Saturday, March 25, 2017

Nhất thể hoá hay chuyển hoá thể chế

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Có thể nói, gần đây, đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt đầu tính đến chuyện tự chuyển hoá để tự biến mình thành một thể chế hợp thức với các lọai hình thể chế chính trị phổ biến đang tồn tại trên thế giới. Điều này, mặc dù không phải là một phát kiến mới mà đã là chuyện được đặt ra từ rất lâu trong nội bộ Ban lãnh đạo đảng cộng sản. Nhưng trước đó, việc đồng nhất hoá thể chế với hệ thống chính trị toàn cầu chưa phải là áp lực thúc ép khách quan, mà nó ẩn chưá những mục đích khác.

Thể chế chính trị không tương thích với hệ thống các thể chế chính trị phổ biến trên thế giới gây bất cập lớn cho các mối quan hệ quốc tế. Ở một phía, việc không có các định chế tương ứng gây khó khăn trong các nghi lễ đối ngoại, đặc biệt các nghi lễ đã trở thành tập quán quốc tế. Ở phía khác, sự khác biệt, không đồng nhất trong các khái niệm triết học, chính trị và luật học, tạo ra những khập khiễng trong hệ thống pháp luật, gây khó khăn trong việc áp dụng các bộ luật quốc tế vào các hoạt động quốc gia cũng như các vận dụng luật pháp quốc gia đối chiếu với luật pháp quốc tế, gây trì trệ cho hoạt động quản trị cả kinh tế lẫn hành chính.

Sự khác biệt giữa kết cấu các định chế của thể chế so sánh với hệ thống các định chế phổ cập quốc tế bộc lộ những khuyết tật và đặt câu hỏi cho tính chính danh của chế độ. Trong một sân chơi được thưà nhận bởi tất cả, cái riêng biệt phản ánh cái chính đạo, bất chính danh.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chính sách lớn, tận dụng tiềm lực vốn, trình độ công nghệ, tri thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới để tạo động lực cho tăng trưởng, cơ sở cho sự ổn định của chế độ. Sự tương thích với hệ thống chính trị̣ thế giới là một yêu cầu có tính bức thiết.

Một trong những chính sách đối ngoại quan trọng của đảng CSVN là tìm kiếm sự thừa  nhận quốc tế, đặc biệt là của các quốc gia có vai trò quyết định trong sinh hoạt quốc tế như Mỹ, Liên hiệp châu Âu, các nền dân chủ lớn. Thể chế đảng lãnh đạo quốc gia, đứng trên Nhà nước, đứng trên Quốc hội và đứng trên Chính phủ, Tổng Bí thư đảng đứng trên Nguyên thủ Quốc gia, đứng trên Thủ tướng chính phủ là lọai hình không có kết cấu tương ứng trong hệ thống các thể chế phổ cập quốc tế.

Chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7/2015 phải mất hơn một năm chuẩn bị, hàng trăm các cuộc bàn thảo giữa các bộ môn cuả hai quốc gia, và phải cần cả một chuyến tập dượt trước bằng một chuyến thăm Mỹ "vô tiền khóang hậu" trong tập quán ngoại giao thế giới của Uỷ viên bộ chính trị, bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị.

Và một trong những nội dung quan trọng nhất được đề cập trong tuyên bố chung của chuyến viếng thăm là "tôn trọng sự bình đẳng về chủ quyền cũng như thể chế chính trị của nhau".

Nhưng nếu điều đó phần nào đã được chính phủ của Tổng thống Obama lập lờ nhân nhượng, thì tính hợp thức và tính chính danh mù mờ đó đang phải chờ đợi một thử thách mới vô cùng khó khăn với chính phủ mới của Tổng thống Donald Trump. Không thể có một Tổng bí thư đảng lại sang thăm Mỹ với tư cách người cao nhất của quốc gia một lần nữa. Với tính cách cứng rắn, dứt khóat và không nhân nhượng, tính chất mập mờ của thể chế đảng đứng trên nhà nước của chế độ CSVN, đến Mỹ sẽ không có ai tiếp. Cũng có nghĩa là quan hệ sẽ không thể là chiến lược. 

Tương lai quan hệ Việt Mỹ sẽ vô cùng khó khăn. Nền kinh tế với một cơ cấu Kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng gần 70% tổng tài sản quốc gia sẽ không thể được xem là nền kinh tế thị trường. Một thể chế đảng chính trị đứng trên cả Quốc hội lập pháp, trên Nguyên thủ quốc gia, và trên Thủ tướng chính phủ, sẽ không thể được chấp nhận bởi hệ thống chính trị Hoa Kỳ, thiết lập trên nền Tam quyền Phân Lập, đặc biệt dưới quyền tổng thống với tính cách Donald Trump.

Một trong những lối thóat phải tính đến là Nhất thể hoá chế độ đảng trị, khoác chiếc áo Pháp Quyền - Rule of law ra ngoài bộ mặt của đảng. Tổng bí thư đảng sẽ đồng thời là Nguyên thủ quốc gia. Vẫn dưới sự thống trị của đảng CSVN và hệ thống "đảng cử dân bầu", chế độ đảng trị sẽ được thay thế bằng một thể chế bao gồm một Nguyên thủ quốc gia được bầu bởi toàn thể quốc dân qua phổ thông đầu phiếu và một Thủ tướng chính phủ do Nguyên thủ đề cử nhưng do Quốc hội bầu.

Bộ máy tuyên truyền đang khởi động tăng tốc, sẽ là trọng tâm của hội nghị trung ương 6 đại hội XII, tổ chức vào quý III năm nay. Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí thư đã giao cho đề tài...

Tuy nhiên, chủ trương nhất thể hoá hệ thống không chỉ có mục đích duy nhất là đồng nhất hoá thể chế chính trị Việt Nam với hệ thống thể chế phổ cập thế giới, mà còn nhằm tới nhiều mục tiêu khác.

Việc nhất thể hoá giữa hai bộ máy đảng và bộ máy nhà nước, sẽ trước hết giải thoát cho cuộc khủng hoảng tài chính ngân sách. Cùng một lúc, ngân sách phải chi cho cả hai bộ máy quan liêu, một bộ máy công chức hành chính và dịch vụ công vụ của chính phủ từ trung ương xuống địa phương, một bộ máy đảng với đầy đủ các cơ quan, các bộ phận có cùng một chức năng như vậy, cộng thêm các tổ chức thuộc hệ thống chính trị nối dài như Mặt trận tổ quốc, hội Phụ nữ, liên đoàn Lao động, đoàn thanh niên, hội Cựu chiến binh.

Hệ thống này bao gồm 2,7 triệu công chức, viên chức; 56.000 đơn vị sự nghiệp công, tiêu tốn 400.000 tỉ đồng (20 tỷ USD) chiếm 67% tổng chi thường xuyên của ngân sách. 

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tại kỳ họp giữa tháng Ba năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa phải thanh minh về việc không thể giảm nợ công, vì“Năm 2016 dự báo giá trị thực tế GDP là 5,1 triệu tỷ đồng nhưng thực hiện chỉ được 4,6 triệu tỷ đồng”. “...nguồn thu ra sao không biết, nhưng phần chi lương cho đội ngũ bị phản ánh có đến 30% công chức không làm gì cả vẫn phải giữ nguyên” và ông kết luận “Chi tiêu như thế thì chỉ có chết”.

