Saturday, February 2, 2019

HRW tố Việt Nam gian dối Liên Hiệp Quốc về hồ sơ nhân quyền

Theo VOA-02/02/2019
Phái đoàn Việt Nam tham gia đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ở Geneva vào ngày 22/1/2019.
 Phái đoàn Việt Nam tham gia đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ở Geneva vào ngày 22/1/2019.
Tổ chức chuyên theo dõi nhân quyền quốc tế hôm 1/2 tố cáo chính quyền Việt Nam đã “đệ trình một hình ảnh rất sai thực tế” về hồ sơ nhân quyền của mình trong đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Liên Hiệp Quốc gần đây.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), báo cáo của chính phủ cho rằng Việt Nam đã thực thi được 175 trong số 182 khuyến nghị mà nước này chấp thuận từ đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát năm 2014 là “rất xa thực tế”.
“Các nhà lãnh đạo của Việt Nam lẽ ra có thể vận dụng phiên kiểm điểm của Liên Hiệp Quốc để thực thi các cải cách về nhân quyền thực sự, nhưng thay vào đó họ lại lún sâu hơn qua việc chối bỏ hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của HRW, nhận định trong thông cáo đưa ra hôm 1/2 của tổ chức này.
HRW cho biết họ đã ghi nhận việc chính quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện đối với ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger trong năm 2017 và 2018, kết tội ít nhất 15 nhà hoạt động và blogger theo các cáo buộc “ngụy tạo” về an ninh quốc gia, với nhiều bản án lên tới mức hơn 10 năm tù giam. Các luật sư bào chữa không có đủ thời gian hoặc không được trình bày ý kiến trong các phiên tòa có động cơ chính trị.
Tổ chức nhân quyền nói thực tế này trái ngược với những gì mà Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung báo cáo tại Liên Hiệp Quốc rằng “Việt Nam đảm bảo cho mọi người quyền bình đẳng trước pháp luật”.
HRW cũng dẫn ra nhiều trường hợp có dấu hiệu vi phạm nhân quyền, trong đó có trường hợp của nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng, nói rằng ông Lượng đã bị cấm không được tiếp xúc với luật sư cho đến tận 1 tháng trước khi bị kết án 20 năm tù. Ngoài ra, còn có trường hợp “mất tích” của blogger Nguyễn Danh Dũng sau khi ông này bị bắt vào tháng 12/2016.
HRW còn đưa ra các trường hợp thực tế khác để phản biện lại tuyên bố của Việt Nam về quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông, báo chí.
“Chính quyền Việt Nam phát biểu rằng ‘Việt Nam đã trở thành một nước có tốc độ phát triển internet cao nhất thế giới’, với hơn nửa dân số sử dụng internet và khoảng 58 triệu tài khoản Facebook, nhưng đã lờ đi thực tế rằng theo luật an ninh mạng mới có hiệu lực, hàng chục triệu người sử dụng internet ở Việt Nam sẽ không có quyền bảo mật riêng tư và có thể bị bắt giữ tùy tiện vì đăng tải thông tin bị chính quyền cho là đe dọa tới an ninh quốc gia”, thông cáo của HRW nói.
Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thành lập vào năm 2007 nhằm rà soát định kỳ tình hình nhân quyền của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Trước kỳ kiểm điểm lần này, Việt Nam từng tham gia UPR vào năm 2009 và năm 2014.
Cũng như hai lần kiểm điểm trước, Việt Nam khẳng định đã “đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người” và được các nước tham gia kiểm điểm “ghi nhận các thành tựu” trong nỗ lực bảo đảm quyền con người, trang tin chính thức của chính phủ Việt Nam nói hôm 24/1.
Ngược lại, nhiều tổ chức nhân quyền và các nhà hoạt động trong nước đều lên án Việt Nam về tình trạng trấn áp nhân quyền ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Tại kỳ kiểm điểm lần này, nhiều quốc gia tham gia chất vấn cũng nêu ra những quan ngại đối với Việt Nam về khả năng vi phạm nhân quyền của Luật An ninh mạng, tình trạng tra tấn, vấn đề công đoàn, quyền tự do hội họp, tự do tôn giáo, môi trường an toàn cho xã hội dân sự…

Tết vô gia cư của người dân bị cưỡng chế ở Cồn Dầu, Lộc Hưng

VOA Tiếng Việt/02/02/2019  
Các hộ dân giáo xứ Cồn Dầu quay lại dựng lều tạm ở khu vực bị cưỡng chế. Photo Huỳnh Ngọc Trường.
Các hộ dân giáo xứ Cồn Dầu quay lại dựng lều tạm ở khu vực bị cưỡng chế. Photo Huỳnh Ngọc Trường.
Các hộ dân bị cưỡng chế nhà ở giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng và vườn rau Lộc Hưng ở Sài Gòn chia sẻ với VOA rằng họ “ăn cái Tết hết sức đau đớn và bi thảm, xuân về nhòa trong nước mắt và sự cam chịu.”
Ông Huỳnh Ngọc Trương, người dân tại giáo xứ Cồn Dầu, mô tả nỗi khó khăn của người dân bị cưỡng chế. Ông nói rằng họ từng có nhà cửa khang trang nhưng đã trở nên vô gia cư.
“Tết đến xuân về mà họ không có nhà, họ phải trọ ở các nhà khác trong giáo xứ Cồn Dầu. Hai ba gia đình gom về ở chung với nhau. Các gia đình còn nhà thì chia sẻ với gia đình mất nhà; vài lon gạo, chai nước mắm, hay đòn bánh tét. Đó là tình cảm của bà con dành cho những người mất nhà. Họ sống rất vất vả, khó khăn. Một cái Tết rất là buồn!”
Chính quyền thành phố Đà Nẵng loan báo họ đã thực hiện cưỡng chế hôm 15/11/2018 đối với 7 trường hợp có nhà đất tại tổ 85, phường Hòa Xuân “nằm trong diện giải tỏa, nhưng không chịu bàn giao mặt bằng để triển khai dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân.”

Bà Nguyễn Thị Hải, giáo dân giáo xứ Cồn Dầu, tại miếng đất bị cưỡng chế. Photo Nguyen Thi Hai
Bà Nguyễn Thị Hải, giáo dân giáo xứ Cồn Dầu, tại miếng đất bị cưỡng chế. Photo Nguyen Thi Hai
Mất nhà khi đang ở Mỹ
Ông Trường nói thêm rằng chính quyền thực hiện cưỡng chế nhà và đất của bà Nguyễn Thị Hải trong ngày hôm ấy ngay khi bà đang thăm con ở Mỹ.
“Sau khi bà Nguyễn Thị Hải đi vắng thì chính quyền thành phố đã cưỡng chế nhà bà. Khi bà quay về thì nhà đã tan hoang. Bà lăn lộn thảm thiết khi nhìn thấy ngôi nhà của mình không còn nữa. Bà có dựng căn lều nhưng chưa đến 2 tiếng sau thì chính quyền huy động lực lượng giống như hôm cưỡng chế xông vào và xô ngã lều chở về phường.”
Bà Nguyễn Thị Hải, cũng là một giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu, nói với VOA rằng chính quyền có “âm mưu cưỡng chế” khi bà vắng nhà.
“Tôi đi khỏi thì họ có âm mưu cưỡng chế nhà. Tôi cứ nghĩ rằng họ sẽ không cưỡng chế vì tôi không có ở nhà. Nhưng họ làm thật, con tôi có chứng kiến và bị ngất xỉu, họ lôi cổ con tôi đưa về phường. Họ hốt hết tài sản, của cải, và tiền bạc.”
Bà Nguyễn Thị Hải chia sẻ thêm rằng trong chuyến đi đến thủ đô Washington vào đầu tháng 11/2018 bà đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Mỹ và Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ về nguy cơ nhà bà bị cưỡng chế.
“Tôi đã nhờ Bộ Ngoại giao Mỹ can thiệp, cứu giúp tôi. Nhưng sau đó thì chính quyền vẫn cưỡng chế vào ngày 15/11.”

