩnh trả lời "Anh nói thế là không được. Ở đây có mọi người chứng kiến, anh sai mà không bồi thường, định bỏ chạy thì tôi báo công an", khiến người thanh niên tái mặt, phải ở lại giải quyết xong việc rồi mới được đi.

Biết anh làm việc thiện, nhiều người xung quanh còn phụ anh bơm xe cho học sinh, người tàn tật khi quán đông khách. Ông Võ Bê, lái xe ôm ngay cạnh nơi anh Hùng sửa, vá xe cho hay: "Nhà Hùng cũng cực, nhưng được cái tốt bụng nên dù sống bám ở vỉa hè cũng không mất lòng ai. Với người nghèo như chúng tôi, chia sẻ công việc với nhau cũng là niềm vui".

Nghe người bạn xe ôm nói, anh Hùng chỉ cười gạt đi: "Tiền bạc mình chẳng có, nhưng sống tình cảm thì đời luôn vui tươi".

Nguyễn Đông

Người mẹ khốn khổ 10 năm chờ con về ăn Tết trong vô vọng

Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày người con trai duy nhất của bà Nguyễn Thị Dưỡng mất tích, năm nào bà cũng gói bánh chưng, chuẩn bị Tết rồi thất thần nhìn ra đường chờ đợi.

 Người mẹ già hằng ngày vẫn ngồi ở bến sông chờ đợi đứa con yêu thương (ảnh minh họa)
Người mẹ già hằng ngày vẫn ngồi ở bến sông chờ đợi đứa con yêu thương (ảnh minh họa)


Năm qua năm, đến nay, bà vẫn lủi thủi một mình trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng và chưa khi nào bà thôi nguôi hy vọng đứa con trai sẽ trở về.

Người phụ nữ bất hạnh

Khi những người hàng xóm đang tất bật chuẩn bị Tết thì người mẹ già khốn khổ vẫn tựa cửa nhìn ra phía đường cái ngóng tin con về. Chốc chốc, khi chiếc xe khách dừng lại trả khách, mắt bà lại ánh lên niềm hy vọng, nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu khi bà biết những người vừa xuống xe ấy không phải là con mình.

Cảnh tượng ấy đã lặp đi, lặp lại 10 năm nay, nhưng người mẹ già nua, gầy yếu ngồi đứng trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng, xập xệ ấy chưa khi nào nguôi hy vọng rằng đứa con của mình sẽ về nhà ăn Tết trên một chuyến xe nào đó.

Qua tìm hiểu, được biết bà Dưỡng (62 tuổi, trú tại xóm 4, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) sống một mình trong ngôi nhà vắng lạnh cho dù bà là người gốc ở đây. Chỉ nhìn vào gia cảnh của bà cũng đủ biết được chủ nhân của ngôi nhà đó là như thế nào. Gọi là nhà cho oai chứ thực chất đó là là túp lều nhỏ trên mảnh đất bốn bề là ao phủ. Nghe bà kể về cuộc đời mình mới thấu hiểu được những bất hạnh mà người mẹ này đã phải hứng chịu bao năm qua.

Lúc còn là thanh niên, cô thôn nữ Nguyễn Thị Dưỡng đi thoát ly, xin làm công nhân thuộc Công ty đường sắt số 6 tuyến đường Hà Nội – Yên Bái, với dáng người nhỏ nhắn, xinh tươi lại chịu thương, chịu khó cùng với cái nết hay lam, hay làm của con nhà nông, nên không ít thanh niên cùng trang lứa ở công ty thầm yêu trộm nhớ.

Cuối cùng cô chọn một người làm cùng đội, nhà gần công ty thuộc xã Phùng Thái, huyện Cẩm Khê (Vĩnh Phúc) làm bạn đời. Cuộc sống hạnh phúc gia đình sớm đơm hoa kết trái, khi cô lần lượt sinh được cậu con trai và cô con gái kháu khỉnh. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp trong công ty cũng phải ghen tỵ với hạnh phúc của đôi vợ chồng.

Trong thời kỳ bao cấp, kinh tế khó khăn, công việc của công ty ngày càng ít đi, nhiều người phải xin về mất sức sớm để chuyển sang làm công việc khác. Cuộc sống gia đình cô Dưỡng cũng rơi vào cảnh túng thiếu…, thay vì tìm việc làm thêm, phụ giúp gia đình, người chồng lại lao vào chơi bời, trai gái.

Sau bao lần khuyên nhủ, người chồng không những thay tâm chuyển tính mà còn dẫn cả người tình về ở tại nhà, đánh đập vợ con và ép vợ ký vào đơn ly dị. Cuộc sống gia đình càng thêm căng thẳng, ngột ngạt. Suy đi tính lại, thấy không thể sống cảnh như vậy mãi được, cô đành chấp thuận ly hôn và đưa các con về quê ngoại ở Nam Định sinh sống.

Trở về quê, với số tiền trợ cấp ít ỏi của chế độ về mất sức, ba mẹ con phải ở hết nhà người quen này đến nhà người quen khác. Cuối cùng các cấp chính quyền địa phương thương tình cấp cho mấy chục mét vuông đất ở khu ruộng mạ cho 3 mẹ con làm nhà, sinh sống và 3 sào ruộng khoán làm kế sinh nhai. Dù khó khăn, nhưng 3 mẹ con vẫn chăm chỉ làm lụng, mò cua bắt ốc bươn trải với cuộc sống.

Con trai bỗng nhiên mất tích

Bà Dưỡng vẫn còn nhớ như in cái ngày định mệnh, đó là vào dịp cuối năm 2003, người con trai lớn tên là Bùi Văn Thu (SN 1976) lúc đó 27 tuổi. Bà nhận được điện của người em chồng trên Vĩnh Phúc báo tin con gái cưới, mời mẹ con bà lên quê ăn cưới. Nhà đang bận đồng áng, nên chỉ có người con trai lớn đi lên quê. Trước khi đi, anh con trai còn nói với bà: “Mẹ ơi con đi 2 hôm, rồi con về để còn tát nước cấy thửa ruộng không hết nước mẹ ạ”.

Tuy nhiên, đó là lần cuối cùng bà nhìn thấy con. Sau 3 ngày vẫn chưa thấy con về, bà sốt ruột đánh điện lên trên quê chồng hỏi thì nói con về từ ngày hôm trước rồi. Chờ thêm hai ngày nữa vẫn chẳng thấy con về, lòng bà như lửa đốt. Bà mượn tiền cùng người nhà lên quê chồng hỏi rõ tin tức về con, nhưng mọi người cũng thuật lại chi tiết việc Thu đã lên rồi về như thế nào.