Hệ thống các Tập đoàn và Doanh nghiệp nhà nước chính là các cơ quan kinh tài cho bộ máy của đảng, vì các tổ chức này, bề ngoài là tổ chức kinh doanh, nhưng là các tổ chức của đảng và chiụ sự chỉ đạo của đảng. Lãnh đạo của doanh nghiêp là các cán bộ chính trị do đảng bổ nhiệm. Các chỉ tiêu giao nộp ngân sách đối với các doanh nghiệp quốc doanh được giao thông qua nghị quyết đảng như một nghĩa vụ và trách nhiệm đảng viên. Các chỉ tiêu này mặc dù có vỏ bọc là thuế lợi nhuận, nhưng thực chất là các nghĩa vụ được phân chia gánh vác, trở thành tiêu chí để đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ và tiêu chuẩn để quy hoạch phát triển cán bộ.

Nhưng quy luật thị trường không biết tới phẩm chất chính trị của cán bộ lãnh đạo, mà đòi hỏi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp quốc doanh, do trình độ và bản chất quản trị thấp kém, năng suất lạo động lạc hậu, dẫn đến kết quả kinh doanh luôn luôn thua lỗ, chỉ tiêu giao nộp ngân sách luôn là một áp lực giữa mục tiêu chính trị và sự tồn tại như một tổ chức kinh doanh. 

Nhất thể hóa chức danh hai bộ máy đảng và chính quyền nếu giải quyết triệt để sẽ giảm ít nhất 1/2 số lượng công viên chức, giảm một nửa chi phí, giành thêm được 10 tỷ USD hàng năm cho đầu tư công hoặc trả nợ vay.

Bằng chủ trương nhất thể hóa, trên danh nghĩa tinh giản biên chế, tăng cường hiệu lực tổ chức và hiệu xuất quản lý, tiết kiệm ngân sách v.v... công việc sắp xếp lại tổ chức, nhất thể từng chức danh, từng vị trí, từ Trung ương tới địa phương, thực chất sẽ là một chiến dịch thanh trừng nội bộ và củng cố vây cánh. Trong chiến dịch này, dự kiến sẽ được bàn thảo tại hội nghị TW 6 vào quý ba năm nay, những công cụ quyết định sẽ nằm trong tay ba nhân vật, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh và Trưởng Ban tổ chức TƯ Phạm Minh Chính. Bằng cách làm này, Ban bí thư vô hiệu hoá hoàn toàn các thiết chế quyền lực khác như Quốc hội và Chính phủ.

Vào tháng 9/2016, Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã khởi động “nhất thể hóa” bằng bài trả lời phỏng vấn khá dài cho trang VietTimes với nhan đề“Nhất thể hóa chức danh, nhất nguyên chế tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu”.

“Giải thể các bộ máy chồng chéo, sáp nhập các bộ máy dù của Đảng hay của Nhà nước làm chung một việc theo hướng thống nhất và đa năng, giảm mạnh số các đầu mối bộ máy và tổ chức, bảo đảm sự chuyên nghiệp và liên thông- nhất nguyên chế. Nói cách khác, từ nhất thể hóa chức danh tới nhất nguyên chế về tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu. Chẳng hạn, một vài cơ quan có nhiều chức năng, nhiệm vụ giống nhau, nên chăng tính toán nhất nguyên hóa tối thiểu ở 3 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị, theo phương châm: đa năng hóa bộ máy hay bộ máy đa năng.

Hội nghị toàn quốc ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 vào ngày 4/3, do Ban Tổ chức trung ương chủ trì, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã trực tiếp “phát biểu chỉ đạo”.

Như vậy sau hơn một năm kể từ thời sóng gió ngay trước đại hội 12, “nhất thể hóa” đã trở thành một đề nghị chính thức.

Giảm một nửa bộ máy quan liêu, giảm một nửa nhu cầu cán bộ trên toàn hệ thống và đặc biệt trên thượng tầng trung ương, đảng cộng sản đang rơi vào khủng hoảng thiếu trầm trọng các cán bộ cốt cán gọi là cán bộ nguồn. Như chính những đảng viên có chức vụ cũng không giấu diếm rằng "có đến 90% đảng viên có chức quyền tham nhũng". Nhất là sau các chiến dịch chống tham nhũng do chính Nguyễn Phú Trọng khởi động, từ nay tới cuối năm, sẽ có sự ra đi của cả những uỷ viên bộ chính trị cộm cán.

Nhưng vấn đề sẽ được đặt ra là khi nhất thể hoá hai chức năng chính trị và kỹ thuật vào làm một, thì yếu tố kỹ thuật bắt buộc phải giữ vai trò quyết định. Một cán bộ chuyên trách công tác đảng không thể đảm nhận chức năng điều hành sản xuất của một tư lệnh hay giám đốc. Cho đến hiện tại, Giám đốc điều hành sản xuất thông thường là người thuộc ngành kỹ thuật và giữ chức phó bí thư. Bí thư đảng chỉ làm công tác chính trị thuần tuý, không có chức danh bên chính quyền. Nếu nhất thể hoá chức danh đảng và chính quyền sẽ xảy ra một điều là phía chính quyền, bên kỹ thuật sẽ lấn sang chiếm chỗ của bên đảng chứ không có chiều ngược lại, như vậy là tạo ra mâu thuẫn ngay trong lòng tổ chức. Vì các cơ quan nắm quyền tổ chức, quyền xây dựng đảng, cụ thể là Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh và Phạm Minh Chính là những người chịu trách nhiệm tổ chức cải tổ lại chỉ là những cán bộ chuyên trách đảng, không có nghiệp vụ kỹ thuật và chưa hề kinh qua quản trị sản xuất, không có kinh nghiệm về mặt chính quyền. Sẽ đặt ra một xu hướng là thủ tướng sẽ kiêm nhiệm chức Tổng bí thư đảng, chứ không phải là Tổng bí thư đảng kiêm làm thủ tướng.

Nếu ban bí thư phát động nhất thể hoá, có khác gì tự tiêu diệt. Ban bí thư chỉ gồm những nhà lý luận chuyên nghiệp, những chuyên trách đảng nhà nghề, không được đào tạo kỹ trị và không kinh qua các chức vụ quản trị sản xuất. 

Như vậy, nhất thể hoá không thể được thực hiện nếu chỉ nhằm mục tiêu tập quyền.

Phạm Minh Chính, trưởng Ban tổ chức Trung ương, người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện Nhất thể hoá, nguyên là Bí thư Quảng Ninh, nơi được giao khởi thuỷ các thí điểm nhất thể hoá cấp tỉnh, theo nghị quyết Đại hội XI. Việc ông Chính trúng uỷ viên bộ chính trị tại đại hội XII và giữ chức Trưởng ban Tổ chức trung ương đảng, chính là phản ánh quyết tâm của bộ chính trị và của Nguyễn Phú Trọng và Ban bí thư.

Những hình thái trái ngược quy luật phát sinh từ cơ chế đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, đẩy đảng đứng trên hiến pháp và đứng ngoài hệ thống quản trị quốc gia, đã tạo ra những mâu thuẫn không thể khắc phục.

Biến hình như thế nào để đảng không đứng trên và đứng ngoài hệ thống mà vẫn giữ nguyên chế độ, giữ nguyên quyền lãnh đạo quốc gia? Có nghĩa là làm thế nào để hợp thức hoá chế độ bằng con đường cải cách thể chế? Câu hỏi đang chưa có đáp án.

Ở Trung Quốc, đảng cộng sản đã nhìn thấy trước sự vênh váo khập khiễng của thể chế đảng cai trị, nên từ nhiều năm, đã che giấu bằng cơ chế tổng bí thư đảng đồng thời là chủ tịch nước. Nhưng từ đại hội 18, Tập Cận Bình đã khởi động một cuộc cải cách tiếp tục. Với giấc mơ Trung Hoa trở thành siêu cường thủ lĩnh khu vực, chia thế giới với Mỹ, Tập Cận Bình biết rất rõ Trung Quốc không thể được chấp nhận vai trò dẫn dắt khu vực mà không phải là một quốc gia dân chủ.