Bà Nguyễn Thị Hải, giáo dân Cồn Dầu, và Cô Crystal Corman, nhân viên thuộc Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 7/11/2018 (ảnh BPSOS)
Bà Nguyễn Thị Hải, giáo dân Cồn Dầu, và Cô Crystal Corman, nhân viên thuộc Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 7/11/2018 (ảnh BPSOS)
Người già vô cư
Bà Nguyễn Thị Mộng Hoàng, một nạn nhân khác có nhà bị cưỡng chế, thuật lại sự việc diễn ra hôm 15/11:
“Người ta cắt điện, cắt nước vào sáng ngày 14, lực lượng an ninh bao quanh nhà, khuya ngày 14 thì họ đi quanh cả đêm. Đến sáng ngày 15 thì lực lượng công an, an ninh tổng cộng cả ngàn người cùng xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng, ….có cả những người bịt khẩu trang đến cưỡng chế. Nhà tôi bị bắt giam lỏng cả thảy 8 người ở trên phường.”
Đang cùng cha mẹ già tá túc tại nhà người thân trước thềm xuân Kỷ Hợi, bà Hoàng không cầm được nước mắt, nói:
“Bây giờ nhà mất, trời mưa rét nhưng cha mẹ không có chốn nương thân, phải ở nhờ nhà người khác. Cha mẹ tôi lớn tuổi muốn tái định cư tại chỗ, gần nhà thờ để đi lễ sớm hôm, nhưng họ không cho.”
Báo Đà Nẵng nói đã được triển khai hơn 10 năm nhưng Dự án Hòa Xuân vẫn chưa về đích. Tình hình ở Cồn Dầu “nóng” lên khi một số ít hộ dân ở đây tiếp tục gửi đơn khiếu kiện về thu hồi đất.
Chính quyền thành phố nói đã xem xét, giải quyết những kiến nghị của người dân, “nhưng một số hộ chưa chấp nhận nên tiếp tục khiếu kiện lên trung ương.”
Tết nương náu ở công viên
Trong khi đó, Tết đến với các cư dân có nhà bị cưỡng chế tại vườn rau Lộc Hưng, Quận Tân Bình ở Thành phố Hồ Chí Minh, lại còn bi đát hơn, khi hơn 100 hộ nơi đây vất vả đi tìm nơi lưu trú sau hai đợt cưỡng chế vào ngày 4 và 8 tháng 1/2019.
Bà Trần Minh Thi, một cư dân Lộc Hưng, chia sẻ với VOA về cuộc sống hậu cưỡng chế:
“Chúng tôi không còn nhà cửa để đón Tết. Chúng tôi tứ tán mỗi người mỗi nơi. Tinh thần hoảng loạn. Chúng tôi không có không khí gì gọi là Tết cả. Chúng tôi phải tìm nơi khác thuê nhà. Không còn cái gì cả. Thôi thì chúng tôi đành phải chấp nhận.”

Vườn rau Lộc Hưng sau khi bị cưỡng chế.
Vườn rau Lộc Hưng sau khi bị cưỡng chế.
Bà Thi nói thêm:
“Ai chui rút được với cha mẹ thì chui rút. Một số thì đi thuê mướn nhà ở xa như Bình Chánh, Hốc Môn, Nhà Bè có giá rẻ hơn một chút để có nơi sinh hoạt hằng ngày. Một số người khó khăn thì phải sống ở công viên, vào nhà sách, siêu thị…để tắm rửa, còn ăn uống, ngủ nghỉ… thì thật khó khăn.”
Ông Trường chia sẻ rằng ông sẽ cùng người dân giáo xứ Cồn Dầu sau Tết sẽ ra thủ đô Hà Nội khiếu kiện và có kế hoạch lưu ở đó dài hạn, trong khi đó hơn 160 hộ dân Lộc Hưng cùng với sự trợ giúp của 17 luật sư đã lập hồ sơ khởi kiện chính quyền.

Khi ‘quốc’ bị dùng như… ‘cuốc’

Theo VOA/Trân Văn/01/02/2019 
Hình minh họa.
Hình minh họa.
Thiên hạ cười rần rần khi hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam đồng loạt loan tin, có một bệnh nhân hát quốc ca và nhạc phẩm tuyên truyền “Như có bác Hồ”, trong lúc đang được phẫu thuật não (1).
Lõi của sự kiện vừa kể không nằm ở quốc ca. Nó nằm ở chỗ lần đầu tiên, dưới sự hướng dẫn của hai chuyên gia Nhật, một nhóm bác sĩ Việt Nam áp dụng phương pháp phẫu thuật mới (mổ thức tỉnh) để lấy khối u ra khỏi não người bệnh.
Trước, khi thực hiện những ca phẫu thuật kiểu này, các bác sĩ chỉ gây mê, vì khối u nằm lẫn trong não nên không thể loại bỏ rủi ro: Phẫu thuật gây tổn thương đến não, sau phẫu thuật, tuy loại bỏ được khối u nhưng bệnh nhân bị câm, liệt...
Phương pháp phẫu thuật mới chỉ gây tê để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn nhưng không mê man, thành ra bệnh nhân có thể cử động, nói, hát theo yêu cầu của các phẫu thuật viên để họ dựa vào đó tính toán việc loại bỏ khối u, không gây tổn thương cho não.
Trong tường thuật về ca phẫu thuật đầu tiên theo phương pháp mổ thức tỉnh, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam đã tư duy và hành xử theo quán tính tuyên truyền, qui chiếu mọi thứ vào việc đề cao “quốc”. Đó cũng là lý do khiến thiên hạ bật cười.
***
“Quốc” vốn thiêng liêng. Sự quan tâm và tình yêu dành cho “quốc” tương ứng với mức độ thịnh vượng và bền vững của một thực thể độc lập, có chủ quyền. Tuy nhiên ở Việt Nam, “quốc” chỉ là vỏ, che chắn cho việc biến “quốc” thành “cuốc”.
Hồi tháng 12 năm 2009, vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2009), TP.HCM nhan nhản những pa-nô vẽ một đoàn quân mặc lễ phục, súng đeo trước ngực, mắt nhìn thẳng, sau lưng đoàn quân là bóng vài cao ốc, cần cẩu loại lớn, bên trên đoàn quân là quốc kỳ Việt Nam. Việc dựng những pa-nô ấy trở thành lùm xùm vì người ta phát giác, đoàn quân trong pa-nô là quân… Trung Quốc, được Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM bê nguyên con, ịn vào pa-nô!
Thời điểm đó, trả lời phỏng vấn của RFA, ông Nguyễn Thành Rum, khi ấy là Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM, vặn hỏi phóng viên của đài này rằng có thấy quốc kỳ Việt Nam không? Với ông Rum chừng đó là đủ. Chuyện bê nguyên đoàn quân Trung Quốc, ịn vào các pa-nô tuyên truyền cho ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam , dựng pa-nô ấy trên khắp các góc phố, kể cả các công thự, doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có một vấn đề đáng bận tâm là đã vi phạm… bản quyền (2)!
Với ông Rum, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch TP.HCM, tuy có học vị Tiến sĩ về… Dân tộc học và đã hoàn tất Cao cấp Lý luận chính trị, “quốc” chỉ là “cuốc”. Bởi chỉ có “cuốc”, tháng 3 năm 2014, trước khi nghỉ hưu, ông thản nhiên ký một lúc 21 quyết định bổ nhiệm thuộc cấp tin cẩn làm lãnh đạo kế thừa. Cũng vì xem “quốc” là “cuốc”, chính quyền TP.HCM chỉ… phê bình ông Rum rồi hủy 21 quyết định đó (3).
Do “quốc” chỉ là “cuốc”, ông Rum cũng đã từng đề nghị và sắp đặt việc chuyển nhượng trụ sở của Đoàn Ca nhạc nhẹ TP.HCM – một công thự - cho Công ty Diệp Bạch Dương của bà Dương Thị Bạch Diệp với giá rẻ như bèo. Vụ chuyển nhượng này đã giúp bà Diệp có điều kiện vay thêm ngân hàng cả ngàn tỉ. Trong mắt các viên chức hữu trách, “quốc” cũng chỉ là “cuốc” như nhận thức của ông Rum nên chẳng có ai thèm bận tâm. Mãi tới tuần trước, khi tương quan giữa thế và lực của các nhóm trên sân khấu chính trị Việt Nam đã thay đổi, bà Diệp mới bị tống giam, ông Rum mới bị khởi tố (4).
***
Ông Rum chỉ là ví dụ minh họa mới nhất cho một tầng lớp xem “quốc” như “cuốc” và dùng “quốc” như “cuốc”. Tầng lớp ấy tạo ra một hệ thống truyền thông không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để khai thác sự quan tâm và tình yêu mà người Việt dành cho “quốc” để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam “cuốc” nhanh, “cuốc” mạnh”, giữ tư thế “vững chắc” để “cuốc” mãi. Đem quốc ca và nhạc phẩm tuyên truyền “Như có bác Hồ” gắn vào một ca phẫu thuật não rõ ràng là lố bịch. “Quốc” còn bị xem như “cuốc”, bị dùng như “cuốc” thì những lố bịch đến mức quái gở kiểu đó sẽ còn nhiều, còn lâu!
Chú thích

