Tuesday, October 30, 2018

Một ý tưởng hay: Nhà tù Thủ Thiêm

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Nhà thơ gieo những vần thơ năm từ mang âm hưởng ví dặm dân gian phường vải Nghệ Tĩnh Thái Bá Tân có một ý tưởng bất ngờ, độc đáo và rất hay là mảnh đất dành xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm thôi đừng xây nhà hát nữa rồi lại phải tốn tiền mua chiếu đắp. Lại phải thuê người hàng ngày dọn cứt chó đến ỉa. Lại tạo ra những góc hoang vắng cho đám con nghiện tụ tập phê thuốc, tạo thêm tệ nạn xã hội.

Giai điệu khúc sonata Ánh Trăng của Beethoven chỉ có thể thánh thót vang lên trong tâm hồn những con người đã được giải thoát khỏi những ức chế, những vướng bận bởi đói nghèo, áp bức, bất công của cường quyền, con người chỉ còn khao khát hướng tới cái đẹp, cái cao cả. Thủ Thiêm, Sài Gòn, cũng như Văn Giang, Hưng Yên, Dương Nội và Đồng Tâm, Hà Nội và khắp nơi trên đất nước Việt Nam thân yêu trong thể chế cộng sản đang là mảnh đất của áp bức, bất công, của bạo lực cường quyền, của cay đắng đói nghèo, ăn bữa sáng lo bữa tối. 

Xây dựng nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm, Sài Gòn, ở Dương Nội, Hà Nội là sự giễu cợt với những số phận thua thiệt, hẩm hiu, bị bạo quyền cướp nhà, cướp đất, cướp cuộc sống bình yên. Xây dựng nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm, Sài Gòn, ở Dương Nội, Hà Nội là sức mạnh đồng tiền và sức mạnh chính quyền ngạo ngược thách thức người dân Thủ Thiêm, người dân Dương Nội. Xây dựng nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm Sài Gòn, ở Dương Nội Hà Nội là xây dựng trên sự bất lương, vô cảm, trên sự chiến thắng của cái ác sẽ bị tất cả những người lương thiện, tất cả những tâm hồn muốn hướng tới cái đẹp, cái cao cả tẩy chay và nhà hát sẽ chìm trong đìu hiu, hoang tàn.

Chỉ có chút an ủi cho người dân mất nhà mất đất ở Thủ Thiêm là xây nhà tù thật bự trên mảnh đất nhà hát giao hưởng viển vông kia để giam những quan tham chà đạp lên pháp luật, dối Trời lừa dân, cướp cuộc sống bình yên của người dân, đẩy người dân vào khốn cùng.

Nhà tù Thủ Thiêm sẽ có hai khu. Khu Bóng Tối giam những quan tham của nhà nước cộng sản và khu Ánh Sáng giam những trí tuệ và khí phách Việt Nam như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thúy Nga, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa, Phan Trung..., những người dấn thân vào cuộc đấu tranh cho đất nước Việt Nam dân chủ, tư cường và hùng mạnh bị nhà nước cộng sản Việt Nam kết án tù. Có nhà tù Thủ Thiêm, những người tù bất khuất Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Thu Hà, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải... sẽ không còn bị dẫn từ nhà tù lên thẳng máy bay buộc ra định cư nước ngoài.

Vài ngày nữa luật An ninh mạng có hiệu lực. Rồi sẽ còn nhiều luật an ninh nữa. Luật An ninh đảng cộng sản. Luật An ninh quan chức nhà nước cộng sản... sẽ tạo ra dòng người tù cuồn cuộn và bất tận dồn đến nhà tù Thủ Thiêm. 

Cho đến khi vận nước thay đổi, người dân thoát khỏi thân phận nô lệ cộng sản, lại được làm chủ đất nước, người dân sẽ tống cổ những tên tội phạm với dân với nước vào nhà tù Thủ Thiêm. Những kẻ tước quyền dân, nô dịch dân, những kẻ dâng hồn thác Bản Giốc, dâng cổng nước ở Lạng Sơn, dâng điểm cao 1509, dâng Gạc Ma cho giặc phương Bắc phải vào sống cuộc đời người tù trong nhà tù Thủ Thiêm mà ngẫm cuộc đời hại dân phản nước

*

Thái Bá Tân

Khoan đặt tên

Trời, Sài Gòn nghe nói
Định xây quảng trường to.
Loại khủng, lớn nhất nước,
Sẽ mang tên Bác Hồ.

Sẽ có nhà tưởng niệm,
Tượng người, tượng búa liềm.
Nhà sàn và ao cá...
Ở đâu? Lại Thủ Thiêm.

Đền bù cho dân đấy,
Giúp xóa đói, giảm nghèo.
Dân cứ đến mà ngắm,
Sẽ hết đói, hết nghèo.

Đảng đã quyết thì chịu.
Đố ai dám xen vào.
Người dân lại mất đất.
Ngẫm mà thương đồng bào.

Chỉ mong quảng trường ấy
Khoan khoan hẵng đặt tên.
Chờ năm mươi năm nữa,
Đỡ thay đổi, đỡ phiền.

Nhân tiện, thằng nhà hát,
Nên thôi, xây làm gì.
Xây một nhà tù khủng,
Hiện đại và tiện nghi.

Tạm thời giam bác Thức,
Mẹ Nấm và Mẹ Nga
Cùng nhiều tù nhân khác
Tạm gọi là “phe ta”.

Sau, thời thế thay đổi,
Nó sẽ là nơi giam
Các quan lớn cộng sản
Và quan tham Việt Nam.

Là vì, các quan lớn,
Vĩ đại và quang vinh,
Thì nhà tù phải khủng
Cho tương xứng với mình.

Lúc ấy tôi chắc chắn
Thường xuyên đến Thủ Thiêm,
Ngắm nhà tù cho sướng.
Cả ngày và cả đêm.


Giáo sư Chu Hảo và tờ Quân hại nhân dân.

 Theo VOA-Nguyễn Hùng/29/10/2018 
Giáo sư Chu Hảo.
Giáo sư Chu Hảo
Hồi bé tôi hay nghe mấy đứa trẻ hàng xóm chúng nó nói “quân đội nhân dân” là “quân dận nhân đôi”. Rồi “quân dận nhân đôi” là “quân dận nhân hai”. “Quân dận nhân hai” là “quân hại nhân dân”. Lúc đó nghĩ chúng nó nhí nhố thế thôi.
Nhưng vừa đọc bài “Xử lý nghiêm để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và pháp luật của nhà nước” liên quan tới Giáo sư Chu Hảo mới thấy tờ Quân đội nhân dân quả đáng đổi tên thành Quân hại nhân dân thật.
Tờ này nói họ nhận được nhiều ý kiến “tâm huyết” của độc giả sau khi đăng bài "Từ thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng về những vi phạm của ông Chu Hảo: Giữ gìn phẩm giá, uy tín của người trí thức chân chính".
Tôi có đọc nhầm không đây? Vậy ông Chu Hảo không phải là trí thức chân chính thì các trí ngủ chân giò ở tờ Quân hại nhân dân muốn được danh hiệu đó sao? Cũng không hiểu sao họ không lấy ý kiến về vụ “xẻ thịt” đất quốc phòng mà lại tập trung vào vụ ông Chu Hảo.
Ý kiến đầu tiên là của một trí ngủ mang tên Nguyễn Túc từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông này được dẫn lời như sau:
“Tôi rất đồng tình với quan điểm của Báo Quân đội nhân dân... UBKT [Ủy ban Kiểm tra] Trung ương đã kết luận, những vi phạm, khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
“Điều này khiến tôi rất buồn và suy nghĩ. Bởi tôi và ông Chu Hảo từng quen biết đã lâu, có thời gian cùng công tác tại một trường đại học lớn ở Hà Nội. Hơn nữa, đây là một người được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, được Đảng, Nhà nước quan tâm trong đào tạo; trong những năm đang công tác, đã nỗ lực phấn đấu rèn luyện; được tổ chức trọng dụng, tin tưởng đề bạt, giao nhiều trọng trách, trong đó có chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.”
Vậy là đây là người có đủ trình độ dạy đại học cơ đấy. Nhưng tôi đảm bảo trình độ của ông này không bằng mấy bạn trẻ mới 18 tuổi mà tôi đang dạy cách làm báo ở trường Goldsmiths, University of London nếu chỉ dựa vào những gì ông viết.
Mấy đứa trẻ học năm đầu đại học đã hiểu vai trò của trí thức là thách thức hiện trạng để mang lại thay đổi tích cực trong xã hội. Cứ một lòng theo đảng và không thách thức thì Việt Nam ta ngày nay vẫn còn ăn bo bo chứ đâu được “cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày”.
Nhờ có những người dám rời bỏ chính sách kinh tế ngu xuẩn một thời mới có Đổi Mới. Nhưng giờ những người kêu gọi tiếp tục đổi mới như ông Chu Hảo lại bị coi là “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”. Hôm trước tôi vừa dẫn thống kê cho thấy giờ hộ chiếu của Cam Pu Chia và Lào đều đã có giá trị hơn hộ chiếu Việt Nam. Thành tựu này là nhờ công của những ông Nguyễn Túc này chứ đâu.
Một ý kiến khác được đăng là của Thiếu tướng Nguyễn Khắc Ngọ, nguyên Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Ông này viết: “Lẽ ra với cương vị của mình, được Đảng, Nhà nước nuôi dưỡng, đào tạo bài bản, nắm giữ những trọng trách trong hệ thống chính trị, ông Chu Hảo phải ý thức rõ trách nhiệm, bổn phận với Đảng, với nước, với dân. Đằng này, ông lại lợi dụng vốn tri thức đã được Đảng giáo dục, rèn luyện để có những hành động chống lại Đảng, chống lại chế độ, đi ngược lại lợi ích của Đảng, của dân, thì không thể chấp nhận được.
“Tri thức là tài sản vô giá, nếu được sử dụng để phụng sự cho lý tưởng của Đảng, cho lợi ích của toàn dân đó là điều rất đáng trân trọng. Ngược lại, nếu nó bị chính những người mang danh trí thức lợi dụng để phục vụ cho ý đồ không trong sáng thì hậu quả sẽ rất tai hại.”
Vậy là ông tướng này hiểu “tri thức là tài sản vô giá” nhưng chắc ông ăn phải bả gì đó nên mới bắt tri thức phải đi theo tôn giáo cộng sản. Chắc ông cũng đã đọc về sự khảng khái của Galileo trước Giáo hội từ Thế kỷ 17 mà sách giáo khoa Việt Nam từng dẫn lời ông nói “nhưng dù sao trái đất vẫn quay” cho dù Giáo hội kết án ông về điều mà họ cho là sai trái này. Người ta cũng từng trích Lenin nói hồi năm 1919 về trí thức rằng họ là “những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia” nhưng [t]rên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.” Tôi đã qua lăng Lenin hai lần mà quên không hỏi ý ông định nói ai.
Thú thực là mấy ngày qua theo dõi những tranh luận trên mạng về vụ kỷ luật ông Chu Hảo và vài vụ khác, tôi thấy nản quá. Đám đông bị “ngu dân” trong nhiều năm quả là đã “quá đông và nguy hiểm”. Tôi biết mình có lỗi khi không nghe lời khuyên rằng “đừng cãi nhau với kẻ ngu vì người ngoài nhìn vào không biết ai ngu ai khôn”. Tôi cũng biết vật nhau với lợn thì mình vấy bẩn còn “lợn khoái vì được vầy”. Nhưng tôi tin là trong đám đông đấy cũng có nhiều kẻ giả ngu thủ lợi mà thôi. Họ chẳng lú tới mức đó đâu.