Nhà nghèo, chẳng có tiền tổ chức đi tìm kiếm hoặc nhờ đài báo nhắn tin, nên bà chỉ biết trở về chờ đợi con đến phát bệnh. Biết chuyện mọi người đến chia sẻ với bà, nhưng bà cứ quả quyết: “Cháu nó cũng đã 26-27 tuổi rồi chắc không sao, nó sẽ về với tôi bởi cũng năm hết Tết đến rồi”.

Thế nhưng, Tết năm đó người con trai của bà không trở về và những năm sau cũng thế. Từ đó trở đi, vì thương nhớ con nên tính bà trở nên lẩn thẩn, thường ngồi nói chuyện một mình như đang nói chuyện với con trai mình. Đêm nào bà cũng nằm mơ thấy con về, lúc thì người bê bết bùn đất, đói rách, hỏi thì con bảo, bị bọn đào vàng bắt cóc đi từ lúc ở bến tàu, đưa vào một khu rừng sâu, có 6 trạm gác mà chẳng biết thuộc khu vực nào.

Có lúc bà lại mơ thấy con bị kẻ gian lừa bán ra nước ngoài, cũng có lúc bà lại mơ thấy con đi làm công nhân ở một tỉnh ở tận trong miền Nam, lấy vợ và sinh cho bà những đứa cháu kháu khỉnh, nhưng vì chưa có điều kiện nên không thể về thăm bà được.

Vẫn không nguôi hy vọng

Ngôi nhà bà Dưỡng ở có diện tích chỉ khoảng 10 mét vuông lẫn với mùi ẩm mốc cùng chuột bọ rúc rích. Trong nhà chẳng có gì đáng giá, ngoài chiếc nồi cơm điện và cái giường nằm. Gian bếp bên cạnh bị cháy nham nhở đã nhiều năm nay nhưng bà cũng chẳng buồn nhờ người làm lại, vì theo bà “có làm lại cũng chẳng có người để dùng đến nó”.

Bà cầm tấm ảnh con phía đầu giường đưa cho tôi rồi nghẹn ngào nói: “Thằng Thu nó ngoan lắm, sống chẳng mất lòng ai bao giờ, lúc đấy nó bảo qua năm con sẽ cưới vợ về để phụng dưỡng mẹ và sinh cháu cho mẹ bế bồng”. Trước khi ra về, bà khẳng định: “Ai hỏi tôi cũng bảo cháu nó đi làm ăn xa chưa có điều kiện về thăm mẹ. Năm nay, tôi vẫn gói bánh chưng chờ nó về để ăn Tết, chú ạ”.

Còn về cô con gái, số phận cũng hẩm hiu chẳng khác người mẹ của mình. Lấy chồng ở làng bên, nhưng anh chồng tối ngày rượu chè, đánh đập vợ con nên cuộc sống cũng trong cảnh nghèo khó. Không chịu đựng được nên con gái bà đã xin đi làm giúp việc ở Đài Loan kiếm tiền gửi về nuôi các con. Người con rể sau thời gian nát rượu, mắc bệnh rồi mất, thành thử giờ bà cứ như con thoi lúc ở nhà ngóng tin con trai, khi thì chạy sang nhà con gái chăm 2 đứa cháu ngoại.

Ông Bùi Văn Tư - Trưởng xóm 4 cho biết: “Bà Nguyễn Thị Dưỡng là một người phụ nữ có hoàn cảnh, cậu con trai đã mất tích 10 năm nay không có tin tức gì. Mong ai biết được tin tức gì thì xin báo cho mẹ cháu và địa phương biết. Đối với địa phương, chúng tôi cũng chỉ có thể động viên, giúp đỡ bằng cách đưa bà vào diện đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ, giúp đỡ, đặc biệt trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc”.

Theo Hà Nam
 Lao động

VÌ SAO VÙNG NHẬN DẠNG PHÒNG KHÔNG CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNG LO NGẠI ?!

000_Del6270971-305.jpg
Tướng Liu Shou-Jen giới thiệu bản đồ xác định vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên biển Đông trong một cuộc họp báo tại Đài Bắc vào ngày 02 tháng 12 năm 2013.
AFP photo
 RFA- 04/02/2014
Những thông tin liên tục gần đây về khả năng lập vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Đông đang gây lo ngại cho quốc tế.

Khả năng về một ADIZ trên biển Đông

Hôm 31 tháng 1, tờ Asahi Shimbun của Nhật bản trích nguồn tin không nêu tên cho biết không quân Trung Quốc đã lên kế hoạch thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Đông, bao trùm quần đảo Hoàng Sa và lan ra một vùng rộng xung quanh. Kế hoạch này được lập từ tháng 5 năm ngoái.
Tuy nhiên tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm 2 tháng 2 đã lên tiếng phủ nhận thông tin của báo Asahi Shimbun. Tân Hoa Xã trích lời phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói rằng Trung Quốc chưa cảm thấy mối đe dọa về an ninh hàng không từ các nước ASEAN và lạc quan về mối quan hệ với các nước láng giềng và tình hình chung ở khu vực biển Đông.
Việc Trung Quốc có thể xem xét lập một vùng nhận dạng phòng  không trên biển Đông vốn cũng đã được các chuyên gia dự báo và lo ngại. Trả lời đài Á châu Tự Do hồi cuối năm ngoái, thạc sỹ luật Hoàng Việt, một chuyên gia về biển Đông của Việt Nam nhận định:
Sang năm 2014 cũng có nhiều niềm tin nhưng cũng có đầy những lo ngại. Lo ngại lớn nhất là khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông thế nào, bởi vì ngay bây giờ Trung Quốc cũng lập lờ tuyên bố là Trung Quốc sẽ có thể tuyên bố những vùng nhận dạng phòng không đó.
Hôm 4 tháng 12 năm ngoái, tờ South China Morning Post trích lời của đại sứ Trung Quốc ở Philippines là bà Mã Khắc Khanh, nói rằng Bắc Kinh có quyền quyết định thời gian và địa điểm thành lập một vùng nhận dạng phòng không mới.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc, việc Trung Quốc chưa thiết lập được một vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông là do khả năng hạn chế về không quân của nước này:
Tại sao lúc này Trung Quốc không đưa ra vùng nhận diện phòng không trên biển Đông giống như ở biển Hoa Đông mà chỉ cấm đánh bắt cá. Điều đó cho thấy rằng không quân Trung Quốc hiện nay chưa bảo đảm thực thi những yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông. Đó là một cái mà các nước ASEAN phải quan tâm và chú ý để có các biện pháp chống lại các hành động bá quyền của Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng các nhà nghiên cứu về Trung Quốc cũng phán đoán rằng đầu năm 2014 Trung Quốc sẽ đưa ra vùng nhận diện phòng không ở biển Đông nhưng họ không đưa ra được mà họ đưa ra biện pháp khác tương tự nhưng nó phù hợp với lực của Trung Quốc. Trung Quốc có thể dùng hải giám và các lực lượng khác để ức hiếp các nước trong khu vực nhưng chưa đủ về không quân để khống chế khu vực này như là Trung Quốc muốn làm ở vùng biển Hoa Đông.
Trả lời hãng tin Bloomberg hôm 29 tháng 11 năm ngoái, vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông bao trùm quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản, Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc, nhận định Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại vùng đảo Hải Nam rộng lớn của nước này ở biển Đông. Tuy nhiên việc mở rộng vùng nhận dạng phòng không ra toàn bộ đường đứt khúc 9 đoạn thì vẫn là một dự đoán lớn. Vấn đề chính của Trung Quốc trong việc lập vùng nhận dạng phòng không tại khu vực biển Đông là vùng này rộng lớn hơn so với khu vực nhận dạng phòng không mà Trung Quốc mới thiết lập tại biển Hoa Đông. Bên cạnh đó biển Đông cũng bao gồm nhiều nước hơn so với vùng biển Hoa Đông. Ngoài ra, việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không tại đây sẽ đi ngược lại những dấu hiện tỏ ra thiện chí của Trung Quốc với các nước ASEAN thời gian gần đây.