Các Nghị sĩ Châu Âu đòi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình

RFA-2019-02-02  
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (giữa bên trái), và anh Nguyễn Nam Phong (giữa bên phải) tại tòa án tỉnh Nghệ An hôm 6/2/2018.
 Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (giữa bên trái), và anh Nguyễn Nam Phong (giữa bên phải) tại tòa án tỉnh Nghệ An hôm 6/2/2018.AFP
9 dân biểu Nghị viện Châu Âu hôm 1/2 đã gửi một bức thư tới Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động về môi trường và quyền của người lao động Hoàng Đức Bình.
Các nghị sĩ Châu Âu viết rằng việc Việt Nam bắt giam và xử án tù nhà hoạt động Hoàng Đức Bình đã đi ngược lại các quy định trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là một thành viên.
Hoàng Đức Bình bị bắt giữ vào tháng 5/2017 và bị kết án tù 14 năm vào tháng 2/2018 theo các điều 330 và 331 của Bộ luật Hình sự về chống người thi hành công vụ, và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.
“Thật đáng ngại là việc kết án (ông Bình) dường như chỉ tập chung vào các hoạt động của ông vốn được bảo vệ theo các điều 19 và 21 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên. Chúng tôi cũng xin nhắc lại những khuyến nghị của Nhóm làm việc Liên Hiệp Quốc về bắt người tuỳ tiện đưa ra hồi tháng 8/2018 liên quan đến việc bắt giữ ông Hoàng Đức Bình”, bức thư viết.
Ông Hoàng Đức Bình là người tham gia các hoạt động phản đối công ty Formosa ở Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiêm môi trường các tỉnh miền trung Việt Nam hồi tháng 4/2016. Ông Bình cũng tham gia giúp đỡ các nạn nhân của thảm hoạ môi trường trong việc đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho họ. Ngoài ra ông Hoàng Đức Bình còn là thành viên của Phong trào Lao động Việt, đòi quyền lợi cho người lao động. Hiện tại chính quyền Việt Nam vẫn chưa cho phép các nhóm độc lập đại diện quyền lợi cho người lao động được hoạt động.
Trong bức thư gửi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các nghị sĩ Châu Âu cũng bày tỏ lo lắng về sức khoẻ của ông Bình được cho là xấu đi trong tù.
Ngoài việc kêu gọi trả tự do cho ông Hoàng Đức Bình, các Nghị sĩ cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam phải đảm bảo chắc chắn và trả bồi thường đầy đủ theo luật quốc tế, điều tra những quan chức công an, toà án, và nhà tù chịu trách nhiệm về những đối xử tàn tệ đối với ông Hoàng Đức Bình. Đông thời các nghị sĩ cũng yêu cầu phải để ông Hoàng Đức Bình được ở trong nước, không trục xuất ông ra nước ngoài như điều kiện để được trả tự do.
Nhân dịp này, các nghị sĩ Châu Âu cũng nói đến hiệp định tự do thương mại giữa Châu Âu và Việt Nam (EVFTA), hiện đang chờ bỏ phiếu ở nghị viện Châu Âu. Để đạt được EVFTA, Châu Âu yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các quyền cơ bản của người dân.
Trước đó, hai nghị sĩ Châu Âu khác là Jude Kirton-Darling và Ramon Tremosa thông báo trên Twitter rằng Châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA vì lý do kỹ thuật. Tuy nhiên các nghị sĩ đồng thời cũng đặt câu hỏi về việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam trước khi hiệp định này được thông qua.

Đắk Nông: Một Facebooker bị bắt ngay trước Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019