Xây nhà hát, xây tượng Fidel, hay mang hài cốt liệt sĩ về nhà?

Theo VOA-Trân Văn/30/10/2018 
Dự án nhà hát Thủ Thiêm. (Screenshot of Zing.vn)
Dự án nhà hát Thủ Thiêm. (Screenshot of Zing.vn)
Hôm qua, 29 tháng 10, khi thảo luận về tình hình ngân sách quốc gia, hai Đại biểu Quốc hội: Ông Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Đại biểu của tỉnh Bến Tre, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội) và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn Đại biểu TP.HCM) tranh luận sôi nổi về quyết định xây Nhà hát Thủ Thiêm (1).
Trong bối cảnh công khố thì rỗng nhưng chi tiêu vẫn tăng không ngừng, phải vay để có tiền xài, ông Nhưỡng đề nghị chính phủ phải hành xử quyết liệt đối với những dự án xây dựng trung tâm hội nghị, công trình văn hóa, kiểu như Nhà hát Thủ Thiêm chứ không thể dĩ hòa vi quý như trước nay được nữa.
Bà Tâm phản bác ngay lập tức. Theo bà, 1.500 tỉ xây dựng Nhà hát Thủ Thiêm không liên quan gì đến thu – chi ngân sách hiện nay vì chính quyền TP.HCM đã bán xong một công thự, tiền đã sẵn, giờ chỉ có xây. Bà Tâm lập lại những thông tin mà một số viên chức hữu trách ở TP.HCM đã nói nhiều lần: Dự án Nhà hát Thủ Thiêm đã được chính phủ phê duyệt từ lâu, bây giờ mới làm. Phải làm vì không thể không đầu tư cho văn hóa.
Tuy tranh luận giữa ông Nhưỡng và bà Tâm được mô tả là “gay gắt” nhưng chỉ diễn ra trong ít phút và cũng chẳng đến đâu. Hơn 400 đại biểu khác của dân chúng Việt Nam tại Quốc hội ngậm tăm. Nói cho chính xác thì ông Nhưỡng và một đại biểu khác có đề nghị nói lại, nói thêm nhưng ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội, người điều hành cuộc thảo luận không cho vì không có thời gian.
Trước giờ, tranh luận tại Diễn đàn Quốc hội Việt Nam là chuyện hiếm, tranh luận trực tiếp giữa đại biểu các địa phương với nhau về những dự án đầu tư bằng công quỹ còn hiếm hơn. Hình như vì những thắc mắc về hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án, ngay cả cảnh báo về nhân tâm đều không… thức thời. Nếu địa phương nào lách ra, vượt lên, thành công với loại dự án nào đó, đó chính là cơ hội cho các địa phương khác mè nheo với lý do không có là thiếu công bằng, là thua thiệt. Theo con đường ấy, quảng trường – tượng đài Hồ Chí Minh mới mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam!
***
Hôm qua, đọc xong tường thuật của báo giới Việt Nam về cuộc thảo luận của Quốc hội Việt Nam đối với ngân sách quốc gia, kẻ viết bài này tình cờ xem một video clip đang được nhiều người sử dụng mạng xã hội tại Mỹ chia sẻ với nhau. Clip chỉ có 3 phút 37 giây do Claudia Primos thực hiện và đưa lên trang facebook của cô.
Cô Primos là con một trung úy của quân đội Mỹ hồi Thế chiến thứ hai. Ông vừa mới qua đời tại một bệnh viện dành cho cựu chiến binh. Cô Primos không cho biết cha cô tên gì, bao nhiêu tuổi. Cô ghi lại cảnh người ta chuyển thi hài cha cô được phủ quốc kỳ từ bên trong bệnh viện ra xe để mang đến nhà quàn… rồi đưa lên trang facebook của cô vì muốn anh chị em của cô dẫu chưa kịp về cũng có thể biết...
Chừng 82.000 người được xem ké cảnh một nhân viên đẩy băng ca mang thi thể ông Primos ra ngoài trong tiếng nhạc – chuyên dùng để tiễn biệt tử sĩ – được bệnh viên phát qua hệ thống loa,… và không chỉ có nhân viên bệnh viện xếp hàng, đứng nghiêm tiễn biệt mà những bệnh nhân khác – toàn là người già – ngồi trên những chiếc xe lăn dọc một vài đoạn hành lang, nếu không ráng đứng dậy thì cũng nghiêng mình, giơ tay chào… đã lên tiếng chia buồn với gia đình cô Primos, cám ơn cụ ông Primos đã phục vụ quốc gia, dân tộc (2).
Ngoài 82.000 người ấy, video clip của cô Primos còn được 350.000 người khác share cho bạn bè xem dù rằng ở Mỹ, những cảnh như thế là bình thường, có thể thấy ở khắp nơi. Ở Mỹ, từng khoác quân phục và giải ngũ trong danh dự (không bị loại ngũ vì vi phạm kỷ luật), bất kể đã phục vụ quân đội bao lâu đồng nghĩa với việc được chăm sóc miễn phí tại các cơ sở y tế của Bộ Cựu chiến binh đến hết đời. Cựu chiến binh, bất kể cấp bậc, còn có quyền yêu cầu được tổ chức tang lễ theo nghi thức danh dự, an táng ở những nghĩa trang quốc gia. Đó là lúc chết, còn khi sống, cựu chiến binh được ưu tiên tuyển vào làm việc trong hệ thống công quyền từ liên bang tới địa phương nếu hội đủ yêu cầu tối thiểu của vị trí đó. Ưu tiên này chỉ thấp hơn ưu tiên dành cho cha mẹ, vợ của những tử sĩ và những thương binh.
Cũng ở Mỹ, bởi đưa lính Mỹ đi khắp nơi, chính phủ có trách nhiệm đưa tất cả lính Mỹ về nhà. Việc tìm kiếm những quân nhân Mỹ mất tích từ Thế chiến thứ nhất đến giờ vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đối thủ của nước Mỹ khai thác tối đa điều đó và thường thì chính phủ Mỹ luôn luôn tương nhượng để các tù binh Mỹ được phóng thích và để được nhận lại hài cốt của các quân nhân Mỹ.
Năm 2014, Tổng thống Obama từng bị chỉ trích kịch liệt khi đồng ý đem năm kẻ khủng bố được xem là đặc biệt nguy hiểm, đang bị biệt giam ở Guantanamo đổi lấy Bowe Bergdal – một binh nhất vô kỷ luật, tự ý rời khỏi doanh trại rồi bị Taliban bắt làm tù binh hồi 2009 (3). Giữa năm nay, Bắc Hàn tiếp tục thành công khi sử dụng hài cốt lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến Nam – Bắc Triều Tiên như một trong những công cụ lợi hại để kéo chính phủ Mỹ quay lại, ngồi vào bàn đàm phán về giải giới vũ khí hạt nhân – bỏ cấm vận.
***
Tranh luận giữa ông Nhưỡng, bà Tâm về sử dụng ngân sách cho Nhà hát Thủ Thiêm – một công trình “văn hóa” và video clip mà cô Claudia Primos thực hiện rồi đưa lên trang facebook của cô về cách mà người Mỹ đối xử với cha cô – một cựu chiến binh, làm kẻ viết bài này liên tưởng đến chuyện một đại biểu Quốc hội khác - Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2 – từng xới lên hồi tháng 11 năm ngoái, cũng liên quan tới ngân sách.
Lúc đó, ông tướng đồng thời là đại biểu của tỉnh Hà Giang tại Quốc hội khóa 14, bảo với các đồng viện là còn khoảng 2.500 hài cốt liệt sĩ đang phơi mưa nắng tại các cao điểm 1.800A, 1.800B, 1.722, 1.220, 1.030,… Tuy tướng Cò không cung cấp chi tiết nhưng dựa vào diễn biến xung đột vũ trang tại biên giới Việt – Trung, người ta tin rằng những liệt sĩ ấy đã đền nợ nước trong các đợt phản công - tái chiếm, phòng vệ lãnh thổ giai đoạn từ giữa năm 1980 đến đầu năm 1987 ở Hà Giang. Tướng Cò khẳng định với các đồng viện rằng, chỉ cần cấp tiền cho Bộ Quốc phòng và Quân khu 2 một lần thì trong hai năm 2018 và 2019, quân đội sẽ đưa hết toàn bộ hài cốt các liệt sĩ về với thân nhân của họ (5).
Tuy nhiên theo tường thuật của báo giới Việt Nam thì chẳng có đại biểu nào ở Quốc hội bận tâm góp cho vài lời. Sắp tròn một năm nhưng vẫn chưa thấy thông tin nào liên quan đến chuyện lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo Bộ Quốc phòng sẽ làm gì đó để tìm kiếm, mang hài cốt của khoảng 2.500 liệt sĩ về nhà. Sau hơn 30 năm phơi mưa nắng trên những dãy núi đá ở Hà Giang, có bao nhiêu trong số 2.500 hài cốt này còn nguyên vẹn và có thể xác định được danh tính?
Rồi ngoài Hà Giang với 2.500 hài cốt đang phơi mưa nắng, bao giờ thì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam tính đến chuyện tìm kiếm, an táng hài cốt những liệt sĩ tử trận ở Cao Bằng, Lạng Sơn trong giai đoạn 1979 - 1981? Đó là chưa kể hài cốt của hàng chục ngàn liệt sĩ đã thiệt mạng trong các cuộc chiến từ 1945 – 1954, 1954 – 1975, 1979 – 1985 ở Campuchia,… vẫn còn vất vưởng, vương vãi đâu đó!
Dân vốn chẳng là gì? Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam xem trường học, bệnh viện, công trình công cộng phục vụ dân sinh không bằng cổng chào, tượng đài, quảng trường, bảo tàng, nhà hát, trung tâm triển lãm,… thì cũng đành ráng mà chịu. Song chẳng lẽ những người đã hiến máu, tặng xương, góp mồ hôi để gầy dựng Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng không là gì?
Nhà hát Thủ Thiêm – một trong những công trình có tính biểu tượng cho “văn hóa” của những “con người mới xã hội chủ nghĩa” dường như khác với văn hóa, văn minh chung của nhân loại. “Nghĩa tình” của những “con người mới xã hội chủ nghĩa” cũng khác với tình nghĩa theo nhận thức chung của loài người.
“Nghĩa tình” kiểu đó thúc đẩy chính phủ phê duyệt dự án Nhà hát Thủ Thiêm, cho phép chính quyền TP.HCM “tự cân đối” bằng bán công thự. Đem khoản “tự cân đối” ấy so với chuyện không có tiền thu thập khoảng 2.500 hài cốt liệt sĩ đang phơi mưa nắng ở Hà Giang sẽ bị phê phán là… khập khiễng.
“Nghĩa tình” kiểu đó tuy là lý do để Ban Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng CSVN gật đầu, cho phép chính quyền tỉnh Quảng Trị “tự cân đối” bằng cách bán công thổ để xây dựng Công viên Fidel Castro nhưng tri ân Fidel Castro cụ thể hơn tri ân những người đem tính mạng để đặt quyền lực vào tay các thành viên Ban Bí thư thì có gì là không chính đáng?..
***
Còn lựa chọn – quy hoạch nhân sự lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, còn con lãnh đạo làm lãnh đạo, còn những người như bà Tâm, xem thiết chế kiểu đó là “phúc” của dân tộc. Bà Tâm nói thế là còn kiềm chế. Lựa chọn – quy hoạch nhân sự lãnh đạo là “đại phúc” chứ không phải thứ phúc ấm bình thường. “Đại phúc” ấy không thời nào có, chẳng nơi nào bằng!
Chú thích