Một ADIZ ở biển Đông là đáng ngại

Theo Thạc sĩ luật Hoàng Việt, vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại biển Hoa Đông là đáng ngại vì nó áp dụng cho cả máy bay dân sự lẫn quân sự:
Vùng nhận dạng phòng không thì Trung Quốc nói là họ có quyền và các chuyên gia quốc tế cũng tranh luận khá nhiều. Cái này không có một công ước nhưng thông thường theo thông lệ quốc tế thì nó chỉ áp dụng với máy bay quân sự thôi nhưng trong trường hợp này Trung Quốc áp dụng cả máy bay quân sự và dân sự.
Trên thực tế, đã có hơn 20 nước trên thế giới áp dụng vùng nhận dạng phòng không bao gồm các nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản và Nam Hàn. Vùng nhận dạng phòng không đầu tiên được thiết lập bởi Mỹ từ ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thường các vùng này chỉ bao trùm những vùng lãnh thổ không tranh chấp và không áp dụng với máy bay nước ngoài không có ý định bay và vùng không phận và các vùng này cũng thường không chồng lấn lên nhau. Tuy nhiên vùng nhận dạng phòng không mới được công bố của Trung Quốc đã chồng lấn lên khoảng một nửa vùng nhận dạng phòng không được tuyên bố trước đó của Nhật Bản trên biển Hoa Đông, và một phần vùng nhận dạng phòng không trước đó của Nam Hàn và Đài loan.
Giáo sư Carl Thayer trong bài viết về vấn đề này trên blog cá nhân của mình hôm 27 tháng 11, cho rằng vùng nhận dạng phòng không của Trung quốc khác xa với vùng nhận dạng phòng không của tất cả các nước khác, đặc biệt là với Mỹ:
Trung Quốc có thể dùng hải giám và các lực lượng khác để ức hiếp các nước trong khu vực nhưng chưa đủ về không quân để khống chế khu vực này như là Trung Quốc muốn làm ở vùng biển Hoa Đông.
- Ông Đinh Kim Phúc
Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc đặc biệt trên hai mặt. Trước hết vùng ADIZ của Trung Quốc bao gồm cả không phận phía trên quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Đây là một thách thức trực tiếp với chủ quyền của Nhật Bản. Mặt khác Trung Quốc hiện đang yêu cầu tất cả các máy bay phải tuân theo quy định mới do họ ban hành. Ngược lại, Mỹ chỉ yêu cầu các phi cơ bay trực tiếp đến Mỹ thực hiện các quy định về thông tin và nhận dạng mà thôi.
Giới chức Việt Nam mới đây cũng đã lên tiếng lo ngại về khả năng Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự tại biển Đông. Trong bài trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân hôm 27 tháng 1, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói: ‘khi Trung Quốc thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn với Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả đường chín khúc vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều’.
Tờ Japan Times hôm 1 tháng 2 trích lời của ông Evan Medeiros, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc  Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói Hoa Kỳ phản đối việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không tại các nơi khác, bao gồm biển Đông. Ông nói thêm rằng việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không khác của Trung Quốc sẽ chỉ là một hành động gây hấn và làm mất ổn định. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi trong sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực.

Phá 'ổ bạc' lớn trong nhà cán bộ thị trường tỉnh

Những ngày đầu năm mới, người dân khu phố Tân Trà, thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) hồ hởi kể chuyện trường gà tại nhà một cán bộ quản lý thị trường cấp tỉnh.
Khoảng 16h ngày 4/1, công an thị xã Đồng Xoài kết hợp công an tỉnh Bình Phước đã triệt phá trường gà tồn tại hơn 10 năm nay tại nhà ông Phạm Chân (SN 1936, thuộc khu phố Tân Trà, phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài), bắt giữ gần 50 đối tượng, thu giữ gần 500 triệu đồng cùng nhiều xe gắn máy. 

Trường gà này được xây dựng kín vách với diện tích lên tới hàng trăm m2. “Sới” gà nêu trên bắt nguồn từ thú chơi chọi gà của một số người lớn tuổi trong xóm. Những ông lão sau bao năm tháng lao động cực nhọc đã tự thưởng cho mình thú vui nuôi và tổ chức chọi gà. 
 
                                                           Bên trong trường gà mới bị triệt phá. 

Nhà ông Chân được nhiều người chọn làm điểm thi thố tài nuôi dạy gà đá. Ban đầu chỉ là bãi đất trống được trải thêm một lớp cát và vài người chơi, người nuôi đem gà đến đá, ngồi uống trà thưởng thức như một thú vui thanh nhàn tuổi già. Nhưng cách đây khoảng tám năm, điểm đá gà này trở thành nơi chuyên tổ chức cá độ với quy mô ngày lớn, số tiền cá cược mỗi lần lên tới bạc triệu. 
Với quy mô ngày càng lớn, trường gà thu hút rất đông người đến chơi, không chỉ dân trong vùng mà cả người nơi khác. 
Ông Nguyễn Văn Quận, phó trưởng khu phố phụ trách an ninh cho biết: “Hầu như ngày nào cũng có người đến chơi đá gà. Họ từ Bù Đăng, Lộc Ninh, Sài Gòn, Bình Dương đổ về. Từ ngày nhà ông Chân trở thành trường gà đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người trong khu vực. Nhiều người hám lợi chuyển sang nghề nuôi gà mang đến đá độ hoặc cho thuê thay vì chí thú làm ăn như trước đây”. 