RFA-2019-02-02  
Facebooker Dương Thị Lanh
 Facebooker Dương Thị Lanh-Courtesy of FB SG Ngoc Lan
Bà Dương Thị Lanh, một Facebooker ở tỉnh Đắk Nông vừa bị bắt hôm 30/1/2019 khi lên Ủy ban nhân dân xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp theo giấy triệu tập lần 1 của Cơ quan điều tra để làm việc liên quan đến 2 tài khoản Facebook có tên “Uyên Thùy” và “Mai Bùi”.
Ông Trần Côi, chồng của bà Lanh xác nhận với Đài Á Châu Tự Do thông tin về việc bắt giữ tuy nhiên cho hay công an Đắk Nông không đưa ra bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh.
Nó chỉ có đánh giấy mời đi làm việc cuối năm, ghi trong đó là có liên quan đến Facebook Uyên Thùy, Mai Bùi; nó hẹn 2 giờ lên làm việc, khi lên thì nó bắt luôn.
Lúc bắt em ở nhà thì em không biết, lúc nó nhốt xong nó chở Ngọc Lan (nickname Facebook của bà Lanh) quay lại nhà nó khám xét nhà.
Em mới hỏi là có lệnh khám xét nhà không, thì nó nói là vợ anh đã bị tạm giam rồi, nên giờ tôi có lệnh khám xét nhà. Xong em hỏi: Ủa, lý do gì tạm giam, có lệnh bắt không?
Nó nói: bắt hay không anh không cần hỏi là cái thứ nhất.
Cái thứ hai là hỏi bắt về tội gì, nó không trả lời kêu hỏi vợ anh, là tụi tui không trả lời. Nó chỉ đọc lệnh khám xét nhà thôi,” ông Trần Côi thuật lại việc bắt giữ của cơ quan công an.
Giấy triệu tập lần 1 với bà Dương Thị Lanh
Giấy triệu tập lần 1 với bà Dương Thị Lanh Courtesy of FB Trần Côi
Theo ông Trần Côi, khi khám xét nhà vào chiều ngày 30/1, lực lượng công an thu giữ 1 số tài sản gồm quần áo và nón giống đồ của lính Mỹ và 3 cái điện thoại, đồng thời thông báo bà Lanh sẽ bị tạm giam 3 tháng ở trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Nông.
Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại cho đường dây nóng của Công an tỉnh Đắk Nông, để hỏi về trường hợp này, tuy nhiên người trực ban nói “không có thông tin gì”
Bà Dương Thị Lanh, sinh năm 1982, hiện đang sinh sống tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.
Trong đoạn live stream cuối cùng trên tài khoản SG Ngọc Lan vào ngày 27/1/2019 bà Lanh cho hay, bản thân có tham dự cuộc biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng vào tháng 6/2018 và bị bắt giữ cùng với 10 người khác hôm 11/6/2018 khi đang ngồi ở công viên tại Quận 1, TPHCM.
Theo đó, tại trụ sở Công an bà bị phạt 150 ngàn đồng và được trả tự do.
Bà Lanh phủ nhận mình là thành viên của nhóm Hiến pháp cũng như cho hay đã từng ủng hộ tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời của ông Đào Minh Quân vào năm 2017, tuy nhiên sau đó không còn ủng hộ nữa.
Chúng tôi được biết bà Dương Thị Lanh là người thứ 3 bị bắt giữ trong năm 2019.
Trước đó, ngày 12/1/2019, Công an TPHCM bắt giữ 2 ông Châu Ngọc Khảm, người Úc gốc Việt là thành viên của Việt Tân và ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của hội Anh em dân chủ.
Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền Việt Nam cũng có báo cáo về trường hợp Facebooker Huỳnh Minh Tâm ở Đồng Nai bị bắt giữ hôm 26/1/2019, tuy nhiên Đài Á Châu Tự Do chưa xác minh được thông tin này.

Đảng cộng sản đã cản trở sự phát triển hiện nay của Việt Nam như thế nào?

Trung Khang, RFA-2019-02-01 
Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây.
  Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây.AFP
Hằng năm cứ đến dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 tháng 2, bộ máy tuyên truyền trong nước liên tục tung hô công lao của đảng trong việc dẫn dắt dân tộc đi tới tương lai tươi sáng.
Trong khi đó lâu nay, nhiều người từng lên tiếng cần phải xóa bỏ chế độ độc đảng và theo hướng dân chủ, đa nguyên, đa đảng thì mới có thê giúp đất nước phát triển được hết mọi tiềm năng và tránh khỏi bao trì trệ như lâu nay.
Cụ thể những ngày qua, trang thông tin của Đảng Cộng sản Việt Nam lặp lại rằng ngày 3/2/1930 là mốc son trong lịch sử của dân tộc với sự ra đời của Đảng. Cả dân tộc đoàn kết bền lòng nhờ sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội là đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Không đồng tình, Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, nhận xét:
“Từ khi đảng ra đời đã gây nhiều tội ác cho dân tộc, đã dìm dân tộc vào cuộc bạo loạn Xô viết Nghệ Tĩnh tháng 9 năm 1930, là khởi đầu của máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam. Và suốt gần một thế kỷ, với việc đấu tranh gia cấp của đảng đã dìm dân tộc Việt Nam vào máu và lửa, đã bịt mọi con đường giải phóng dân tộc bằng đường lối hòa bình.”
Trong khi đó thì vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô đốc Hải quân Việt Nam, lại thừa nhận:
“Cái lớn nhất là đảng giải phóng được dân tộc khỏi ách đô hộ, giành được độc lập, thống nhất đất nước. Dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nếu không có chủ trương đổi mới thì không có tình hình kinh tế như hiện nay. Ngày xưa người Việt Nam khổ biết bao nhiêu, bây giờ tất nhiên chưa bằng được các nước, nhưng so với trước kia thì có thể cách nhau rất lớn, được tự do, mọi người được đi học, cuộc sống chưa được ấm no lắm nhưng so với trước kia thì khá hơn rất nhiều. Nhân dân được tự do làm ăn, người dân thấy cuộc sống có nhiều thay đổi tốt đẹp.”
Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì cho rằng tuyên truyền của đảng thì luôn đề cao vai trò của đảng, quang vinh, tuyệt vời, vĩ đại… nhưng đánh giá của nhân dân thì cũng khác nhau, đặc biệt là giới trí thức, những người có hiểu biết. Riêng ông thì đảng chiến thắng được cuộc chiến tranh, chiếm được miền nam, thống nhất đất nước, nhưng chỉ thống nhất được lãnh thổ, chứ không thống nhất được lòng dân. Ông cho rằng trong mấy chục năm qua, đảng có những nhầm lẫn rất lớn:
“Đảng chủ trương theo đường lối cộng sản, chủ nghĩa Mác Lênin. Rồi họ đánh thắng Pháp, chiến thắng miền nam, họ nhầm tưởng rằng là nhờ chủ nghĩa Mác Lênin nên họ thắng, nên bây giờ họ kiên trì theo chủ nghĩa Mác Lênin. Tôi cho đó là nhầm lẫn rất lớn, là vì cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin là đấu tranh giai cấp, công hữu hóa… Không phải đảng cộng sản nhờ những cái ấy mà thắng lợi. Vì mỗi lần bày ra những chuyện đó là đảng đều thất bại đem lại tai họa cho dân tộc, ví dụ như cải cách ruộng đất. Nhầm là nhầm như thế nào, trong chiến tranh, nhờ là nhờ vào người dân, lòng yêu nước của dân, chứ không phải nhờ chủ nghĩa Mác Lênin.”
Cơn quan ngôn luận của đảng cộng sản cho rằng, 89 năm qua kể từ ngày có đảng, là đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam giành độc lập, và theo đảng là đưa một chủ nghĩa tiến bộ là chủ nghĩa cộng sản, đến với dân tộc Việt Nam. Sự thật như thế nào?
Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây.
Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây. AFP
Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986-1990 trở về sau, khi đất nước Việt Nam lâm vào tình trạng đói kém kiệt quệ, khi đó đảng phải mở cửa, cho phát triển kinh tế tư nhân, cho nước ngoài vào… thì theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống đó là sự sửa sai, chứ không phải đổi mới. Vì đảng bị buộc vào tình thế phải làm, mà dân làm chứ không phải đảng làm. Ông cho rằng, chẳng qua là trước đây đảng trói nông dân vào hợp tác xã, đảng phá nát nền công nghiệp và thương nghiệp của miền nam. Rồi bày trò ngăn sông cấm chợ làm cho dân đói. Bây giờ đảng mở trói cho người ta. Nhưng trước đây ai bắt đảng trói người ta?
Khi làm cách mạng, ngay ông Hồ Chí Minh cũng nói là lập quyền dân, đưa lại quyền cho dân, tạo dựng dân chủ. Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, chính đảng đã cướp quyền dân. Đảng bày ra trò bầu cử là ‘đảng cử, dân bầu’ nhưng thật ra là của đảng hết. Đảng đã tự đặt mình lên cao hơn chính phủ, cao hơn quốc hội… cao hơn tất cả. Đảng cướp quyền của dân, muốn làm gì thì làm. Ông cho rằng đấy là những nhận thức nhầm lẫn của đảng cộng sản hiện nay.
Khi tung hô chào mừng kỷ niệm 89 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam, tờ báo, trang tin nào của nhà nước cũng chỉ kêu gọi trung thành với đảng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" trong nội bộ đảng viên, chứ không nhắc đến việc điều gì đã ngăn cản sự phát triển của đất nước. Đó cũng là câu hỏi được nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước từng nêu lên: “Đa nguyên, đa đảng cần thiết cho sự phát triển hiện nay của Việt Nam như thế nào?”
Liên quan câu hỏi này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một đảng viên đã từ bỏ đảng cho biết:
“Cái sự phát triển của xã hội loài người thì như chúng ta đều biết, nước nào đa nguyên, có đảng đối lập, tam quyền phân lập, thì họ sẽ phát triển nhanh và bề vững, dân trí, nhân quyền, nhân cách con người ngày càng được nâng cao. Ngược lại các nước độc tài toàn trị về hình thức ngắn hạn thì thấy có vẻ ổn định, nhưng về lâu dài thì không bền vũng được. Thứ hai là không có tự do thì làm gì có sáng tạo. Không được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do biểu đạt thì xã hội không thể phát triển được.”
Chúng tôi cũng nêu câu hỏi này với Thiếu tướng Lê Kế Lâm và được ông cho biết:
“Cái đó thì chưa thể nói được, tùy theo sự phát triển của xã hội, trình độ nhân dân. Chứ bây giờ mà nói ra thì không thể được, cái chuyện đó là nằm trong chủ trương của lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Nói ý kiến cá nhân thì không thể nói được những chuyện như thế.”
Trong khi đó, nhà văn Phạm Đình Trọng thì cho rằng đa nguyên, đa đảng’ cần thiết cho phát triển hiện nay là điều đương nhiên. Nhưng sự cản trở lớn nhất cho sự phát triển của Việt Nam chính là sự tồn tại của đảng cộng sản, cản trở con đường đi tới của dân tộc. Theo ông, đa nguyên đa đảng là tất yếu phải có, phải đến, nhưng với sự tồn tại và độc tài của đảng cộng sản thì không thể có được. Bởi vì đa nguyên đa đảng cho người dân quyền chọn lựa đảng phái chính trị, thì đảng cộng sản đã cướp cái quyền đó thì không bao giờ có đa nguyên đa đảng cả.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang đề nghị giải pháp:
“Tôi nghĩ giải pháp bây giờ chỉ có Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, như cụ Phan Chu Trinh nói tức là người ta thấy được cuộc sống không chỉ sống ăn no mặc ấm, mà phải có nhân quyền, nhân cách, nhân phẩm. Con người được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do biểu đạt. Cái này thì phải dần dần, thì người dân mới có sự chuyển hóa, đặc biệt là thì thế hệ trẻ, người ta mới coi đó là giá trị thiêng liêng để đấu tranh bảo vệ.”
Giáo sư Nguyễn Đình Cống đưa ra lời khuyên, nếu muốn phát triển phải thay đổi từ một đảng cách mạng thành một đảng chính trị thì mới tồn tại được. Chứ như hiện nay không những đảng sẽ đem tai họa cho đất nước mà sự tồn tại của đảng cũng khó bền vững.