Triều đại "Việt Tệ"


  • Bài 1: Nếu TQ tạc tượng Nguyễn Phú Trọng ...
    Con đường cưỡng bách:
    Ông Nguyễn Phú Trọng – vốn bị rất nhiều người gọi một cách miệt thị là "Trọng Lú" thực ra chẳng hề lú lẫn.
    Với đôi mắt luôn nhìn xuống và nụ cười như là vô hại, phong thái hệt như cách Tập Cận Bình giấu tham vọng và cơ mưu, Nguyễn Phú Trọng(NPT) là bậc thầy về thủ đoạn chính trị. Cách thức ông và nhóm của ông một mực cưỡng bách dân tộc VN đi theo con đường u tối là "chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh", theo CNXH cũng đã thể hiện ông có thừa thủ đoạn và mưu tính đường xa.
    Con đường theo CNXH mà ông chọn chính là con đường duy nhất làm được "giáp sắt" cho nhóm cầm quyền VN tha hồ tước đoạt quyền con người và của cải của dân VN để bảo vệ địa vị, quyền lợi cho của mình. Cũng con đườung đó đã đảm bảo cho họ tha hồ và hăm hở chấp nhận sự sai bảo của nhà cầm quyền TQ và chỉ có thế thì TQ mới bảo kê cho sự tồn tại của nhóm này.
    NPT lợi dụng cả một chủ thuyết lỗi thời, bị thế giới đánh giá là "phản nhân loại", "tạo nên những tội ác chống lại loài người" để kẹp chặt các đối thủ trong "vòng kim cô" nhân danh đảng CS mà lật ngược được thế cờ, củng cố cho quyền lực của riêng mình là cách nhiều nhà độc tài CS tham nhũng VN muốn nhưng trong thời hiện tại không ai thành công đến vậy ngoài ông.
    Chính vì nhầm lẫn trong đánh giá về NPT mà nhiều người chủ quan, không thấy được những thủ đoạn thâm hậu mà ông từng bước ngầm toan tính. Khoác ngoài bằng cái vỏ "Lú", hẳn rằng điều đó không nằm ngoài biện pháp của ông và một số người hết lòng ủng hộ ông vì quyền lợi "đen". Sự nhầm lẫn và vỏ bọc này đã tỏ ra rất hữu hiệu. Trong cuộc chiến tranh quyền, một số kẻ đang ngang trời dọc đất, do không đánh giá hết sự nguy hiểm của đối thủ mà "dương dương tự đắc", bỗng một ngày "đang sống chuyển sang từ trần" hoặc còn sống nhưng cũng ngậm "một cục hờn căm" ói máu mà "chết" trên vũ đài chính trị.
    Không ai tại VN ngày nay cơ mưu hơn NPT trong việc toan tính đường dài, chờ thời, chọn đúng thời điểm và loại vũ khí , lúc chậm rãi lúc hối hả đặt từng viên đá tảng xây đền quyền lực.
    Có thể thấy ban đầu ông dựa vào lòng tham vô độ của những đồng chí trong "bộ tứ" quyền lực và Quốc hội để họ nhất trí bóp méo Hiến pháp bằng cách chen điều 4 vào, đưa đảng và đương nhiên là chức Tổng Bí thư mà ông đang tại vị, lên vị trí lãnh đạo cao nhất.
    Sau khi lập nhiều "công trạng" bằng cách "lãnh đạo định hướng từ bỏ cấp tập từng mảng chủ quyền VN vào tay TQ bằng vô số văn bản "hữu nghị và hợp tác", sự nồng nhiệt của ông với TQ đã đủ để chứng tỏ được dạ trung thành.
    Đương nhiên TQ không thể chọn được ai hiệu quả hơn ông để tôn vinh, để đứng sau hỗ trợ như một tường thành bất khả xâm phạm. Khi đó, NPT đã đủ lực để làm một cuộc "đảo chính" bất ngờ ở Đại hội đảng 12, nắm thế thượng phong với lời hứa mặc định là sẽ chỉ làm Tổng Bí thư tiếp nửa nhiệm kỳ, tìm người kế vị làm Tổng Bí thư rồi sẽ lui về, vì tuổi đã quá già so với mức quy định. Nhiều "đồng chí " trong đảng lại nhầm về ông lần nữa.
    * Triều đại "Việt Tệ" :
    Sau đại hội đảng 12 đến nay, NPT đã tiến từng bước chắc chắn tận dụng hữu hiệu thời gian tại vị để đưa mình lên ngôi cao nhất và hiện nay đang là bất khả xâm phạm.
    Thời của Nguyễn Phú Trọng thống lĩnh là thời được nhiều người lên án là "bàn giao hầu hết chủ quyền VN tay TQ" dưới những chiêu bài" hợp tác" bởi vô số cam kết bất lợi cho VN được dồn dập ký kết với TQ, gần đây nhất là chấp nhận để kẻ xâm lược TQ vào "cùng khai thác biển Đông".
    Sau khi lập công với TQ một cách không ai sánh nổi về mức độ "bàn giao đất nước cho TQ" và công khai quá trình này bằng hai động thái : mở toang cửa khẩu biên giới cho TQ tha hồ vào VN như chốn không người, sau đó cho đồng Nhân dân Tệ TQ lưu hành tại VN. Bên cạnh đó, chính quyền NPT cho công an gắt gao đi bắt phạt tàn bạo, cướp cả tài sản của chủ tiệm vàng chỉ đổi 100 USD lẻ cho dân để đe dọa toàn quốc, khiến dân phải từ bỏ tích trữ đồng USD phòng rủi ro. Trước việc vi phạm pháp luật trắng trợn này mà hệ thống quyền lực, ngay cả QH cũng có nhiều ý kiến bảo kê cho việc cướp bóc ấy.
    Và thế là triều đại "Việt Tệ" công khai tại VN.
  • Nhiệm vụ của triều đại "Việt Tệ":
    Triều đại Việt Tệ, nghĩa là thời mà người VN dùng Nhân dân tệ như đồng tiền quốc nội.
    Đó là biểu tượng dễ nhận biết nhất về triều đại NPT, khi ông lên ngôi kiêm cả Tổng Bí thư và Chủ tịch nước ngay bên nấm mộ còn tươi của Trần Đại Quang. Sự cấp tập và hối hả của ông và thế lực hỗ trợ ông lớn đến mức cả VN như chết lặng, không ai dám há miệng kêu lên một tiếng ngoài một số ít ỏi người bất đồng chính kiến mà ngày càng rơi rụng, hiếm dần theo mức độ khủng bố của những cánh tay sắt sẵn sàng giết dân trong đồn công an để bảo vệ đảng.
    Đó là triều đại đảng CS VN đã hoàn toàn tự chuyển hóa để thực hiện một nhiệm vụ chính trị khác, với quyền lực tuyệt đối để vận hành đất nước.