Người dân trong khu phố từng nhiều lần lên án sự tồn tại của trường gà trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Bản thân vị cán bộ khu phố cũng từng kiến nghị lên phường dẹp bỏ trường gà. “Nhưng mỗi lần chúng tôi phản ánh, chính quyền chỉ im lặng hoặc ậm ừ trả lời qua loa. Trong khi trường gà ngày càng hoạt động rầm rộ, nhiều người lâm cảnh nợ nần vì lao vào trò ăn thua đỏ đen”, ông Quận nói. 

Con trai của ông Chân đang là cán bộ quản lý thị trường tỉnh Bình Phước nhưng không hiểu sao vẫn để trường gà hoạt động ngay tại nhà mình, bỏ mặc chuyện người dân xì xầm lên án. Sự im lặng của cơ quan chức năng khiến nhiều người dân phải nghĩ đến chuyện có hay không sự tiếp tay của cơ quan công quyền để cho trường gà tồn tại. 

“Những người đến chơi không cần phải tránh né hay lén lút. Họ chạy xe máy vào tận nơi, dựng xe ngoài sân có sẵn người trông coi. Cá độ xong thản nhiên ra về”, ông Quận tiếp lời. Theo quan sát, trường gà nằm cách trung tâm hành chính thị xã và tỉnh lỵ chỉ 2km nhưng bao năm nay không hề có một ai đến kiểm tra dù người dân phản ánh liên tục.  

Tụ điểm đá gà được tổ chức một cách quy mô, tuy lộ thiên nhưng rất khó để tiếp cận bởi có hàng chục ngõ rẽ khác nhau và vườn điều làm hàng rào. Trường gà được xây từng ô nhỏ bằng xi măng, mái lợp lá phục vụ cho cả những ngày trời mưa.  

Xung quanh trường gà toàn là những người thuộc dòng họ ông Chân nên việc cảnh báo khi “có biến” vô cùng dễ dàng khiến công tác dẹp trường gà này gặp không ít khó khăn.   

Chiều 4/1, hơn 30 trinh sát âm thầm đột nhập, bất ngờ vây ráp bắt quả tang các đối tượng đang thực hiện hành vi cá độ. Cảnh sát tứ khắp ập ra. "Con bạc" hoảng loạn bỏ chạy tứ tung. Một số đối tượng nhanh chóng chạy vào vườn điều lẩn trốn cũng không thoát. 

Tổng cộng lực lượng công an đã bắt giữ 46 đối tượng, thu giữ gần 500 triệu tiền mặt và nhiều tang vật khác gồm xe máy, điện thoại. Trong số những người bị bắt giữ, gia đình ông Chân có đến bốn người, bao gồm ông và 3 con trai.  Do số lượng người liên quan quá nhiều, lực lượng công an sau đó đã phải thức trắng đêm để lập hồ sơ, lấy lời khai đồng thời giao các đối tượng cho công an thị xã Đồng Xoài xử lý. 

Thượng tá Vũ Văn Hải, phó trưởng công an thị xã Đồng Xoài cho hay cảnh sát đang tổ chức truy bắt các đối tượng khác. Người dân địa phương ai nấy đều tỏ thái độ vui mừng ra mặt khi trường gà tại nhà ông Chân bị triệt phá. “Tết đến, nếu không phá được trường gà sẽ nhiều người không được hưởng cái tết trọn vẹn”, một người dân hồ hởi nói. 

Nguồn Zing News

PHỎNG VẤN ĐẶNG XƯƠNG HÙNG: TẠI SAO TÔI XIN TỴ NẠN CHÍNH TRỊ ?!