Bình Dương: Thợ lắp camera bị bắt vì cáo buộc “tham gia vào Việt Tân”

RFA-2019-02-02  
Anh Trần Văn Quyền
Anh Trần Văn Quyền-Courtesy of FB Vịnh Xuân Quyền
Ngày 23/1/2019, anh Trần Văn Quyền, sinh năm 1999, một thợ lắp đặt camera tạm trú tại tỉnh Bình Dương vừa bị Cơ quan An ninh điều tra bắt giữ với cáo buộc “tham gia vào tổ chức khủng bố Việt Tân”. Anh trai của anh Trần Văn Quyền và luật sư đại diện của anh Quyền cho Đài Á Châu Tự Do biết tin này vào ngày 2/2/2019.
Anh Quyền là trường hợp thứ 4 bị bắt giữ vì các cáo buộc liên quan đến An ninh quốc gia trong năm 2019 mà truyền thông ghi nhận được.

Đài Á Châu Tự Do chưa liên lạc được với cơ quan an ninh để xác nhận về thông tin này.

Chiều ngày 2/2/2019, anh Trần Văn Cường, anh trai của Quyền nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, em mình bị bắt từ ngày 23/1 nhưng không có bất kỳ giấy tờ nào công an giao cho gia đình.
Cái ngày 23/1 trong lúc buổi sáng em vừa mới ngủ dậy thì thấy công an tới đọc lệnh khám nhà khẩn cấp. Tầm lúc đó người ta tới khoảng 8 giờ, nhưng trước đó thì Quyền đi uống cafe ở Bình Dương với các bạn cùng quê. Đang uống thì công an họ ập tới bắt Quyền, sau đó họ đưa Quyền lên xe và đưa 1 nhóm người đến nhà em để khám nhà.
Sau khi họ về, cái chỗ Quyền làm thì ở chỗ nhà em luôn, Quyền có một kệ đặt các thiết bị camera, họ lục tung lên mà cũng không có thiết bị gì, thì xong họ đi.
Họ yêu cầu em ký vào 2 biên bản là khám nhà nhưng họ không có để lại bên em 1 biên bản nào cả.
Sau khi họ khám xong thì cách đây 3 ngày bên an ninh họ có gọi em lên để mang đồ lên cho Quyền, họ nói gửi cho Quyền 2 quần đùi, 2 quần lót và áo, khăn mặt.
Em có lên đưa đồ cho Quyền mà không gặp, họ thông báo giam Quyền ở trại giam B34 Củ Chi. Còn họ gọi lên làm việc ở 238 đường Nguyễn Trãi, Quận 1”, anh Cường thuật lại việc bắt giữ người thân của mình.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người được gia đình Trần Văn Quyền ký hợp đồng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp trước tòa, cho biết gia đình của anh Quyền được cán bộ điều tra thông báo bằng miệng rằng "Quyền bị bắt vì tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân."
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân tại Hoa Kỳ không khẳng định anh Quyền là thành viên của Việt Tân nhưng bày tỏ quan ngại: "Trong những năm gần đây tình trạng đàn áp gia tăng rất nhiều tại Việt Nam nên tất cả những vụ công an bắt người với lý do chính trị đều cần phải lên án. Chúng tôi rất quan tâm đến tất cả những vụ bắt bớ gần đây và dĩ nhiên cả trường hợp mới nhất của anh Trần Văn Quyền"
Luật sư Nguyễn Văn Miếng nhận xét việc bắt giữ anh Quyền diễn ra trong “tình trạng không khẩn cấp lắm, mà lại bắt người trước Tết là cái tết đoàn viên của dân tộc Việt Nam.”
Ông Miếng cũng nói thêm là việc bắt giữ anh Quyền không có giấy tờ gì được giao cho gia đình thì ông đã từng gặp ở một số vụ án khác.
Tôi nghi ngờ những lệnh bắt đó họ có đọc nhưng chưa được phê duyệt hoặc là những lệnh đó không có. Sau đó họ mới hợp thức hóa những lệnh đó, ngày tháng, ngày giờ để phù hợp với thời gian và trình tự của vụ án”, luật sư tham gia bào chữa nhiều vụ án liên quan đến An ninh quốc gia nêu ý kiến.
Anh Trần Văn Quyền, năm nay 20 tuổi, quê quán ở xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh và làm nghề lắp đặt camera ở Bình Dương từ năm 2018 đến nay.
Theo anh của Trần Văn Quyền, em trai của mình thời gian qua có lên tiếng về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền và lên tiếng bảo vệ tiếng nói của người dân.
Trên Facebook có tên Vịnh Xuân Quyền được cho là của anh Trần Văn Quyền có chia sẻ các bài viết từ năm 2017 về việc các linh mục ở các giáo xứ ở Nghệ An bị hội cờ đỏ tấn công.