Tập Cận Bình đã tỏ ra bối rối khi Ngoại trưởng Australie Julie Bishop nói tuần trước,15/03/2017, tại Singapore rằng, "Trung Quốc không thể dẫn dắt khu vực vì nước này phi dân chủ".

Và Tập Cận Bình lựa chọn giải pháp thông qua Quốc Hội. 

Ông Ngô Tổ Lai, học giả Trung Quốc đang sinh sống tại Mỹ, ông nhận định, "Tập Cận Bình có khả năng đang cân nhắc việc sau khi hết hai nhiệm kỳ giữ chức Tổng Bí thư sẽ chuyển sang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, đồng thời sẽ đem quân quyền giao cho Đại hội Đại biểu Nhân dân. Nếu làm như vậy thì quân đội và quốc gia sẽ thực sự thuộc về nhân dân, và có khả năng giải tán ĐCSTQ một cách hợp pháp".

Dân chủ hoá Trung Quốc để trở thành thủ lĩnh khu vực, được tuyên truyền bởi Bắc Kinh là giấc mơ Trung Hoa, đồng thời là giấc mơ của Tập Cận Bình, khi ông ta không che giấu tham vọng đưa cái tên của ông vượt qua Đặng Tiểu Bình để xếp ngang hàng với Mao Trạch Đông.

Ở Việt Nam, trí khôn của cái tinh hoa cộng sản chưa từng vượt qua cái tinh hoa ở Trung Nam Hải. Những gì Trung Quốc làm, mười năm sau mới đến được Việt Nam. Cứ theo lôgíc này, thì dẫu có nhất thể hoá vào cuối năm nay, Đinh Thế Huynh cũng sẽ phải đợi Tập Cận Bình làm xong cái gọi là dân chủ tại Trung Quốc. Nếu Tập Cận Bình tiến hành huỷ bỏ chế độ Ban thường vụ, bắt đầu tiến trình giải tán đảng cộng sản Trung Quốc vào cuối nhiệm kỳ đại hội 19, thì ít ra cũng phải mất 10 năm nữa, khi ấy, chắc Đinh Thế Huynh đã phải về hưu. Người ta sẽ phải nhìn vào Võ Văn Thưởng, trừ phi Đinh Thế Huynh có ý định vượt qua Trung Quốc, để chứng tỏ Văn hoá Hoa Hạ là văn hoá kế thừa nền văn hoá Lạc Việt, chứ không phải ngược lại.

Ngạn ngữ Việt có câu "theo voi ăn bã mía", không biết xuất hiện từ đời nào,̀ nhưng chắc chắn là nhằm vào đội ngũ những cái đầu trong bộ chính trị thời nay tại chế độ độc đảng cộng sản. Cứ đi sau con voi Tàu Cộng, thì chỉ còn "bã". 

25.03.2017

-->

Nhà nước CSVN phải chịu trách nhiệm vụ thảm họa Formosa

Paulus Lê Sơn (Danlambao) - Trong bối cảnh Formosa gây ra thảm họa môi trường biển tại miền Trung Việt Nam, cả nhà nước CSVN và công ty Formosa đều buộc phải nhận trách nhiệm trong việc xử lý và đi đến chấm dứt hoàn toàn thảm họa này.

Võ Kim Cự, Nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh nói việc cấp phép 70 năm cho Formosa là đúng trình tự, liên quan đến việc này, có 2 văn bản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký cho phép địa phương thực hiện việc cấp chứng nhận đầu tư. Lãnh đạo Hà Tĩnh cũng thông tin là việc này đã báo cáo Chính phủ và được đồng ý.

Vào tháng 4/2016, cá chết hàng loạt ở miền Trung do Formosa gây ra tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, thậm chí vào tận trong Đà Nẵng.

Cuộc điều tra sau đó cho thấy, nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này.

Sau đó, lãnh đạo công ty Formosa nhận lỗi việc xả chất thải mà nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh đã làm thiệt hại nặng nề về môi trường biển và đền bù 500 triệu Mỹ Kim. Nhà nước CSVN cho rằng Formosa thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân.

Trước thảm họa đó, nhân dân cả nước đã có những chỉ trích, lên án mạnh mẽ, thậm chí diễn ra các cuộc biểu tình chống Formosa đồng loạt khắp cả nước. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã không lắng nghe dân, trái lại còn đàn áp, dập tắt tiếng nói của người dân.

Với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố “Nếu Formosa tái phạm, sẽ kiên quyết đóng cửa” hôm 01.07.2016. Khoản đền bù 500 triệu Mỹ Kim của Formosa được chia đều cho các địa phương bị thiệt hại. Tuy nhiên, người dân tại Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn đi khiếu kiện Formosa vì không đền bù thỏa đáng hoặc không được đền bù.

Tháng 2 năm 2017, người dân lại phát hiện Formosa xả thải ra biển khiến nước biển tại miền Trung khiến nước biển biến màu khi vàng, khi đỏ. Mặc nhiên, nhà cầm quyền vẫn không lên tiếng hoặc không xác nhận công bố sự việc tiến hành thực hiện như lời tuyên bố của Thủ tướng Phúc.

Có thể so sánh thảm họa Formosa gây ra cho biển miền Trung mà người dân phải gánh chịu tương tự tai họa hạt nhân tệ hại nhất trên thế giới kể từ vụ Chernobyl vào năm 1986 hay Ba lò phản ứng tại nhà máy Fukushima của Tepco bị tan chảy sau khi trận động đất mạnh 9 độ Richter gây sóng thần tàn phá một dãi bờ biển đông bắc Nhật Bản làm hơn 15.000 người thiệt mạng.

Nó không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nhân khẩu học, phá tan không gian văn hóa, suy kiệt hệ thống kinh tế, an ninh quốc phòng bị đe dọa, an ninh thực phẩm và hệ lụy sức khỏe vô cùng to lớn cho thế hệ tương lai của khu vực miền Trung.

Có phải chăng đảng và nhà cầm quyền CSVN không màng đến sự đe dọa tàn phá thiên nhiên của công ty Formosa?

Nạn nhân trực tiếp của Formosa đã đâm đơn kiện rất nhiều lần, nhưng Tòa án từ chối hoặc hệ thống nhà cầm quyền vào cuộc để ngăn cản, đàn áp, tệ hơn là đánh đập, khủng bố người dân.

Nếu ở Việt Nam có một thể chế tam quyền phân lập thì việc Tòa án chấp nhận đơn kiện của các nguyên đơn để xử lý trước các chứng cứ rõ ràng về chủ thể chủ quan và khách thể khách quan để đưa ra phán quyết nhà nước và Formosa phải chịu trách nhiệm, các nguyên đơn thắng kiện trong vụ kiện Formosa.

Khi dân tộc Việt Nam còn bị cai trị bởi chế độ độc tài của đảng cộng sản thì hiển nhiên điều vừa nói trên chỉ là một ý niệm không tưởng mà thôi. Muốn một Chính phủ có trách nhiệm với dân thật sự thì trước hết cần phải dẹp bỏ sự cai trị độc tôn của đảng cộng sản.

25.03.2017

Không ai có thể lấy Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi tâm hồn của chúng tôi!

Danlambao - Trong những ngày chinh chiến, vẫn có những người trong đạo quân xâm lược Miền Nam nằm lén nghe chương trình "Sinh Bắc Tử Nam" và những khúc "nhạc vàng". Chân họ vẫn bị đẩy về phía trước, tay vẫn lăm lăm với khẩu AK47, nhưng con tim đã bắt đầu thổn thức nhớ về lũy tre làng buộc phải bỏ lại sau lưng.