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève
RFA screen capture
RFA- 04/02/2014 
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm đã chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào ngày 18 tháng 10 năm ngoái và đơn xin của ông đang được Thụy Sĩ xem xét. Mặc Lâm phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng để tìm hiểu thêm lý do nào khiến một cán bộ ngoại giao cao cấp từ bỏ chức vụ, quyền lợi để gia nhập vào lực lượng tranh đấu cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.
Mặc Lâm: Thưa vào ngày hôm qua có nhiều thông tin cho biết ông xin tỵ nạn chính trị, xin cho biết là ông chính thức nộp đơn xin tỵ nạn vào lúc nào?
Ông Đặng Xương Hùng: Chiều hôm qua chỉ là thông tin trên báo chí còn thủ tục thì tôi đã làm cách đây ba tháng rồi.
Mặc Lâm: Bên Thụy Sĩ chính thức chấp nhận đơn xin tỵ nạn của ông chưa ạ?
Ông Đặng Xương Hùng: Chưa ạ. Đang trong quá trình xét đơn
Mặc Lâm: Thưa ông chúng tôi rất ngạc nhiên vì hành động dứt khoát và rất ngoạn mục của ông. Thứ nhất từ bỏ đảng rồi tiếp theo là xin tỵ nạn chính trị. Xin ông cho biết động cơ nào mạnh đến nỗi khiến ông chọn một thế đứng khác chấp nhận từ bỏ tất cả từ chức tước tới quyền lợi và đối mặt với chính quyền Việt Nam với vô vàn nguy hiểm trước mặt?
Ông Đặng Xương Hùng: Thật ra với thực tế đang diễn ra tại Việt Nam từ khi bức tường Berlin sụp đổ chúng tôi đã thấy sự thất bại của chính quyền, của đảng. Mọi chính sách điều hành đất nước đều thất bại. Tôi là người trong cuộc, một bộ phận của bộ máy nhà nước, của đảng trong thâm tâm nhất định nào đó tôi rất lo ngại nhưng cũng có niềm tin, nuôi hy vọng rằng một lúc nào đó đảng Cộng sản người ta sẽ sáng mắt ra và phải thay đổi
Thực ra trên thế giới này chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba với Bắc Triều Tiên còn theo cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi. Mình cứ cười Bắc Triểu Tiên nhưng mình chả khác gì họ cả
Ông Đặng Xương Hùng
Thực ra trên thế giới này chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba với Bắc Triều Tiên còn theo cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi. Mình cứ cười Bắc Triểu Tiên nhưng mình chả khác gì họ cả. Gần đây thỉ thôi rồi, không còn tin nữa! thất vọng hoàn toàn vì các bác cứ giữ điều 4 các bác ấy tuyên bố là một thế kỷ nữa chủ nghĩa Xã hội mới có thể thấy được tại Việt Nam, rồi sức mạnh nhân dân là ở sự lãnh đạo của đảng.
Rồi yếu tố Trung Quốc nữa. Họ không thấy được rằng lãnh đạo Trung Quốc đang ngồi cười khoái trá ở Bắc Kinh vì thấy Việt Nam đang trong tình trạng hỗn loạn nên nó thích lắm. Các bác không bao giờ nhận ra điều đó vì Trung Quốc chưa bao giờ ngưng việc muốn thôn tính Việt Nam. Bây giờ cơ hội cho nó thôn tính không cần bằng súng đạn nữa. Các bác cứ muốn có chỗ đứng trong lịch sử. Mình phải đứng trong lòng của người dân. Các bác và đảng tồn tại như thế này thì chỉ là tồn tại vật lý mà thôi.
Mặc Lâm: Trước khi có quyết định này chắc là ông đã phải cân nhắc rất kỹ vì tính chất nguy hiểm của nó. Ông là người đương chức đương quyền nên sự nguy hiểm cao nhơn rất nhiều lần so với người khác…
Ông Đặng Xương Hùng: Cân nhắc chứ. Cân nhắc nhiều lắm chứ vì mình còn đang ở bộ phận được hưởng lợi mà bỏ đi. Rồi sự đe dọa nữa ai mà chả sợ? Ai mà chả sợ nhất là sợ sự tàn ác, trả thù của Việt Nam? Nó rất quỷ quái, nó không những chỉ trả thù cá nhân đâu mà vào gia đình, vào những người khác của mình làm cho mình nhụt chí đi. Có những người không sợ với cá nhân họ nhưng người ta sợ việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến gia đình người thân. Nếu người nào đã xác định được giới hạn cuối cùng của sự trả giá để vượt qua nỗi sợ đó thì chả còn gì là sợ nữa.
Họ không thấy được rằng lãnh đạo Trung Quốc đang ngồi cười khoái trá ở Bắc Kinh vì thấy VN đang trong tình trạng hỗn loạn nên nó thích lắm. Các bác không bao giờ nhận ra điều đó vì Trung Quốc chưa bao giờ ngưng việc muốn thôn tính Việt Nam
Ông Đặng Xương Hùng
Mặc Lâm: Thái độ quay lưng của ông có thể bắt đầu cho một hành trình mới đó là tranh dấu cho dân chủ tự do và nhân quyển bên ngoài đất nước?
Ông Đặng Xương Hùng: Tôi cho là ít nhất phải làm một điều gì đó. Trước nhất là tỏ thái độ cái đã. Đi là tỏ thái độ rồi. Ra đi bỏ cả chức vụ bỏ cả đảng là tỏ thái độ rồi. Tỏ thái độ dứt khoát hơn nữa mình sang đây rồi thì hòa nhập vào lực lượng đấu tranh cho dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Đấu tranh cho một nước Việt Nam có dân chủ, tôn trọng nhân quyền và hòa nhập với thế giới văn minh. Đó là tương lai tươi sáng cho đất nước Việt Nam chứ.
Mặc Lâm: Thưa ông trong những lúc gần đây rất nhiều người tuyên bố bỏ đảng rồi kể cả ông nữa…theo ông thì làn sóng này phát xuất từ nguyên nhân nào, có phải vì bất mãn cá nhân hay cái xu thế nhìn lại quan điểm chính trị của mình phải tới lúc như vậy?
Ông Đặng Xương Hùng: Theo tôi từ sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp thì rõ ràng có một làn sóng bỏ đảng. Bởi vì sự bỏ phiếu của Quốc hội thông qua hiến pháp tức là việc đảng khăng khăng phớt lờ cái nguyện vọng của nhân dân đi, đi ngược lại với nguyện vọng đó thì làn sóng bỏ đảng, bỏ công khai như bác Lê Hiều Đằng hay như tôi cũng có, bỏ âm thầm cũng có, đốt thẻ đảng cũng có, bỏ sinh hoạt đảng mà không tuyên bố cũng có. Mỗi người chọn cho mình hình thức phù hợp nhất vì mỗi người một hoàn cảnh.
Theo tôi từ sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp thì rõ ràng có một làn sóng bỏ đảng. Bởi vì sự bỏ phiếu của Quốc hội thông qua hiến pháp tức là việc đảng khăng khăng phớt lờ cái nguyện vọng của nhân dân đi, đi ngược lại với nguyện vọng đó
Ông Đặng Xương Hùng
Có người lo không chiến thắng được bản thân mình là vì bỏ đảng là công nhận nhận thức của mình từ trước tới nay vể đảng, về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác Lê là sai lầm. Nhất là các bác lớn tuổi phần lớn bây giờ bỏ sinh hoạt vì họ cho rằng sinh hoạt đảng, đóng góp cho đảng là vô giá trị bởi vì ai có tâm huyết đến đâu chăng nũa thì tiếng nói của mình chả đi đâu vào đâu cả. Họ nghĩ rằng chẳng ích lợi gì cho đất nước khi sinh hoạt đảng.
Trước những yếu kém điều hành đất nước lại cố tình đi theo cái cách làm cũ. Với cách làm cũ, với suy nghĩ cũ thì chỉ cho ra kết quả cũ mà thôi. Mà kết quả cũ thế nào thì mọi người đều thấy rối.
Mặc Lâm: Xin một câu hỏi cuối, thưa ông mới đây Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói với báo chí rằng lúc nào cũng có thế lực muốn chống phá về vấn đề nhân quyền của Việt Nam mặc dù Bộ ngoại giao đã rất cố gắng cải thiện nó. Là một cán bộ ngoại giao ông nghĩ thể nào về những phát biểu đó?
Ông Đặng Xương Hùng: Với cá nhân anh Phạm Bình Minh Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao thì tôi rất kính trọng và khâm phục. Tuy nhiên phát biểu của anh ấy vừa rồi thì tôi thấy là các anh ấy dù đã đứng trong vị trí Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nhưng vai trò của anh ấy cũng chỉ thực thi cái chỉ đạo của Bộ chính trị, do đó bài phát biểu của anh ấy thì bản thân tôi tôi thấy là không khéo léo. Anh ấy có thể nói theo một cách khác. Nếu nói như vậy trong nội bộ đảng để khuyến khích lẫn nhau thì được chứ còn nói ra với bên ngoài thì điều đó là cái bệnh của lãnh đạo khi phải thi hành chỉ thị của đảng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

TRUNG BÌNH MỖI NGÀY TẾT CÓ KHOẢNG 102 NGƯỜI THƯƠNG VONG VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG

SM- 05/02/2014     -Chỉ riêng hai ngày 3/2 (Mùng 4 Tết) và và ngày 4/2 (Mùng 5 Tết) đã xảy ra 163 vụ tai nạn giao thông làm 90 người chết, 175 người bị thương, nâng số tai nạn giao thông trên toàn quốc trong 8 ngày tết (từ 28-1 đến 4-2) lên đến 530 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 253 người và bị thương 563 người. Như vậy, trung bình mỗi ngày có khoảng 102 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông.


Cấp cứu người bị tai nạn giao thông – Nguồn: Internet
Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia cho biết, đa số các vụ tai nạn xảy ra trên đường bộ với 70 vụ, 2 vụ tai nạn giao thông trên đường sắt, không có tai nạn nào được báo cáo xảy ra trên đường giao thông thủy nội địa. Trong đó, tính riêng ngày mùng 5 tết (4/2) đã xảy ra 72 vụ TNGT, làm chết 41 người, bị thương 82 người, trong đó đường sắt xảy ra 2 vụ TNGT, làm chết 1 người, bị thương 1 người. Chỉ tính riêng Bệnh viện Việt Đức chỉ trong vòng 5 ngày Tết đã tiếp nhận hơn 400 ca cấp cứu TNGT, trong đó, 81 người không đội mũ bảo hiểm, 22 người tử vong.
 