    Nhiều người nhận định rằng đảng CS VN hiện đang thực hiện nhiệm vụ chính trị mới, như một nhóm "Thái thú" của TQ tại VN, nhằm bảo vệ cho lợi ích của TQ tại đất nước này. Quan trọng hơn nữa, họ đảm bảo VN phải là bàn đạp cho TQ chiếm giữ biển Đông với những món lợi lớn về kinh tế, vùng hàng hải và vùng nhận diện phòng không... Sự chiếm giữ này buộc ngay VN và các nước có lợi ích liên quan phải cống nạp, đảm bảo cho sự bành trướng bá chủ của TQ trên thế giới.
    Trong vị thế địa chính trị đó, nếu có nước nào, kể cả Mỹ, cả gan gây chiến với TQ để đòi lại quyền tự do khai thác biển Đông theo công ước quốc tế, thì VN chính là nơi chiến địa diễn ra, núi sông xương máu là của người VN đổ ra trong khi dai dẳng làm bức tường thành bảo vệ, chết cho quyền lợi của nhóm cầm quyền đảng CSVN và TQ.
    Bằng cách đóng nhãn mác VN lên hàng TQ, che mắt thế giới để giúp TQ trốn thuế xuất khẩu, cùng với việc làm bàn đạp quân sự và kinh tế cho TQ ở biển Đông, ông Trọng và đảng CS VN đã gián tiếp đón rước chiến tranh thương mại, kinh tế và nguy cơ chiến tranh Thế giới lần thứ III- đương nhiên sẽ tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến tranh- về để tàn phá đất nước VN?
    Mở được "triều đại Việt Tệ" trên đất VN năm 2018, hẳn rằng TQ cần phải ban thưởng cực lớn cho NPT và nhóm cầm quyền VN. Để công bằng cho NPT, nay mai biết đâu TQ sẽ tạc tượng, dựng bia ghi công ông đã giúp TQ chiếm được VN mà TQ không hề tốn lấy một viên đạn.

    (Còn tiếp)

Chu Hảo bỏ đảng và con đường Phan Chu Trinh


Đúng như dự đoán và mong đợi, Chu Hảo đã tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam bằng một lá thư thẳng thắn, rõ ràng và đầy đủ. [1]
Thẳng thắn ở chỗ ông không ngần ngại khẳng định tổ chức chính trị mà ông tham gia 45 năm trước - Đảng Cộng sản Việt Nam - đã “không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại.”
Rõ ràng ở chỗ ông chỉ ra có một kế hoạch gần 10 năm nhằm triệt hạ ông, bất chấp mọi ý kiến của cấp ủy cơ sở, phớt lờ mọi nguyên tắc dân chủ được tuyên xưng, chỉ nhằm đưa ra một bản cáo trạng mà ông cho là “vô căn cứ và thâm độc.”
Cuối cùng, lá thư đầy đủ ở chỗ, và cũng là điểm thú vị nhất, khẳng định nguyên nhân sâu xa mà Chu Hảo từ bỏ đảng cộng sản, chẳng phải vì bản án kỷ luật vớ vẩn, mà bởi ông nhận thấy ánh sáng từ một con đường khác, thông qua một con người khác.
Con đường đó là “dân tộc, dân chủ và phát triển” bằng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Con người đó là Phan Châu Trinh.
Và đây có lẽ chính là điểm gặp nhau giữa Chu Hảo và những người bỏ đảng khác như Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang - họ từ bỏ một con đường đơn giản là vì nhìn thấy một con đường khác sáng rạng hơn cho tiền đồ dân tộc.
Mà đã nhắc tới Phan Châu Trinh trong câu chuyện này thì thật khó để không liên tưởng tới lá thư [2] gần trăm năm trước Phan Châu Trinh từ Marseille gửi Nguyễn Ái Quốc - người sau này sáng lập ra cái đảng mà Chu Hảo vừa từ bỏ.
Trong thư, Phan Châu Trinh khuyên Nguyễn Ái Quốc nên từ bỏ lối “nương náu ngoại bang để rung chuông, gõ trống” mà phải trở về “ẩn náu trong thôn dã, hô hào quốc dân đồng bào đồng tâm hiệp lực đánh đổ cường quyền áp chế.”
Không tranh cãi với Nguyễn Ái Quốc việc chủ nghĩa Mác-Lê là đúng hay sai, song Phan Châu Trinh tin tưởng mãnh liệt vào lựa chọn của mình, “dựa vào lý thuyết nhân quyền để cổ động sĩ khí dân tình”, “kết đoàn hợp xã, dân tình thức tỉnh, kháng thuế cự sưu, tố giác tham quan lại nhũng, lại bất hợp tác từ cái này đến cái nọ, đến chừng đông tay vỗ nên tiếng mà đoạt lại lợi quyền.”
Và đáng quý thay, ngay cả khi biết trước nhiều rủi ro sẽ đến với mình vì nhà cầm quyền sẽ “vin cớ này, cớ nọ để mà làm tội làm tình”, Phan Châu Trinh vẫn chấp nhận với niềm tin “chẳng may mà bị sa cơ, thế tất chẳng có người nối tiếp mình thức tỉnh nhân quần; bằng cái lối đó, chắc là cuồn cuộn dâng lên, rồi một ngày kia khác nào như ngọn thủy triều lôi cuốn mất cường quyền áp chế.”
Cuối thư, Phan Châu Trinh hẹn Nguyễn Ái Quốc “thấy mặt nhau ở quê hương xứ sở.”
Lịch sử dẫn những lối thật bất ngờ. Nguyễn Ái Quốc, vô tình hay hữu ý, đã làm giống lời khuyên của Phan Châu Trinh, trở về Việt Nam, ẩn nơi núi rừng, hô hào quốc dân, để rồi vạch một con đường cho dân tộc Việt Nam dưới bóng đảng cộng sản mà ông góp công sáng lập.
Phan Châu Trinh ba năm sau đó về lại Việt Nam để rồi mãi mãi nằm lại Sài Gòn trong một quốc tang thực thụ đầu tiên và duy nhất của người Việt. Ông đã không thấy mặt Nguyễn Ái Quốc như lời hẹn cuối thư, và lại càng chẳng thể “gặp” Hồ Chí Minh ở bất kỳ nơi đâu trên đường tìm lối thăng tiến cho dân tộc.
Không hội ngộ cố nhân nhưng có lẽ Phan Châu Trinh giờ đây sẽ ngạc nhiên lắm nếu “thấy mặt” biết bao người đang “nối tiếp mình thức tỉnh nhân quần” đúng như lời dự đoán. Trớ trêu, và cũng thú vị thay, rất nhiều người trong số đó, như Nguyên Ngọc, Chu Hảo, và còn nhiều người khác nữa, đã, đang và sẽ đến với Phan Châu Trinh sau khi bước qua và từ bỏ cả con đường lẫn tổ chức mà Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra và sáng lập.
Cũng có nghĩa là, sự cạnh tranh giữa hai hướng đi, một vạch lối bởi Nguyễn Ái Quốc, một phác thảo bởi Phan Châu Trinh, sẽ còn định hình đường nét của quê hương xứ sở tương lai tới đây.
---
[1] Toàn văn Tuyên bố Từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của Chu Hảo
https://bit.ly/2PsDzoW