Trong những ngày đầu man rợ vào "giải phóng" văn minh, có những người trong đoàn quân "chiến thắng" ngỡ ngàng với những thiết tha, dạt dào tình cảm của một xã hội hiền hòa, mới hôm qua rộn ràng những nốt nhạc nhân ái, ngày hôm nay chỉ còn những tiếng cọ xát của sắt thép theo âm điệu "Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù" chát chúa khắp các loa phường.

Trong những ngày đen tối, sau cuộc bỏ súng giữa trời, có những thương binh Việt Nam Cộng Hòa ngồi vỉa hè, bến cảng, xe đò... cất lên bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí.Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi... nhưng thật sự trên đôi tay buông súng của anh vẫn còn đó vũ khí của tâm hồn: tiếng đàn, giọng hát của anh và những khúc nhạc Tự Do Miền Nam.

Những ngày đen tối, tối mãi không ngừng đã 42 năm...

Những đứa bé sinh ra với "hôm qua mơ gặp bác Hồ" đã nhẹ nhàng bỏ bác xuống đất, bước lên bác, bỏ bác một mình nằm ôm mối hận thù giai cấp, lý tưởng giải phóng đồng bào Việt Nam cho Tàu cho Nga... Bỏ lại những vô nhân, đạo đức giả và màu đỏ của lá cờ đã nhuộm máu hàng triệu sinh linh hai miền Nam-Bắc. Họ nắm tay nhau, Nam-Trung-Bắc và cùng nhau đi tới, cùng nhau vinh danh và đấu tranh cho công bình, bác ái, tự do, dân chủ. Trong đó có nền Âm Nhạc Miền Nam.

Xin gửi đến các bạn trong thôn những dạt dào sóng vỗ của dòng âm nhạc Miền Nam, đã mãi mãi "trôi chảy trong tâm hồn của người dân Việt. Chảy từ đồng bằng Cửu Long, xuôi ngược lên Bắc, nhập dòng sông Hồng để tưới mát tâm hồn của mọi người dân Việt đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa bạo tàn cộng sản." (Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái - VĐH).

Gửi đến các bạn những tiếng đàn, giọng hát tài tử, những ca khúc êm đềm bất tử - không còn của Miền Nam nữa mà đã trở thành Âm Nhạc Việt Nam. Đằng sau những giọng hát không chuyên nghiệp này là một thông điệp bất khuất:

Không ai có thể lấy Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi tâm hồn của chúng tôi!

Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Anh Tú. Em Hải Phòng, Anh Sài Gòn. Gặp nhau trên con đường Việt Nam. Gặp nhau và cùng chia sẻ trọn cuộc đời với nhau cho một ngày mai tươi sáng trên quê hương thân yêu. Mời các bạn cùng với Nghiên và Tú cùng Hoài Cảm cho một "Thời gian tựa cánh chim bay, qua dần những tháng cùng ngày. Còn đâu mùa cũ êm vui? Nhớ thương biết bao giờ nguôi?..."


Nắng úa dệt mi em 
và mây xanh thay tóc rối.
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng...

Phạm Đoan Trang, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Anh Tú với Mùa Thu Cho Emcủa Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên...
  
25.03.2017

Nguyễn Phú Trọng tiếp tục “truy cùng giết tận” thế lực Nguyễn Tấn Dũng

CTV Danlambao - Sau một thời gian dài yên ắng, phe Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục châm ngòi cho một cuộc chiến mới nhắm vào các thế lực tay chân của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 5, hàng loạt lá đơn tố cáo đã được tung ra nhằm mục đích bôi tro trát trấu vào chính những người từng gọi nhau là “đồng chí”. Kịch bản đấu đá được lặp lại y hệt những gì đã diễn ra trước đại hội đảng lần thứ 12.


Nhân vật được phe Nguyễn Phú Trọng cho “lãnh ấn tiên phong” trong trận chiến này là ông Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn) - một lão thành cách mạng từng giữ chức bí thư Bí thư tỉnh uỷ Tây Ninh và Vĩnh Long, uỷ viên Trung ương đảng 2 khoá liên tiếp.

Trong một lá đơn gửi đến bộ chính trị vào hôm 28/2/2017, ông Lâu đã tố cáo đích danh và yêu cầu khởi tố hình sự đối với 3 nhân vật được coi là những tay chân thân cận nhất của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bao gồm: Nguyễn Văn Bình, vợ chồng Trần Quốc Liêm và Trầm Bê.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình được ông Dũng cài cắm lại bộ chính trị để đối chọi với thế lực Nguyễn Phú Trọng tại đại hội 12. Thiếu tướng công an Trần Quốc Liêm là em vợ ông Dũng, hiện đang giữ chức Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh. Cuối cùng là Trầm Bê, ông trùm tài phiệt có mối quan hệ chặt chẽ đối với gia tộc Nguyễn Tấn Dũng.

Theo nội dung lá đơn tố cáo mà Danlambao nhận được, đây đều là những đại án tham nhũng lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng xảy ra dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dù đã được mang ra xét xử, nhưng cả 3 thủ phạm chủ mưu vụ việc không những không bị truy tố mà còn được thăng quan tiến chức.

Điều này cho thấy Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một thế lực đáng gờm trong chính trường CSVN, dù ngoài mặt ông ta đang cố tạo dựng hình ảnh là một "người tử tế". Trong khi đó, thế lực Nguyễn Phú Trọng đang ngày càng trở nên suy yếu do ông này đã cho thấy sự thất bại trong cuộc chiến thanh trừng phe phái dưới chiêu bài "chống tham nhũng".

Châm ngòi cho cuộc chiến mới là thủ đoạn để ông Trọng có thể lấy lại uy quyền trong đảng, nhưng đồng thời cũng là lý do chính đáng để ông ta có thể tiếp tục tại vị tại Hội nghị Trung ương 5, dù trước đó Nguyễn Phú Trọng cam kết sẽ về hưu sau nửa nhiệm kỳ. Âm mưu một mũi tên trúng hai đích đầy nham hiểm của Nguyễn Phú Trọng.

Dưới đây là toàn văn nội dung lá đơn tố cáo:

*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Vĩnh Long, ngày 28 tháng 02 năm 2017

BẢN KIẾN NGHỊ

- Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng;
- Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị- Thường trực Ban Bí thư;
- Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ;
- Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương;
- Đồng kính gửi: Các đồng chí trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tôi là Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn) nguyên Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI, VII; Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy Ban kiểm tra Trung ương Đảng; nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh: Tây Ninh, Cửu Long, Vĩnh Long;  Bí thư Đảng bộ nhà tù Côn Đảo.

Kính thưa các đồng chí!

Thời gian gần đây, dư luận quần chúng nhân dân, nhất là các vị lão thành cách mạng, cán bộ cao cấp về hưu, đặc biệt các cựu tù Côn Đảo đều phấn khởi về kết quả việc phát hiện, điều tra, xử lý kỷ luật tập thể và cá nhân liên quan đến các vụ án tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhất là đã và đang phanh phui tới  cấp Thứ trưởng, Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh và người đứng đầu các cơ quan tương đương… do báo chí, dư luận xã hội phát hiện.

Bước đầu đã chứng minh lời phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trong phiên họp thứ X, ngày 28/12/2015 như sau:”...Sau Đại hội XII của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng phải được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa, có hiệu quả rõ ràng hơn...”.