Dân ‘choáng váng’ vì CSVN lại in tiền mới vào dịp Tết

(Hình minh họa: soha.vn)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhiều blogger bày tỏ họ cảm thấy sốc khi đọc tin trên báo điện tử của Đài Truyền Hình Việt Nam rằng “Đưa vào lưu thông hơn 47,500 tỷ đồng (hơn $2 tỷ).”
Tờ báo viết: “Đây không phải là diễn biến bất ngờ bởi những tuần giáp Tết Nguyên Đán, Ngân Hàng Nhà Nước (CSVN) thường bơm tiền để trợ giúp thanh khoản của hệ thống khi nhu cầu tiền mặt tăng cao. Bên cạnh đó, việc Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục mua vào một lượng lớn đô la trong tuần qua cũng khiến tăng cung tiền đồng. Việc bơm ròng thời điểm này giúp lãi suất duy trì ổn định và có khả năng giảm nhẹ vào những tuần sau Tết.”
iệc “bơm tiền,” nghĩa là in tiền mới và đưa vào thị trường, diễn ra đều đặn hàng năm, nhưng số tiền 47,500 tỷ đồng được chính báo điện tử của Đài Truyền Hình Việt Nam thừa nhận đây là “mức cao nhất trong gần hai năm qua.”
Nhà báo Nguyễn Đức của báo Pháp Luật TP.HCM đăng trên trang cá nhân của ông ảnh chụp những tờ tiền 500,000 đồng mới cáu, cùng số sơ ri liền mạch được rút từ máy ATM hôm 1 Tháng Hai như một minh chứng. Ông cũng đưa bình luận: “Ngân Hàng Nhà Nước đã bơm hơn 47,000 tỷ cho dân tiêu Tết, thật chu đáo với đồng bào. Chúng ta sướng nhỉ. Dân càng tiêu tiền mới nhiều, GDP càng tăng trưởng mạnh!”
Việc cung một khoản tiền quá lớn ra thị trường khiến giới quan sát lo ngại rằng tình trạng lạm phát năm 2019 ở Việt Nam sẽ diễn biến xấu. Việc chính quyền CSVN đều đặn in tiền mỗi năm cũng được coi là một công cụ mị dân hiệu quả để tạo ảo giác tăng trưởng GDP trong quần chúng, trong lúc lấp liếm tỷ lệ lạm phát thật sự từ hệ lụy của việc này.
Theo báo Tổ Quốc hôm 2 Tháng Hai, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2018 là “4%” trong lúc tăng trưởng GDP “ít nhất đạt 6.8%.”
Tuy nhiên, nhìn vào mức độ tăng giá các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu trên thực tế qua từng năm, người dân bày tỏ sự hoài nghi về tỷ lệ lạm phát được công bố bởi Tổng Cục Thống Kê.
Trang Nghiên Cứu Kinh Tế hồi Tháng Bảy, 2018 từng nhận định: “GDP chưa bao giờ là công cụ hiệu quả để kiểm chứng sức khỏe của nền kinh tế, việc in tiền để theo đuổi những mục tiêu tăng trưởng ảo sẽ gây ra những tác động xấu đến tương lai nền kinh tế Việt Nam. Nói về những thảm họa kinh tế từ việc in tiền, thế giới mới đây đã chứng kiến sự sụp đổ của Zimbabwe và Venezuela, đây là hai ví dụ nhãn tiền cho Việt Nam.”
“Các loại thuế, phí tại Việt Nam đang rất cao, chiếm 32% GDP, cao gần gấp đôi so với đề xuất của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) là chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP. Nghĩa là, chính phủ vẫn in tiền, người dân vẫn đóng thuế, thì tiền tiết kiệm thì ngày càng mất giá. Đồng tiền mất giá sẽ gây khó khăn cho việc giao dịch và đầu tư, và từ đó có thể khiến tổng sản lượng thực tế suy giảm; bên cạnh đó là hàng loạt các câu hỏi về mức độ hiệu quả trong chi tiêu chính phủ,” trang này viết. (T.K.)

CS Bến Tre trấn áp những tiếng nói ‘không theo chủ trương’

Sinh viên Trần Ngọc Phúc. (Hình: Báo Đồng Khởi)
BẾN TRE, Việt Nam (NV) – Báo Đồng Khởi, cơ quan ngôn luận của Đảng Bộ CS tỉnh Bến Tre hôm 1 Tháng Hai cho hay, anh Trần Ngọc Phúc, 21 tuổi, sinh viên Đại Học Tôn Đức Thắng (ở Sài Gòn), trú tại huyện Châu Thành, bị Phòng An Ninh Đối Nội, Công An tỉnh “mời làm việc về hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để tuyên truyền chống đảng và nhà nước (CSVN).”
“Phúc sử dụng tài khoản Facebook tên ‘Ngọc Phúc’ tham gia nhiều hội, nhóm chống đối chính trị như: Miền Nam Việt Nam, Đô Thành Sài Gòn Fanclub, Thích BBC Vietnamese…, Đồng thời, Phúc viết bài đăng tải, chia sẻ, bình luận nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền phá hoại tư tưởng, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, xuyên tạc Hồ Chí Minh. Phúc thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm của mình,” tờ báo viết.
Chưa rõ anh Phúc có bị bắt hay chỉ bị câu lưu.
Sự việc này cho thấy chính quyền cộng sản tỉnh Bến Tre đang thực thi triệt để Luật An Ninh Mạng để trấn áp những tiếng nói “không theo chủ trương” trên mạng xã hội.
Dù anh Phúc không phải là nhân vật được nhiều người biết đến hoặc là tiếng nói có ảnh hưởng trên mạng xã hội, nhưng trên mạng xã hội, các dư luận viên vẫn cáo buộc anh Phúc gặp rắc rối với chính quyền vì “là admin của trang Đô Thành Sài Gòn” – fanpage có 367,000 lượt like và đưa nhiều thông tin về cuộc biểu tình của người dân Sài Gòn hồi năm ngoái.
Tuy vậy, trong hôm 2 Tháng Hai, trang này dẫn lại link của báo Đồng Khởi và cho hay: “Bạn trẻ này (anh Trần Ngọc Phúc) không phải admin Đô Thành Sài Gòn như một số page bò đỏ phao tin nhé, nhưng hay chia sẻ tin đàn áp, bắt bớ những người bất đồng chính kiến của chế độ độc tài cộng sản đến nhiều phương tiện truyền thông thế giới, đến lãnh sự quán Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới để những tổ chức này gây sức ép buộc chính quyền độc tài cộng sản phải trả tự do ngay lập tức cho những người yêu nước!”
Hồi Tháng Tám, 2018, nhà chức trách Bến Tre bắt kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh, một người quê ở Hà Nội, với cáo buộc “Làm, tàng trữ tuyên truyền thông tin, tài liệu chống phá nhà nước.” Ông Ánh sau đó bị khởi tố hành vi “tuyên truyền chống nhà nước” hồi Tháng Chín, 2018 nhưng đến nay vẫn chưa được đưa ra xét xử.
Thống kê của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do hồi Tháng Giêng, 2019 cho hay: “Năm 2018, lượng tù nhân lương tâm ở Việt Nam cao gấp 3 lần rưỡi năm 2017” và “điều này nói lên bức tranh nhân quyền ở Việt nam chưa bao giờ ảm đạm đến thế.” (T.K.)