Hà Nội yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm tại rừng phòng hộ Sóc Sơn

 RFA-2018-10-30  
Các biệt phủ tại rừng phòng hộ Sóc Sơn.
 Các biệt phủ tại rừng phòng hộ Sóc Sơn.Screen Capture
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các hộ dân tự tháo dỡ các công trình vi phạm ở rừng đặc dụng Sóc Sơn. Nếu không thực hiện thì cơ quan này sẽ quyết định cưỡng chế bất kể người đó là ai.
Truyền thông trong nước dẫn lời phát biểu của chủ tịch thành phố Hà Nội, Ông Nguyễn Đức Chung, tại phiên họp giao ban của thành phố diễn ra hôm 30/10.
Theo ông chủ tịch thành phố Hà Nội thì Ban Quản lý Rừng Đặc dụng Sóc Sơn với các xã huyện, dù đã phân cấp thanh tra xây dựng nhưng làm việc vẫn hời hợt và nhiều yếu kém. Ông yêu cầu xử lý nghiêm các vi phạm trật tự xây dựng ở Huyện Sóc Sơn. Riêng 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng phải bị cưỡng chế.
Vị chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh tại phiên họp rằng sau khi thanh tra toàn diện sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm bất kể người đó là ai.
Gần đây, công luận đặc biệt quan tâm đến tình trạng chiếm dụng đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây biệt phủ và khu du lịch. Trong khi đó thì lãnh đạo địa phương không thừa nhận sai phạm và cho rằng những công trình kiên cố đó chỉ là nhà tạm.
Sau khi báo chí lên tiếng phản ánh tình trạng sai phạm trong việc cấp hơn 200 sổ đỏ cho việc nhận và chuyển nhượng đất rừng cùng với việc quản lý lỏng lẻo của huyện khiến đất rừng bị “xẻ thịt” nhưng đến nay tình trạng vẫn tiếp diễn tại một số biệt phủ và khu du lịch sinh thái.
Một trong những biệt thự được nói đến là của cô ca sỹ Mỹ Linh. Cô này bị cư dân mạng phản đối mạnh mẽ sau khi có phát biểu đồng tình với việc xây dựng nhà hát giao hưởng tại khu vực Thủ Thiêm. Đây là nơi mà nhiều người dân đang phải khiếu nại do biện pháp cưỡng chế vi phạm luật được Thanh Tra chính phủ xác nhận.
Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cũng lên tiếng xin lỗi về những sai phạm đất đai như thế.

In những quyển sách “nhạy cảm” tại Việt Nam như thế nào?

Kính Hòa RFA-2018-10-30  
Bìa sách Chính trị Bình Dân của Phạm Đoan Trang, xuất bản tháng 9/2017.
 Bìa sách Chính trị Bình Dân của Phạm Đoan Trang, xuất bản tháng 9/2017.Tác giả cung cấp.
Trong quyết định đưa ra vào ngày 25/10/2018 của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức có đoạn viết:
Nhà xuất bản Tri thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời vi phạm Luật xuất bản nên đã bị cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy.
Cho tới nay vẫn không thấy Đảng Cộng sản đưa ra thông báo quyển sách nào Giáo sư Chu Hảo cho xuất bản bị trái với chủ tương của họ. Nhưng người ta nhớ đến quyển sách Petrus Ký nỗi oan thế kỷ, tác giả là học giả Nguyễn Đình Đầu, do Nhà xuất bản Tri thức thực hiện, đã được in nhưng bị đình lại, vào tháng 1/2017.
Quyển sách này nói về một nhân vật lịch sử của Việt Nam vào thế kỷ thứ 19 là ông Trương Vĩnh Ký, được nhìn nhận như một nhà văn hóa của Việt Nam vào thời kỳ Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Tây Phương. Nhưng ông lại là người hợp tác với người Pháp cho nên bị chính quyền Việt Nam hiện nay xem như một người hợp tác với thực dân xâm lược.
Theo nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, hiện về hưu tại Sài Gòn, thì những quyển sách mà Giáo sư Chu Hảo cho xuất bản mang nội dung truyền bá triết học, dân chủ phương Tây, và đó là một trong những nguyên nhân mà ông bị kỷ luật, và dĩ nhiên sẽ không còn được làm việc công khai xuất bản sách nữa.
Trong bức thư được công bố về việc ra khỏi Đảng Cộng sản của mình, ký vào ngày 26/10/2018, Giáo sư Chu Hảo nêu rõ rằng dù đã không còn tin tưởng Đảng Cộng sản nữa, nhưng ông đã sử dụng thế đứng của mình trong đảng để có thể làm những việc có ích.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng bình luận rằng việc đó là một thực tế ở Việt Nam, khi muốn làm bất cứ một việc gì quan trọng thì phải có mối qaun hệ với Đảng Cộng sản.
Việt Nam là một quốc gia do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, và đảng này có hẳn những cơ quan kiểm duyệt rất chặt chẽ việc xuất bản sách, để ngăn chận những quyển sách không phù hợp với tư tưởng cộng sản của đảng.
Nhưng ngược  dòng thời gian gần hai mươi năm trở lại đây, nhiều quyển sách gọi là có nội dung “nhạy cảm”, đã được các nhà xuất bản của nhà nước cho ra đời bằng nhiều cách khác nhau.
Vào năm 2000 quyển sách tự truyện của nhà văn quá cố Bùi Ngọc Tấn, Chuyện kể năm 2000, đã được nhà xuất bản Thanh Niên cho ấn hành, mặc dù người chịu trách nhiệm biên tập quyển sách này biết rằng nội dung của nó không được Đảng Cộng sản chấp nhận, vì nó mô tả xã hội Việt Nam trong mô hình cộng sản áp chế nhiều tầng nấc khác nhau. Theo nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu tù chính trị, người ta đã lợi dụng thời gian Tết Nguyên đán để in quyển sách này nhằm lọt lưới kiểm duyệt.
Vào năm 2013, quyển sách Trại súc vật của nhà văn Anh Georges Orwell được in ở Việt Nam bằng cách đổi tên thành Chuyện ở nông trại. Quyển sách này cũng mô tả một xã hội cộng sản theo mô hình Stalin với nhiều sự áp bức, mặc dù đề cao sự bình đẳng.
Cơ quan kiểm duyệt sau đó đã phát hiện ra nội dung quyển sách và lặng lẽ thu hồi.
Tháng 6/2017, quyển hồi ký chính trị của sử gia Trần Trọng Kim, Dọc đường gió bụi, được xuất bản rồi bị ngừng lại. Quyển sách này mô tả những ngày đầu tiên nhà nước cộng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1945, trong đó tác giả có nói đến việc những người cộng sản dùng bạo lực để ép dân chúng bỏ phiếu cho mình. Theo Tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, hiện nay sự kiểm duyệt ở Việt Nam vẫn chưa thể chấp nhận những hồi ký chính trị như vậy, mặc dù trong đó chỉ kể lại những gì đã xảy ra.
Tháng 9/2017, quyển Mối chúa của nhà văn Tạ Duy Anh được in ra rồi bị thu hồi vì giới chức kiểm duyệt cho rằng quyển sách mô tả nông thôn Việt Nam đen tối quá. Theo lời tác giả nói với đài RFA thì nội dung chính của tác phẩm là tố cáo những quyền lực đen tối đã và đang áp bức người nông dân Việt Nam.
Công việc của chúng tôi là giúp cho các tác giả tác phẩm vì lý do nào đó mà bị kiểm duyệt cắt xén có được nơi trình bày. Chúng tôi muốn tác phẩm sinh ra phải như một cơ thể sống đầy đủ hình hài.
-Nhà thơ Lý Đợi.
Tháng 7/2018, quyển sách Garma Vòng tròn bất tử, nói về việc bộ đội hải quân Việt Nam tại Trường Sa vào năm 1988 bị tàu chiến Trung Quốc thàm sát, được chính thức phát hành sau bốn năm xin giấy phép của 14 nhà xuất bản khác nhau. Cuốn sách sau đó lại bị thu hồi viện dẫ những lý do kỹ thuật.
Bên cạnh những quyển sách được các nhà xuất bản “chính thống” cho ra đời, còn có việc xuất bản sách của những nhóm tự phát, một trong những nhóm đó có tên là “Nhà xuất bản giấy vụn.” Nhóm này bắt đầu hoạt động từ những năm 1990, một trong những sáng lập viên của nhóm là nhà thơ Lý Đợi nói với đài RFA:
“Công việc của chúng tôi là giúp cho các tác giả tác phẩm vì lý do nào đó mà bị kiểm duyệt cắt xén có được nơi trình bày. Chúng tôi muốn tác phẩm sinh ra phải như một cơ thể sống đầy đủ hình hài.”
Chính nhóm này đã ấn hành quyển Trại súc vật rất lâu trước khi nó được nhà xuất bản Nhã Nam đổi tên thành Chuyện ở nông trại để in một cách chính thức, vượt qua lưới kiểm duyệt.
Với sự phát triển của thương mại điện tử toàn cầu, càng về sau càng có nhiều tác giả cho phát hành sách của mình bằng những phiên bản điện tử, từ nước ngoài. Một trong những tác phẩm gây tiếng vang gần đây là quyển Chính trị bình dân của nhà báo, hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang, được ra đời vào năm 2017. Theo tác giả mục đích của quyển sách là phổ cập kiến thức chính trị đến với người Việt Nam bình thường, thoát khỏi cách giải thích độc quyền của Đảng Cộng sản về những khái niệm chính trị lâu nay.
Cuối cùng, còn một kênh xuất bản sách nữa tại Việt Nam mà qua đó những quyển sách bị cho là “nhạy cảm”, bị kiểm duyệt được ra đời, đó là những người in sách lậu. Kênh xuất bản này chạy đúng theo nguyên tắc thị trường, sẽ in những quyển sách nào bị cấm mà được ưa chuộng.
Sau khi Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng những quyển sách của nhà xuất bản Tri thức vốn mang tính triết lý hay phân tích xã hội, kén người đọc, lại có thể sẽ được nhiều người quan tâm sau “bản án” của ông Chu Hảo, và vì thế những người in sách lậu sẽ quan tâm đến việc phát hành những quyển sách này.