Với tinh thần đó, tôi xin đại diện các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ cao  cấp nghỉ hưu gởi đến tôi và nhờ tôi gửi đến các đồng chí Bản kiến nghị này với những bức xúc của đông đảo đồng chí, đồng bào ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.Để gởi đến đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị với tất cả niềm tin và tâm huyết. Mong các đồng chí tiếp tục xem xét và xử lý đối với những vụ trọng án đã và đang được xét xử nhưng vẫn còn những nhân vật liên quan, có trách nhiệm to lớn, nặng nề trong các vụ án đó, vẫn chưa được điều tra phanh phui làm rõ trước kỷ cương pháp luật. Cụ thể: 

Thứ nhất: Việc ông Nguyễn Văn Bình, đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trực tiếp trong các vụ án vừa qua, nhưng chưa được quy trách nhiệm và đưa ra xét xử? Cụ thể:

1- Vụ án Phạm Công Danh và Ngân hàng xây dựng:

Một là, Qua Bản cáo trạng xét xử vụ trọng án này, Nhân dân rất bức xúc và hiểu cặn kẽ: Phạm Công Danh nguyên là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đòan Thiên  Thanh, là Tập đoàn nợ lớn, tài chính yếu kém. Phạm Công Danh phải thụ án 6 năm tù vì sự thua lỗ ấy. Vậy mà Tập đoàn Thiên Thanh lại được Ngân Hàng nhà nước lựa  chọn để tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín và Phạm Công Danh lại được Ngân hàng nhà nước bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Ngân hàng TMCP Xây  dựng Việt Nam nầy?

Hai là. Cần được làm rõ là: Ngân hàng Xây dựng là Ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng nhà nước mua lại với giá “không đồng” vào ngày 02/02/2015.

Được biết, đến cuối năm 2014 phần vốn chủ sở hữu âm tới hơn 24.000 tỷ đồng và lỗ lũy kế 27.000 tỷ đồng.

Việc Ngân hàng Nhà nước mua lại Ngân hàng Xây dựng đang thua lổ trầm trọng với giá “không đồng” là việc làm kỳ lạ, cần được điều tra làm rõ. Trong lúc đó, ai  đứng phía sau cho Phạm Công Danh thành lập hàng chục Chi nhánh “Ngân hàng  ảo”để rút tiền Nhà nước?

Ba là: Có quy định khi Ngân hàng Xây dựng thua lỗ lớn, phải được kiểm soát đặc biệt mỗi khi rút tiền từ Ngân hàng này có số tiền từ 5 tỷ đồng trở lên, phải được sự  đồng ý của Tổ giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước đặt tại đây.

Vậy mà, chỉ trong vòng hơn 01 năm, Phạm Công Danh đã rút được từ Ngân hàng Xây dựng hơn 18.678 tỷ đồng. Trách nhiệm này, ngoài Tổ giám sát, còn có trách  nhiệm của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Cần phải được điều tra làm rõ?

2- Ngân hàng nhà nước mua lại “không đồng” với Ngân hàng Phương Nam và câu hỏi “Ai bảo kê ông Trầm Bê”?

Ở đồng bằng Sông Cửu Long, Nhân dân các giới vẫn còn bức xúc việc...”Ngân hàng nhà nước đứng ra nhận ủy quyền phần vốn âm nhiều chục nghìn tỷ đồng của   gia đình ông Trầm Bê sau khi sáp nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank...”,”...còn được gọi Ngân hàng nhà nước mua lại Ngân hàng Phương     Nam bằng ”không đồng” để lãnh lấy số nợ khổng lồ của gia đình Trầm Bê về cho Nhà nước phải trả nợ thay? Và đông đảo dư luận không quên chuyện Trầm Bê còn    cho Dương Thanh Cường ở Ngân hàng Agribank vay 1.500 lượng vàng từ Ngân hàng Phương Nam trong vụ án Dương Thanh Cường gần như ai cũng biết. Đặc biệt vụ Trầm Bê đã mua với giá rẻ trên 150 héc ta đất Quốc phòng của Quân Khu 9 do ông Huỳnh Tiền Phong, nguyên Tư lệnh Quân Khu 9 đứng bán cho Trầm Bê và Trầm Bê kinh doanh bán lại đã thu lợi có được hàng chục ngàn tỷ đồng, chưa kể đất Quốc phòng của Quân khu 7 tại thành phố Hồ Chí Minh mà Trầm Bê đã mua.

Hiện Trầm Bê còn những tài sản: dinh thự, cảng biển, những ngôi chùa mênh mông, bao gia sản, nhà cửa ở thành phố Hồ Chí Minh và Trầm Bê đã “đền ơn” ông Tiền Phong mấy căn biệt thự ở Sài Gòn… Tại sao từ khi sáp nhập và được mua “không đồng”, Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank, Trầm Bê và con trai là Trầm Khải Hòa vẫn giữ chân Hội đồng thành viên và điều hành Ngân hàng Sacombank cho đến nay?

Tại sao Ngân hàng nhà nước và ông Nguyễn Văn Bình bắt Nhà nước phải lãnh khối nợ khổng lồ của gia đình Trầm Bê để trả nợ, còn Trầm Bê thì cứ sống ngoài vòng pháp luật, giàu có, nhởn nhơ, đường hoàng? Liệu đây có phải là một nhóm lợi ích của những người có chức, có quyền bảo kê không?

3- Ngân hàng Nhà nước mua lại “không đồng” với Ngân hàng Đại dương (Oceanbank): là một trong 6 đại án tham nhũng, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hà Văn Thắm đã được Ngân hàng Nhà nước với sự chỉ đạo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình mua Ngân hàng Đại dương với giá “không đồng” từ ngày 25/04/2015

Dư luận của cán bộ, đảng viên được biết: theo đánh giá, nhận định của Bộ Công an thì đây là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Theo thông tin chính thống từ các nguồn tin: đây là những diễn biến vi phạm nổi bật của Ngân hàng Oceanbank trước lúc được Ngân hàng Nhà nước mua với giá “không đồng”.

- Đến 31/03/2014 nợ xấu lên đến 15.000 tỷ đồng, chiếm 49,84%. Vốn Điều lệ 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lỗ gần 10.200 tỷ đồng, bằng 299,63% (âm vốn chủ sở hữu gấp 2,5 lần).

- Hà Văn Thắm lập khống 09 hồ sơ vay, chiếm đoạt 137 tỷ đồng của   Oceanbank.

- Hà Văn Thắm cho Phạm Công Danh vay trong danh nghĩa Công ty TNHH-  MTV Dịch vụ và thương mại Trung Dung vay gần 350 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm, không có khả năng thu hồi và nhiều vi phạm khác.

- Tháng 5/2014 Hà Văn Thắm cho lập khống 24 hợp đồng chuyển nhượng căn hộ…

Với những vi phạm, tham ô, chiếm đoạt tiền Nhà nước của Hà Văn Thắm và   Ngân hàng Đại dương vô cùng nghiệm trọng như vậy, ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại quyết định mua lại Ngân hàng này với giá “không đồng”? Nhà nước phải  lãnh số nợ khổng lồ để trả thay cho Hà Văn Thắm và nhóm lợi ích của hắn. Ông   Bình phải chịu trách nhiệm về quyết định này?

Thứ hai: Vụ án  liên quan đến Thiếu tướng Trần Quốc Liêm – (Tổng Cục phó Tổng Cục An ninh – Bộ Công An) – em ruột của vợ cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  và vợ là Trần Hoa Mai trong vụ án Dương Thanh Cường cùng đồng bọn lừa đảo, chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của Ngân hàng Agribank.