Những ngày nghỉ Tết chuẩn bị kết thúc, nhiều đã lục tục kéo nhau lên thành phố tiếp tục đi làm, các ngả đường vào thành phố hầu như đều rất đông xe cộ di chuyển với mật độ dày đặc. Do đó, chỉ cần một vụ xô xát là có thể khiến cả đoạn đường ùn ứ nghiêm trọng. Vụ 8 chiếc ôtô húc vào nhau trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hôm 3/2 đã khiến giao thông khu vực này bị ùn tắc suốt từ chiếu đến tối trên hơn chục cây số. Không thiếu các trường hợp lấn làn, chở đồ lỉnh kỉnh từ quê lên đề phòng vật giá tăng sau Tết, tâm lý đánh chén lần cuối trước khi giã biệt gia đình, không đội mũ bảo hiểm, nhiều đoạn đường còn chưa tu sửa xong trước Tết… tiếp tục trở thành những căn nguyên gây tai nạn.
 
Nguyên nhân thì không mới, nhưng số vụ tai nạn và lượng người bị tử vong và vị thương bởi những lý do này thì lại tăng so với Tết năm ngoái. Theo thống kê, so với 8 ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, năm nay tăng 161 vụ, giảm 56 người chết, tăng 230 người bị thương.
 
Tình hình tai nạn vẫn có thể tiếp tục gia tăng trong những ngày tới, khi biển người ở các cửa ngõ vào thành phố và sân bay vẫn dồn về các thành phố lớn khiến giao thông càng trở nên căng thẳng hơn.
 
 

CỤM TỪ "BIỂN ĐÔNG" ĐƯỢC HẠ VIỆN BANG VIRGINA..MỸ THÔNG QUA

KT- 05/02/2014    -Ủy ban lập pháp hạ viện bang Virginia đã công nhận dự thảo kêu gọi sử dụng tên “Biển Đông” trong sách giáo khoa cùng với “vùng biển Nhật Bản”.

Tiểu ban giáo dục ở Hạ Viện đã thông qua 18 phiếu thuận, so với 3 phiếu chống, gửi dự thảo này đến phiên họp Hội đồng Bang để bỏ phiếu vào hôm thứ Năm. Luật yêu cầu sách giáo khoa mới phải lưu ý rằng vùng biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản còn được gọi là Biển Đông.
Nếu được phê chuẩn bởi Thượng viện, dự luật sẽ được thảo luận ở Hội đồng Bang, dẫn theo lời của các viên chức Seouls và giới truyền thông địa phương nơi đó. Một khi đã thông qua, luật sẽ được đưa lên thống đốc Terry McAuliffe.
“Ông ấy đã tuyên bố rất rõ nếu dự luật được Hội đồng Bang thông qua, ông sẽ phê chuẩn”, phát ngôn viên Brian Coy của McAuliffe nói với tờ Yonhap.
Đây là cuộc vận động của cộng đồng người Triều Tiên tại Virginia, buộc chính quyền Virginia phải thúc đẩy chiến dịch này.
 Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, thống đốc McAuliffe lại thấy vấn đề này rối bòng bong, khi chiến dịch nóng lên và chịu sự phản ứng quyết liệt của Nhật Bản. Ông McAuliffe là người có quyền phủ quyết kết quả bỏ phiếu, trong khi Nhật là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của bang Virgina.
Vào cuối tháng 12, Đại sứ Kenichiro Sasae gửi công hàm đến thống đốc, cảnh báo rằng dự thảo sẽ gây thiệt hại quan hệ thương mại giữa hai bên. Gần đây vị phái viên này cũng đã đến thăm Richmond, dường như để nhấn mạnh điều này với McAuliffe và những nhà lãnh đạo lập pháp.
Theo Một Thế Giới

Trung bình mỗi ngày Tết có khoảng 102 người thương vong vì tai nạn giao thông

05/02/2014 - 08:52

Chỉ riêng hai ngày 3/2 (Mùng 4 Tết) và và ngày 4/2 (Mùng 5 Tết) đã xảy ra 163 vụ tai nạn giao thông làm 90 người chết, 175 người bị thương, nâng số tai nạn giao thông trên toàn quốc trong 8 ngày tết (từ 28-1 đến 4-2) lên đến 530 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 253 người và bị thương 563 người. Như vậy, trung bình mỗi ngày có khoảng 102 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông.
Cấp cứu người bị tai nạn giao thông – Nguồn: Internet
Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia cho biết, đa số các vụ tai nạn xảy ra trên đường bộ với 70 vụ, 2 vụ tai nạn giao thông trên đường sắt, không có tai nạn nào được báo cáo xảy ra trên đường giao thông thủy nội địa. Trong đó, tính riêng ngày mùng 5 tết (4/2) đã xảy ra 72 vụ TNGT, làm chết 41 người, bị thương 82 người, trong đó đường sắt xảy ra 2 vụ TNGT, làm chết 1 người, bị thương 1 người. Chỉ tính riêng Bệnh viện Việt Đức chỉ trong vòng 5 ngày Tết đã tiếp nhận hơn 400 ca cấp cứu TNGT, trong đó, 81 người không đội mũ bảo hiểm, 22 người tử vong.
 
Những ngày nghỉ Tết chuẩn bị kết thúc, nhiều đã lục tục kéo nhau lên thành phố tiếp tục đi làm, các ngả đường vào thành phố hầu như đều rất đông xe cộ di chuyển với mật độ dày đặc. Do đó, chỉ cần một vụ xô xát là có thể khiến cả đoạn đường ùn ứ nghiêm trọng. Vụ 8 chiếc ôtô húc vào nhau trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hôm 3/2 đã khiến giao thông khu vực này bị ùn tắc suốt từ chiếu đến tối trên hơn chục cây số. Không thiếu các trường hợp lấn làn, chở đồ lỉnh kỉnh từ quê lên đề phòng vật giá tăng sau Tết, tâm lý đánh chén lần cuối trước khi giã biệt gia đình, không đội mũ bảo hiểm, nhiều đoạn đường còn chưa tu sửa xong trước Tết… tiếp tục trở thành những căn nguyên gây tai nạn.
 
Nguyên nhân thì không mới, nhưng số vụ tai nạn và lượng người bị tử vong và vị thương bởi những lý do này thì lại tăng so với Tết năm ngoái. Theo thống kê, so với 8 ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, năm nay tăng 161 vụ, giảm 56 người chết, tăng 230 người bị thương.
 