Anh Trọng, bớt ngáo đi anh

Nguyễn Việt Nam|

nh Trọng à, ngồi đọc cái bài ” Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn” của anh mà tôi thấy anh chơi ma túy “Mac_Le” quá nhiều đến mức ngáo ngơ quá rồi. Tôi dám khẳng định anh chẳng đủ trình độ để viết cái bài đó mà là bọn giúp việc nó viết và anh chỉ là thằng đứng tên. Nhưng thôi tôi xem đó là do anh viết. Để tôi nói cho anh nghe rồi anh tự nhìn lại xem mình ngáo đến cỡ nào nhé.
Thứ nhất: Thành tựu kinh tế xã hội:
Tôi bỏ ngoài tai hết những con số thống kê thành tích của các anh và tôi nêu thực trạng sau bao nhiêu năm đảng của các anh cai trị Việt Nam.
+)Thu nhập: Các anh loay hoay đổi mới ba bốn chục năm nay vẫn cứ ở cái nhóm thu nhập trung bình nhưng mà là trung bình thấp. Thu nhập bình quân chỉ chưa bằng 1/10 bọn Hàn Quốc và đi sau các nước trong khu vực vài chục năm, thậm chí cả gần thế kỷ và các anh còn phải mất ba bốn chục năm nữa với mức tăng trưởng cực mạnh thì mới bằng họ bây giờ, nghĩa là đến khoảng 2050 đó. Làm cả năm không bằng người nước họ làm 1 tháng. Giỏi nhỉ.+) Tiền: Từ ngày 1/12/1945 các anh phát hành đồng tiền đầu tiên sau cách mạng tháng 8. Đến 15/5/1947 là các anh đổi tiền rồi. Cho đến nay các anh đã 6 lần đổi tiền. Đồng tiền mất giá liên tục. Lần đổi gần nhất là 14/9/1985. Lúc đó 1 USD = 15 VND. Đến bây giờ 1 USD = 23 400 VND. Các anh điều hành kinh tế giỏi nhỉ. Tôi hỏi là vị thế đồng Việt Nam giờ đứng ở đâu? Nó thuộc top những đồng tiền nhiều số 0 nhất thế giới. Nó chẳng có giá trị giao dịch, lưu thông gì ở quốc tế cả. Nó phản ánh luôn cả vị thế, sức ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.
+) Nền kinh tế thiếu tự chủ, phụ thuộc:
Các anh điều hành kinh tế kiểu gì mà để FDI chiếm đến hơn 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và hơn 20% GDP thế? Các anh bảo năm 2018 xuất siêu hơn 7 tỷ USD. Nhưng xuất siêu đó nằm ở khối FDI với 32,8 tỷ USD còn khối nội địa là các anh nhập siêu 25,6 tỷ USD. Các anh chưa làm chủ được công nghệ, chưa sản xuất được gì mà chỉ là nơi gia công cho nước ngoài, cung cấp tài nguyên giá rẻ, lao động giá rẻ và là nơi xả thải, lách thuế của họ… Có biến cố, FDI rút đi, các anh còn lại gì?
+) Tài nguyên, khoáng sản:
Đào lên, hút lên bán thôi mà lỗ chổng vó thì thừa hiểu các anh làm ăn giỏi thế nào rồi. Đào hết, hút sạch để bán thô, bán tống bán tháo, bán hết cả nguồn dự trữ của đời con đời cháu. Cạn kiệt hết, tan hoang hết giang sơn. Tôi nhớ không nhầm thì sản lượng dầu mỏ năm 2018 giảm đến khoảng 40% và trữ lượng ở các mỏ cũ đã gần như cạn kiệt.
+) Buôn dân: Ngoại tệ là thứ các anh ưa thích. Các anh buôn dân Việt Nam đi nước ngoài làm culi, làm đĩ. Hàng năm hơn 100 ngàn người bị đẩy đi xứ người để đem về đến 2 tỷ USD cho các anh. Các anh liều lĩnh đến mức đưa XKLĐ vào mục tiêu chính trị quốc gia thì không còn gì để mà bàn nữa rồi.
+) Những quả đấm thép mang tên kinh tế nhà nước. Hàng chục dự án thua lỗ ngàn tỷ gây tổn thất không biết bao nhiêu tiền của nhân dân. Cho đến tận bây giờ vẫn chưa xử lý xong. Báo chí có nói cả đó.
+) Tiêu cực xã hội: Từ giáo dục, y tế, hành chính công, cướp đường cướp chợ, cướp đất cướp nhà, tham nhũng…loạn xà ngậu hết cả. Báo chí nói đầy ra. Nói cả ngày cũng chẳng hết.
Đấy sơ sơ kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng các anh là như vậy đó. Nó còn rất nhiều, rất nhiều những sự thật mà có lẽ kể cả ngày chẳng hết .
Thứ hai: Lãnh thổ: Dưới thời cộng sản các anh năm quyền, biển đảo, lãnh thổ bị mất rất nhiều. Hầu như Hoàng Sa và Trường Sa là mất hết. Trung Quốc đã bồi đắp, quân sự hóa gần như hết hai quần đảo này. Trong đất liền, nhất là các khu vực trọng yếu, nhạy cảm về quân sự, kinh tế đều bị Trung Quốc đứng sau thâu tóm. Nhất là nghi vấn đang đổ dồn về tập đoàn FLC do Trịnh Văn Quyết cầm đầu với hàng loạt dự án ven biển và có vốn từ Trung Quốc. Sau đó đến Phạm Nhật Vượng, Lê Viết Nam cũng vậy. Đều có tiền của lãnh đạo và Trung Quốc đứng sau.
Thứ ba: Cải thiện thể chế: Nói thật với anh là tôi chẳng hiểu cái thể chế kinh tế thị trường có đuôi XHCN nó là cái gì cả. Nghe nó dị hợm lắm. Thực ra nó là cái trò kinh tế thị trường nhưng để độc tài nắm quyền với cái bánh vẽ XHCN mà thôi. Các anh năn nỉ mãi mà Mỹ nó có công nhận các anh là kinh tế thị trường đâu mà. Cải cách thể chế cũng chỉ là tạo thêm ưu đãi cho đầu tư nước ngoài chứ khối doanh nghiệp trong nước đang kêu oai oái với các anh về thủ tục đó. Cứ cắt cái này lại vẽ cái khác , cắt trên giấy còn thực tế vẫn sách nhiễu nhân dân.
Thứ tư: Tổ chức bộ máy:
Bộ máy của các anh thì tởm rồi. Đất nước gần 100 triệu dân nhưng chục triệu người ăn lương ngân sách. Cứ 10 người đi làm thì nuôi một người. Ghế ít, đít nhiều, con ông cháu cha, mua bán chức quyền, biên chế khiến cho bộ máy phình ra đến kinh tởm. Không biết bao nhiêu ban ngành sở nhiệm abc mà kể. Nhiều đến nỗi Phúc còn bảo: Chúng ta có những cán bộ mà có cũng được, không có cũng được. Năng suất lao động của bộ máy là rất thấp. Toàn tính ăn cướp của dân, ăn cướp của nhau, đục khoét ngân sách nhân dân, bán được cái gì của đất nước là bán chứ làm việc cái gì. Sáng cắp ô đi, chiều xách đít về. Ngồi chơi cũng có tiền. Đất nước gì mà công an, cảnh sát nhiều như rươi. Tôi đến chịu. Anh Tân bộ nội vụ lên nắm quyền còn thề hứa sẽ giảm biên chế mạnh. Ai ngờ thời gian sau tăng cả 50 ngàn biên chế. Bó tay.
Thứ 5: Chống tham nhũng: Đây chỉ là trò hề đánh nhau chính trị, thanh trừng lẫn nhau chứ cả cái đảng này tham nhũng từ thằng trưởng thôn đến thằng to nhất chính là anh đó anh Trọng à thì chống ai? Anh có giỏi kê khai tài sản đi tôi xem nào. Tất cả các chiêu trò chống tham nhũng của anh đều do bên Tàu chỉ đạo và mục đích là để anh thâu tóm quyền lực giống Tập Cận Bình mà thôi.
Thứ sáu: Về chính trị: Anh nói rằng 89 năm qua đã chứng minh chỉ có đảng của các anh mới đủ tài tình để đưa đất nước đến ngày hôm nay. Anh nói ngáo ngơ vậy mà nghe được à? Đảng của các anh độc tài cai trị bao năm nay, có cho đảng phái khác nào tham gia chính trường đâu mà bảo là họ làm việc được. Đến thành lập hội nhóm nhỏ mà các anh còn ngăn cấm, tìm diệt thì nói chi đến đảng phái khác ra tranh cử để cống hiến cho đất nước. Những người không đảng phái như tôi bây giờ chỉ mở mồm nói sự thật mà còn bị các anh dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi để triệt hạ thì hiểu rồi đấy.
Các anh nhớ miền Nam trước năm 1975 chứ? Thời đó ngoài Bắc khổ bỏ xừ ra mà trong đó xa hoa đến thế nào các anh lạ gì nữa. Đến lúc các anh vào cướp được miền Nam xong xuôi rồi còn lơ nga lơ ngơ như những con bò về thành phố với bao lạ lẫm, thô thiển. Bằng chứng sống vẫn còn đầy, đừng có cãi.
Thứ bảy: Lòng dân: Cái này khỏi bàn. Dân đang chửi mả bố anh và cái đảng của anh hàng ngày đó. Chưa giết được nhau thôi. Có cơ hội thì chắc dân họ giết quân cộng sản các anh không tiếc tay đâu, nhất là bọn công an, cảnh sát. Các anh quá mất dạy khiến dân căm phẫn đến tột cùng .
Đấy tôi nói sơ sơ sự thật là như vậy. Nó khác hoàn toàn với cái bài viết ngáo ngơ của anh vì nó là sự thật chứ không phải là bốc phét như anh. Tôi nói luôn là đảng cộng sản càng mạnh thì dân càng khổ, đất nước càng tan hoang và dâm tộc càng bệnh hoạn và có nguy cơ thành tôi mọi của Tàu chứ trường tồn cái gì. Làm công dân hạng hai thì nó thích thịt kiểu gì thì thịt thôi. Nhìn Tây Tạng, nội Mông, Tân Cương xem bọn Tàu nó hành hạ dân ở đó ra sao thì hiểu.
Anh già rồi, sắp toi rồi, sống những ngày cuối đời cho ra một con người đi anh Trọng à. Trong mắt nhiều bộ phận nhân dân, anh không bằng một con ngợm, một thằng phê ma túy Mac-Le đến mức ngáo ngơ mà thôi.
Bài viết của anh Trọng thì Nam để dưới phần bình luận.
+) Công dụng: Dành cho những người đang ngồi trong toilet và bị táo bón.
+) Chống chỉ định: Những người vừa ăn no xong không nên đọc bài của anh Trọng vì có thể gây ói mửa dẫn đến lãng phí đồ ăn./.