Mối quan hệ đó là: Với “Dự án ma – Thạnh Phát”, Dương Thanh Cường cùng đồng bọn chiếm đoạt của Agribank 966 tỷ đồng (trên thực tế, theo luật sư Trương Thị Hòa là 1.500 tỷ đồng). Đó là Dự án “Bất động sản”, trong đó có thương vụ của vợ chồng Thiếu tướng Liêm – Mai bán cho Dương Thanh Cường 5 héc ta (đất ruộng) ở huyện Bình Chánh với giá 397,9 tỷ đồng ( 7,95 triệu đồng/1m2). Số tiền lớn này vợ chồng ông Liêm vừa nhận trực tiếp 171,2 tỷ đồng, vừa chuyển khoản vào tài khoản Trần Hoa Mai đứng tên: 119 tỷ đồng; Còn 52,2 tỷ đồng Cường mang đến giao tận nhà của Liêm – Mai nhiều lần. Thực tế 5 ha đất ruộng của vợ chồng Trần Quốc Liêm với  giá trị thị trường lúc đó không đến 5 – 6 tỷ đồng;mà vợ chồng Liêm lấy 397,9 tỷ     đồng của Dương Thanh Cường là điều cần làm rõ?

Trong mối quan hệ này, Dương Thanh Cường đã khai:”Có nhờ Trần Quốc Liêm,  là Thiếu tướng An ninh, Bộ Công An làm giấy tờ tín chấp nói với Tổng Giám đốc Agribank là Nguyễn Thế Bình để Cường được vay tiền của Ngân hàng. (Sau này vào  tù, Cường rút lại lời khai đó). Theo cáo trạng (liệt kê) có tới 566 tỷ đồng (một con số khác là 386,2 tỷ đồng) trong số 628 tỷ đồng từ Ngân hàng Agribank chuyển cho  Dương Thanh Cường đều qua tài khoản của bà Trần Hoa Mai (vợ Trần Quốc Liêm) đã mở tại Ngân hàng này.

Có nguồn tin, cơ quan chức năng có đủ những chứng cứ này. Cũng có dư luận rằng, cơ quan điều tra trước đây đã có kết luận khởi tố vợ chồng Liêm – Mai, nhưng lại có thế lực chỉ đạo nên coi vi phạm này là quan hệ giao dịch dân sự. Nhưng theo chúng tôi đây là phạm tội trực tiếp giúp sức của vợ chồng ông Liêm - bà Mai cho Dương Thanh Cường lừa đảo chiếm đoạt của Agribank 966 tỷ đồng (theo LS Trương Thị  Hòa là 1.500 tỷ đồng).

Được biết, Dương Thanh Cường lúc ấy mới vừa ra tù (từ án tử hình, xuống chung thân, rồi còn 20 năm với 5 tội danh, trong đó có tội lừa đảo và đưa hối lộ. Nhưng chỉ đến năm 2005 thì Cường được ra tù rất sớm). Vì thế, sự tiếp tay, giúp sức của Thiếu tướng Liêm đối với Cường là đã có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, vi phạm pháp  luật cần được xử lý nghiêm minh. Chúng tôi kiến nghị: đình chỉ công tác đối với Thiếu tướng Trần Quốc Liêm và làm rõ những hành vi vi phạm của họ trước pháp luật.

Kính thưa đồng chí Tổng bí thư và các đồng chí!

Như nhận xét của đồng chí Tổng Bí thư: “…Khó là chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân và những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một trong bốn nguy cơ...”. Từ những nhận xét trên, chúng tôi càng thấy rõ cuộc chiến chống tham nhũng, chống “giặc nội xâm” là hết sức gay go và phức tạp.

Chúng tôi tha thiết kiến nghị như sau:

Một là: Đề nghị làm rõ trách nhiệm của ông nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong việc tiếp tay cho hệ thống các Ngân hàng thua lỗ để Ngân hàng nhà nước mua lại “không đồng” . Đặc biệt, đó là những ngân hàng gắn với những can phạm với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt khối tiền hàng ngàn tỷ để Nhà nước phải gánh nợ, trả thay. Việc mua lại “không đồng” thường vào năm 2015, trước Đại   hội XII của Đảng, trong khi hàng ngàn tỷ đó lại nằm trong túi bọn tham nhũng đang sống trong sự chở che, đùm bọc của ông Bình gắn với những đại án, trọng án tham nhũng? 

Hai là: Đề nghị xử lý ông Nguyễn Văn Bình về những sai phạm trong việc Ngân hàng nhà nước quyết định cho Phạm Công Danh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, giám đốc Ngân hàng Xây dựng khi vừa thụ án 6 năm tù. Đây là Ngân hàng nhà nước làm trái với quy định đối với các tổ chức tín dụng. Đồng thời, điều tra làm rõ việc ông Nguyễn Văn Bình đã tiếp tay cho Phạm Công Danh, trong vòng 1 năm được Ngân  hàng nhà nước giải ngân để hắn rút ruột hơn 18 nghìn tỷ đồng, trái với qui định của chính Ngân hàng nhà nước đã đề ra đối với Ngân hàng Xây dựng đang thua lỗ này?

Ba là: Điều tra làm rõ việc ông Nguyễn Văn Bình chỉ đạo về việc mua lại “không đồng” Ngân hàng Phương Nam, để Nhà nước phải gánh trả nợ thế cho cha con gia   đình Trầm Bê, trong khi đó Trầm Bê và gia đình vẫn tồn tại với tài sản kết sù ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Trà Vinh, Đồng bằng sông Cửu Long và cả ở nước  ngoài. Có dư luận rằng: Trầm Bê đã tẩu tán tài sản và rửa tiền.

Từ những sai phạm của ông Nguyễn Văn Bình nêu trên. Chúng tôi đề nghị cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên trung ương Đảng đối với ông Nguyễn Văn Bình và đưa ra xét xử công khai trước pháp luật để giử nghiêm kỷ cương phép nước.

Bốn là: Đề nghị bắt Trầm Bê - nguyên Giám đốc Ngân hàng Phương Nam để điều tra, làm rõ những thua lỗ, sai phạm, cũng như nhóm lợi ích đang bảo kê cho   Trầm Bê mà dư luận Nhân dân, cán bộ ở đồng bằng sông Cửu Long rất bức xúc trong nhiều năm nay với câu hỏi: “Ai bảo kê Trầm Bê?”

Năm là:  Đề nghị đưa Thiếu tướng Trần Quốc Liêm và vợ Trần Hoa Mai ra trước pháp luật vì có liên quan đến việc chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng trong vụ án Dương Thanh Cường với ngân hàng Agribank, lâu nay đã trở thành vùng cấm (?)

Cán bộ và nhân dân ở đồng bằng sông Cửu Long hết sức vui mừng và tin tưởng ở đồng chí Tổng bí thư, Bộ chính trị, và Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trong  cuộc chiến chống tham nhũng hết sức quyết liệt, đầy phức tạp nhưng ngày càng giành được thắng lợi to lớn để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ yêu quí được Bác Hồ, các bậc tiền nhân cùng máu xương biết bao đồng bào, đồng chí đã dựng xây và truyền lại cho chúng ta!

Xin kính chào! 

Đại diện cán bộ lão thành, cao cấp nghỉ hưu đồng kiến nghị

Trịnh Văn Lâu

(Tư Cẩn)








Đường chúng ta đi

(Dân Tàu tràn sang Việt Nam Ảnh tháng 3-2017)

Bảo Giang (Danlambao) - Đường chúng ta đi hôm nay, ai cũng nói là có nhiêu gian khó, chông gai. Nhưng, Đường Chúng Ta Đi là đường nào? Những chông gai, gian khổ ấy ra sao? Và làm cách nào để vượt qua những chông gai hiểm trở ấy thì lại ít có người chỉ dẫn ra một cách rõ ràng. Hỏi xem, việc không chỉ ra được một hướng đi rõ ràng cho mình, cho người, có phải là một trong những nguyên do đưa đến sự thất bại không?