Tình hình tai nạn vẫn có thể tiếp tục gia tăng trong những ngày tới, khi biển người ở các cửa ngõ vào thành phố và sân bay vẫn dồn về các thành phố lớn khiến giao thông càng trở nên căng thẳng hơn.
 
 

CÓ BAO NHIÊU "DƯƠNG CHÍ DŨNG" ĐỈNH CAO QUYỀN LỰC..NGẢ NGỰA ?!

KT- 04/02/2014     -Họ đều leo lên đỉnh cao quyền lực, sống trong nhung lụa nhưng vì tham vọng, sa đọa quá trớn... để rồi ngã ngựa một cách bi thảm.

Dương Chí Dũng: từ đỉnh cao đến vực thẳm
Dương Chí Dũng có lẽ là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong năm 2013 và những ngày đầu năm mới 2014 này. Xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc nhất nhì đất Cảng, ông Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) phải đối mặt với cái kết đáng buồn khi gây ra vụ đại án tham nhũng ở Vinalines từng khiến dư luận xôn xao và làm tốn bao giấy mực báo chí.
Trước khi bất ngờ rơi vào vòng tù tội, Dương Chí Dũng có sự nghiệp sáng lạn, với đường quan lộ rộng thênh thang... Ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011 thì ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Ông Dũng cũng là Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung Ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines...
 Dương Chí Dũng tại tòa. 
Liên quan thương vụ ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng đóng vai trò chủ mưu, chỉ đạo các đồng phạm nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD chia nhau, ngày 18/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với bị can Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, vào thời điểm khởi tố (17/5), Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Ngày 21/6/2012, Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với Dương Chí Dũng. Ngày 21/6/2012, Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với Dương Chí Dũng.
Ngày 4/9/2012, sau 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã Dương Chí Dũng đã bị bắt tại Campuchia. Đến sáng ngày 5/10/2012, Dương Chí Dũng được áp giải từ TPHCM về Hà Nội trên chuyến bay VN116 của Vietnam Airlines, chỗ ngồi số 38A được ghi rõ là "tội phạm kinh tế". Ngày 12/12/2013, phiên tòa xét xử đại án Dương Chí Dũng chính thức diễn ra và tới chiều 16/12/2013, Hội xét xử tuyên án tử hình đối với Dương Chí Dũng với các tội danh "Tham ô tài sản" và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” - đây cũng là dấu mốc chính thức đặt dấu chấm hết cho cuộc đời của Dương Chí Dũng.
Với hành vi giúp anh trai trốn đi nước ngoài, cựu Đại tá công an Dương Tự Trọng, em trai Dương Chí Dũng, cũng phải hầu tòa và nhận án 18 năm tù giam.
Bùi Tiến Dũng PMU 18: trượt dài trên con đường quyền lực
Một nhân vật tên Dũng nữa không thể không nhắc tới là Bùi Tiến Dũng, đối tượng từng gây ra vụ PMU 18 (Ban Quản lý các dự án 18), là một vụ bê bối gây rúng động dư luận liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. 
Bùi Tiến Dũng (nguyên Tổng Giám độc PMU 18) được mệnh danh là một tổng giám đốc “thét ra lửa”, quyền uy nhất của Bộ GTVT. Nắm giữ cương vị lớn, có chức và có quyền, Bùi Tiến Dũng bắt đầu việc thu về cho mình những khoản lợi kếch xù từ nguồn hoa hồng của các dự án và các doanh nghiệp “sân sau”.
Có tiền trong tay, Dũng lao vào chơi cờ bạc, cá độ bóng đá. Cờ bạc chưa đủ, Dũng còn lao vào những cuộc săn đón các người đẹp, người mẫu nổi tiếng và không tiếc tay vung tiền cho các cô bồ.
 Bùi Tiến Dũng và các thuộc cấp tại phiên tòa diễn ra hồi tháng 7/2010. 
Trong vụ PMU 18, Bùi Tiến Dũng đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố với các tội danh: Đánh bạc; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa và nhận hối lộ. 
Với những sai phạm trong vụ án PMU 18, Bùi Tiến Dũng lĩnh án 13 năm tù giam, một cái kết đáng buồn.
Lương Quốc Dũng: Tàn sự nghiệp vì "săn" gái trinh
Lương Quốc Dũng, sinh năm 1953, từng làm phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục - Thể thao từ năm 1998; làm Trưởng các tiểu ban Vận động tài trợ, Tài chính, Cơ sở vật chất SEA Games 2003. Trưa 19/2/2004, Lương Quốc Dũng chính thức bị bắt giam tại trại tạm giam Thanh Trì, Hà Nội, về tội hiếp dâm trẻ em.
Sáng 29/10/2004, HĐXX Tòa án TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Lương Quốc Dũng - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao - 8 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em.
Lương Quốc Dũng: Tàn sự nghiệp vì "săn" gái trinh 
Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng, lời khai của bị hại Nguyễn Ngọc Y (sinh năm 1990) có đủ căn cứ, phù hợp với tâm sinh lý của bị hại ở tuổi chưa thành niên. Thêm vào đó, còn có lời khai của hai bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa và Nguyễn Trần Hiện của Bệnh viện phụ sản Hà Nội (người trực tiếp khám cho bị hại Y tối xảy ra vụ án) về trạng thái tâm sinh lý của nạn nhân tối 30/12/2003. Tuy nhiên, trong phần thẩm vấn, bị cáo Lương Quốc Dũng luôn khẳng định mình không phạm tội hiếp dâm trẻ em. "Tôi mua dâm và đã trả tiền", bị cáo Dũng nói.
Đến nay, ông Dũng đã hết hạn tù và trở lại với cuộc sống đời thường nhưng vết chàm về ông vẫn rất khó rửa sạch trong dư luận. 
Cùng ngẫm: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cha mẹ nào sinh con cũng muốn con có sức mạnh, can đảm, gan dạ, nhẫn nại, bất khuất, có chí làm nên nghiệp lớn. Ví như, cha mẹ của ông Dương Chí Dũng từng rất mãn nguyện vì sinh được con giỏi giang, thành đạt nên tới thời điểm này, hai ông bà vẫn chưa hề biết con trai bị kết án tử hình. Tất cả người thân, hàng xóm đều muốn giấu hai bậc sinh thành này, vì họ đã quá già, quá yếu... vì e là họ không đủ bình tĩnh để chịu đựng cú sốc quá lớn này... Vì thế mới nói, mỗi người có một giới hạn nhất định... giá như nhận thức rõ được điều này, thì đâu có chuyện tày trời đó, có cái kết nghiệt ngã, song cũng là tất yếu đó...
Trong giới giang hồ, cũng có khá nhiều ông trùm cộm cán vừa sa lưới pháp luật thời gian gần đây, như:
Dũng “Bắc Kạn”: khắc tinh của các ông trùm
Cùng hầu tòa với Dương Tự Trọng về vì tham gia tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài, không thể không nhắc đến một nhân vật tên Dũng khác là Trần Văn Dũng (còn gọi Dũng "Bắc Kạn", SN 1968, giang hồ đất Cảng).
Dũng “Bắc Kạn” tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm về hành vi tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài. Ảnh: NĐT.
Những năm 90 của thế kỷ trước, Dũng "Bắc Cạn" cùng những cái tên Dũng khác gồm Dũng "đui", Dũng “AK”, Dũng "Ka cơ" được ví là bộ tứ nổi danh trong chốn giang hồ. Những cái tên Dũng này từng gây chấn động giang hồ Hà thành khi chọn vũ trường nổi danh New Century (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm điểm hẹn để thể hiện đẳng cấp giang hồ. Nổi được một thời gian, cả 4 đều bị công an truy bắt. 
Dũng “Bắc Kạn” còn có quan hệ khác thân thiết với trùm Năm Cam, trùm ma túy Ngô Đức Minh (tức Minh “sứt”)... Và có một điều rất lạ là, những ai được Dũng "Bắc Cạn" cắp đao theo hầu trước sau gì cũng bị đột tử hoặc tù lâu án nặng… Vì thế, Dũng mới được giang hồ mệnh danh là "khắc tinh của các ông trùm".
Vào tù, ra tội nhiều lần và có 2 lần trốn nã bị bắt, những lần “xộ khám” của Dũng cũng nhiều giai thoại và liên quan đến nhiều người và mới đây, trùm giang hồ đất Cảng này bị bắt giữ vì giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Dũng "mặt sắt": ông trùm vùng biên
Chỉ trong một thời gian ngắn, tham gia vào các đường dây buôn lậu quốc tế, tiếng tăm của Hà Tuấn Dũng (SN 1974, biệt danh Dũng “mặt sắt”) không chỉ nổi như cồn ở Móng Cái, mà giới máu mặt ở tỉnh Quảng Ninh cũng không ai là không biết. 
Khi đã vươn lên địa vị một ông trùm vùng biên, Dũng "mặt sắt" tỏ ra là một tay chơi khét tiếng. Để chứng tỏ đẳng cấp của mình, đại gia này thường xuyên đi lại bằng những chiếc siêu xe đắt tiền. 
Chân dung ông trùm buôn lậu Dũng “mặt sắt”.
Tuy nhiên, rạng sáng 6/5/2013, hàng trăm cán bộ chiến sĩ thuộc Cục Cảnh sát hình sự, lực lượng Cảnh sát cơ động - Bộ Công an và lực lượng đặc nhiệm phòng chống ma túy - Bộ Tư lệnh Biên phòng đã phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành triển khai kế hoạch bắt giữ băng nhóm Dũng "mặt sắt". Toàn bộ số hàng tạm nhập tái xuất của Dũng "mặt sắt" bao gồm hơn 30 ô tô siêu sang, mang các thương hiệu nổi tiếng, Toyota, Lexus, BMW... đã bị niêm phong hoàn toàn.
Từ vụ bắt giữ này lộ rằng, tất cả xe cũ, đã qua sử dụng, được bỏ ra khá nhiều tiền để sửa chữa, dưới bàn tay phù phép của Dũng "mặt sắt", các xe này trở thành ôtô mới, được thông quan (nhập khẩu) và vận chuyển sang Trung Quốc (tái xuất) một cách dễ dàng. Cụ thể, các doanh nghiệp trên đã phải viện đến Dũng “Mặt sắt” để hắn “bao biên” giúp, hoặc móc ngoặc với một số cán bộ hải quan thoái hóa biến chất… để thực hiện trót lọt các phi vụ làm ăn man trá...
Hiện, suốt từ thời điểm sau ngày 5/5, Dũng “mặt sắt” biệt tích. Theo yêu cầu của Bộ Công an Việt Nam, Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với trùm giang hồ này.
Kiều Phong