Thời điểm sụp đổ nền sản xuất của Trung cộng bắt đầu lúc nào


Fb. Tran Hung |

Chúng ta thấy việc Trump mới áp 03 đợt thuế quan lên hàng hóa xuất khẩu của Trung cộng sang Mỹ với tổng giá trị hàng hóa là 250 tỷ USD mà nền kinh tế của Trung cộng đã như bánh tráng ngâm nước. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những phản ứng nhạy cảm của nền sản xuất xuất khẩu của Trung cộng, thời điểm chính thức sụp đổ nền sản xuất của Trung cộng sẽ bắt đầu từ tháng 11 này trở đi.
Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, bắt buộc phải theo trình tự như sau: Trước tiên là thăm dò thị trường, sau đó lên kế hoạch sản xuất, thứ đến là đàm phán ký kết hợp đồng và cuối cùng là thực hiện hợp đồng giao hàng – nhận tiền. Tất cả những công việc này đều thực hiện vào những tháng cuối năm của năm này để việc giao hàng – nhận tiền sẽ diễn ra vào năm tới.
Chính vì vậy mà chính phủ của Trump mới chia ra từng đợt để áp thuế quan, bởi việc áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu phải căn cứ trên tiến độ giao nhận hàng mà doanh nghiệp hai nước đã ký kết trên hợp đồng. Có nghĩa là tới thời điểm hiện tại, tổng giá trị hàng hóa mà Trung cộng đã và sẽ phải thực thi theo tiến độ hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ là 250 tỷ USD, số còn lại theo kế hoạch và hợp đồng sẽ nhập sang Mỹ tầm 267 tỷ USD, số này Trump đã tuyên án và nếu các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung cộng không tự ý đơn phương phá vỡ hợp đồng, tức sẽ vẫn tiến hành nhập hàng vào Mỹ trong 02 tháng cuối năm 2018 này thì nó sẽ bị áp thuế như tuyên bố của Trump.
Như vậy, ta có thể xác định được thời điểm sụp đổ nền sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Trung cộng sẽ chính thức bắt đầu trong tháng 11/2018, hay còn gọi là “tháng kế hoạch” của năm 2019. Bởi vì trước đòn thuế quan của Trump trong năm 2018, các nhà sản xuất hàng xuất khẩu của Trung cộng buộc phải điều chỉnh lại kế hoạch xuất khẩu năm 2019. Nếu họ vẫn duy trì lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ như năm 2018 thì bắt buộc họ phải giảm giá thành sản phẩm, giảm cước vận tải, giảm chi phí khác,… để bù vào khoản thuế mà chính phủ Trump đã áp đặt.
Ví dụ đơn giản thế này, khi chưa bị Trump áp thuế thì 01 cái ốp lưng điện thoại mà nhà sản xuất Trung cộng định giá ngay tại cảng Đại Liên là 0,75 USD, xuất sang Mỹ sẽ có giá 1 USD, nay Trump đè đầu lấy 0,25 USD tiền thuế trước khi nó được thông quan, buộc họ phải hạ giá thành của cái ốp lưng ngay tại cảng Đại Liên xuống dưới mức 0,75 USD kết hợp với việc giảm giá cước vận tải xuống để đảm bảo đủ bù 0,25 USD tiền thuế đồng thời vẫn giữ đúng giá bán ra tại Mỹ là 1 USD như trước đây.
Giảm cước vận tải thì bị Trump chặn đầu bằng việc rút Mỹ khỏi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran rồi áp lịnh trừng phạt lên Iran sẽ có hiệu lực từ ngày 04/11/2018, điều này sẽ làm khan hiếm dầu mỏ ở Trung cộng làm tăng giá xăng dầu cục bộ ngay tại Trung cộng vì hội chứng khan hiếm dầu mỏ. Kế hoạch giảm cước vận tải để hỗ trợ thuế quan của Trung cộng xem như phá sản. Để giảm giá thành sản phẩm thì chỉ còn cách giảm giá nguyên liệu đầu vào, điều này không thể vì nó phụ thuộc vào giá nhập khẩu nguyên liệu. Vậy chỉ còn cách duy nhứt để giảm giá thành sản phẩm là cắt giảm chi phí nhân công, giảm các loại thuế, phí, tinh giảm bộ máy quản lý gián tiếp,… đây chính là mấu chốt của rối loạn, sụp đổ nền sản xuất của Trung cộng.
Nói cách khác, kế hoạch sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ của Trung cộng sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, bởi nếu vẫn duy trì sản lượng như mọi năm thì Trung cộng phải rút máu của mình để nộp cho ngân sách Mỹ, đời sống của người lao động Trung cộng sẽ eo hẹp vì họ bị rút máu để nuôi ngân sách Mỹ. Nhưng nếu Tập Cận Bình không cam tâm làm mọi cho Trump thì đồng nghĩa với việc Trung cộng phải cắt giảm lượng hàng hóa xuất sang Mỹ, điều này dẫn tới hàng loạt công xưởng phải đắp chiếu, hàng triệu dân lao động phải thất nghiệp. Đây chính là thảm họa đe dọa sự tồn vong của Trung cộng bởi vì “nhàn cư vi bất thiện”. Đó là chưa kể đến sau cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ này, nếu Đảng Cộng hòa áp đảo đảng Dân chủ thì Trump như hổ mọc thêm cánh, Rồng gặp phải mây, lão sẽ rảnh tay đánh bấy nhầy Trung cộng trong nửa cuối nhiệm kỳ đầu. Nhưng dù cho Đảng Cộng Hòa không áp đảo được tại Hạ viện thì chính sách đối địch với Trung cộng cũng vẫn không hạ nhiệt vì hiện nay cả Cộng hòa và Dân chủ đều nhận ra hiểm họa của Trung cộng.
Tóm lại, liều thuốc độc với độc tố thuế quan mà Trump đã nhét vào miệng Tập Cận Bình sẽ phát tác mạnh mẽ, sẽ ngấm sâu vào lục phủ, ngũ tạng của Trung cộng bắt đầu vào tháng 11/2018 trở đi. Bao năm nay lợi dụng chính sách “khẩn khoản” của các đời tổng thống Mỹ nên Trung cộng được sống trong “Mùa đông không lạnh” nhưng nay Tập Cận Bình đã dính phải “Hàn băng chưởng” của quái kiệt Donald Trump thì mùa Đông năm nay Trung cộng rét run do cái lạnh thấu xương, một cái Tết ảm đạm và một chuỗi dài thất nghiệp sau Tết đang chờ đón hành trăm triệu dân của Trung cộng. Heo vàng năm xưa nay đã hóa thành con Lợn đất, không còn ngô để ăn buộc phải lấy bắp giống mà nhai./.