Có thể lắm! Bởi vì khi ta đã không có hướng đi cho mình, ta sẽ quay cuồng giữa cơn lốc, không biết lối ra đường vào. Không biết tà, không biết chính. Khi đó nó sẽ dẫn ta vào đường vô định hướng. Khi không định được hướng đi, ta dễ nhìn tất cả những sự kiện, những nhân sự chung quanh bằng đôi mắt đố kỵ, vô thức. Rồi khi lòng bao dung, chủ lực của ý chí, nghị lực của tâm hồn không còn, nó sẽ thay vào đó là những cay đắng. Cay đắng dồn lên miệng, thành lời. Cay đắng dồn lên óc, thành chữ. Mà những chữ, những lời ấy, xem ra chẳng có một cái lợi nào, dù nhỏ, cho chính chủ thể. Tệ hơn, nó gây tổn hại cho chính chủ thể và làm hại tha nhân. Đến khi những lời, những dòng chữ ấy không thể ngừng lại, nó sẽ có khả năng điên cuồng hơn dòng thác, hỗn loạn hơn trái phá, phá nát tất cả những ước nguyện tươi đẹp ban đầu, đẩy con người vào nỗi cô quạnh cay đắng một mình.

Kết quả, của sự không tập hợp, vô định hướng là chúng ta cùng đi chung một con đường, cùng có chung một mục đích phải đến. Thế mà, sức mạnh mỗi ngày một tàn lụi, mục đích dường như càng lúc càng xa tầm tay với! Đến khi chợt thấy mục đích như mờ dần theo năm tháng, thay vì sửa sai, nhìn lại, ta lại cho thêm cay đắng đổ xuống trên đường. Những đôi mắt khắc nghiệt nhìn nhau. Rồi vô tình hay cố ý, người ta đẩy nhau xuống hố thay vì nắm tay nhau, hỗ trợ nhau vượt gian khó để đạt đến cùng đích.

Đây quả là một hình ảnh không mang màu sắc tích cực cho bất cứ ai. Trái lại, có thể làm cho nhiều người không hài lòng, ngộ nhận. Nhưng xét cho cùng, hình ảnh này luôn tiềm ẩn trong Đường Chúng Ta Đi hôm nay. Theo đó, tôi mạo muội mở lại từng trang trên Đường Chúng Ta Đi như đọc lại một trang kinh nghiệm. Hy vọng lý giải được phần nào những ưu tư cho những người cùng trên một tuyến đường. Hơn thế, mở ra một Con Đường để chúng ta cùng đi.

1. Bước tình thương. 

Khi một đứa trẻ chập chững tập đi. Chân nó run, tay nó quờ quạng, miệng ú ớ chưa nói nên lời. Nhưng đôi mắt thật sáng, nhìn cha nhìn mẹ, nhìn anh em và những người chung quanh cổ võ, khuyến khích. Niềm tin đã nẩy nở. lớn dậy trong lòng em. Em mạnh dạn dấn bước trong vòng tay tình thương. Nhờ những nghị lực vô hình trợ giúp từ những đôi mắt đối diện, hoặc bên cạnh, em đã khởi đầu những bước đi chập chững. Rồi từng bước, bước lớn hơn, vững hơn của đời người. Chẳng nói ra thì ai cũng biết, em đã lớn dậy từ bước Tình Thương! Có lẽ nào bạn đã quên những bước đi này? Như thế, từ niềm tin của ta và cái sai của người, đều có thể giúp ta đi đúng hơn, vững hơn trong bước đi vì quê hương chăng?

2. Bước lễ nghĩa.

Một em nhỏ mới cắp sách đến trường, hẳn nhiên là em không thể nào hình dung được con đường nào em sẽ đi, nghề nghiệp nào em sẽ theo. Khi ấy, tay em trong bàn tay yêu thương của cha mẹ, của anh chị và của thầy cô dắt dìu. Em vững tâm, em mở to đôi mắt nhìn cảnh lạ người lạ, ngỡ ngàng với cái bút, quyển vở trước mặt. Nhưng em đã học, bài học đầu tiên của người. Bài học lễ nghĩa.

Khi mới đến trường, dĩ nhiên, em chưa hiểu được lý do tại sao người ta dạy em rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”, dù rằng trước đó, trước khi đến trường, nói đúng hơn, ngay từ khi bập bẹ tập nói, em đã được học cách khoanh tay thưa cha, thưa mẹ, thưa ông thưa bà, thưa cô thưa chú… Hơn thế, em cũng còn nhớ, ngày còn trên nôi võng đưa, em đã được khôn lớn lên trong lời ru trọn đạo nghĩa của tình thương gia đình: “Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con”, và của tình tự non sông. "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng..."

Rồi hôm nay, khi em nhận ra mặt chữ, nhìn ra những con số và nhìn ra được hình dạng của những khuôn mẫu con người và những kỷ luật khác nhau thì hẳn nhiên là em sẽ hiểu được tầm mức quan trọng của việc học Lễ Nghĩa Tín Trung như thế nào. Em cũng sẽ hiểu được chữ Nhân trong nhân bản và bao dung của con người có ý nghĩa gì. Đơn giản hơn, khi vừa thấm nhuần mặt chữ, em đã biết rõ một điều. Nếu em không được dạy dỗ, không được giáo dục và không tự rèn luyện cho đời mình chữ Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung thì một con người với đủ những sân, si rất dễ hành ác, và dễ trở thành những kẻ đại ác nhân, cướp của giết người, giết đồng loại, côn đồ như Việt cộng, hung tàn như Hồ chí Minh thay vì sống có ích cho nhân quần xã hội.

Theo đó, những đứa trẻ có được một nền giáo dục căn bản về Lễ, Nghĩa, Tín, Trung từ gia đình đến học đường, khi lớn lên, nếu không thể trở thành những rường cột giúp ích cho đời, cũng rất hiếm trường hợp trở thành những người làm hại xã hội, hay phạm vào những tội thập ác làm nhơ nhớp cho xã hội. Bởi vì, em đã lớn khôn từ bước Lễ Nghĩa và kỷ luật sống.

Tiếc rằng trẻ em Việt Nam ngày nay khi cắp sách đến trường không còn được dạy dỗ nhiều về những bài học luân lý căn bản để hoàn thiện nhân bản vị của minh. Thay vào đó, là những vành khăn máu quấn quang cổ cò để ca tụng Hồ chí Minh và những tội ác của nó. Chúng dạy trẻ thơ Việt Nam những bài học không còn nền luân lý và đạo nghĩa của Dân Tộc như: 

“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu đời, lòng con gọi Stalin...

Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một thương ông thương mười!”…(Tố Hữu)

Hỡi ơi là một nên giáo hóa vô luân, Không cha, không mẹ, Vô gia đình của Cộng sản. Đã thế, nó chưa ngừng lại ở đó. Nó còn tiến cao hơn thế, tiến như Xuân Diệu bày tỏ tận tâm can, tận tâm hồn của mình đối với người có công sinh thành dưỡng dục cho mình.

“Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu (ô. Thu là bố đẻ ra Xuân Diệu)
Rằng chúng bây là lũ quốc thù…”(Xuân Diệu)

Hỡi ơi, cha mẹ là người mang nặng đẻ đau. Đã không phải chỉ có công sinh thành mà thôi. Nhưng còn là giáo dục, nuôi con khôn lớn qua từng đêm, qua từng bước để mong con nên người. Kết quả, gặp Việt cộng, tất cả đều đảo điên. Chúng yêu kẻ thù của nhân loại này hơn cả cha mẹ đẻ ra mình. Chúng dạy dỗ nhau phản lại tình yêu cao cả với cha mẹ của mình. Rồi khi bước vào thực hành, chúng không ngần ngại đấu tố cha mẹ mình theo lời HCM chỉ bảo và làm gương. Hỏi xem, cái văn hóa ấy là văn hóa gì? Đã đúng là Vô gia đình hay chưa? Bạn hãy trả lời đi và biết Việt cộng là ai!

Với lối giáo dục này, không lạ gì khi mở trang báo VNEXpress của Việt cộng ra mà xem. Không mấy ngày là không có những bản tin cha mẹ “ăn dao, ăn búa” từ những đứa con học theo gương Hồ chí Minh. Rồi, trong học đường hầu như không một ngày nào mà không có những cuộc ẩu đã, đổ máu. Tệ hơn, nó xuất hiện ở trong cả nam lẫn nữ với những nhát chém trí mạng, mất cuộc sống! Nếu chúng ta đau xót trước những bạo tàn ấy bao nhiêu thì cộng sản mừng vui hơn bấy nhiêu. Bởi vì, tương lai của dân tộc sẽ không thể trở mình. Tệ hơn, còn dễ bi đọa đày theo chương trình giáo dục bất nhân bất nghĩa mà HCM đã gieo rắc và di họa lại cho các thế hệ trong đảng của Y, rồi từ đó lan chuyển ra ngoài.

3. Bước trưởng thành.

Thường là với vốn liếng cơ bản về nền luân lý đạo đức từ gia đình, học đường và xã hội mà người thanh niên, thiếu nữ vừa trưởng thành đã mang toàn bộ những kiến thức cá nhân họ miệt mài bao năm qua ra mà phục vụ cho nhân quần xã hội. Tuy thế, ước mong và phong độ của Trí, Dũng, người thanh niên thiếu nữ hăm hở đem vào đời vẫn chưa đủ khả năng làm cho xã hội yên vui, thuận hòa. Bởi lẽ cuộc cạnh tranh trong xã hội mỗi ngày đều có rất nhiều cạm bẫy và gian trá. Người thanh thiếu niên không thể trưởng thành, đứng vũng nếu như họ không biết tự võ trang cho đời mình cái dũng của thánh nhân, cái khí tiết của hào kiệt, cái tâm của Nhân Bản là nền tảng của xã hội. Từ đó, e rằng cái trí của người tuổi trẻ kia thay vì giúp ích cho tha nhân, lại thành kẻ vị kỷ mà gây họa cho xã hội. Bởi lẽ, nếu ta bỏ mất một trong Liêm, Minh, Chính là nền tảng luân lý của xã hội này, người tuổi trẻ kia rất dễ bước vào đường bạo ác, bỏ chính quy tà, rồi theo CS đem họa cho dân cho nước.

4. Bước đố kỵ.

Hẳn nhiên, cuộc sống mới thực sự là trường tranh đấu cho người nhập cuộc. Thêm vào đó, hai chữ danh, lợi, chính là những mấu chốt quan trọng có thể làm thay đổi hướng đi của một người, nhiều người. Bởi lẽ, danh và lợi đã nhập tâm vào cuộc sống con người, ngay cả những người nhà tu, nếu không phải là bậc chân tu khổ hạnh thì tâm trí họ cũng khó thoát ra ngoài hai chữ bả vinh. Từ đó, con người sẽ bằng cách này hay cách khác mà níu kéo lấy hai chữ đó để cầu lợi cho mình. Họ sẵn sàng quy tà bỏ Chính, bỏ Liêm theo tham. Đây quả là hướng đi trái ngược với hướng đi Nhân Bản của con người, nhưng lại là bước đi thênh thang của CS. Bằng con đường này, chúng đã sẵn mở cửa và mời mọc tuổi trẻ bước vào để cùng làm nô lệ cho tội ác, làm kẻ phản phúc với giống nòi. Hẳn nhiên, đó là những điều tồi tệ cho gia đình, cho đất nước và cho tôn giáo.

5. Bước cay đắng!

Có lẽ, vì không định vị được bước trưởng thành, nhiều người đã ngập lún trong cay đắng và sống với cái cay đắng ấy cho đến chết. Cay đắng dồn lên miệng, thành lời độc ác. Cay đắng dồn lên óc, thành chữ. Những chữ thiếu nền tảng của một lương tâm trong sáng nên trở thành những dòng chữ cay nghiệt hại người. Họ tưởng họ sẽ thành danh trên đường "lại qủa" ấy? Thực tế cho thấy là thành phần ấy rồi ra cũng là những kẻ bị bỏ đi. Bởi lẽ, sự vô lương ấy đã giết chính họ trước khi nó làm hại người khác. Tuy thế, dòng cuồng tự thờ Hồ lại khó dừng lại với kẻ học theo cộng sản và làm theo lời chúng. Tệ hơn, cái gian trá ấy cũng không dừng lại khi chúng đã chết. Trái lại, nó tiếp tục lừa người, phỉnh đời bằng cách di quan vào chùa, vờ nương cửa phật. Đành rằng cửa phật từ bi chẳng từ bỏ ai. Nhưng chúng lại nhờ Phật, nhờ thần thánh để lừa người. Hãy nhìn trên tấm bia mộ của Y lại là chữ Vạn, tượng Quan Âm, thay vì cái búa và cái liềm là biểu tượng “hành hiệp” trong đời của Y sẽ thấy nó mang ý nghĩa gì. Hỏi xem, có phải cả sau khi đã chết, Cộng sản cũng vẫn truyền đời là những kẻ trong dối trá ư?

Sở dĩ tôi phác họa lại đôi bước đi đơn lẻ này là muốn dẫn chứng một điều. Mỗi bước đi của một người đều có liên quan và ảnh hưởng ít, nhiều tới đường đi chung của tập thể. Người được giáo dục trong tình thương, lớn lên trong Lễ Nghĩa, trưởng thành trong Liêm, Chính sẽ không thể làm điều ác, lại càng không thể trở thành kẻ ác. Trái lại, kẻ hoạt đầu, không biết đến điều Nhân Lễ Nghĩa, không biết đến Tin Trung, bỏ đường Liêm, Chính quy thuận Vô Luân, tôn thờ chủ nghĩa Tam Vô thì hẳn nhiên là cái họa cho đời, cho nước.

Từ những con đường ấy, tuy chưa nói ra, nhưng ai cũng hiểu và biết rằng: Đường Chúng Ta Đi hôm nay là con đường nào rồi. Đó hẳn nhiên là con đường Đại Nghĩa vì Dân Tộc, vì Tổ Quốc và vì Công Lý.

Về mặt xã hội: Đường Chúng Ta Đi hôm nay phải là con đường xây dựng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền và Độc Lập đặt trên nền tảng Công Lý và Công Bằng xã hội. Ở đó, tất cả đều được định vị trên nền tàng Nhân, Lễ, Nghĩa, Tín, Trung.

Về Văn Hoá: Đường Chúng Ta Đi hôm nay phải là con đường tẩy rửa mọi tỳ vết vô đạo của tập đoàn CS Hồ chí Minh. Phải tẩy rửa vì tập đoàn cộng phỉ này đã làm lem luốc, làm nhơ bẩn hình hài nhà Văn Hoá và Lịch Sử của dân tộc Việt Nam của chúng ta trong mấy chục năm qua.

Dĩ nhiên, đường đi này không phải đến nay chúng ta tự vẽ ra. Nhưng chính là con đường mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta bằng chính giá máu của mình. (còn tiếp)

25/3/2017