Về quê chúc Tết, trộm đột nhập lấy 1,5 tỷ đồng


(Tinmoi.vn) Biết chủ nhà đi vắng, rạng sáng 2/2 (mồng 3 Tết) các tên trộm đã độp nhập vào nhà số 74 Hùng Vương, quận 10, TP.HCM 3 lần và lấy đi toàn bộ tài sản trị giá gần 1,5 tỷ đồng.

Về quê chúc Tết, trộm đột nhập lấy 1,5 tỷ đồngHình ảnh các tên trộm đột nhập lấy 1,5 tỷ đồng
Ngày 4/2, Cơ quan CSĐT, công an TP.HCM cho biết, hiện đang phối hợp với các Phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM tiến hành khám nghiệm hiện trường, truy xét các đối tượng gây ra vụ trộm tài sản trị giá gần 1,5 tỉ đồng ở cối hợpăn nhà số 74 đường Hùng Vương, phường 1, quận 10.
Trước đó, ông T.X.L (52 tuổi, chủ ngôi nhà bị trộm) đã đến cơ quan công an trình báo. Theo ông L, do có công việc đột xuất ra Bắc và ăn Tết ngoài đó, ông L đã không kịp nhờ người trông nhà.
Trước khi đi ông L. đã cẩn thận khóa nhiều lần cửa, bật camera theo dõi nhưng vẫn không ngăn chặn được 2 tên trộm táo tợn.
Tuy nhiên, camera đã ghi lại toàn bộ quá trình đột nhập và diện mạo của 2 tên trộm. 
Theo hình ảnh từ camera của nhà ông L. ghi lại thì khoảng 0h23 rạng sáng 2/2 (tức mùng 3 Tết) có 2 thanh niên đi trên 1 xe máy đến trước cửa nhà của ông, dùng đoản mở bung 2 ổ khóa cửa rồi bỏ đi.
Khoảng 30 phút sau, 2 thanh niên này quay lại, mở cửa vào trong nhà lấy 1 xe gắn máy hiệu Spacy, cùng một số vật dụng mang đi.
Khoảng 1 tiếng sau, 2 thanh niên trên cùng thêm 2 đối tượng khác tiếp tục đột nhập nhà ông L. thêm 2 lần nữa để lấy tài sản và khoắng đi chiếc két sắt chứa nhiều tiền mặt, vàng và nữ trang… trị giá khoảng 1 tỉ đồng rồi tẩu thoát.
Đến 4h sáng 2/2, bà Năm (hàng xóm nhà ông L) nghe tiếng động bên nhà ông L. nên kêu 2 người con trai chạy qua xem sao thì phát hiện cửa nhà đã bị cạy nên gọi điện cho ông L. để báo tin, đồng thời gọi điện báo công an.
Hiện vụ việc vẫn đang được công an điều tra làm rõ.
H.N
Nguồn : Tin Mới