Từ Thủ Thiêm đến Sóc Sơn

Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân

Kể từ ngày đặt chân vào thời kỳ gọi là đổi mới, những người cộng sản cầm quyền chợt nhận ra rằng đất đai mặc dù thuộc “sở hữu toàn dân” nhưng là nguồn lợi vô tận dành riêng cho cán bộ đảng các cấp.
Họ “tâm đắc” với chân lý ấy nhờ vào câu thần chú “thống nhất do nhà nước quản lý” kèm theo, mà nhà nước ở đây không ai khác hơn là các bí thư đảng cộng sản và chính quyền từ tỉnh thành đến huyện xã.

Chính vì thế, dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm bên kia sông Sài Gòn được hình thành trên một diện tích đất 760 ha, bỏ qua ý kiến của các chuyên viên và quyền lợi dân cư. Dự án không đặt trên nền tảng phát triển đô thị bền vững, hợp lý cũng như không dự kiến được hậu quả của kế hoạch giải toả một vùng dân cư rộng lớn. Thế nhưng nó đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt từ năm 1996 vì mục đích tốt đẹp “quốc kế dân sinh” của đảng đề ra trên giấy.
Để làm được điều này, chính quyền cộng sản đã thực hiện việc giải toả gần như toàn bộ khu vực bán đảo Thủ Thiêm, nơi sinh cơ lập nghiệp ổn định của 14.600 gia đình với hơn 60.000 người. Cái “siêu dự án” ấy chưa biết phục vụ người dân Thủ Thiêm tốt đẹp tới mức nào nhưng trước mắt đã đẩy người dân ra khỏi nơi sinh sống lâu đời của họ với mớ tiền đền bù rẻ mạt.
Theo thời giá năm 2009 người dân bị giải toả được đền bù trên 18 triệu đồng/m² trong khi các chủ đầu tư có đất “đã bán lại với giá 350 triệu đồng/m².” Chuyện bất hợp lý này tồn tại dưới ánh sáng mặt trời, thách thức hàng trăm ngàn người dân bị cưỡng bách ra đi trong nước mắt.
Nhưng đó chưa phải là điều trớ trêu duy nhất khiến người dân mất đất, mất nhà biến thành hàng đoàn dân oan khiếu kiện suốt 20 năm từ Sài Gòn đến Hà Nội. Mà vì những lợi ích mờ ám nhưng to lớn khác của lãnh đạo thành phố, năm 2005 Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Đua lúc ấy đã ngang nhiên ký một quyết định khác “thay thế” quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thay đổi hầu hết những gì đã được phê duyệt trước đó.
Tại sao phải thay thế quyết định cũ bằng một quyết định mới? Mục đích gian trá của những “đày tớ dân” lúc ấy là lấy cho bằng được 160 ha đất tái định cư giao cho các chủ đầu tư, một cuộc trao đổi thật béo bở đã diễn ra giữa thành phố và hệ thống kinh doanh đất đai, mang về cho các quan tham hàng tỷ đô-la.
Đồng thời họ phù phép để kéo vào diện giải toả một số diện tích nằm ngoài khu quy hoạch ban đầu. Rồi hô hoán lên là mất bản đồ quy hoạch kèm theo quyết định của ông Võ Văn Kiệt để người dân bị hại không có bằng chứng khiếu nại đất của mình bị chiếm đoạt vô pháp luật.
Vụ án cướp đất kéo dài 20 năm mới có được một bản kết luận của thanh tra chính phủ vào tháng 9/2018. Nhưng thay vì tập trung giải quyết hợp tình hợp lý những mất mát của người dân và truy xét để xử tội những kẻ lạm dụng quy hoạch để chiếm đất dân thì chính quyền thành phố ít nhất 2 lần bày trò hề “lấy làm đau xót… xin lỗi” trong mục đích xoa dịu sự phẫn nộ để tiếp tục lừa gạt dân oan.
Một chiếc dép phẫn nộ bay lên giữa cuộc họp của HĐND ngày 20/10/2018 tuy không trúng vào ai trên bàn chủ toạ nhưng đã làm vỡ mặt một chế độ gian trá kéo dài quá lâu trên đất nước.
Trong khi vụ Thủ Thiêm chưa biết bao giờ giải quyết xong thì Miền Bắc bùng nổ vụ Sóc Sơn. Là một huyện ngoại thành mới thành lập phía Bắc Hà Nội, Sóc Sơn nổi lên như một vị trí lý tưởng với những khu rừng phòng hộ thuộc tỉnh Vĩnh Phú cũ. Nó nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của những tay nhà giàu mới phát lên nhờ cơn lốc kinh tế thị trường hoang dã.
Nhờ sự đồng loã tiếp tay của chính quyền thành phố Hà Nội, giới “tinh hoa đỏ” đã tung tiền ra và núi rừng Sóc Sơn bị công khai xẻ thịt, buôn bán như một món hàng không vốn. Không mấy chốc, đã có tổng cộng 229 biệt thự sang trọng xẻ từ đất rừng nhanh chóng mọc lên, được chính quyền cấp sổ đỏ một cách hợp pháp.
Rõ ràng đây là hành vi phi pháp, do sự cấu kết của các cán bộ chức quyền với các ông trùm kinh doanh địa ốc và giới nhà giàu mới. Chuyện sử dụng đất rừng bừa bãi để xây biệt thự ở Sóc Sơn đã có từ năm 2006 thế nhưng không ai dám đụng đến. Lý do các cấp chính quyền từ xã, huyện đến thành phố đều là những cán bộ nhà nước giỏi nghề ngậm miệng ăn tiền hơn bảo vệ của công.
Chuyện trớ trêu là trong khi tình hình Sóc Sơn đang im ắng thì trên mạng xã hội lại bùng nổ vụ 2 vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh-Anh Quân lên tiếng bênh vực chủ trương của TP.HCM xây nhà hát giao hưởng nằm trong dự án Thủ Thiêm. Chẳng những dư luận xã hội đồng loạt đả kích mà cô ca sĩ này còn bị chiếu tướng căn biệt thự sang trọng ở Sóc Sơn mà nhiều người nói nó được xây lên trong đợt xẻ núi phá rừng trước đó.
Từ đó câu chuyện xẻ thịt đất rừng ở hai xã Minh Phú và Minh Trí thuộc huyện Sóc Sơn dần dần được lôi ra ánh sáng với những chi tiết không ngờ. Ngoài 229 biệt thự đã được cấp sổ đỏ còn hàng trăm căn khác đang gấp rút hoàn thành như chạy đua với thời gian. Tuy nhiên chủ nhân của những biệt thự nguy nga tráng lệ ấy là một điều bí mật đối với dân địa phương.
Một ông thôn trưởng cho rằng “chỉ có chính quyền xã, huyện là nắm rõ chủ nhân thực sự của chúng là ai… còn người dân trong thôn thì chịu thôi”. Nói đúng ra dân chỉ biết những lâu đài ấy là của giới nhà giàu, có thể là của cán bộ đảng viên nhờ vợ nuôi heo, con chạy xe ôm, chồng buôn chổi đót nên tích góp được tài sản lớn lao. Bây giờ họ bỏ tiền ra về đây mua một ít đất rừng xây nhà làm nơi hưởng thụ sau hàng chục năm phục vụ đảng, làm đày tớ dân. Đất rừng là đất công, nhưng cán bộ dám xẻ thịt bán thì họ dám mua. Bằng chứng là lâu đài của họ nay đã được cấp sổ đỏ.
Khác với những người mới đến Sóc Sơn mang theo không khí hưởng thụ, từ lâu người dân nghèo ở địa phương hai xã Minh Tân và Minh Trí chỉ cần một sai phạm nhỏ về đất đai họ cũng bị chính quyền kiểm tra, xử phạt tới nơi tới chốn. Còn đối với những chủ nhân ông những lâu đài tráng lệ chiếm dụng đất rừng hiện nay thì luật pháp làm ngơ.
Lần này trước phản ảnh của dân chúng và báo chí, ngày 22/10 vừa qua Hà Nội quyết định mở cuộc thanh tra toàn diện việc sử dụng đất rừng trong phạm vi hai xã Minh Trí và Minh Phú thuộc huyện Sóc Sơn. Đây là cuộc thanh tra lần thứ hai nhưng người ta thấy rồi nó cũng giống như cuộc thanh tra lần trước của Thanh tra Chính phủ năm 2006. Sau 12 năm Sóc Sơn và Hà Nội sẽ còn họp bàn tìm giải pháp “xử lý”. Chuyện Sóc Sơn đề nghị đình chỉ chức vụ của chủ tịch xã Minh Phú Nguyễn Văn Hân xem ra chỉ là việc đem con dê tế thần nhỏ bé ra làm trò hề. Một mình chủ tịch xã Hân làm sao đủ quyền lực làm chuyện tày trời dời núi phá rừng nếu không có sự đồng lõa của hệ thống chính quyền cấp cao hơn.
Rõ ràng là xã hội Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều ngòi nổ có thể bộc phát bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Đó là cái giá của hơn 30 năm đổi mới và phát triển bừa bãi mà ngày hôm nay đảng CSVN phải trả.
Từ Thủ Thiêm đến Sóc Sơn và nhiều nơi khác, sự bùng nổ của những ngòi nổ này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Phạm Nhật Bình