Ngày tết và bệnh nghiện rượu dưới chế độ cộng sản


Trần Trung Đạo|

Sắp Tết, số lượng rượu bia được tiêu thụ chắc chắn sẽ tăng cao. Câu hỏi đặt ra tại sao Việt Nam là một trong những quốc gia dùng rượu bia cao nhất thế giới?
Báo VietNamNet đưa tin “Đàn ông Việt uống rượu bia nhiều nhất thế giới.” Theo lời Bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế Dự phòng dẫn chứng cho biết “Nếu tính trung bình, một người nam giới trưởng thành uống khoảng 27.4 lít cồn nguyên chất, đây là con số rất đáng báo động và là một trong số những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ này.”
Kỷ lục dùng rượu bia tại Việt Nam không phải ngẫu nhiên.
Tháng Năm, 1985, Gorbachev tung ra chiến dịch toàn quốc chống nghiện rượu. Ông cho rằng nghiện rượu là một trong ba căn bệnh trầm trọng nhất tại Liên Xô, chỉ sau bệnh tim và ung thư.Theo công bố của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thuộc Liên Hiệp Quốc, năm 2015, chín trong số mười quốc gia tiêu thụ lượng rượu cao nhất thế giới là những nước cựu Cộng Sản. Các nước này gồm Belarus, Moldova, Lithuania, Russia, Romania, Ukraine, Hungary, Czech Republic và Slovakia.
Thực tế đó cũng đã xảy ra tại Ba Lan. Trong phóng sự điều tra của báo Christian Science Monitor phát hành ngày 3 tháng 3, 1981 khi chế độ CS Ba Lan còn rất mạnh, một trong những căn bệnh xã hội trầm trọng nhất tại Ba Lan là nghiện rượu.
Đông Đức trong thời kỳ CS tiêu thụ rượu cao nhất châu Âu và gấp đôi Tây Đức. Lương trung bình của một công nhân Đông Đức khoảng 500 Marks trong lúc một chai rượu Cognac giá 80 Marks.
Tại Trung Cộng, theo công bố của WHO vào tháng 12, 2012, số người uống rượu tại Trung Cộng cao hơn phần lớn nhân loại với 55.6 phần trăm đàn ông và 15 phần trăm đàn bà uống rượu.
Các phân tích đó cho thấy cơ chế chính trị Cộng Sản là một tương quan nổi bật giữa các nước CS Liên Xô và Đông Âu trước đây cũng như Trung Cộng và CSVN hiện nay.
Các thể hiện của tương quan này:
Mượn rượu giải sầu: Nhiều công nhân, nông dân dưới các chế độ CS mượn rượu để làm lối thoát cho lòng tổn thương, thất vọng.
Trốn chạy thực tế: Tuyệt vọng khi đối diện với một “khoảng trống tinh thần,” một xã hội không còn có những giá trị văn hóa mà đất nước họ đã từng có trong lịch sử trước đó.
Điều kiện sống: Nhà ở chật chội, lương bổng thấp, thiếu thốn mọi thứ cần thiết và sống trong bóng tối theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đã đẩy người dân chọn rượu như là phương tiện “giải trí” dễ có nhất.
Giới cầm quyền CS không quan tâm đến sức khỏe của người dân: Đối với giới cầm quyền CS, thu nhập và thuế do việc tiêu thu rượu đem lại quan trọng hơn là sức khỏe của người dân.
CSVN cũng sẽ từ chối và cho rằng chẳng lẽ tệ trạng nào cũng đổ lên đầu chế độ hay sao. Thế nhưng, các nghiên cứu cho thấy đúng vậy, cơ chế chính trị CS là nguyên nhân tiềm ẩn sâu xa của bệnh nghiện rượu.
Giấu cơn giận trong men cay, ngăn nỗi buồn nơi đáy cốc là thái độ tìm quên tiêu cực nhưng rất phổ biến của người dân thường trước những bất công đang đè lên số phận của họ. Bệnh xã hội như thế chỉ thuyên giảm khi các điều kiện vật chất và tinh thần thay đổi theo một chiều hướng tốt đẹp hơn./.