‘Vượt dự toán thấp nhất trong 4 năm’: Ngân sách vào thời cạn thu

Về giá trị tuyệt đối, số thu dự kiến cho ngân sách năm 2018 vẫn “năm sau cao hơn năm trước” do chế độ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” cưỡng bức dân đóng thuế “kiến tạo” và còn phải bán vốn nhà nước trong những doanh nghiệp “bò sữa” cho tư nhân, nhưng về tỷ lệ tăng so với dự toán thì lại là một thất bại đau đớn của nhà nước Cộng Sản.
“Vượt dự toán thấp nhất trong 4 năm!”
Một bản báo cáo của cơ quan Kiểm Toán Nhà Nước Việt Nam được công bố vào Tháng Mười năm 2018 đã phải thừa nhận rằng phần thu cân đối ngân sách nhà nước 2018 tuy có thể đạt 1.358,4 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán đầu năm 39,2 nghìn tỷ đồng – tức tăng 3% so với dự toán – nhưng đây là số tăng thấp nhất so với kết quả thực hiện dự toán trong 4 năm trở lại đây.
Báo cáo này cũng cho biết số thu vượt dự toán chủ yếu từ các nguồn thu về nhà, đất và dầu thô, trong đó nhà, đất tăng 35,9% (38.705 tỷ đồng), dầu thô tăng 53,2% (19.100 tỷ đồng). Tuy nhiên, thu từ đất không ổn định còn thu từ dầu thô chủ yếu do giá dầu lập dự toán thấp hơn thực tế ($73,5/$50/thùng) và sản lượng ước tăng 450 nghìn tấn.
Có 22/57 địa phương dự kiến không đạt dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Đáng chú ý, Sài Gòn, Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc ước hụt thu 2 năm liên tiếp (năm 2017 đạt 80.5% và năm 2018 đạt 88.8% dự toán giao). Tỷ lệ huy động từ thuế, phí 20.7% GDP cũng thấp hơn so với mục tiêu đề ra 21% GDP.
Thu ngân sách trung ương dù đạt 100.8% so với dự toán, chiếm tỷ trọng 44.7% tổng thu ngân sách nhà nước nhưng thấp hơn so với mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2016-2018 từ 60-65%…
Nếu tiến độ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” xảy ra theo đúng dự báo của Kiểm Toán Nhà Nước và “Bộ Thắt Cổ” (một cách gọi của dân gian đương đại dành cho Bộ Tài Chính với vô số sắc thuế “kiến tạo” đè đầu dân), mức thu vượt dự toán 3% của năm 2018 sẽ là sự tiếp nối của một năm nữa, sau năm 2017 chỉ có mức thu thực tế dự toán khoảng 2.3%, thấp hơn nhiều so với mức vượt dự toán lên tới 8-9% của những năm trước – khoảng thời gian mà doanh nghiệp và dân chúng vẫn còn một số nguồn tài chính dự trữ chứ không đến mức phát sinh nhiều dấu hiệu cạn kiệt như hiện thời.
Nhìn lại năm 2017, nếu không tính đến vụ chính phủ phải bán vốn Tổng Công Ty Rượu Bia-Nước Giải Khát (Sabeco), thu được chẵn $5 tỷ, tương đương 110.000 tỷ đồng, thì phép trừ đơn giản nhất cho thấy kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ là 1.173 ngàn tỷ đồng (1.283 ngàn tỷ trừ 110 ngàn tỷ), chỉ đạt 96,8% dự toán thu đầu năm 2017 (1.212 ngàn tỷ đồng).
Kết quả 96,8% thu ngân sách năm 2017 không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.
Nguồn thu từ nhà đất sẽ đổ nhào vào năm 2019?
Nỗi lo lắng của cơ quan Kiểm Toán Nhà Nước về nguồn thu từ nhà đất và dầu thô “không ổn định” (hay còn được xem là “cấu trúc thu không bền vững”) cũng chính là tâm trạng lo sợ không nguôi của chính thể độc đảng ở Việt Nam: nếu trong năm 2019 và những năm sau đó mà hai nguồn thu này vẫn “không ổn định” theo chiều hướng suy giảm chứ không tăng vọt ồn ào như năm 2017 và 2018 – đặc biệt đối với thu thuế buôn bán nhà đất, ngân sách nhà nước và ngân sách đảng sẽ tìm đâu ra nguồn mới để bù đắp cho cái miệng rộng ngoác như hàm cá mập của quốc nạn bội chi ngân sách, chi xài lãng phí vô tội vạ cùng quốc nạn tham nhũng mà đang nhấn chìm xã hội Việt Nam xuống tầng dưới cùng của địa ngục thời hiện đại?
Trong một cuộc báo cáo cho Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vào trung tuần Tháng Năm năm 2018, chính bộ trưởng “Bộ Thắt Cổ” – ông Đinh Tiến Dũng – đã phải thừa nhận một sự thật trần trụi và tàn nhẫn trong cơ cấu thu ngân sách của chính thể độc đảng ở Việt Nam vào năm 2017: dù tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2017 vượt 49,16 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc Hội, vượt 76,48 nghìn tỷ so với dự toán, nhưng số tăng thu đạt được chủ yếu không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà là nhờ tăng thu từ tiền sử dụng đất (61,58 nghìn tỷ đồng so với dự toán), và một phần khác từ thu cổ tức và lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhà nước (15,19 nghìn tỷ đồng), tăng thu từ dầu thô (11,28 nghìn tỷ đồng so với dự toán).
Hãy nhớ lại, vào năm 2017 chính “Bộ Thắt Cổ” đã tham mưu cho chính quyền âm thầm, hoặc lén lút tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gấp 3-4 lần mà không thông báo trước cho dân.
Trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia, tiền thuế sử dụng đất chiếm khoảng 9%, tương đương khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh thành, ngân sách sẽ có thể “móc túi” dân gấp ít ra vài ba lần con số trăm ngàn tỷ đó.
Năm 2017 lại là năm mà thị trường bất động sản ở Việt Nam được giới đầu cơ cá mập lẫn đầu cơ nhỏ lẻ “đánh lên” ở nhiều tỉnh thành. Ở miền Nam như Sài Gòn, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở miền Trung như Đà Nẵng. Ở miền Bắc như Hà Nội, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng. Đặc biệt là “đánh lên” dữ dội ở ba đặc khu kinh tế tương lai là Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang).
Từ đầu năm 2017 đến nay, mặt bằng giá đất được đẩy lên cao đến mức hoang tưởng – hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần.
Đó cũng là bối cảnh mà có đến 80-90% kẻ mua người bán đất là nhằm mục đích đầu cơ chứ không phải để ở. Hồ sơ mua bán đất chồng chất như núi ở các văn phòng đăng ký đất đai và cơ quan thuế, mà do đó đã giúp cho Tổng Cục Thuế một năm bội thu.
Nhưng niềm vui thu thuế không phải cứ kéo dài mãi mãi. Cũng như những cơn sóng bất động sản vào những năm 2000 và giai đoạn 2007-2011 đều có điểm kết thúc bi kịch của nó, phong trào đầu cơ bất động sản từ năm 2016 kéo dài đến nay đã đẩy mặt bằng giá đất quá cao so với giá trị thực và tạo nên một quả bom khổng lồ chỉ chực chờ phát nổ vào năm 2019, hoặc có thể ngay trong năm 2018.
Một dấu hỏi quá khốn quẫn đối với nền ngân sách ăn bám của nhà nước Cộng Sản: Nếu quả bom bất động sản nổ, hoặc không nổ đột ngột thì sẽ phải xì hơi dần, chắc chắn mật độ thương vụ mua bán đất đai sẽ giảm dần hoặc giảm mạnh, kéo theo số thu thuế từ giao dịch đất đai sẽ giảm đáng kể trong những năm sau. Khi đó, ngân sách sẽ khó còn có nguồn thu tăng thêm từ tiền đất lên đến 60.000 – 70.000 tỷ đồng/năm, trong khi nguồn thu từ 3 khối kinh tế đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vẫn không có gì khả quan hơn trong thời buổi kinh tế ngập ngụa suy thoái.
Vậy ngân sách nhà nước sẽ lấy đâu ra tiền để nuôi đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức “còn đảng còn mình” mà có ít nhất 30% trong số đó ăn không ngồi rồi?
Lại in tiền ồ ạt?
Nhưng vào lúc này, ngay cả thao tác in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách” đang trở nên quá nguy hiểm trong bối cảnh lạm phát thực tế đã lên tới vài ba chục phần trăm mỗi năm chứ tuyệt đối không phải “được kềm chế dưới 5%/năm” như các báo cáo chính phủ bất cần biết dân chúng và dân sinh. Chỉ so sánh con số tổng dư nợ tín dụng cho vay vào thời điểm năm 2008 là 2,3 triệu tỷ đồng và vào năm 2017 lên đến khoảng 7 triệu tỷ đồng – tức gấp đến 3 lần, thì trong gần một chục năm qua Bộ Chính Trị đảng và Ngân Hàng Nhà Nước rất có thể đã phải cho in tiền từ 400.000 – 500.000 tỷ đồng/năm, đặc biệt vào thời Nguyễn Tấn Dũng “tiền ra như nước Sông Đà.”